You are on page 1of 8

MẶT TÍCH CỰC

1. Tiếp thu được nhiều kiến thức mới


Được trang bị kiến thức về chuyên ngành bạn theo học phục vụ cho công việc sau này
Được tiếp thu những kiến thức ở các lĩnh vực khác có thể hỗ trợ bạn rất nhiều trong công
việc tương lai

2. Trang bị thêm nhiều kỹ năng


Sẽ học được nhiều kỹ năng mềm khác như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm…
 Những kỹ năng này sẽ giúp hỗ trợ tốt trong việc thiết lập các mối quan hệ; cũng như
đạt được hiệu quả cao trong công việc tương lai;
3. Có thêm nhiều mối quan hệ
Các bạn sẽ có thể tham gia nhiều hoạt động khác nhau ngoài giờ học: các câu lạc bộ, các
tổ chức tình nguyện, các cơ sở thực tập, các bạn ở trường khác…
 Có thể học hỏi được thêm nhiều điều; và các mối quan hệ đó cũng sẽ giúp ích cho
công việc, nghề nghiệp của bạn sau này.

4. Tăng cơ hội nghề nghiệp


Với tấm bằng đại học, bạn sẽ có nhiều cơ hội được đi công tác, học tập, tiếp thu kinh
nghiệm, và mở rộng mối quan hệ hơn so với những người chưa từng trải qua môi trường
đại học.
Thu nhập của một người có bằng đại học bây giờ cũng cao hơn, vì ngoài công việc chính
của mình, bạn vẫn có cơ hội làm thêm bên ngoài.

5. Một khoảng thời gian đáng nhớ


Đó là những năm tháng miệt mài học trên giảng đường, những đêm trắng thức ôn thi hay
ly sữa đậu ấm nóng ngày đông
Kỷ niệm với những người bạn mới , rồi có một tình yêu đẹp khiến ta không thể nào quên
 Khiến tuổi trẻ của ta ý nghĩa hơn và tuyệt vời hơn
TRONG PHẦN TIÊU CỰC NÀY THÌ PHẦN BÔI ĐẬM LÀ ĐỂ LÀM SLIDE,
CÒN LẠI LÀ PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI THUYẾT TRÌNH CÓ THỂ ĐỌC
THÊM

1. Chi phí đào tạo ở đại học không hề nhỏ


- Các trường đại học muốn tự chủ được cần phải có nguồn tài chính tương ứng mà
phần đóng góp chủ yếu, không gì khác chính là học phí của sinh viên. Đấy là lý do để
các trường đại học đề ra những mức học phí cao hơn trước đây khá nhiều. Tính sơ bộ,
mức học phí thấp nhất của các trường đại học theo mô hình tự chủ khoảng 15 triệu đồng
mỗi năm cho một sinh viên.

Một thực trạng không che giấu nổi là phần đông dân ta còn nghèo, ở vùng sâu, vùng xa,
vùng cao, vùng nông thôn..., ngoài ăn mặc, để dôi ra được 1 triệu đồng mỗi tháng cũng
đâu có dễ. Học phí cao thực sự là thử thách, là bức tường không dễ vượt của những gia
đình sinh viên nghèo. Hệ quả, không ít con em nhà nghèo phải ngậm ngùi giã từ giấc
mơ đại học của mình. Trường đại học chỉ còn là nơi bước tới của con em những nhà
có điều kiện.

Có những gia đình khó khăn nhưng vẫn cố vay mượn tiền nong lo cho con cái được bước
tới giảng đường, nhưng sau đó thì nợ nần ngày thêm chồng chất, gánh nặng kinh tế đè lên
vai bố mẹ nghèo ở quê. Không phải không có em đã bỏ học giữa chừng hay phải đi làm
để kiếm tiền.

=> Giải pháp: các trường đại học phải tính toán mức học phí phù hợp với thu nhập trung
bình của nhân dân ta hiện nay, ưu tiên giảm nhẹ mức học phí ngay ban đầu cho các em
học sinh khó khăn học giỏi hiện nay, áp dụng chế độ học bổng với các sinh viên giỏi.

2. Tình trạng thất nghiệp, dư thừa nhiều lao động có bằng cử nhân thạc sĩ, làm việc
trái chuyên môn đã học
Theo thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội thì năm 2014 Việt Nam đã có
tới 162.000 cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp nhưng con số này không dừng lại đó
mà đã tăng nhanh lên thành 200.000 trong năm 2015. Trong khi đó nhà tuyển dụng
luôn cho rằng họ đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và tuyển dụng
người lao động có năng lực cả về chuyên môn lẫn thái độ. Đối với những ứng viên
trúng tuyển thì phần lớn các doanh nghiệp phải đào tạo năng lực chuyên môn lại từ đầu.
Còn về thái độ làm việc thì đó trở thành một điểm yếu của cả những người lao động có
chuyên môn lẫn không có chuyên môn ở Việt Nam. Dưới góc độ nhìn nhận của một số
nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, các sinh viên trẻ khi mới ra trường đều thiếu tầm
nhìn và sự đam mê để có thể gắn bó và dấn thân với công việc nên thường làm việc rất
thiếu động lực và đam mê. Cũng theo nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội
công bố năm 2015 thì có hơn 61% sinh viên sau khi tốt nghiệp thiếu kỹ năng và ngoại
ngữ; 37% sinh viên sau tốt nghiệp thiếu kiến thức chuyên môn

=> Giải pháp: Sinh viên cần theo đuổi đúng đam mê của mình, tu bổ kỹ năng chuyên
môn cũng như ngoại ngữ trong quá trình học tập.
3. Không có đam mê với việc học tập, bỏ dở học hành, đi làm kiếm tiền, gián tiếp
gây ra nhiều tác hại xấu

Thứ nhất, sinh viên đi làm thêm sẽ bị dễ đồng tiền, tệ nạn xã hội lôi kéo, bởi đi làm có
tiền sẽ bị những bạn bè xấu rủ rê , tham gia những hoạt động không lành mạnh như
nghiện game, cờ bạc, lô đề, ma túy,..

Thứ hai, các trung tâm giới thiệu việc làm sinh viên chỉ chú trọng đến tiền,kinh tế ,
lợi nhuận đem lại mà không chú trọng đến lợi ích cho sinh viên. Đã có biết bao nhiêu
trung tâm mua giới ăn tiền của sinh viên, trung tâm mua giới lừa đào. Hay giới thiệu
những công việc phù hợp với việc học tập của sinh viên. Vì vậy, đa số sinh viên làm
thêm đều làm những công việc chân tay , không mang lại những kinh nghiệm bổ ích cho
việc học của mình.
Thứ ba, vì tập trung làm thêm, kiếm tiền mà các bạn quên đi việc học. Mệt mỏi vì
công việc làm cho các bạn không tập trung bài giảng trên lớp , thậm chí ngủ gật, mất ngủ.
Gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của bản thân. Thậm chí, có nhiều bạn sinh
viên còn nghỉ học đi làm thêm. Đến ngày thi không đủ điều kiện thi, bắt buộc các bạn
phải học lại.

=> Giải pháp: Sinh viên có thể đi làm để kiếm thêm thu nhập, phụ học phí cho gia đình
nhưng cũng cần sắp xếp cho mình thời gian biểu hợp lý, cân đối giữa việc đi làm, đi học
và nghỉ ngơi để có thể tiếp thu tốt nhất kiến thức trường lớp, đạt được kết quả cao và ra
trường với tấm bằng đẹp.

You might also like