You are on page 1of 54

 

 
 
 
www.raisedhappy.co 

 
Sách điện tử 
Hiểu về GIẤC NGỦ 
 
Mục lục 
● Giới thiệu  
● Những điều cần nhớ về giấc ngủ của trẻ  
● Vì sao nhiều chuyên gia khuyến khích “Cry-it-out”? Hiểu đúng về CIO 
● Ngủ chung là gì? 
● 6 sai lầm thường gặp của cha mẹ liên quan tới giấc ngủ của trẻ 
● 15 sự thật về giấc ngủ của trẻ từ 0 - 1 tuổi 
● Bí mật về giấc ngủ của trẻ từ 1 - 3 tuổi  
● Giấc ngủ của trẻ: Những câu hỏi thường gặp 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


 
www.raisedhappy.co 

Giới thiệu 
Hơn  cả  sức  nóng  của  chủ  đề  vắcxin,  nơi  bé  ngủ  và  cách  cho  bé  ngủ  là  đề  tài 
gây  tranh  cãi  nhiều  không  kém  trong  các  hội  nhóm  làm  cha  mẹ.  Mỗi  người 
đều có quan điểm của riêng họ. 
 
Trước  khi  mang  thai,  tôi  không  quan  tâm  nhiều  tới  thế  nào  là  con  ngủ chung 
giường,  ngủ  chung  giường  khác  đệm  hay  ngủ  khác  giường,  ngủ  cũi…  Một 
trong  những  thứ  mà  vợ  chồng  tôi  đã  mua  đó  là  một  chiếc  giường  cũi  cho 
phép  kê  liền  vào  với  giường  của  bố  mẹ.  Dường  như  đó  là  lựa  chọn  phổ  biến 
ngày  nay.  Một  chiếc  giường  hay  cũi  là  cần  thiết cho đứa trẻ sơ sinh? Khi nữ hộ 
sinh  được  bệnh  viện  cử  tới  thăm  nhà  sau  khi  tôi  sinh  hai  tuần  để  kiểm  tra 
không  gian  sống  của  mẹ  và  bé,  cân  em  bé  và  tư  vấn  các  kiến  thức  chăm  sóc 
em  bé  sau  sinh  thì  bà  có  tư  vấn  việc  ngủ  chung  hay  ngủ  riêng  là  tuỳ  bố  mẹ, 
phụ thuộc vào nền văn hoá và quan điểm của từng quốc gia và xã hội. 
 
Từ  khi  nào  cũi  được  sử  dụng  cho  trẻ  sơ  sinh?  Để  bé  ngủ  riêng  dường  như  là 
một  ý  tưởng  mới  của  xã  hội  hiện  đại.  Tổ  tiên  của  chúng  ta  biết  rằng  nếu  một 
đứa  bé  khóc  lớn,  thú  săn  mồi  sẽ  nghe  thấy hoặc đánh hơi thấy. Bởi vậy, trẻ em 
luôn được ở gần, ngủ cùng với mẹ và bú mẹ khi có nhu cầu. 
 
Ngày  nay,  một  con  sư  tử  không  thể  xuất  hiện  trong  phòng  ngủ của chúng ta. 
Các  bạn  đều  hiểu  điều  đó.  Nhưng  em  bé  thì  không.  Con  được  sinh  ra  với  bản 
năng nguyên thủy của loài người. Bản năng đó còn nguyên vẹn, dù con sinh ra 
năm 2025 hay ở thời kì đồ đá. 
 
Vậy  một  đứa  trẻ  khóc  khi  nằm  một  mình  trong  cũi  lúc  ba  giờ  sáng  có  bình 
thường không? 
 


 
www.raisedhappy.co 

Câu  trả  lời  đơn  giản:  Có,  hoàn  toàn  bình  thường.  Bản  năng  cần  được  che  chở 
khiến  đứa  trẻ  muốn  gần  cha  mẹ,  để  nhận  được  sự  bảo  vệ  và  an  tâm.  Và  khi 
chúng  ta  đặt  con  trong  một  chiếc  cũi,  đặc  biệt  là  trong  phòng  riêng  của  con, 
đương  nhiên con phải sợ và báo cho chúng ta biết bằng tiếng khóc. Đó là thực 
tế. 
 
Việc  chúng  ta  luyện  tập  cho  con  phải  nằm  riêng  thực  ra  là  do  nhu  cầu  của 
người  lớn,  không  phải  nhu  cầu  của  bản  thân  con.  Khi  một  đứa  trẻ  cần  hỗ  trợ, 
con  sẽ  bắt  đầu  gây  chú  ý,  liên  lạc  bằng  ánh  mắt,  tìm  tới  ngực  mẹ,  rúc  rích  và 
vặn  vẹo. Khóc là tín hiệu cuối cùng đứa trẻ sử dụng nếu những thứ trên không 
đủ  làm  mẹ chú ý. Và tất nhiên, một đứa trẻ nằm một mình trong cũi thì chẳng 
có cách nào khác gửi tín hiệu cho mẹ biết ngoài khóc. 
 
Theo  tự  nhiên,  trẻ  sẽ  khóc  gào  đến khi mẹ có phản ứng và đến bên để xoa dịu 
nhu  cầu  của  trẻ.  Còn  nếu  không  có  ai  đến,  trẻ  rồi  cũng  sẽ  nín  thôi.  Nhưng, 
càng  khóc  lâu  thì  hormone  căng  thẳng  trong  cơ  thể  trẻ  càng  gia  tăng.  Trẻ 
khóc  một  mình  mà không nhận được sự hỗ trợ từ bố mẹ sẽ dẫn tới sợ hãi và lo 
lắng.  Đừng  bỏ  mặc  trẻ  khóc  một  mình  cho  tới  tận  lúc  mệt  quá  mà  nín,  bởi 
điều này sẽ gây ra những tổn thương tâm lý sâu kín trong con. 
 
Tôi  cũng  từng  nghe  rất  nhiều  mẹ  và  kể  cả  bác  sĩ  nói rằng trẻ khóc 2-3 giờ mỗi 
ngày  là  bình  thường.  Đừng  tin  họ, trẻ khóc nhiều như vậy là có vấn đề. Các mẹ 
cũng  hoàn  toàn  có  thể  sử  dụng  khăn  quấn  khi  cho  con  ngủ,  tạo  cảm  giác 
được  ôm  để  ngủ  ngon  hơn.  Nhưng  quan  trọng  nhất,  vẫn  là  trẻ  cần  được  gần 
gũi với cha mẹ chúng. 
 
 
 
 


 
www.raisedhappy.co 

 

 
www.raisedhappy.co 

1. Những điều cần nhớ về giấc ngủ của trẻ  


Các giai đoạn giấc ngủ của người lớn và trẻ em 
Người  lớn  chúng  ta  ngủ như thế nào? Hầu hết người lớn có thói quen tự mình 
thư  giãn  trước  giấc  ngủ  bằng  cách  đọc  sách,  nghe  nhạc,  xem  tivi,  hoặc  làm 
“chuyện  ấy”  v.v...  Khi  bạn  đi  vào  giấc  ngủ,  trung  tâm  não  bộ  cao  cấp  của  bạn 
bắt  đầu  nghỉ  ngơi,  cho  phép  bạn  bước  vào giai đoạn của giấc ngủ sâu. Tâm trí 
và  cơ  thể  bạn  yên  tĩnh  nhất  trong  giai  đoạn  này  của  giấc  ngủ. Cơ thể của bạn 
nằm  yên,  hơi  thở  nông  và  đều,  cơ  bắp  thả  lỏng.  Lúc  này  bạn  đang ở giai đoạn 
ngủ say/ngủ sâu. 
 
Sau  khoảng  một  tiếng  rưỡi  trong  giai  đoạn  ngủ  yên  tĩnh  này,  cơ  thể  của  bạn 
vẫn  ở  chế  độ  nghỉ  ngơi,  nhưng  bộ  não  của  bạn  bắt  đầu “thức dậy” và đưa bạn 
bị  ra  khỏi  giấc  ngủ  sâu,  và  đi  vào  giấc  ngủ  nông, hay khoa học gọi là giai đoạn 
“Mắt  chuyển  động  nhanh”  (REM).  Trong  giai  đoạn  này,  đôi  mắt  của  bạn  di 
chuyển  dưới  mí  mắt  trong  khi  não  hoạt  động.  Bạn  bắt  đầu  ngủ  mơ.  Cũng  có 
khi  bạn  thức  dậy,  ra  khỏi  giường  để  đi  vệ  sinh  rồi lại quay vào giường ngủ như 
bình  thường  và  không  nhớ  gì  hết  sau  khi  ngủ  dậy.  Những  chu  kì  luân  phiên 
của  giấc  ngủ  sâu  và  nông  cứ  thế  tiếp  tục  sau  mỗi  vài  giờ  và  trong  suốt  đêm, 
khiến  cho  một  người  lớn  bình  thường  có  thể  ngủ  sâu  trong  6  tiếng  và  ngủ 
nông 2 tiếng mỗi đêm.  
 
Trẻ  sơ  sinh  ngủ  như  thế  nào?  Bạn  ru  con  bằng  cách  đung  đưa,  đi  lại  hay  cho 
con  ngậm  ti.  Mí  mắt  con  khép  lại,  bắt  đầu  ngủ  trong  vòng  tay  của  bạn.  Bạn 
thấy  đôi  mắt  con  nhắm  hoàn  toàn,  nhưng  mí  mắt  con  tiếp  tục  rung  rung  và 
hơi  thở  vẫn  chưa  đều.  Chân  tay  con  vẫn  chưa  thả  lỏng,  và  con  có  thể  bị  giật 
mình.  Khi  bạn  nhẹ  nhàng  đặt  bé  xuống  giường,  định  khẽ  khàng  ra  khỏi 
phòng,  thì  con  tỉnh  dậy  và  khóc.  Đó  là  vì  con chưa ngủ sâu. Con vẫn còn trong 
trạng thái của giấc ngủ nông khi bạn đặt con xuống. 
 


 
www.raisedhappy.co 

Bây  giờ  bạn  cố  gắng  ru  con  lại  một  lần  nữa, nhưng làm lâu hơn lần trước. Bạn 
sẽ  nhận  thấy  mặt  con  giãn  ra,  hơi  thở  trở  nên  đều  hơn  và  nông,  cơ  thể  con 
hoàn  toàn  thư giãn. Bàn tay của con mở ra, và chân tay con thả lỏng. Con đã đi 
vào giấc ngủ sâu hơn, cho phép bạn đặt con xuống và lẻn ra ngoài, hít một hơi, 
thở phào nhẹ nhõm và an tâm rằng cuối cùng thì “con cũng ngủ rồi”. 

 
 
Trẻ em có chu kì giấc ngủ ngắn hơn so với người lớn 
Hãy  thử  quan  sát  con  trong lúc ngủ. Khoảng một giờ sau khi ngủ, con bắt đầu 
ngọ  nguậy,  lật  mình  một  chút,  mí  mắt  rung  nhẹ,  mặt  nhăn  lại,  hơi  thở  không 
đều,  và  các  cơ  căng hơn, nhiều lúc mặt con có nét cười hoặc mếu. Lúc này con 
đã  trở  lại  giai  đoạn  của  giấc  ngủ  nông,  hay  còn  gọi là ngủ động. Thời gian con 
chuyển  từ  giấc  ngủ  sâu  sang  nông  là  khoảng  thời  gian  con  dễ  bị  đánh  thức 
nếu  có  những  khó  chịu  trong  người  như  cảm  giác  đói,  nóng. Nếu không thức 
giấc, sẽ mất khoảng mười phút để con trở lại vào giấc ngủ sâu. 
 
Chu  kì  giấc  ngủ  người  lớn  (đi  từ  giấc  ngủ  nông  đến  sâu,  và  sau  đó  trở  lại  giấc 
ngủ  nông)  kéo  dài  trung  bình  90  phút.  Chu  kì  giấc  ngủ  của  trẻ  sơ  sinh  ngắn 


 
www.raisedhappy.co 

hơn,  kéo  dài  50-60  phút.  Vì  vậy  bé  có  thể  bị  đánh  thức  sau  khoảng  một  tiếng 
đi  ngủ,  hoặc  nhanh hơn. Khi bé trở lại giấc ngủ nông, nếu bạn đặt bàn tay thật 
nhẹ  trên  lưng  của  bé,  xoa  vỗ  nhẹ  nhàng  hoặc  hát  một  bài  hát  ru  nhẹ,  hoặc  là 
chỉ  ở  cạnh  bé,  bạn  có  thể  giúp  bé  đi  qua  giai  đoạn  ngủ  nông  mà  không  bị 
đánh thức. 

 
Trẻ ngủ không sâu như người lớn 
Các  em  bé  không  chỉ  mất  nhiều  thời  gian hơn để đi vào giấc ngủ sâu, mà thời 
gian  ngủ  nông  cũng  nhiều  gấp  đôi  người  lớn.  Mới  nghe  nói,  bạn  sẽ  thấy  điều 
này  có  vẻ  không  công  bằng  cho  những  ông  bố  bà  mẹ  trẻ  đang  mệt  mỏi  vì 
phải  chăm  sóc  đứa  con  mới  ra  đời.  Tuy  nhiên,  nếu  tìm  hiểu,  bạn  sẽ thấy tất cả 
những  đặc  điểm  đó  đều  có  lí  do  của nó. Nó giúp bạn hiểu hơn về nhu cầu của 
con  vào  ban  đêm  để  từ  đó  có  thể  chăm  sóc  con  đúng  cách  cho  phù  hợp  với 
nhịp  sinh  học  tự  nhiên.  Đây  cũng  là  quan  điểm  mà  tôi  tin  và  theo  đuổi,  trong 
khi  có  thể có nhiều mẹ hoặc chuyên gia khác cố gắng tư vấn cho bạn một loạt 
các  tiện  ích  và  các  kĩ  thuật  để  giúp  con  ngủ  dài  qua  đêm  (hay  còn  gọi  là  ngủ 
say xuyên đêm). 
 


 
www.raisedhappy.co 

Việc  thức  giấc  ban  đêm  có  ý  nghĩa  sống  còn  với  trẻ.  Trong  vài  tháng  đầu  đời, 
nhu  cầu  của  em bé cần bố mẹ là nhiều nhất, nhưng khả năng thể hiện cho bố 
mẹ hiểu nhu cầu đó lại thấp nhất. Giả sử một em bé ngủ sâu suốt đêm, một số 
nhu  cầu  cơ  bản  sẽ  không  được  thỏa  mãn.  Trẻ  nhỏ  có  một  cái  dạ  dày  nhỏ,  và 
sữa  mẹ  được  tiêu  hoá  rất  nhanh.  Nếu  cơn  đói  không  dễ  dàng  đánh  thức  con 
dậy, thì sẽ không tốt cho bé. Nếu mũi của bé bị ngạt và bé không thể thở, hoặc 
là  bị  lạnh  quá  hoặc  nóng  quá, và bé ngủ sâu đến mức không thể thể hiện nhu 
cầu  của  mình,  sự  sống  của  bé  sẽ  bị  ảnh  hưởng.  Rất  có  thể  dẫn  đến  nguy  cơ 
đột tử khi ngủ (SIDS). 
 
Một  điều  tôi  đã  trải  nghiệm  đồng  thời  cũng  được  học  trong  những  khoá  học 
về  sự  phát  triển  của  trẻ  nhỏ,  đó  là  trẻ  sơ  sinh  “làm  vậy  bởi  vì  tự  nhiên  sinh  ra 
chúng  có  bản  năng  như  vậy”.  Giấc  ngủ  nông  giúp  bảo  vệ  con.  Giả  sử  trẻ  ngủ 
giống  như  một  người  lớn,  có  nghĩa là giấc ngủ chủ yếu là sâu. Nghe thật tuyệt 
vời!  Nhưng  có  lẽ  là chỉ tuyệt vời cho những ông bố bà mẹ thôi, chứ không phải 
cho  em  bé.  Giả sử bé có nhu cầu được ủ ấm, bú sữa, hoặc bị ngạt hơi, nhưng vì 
bé  đang  ngủ  sâu,  bé  không  thể  thức  dậy  để  nhận  biết  và  hành  động  theo 
những nhu cầu này. Bé có thể bị nguy hiểm với những giấc ngủ sâu như vậy. 
 
Dường  như  trẻ  em  được  sinh  ra với đặc điểm giấc ngủ nông. Chúng cho phép 
trẻ  thức  dậy  trong  những  hoàn  cảnh  nguy  hiểm  như  trên.  Tôi  tin,  và  các 
nghiên  cứu  cũng  chỉ  ra  rằng,  giai  đoạn  ngủ  nông  có  lợi  ích  sinh  lí  cho  trẻ nhỏ 
trong những tháng đầu đời, giai đoạn mà trẻ dễ bị tổn thương nhất. 


 
www.raisedhappy.co 

 
Việc thức giấc buổi đêm có lợi cho sự phát triển trí tuệ của trẻ 
Giấc  ngủ  nông  giúp  não  phát  triển  bởi  vì  bộ  não  không  nghỉ  ngơi  trong  thời 
gian  diễn  ra  giấc  ngủ  nông  (REM).  Trong  thực  tế,  lưu  lượng  máu  đến não gần 
như  tăng  gấp  đôi  trong  giấc  ngủ nông. Trong thời gian ngủ nông, cơ thể tăng 
cường  việc  sản  xuất  các  protein  thần  kinh  giúp  bộ  não  phát  triển.  Não  có  thể 
sử  dụng  thời  gian  này  để  xử  lí  thông  tin  có  được  trong  khi  tỉnh  táo,  lưu  trữ 
những gì có lợi cho cá nhân và loại bỏ những gì không cần. 
 
Một  số  nhà  nghiên  cứu  tin  giấc  ngủ  nông  là  để  cơ  thể  tự  động kích thích não 
phát  triển,  cung  cấp  hình  ảnh  có  lợi  thúc  đẩy  phát  triển  tinh  thần.  Trong  giai 
đoạn  ngủ  nông,  trung  tâm  cao  cấp  của  não  bộ  tiếp  tục  hoạt  động,  nhưng 
trong  giấc  ngủ  sâu,  các  trung  tâm  não  cao  cấp  sẽ  không  hoạt động. Có thể là 
vì  trong  giai  đoạn  này  của  trẻ,  sự  phát triển não rất nhanh chóng (ở trẻ sơ sinh 
bộ  não  phát  triển  gần  70%  khối  lượng  của  người  lớn  trong  hai  năm  đầu  tiên), 
não  cần  phải  tiếp  tục  hoạt  động  trong  khi  ngủ  để  phát triển. Điều thú vị là trẻ 
sinh  non  còn  dành  nhiều  thời  gian  ngủ  nông  (khoảng  90%),  có  lẽ  là  để  thúc 
đẩy tăng trưởng não bộ. 

10 
 
www.raisedhappy.co 

 
Khi  đọc  tới  đoạn này, có thể nhiều người mẹ mệt mỏi vì con ngủ không ngoan 
sẽ  cười  khúc  khích  và  nói:  “Nếu  đó  là  sự  thật  thì  con  tôi  sẽ  rất  thông  minh” (Ai 
mà biết được nhỉ!) 
 
Nhưng  con  sẽ  tiếp  tục  thay  đổi  thói  quen  và chu kì ngủ. Trẻ sẽ ngủ sâu hơn và 
tốt hơn trong quá trình lớn lên. Chắc hẳn bạn đang đặt câu hỏi: Khi nào con tôi 
sẽ  ngủ  liền  một  mạch  qua  đêm  đây?  Độ  tuổi  trẻ  có  thể  đi  vào  giấc  ngủ  dễ 
dàng  và  ngủ  được  qua  đêm  là  rất  khác nhau giữa các trẻ. Một số em bé đi vào 
giấc  ngủ  một  cách  dễ  dàng,  nhưng  lại  dễ  bị  thức  giấc.  Những  bé  khác  đi  vào 
giấc  ngủ  khó  khăn  hơn,  nhưng  lại  ngủ  lâu  hơn.  Trong  ba tháng đầu, trẻ nhỏ ít 
khi  ngủ  hơn  bốn  giờ  liền  mà  không  cần  ăn.  Tuy  nhiên,  trẻ  thường  ngủ  tổng 
cộng 14-18 giờ một ngày. 
 
Từ  3-6  tháng,  hầu  hết  các  bé  bắt  đầu  ổn  định.  Trẻ  có  thể  tỉnh  táo  trong  một 
giai  đoạn dài hơn vào ban ngày và một số có thể ngủ kéo dài năm giờ đồng hồ 
vào  ban  đêm.  Từ  3-6  tháng,  có  thể  chỉ  thức  giấc  một  hoặc  hai  lần  ban  đêm. 
Bạn cũng sẽ thấy khoảng thời gian giấc ngủ sâu kéo dài hơn. 

11 
 
www.raisedhappy.co 

Trẻ vẫn thức giấc trong đêm là điều bình thường 


Khi  trẻ lớn hơn thì trẻ có thể ngủ ngon hơn. Một số bé đã có thể ngủ ngon hơn 
từ  sau  sáu  tháng  tuổi,  nhưng  vẫn  có  thể  thức  giấc  vào  ban  đêm.  Lí  do  vì  sao? 
Đó  là  những  kích  thích  khi  bé khó chịu hay đau đớn, chẳng hạn như cảm lạnh 
và  đau  khi  mọc  răng.  Trong  các  giai  đoạn  phát  triển,  chẳng  hạn  như  bé  tập 
ngồi,  bò,  và  đi  bộ,  trẻ  sơ  sinh  “thực  hành”  ghi  nhớ  những  kĩ  năng  mới  ngay 
trong  giấc  ngủ.  Khoảng  một đến hai tuổi, khi bé bắt đầu ngủ mà không bị các 
kích  thích  đó  đánh  thức,  vẫn  có  những  nguyên  nhân  làm  bé thức giấc, chẳng 
hạn  như  cảm  giác  bồn  chồn  sợ  một  cái  gì  đó  hoặc  bé  gặp  những  cơn  ác 
mộng. 
 
Tất  cả  đều  là  bình  thường  và  không  có  một  khuôn  mẫu  nhất  định  nào  cho 
những  giấc  ngủ  của  con.  Hãy  tin  vào  linh  cảm  và  bản  năng  làm  cha  mẹ  của 
mình. 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

12 
 
www.raisedhappy.co 

2.  Vì  sao  nhiều  chuyên  gia  khuyến  khích  Cry-it-out?  Hiểu  đúng 
về CIO 
“Cry  It  Out”  (CIO)  hay  còn  gọi  Để  trẻ  khóc,  là  phương  pháp  luyện  cho  trẻ  tự 
ngủ.  Đã  có  rất  nhiều  cuốn  sách  ra  đời  để  hướng  dẫn  các  mẹ  thực  hành 
phương  pháp này. Ngoài việc tạo ra nhiều luồng ý kiến gây tranh cãi, với tôi, đó 
là  một  phương  pháp  thực  hành  tương  đối  khó  chịu  (vì  bản  thân  tôi  bị  stress 
khi  nghe  tiếng  gào  khóc  tuyệt  vọng  của  con).  Vậy  phương  pháp  này  đã  bắt 
đầu như thế nào? 
 
Nguồn  gốc  ban  đầu  của  phương  pháp  CIO  là  vào  năm  1894  tiến  sĩ  Emmett 
Holt  xuất  bản  một  cuốn  sách  có  tựa  đề  là  “The  Care  and  Feeding of Children”. 
Nó  nhanh  chóng  trở  thành  cuốn  sách  bán  chạy  với  nội  dung  được  thể  hiện 
dưới  hình  thức  hỏi  -  đáp  xoay  quanh  các  chủ  đề  khác  nhau  về  chăm  sóc  trẻ. 
Trong  cuốn  sách,  có  một  câu  hỏi  “Làm  thế  nào  để  xử  lí  hay  giới  hạn  chuyện 
khóc  của  một  đứa  trẻ?”. Holt trả lời “Mọi việc sẽ đơn giản hơn nếu bạn sử dụng 
Cry  It  Out  (CIO).  Lần  đầu  là  khoảng  một  tiếng,  một vài trường hợp là 2-3 tiếng. 
Lần  thứ  hai  hiếm  khi  kéo  dài  hơn  15  phút,  và  hiếm  có  đứa  trẻ  còn  còn  khóc  ở 
lần thứ ba”. 
 
Holt  đã  đúng.  Bởi  vì  đã  có  lần  chúng  tôi  để  con  khóc  và  đóng  cửa  phòng  ra 
ngoài, lần thứ hai con đã khóc ít hơn. Lần thứ ba còn ít hơn nữa. 
 
Nhưng  điều  đó  có  phải  là  Cry  It  Out  hiệu  quả  và  tốt  cho  con?  Raised  Happy 
nghĩ  là  không!  Điều  đó  có  nghĩa  là  con  học  được  rằng:  Khóc  là  vô  nghĩa.  Nó 
làm  cho  con  cảm  thấy  bị  bỏ  rơi.  Và  về  lâu  dài,  có  thể  bản  năng  tin  cậy  vào  bố 
mẹ của con sẽ bị ăn mòn mất. 
 
CIO có thể dễ dàng trở thành nguyên nhân của stress. Lí do là vì: 

13 
 
www.raisedhappy.co 

● Bỏ  con  khóc  một  mình  làm  tăng  lượng  huyết  áp  trên  não,  tăng 
hormone gây căng thẳng, cản trở lưu thông máu não và giảm ôxy ở não. 
● Kết  quả  của  việc  cho  con  khóc  nhiều  là  con  bị  căng  thẳng  quá  mức. 
Nguy  cơ  lâu  dài  là  trong  cuộc  sống  về  sau,  tâm  lí  của  con  có  thể  bị  ảnh 
hưởng, có thể dẫn tới sự sợ hãi khi cô đơn, lo lắng khi chia li… 
● Ở  trẻ  sơ  sinh,  căng  thẳng mãn tính có thể dẫn tới hệ thống thượng thận 
hoạt  động  quá  tải,  khiến  chúng  không  tiết  đủ  hormone  cân  bằng,  dẫn 
đến tăng tính gây hấn, bốc đồng, bạo lực về sau. 
● Một  số  học  giả  cho  thấy  rằng  trẻ  khóc  dai  dẳng  quá  nhiều  trong  giai 
đoạn  sơ  sinh  có  nguy  cơ  bị  Rối  loạn  tăng  động  giảm  chú  ý  (Attention 
Deficit  Hyperactive  Disorder  -  ADHD)  gấp  mười  lần  so  với  trẻ  thường,  là 
nguyên  nhân  của  việc  học  kém  tập  trung  hoặc  có  những  hành  vi  thiếu 
kiềm chế. 
 
Tương  tác  của  chúng  ta  với  con,  cho  dù  tích  cực  hay  tiêu  cực,  đều  sẽ  ảnh 
hưởng  tới  sự  phát  triển  não  của  con.  Các  nhà  thần  kinh  học  đã  chứng  minh 
rằng  những  tương  tác  yêu  thương  làm  tăng  số  lượng  các  kết  nối  giữa  các  tế 
bào  thần  kinh.  Còn  theo  Hiệp  hội  Sức  khoẻ  Tâm  thần  của  Trẻ  sơ  sinh  Thế  giới 
(World  Association  for  Infant  Mental  Health  -  WAIMH)  thì “Trẻ sơ sinh có nhiều 
khả  năng  tạo  ra  những  lớp  bảo  vệ  của riêng chúng trước các khó khăn và đau 
khổ  nếu  như  con  được  đáp  ứng  một  cách  nhanh  chóng,  nhất  quán  và  hợp  lí. 
Cảm  giác  an  toàn  này  được  trẻ  tiếp  thu  từ  chính  cha  mẹ  trong  thời  thơ  ấu,  là 
nền tảng cho một tinh thần khoẻ mạnh khi lớn lên.” 
 
Bạn bè tôi áp dụng CIO, nó có xấu không? 
Luyện  ngủ  đang  như  là  một  xu  hướng  trong  văn  hoá  nuôi  con  ngày  nay,  và 
hầu  như  những  ai  lần  đầu  làm  cha  mẹ  đều  quan  tâm.  Người  ta  thường  hỏi 
“khi  nào”  nên  luyện  ngủ  nhiều  hơn  thay  vì  là  “nếu  luyện  ngủ”  thì  sẽ  như  thế 
nào?  Với  cá  nhân  tôi,  một  đứa  trẻ  được  bú  no,  bỉm  không  ướt, đủ ấm hay mát 

14 
 
www.raisedhappy.co 

mà  vẫn  phải  cho  con  khóc  để  ngủ… thì là điều vô lí. Tại sao chúng tại lại ép con 


phải  khóc?  Đó  là sự bất tiện chính chúng ta tạo ra cho con để đổi lấy tự tiện lợi 
cho bản thân mình? 
 
Những  đứa  trẻ  không  có  khả  năng  gì  nhiều,  chúng  cần  sự  thoải  mái và chăm 
sóc đầy đủ. Ở lứa tuổi sơ sinh, chúng cần cha mẹ rất nhiều. Chúng cần được bế 
lên,  ôm  ấp,  vỗ  về  và  cưng  nựng.  Những  điều  đó  cũng  cần thiết như là sữa mẹ, 
như là thức ăn của con ăn mỗi ngày. 
 
Tất  nhiên, mọi phương pháp khoa học đều có lí lẽ của riêng nó. Chúng ta hoàn 
toàn  có  quan  điểm  và  chọn  lựa  riêng. Raised Happy không lên án những ai áp 
dụng  CIO.  Nhưng  trước  khi  làm,  hãy  tìm  hiểu thật kĩ, hãy xem xét và cùng con 
thử để biết đâu là thứ tốt nhất cho con, và cho chính cả bố mẹ. 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 

15 
 
www.raisedhappy.co 

3. Ngủ chung là gì? 


Ngủ chung có thể được thực hiện bằng nhiều cách: 
● Same  bed  hay  Co-sleeping  (Ngủ  chung  giường):  Bố  mẹ  và  con  ngủ 
cùng trên một giường. 
● Sidecar  (Ngủ  riêng  giường):  Con  nằm  ngủ  trên  một  chiếc  giường  riêng 
đặt sát mép và bằng chiều cao với giường bố mẹ. 
● Room  sharing (Ngủ chung phòng): Con nằm ngủ trên một chiếc giường 
hoặc cũi tách biệt khỏi giường bố mẹ. 
Về  lí  thuyết  thì  trẻ sẽ học cách điều hoà hơi thở từ cha mẹ và chúng cần phải ở 
chung  phòng  với  cha  mẹ  để  làm  điều  đó.  Tất  cả  các  tổ  chức  và  hiệp  hội  trên 
thế  giới  đều  đề  nghị  con  cần  được  nằm  chung  phòng  với bố mẹ ít nhất trong 
sáu  tháng  đầu  đời. Trong nhiều nền văn hoá, việc ngủ chung được kéo dài cho 
tới khi trẻ đi học mẫu giáo hoặc lớn hơn nữa. 
 
Ngủ chung mang tới rất nhiều lợi ích, có thể liệt kê một số lợi ích sau: 
● Giảm thiểu nguy cơ đột tử khi ngủ (SIDS) lên tới 50%. 
● Giúp bố mẹ liên tục kiểm tra được nhiệt độ cơ thể và nhịp thở của bé. 
● Giúp  phát  triển  mối  liên  kết  thông  qua  những  ôm  ấp  vỗ  về  mang  tính 
vật lí. 
● Khuyến  khích  một  chế  độ  bú  mẹ  lành  mạnh  và  giúp  duy  trì  khả  năng 
cung cấp sữa. 
● Đối  với  người  mẹ cho con bú ngủ chung sẽ ngủ được nhiều hơn mẹ cho 
con bú bình. Bố cũng vậy. 
● Thuận  tiện  hơn  trong  việc  cho  con  bú  đêm.  Những  đứa  trẻ  ngủ  chung 
sẽ  bú  nhiều  hơn  trong  đêm  so  với  những  bé  không  ngủ chung. Sữa mẹ 
vào  ban  đêm cũng khác sữa mẹ vào ban ngày – nó chứa nhiều hormone 
phát triển hơn. 
● Giảm thiểu cảm giác bất an của con so với khi ngủ riêng ban đêm. 
● Giảm stress. 

16 
 
www.raisedhappy.co 

● Giúp  những  bố  mẹ  phải  đi  làm  việc  cả  ngày  có  nhiều  thời  gian  bên con 
hơn. 
 
Những quy tắc an toàn khi cho con ngủ chung 
Nếu  bạn  quyết  định  cho  con  ngủ  chung, bạn cần nắm những quy tắc an toàn 
cơ  bản  để  bảo  vệ  con  tránh  các  rủi  ro  gặp  phải.  Những  lời  khuyên  dưới  đây 
được  tổng  hợp  từ  cuốn  sách  “Ngủ chung cùng con - Cẩm nang dành cho phụ 
huynh” của giáo sư James McKenna: 
 
● Bé  bú  mẹ  có  giấc  ngủ  an  toàn  nhất  là  gần  mẹ.  Bé  bú  bình  có  giấc  ngủ 
an toàn hơn khi ngủ riêng giường nhưng chung phòng với bố mẹ. 
● Bé  nên  được  đặt  nằm  ngửa  để  ngủ,  trên  một  tấm  đệm  mỏng  và  có 
phần  tách  biệt  nếu  đặt  trên  giường  bố  mẹ.  Sử  dụng  nôi  trẻ  em  là  cách 
tốt. 
● Không  sử  dụng  gối  hoặc  chăn  ở  gần  mặt  bé  (nên  quấn  khăn  hoặc  đặt 
bé ngủ trong túi ngủ). 
● Không  nên  đặt  bé  cạnh  khe  tường  hoặc  các  đồ  vật khiến bé có nguy cơ 
bị rơi hoặc mắc vào. 
● KHÔNG BAO GIỜ được đặt bé ngủ trên sofa, bàn hoặc ghế. 
● Không  đặt  thú  bông  hoặc  đồ  chơi  quanh  cũi,  đệm  hoặc  giường  bé  khi 
bé ngủ. 
● Bố mẹ hút thuốc lá thì không nằm ngủ chung với con. 
● Bố  mẹ  uống rượu hoặc nghiện ma tuý hoặc đang điều trị bệnh mất ngủ 
cũng không nên nằm ngủ chung với con. 
● Bố  mẹ  ngủ  rất  sâu, hay mộng du hoặc gặp ác mộng (mơ)… thì cũng nên 
sử dụng cách ngủ riêng giường thay vì ngủ chung giường với con. 
● Bé  không  thể  tự  lật  hoặc  trở  mình  nên  đừng  nằm  quá  sát  bé,  tránh 
nguy cơ bố mẹ hoặc chăn của bố mẹ làm bé ngạt thở. 

17 
 
www.raisedhappy.co 

● Bé  không  nên  mặc  quá  nhiều  đồ  khi  ngủ  (quá  nóng  cũng  là  một 
nguyên nhân dẫn tới đột tử khi ngủ) 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

18 
 
www.raisedhappy.co 

4.  6  sai  lầm  thường  gặp  của  cha  mẹ  liên  quan  tới  giấc  ngủ  của 
trẻ sơ sinh  
Nói  đến  những  giấc  ngủ  ngắn  (naps),  mỗi  em  bé  đều  có  các  nhu  cầu  khác 
nhau  nên  rất  khó  để  đưa  ra  một  số  lỗi  nhất  định  hay  việc  cần  làm  chính  xác 
cho  từng  bé.  Tuy  nhiên  dưới  đây  là  7  lỗi  chung  phổ  biến  nhất  mà  tất  cả  phụ 
huynh đều cần tham khảo: 
 
Kỳ vọng thiếu thực tế  
Có  trường  hợp  em  bé 4-5 tháng tuổi được bố mẹ cho ngủ trưa khoảng 3 tiếng 
vì  họ  nghĩ  rằng  đó  là  số  giờ  ngủ  trưa  cần  thiết  cho 1 ngày. Nhưng trên thực tế, 
giấc  ngủ  1  tiếng  hơn  lại  được  khuyến  khích,  đặc  biệt  đối  với  bé  dưới  6  tháng 
tuổi thì giấc ngủ lại thường ngắn và không ổn định. 
 
Bố  mẹ  nên  có  những  mong  muốn  thực  tế  hơn  về việc này bởi mỗi em bé đều 
có  nhu  cầu  khác  nhau.  Một  vài  bé  có  thể  bắt  đầu  quen với lịch trình của đồng 
hồ  từ  5  tháng  nhưng  có  bé  lại  đến  tận  7,  8  tháng  tuổi.  Vậy  nên rất quan trọng 
nếu  bố  mẹ  nắm  rõ  số  lượng  và  thời  lượng  cần  những  giấc  ngủ ngắn phù hợp 
với từng độ tuổi là bao nhiêu. 
 
Dưới  đây  là  thời  gian ngủ (tham khảo) trung bình cần thiết trong 24h dựa trên 
độ tuổi: 
● Trước  6  tháng  tuổi:  11-12  tiếng  vào  ban  đêm,  3-4  tiếng vào ban ngày chia 
theo 3-4 giấc ngủ ngắn. 
● 6-9  tháng  tuổi:  11-12 tiếng vào ban đêm, 2-3 tiếng vào ban ngày chia theo 
2-3 giấc ngủ ngắn. 
● 9-18  tháng  tuổi:  11-12  tiếng  vào  ban  đêm,  2-3  tiếng  vào  ban  ngày  chia 
theo 1-2 giấc ngủ ngắn. 
● 18  tháng  đến  3  tuổi: 10-12 tiếng vào ban đêm, 1-3 tiếng vào ban ngày chia 
theo 1 giấc ngủ ngắn. 

19 
 
www.raisedhappy.co 

● 3  đến  5  tuổi:  : 10-11 tiếng, thỉnh thoảng 1 giấc ngủ ngắn (hầu hết mất thói 


quen này từ khoảng giữa 3-4 tuỗi) 
● 5 tuổi trở lên: 9-10 tiếng, không có giấc ngủ ngắn nào. 
 
Ép con thay đổi giờ ngủ quá nhanh  
Cố  đặt  em  bé  vào  một  lịch  trình  cụ  thể  trước  khi  con  sẵn  sàng hay đẩy nhanh 
tiến  độ  có  thể  dẫn  đến  những  kết  quả  không  mong  muốn.  Bởi  lúc  đó  em  bé 
sẽ  trở  nên  quá  mệt  mỏi,  dẫn  đến  bị  thức  giấc  nhiều  lần  vào  giữa  đêm  hay 
nhiều  hậu  quả  khác  phụ  thuộc vào mức độ nhạy cảm của bé.  Chẳng hạn như 
khi  con đã quen với việc có một giấc ngủ ngắn sau khi thức 1 tiếng rưỡi, nhưng 
sau  đó  bố  mẹ  lại  kéo  dài  thời  gian  thức  đến 2.5 hay 3 tiếng thì đó chính là một 
cực  hình  đối  với  trẻ.  Tốt  nhất  bố  mẹ  nên  tăng  thời  gian  thức  của  bé  lên  từ  từ. 
Tiến  trình  này  có  thể  lâu  một  chút  nhưng  em  bé  sẽ không bị quá mệt và thức 
giấc giữa đêm quá nhiều. 
 
Không có thói quen ngủ ngắn  
Nếu  không  có  một thói quen ngủ ngắn đều đặn, các em bé rất khó để biết lúc 
nào  nên  ngủ,  lúc  nào  nên  thức  trừ  khi  người  lớn  đặt  bé  vào  nôi.  Việc  cho  bé 
vào  nôi  lúc  đến  giờ  đi  ngủ  có  thể  là  một  cách  hữu  hiệu  đối  với  những  em  bé 
“dễ  tính”,  nhưng  không  phải  tất  cả  các  bé  đều  như  vậy,  nên  bố  mẹ có thể cân 
nhắc những thói quen sau đây: 
● Đọc 1 hay 2 quyển sách ngắn 
● Cho con ăn (nếu có thể) 
● Bật một bài hát nhẹ nhàng 
● Ru ngủ hay vuốt ve bé 
● Đặt bé nằm xuống 
 

20 
 
www.raisedhappy.co 

Khiến việc ngủ quá phụ thuộc vào bố mẹ  


Khi  đã  quá  quen  với  việc  đi  ngủ  trong  một  môi  trường  nhất  định  thì  lúc  thức 
giấc  giữa  những  chu  kỳ  ngủ,  bé  nhất  định  sẽ  đòi  bố  mẹ  tạo  ra  đúng  môi 
trường  đó  để  có  thể  ngủ  lại.  Điều  này  cũng  giống  như  khi chúng ta quá quen 
ngủ  với  một  chiếc  gối,  nếu  lúc  thức  giấc  và  thấy  chiếc gối đó biến mất, chúng 
ta  sẽ  cố  thức  mà  tìm  nó  mới  có  thể  ngủ  tiếp.  Các  em  bé  cũng  tương  tự.  Khi 
chúng  ta  vô  tình  trở  thành  “chiếc  gối”  của  con,  nếu  tỉnh  giấc  quá  sớm  từ  một 
giấc  ngủ  ngắn  hay  giữa  đêm,  bé  sẽ  nhất  định  đòi  bố  mẹ.  Vậy nên điều chúng 
ta  cần  làm  là  luyện  cho  bé  quen  với  việc  tự  ngủ  mà  không  cần  sự  hiện  diện 
của mình. 
 
Huấn luyện ngủ khi không cần thiết  
Mặc  cho  những  điều  đã  nêu  trên,  nếu  như  các  phương  pháp  bạn  đang  áp 
dụng  là  hiệu  quả  và  cả  bố  mẹ  và  con  đều  tận  hưởng  điều  đó  thì  không  nhất 
thiết  phải  thay  đổi.  Chẳng  hạn  như  bạn  quen  với  việc  ru  con  trước  mọi  giấc 
ngủ  và  con ngủ ngon ngay sau đó, vậy thì không việc gì bạn phải dừng việc đó 
lại.  Bởi  đôi  khi  huấn  luyện  giấc  ngủ  một  cách  máy  móc  chỉ  làm  mọi  việc tệ đi. 
Ví  dụ  như  em  bé  5  tháng  tuổi  của  bạn  có  3  giấc  ngủ  ngắn  mỗi  ngày,  mỗi  lần 
45  phút,  cho  đến  khi  con  được  6  tháng  tuổi,  bạn  bắt  đầu  huấn  luyện. Bởi lẽ ra 
vào  thời  điểm  này  giấc  ngủ  của  bé  cần  phải  ngắn  hơn  (giấc  ngủ  thứ  3  chỉ 
khoảng  30  phút),  nhưng  bé  lại  có  khả  năng  tự  kéo  dài  giấc  ngủ  của  mình  ra. 
Điều  này  có  nghĩa  rằng  thói  quen  ngủ  của  bé  rất  khó  kiểm  soát.  Vậy  nên  bố 
mẹ cần biết ngủ như thế nào là “vừa đủ”. 
 
Giảm số giấc ngủ ngắn lại quá sớm  
Ngủ  ít  hơn vào 1 ngày là 1 chuyện, nhưng giảm bớt số giấc ngủ ngắn mỗi ngày, 
ngày  này  qua  ngày  khác  lại  có  thể  là  một  thảm  họa  khi em bé cảm thấy chưa 
sẵn  sàng.  Bởi  khi  đó,  bé  sẽ  bị  quá  mệt  mỏi  vì  ngủ  ngày  ít  hơn  và  thức  giấc 
nhiều  hơn  vào  ban  đêm.  Nó  là  một  vòng  luẩn  quẩn  rất  khó  thoát  ra.  Vậy  nên 

21 
 
www.raisedhappy.co 

tốt  nhất  bố  mẹ  nên  để  con  ngủ  ngày  càng  nhiều  giấc  càng  tốt,  miễn  là  vẫn 
đảm bảo ban đêm đi ngủ đủ sớm (6 đến 8 giờ tối). 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

22 
 
www.raisedhappy.co 

5. 15 sự thật về giấc ngủ của trẻ từ 0 - 1 tuổi 


Em bé cần ngủ rất nhiều trong năm đầu tiên  
Em  bé  cần  ngủ  nhiều  hơn  người  lớn,  nhưng  chính  xác  là  bao  lâu?  Hãy  xem 
những con số trung bình dưới đây: 
● Sơ  sinh  đến  3  tháng  tuổi:  10-11  mỗi tối*, 4-5 tiếng buổi ngày chia theo 4-5 
giấc ngủ ngắn. 
● 4  đến  5  tháng  tuổi: 10-12 tiếng mỗi tối*, 2-4 tiếng buổi ngày chia theo 3-4 
giấc ngủ ngắn (ít nhất 2 giấc, mỗi giấc hơn 1 tiếng) 
● 6  đến  8  tháng  tuổi:  11-12  tiếng  mỗi  tối*,  2-3  tiếng  buổi  ngày chia theo 2-3 
giấc ngủ ngắn (2 giấc -mỗi giấc hơn 1 tiếng và 1 giấc ngắn hơn) 
● 9  đến  12  tháng  tuổi:  11-12  tiếng  mỗi  tối*,  2-3  tiếng  buổi  ngày  chia  theo  2 
giấc ngủ ngắn (mỗi giấc hơn 1 tiếng) 
*Em  bé  không  ngủ  liên  tục  trong  suốt thời gian này mà sẽ được đánh thức vài 
lần  để  ăn  đêm.  Trẻ  sơ  sinh  và  trẻ  nhỏ  cần  được  cho  ăn  đêm  2-3 tiếng một lần, 
nhưng càng lớn thì số lần ăn đêm cũng sẽ giảm đi. 
 
Trẻ  nhỏ  (đặc  biệt  là  trẻ  sơ  sinh)  không  thể  tự  động  ngủ  khi  thấy 
mệt  
Người  lớn chúng ta thường dễ dàng ngủ thiếp đi khi buồn ngủ, nhưng trẻ nhỏ 
lại  khác.  Các bé khi buồn ngủ thường dụi mắt hoặc ngáp. Đây được gọi là “dấu 
hiệu  ngủ”  báo  hiệu  rằng  em  bé  đang  cảm  thấy  mệt.  Lúc  này  bố  mẹ  nên  đặt 
em  xuống  ngủ  ngay  bởi  một  khi đã xuất hiện những dấu hiệu đó thì em bé sẽ 
nhanh đi vào giấc ngủ hơn. 
 
Tuy  nhiên,  bởi  những tín hiệu chỉ diễn ra trong thời gian khá ngắn, nên nếu bố 
mẹ  bỏ  lỡ  thì  em  bé  sẽ  mệt  hơn  rồi  bắt  đầu  quấy  khóc cho đến khi thật sự kiệt 
sức.  Chính  vì  vậy  mỗi  lúc  thấy  em  bé  khó  chịu  như  vậy,  bố  mẹ  nên  biết  là  bé 
đang mệt nên rất khó để ép con thư giãn hay đi vào giấc ngủ ngay được. 
 

23 
 
www.raisedhappy.co 

Giữ cho trẻ thức lâu không làm cho trẻ ngủ ngon hơn  
Điều  này  có  liên  kết  chặt  chẽ  với  điều  số  2  và  cũng  là  sự  thật  dễ  bị  hiểu  lầm 
nhất về giấc ngủ của em bé.  
 
Đối  với  người  lớn,  nếu  muốn  có  một  giấc ngủ thẳng giấc vào ban đêm, chúng 
ta  thường  cố gắng không ngủ vào ban ngày. Nhưng trẻ nhỏ thì ngược lại. Trên 
thực  tế,  một  em  bé  được  nghỉ  ngơi  đủ  sẽ  ngủ  ngon  hơn  vào  ban  đêm  hơn  là 
một  em  bé  bị  quá  sức  vì  phải  thức  suốt  ngày.  Vì  vậy,  thay  vì  khiến  em bé thức 
khuya  để  dễ ngủ hơn (điều hoàn toàn sai), bố mẹ nên cho bé đi ngủ sớm. Điều 
này nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng thật ra ngủ sớm sẽ giúp trẻ đỡ mệt hơn. 
 
Em bé không bẩm sinh đã hiểu rằng ban đêm là giờ để ngủ  
Mỗi  người  lớn  đều có đồng hồ sinh học cho riêng mình để thông báo giờ thức, 
giờ  ngủ.  Đồng  hồ  sinh  học  này  thường  bị  ảnh  hưởng  bởi  ánh  sáng  mặt  trời 
hoặc  hóc-môn,  làm  chúng  ta  cảm  thấy  mệt  vào  buổi  tối  và  tỉnh  táo  vào  buổi 
sáng. 
 
Nhưng  em  bé  lại  khác.  Các  con  không  sinh  ra  là  được  “trang  bị”  đồng  hồ sinh 
học  ngay. Khi trong bụng mẹ, em bé phụ thuộc vào hóc-môn và nhịp điệu của 
mẹ.  Và  khi  ra  khỏi  bụng  mẹ,  em  bé  cần  ít  nhất  2  tháng  để phát triển đồng hồ 
sinh  học của mình. Trong vòng 2 tháng đầu đó, em bé có thể sẽ ngủ suốt ngày 
và  thức  dậy  vào  ban  đêm. Điều này có thể khiến những người lần đầu làm cha 
mẹ  cảm  thấy  mệt  mỏi,  nhưng  đây  là  một  dấu  hiệu  hoàn  toàn  bình  thường 
chứng  tỏ  rằng  đồng  hồ  sinh  học  của  bé  đang  làm  việc  để  phân  định  ngày  và 
đêm. 
 
Hãy  cứ  bình  tĩnh,  rồi  vấn  đề  sẽ  được  giải quyết từ từ. Bố mẹ có thể thử một vài 
cách  như  để  bé  thức  chơi  đùa  trong  một  vài  khoảng  thời  gian  ngắn  vào  ban 
ngày để con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (tất nhiên không tiếp xúc trực tiếp). 

24 
 
www.raisedhappy.co 

Cùng  lúc  đó, hãy giữ cho phòng thật tối vào ban đêm, và cố gắng đừng để con 


chơi vào thời gian này. 
 
Bé cần những giấc ngủ ngắn để phát triển đúng cách  
Khoảng  sau  5  tuổi,  con  người  bắt  đầu  không  cần  đến  những  giấc  ngủ  ngắn 
mỗi  ngày  nữa  bởi  vì  chúng  ta  có  thể  thức  suốt  ngày  và  vẫn  ngủ  đủ  giấc  vào 
ban đêm. Nhưng việc này là hoàn toàn không thể đối với các em bé. 
Số  lượng  giấc  ngủ  ngắn  mà  mỗi  em  bé  cần  vào  từng  thời  điểm  khác  nhau sẽ 
có sự thay đổi, tuy nhiên dưới đây là số giấc trung bình mà một em bé cần có: 
● Từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: 4-6 giấc  
● Từ 3-4 tháng tuổi: 4, 5 giấc. 
● Từ  5-8  tháng  tuổi,  hầu  hết  là  3 giấc mỗi ngày, cũng có thể 2 giấc nhưng 
mỗi giấc lại dài hơn. 
● Từ 9-12 tháng tuổi: 2 giấc, mỗi giấc hơn 1 tiếng đồng hồ. 
 
Quấn  bọc,  ru  ngủ  và  tiếng  ồn  trắng  (white  noise)  có  thể  giúp  bé 
ngủ ngon hơn  
Trong  quyển  sách  nổi  tiếng  “The  Happiest  Baby  on  the  Block”,  bác  sĩ  nhi 
Harvey  Karp  khuyên  cha  mẹ  nên  xem  những  tháng  đầu  tiên  sau  sinh  như  là 
quý  4 của thai kỳ. Trong khoảng thời gian này, em bé thường được xoa dịu nhờ 
những thứ âm thanh và cảm giác như trong bụng mẹ. 
 
Quấn  bọc  là  một  kỹ  thuật  quấn  em  bé  gọn  gàng  vào  một  chiếc  chăn.  Cách 
này  giúp  dỗ  dành những em bé hay quấy khóc bằng cách tái tạo cảm giác ấm 
áp  và  có  chút  chật  chội  khi  còn  trong  bụng  mẹ.  Một  chiếc  chăn  gọn  nhẹ,  co 
giãn  và  100%  cotton là tuyệt nhất. Phương pháp này giúp bé cảm thấy an toàn 
và  thư  giãn,  từ  đó  dễ  dàng  đi  vào  giấc  ngủ  hơn.  Tuy  nhiên,  bố  mẹ  phải  học 
cách  quấn  bọc  đúng  cách,  ví  dụ  như  không  quấn  quá  chặt  vì  bé  không  thở 
nổi. 

25 
 
www.raisedhappy.co 

 
Ru  ngủ  là  phương  pháp  nhanh  chóng  và  dễ  dàng  để  dỗ  một  em  bé  đang 
khóc  đi  vào  giấc  ngủ.  Cũng  như  quấn  bọc,  ru  ngủ  cũng  liên  tục  “đung  đưa” 
em  bé  như khi còn trong bụng mẹ những lúc mẹ di chuyển. Đây chính là lý do 
tại  sao  ru  bé  trong  nôi  rất  hiệu  quả  bởi  nhịp  điệu  đu  đưa  đều  đều  sẽ  đưa  con 
vào  giấc  ngủ  rất  nhanh.  Tuy  nhiên  bố  mẹ  cũng  không  nên  để  em  bé  ngủ 
trong  nôi  quá  lâu  bởi  nó  có  thể  tăng  nguy  cơ  gây  ra  SIDS  (hội  chứng  đột  tử  ở 
trẻ sơ sinh).  
 
Tiếng  ồn  trắng  đơn  giản  là  sự  kết  hợp  những  âm  thanh  có  cùng  tần  số  với 
nhau  (âm  thanh  của  máy  hút  bụi  hay  máy  sấy  tóc,…)  và  có  khả  năng  che  lấp 
những  âm  thanh gây nhiễu khác. Khi còn trong bụng mẹ, em bé thường được 
tiếp  xúc  với tiếng ồn trắng như nhịp tim của mẹ, tiếng máu chảy,… Vậy nên em 
sẽ  ngủ  ngon và lâu hơn khi có tiếng ồn trắng làm nền âm thanh. Bố mẹ có thể 
tải  tiếng  ồn trắng về máy của mình qua các ứng dụng hay mua hẳn một chiếc 
máy chỉ phát tiếng ồn trắng.  
 
Độ  tuổi  mà  em  bé  có  thể  ngủ  thẳng  giấc  suốt  đêm  thường  khác 
nhau  
Về  mặt  lý  thuyết,  bé  có  thể  ngủ  thẳng  giấc  suốt  đêm  khoảng  5-6  tiếng  mà 
không  cần  thức  dậy  ăn  đêm.  Độ  tuổi  mà  bé  có  thể làm được điều này thường 
thay  đổi:  có  bé  thì  2  tháng,  các  bé  khác  thì  8,  9 tháng.  Từ sơ sinh đến 12 tháng 
tuổi,  việc  con  thức  giấc  để  ăn  đêm  là  điều  bình  thường,  thế nhưng tốt hơn bố 
mẹ  vẫn  nên  cai  sữa  đêm  vào  khoảng  8,  9  tháng  tuổi.  Đến  lúc  đó,  nếu  con vẫn 
thức  dậy  đòi  ăn  đêm  thì  thường  là  theo  thói  quen  hoặc  ăn  chưa  đủ  no  trong 
ngày. 

26 
 
www.raisedhappy.co 

 
Thói quen ngủ của bé thay đổi vĩnh viễn sau 4 tháng tuổi  
Giấc  ngủ  của  người  lớn  không  phải  là  một  mạch  liên  tục  mà  nó  diễn  ra  theo 
chu  kỳ  giữa giấc ngủ sâu và không sâu. Trong giai đoạn ngủ không sâu, chúng 
ta thường thức giấc vài lần để điều chỉnh gối, tư thế ngủ rồi sau đó lại ngủ tiếp. 
Còn  đối  với  trẻ  sơ  sinh,  các  con  có  nhiều  giấc  ngủ  sâu  hơn  chúng  ta  và  thói 
quen  ngủ  đó  sẽ  trở  nên  giống  người  lớn  hơn  kể  từ  sau  4  tháng  tuổi.  Điều này 
có  nghĩa  là  em  bé  sẽ  thức  giấc  thường  xuyên  hơn  vào  giữa  đêm  khoảng  từ  4 
tháng  tuổi  trở  đi, còn những giấc ngủ ngắn lại càng ngắn hơn. Đây được gọi là 
“4 tháng hồi quy giấc ngủ.”  
 
Nhu  cầu  ngủ  của  bé  thay  đổi  khi  bị  ốm,  cơ  thể  phát  triển,  mọc 
răng hoặc các cột mốc phát triển khác  
Chúng  ta  thường ngủ nhiều hơn lúc bị ốm bởi lúc đó cơ thể phải chiến đấu với 
dịch  bệnh  nên  cần  được  nghỉ  ngơi  nhiều.  Các  em  bé  cũng  vậy.  (Tất  nhiên  các 
bé  sẽ  thức  dậy  nhiều  hơn  nếu  cơn  đau  hay  những triệu chứng khác khiến em 
không  thoải  mái).  Đặc  biệt,  em  bé  ngủ  nhiều  hơn  trong  quá  trình cơ thể phát 
triển.  
 
Trong  suốt  những  cột  mốc  phát  triển  như  tập  lật,  bò,  ngồi,  đứng,  nói,…  em  bé 
có  xu  hướng  ngủ  ít  đi  và  thức giấc thường xuyên hơn. Sự rối loạn giấc ngủ này 
thường xảy ra trong những mốc thời gian sau đây: 
● 4 tháng tuổi 
● 8 đến 10 tháng tuổi 
● 18 tháng tuổi 
● 2 tuổi 
 
Mọc  răng  cũng  ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Em bé bắt đầu mọc răng từ 3 
tháng  tuổi  và  các  dấu  hiệu  thường  là  sưng  nướu,  chảy  nước  dãi,  hay  quấy 

27 
 
www.raisedhappy.co 

khóc.  Một  vài  bé  có  thể  ngủ  nhưng  cũng  nhiều  bé  bị  thức  giấc  giữa  đêm  hay 
giữa các giấc ngủ ngắn trong quá trình mọc răng. 
 
20% trẻ sơ sinh đều phải trải qua triệu chứng đau do co thắt (colic) 
Đau  bụng  ở  trẻ sơ sinh (colic) là một trong những nguyên nhân khiến trẻ quấy 
khóc  trong  giai  đoạn  đầu  đời.  Việc  này kéo dài hơn 3 tiếng và diễn ra hơn 3 lần 
mỗi  tuần,  thường  vào  chiều  tối.  Tình  hình  thường  tệ  đi  vào  khoảng  2  tháng 
tuổi và tiến triển tốt hơn từ 3, 4 tháng tuổi.  
 
Có người cho rằng chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh liên quan đến vấn đề tiêu hóa 
trong  khi  các  nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được điều đó. Dẫu biết rằng 
việc  này  khiến  bố  mẹ  rất  mệt  mỏi  nhưng  đây  cũng  là  một  biểu  hiện  bình 
thường  đối  với  sự  phát  triển  của  trẻ.  Việc  bố  mẹ  cần  làm  là  lưu  ý  những  dấu 
hiệu  khi  trẻ  bị  đau  bụng  sau  đây:  trào  ngược,  nhạy  cảm  với  sữa,  ăn  quá  nhiều 
hay líu lưỡi.  
 
Có  vẻ  rất  khó  để  dỗ  dành  một  em  bé  bị  đau  bụng,  nhưng  bố  mẹ  có  thể  thử 
phương  pháp  quấn  bọc,  ru  ngủ  hay  địu  con.  Một  trong  những  cách  hiệu  quả 
nhất  để  xoa  dịu  con  là  tiếp  xúc  da  thịt  với  con.  Hãy  thử cởi quần áo của con ra 
và  đặt  con  vào  ngực  trần  của  mẹ,  điều  này  hầu  như  luôn  có  hiệu  quả  trấn  an 
bé tức thì. 
 
Bé nên ngủ chung phòng với bố mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu  
Để  sắp  xếp  cho  con  một  vị  trí  ngủ  an  toàn  nhất,  điều đầu tiên bố mẹ nên nhớ 
là phải đặt con nằm ngửa và đảm bảo nền nơi con đặt lưng phải đủ chắc chắn. 
Bên cạnh đó, không nên để thú bông, chăn gối,… xung quanh bé. 
Nhiều  bố  mẹ  muốn  đặt  con  ngủ  trong  nôi  ở  phòng  riêng.  Nhưng  vào  những 
ngày  hay  tuần đầu sau sinh, em bé thường thức giấc nhiều lần để ăn đêm nên 
điều  này  có  vẻ  không  thuận  tiện  lắm.  Vậy  nên  tốt  nhất  vẫn  hãy  giữ bé gần với 

28 
 
www.raisedhappy.co 

tầm  tay  của  bố  mẹ  nhất  có  thể,  như  cho  bé  nằm  trong  nôi  cạnh  giường  bố 
mẹ, vừa có không gian tách biệt lại vừa dễ xử lý những vấn đề vào ban đêm.  
 
Sắp xếp thói quen đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bé dễ ngủ hơn  
Tuy  trước  6  tháng  tuổi,  em  bé  không  quen  với  nhịp  điệu  của  đồng  hồ,  nhưng 
việc  lên  kế  hoạch  rõ  ràng  lại  rất  giúp  ích  cho  trẻ  sơ  sinh  và  trẻ  nhỏ.  Tạo ra thói 
quen  ngủ  có  nghĩa  là  thiết  lập  sẵn  những sự kiện, hoạt động chắc chắn sẽ xảy 
ra  khi  đi  ngủ,  nhờ  đó  chỉ cần có những tín hiệu liên quan thì em bé sẽ tự động 
biết đó là lúc phải ngủ. 
 
Cho ăn khi đang ngủ không áp dụng được với tất cả các em bé  
Bởi  có  trường  hợp  bé  ngủ  liên  tục  trong  đêm  mà  không  cần  ăn  cho  đến  9 
tháng  tuổi  (hoặc  muộn  hơn)  nên  vài  bố  mẹ  đã  thử  cho  con  vừa  ăn  vừa  ngủ 
(dream  feed).  Trên  lý  thuyết,  việc  này  sẽ  giúp  bố  mẹ  được  ngủ  thẳng  giấc  mà 
em  bé  vẫn  ăn  uống  đầy  đủ,  chẳng  cần  thức  giấc  giữa  đêm.  Ví  dụ  như khi cho 
bé  đi  ngủ  vào  khoảng  7  giờ  tối,  rồi  cho  ăn  vào  khoảng  10  giờ  và  để  bé  ngủ  lại 
đến 3, 4 giờ sáng thì bố mẹ có thể ngủ 6, 8 tiếng liên tục rồi. 
Tuy  nhiên,  việc  này  không  phải  lúc  nào  cũng  đem  lại  hiệu  quả.  Thứ  nhất,  rất 
khó  đánh  thức  con  dậy  để  cho  ăn  bất  cứ  lúc nào bố mẹ muốn bởi không phải 
em  bé  nào  cũng  có  thể  tỉnh  táo  đủ  lâu  để  ăn.  Mặt  khác,  khi  bị  thức  giấc  quá 
nhiều  lần,  các  bé  rất  dễ  trở  nên  khó  chịu  (đặc  biệt  khi  con  không  hề  đói). 
Không  những  thế,  cho  dù  bạn  dream  feed  cho  con  thành  công  thì  bé  vẫn  có 
thể  thức  giấc  vào  1  giờ  sáng  bởi  thói  quen  hay  vì chu kỳ ngủ mà không phải vì 
trẻ muốn ăn.   
 
Bé có thể hình thành thói quen ngủ xấu rất nhanh  
Có  một  số  cách  mang  lại  hiệu  quả  tức  thì  mà  bố  mẹ  vẫn  thường  dùng  để  dỗ 
trẻ  sơ  sinh  ngủ  đó  là  ru  con,  cho  ngậm  ti  giả  hay  cho  bú…  Tuy  nhiên,  dần  dần 

29 
 
www.raisedhappy.co 

bé  rất  dễ  hình  thành  thói  quen  phụ  thuộc  vào  những “trợ thủ” này mới có thể 
ngủ được.  
 
Nói  một  cách  đơn  giản,  khi  bạn  liên  tục ru con ngủ, thì con sẽ tự động liên kết 
việc  ngủ  với  việc  được  ru.  Vì  thế,  khi  con  tỉnh  giấc  vào  ban  đêm  hay  giữa 
những  giấc  ngủ  ngắn,  con  sẽ  đòi  bạn  bế  và  ru  con  ngủ  bởi  con  không  biết 
cách  tự  ngủ  mà  không  được  ru.  Sử  dụng  những  “trợ  thủ  ngủ”  này  có  thể  ổn 
nếu  như  nó  giúp  con  có  giấc  ngủ  sâu  và  yên  bình.  Thế  nhưng nếu cứ 45 phút 
hay  2  tiếng  con  lại  thức  dậy  một  lần  để  chắc  chắn  rằng  luôn có những thứ đó 
bên cạnh thì chắc chắn sẽ xảy ra rắc rối rồi. 
 
Bố  mẹ  có  thể  áp  dụng  các  kỹ  thuật  nhẹ  nhàng  hỗ  trợ  bé  ngủ, 
nhưng đừng quá cứng nhắc  
Để  giúp  bé  tránh  khỏi  sự  phụ  thuộc  trong  giấc  ngủ,  bố  mẹ  có  thể  thử những 
cách rất đơn giản và nhẹ nhàng như sau. 
 
Cách  đầu  tiên,  bố  mẹ  có  thể  đặt  em  bé  nằm  xuống  khi  bé  đang  lim  dim 
(nhưng  vẫn  còn  tỉnh).  Lúc  này  bé  có  thể  rất  bình  tĩnh,  dễ  chịu, và mắt vẫn còn 
nửa  đóng  nửa  mở.  Đây  là  bước  đầu tiên để giúp con có ý thức rằng con có thể 
tự  ngủ  một  mình.  Tuy  nhiên,  đừng  mong  em  bé  sẽ  tự  ngủ  như  vậy  thường 
xuyên  trong  những  tháng  đầu  tiên  bởi bé có thể chưa sẵn sàng để học những 
kỹ năng này ít nhất là trước 4 tháng tuổi.  
 
Nếu  em  bé  đã  quen  với  việc  đi  ngủ  khi  đang  ăn,  bạn  có  thể  nhẹ  nhàng  đánh 
thức  con  dậy  bằng  cách  vuốt  ve  má  của  con,  nói  chuyện với con hay thậm chí 
là  thay  tã  cho  con.  Đây  là  cách  đánh  thức  con  vừa  phải  để  đưa  con  vào  trạng 
thái nửa tỉnh nửa mơ chứ không hoàn toàn say ngủ. 
 
 

30 
 
www.raisedhappy.co 

 
 

31 
 
www.raisedhappy.co 

 
32 
 
www.raisedhappy.co 

6. Hiểu về giấc ngủ của trẻ mới biết đi (1-3 tuổi)  

Cai sữa đêm 


Mỗi  em  bé  đều  có  nhu  cầu  và  sự  phát  triển  khác  nhau.  Có  bé có thể ngủ suốt 
đêm  (11-12 tiếng) mà không cần ăn, bởi dạ dày em bé nhỏ nên nếu không ăn gì 
trong  12  tiếng  liền  vẫn  không  sao.  Tuy  nhiên,  cũng  có  bé  không  sẵn  sàng  cho 
việc  này  quá  sớm.  Vậy  nên  việc  cho  ăn  đêm  phụ  thuộc  phần  nhiều  vào  quyết 
định  của  mẹ hoặc bác sĩ. Bố mẹ cũng nên lưu ý rằng tình trạng ăn đêm 1 hay 2 
tiếng  1  lần  là  không  bình  thường  đối  với  những  em  bé  từ  ít  nhất  3  tháng  tuổi. 
Bạn  vẫn  có  thể  rèn  bé  cách  ngủ  để  cải  thiện  tình  trạng  này,  nhưng  tuyệt  đối 
đừng  để  bé  đi  ngủ  suốt  đêm  trong  chiếc  bụng  đói  nếu  bé  không  chịu  được 
việc đó. 
 
Thường  thì  toddler  không  cần  ăn  đêm  sau  9  tháng  hoặc  1  năm  .  Cũng  có  trẻ 
không  thể  chịu  đói  được,  nhưng  cách  giải quyết vấn đề này không phải là cho 
con  ăn  suốt  đêm  mà  hãy  tăng  khẩu  phần  vào  ban  ngày.  Đến  khi  con  được  1 
tuổi  và  khi  sữa  trở  thành  thức uống thì bố mẹ có thể làm phong phú thực đơn 
của mình hơn để giúp con ăn đủ số lượng. 
 
Cai  sữa  đêm  không  có  nghĩa  là  mẹ  ngừng  tuyệt đối việc cho con bú nếu chưa 
sẵn sàng. Nhưng hãy nhớ việc này rất cải thiện giấc ngủ vào ban đêm. 
 
Xử lý đúng cách khi con thức dậy giữa đêm 
Vấn  đề  về  Triệu chứng  Số tuổi bắt đầu  Nên làm gì? 
giấc ngủ 

Không  thể  tự  Mất  rất  nhiều  thời  Khoảng  2  tháng  Khi  bé sẵn sàng, hãy dạy con 
ngủ  gian dỗ bé ngủ  tuổi  tự ngủ (xem trang 39) 

33 
 
www.raisedhappy.co 

Hay  thức  giấc  Thức  giấc  nhiều  lần  Khoảng  4  đến  6  Khi  bé  sẵn  sàng,  dạy  con 
giữa đêm  đòi  bú,  ngậm  ti  giả  tháng tuổi  cách  ngủ  LẠI,  loại  bỏ  tất  cả 
hay được ru  những đồ dùng “cứu trợ”. 
Sợ  hãi  vào  La  hét  không  dứt,  có  Nếu  nhẹ  thì  có  Không  thể  làm  gì.  La  hét 
ban đêm  vẻ  như  không  biết  có  thể  xảy  ra  khoảng  xong  bé  tự  quay  lại  ngủ 
bố  mẹ  bên  cạnh  và  1  tuổi,  nhưng  trong khoảng 5 phút. 
cũng  không  nhớ  gì  khủng  khiếp  nhất 
khi tỉnh dậy  là vào tầm 10 tuổi 
Ác mộng  La hét rất đáng sợ  Khoảng 1, 2 tuổi  Dỗ  dành  bé,  nhưng  không 
cần  làm  vậy quá mức với các 
em  bé  lớn  hơn  (đã  biết  cách 
nói “Con sợ”) 
Ác  mộng  Bé  nói  rằng  “con  sợ”,  Khoảng  2  đến  3  Vẫn  trìu  mến  với  con  nhưng 
“giả”  nhưng  có  vẻ  không  tuổi  đủ  cứng  rắn  để  đặt  ra  giới 
phải thế  hạn 
Những  cột  Thức  giấc  nhiều  lần  Trong  khoảng từ 1  Cố  gắng  vượt  qua  giai  đoạn 
mốc  phát  và  thức rất lâu, không  đến 2 tuổi  này,  nhưng  đừng  áp  dụng 
triển  có  dấu  hiệu  ổn  định  những  thói  quen  xấu  có  thể 
dù đã cố gắng  ảnh hưởng lâu dài 

 
Lưu ý khi chuyển sang giai đoạn 1 giấc ngủ ngày 
Lứa  tuổi  trung  bình  để  bé  chuyển  sang  giai đoạn 1 giấc ngủ ngày là khoảng 15 
và  18  tháng  tuổi,  vậy  nên  bố  mẹ  đừng  đốt  cháy  giai đoạn khi con còn quá nhỏ 
nhé.  Bởi  khi  trẻ  chưa  biết  đi,  việc  ép  con chuyển giai đoạn còn tốn năng lượng 
hơn  cả  việc  tập  đi.  Vài  em  bé  bước  qua  giai  đoạn  này  từ  10  tháng  tuổi  (rất 
hiếm),  số  tuổi  phổ  biến  nhất  vẫn  là  1  tuổi  bởi  nhiều  nhà  trẻ  muốn  đẩy sang kế 
hoạch  này  để  dễ  quản  lý  dù  đôi  khi  bé  chưa  sẵn  sang.  Hầu  hết  các  bé  bước 
sang  giai  đoạn này khá dễ dàng, mất khoảng 2-3 tuần. Trong khoảng thời gian 
này,  bố  mẹ  phải  đảm  bảo  cho  con  đi  ngủ  sớm  để  tránh  tình  trạng  quá  mệt 
mỏi;  đừng  để  con  thức  suốt  ngày,  dễ  dẫn  đến  việc  thức  giấc  giữa  đêm  nhiều, 
dậy quá sớm vào buổi sáng hoặc các giấc ngủ ngày bị ngắn hơn. 

34 
 
www.raisedhappy.co 

Đặt giờ đi ngủ hợp lý 


Khi  bé  càng  lớn,  tình  trạng  mệt  mỏi  lại  càng  có  ảnh  hưởng  đến  giấc  ngủ  của 
con,  thậm  chí  là  phức  tạp  hơn  bởi  có một vài bé toddler nhạy cảm với việc này 
hơn  các  bé  khác.  Nhìn  chung,  bé  giữa  12-18  tháng  tuổi có khoảng 1-2 giấc ngủ 
ngắn  thì  nên  đi  ngủ  trong  vòng  4-5 tiếng kể từ giấc ngủ ngắn gần nhất. Bé từ 
18  tháng  đến  2  tuổi  cũng  nên  đi  ngủ trước 5 tiếng. Hơn 2 tuổi cũng vậy nhưng 
có vài bé lại cần thức đến 6, 7 tiếng trong giai đoạn 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi. 
 
Đối  với  một  vài  bé,  việc đi ngủ quá sớm cũng sẽ phản tác dụng. Hệ lụy thường 
là  bố  mẹ  phải  mất  khoảng  1  giờ  đồng  hồ  để  giữ bé trên giường, hoặc nếu con 
ngủ  được  ngay  thì  cũng  sẽ  thức  dậy  sớm  khoảng  5  giờ  sáng mỗi ngày, tệ hơn 
là  2  giờ  sáng  dậy  làm  ầm  ĩ  trong  vòng  2  giờ  liền  mỗi  đêm.  Việc  canh  giờ  cho 
con  ngủ  hết  sức  quan  trọng,  nên  bố  mẹ  cần  nhớ  theo  dõi  hành  vi  của  bé  và 
hãy  thay đổi từ từ bởi chính bạn là người biết rõ từng sự thay đổi ấy ảnh hưởng 
đến thời gian biểu của con như thế nào. 
 
Khuyến khích sự tự lập 
Khi  con  còn  bé,  bạn  có  thể  dỗ  con  ngủ  trong  nôi  dễ  dàng,  nhưng  khi  lớn  hơn 
một  chút,  con  có  thể  sẽ nhõng nhẽo đòi bạn ngồi kế bên cho đến khi ngủ làm 
bạn  phải  thức  đến  tận  1,  2  giờ  sáng.  Việc  này  sẽ  xảy  ra  như  một  thói  quen 
giống  như  cho  ăn  đêm,  dùng  ti  giả  hay  ru  ngủ.  Những  thứ  này  có  thể  sẽ  gây 
rắc  rối  cho  con,  thậm  chí  sự  có  mặt  của  bố  mẹ  thôi  cũng  đã  là  một  thứ khiến 
con dựa dẫm hơn như vậy rồi. 
 
Người lớn làm sao để ngủ? 
Thói  quen  của bạn trước khi ngủ là gì? Xem TV? Nói chuyện với vợ/chồng? Đọc 
sách?  Bạn  có nằm gối không? Đây là những thứ gắn với giấc ngủ của bạn mỗi 
đêm.  Điều  gì  sẽ  xảy  ra  nếu  bạn  không  thể  xem  TV,  đọc  sách,…  liệu  bạn  có  thể 
ngủ  không?  Có  vấn  đề  gì  nếu  bạn  ngủ  mà  không  có  gối  không?  Vậy  sẽ  thế 

35 
 
www.raisedhappy.co 

nào  nếu  bạn  đi  ngủ  với  chiếc  gối  của  mình  nhưng  2  tiếng  sau  thức  dậy  nó  lại 
biến  mất?  Liệu  bạn  sẽ  ngủ  tiếp  mà  không  tìm  chiếc  gối  đó  nữa  không?  Bây 
giờ hãy thử áp dụng cách suy nghĩ này đối với em bé của bạn nhé. 
 
Em bé ngủ như thế nào? 
Em  bé  có  thể  ngủ  khi  bạn  ru  con  rồi sau đó đổi qua nôi/giường; hoặc khi được 
cho  bú  mẹ  hay  bú  bình,  hoặc  khi  bố  mẹ  chỉ  cần  ngồi  bên  cạnh.  Nó  có  thể 
chẳng  xảy  ra  vấn  đề  gì  cho  đến  khi vấn đề thực sự xảy ra. Việc bú sữa trước khi 
ngủ  có  ảnh  hưởng  xấu  đến răng của con khi uống xong mà không đánh răng. 
Nếu  bạn  ru  con  ngủ  2-3  tiếng  mỗi  đêm,  sau  này  khi con quen rồi, mỗi lần bạn 
đặt  con  xuống  ngủ,  con  có  thể  sẽ  thức  giấc  và  rồi  bạn  phải  tiếp  tục  ru  con 1-2 
tiếng  nữa.  Cũng  giống  như  khi ngồi 1 bên đến khi con ngủ, con sẽ đòi bạn làm 
như  vậy  suốt  trong  khi  bạn  không  cần  thiết  phải  như  thế.  Vấn  đề  cốt lõi ở đây 
là  nếu  bạn  làm  những  điều  trên,  bạn  đang  tạo  ra  một  môi  trường  nhất  định 
để  con  có  thể  đi  vào  giấc  ngủ.  Khi  ấy chính bạn đã trở thành “chiếc gối”, và khi 
con  thức  giấc  mà  chẳng  thấy  chiếc  gối  đâu,  con  sẽ chẳng biết làm thế nào để 
ngủ  lại.  Vậy  nên,  cách  giải  quyết  chính  là  hãy  để  con  đi  ngủ  trong  tình  trạng 
giống  y  hệt  như  khi  con  phải thức giấc giữa đêm. Nói một cách khác, nếu như 
bạn  không  muốn  phải  thức  giấc  để  ru  con,  mang  cho  con  ti  giả,  ngồi  cạnh 
con,… thì đừng tạo môi trường như vậy khi con ngủ.  
 
Tất  nhiên  những  việc  này  không  phải  là  hoàn  toàn  xấu  bởi  khi  lớn  hơn con có 
thể  cảm  thấy  chán,  hoặc  nếu  bạn  chỉ  mất  10 phút ru con và con có thể tự ngủ 
suốt  đêm  thì  chẳng có vấn đề gì. Nó chỉ xấu khi khiến bố mẹ mất ngủ đến kiệt 
sức  mà  thôi.  Và  việc  bố  mẹ  kiệt  sức  còn  ảnh  hưởng  đến  con  nhiều  hơn  nữa 
đây.  Nói  chung  với  sự luyện tập và một vài cơ hội, chúng ta có thể rèn một thói 
quen  ngủ  mới  mà  không  cần  có  những  “chiếc  gối”  này.  Mặc  dù  không  dễ 
dàng  gì  để  nhận  ra  vấn  đề  cho  đến  khi  nó  thực  sự  xảy  ra,  và  cũng  rất  khó  để 
thay  đổi  một  thói  quen,  nhưng  hãy  cố  gắng  rèn  sự  tự  lập  ngay  từ  đầu,  hoặc 

36 
 
www.raisedhappy.co 

nếu  phát  hiện  ra  vấn  đề,  hãy  loại  bỏ  nó  sớm  vì  nếu  càng  để  lâu,  cả  bố  mẹ  và 
con đều khó mà ngủ ngon. 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

37 
 
www.raisedhappy.co 

7. Giấc ngủ của trẻ: câu hỏi thường gặp  

Trẻ  em  có  các  nhu  cầu,  thói quen và rắc rối về giấc ngủ khác nhau. Dưới đây là 


các câu trả lời cho một số câu hỏi thường gặp về giấc ngủ của trẻ.  
 
Con  tôi  3  tuổi  bị  co  giật  khi  bắt  đầu  ngủ.  Điều  này  có bình thường 
không? 
Có.  Những  co  giật  này  là  ‘trạng  thái  bắt  đầu  ngủ’  –  những  cơn  giật  nhanh  ở 
cánh  tay  và  chân  xảy  ra  khi  con  bạn  bắt  đầu  ngủ.  Gần  70%  trẻ  em  và  người 
trưởng  thành  có  trạng  thái  bắt  đầu  ngủ.  Sự  mệt  mỏi,  căng  thẳng  hoặc  thiếu 
ngủ  có  thể  làm  tình  trạng  này  trầm  trọng  hơn.  Vì  vậy  có  thể bạn nên kiểm tra 
thói  quen  ngủ  của  con bạn. Nếu đó không phải là những cơn giật nhanh hoặc 
chúng xảy ra vào ban đêm, bạn nên kiểm tra với bác sĩ. 
 
Có  bình  thường  không  khi  tôi  phải  đánh  thức  con  tôi  8 tuổi dậy đi 
học? 
Có  thể  là  bình  thường,  nhưng  trẻ  8  tuổi  thường  tự  thức dậy. Đây có thể là dấu 
hiệu  cho  thấy  con  bạn  có  rắc  rối  về  giấc  ngủ.  Hãy  kiểm  tra  thói  quen  ngủ của 
con  bạn,  đặc  biệt  xem  con  bạn  có  ngủ  đủ  so  với  lứa  tuổi  không.  Và  hãy  luôn 
đến gặp bác sỹ nếu bạn lo lắng. 
 
Con tôi ngáy và thở gấp vào ban đêm. Tôi có nên lo lắng không? 
Ngáy  có  thể  do  bị  lạnh  hoặc  bị  nghẹt  mũi  gây  ra.  Nếu  điều  này  xảy  ra  trong 
hầu  hết  các  đêm,  thậm  chí  khi  con  bạn  vẫn  khỏe,  nó  có  thể  là  dấu  hiệu  của 
chứng  ngưng  thở  khi  ngủ  do  tắc  nghẽn  (OSA).  Khi  xảy  ra  OSA,  những  vật cản 
trong  đường  hô  hấp  trên làm con bạn không thở được trong khi ngủ. Hãy đến 
gặp  bác  sỹ  nếu  con  bạn  ngáy,  ngưng  thở  khi  ngủ,  thở  nặng  nhọc,  thở  qua 
đường miệng, lăn lộn vào ban đêm, hoặc toát mồ hôi nhiều vào ban đêm. 
 

38 
 
www.raisedhappy.co 

Khi  nào  trẻ  cần  thôi  ngủ  ngày?  Một  giấc  ngủ  ngày  cần  dài  bao 
lâu? 
Khoảng  25%  trẻ  thôi  ngủ  ngày  khi  lên  3  tuổi.  50%  khác thôi ngủ ngày khi lên 3 
đến  4  tuổi.  Hầu hết trẻ em thôi ngủ ngày khi lên 5 tuổi nếu các em ngủ đủ vào 
ban đêm. Ngủ ngày có thể kéo dài từ 30 phút đến khoảng 2 tiếng. 
Nếu  bạn  đang  gặp  khó  khăn  vào  giờ  đi  ngủ,  hãy  thử  để  con  bạn  ngủ  ít  hơn 
trong  ngày  –  ví  dụ,  một  giấc  ngủ  sau  bữa  ăn  trưa.  Nếu  con  bạn  không  ngủ 
ngày  khi  bạn  cảm  thấy  bé  cần  ngủ  một  giấc,  hãy  để  bé  có  thời  gian  yên  tĩnh 
nghỉ ngơi trong phòng hoặc đọc sách. 
 
Con tôi thức dậy gắt gỏng nghĩa là sao? 
Nếu  con  bạn  gắt  gỏng  khi  thức  giấc,  có  thể  con  bạn  không  ngủ  đủ  hoặc 
không  có  đủ  giấc  ngủ  sâu.  Hãy  đến  gặp  bác  sỹ  nếu  bạn  lo  lắng  việc  con  bạn 
gắt gỏng có thể là do có rắc rối về giấc ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. 
 
Tôi có thể làm gì trong ngày để cải thiện giấc ngủ của con tôi? 
Những  mẹo  dưới đây làm vào ban ngày có thể giúp cải thiện giấc ngủ của con 
bạn vào ban đêm: 
● Cho  con  bạn  ăn  sáng  lành  mạnh  để  giúp  khởi  động  đồng  hồ  sinh  học 
của trẻ. 
● Khuyến  khích  con  bạn  có  thật  nhiều  ánh  sáng  tự  nhiên trong ngày, đặc 
biệt  là  vào  buổi  sáng.  Ánh  sáng  ban  ngày  sẽ  tắt  mê-la-tô-nin  trong  cơ 
thể  con  bạn,  giúp  bé  thức  giấc  và  tỉnh  táo,  và  ban  đêm  sẽ  bật 
mê-la-tô-nin lên để làm trẻ buồn ngủ. 
● Khuyến  khích  con  bạn  tích  cực  vận  động  và  tập  thể  dục. Hoạt động thể 
lực giúp trẻ ngủ giấc dài hơn. 
● Không  cho  con  bạn  dùng  chất  ca-phê-in  –  có  trong  nước  uống  năng 
lượng,  cà  phê,  trà,  sô-cô-la  và  cô-la  –  đặc  biệt  là  vào  cuối  buổi  chiều  và 
buổi tối. 

39 
 
www.raisedhappy.co 

● Bảo  đảm  rằng  con  bạn  có  bữa  ăn  tối  thỏa  đáng  vào  thời  gian  hợp  lý. 
Cảm  giác  đói  hoặc  quá  no  trước  giờ  đi  ngủ  có  thể  làm  trẻ  tỉnh  táo hoặc 
không thoải mái. Điều này có thể làm cho trẻ khó đi ngủ hơn. 
 
Làm  sao  để  tôi  có  thể  đẩy  thời  gian  đi  ngủ  của  con  tôi  lên  sớm 
hơn? 
Để  giúp  con  bạn  đi  ngủ  sớm  hơn,  hãy  bắt  đầu  bằng  quy  trình  đi  ngủ  hiện  tại 
của  trẻ  rồi  dần  dần  đẩy  lên  sớm  hơn  bằng  cách  cứ  vài  ngày  lại  bắt  đầu  quy 
trình  đi  ngủ  sớm  hơn  15  phút.  Hầu  hết  trẻ  em  đều  bắt đầu ngủ trong vòng 20 
phút  sau  khi  lên  giường.  Nếu  con  bạn  nằm  trên  giường  và  không  ngủ  từ  20 
đến  30  phút  sau  khi  đã  tắt  đèn,  có  thể  bạn  cần  phải  giữ  thời  gian  đi ngủ hiện 
tại trong một vài tuần trước khi lại đẩy lên sớm hơn. 
 
Hãy  cố gắng cho con bạn thức dậy vào cùng thời gian mỗi sáng, kể cả vào cuối 
tuần.  Việc  thường  xuyên  thức  dậy  đúng  giờ  vào  buổi  sáng  có  thể  giúp  duy  trì 
thời gian đi ngủ thường xuyên. 
 
Làm  sao  tôi  có  thể  khiến  con  tôi  (6  tuổi)  ngủ  trên  giường  của 
cháu? 
Dưới đây là một số ý tưởng để giúp con bạn ngủ trên giường của bé: 
● Tạo  quy  trình đi ngủ thường xuyên – ví dụ, tắm, kể chuyện và lên giường. 
Kiểm tra xem phòng ngủ con bạn có đủ tối, yên tĩnh và riêng tư không. 
● Sử  dụng  chiến  lược  cắm  trại  (camping  out)  –  thực  hiện  nhẹ  nhàng  và 
từng  bước.  Bạn  ngồi  với  con  bạn  cho  đến  khi  con  bạn  ngủ  rồi  dần  dần 
mang  ghế  của  bạn  ra  khỏi  phòng  ngủ.  Bạn  thực  hiện  chiến  lược  này 
trong từ 1 đến 3 tuần. 
● Khuyến  khích  những  thói  quen  ngủ tốt trong ngày – ví dụ, có thật nhiều 
ánh sáng mặt trời và tập thể dục. 

40 
 
www.raisedhappy.co 

● Hãy  khen  ngợi  con  bạn  khi  thấy  con  bạn  đang  cố  gắng  thay  đổi  thói 
quen  đi  ngủ.  Bạn  cũng  có  thể  sử  dụng  một  bảng  khen  thưởng  để 
khuyến khích hành vi đi ngủ mà bạn muốn. 
● Nếu  bạn  đang  lập  kế  hoạch  thay  đổi  quy  trình  đi  ngủ  và  thói  quen  ngủ 
của  con  bạn,  có  thể  bạn  nên  giải  thích  với  con  bạn  về kế hoạch cho quy 
trình đi ngủ mới của con bạn. Hãy kiên trì áp dụng kế hoạch. 
 
Tôi phải làm gì với việc con tôi đập đầu và lắc người khi đi ngủ? 
Đập  đầu,  lắc  người  và  lắc  đầu  hầu  như  không  có  hại,  và  con  bạn  sẽ  bỏ những 
tật  này  khi  lớn  lên.  Khoảng  5%  trẻ lên 5 tuổi sử dụng những hành vi tự ổn định 
này để đi ngủ. 
 
Cố  gắng  phớt  lờ  những  hành  vi  này  và  tìm  cách  giảm  tiếng  ồn,  giữ  cho  con 
bạn  an  toàn.  Ví  dụ,  bạn  có  thể  chuyển  giường  của  bé  ra  xa  tường,  kiểm  tra  và 
siết chặt đinh ốc giường. Hãy đến gặp bác sỹ nếu bạn lo lắng. 
 
Con  tôi  (3  tuổi)  đòi  bú  bình  sữa  cả  đêm.  Làm  sao  tôi  có  thể  chấm 
dứt thói quen này? 
Có  thể  điều  này  xảy  ra  là  vì  con  bạn  có  thói  quen  cần  một  bình  sữa  để đi ngủ. 
Khi trẻ không ngủ lại được vào ban đêm, trẻ sẽ đòi một bình sữa. 
 
Dưới  đây  là  một  số  mẹo  nhỏ  để  giảm  dần  việc  ăn  đêm  và  giúp  con  bạn  học 
cách ngủ độc lập: 
● Chọn  thời  điểm.  Có  thể  không  phải  là  thời  điểm tốt để bỏ việc uống sữa 
nếu nó đem lại sự ức chế cho bạn hoặc con bạn. 
● Nói chuyện với con bạn về việc thôi bú bình. 
● Khuyến  khích  con  bạn  sử dụng những cách dỗ giấc ngủ khác, ví dụ một 
chiếc mền hoặc thú bông. 

41 
 
www.raisedhappy.co 

● Khi  con bạn bỏ bú bình, hãy tổ chức ăn mừng lớn hoặc cho con bạn một 
phần thưởng. 
● Cố  gắng  không  quay  lại  thói  quen  cũ. Cho dù bạn chuẩn bị cho con bạn 
tốt  như  thế  nào  đối  với  sự  thay  đổi  này,  sẽ  vẫn  có  sự  không thoải mái và 
phản đối của con bạn. 
 
Tôi làm thế nào để con tôi 5 tuổi không mộng du? 
Bạn  có  thể  bắt  đầu  bằng  việc  kiểm  tra  xem  con  bạn  có  ngủ đủ không. Việc đi 
ngủ  sớm  hoặc  thường  xuyên  ngủ  đúng  giờ  có  thể  giảm  mộng  du.  Từ  7%  đến 
15%  trẻ  em  bị  mộng  du  và  thường  điều  này  không  có  nghĩa  là  có  gì đó không 
ổn. 
 
Nếu  con  bạn  bị  mộng  du,  hãy  bảo  đảm  an  toàn  cho  trẻ  bằng  cách  bỏ  mọi 
chướng  ngại  vật  ra  khỏi  phòng  ngủ  và  lối  đi  lại,  khóa  của  trước  và  cửa  sau,  bỏ 
những thứ làm trượt chân và kiểm tra để không có vật sắc nhọn xung quanh. 
Con  bạn  có  thể  nói  mơ  nữa.  Cũng  vậy,  không  có  gì  phải  lo  lắng  về  điều  này. 
Thông  thường  trẻ  sẽ  từ  bỏ  những  thói  quen  này  khi  bước  sang  tuổi  vị  thành 
niên. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sỹ nếu bạn lo lắng. 

 
Thỉnh  thoảng  con  tôi  tỉnh  giấc  khó  chịu,  khóc  và  không  dỗ  được. 
Tôi phải làm gì? 
Nếu  con  bạn không phản ứng với việc an ủi hoặc vỗ về nhưng vẫn khỏe mạnh, 
có  thể  con  bạn  bị  giật  mình  hoảng  sợ.  Hãy  bình  tĩnh  và  tránh  chạm  vào  con 
bạn,  trừ  khi  trẻ  có  nguy  cơ  làm  đau  bản  thân.  Đánh  thức  con  bạn  dậy  có  thể 
làm  kéo  dài  hiện  tượng  này.  Giật  mình  hoảng  sợ  không  làm  hại  con  bạn,  và 
con bạn sẽ không nhớ gì vào sáng hôm sau. 
 
Bị  quá  mệt  mỏi  hoặc  lo  lắng  có  thể  làm  cho  sự  việc  này  tồi  tệ  hơn,  vì  vậy  bạn 
nên  kiểm  tra  xem  con  bạn  có  đủ  giấc  ngủ  chất  lượng  tốt  hay  không.  Và  nếu 

42 
 
www.raisedhappy.co 

bạn  thực  sự  lo  lắng,  hoặc  dường  như  con  bạn  bị  giật  mình  hoảng  sợ  kéo  dài 
hoặc trở nên bạo lực, hãy nhờ chuyên gia tư vấn. 
 
Tôi cần làm gì khi con tôi bị ác mộng? 
Nếu  con  bạn  thức  giấc  sau  khi  bị  ác  mộng,  hãy  giải  thích  rằng  đó  chỉ  là  một 
giấc  mơ  xấu.  Hãy  cho  con  bạn  biết  rằng  mọi  việc  vẫn  bình  thường  và an toàn. 
Một  nụ  hôn  và một chiếc ôm có thể giúp con bạn ổn định trở lại. Khi lên 7 tuổi, 
con bạn sẽ tự đối phó với các cơn ác mộng mà không cần gọi bạn để vỗ về. 
 
Có  thể  bạn  nên  xin  tư  vấn  chuyên  gia  nếu  con  bạn  bị  ác  mộng  và  thực  sự  lo 
lắng  vào  ban  ngày.  Ngoài  ra,  hãy  nhờ  giúp  đỡ  nếu  các  cơn  ác  mộng  là  một 
phần phản ứng của con bạn đối với một sự kiện gây tổn thương. 
 
Con  tôi  bị  tự  kỷ  (ASD)  và  ngủ  kém.  Làm  thế  nào  để  tôi  có  thể thay 
đổi việc này? 
Bạn  có  thể  kiểm  soát  và  vượt  qua  nhiều  rắc  rối  về  giấc  ngủ  ở  trẻ  bị  ASD  bằng 
cách  áp  dụng  những  chiến  lược  hành vi thông dụng. Bạn cũng có thể khuyến 
khích  con  bạn  có  những  thói  quen  ngủ  tốt,  bao  gồm  chu  kỳ  ngủ  thường 
xuyên, quy trình đi ngủ tích cực, và thời gian đi ngủ phù hợp. 
 
Em  bé  sơ  sinh  chỉ  chịu  ngủ  trong  vòng  tay  của  tôi  thôi.  Tôi  có  thể 
làm gì để đặt con xuống vì tôi không thể làm được việc gì khác? 
Có  lẽ  thách  thức  lớn  nhất  đối  với  các  phụ  huynh  là  đối  mặt  với  sự  trái  ngược 
giữa  kỳ  vọng  và  hiện  thực  về  giấc  ngủ  của  trẻ  sơ  sinh.  Bố  mẹ  có  thể  luôn 
mường  tượng  hình  ảnh  những  đứa  trẻ  nằm  ngủ  hạnh  phúc  trong  nôi  nhưng 
không  biết  rằng  sự  thật  lại đối lập hoàn toàn. Bất kỳ em bé nào khi mới sinh ra 
cũng  muốn được tiếp xúc thân thể, được ru ngủ bởi nhịp đập trái tim và thanh 
âm giọng nói. 

43 
 
www.raisedhappy.co 

Trẻ  sơ  sinh  được  thiết  lập  để  ngủ  và  thức  dậy  trong  thời  gian  ngắn,  để  được 
cho  ăn  cực  kỳ  thường  xuyên  và  được tiếp xúc da thịt với mẹ để giúp kích thích 
và  tạo  nên  nguồn  sữa.  Chúng  đã  được  “lập  trình”  để  khóc bất cứ khi nào được 
đặt  lưng  xuống,  bởi  vì  nếu  bị  bỏ  lại  một  mình  mà  lại  chẳng  biết  cách  di 
chuyển,  phải  phụ  thuộc  vào  người  lớn  để  sống  sót  thì  thật  đáng  sợ  làm  sao. 
Ngay  cả  sự  kiểm  soát  nhịp  tim  và  nhịp  thở  của  em  bé  cũng  phụ  thuộc  khi 
nằm  trong  vòng  tay  mẹ  -  người  có  khả  năng  kích  thích  nhịp  tim  của  trẻ  sơ 
sinh. 
 
Đây  là  giai  đoạn  được  ví  như  quý  4  sau  thời  kỳ  mang thai 3 quý. Em bé sinh ra 
đã  kém  phát  triển  hơn  các động vật có vú khác. Tuy nhiên cũng là sự đánh đổi 
vì  trí  thông  minh  và  khả  năng  đi  thẳng  mà  ta  đang  sở  hữu.  Vì  bộ  não  của 
chúng  ta  lớn  nên  cần  những  hộp  sọ  lớn,  nhưng  hình  dạng  xương  chậu  của 
chúng  ta  không  phát  triển  song  song  như  vậy.  Vì  vậy,  em  bé  khi  sinh  ra  ít 
trưởng thành hơn và phụ thuộc nhiều hơn bất kỳ động vật có vú nào khác. 

 
Con  tôi  mỗi  lần  chỉ  ngủ  ngắn (nap) 20-45 phút. Làm sao để tôi kéo 
dài giấc ngủ này ra?   
Những  chương  trình  hay  cá  nhân  chuyên  huấn  luyện  về  giấc  ngủ  thường 
khiến  các  phụ  huynh  lo  sợ  khi  khẳng  định  rằng  những  giấc  ngủ  ngắn 
(catnaps)  là  không  tốt  cho  sự  phát  triển  của  trẻ,  trẻ  cần  ngủ  lâu  hơn  nếu 
không sẽ có hậu quả xảy ra. Tuy nhiên điều này là không đúng. 
 
Em  bé  không  có  chu  kỳ  ngủ  90  phút  như  người  lớn.  Chúng  sẽ bắt đầu từ chu 
kỳ  20  phút,  rồi  mới  tăng  lên  90  phút  trong  3  năm  đầu.  Nếu  chu  kỳ  của  con  là 
20  phút  thì  giấc  ngủ ấy không thể gọi là “cat nap” mà nó đúng là trọn vẹn một 
chu kỳ ngủ. 
 

44 
 
www.raisedhappy.co 

Những  em  bé  catnap  thường  ngủ  nhiều  giấc  và  dài  giấc  hơn  vào  ban  đêm. 
Một số khác chỉ cần ngủ ít hơn và hoàn toàn thoải mái với catnaps.  
Điều  này  có  khó  chịu  không?  Thỉnh  thoảng,  chắc  chắn  rồi. Nhưng đây có phải 
là  tín  hiệu  cho  thấy  em  bé  đang  có  điều  gì  không  ổn,  bị  rối  loạn  giấc  ngủ  và 
cần được chữa trị? KHÔNG. 
 
Vì  vậy,  nếu  em  bé  của  bạn  thức  dậy  sau  giấc  ngủ  ngắn  vui  vẻ  và  sảng  khoái, 
hãy  cứ  yên  tâm.  Nếu  chúng  thức  dậy  mệt  mỏi  và  cáu  kỉnh, hãy giúp con quay 
trở lại giấc ngủ với một chút thức ăn để chuẩn bị cho chu kỳ ngủ tiếp theo. 
 

Làm  sao  để  chồng  tôi  cho  con  ngủ?  Con  chỉ  đòi  mẹ  làm  tôi  thỉnh 
thoảng thấy ngột ngạt. 
Bạn  phải  sắp  xếp  trước  mọi  việc.  Bắt  đầu  bằng  việc  chồng  luôn  túc  trực  bên 
cạnh bạn khi bạn cho con ngủ. 
 
Sau  đó  một  tuần  hoặc  hơn,  hãy  để  cho  anh  ấy  thực  hiện  một  phần  công  việc 
bạn thường, chẳng hạn như thay tã, mặc quần áo cho con. 
 
Giữ  thói  quen  đó  trong  vài  ngày  rồi  tăng  nhiệm  vụ  của  bố  lên  dần  dần  như 
tắm cho con hoặc đọc sách. Tất nhiên mẹ vẫn ở đó để hỗ trợ nhé. 
 
Sau  ít  nhất  một  tháng,  bố  có  thể  bắt  đầu  âu  yếm/lắc  lư/vỗ  về  để  con  ngủ  sau 
đó chuyển sang cho mẹ. Bố và mẹ cũng có thể cùng hát một bài hát để ru con 
ngủ. 
 
Đến  tháng  tiếp  theo  thì  cứ  tăng dần thời gian giữa bố với con lên. Cho đến khi 
con  cảm  thấy  vui  vẻ  và  an  toàn  khi  có  bố  ở bên vào giờ đi ngủ thì mẹ mới nên 
đi  ra ngoài vài phút một lần. Mẹ từ từ tăng thời gian ra ngoài này trong một vài 
tuần sau đó rồi mọi chuyện sẽ ổn.

45 
 
www.raisedhappy.co 

Con  tôi  có  thể  ngủ  xuyên  đêm  trong  3  tháng  nhưng  đến  4  tháng 
thì lại bị tỉnh giấc quá nhiều. Chuyện gì đã xảy ra? 
Trẻ  em  tăng  trưởng  và  phát  triển  rất nhiều trong khoảng thời gian 4 tháng, và 
việc này một cách dễ hiểu ảnh hưởng đến giấc ngủ của em bé.  
 
Những  thay  đổi  này  ở giai đoạn 4 tháng tuổi có thể rất khó nhọc đối với em bé 
lẫn  người  chăm  sóc  nên  nó  thường  được  gọi  là  “hồi  quy  giấc  ngủ  bốn  tháng”. 
Lúc  này  em  bé  của  bạn  đang  học  các  kỹ năng mới và phát triển các phần mới 
của bộ não. Đó là điều hoàn toàn bình thường.  
 
Cách  tốt  nhất  có  thể  để  giúp  em  bé  vượt  qua  giai  đoạn  này  đó  là  gần  gũi,  âu 
yếm  con  nhiều hơn. Việc trẻ hay thức giấc không phải là thói quen, những việc 
bố  mẹ  làm  cũng  sẽ  không  thể  tạo  thành  thói  quen  -  mà  đó  là  nhu  cầu  sinh 
học  được  thúc  đẩy  bởi  những  thay  đổi  lớn  trong  não  bộ cùng những cảm xúc 
khổng lồ, đáng sợ mà con phải đối mặt. 
 
Nếu  chồng/vợ  bạn  hay  đơn  giản  là  một  bình  sữa  có  thể  dỗ  được  con  thì  bạn 
hãy  cứ  làm  điều  đó,  nhưng  về  cơ  bản,  chỉ  cần  để  nó  trôi  qua  như  thế mà thôi. 
Rồi nó cũng sẽ qua đi mà không cần một sự can thiệp nào. 
 
Những  bài  giảng  về  luyện  ngủ  thật  sự  chỉ  giỏi  làm  chúng  ta  sợ  hãi.  Sợ  rằng 
bạn  sẽ  cần  được  huấn  luyện  để  ngủ,  sợ  rằng  nếu  bạn  chăm  sóc  và  ru  em  bé 
ngủ  thì  bạn  đang  khiến  con  bị  phụ  thuộc  vào  chúng, sợ rằng giai đoạn này sẽ 
không  qua  đi  và  giấc  ngủ  của  em  bé  bị  phá  vỡ  mãi  mãi.  Và  điểm  chính  là 
những  nỗi  sợ  đó  sẽ  không  xảy  ra  nếu  bạn  sử  dụng  chương  trình  của  họ. 
Chúng  tôi  nghe  những  khẳng  định sai lầm này rất nhiều và họ thật quỷ quyệt. 
Họ  không  dựa  trên  bất  kỳ  nghiên  cứu  nào.  Nó  chỉ  đánh  vào  tâm  lý  của  bạn, 
nhưng thật sự không phải như vậy. 

46 
 
www.raisedhappy.co 

 
Một  vài  em  bé  vượt  qua  giai  đoạn  khó  khăn  này trong một hoặc hai tuần. Một 
số  mất  một  hoặc  hai  tháng.  Một  số  mất  nhiều  năm.  Dù  điều  này  diễn  ra  dài 
hay  ngắn,  việc  quan  trọng  bố  mẹ  cần  làm  là  ngủ  đủ  giấc để không bị kiệt sức 
ở  một  thời  điểm  nhất  định.  Thử  hỏi:  Vợ/chồng  của  bạn  có  thể  trông  nom  con 
khi  con  tỉnh  giấc  để  bạn  ngủ  thêm  một  chút  hay để bạn đi ngủ sớm hơn một 
chút  không?  Bạn  có thể thay đổi môi trường ngủ để bạn có thể ngủ cùng thời 
gian  với  con  nhiều  nhất  có  thể  không?  Trong  thời  gian  ngắn,  ngừng  đếm  số 
lần  thức  giấc  hoặc  bật  đèn  hoặc  nhìn  vào  điện  thoại  ngay  khi  thức dậy. Bỏ tất 
cả  các  nghĩa  vụ  khác  sang  một  bên  như  nấu  ăn,  dọn  dẹp  và  các  cuộc  gọi  xã 
giao  đến  mức  tối  thiểu  để  cảm  thấy  đỡ  mệt  hơn.  Ra  ngoài  thiên nhiên và tiếp 
xúc  nhiều  với  ánh  sáng  mặt  trời  giúp  con  người  cảm  thấy  thư giãn và ổn định 
hơn. 
 
Điều  gì  đang  xảy  ra  với  em  bé  8-10  tháng  tuổi  của  tôi?  Con  từng 
ngủ  rất  ngon  lành  nhưng  giờ  đây  mỗi  đêm  với  chúng  tôi  là  cực 
hình. Tôi nên làm gì? 
8  tháng  đúng  là  một  thời  gian  thử  thách.  Có  rất  nhiều  thứ  xảy  ra  đối  với  con 
dựa  trên  mặt  phát  triển  thể  chất  và  nhận  thức,  kể  cả  răng  miệng, và giấc ngủ 
tất nhiên là không thể bỏ qua. 
Trong  trường hợp này, việc bố mẹ khuất phục và chấp nhận sẽ tạo nên điều kỳ 
diệu.  Chấp  nhận  rằng  giấc  ngủ  của  em  bé  không  theo  tuyến  tính  và  bạn 
không làm điều gì sai cả. Cũng giống như vậy, nếu em bé có vấn đề, sao không 
thử  cho  bú  đến  khi  con  ngủ  luôn?  Nếu  đó  là  điều  con  cần,  thì  hãy  cứ  làm  đi. 
Khuất  phục  trước  nhu cầu của con, đi theo sự chỉ dẫn của con. Không sao đâu, 
điều này sẽ không kéo dài mãi mãi.  
 

47 
 
www.raisedhappy.co 

Làm sao để tôi biết giấc ngủ của con là không bình thường? 
Có  những  lúc  em  bé  thức  giấc  nhiều  đến  mức  bạn  phải  tự  hỏi  rằng  “Liệu  thế 
này  có  bình  thường  không?”.  Nếu  mọi  thứ  khác  của  em  bé  đều  ổn  thì  khả 
năng nguyên nhân thuộc về những vấn đề về y tế như dị ứng thức ăn, khó tiêu 
và  một  số  triệu  chứng  như  ngáy;  thở  hổn  hển;  thở  mạnh;  há  miệng  và  ngửa 
đầu  ra  phía  sau  khi  ngủ;  la  hét/khóc  thét  thường  xuyên  vào  ban  đêm;  nôn 
nhiều  và  có  mùi  hôi;  rất  khó  để  giữ  bình  tĩnh  bất  kể  bạn  làm  mọi  cách  để  dỗ 
dành;  thức  giấc  thời  gian  dài  vào  ban  đêm  (khi  đã  qua  giai  đoạn  sơ  sinh);  đổ 
mồ  hôi  dù  nhiệt  độ  phòng  rất  thấp;  thờ  ơ  vào  ban  ngày  nhưng  bồn  chồn  vào 
ban đêm; có hàm lượng sắt thấp. 
 
NẾU  bạn  nhận  ra  bất  kỳ  dấu  hiệu  hoặc triệu chứng nào ở trẻ, vui lòng xem xét 
tìm  kiếm  sự  hỗ  trợ  phù  hợp  và  chuyên  nghiệp.  Các  vấn  đề  như  khó  khăn  khi 
cho  ăn,  trào  ngược,  khó  tiêu,  ngưng  thở  khi  ngủ,  mức  độ chất sắt thấp đều có 
khả  năng gây ra sự tàn phá với giấc ngủ. Danh sách này không đầy đủ và cũng 
có  thể  còn  nhiều  yếu  tố  quan  trọng  khác.  Tin  vào  bản  năng  của  mình,  tìm 
kiếm  sự  giúp  đỡ,  động  viên  con  bạn  cho  đến  khi  bạn  cảm  thấy  mình  đã  tìm 
thấy sự hỗ trợ phù hợp. ⠀ 
 
Con  tôi  (toddler:  độ  tuổi  biết  đi,  khoảng  1-3  tuổi)  phản  kháng  khi 
đến giờ ngủ và thường thức dậy giữa đêm. Tôi có thể làm gì? 
Để  một  em  bé  toddler  có  thể  ngủ  là  một  điều  cực  kỳ  khó  khăn  bởi  có  quá 
nhiều  thứ  để  làm  khi  con  tỉnh  giấc.  Sau đây là một số lý do dẫn đến tình trạng 
khó ngủ của con: 
- Con có nỗi sơ bị bỏ lỡ (FOMO) 
Ngủ  có  nghĩa  là  không  được  tham  gia  những  trò  vui  khi  các  bạn  khác  đang 
chơi.  Vậy  nên  chẳng  có  cách  nào  để  chúng  đi  ngủ  khi  biết  rằng  ngoài  kia  có 
quá nhiều thứ đang diễn ra. 
- Con không thể tự đóng cửa bộ não/cơ thể của mình. 

48 
 
www.raisedhappy.co 

Cũng  giống  như  khi  bạn  có  một  ngày  cực  kỳ bận rộn hay một ngày ngập tràn 
trải  nghiệm  và  bài  học  thì  rất  khó  để ngủ khi não không thể tự chuyển chế độ 
hay cơ thể đang cố gắng để rèn luyện một kỹ năng thể chất nào đó.  
- Con vẫn cần sự bảo hộ, an toàn từ người chăm sóc. 
Dù  con  có  trông  lớn  thế  nào  thì  vẫn còn rất bé bỏng, vẫn cần được trợ giúp để 
cảm  thấy  an  toàn.  Ban  đêm  là  quãng  thời  gian  rất  dài  nếu  không  có  được  âu 
yếm hay uống chút sữa.  
- Chính trí tưởng tượng là thứ làm con sợ. 
Trẻ  sơ  sinh  không  sợ  bóng  tối  bởi  nó  chưa  phát  triển  trí  tưởng  tượng  vào  lúc 
đó.  Nhưng  khi  lớn  hơn  một  chút,  từ  khi mới biết đi thì lại bắt đầu tưởng tượng 
đủ thứ đáng sợ trên đời, như khi trời tối chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ngủ.  
- Có một thứ cụ thể nào đó khiến con tỉnh như sáo. 
Tương  tự  như  đã  đề  cập,  đây  có  thể  là  một  vấn  đề về thể chất hay do bé đang 
bận  tâm  điều  gì  đó.  Đó  có  thể  là  một  điều  rất  hệ  trọng  như  nhớ  bà  khi  bà  đi 
vắng,  hay  một  chuyện  nghe  có  vẻ  buồn  cười  với  chúng  ta  nhưng  lại  quan 
trọng với bọn trẻ.  
 
Khi  xác  định  được  nguyên  nhân  chính  khiến  bé  khó  ngủ  là  gì,  bạn  có  thể  tìm 
ra  những  “chiến  lược”  tốt  nhất  để  đối  phó  với  nó,  hãy  nhớ  rằng,  lý  do  khó  ngủ 
của  thứ  3  không  giống  với  thứ  2  đâu  nhé.  Điều  chỉnh,  lắng  nghe  cơ  thể  và 
hành  vi  của  họ,  viết  nhật  ký  để  tìm  ra  những  điểm  chung  đã  xảy  và  tiếp  tục 
nhắc nhở bản thân rằng con không bao giờ làm thế vì muốn làm phiền bạn. 
 
Con  tôi  (toddler)  vẫn  thức  giấc  và  đòi  cho  ăn  vào  giữa  đêm.  Điều 
này  có  bình  thường  không?  “Tôi  nghĩ  đến  bây  giờ  việc  ngủ  ngáy 
của con có cải thiện rồi chứ?” 
Chúng  tôi  hiểu  bạn.  Chúng  tôi  cũng  luôn  được  kể  cho  một  lời  nói  dối  ngọt 
ngào  rằng  giấc  ngủ  sẽ  cải  thiện  khi  trẻ  lớn  hơn.  Nhưng  tiếc  thay  đó  không 
phải  là  sự  thật.  Sự  thật  rằng  trẻ  không  ngủ  theo  tuyến  tính, mà nó như cái trò 

49 
 
www.raisedhappy.co 

chơi  tàu  lượn  siêu  tốc  vậy,  lên  xuống  thất  thường.  Hiểu  được  điều  này  là  bạn 
nắm  được  chìa  khóa  để  giải  quyết  mọi  việc.  Nếu  bạn  hiểu  đây  là  điều  bình 
thường,  bạn  có  thể  lên  kế  hoạch,  chiến  lược  để  giải  quyết.  Nhưng  nếu  bạn 
nghĩ  nó  không  bình thường, bạn sẽ bị căng thẳng và đi tìm mọi cách để tối ưu 
hóa giấc ngủ. 
 
Con tôi ngủ bao nhiêu là đủ? 
Con  tôi  chỉ  có  những  giấc  ngủ  ngắn  vào  ban  đêm.  Tôi  sợ  như vậy là không đủ 
và ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của con. 
 
Một  trong  những  điều  mà  “văn  hóa”  luyện  ngủ  làm  lung  lay  sự  tự  tin  của  bố 
mẹ đó là khiến họ sợ khi nghĩ rằng giấc ngủ bình thường của trẻ sơ sinh là dấu 
hiệu của bệnh thiếu ngủ mãn tính. Trẻ sơ sinh có nhiều đặc điểm khi ngủ khác 
với  người  lớn,  điển  hình  là  chu  kỳ  ngủ  ngắn  hơn.  Chu  kỳ  ngủ  của  người  lớn  là 
90-120  phút  và  cần  được  thiết lập trong vòng 5 năm, và vào lúc 3 tuổi, một chu 
kỳ  ngủ  bình  thường  cho  trẻ  là  60  phút.  Ở  em  bé  sơ sinh, một chu kỳ ngủ bình 
thường là 20-40 phút. 
 
Người  ta  thường  gọi  đây  là  catnapping  (giấc ngủ ngắn) khiến trẻ bị thiếu ngủ, 
dẫn  đến  bị  quá  sức.  Nhưng  nếu  chu  kỳ  ngủ  tự nhiên của em bé là 20-40 phút 
thì việc ngủ 20-40 có vấn đề gì cơ chứ? 
 
Điều  cần  quan  tâm  nói  chung  đó  là  số  lượng  và  chất  lượng  của  giấc  ngủ 
(chẳng  hạn  như  bé  có  thức  dậy  một  cách  vui  vẻ  và  thoải  mái  hay  mệt  mỏi  và 
cáu  kỉnh;  bé  có  bệnh  tiềm  ẩn  nào  không  như  ngáy,  khó  thở,  trào  ngược  dạ 
dày?) 
 
Điều  này  cũng  tương  tự  với  giấc  ngủ  đêm.  Độ  dài  của  chu kỳ ngủ không thay 
đổi  đơn  giản  chỉ  vì  do  không  gian  xung  quanh  đã  tối  đi.  Nhiều  em  bé  sẽ  thức 

50 
 
www.raisedhappy.co 

giấc  sau  mỗi  chu  kỳ.  Và  cho  dù  điều  đó  được  người  lớn  mặc  định  là  triệu 
chứng của mất ngủ thì với trẻ em đó là điều bình thường.   
Cũng  như  người  lớn,  mỗi  đứa  trẻ  có  một  nhu  cầu  ngủ  khác  nhau.  Vậy  nên độ 
tuổi  này  bé  có  thể  ngủ  19/24h,  vài  bé  khác  thì  khoảng 16h hoặc ít hơn. Khi bạn 
thấy  một  thông  tin  nào đó khẳng định rằng em bé X tháng tuổi cần Y giờ ngủ, 
hãy nhớ rằng đó chỉ là con số trung bình mà thôi.  
 
Vì  vậy  thay  vì  tập  trung  vào  ngủ  bao  nhiêu  giờ,  hay  băn  khoăn  khi  con  có quá 
nhiều  chu  kỳ  ngủ  ngắn,  hãy  hỏi  rằng  con  có  thức  dậy  vui  vẻ  và  thoải  mái  hay 
không?  Nếu  câu  trả  lời  là  có  thì  hãy  tin  con.  Tin  rằng  cơ  thể  của  con  đang 
mách  bảo  điều  mà  con  muốn  và  con đang đáp ứng được điều đó. Nếu câu trả 
lời  là  không,  đầu  tiên  bạn  phải  tìm  hiểu  nguyên  nhân  sâu  xa  của  nó.  Sau  đó 
suy  nghĩ xem bạn có thể làm gì để đảm bảo con bạn có thể ngủ nhiều nhất có 
thể.  Trái  với  quan  niệm  phổ  biến,  việc  luyện  ngủ  không  thể  giúp  cân  bằng 
nhiều giấc ngủ hơn và còn làm nó tệ đi nữa. Vì vậy, bế con, cho bú đến khi ngủ, 
ru  con,  lắc  lư  -  bất  cứ  điều  gì  giúp  con  đi  vào  giấc  ngủ  hay  trở  lại  giấc  ngủ 
nhanh nhất là lựa chọn tốt nhất để tránh tình trạng thiếu ngủ ở trẻ. 
 
Riêng  đối  với  giấc  ngủ  của  bạn,  nếu  con  bạn  suốt  đêm  thức giấc sau mỗi chu 
kỳ  ngủ,  cách  tốt  nhất  để  bạn  tối  đa  hóa  giấc  ngủ  là  cho  con  ngủ  trên  giường 
và  học cách cho con bú khi nằm 1 bên. Tất nhiên việc này cần luyện tập, nhưng 
một  khi  bạn  thành  thạo,  dù  bé  có  làm  gì  rồi  cũng  sẽ  ngủ  lại  khi  nào  mà  bạn 
không  biết.  (Ngoài  ra  cho  bú  khi  ngủ  còn  có  nghĩa  là  mẹ  và  bé  đồng  bộ  hóa 
chu kỳ ngủ/thức với con, do đó bạn cảm thấy ít bị kiệt sức hơn.) 
 
Nếu  bạn  không  cho  con  bú  hay  ngủ chung giường, hãy xem xét cách khác. Đi 
ngủ  sớm  hơn.  Bắt  mình  ngủ  trưa  mỗi  ngày.  Thiền.  Nếu  bạn  có  vợ/  chồng  hãy 
thay  phiên  nhau.  Một  người  đi  ngủ  lúc  7  giờ  tối  đến  12  giờ,  người  còn  lại  từ  12 
giờ  đến  6  giờ  sáng  mai.  Cách  này  sẽ  giúp  bạn  có  1  giấc  ngủ  cố  định  5-6  tiếng 

51 
 
www.raisedhappy.co 

(cộng  thêm  ngủ  chập  chờn  trong  nửa  buổi  tối  còn lại) hơn là cả 2 đều thức rồi 
bị đánh thức 20-60 phút một lần. 
 
Chú thích thuật ngữ    
Chiến  lược  cắm  trại  (Camping  Out):  Là  một  kỹ thuật dạy cho ấu nhi và trẻ em tự đi ngủ. Nó bao gồm việc ngồi hoặc 
nằm bên cạnh khi con bạn ngủ.  
Nhịp sinh học ngày đêm: Là đồng hồ sinh học 24 giờ điều khiển thói quen ngủ và thức của chúng ta.  
Giấc  ngủ  sâu:  Là  giai  đoạn  yên  bình  và  nghỉ  ngơi  của giấc ngủ. Một người đang ngủ sâu thì khó có thể tỉnh giấc và 
có  thể  cảm  thấy  khá  buồn  ngủ  nếu  tỉnh  giấc.  Ngủ  sâu  còn  được  gọi  là  giấc  ngủ  chuyển  động  mắt  không  nhanh 
(NREM).  
Mê-la-tô-nin:  Là  một  hóc-môn  được  tạo ra trong não. Nó được tiết ra khi cơ thể ở trong bóng tối, đem đến cho quý vị 
tín hiệu bắt đầu ngủ. Cơ thể duy trì mức mê-la-tô-nin cao vào ban đêm. Vào ban ngày hoóc-môn này bị ngừng lại.  
Chứng  ngưng  thở  khi  ngủ:  Là  một  tình  trạng  trong  đó  một  người  ngừng  thở  hơn  10  giây trong khi ngủ. Ngưng thở 
khi  ngủ  dẫn  đến  rối  loạn  giấc  ngủ  và  mệt  mỏi  vào  ban  ngày.  Ở  trẻ  sơ  sinh,  ngưng  thở  khi  ngủ thường gắn liền với 
việc sinh non và phải được theo dõi chặt chẽ. Tình trạng này cũng xuất hiện ở những trẻ lớn tuổi hơn, mà triệu chứng 
có thể bao gồm buồn ngủ trong lớp học, thiếu tập trung hoặc có các vấn đề về hành vi.  

 
 
Nguồn thông tin tham khảo 
1. Helping  Your  Baby  to  Sleep:  Why  gentle  techniques  work  best  (Anni 
Gethin & Beth Macgregor, 2007, Finch Publishing, Sydney) 
2. The  Sensible  Sleep  Solution:  A  guide  to  sleep  in  your  baby’s  first  year 
(Sarah Blunden & Angie Willcocks, 2012, Wakefield Press) 
3. Raising Children Network w
​ ww.raisingchildren.com.au  
4. Baby Sleep Site ​www.babysleepsite.com 
5. Sleeping Training Project 
6. Hand in Hand Parenting  
7. Sách  “Mẹ  Việt  nuôi  dạy  con  kiểu  Bắc  Âu”,  tác  giả  Phan  Linh,  NXB  Kim 
Đồng, Tái bản lần thứ 2, 4/2019 
 
 
 
 
 

52 
 
www.raisedhappy.co 

 
 
 
 
 
 
Sách điện tử “Hiểu về giấc ngủ” là sách điện tử phát hành miễn phí, không 
nhằm mục đích thương mại hay kinh doanh. Sách được viết, tổng hợp và 
biên tập bởi đội ngũ của Raised Happy và có bản quyền thuộc về Raised 
Happy. Vui lòng không tự ý sao chép, sửa đổi, phân phối, tái xuất bản và kinh 
doanh sách này dưới mọi hình thức hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào mà 
không có sự cho phép hoặc đồng ý của Raised Happy.  
 
 
Đội ngũ thực hiện 
Chịu trách nhiệm nội dung: Phan Linh  
Biên dịch, tổng hợp: Lan Chi  
Minh họa & dàn trang: Raised Happy Team  
 
 
Mọi ý kiến thắc mắc hoặc góp ý xin vui lòng liên hệ qua: 
raisedhappy@gmail.com 
linhphan87@gmail.com  
 
 
Raised Happy | Happy Parent, Happy Child  
www.raisedhappy.c​o 
www.facebook.com/raisedhappy.co   
 

53 
 
www.raisedhappy.co 

54 

You might also like