You are on page 1of 4

UBND HUYỆN TÂN UYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2010-2011


Khối lớp: 8
Môn: Ngữ văn
Đề số 2 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (4 điểm):

Mở đầu “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi viết:

“...Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo...”

(Trích: "Như nước Đại Việt ta" - Ngữ văn 8 - Tập 2)

Em hiểu ý nghĩa của tư trưởng nhân nghĩa thể hiện trong hai câu trên như thế nào?

Câu 2 (4 điểm):

Viết đoạn văn (khoảng 10- 5 dòng) triển khai luận điểm: Văn bản: “Khi con tu hú”
là tiếng nói chân thành của lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng.

C©u 3 (4 điểm):

Văn bản “Hịch tướng sĩ” có sức thuyết phục cao bởi vừa có lập luận chặt chẽ,
sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc. Bằng hiểu biết của mình em hãy chứng minh.

Câu 4: (8 điểm)

Thuyết minh về cây hoa hồng.

---------------------- Hết -----------------------

Họ và tên: ......................................................... Số báo danh:.....................................

Đề thi gồm 01 trang, trang số 01


UBND HUYỆN TÂN UYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2010-2011
Đề số 2 Môn: Ngữ văn
Khối lớp 8
Thời gian: 150'

Câu Nội dung Điểm


Ý nghĩa của hai câu thơ:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
- Nhân nghĩa là khái niệm đạo đức Nho giáo. Theo Nho giáo nhân
nghĩa được hiểu chung là lòng thương người, là đạo lí, là lẽ phải cần 0,5
làm trong mối quan hệ giữa người với người.
- Cốt lõi của tinh thần nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không chung chung
0,5
mà được thể hiện ở hai khía cạnh:
+ Mục đích cuối cùng của nhân nghĩa là “yên dân”; 0,5
+ Hành động của nhân nghĩa là “trừ bạo”. 0,5
- “Yên dân” là làm cho dân yên ổn, được hưởng thái bình, hạnh phúc.
0,5
Yên dân cũng có nghĩa là làm yên lòng dân.
- “Trừ bạo” là trừ diệt mọi thế lực bạo tàn, “bạo” là giặc Minh xâm
lược; “Quân điếu phạt” là nghĩa quân Lam Sơn vì thương dân mà trừ 0,5
diệt kẻ có tội.
Câu 1 - Với Nguyễn Trãi “nhân nghĩa ” gắn liền với yêu nước chống xâm
lược. Nhân nghĩa không những trong quân hệ giữa người với người mà 0,5
còn có trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc.
- Đây là điểm mới, sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn
0,5
Trãi so với tư tưởng Nho giáo.
* Yêu cầu về nội dung:
Câu 2 Học sinh viết được đoạn văn triển khai đúng luận điểm. Trong đoạn văn
3,0
có sử dụng yếu tố miêu tả, so sánh, nhân hóa.
* Yêu cầu về hình thức: 1,0
- Học sinh biết cách xây dựng đoạn văn

Hướng
Hướng dẫn
dẫn chấm
chấm gồm
gồm 04
04 trang,
trang, trang
trang số
số 01
01
- Trình bày, diễn đạt trong sáng;
- Dùng từ, đạt câu chính xác.
* Bài hịch có lập luận chặt chẽ, sắc bén:
- Bố cục bài hịch gồm 4 phần: 0,25
+ P1: nêu gương những tấm gương anh hùng đẻ khích lệ tinh thần trung
0,25
nghĩa, hi sinh vì nước.
+ P2: tố cáo sự ngang ngược và tội ác tày trời của giặc; bày tỏ lòng căm
0,25
thù giặc.
+ P3: Trên cơ sở ân tình, phê phán thái độ bàng quan của tướng sí, chỉ
0,25
ra việc đúng nên làm.
+ P4: động viên, khích lệ tinh thần tướng sĩ quyết chiến, quyết thắng kẻ
0,25
thù xâm lược.
- Cách sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để trình bày luận điểm một cách
0,25
phong phú, linh hoạt
+ P1: nêu gương rồi bình luận. 0,25
+ P2: dùng dẫn chứng để tố cáo kẻ thù sau đó bày tỏ nỗi lòng để khơi
0,25
gợi nỗi nhục mất nước và lòng căm thù giặc.
+ P3: Tác giả đưa ra lời phê phán nghiêm khắc, chỉ ra cái sai từ đó ôn
0,25
tồn khuyên bảo những điều nên làm
- Khích lệ nhiều nhiều hướng để tập trung vào một hướng. 0,25
* Bài hịch giàu hình tượng, cảm xúc: thể hiện trong toàn bài hịch, rõ
0, 25
nhất ở đoạn miêu tả tội ác của giặc và bày tỏ nỗi lòng tác giả
- Hình ảnh tên sứ giả được miêu tả bằng hình ảnh ẩn dụ, so sánh tu từ,
0, 25
từ ngữ sinh động kết hợp với kết cấu trùng điệp.
Câu 3 - Giọng điệu lời văn trong bài đa dạng, phong phú: 0,25
+ Khi ca ngợi những tấm gương trung nghĩa, giọng văn sảng khoái, hào
0,25
hùng. Khi tâm tình gan ruột, giọng văn sâu lắng mà sôi sục, thống thiết.
+ Khi phê phán hành động hưởng lạc thái dộ bàng quan của tướng sĩ
giọng văn vừa chân tình vừa nghiêm khắc, lúc sĩ mắng thẳng thừng, lúc
0,25
mỉa mai chế giễu. Khi khuyên bảo điều đúng nên làm giọng văn ôn tồn,
thân mật.
-> Lời văn chứa chan cảm xúc như vậy đã tạo nên sức truyền cảm
mãnh liệt. Sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu 0,25
hình tượng và cảm xúc có sức lôi cuốn mạnh mẽ.

Hướng dẫn chấm gồm 04 trang, trang số 02


1. Yêu cầu chung:
- Nội dung: học sinh thuyết minh được những đặc điểm cơ bản, tác
dụng, cấu tạo của cây hoa hồng. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Sử dụng
các phương pháp thuyết minh phù hợp. Học sinh nêu các ý khác với
hướng dẫn chấm nhưng vẫn đúng về cây hoa hồng thì vẫn cho điểm.
- Hình thức: bài làm đủ bố cục 3 phần; biết dựng đoạn, có sự liên kết
giữa các đoạn, các phần mạch lạc, lo gic; chữ viết cẩn thận, đúng chính
tả; dùng từ đặt câu chính xác.
2. Yêu cầu cụ thể:
* Mở bài: Giới thiệu chung về cây hoa hồng. 0.5
* Thân bài:
- Đặc điểm chung cây hoa hồng:
+ Thường được trồng ở trong vườn nhà, trong công viên, trang trại; 0.5
+ Có nhiều giống khác nhau: Hồng leo, hồng Pháp, hồng không gai… 0.5
+ Được coi là chúa tể của các loài hoa, là sử giả của tình yêu. 0,5
+ Nở hoa quanh năm; 0,5
+ Có giá trị kinh tế cao; 0.5
- Đặc điểm riêng của cây hoa hồng:
+ Thân, cành; 0,5
+ Lá; 0,5
+ Hoa nở bông đơn hoặc từng chùm, gồm nhiều cánh xếp lại. 0,5
+ Có nhiều màu hoa: đỏ, hồng, vàng, phấn hồng, xanh, đen... 0,5
+ Đế hoa: có hình chén; 0,5
+ Mùi hương… 0,5
- Tác dụng:
Câu 4 + Trồng làm cảnh; 0,5
+ Cây thuốc nam, chữa được một số bệnh thông thường 0,5
+ Làm nướcHướng
hoa dẫn chấm gồm 04 trang, trang số 03 0,5
* Kết bài: Khẳng định lại giá trị; suy nghĩ, cảm nghĩ của bản thân về
0,5
cây hoa hồng

------------------------Hết---------------------

Hướng dẫn chấm gồm 04 trang, trang số 03

You might also like