You are on page 1of 38

MỤC LỤC

NỘI DUNG KIẾN THỨC ........................................................................................ 3


1. Vai trò của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGOs) ....................... 3
1.1. Vai trò của chính phủ ................................................................................. 3
1.2. Vai trò của chính quyền địa phương ......................................................... 6
1.3. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental
Organizations):...................................................................................................... 6
1.3.1. Định nghĩa tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental
Organizations) ................................................................................................... 6
1.3.2. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ NGOS ...................................... 9
1.3.3. Hiệp hội du lịch sinh thái (The International Ecotourism Society) 11
2. Vai trò của các doanh nghiệp lữ hành và các nhà cung cấp dịch vụ đối với
du lịch sinh thái: ..................................................................................................... 11
2.1. Vai trò của các doanh nghiệp lữ hành .................................................... 11
2.2. Vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch ......................................... 14
2.3. Vai trò của hướng dẫn viên đối với du lịch sinh thái............................. 14
3. Vai trò của người dân địa phương và khách du lịch khi tham gia DLST ..... 16
3.1. Vai trò của khách du lịch đối với du lịch sinh thái. .................................. 16
3.2. Vai trò của cộng đồng dân cư địa phương đối với Du lịch sinh thái 18
4. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở một số nước trên thế giới và bài
học cho Việt Nam .................................................................................................... 20
4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở một số nước trên thế giới ... 20
4.1.1. Nhật Bản ................................................................................................ 20
4.1.2. Hàn Quốc ............................................................................................... 23
4.1.3. Nepal ....................................................................................................... 24
4.1.4. Indonesia: ............................................................................................... 28
4.1.5. Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng tại Vườn Quốc gia Galápagos,
Ecuador: ........................................................................................................... 30
4.1.6. Thái Lan ................................................................................................. 31
1.2. Rút ra bài học để phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam.................. 32
CÂU HỎI TỔNG HỢP KIẾN THỨC .................................................................. 36
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Vai trò của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGOs)
1.1. Vai trò của chính phủ
Chính phủ có vai trò quyết định trong việc phát triển và quản lý ngành du lịch
sinh thái. Chương trình của sự bền vững phần lớn là mối quan tâm của các cơ quan
công quyền hơn là của tư nhân. Những doanh nghiệp nhỏ thường rất cần sự hỗ trợ và
tư vấn bên ngoài nếu họ muốn thay đổi cách hoạt động cho có hiệu quả và phù hợp
với chương trình mới.
Chính phủ lập kế hoạch sử dụng đất, quy chế lao động và môi trường, cung
cấp các dịch vụ về hạ tầng cơ sở, xã hội và môi trường .
Chính phủ tích cực cam kết hỗ trợ ngành du lịch thông qua các dịch vụ tiếp
cận thông tin, giáo dục và các biện pháp khác. Ở những nước đang phát triển, lợi ích
từ du lịch bền vững gắn liền với việc xóa đói giảm nghèo và đầu tư vào việc bảo tồn
hơn. Còn ở những nước phát triển thì vấn đề nâng cao hiểu biết và quản lý khách du
lịch được nhấn mạnh hơn.
Chính phủ là người có vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành các chính
sách và các sáng kiến về du lich ́ h sách và sáng kiế n đó sẽ được
̣ sinh thái. Những chin
đưa ra như thế nào, lập kế hoạch như thế nào, quản lí ra sao? Là đối tượng duy nhất
không chỉ vạch ra các chính sách phát triển và quản lí dài hạn mà còn đưa ra các quy
định và luật pháp để bảo vệ môi trường sinh thái vì lợi ích của những thế hệ sau.
Những chính sách và kế hoạch của chính phủ còn có vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo cung cấp các tiêu chuẩn hài hòa, nhất quán và có hiệu quả cho toàn bộ
ngành du lịch. Vì nếu các đạo luật riêng lẻ trong từng lĩnh vực thì không đủ để đảm
bảo cho sự phát triển bền vững.
Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho du lịch sinh
thái phát triển. Thông qua các chính sách và đạo luật để có thể củng cố các quy định
cần thiết về môi trường, các tiêu chuẩn của ngành du lịch, vì thế có thể tối thiểu các
tác động tiêu cực.
Chính quyền từ mo ̣i cấp đều tham gia vào hoạt động phát triể n du lịch sinh
thái vì nó ngày càng được đánh giá là nguồn tạo ra nhiều lợi nhuận ( đặc biệt là ở khu
vực châu Á Thái Bình Dương, như Philippine, Tonga …đã đưa ra các chiến lược cho
sự phát triển du lịch bền vững trong dài hạn).
Chính phủ nhiều nước trên thế giới lập Chiến lược DLST quốc gia (National
Ecotourism Strategy). Chiến lược DLST quốc gia hoặc những kế hoạch tương tự tập
trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao năng lực phát triển du lịch
tại những khu vực tự nhiên với sự cam kết cao của cộng đồng dân cư địa phương.
Quốc gia tiên phong trong công việc này là ÚC (Australia). Brazil là nước đi sau, tuy
không hình thành chiến lược DLST quốc gia nhưng thể hiện bằng cách Chỉ dẫn cho
việc lập chính sách quốc gia trong DLST (Guidelines for an Ecotourism National
Policy). Cam kết lập kế hoạch phát triển DLST tại Úc và Brazil là rất cao vì chính
phủ hai quốc gia này nhận thức rõ nền kinh tế du lịch của họ phụ thuộc nhiều vào sự
bền vững của các hệ sinh thái tự nhiên.
Quyết định 1238/QĐ-BNN-TCLN 2014 Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc
gia Tam Đảo trong nghị quyết này chính phủ đã thể hiện được những vai trò của mình
đối với khu du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tam Bảo: Việc quy hoạch diện tích
( Diện tích cho thuê môi trường rừng đến năm 2020 là 1.703,90 ha, trong đó: Phân
khu hành chính - dịch vụ: 1.033,9 ha, gồm các khu: Hồ Xạ Hương - Thung lũng Chắt
Dậu: 107,0 ha; Khu Hồ Làng Hà - Rừng Lim: 28,3 ha; Khu km 15-18: 100,6 ha; Khu
chân đỉnh Rùng Rình: 37,8 ha; Khu Tây Thiên: 300,1 ha; Khu Lũng Vinh Ninh: 50
ha; Khu Tam Đảo II: 300,5 ha. Các khu khác: 109,6 ha. Phân khu Phục hồi sinh thái:
670,0 ha, gồm: Khu Bến Tắm (Đạo Trù): 100,0 ha; Khu Vĩnh Ninh (Đạo Trù): 100,0
ha; Khu Bản Long-Thác Thậm Thình (Minh Quang): 100,0 ha; Khu ven Hồ Thanh
Lanh (Trung Mỹ): 100,0 ha; Khu Đá Đen (Quân Chu): 100,0 ha; Khu ven Hồ Vai
Miếu (Ký Phú): 70 ha; Khu ven hồ Vai Bành (Phú Xuyên): 50 ha; Khu Suối Kẹm (La
Bằng): 50 ha. Mức độ tác động của hoạt động du lịch sinh thái tối đa là 20% tổng
diện tích được thuê môi trường rừng đặc dụng); đề ra các phương án bảo vệ rừng,
môi trường( Tổ chức thực hiện các biện pháp tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn triệt để
tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản và các động vật hoang
dã, tăng cường kiểm soát lửa rừng, Xây dựng các tuyến, điểm du lịch sinh thái nhằm
khai thác tốt cảnh quan thiên nhiên theo nguyên tắc: không làm thay đổi cảnh quan
thiên nhiên, không gây tác động xấu đến tài nguyên động thực vật hoặc làm giảm tính
đa dạng sinh học và gây ô nhiễm môi trường. Đảm bảo phát triển bền vững đối với
bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Tam Đảo….).
Các văn bản/khung pháp lý liên quan phát triển DLST ở Việt Nam
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, 2004; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP hướng
dẫn chi tiết thực hiện một số điều của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Quyết định số
186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy
chế quản lý rừng đã đề cập đến hoạt động phát triển DLST (Điều 53, Luật BV và
PTR; Điều 55-56, Nghị định 23 và Điều 22, Quyết định 186), theo đó DLST là một
hoạt động kinh doanh được phép phát triển trong rừng đặc dụng (VQG, Khu bảo tồn
thiên nhiên, rừng bảo vệ cảnh quan) như một hoạt động hỗ trợ bảo tồn, tạo thêm việc
làm và cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư sống ở khu vực rừng đặc dụng.
Luật Đa dạng sinh học, 2008 đã khẳng định giá trị DLST là một trong những
tiêu chí để thành lập một số loại khu bảo tồn : VQG (Khoản 4, Điều 17), Khu dự trữ
thiên nhiên (Mục b, Khoản 2, Điều 18), Khu bảo vệ cảnh quan (Mục c, Khoản 2, Điều
20) và khẳng định các hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong các khu bảo tồn
có quyền “tham gia, hưởng lợi từ từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong khu bảo
tồn” (Mục b, Khoản 1, Điều 30).
Luật Du lịch ban hành ngày 19/06/2017 là văn bản pháp lý cao nhất điều
chỉnh các hoạt động du lịch hiện nay ở Việt Nam có những điều khoản hỗ trợ để phát
triển DLST, theo đó khẳng định hướng ưu tiên phát triển DLST để phát triển du lịch
bền vững như một nguyên tắc phát triển của du lịch Việt Nam.
• Điều 6. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch.
1. Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt
động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương;
giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.
2. Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục
và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền
thống, sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
• Điều 8. Bảo vệ môi trường du lịch.
Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về bảo tồn và
khai thác bền vững các vùng đất ngập nước đã xác định vai trò của cộng đồng và ưu
tiên phát triển du lịch, đặc biệt là DLST như một cách tiếp cận bảo tồn có hiệu quả,
bao gồm :
• Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước dựa trên một trong
những nguyên tắc quan trọng là “Tăng cường sự tham gia bảo tồn các vùng đất
ngập nước của cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn và các khu vực lân
cận” (Khoản 3, Điều 4).
• Một trong những nội dung quan trọng của QLNN về bảo tồn và phát triển bền
vững vùng đất ngập nước là “Khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng, đặc
biệt là những người dân sinh sống trên các vùng đất ngập nước tham gia vào việc
bảo vệ các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường các vùng đất ngập
nước” (Mục g., Khoản 1, Điều 4)
1.2. Vai trò của chính quyền địa phương
Ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chính quyền địa phương và
cơ quan quản lý du lịch (tại Việt Nam là Ủy ban nhân dân và Sở văn hóa thể thao và
du lịch) cùng phối hợp, hành động để hoạt động du lịch tại mỗi địa phương đạt hiệu
quả cao nhất.
Chính quyề n điạ phương thể hiện quan điểm ủng hộ trong các cuộc trao đổi,
thảo luận với các nhà kinh doanh du lịch, với các tổ chức môi trường phi chính phủ
(NGOs) và với cộng đồng dân cư địa phương.
Những cơ quan này phải thể hiện bằng những cam kết thực hiện (commitments)
của họ là chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể. Từ đó, những nhà kinh doanh,
những người dân địa phương có phương hướng rõ ràng và vững tin vào khả năng
thành công trong việc triển khai DLST tại địa phương mình.
Dưới đây là một số ví dụ chỉ dẫn hành động của chính quyền địa phương và
cơ quan quản lý về du lịch:
- Tuyên truyề n giáo du ̣c nâng cao nhâ ̣n thức về DLST. Người đứng đầu các cơ
quan có trách phải tăng cường phố i hợp và tích cực tham gia để thực hiện
DLST.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai để phục vụ cho hoạt động DLST.
- Thực hiện công tác nghiên cứu vùng và khu vực thật cụ thể dựa trên các ảnh
hưởng của DLST tới môi trường, văn hoá và kinh tế.
- Hỗ trợ việc phát triển các mô hình DLST làm kinh tế phù hợp trong việc khai
thác các yếu tố tự nhiên và văn hoá địa phương.
- Xây dựng các tiêu chuẩn và quy định đối với công tác đánh giá tác động trên
các mặt văn hoá và môi trường; thiế t kế sức chứa cho các điểm đến DL phản
ánh đươ ̣c mức đô ̣ phát triển bền vững, được kiểm soát, điều chỉnh hợp lý.
- Xây dựng ban cố vấn về DLST bao gồm các thành phần tham gia (cộng đồng
địa phương, các nhà kinh doanh du lịch, các tổ chức phi chin ́ h phủ NGOs,
ngành DL).
- Thiết kế và thực hiện các chương trình giáo dục quốc gia để người dân nhận
thức tốt hơn về vai trò phát triển DLST.
1.3. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organizations):
1.3.1. Định nghĩa tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organizations)
Một tổ chức phi chính phủ (tiếng Anh: non-governmental organization–
NGO) là một tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào. Mặc dù về mặt kỹ thuật,
định nghĩa cũng có thể bao hàm các tổ chức phi lợi nhuận, thuật ngữ này thường giới
hạn để chỉ các tổ chức xã hội và văn hoá mà mục tiêu chính không phải là thương
mại. Một điểm nổi bật nhất của các tổ chức phi chính phủ là việc các tổ chức này tạo
ra những hệ thống gắn kết và mạng lưới kết nối những cá nhân xuyên quốc gia.
NGOs quan tâm tới công tác bảo tồn các di sản văn hoá và thiên nhiên.
Các tổ chức này là các nhóm vùng và quốc tế như:
- Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế – IUCN (World Conservation Union –
formerly International Union for the Conservation of Nature). Từ thập niên
1990 được gọi là Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế - World
Conservation Union) là một tổ chức bảo vệ thiên nhiên, rất nổi tiếng qua việc
công bố Sách đỏ hàng năm, nhằm cảnh báo thế giới về tình trạng suy thoái
môi trường thiên nhiên trên toàn cầu, và những tác động của con người lên sự
sống của trái đất. IUCN được thành lập tháng 10 năm. IUCN còn có 62 chi
nhánh ở các quốc gia khác. Số thành viên đến thời điểm tháng 12/2007 là 1074,
gồm những nhóm thành viên sau : 83 thành viên quốc gia, 111 thành viên là
các tổ chức trực thuộc các chính phủ, 847 thành viên là các tổ chức phi chính
phủ (NGO), trong đó có 83 tổ chức quốc tế, 33 thành viên từ những tổ chức
trực thuộc liên minh. Ngoài ra còn khoảng 1000 nhân viên và 10.000 nhà khoa
học, chuyên gia của 181 quốc gia trên thế giới hoạt động tình nguyện.Chủ tịch
UICN hiện nay là ông Valli Moosa (Nam Phi). Tổng giám đốc hiện nay là bà
Julia Marton-Lefèvre (Hunggari), từ ngày 2 tháng 1 năm 2007. Từ năm 1963,
Liên minh IUCN thường xuyên phát hành Sách đỏ (tiếng Anh là IUCN Red
List of Threatened Species, IUCN Red List hay Red Data List) là danh sách
về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới,
chia thành các cấp. Theo Sách đỏ UICN 2007 (danh sách cập nhật ngày 12
tháng 9), tổng cộng 16.306 loài sinh vật (thực- động vật), được coi là đang
nguy cấp, trong đó có 785 loài được coi là đã hoàn toàn tuyệt chủng và 65 loài
chỉ còn tồn tại trong môi trường nuôi nhốt (tuyệt chủng trong thiên nhiên),
trong tổng số 41.415 loài (của khoảng 1,9 triệu chủng loại trên thế giới) đã
được xếp hạng.

- Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế – OECD (Organization for Economic
Cooperation and Development). Là một tổ chức liên chính phủ được thành
lập theo một hiệp định ký tại Paris vào ngày 14 tháng 12 năm 1960 nhằm
thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của các nước thành viên và thế giới,
tăng cường thương mại quốc tế. OECD có trụ sở chính đặt tại Paris (Pháp).
Hai mươi nước tham gia ký kết ngay từ ngày đầu thành lập OECD vào năm
1960 gồm có: Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Cộng hòa Liên bang
Đức (cũ), Hy Lạp, Iceland, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ. Tính đến
thời điểm cuối năm 2011, OECD có tất cả 34 quốc gia thành viên và 70 quốc
gia không chính thức. Mục tiêu chính thức của OECD được ghi trong Điều 1
Hiệp định thành lập là phối hợp chính sách nhằm:Đạt được sự tăng trưởng
kinh tế bền vững, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân
ở các nước thành viên, trong khi vẫn duy trì được ổn định tài chính, và qua
đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thế giới; Góp phần vào sự lớn
mạnh vững chắc về kinh tế của các nước thành viên và các nước không phải
là thành viên trong quá trình phát triển kinh tế; Góp phần vào sự mở rộng
thương mại thế giới trên cơ sở đa phương, không phân biệt đối xử phù hợp
với các cam kết quốc tế.
- Hiệp hội du lịch Châu á – Thái bình dương – PATA (Pacific Asia Travel
Association). Là tổ chức quốc tế có uy tín cao trên thế giới với sự tham gia của
trên 2.100 thành viên và 82 Chi hội. Chức năng chính của PATA là phát triển
sản phẩm và hỗ trợ xúc tiến du lịch vì mục tiêu phát triển lâu dài của ngành lữ
hành và của các hội viên. Các cơ quan quản lý, kinh doanh, đào tạo du lịch ở
khu vực châu Á – Thái Bình Dương đều có thể dễ dàng tham gia PATA. Hiệp
hội hoạt động theo điều lệ được thảo luận và thông qua bởi tất cả các thành
viên, bảo đảm thông tin, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan, doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực này…
- Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới-WTTC – (World Travel and Tourism
Council) là một liên minh toàn cầu gồm hơn 100 thành viên. Các thành viên
là các chủ tịch, giám đốc điều hành của hơn 100 công ty nổi tiếng nhất thế giới
trong các ngành: lưu trú, ăn uống, du lịch biển, giải trí, vận chuyển và lữ hành.
WTTC được thành lập năm 1990, do một hội đồng gồm 15 thành viên điều
hành. Trụ sở chính của WTTC đặt tại Bruxell (Bỉ), ngoài ra còn có các vãn
phòng hoạt động tại Canada, Anh, Mỹ. Mục tiêu của WTTC là làm việc với
các Chính phủ để tạo thuận lợi cho du lịch phát triển phù hợp với chiến lược
phát triển kinh tế và ưu tiên giải quyết việc làm, xoá bỏ những rào cản phát
triển du lịch. Mật khác, WTTC còn có mục tiêu là làm cho du lịch được công
nhận là ngành có tiềm năng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm,phổ biến tiến bộ
khoa học công nghệ, kết nối cơ sở hạ tẩng với nhu cầu khách hàng.
- Tổ chức quốc tế về động vật và thực vật quý hiếm – CITES (The
Convention International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and
Flora).
- Tổ chức Động thực vật Thế giới (tiếng Anh: Fauna & Flora International,
viết tắt: FFI), thành lập năm 1903 với tên Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang
dã Hoàng Gia bởi một nhóm các nhà tự nhiên học người Anhvà chính trị
gia Mỹ tại Châu Phi. Sau đó thành Hiệp hội Bảo tồn Động vật, trước khi đổi
tên thành Hiệp hội Bảo tồn Động thực vật vào năm 1981.

Các tổ chức NGOs hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận, sẵn sàng hỗ trợ, giúp
đỡ phát triển hoạt động du lịch sinh thái từ đó mang lại những lợi ích thực tiễn phát
triển du lịch bền vững.
1.3.2. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ NGOS
Thứ nhấ t , Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh thái
NGOs giúp lập quy hoạch vùng, phát triển cộng đồng bản địa thông qua các
chương trình huấn luyện, đào tạo, giáo dục đối với người dân và doanh nghiệp.
NGOs hoạt động trên phạm vi rộng cả quốc tế lẫn quốc gia với mục đích đảm
bảo DLST được thực hiện đúng cách, phù hợp với các nguyên tắc bảo tồn và phát
triển bền vững.
Ví dụ: Khu bảo tồn biển Phú Quốc có vai trò quan trọng trong việc phục hồi,
tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, phát triển kinh tế biển, góp phần cải thiện
sinh kế của người dân ven biển và hải đảo; giáo dục cộng đồng, giải trí, du lịch sinh
thái và những vấn đề về môi trường. Trong những năm qua Khu bảo tồn biển Phú
Quốc nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính của các tổ chức phi chính phủ, các
chương trình, dự án về bảo vệ môi trường, bảo tồn biển như Hợp phần MLPA, Tổ
chức bảo vệ Động vật hoang dã (WAR), Liên minh đất ngập nước (WWF)…
Với những hỗ trợ đó, Khu bảo tồn biển Phú Quốc đã xây dựng, phát triển 3 tổ
tình nguyện cộng đồng về bảo tồn biển tại 3 xã Hòn Thơm, Bãi Thơm và Hàm Ninh
với 30 thành viên, chủ yếu là ngư dân. Thành lập 6 câu lạc bộ về bảo tồn biển trong
học đường ở 6 trường THCS và THPT trên địa bàn huyện, với hơn 250 học sinh tham
gia. Còn có hai nhóm giám sát đa dạng sinh học san hô, cỏ biển; đào tạo lặn biển bằng
khí tài cho cán bộ và ngư dân phục vụ công tác quan trắc, giám sát đa dạng sinh học,
lắp đặt, bảo dưỡng hệ thống phao phân vùng, phao neo, vệ sinh rạn san hô, trồng san
hô…
Ví dụ: Ngoài những hoạt động chuyên môn, nhiều hoạt động truyền thông đa
dạng, sinh động được tổ chức như xây dựng, lắp đặt panô, áp phích, sách giới thiệu,
phát tờ rơi, in áo, nón; tổ chức hội thảo về bảo tồn biển, bảo vệ động vật biển quý
hiếm; thi tìm hiểu về bảo tồn biển và đa dạng sinh học cho học sinh, đoàn viên thanh
niên và ngư dân; ra quân làm sạch môi trường ở khu vực dân cư và bãi biển nhân
Ngày Môi trường Thế giới, Ngày Đa dạng sinh học và Mùa hè xanh hàng năm; phối
hợp với Tổ chức bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) tổ chức “Ngày Hội bảo vệ Dugong
và động vật biển quý hiếm”; xây dựng, mở chuyên mục “Bảo tồn biển” phát sóng
định kỳ hàng tuần trên sóng phát thanh - truyền hình tỉnh Kiên Giang và huyện Phú
Quốc.
Thứ hai, Phát triển bền vững đối với cộng đồng dân cư địa phương
Quan điểm của NGOs là sử dụng DLST như một công cụ tố t nhấ t trong bảo
tồn và phát triển bền vững tài nguyên tự nhiên và văn hóa bản địa, thông qua việc thu
lợi từ các hoạt động kinh tế và giáo dục nhằm vào bảo tồn tài nguyên địa phương .
Ví dụ: Các chương trình ngắm, xem các loài động vật: Rùa, cá voi, chim cánh
cụt là các chương trình được thực hiện trong DLST nhằm nâng cao nhận thức về môi
trường và lập các quỹ bảo tồn. Các chương trình này khi thực hiện bao giờ cũng có
sự tham gia của hướng dẫn viên địa phương để đảm bảo công tác bảo tồn các loài
động thực vật quý hiếm.
Vai trò của NGOs trong DLST thể hiện thông qua các hoạt động:
- Tham gia các dự án và chương trình với các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
với hoạt động DLST.
- Phân phối các ấn bản, tài liệu hướng dẫn, sổ tay bảo vệ môi trường.
- Phổ biến và tổ chức các cuộc trao đổi về các hoạt động, kinh nghiệm bảo vệ
môi trường thành công khi tiến hành hoạt động DLST.
- Tổ chức các cuộc hội thảo.
- Thiết kế hệ thống các tiêu chuẩn và yêu cầu đối với các công ty lữ hành về
DLST.
- Xây dựng kết nối giữa các tổ chức, cá nhân liên quan (stakeholders) như Chính
phủ, doanh nghiệp, người dân.
- Bảo vệ môi trường thông qua ngăn ngừa, cải thiện, sửa chữa và phục hồi những
tài nguyên bị phá huỷ.
- Thúc đẩy các cá nhân và tổ chức liên quan đến DLST nhận thức tốt hơn và bởi
vậy quan tâm hơn thay vì cố gắng dùng triệt các tài nguyên.
1.3.3. Hiệp hội du lịch sinh thái (The International Ecotourism Society)
Hiệp hội du lịch sinh thái (TIES) là một tổ chức phi lợi nhuận và có các hội
viên quốc tế chuyên tìm đến các nguồn tài nguyên và xây dựng chuyên môn để đảm
bảo du lịch là một công cụ có lợi cho việc bảo tồn và phát triển bền vững.
Tổ chức này trợ giúp các nhà điều hành du lịch, bảo tồn và các nhà quản lý
khu bảo tồn thiên nhiên, các quan chức chính phủ, những người chủ các cơ sở lưu trú
và hướng dẫn viên du lịch, các nhà nghiên cứu và tư vấn, và những thành phần khác
có liên quan tới hoạt động du lịch sinh thái.
Hiệp hội đang soạn thảo những phương pháp tốt nhất để phổ biế n các kỹ thuật
tốt nhất trong việc thực hiện các nguyên tắc DLST bằng cách hợp tác với mạng lưới
chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực DLST.
Hiệp hội đặt ra bốn mục tiêu dài hạn sau:
- Thiết lập các chương trình giáo dục và tập huấn.
- Cung cấp các dịch vụ thông tin.
- Thiết lập các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá trong lĩnh vực DLST.
- Xây dựng mạng lưới quốc tế gồm các cơ quan nghiên cứu và các chuyên gia
trong lĩnh vực DLST
2. Vai trò của các doanh nghiệp lữ hành và các nhà cung cấp dịch vụ đối với du
lịch sinh thái:
Tại sao các doanh nghiệp lữ hành và các nhà cung cấp dịch vụ cần có trách
nhiệm phát triển du lịch sinh thái?
- Các doanh nghiệp lữ hành và các nhà cung cấp dịch vụ là trọng tâm trong hệ
thống du lịch, họ có khả năng gây ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phát triển du
lịch sinh thái nói riêng và toàn ngành du lịch nói chung.
- Các doanh nghiệp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp qua các đối tượng khác tới
việc thực hiện du lịch tại một điểm đến. Cách thức các doanh nghiệp du lịch
khai thác các giá trị tự nhiên và nhân văn của điểm đến và biến nó thành các
sản phẩm du lịch ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế - xã hội - môi trường của địa
phương.
- Là người tổ chức cho khách du lịch đi du lịch, cách thức kinh doanh của các
doanh nghiệp du lịch ảnh hưởng đến cách thức trải nghiệm và hành vi tiêu
dùng có trách nhiệm hay không của du khách.
2.1. Vai trò của các doanh nghiệp lữ hành
Tuân thủ các nguyên tắc, hướng dẫn chung của DLST và DL bền vững. Tại
nhiều điểm du lịch. Các doanh nghiệp du lịch truyền thống phần lớn chỉ quan tâm đến
lợi nhuận và không có hoặc có rất ít các cam kết đối với việc bảo tồn hoặc quản lý
các khu tự nhiên, văn hóa điểm đến. Do vậy các doanh nghiệp lữ hành DLST phải có
sự cộng tác với ban quản lý và đảm bảo tuân thủ nguyên tắc nhằm mục đích đóng góp
vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực. Có như vậy
các giá trị tài nguyên tự nhiên, văn hóa mới có thể giữ được những nét đẹp của nó để
có thể khai thác được trong tương lai.
Chuẩn bị nguồn lực và điều kiện hoạt động DLST. Quá trình thực hiện du lịch
có trách nhiệm tại doanh nghiệp bắt đầu từ nhận thức, đặc biệt của cấp quản lý cao
nhất. Từ tầm nhìn của doanh nghiệp, hệ thống các chính sách được đưa ra thể
hiện cam kết thực hiện du lịch có trách nhiệm. Sau khi được cụ thể hóa, các chính
sách đó được phổ biến trong nội bộ công ty và giới thiệu với đối tác của doanh nghiệp
để thực hiện. Quá trình phổ biến bao gồm nhiều hoạt động từ đào tạo, hội thảo, tổng
kết, báo cáo tới các các hình thức tuyên truyền nội bộ. Từ đó, các hoạt động du lịch
có trách nhiệm được thực hiện tại doanh nghiệp.
Đối với du lịch sinh thái, hướng dẫn viên không chỉ là người cung cấp những
thông tin về điểm đến thông thường mà còn là một diễn giải, tuyên truyền viên tích
cực nâng cao nhận thức mang tính giáo dục về môi trường và sinh thái. Vì vậy, các
DN lữ hành cần tổ chức việc đào tạo các hướng dẫn viên DLST các DN lữ hành:
Cung cấp các kiến thức về tự nhiên; các kỹ năng thuyết trình, giảng giải.
Có cam kết trách nhiệm rõ ràng về đóng góp bảo tồn và hỗ trợ phát triển cộng
đồng. Vì doanh nghiệp nhận được nguồn doanh thu lớn từ hoạt động DLST mà du
lịch sinh thái chỉ hấp dẫn khi có sự tham gia của người dân địa phương. Do vậy người
dân địa phương cũng là người gián tiếp tạo ra nguồn thu cho doanh nghiệp, thế nên
doanh nghiệp phải có sự cam kết trên để giúp đỡ người dân địa phương, cũng chính
là góp phần giúp đỡ doanh nghiệp.
Thể hiện việc tôn trọng các di sản môi trường, con người và văn hoá. Cu ̣thể :
- Giảm và thu lượm những chất thải và những thứ có thể tái tạo (tái sử dụng).
Đối với các sản phẩm sinh thái, phải được làm bằng các nguyên liệu dễ tái tạo
và dễ phân huỷ về mặt sinh học.
- Giảm thiểu các mùi ôi thối, tiếng ồn và ô nhiễm.
- Phát triển và sử dụng các thiết bị, phương tiện thân thiện với môi trường và .
- Tăng cường quan hệ tốt đẹp với các dân cư địa phương.
- Doanh nghiệp đặc biệt là các hướng dẫn viên và nhà điều hành trong buổi họp
đoàn có thể khuyết khích du khách mang theo bình nước cá nhân của mình để
giảm thiểu việc sử dụng chai nhựa, hoặc doanh nghiệp có thể thiết kế các bình
nước cá nhân và tặng du khách thay vì tặng mũ,áo. Trong quá trình Hướng dẫn
viên có thể khéo léo nhắc khách phân loại rác, hoặc nhắc khách hãy vứt rác ở
nơi có quy định.
Cung cấp các dịch vụ phù hợp: phải theo dõi và cam kết đáp ứng được
các tiêu chuẩn của các dịch vụ được cung cấp cho khách du lịch
Quan hệ, làm việc với những nhà cung cấp tốt và phù hợp nhất: chỉ lựa
chọn và hợp tác với những nhà cung cấp có trách nhiệm với môi trường, con
người (hệ sinh thái nói chung).
Khi tổ chức chương trình DLST, các doanh nghiệp lữ hành nên
chuẩn bị tốt những công việc sau:
- Trước chuyến đi:
• Cung cấp thông tin đầy đủ cho khách DL và nhân viên để họ tôn trọng môi
trường thông qua các hoạt động giáo dục trước mỗi chuyến đi :
• Cung cấp chỉ dẫn cho khách du lịch (guidelines for ecotourist)
• Thông tin về các sản phẩn được cung cấp một cách chi tiết
• Thông tin về những nơi đến tham quan
- Trong chuyến đi:
• Quản lý bảo vê ̣ môi trường, an ninh an toàn
• Đặt giới hạn về số lượng KDL/ hướng dẫn viên (thông thường là 8-12khách, tối
đa là 15 khách);
• Chuẩn bị đầy đủ các số/thông tin liên lạc với cơ quan hành chính địa phương, cơ
quan bảo vệ khu vực tự nhiên đề phòng những trường hợp khẩn cấp;
• Khuyến khích và thúc đẩy các lợi ích kinh tế tại những nơi tiến hành hoạt động
DLST. Bao gồ m sử dụng các lao động địa phương phục vụ các hoạt động của
khách DL; Sử dụng các thiết bị, tiện nghi địa phương phù hợp;Xây dựng quỹ bảo
tồn môi trường địa phương;Tối đã hoá việc mua sản phẩm, dịch vụ từ những nơi
đến thăm;Tôn trọng các nhà sở hữu tư nhân và các khu bảo tồn
• Các hãng lữ hành phải liên hệ trước với các chủ sở hữu tư nhân và các khu vực
bảo tồn trước khi tiến hành các hoạt động như đi dã ngoại đường dài, quan sát,
theo dõi, ngắm cảnh hoặc ăn uống tại khu vực đến thăm.
Để nhận biết một hãng lữ hành sinh thái tốt, chúng ta có thể kiểm tra
dựa trên các yếu tố nêu trên. Hoă ̣c trả lời các câu hỏi:
1. Hướng dẫn viên sinh thái có nắm được kỹ thuật First Aid (sơ cứu ban đầu) ?
2. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc tai nạn xảy ra, bệnh nhân sẽ được đem đi như
thế nào tới bệnh viện hoặc các trung tâm y tế gần nhất ?
3. Có bao nhiêu khách trên một hướng dẫn viên ?
4. Các tài liệu, hình thức chỉ dẫn cho khách trước chuyến đi gồm những gì ?
Trong nhiều trường hợp, các hãng lữ hành chuyên nghiệp cầ n yêu cầu khách
DL hoàn thành mẫu đăng ký trước chuyến đi. (về tình trạng sức khoẻ, về thể lực, về
khả năng bị dị ứng, nhóm máu). Tất cả những điểm này thể hiện mức độ quan tâm
của hãng lữ hành đối với khách du lịch trước và trong chuyến đi.
2.2. Vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch
Nhà cung cấp dịch vụ du lịch bao gồm: Nhà cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn
uống; Nhà cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí; Nhà cung cấp dịch vụ du lịch khác.
Các nhà cung cấp dịch vụ cho phát triển du lịch sinh thái đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong việc tạo thêm lợi ích du lịch cho du khách tại các điểm du lịch. Một
nhà cung cấp dịch vụ cần có những điều kiện làm việc đạt tiêu chuẩn theo quy định,
không buôn bán hàng hóa hoặc những động vật quý hiếm đang trên bờ tuyệt chủng,
sử dụng những nguồn thực phẩm sạch, bền vững và chi trả lương công bằng cho nhân
viên…
Các nhà cung cấp có thể là người dân địa phương, cũng có thể là các nhà đầu
tư tại nơi khác đến. Họ cần giữ gìn và bảo vệ môi trường, ảnh quan, các yếu tố tạo
nên điểm thu hút khách du lịch nói chung cũng như DLST nói chung. Có như vậy
việc phát triển du lịch mới bền vững, điểm du lịch không đi đến giai đoạn suy tàn.
Như vậy, việc kinh doanh của các nhà cung cấp mới được đảm bảo. Cho nên các nhà
cung cấp dịch vụ cũng giúp giữ gìn và phát triển du lịch sinh thái, làm gương cho
khách và dân cư điạ phương.
2.3. Vai trò của hướng dẫn viên đối với du lịch sinh thái
Hướng dẫn viên sinh thái ngoài những vai trò như những chương trình du lịch
khác, họ còn đóng một vai trò quan trọng đă ̣c biê ̣t trong DLST. Cu ̣ thể :
Giảng giải, truyền đạt làm thay đổi trong nhận thức, thái độ, hành vị của khách
du lịch theo hướng bảo vê ̣ môi trường.
Giúp khách du lịch tóm tắt những điều cần ghi nhớ: hoạt động nào được chấp
nhận và hoạt động nào không được chấp nhận tại những nơi đến tham quan.
Việc giảng giải làm cho DLST có tính giáo dục ‘Người ta đi du lịch sinh thái,
họ sẽ có trải nghiệm của một ngày; nế u giảng giải, giáo dục họ về DLST, thì sẽ thay
đổi cả lố i sống của họ’.
Thái độ và hành động của HDV tại điểm đến sẽ tác động trực tiếp đến hành vi
của khách du lịch. HDV cần có những hành vi và thái độ đúng đắn đối với các tệ nạn
hoặc những vấn đề tiêu cực xảy ra tại điểm đến. HDV không nên cổ súy cho du khách
và thực hiện các hành vi có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, cộng đồng địa
phương tại điểm đến. Nghĩa là, khi một trẻ/ người ăn xin đến gần đoàn khách mà
những người khách có thái độ nghi ngờ về hành động ăn xin của trẻ/ người ăn xin.
Nếu HDV có thể cho ng ăn xin một ít tiền/ hoặc cho bánh, kẹo… thì có thể tác
động đến hành vi của khách- có thể họ cũng cho ng ăn xin. Nhưng nếu HDV
có hành động đuổi ng ăn xin đi thì đồng nghĩa đối với khách trong đoàn cũng
sẽ không cho ng ăn xin. Vì họ tin tưởng những người HDV đã có kinh nghiệm
hướng dẫn sẽ biết được tình huống nào là thật và tình huống nào là lừa đảo.
Nếu HDV có hành động không đúng tại điểm đến ví dụ như anh ấy đang nói
cho mọi người về cách làm sao để bảo vệ môi trường, nhưng chính bản thân
anh ấy lại sử dụng đồ nhựa một cách tràn lan. Vì vậy khách du lịch sẽ nhìn
thấy và đánh giá không tốt.
Vì HDV là người trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch nên những công
việc giảng giải của HDV rất quan trọng và phải thể hiện được:
- Chất lượng giảng giải tốt, đem đến những thông tin bổ ích để từ đó nâng cao
trách nhiệm và nhận thức của du khách trong việc bảo vệ môi trường.
- Thông tin nơi đến thăm chi tiết. HDV cần có sự am hiểu chuyên sâu về cảnh
quan điểm đến cũng như văn hóa và cộng đồng địa phương.
- Tinh thần tôn trọng cao đối với môi trường, văn hóa, con người địa phương tại
điểm đến.
- HDV cầ n tận dụng những phương tiện sẵn có cũng như các trang thiết bị để
hỗ trợ cho công việc giảng giải của mình, ví dụ: ảnh, bản đồ, các mẫu vật, đồ
hoạ và cả hê ̣ thố ng âm thanh ánh sáng (nếu có).
- Các trung tâm giáo dục: xây dựng các hoạt động giáo dục và các tài liệu hỗ
trợ.
- Tổ chức các buổi trưng bày và triển lãm để giúp du khách có những trải nghiệm
đáng nhớ hơn tại điểm đến.
- Các ấn bản: là phương pháp có hiệu quả về chi phí, có thể đến được với nhiều
người. Nó dưới dạng các tờ rơi, bản đổ, sách, hoạ báo, poster, bưu ảnh, lịch,
tem dán...
Các nguyên tắc để diễn giải thành công :
- Người học được chủ động tham gia vào quá trình học tập.
- Đồ ng thời sử dụng càng nhiều giác quan càng tốt. Thông tin lưu giữ được 10%
sau khi nghe; 30% sau khi đọc; và 50% sau khi nhìn và 90% sau khi làm.
- Khách tự khám khá là cách kích thích cảm giác thích thú và hào hứng.
- Tổ chức các hoạt động học tập kiểm tra.
- Nhận thức được sự hữu ích của các kiến thức đạt được làm cho quá trình học
hiệu quả hơn.
- Người ta có thể học từ những kinh nghiệm đầu tiên.
3. Vai trò của người dân địa phương và khách du lịch khi tham gia DLST
3.1. Vai trò của khách du lịch đối với du lịch sinh thái.
̣ sinh thái là người tiêu dùng du lich
Khách du lich ̣ với mu ̣c đích chính là tham
quan nghiên cứu tài nguyên du lich,̣ có ý thức và trách nhiệm về bảo tồ n và phát triể n
thiên nhiên, có trách nhiệm đố i với cô ̣ng đồ ng dân cư bản đia.̣
Không đơn thuần chỉ là tham quan ngắm cảnh nghỉ dưỡng, khách du lịch đóng
một vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần phát triển du lịch bền vững tại
các điểm đến.
Khách DLST phải tham gia vào công tác bảo vệ tài nguyên tự nhiên, là những
người chủ động xây dựng mối quan hệ giữa việc quản lý với người dân địa phương.
Công việc mà khách du lịch có thể làm là hỗ trợ tài chính cho người dân địa
phương, giúp đỡ, tạo điều kiện trong các hoạt động phát triển du lịch.
Khách DLST là những người tiêu dùng cuối cùng, bởi vậy cần phải giữ vai trò
phát triển du lịch bền vững: phải tôn trọng các giá trị văn hoá bản địa, sắc tộc của
người dân bản địa; tránh những hành vi, thái độ gây ra những tiêu cực đối với người
dân tại khu vực. Điều quan trọng là các khách DLST phải nhận thức, hiểu được đầy
đủ về văn hoá, lịch sử, địa lý, các nguyên tắc đạo đức của khu vực đến thăm.
Khẩu hiệu đặt ra đố i với khách DLST trong hành vi tiêu dùng mình là “không
giế t gì ngoài thời gian, không lấy gì ngoài những bức ảnh, không để la ̣i gì ngoài những
dấu chân”.
Khách du licḥ thể hiện vai trò của min ̀ h đố i với DLST qua những đặc
trưng sau:
- Thứ nhất, yêu thiên nhiên, thích tìm hiể u hệ sinh thái đa da ̣ng và khám phá
những điề u bí ẩn của tự nhiên và văn hoá bản điạ của điểm đến, có sở thích
tìm hiểu về các loài đô ̣ng vâ ̣t hoang dã tai ̣các vườn quố c gia, các khu bảo tồ n
thiên nhiên.
- Thứ hai, thích lưu trú trong điề u kiện tự nhiên, thić h di chuyể n bằng các
phương tiện không gây ô nhiễm môi trường.
- Thứ ba, đặc biệt ưa thích các món ăn được coi là đặc sản có giá tri văn
̣ hoá ẩm
thực cao ở nơi đế n du lich.
̣
- Thứ tư, thić h tham gia vào các sinh hoa ̣t đời thường, văn hoá dân gian của cư
dân bản đia.̣ Sản phẩm DLST có tiń h hấp dẫn cao, quyế n rũ được khách DLST
bởi tiń h hấp dẫn của ba thành phần cố t lõi ta ̣o ra thương hiệu của điể m.
Du lich ̣ sinh thái là mô hiǹ h sản phẩm du lich ̣ 3F.
Mô hình 3Fs:
- Fauna(động vật)
- Flora (thực vật)
- Folk (văn hóa dân gian)
Sản phẩm du lịch sinh thái là giá trị sinh thái và văn hoá bản địa được khai
thác dựa trên các nguồn lực bản địa, với sự tham gia tích cực của cư dân bản địa. Một
mặt làm thoả mãn nhu cầu du lịch sinh thái của khách, mặt khác giáo dục môi trường
và góp phần vào sự bảo tồn và phát triển điểm đến du lịch.
Theo tác giả Lindberg (1991), có bốn loại khách DLST:
- Thứ nhất, Những người thực sự (hard-core) cố ng hiế n vì tự nhiên: các nhà
nghiên cứu khoa học, các giáo sư nghiên cứu về môi trường, bảo vệ môi trường,
loa ̣i bỏ chất thải, ô nhiễm môi trường hoặc các mu ̣c đić h tương tự. Ví Dụ :
Thầy cô giáo của trường tài nguyên môi trường mỗi năm đều phải đến rừng
quốc gia để làm nghiên cứu về các vấn đề của hệ sinh thái trong bối cảnh thay
đổi khí hậu; mỗi năm khoa DL & Ks của Đại học KTQD đều có một chuyến
đi để khảo sát thực tế về loại hình du lịch sinh thái.
- Thứ hai, Những người ngưỡng mô ̣ tự nhiên, các hệ sinh thái, họ tham gia các
chuyế n đi, đặc biệt tới những khu vực được bảo vệ để tìm hiể u, học hỏi về lich
̣
sử văn hoá, tự nhiên, điạ phương.
- Thứ ba, Những khách du lich ̣ tự nhiên, họ đế n thăm các khu sinh thái như
Amazon, loa ̣i đưòi ươi Rwanda hoặc những điể m đế n tương tự khác, nhưng
không phải là những chuyế n đi thường xuyên.
- Thứ tư, Những khách du lich ̣ thông thường, có chút cảm tin ̀ h với thiên nhiên,
họ đế n với thiên nhiên, hệ sinh thái mô ̣t cách tin
̀ h cờ, ngẫu hững như là mô ̣t
phần mở rô ̣ng trong các tour du lich
̣ của họ.
Theo các tác giả Butler & Hvenegaard (1998), Eagles (1992) và Wilson
(1997): khách DLST có một số những đặc điểm chung:
- Thuô ̣c vào nhóm được giáo du ̣c rất tố t.
- Thuô ̣c vào nhóm thu nhâ ̣p cao so với mức chung.
- Muố n trải nghiệm, đồ ng thời học các hiện tượng tự nhiên, trải qua các khu vực
tự nhiên còn hoang dã và không bi ta ̣ ́ c đô ̣ng bởi bàn tay con người để làm mô ̣t
cái gì đó có ích cho công tác bảo tồ n hệ sinh thái.
- Làm mô ̣t cái gì đó mới la ̣ để khảng đinh ̣ và thể hiện bản thân.
Các yêu cầu đố i với khách DLST :
- Khách DLST tự giác tham gia vào công tác bảo vệ tài nguyên tự nhiên, chủ
đô ̣ng xây dựng mố i quan hệ với nhà quản lý với người dân điạ phương. Cần
hỗ trợ tài chiń h cho người dân điạ phương, giúp đỡ, ta ̣o điề u kiện trong các
hoa ̣t đô ̣ng DL.
- Khách DLST phải tôn trọng các giá tri ̣văn hoá bản đia,̣ sắ c tô ̣c của người dân
bản đia.̣ Tránh những hành vi, thái đô ̣ gây ra những tiêu cực đố i với ngưòi dân
ta ̣i khu vực.
- Điề u quan trọng là các khách DLST phải nhâ ̣n thức, hiể u được đầy đủ về văn
hoá, lich
̣ sử, điạ lý, các nguyên tắ c đa ̣o đức của khu vực đế n thăm “Nhâ ̣p gia
tùy tu ̣c”
3.2. Vai trò của cộng đồng dân cư địa phương đối với Du lịch sinh thái
Cộng đồng dân cư địa phương cũng đóng một vai trò quan trọng trong
việc phát triển DLST:
DLST chỉ hấp dẫn khi có sự tham gia của cộng đồng dân cư điạ phương.
Vấn đề con người của cộng đồng làm du lịch - nhân lực du lịch bản địa được
coi là yếu tố quyết định trong phát triển du lịch du lịch sinh thái bền vững.
Là vai trò nồng cốt trong việc tham gia đóng góp vào các dự án phát triể n du
̣ ta ̣i điạ phương từ khâu quy hoạch cho đến khâu quản lý vận hành khu du lịch.
lich
Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
truyền thống, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
Cộng đồng dân cư địa phương là nguồn nhân lực phục vụ du khách chất lượng
cho DLST.
Điều này thể hiện qua các lý do sau:
- Thứ nhất, người dân bản điạ có được những kinh nghiệm truyề n thố ng rất quý
báu về tự nhiên về nơi mà họ đã sinh ra, lớn lên và đang số ng. Những kinh
nghiệm và kiế n thức mang tiń h truyề n thố ng này được đúc kế t từ bao đời, thâ ̣m
chí phải trải qua những hy sinh, tranh đấu để tồ n ta ̣i trong thiên nhiên mới có
được.
- Thứ hai, kiế n thức về thiên nhiên của người dân điạ phương có lợi và mang la ̣i
nhiề u thông tin bổ ích cho các nhà khoa học, hướng dẫn viên làm việc trong
các công ty lữ hành, những người làm công tác bảo vệ rừng quố c gia và ngay
cả những tổ chức, cá nhân triể n khai các dự án kinh tế nói chung và du lich
̣ nói
riêng ta ̣i mô ̣t điạ bàn nhất định.
- Thứ ba, khi người dân bản điạ được hưởng lợi ić h trực tiế p từ các di sản do
thiên nhiên ban cho và tổ tiên để la ̣i thì họ không chỉ xem đó như di sản mà
còn xem đó là tài sản. Điề u này có nghĩa là trong nhâ ̣n thức, tư duy, hành đô ̣ng
và thái đô ̣ của họ luôn được khuyế n khić h để đóng góp những kiế n thức truyề n
thố ng đó vào kho tàng kiế n thức của nhân loa ̣i.
- Thứ tư, khi mà cuô ̣c số ng của họ trở nên tố t hay xấu là tùy thuô ̣c vào việc gìn
giữ và bảo tồ n bề n vững các tài nguyên tự nhiên, nhân văn mà họ đang có.
Những lý do khiến người dân địa phương tham gia vào việc phát triển Du
lịch sinh thái :
- Mô ̣t trong những nguyên tắ c chiń h của DLST là khả năng để tố i đa hoá lợi ić h
của du lịch, không chỉ về khiá ca ̣nh thu nhâ ̣p cho họ mà vì DLST còn bảo tồ n
hệ sinh thái, bầu sinh quyể n và cơ sở ha ̣ tầng xã hô ̣i.
- DLST luôn là mô ̣t phần trong đà phát triển của ngành du lịch. Nhâ ̣n thức được
giá tri ̣cao của những điể m hấp dẫn tự nhiên của điạ phương.
- DLST hiể u và cảm nhâ ̣n được những ý kiế n bảo tồ n và sự cần thiế t phải bề n
vững.
- Mong muố n phát triể n ngành du lịch điạ phương theo đúng cách.
- Để nâng cao nhâ ̣n thức về DLST đố i với người dân bản điạ và tranh thủ những
kinh nghiệm truyề n thố ng rất quý báu về tự nhiên và những nơi mà họ đang
số ng, chúng ta cần tổ chức các khoá đào ta ̣o, giáo du ̣c trước khi công đồ ng điạ
phương nhâ ̣n được các lợi ích có ý nghĩa từ DLST.
- Đặc biệt là về ngôn ngữ (những câu giao tiế p rất cơ bản bằng tiế ng nước ngoài),
môi trường, vệ sinh (các kỹ năng rửa tay, bát đĩa,...) các kỹ năng lich ̣ sử tự
nhiên.
- DLST phát triển sẽ làm cho người dân điạ phương cảm thấy họ không chỉ sở
hữu những kiế n thức thực tế do tổ tiên để la ̣i, do sự tìm hiểu của họ về những
khu tự nhiên mà còn cảm nhận được khuyế n khić h khi DLST ngày càng phát
triển và mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn cho đời sống của họ.
- Mô ̣t mặt cần đào ta ̣o thêm những kỹ năng cần thiế t cho người dân bản địa. Thế
nhưng, mặt khác, cần thừa nhâ ̣n những kỹ năng vố n có của người dân bản đia.̣
Các dự án du lịch được đưa ra cần phải phù hợp với những mong đợi, nguyên
vọng của họ.
- Người dân điạ phương phải được tham gia vào từng giai đoạn của sự phát triể n
của DLST, từ việc lên kế hoa ̣ch tới quản lý, tư vấn bởi vì họ là mô ̣t phần trong
hệ sinh thái với tư cách là những người dân bản đia.̣ Quá trình lên kế hoa ̣ch
phải tính tới vai trò tham gia của người dân điạ phương.
Theo tác giả Drake (1991), những lợi thế cho người dân điạ phương tham
gia vào các dự án DLST gồ m:
- Tăng tiń h hiệu quả bằng cách tư vấn, trao đổ i và kéo họ vào các hoa ̣t đô ̣ng tổ
chức và thực hiện dự án.
- Tăng vai trò tham gia của họ để đảm bảo mu ̣c đić h của các dự án luôn được
đáp ứng và lợi ích được cảm nhâ ̣n bởi các nhóm hưởng lợi đã chủ đinh.
̣
- Tăng quyề n lực của người dân điạ phương bằng cách trao quyề n kiể m soát của
người dân điạ phương đố i với các tài nguyên của họ và cho họ tự quyế t đinh ̣
trên việc sử du ̣ng các nguồ n tài nguyên vố n ảnh hưởng tới cuô ̣c số ng của họ.
- Chia sẻ chi phí với những người hưởng thu ̣ điạ phương, ví du ̣: chi phí lao đô ̣ng
điạ phương, chi phí tài chiń h; việc hoa ̣t đô ̣ng và duy trì dự án; các chi phí kiể m
soát và đánh giá.
Những bất lợi khi có sự tham gia của người dân điạ phương trong các dự
án DLST, được tác giả Brian Garrod (2003) và Drake (1991) đã nhắ c tới:
- Quản lý sự tham gia của người dân điạ phương thông thường làm tăng số lượng
nhân viên cần thiế t để điề u hành dự án và vì thế làm tăng chi phi.́
- Xuất hiện sức ép từ phía cô ̣ng đồ ng điạ phương, khiế n pha ̣m vi dự án vượt quá
những dự đinḥ ba ̣n đầu, kế t quả là tăng chi phí.
- Những lợi ích không phải lúc nào cũng tới được với những người thu ̣ hưởng
dự đinh.
̣
- Việc thông báo trước về những dự đinh ̣ của dự án cho dân điạ phương có thể
mang la ̣i sự tức giâ ̣n, chán nản của họ nế u như dự án không may bi ̣ thất ba ̣i
hoa ̣c bi ̣trì hoãn hoặc chỉ thực hiện được mô ̣t phần vì nhiề u lý do khách quan
khác nhau.
- Kêu gọi sự tham gia của cô ̣ng đồ ng điạ phương có thể kéo dài thời gian và
nhiề u khi càng ta ̣o ra nhiề u mâu thuẫn dẫn tới tiǹ h tra ̣ng “lắ m thầy nhiề u ma”.
- Các nhóm người điạ phương có được cơ hô ̣i để từ chố i không cho người ngoài
tiế p câ ̣n với việc làm và các cơ hô ̣i giải trí.
- Sự tham gia của cô ̣ng đồ ng điạ phương vào quá triǹ h lên kế hoa ̣ch cho phép
những nhóm nhất đinh ̣ tham gia và phân biệt với các nhóm khác.
4. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở một số nước trên thế giới và bài
học cho Việt Nam
4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở một số nước trên thế giới
4.1.1. Nhật Bản
Trong một hai thập kỷ gần đây, Nhật Bản đã nổi lên như một trong những
nước đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, từ hệ thống luật pháp tới ý thức và
hành động của người dân. Du lịch sinh thái tại Nhật Bản phát triển trong những năm
gần đây và ngày càng định hình rõ là một trào lưu của khách du lịch. Du lịch sinh thái
cũng đã trở thành một trong những hướng ưu tiên của chính phủ Nhật Bản, hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững.
Những thay đổi hướng tới sinh thái của khách du lịch Nhật Bản
Trong các hoạt động đi du lịch, các hoạt động hướng tới thiên nhiên và du lịch
sinh thái đang là một quan tâm lớn của khách du lịch Nhật Bản. Theo Báo cáo về Xu
hướng du lịch của khách du lịch Nhật Bản do Công ty Giao thông Nhật Bản thực hiện
vào năm 2004, loại hình du lịch được khách du lịch Nhật Bản ưa thích nhất là du lịch
tắm suối nước nóng (chiếm 57,9 % số người được hỏi). Xếp thứ 2 là du lịch hướng
tới thiên nhiên (45,7%). Nhận thức về du lịch sinh thái của người dân cũng cải thiện
rõ rệt trong những năm gần đây.
Nhu cầu du lịch sinh thái của người Nhật bắt nguồn từ ý thức bảo vệ môi
trường rất cao của người dân. Tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường,
trong đó có cả sản phẩm du lịch trở thành một phần trong giá trị sống. Người Nhật đã
rất quen với ý thức phân loại rác sinh hoạt (có khi tới 4-5 chủng loại khác nhau), hạn
chế xả rác và tự thu dọn rác của mình tại những nơi công cộng, những điểm du lịch.
Họ cũng sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm có “giá trị môi trường cao”, được
thiết kế và sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường và nhận được các chứng
chỉ môi trường. Điều này giải thích vì sao nhiều chuỗi khách sạn, nhà hàng của Nhật
Bản tiên phong trong việc xây dựng vòng tròn khép kín từ thu thập rác thải hữu cơ,
sản xuất phân vi sinh sử dụng để sản xuất rau sạch và dùng rau sạch này trong khách
sạn.
Vai trò của nhà nước trong việc phát triển sinh thái ở Nhật Bản.
Du lịch sinh thái của Nhật Bản thực sự trở thành một loại hình du lịch được
quan tâm phát triển từ đầu những năm 1990, khi Ủy ban Môi trường (nay là Bộ Môi
trường) Nhật Bản tiến hành nghiên cứu về các giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở
đảo Okinawa (đảo phía Nam Nhật Bản). Ủy ban Môi trường tham gia vào Liên minh
Di sản Thế giới năm 1992. Cũng từ năm đó, các nhóm kinh doanh và hoạt động về
du lịch sinh thái ở các địa phương bắt đầu tập hợp và họp bàn ở cấp toàn quốc. Năm
1994, Hiệp hội Bảo vệ Di sản Thiên nhiên Nhật Bản cho ra đời “Hướng dẫn về Du
lịch Sinh thái”. Sau sự ra đời của một số Hiệp hội du lịch sinh thái tại một số địa
phương là sự ra đời của Hội đồng Xúc tiến Du lịch Sinh thái Nhật Bản năm 1998.
Hội đồng này là cơ quan cao nhất của nhà nước đưa ra các chính sách phát triển du
lịch sinh thái tại Nhật Bản hướng tới việc bảo tồn và phát triển bền vững của các
nguồn tài nguyên tự nhiên, lịch sử, văn hóa của các vùng.
Chính sách do Hội đồng Xúc tiến Du lịch Sinh thái đưa ra không chỉ tập trung
trực tiếp vào việc xây dựng và phát triển loại hình du lịch này ở Nhật Bản mà còn
liên quan tới bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, giảm các tác động tiêu cực
của du lịch và nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường. Vào tháng 6
năm 2004, Hội đồng đã đưa ra “5 giải pháp xúc tiến du lịch sinh thái”, đó là:
- Xây dựng luật về du lịch sinh thái nhằm phổ biến và khuyếch trương hoạt động
du lịch sinh thái.
- Đưa ra một danh sách các “chương trình du lịch sinh thái” (List of Eco-tours)
và quảng bá các hoạt động và kinh doanh du lịch sinh thái,
- Xây dựng “Giải thưởng lớn về du lịch sinh thái” (Grand Prize for Ecotourism)
nhằm cổ vũ cho những hoạt động du lịch này,
- Biên soạn “Sổ tay phát triển du lịch sinh thái” nhằm cung cấp những kiến thức,
hướng dẫn phát triển du lịch sinh thái,
- Phát triển 13 dự án thí điểm về du lịch sinh thái tại một số địa phương
Một số các giải pháp đang trong quá trình thực thi trong khi một số giải pháp
đã bước đầu hoàn thành. Bộ Môi trường đã công bố Luật Du lịch Sinh thái, tổ chức
trao giải thưởng lớn về du lịch sinh thái hàng năm và phổ biến Sổ tay phát triển du
lịch sinh thái. Các hoạt động khác cũng đã hoàn thành giai đoạn đầu và tiếp tục với
các hoạt động duy trì và mở rộng. Các giải pháp trên đi kèm theo một loạt các hoạt
động từ khảo sát nghiên cứu, tổ chức biên soạn, tổ chức các hội thảo, đầu tư tiền và
cơ sở vật chất kỹ thuật… Kinh phí thực hiện các giải pháp được huy động từ nhiều
nguồn nhưng chủ yếu từ nhà nước.
- Riêng về giải pháp thứ 5, phát triển các dự án thí điểm về du lịch sinh thái, Bộ
Môi trường trực tiếp đầu tư phát triển các mô hình thí điểm trong khoảng thời
gian 3 năm. Các mô hình này được chia thành ba nhóm: nhóm các vùng bảo
tồn tự nhiên (tại Shiretoko, Shirakami, Ogasawara, Yakushima), nhóm các
vùng có nhiều khách du lịch (tại Urabandai, Bắc núi Phú Sĩ, Rokko, Sasebo),
và nhóm các vùng có tài nguyên nhân văn đặc sắc đi cùng với những tài nguyên
du lịch tự nhiên tái sinh (Tajiri, Hanno-naguri, Iida region, Kosei, Nanki-
Kumano). Nội dung chính của các dự án này gồm:
- Hình thành các “Hội đồng xúc tiến du lịch sinh thái địa phương” với sự tham
gia của chính quyền địa phương, hướng dẫn viên, công ty lữ hành, các tổ chức
phi lợi nhuận, giới nghiên cứu …
- Xây dựng các quy định cho khách du lịch về bảo vệ môi trường tự nhiên
- Phát triển nguồn nhân lực hay xây dựng các chương trình phát triển du lịch
sinh thái tại các địa phương.
Bên cạnh các dự án phát triển du lịch sinh thái là một loạt các dự án nhằm sử
dụng hữu hiệu hơn các vườn quốc gia. Tại Nhật Bản có 28 vườn quốc gia, đón nhận
khoảng 370 triệu lượt khách một năm. Nhiều trong số này đang gặp phải những vấn
đề nghiêm trọng về môi trường, giao thông, rác thải do quá tải. Một loạt các dự án
của Nhà nước được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề này cũng như xây dựng nền
tảng cho phát triển bền vững tại các vườn quốc gia, ví dụ như quy định về số lượng ô
tô được ra vào 25 vườn quốc gia, tu tạo hệ thống đường mòn lên núi và bảo vệ thảm
thực vật hai bên đường, trang bị hệ thống nhà vệ sinh tại các vùng núi, phát triển các
hệ thống kiểm soát việc sử dụng các vườn quốc gia … Bộ Môi trường Nhật Bản cũng
phối hợp với các cơ quan và tổ chức du lịch trong nước và quốc tế xây dựng và phổ
biến các quy định và tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch bền vững tại các khu bảo
tồn như “Hướng dẫn về du lịch tại các vườn và khu bảo tồn tại khu vực Đông Á”.
4.1.2. Hàn Quốc
Hiện nay, ngành du lịch Hàn Quốc đang có sự tăng trưởng đáng kể từ năm
2010 đến nay. Từ ngày thành lập Tổng cục Du lịch vào năm 1962, Đất nước này đã
chú trọng phát triển "ngành công nghiệp không khói" một cách bài bản và có kế hoạch
rõ ràng, gồm đào tạo nhân lực, xây dựng các khu du lịch, quảng bá du lịch, tổ chức
các sự kiện du lịch tầm cỡ quốc tế, xây dựng hệ thống thông tin và truyền bá ra thế
giới. Đặc biệt từ năm 2002 tới nay, Hàn Quốc đã chú trọng hơn vào du lịch sinh thái
bằng cách xây dựng nhiều điểm tham quan du lịch sinh thái, các khu vườn quốc gia,
các công viên sinh thái.
Một trong số các công viên sinh thái nổi tiếng của Hàn Quốc đó chính là Sky
Park hay còn được gọi là công viên Haneul nằm tại Seoul. Ít ai có thể ngờ rằng trước
kia nó từng là một bãi rác thải lớn, bốc mùi hôi thối không ai dám lại gần. Vào năm
2002 khi Hàn Quốc đăng cai tổ chức World Cup thì bãi rác này đã được thay đổi bằng
một diện mạo hoàn toàn mới. Ngày nay, Sky Park đã trở thành công viên sinh thái
đẹp ở Hàn Quốc và hấp dẫn khách du lịch ở nhiều nơi. Ngoài ra, còn có công viên
Seonyu. Đây là công viên sinh thái Hàn Quốc tái sinh đầu tiên. Không chỉ vậy, các
công viên này đều được quy hoạch, xây dựng một cách tỉ mỉ, vừa giữ được vẻ đẹp tự
nhiên, duy trì được hệ sinh thái của các loài thực vật nhưng vẫn có những cảnh quan
vô cùng hấp dẫn và đẹp mắt. Ở Hàn Quốc còn có Khu SQTG Jeju, một trong các khu
SGTG được rất nhiều người biết đến và quan tâm. Thế nhưng chính quyền tại địa
phương này lại luôn coi trọng việc thay đổi và phát triển cho vùng đất này mặc dù
khu SQTG chưa bao giờ giảm lượng khhác tham quan. Đối với chhín quyền Jeju thì
du lịch sinh thái xuất phát từ những ý tưởng, chứ không phải là một sự sao chép bắt
buộc nên họ luôn tìm các phương án khác, lạ để phát triển du lịch sinh thái tại khu
SQTG này. Các nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ (NGO), cộng
đồng địa phương thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách đưa ra hướng dẫn về các
cách tiếp cận mang tính thực tiễn để phát triển du lịch sinh thái đạt kết quả tốt. Sau
đây là một số hướng dẫn về du lịch sinh thái đang được áp dụng ở Jeju:
Kiểm tra, giám sát các giá trị truyền thống, bản địa được sử dụng trong quá
trình phát triển du lịch sinh thái và mức độ xói mòn văn hóa do tác động bên trong và
bên ngoài khi đưa vào kinh doanh, đáp ứng nhu cầu du khách.
Kết quả của các hoạt động du lịch sinh thái được thể hiện ở hiệu quả và sự
công bằng xã hội, từ việc đầu tư xây dựng các khu bảo tồn (kèm theo đó là các trung
tâm của du lịch sinh thái) mang lại giá trị kinh tế, góp phần bảo tồn lâu dài đa dạng
sinh học và văn hóa.
Cần nghiên cứu, đánh giá nguy cơ quá tải khách du lịch. Sức chứa du khách
không chỉ thể hiện ở số lượng mà còn ở toàn bộ các nhu cầu, sở thích tạo ra các hành
vi của họ. Chẳng hạn, sở thích tiêu thụ động vật hoang dã đang dần trở nên xa lạ do
nhu cầu không được đáp ứng và du khách có thể vi phạm luật lệ khi đưa ra yêu cầu
này.
Cân bằng nhu cầu của các nhà đầu tư lớn và vừa (thường không thuộc cộng
đồng địa phương), hài hòa giữa sự tham gia của người dân địa phương với các doanh
nghiệp tạo nên các mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng...
4.1.3. Nepal
Cho đến nay, Nepal đã có gần bốn thập kỷ kinh nghiệm phát triển du lịch và
du lịch là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Nepal. Ban đầu, các hoạt động du lịch chỉ
tập trung ở thung lũng Katzmandu. Những năm sau đó, các khu vực như Annapurna,
Everest và Langtang trở thành các điểm trekking quen thuộc đối với các nhà viễn lữ
(khách đi trekking) đi du lịch có tổ chức (OGTs) sau này có thêm du khách đi trekking
tự do và độc lập (FITs). Nepal đã trải qua một cuộc bùng nổ du lịch sinh thái, với số
lượng trekkers (những dân du lịch ba lô) tăng 255% từ 1980-1991. Điều này đã ảnh
hưởng đến môi trường nghiêm trọng. Sự gia tăng số lượng khách FIT dẫn tới sự tăng
nhanh các quán trà và nhà trọ dọc theo tất cả các tuyến đường đi bộ chính trong các
khu vực miền núi. Điều này thay đổi mãi mãi thiên nhiên và những tác động du lịch
đối với đất nước. Năm 1998, du lịch đem lại cho Nepal 124 triệu USD, đóng góp 3,8 %
GDP của đất nước.
Chính phủ Nepal cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức khác đã phải điều chỉnh
rất nhiều nhằm làm cho DLST trở nên bền vững hơn. Nepal đã có các dự án mang lại
những tác động tích cực đến môi trường kinh tế - xã hội và tự nhiên ở Nepal; giúp
thu đư­ợc những kết quả đáng kể trong việc cải thiện thu nhập cho ng­ười dân địa
phư­ơng. Bên cạnh đó, còn giảm thiểu các tác động không mong muốn của sự phát
triển du lịch tới môi trường tự nhiên và văn hóa, xã hội; thúc đẩy mối quan hệ giữa
du lịch và sự phát triển của địa phương; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
Tiêu biểu là các dự án sau:
Dự án Trust đã giới thiệu một sơ đồ tổng hợp bao gồm: một nhà máy phát
điện nhỏ sử dụng nguyên liệu hydro, những kho chứa dầu lửa, tòa nhà chức năng địa
phương, những trung tâm cung cấp thông tin cho khách du lịch, bãi cắm trại, khu xử
lý rác thải, nhà nghỉ cộng đồng, nhà vệ sinh công cộng hợp vệ sinh, giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường, mở rộng nghiên cứu và theo dõi những hoạt động phát triển cộng
đồng và bảo vệ môi trư­ờng khác. Dự án đã đạt được những kết quả như sau:
Giảm thiểu các tác động không mong muốn của du lịch tới môi trường tự
nhiên và văn hóa xã hội
Nhiều cơ quan địa phương đã được thành lập làm tăng sức mạnh của việc phân
quyền quản lý du lịch như: Ủy ban Phát triển cộng đồng, Ủy ban Bảo tồn và phát
triển; dưới những Ủy ban này có Ban quản lý rừng, Ban quản lý Bãi cắm trại, Ban
quản Dịch vụ điện hydro, Ban quản lý nhà nghỉ, Ban quản lý các nguồn nguyên liệu
dự trữ và dưới đó nữa là các nhóm cộng đồng như: Nhóm các bà mẹ,... đang vận hành
hiệu quả trong vùng dự án.
Dự án đã cố gắng điều tiết lượng khách bộ hành tới đây và các vấn đề về việc
tập trung quá đông hay sự tắc nghẽn cũng đã giảm, tạo ra ít sức ép hơn đối với môi
trường tự nhiên và xã hội. Người Gurung là nhóm chủng tộc chiếm đa số trong vùng
dự án. Nền văn hóa phong phú của họ vẫn được bảo tồn nguyên vẹn qua nhiều thế kỷ.
Vùng dự án có tổng số dân là hơn 20.000 người và đang sở hữu những rừng đỗ quyên
nguyên sinh ít ỏi còn sót lại ở Nepal và không bị ô nhiễm.
Tạo ra và duy trì thu nhập từ du lịch cho nền kinh tế địa phương
Nền kinh tế địa phương không trực tiếp nhận được các khoản tiền tài trợ từ dự
án nhưng các cơ quan địa phương (các ủy ban, các ban quản lý) được trao quyền quản
lý và thu lệ phí từ khách du lịch (20 USD/ 1 khách du lịch) đã mang lại nguồn thu
nhập khá lớn. Số tiền đó được sử dụng để bảo trì cơ sở vật chất kỹ thuật, đường xá và
cho các hoạt động phát triển cộng đồng.
Ngoài ra, dự án còn đem lại thu nhập cho người dân địa phương thông qua
việc lao động trực tiếp cho dự án; cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch như: khuân
vác, dịch vụ lưu trú, ăn uống; bán các sản phẩm thủ công truyền thống cho khách làm
quà lưu niệm và cả việc tăng gia chăn nuôi, trồng trọt phục vụ nhu cầu của khách du
lịch.
Thúc đẩy mối quan hệ giữa du lịch và sự phát triển của địa phương
Một quỹ được lập ra dùng để phân phối rộng hơn thu nhập trong vùng dự án.
Cách tiếp cận này trực tiếp mang lại lợi ích về môi trường, xã hội và kinh tế cho
những nhóm không liên quan trực tiếp đến du lịch. Ủy ban phát triển cộng đồng đã
sử dụng 15% lợi tức từ du lịch cho việc bảo tồn thiên nhiên; 35% được dùng để sửa
chữa và duy trì các tiện nghi du lịch và còn lại 50% được dùng để trợ giúp phát triển
cộng đồng như: nâng cấp hoặc xây dựng những trường học, những hệ thống nước
uống an toàn, sửa chữa đường xá… Như thường lệ, dân làng được đề nghị đóng góp
từ 30 - 70% tổng chi phí chương trình, hoặc thông qua việc cung cấp lao động hoặc
một phần tài chính của mỗi dự án.
Công tác giáo dục, tuyên truyền và quảng bá đư­ợc thực hiện đã giúp nâng cao
nhận thức của ngư­ời dân đối với việc phát triển du lịch; khách du lịch cũng hiểu
được những tác động của họ đến nền văn hóa, kinh tế và môi trường tự nhiên của địa
phương. Khách du lịch cũng hiểu rằng họ được coi như những đối tác trong chương
trình bảo tồn và phát triển du lịch của địa phương chứ không chỉ đơn thuần là nguồn
thu nhập. Quan điểm này đã giúp nâng cao ý thức của khách du lịch cũng như người
dân địa phương trong việc bảo vệ môi trường, góp phần phát triển du lịch bền vững.
Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
khách du lịch
Việc phát triển du lịch ở vùng dự án đã đư­ợc xem xét, lập kế hoạch và thực
hiện một cách cẩn thận để đa dạng hóa sản phẩm du lịch trong phạm vi dự án, các bãi
cắm trại được khoanh vùng quản lý chặt chẽ, nhà nghỉ được quản lý xây dựng theo
những khu vực nhất định, môi trường được bảo vệ làm tăng cơ hội lựa chọn cho khách
du lịch khi đến với Nepal.
Những tuyến đường bộ hành mới được mở ra, xuyên qua các cánh rừng đỗ
quyên nguyên sinh và không bị ô nhiễm, khách du lịch có thể vừa đi bộ vừa khám
phá tự nhiên mà không phải bắt gặp bất kỳ một nhà nghỉ hay quán trà nào trên hành
trình của họ, điều này đã thu hút rất nhiều khách bộ hành tới đây hàng năm.
Dự án phát triển du lịch tại khu bảo tồn Annapurna. Đây là một sự thành
công của việc kết hợp phát triển DLST với sự tham gia của cộng đồng.
Khu vực Annapurna là một địa điểm du lịch bộ hành lý tưởng nhất cho du
khách. Dự án bảo tồn khu vực này được tiến hành vào năm 1986 bắt đầu bằng một
dựa án nhỏ tại làng Ghanduk. Mục tiêu của dự án này nhằm giảm thiểu những tác
động tiêu cực và tối đa hoá những tác động tích cực của du lịch đối với hệ sinh thái,
nền kinh tế và văn hóa địa phương. Dự án này đã trợ giúp Chính phủ Nepal trong việc
xây dựng nhiều vườn ươm thực vật phục vụ cho các chương trình trồng mới và trồng
lại rừng, nhằm chấm dứt sự suy thoái tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, người dân địa
phương được tham gia vào các chương trình đào tạo đặc biệt về lâm nghiệp và được
hưởng các quyền lợi đặc biệt trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên rừng đó nếu
như họ ký cam kết bảo vệ rừng. Tiếp theo đó là các hoạt động nhằm thay thế dần các
nguồn nhiên liệu và năng lượng truyền thống bằng các nguồn nhiên liệu và năng
lượng mới. Việc sử dụng củi đốt đã dần được thay bằng nguồn năng lượng mặt trời,
và các hệ thống thủy điện nhỏ thuộc sở hữu cộng đồng.
Người dân trong khu vực khu bảo tồn đã bỏ dần tập quán sinh hoạt truyền
thống của mình, thay vào đó là các hoạt động theo hướng có lợi cho môi trường. Dọc
theo các triền núi, đường mòn người dân tại đây đã dỡ bỏ các chuồng trại nuôi súc
vật và thay vào đó là các quán trà, nhà nghỉ “sạch”. Tại đây du khách sẽ được cung
cấp các thông tin miễn phí về du lịch, cũng như những lời căn dặn về những quy định
nghiêm ngặt trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường trong khu vực.
Một vấn đề nữa là việc xử lý chất thải rắn. Tại khu bảo tồn Annapurna, mỗi
nhà trọ đều có hai hố rác thải: một dùng để chứa những thứ có thể phân huỷ hoặc đốt
được, một để chứa những thứ không thể phân huỷ sinh vật được, điều này giúp cho
nhân viên môi trường dễ dàng phân loại và có các biện pháp xử lý thích hợp. Ngoài
ra, người ta còn thường xuyên bắt gặp cảnh các quan chức cơ quan địa phương, sinh
viên và dân làng cùng làm vệ sinh, thu dọn rác, khơi thông nguồn nước mặt, tu bổ lại
các địa điểm thăm quan, nhất là vào cuối những mùa du lịch.
Năm 1989, Chính phủ Nepal quyết định cho thu phí tham quan khu bảo tồn
Annapurna, với mức 1000 rupi/khách cho một hành trình tham quan kéo dài 7 ngày.
Toàn bộ số tiền này đều được tái đầu tư trực tiếp cho khu bảo tồn trong đó 40-60%
được chi cho công tác quản lý và phát triển các hoạt động của cư dân vùng đệm.
Ban quản lý dự án DLST khu bảo tồn Annapurna (ACAP) cũng lên kế hoạch
phát triển hai khu DLST riêng biệt. Khu thứ nhất hướng tới DLST tự nhiên, khu thứ
hai kết hợp cả các hoạt động du lịch tự nhiên và văn hoá. Các khu nhà trọ sẽ được đặt
ở những địa điểm có khoảng cách phù hợp cho phép sự kiểm soát số lượng du khách
vào hai khu du lịch chứ không đặt ở tất cả các nơi trong hai khu. Người ta hi vọng
rằng du khách sẽ cảm thấy họ có trách nhiệm bảo tồn môi trường thiên nhiên và văn
hoá, cũng như có cảm giác an toàn và thoải mái hơn trong khi thăm quan hai khu du
lịch. Cuối cùng, ACAP hi vọng rằng hai khu DLST này sẽ trở thành mô hình mẫu đối
với công việc quản lý du lịch bền vững không chỉ ở Annapurna mà còn trên toàn lãnh
thổ Nepal.
Đến nay, chương trình “Hướng về cộng đồng địa phương”, bài học về sự phát
triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại Nepal là một điển hình về
sự thành công bước đầu của việc phát triển DLST bền vững. Kinh nghiệm của Nepal
cho thấy nếu lợi ích của người dân địa phương được lồng ghép cùng với quá trình
phát triển du lịch không chỉ quyết định sự thành công của nỗ lực bảo tồn mà còn quan
trọng trong việc duy trì những nỗ lực đó.
4.1.4. Indonesia:
Trong thế kỷ XX, Indonesia chủ yế u chỉ phát triể n du lich
̣ văn hóa dựa vào
nguồn tài nguyên du lịch nhân văn. Từ 1995, Indonesia bắt đầu chú tro ̣ng vào phát
triển DLST - nghỉ dưỡng. Để tăng cường các phong trào DLST - nghỉ dưỡng, ta ̣i Hội
thảo quốc gia lần thứ hai về DLST được tổ chức tại Bali (7/1996) đã thông qua viê ̣c
thành lâ ̣p Hiê ̣p hội Du lịch sinh thái Indonesia (Masyarakat Ekowisata Indonesia),
viế t tắ t là MEI. Lúc này, Indonesia đang phải đối đầu các vấn đề về viê ̣c phát triể n
DLST - nghỉ dưỡng không bề n vững như tàn phá môi trường và hê ̣ sinh thái trong
mô ̣t thời gian dài…
Từ năm 1996, các cuộc thảo luận, hội thảo về DLST ở Indonesia đã tăng lên.
Việc này đã khuyến khích MEI thực hiện cuộc họp đầu tiên vào năm 1997 tại Flores,
năm 1998 tại Tana Toraja, Sulawesi Selatan. Các tổ chức như: Tổng cục Bảo vệ Thiên
nhiên và Bảo tồn, Bộ Lâm nghiệp và trồng rừng, Bộ Du lịch và Nghệ thuật, các ban
phát triển ở các điạ phương, MEI cũng như các tổ chức Phi chính phủ đã và đang
tham gia vào việc thiết lập các nguyên tắc cho sự phát triển của DLST ở Indonesia.
Những hướng dẫn chung cho sự phát triển của DLST ở cấp chính quyền địa
phương đã được xuất bản ngày 28/4/2000 và đươ ̣c điề u chin̉ h liên tu ̣c. Trong hướng
dẫn 2006, 2008, những tiêu chí phát triể n DLST phải dựa vào cộng đồ ng rấ t đươ ̣c coi
tro ̣ng. Nhiề u dự án phát triể n DLST dựa vào cô ̣ng đồ ng đươ ̣c triể n khai thành công
đã mở ra hướng đi mới cho viê ̣c phát triể n DLST bề n vững ở Indonesia. Điể n hình
như: dự án phát triể n DLST ta ̣i vườn quố c gia (VQG) Gunung Halimum (Tây Java),
với mu ̣c tiêu phát triể n là bảo tồ n và sự bề n vững tiń h đa dạng sinh ho ̣c trên cơ sở
trao quyề n cho cô ̣ng đồ ng điạ phương. Để thực hiện các mục tiêu phát triển trên,
VQG Gunung Halimun đã thành lập một Tổ chức Cộng đồng địa phương ( KSM) với
một hội đồng các ủy viên (bao gồm đại diện các làng nghề, địa phương của chính phủ
phi chính phủ và đa ̣i diê ̣n VQG). Trong đó, người ta lâ ̣p ra mô ̣t ban điề u hành gồ m
mô ̣t nhà lañ h đa ̣o, thư ký, thủ quy…
̃ để điề u hành hoa ̣t đô ̣ng dựa trên mu ̣c tiêu, nhu
cầ u của cô ̣ng đồ ng điạ phương. Kiể u hoa ̣t đô ̣ng này giố ng như hơ ̣p tác xã ở Viê ̣t Nam.
Các khoản thu thuô ̣c về tổ chức này đươ ̣c giám sát chă ̣t che,̃ đươ ̣c sử du ̣ng để bảo vê ̣
rừng quố c gia và lơ ̣i ić h cho cộng đồ ng điạ phương.
Tổ chức Cộng đồng địa phương cùng với các tổ chức khác cũng tham gia tích
cực vào công tác bảo vê ̣ môi trường và công tác tuyên truyề n cho du khách, cô ̣ng
đồ ng điạ phương thông qua vâ ̣n đô ̣ng, tài liệu quảng cáo, trekking, các bản đồ,
video...Số liệu thu được cho thấy dự án ở Gunung Halimun trong năm1998 đã thu hút
80% khách du lịch trong nước và 20% khách quốc tế.Thu nhập bình quân củamỗi
hộgia đình được chia từ11% lợi tức của KSM khoảng Rupiad 178.000/gia ình/năm
(Dalem, 2002).
Ở nhiề u vùng khác của Bali (Indonesia) người ta cũng thành lâ ̣p các ban quản
lý có sự tham gia của cô ̣ng đồ ng điạ phương như ở Alas Kedaton – mô ̣t điể m du lich ̣
ở Bali đươ ̣c quản lý bởi DESA ADAT (cô ̣ng đồ ng làng). Ngoài viê ̣c ta ̣o viê ̣c làm cho
dân cư điạ phương, người ta cũng gắ n chă ̣t lơ ̣i ić h của cộng đồ ng với viê ̣c phát triể n
DLST. Các thu nhập của DESA ADAT được phân phối trong dân và các cơ quan có
liên quan như: tiề n giữ xe đươ ̣c chia sẻ cho chính quyề n điạ phương là 65%, còn cô ̣ng
đồ ng điạ phương là 35%... Năm 2008, mỗi gia đình ở Alas Kedaton nhâ ̣n được trung
bình khoảng 45.000 Rupiad. Vì vâ ̣y, bên ca ̣nh viê ̣c tuyên truyề n, chính lơ ̣i ić h kinh tế
đã gắ n chă ̣t trách nhiê ̣m của người dân trong viê ̣c bảo tồ n môi trường và văn hóa cho
sự phát triể n DLST bề n vững. Mă ̣t khác, nó cũng ta ̣o nên trách nhiê ̣m cho cộng đồ ng
dân cư xung quanh Alas Kedaton. Những người có cửa hàng bên cạnh để vào vùng
này (khoảng 240 cửa hàng) tích cực tham gia làm hướng dẫn viên du lịch, và trước
khi khách rời khỏi vùng, các hướng dẫn viên cho khách du lịch thấy các nghề thủ
công và đồ lưu niệm trong các cửa hàng của họ. Viê ̣c này đã góp phầ n nâng cao thu
nhâ ̣p cho cô ̣ng đồ ng, ngoài ra thuế từ các khoản thu nhâ ̣p của các cửa hàng đươ ̣c dùng
để phu ̣c hồ i các đề n thờ, bảo tồ n môi trường, sửa chữa cơ sở ha ̣ tầ ng…
Một số yêu cầu quy hoạch du lịch sinh thái gắn với cộng đồng tại Indonesia:
- Yêu cầu 1: Thiết lập mối liên kết với các cộng đồng địa phương trong quá trình
quy hoạch và phát triển du lịch sinh thái.
- Yêu cầu 2: Thông báo rõ ràng và trung thực cho cộng đồng địa phương về mục
đích và ý đồ phát triển trên khu vực.
- Yêu cầu 3: Dành cho cộng đồng địa phương quyền tự do chấp nhận hay từ
chối các dự án phát triển du lịch sinh thái trong khu vực.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Chương trình nghị sự 21–Inđônêsia, 2010).
Có thể thấy, DLST tại Indonesia vẫn còn phải làm nhiều viê ̣c để chống la ̣i sự
phá hoại tài nguyên và văn hóa. Tuy nhiên, thành công của nhiề u dự án DLST dựa
vào cô ̣ng đồ ng đã chứng minh đươ ̣c tin
́ h đúng đắ n: muố n phát triể n DLST bề n vững
và lâu dài phải dựa vào cô ̣ng đồ ng điạ phương, nhưng để làm đươ ̣c điề u này cầ n phải
mang la ̣i lơ ̣i ích thật sự cho ho ̣.
4.1.5. Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng tại Vườn Quốc gia Galápagos, Ecuador:
Quần đảo Galápagos của Ecuador, nằm ở Thái Bình Dương cách Đại lục Nam
Mỹ khoảng 1.000 km với 19 đảo lớn, hơn 107 đảo nhỏ và các bờ đá và khu bảo tồn
sinh vật biển được mệnh danh là một “Bảo tàng sống và nơi trưng bày sự tiến hóa”
độc đáo. Các hòn đảo cấu tạo nên khu vực có diện tích đất 8.009 km2, trong đó 97%
là phần của công viên quốc gia Galápagos; và thêm vào 133.000 km2 vùng biển được
bảo vệ trong khu bảo tồn biển. Bên cạnh việc phản ánh các giai đoạn hình thành và
phát triển của lịch sử Trái Đất, quần đảo Galápagos còn phản ánh quá trình biến đổi
quan trọng của hệ sinh thái và hệ sinh vật cũng như biến đổi môi trường sống tự nhiên
để hình thành nên sự đa dạng sinh học trên trái đất.
Năm 1934 Chính phủ Ecuador thành lập Khu bảo tồn động vật hoang dã tự
nhiên, năm 1936 chính thức ngăn cấm việc săn bắn một số loài. Vào năm 1959, sau
một chiến dịch mạnh mẽ của một nhóm nhà khoa học có uy tín, Vườn Quốc gia (VQG)
Galápagos được thành lập và quỹ Charles Darwin cho đảo Galápagos ra đời. Năm
1978,UNESCO công nhận quần đảo VQG Galápagos là di sản thế giới, năm 1985
được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển. Năm 1986, Khu bảo tồn nguồn lợi biển
Galápagos được thành lập và 1990 được công nhận là khu bảo tồn cá voi. Tháng
3/1998, một bộ luật dành riêng cho Galápagos thành lập là cơ sở để hình thành nên.
Khu dự trữ biển Galápagos bao gồm các vùng nước phía trong cộng thêm vùng nước
trong khoảng 40 dặm của các đường bờ của các hòn đảo khác nhau.
Du lịch bắt đầu ở vùng biển đảo này vào năm 1969 khi hai công ty lữ hành,
etropolitan Touring và Turismundial, được Lars Eric Lindblad và những người điều
hành tàu du lịch liên hệ (Southgate and Whitaker,1992). Con tàu đầu tiên,“Lina A”
đến quần đảo năm 1969 và từ đó các hoạt động du lịch tăng lên liên tục. Mặc dù có
chưa tới hơn 5.000 khách năm 1970, số khách tăng lên đến hơn 66.000năm 1999.
Từ năm 1973, Ban Quản lý VQG Galápagos đã thiết lập con số tối đa
12.000khách trên đảo mỗi năm. Do nhu cầu tăng nên con số này đã tăng lên nhiều
lần.Hiện nay, không có giới hạn tổng số khách du lịch được tham quan đảo Galápagos,
thay vào đó là việc giới hạn công suất chứa khách dành cho từng điểm tham quan trên
cạn, một công cụ chủ chốt để bảo tồn và quản lý hiệu quả ở các điểm. Phương pháp
để xác định công suất tải khách được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1984 và sau đó
được cải tiến và áp dụng một phần vào năm 1991. Sức tải này được xác định sau khi
nghiên cứu một số yếu tố, gồm: thời lượng, độ dài của chuyến du lịch, khu vực sẵn
có, tính nhạy cảm với sự xói lở, số lượng khách trong nhóm, trầm tích và dạng thủy
triều, và năng lực quản lý.
Tiếp sau đó, rất nhiều biện pháp và quy định mới đã được áp dụng, nhằm tăng
cường hơn nữa hiệu quả công tác bảo tồn tự nhiên, bảo vệ môi trường tại quần đảo
như: xác lập hệ thống các tiêu chuẩn và quy định về quản lý, giám sát các điểm du
lịch; đào tạo, cấp giấy phép cho các hướng dẫn viên du lịch; yêu cầu các hướng dẫn
viên đảm bảo trật tự, an toàn cho du khách, quản lý khách du lịch, tránh các ảnh
hưởng xấu có thể xảy ra với tự nhiên và hệ sinh thái của Galapagos, cung cấp thông
tin du lịch chi tiết về Galapagos; xây dựng hệ thống tổng hợp, xử lý thông tin bằng
máy tính điện tử… Mỗi khi tham quan tại các địa danh cụ thể của Galapagos, du
khách phải có cam kết không xâm hại môi trường, hệ động, thực vật tại quần đảo và
phải chịu sự giám sát của hướng dẫn viên đã qua đào tạo và được cấp chứng chỉ VQG
Galápagos thu phí vào cổng, hoặc tham quan dành cho du khách với những mức phí
khác nhau được xác định theo Luật Đặc biệt về Bảo tồn và Phát triển Bền vững Quần
đảo Galápagos, ví dụ: mức phí tham quan VQG đối với khách quốc tế là 100USD,
công dân hoặc cư dân của Ecuador là 6 USD…
DLST ở VQG Galápagos mang lại những nguồn kinh phí quan trọng có lợi
cho việc quản lý và bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học nơi đây từ việc phân bổ nguồn
thu từ phí sử dụng của du khách theo đó 4 % được trích lại trực tiếp cho Ban quản lý
VQG Galápagos và khu bảo tồn biển. Thông qua phí sử dụng của du khách, ngày nay,
du lịch đã đóng góp kinh tế quan trọng cho quần đảo. Du lịch có thể góp phần bảo
tồn truyền thống và làm tăng nguồn lợi kinh tế đúng đắn cho bảo tồn và kinh nghiệm
phát triển DLST tại Galápagos là một minh chứng(Lindberg K. và Donal E. H., 1998
và Nguyễn Văn Hợp, 2014).
4.1.6. Thái Lan
Không chỉ Indonesia mà ở Thái Lan - đất nước có ngành công nghiệp
phát triển nóng vào thập niên 70, 80 của TK XX. Đến thập niên 90 Thái Lan
đã bắt đầu điều chỉnh chiến lược phát triển nhằm làm cho ngành du lịch phát
triển bền vững hơn. Rút kinh nghiệm từ thành công của chiến dịch quảng bá
hình ảnh đất nước Thái: "Amazing Thái Lan" (Ngạc nhiên Thái Lan) trong lần
thứ hai. Chỉ riêng năm 1999, số lượng khách du lịch quốc tế đến Thái Lan đạt
8.580.332 người, tăng 10,5% so với năm 1998. Trong đó rất nhiều khách tham gia
các chương trình DLST. Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp
du lịch ở Thái Lan đã dẫn đến suy thoái môi trường, tài nguyên du lịch của cả
nước. Nguyên tắc quan trọng trong phát triển DLST của Thái Lan hiện nay là cộng
đồng không chỉ được trao quyền trong việc ra quyết định mà phải được hưởng lợi ích
từ DLST. Để thúc đẩy hoạt động DLST bền vững, Các cục Du lịch Thái Lan
(TAT) đã soạn thảo một kế hoạch tổng thể phát triển du lịch trên toàn quốc,
trong đó quan điểm mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương được nhấn mạnh
(Thavarasukha, 2002). Các dự án phát triển DLST tại Thái Lan đều đặt mục tiêu quan
trọng trong việc dựa vào cộng đồng địa phương. Trong tất cả các văn bản của các cấp
chính quền ở Thái Lan có liên quan đến phát triển DLST đều có nhấn mạnh đến phải
dựa vào cộng đồng địa phương, mang lại lợi ích cho cộng đồng (Thavarasukha, 2002).
TAT đã phối hợp cùng các cơ quan khác như Hiệp hội Du lịch Adventure
(TEATA) và Hiệp hội các Đại lý du lịch Thái Lan (ATTA) đã soạn thảo các tiêu
chuẩn cho từng khu vực kinh tế của du lịch sinh thái, như lặn, xem chim, đi xe đạp
trên núi…Trong đó, họ khuyến khích các chương trình phát triển DLST mang
tính giáo dục. Ở các rừng quốc gia và công viên biển du khách có thể tùy chọn nhiều
chương trình du lịch "chuyên sâu” theo hướng DLST niche ngày nay như: xem
núi Spectacular của Doi Suthep và Doi Pui (Vườn quốc gia tại miền bắc Thái
Lan); cắm trại và đi bè, chụp ảnh phong cảnh tại vườn quốc gia Ob Luang v.v.
Một số nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng tại Thái
Lan:
- Nguyên tắc 1: Du lịch sinh thái quản lý phải liên quan đến người dân địa
phương trong quá trình phát triển đặc biệt là trong việc chuyển giao văn hóa
cộng đồng. Điều này bao gồm sự tham gia của họ trong xây dựng kế hoạch
phát triển
- Nguyên tắc 2: Du lịch sinh thái phải đẩy mạnh phát triển giáo dục và tạo ra
các nhận thức để duy trì hệ sinh thái của khu vực, thay vì chỉ khai thác tăng
trưởng kinh tế.
- Nguyên tắc 3:Tận dụng nguồn lực và vật liệu tại địa phương, cung cấp sản
phẩm cho ngành du lịch, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn văn hóa địa phương.
- Nguyên tắc 4: Các tổ chức có liên quan phải được cụ thể vai trò của họ trong
việc thúc đẩy du lịch sinh thái, phải mang lại lợi ích cho cộng đồng.
- Nguyên tắc 5: Một kế hoạch du lịch sinh thái nên được kết hợp ở cấp huyện,
cấp tỉnh và cấp khu vực cùng với phân bổ ngân sách đầ y đủ.
( Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguyên tắc chỉ đạo phát triển du lịch sinh thái tại
Thái Lan).
1.2. Rút ra bài học để phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam
Với nhiều tiềm năng về tự nhiên, Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển
du lịch sinh thái. Tuy vậy, làm thế nào để phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam
vẫn là vấn đề thu hút nhiều người quan tâm. Hiện tại sản phẩm du lịch sinh thái của
Việt Nam chưa thực sự tạo ra một điểm nhấn trong đối tượng khách du lịch. Thay
vào đó, sự đa dạng của văn hóa, dân tộc hay đồ ăn đã trở thành hình ảnh của Du lịch
Việt Nam trong con mắt khách du lịch quốc tế. Phát triển du lịch sinh thái gắn với
những hình ảnh và sản phẩm du lịch đã có sẵn này có thể là một phương thức phát
triển thị trường khách du lịch sinh thái tới Việt Nam.
Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại Nhật Bản cho thấy tầm quan trọng
của một định hướng và kế hoạch phát triển du lịch sinh thái rõ ràng. Định hướng phát
triển du lịch sinh thái vừa có thể được xem là bước đi tiên phong trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường, vừa là cơ sở phát triển một loại hình kinh doanh của một quốc gia. Do
vậy, tổ chức như một Hội đồng quốc gia với sự tham gia của nhiều Bộ, Ban, Ngành,
của giới kinh doanh và cộng đồng địa phương là cần thiết. Ở một nước đang phát
triển như Việt Nam, xây dựng và vận hành một hội đồng như mô hình này sẽ gặp
phải không ít khúc mắc do khả năng phối hợp, giữa các Ban Ngành; giữa nhà nước,
giới doanh nghiệp và giới nghiên cứu còn hạn chế. Việc điều phối hoặc chỉ đạo tổ
chức ở cấp Chính phủ có thể giải quyết khó khăn này.
Một khó khăn lớn nữa là kinh phí cho việc tổ chức và thực hiện các chương
trình xúc tiến phát triển du lịch sinh thái. Kêu gọi sự tài trợ của các tổ chức quốc tế
có thể là một giải pháp hiệu quả trong ngắn hạn. Trong điều kiện môi trường đang trở
thành vấn đề toàn cầu như hiện nay, nhiều tổ chức và quốc gia rất quan tâm tới du
lịch sinh thái và có thể tham gia tư vấn hay hỗ trợ trực tiếp cho phát triển du lịch sinh
thái của các quốc gia đang phát triển. Thêm vào đó, các mục tiêu, giải pháp và chương
trình hành động có thể được hoạch định với một lộ trình hợp lý, từng bước giải quyết
từng vấn đề trong việc phát triển du lịch sinh thái. Những giải pháp đầu tiên về nghiên
cứu, quy hoạch các vùng có thể phát triển du lịch sinh thái, nâng cao nhận thức cộng
đồng qua tuyên truyền và hệ thống luật (hay quy định), thực hiện các mô hình thí
điểm ở một vài điểm … là những công việc có thể thực hiện được. Điều quan trọng
là định hướng phát triển du lịch sinh thái không chỉ dừng lại ở mức độ ra chính sách
mà cần xây dựng cụ thể các chương trình và dự án hành động, bao gồm cả các điều
kiện thực hiện, cách thức thực hiện, các cơ quan có trách nhiệm và kinh phí cho tổ
chức thực hiện.
Tại từng điểm du lịch, phát triển du lịch sinh thái liên quan tới nhiều khía cạnh
từ kinh doanh tới quản lý địa phương và bảo tồn thiên nhiên. Xây dựng quan hệ giữa
các thành phần tham gia là một trong những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh
thái.
Phát triển du lịch sinh thái mới ở những bước đầu tiên, thậm chí trên phạm vi
toàn thế giới. Du lịch sinh thái có thể mang lại những thời cơ cho phát triển Du lịch
Việt Nam nhưng cũng ẩn chứa không ít thách thức trong việc khuyến khích phát triển.
Nhưng du lịch sinh thái đang dần trở thành một trào lưu và mang lại sự phát triển bền
vững cho điểm du lịch và cho cả quốc gia. Phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam chỉ
còn là bài toán thời gian và quyết tâm của người thực hiện.
Ngoài ra, các vườn quốc gia của nước ta hiện nay chưa có sự khai thác, quy
hoạch hợp lý nên khó thu hút được du khách tham quan. Nhà nước và các doanh
nghiệp nên bắt tay để cùng tạo ra một bản kế hoạch hoàn hảo để vừa có thể xây dựng,
khai thác mà vẫn giữ lại được những nét đẹp hoang sơ, tự nhiên của các khu vườn
này.
Một số bài học từ các dự án bảo vệ thiên nhiên gắn với du lịch sinh thái ở
Nepal có thể áp dụng cho Việt Nam như:
Thay đổi quan niệm của mọi người về bảo tồn và phát triển. Giáo dục tuyên
truyền để nâng cao nhận thức của các đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng tài
nguyên từ học sinh, sinh viên và người dân địa phương đến những đoàn khách du
lịch.
Thiết lập cơ chế quản lý phù hợp trong đó có sự tham gia của người dân địa
phương theo phương châm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" để có thể quản
lý tài nguyên và hoạt động du lịch hiệu quả. Đảm bảo tính thống nhất giữa các cơ
quan quản lý. Quản lý chặt chẽ việc cấp phép xây dựng và hoạt động của các cơ sở
dịch vụ trong vùng dự án, tránh tình trạng xây dựng ồ ạt, lấn chiếm đất công, phá vỡ
cảnh quan tự nhiên và làm mất cân đối cung cầu trong vùng dự án.
Xây dựng chính sách phù hợp nhằm phân phối rộng rãi hơn thu nhập du lịch.
Thu nhập du lịch phải được sử dụng để duy trì hoạt động du lịch và phát triển cộng
đồng địa phương như: đầu tư nâng cấp hệ thống "điện, đường, trường, trạm", tránh
tình trạng thu nhập chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ còn đa số người dân địa phương
không được hưởng lợi gì từ việc phát triển du lịch.
Sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay thế như: điện mặt trời, điện sản xuất
bằng nguyên liệu khí bio-gas, sử dụng khí bio-gas sản xuất từ chất thải chăn nuôi để
đun nấu thay thế cho nhiên liệu than đá và gỗ, vừa giúp bảo vệ môi trường vừa bảo
vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các trường học, trong
cộng đồng địa phương và khách du lịch. Xây dựng mối quan hệ "đối tác" giữa khách
du lịch và cộng đồng địa phương nhằm bảo vệ tài nguyên và phát triển du lịch bền
vững.
Bảo tồn, quản lý và phát triển đa dạng sinh học, cân bằng nhu cầu của con
người với sức chứa của môi trường làm nền tảng cho sự phát triển đảm bảo sự tham
gia tối đa của cộng đồng với nghĩa vụ hiểu biết về mối quan hệ giữa kinh tế, môi
trư­ờng và đạo đức thông qua một quá trình bao gồm cả những người trực tiếp tham
gia dự án và những người được hưởng lợi từ dự án.
Khôi phục và phát triển các nghề truyền thống của địa phương phục vụ nhu
cầu của khách du lịch như: sản xuất đồ lưu niệm, chăn nuôi, trồng trọt... Tạo ra và
duy trì thu nhập cho người dân địa phương
CÂU HỎI TỔNG HỢP KIẾN THỨC
Câu 1. Chính phủ không có vai trò nào trong viêc̣ phát triể n DLST?
A. Lập kế hoạch sử dụng đất, quy chế lao động và môi trường, cung cấp các
dịch vụ về hạ tầng cơ sở, xã hội và môi trường .
B. Đảm bảo cung cấp các tiêu chuẩn hài hòa, nhất quán và có hiệu quả cho toàn
bộ ngành du lịch
C. Thực hiện công tác nghiên cứu vùng và khu vực thật cụ thể dựa trên các ảnh
hưởng của DLST tới môi trường, văn hoá và kinh tế.
Câu 2. Điạ phương không có vai trò nào trong viêc̣ phát triể n DLST?
A. Tuyên truyề n giáo du ̣c nâng cao nhâ ̣n thức về DLST
B. Hỗ trợ việc phát triển các mô hình DLST làm kinh tế phù hợp trong việc khai
thác các yếu tố tự nhiên và văn hoá địa phương.
C. Hình thành các chính sách và các sáng kiến về du lich
̣ sinh thái
Câu 3. Tên viết tắt của Hiệp hội du lịch sinh thái?
A. IETS
B. CITES
C. IUCN
D. TIES
Câu 4. Hiệp hội du lịch sinh thái (TIES) không đặt ra mục tiêu dài hạn nào?
A. Thiết lập các chương trình giáo dục và tập huấn
B. Xây dựng luật về du lịch sinh thái nhằm phổ biến và khuyếch trương hoạt
động DLST
C. Thiết lập các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá trong lĩnh vực DLST
D. Xây dựng các mạng lưới quốc tế gồm các cơ quan nghiên cứu và các chuyên
gia trong lĩnh vực DLST
Câu 5. Có cam kết trách nhiệm rõ ràng về đóng góp bảo tồn và hỗ trợ phát
triển cộng đồng là vai trò của bên nào với DLST?
A. Vai trò của DNLH
B. Vai trò của HDV
C. Vai trò của nhà cung cấp dịch vụ
Câu 6. Đâu không phải là vai trò của HDV đối với DLST?
A. Giảng giải, truyền đạt làm thay đổi trong nhận thức, thái độ, hành vị của
khách du lịch theo hướng bảo vê ̣ môi trường.
B. Giúp khách du lịch tóm tắt những điều cần ghi nhớ: hoạt động nào được chấp
nhận và hoạt động nào không được chấp nhận tại những nơi đến tham quan.
C. Tạo thêm lợi ích du lịch cho du khách tại các điểm du lịch.
D. Thái độ và hành động tại điểm đến sẽ tác động trực tiếp đến hành vi của
khách du lịch
Câu 7. Thông thường giới hạn KDL đối với 1 HDV là bao nhiêu?
A. 6-10 người
B. 8-12 người
C. 10-12 người
D. 12-15 người
Câu 8. Các tài liệu, hình thức mà các DNLH nên chuẩn bị trước chuyến đi gồm
những gì?
A. Thông tin đầy đủ của khách DL
B. Cung cấp chỉ dẫn cho khách du lịch (guidelines for ecotourist)
C. Thông tin về các sản phẩn được cung cấp một cách chi tiết
D. Thông tin về những nơi đến tham quan
E. Tất cả các ý trên
Câu 9. Đâu là mô hình sản phẩm du lịch của DLST ?
A. 3S
B. 6S
C. 3H
D. 3F
Câu 10. Theo tác giả Lindberg có bao nhiêu loại khách DLST?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 8
Câu 11. Kết quả nào sau đây không phải của Dự án Trust mang lại cho quốc
gia Napel?
A. Thúc đẩy mối quan hệ giữa du lịch và sự phát triển của địa phương
B. Tạo ra và duy trì thu nhập từ du lịch cho nền kinh tế địa phương
C. Giảm thiểu các tác động không mong muốn của du lịch tới môi trường tự nhiên
và văn hóa xã hội.
D. Khách du lịch tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch của địa phương.
Câu 12. Hiệp hội Bảo vệ Di sản Thiên nhiên Nhật Bản cho ra đời “Hướng dẫn
về Du lịch Sinh thái” vào năm nào?
A. 1992
B. 1994
C. 1998
D. 2004
Câu 13: Quần đảo Galápagos của Ecuador nằm ở đâu?
A. Thái Bình Dương
B. Đại lục Nam Mỹ
C. Đại Tây Dương

You might also like