You are on page 1of 6

ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP THEO YHCT

ThS BSCK1 Trần Minh Quang


Đối tượng: Trung cấp y sĩ
Mục tiêu:
Định nghĩa và phân độ THA theo YHHĐ
Kể được các cách phân loại THA
Biết cách đo Huyết áp đúng
Kể được các biến chứng của THA
Kể tên các chứng trạng YHCT thường gặp trong THA
Kể nguyên nhân theo YHCT
Kể tên các bài thuốc YHCT hỗ trợ điều trị THA

I.ĐẠI CƯƠNG THA THEO YHHĐ


1. Định nghĩa:
Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch. Huyết áp tâm thu (HATT) là áp
lực động mạch lúc tim bóp đạt mức cao nhất. Huyết áp tâm trương (HATTR) là huyết áp thấp nhất
ở cuối thì tâm trương.
Theo tổ chức y tế thế giới và hội tăng huyết áp thế giới (WHO/ISH) năm 1999 THA động
mạch ở người trưởng thành được xác định khi HATT lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc
HATTR lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg.
2. Dịch tễ:
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới năm 2003 ở người từ 18 tuổi trở lên THA có tỷ lệ
trên 30%. THA ảnh hưởng tới khoảng 50 triệu người dân Hoa Kỳ, 8 triệu người dân Pháp và xấp
xỉ một tỷ người trên thế giới. Tỷ lệ tăng huyết áp trên thế giới năm 2000 là 26,4% (một tỷ người
mắc) sẽ tăng lên 29,2% (1,5 tỷ người bệnh) vào năm 2025.
Theo một điều tra 2008 của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (≥ 25 tuổi) tại
8 tỉnh và thành phố Việt Nam, tỷ lệ THA đã tăng lên đến 25,1%, ước tính sẽ có khoảng 11 triệu
BN THA. Trong đó, có tới 52% (khoảng 5,7 triệu người) là không biết mình có bị tăng huyết áp;
30% (khoảng 1,6 triệu người) của những người đã biết bị THA nhưng vẫn không có một biện pháp
điều trị nào; và 64% (khoảng 2,4 triệu người) những BN THA đã được điều trị nhưng vẫn chưa
đưa được huyết áp về số huyết áp mục tiêu. Như vậy hiện nay Việt Nam có khoảng 9,7 triệu người
dân hoặc là không biết bị tăng huyết áp, hoặc là tăng huyết áp nhưng không được điều trị hoặc có
điều trị nhưng chưa đưa được số huyết áp về mức bình thường.
3. Phân loại:
a. Phân loại bệnh THA theo nguyên nhân gây bệnh
THA nguyên phát (THA vô căn): Gặp đa số ở tuổi trung niên và người cao tuổi thuộc loại
này, thường không tìm thấy nguyên nhân. Loại này chiếm 85-98% tổng số BN THA.
THA thứ phát (hay THA triệu chứng) là THA có tìm thấy nguyên nhân. Loại này chỉ chiếm
tỷ lệ ít từ 11-15%:
•THA do nhiễm độc thai nghén

1
•THA do nguyên nhân thận: Viêm cầu thận cấp, mạn, viêm đài bể thận, sỏi thận, thận đa
nang, hẹp động mạch thận.
•Các nguyên nhân nội tiết: Cường Aldosterol tiên phát (hội chứng Conn), u tủy thượng
thận, hội chứng Cushing, tăng Calci máu, cường tuyến giáp, suy tuyến giáp…
•Các nguyên nhân khác: Dùng corticoid, thuốc tránh thai, thuốc nhỏ mũi kéo dài, uống
nhiều rượu, ăn nhiều muối, thuốc điều trị giảm miễn dịch.
b. Phân loại theo mức độ khẩn cấp
Tăng huyết áp khẩn cấp được định nghĩa khi có tăng cao về huyết áp một cách hệ trọng,
thường có HATTr > 120 mmHg, và chiếm khoảng 1% trong số bệnh nhân tăng HA. Tăng huyết
áp khẩn cấp cần hạ huyết áp trong vòng vài giờ.
Tăng huyết áp cấp cứu bao gồm tăng huyết áp cấp với HATT > 210 mmHg và HATTr >
130 mmHg biểu hiện triệu chứng với đau đầu, nhìn mờ, hoặc triệu chứng thần kinh khu trú, và
tăng huyết áp ác tính (có sự biểu hiện của phù gai thị). Tăng huyết áp cấp cứu cần hạ nhanh huyết
áp xuống khoảng 20-25% để ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thương cơ quan đích (như bệnh não do
tăng huyết áp, xuất huyết nội sọ, đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim cấp, phù phổi cấp
do suy thất thất trái cấp tính, bóc tách phình động mạch chủ, tiến triễn đến suy thận, hoặc sản giật).
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc được định nghĩa khi HATT > 140 mm Hg và HATTr
bình thường thường xảy ra trên người già. Điều trị không dùng thuốc nên được bắt đầu với dùng
thuốc để hạ HATT < 140 mmHg và nên đánh giá thường xuyên sự dung nạp của bệnh nhân đối
với thuốc tăng huyết áp.
c. Phân loại theo chỉ số Huyết áp
Hiện nay WHO đã đưa ra phân loại THA theo JVC VI
Phân loại theo JNC VI (1997)
Xếp loại Tâm thu (mmHg) Tâm trương (mmHg)
Tối ưu <120 <80
Bình thường <130 <85
Bình thường cao 130-139 85-89
Tăng huyết áp độ 1 140-159 90-99
Tăng huyết áp độ 2 160-179 100-109
Tăng huyết áp độ 3 ≥180 ≥110
Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch ở bệnh nhân THA
 Hút thuốc lá.
 Rối loạn lipid máu.
 Đái tháo đường.
 Tuổi > 60.
 Nam giới hoặc nữ giới đã mãn kinh.
 Tiền sử gia đình có người thân bị bệnh ĐMV: nữ < 65 tuổi hoặc nam < 55 tuổi.
Phần tầng theo yếu tố nguy cơ

2
 Nhóm A: Là những bệnh nhân THA nhẹ hoặc THA mà không có tổn thương cơ quan đích,
không có các nguy cơ bệnh mạch vành, không có biểu hiện bệnh tim mạch.
 Nhóm B: Là những bệnh nhân THA chưa có tổn thương cơ quan đích và không có bệnh
tim mạch kèm theo mà có ít nhất một yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch đã nói trên nhưng
không phải là đái tháo đường.
 Nhóm C: là nhóm có bệnh tim mạch kèm theo hoặc có tổn thương cơ quan đích hoặc đái
tháo đường và có hoặc không kèm theo yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch
4. Sinh lý bệnh THA:
HA = Lưu lượng tim x Sức cản ngoại vi
Lưu lượng tim phụ thuộc vào nhịp tim và lực co cơ tim. Sức cản ngoại vi phụ thuộc vào độ
nhớt của máu, thể tích máu và tính chất của mạch máu. Sức cản ngoại vi tăng lên khi tăng kích
thích giao cảm, tăng hoạt tính của các chất co mạch ở thận, tăng một số hormone…
Mọi nguyên nhân gây tăng cung lượng tim hoặc tăng sức cản ngoại vi đều làm tăng HA
5. Biến chứng của THA:
•Tổn thương mạch máu lớn: giãn phình mạch, tăng xơ vữa mạch máu, bóc tách động mạch
chủ.
•Bệnh tim cấp hoặc mạn tính: phù phổi, nhồi máu cơ tim; biểu hiện trên lâm sàng, phì đại
thất trái trên ECG hoặc siêu âm tim.
•Tổn thương mạch máu não: xuất huyết trong não, hôn mê, co giật, rối loạn tri giác, đột
quỵ, cơn thoáng thiếu máu não.
•Tổn thương thận: tiểu máu, tăng azot máu, creatinin huyết tương > 1.5 mg/dl, đạm niệu.
•Bệnh võng mạc: phù gai, xuất huyết, bắt chéo động mạch võng mạc.
6. Chẩn đoán:
THA thường được phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ ở những người không có triệu
chứng. Chẩn đoán THA chủ yếu dựa vào trị số HA, đánh giá nguy cơ tim mạch toàn thể thông
qua tìm kiếm các yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích, bệnh lý hoặc triệu chứng lâm sàng kèm
theo, xác định nguyên nhân thứ phát gây THA.
*Cách đo huyết áp:
•Bệnh nhân phải trong trạng thái nghỉ ngơi (ít nhất 5 phút trước khi đo), không dùng các
chất kích thích có ảnh hưởng đến huyết áp (cà phê, hút thuốc lá).
•Bệnh nhân nên ở tư thế ngồi ghế tựa, tay để trên bàn sao cho nếp khuỷu ngang với mức
tim. Trong một số trường hợp đặc biệt cần đo HA ở cả tư thế nằm và ngồi hoặc đứng.
•Chúng ta dùng loại máy đo huyết áp đồng hồ, bề rộng bao đo huyết áp nên bằng 80% chu
vi cánh tay.
•Con số huyết áp tâm thu tương ứng với pha I của Korotkoff (xuất hiện tiếng đập đầu tiên)
và huyết áp tâm trương là ở pha V (mất tiếng đập). Cần chú ý là có thể gặp khoảng trống HA.
•Nên đo HA ở cả hai tay và lấy trị số ở bên có số đo cao hơn.
•Cần thiết phải đo ít nhất 2 lần cách nhau ít nhất 2 phút và con số cuối cùng là trung bình
cộng nếu có sự khác biệt > 5 mmHg.
Khám lâm sàng nên lưu ý những dấu hiệu thực thể của tổn thương cơ quan đích như tiếng
tim T3 hoặc T4, âm thổi ở tim, dấu thần kinh định vị, tăng áp lực tĩnh mạch cảnh, ran ở phổi, bệnh

3
võng mạc, không đều hai bên, thận to hoặc thận nhỏ, đặc điểm Cushing và âm thổi vùng bụng.
Hoặc chúng ta thăm khám tìm nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát như âm thổi mạch cảnh, động
mạch thận, dấu xơ vữa mạch,...
7. Điều trị:
- Duy trì ổn định huyết áp thoe mục tiêu cụ thể như sau:
Ở những bệnh nhân 60 tuổi trở lên không có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính,
mức huyết áp mục tiêu là < 150/90 mm Hg.
Ở những bệnh nhân 18 - 59 tuổi không có bệnh đi kèm, và ở những bệnh nhân 60 tuổi trở
lên mắc bệnh đái tháo đường, bệnh thận mãn tính (CKD), hoặc cả hai, mức huyết áp mục tiêu là <
140/90 mm Hg.
- Phòng ngừa biến chứng THA
8. Phòng ngừa:
Việc phòng bệnh nên tập trung vào điều chỉnh các yếu tố nguy cơ. Chiến lược điều trị phải
kết hợp với các yếu tố văn hóa, xã hội có liên hệ đến việc chăm sóc sức khỏe và thay đổi hành vi.
Đối với những người bị bệnh cao huyết áp cần phải có một chế độ ăn uống thích hợp, hạn chế
muối (chỉ dùng 2-3g NaCl/ngày), hạn chế mỡ động vật bão hòa, đồng thời ăn nhiều những chất
giàu vitamin như: rau xanh, hoa quả… tránh những hoạt động căng thẳng thần kinh kéo dài, không
nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, không sử dụng quá mức các chất kích thích: thuốc lá, cà
phê, rượu.
II. THA theo YHCT
1.Bệnh danh:
Tăng huyết áp là danh từ bệnh học YHHĐ và không có từ đồng nghĩa trong bệnh học y
học cổ truyền (YHCT).
Các chứng trạng thường gặp trong bệnh tăng huyết áp:
Các triệu chứng cơ năng thường gặp (nếu có xuất hiện) và được mô tả trong các tài liệu
giáo khoa của một tình trạng tăng huyết áp kinh điển gồm: mệt, nhức đầu, rối loạn thị giác, hoa
mắt, chóng mặt, ù tai, chảy máu cam.Theo báo cáo của Sở Nghiên cứu cao huyết áp Thượng Hải
(Trung Quốc) phân tích trên 550 trường hợp tăng huyết áp: đau đầu chiếm tỷ lệ cao nhất (74,8%),
kế đến là tim hồi hộp (52,18%). Ngoài ra có thể có các biểu hiện khác là những hậu quả trực tiếp
của tăng huyết áp; đó là những tình trạng thiểu năng mạch vành, tai biến mạch máu não, liệt bán
thân.
Như vậy, có thể tóm tắt các triệu chứng cơ năng thường gặp trong bệnh lý tăng huyết áp
gồm:
Hoa mắt, chóng mặt: YHCT xếp vào chứng huyễn vựng.
Đau đầu: YHCT xếp vào chứng đầu thống, đầu trọng, đầu trướng dựa vào những biểu hiện
khác nhau của nó.
Đánh trống ngực, hồi hộp: YHCT xếp vào chứng tâm quý, chính xung.
Đau ngực gọi là tâm thống, hoặc kèm khó thở thì được gọi là tâm tý, tâm trướng.
Hôn mê, liệt nửa người: YHCT xếp vào chứng trúng phong.
2. Cơ chế bệnh sinh:
- Nội nhân: Tinh thần căng thẳng lâu ngày, tình chí không thư thái hoặc lo nghĩ tức giận
khiến can khí uất kết, uất lâu ngày hoá hoả, hoả thịnh thương âm làm can mất nuôi dưỡng, can âm
hao tổn. Âm không liễm được dương, can dương nhiễu loạn lên trên làm đau đầu mắt đỏ và xuất
hiện những cơn bốc hoả.

4
- Ẩm thực bất điều: Do ăn quá nhiều đồ ăn béo ngọt, ăn uống thất thường làm tổn thương
tỳ vị khiến cho chức năng vận hoá của tỳ suy giảm dẫn tới đàm thấp nội sinh. Hoặc uống nhiều
rượu làm cho thấp trọc sinh ra, lâu ngày hoá nhiệt, nhiệt nung nấu tân dịch thành đàm. Đàm lại
làm rối loạn chức năng kiện vận của tỳ vị, hậu quả sinh đàm thấp, tạo thành một vòng xoắn bệnh
lý: làm cho thanh dương bất thăng, trọc âm bất giáng gây nên bệnh.
- Nội thương hư tổn: Do lao thương quá độ hoặc tuổi cao làm chức năng tạng thận suy
giảm, thận thuỷ bất túc, thuỷ không dưỡng được mộc, can không được nuôi dưỡng dẫn đến can
thận âm hư, can hoả vượng, hoả sinh phong và đưa đến hậu quả là can phong nội động mà sinh ra
bệnh.
3. Chẩn đoán và điều trị THA theo YHCT:
a.Thể âm hư dương xung
Triệu chứng: Hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt, ù tai, dễ cáu gắt, miệng đắng, họng khô, ngủ ít hay mê, rêu
lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền hoạt sác.
+ Nếu thiên về dương xung thì: Đau đầu dữ dội, mặt đỏ, mắt đỏ, táo bón, họng khô đầu lưỡi đỏ,
rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền sác có lực.
+ Nếu thiên về âm hư thì: chóng mặt hoa mắt, hồi hộp mất ngủ, hay quên, lòng bàn tay bàn chân
nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác.
Phương pháp điều trị: tư âm tiềm dương.
Bài thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm.
+ Nếu thiên về âm hư thì tư dưỡng can thận dùng bài Lục vị qui thược hay Kỷ cúc địa hoàng gia
giảm.
+ Nếu thiên về dương xung nhiều thì bình can tiềm dương hay thanh can tả hỏa dùng bài Long
đởm tả can thang.
Châm cứu: Bổ Thận du, Can du, Tam âm giao, Thái khê, Thái xung
Tả Hành gian, Bách hội
b. Thể can thận âm hư
Triệu chứng: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hoảng hốt dễ sợ, ngủ ít hay mê, lưng gối yếu,
miệng khô mặt đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác.
Phương pháp chữa: tư dưỡng can thận, bổ thận âm
Bài thuốc: Lục vị qui thược thang. hoặc dùng bài Kỷ cúc địa hoàng thang.
Châm cứu: Bổ Thận du, Can du, Tam âm giao, Thái khê, Thái xung
b. Thể tâm tỳ hư:
Triệu chứng:Chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt nhợt, chán ăn, ngủ kém, lưỡi nhợt. mạch trầm.
Phương pháp chữa: Dưỡng tâm kiện tỳ
Bài thuốc: Quy tỳ thang gia giảm.
Châm cứu: Bổ Tâm du, Tỳ du, Tam âm giao, Thái uyên, Thái bạch, Nội quan.
c.Thể đàm thấp:
Triệu chứng: Người béo phì, ngực sườn đầy tức, hay lợm giọng buồn nôn, ăn ngủ kém, rêu lưỡi
trắng dính, miệng nhạt, mạch huyền hoạt. Nếu đàm thấp hóa hỏa thì ngủ hay giật mình đau đầu có cảm
giác căng tức mạch hoạt sác.
Phương pháp điều trị: kiện tỳ trừ thấp hóa đàm.

5
Bài thuốc: Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm.
Nếu đàm thấp hóa hỏa thì dùng bài Ôn đởm thang gia giảm.
Châm cứu: Bổ Tỳ du, Tam âm giao, Thái bạch.
Tả Phong long, Túc tam lý

You might also like