You are on page 1of 9

Trung y mách bạn 5 cách nhìn mặt đoán bệnh cực chuẩn

Cuốn sách kinh điển của Trung y là "Hoàng đế nội kinh" từng chỉ rõ: Tim thông với
lưỡi, tỳ thông với miệng, phổi thông với mũi, gan thông với mắt, thận thông với tai.
Điều này cũng cho thấy cổ nhân từ thời xa xưa đã tìm ra sự liên hệ giữa ngũ quan với
lục phủ ngũ tạng.

1. Nhìn lưỡi chẩn bệnh về tim

Trung y cho rằng, hình thái, màu sắc, độ linh hoạt và khả năng cảm nhận vị giác của
lưỡi đều có thể phản ánh tình trạng của tim.

Nếu lưỡi có sắc hồng nhuận, chuyển động linh hoạt, vị giác nhạy bén có nghĩa là trái
tim đang ở trạng thái khỏe mạnh.

Ngược lại, nếu đầu lưỡi nứt nẻ, sinh lở loét, có cảm giác đau đớn đồng nghĩa với việc
cơ thể đang mắc chứng "tâm hỏa" (Trung y dùng để chỉ chứng bệnh lòng phiền, miệng
khát, mạch nhanh, đầu nhức).

Lưỡi phát ban rất có thể là do lượng máu cung cấp cho tim bị ngưng trệ. Lưỡi màu
hồng nhưng có sắc thâm, tối là triệu chứng tâm âm hư. Lưỡi bóng nhẫy, nhạt màu lại
là triệu chứng của tâm dương hư.

Muốn bảo vệ trái tim, ngoài việc nghỉ ngơi điều độ, đi khám định kỳ, bạn còn có thể
sử dụng một vài phương pháp điều dưỡng từ một số loại dược liệu như hạt sen, đương
quy, hoàng kỳ…

2. Nhìn môi chẩn bệnh về tỳ

Tỳ là một cơ quan đặc nằm bên trái của vị (dạ dày) có chức năng hấp thu và vận
chuyển chất dinh dưỡng. Tỳ và vị hợp tác với nhau để hấp thu thức ăn và chuyển vận
chất dinh dưỡng.
Trong khi đó, miệng là nơi cửa ngõ để thức ăn tiến vào cơ thể, đồng thời có khả năng
phản ánh tình trạng của tỳ vị.

Nếu tỳ vị khỏe mạnh, khí huyết đầy đủ, môi sẽ hồng hào, căng mọng. Nếu tỳ vị hư
yếu, khí huyết không đủ, môi sẽ nhợt nhạt, khô nứt.

Ăn quá nhạt sẽ khiến tỳ vị bị hư, ăn quá ngọt lại khiến tỳ vị thấp nhiệt. Môi sưng phù
hoặc khóe miệng lở loét đa số là chứng tỳ nhiệt hoặc tỳ hỏa.

Để cải thiện tình trạng của tỳ và tỳ vị, bạn nên chú trọng điều chỉnh chế độ ẩm thực,
hạn chế ăn đồ sống, đồ nguội thức ăn nhiều dầu mỡ. Có thể kết hợp dùng những dược
liệu bổ tỳ ích khí như đảng sâm, củ từ, hạt ý dĩ, bách hợp, đậu cô ve…

3. Nhìn mũi chẩn bệnh về phổi

Trung y cho rằng phổi thông với mũi, chỉ khi có phổi điều hòa ổn định, mũi mới có thể
phát huy công năng khứu giác và hô hấp một cách bình thường.

Xét trên góc độ lâm sàng, tình trạng ngạt mũi chảy nước mắt chủ yếu là do phong hàn
làm tổn thương phổi. Mũi thường xuyên bị đỏ là bởi phổi bị nóng. Tương tự như vậy,
mũi bị khô và thường xuyên chảy máu xuất phát từ nguyên nhân âm hư hỏa vượng.

Nói cách khác, mỗi khi phổi gặp phải vấn đề, khứu giác của mũi sẽ bị ảnh hưởng, dẫn
đến tình trạng ho khan, khó thở….

Để cải thiện tình trạng của lá phổi, bạn nên chú ý tới nhiệt độ phòng, tăng cường tập
luyện thể dục, tích cực ăn trái cây, rau củ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng củ cải
trắng nấu canh, đun trà, ăn sống… đều có thể đạt được công dụng nhuận phế, tiêu
đờm.

4. Nhìn mắt chẩn bệnh về gan


Theo Trung y, công năng của mắt phụ thuộc vào tình trạng khí huyết ở gan. Nếu gan
có khí huyết không đủ, mắt không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ dẫn tới tình trạng mắt
mờ, quáng gà…

Gan hỏa thịnh có thể xuất hiện tình trạng mắt đỏ, sưng đau. Gan thận âm hư sẽ làm
khô mắt.

Khi ở vào những tình trạng trên, ngoại trừ việc chú ý vệ sinh và cung cấp đủ dưỡng
chất cho mắt, bạn có thể tận dụng những dược liệu như câu kỷ tử, hoa cúc trắng… để
đạt được công dụng bổ mắt, dưỡng gan.

5. Dựa vào thính lực chẩn bệnh về thận

Thận và thính lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thận đủ khí huyết, thính lực sẽ
rất nhạy bén.

Khi có các dấu hiệu như váng đầu, ù tai, thính lực suy giảm, tai điếc, đi kèm với đó là
những triệu chứng như đau xương sống, thắt lưng, tiểu nhiều lần… thì đồng nghĩa với
việc công năng thận của bạn đang bị suy giảm nghiêm trọng.

Lúc này, bạn cần chú ý nghỉ ngơi điều độ, tiết chế chuyện phòng the, tích cực vận
động, ngủ đủ giấc, đồng thời sử dụng các dược phẩm bổ thận đúng theo chỉ dẫn của
bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.
Phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc

1. Nguồn gốc
Đo nhiệt độ tỉnh huyệt bằng nhiệt kế điện tử để chẩn đoán bệnh là một bước phát triển
của xúc chẩn, do đó không ngoài tứ chẩn của Đông y.
Tứ chấn của Đông y là cách gọi tắt bốn phương pháp: Vấn chẩn, vọng chẩn, văn chẩn
và thiết chẩn.
Thiết chẩn trong tứ chẩn lại chia ra mạch chẩn (bắt mạch) và xúc chẩn (sờ nắn).
Sách “Tân biên Trung y học khái yếu” (Nhân dân vệ sinh xuất bản xã - Bắc Kinh -
1974) viết về nội dung xúc chẩn như sau:
“Xúc chẩn chủ yếu co nắn ngực bụng để thấy mềm cứng, có đau hay không, có hòn
cục hay không; sờ nắn tứ chi để xem có gãy xương, bong gân hay không; sờ nắn da
xem mát hay không; sờ nắn kinh mạch xem có phản ứng bệnh lý hay không?... Sờ nắn
kinh lạc là sờ ấn các huyệt trên kinh lạc để tìm điểm phản ứng bệnh lý theo phương
pháp chẩn đoán trị liệu của kinh lạc ở phép châm cứu đã nói rõ”.

2. Quá trình phát triển


a. Từ “Xúc chẩn”: Người xưa khi xúc chẩn ở tứ chi có hai mức như sau:
Sờ cả hai phía lòng bàn tay và mu bàn tay của người bệnh, phân biệt dương cứng
(ngoại cảm) hay bệnh âm chứng (nội thương). Phía mu bàn tay nóng hơn là dương
chứng (ngoại cảm), bởi vì bệnh ngoại cảm dương chứng thường là khu trú ở dương
kinh. Phía lòng bàn tay nóng hơn là âm chứng (nội thương), bởi vì bệnh nội thương
âm chứng thường là phát ở âm kinh.
Sau khi đã phân biệt bệnh ngoại cảm hay nội thương, lại tiến thêm một bước, so sánh
giữa các ngón tay tìm xem nóng hay lạnh rõ rệt ở ngón nào, từ đó biết được bệnh ở
đường kinh nào.
Tuy nhiên, cách xúc chẩn này chỉ cho ta biết được đại cương bệnh ngoại cảm hay nội
thương, bệnh ở đường kinh nào, còn như mức độ nặng hay nhẹ và tương quan giữa các
tạng phủ, kinh lạc phải dựa vào các chẩn khác nữa mới đủ tin dùng.

b. Đến “tri nhiệt cảm độ”: Khoảng những năm 60, trong quyển 3, bộ sách Châm cứu
học, với tiêu đề “Chẩn đoán học”, do Thượng Hải biên soạn, phát hành, có giới thiệu
phép “Tri nhiệt cảm độ” của Xích Vũ người Nhật Bản. Phép này dựa vào sức chịu
nóng của các tỉnh huyệt khác nhau để nhận định: Huyệt chịu nhiệt thời gian ngắn trội
là đường kinh đó đang có hàn, số lớn đường kinh có thời gian chịu nhiệt tương đương
nhau lấy làm trung bình.
Phép “Tri nhiệt cảm độ” này đã dựa vào một số phương tiện chính xác như: Hương
đặc chế có sự ổn định nhiệt lượng để hơ vào huyệt; đồng hồ bấm giây để đo thời gian
từ khi đặt hương hơ tới lúc người bệnh chịu không nổi tự rút tay ra.
Nhưng nhìn chung, phương pháp còn những cơ sở gây ra sai lạc lớn như: Khoảng cách
giữa nguồn nhiệt ở cây hương với các huyệt đo khó có sự đồng đều: thời gian bắt đầu
hơ và bắt đầu bấm đồng hồ khó có sự ăn khớp nhau. Ngoài ra kết quả số đo cũng chỉ
được tính bằng sự so sánh giữa đa số tương đương với số ở thời gian ngắn trội, với số
ở thời gian dài trội, do vậy chỉ có thể theo đó nhận định nét lớn mà thôi. Cũng còn phải
kể đến một tác dụng phụ nữa là tất cả các tỉnh huyệt trải qua đo bằng hương, đương
nhiên phải chịu sự hơ nóng lên, do đó mà có sự kích động không cần thiết, hoặc giả có
thể nhân đó gây sai lệch hoạt động kinh khí không cần thiết.

c. Ra đời phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc


Từ năm 1983, tại học viện Quân y, tôi đã dùng nhiệt kế điện tử của Liên Xô, loại máy
TĐM-60 và TZM-1 – Made in USSR để đo nhiệt độ tỉnh huyệt dùng vào chẩn đoán và
theo dõi điều trị lâm sàng. Phương pháp này được phát triển từ cách thức tiến hành và
huyệt vị mà Xích Vũ đã nêu trong phép “Trị nhiệt cảm độ”, nhưng có những ưu điểm
hơn như sau:
Máy có độ nhạy và chính xác (đo được chênh lệch 1/100C, do đó nhiệt độ các tỉnh
huyệt lệch nhau 1/10OC là đã biết.
Thời gian đo đủ 24 điểm khoảng 20 phút (hiện nay máy đo do ĐHSP 1 Việt Nam chế
tạo chúng tôi đang dùng, chỉ chừng 10 phút). Khoảng thời gian đo càng ngắn càng có
lợi cho việc đánh giá tương quan vì ít sự nhiễu công năng do ngoại cảnh gây nên.
Khi lập công thức tính toán, chúng tôi chia riêng chi trên và chi dưới bởi lý lẽ các tỉnh
huyệt ở chi trên và chi dưới có khoảng cách đến trung tâm nhiệt của cơ thể khác nhau,
do đó còn có tác dụng tìm ra sự phân ly sinh lý và bệnh lý khác nhau giữa nhiệt độ của
tỉnh huyệt ở chi trên và chi dưới theo nghĩa lý cổ điển: Thực nhiệt, phải nhiệt tới lòng
bàn chân; thực hàn, phải hàn tới lòng bàn tay.
Trong nội bộ từng chi, cách phân định hàn nhiệt của từng đường kinh trong chi được
dựa vào sự so sánh với nhiệt độ trung bình của cả chi, không dựa theo đa số, do đó kết
quả chẩn đoán bằng các chỉ số phù hợp với Học thuyết tạng phủ và Tạng phủ biện
chứng luận trị của lý luận Đông y. Kiểm nghiệm ở người bệnh khi bệnh biến thay đổi,
ở người khoẻ khi thay đổi bài tập (vũ thuật, thể dục) thấy số đo nhiệt độ tại tỉnh huyệt
kinh lạc và chỉ số tính toán biểu thị hoạt động của công năng kinh khí tương ứng với
chứng trạng một cách phù hợp. Do đó, theo số đo và kết quả tính các chỉ số nhiệt độ
kinh lạc trên, có thể chẩn bệnh và gọi ra được chứng trạng tương ứng, cho dù không
trực tiếp thấy người bệnh.
Kết thúc cuộc đo, do đầu đo đặt lên huyệt vị mức độ vừa phải, không gây phản ứng
kích thích ở huyệt vị như hơ hương gây nóng, nên không ảnh hưởng tới tình trạng sẵn
có ở người bệnh.

3. Cơ sở biện chứng của phép chẩn bệnh bằng nhiệt độ kinh lạc
Tứ chẩn của Đông y là một thành tựu có được từ quá trình thực nghiệm lâu đời của các
y gia lỗi lạc phương Đông. Khi chẩn bệnh, người thầy thuốc luôn phải vận dụng tứ
chẩn để trên cơ sở những dữ liệu thu gom được ấy, tiến hành tổng hợp, phân tích, loại
trừ, đạt đến xuyên qua các biện pháp, các hiện tượng để tìm bản chất, tìm mâu thuẫn
chủ yếu, như thế mới đi đến quyết định phương hướng và phép chữa bệnh hiệu quả.
Cái bản chất, cái mâu thuẫn chủ yếu đó chính là sự mất điều hoà âm dương trong con
người, có cơ sở từ sự chênh lệch mức độ hoạt động của các công năng tạng phủ gây
nên.
Con đường tiếp cận hiểu biết đúng về mức độ hoạt công năng của các tạng phủ thông
qua tứ chẩn là quá dài và phức tạp, bởi những biểu hiện chứng trạng thu nhận được rất
phong phú và đa dạng, lại đòi hỏi người thầy thuốc cần có nhiều kinh nghiệm bản
thân, đã được tiếp xúc với nhiều người bệnh.
Trong khi ấy, một quy luật đơn giản của vạn vật là “công sinh nhiệt” cũng được thể
hiện trong con người, tức là khi công năng tạng phủ hoạt động tăng thì nhiệt tăng, khi
công năng tạng phủ hoạt động giảm thì nhiệt giảm, sự tăng giảm nhiệt độ ấy thể hiện
qua tỉnh huyệt bằng quan hệ kinh lạc.
Dùng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ tỉnh huyệt, thông qua nhiệt độ của từng tỉnh
huyệt để đánh giá mức độ hoạt động công năng các tạng phủ khác nhau, tức là ta đã đi
trên con đường gần nhất, trực tiếp nhất đến bản chất của hiện tượng bệnh tật trong con
người.
Cách đo nhiệt độ kinh lạc

1. Nguyên tắc chung


Nếu đo để chẩn đoán bệnh phải để người bệnh nghỉ ngơi thoải mái 10 phút trước khi
đo thì số đo mới thể hiện chính xác tình trạng công năng của tạng phủ. Nếu đo để theo
dõi thí nghiệm thì đo ở đối tượng ngay trước và sau khi thí nghiệm, số đo mới thể hiện
đúng kết quả của thí nghiệm.

2. Những huyệt cần đo


a. Ở tay (chi trên), cả hai tay
Kinh tiểu trường: Thiếu trạch.
Kinh tâm: Thiếu xung.
Kinh tam tiêu: Quan xung.
Kinh tâm bào: Trung xung.
Kinh đại trường: Thương dương.
Kinh phế: Thiếu dương.

b. Ở chân (chi dưới), cả hai chân


Kinh bàng quang: Chí âm.
Kinh thận: Nội chí âm.
Kinh đảm: Khiếu âm.
Kinh vị: Lệ đoài.
Kinh can: Đại đôn.
Kinh tỳ: Ẩn bạch.

c. Xác định lại các vị trí huyệt


Trong số 12 huyệt trên, có 4 huyệt mà vị trí được đổi đi cho thống nhất về tổ chức học,
giải phẫu học, do đó là thống nhất được cơ sở vật chất của huyệt vị. Các huyệt đó là:
Trung xung, vốn ở chính giữa đầu nhọn ngón tay giữa, cách móng tay hơn một phân
thốn, nay đổi sang cách cạnh ngoài gốc móng ngón giữa một phân, ở phía áp ngón
nhẫn.
Nội chí âm, thay cho huyệt Dũng tuyền, nơi đo là cách cạnh trong gốc móng ngón út
một phân, ở phía áp ngón chân thứ 4, đối chiều với huyệt Chí âm.

Tên và vị trí các tỉnh huyệt cần đo trên đầu ngón tay và ngón chân

d. Huyệt Ẩn bạch và Đại đôn vốn ở chính giữa phía sau gốc móng ngón chân cái hơn
một phân, lại sang hai bên hơn một phân, chỗ có chùm lông trước khớp đốt, ngón, nay
đo sang cạnh trong và cạnh ngoài gốc móng ngón cái, cách gốc móng hơn một phân.

3. Trình tự do
a. Từ trên xuống dưới: Tức là đo ở tay trước, đo chân sau.
b. Từ ngoài vào trong: Ở tay thì đo từ kinh tiểu trường, qua tâm, tam tiêu, tâm bào, đại
trường, phế; ở chân thì từ kinh bàng quang, qua thận, đảm, vị, can, tỳ.
c. Từ trái sang phải: Tức là từng kinh, thì đo huyệt bên trái trước huyệt bên phải đo
sau, hoặc đo cả tay trái trước, tay phải sau, chân trái trước, chân phải sau cũng được.

4. Tư thế tay, chân đối tượng đo


Khi đo ở tay thì úp nhẹ hai bàn tay xuống trước mặt các ngón xoè ra, hai bàn tay cách
nhau 10cm.
Khi đo ở chân thì để hai bàn chân cách nhau 10cm, bàn chân đặt bằng phẳng, thoải
mái.
5. Những điểm đo đầu tiên phải để lâu chừng 2-3 phút là thời gian chờ máy nóng, số
đo mới là số đúng.

You might also like