You are on page 1of 4

VIÊM CẦU THẬN MẠN

( Thủy thủng thể âm thủy)

Viêm cầu thận mạn là một bệnh có tổn thương tiểu cầu thận tiến triển từ từ kéo dài nhiều
năm có biểu hiện lâm sàng có thể có tiền sử phù, protein niệu, hồng cầu niệu, cao huyết
áp nhưng cũng có thể chỉ có hồng cầu niệu, Protein niệu đơn độc. Cuối cùng dẫn đến suy
thận mạn với các triệu chứng:
Có sự bất thường trong nước tiểu kéo dài (hồng cầu niệu và trụ niệu). Suy giảm chức
năng thận từ từ.

Hô ̣i chứng thâ ̣n hư thuô ̣c pha ̣m vi chứng thủy thũng của Y ho ̣c cổ truyề n. Thủy thũng là
các chứng tra ̣ng của thủy tà phát sinh do sự trở nga ̣i trong quá trình vâ ̣n hóa, điề u tiế t và
̣ bi ̣ứ nhiề u ở bì phu,
̣ mà hình thành. Biể u hiê ̣n của bê ̣nh này là thủy dich
bài tiế t thủy dich
chân tay, đầ u mă ̣t, mi mắ t, bu ̣ng… thâ ̣m chí toàn thân đề u phù.

Sự chuyể n hóa nước trong cơ thể liên quan đế n 3 ta ̣ng là phế , tỳ và thâ ̣n.
- Phế chủ bì mao, dùng phát hañ để tuyên khai phế khi,́ làm cho nước theo lỗ chân lông đi
̣
ra. Khi bi phong hàn xâm pha ̣m làm phế khí không lưu thông, tân dich ̣ không đươ ̣c xuố ng
bàng quang nên nước ứ la ̣i sinh ra thủy thũng.
- Tỳ chủ về hóa thấ p, có chức năng vâ ̣n hóa thủy thấ p. Khi công năng của tỳ dương giảm
sút, không vâ ̣n hóa đươc̣ thủy thấ p làm cho nước đin ̀ h la ̣i mà thành chứng thủy thũng.
- Thâ ̣n là ta ̣ng của thủy, ở giữa có mê ̣nh môn hỏa có tác du ̣ng ôn vâ ̣n tỳ dương giúp bàng
quang đủ sức khí hóa nước.
Nế u công năng của tỳ và bàng quang yế u hoă ̣c do công năng của mê ̣nh môn hỏa suy kém
làm ảnh hưởng đế n tỳ và bàng quang làm cho tỳ dương hư không vâ ̣n hóa đươ ̣c thủy
thấ p, bàng quang không khí hóa đươ ̣c nước, nước bi đi
̣ ̀nh la ̣i ngấ m ra bì phu mà thành
thủy thũng.

Thủy thũng phân làm hai loa ̣i lớn là Âm thủy và Dương thủy, Âm thủy và dương thủy la ̣i
chia ra nhiề u thể bê ̣nh tuy luâ ̣n chứng khác nhau nhưng vẫn còn quy na ̣p về hai loa ̣i trên.
Dương thủy phù nửa trên người trước, thuô ̣c thực nhiê ̣t, thể bê ̣nh cấ p, tiể u it́ đỏ, đa ̣i tiê ̣n
táo, ma ̣ch phù sác. Âm thủy, phủ nửa người dưới trước, thuô ̣c hư hàn, tiể u it́ nhưng
không đỏ, đa ̣i tiê ̣n thường không táo, ma ̣ch trầ m tế , do chứng dương thủy lâu ngày không
khỏi biế n thành.

Trên lâm sàng thủy thũng thể âm thủy thường được phân loại thành các thể bệnh :

1. Thể Tỳ dương hư
- Triệu chứng: phù ít, ko rõ ràng, phù ở mí mắt và nặng 2 chi dưới, sắc mặt trắng xang,
thở gấp, tay chân mệt mỏi, ăn kém, đầy bụng, tiểu ít, đại tiện phân nhão, lưỡi bệu có vết
hằn răng, chân tay lạnh mạch trầm hoãn.
- Biện chứng: do dương khí yếu, tỳ khí kém, nên ko chuyển hóa được nước khiến thủy
tràn ứ xuống hạ tiêu gây nên phù. Tỳ dương hư ko được phấn chấn sức vận hóa kém, nên
ăn ít đầy bụng, đại tiện lỏng, sắc nhợt, người mệt mỏi. Do dương khí ko vận hóa, thủy
thấp ko lưu hành được nên tiểu tiện ít, lưỡi nhợt mạch trầm hoãn.
- Pháp: Ôn bổ tỳ dương, lợi niệu.
- Phương : Thực tỳ ẩm gia giảm.
Phục linh 12g, bạch truật 12g kiện tỳ táo thấp.
Hậu phác,đại phúc bì, mộc hương 8g: hành khí lợi niệu.
Can khương 4, thảo quả 8g, phụ tử chế 8g: ôn dương trừ hàn.
Mộc qua 8g lợi tiểu trừ thấp.
Cam thảo 4g điều hòa các vị thuốc.

 Nếu thủy thấp nặng gia thêm Quế chi, Trư linh, Trạch tả để trợ khí hóa bàng
quang và lợi tiểu tiện.
 Mệt mỏi nhiều gia Đẳng sâm, Hoàng kỳ để ích khí, đại tiện phân lỏng thì bỏ đại
phúc bì.
- Cứu: tỳ du, vị du, túc tam lý, tam tiêu du.

2. Thể Thận tỳ dương hư


- Triệu chứng: phù ko rõ ràng, phù kéo dài, thường phù ở mắt cá chân, bụng chướng
nước tiểu ít, sắc mặt trắng xanh, lưỡi bệu,mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh, mạch trầm tế.
- Biện chứng: Do thận dương suy nhược, âm thịnh ở dưới nên nữa người dưới phù nhiều.
do thận dương yếu, mệnh môn hỏa suy nên chân tay lạnh, sợ lạnh. Thận và bàng quang
có quan hệ biểu lý, thận dương hư dẫn đến khí hóa ở bàng quang ko lợi nên tiểu tiện ít.
Tỳ dương hư nên vận hóa kém gây bụng đầy chướng. do dương khí ko thư thái nên người
mệt mỏi.
- Pháp: ôn thận tỳ dương
- Phương : Chân vũ thang gia giảm
Phụ tử 8g, nhục quế 4: ôn dương trừ hàn.
Can khương 8g trợ cho Phụ tử nhục quế để ôn dương trừ hàn.
Bạch truật, Bạch linh 12g, kiện tỳ ích khí, lợi thủy.
Bạch thược 12g dưỡng âm, giảm tính cay của Phụ tử, can khương, nhục quế.
Trạch tả 12g, sa tiền 12g, trư linh 8g lợi thủy.
- Cứu: quan nguyên, khí hải, túc tam lý, tam âm giao.

3. Thể Âm hư dương xung


Viêm cầu thận mạn có tăng huyết áp
- Triệu chứng: phù ít hoặc hết phù, nhúc đầu chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực,
miệng khát, môi đỏ, họng khô chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
- Biện chứng: do thận âm hư tổn ko nuôi dưỡng được can mộc dẫn đến can huyết thiếu,
can dương bốc lên gây nhức đầu, chóng mặt. do thận âm hư sinh nội nhiệt sinh các chứng
miệng khát, môi đỏ, họng khô, chất lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
- Pháp: bình can, tư âm, lợi thủy.
- Phương: Kỷ cúc địa hoàng thang gia Ngưu tất, sa tiền.
Thục địa 12g tư âm dưỡng huyết, sơn thù 8g dưỡng can nhiếp huyết.
Hoài sơn 12g kiện tỳ. Trạch tả 8g thanh tả thận hỏa.
Đan bì 8g thanh tả can hỏa.
Bạch linh 12g thẩm thấp lợi thấp.
Kỷ tử 12g, Cúc hoa 10g bình can giáng hỏa.
Ngưu tất 12g hạ huyết áp, Sa tiền 16g lợi niệu.
- Châm : thái xung, can du, nội quan, thần môn, tam âm giao.

4. Thể Dương hư âm nghịch


Viêm cầu thận mạn có Ure máu tăng
- Triệu chứng: sắc mặt sạm đen, lơm giọng buồn nôn, bụng chướng tức ngực, đại tiện
lỏng, tiểu tiện ít, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng dầy, mạch huyền tế hoặc nhu tế.
- Biện chứng: do thận dương và tỳ dương hư nhiều, trọc âm nghịch lên gây gây những
t/c trên.
- Pháp: Ôn dương giáng nghịch.
- Phương: Phụ tử lý trung thang + nhị trần thang + Đại hoàng, Hậu phác.
Phụ tử 12g ôn dương tán hàn.
Sinh khương 8g trợ phụ tử ôn dương tán hàn.
Đẳng sâm 20g, Bạch truật 12g để kiện tỳ bổ khí.
Hậu phác 6g, Đại hoàng 12g để hạ khí tiêu đờm.
Trần bì 8g, Bán hạ chế 12g ôn trung lý khí trừ đàm.
Phục linh 12g trừ thấp hóa đàm.
 Nếu trọc khí hóa hàn ỉa phân nát, nước tiểu trong, đau bụng, rêu lưỡi trắng trơn
thêm Can khương 8g, Ngô thù 8g.
 Nếu trọc khí hóa nhiệt, nước tiểu ít đại tiện táo, miệng hôi lở loét thêm Hoàng liên,
Trúc nhự, Chỉ thực 12g.
 Nếu nôn nhiều dùng bài: Bán hạ tả tâm thang ( bán hạ chế, hoàng liên, đẳng sâm,
cam thảo, đại táo, can khương).
 Nếu có hiện tượng trụy mạch dùng bài “ Độc sâm thang” hoặc “Sinh mạch
thang” ( Nhân sâm, mạch môn, ngủ vị tử) kết hợp với các thuốc hồi dương như
Phụ tử chế 12g, nhục quế 6g, can khương 8g.

You might also like