You are on page 1of 5

BÀI 1

Trong y học cổ truyền, "phạm phòng" được gọi là chứng "phòng sự hôn quyết". Nguyên nhân
chủ yếu là do:

1. Thể chất vốn suy nhược hoặc mắc bệnh lâu ngày, chính khí suy yếu nhưng ham mê tình
dục quá độ, thời gian sinh hoạt quá dài, thận tinh xuất tiết quá nhiều dẫn đến mất cân bằng âm
dương, khí theo tinh mà thoát ra ngoài, khí thoát thì thần tán mà dẫn đến hôn mê.

2. Thể chất vốn thuộc loại âm hư, hư nhiệt quấy nhiễu bên trong, khi phòng dục quá độ, âm
dịch hao tán, hư hoả bốc lên trên kéo theo huyết dịch mà che lấp thanh khiếu dẫn đến hôn
quyết.

3. Rối loạn tình chí, can khí uất ức, khi sinh hoạt tình dục, khí cơ nghịch loạn mà dẫn đến hôn
mê.

Theo kinh nghiệm dân gian, khi người chồng lâm vào tình trạng này, người vợ phải hết sức
bình tĩnh, ôm giữ lấy chồng trong tư thế nguyên trạng, hà hơi vào miệng rồi nhanh chóng
dùng bất cứ vật nhọn gì như kim băng, cây trâm cài tóc, kim châm cứu… châm mạnh vào đầu
xương cùng cụt (vị trí của huyệt Trường cường gần hậu môn) hay huyệt Hội âm (điểm giữa
nối từ gốc dương vật đến hậu môn). Ngoài ra, có thể kết hợp dùng móng tay cái bấm thật
mạnh vào huyệt Nhân trung nằm ở điểm nối giữa 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh nhân trung.

Dân gian còn dùng bột gừng trộn với bột bồ kết, lấy chút ít thổi vào mũi bệnh nhân hoặc lấy
ngô thù du sao nóng cùng với muối ăn rồi chườm vào rốn. Sau đó đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

BÀI 2

Trong dân Việt thường truyền cho nhau 2 chứng bệnh đó là : Phạm Phòng và Thượng Mã
Phong . Hai bệnh này sinh ra do quan hệ Nam , Nữ . Không phải nam nữ hễ gần nhau là bị
bệnh , mà do cấu tạo của cơ thể và quan hệ quá nhiều , khi cơ thể yếu mệt vẫn quan hệ gây ra
. Bệnh Thượng Mã Phong nguy hiểm nhất , nếu thiếu hiểu biết có thể dẫn đến tử vong . Tôi
xin trình bày chi tiết để các bạn cùng tham khảo .

1 / Bệnh Phạm Phòng : Thường xảy ra khi quan hệ nam nữ , lúc cơ thể đang mệt mỏi , suy
nhược hoặc đang bị bệnh . Sau khi quan hệ xong thường uể oải , người bần thần , ra mồ hôi
nhớt và..v.v . Ở việt nam vùng ven biển Miển trung có loài cây Mần ry mọc hoang ( Loại tươi
)hoặc mua ở các hàng lá ngoài chợ ( Loại khô ) . Ta có thể dùng tươi dã nát cả thân lá rễ + 1
chút muối , nhiều ít tuỳ người . Có thể dùng ngọn non nhai nát và nuốt , uống thêm một chút
nước . Bệnh sẽ lui sau vài ngày và sung năng tình dục sẽ mạnh mẽ hơn trước ./.

2 / Bệnh Thượng Mã Phong : Bệnh nhân thường là nam giới ( Dân gian gọi là người không có
lông đít ) . Bệnh xảy ra khi kho tinh không đóng lại , nặng nhất khi có bao nhiêu suất ra hết
bấy nhiêu .

Khi bị người nam thường bị xỉu , người nữ không được để bộ phận sinh dục nam rời khỏi cửa
mình . Có các cách chữa sau :

a / kêu cứu , nhờ người khác giúp đỡ .v.v. .

b / Phụ nữ người Tàu ( China ) được dạy rất kỹ khi đi lấy chồng về căn bệnh này , họ thường
có cây trâm cài tóc bằng vàng hoặc bạc . Nếu không có gì các bà , các cô dùng móng tay cũng
được ...

Ta lần tìm chỗ gọi là xương cùng hay xương cụt ( Chỗ hõm xuống gần lỗ Hậu môn ) , bấm
thật mạnh chảy máu cũng được ... Bệnh nhân sẽ hồi tỉnh ngay .

BÀI 3

"Phạm phòng" là phạm phải điều cần tránh ở chốn phòng the ("phạm" = vi phạm, mắc phải,..;
"phòng" = chỉ chuyện chăn gối nơi phòng the). "Phạm phòng" là thứ bệnh được y thư và dân
gian lý giải theo nhiều nghĩa khác nhau. Do bệnh xuất phát từ phòng ngủ nên có người còn
gọi bệnh đó là bệnh "phòng thất".

Một số người cho rằng, tất cả những chứng bệnh xảy ra do sinh hoạt nam nữ ở nơi phòng the,
như khi sinh hoạt không cẩn thận bị nhiễm gió lạnh mà sinh bệnh; bệnh tái phát do cơ thể
chưa hồi phục hoàn toàn đã sinh hoạt tình dục; thậm chí cả chứng "thượng mã phong", tức
hôn mê bất tỉnh trong khi hoặc sau khi ân ái, ... cũng gọi là "phạm phòng".

Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, "phạm phòng" được hiểu theo nghĩa mà Tuệ Tĩnh
đã đề cập trong sách "Nam dược thần hiệu", nguyên văn như sau: "Phạm phòng là do đàn
ông đàn bà mới bệnh chưa khỏi, khí huyết chưa khôi phục mà lại giao cấu với nhau, lửa dục
bùng lên mà sinh bệnh, đàn bà phạm phòng phải đàn ông gọi là dương dịch, đàn ông phạm
phòng phải đàn bà là âm dịch."
Về chứng trạng, diễn biến của bệnh, theo "Nam dược thần hiệu", phạm phòng có thể phát ra
dưới hai dạng: Bạo phát và trầm phát.

Cụ thể, như sách "Nam dược thần hiệu" đã mô tả: "Khi phát bệnh có bạo phát, có trầm phát,
bạo phát thì nặng đầu, cấm khẩu, chân tay co quắp, bụng dưới đầy, nóng, mình đau, bí đái,
hôn mê bất tỉnh, ... Trầm phát thì hơi thở ngắn, sắc vàng, bụng trên trướng lên, ăn uống ít,
không trị gấp thì hay chết người."

Như vậy, theo "Nam dược thần hiệu": Phạm phòng là bệnh phát sinh do khí huyết chưa khôi
phục sau khi mắc bệnh, mà đã sinh hoạt tình dục. Đàn bà nhiễm bệnh do đàn ông gọi là
"dương dịch", đàn ông nhiễm bệnh do đàn bà gọi là "âm dịch".

Trong Đông y, bệnh lý "dương dịch" và "âm dịch" - gọi chung là "âm dương dịch", đầu tiên
được đề cập trong sách "Thương hàn luận" của Trương Trọng Cảnh. Y thư Đông y các thời
đại, còn lưu lại nhiều ghi chép liên quan đến chứng bệnh này. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn
chưa có quan điểm thống nhất.

Nội dung ghi chép trong y thư đại thể có thể tóm tắt như sau: Bệnh phạm phòng - tức âm
dương dịch là do bệnh ngoại cảm (bao gồm bệnh thương hàn, bệnh thời khí và ôn bệnh) vừa
mới khỏi đã sinh hoạt tình dục gây nên. "Âm" là nữ, "dương" là nam. Đa số cho rằng, "dịch"
có nghĩa là thay đổi, dịch chuyển: Bệnh từ nam truyền sang nữ hoặc bệnh từ nữ truyền sang
nam. Có người cho rằng "dịch" có nghĩa là sự biến đổi bệnh: Bệnh đã khỏi lại tát phát. Bệnh
từ nam truyền sang nữ gọi là "dương dịch", bệnh từ nữ truyền sang nam gọi là "âm dịch".
Nhưng một số cho rằng, không cần phân biệt bệnh chuyển từ nam sang nữ hay từ nữ chuyển
sang nam, chỉ nên gọi chung là "âm dương dịch".

Tóm lại, phạm phòng là một bệnh diễn biến phức tạp, thậm chí chết người, do đó khi chẳng
may mắc bệnh, cần tìm đến thầy thuốc Đông y chuyên nghiệp, để được chẩn đoán và chữa trị
một cách bài bản.

Trong sách "Nam dược thần hiệu" có giới thiệu 13 phương thuốc chữa phạm phòng;
dưới đây là một số phương thuốc tương đối đơn giản, xin chép ra để cùng tham khảo:

(1) Trị thương hàn chưa thật khỏi mà vội giao cấu, sinh đau bụng, sưng hòn dái: Dùng
hành trắng 5 củ, giã nát hòa với một chén giấm cho uống, khỏi ngay.

(2) Trị phạm phòng, đau bụng dưới, teo hòn dái, ra mồ hôi lạnh, tay chân giá lạnh, nếu
chậm không cứu thì nguy: Dùng hành trắng giã nát, xào nóng đem chườm vào rốn, lại lấy
20 củ hành tăm nữa, giã nát, nấu với rượu cho uống, hết ngay (Bài thuốc này còn thấy chép
trong sách "Vệ sinh yếu quyết" của Hải Thượng Lãn Ông).
(3) Trị thương hàn, phạm phòng, đau tức hòn dái, sưng đùi vế: Tinh tre 1 nắm; để cả vỏ
xanh, sắc sôi 5 dạo, bỏ bã, uống ấm thì khỏi.

(4) Kinh trị bị mệt nhọc, mà bệnh trở lại, hòn dái sưng, hoặc lặn vào trong bụng, mà đầu
mặt, mình mẩy, chân tay nặng nề, nóng ran ở bụng dưới, co quắp gần chết: Giun 1 cáp,
nước 1 bát; sắc còn 1 phần 3, uống luôn một lần thời khỏi.

(5) Truyền trị phạm phòng, mới bị là miệng câm, khó thở, khó chịu muốn chết, hoặc
phạm đã lâu, nhập lý, mặt mắt khô vàng, thở ngắn, trên thực dưới hư, ăn uống không
được, giống như hư lao, phương này thật là thuốc tiên: Dành dành, củ sắn dây, nam sâm,
kiết cánh - mỗi vị một đồng cân; cam thảo, hẹ cả rễ - mỗi vị 5 phân; phân chuột (nhọn hai
đầu) sao cháy 10 hạt; nước 1 bát , sắc còn phân nửa, uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi thời
khỏi.

BÀI 4
Phạm phòng thì có cối xay
Buồn phiền mệt nhọc trị hay vô cùng.

Không biết có phải vì cái "chứng lạ" kia không, mà câu ca đã rạch một đường hằn trên bộ óc
của tôi, khiến tôi không thể không chú ý "trên mức bình thường" đến cái cây thuốc vốn mọc
hoang khắp nơi chi xứ, từ bờ bãi, mé vườn, đến vệ đường, ngõ xóm.

Cây cối xay, còn gọi là giằng xay (không lầm với cây ngọt nghẽo - Gloriosa superba có độc,
cũng có nơi gọi là giằng xay), vì có quả giống hệt cái thớt trên của cối xay lúa bằng tre ngày
xưa. Cả người Trung Hoa, có lẽ có cùng kiểu tư duy nông nghiệp như ta nên cũng gọi cây cối
xay là... cây cối xay, tất nhiên theo ngôn ngữ của họ, tức là 磨盤́草 - ma bàn thảo (ma là cái
cối đá - theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu thì phải đọc âm má mới đúng nghĩa này, bàn là
mâm hay thớt, còn thảo là cây vậy). Về cái tên ma bàn thảo, trong một bộ sách dược liệu nổi
tiếng của Việt Nam, tên chữ Hán viết kèm rất rõ ràng nhưng tác giả trong một tích tắc sơ ý đã
hạ bút phiên âm là ma mãnh thảo (do chữ bàn 盤́ na ná chữ mãnh 艋 chăng?), khiến cho
không ít người đã vô tư "bé cái nhầm" sai theo suốt mấy chục năm mà không hay biết.

Trở lại với bài thuốc nói trên, lương y Dũng cho biết nam nữ mới ốm dậy, hoặc đang ốm, mệt
nhọc mà sinh hoạt vợ chồng, sau đó thấy người mệt mỏi, buồn phiền, ăn không tiêu, đầy hơi,
da vàng, bụng trên trướng lên, bụng dưới nóng ran, khó thở,… Đông y gọi là chứng phạm
phòng, để kéo dài rất nguy hiểm. Nên dùng độc vị cây cối xay 50g sắc uống, vài ba thang sẽ
khỏi. Bài thuốc kinh nghiệm này lương y Dũng đã chữa cho nhiều bệnh thành công nên rất
lấy làm tâm đắc. Khi hỏi về xuất xứ bài thuốc, lương y Dũng cho biết đã đọc được trong một
cuốn sách thuốc nhưng vì quá lâu không còn nhớ tên sách là gì.

Vốn ưa "uống nước tận nguồn", tôi đã để tâm tìm kiếm suốt mấy năm ròng, tra trong nhiều
sách thuốc cổ kim, từ Tuệ Tĩnh, Lãn Ông, đến Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi... đều không thấy.
Cuối cùng, cũng đã tìm thấy bài thuốc trong mục "Phòng thất" (tức phạm phòng) tại trang 345
sách Y lược Giải âm Tạp chứng của Tạ Phúc Hải soạn thuật, in tại Hà Nội năm 1931. Nguyên
văn sách này giới thiệu rất nhiều bài thuốc bắc, thuốc nam chữa chứng phạm phòng, tùy
người tùy chứng mà áp dụng, như đoạn cuối viết "chứng (phạm) phòng chậm phát dùng Bình
vị tán, khí hư dùng Tứ quân tử thang, huyết hư dùng Tứ vật thang đều gia Ngũ linh chi 2 đồng
(8g), Nhân trần 2 đồng (8g). Hựu phương (hoặc dùng phương): Lá cối xay 1 lạng (40g) sao
vàng, Bẹ mèo cau 5 đồng (20g) sao vàng, cùng sắc nước uống".

Như vậy bài thuốc nam sách nêu ngoài lá cối xay còn có thêm bẹ mèo cau (còn gọi meo cau,
tức bẹ bọc hoa cau còn non).

You might also like