You are on page 1of 11

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG - GIA LAI 1

HUỲNH THANH LUÂN

BÀI GIẢNG ĐỘI TUYỂN OLYMPIC

30/04/2019
Khối 10 - 11

β
A H
α

8m
K

Giáo án
Ngày 4 tháng 3 năm 2019
MỤC LỤC
1 Định lý đồng dư Trung Hoa 1

A Bài toán mở đầu 1

B Định lý thặng dư Trung Hoa 2

C Vài ứng dụng của định lý 3

1 Sử dụng tính tồn tại nghiệm 3

2 Dùng tính duy nhất của nghiệm 8

BÀI 1. ĐỊNH LÝ ĐỒNG DƯ TRUNG HOA

A. BÀI TOÁN MỞ ĐẦU


Giải hệ 
 x ≡ 2 ( mod5)

x ≡ 3 ( mod7)

x ≡ 5 ( mod3)

L Lời giải
Ta có
7.3 ≡ 1 ( mod5) ⇒ 7.3.2 ≡ 2 ( mod5)
Tức ta có kết quả là 
 7.3.2 ≡ 2 ( mod5)
7.3.2 ≡ 0 ( mod7)
7.3.2 ≡ 0 ( mod3)

Tương tự vì
3.5 ≡ 1 ( mod7) ⇒ 3.5.3 ≡ 3 ( mod7)
dẫn đến khẳng định 
 3.5.3 ≡ 3 ( mod7)
3.5.3 ≡ 0 ( mod5)
3.5.3 ≡ 0 ( mod3)


5.7 ≡ 2 ( mod3) ⇒ 5.7.2 ≡ 1 ( mod3) ⇒ 5.7.2.5 ≡ 5 ( mod3)
dẫn đến khẳng định 
 5.7.2.5 ≡ 5 ( mod3)
5.7.2.5 ≡ 0 ( mod5)
5.7.2.5 ≡ 0 ( mod7)

Xét số
n = 7.3.2 + 3.5.3 + 5.7.2.5 = 437.

1
2 MỤC LỤC

Theo các khẳng định trên thì rõ ràng n là một nghiệm của hệ đã cho.
Mặt khác, nếu hai số N và N 0 là hai nghiệm hệ thì,
 N ≡ N 0 ( mod5)

N ≡ N 0 ( mod7)
N ≡ N 0 ( mod3)

Nhưng vì 3; 5; 7 đôi một nguyên tố cùng nhau nên điều đó tương đương với
N ≡ N 0 ( mod5.7.3)
Vậy nghiệm của hệ là
x ≡ n ( mod3.5.7)
hay
x ≡ 17 ( mod105)


B. ĐỊNH LÝ THẶNG DƯ TRUNG HOA


Định lí 1 (Định lý thặng dư Trung Hoa). Giả sử m1 , m2 , ..., mr là các số nguyên dương đôi một
nguyên tố cùng nhau và a1 , a2 , ..., ar là các số nguyên tùy ý. Khi đó tồn tại duy nhất (theo modulo
M = m1 .m2 ...mr ) số N sao cho 
 N ≡ a1 ( modm1 )

....

 N ≡ a modm
r( r)

Chứngminh 
M M
Vì , m1 = 1 nên theo định lý BeZout có số t1 sao cho t1 ≡ 1 ( modm1 ) .
m1 m1
M
Như vậy số s1 = t1 có tính chất:
m1
(
s1 ≡ 1 ( modm1 )
s1 ≡ 0 ( modmi ) , i 6= 1

Tương tự ta cũng có các số s j khác. Khi đó số cần tìm là:


N = a1 s1 + ... + ar sr
Bây giờ ta sẽ chứng minh tính duy nhất. Thật vậy, xét hai số N và N 0 thỏa hệ. Khi đó, N ≡
N 0 ( modmi ), ∀i = 1, 2, ..., r.
Do m1 , m2 , ..., mr đôi một nguyên tố cùng nhau nên N ≡ N 0 ( mod M). Điều này khẳng định về
tính duy nhất của nghiệm theo modloM.
Kết quả tổng quát hơn được đề cập trong định lý sau.
Định lí 2. Cho các số nguyên dương m1 ; m2 ; ...; mn và các số nguyên tùy ý r1 ; r2 ; ...; rn . Khi đó điều
kiện cần và đủ để hệ phương trình đồng dư

 x ≡ r1 ( modm1 )

...

 x ≡ r modm
n( n)

có nghiệm là 
ri ≡ r j mod mi , m j ; ∀i, j : 1 6 i < j 6 n
Khi hệ có nghiệm thì nghiệm đó là duy nhất theo modulo [m1 , ..., mn ].
1. ĐỊNH LÝ ĐỒNG DƯ TRUNG HOA 3

C. VÀI ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LÝ


1. Sử dụng tính tồn tại nghiệm
BÀI 1. Cho a, b là hai số nguyên dương lớn hơn 1 và nguyên tố cùng nhau. Chứng minh rằng
tồn tại số nguyên k sao cho
A = ( ab − 1)n .k + 1
là hợp số với mọi số nguyên dương n.
L Lời giải
Ta cần chứng minh A chia hết cho một số nguyên lớn hơn 1 và nhỏ hơn A nào đó, một cách tự
nhiên nhất trong bài này chắc có lẽ là hai số a, b.
Ta có 
A ≡ k + 1 ( mod a) , với n chẵn
A ≡ −k + 1 ( mod a) , với n lẻ
nên muốn A chia hết cho a thì phải chọn k thỏa

k ≡ −1 ( mod a) , với n chẵn
k ≡ 1 ( mod a) , với n lẻ

Hoàn toàn tương tự nếu muốn A chia hết cho b ta cần chọn k thỏa

k ≡ −1 ( modb) , với n chẵn
k ≡ 1 ( modb) , với n lẻ

Theo định lý thặng dư Trung Hoa ta chọn được k sao cho



k ≡ 1 ( mod a)
k ≡ −1 ( modb)

Với số k đó thì A sẽ chia hết cho a với n lẻ còn khi n chẵn thì A lại chia hết cho b. Như vậy ta
đã có điều cần chứng minh.

BÀI 2. Cho a1 , a2 , ..., an là các số nguyên dương tùy ý. Chứng minh rằng luôn tồn tại số nguyên
dương b sao cho với mọi i = 1, 2, ..., n thì bai luôn là lũy thừa với số mũ lớn hơn 1 của một số
tự nhiên nào đó.
L Lời giải
αi αi αi
Giả sử ai = p1 1 .p2 2 ...pk k trong đó p1 , p2 , ..., pk là các số nguyên tố phân biệt và αij ≥ 0, ∀i, j.
β β β
Ta tìm β 1 , β 2 , ..., β k sao cho b = p1 1 p2 2 ...pk k thỏa yêu cầu bài toán.
Giả sử với mỗi i = 1, 2, ..., n ta có bai = (ui )mi trong đó mi ∈ N, mi > 1, khi đó
β 1 + α i1 β 2 + α i2 β k + αi
p1 .p2 ...pk k
= ( u i ) mi .
.
Ta thấy ui có các ước nguyên tố p1 , p2 , ..., pk và β j + αi j .. mi , ∀ j = 1, k hay β j ≡ −αi j ( mod
m j ), ∀ j = 1, k. Nếu ta chọn các m1 , m2 , ..., mn đôi một nguyên tố cùng nhau thì theo định lý
Trung Hoa về thặng dư, hệ phương trình

β j ≡ −α1j ( modm1 )



 β ≡ −α ( modm )
j 2j 2

 ...
β j ≡ −αn j ( modmn )

4 MỤC LỤC

luôn có nghiệm với mọi j = 1, ..., k. Tức là luôn tồn tại β j sao cho β j ≡ −αi j ( modm j ), với mọi
β β β
i = 1, ..., n; j = 1, ..., k. Chọn b = p1 1 p2 2 ...pk k và β j + αi j = mi γi j . Lúc đó
β j + α i1 β j + α i2 β j + αi m i γi m i γi γi m i
 γ γ 
= p1 1 .p2mi γi2 ...pk k = p1 1 p2 2 ...pk k
k i i
bai = p1 .p2 ...pk
là lũy thừa với số mũ mi > 1 của một số tự nhiên. Đến đây ta có được điều phải chứng minh.

BÀI 3. Cho f(x) là đa thức với hệ số nguyên. Giả sử có một tập hữu hạn các số nguyên tố
{ p1 ; p2 ; ...; pn } sao cho với mọi số nguyên m thì f (m) chia hết cho số pi nào đó. Chứng minh
rằng luôn có một số nguyên tố p là ước của f (m) với mọi số nguyên m.
L Lời giải
Ta dùng phản chứng. Giả sử điều khẳng định là sai. Tức là với mọi số nguyên tố p đều tồn tại
số nguyên m sao cho p không phải là ước của f (m). Khi đó với mỗi pi , tồn tại số ai ∈ Z sao
cho pi không phải là ước của f ( ai ). Xét hệ phương trình đồng dư


 x ≡ a1 ( mod p1 )
x ≡ a2 ( mod p2 )


 .......................
x ≡ an ( mod pn )

Theo định lý Trung Hoa thì hệ đó có nghiệm, tức luôn tồn tại số nguyên a sao cho a ≡ ai ( mod
pi ), ∀i = i, n. Suy ra f ( a) đồng dư với f ( ai ) theo modulo pi ,∀i = 1, n. Do f ( ai ) không chia hết
cho pi nên f ( a) không chia hết cho pi ,∀i = 1, n (mâu thuẫn với giả thiết). 
 α1 α2 αn
Nhận xét 1. Trong bài toán trên có thể thay tập { p1 ; p2 ; ...; pn } bằng tập p1 ; p2 ; ...; pn mà
không ảnh hưởng đến kết quả. Không chỉ vậy, bài toán này có thể mở rộng hơn nữa. Kết quả
đó thực sự mạnh hơn nếu tập các số nguyên tố được thay thế bởi một tập các số nguyên bất
kỳ. Hãy cùng khám phá bài toán sau.
BÀI 4. Cho f ( x ) là một đa thức với hệ số nguyên. Giả sử có một tập các số nguyên S =
{ a1 ; a2 ; ...; an } sao cho với mọi số nguyên m thì f (m) luôn chia hết cho ai nào đó. Chứng minh
rằng luôn tồn tại số nguyên a sao cho f (m) chia hết cho a, ∀m ∈ Z.
L Lời giải
Ta phản chứng, giả sử kết luận bài toán sai. Khi đó với mỗi ai , i = 1, n đều tồn tại số nguyên
α
xi sao cho f ( xi ) không chia hết cho ai . Từ đó ta suy ra, tồn tại một số pi i với pi là số nguyên tố
α
sao cho pi i là ước của ai nhưng không là ước của f ( xi ).
Cho i chạy từ 1 đến n ta được các lũy thừa p1α1 , p2α2 , ..., pαnn . Tuy nhiên, trong chúng có thể có
cùng cơ số.  Với những số có cơ số chung đó, ta chọn số có số mũ nhỏ nhất. Khi đó ta thu
q q q
được tập p11 ; p22 ; ...; pmm với m ≤ n và p1 , p2 , ..., pm là những số nguyên tố phân biệt. Do
q q q
p11 , p22 , ..., pmm đôi một nguyên tố cùng nhau nên theo định lý Trung Hoa, tồn tại x thỏa mãn
q q q
x ≡ xi (modpi i ), ∀i = 1, m. Nhưng với x ≡ xi (mod pi i ) suy ra f(x)≡ f ( xi )(mod pi i ) mà f ( xi )
q
không chia hết cho pi i , ∀i = 1, m suy ra f ( x ) không chia hết cho ai ; i = 1, ..., n. (mâu thuẫn giả
thiết). 
αi
Chú ý 1. Một sai lầm dễ mắc phải khi giải bài toán này là từ các lũy thừa pi là ước của ai
α
nhưng không là ước của f ( xi ), ∀i = 1, n, chọn được x sao cho x ≡ xi (modpi i ), ∀i = 1, n suy ra
α
f(x)≡ f ( xi )(mod pi i ) kéo theo f(x) không chia hết cho ai với mọi i. Lập luận trên sai ở chỗ các
lũy thừa p1α1 , p2α2 , ..., pαnn có thể có một số lũy thừa có cùng cơ số nên không thể áp dụng định
lý Trung Hoa.
BÀI 5. Tìm tất cả các số nguyên n không nhỏ hơn 2 sao cho luôn tồn tại n số nguyên dương
b1 , b2 , ..., bn không phải tất cả bằng nhau đồng thời với mọi số tự nhiên k thì tích

A = (b1 + k)(b2 + k )...(bn + k )


1. ĐỊNH LÝ ĐỒNG DƯ TRUNG HOA 5

luôn là lũy thừa với số mũ lớn hơn 1 của một số tự nhiên nào đó.
L Lời giải
Nhận xét rằng n là hợp số thỏa yêu cầu bài toán. Ta chứng minh n nguyên tố không thỏa yêu
cầu bài toán.
Thật vậy, giả sử n nguyên tố và xét n số nguyên dương bất kỳ b1 , b2 , ..., bn không phải tất cả
bằng nhau. Cần chứng minh tồn tại số tự nhiên k sao cho

A = (b1 + k )(b2 + k)...(bn + k )

không phải là lũy thừa với số mũ lớn hơn 1 của một số tự nhiên nào đó.
Ta nhóm b1 , b2 , ..., bn lại thành b1 , b2 , ..., bl đôi một khác nhau với b1 có s1 số, b2 có s2 số,...,bl có
sl số. Rõ ràng s1 + s2 + ... + sl = n. Và A được viết lại như sau

A = (b1 + k )s1 (b2 + k )s2 ...(bl + k )sl .

Đến đây ta chỉ cần chứng minh tồn tại k sao cho nếu A = uv thì v = 1.
Chọn l số nguyên tố đôi một phân biệt p1 , p2 , ..., pl và đều lớn hơn

max bi − b j ; i, j = 1, 2, ..., l; i 6= j .

Theo định lý Trung Hoa, có thể tìm được số tự nhiên k sao cho

k = −bi + pi ( mod p2i ); i = 1, l

hay
bi + k ≡ pi ( mod p2i ); i = 1, l.

Khi đó, với mỗi i và với mọi j 6= i, vì pi > bi − b j ; bi + k chia hết cho pi và

b j + k = b j − bi + ( bi + k )

nên b j + k không chia hết cho pi .


.
Như vậy pi có số mũ đúng trong A là si nên nếu A = uv thì si ..v, ∀i = 1, l. Suy ra s1 + s2 + ... +
sl = n chia hết cho v, mà n là số nguyên tố và v < n nên v = 1.
Vậy tất cả các số cần tìm là các hợp số. 
n
BÀI 6. (HSG Hàn Quốc 1999). Tìm tất cả các số tự nhiên n thỏa mãn 2 − 1 chia hết cho 3 và
2n − 1
luôn tồn tại số nguyên m sao cho 4m2 + 1 chia hết cho .
3
L Lời giải
Nếu n lẻ thì 2n ≡ −1( mod3), khi đó 2n -1 không chia hết cho 3 nên n chẵn.
Giả sử n = 2k u (u lẻ, k ≥1). Rõ ràng 2n − 1 chia hết cho 3.
.
Ta có 2n − 1 = 22 u − 1 .. (2u − 1). Nhưng với u lẻ thì 2u − 1 nguyên tố cùng nhau với 3 nên nếu
k

2n − 1
2
4m + 1 chia hết cho thì nó cũng chia hết cho 2u − 1.
3
Nếu u ≥ 3 thì 2u − 1≡ 3( mod4), suy ra 2u − 1 có một ước nguyên tố dạng p = 4r + 3. Vì vậy
.
(2m)2 + 1 .. p. Theo tính chất của số nguyên tố dạng 4r + 3 thì 1 chia hết cho p, điều này không
thể xảy ra. Vậy n = 2k .
Ta chứng minh n = 2k thỏa mãn yêu cầu bài toán, tức là tồn tại m sao cho 4m2 + 1 chia hết cho
2 n − 1 k − 1  2i 
= ∏ 2 +1 .
3 i =1
6 MỤC LỤC

2 k −1
Dễ dàng thấy rằng 2, 22 + 1, 22 + 1, ..., 22 + 1 đôi một nguyên tố cùng nhau nên theo định
lý Trung Hoa, luôn tồn tại x sao cho


 x ≡ 0( mod2)
20 21
 x ≡ 2 ( mod2 + 1)



1 2
x ≡ 22 ( mod22 + 1)
.................................




 k −2 k −1
x ≡ 22 ( mod22 + 1)

hay 

 x ≡ 0( mod2)
2 21
 x + 1 ≡ 0( mod2 + 1)



2
x2 + 1 ≡ 0( mod22 + 1)
.................................




 2 k −1
x + 1 ≡ 0( mod22 + 1)

x 2 2
k −1  i
2
 2n − 1
Do x là số chẵn nên chọn m = thì 4m + 1 = x + 1 chia hết cho ∏ 2 + 1 = . Ta
2 i =1 3
được điều phải chứng minh. 
BÀI 7. Cho f : N → N là hàm tăng có tính chất: Tồn tại n(n > 1) số nguyên tố khác nhau
∗ ∗

p1 , p2 , ..., pn và các số tự nhiên s1 , s2 , ..., sn sao cho { f ( pi r + si ) : r = 0, 1, 2, ...} lập thành cấp số
cộng, với mọi i = 1, n.
Chứng minh rằng luôn tồn tại số nguyên dương a sao cho

f ( a + 1), f ( a + 2), ..., f ( a + n)

lập thành cấp số cộng.


L Lời giải
Với mỗi i = 1, 2, ..., n, gọi di là công sai của cấp số cộng

Ai = { f ( pi r + si ) : r = 0, 1, 2, ...} .

Sau đây ta tìm mối liên hệ giữa các di , d j dựa vào các phần tử thuộc cả tập Ai và tập A j .
Theo định lý Trung Hoa, ta có thể chọn được xij thỏa

xij ≡ si ( mod pi )
.
xij ≡ s j ( mod p j )

Khi đó xét trong Ai , ta có


f ( xij + pi p j ) − f ( xij )
di =
pj
và khi xét trong A j , ta có được

f ( xij + pi p j ) − f ( xij )
dj =
pi
di dj
nên di p j = d j pi , ∀i, j kéo theo
= = d không phụ thuộc i, j.
pi pj
Ta dự đoán cấp số cộng cần tìm có công sai là d.
Sau đây ta tìm a sao cho f ( a + 1), ..., f ( a + n) cùng thuộc n cấp số cộng trên.
Theo định lí Trung Hoa luôn có X thỏa

X ≡ −i + si (modpi ), ∀i = 1, n
1. ĐỊNH LÝ ĐỒNG DƯ TRUNG HOA 7

hay
X + i ≡ si ( mod pi ), ∀i = 1, n
nói cách khác f ( X + i ) ∈ Ai , ∀i = 1, n.
Lại theo định lí Trung Hoa, ta chọn Y cố định sao cho
Y ≡ si ( mod pi ) và Y 6= X + i, ∀i = 1, n.
Do f ( X + i ), f (Y ) ∈ Ai , ∀i = 1, n nên

X+i−Y
 
f ( X + i ) − f (Y ) = d i = d ( X + i − Y ).
pi

Viết lại f ( X + i ) = ( f (Y ) − dY ) + d( X + i ), ∀i = 1, n.
Vì vậy { f ( X + i )}i=1,2,...,n là cấp số cộng. 
BÀI 8. (Chọn đội tuyển Đức). Cho n ∈ N∗ . Chứng minh rằng hai mệnh đề sau đây tương
đương với nhau.
(i) ∃ a, b, c ∈ N với 1 ≤ a, b, c ≤ n sao cho

ax2 + bx + c

có hai nghiệm x1 , x2 thỏa 0 < | x1 − x2 | ≤ n1 .


(ii) n có ít nhất hai ước nguyên tố.
L Lời giải
*Chứng minh (i ) ⇒ √ (ii ).
b2 − 4ac 1
Ta có | x1 − x2 | = nên từ giả thiết 0 < | x1 − x2 | ≤ suy ra
a n
∆=1

⇒ b2 = 4nc + 1
a=n

b−1 n−1
Dẫn đến b lẻ, gọi b = 2k + 1, k ∈ N suy ra k (k + 1) = nc và k = ≤ vì vậy
2 2
. n−1
k(k + 1) .. n và k ≤ .
2
. .
Nếu n chỉ có nhiều nhất một ước nguyên tố, n = ps (s ∈ N) thì k .. n hoặc k + 1 .. n (mâu thuẫn
n−1
với k ≤ ). Do đó n phải có ít nhất hai ước nguyên tố.
2
*Chứng minh (ii ) ⇒ (i ).
n−1 .
Giả sử n có ít nhất hai ước nguyên tố. Cần tìm k ≤ sao cho k(k + 1) .. n.
2
Gọi n = r.s với (r, s) = 1 và 1 < r, s < n. Theo định lý Trung Hoa, tồn tại k ∈ N∗ sao cho

k ≡ 0( modr )
k ≡ −1( mods)
.
nên k(k + 1) .. rs = n.
n−1 k ( k + 1)
+ Nếu k ≤ , chọn a = n, b = 2k + 1, c = . Khi đó a, b, c ∈ N thỏa 1 ≤ a, b, c ≤ n
2 n
1
và ax2 + bx + c có hai nghiệm x1 , x2 thỏa 0 < | x1 − x2 | ≤ (Điều phải chứng minh).
n
n−1 n − 1 k0 ≡ −1( modr )
+ Nếu k > , chọn k0 = (n − 1) − k < . Khi đó suy ra k0 (k0 +
2 2 k0 ≡ 0( mods)
.
1) .. rs = n.
8 MỤC LỤC

k 0 ( k 0 + 1)
Chọn a = n, b = 2k? + 1, c = .
n
Rõ ràng a, b, c ∈ N thỏa 1 ≤ a, b, c ≤ n và ax2 + bx + c có hai nghiệm x1 , x2 thỏa 0 <
1
| x1 − x2 | ≤ .
n
Đến đây bài toán chứng minh xong. 

2. Dùng tính duy nhất của nghiệm


BÀI 9. (HSG QG 2008). Cho m = 20072008 . Có bao nhiêu số tự nhiên n sao cho n < m và
n(2n + 1)(5n + 2) chia hết cho m?
L Lời giải
Phân tích m = 34016 .2232008 . Đặt q1 = 34016 , q2 = 2232008 . Rõ ràng q1 với q2 nguyên tố cùng
nhau.
Vì (m, 10) = 1 nên
n(2n + 1)(5n + 2) ≡ 0 ( modm)
khi và chỉ khi
10n(10n + 5)(10n + 4) ≡ 0 ( modm)(1).
Đặt x = 10n, khi đó (1) tương đương với

x ≡ 0 ( mod10)
x ( x + 4) ( x + 5) ≡ 0 ( modm)

hay 
 x ≡ 0 ( mod10)
x ( x + 4)( x + 5) ≡ 0( modq1 )
x ( x + 4)( x + 5) ≡ 0( modq2 )

Vì tất cả các ước chung của x và x + 4; x và x + 5; x + 4 và x + 5 đều nguyên tố cùng nhau với
3 cũng như với 223 nên hệ lại tương đương với hệ sau

 x ≡ r1 ( modq1 )
x ≡ r2 ( modq2 )
x ≡ 0( mod10)

với r1 , r2 ∈ {0; −4; −5} . Theo định lí Trung Hoa, hệ này chỉ có đúng một nghiệm theo modulo
10q1 q2 = 10m, kéo theo với mỗi cặp (r1 , r2 ) có duy nhất một số x. Vậy có 3.3 = 9 số n thỏa yêu
cầu đầu bài. 
0 0 0
BÀI 10. (HSG QG 2013). Tìm số các bộ sắp xếp thứ tự ( a, b, c, a , b , c ) thỏa mãn:

 ab + a0 b0 ≡ 1( mod15)

bc + b0 c0 ≡ 1( mod15)
ca + c0 a0 ≡ 1( mod15)

với a, b, c, a0 , b0 , c0 ∈ {0; 1; ...; 14} .


L Lời giải
Theo định lý Trung Hoa, ta nhận thấy rằng nếu số x ≡ a(mod3), 0 ≤ a ≤ 2 và x ≡ b(mod5), 0 ≤
b ≤ 4 thì tồn tại duy nhất số c, 0 ≤ c ≤ 14 mà x ≡ c(mod15) do (3, 5) = 1. Nên ta cần đếm số
bộ ( a, b, c, a0 , b0 , c0 ) thỏa mãn
 ab + a0 b0 ≡ 1( mod3)

bc + b0 c0 ≡ 1( mod3)
ca + c0 a0 ≡ 1( mod3)

1. ĐỊNH LÝ ĐỒNG DƯ TRUNG HOA 9

với a, b, c, a0 , b0 , c0 ∈ {0, 1, 2} - giả sử là x và đếm số bộ ( a, b, c, a0 , b0 , c0 ) thỏa mãn

 ab + a0 b0 ≡ 1( mod3)

bc + b0 c0 ≡ 1( mod3)
ca + c0 a0 ≡ 1( mod3)

với a, b, c, a0 , b0 , c0 ∈ {0, 1, 2, 3, 4} - giả sử là y. Khi đó đáp số của bài toán là xy.


a) Tính x.
Ta thấy ( ab, a0 b0 ), (bc, b0 c0 ), (ca, c0 a0 ) đều không cùng chia hết cho 3 nên dễ thấy rằng abc, a0 b0 c0
không cùng chia hết cho 3. Giả sử abc không chia hết cho 3, do đó chỉ có hai số dư là 1, 2 nên
sẽ có hai trong ba số a, b, c đồng dư với nhau theo modulo 3. Ta tiếp tục giả sử đó là a, b. Khi
đó, tương ứng a0 b0 chia hết cho 3. Nếu a? chia hết cho 3 thì lại suy ra tiếp c0 a0 chia hết cho 3
hay ca ≡ 1(mod3), tức là a ≡ c(mod3). Mà bc chia 3 dư 1 nên dẫn đến b0 c0 chia hết cho 3 và
suy ra thêm có một số trong b0 , c0 chia hết cho 3. Từ đó, do tính bình đẳng của các số a, b, c và
a0 , b0 , c0 thì có hai số chia hết cho 3, số còn lại tùy ý. Có hai cách chọn bộ (a, b, c) và 7 cách chọn
bộ (a0 , b0 , c0 ), do có một cách chọn (0,0,0), ba cách chọn (0,0,1) và ba cách chọn (0,0,2). Tương tự
với trường hợp a0 b0 c0 không chia hết cho 3. Do đó, số bộ trong trường hợp này là 2 × 2 × 7 = 28
bộ.
b)Đếm số bộ Y. Các số dư khi chia cho 5 là 0,1,2,3,4 và ta thấy các tích của các bộ sau sẽ có số
dư tương ứng khi chia cho 5 được liệt kê bên dưới:

1 × 1 ≡ 1, 1 × 2 ≡ 2, 1 × 3 ≡ 3, 1 × 4 ≡ 4,
2 × 2 ≡ 4, 2 × 3 ≡ 1, 2 × 4 ≡ 3,
3 × 3 ≡ 4, 3 × 4 ≡ 2,
4×4 ≡ 1

.Lập luận tương tự như trong đếm số bộ X, các số abc, a0 b0 c0 không cùng chia hết cho 5. Ta xét
các trường hợp sau: *Trường hợp 1: Nếu hoặc abc hoặc a0 b0 c0 chia hết cho 5, giả sử abc chia
hết cho 5 và ta tiếp tục giả sử a chia hết cho 5 thì a0 b0 , a0 c0 chia 5 dư 1. Ta xét tiếp các trường
hợp sau. +Nếu a0 = 1 thì b0 = c0 = 1 kéo theo bc chia hết cho 5 nên một trong hai số b, c bằng
0. Khi đó, các bộ số mà một trong hai số b, c bằng 0 và (b0 , c0 )=(1,1) thỏa m?n đề bài. Từ đó,
ta có tất cả (1 + 4 + 4) × 1 = 9 bộ như vậy. +Nếu a0 = 2 thì b0 = c0 = 3 nên b?c? chia 5 dư
4 và dẫn đến bc chia 5 dư 2. Khi đó, bộ số thỏa (b, c)=(1,2),(3,4) và (b0 , c0 )=(3,3) thỏa m?n. Có
tất cả 2 + 2 = 4 bộ như vậy. +Nếu a? = 3 thì b?= c? = 2 nên b?c? = 4 dẫn đến bc chia 5 dư 2.
Khi đó, bộ số thỏa (b, c)=(1,2),(3,4) và (b0 , c0 )=(2,2) thỏa m?n. Có tất cả 2 + 2 = 4 bộ như thế.
+Nếu a0 = 4 thì b0 = c0 = 4 và kéo theo bc chia hết cho 5 nên một trong hai số b, c bằng 0.
Khi đó, bộ số thỏa một trong hai số b, c bằng 0 và (b0 , c0 )=(4,4) thỏa m?n đề bài. Từ đó, ta có
tất cả (1 + 4 + 4) × 1 = 9 bộ như vậy. Trường hợp này có tất cả 2 × 3 × (9 + 4 + 9 + 4) = 156
bộ thỏa. *Trường hợp 2 : Ta tìm số trường hợp mà cả abc và a?b?c? đều không chia hết cho 5.
Khi đó, ta thấy ab, bc, ca chỉ có thể chia 5 dư 2,3,4 vì nếu chia 5 dư 1 thì bộ a0 b0 , b0 c0 , c0 a0 sẽ chia
hết cho5 (mâu thuẫn). +Nếu hai trong 3 số dư của ab, bc, ca bằng nhau khi chia cho 5. Giả sử
ab ≡ ca ( mod 5)suy ra b, c cùng bằng 2 hoặc 3. Từ bảng sau ta thấy trường hợp này không xảy
ra.
+Nếu 3 các số dư của ab, bc, ca đôi một khác nhau khi chia cho 5. Ta thấy (a,b,c) không thể
đồng thời xuất hiện số 2 và 3 đồng thời a,b,c phân biệt. Do đó a,b,c=1,2,4,1,3,4.
Do đó, trong trường hợp này có 2 × 2 × 3! × 2 = 48 bô thỏa mãn đề bài. Từ đó ta tính được
tổng số bộ Y là 156+48=204 bộ. Vậy tổng số bộ cần tìm là 28 × 204 = 5712.


You might also like