You are on page 1of 3

5 bước quan trọng để lựa chọn đúng đồng hồ áp suất khí

31-05-2018

Đồng hồ áp suất khí dùng để kiểm tra áp suất của khí trong bình gas, hệ thống khí nén, hệ thống đường
ống dẫn khí,… Để lựa chọn đúng đồng hồ áp suất khí, chúng ta cần phải xem xét qua 5 bước…

5 bước quan trọng để lựa chọn đúng đồng hồ áp suất khí

Hình 1. Cần lưu ý khi lựa chọn đồng hồ áp suất khí

Hiểu rõ hệ thống khí cần đo

Trước tiên người sử dụng cần phải hiểu rõ hệ thống khí cần đo:

Áp suất hoạt động bình thường và quá tải là bao nhiêu,

Khí cần đo là khí gì,

Môi trường sử dụng như thế nào, có hóa chất ăn mòn hay không,…

Từ đó mới có thể chọn được đồng hồ áp suất chính xác.

Hiểu rõ hệ thống khí cần đoHình 2. Hiểu rõ hệ thống khí cần đo

Xác định thang đo đồng hồ phù hợp

Thang đo đồng hồ áp suất khí thường trong khoảng 0-0.6 bar đến 0-20 bar (0-0.6 kg/cm2 đến 0-20
kg/cm2).

Nên sử dụng đồng hồ có thang đo phù hợp sao cho áp suất hoạt động nằm trong khoảng 25% đến 75%
thang đo.

Ví dụ: Đồng hồ thang đo 10 kg/cm2 nên sử dụng cho hệ thống có áp suất hoạt động trong khoảng 2.5
kg/cm2 – 7.5 kg/cm2.

Đồng hồ áp suất 10 kg/cm2Hình 3. Đồng hồ áp suất 10 kg/cm2


Không lựa chọn đồng hồ có thang đo quá lớn để tận dụng khả năng hoạt động của đồng hồ.

Ví dụ, không thể sử dụng đồng hồ thang đo 10 kg/cm2 để đo hệ thống có áp suất hoạt động 1 kg/cm2.

Không lựa chọn đồng hồ có thang đo bằng hoặc xấp xỉ áp suất hoạt động của hệ thống để tránh làm mệt
mỏi ống bourdon, ảnh hưởng đến độ chính xác và độ bền của đồng hồ.

Ví dụ, không thể sử dụng đồng hồ thang đo 10 kg/cm2 để đo hệ thống có áp suất hoạt động 10 kg/cm2.

Đồng hồ áp suất khí đo áp suất thấp (nhỏ hơn 0.6 kg/cm2) thì phải sử dụng đồng hồ áp suất capsule để
kết quả được chính xác.

Đồng hồ áp suất capsuleHình 4. Đồng hồ áp suất capsule

Chọn đường kính mặt đồng hồ

Đồng hồ áp suất khí thường có đường kính mặt đồng hồ nhỏ (40, 50, 63mm). Với những trường hợp
đồng hồ đặt ở trên cao hoặc xa khó quan sát thì nên chọn đồng hồ mặt lớn hơn (100 – 250mm)

Đồng hồ áp suất có đường kính mặt 50, 63, 100, 150 mmHình 5. Đồng hồ áp suất có đường kính mặt 50,
63, 100, 150 mm

Xác định kiểu kết nối và ren kết nối

Đồng hồ áp suất khí có nhiều loại chân đứng, chân sau, chân sau lắp bảng,… cần được chọn phù hợp với
vị trí lắp đặt và quan sát.

Các kiểu kết nốiHình 6. Các kiểu kết nối

Đồng hồ kết nối với đường ống thường bằng ren kết nối. Do không có áp suất cao như hệ thống thủy lực
nên đồng hồ áp suất khí có thể sử dụng các hệ ren tiêu chuẩn thông thường như BSP, NPT,…

Ren kết nốiHình 7. Ren kết nối 1/4" BSP (M) và 1/4" NPT (M)
Chọn vật liệu của đồng hồ

Dựa vào môi trường làm việc và loại khí cần đo, ta có thể chọn được vật liệu cho đồng hồ và vật liệu kết
nối.

Các hệ thống khí thông thường hay không yêu cầu về độ bền thì có thể sử dụng đồng hồ vỏ sắt chân
đồng (socket kết nối bằng đồng).

Các hệ thống khí đặc biệt (clo, nitrogen, oxygen) hay môi trường có tính ăn mòn thì nên sử dụng đồng
hồ vỏ inox chân inox hoặc các vật liệu tốt hơn (SS316L, SS316Ti, Monel, Tantalum,…), hay phải được
hãng sản xuất ở môi trường đặc biệt (đối với oxygen).

Đồng hồ vỏ inox chân đồng và chân inoxHình 8. Đồng hồ vỏ inox chân đồng và chân inox

Ngoài những điều cần biết khi lựa chọn đồng hồ áp suất thông thường, các lưu ý trên là những điều phải
được xem xét để lựa chọn đúng đồng hồ áp suất khí.

You might also like