You are on page 1of 2

Bài tập tháng 1

Vấn đề 2: Giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh

Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao dịch hợp
đồng có điều kiện.

Trả lời:
Trong một số trường hợp sự thống nhất giữa các bên chưa đủ để hình thành hợp đồng vì
việc giao kết hợp đồng còn phụ thuộc vào một điều kiện nào đó. Pháp luật nước ta (trong
BLDS năm 1995 Điều 134 và khoản 1 Điều 125 BLDS năm 2005) cũng như pháp luật
nhiều nước đều chấp nhận việc giao kết hợp đồng có điều kiện. Trong thực tiễn xét xử.
Tòa án đã có nhiều bản án công nhận giao kết hợp đồng có điều kiện. Chẳng hạn trong
Quyết định số 14/2015/DS-GĐT ngày 18/5/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao thì các bên đều thống nhất với nhau về hợp đồng mua bán nhà nhưng hợp
đồng mua bán nhà vẫn chưa tồn tại vì còn phụ thuộc vào một yếu tố trong tương lai (điều
kiện). Ở giai đoạn này các bên chưa có quan hệ hợp đồng mua bán nhà mà chỉ là các chủ
thể trong “dự án” mua bán nhà. Điều kiện có thể do các bên thỏa thuận minh thị hay
ngầm định, và ở Quyết định đang xem xét thì điều kiện phát sinh giao dịch là ngầm định
và được Tòa án chấp nhận. Thực ra việc phát hiện các bên có thỏa thuận về điều kiện
phát sinh giao dịch (hợp đồng) như trên không mâu thuẫn ý chí các bên: các bên ngầm
hiểu là khi có quyền sở hữu thì việc chuyển nhượng mới thực sự tồn tại. Hướng giải
quyết này là thuyết phục và cần được duy trì cũng như phát triển trong các vụ án tương tự
trong tương lai. Vấn đề 3: Hợp đồng chính/phụ vô hiệu

Câu 1: Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa đối với mỗi loại
hợp đồng.

Trả lời:

Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 406 BLDS năm 2005: “Hợp đồng chính là hợp đồng mà
hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ”.

Căn cứ pháp lý: Khoản 4 Điều 406 BLDS năm 2005: “Hợp đồng phụ là hợp đồng mà
hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính”.

Ví dụ : Ngân hàng A cho B vay 100.000.000 triệu đồng, C đứng ra bảo lãnh cho B. Theo
đó hợp đồng vay là hợp đồng chính và hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng
phụ
Câu 2: Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể ) có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng?

Trả lời:

Trong vụ việc trên thì Công ty Thiên Minh là chủ thể có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng.

Câu 3: Bà quế tham gia quan hệ trên với tư cách gì? Vì sao?

Trả lời:

Bà quế tham gia quan hệ trên với tư cách là người bảo lãnh trước khoản vay của Công ty
Thiên Minh với Ngân hàng. Dựa theo quy định tại Điều 335 BLDS 2015 nếu như đến kỳ
hạn thực hiện nghĩa vụ mà Công ty Thiên Minh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ thì bà Quế sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng thay cho Công ty
Thiên Minh.

You might also like