You are on page 1of 9

MỤC LỤC

I. GIAI ĐOẠN 1930 – 1940: ....................................................................................2

II. GIAN ĐOẠN 1941-1945:....................................................................................5

GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 1


THỜI KỲ 1930 – 1945

VƯỢT QUA THỬ THÁCH, KIÊN TRÌ, GIỮ VỮNG LẬP


TRƯỜNG CÁCH MẠNG

Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người là ánh sáng soi đường cho toàn
thể con dân đất Việt. Cuộc đời người đã viết nên cả một khúc lịch sử đầy vẻ vang,
hùng tráng cho dân tộc. Tuy nhiên, giai đoạn để lại nhiều dấu ấn nhất, đáng ghi nhớ
nhất có lẽ chính là thời kì những năm 1930 – 1945.

I. GIAI ĐOẠN 1930 – 1940:


Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, Tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc
dưới sự chủ trì của NAQ, Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản ở VN là Đông
Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
thành một một Đảng duy nhất là đảng Cộng sản Việt Nam, với mục tiêu lãnh đạo
phong trào Cách mạng Việt Nam tiến hành giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng xã hội, giải phóng con người đi lên chủ nghĩa xã hộ.

Cuối tháng 5 năm 1930: Người quay trở lại Hồng Kong. Và đến tháng 10-1930:
Người tham dự Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam họp tại Hồng Kông. Hội nghị quyết định thông qua: Dự thảo Luận
cương cách mạng tư sản dân quyền do Trần Phú soạn thảo, đổi tên Đảng thành Đảng
Cộng sản Đông Dương, bầu Trần Phú làm Tổng Bí thư của Đảng.

Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng Đông Dương và sự cấu kết của bọn
đế quốc trong việc bắt bớ, giam cầm các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam ở trong
và ngoài nước (Trần Phú, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Lương Bằng... bị bắt cuối tháng 3
năm 1931), Nguyễn Ái Quốc báo cáo về Văn phòng Ban Phương Đông, đề nghị
được chuyển công tác lên Thượng Hải khi tình hình diễn biến ngày càng xấu đi, song
đề nghị chưa kịp thực hiện, thì ngày 6 tháng 6 năm 1931, Nguyễn Ái Quốc (tên gọi
khi đó là Tống Văn Sơ) bị bắt tại số nhà 186, phố Tam Kung (Cửu Long, Hồng
Kông).

Trước sự kiện Nguyễn Ái Quốc bị bắt, nhiều tờ báo tại Pháp đưa tin: "Người Anh
đã bắt giữ ở Thượng Hải, nhà cách mạng An Nam Nguyễn Ái Quốc” (báo Nhân đạo

GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 2


(L' Humanité) , 1931)". Thực dân Pháp rất hí hửng, chúng tâng bốc nhau và tâng bốc
đế quốc Anh khi bắt được Nguyễn Ái Quốc. Anh và Pháp có kế hoạch, mặc cả trong
việc giam giữ, dẫn độ không trả tự do cho Nguyễn Ái Quốc, vì “trả lại tự do cho một
người cực kỳ hăng hái và nguy hiểm này là một việc mạo hiểm cần phải tránh bằng
bất cứ giá nào”.

Biết Nguyễn Ái Quốc bị bắt, Quốc tế Cộng sản thông qua Quốc tế cứu tế đỏ đã yêu
cầu luật sư Lôdơbi (F.H. Loseby), một luật sư tiến bộ người Anh khi đó là Chủ tịch
công ty luật gia ở Hồng Kông giúp đỡ. Lần đầu tiên trong lịch sử thuộc địa, Toà án
tối cao phải xét xử một bản án chính trị. Tính chất đặc biệt của vụ án, sự giúp đỡ
cùng tài trí của luật sư và người cộng sự, sự thông minh và nhất quán trong từng câu
trả lời của Tống Văn Sơ đã buộc toà án phải xét xử Người một cách công khai. Kéo
dài tới 9 phiên . Cuối cùng Toà án Viện Cơ mật Hoàng gia Anh đã đồng ý trả tự do
cho Tống Văn Sơ. Song khi đi đến Singapore, lấy cớ Tống Văn Sơ đi vào thuộc địa
không có giấy phép, Người lại bị bắt giam. Một lần nữa gia đình luật sư Lôdơbi lại
bênh vực và cứu Tống Văn Sơ ra khỏi nhà tù.

Ngày 22 tháng 1 năm 1933, với sự giúp đỡ của gia đình luật sư cùng những người
bạn và Thống đốc Hồng Kông, Nguyễn Ái Quốc - Tống Văn Sơ đã bí mật rời Hồng
Kông đi Hạ Môn.

Khoảng mùa hè năm 1933, khi tình hình về vụ án Tống Văn Sơ có dấu hiệu lắng
xuống, Nguyễn Ái Quốc quyết định rời Hạ Môn lên Thượng Hải, tìm cách bắt liên
lạc với những đồng chí của mình. Cũng vào mùa hè năm 1933, được bà Tống Khánh
Linh giúp đỡ, Nguyễn Ái Quốc gặp Pôn Vayăng Cutuyariê “trong chuyến anh sang
Viễn Đông với tư cách đại biểu và người tổ chức Hội nghị vì hoà bình và chống
chiến tranh đế quốc”. Nhờ đồng chí Pôn Vayăng, Người chắp được liên lạc với đoàn
thể. Vượt qua những tháng ngày đầy sóng gió, mùa xuân 1934, Nguyễn Ái Quốc
rời Thượng Hải đi Liên Xô, trở về với quê hương của Cách mạng Tháng Mười.

(Bà Tống Khánh Linh (1893-1981) là một trong ba chị em họ Tống - ba chị em có
ba người chồng đều là những nhân vật chính trị nổi bật nhất Trung Quốc của đầu thế
kỷ 20. Tống Khánh Linh là phu nhân và cũng là trợ thủ đắc lực của Tôn Trung Sơn,
tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc. Tống Khánh Linh và chủ tịch Hồ Chí
Minh có cuộc gặp mặt đầu tiên vào đầu những năm 20 giai đoạn 1924-1927 trong

GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 3


lần Bác dừng chân tại Pháp. Lần đó, bà Tống Khánh Linh đã chủ động tới tìm Bác,
tỏ ý tán thành chủ trương chính sách chống thực dân do Bác nêu ra và cần có sự liên
kết giữa các nước để chống lại những âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế
quốc. Bác ca ngợi Bà Tống Khánh Linh là người thông minh, dũng cam và kiên
quyết bảo vệ học thuyết Tam dân chủ nghĩa của ông Tôn Dật Tiên và rất ca ngợi
chính sách thức thời của chồng bà là “liên Nga, thân cộng”. Bà Tống Khánh Linh đã
nhiều lần giúp đỡ Bác thời gian Bác ở Thượng Hải.)

Tháng 10 năm 1934, Nguyễn Ái Quốc vào học Trường Quốc tế Lênin, nơi bồi
dưỡng lý luận dành riêng cho cán bộ các đảng anh em. Quyết định của Ban kiểm tra
tư cách học viên của nhà trường ghi: “Nhận đồng chí Lin thuộc Đảng Cộng sản Đông
Dương vào Trường Quốc tế Lênin, số hiệu 375, niên khoá 1934-1935”.

Tại đây, Người học đầy đủ các môn lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, với
phương pháp học tập chủ yếu là tự nghiên cứu và thảo luận, kết hợp đi khảo sát thực
tế. Được học tập tại trường, nhưng Nguyễn Ái Quốc không quên trách nhiệm bồi
dưỡng lý luận cho những cán bộ, đảng viên ở trong nước Trong bức thư ngày 16
tháng 1 năm 1935, gửi cho Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản, Người nêu rõ tình
trạng thiếu lý luận cách mạng của đại đa số cán bộ Đảng Cộng sản Đông Dương,
Trung Quốc, Thái Lan... và những vấp váp, sai lầm của họ do tình trạng thiếu lý luận
gây nên. Qua đó, Người yêu cầu Ban Phương Đông:

"Phải giúp đỡ các đồng chí của chúng ta khắc phục những khó khăn ấy bằng cách
tạo điều kiện cho các đồng chí tiếp thụ được những kiến thức sơ đẳng nhất mà mỗi
chiến sĩ đều phải có".

Đồng thời, Nguyễn Ái Quốc cũng đề nghị cho xuất bản những cuốn sách nhỏ "đơn
giản, rõ ràng, dễ hiểu với quần chúng", với các nội dung về Tuyên ngôn Đảng Cộng
sản , Đảng Cộng sản và tổ chức của Đảng, lịch sử Quốc tế Cộng sản, lịch sử các tổ
chức Quốc tế Cộng sản như Thanh niên, Công hội, Nông hội,... để giúp các cán bộ,
đảng viên chấm dứt tình trạng lạc hậu về lý luận, tránh được những sai lầm, thất bại
đau đớn.

GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 4


II. GIAN ĐOẠN 1941-1945:
Đầu những năm 30 (thế kỉ XX), chủ nghĩa phát xít xuất hiện và tạm thời thắng
thế ở một số nơi. Nguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện. Vào tháng 7 năm 1935,
Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đã phê phán khuynh hướng “tả” - dùng để chỉ những
người trong guồng máy chính trị nhưng có tư tưởng tiến bộ, đổi mới, dân chủ, dễ
dẫn đến nóng vội, chủ quan, trong phong trào cộng sản quốc tế. Với các nước thuộc
địa và phụ thuộc, Đại hội đã bác bỏ luận điểm “tả” khuynh trước đây về chủ trương
“cách mạng công nông”, “thành lập chính phủ Xô viết”,... Từ đó chủ trương mở rộng
mặt trận dân tộc thống nhất vì hòa bình, chống lại chủ nghĩa phát xít.
 Sự chuyển hướng đấu tranh của Quốc tế Cộng sản chứng tỏ quan điểm của
Nguyễn Ái Quốc về Cách mạng Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn.

Trong khi đấy tại Việt Nam, tháng 7 năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra
chính sách mới, phê phán những biểu hiện “tả” khuynh, cô độc, biệt phát trước đây.
Đảng xác định:
 Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa,
chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
 Kẻ thù trước mắt là thực dân phản động Pháp và tay sai.
 Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (đến tháng 3 năm 1938 đổi
thành Mặt trận dân chủ Đông Dương). Mặt trận phát triển mạnh và thường tổ
chức các cuộc bãi công của giai cấp công nhân.

Các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp năm 1937 và 1938 đã bổ sung
và phát triển nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 7 năm 1936. Từ năm
1939 đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Vào thời điểm này, Hồ Chí Minh
bị hiểu nhầm là theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Người đang đi giam lỏng ở Liên Xô.

Ngày 6 tháng 6 năm 1938, Bác viết thư cho Quốc tế Cộng sản:

“Hôm nay là ngày kỷ niệm lần thứ bảy việc tôi bị bắt giữ ở Hong Kong. Đó cũng là
ngày mở đầu năm thứ tám tình trạng không hoạt động của tôi. Nhân dịp này, tôi viết
thư gửi đồng chí để xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này.

Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó. Hoặc giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi làm một
việc gì mà theo đồng chí là có ích. Điều tôi muốn đề nghị với đồng chí là đừng để

GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 5


tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh,
ở bên ngoài của Đảng.”. Chỉ qua một bức thư mà ngời sáng lên nhân cách cao cả của
Hồ Chí Minh. Ngay sau khi bức thư được gửi đi, người được giải quyết cho rơi khỏi
Liên Xô, sau đó người tới Trung Quốc.

Ngày 1 tháng 9 năm 1939, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng
lan rộng. Tháng 6 năm1941, Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh thay đổi.
Ở Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, tiến sát biên
giới Việt – Trung.

Trong khi đó ở Đông Dương, thế lực phản động thuộc địa ngóc đầu dậy, thủ tiêu các
quyền tự do, dân chủ; thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”.

Tháng 9 năm 1940, Nhật tiến vào Đông Dương. Pháp đầu hàng Nhật và cấu kết với
Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương
phải chịu hai tầng áp bức.  Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc
xâm lược và tay sai phát triển vô cùng gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được
đặt ra cấp thiết.

Ngày 28 tháng 1 năm 1941: Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo
cách mạng trong nước tại cột mốc 108 trên biên giới Việt Trung, xóm Pác Bó, xã
Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Ngày 8 tháng 2 năm 1941, Người tới ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng
với bí danh Già Thu. Tại đây, Người mở các lớp huấn luyện cán bộ, cho in báo,
tham gia các hoạt động thường ngày... Đây chính là thời điểm mà bài thơ Tức cảnh
Pác Pó ra đời:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,


Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.”

 Giữa muôn trùng khó khăn, thiếu thốn, gian khổ mà Bác vẫn thấy được cái
sang của đời cách mạng. Từ đây, ta có thể thấy được nhân cách lớn của Hồ
Chí Minh.

GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 6


Từ ngày 10 đến ngày 19 tháng5 năm 1941, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần
thứ tám họp tại Pác Bó (Cao Bằng) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc đã hoàn
chỉnh việc chuyển hướng chiến lược của Cách mạng Việt Nam.

 Chủ trương đặt nhiệm vụ chống đế quốc và Việt gian tay sai để giải phóng
dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất”.
 Quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng. Việt Nam
Độc lập Đồng minh (Việt Minh) là mặt trận đoàn kết dân tộc Việt Nam, không
phân biệt giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng.
 Đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang, coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ
trung tâm của toàn Đảng toàn dân; đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi
nghĩa.

 Sự kiện này khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đứng đắn
trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đồng thời khắc phục triệt để
những hạn chế của Luận cương Chính trị tháng 10 – 1930. Là sự chuẩn bị đầy
đủ về đường lối và phương pháp cách mạng cho thắng lợi vĩ đại của cuộc
Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, đầy nắng và gió cùng
tiếng chim hót líu lo, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhấn mạnh các quyền cơ bản của các dân tộc trên thế
giới, trong đó có Việt Nam.

Trước đó vào chiều ngày 31 tháng 8 năm 1945, Bác bảo đưa cho Bác xem sơ đồ
địa điểm tổ chức mít tinh và nhắc Ban tổ chức chú ý cả nơi vệ sinh cho đồng bào, và
dặn nếu trời mưa thì kết thúc sớm hơn, tránh cho đồng bào bị mưa ướt, nhất là đối
với các cụ già và các cháu nhỏ.

Một chi tiết nhỏ được kể lại bởi các đồng chí cách mạng mà giúp chúng ta có thể
thấy rõ được nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh. Người không chỉ quan tâm tới
tập thể, tới số đông mà Người quan tâm tới từng người dân Việt Nam như con đẻ
của chính mình.

GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 7


Vào thời khắc lịch sử thiêng liêng khi Người đọc bản tuyên ngôn độc lập, triệu triệu
trái tim con dân Việt Nam như hoà chung một nhịp đập. Dù trực tiếp có mặt tại
quảng trường Ba Đình, hay không được trực tiếp lắng nghe tiếng Bác mà chỉ được
nghe qua đài, từng người dân Việt Nam ai ai cũng đều ngời lên niềm tự hào dân tộc
vô bờ bến – một cảm xúc thiêng liêng khó tả. Đã có biết bao tác phẩm, biết bao bài
thơ, biết bao bài hát sáng tác để diễn tả khung cảnh và cảm xúc đầy tự hào này. Thế
nhưng có lẽ đoạn trích trong bài thơ Theo chân Bác của tác giả Tố Hữu là tác phẩm
được nhiều người dân Việt Nam ghi nhớ và mến mộ nhất. Chỉ qua những dòng thơ
này mà lột tả được biết bao xúc cảm, bao sự thiêng liêng huy hoàng, rạo rực trái tim:

... Hôm nay sáng mùng hai tháng Chín


Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ... chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
HỒ CHÍ MINH! HỒ CHÍ MINH!

Người đứng trên đài, lặng phút giây


Trông đàn con đó, vẫy hai tay
Cao cao vầng trán... Ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây!

Người đọc Tuyên ngôn... Rồi chợt hỏi:


"Đồng bào nghe tôi nói rõ không?"
Ôi câu hỏi, hơn một lời kêu gọi
Rất đơn sơ mà ấm bao lòng!

Cả muôn triệu một lời đáp: "Có!"


Như Trường Sơn say gió Biển Đông
Vâng Bác nói, chúng con nghe rõ
Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông.

Trời bỗng xanh hơn, nắng chói lòa


Ta nhìn lên Bác, Bác nhìn ta
Bốn phương chắc cũng nhìn ta đó
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa!

GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 8


Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, trong đó độc lập, tự do
gắn với phương hướng phát triển lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị cốt lõi,
vốn đã được Hồ Chí Minh phác thảo lần đầu trong Cương lĩnh của Đảng năm 1930,
nay trở thành hiện thực cách mạng, đồng thời trở thành chân lý của sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới của dân tộc ta.

 Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với sự ra đời của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa là thắng lợi của chủ nghĩa Mác Lênin được vận dụng,
phát triển sát đúng với hoàn cảnh Việt Nam, là thắng lợi của tư tưởng độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh.

GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 9

You might also like