You are on page 1of 2

Họ và tên: HOÀNG THỊ NGỌC KHUYÊN

Tổ 18 – Lớp Y6E – MSV: 1451010248

BÀI TẬP QUÁ TRÌNH MÔN MỘT SỨC KHOẺ


SÁN LÁ GAN NHỎ

A. TỔNG QUAN BỆNH SÁN LÁ GAN NHỎ


1. Lâm sàng
- Thời gian ủ bệnh: triệu chứng không rõ ràng và phụ thuộc vào cường độ nhiễm sán, thường nhiễm
trên 100 sán triệu chứng mới rõ rệt.
- Thời kỳ toàn phát:
+ Ậm ạch khó tiêu, kém ăn, thường có rối loạn tiêu hóa (phân nát hoặc bạc mầu, phân không thành
khuôn...).
+ Đau tức vùng gan, có thể có dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy mức độ và thời gian mắc bệnh.
+ Đôi khi có xạm da, vàng da.
2. Cận lâm sàng
- Chẩn đoán xác định: xét nghiệm: có trứng sán lá gan trong phân hoặc dịch tá tràng
- Siêu âm gan có hình ảnh gan tăng sáng, ống mật có thể bị giãn, thành ống mật và thành túi mật dày
3. Dịch tễ
- Phân bố rộng khắp thế giới
- Tỷ lệ nhiễm tuỳ từng vùng, tập trung cao ở những nơi có thói quen ăn thuỷ sản, đặc biệt là thuỷ sản
sống, chưa nấu chín kỹ
- Ổ chứa: vật chủ chính là người và một số động vật như chó, mèo, hổ báo, cáo chồn, rái cá, chuột; vật
chủ trung gian truyền bệnh là các loài ốc Bythinia, Melania...
- Đường lây truyền: đường tiêu hoá
4. Điều trị
Praziquantel: 75 mg/kg, dùng trong 1 ngày, chia 3 lần, uống cách nhau 4-6 giờ.
Xét nghiệm phân âm tính sau điều trị 3 - 4 tuần (xét nghiệm 3 lần trong 3 ngày liên tục).
5. Dự phòng
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán lá gan nhỏ
- Vệ sinh phòng bệnh:
+ không ăn cá chưa nấu chín như gỏi cá, cá rán hoặc nấu chưa chín dưới mọi hình thức nào
+ không uống nước lã, không ăn rau sống mọc dưới nước
+ không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế bừa bãi xuống các nguồn nước
- Biện pháp phòng chống dịch:
+ Tổ chức: nếu có dịch xảy ra phải thành lập ngay Ban chỉ đạo các cấp khoanh vùng dập dịch.
+ Chuyên môn: người nghi ngờ nhiễm bệnh phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều
trị kịp thời, chủ động phát hiện và điều trị sớm bệnh sán lá gan tại vùng có dịch.
B. LÝ GIẢI VẤN ĐỀ MỘT SỨC KHOẺ VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
1. Bệnh sán lá gan nhỏ là vấn đề có liên quan đến “một sức khoẻ”
Nhìn một cách tổng quát, “một sức khỏe” là một khái niệm rộng, phản ánh mối quan hệ giữa sức
khỏe con người, động vật và môi trường. Sán lá gan nhỏ là mầm bệnh gây ảnh hưởng đến cả sức khoẻ
con người, động vật cũng như môi trường:
- Vật chủ chính là người và một số động vật như chó, mèo, hổ báo, cáo chồn, rái cá, chuột
- Vật chủ trung gian truyền bệnh là các loài thuỷ sinh như ốc, tôm, cua, cá…
- Ảnh hưởng đến môi trường: môi trường sống bị ô nhiễm bởi các mầm bệnh do con người đào thải
phân (chứa mầm bệnh) ra nguồn nước, nuôi cá rồi từ đó lây nhiễm cho các sinh vật trong hệ sinh thái
dưới nước.
Mặt khác, dưới góc độ bệnh lây truyền giữa động vật và người, “một sức khỏe” được hiểu là sự dự
phòng các bệnh lây truyền từ động vật sang người bằng việc kiểm soát sự lây nhiễm và bệnh ở các quần
thể hệ sinh thái. Bệnh sán lá gan nhỏ là một bệnh rất cần sự kiểm soát trên cả người, động vật và môi
trường vì:
- Nếu chỉ chữa bệnh cho con người, chúng ta mới giải quyết được bệnh căn phần ngọn, ở môi trường
và các loài động vật khác vẫn chứa nguồn gây bệnh có thể lây nhiễm cho con người.
- Vì vậy, cần có hành động toàn diện kiểm soát cả chữa bệnh, phòng bệnh nâng cao ý thức con người
và giữ gìn vệ sinh môi trường, giảm lây nhiễm cho các loài động vật.

2. Yếu tố văn hoá ảnh hưởng đến bệnh sán lá gan nhỏ

You might also like