You are on page 1of 4

Chương I: Cấu tạo và nguyên lí hoạt động cơ bản của máy ảnh

1.Cấu tạo của máy ảnh dSL

1. Hệ thấu kính - ống kính (lens) 5.Màng mở


2. Gương phản xạ 6. Thấu kính hôi tụ
3. Màn trập 7. Lăng kính 5 cạnh
4. Cảm biến 8.Kính ngắm

Cấu tạo máy ảnh dSLR

2.Nguyên tắc hoạt động cơ bản của máy ảnh dSLR


Khi chụp, động cơ đẩy nhẹ gương theo chiều mũi tên làm cho ánh sang chiếu trực tiếp lên sensor tạo ra
tín hiệu điện, truyền qua bộ chuyển đổi A/D thành tín hiệu số, khuếch đại rồi được xử lí tại bộ xử lí hình ảnh
(image processor) cuối cùng được lưu trên bộ nhớ chính

Chương II: Sơ lược về cảm biến ảnh và vai trò đối với máy ảnh

1.Sơ lược về cảm biến ảnh


Cảm biến ảnh là thiết bị chuyển đổi tín hiệu hình ảnh thành tín hiệu điện tử thường được tích hợp trong máy
ảnh, máy quay kĩ thuật số và nhiều thiết bị ghi hình khác

Cảm biến ảnh là một tấm silicon chứa các tế bào


quang điện giúp thu nhận ánh sáng và chuyển các
ánh sáng và hình ảnh thu nhận được ánh sáng nhìn thấy

ánh sáng nhìn thấy đi


qua bộ lọc IR-blocking
Hàng triệu cảm
biến ánh sáng bộ lọc màu kiểm soát ánh
sáng màu đến bộ cảm biến

Bộ cảm biến màu mù


chuyển đổi ánh sáng tới
từng cảm biến thành điên

 Các loại cảm biến ảnh : _ Semiconductor charge-coupled devices (CCD)


_Complementary metal-oxide-semiconductor (CMOS)
Cảm biến ảnh là phần quan trọng nhất của một chiếc máy ảnh. Cảm biến (sensor) chính là linh hồn của
một chiếc máy ảnh

5
Cảm biến ảnh là một tấm silicon chứa các tế bào quang điện giúp thu nhận nhận ánh sáng và chuyển các
ánh sáng và hình ảnh thu nhận được từ những tín hiệu điện tử về cả màu sắc và cường độ sáng tạo nên bức
ảnh mà chúng ta thấy bằng mắt thường
 Cấu tạo của cảm biến ảnh :
_ Ống kính thu nhận hình ảnh về cảm biến
_Bộ phận lọc màu
_Bộ phận chuyển đổi tín hiệu quang sang tín hiệu số
_Tấm nền thu nhận cường độ sáng
Các yếu tố để khiến một cảm biến có thể cho ra được một bức ảnh đẹp và nét mịn hay không là phụ thuộc
rất nhiều vào chất lượng ánh sáng đi qua ống kính mà cảm biến thu nhận được và còn phụ thuộc vào bộ lọc
màu và chuyển đổi tín hiệu, tấm nền cảm quang có nhận được nhiều ánh sáng hay không. Cảm biến hình
ảnh trên máy ảnh của bạn sẽ quyết định đến chất lượng đẹp/xấu của bức ảnh và kích cỡ tối đa mà bạn có thể
in bức ảnh này. Chất lượng ảnh không chỉ phụ thuộc vào kích cỡ vật lý của cảm biến, mà còn phụ thuộc vào
số lượng pixel (các điểm nhạy sáng) có mặt trên cảm biến, và kích cỡ của các pixel này. Kích cỡ của
cảm biến cũng quyết định xem bạn sẽ nhìn thấy gì qua ống ngắm – cầu nối giữa khung cảnh mà bạn đang
chụp và bức ảnh thực sự được ghi vào bộ nhớ của máy ảnh. Các cảm biến nhỏ, ví dụ APS-C, sẽ cắt hình
ảnh thu được từ ống kính và do đó thu được một bức hình nhỏ hơn các cảm biến full-frame. Thông thường,
cảm biến full-frame sẽ thu được bức hình giống như phim 35mm truyền thống.
2.Phân loại và giới thiệu các loại cảm biến ảnh
2.1 Các loại cảm biến ảnh
Hầu hết các máy ảnh đều sử dụng một trong hai loại cảm biến là CCD
và CMOS. Cả CCD và CMOS đều biến các tín hiệu ánh sáng thành các
tín hiệu điện tử. CCD là một trong những công nghệ lâu đời nhất trên
máy ảnh số, với chất lượng ảnh chụp vượt trội so với CMOS nhờ có dải
tần nhạy sáng và kiểm soát nhiễu tốt hơn. Hiện nay, CCD vẫn được sử
dụng nhiều trong các mẫu máy ảnh du lịch giá rẻ, song quá trình lắp ráp
khó khăn và điện năng tiêu thụ quá nhiều của CCD đã dẫn tới sự thay
Cảm biến hình CCD-CMOS
thế của CMOS. Trên CCD, thông tin trên mỗi hàng điểm ảnh sẽ được đổ
xuống một rãnh tín hiệu đầu ra, khá là mất thời gian xử lí thông tin,sau này có cải tiến thêm một số chi tiết
nhỏ để cải thiện được tốc độ xử lí nhằm tiết kiệm điện năng. Ưu điểm của CMOS là cho kích thước nhỏ
gọn ,khả năng xử lí nhanh và nhạy sáng tố, giá thành sản xuất rẻ hơn. Nhược điểm của CMOS vào đời đầu
là cực nhiễu, nhưng sau này đã được cải tiến và đỡ hơn. Trong quá khứ cảm biến CMOS là có chất
lượng ảnh chụp thấp hơn so với CCD, nhưng các đột phá về công nghệ mới đã khiến cho chất lượng của
CMOS hiện đại trở nên ngang bằng hoặc thậm chí là vượt qua cả tiêu chuẩn của CCD. Với nhiều tính năng
được tích hợp sẵn nhiều hơn CCD, cảm biến CMOS hoạt động hiệu quả hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn và
có tốc độ chụp nhanh hơn CCD

2.2 Kích cỡ cảm biến


-Full Frame: 24x36 mm dung trong các máy ảnh như Canon EOS 5D Mark III, Nikon D800 hoặc Nikon
D4, một số chiếc máy ảnh ống kính liền cỡ nhỏ như Sony Cyber- shot RX1

6
Với cảm biến full frame, hình chụp của bạn sẽ không bị cắt xén, thu được toàn bộ
khung hình vào ảnh. Các cảm biến lớn trên các model full frame khi được kết hợp với
ống kính có khẩu độ lớn sẽ tạo ra hiệu ứng DOF cực kỳ "nông" – rất tốt khi chụp
macro và quay video. Cảm biến có kích cỡ càng lớn nên thân máy càng to. Ống kính
cũng cần phải có kích cỡ lớn để tận dụng hết tiềm năng của máy full frame
Máy ảnh sử dụng cảm biến full frame
frame
-APS-H: (28,7 x 19mm): Cảm biến APS là loại cảm biến phổ biến nhất cho cả máy ống kính rời và máy
ống kính liền chất lượng cao. APS-H kết hợp một cảm biến tương đối lớn và số lượng điểm ảnh vừa phải
nhằm gia tăng tốc độ và hiệu năng ISO. Cảm biến APS-H có hệ số cắt là 1.3x. Canon 1D Mark IV và Canon
1D Mark III sử dụng loại cảm biến này.
- APS-C (23,6 x 15,8 mm): Phần lớn các máy DSLR bán chuyên của Canon, Nikon,
Pentax và Sony sản xuất đều sử dụng cảm biến APS-C.Nhưng kích cỡ cảm biến APS- C
trên các dòng sản phẩm khác nhau không phải là đồng nhất. Ví dụ, cảm biến APS-
C của Canon có kích cỡ 22,2 x 14,8mm; trong khi kích cỡ APS-C của Sony, Pentax,
Fujifilm và Nikon có thể là từ 23,5 x 15,6mm đến 23,7 x 15,6mm.
- Four Thirds (17,3 x 13mm): Four Thirds là một chuẩn dành riêng cho DSLR được
Olympus và Kodak thiết lập, được sử dụng trong tất cả các máy Olymus, Panasonic Four
Cảm biến APS-C của Canon
Thirds và Micro Four Thirds. Máy có hệ số cắt 2x, tương đương với tiêu cự của ống
kính được tăng lên 2 lần. Máy Olympus OM-D E-M1, Olympus Pen E-PL5 và Panasonic Lumix GH1
sử dụng cảm biến Four Thirds.
- CX (1 inch): Được ra mắt vào năm 2011, chuẩn CX của Nikon được sử dụng trên máy Nikon1. Năm
2012, Sony ra mắt Cyber-shot DSC-RX100 với cảm biến 1 inch (13,2 x 8mm) với hệ số cắt 2.7x.

Hệ số cắt cho biết tỉ lệ giữa đường chéo máy full frame và đường chéo của các loại cảm biến khác

7
2.3 . Cảm biến kích cỡ nhỏ
Các cảm biến sau đây có kích cỡ tương đương với các máy quay video trên TV CRT từ
khoảng những năm 1950:

- 1,7 inch (7,6 x 5,7mm): Một trong những kích cỡ cảm biến lớn nhất sử dụng trên máy ảnh cỡ
nhỏ, các cảm biến này giúp tạo ra điểm ảnh lớn hơn và ít nhiễu hơn so với máy ảnh du lịch. Các
điểm ảnh lớn giúp giảm thiểu sự khác biệt về độ sáng, giúp tạo ra chi tiết ảnh tốt hơn.
-2,5 inch (5,76 x 4,29mm): Đây là loại cảm biến nhỏ nhất trên máy ảnh số, được sử dụng cho
máy ảnh du lịch giá thấp. Các cảm biến ảnh này có giá thành rất thấp song lại tạo ra các
điểm ảnh quá nhỏ, tạo ra nhiễu, giảm dải tần nhạy sáng. Kết quả là
các bức ảnh chụp được có chất lượng tương đối thấp. Nhìn chung,
cảm biến 1/2,5 inch vẫn tạo ra ảnh chụp có chất lượng cao hơn
smartphone, đặc biệt là khi chụp chân dung.

Các loại cảm biến chụp ảnh khác bao gồm 1/3,2, 1/2,3, 2/3, 1/3,2,
1/1,2, và 1/1,8 (inch). Nhờ có những cảm biến chỉ có 1/2,7 inch Các loại kích cỡ cảm biến
(5,37 x 4,04mm), smartphone đang khiến những chiếc máy ảnh du
lịch mất chỗ đứng

You might also like