You are on page 1of 8

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ H2S (HYDRO SUNFUA) TRONG KHÍ THẢI

I/ H2S và NH3 trong khí thải:

1/ Khí thải H2S và NH3 là gì?

1.1 H2S

- Khí thải H2S là khí độc hại, không màu sắc nhưng có mùi khó chịu( mùi trứng thối)
được đưa vào khí quyển với những lượng rất lớn có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo.
- Cấu trúc phân tử H2S tương tự cấu trúc của phân tử nước, liên kết hydro yếu hơn
nước
- Tan ít trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ
- Rất độc, độc không kém HCN.

1.2 NH3

- Là chất khí không màu, có mùi hắc khai


- Độ phân cực lớn, tan nhiều trong nước
- Có tính bazo yếu

2/ Nguồn gốc khí thải H2S và NH3:

- Trong thiên nhiên:

+ H2S là do chất hữu cơ, rau cỏ thối rửa mà thành, đặc biệt là ở nơi nước cạn, bờ biển,
sông hồ nông cạn, các vết nức núi lửa, ở các suối, cống rãnh, hầm lò khai thác than.Ước
lượng từ mặt biển thoát ra khoảng 30 triệu tấn mỗi năm và từ mặt đất khoảng 60 – 70 tấn
mỗi năm.

+NH3 là do nước thải , khí thải và bùn do phân hữu cơ , xác động vật, xác (vỏ) tôm sau khi
tiêu hóa thức ăn thì chúng được thải ra trong diều kiện kị khí dưới sự tác dụng của vi khuẩn
trong nước.

- Trong sản xuất công nghiệp:


+H2S sinh ra là do quá trình sử dụng nhiên liệu có chứa lưu huỳnh, ước lượng khí H2S
sinh ra từ sản xuất công nghiệp là 3 triệu tấn mỗi năm.

+NH3 sinh ra từ các trường học không quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường trong việc
thiết kế và vận hành các nhà vệ sinh, các vụ rò rĩ khí NH3 từ các nhà máy phân bón, sx
nước đá, dông lạnh…

3 Tác hại :

3.1 tác hại của H2S

- đối với người: Khí rất độc, chỉ cần nồng độ bằng 5 ppm đã gây ngộ độc, chóng mặt, nhức
đầu. Ở nồng độ lớn hơn 150 ppm, có thể gây tổn thương màng nhầy của cơ quan hô hấp.
Với nồng độ 500 ppm, gây viêm phổi và tiêu chảy. Tiếp xúc ngắn với khí hiđro sunfua ở
nồng độ từ 700 – 900 ppm thì chúng sẽ nhanh chóng xuyên qua màng túi phổi, xâm nhập
vào mạch máu và gây tử vong.

- Đối với thực vật: Tổn thương lá, rụng lá chậm sinh trưởng

3.2 tác hại của NH3

-đối với người: Khi xâm nhập vào người, NH3 tác dụng với nước trong cơ thể tạo thành
amoni hydroxit. Hóa chất này có tính ăn mòn và làm tổn thương tế bào. Các mô tổn thương
lại bị thoát dịch sẽ làm biến đổi amoniac thành amoni hydroxit tiếp tục gây phỏng da, mắt,
đường hô hấp, tiêu hóa. Chất này còn phá hủy các nhung mao và niêm mạc đường hô hấp
là những cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Các tổn thương ở đường hô hấp
có thể dẫn tới bệnh phổi mạn tính.

-đối với thực vật: cây có thể bị trắng bạch, làm đốm lá và hoa, làm giảm rễ cây, làm cây bị
thấp đi, quả bị thâm tím làm giảm tỉ lệ hạt giống nảy mầm.

II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ CƠ BẢN


1/ Phương pháp hấp thụ

1.1 khái niệm:

- là quá trình trong đó một hỗn hợp khí được cho tiếp xúc với chất lỏng nhằm mục đích
hòa tan chọn lọc một hay nhiều cấu tử của hỗn hợp khí để tạo nên một dung dịch các cấu
tử trong chất lỏng.

- Hấp thụ là quá trình quan trọng để xử lý khí và được ứng dụng rất nhiều trong các công
nghệ khác

1.2 phân loại hấp thụ

-Có ba phương thức trong quá trình xử lý khi thải bằng phương pháp hấp thụ:

+Hấp thụ vật lý : không có tương tác hóa học

+Hấp thụ hoá học : là quá trình hập thụ trong đó có xảy ra phản ứng hóa học giữa cấu tử
và dung môi

+Hấp thụ thuận nghịch: xảy ra đồng thời hấp và nhả hấp.

1.3 cơ chế hấp thụ


Hấp thụ dựa trên cơ sở của quá trình truyền khối:
- B1: xảy ra quá trình khuếch tán các phân tử khí ô nhiễm đến bề mặt dung dịch hấp thụ.
- B2: Thâm nhập và hòa tan chất khí vào bề mặt chất hấp thụ.
- B3: Khuếch tán chất khí đã hòa tan trên bề mặt ngăn cách vào sâu bên trong lòng khối
chất lỏng hấp thụ

+các chất hấp thụ thường dung: nước, các dung dịch bazo: KOH, NaOh, Na2CO3,
CaCO3,…
1.4 các phương pháp hấp thụ cơ bản :

1.4.1 Natri cacbonat:

- Quá trình xử lýH2S bằng Na2CO3 được dựa trên cơ sở các phản ứng sau:

H2S + Na2CO3 NaHS + NaHCO3 (1)

- Phản ứng thu hồi lưu huỳnh có sự tham gia của natri nitrat NaNO3:

2NaHS + H2S + 4NaNO3 + ½O2 → Na2N4O9 + 4NaOH + 3S

- Để hoàn nguyên nitrat người ta dùng chất xúc tác ADA (natri-amoni nitrat và
disunfonat)

1.4.2 Xử lý H2S bằng xút (NaOH)

- khí H2S kết hợp với NaOH theo các phản ứng sau đây:

H2S + 2NaOH = Na2S + 2H2O

Na2S + H2S = 2NaHS

Na2S + H2O = NaHS + NaOH

- Song song với các phản ứng trên, xút còn có tác dụng với cacbonic:

CO2 + NaOH = NaHCO3

NaHCO3 + NaOH = Na2CO3 + H2O

- Ngoài phản ứng khử H2S, trong dung dịch còn xảy ra quá trình oxy hóa natri sunfua
Na2S thu được từ phản ứng ở trên(natri hydrosunfua và hy posunfit)

Na2S + H2O = NaHS + NaOH

2NaHS + 2O2 = Na2S2O3 + H2O


- Các phản ứng phụ trên là có lợi vì chúng góp phần làm giảm nhẹ khu xử lý dung dịch
đã dùng xong trước khi thải ra bên ngoài.

1.4.3 hấp thụ NH3 bằng hấp thụ hóa học

-Dựa vào tính hcaats hóa học của NH3 ta có thể xử lý NH3 bằng các phun các dung dịch
acid loãng (HCl, H2SO4..) hoặc nước để hấp thụ hóa học NH3.

*nguyên lý quá trình:

- phản ứng xảy ra trong tháp hấp thụ

NH3k NH3l (1)

NH3l + H2O  NH4OH +Q (8430Kcal) (2)

NH4OH  NH4+ + OH- (3)

+phản ứng 1 đặc trưng cho quá trình hòa tan NH3 trong nước

+phản ứng 2 là phản ứng hóa học thuận nghịch tỏa nhiệt, đặc trung cho phản ứng là hằng
số cân bằng Kc

+phản ứng 3 là phản ứng điện ly được đặc trưng bằng hằng số điện ly KH

2/ phương pháp hấp phụ

2.1/ khái niệm

- hấp phụ là hiện tượng các tử chất khí , lỏng , ion được giữ lại trên bề mặt phân cách pha.
Bề mặt phân cách pha có thể là lớp khi-lỏng, lỏng-lỏng, khí-rắn và lỏng -rắn.

- quá trình này xửa lý dựa trên sự phân ly khí bởi ái lực của một số chất rắn đối với một
số loại khí có mặt trong hỗ hợp khí, trong quá trình đó các phân tử khí ô nhiễm bị giữ lại
trên bề mặt rắn.Vật liệu rắn sử dụng trong quá trình này gọi là chất hấp phụ còn chất bị giữ
lại gọi là chất bị hấp phụ.

2.2 / phân loại hấp phụ

có 2 phương pháp hấp phụ

• Hấp phụ vật lý : Các phần tử khí bị giữ lại trên bề mặt chất hấp phụ nhờ lực liên kết giữa
các phần tử. Quá trình này có toả nhiệt, độ nhiệt toả ra phụ thuộc vào cường độ lực liên kết
phân tử.
• Hấp phụ hoá học : Khí bị hấp phụ do có phản ứng hóa học với vật liệu hấp phụ, lực liên
kết phân tử trong trường hợp này mạnh hơn ở hấp phụ vật lý. Do vậy lượng nhiệt toả ra
lớn hơn, và cần năng lượng nhiều hơn.

*Các chất hấp phụ (vật liệu hấp phụ) : Thường là các loại vật liệu dạng hạt có kích thước
từ 6– 10 mm có độ rỗ lớn. Vật liệu hấp phụ đảm bảo các yêu cầu:

 Có khả năng hấp phụ cao.


 Phạm vi tác dụng rộng – tách được nhiều loại khí.
 Có độ bền cơ học cần thiết.
 Khả năng hoàn nguyên dễ dàng.
 Giá thành thấp.

-một số chất hấp phụ phổ biến là : than hoạt tính, silicagen, aliumogen, zeolite

 sự khử hấp phụ là 1 giai đoạn quan trọng của vhu trình hấp phụ-khử hấp phụ.
Đây là quá trình nhằm khôi phục lại hoạt tính vốn có của chất hấp và đây chính
là quá trình hấp phụ ngược.

2.3/ cơ chế hấp phụ

-b1: Các chất ô nhiễm trong khí thải tiếp xúc với lớp bên ngoài vật liệu
-b2: Các phân tử chất ô nhiễm di chuyển từ bề mặt chất hấp phụ vào các khe bên trong chất
hấp phụ.

-b3: Các phân tử chất ô nhiễm dính chặt vào chất hấp phụ nhờ các lực liên kết.

 b1 và b2 là quá trình thực hiện khuếch tán chất ô nhiễm, quá trình này xảy ra do sự
chênh lệch nồng độ giữa lớp khí ô nhiễm và bề mặt chất hấp phụ. B3 mới thực sự là quá
trình kết nối vật chất giữa chất ô nhiễm và chất hấp phụ.

2.4 các phương pháp hấp phụ cơ bản

phương pháp hấp phụ H2S dùng Fe2O3

Cơ sở lý thuyết:

-Khí H2S sẽ kết hợp với Oxit sắt theo phản ứng:

Fe2O3 + 3 H2S  Fe2S3 +3 H2O (1)

2 Fe2S3 +3O2  2 Fe2O3 + 6S (2

Sau bão hòa, oxit sẽ được hoàn nguyên bằng oxy không khí để thu lưu huỳnh. Điều kiện
tốt nhất là nhiệt độ khoảng 280C -300C, độ ẩm vật liệu hấp phụ khoảng 30%.

-Để hoàn nguyên vật liệu, có thể dung một trong các phương pháp:

+Oxy hóa vật liệu hấp phụ bằng oxy không khí.

+Thổi hỗn hợp khí có chứa 2-3% oxy qua lớp vật liệu hấp phụ với nhiệt độ 6000C -
8000C.

+Hoàn nguyên liên tục bằng cách bổ sung vào dòng khí cần xử lý một lượng oxy sao cho
lượng oxy hỗn hợp khí gấp 1,5 lần lượng oxy lý thuyết cần cho quá trình oxy hóa Như
vậy quá trình hoàn nguyên sẽ diễn ra song song với quá trình hấp phụ.

3/ các phương pháp khác


-xử lý sinh học: Xử lý bằng bể sinh học màng vi lọc. Quá trình này gồm 2 giai đoạn là
giai đoạn nitrit hóa bán phần và khử nitrit thông qua hệ thống vi lọc

- xử lý cơ học: Nhờ vào khả năng tan tốt trong nước thì khi xảy ra sự cố rò rỉ NH3 thì
biện pháp tốt nhất là phun nước pha loãng

You might also like