You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HCM
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Tiểu luận cá nhân

GVHD: Nguyễn Phúc Quý Thạnh

Lớp: D01

Tên: Cao Khả Tú

MSSV: 030632162727

Hồ Chí Minh, Ngày 1 tháng 10 năm 2019


CÂU HỎI 1: Làm thế nào để biến "đại dương đỏ" thành "đại dương xanh".
Phân tích case study nước tương chứa 3-MCPD và nước mắm chứa thạch tính. Cho
thầy biết cách thức, công thức và kết quả của Massan của việc biến "đại dương đỏ"
thành "đại dương xanh"?

1. Khái niệm “Đại dương xanh” và “Đại dương đỏ”

Đại dương đỏ là không gian nơi mọi ngành công nghiệp sinh tồn và phát triển ngày
nay. Có một thị trường, các đối thủ cạnh tranh xác định và có một cách thức điều hành
đặc trưng ở bất cứ ngành công nghiệp cụ thể nào. Các nhà nghiên cứu đặt tên bối cảnh
này là đại dương đỏ, tương tự một đại dương toàn cá mập đang giành cắn xé nhau vì
một con mồi.

Đại dương xanh mặt khác lại hiền hòa, phẳng lặng với nguồn thức ăn dồi dào và ít
hay không có sự cạnh tranh. Đại diện cho những khoản trống thị trường không có sự
cạnh tranh. Đây là nơi mọi người muốn đặt chân đến và an cư lập nghiệp.

Dưới đây là một số khác biệt giữa Đại dương xanh và Đại dương đỏ:

Chiến lược Đại dương đỏ Chiến lược Đại dương xanh


(Tập trung vào các khách hàng hiện tại) (Tập trung vào đối tượng chưa phải là khách
hàng)
- Cạnh tranh trong các thị trường hiện tại - Tạo ra thị trường không cạnh tranh để phục vụ
- Đánh bại sự cạnh tranh - Khiến cạnh tranh không còn liên quan
- Khai thác các nhu cầu hiện tại - Tạo ra và nắm giữ nhu cầu mới
- Thực hiện cân bằng giá trị và chi phí - Phá vỡ cân bằng giá trị và chi phí
- Liên kết toàn hệ thống các hoạt động của - Liên kết toàn hệ thống hoạt động của công ty
công ty với lựa chọn chiến lược giữa khác để theo đuổi chiến lược khác biệt hoá VÀ chi phí
biệt hoá HOẶC chi phí thấp thấp

-1-
2. Làm thế nào để biến “Đại dương xanh” thành ‘Đại dương đỏ”

Mặc dù việc mở ra những đại dương xanh ngày càng trở nên cần thiết nhưng người
ta vẫn cho rằng khi các công ty mạo hiểm vượt ra bên ngoài những ngành hiện có, tỷ lệ
thành công của họ sẽ thấp hơn. Vấn đề là làm thế nào để thành công trong những đại
dương xanh? Làm thế nào các công ty tận dụng tối đa các cơ hội, đồng thời giảm thiểu
những rủi ro trong việc hình thành và thực hiện chiến lược dại dương xanh? Nếu bạn
không hiểu rõ cách thức tối da hoá cơ hội và tối thiểu hoá rủi ro khi hình thành và giành
lấy các đại dương xanh thì kế hoạch của bạn sẽ có nguy cơ bị kéo dài do có những vấn
đề nảy sinh. Cụ thể hơn cách để biến tạo thành những đại dương xanh

Tập trung vào các khách hàng hiện tại - Tập trung vào đối tượng không phải
là khách hàng. Trong hầu hết các nền công nghiệp, hầu như các doanh nghiệp hiếm khi
nỗ lực thu hút khách hàng mới mà chỉ tập trung vào các khách hàng hiện tại. Trong Đại
dương xanh, ta sẽ chứng kiến sự cố gắng tăng quy mô ngành công nghiệp bằng việc thu
hút những khách hàng mới toanh, những người chưa từng sử dụng sản phẩm trong ngành
mới này.

Cạnh tranh trong các thị trường hiện tại - Tạo ra thị trường không cạnh tranh
để phục vụ. Nghe có vẻ rất thú vị nhưng làm thế nào để đạt được điều đó? Thị trường
hiện tại nghĩa là tất cả các khách hàng đang giao dịch trong ngành công nghiệp lúc này,
họ có thể đang giao dịch với công ty của bạn, hoặc là đối thủ cạnh tranh của bạn. Nếu
một ai đó dành được một khách hàng, thì sẽ có người mất đi một khách hàng. Tức là
mối quan hệ cạnh tranh đang trong tình trạng thắng – thua.

Còn trong các thị trường không có cạnh tranh, chỉ có một người chiến thắng, đó là
bạn. Ít hoặc không có đối thủ cạnh tranh bởi vì không ai biết về nó, hoặc không ai biết
cách làm thế nào để xâm nhập thị trường. Dĩ nhiên họ sẽ cố gắng nhưng nếu bạn thực
hiện mọi thứ theo chiến lược đúng đắn, thì họ sẽ khó có thể đuổi kịp trong thời gian
ngắn.

-2-
Đánh bại sự cạnh tranh - Khiến cạnh tranh không còn liên quan. Cạnh tranh
trở thành một khái niệm lùi vào dĩ vãng bởi các đối thủ không thể sao chép các ý tưởng
và biến chúng trở thành những câu chuyện thành công lần nữa. Hãy nhớ rằng, ý tưởng
cốt lõi của Chiến lược Đại dương xanh là tạo ra giá trị cao ở mức chi phí thấp. Những
đối thủ cạnh tranh tiềm tàng có khả năng sẽ gục ngã trên hành trình chạy đua với bạn.

Khai thác các nhu cầu hiện tại - Tạo ra và nắm giữ nhu cầu mới. Bạn cung cấp
những giá trị khác hữu ích đến mức thu hút được các khách hàng trước đó chưa bao giờ
có ý định sử dụng sản phẩm của công ty. Ví dụ như trò chơi Wii của Nintendo lôi cuốn
các gia đình và những người lớn tuổi. Rượu yellowtail thu hút cả những người chỉ uống
bia. Hãng hàng không Southwest lôi cuốn cả những người thích du lịch bằng xe ô tô.

Thực hiện cân bằng giá trị và chi phí - Phá vỡ cân bằng giá trị và chi
phí. Trước đây người ta thường cho rằng không thể đạt được cùng lúc cả hai mục tiêu
“tạo ra giá trị cao” và “chi phí thấp”. Chiến lược Đại dương xanh đã phá vỡ khái niệm
đó và khẳng định rằng bạn có những công cụ để đạt được hai mục tiêu đó cùng lúc. Thật
ra, nếu không phá vỡ được cân bằng giá trị và chi phí thì các đối thủ cạnh tranh sẽ dễ
dàng sao chép những gì bạn đang làm và đại dương một lần sẽ chìm ngập trong màu đỏ
khốc liệt.

Liên kết toàn hệ thống các hoạt động của công ty với lựa chọn chiến lược giữa
khác biệt hoá HOẶC chi phí thấp - Liên kết toàn hệ thống hoạt động của công ty
để theo đuổi chiến lược khác biệt hoá VÀ chi phí thấp. Tổ chức phải nghiên cứu mọi
ngóc ngách của các quy trình vận hành để cắt giảm những chi phí không cần thiết. Toàn
bộ tổ chức phải thống nhất rằng: Bất cứ thứ gì không tạo ra hoặc đóng góp ít giá trị sẽ
bị loại bỏ hay cắt giảm. Đó là cách hiệu quả nhất để điều hành một tổ chức dù trong đại
dương xanh hay đỏ.

-3-
Nguyên tắc của chiến lược đại dương xanh

6 đường lối để xây dựng “Đại dương xanh”

Đường lối 1: Định hướng về các ngành sản phẩm thay thế.

Đường lối 2: Định hướng theo các nhóm chiến lược trong ngành.

Đường lối 3: Đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau.

Đường lối 4: Định hướng theo những sản phẩm và dịch vụ bổ sung.

Đường lối 5: Chú trọng tới mức độ hấp dẫn về chức năng hoặc cảm xúc đối với
người mua.

Đường lối 6: Định hướng theo thời gian.

-4-
3. Phân tích case study nước tương chứa 3-MCPD và nước mắm chứa thạch tính.
Cho thầy biết cách thức, công thức và kết quả của Massan của việc biến "đại
dương đỏ" thành "đại dương xanh"?

Tâm lý đa số chung của người Việt chúng ta: sợ hãi trước sản phẩm bẩn, hại và tẩy
chay chúng. Và đã có rất nhiều cơ sở doanh nghiệp nắm lấy tâm lý đó để bán hàng. Nhìn
lại bê bối thực phẩm với nước tương chứa 3-MCPD gây ung thư trước đây cho thấy nỗi
sợ hãi thúc đẩy bán hàng hiệu quả như thế nào.

Khi người tiêu dùng hoang mang với nước tương chứa chất có thể gây ung thư, công
ty sản xuất hàng tiêu dùng Masan đã lập tức ném phao cứu sinh bằng sản phẩm Nước
tương Tam Thái Tử. Đúng như dự đoán, sản phẩm này đã giúp doanh thu của Masan
tăng gấp 3 lần, từ 660 tỷ đồng năm 2007 lên 1.992 tỷ đồng năm 2008. Trong khi đó,
nước tương Chinsu của Masan cũng là một trong những cái tên đầu tiên bị phát hiện có
3-MCDP.

Nước mắm cũng từng được sử dụng làm công cụ thúc đẩy bán hàng cho Masan
tương đối thành công. Khoảng cuối thập niên trước, thuật ngữ “nước mắm không có
cặn” đã làm cho cục diện thị trường nước xoay chuyển hoàn toàn. Việc đưa ra những thí
nghiệm so sánh về hai loại nước mắm có cặn và không có cặn đã đưa nước mắm Nam
Ngư, Chinsu của Masan thống lĩnh thị trường với 60% thị phần.

Tiếp đó các sản phẩm mỳ gói cũng sử dụng các thủ thuật đánh thẳng vào nỗi lo sức
khỏe của người tiêu dùng. Với thông điệp quảng cáo không dùng dầu chiên nhiều lần,
hay mỳ khoai tây không gây nóng đã một bước đưa ngành hàng này của Masan sở hữu
thị phần ở Top trên.

Rõ ràng tâm lý đám đông và mối quan tâm đến sức khỏe đã làm cho chiêu bài truyền
thông dựa vào nỗi sợ hãi của Masan luôn hiệu nghiệm.

Nước tương không 3-MCPD

-5-
Tháng 7/2005, nước tương Chinsu tại châu Âu bị cáo buộc có chứa 3-MCPD (một
loại độc tố sinh ra trong quá trình lên men đậu nành để sản xuất nước tương, có khả năng
gây ung thư) quá nồng độ cho phép.

Tại Việt Nam, cộng đồng cũng bắt đầu lo lắng về loại độc tố này. Sở Y tế TP.HCM
vào cuộc điều tra và rất nhiều nhãn hiệu nước tương được kết luận có chứa chất 3-MCPD
vượt quá tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, hồi kết của câu chuyện 3-MCPD vẫn chưa làm người tiêu dùng an tâm
khi kết luận của Sở Y tế vẫn gây tranh cãi. Lãnh đạo Masan phủ nhận cáo buộc này,
đồng thời họ cũng nhận ra thời cơ đã đến.

Giữa cơn bão, Masan nhanh chóng tung ra thị trường sản phẩm nước tương Tam
Thái Tử với lời quảng cáo "Không chứa 3-MCPD", và thông báo thưởng tiền tỷ cho ai
tìm được 3-MCPD trong sản phẩm của Masan.

Nước mắm không thạch tín

Ngày 10/10, tại buổi hội thảo về nước mắm, Giám đốc phát triển sản phẩm cấp cao
của Masan cho biết, "Chúng tôi đã nghiên cứu hàng trăm các tài liệu khoa học và thực
hiện hàng nghìn các thử nghiệm, đánh giá, đo lường, kiểm tra…. Và tìm thấy được tỷ lệ
thuận giữa độ đạm cao và hàm lượng cao các chất có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
người tiêu dùng".

Đại diện Masan không công bố chi tiết nghiên cứu, nhưng đúng 1 tuần sau, vào ngày
17/10, Vinastas công bố kết quả khảo sát toàn diện về nước mắm và tung thông tin 67%
các mẫu khảo sát có hàm lượng arsen vượt quy định. Thông tin này ngay lập tức gây sốc
cho những người nội trợ, khi giờ đây không biết tin tưởng loại nước mắm nào để sử
dụng.

Và chỉ 3 ngày sau khi báo cáo của Vinastas được công bố, ngày 20/10, hình ảnh
quảng cáo của Masan về nước mắm "không chứa thạch tín" cho 2 thương hiệu nước

-6-
mắm của mình, là Chinsu hương cá hồi và Nam Ngư, đã nghiễm nhiên xuất hiện trên 2
tờ báo lớn.

Như vậy, tính từ khi Giám đốc phát triển sản phẩm của Masan lên tiếng về việc
"không phải cứ đạm cao là tốt" cho đến khi Masan có quảng cáo về nước mắm không
thạch tín, tất cả chỉ diễn ra trong đúng 10 ngày.

Công thức của MASSAN

“Sản phẩm + KHÔNG + chất độc hại”

Công thức marketing bí truyền "đánh vào nỗi sợ hãi" của Masan suốt 10 năm qua.

Kết quả

Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) vừa công bố báo cáo thường
niên năm 2018 cho hay, trong năm vừa rồi, công ty này vẫn tiếp tục dẫn đầu ngành gồm
nước mắm, nước tương và tương ớt.

Trong năm 2018, ngành hàng gia vị của Masan đạt tăng trưởng cao nhờ tăng trưởng
sản lượng của các thương hiệu chủ chốt và những phát kiến sản phẩm cao cấp mới.

Doanh thu thuần năm 2018 của ngành hàng gia vị tăng 35% lên 6.958 tỷ đồng từ
mức 5.159 tỷ đồng trong năm 2017. Các thương hiệu chủ chốt như Chin-Su và Nam
Ngư tiếp tục đạt danh thu cao do sản lượng tăng 26% và là trụ cột chính thúc đẩy doanh
thu cho ngành gia vị.

Masan tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm cao cấp, trong đó các sản phẩm này đóng
góp khoảng 10% doanh thu thuần của ngành hàng trong năm 2018. Chiến lược cao cấp
hóa tiếp tục chứng tỏ hiệu quả khi việc đưa ra các sản phẩm cao cấp giúp tăng giá bán
bình quân toàn ngành gia vị của doanh nghiệp này trong năm 2018 tăng lên khoảng 7%
so với năm 2017.

-7-
Theo đánh giá của Masan Consumer, trong số các mặt hàng đa dạng trong ngành
hàng gia vị, nước sốt và nước sốt salad, nước mắm được xem là linh hồn của ẩm thực
Việt.

Dẫn nghiên cứu của Kantar Worldpanel, Masan cho biết, có khoảng 97% gia đình
Việt Nam trong khu vực đô thị sử dụng nước mắm trong những bữa ăn hằng ngày. Dù
quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng người tiêu dùng chủ yếu mua nước
mắm tại những kênh truyền thống như các cửa hiệu tạp hóa nhỏ lẻ và các ki-ốt trong
chợ.

Masan Consumer đang là chủ sở hữu của các thương hiệu nước mắm/nước chấm
như Chin-Su, Nam Ngư, Tam Thái Tử. Công ty liên kết của Masan Consumer là Công
ty CP Thực phẩm Cholimex, được Masan mua lại tỷ lệ cổ phần đáng kể vào cuối năm
2014, cũng có các thương hiệu nước chấm và gia vị nổi tiếng hiện diện phổ biến tại các
kênh hàng quán.

“Ông lớn” hàng tiêu dùng này hiện đang là một trong số ít các công ty ở Việt Nam
sở hữu hệ thống phân phối cho cả ngành thực phẩm lẫn đồ uống. Masan đã phát triển
các điểm bán lẻ lên đến gần 180.000 cho sản phẩm thực phẩm và 160.000 cho sản phẩm
đồ uống với gần 3.000 nhân viên bán hàng.

CÂU HỎI 2: Mô tả lại tiến trình của chiến tranh thương mại Trung-Mỹ đến
thời điểm hiện tại. Nguyên nhân của chiến tranh thuơng mại (gợi ý: 5G), Mỹ lôi
kéo những đồng minh nào? Trung lôi kéo những đồng minh nào? Cơ hội và thách
thức của chiến tranh thương mại tác động đến Việt Nam ra sao? Và ngành ngân
hàng Việt Nam ra sao?

1. Mô tả lại tiến tình của chiến tranh thương mại Trung - Mỹ

 Ngày 22/03/2018: Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (còn
được gọi tắt là Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung). Khởi đầu vào ngày vào ngày
22 tháng 3 năm 2018 khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng
mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo
-8-
luật Thương mại năm 1974, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại
không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Danh sách thuế quan trọng
tập trung vào các sản phẩm được đưa vào kế hoạch Made in China 2025, bao gồm
các sản phẩm liên quan đến CNTT và robot. Nó cho phép tổng thống có thẩm
quyền đơn phương áp dụng tiền phạt hoặc các hình phạt khác đối với một đối tác
thương mại nếu nó được cho là không công bằng gây tổn hại đến lợi ích kinh
doanh của Hoa Kỳ. Vào tháng Tư, Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng nhập
khẩu thép và nhôm từ Trung Quốc, Canada và các nước trong Liên minh châu
Âu.
 Ngày 02/04/2018: Trung Quốc áp thuế nhập khẩu (15-25%) lên 128 hàng hóa (trị
giá 3 tỷ đô) từ Mỹ bao gồm hoa quả, rượu, ống thép, lợn, và nhôm tái chế, nhằm
đáp trả lại thuế nhập khẩu Mỹ áp lên các sản phẩm thép và nhôm của Trung Quốc.
 Ngày 15/06/2018: Mỹ công bố danh sách áp thuế cuối cùng. Danh sách 1 sẽ áp
mức thuế 25% lên 818 sản phẩm trị giá 34 tỷ USD (giảm xuống từ 1,334 sản
phẩm ban đầu) và chính thức có hiệu lực vào 6/7/2018. Danh sách 2 bao gồm 284
sản phẩm (trị giá 16 tỷ USD), vẫn đang trong tiến trình cân nhắc.
 Ngày 16/06/2018: Trung Quốc cũng thay đổi danh sách áp thuế (25% cho 106
sản phẩm). Danh sách 1 sẽ áp thuế 25% lên 545 sản phẩm (trị giá 34 tỷ USD),
chính thức có hiệu lực vào 6/7/2018. Danh sách 2 bao gồm 114 sản phẩm (trị giá
16 tỷ USD), vẫn đang trong tiến trình cân nhắc theo dõi động thái từ Mỹ.
 Ngày 16/06/2018: Hai bên cùng ra đòn nhằm vào 34 tỷ hàng hóa của nhau
- Mỹ chính thức áp dụng gói thuế nhập khẩu 25% lên 34 tỷ USD hàng từ Trung
Quốc.
- Trung Quốc đáp trả bằng gói thuế quan nhập khẩu 25% tương tự lên 34 tỷ
USD hàng nhập khẩu từ Mỹ
 Ngày 22 - 23/08/2018:
- Đại diện phía Mỹ và Trung Quốc gặp gỡ và thảo luận lần đầu tiên kể từ khi
chiến tranh thương mại bắt đầu, tuy nhiên không đạt được tiến triển gì đáng
kể.

-9-
- Mỹ chính thức áp thuế nhập khẩu 25% lên 279 mặt hàng – Danh sách 2 từ
Trung Quốc (trị giá 16 tỷ USD)
- Danh sách 2 áp thuế trả đũa trị giá 16 tỷ USD của Trung Quốc nhằm vào 333 mặt
hàng từ Mỹ có hiệu lực đồng thời với lệnh áp thuế của Mỹ
- Cùng ngày, Trung Quốc cũng khiếu nại Mỹ lên WTO về việc áp thuế nhập
khẩu theo Điều 301 lên 16 tỷ USD hàng từ Trung Quốc (theo Danh sách 2 của Mỹ).
 Ngày 24/09/2018:
- Mỹ chính thức áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng từ Trung Quốc, đưa tổng
trị giá hàng Trung Quốc bị áp thuế lên tới 250 tỷ USD. Mức thuế này sẽ tăng
lên 25% kể từ 1/1/2019
- Trung Quốc chính thức áp thuế 5-10% lên 60 tỷ USD hàng từ Mỹ. Trung Quốc
phát hành "Sách Trắng", đề cập tới vị thế chính phủ trong quan hệ thương mại Mỹ-
Trung.
 Ngày 02/12/2018:
- Mỹ và Trung Quốc đạt được "thỏa thuận đình chiến thương mại", nhất trí
không áp đặt các biện pháp thuế quan mới trong vòng 90 ngày, cho tới ngày
1/3/2019; và hai bên sẽ đàm phán để đạt được thỏa thuận thương mại chung.
- Mỹ sẽ hoãn lại kế hoạch tăng thuế trong Danh sách 3 từ 10% lên 25% dự
kiến áp dụng vào 1/1/2019, và không áp thuế mới lên 267 tỷ USD hàng hóa
nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc. Đổi lại, Trung Quốc cam kết sẽ mua nhiều
hàng hóa từ Mỹ hơn, đặc biệt là các mặt hàng nông nghiệp và năng lượng.
 Ngày 09 - 10/05/2019:
- Mỹ và Trung Quốc tiến hành đàm phán thương mại, nhưng không đạt được
thỏa thuận cuối cùng.
- Mỹ chính thức áp thuế 25% lên hàng hóa từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD
theo Danh sách 3 từng công bố.
- Để đáp trả, Trung Quốc tuyên bố sẽ sớm tiến hành các biện pháp trả đũa.
 Ngày 13/05/2019: Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung 10-25% lên hàng hóa
từ Mỹ trị giá 60 tỷ USD, chính thức có hiệu lực từ 1/6/2019

-10-
 Ngày 16/05/2019: Mỹ đưa tập đoàn viễn thông Huawei và 70 chi nhánh vào
"Danh sách thực thể", cấm các công ty Mỹ bán các sản phẩm công nghệ cho các
công ty viễn thông Trung Quốc mà không có sự đồng ý của chính phủ Mỹ.
 Ngày 01/06/2019: Trung Quốc áp thuế quan bổ sung lên 60 tỷ hàng hóa của Mỹ,
với các mức 25%, 20% và 10%. Trong một động thái khác, Trung Quốc tuyên bố
mở cuộc điều tra vào công ty chuyển phát FedEx của Mỹ vì chuyển hướng một
gói hàng từ Nhật Bản, dự định tới Trung Quốc, sang Mỹ.
 Ngày 18/06/2019: Mỹ và Trung Quốc đồng thuận sẽ nối lại đàm phán trước thềm
Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka vào 28,29/6
 Ngày 21/06/2019: Mỹ bổ sung thêm 5 công ty công nghệ Trung Quốc vào "Danh
sách thực thể", cấm các doanh nghiệp này mua linh kiện và phụ tùng của Mỹ nếu
chưa được sự chấp thuận của chính phủ Mỹ. 5 công ty bao gồm: Higon, Sugon,
Chengdu Haiguang Integrated Circuit, Chengdu Haiguang Microelectronics
Technology và Viện Nghiên cứu công nghệ máy tính Wuxi Jiangnan.
 Ngày 29/06/2019: Mỹ và Trung Quốc tái khởi động đàm phán thương mại. Tổng
thống Trump thông báo nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu linh kiện công nghệ cho
Huawei
 Ngày 09/07/2019: Mỹ miễn bỏ mức thuế bổ sung 25% cho 110 dòng thuế hàng
hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, có hiệu lực 1 năm kể từ ngày 9/7/2019; đồng thời
sẽ cấp phép cho các công ty Mỹ bán linh kiện cho Huawei nếu không đe dọa tới
an ninh quốc gia.
 Ngày 30 - 31/07/2019:
- Mỹ và Trung Quốc hoàn tất vòng đàm phán tại Thượng Hải với rất ít tiến
triển.
- Trung Quốc cam kết sẽ mua nhiều nông sản từ Mỹ hơn.
 Ngày 13/08/2019:
- Mỹ và Trung Quốc đồng thuận sẽ tái khởi động lại đàm phán qua điện thoại
trong vòng 2 tuần tới

-11-
- Mỹ thông báo tạm ngừng đánh mức thuế bổ sung 25% lên hàng hóa nhập
khẩu từ Trung Quốc dự kiến vào ngày 15/12. Mức thuế bổ sung 10% Mỹ áp
dụng lên hàng nhập khẩu Trung vẫn sẽ có hiệu lực từ 1/9 theo đúng kế hoạch
 Ngày 01/09/2019:
- Mỹ chính thức áp thuế bổ sung lên 125 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc
(Danh sách 4A), với phạm vi hàng hóa bị áp thuế trải rộng từ giày dép, thực
phẩm, đồng hồ đến TV màn hình phẳng...
- Trung Quốc trả đũa bằng việc chính thức áp thuế bổ sung lên hàng hóa Mỹ
theo Danh sách 1 đã công bố trước đó.
 Ngày 02/09/2019: Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO phản đối mức thuế nhập khẩu
bổ sung đánh lên 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ
 Ngày 05/09/2019: Mỹ và Trung Quốc đồng thuận tiến hành vòng đàm phán
thương mại thứ 13 vào đầu tháng 10/2019 tại Washington.

2. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa và
nguyên nhân cụ thể.

a) Nguyên nhân sâu xa

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa 2
cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Dự báo, đến năm 2030, GDP danh nghĩa của Trung
Quốc sẽ vượt Mỹ. Song, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP của Trung
Quốc hiện nay đã vượt Mỹ. Mỹ và Trung Quốc cũng là 2 cường quốc thương mại: Mỹ
là nước nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu thứ nhì thế giới; Trung Quốc là nước xuất khẩu
lớn nhất và nhập khẩu thứ nhì thế giới (Bảng 1).

Những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa 2 siêu cường càng trở nên gay gắt trong bối
cảnh sức mạnh của Mỹ có dấu hiệu suy giảm trong khi Trung Quốc đang bộc lộ tham
vọng thay thế Mỹ ở vị trí thống lĩnh bàn cờ địa chính trị thế giới.

-12-
b) Nguyên nhân cụ thể

Các vấn đề sau đây được xem là những nguyên nhân cụ thể gây ra căng thẳng thương
mại Mỹ - Trung, đặc biệt từ sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) năm 2001, dẫn đến chiến tranh thương mại hiện nay.

Thứ nhất, chính sách bảo hộ của chính quyền Tổng thống Trump.

Từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đã theo đuổi chính sách bảo hộ
mậu dịch với mục tiêu “nước Mỹ trên hết” và “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Chính sách
bảo hộ mậu dịch này không chỉ dẫn đến chiến tranh thương mại với Trung Quốc, mà
còn dẫn đến xung đột thương mại với những nước được xem là đồng minh của Mỹ (như
EU, Nhật Bản, Hàn Quốc) hay láng giềng gần của Mỹ (như Canada, Mexico).

Ngay sau khi nhậm chức, ông Trump đã rút khỏi hoặc yêu cầu đàm phán lại một
loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Mỹ đã ký kết hoặc đang thực thi.

Thứ hai, thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Trung Quốc.

Thâm hụt thương mại của Mỹ được xem là nguyên nhân trực tiếp gây căng thẳng
thương mại Mỹ - Trung. Năm 2017, Mỹ nhập khẩu 506 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc,
trong khi chỉ xuất khẩu 131 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc. Như vậy, thâm hụt
thương mại của Mỹ với Trung Quốc lên đến 375 tỷ USD.

Đáng lưu ý là thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc liên tục tăng từ khi
Trung Quốc gia nhập WTO (từ 100 tỷ USD năm 2001 lên 375 tỷ USD năm 2017). Chính
quyền Mỹ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc giảm thặng dư thương mại với Mỹ. Trung

-13-
Quốc đáp trả rằng để giảm thâm hụt thương mại, chính Mỹ cần tăng cường hoạt động
xuất khẩu của mình.

Thứ ba (cũng là nguyên nhân chính), tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc
gia công nghệ hàng đầu thế giới.

Mặc dù thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc được xem là nguyên nhân
bên ngoài của cuộc chiến tranh thương mại, song vấn đề cốt lõi của căng thẳng giữa 2
nước chính là Mỹ lo ngại về tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ
hàng đầu thế giới.

Với mục tiêu trở thành nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, không phụ thuộc vào nhập
khẩu các công nghệ then chốt từ các đối thủ cạnh tranh chính, Trung Quốc hiện đang đổ
hàng tỷ USD vào chương trình "Sản xuất tại Trung Quốc 2025 (Made in China 2025)"
để tạo động lực phát triển các ngành công nghệ trọng yếu, trong đó có người máy, trí
tuệ nhân tạo, hàng không vũ trụ, ô tô chạy điện, công nghệ Internet 5G.

Nghịch lý là tham vọng của Trung Quốc rất lớn trong khi trình độ công nghệ lại còn
nhiều hạn chế. Để thực thi chiến lược "Sản xuất tại Trung Quốc 2025", các công ty
Trung Quốc phải dựa vào các công nghệ cốt lõi từ Mỹ.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc bằng những thỏa thuận ngầm đang buộc các công ty Mỹ
phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc trong liên doanh. Trung Quốc
bác bỏ cáo buộc này. Tuy nhiên, Mỹ còn cáo buộc Trung Quốc tìm mọi cách lấy công
nghệ của Mỹ thông qua các phương thức như nhập khẩu công nghệ hay thậm chí ăn cắp
công nghệ.

Một phương thức nữa được các công ty lớn của Trung Quốc (ví dụ như ZTE,
Huawei, China Mobile) sử dụng để có công nghệ cao của Mỹ là thông qua mua bán, sáp
nhập với các công ty Mỹ.

Thứ tư, tình trạng vi phạm bản quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc.

-14-
Mỹ nhiều lần cáo buộc về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng
ở Trung Quốc, đặc biệt là đối với bản quyền của các công ty Mỹ. Chính quyền Mỹ cho
rằng, các công ty Mỹ đã mất nhiều tỷ USD mỗi năm do việc ăn cắp bí mật thương mại
của Trung Quốc. Điều này xuất phát từ khả năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ rất yếu
kém của hệ thống pháp luật Trung Quốc.

Mặc dù, Trung Quốc hiện nay đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, song
phần lớn tiến bộ tập trung ở mảng bản quyền tác giả và nhãn hiệu, trong khi tình trạng
bắt buộc chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực công nghiệp then chốt vẫn tràn lan.

Thứ năm, các biện pháp hạn chế đầu tư của Trung Quốc.

Mỹ phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc không trao cho các công ty nước
ngoài quyền tiếp cận thị trường nước này một cách tương xứng. Chính phủ Trung Quốc
đã đưa ra cam kết là sẽ nới lỏng giới hạn chủ sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực sản
xuất ô tô, đóng tàu và máy bay càng sớm càng tốt; đồng thời hứa thúc đẩy các biện pháp
đã công bố nhằm mở cửa lĩnh vực tài chính của nước này.

Tuy nhiên, Mỹ tỏ ra hoài nghi cam kết trên, bởi Trung Quốc đã từng đưa ra những
hứa hẹn tương tự khi gia nhập WTO năm 2001, song không thực thi. Nhờ đó, các công
ty Trung Quốc đã tận dụng thời gian dài hàng chục năm được bảo hộ để tạo lập vị thế
thống lĩnh tại thị trường nội địa, đồng thời có khả năng tiến ra đầu tư ở nước ngoài.

3. Các nước đồng minh của hai bên

 TRUNG QUỐC: Campuchia, Australia, New Zealand, Philippines, Đài


Loan…
 MỸ: Nhật, Hàn, Đài Loan, Pháp…

4. Cơ hội và thách thức của chiến tranh thương mại tác động đến Việt Nam

a) Những cơ hội

Việt Nam hiện đang là nền kinh tế đứng thứ 6 trong 10 nước ASEAN, là một trong
những nền kinh tế có độ mở thương mại hàng đầu khu vực, với tổng kim ngạch xuất
-15-
nhập khẩu hàng hóa chiếm 190% GDP. Mỹ, Trung Quốc đều là đối tác thương mại, xuất
nhập khẩu quan trọng của Việt Nam, nên khi cuộc chiến thương mại giữa hai nước leo
thang, sẽ tác động không nhỏ theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực.

Việt Nam có quan hệ thương mại sâu rộng với cả Mỹ và Trung Quốc chính vì vậy
khi chiến tranh thương mại xảy ra, cả Mỹ và Trung Quốc đều có thể lựa chọn chuyển
hướng đầu tư, sau đó xuất khẩu hàng hóa từ các nước trung gian như Việt Nam sang
nước kia để không phải chịu mức áp thuế cao.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nếu tiếp tục sẽ mở ra những cơ hội về thị trường
mới cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam có thể gia
tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và nhập khẩu hàng công nghệ cao của Trung Quốc
trên cơ sở lợi thế so sánh.

Về đầu tư, Việt Nam cũng sẽ là điểm đến mới của cả Mỹ và Trung Quốc khi họ
buộc phải lựa chọn chuyển hướng đầu tư, để khi xuất khẩu từ các nước có vai trò trung
gian như Việt Nam sang Mỹ sẽ không phải chịu mức áp thuế cao. Các chuyên gia kinh
tế nhận định, có khả năng đầu tư FDI của Trung Quốc và Mỹ vào Việt Nam sẽ gia tăng
để thông qua đó giảm thiệt hại từcuộc chiến thương mại.

Mặt khác, Mỹ - Trung nâng thuế cao sẽ tạo ra lỗ hổng cho thị trường của cả hai
nước, khiến Việt Nam có cơ hội mua được nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng với giá
rẻ, gia tăng xuất khẩu hàng hóa máy móc, thiết bị điện tử, công nghệ cao vào thị trường
Mỹ thay thế sự thiếu hụt do hàng hóa Trung Quốc bị ngăn cản bởi hàng rào thuế quan
mới, nếu hàng hóa Việt Nam có lợi thế so sánh và bảo đảm chất lượng.

Một số sản phẩm Việt Nam xuất sang Mỹ như gỗ và đồ nội thất, các mặt hàng nông
thủy sản, thiết bị điện tử, túi xách, nhựa cao su, linh kiện, lắp ráp điện thoại, dệt may, da
giày và bất động sản công nghiệp là những ngành có thể được hưởng lợi từ chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung nhờ đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Việt Nam hiện đang là nơi sản xuất lớn nhất của Samsung với sản lượng khoảng
240 triệu chiếc điện thoại/năm (Trung Quốc sản xuất 150 triệu chiếc/năm). Samsung
-16-
đang có kế hoạch cắt giảm sản lượng khoảng 40 triệu sản phẩm tại Trung Quốc bởi giá
nhân công cao kết hợp với nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, để
chuyển hướng đầu tư sang các nước khác. Trong bối cảnh này, Việt Nam có cơ hội thu
hút thêm vốn đầu tư của Samsung. Theo đó, thu hút vốn FDI, xuất khẩu của Việt Nam
sẽ tăng, các khu công nghiệp sẽ được hưởng lợi, nhiều việc làm mới cũng sẽ được tạo
ra.

Theo thống kê, năm 2017, Mỹ là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt
Nam với 12,2 tỷ USD (tương đương 50% tổng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
ra nước ngoài). Hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ hiện đang chịu mức thuế từ 8 -
10%. Chiến tranh thương mại tiếp tục chắc chắn mang lại thuận lợi cho ngành dệt may
nhưng mức độ có thể sẽ không quá đột biến. Bởi các doanh nghiệp này hiện đã chạy hết
công suất cũng như chưa có kế hoạch đầu tư thêm trong ngắn hạn. Nếu lấy thêm được
đơn hàng từ Mỹ, các doanh nghiệp cũng sẽ phải thuê gia công bên ngoài và chấp nhận
mức lợi nhuận thấp hơn.

Ngành dệt may và da giày cũng được dự báo là một trong những ngành được hưởng
lợi trong chiến tranh thương mại nhờ đồng Nhân dân tệ (CNY) mất giá mạnh so với
USD, qua đó CNY cũng mất giá so với VND giúp các doanh nghiệp nhập được vải và
các nguyên phụ liệu dệt may, da giày với giá rẻ hơn. Mặt khác, các ngành này của Việt
Nam có thể lấy thêm được thị phần của Trung Quốc tại thị trường Mỹ nhờ mức giá cạnh
tranh hơn cũng như thu hút được thêm vốn đầu tư FDI, từ đó giúp xuất khẩu tăng, nhiều
việc làm mới được tạo ra. Tuy vậy, quá trình hưởng lợi cũng sẽ diễn ra với quy mô vừa
phải và tốc độ chậm vì đối với các Tập đoàn đa quốc gia, sản xuất tại Trung Quốc vẫn
có sức hấp dẫn nhất định, nhất là đối với các phân khúc cần trình độ nhân công cao dù
mức lương tại đây đang có xu hướng tăng.

Chiến tranh thương mại leo thang khiến bất động sản công nghiệp Mỹ, Trung giảm
tốc khiến Việt Nam được hưởng lợi. Sự tăng trưởng giá thuê đất công nghiệp tại Trung
Quốc sẽ thúc đẩy Việt Nam trở thành một trong những điểm đến tiếp theo cho các nhà

-17-
đầu tư, nhờ vào vị trí địa - kinh tế thuận lợi với Trung Quốc và chi phí lao động lại ở
mức phải chăng.

b) Những thách thức

Ngoài những cơ hội, những cánh cửa thị trường mới, kinh tế Việt Nam cũng sẽ
phải đối mặt với các thách thức bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Trong ngắn hạn,
thương mại của Việt Nam dự báo tuy không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng khi Mỹ gia tăng
áp đặt một số biện pháp hạn chế với hàng Trung Quốc khiến một số hàng hóa cùng
chủng loại của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.

Về lâu dài, tác động lan tỏa có thể lớn, khó định lượng. Nhiều mặt hàng xuất khẩu
của Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc sẽ chịu tác động tiêu cực. Ðặc biệt, hàng công
nghệ cao và nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Các chuyên gia dự báo, chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung sẽ làm giảm GDP của Việt Nam Trung bình khoảng 0,03% -
0,12% trong 5 năm tới, ước tính khoảng 6.000 tỷ đồng/năm. Thêm nữa, tranh chấp có
thể dấy lên giữa Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc về vấn đề nguồn gốc sản phẩm. Trung
Quốc và Việt Nam hiện có 7 khu thương mại xuyên biên giới, một phần trong chiến lược
Vành đai và con đường của Trung Quốc. Giới chức Trung Quốc từng nhận định những
tranh chấp kinh tế có thể thúc đẩy sự phát triển của những khu thương mại này, tuy nhiên
họ cũng cho rằng hàng hóa Trung Quốc sản xuất tại đây có thể mang nhãn xuất xứ từ
Việt Nam và từ đó tránh được các loại thuế vào Mỹ. Đây là sẽ điều gây đau đầu cho các
nhà làm luật Việt Nam.

Trung Quốc sẽ tiếp tục là bạn hàng lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam vì
lý do địa lý. Tuy nhiên có hai cách để Việt Nam nhìn nhận vấn đề trên. Thứ nhất là tiếp
tục tuân theo các quy chuẩn của WTO về nguồn gốc hàng hóa. Điều này yêu cầu các
doanh nghiệp Việt Nam cần có đủ kiến thức về luât pháp thương mại quốc tế.

Theo dự đoán, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã tác động đến Việt Nam từ
năm 2018 và sẽ lên đến đỉnh điểm vào năm 2020 - 2021. Việt Nam sẽ phải chịu sức ép
ngày càng lớn để ổn định kinh tế vĩ mô, giữ tỷ giá và kiểm soát lạm phát; trong khi đó,

-18-
lực đẩy từ khu vực FDI giảm dần, chưa có động lực mới bổ sung khiến kinh tế tăng
trưởng có thể chậm lại công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chủ yếu hoạt động ở phân khúc
thấp trong chuỗi giá trị.

Mặt khác, Việt Nam tiếp tục gặp sức ép từ việc tăng giá của đồng USD (xuất phát
từ tăng trưởng kinh tế Mỹ và nâng lãi suất của FED). Ngoài ra còn có chính sách bảo hộ
thương mại của Mỹ và các nước khác, đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung
Quốc. Biến động của giá hàng hóa cơ bản và giá năng lượng trên thị trường quốc tế cũng
là một thách thức không nhỏ.

Khi hàng Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ bị áp thuế, để giảm phụ thuộc, duy trì
năng suất, Trung Quốc có thể có những chính sách phá giá, đẩy hàng hóa sang các nước
xung quanh, trong đó có Việt Nam. Một số chuyên gia đồng tình rằng, khi cuộc chiến
thương mại kéo dài, hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ gặp khó khăn, về lâu dài
nhiều ngành sẽ phải thu hẹp sản xuất, bán rẻ máy móc, công nghệ… Khi đó, đối tượng
để Trung Quốc trút bỏ sẽ có cả thị trường Việt Nam. Đồng thời, khi Trung Quốc không
xuất khẩu được hàng hóa sang Mỹ, sẽ phải thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giảm nhu cầu
nhập khẩu. Những điều chỉnh này có thể khiến nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc
lại gia tăng.

Ngoài ra, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp diễn còn gây tác động mạnh tới
tỷ giá giữa đồng CNY và đồng USD. Việt Nam đồng hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào tỷ
giá của 2 đồng tiền nêu trên nên cũng sẽ bị tác động. Nếu xung đột thương mại gia tăng
có thể sẽ kéo theo chính sách bảo hộ của các thị trường khác. Mỹ sẽ lập nên các hàng
rào thuế quan, tăng thuế và ưu đãi khác để khuyến khích các tập đoàn Mỹ rút từ các nền
kinh tế mới nổi về đầu tư trong nước, trong đó có Việt Nam. Đó là sự lan tỏa của chính
sách bảo hộ của Mỹ mà Việt Nam cần quan tâm.

Theo giới phân tích, dù có thể có được một số cơ hội, nhưng rủi ro, thách thức từ
cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không nhỏ và khó lường. Vì thế, các nhà hoạch định
chính sách và các doanh nghiệp Việt Nam cần tỉnh táo để tận dụng được các thời cơ

-19-
cuộc chiến thương mại đưa lại, đồng thời bám sát, theo dõi, phân tích và dự báo, để kịp
thời đưa ra các kịch bản ứng phó khác nhau cho phù hợp.

5. Cơ hội và thách thức của ngành Ngân hàng Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hệ thống tài chính - ngân hàng cạnh tranh và mở cửa
là một trong những tiền đề hỗ trợ hiệu quả cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. Đây
cũng là lý do khiến xu thế hội nhập quốc tế của ngành Ngân hàng ngày càng phổ biến
và lan rộng.

Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận trong việc tiếp cận nguồn vốn, chuyển
giao công nghệ, kinh nghiệm chuyên gia… xu thế hội nhập cũng đặt ra không ít thách
thức cho ngành Ngân hàng trong quá trình điều chỉnh và cải cách để tiến đến một hệ
thống ngân hàng phát triển bền vững và ổn định. Cụ thể:

Một số cơ hội

(i) Cơ hội mở rộng, phát triển thị trường ra nước ngoài đối với các ngân hàng Việt
Nam: Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và tham gia CPTPP nói riêng đã mở ra cho
các ngân hàng Việt Nam một cơ hội tiếp cận thị trường ở nước ngoài. Hội nhập tạo điều
kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong nước mở rộng hoạt động ra thị trường nước
ngoài thông qua việc cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ cam kết, đặc biệt là hiện diện
thương mại và cung cấp qua biên giới.

(ii) Cơ hội nhận được sự hỗ trợ về tư vấn, đào tạo bồi dưỡng kiến thức mới từ các
ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài: Hội nhập quốc tế tạo ra cơ hội liên kết
của các ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Liên kết với các ngân hàng
nước ngoài giúp các ngân hàng trong nước có điều kiện tốt để tăng cường về khả năng
phòng ngừa và xử lý rủi ro nhờ được hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật trong áp dụng công nghệ
ngân hàng, kỹ năng quản trị và phát triển sản phẩm mới.

Sự cọ sát trong hoạt động kinh doanh cũng là cơ hội để các ngân hàng trong nước
nâng mình lên một tầm cao mới. Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo các cam kết

-20-
song phương và đa phương sẽ là điều kiện tốt để thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực tài
chính, đồng thời các công nghệ ngân hàng, các kỹ năng quản lý tiên tiến được các ngân
hàng trong nước tiếp thu thông qua sự liên kết hợp tác kinh doanh. Sự tham gia điều
hành, quản trị các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng trong nước là yếu tố quan
trọng để cải thiện nhanh chóng trình độ quản trị kinh doanh ở các ngân hàng trong nước.

(iii) Các ngân hàng Việt Nam được tham gia vào một sân chơi kinh doanh bình đẳng
và mang tính chuyên nghiệp cao: Khi thực hiện những cam kết hội nhập, sự can thiệp
của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng sẽ ngày càng giảm và hạn
chế sự bảo hộ. Bối cảnh này tạo điều kiện để các ngân hàng Việt Nam trở nên năng động
hơn trong hoạt động kinh doanh, đồng thời, các ngân hàng có cơ hội thể hiện năng lực
và trình độ của mình.

Các ngân hàng trong nước buộc phải chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ nhanh
chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn vốn, khai thác và áp dụng hiệu quả hơn ưu thế của các loại hình ngân hàng nhằm
mở rộng thị phần trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Hội nhập quốc tế buộc
các ngân hàng trong nước phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, nâng cao năng lực
cạnh tranh sẽ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng trong nước.

Những thách thức đặt ra

Bên cạnh những cơ hội thì các ngân hàng Việt Nam cũng phải đối diện với rất nhiều
thách thức khi Việt Nam thực thi các cam kết trong CPTPP. Cụ thể như:

Thứ nhất, sự cạnh tranh của hệ thống ngân hàng ngày càng gay gắt: Việc mở cửa
hội nhập, kéo theo một lượng lớn các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực mạnh về tài
chính, công nghệ và trình độ quản lý tham gia vào thị trường tài chính nội địa và sự cạnh
tranh gay gắt giữa khối ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài là điều khó
có thể tránh khỏi.

Các ngân hàng nước ngoài có thế mạnh về chất lượng phục vụ và đa dạng dịch vụ
sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng - là các DN có vốn đầu tư nước ngoài và một bộ
-21-
phận không nhỏ các DN, cá nhân trong nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng thị phần của
các ngân hàng ngoại và sự sụt giảm thị phần của các ngân hàng nội địa.

Thứ hai, các ngân hàng trong nước phải đối mặt với xu hướng gia tăng tỷ lệ sở hữu
nước ngoài tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam: Việc mở cửa thị trường
trong nước đồng nghĩa với việc gia tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các NHTM Việt
Nam. Hiện nay, các NHTM Việt Nam đã chủ động tích cực chào bán cổ phiếu cho các
cổ đông là tổ chức lớn nước ngoài, nâng dần tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các NHTM.

Trong khối các NHTM nhà nước cổ phần hóa, Vietinbank là ngân hàng có tỷ lệ sở
hữu nước ngoài cao nhất, lên đến hơn 28% (cuối năm 2014). Trong số các NHTM cổ
phần, tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhìn chung có xu hướng gia tăng ở các ngân hàng có quy
mô lớn và trung bình như ACB, EIB,TCB,VIB, VPB, khoảng từ 20-30%. Cá biệt, ACB
có tỷ lệ sở hữu nước ngoài “kịch trần” 30% trong giai đoạn 2012-2014.

Thứ ba, áp lực nâng cao chất lượng và dịch chuyển nguồn nhân lực tài chính ngân
hàng chất lượng cao sang các tổ chức nước ngoài và khu vực: Trong thời kỳ phát triển,
khu vực tài chính có thể thu hút được một lực lượng lớn lao động tham gia và là một
trong những khu vực có mức tiền lương cao, song trong thời kỳ khủng hoảng và suy
thoái, lao động trong khu vực tài chính cũng là nhóm người dễ bị tổn thương nhất, phải
chịu sức ép sa thải hoặc cắt giảm tiền lương.

Ngay cả khi không phải do sự suy giảm về xu hướng kinh doanh thì trong khu vực
tài chính cũng luôn diễn ra một chu trình di chuyển lao động khắc nghiệt. Đó là việc cắt
giảm lao động có tay nghề thấp để thay thế bằng lao động có tay nghề cao, điều này dễ
xảy ra tình trạng chảy máu chất xám của lao động có tay nghề cao trong quá trình cạnh
tranh. Vì thế, một trong những thách thức lớn của hệ thống ngân hàng Việt Nam là việc
giữ chân nhân tài, tránh sự dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam
sang các nước khu vực.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng đối với việc mở rộng thị trường
dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng tại Việt Nam. Bên cạnh

-22-
những cơ hội, quá trình hội nhập nói chung trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng
tiềm ẩn không ít rủi ro và thách thức, đòi hỏi hệ thống ngân hàng không ngừng đổi mới,
sáng tạo, nâng cao năng lực quản trị, để không chỉ đứng vững, mà còn khẳng định vị trí
của mình trong khu vực và quốc tế.

Việc xác định và tận dụng tốt cơ hội cũng như ứng phó hiệu quả thách thức mà
CPTPP đem lại là điều kiện then chốt để không chỉ các NHTM, mà cả Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam chủ động ứng phó với nhiều tình huống có thể xảy ra, khi áp lực từ môi
trường kinh tế quốc tế bên ngoài ngày một gia tăng dưới tác động của hội nhập, từ đó,
tạo nền móng cho sự phát triển bền vững của khu vực ngân hàng Việt Nam.

CÂU HỎI 3: Lạm phát là gì? CPI là gì? Phân biệt lạm phát với CPI. Tại sao
lại có sự lẫn lộn giữa CPI và lạm phát?

1. Khái niệm lạm phát

Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng
hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá
chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước
đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Khi so sánh
với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các
loại tiền tệ của quốc gia khác.

2. Khái niệm CPI

Chỉ số giá tiêu dùng hay được viết tăt là CPI, từ các chữ tiếng anh (Consumer Price
Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng
tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một
giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.

3. Phân biệt Lạm phát với CPI

CPI là một công cụ đo lường sự thay đổi giá do người dùng chi trả theo thời gian
cho các hàng hóa trong rổ hàng hóa và dịch vụ điển hình.

-23-
Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của
mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là Chỉ số giảm
phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP).

Rổ hàng hóa và dịch vụ được đo gồm những gì?

Rổ hàng hóa bao gồm các mặt


hàng có sức ảnh hưởng lớn tới sự
tiêu dùng của người dân và được
tính theo các tỷ trọng khác nhau dựa
trên mức ảnh hưởng phổ biến.

Rổ gồm các hàng hóa và dịch


vụ, các mòn hàng mà người tiêu
dùng thường chi tiêu nhiều như:
lương thực thực phẩm, đồ uống
thuốc lá, may mặc, nhà ở, phương
tiện đi lại…trong đó các hàng hóa dịch vụ như thực phẩm hàng hóa, phương tiện đi lại,
nhà ở vật liệu xây dựng, thiết bị đồ dùng là chiếm tỷ trọng lớn nhất; còn các mặt hàng
như giáo dục, đồ uống và thuốc lá, văn hóa thể thao…sẽ chiếm tỷ trọng ít hơn.

Công thức tính chỉ số CPI

-24-
Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung theo thời gian, trong đó mức giá trung
bao gồm hai thành phần là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và hệ số điều chỉnh GDP.

Công thức tính chỉ số lạm phát

Trong đó: Pt và P(t-1) bằng chỉ số giá CPI của thời kỳ t và CPI thời kỳ t-1

4. Tại sao lại có sự nhầm lẫn giữa Lạm phát và CPI

Các nhà kinh tế thường dùng hai chỉ tiêu để đánh giá lạm phát của nền kinh tế: chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước. CPI biểu thị biến
động về mức giá chung của một rổ hàng hóa và dịch vụ cố định dùng cho tiêu dùng cuối
cùng của hộ gia đình. Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước biểu thị sự biến động
về mặt bằng giá chung của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong lãnh thổ kinh
tế của quốc gia.

CPI không phải là chỉ số áp dụng cho GDP. Nhưng vì tiêu dùng cuối cùng ở nhiều
nước lên tới 50-90% GDP, nên CPI và chỉ số giảm phát cho GDP thường không khác
nhau nhiều, kể cả ở những nước mà tỷ lệ tiêu dùng chỉ khoảng 50-60% GDP.

CPI nhằm giúp theo dõi mức tăng giảm giá của hàng hóa tiêu dùng, các nhóm hàng
quan trọng nhất có ảnh hưởng đến đời sống cũng như tâm lý của dân chúng. CPI có thể
đo lường hằng tháng, không như chỉ số giảm phát cho GDP có tính tổng hợp hơn nên
chỉ có thể đo lường hằng quý ở mức tin cậy hạn chế và nếu muốn đạt độ tin cậy cao thì
phải là chỉ số hằng năm vì lúc đó thống kê mới có thể thu thập đầy đủ. CPI thường theo
rất sát chỉ số giảm phát GDP vì tiêu dùng chiếm một tỷ lệ rất lớn trong GDP. Vì vậy CPI
được coi là thước đo lạm phát, các nước trên thế giới cũng đang sử dụng chỉ tiêu này để
xác định tỷ lệ lạm phát. Lạm phát hay tăng giá đối với các nhà kinh tế là đồng nghĩa.

-25-
Lạm phát cơ bản chính là lạm phát thể hiện việc thay đổi mức giá mang tính chất
lâu dài, loại bỏ những biến động giá mang tính chất tạm thời trong chỉ số giá tiêu dùng.

Theo Milton Friedman, nếu giá cả tăng liên tục trong thời gian dài thì đó phải là
một hiện tượng tiền tệ, do đó lạm phát cơ bản là lạm phát chủ yếu xuất phát từ nguyên
nhân tiền tệ. Phương pháp chung của việc xây dựng thước đo lạm phát cơ bản là loại bỏ
ảnh hưởng của những biến động tạm thời đến giá cả một số hàng hóa trong CPI, để bảo
đảm lạm phát cơ bản phản ánh chính xác xu hướng biến động dài hạn của lạm phát.

Những biến động tạm thời có thể có tác động làm tăng hoặc giảm CPI, do đó, khi
loại trừ ảnh hưởng của những biến động tạm thời ra khỏi CPI, không phải lúc nào lạm
phát cơ bản cũng thấp hơn lạm phát chung (được đo lường bằng CPI), nhưng về dài hạn,
lạm phát cơ bản có độ biến động ít hơn lạm phát chung và phản ánh chính xác hơn xu
hướng lâu dài của lạm phát.

Lạm phát cơ bản là một chỉ báo quan trọng đối với xu hướng lạm phát hiện hành
và trong tương lai. Chỉ số này giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thể nhận biết
được sự biến động giá tiêu dùng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn hay đó là xu thế lâu dài.
Vì vậy, lạm phát cơ bản là thông tin đầu vào quan trọng trong việc điều hành chính sách
tiền tệ của Ngân hàng trung ương.

Nguồn số liệu để tính chỉ tiêu lạm phát cơ bản chính là số liệu CPI được tính hằng
tháng. Như vậy, muốn tính chỉ tiêu lạm phát cơ bản (hoặc CPI trừ giá năng lượng và
thực phẩm), điều trước tiên cơ quan thống kê các nước phải tính CPI có đầy đủ các nhóm
hàng liên quan đến đời sống dân cư, sau đó mới tiến hành tính toán loại trừ các ảnh
hưởng gây ra các "cú sốc" ngẫu nhiên để tính chỉ tiêu lạm phát cơ bản (LPCB).

-26-

You might also like