You are on page 1of 3

Hai ví dụ về việc thay đổi Logo thành công và thất bại

1. GAP (THẤT BẠI)

Gap, hãng bán lẻ thời trang lớn nhất nước Mỹ từ lâu đã chinh phục hàng triệu khách hàng
trên khắp thế giới nhờ dáng vẻ đơn giản, tinh tế mà vẫn thanh lịch. Ngày 6/10/2010, trong
nỗ lực thay đổi để làm mới bản thân, Gap tiến hành đổi hoàn toàn định dạng thương hiệu
của mình. Logo cũ là hình vuông màu xanh bao phủ lấy chữ Gap in hoa màu trắng. Còn
thiết kế mới đổi thành chữ Gap màu đen, còn hình vuông màu xanh thu nhỏ lại, nằm rất
khiêm nhường bên cạnh chữ ‘p’.

Khoảng sáu năm trước, GAP đã quyết định thay đổi Logo. Logo mới mang lại cảm giác và
cái nhìn hiện đại hơn cho thương hiệu. Tuy nhiên, khách hàng lại nghĩ hoàn toàn ngược lại
và không mấy ấn tượng với thiết kế mới. GAP nhận được phản hồi và sự chỉ trích nặng nề
từ các khách hàng trung thành của mình, bao gồm cả các bình luận trên Facebook và Twitter
để phản đối sự thay đổi về Logo này. Biển tượng mới này ngay lập tức vấp phải sự giận dữ
từ công chúng, những người luôn mến mộ thương hiệu hãng thời trang đại chúng Gap. Font
chữ kiểu Helvetica đơn điệu, cùng biểu tượng hộp vuông xanh thu nhỏ xíu, nằm khiêm
nhường quá mức đã làm giảm hẳn sự nổi bật của logo. Làn sóng phản đối mạnh đến mức,
chỉ 6 ngày sau, đến 12.10 Gap đã phải đổi lại logo cũ. Thậm chí, đến 1.2.2011, Marka
Hansen, giám đốc khu vực Bắc Mỹ của Gap, người đã phê duyệt cho logo mới đã phải từ
chức.

Một trang web được viral nhanh chóng có tên là “Make Your own GAP Logo” cũng xuất
hiện, là nơi mà người dùng có thể tự tạo Logo của GAP.
Về cơ bản, GAP đã tự làm khó mình bằng việc đánh mất đi giá trị bản sắc của thương hiệu
vốn có. Họ đã quên mất hành vi của khách khàng và Logo cũ đã ăn sâu vào trong tiềm
thức. Việc thiết kế lại Logo đã đánh mất đi toàn bộ các đặc tính tốt đẹp mà Logo cũ thể
hiện: sự phong cách, thoải mái,… những thứ đại diện cho cộng đồng khách hàng của GAP.
Bài học rút ra: Thiết kế lại Logo là một bước đi mạo hiểm và mang lại nhiều rủi ro nhưng
đồng thời, vào một thời điểm nhất định, nó cũng là điều cần thiết.
Nhưng thay vì thiết kế lại hoàn toàn Logo ngay lập tức, hãy chắc chắn rằng nó phải được
nghiên cứu và phát triển qua thời gian, mà không lấy đi bản chất của thương hiệu vốn có.
GAP đã thực hiện gần như 100% sự thay đổi, không kế thừa các di sản từ Logo cũ. Đó là
điều mà một một thương hiệu lớn không nên làm.

2. GOOGLE (THÀNH CÔNG)

Vào giai đoạn đầu, Google hầu như không có mô hình kinh doanh cụ thể. Như biên tập viên và
đồng sáng lập tờ tạp chí Wired giải thích trong cuốn sách mang tên The Search của mình, Google
đã từng là 1 doanh nghiệp hoạt động không lợi nhuận, phải mò mẫm để tìm được nguồn doanh thu
ổn định. Sau khi kiếm được chút lợi nhuận nhờ vào việc bán công cụ tìm kiếm (search appliance)
cho các doanh nghiệp và bán chính công nghệ tìm kiếm của mình cho các engine tìm kiếm khác,
Google đã thay đổi mạnh mẽ hướng đi của mình.
Google thiết kế logo đầu tiên vào năm 1998, sử dụng font chữ tiêu chuẩn để thể hiện tên công ty.
Logo được giữ nguyên không thay đổi cho tới năm 2008 khi Google thay đổi màu sắc và bóng của
các chữ cái. Vào năm 2014, Google thực hiện một vài sự thay đổi nhỏ trong khoảng cách của các
chữ cái.
Vào năm 2015, Google thay đổi logo với một typeface mới và hiện đại hơn, nhưng vẫn giữ nguyên
màu cũ.
Một lần nữa, phong cách thiết kế logo tối giản lại lên ngôi ở logo của Google. Cũng giống
như Apple, Google mong muốn khả năng ứng dụng của Google cao và hiệu quả hơn, nhiều
người biết đến và yêu thích doanh nghiệp hơn.

Bởi vì Google đã lựa chọn wordmark cho thiết kế logo, cách họ sử dụng màu sắc là việc
vô cùng quan trọng. Và họ đã lựa chọn sử dụng những màu sắc chính để đem lại cho logo
vẻ sống động. Tuy nhiên, hãy chú ý tới chữ I trong logo. Màu xanh lại là màu pha, không
phải màu gốc, và ý nghĩa của nó ở đây là việc Google không muốn phải theo bất cứ một
quy tắc nào, giúp cho hình ảnh công ty luôn mang tính sáng tạo.

Việc sử dụng các khoảng trắng hợp lý cũng làm nổi bật lên các màu chính của logo, giúp
hình ảnh thương hiệu trở nên nổi bật trong mắt khách hàng.

You might also like