You are on page 1of 14

Tranh tố nữ[1] (chữ Hán: 素女圖; Tố nữ đồ), là tên một thể loại tranh vẽ dòng tranh Hàng

Trống của Việt Nam.


Tranh Tố Nữ thuộc thể loại tranh Tứ Bình (bao gồm 4 bức tranh), thể hiện 4 thiếu nữ Việt Nam
có trang phục xưa, vấn tóc đuôi gà, mặc áo dài và đều đang đứng với 4 cử chỉ khác nhau: cô
thổi sáo, cô cầm sênh tiền, cô cầm quạt và cô gảy đàn nguyệt. Mỗi người một vẻ đẹp và
mang nét mặt thể hiện tâm hồn thiếu nữ Việt Nam xưa. Đi kèm theo mỗi bức tranh là có một
bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết bằng chữ Hán. Có một dị bản của bộ tranh tứ bình này: cô thổi
sáo, cô kéo nhị, cô gảy đàn tỳ bà và cô gảy đàn nguyệt. Dị bản đó có giả thiết cho rằng nó là
dòng tranh Đông Hồ.
Bộ tranh này mang đậm nét văn hoá của Việt Nam, là một trong những đề tài tranh vẽ tiêu
biểu của dòng tranh dân gian Hàng Trống.

Mục lục

 1Mô tả
 2Truyền thuyết dân gian
 3Xem thêm
 4Tham khảo

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]


Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã làm bài thơ Đề tranh Tố Nữ:
Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Đôi lứa như in tờ giấy trắng
Ngàn năm còn mãi cái xuân xanh
Xiếu mai chi dám tình trăng gió
Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh
Còn thú vui kia sao chẳng vẽ
Trách người thợ vẽ khéo vô tình
Nhà thơ Chế Lan Viên cũng có nhắc đến bức tranh này trong thơ của mình:
Điệu lục bát và màu xanh nơi ruộng rẫy
Bức tranh làng Hồ, cô tố nữ dáng quê hương...
Tranh tố nữ ngày nay còn được dùng trong việc trình diễn nghệ thuật, chụp ảnh. Ví
dụ điển hình là vở diễn thực cảnh "Tinh hoa Bắc Bộ", sử dụng hiệu ứng 3D và sử
dụng diễn viên mặc trang phục và nhạc cụ như trong tranh tố nữ để trình diễn trên
sân khấu mặt nước.

Truyền thuyết dân gian[sửa | sửa mã nguồn]


Trong dân gian có câu truyện Bích Câu kỳ ngộ liên quan đến bức tranh Tố Nữ. Truyện
kể rằng vào đời Lê Thánh Tông, có một thư sinh tên là Trần Tú Uyên. Khi đi chơi chợ
Cầu Đông, chàng đã mê mẩn một bức tranh Tố Nữ và mua, đem về nhà treo ở thư
phòng. Rồi cứ mỗi bữa ăn, chàng lại dọn hai cái bát, hai đôi đũa, mời Tố Nữ cùng ăn
và thỉnh thoảng lại chuyện trò, đối đãi như người thực. Một hôm Tú Uyên ở trường
học về, thấy mâm cơm đã dọn sẵn. Hôm sau chàng giả cách ra đi, nhưng lẻn về
đứng rình một chỗ. Quả nhiên, thấy Tố Nữ trong tranh hiện ra thành người thực...
Có người thắc mắc tại sao bốn bức tranh dân gian Việt Nam vẽ bốn cô thiếu nữ mặc
áo dài Việt Nam lại đề tựa thơ tiếng Hán, chứ không phải tiếng Việt? Câu
chuyện Bích câu kỳ ngộ trên cho thấy Bộ tranh Tố nữ đã ra đời trước thời Lê Thánh
Tông (1492-1497)[2]. Trong khi đó, tác phẩm chữ Quốc ngữ hoàn chỉnh đầu tiên được
biết đến nay là Bộ từ điển Việt - Bồ - La của nhà truyền đạo Alexandre de Rhodes ra
đời năm 1651 và mãi đến tận thế kỷ XIX, chữ Quốc ngữ mới được sử dụng phổ
biến [3]. Có lẽ vì thế mà bốn bài thơ trên bộ tranh nguyên gốc được viết bằng chữ Hán.
Dưới đây là bản bằng chữ Hán, phiên tiếng Hán Việt và lược dịch tiếng Việt của bốn bài thơ trên:

CÔ THỔI SÁO CÔ CẦM QUẠT CÔ CẦM XÊNH CÔ GẢY ĐÀN

Nguyên văn:
Nguyên văn: Nguyên văn: Nguyên văn:
誰家玉笛暗飛聲
紅牙催拍燕飛忙 一點櫻桃起絳唇 窓前坐對月初鳴
散入春風滿洛城
一片行雲到畫堂 兩行碎玉噴陽春 好把琴來曲點情
此際曲中聞折柳
好花風裊年枝茂 但寫徽音為雅趣
何人不起故園情 舞罷高簾偷目送
按徹揚州蓮步新 只將玉律敘音聲
. 不知誰是楚襄王
. .
Phiên âm: .
Phiên âm: Phiên âm:
Thùy gia ngọc địch Phiên âm:
Nhất điểm anh đào Song tiền tọa đối
ám phi thanh Hồng nha thôi phách khải giáng thuần nguyệt sơ minh
Tán nhập xuân yến phi mang
Lưỡng hàng toái Hảo bả cầm lai khúc
phong mãn Lạc Nhất phiến hành vân ngọc phuốn dương điểm tình
Thành đáo họa đường xuân
Đãn tả huy âm vi nhã
Thử dạ khúc Trung Vũ bãi, cao liêm thâu
Hảo hoa phong niểu thú
văn chiết liễu mực tống niên chi mậu
Chỉ tương ngọc luật
Hà nhân bất khởi Bất tri thùy thị SởÁn triệt Dương châu tự âm thanh
cố viên tình Tương Vương liên bộ tân
.
. . .
Lược dịch:
Lược dịch: Lược dịch: Lược dịch:
Trước song ngồi
Nhà ai sáo ngọc Thẻ hồng dồn phách Môi son vừa hé nụ ngắm nguyệt đầu
tiếng mơ màng én bay phăng anh đào canh
Theo gió xuân vào Lững thững guồng Răng ngọc hai hàng Ôm chiếc cầm trăng
khắp Lạc – Dương mây đến họa đường nhả điệu cao dạo khúc tình
Văng vẳng đêm Múa hết, rèm cao Trước gió nghìn cành Hễ cứ đánh đàn làm
nay bài "Chiết liễu" đưa khóc hạnh
hoa nhún nhảy nhã thú
Ai người không Chẳng ai hay đó Sở Gót sen lần nhịp đến Lại đem ngọc luật
chạnh nỗi tha Tương Vương Dương Châu tựa âm thanh
hương

Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. Ai làm cho bể
kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát
không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nh ớ,
dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương
khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua một số bài ca dao
than thân
Chúng ta hãy dần loại bỏ những quan niệm lạc hậu đê
những lời ca dao than thân xưa được thay thế bằng
những khúc ca vui ngợi ca về người phụ nữ.

Có thể khẳng định rằng lịch sử văn học của một dân tộc là lịch
sử tâm hồn của dân tộc đó. Những câu ca điệu hát từ thời xa
xưa đã giúp những người lao động bình dân gửi gắm biết bao nỗi
niềm tâm tư sâu kín. Và trong thế giới tâm hồn đầy sắc màu đó,
lắng sâu hơn cả vẫn là những vần thơ về hình ảnh người phụ nữ.
Họ được đề cập đến ở nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau
nhưng có thể thấy rằng xuất hiện với tần suất khá cao là những
câu ca dao than thân, đặc biệt là những câu ca ngắn gọn mở
đầu bằng hai chữ “Thân em”:

Thân em như tấm lụa đào


Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.
Thân em như trái bần trôi
Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu.

Hai tiếng “thân em” cất lên thật ngậm ngùi, xót xa gợi lên
những thân phận nhỏ bé, hẩm hiu của những người phụ nữ ngày
xưa dưới thời phong kiến. Chế độ xã hội phong kiến phụ quyền
tồn tại hàng trăm năm với những quan niệm bất công, khắt khe
với người phụ nữ: “Tại gia tòng phụ , xuất giá tòng phu, phu tử
tòng tử” – một thân phận hoàn toàn bị phụ thuộc. Họ còn bị xem
thường, xem như không tồn tại: nhất nam viết hữu, thập nữ viết
vô; nam tôn nữ ty….tất cả đã trói buộc cuộc đời họ. Nhưng nỗi
khổ, nỗi lo lắng băn khoăn nhất là nỗi lo về thân phận mong
manh, nổi nênh bị phụ thuộc:

Thân em như tấm lụa đào


Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ?

Câu hỏi vang lên đầy lo lắng, băn khoăn day dứt. Quãng đời
thanh xuân của người thiếu nữ là quãng đời đẹp nhất, ngọt ngào
nhất như tấm lụa đào vậy mà họ lại phải cất lên lời than đầy xót
xa, ngậm ngùi “biết vào tay ai ? ”. Dẫu rằng, họ cũng ý thức
được giá trị của bản thân mình – một tấm lụa đào mềm mại, óng
ả duyên dáng đẹp từ trong ra ngoài vậy mà lại “phất phơ giữa
chợ”. Ở chợ, tấm lụa đào trở thành đối tượng để mọi người khen
chê, mặc cả và sẽ trở thành sở hữu của bất kì ai muốn mua,
những người có tiền dù họ tốt hay xấu. Nó không có quyền lựa
chọn hay định đoạt số phận của mình. Câu hỏi cất lên khiến
chúng ta mỗi khi đọc lại cũng không khỏi xót xa ngậm ngùi.
Cuộc sống thân phận của họ hoàn toàn phụ thuộc vào người sử
dụng: nếu là “giếng giữa đàng” thì “người khôn rửa mặt người
phàm rửa chân.”, là “miếng cau khô” thì “kẻ thanh tham mỏng,
người thô tham dày”….

Trong cái xã hội bất công ấy có biết bao nỗi khổ mà người phụ
nữ phải chịu đựng, từ nỗi khổ về vật chất, tinh thần, về sự áp
bức. Họ chưa bao giờ được tự chủ, tự quyết định bất cứ việc gì
kể cả hạnh phúc của bản thân:

Mẹ em thấy của thời tham


Hang hùm cứ tưởng hang vàng ép con
Nói ra thẹn với nước non
Ngậm vào cay đắng lòng con đêm ngày.

Bị ép duyên, không hạnh phúc dường như là mẫu số chung của
những cô gái thời xưa, thế nên vẫn còn đó lời ca buồn:

Bướm vàng đậu dọt mù u


Lấy chồng càng sớm lời ru càng buồn.

Thân phận người phụ nữ xưa là thế: mỏng manh, phụ thuộc,
không biết trôi về đâu giữa dòng đời trong đục. Chính vì thế, nữ
sĩ Hồ Xuân Hương đã tiếp nối mạch cảm xúc của văn học dân
gian để khắc họa rõ nét hơn qua một tiếng thơ đầy bản sắc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn


Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù cuộc đời có nổi trôi, có bảy nổi ba chìm họ cũng không hoàn
toàn tự đánh mất mình, buông xuôi theo số phận. Họ vẫn giữ
một “tấm lòng son” đầy kiêu hãnh, giữ được vẻ đẹp rực rỡ của
tâm hồn, phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam.

Những điệu khúc ca dao của những người lao động bình dân đã
đem đến cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về họ và những
bài học quý giá về cuộc sống, về con người để biết quý trọng
những giá trị của ngày hôm nay.Văn học nghệ thuật ngày nay
vẫn tiếp tục lưu giữ những vẻ đẹp của người phụ nữ trong một
phương diện mới, khía cạnh mới. Và xã hội ngày nay đã tạo mọi
điều kiện để phụ nữ thể hiện mình và hơn hết họ còn được xã
hội tôn vinh qua các ngày lễ dành riêng cho phái nữ. Chúng ta
hãy dần loại bỏ những quan niệm lạc hậu để những lời ca dao
than thân xưa được thay thế bằng những khúc ca vui ngợi ca về
người phụ nữ. Xin mượn lời nhà thơ Xuân Quỳnh để thêm một
lần nữa khẳng định giá trị và vai trò của người phụ nữ trong xã
hội:

Một buổi sớm mai trớm bước chân mình trên cát
Người mẹ cho ra đời những Phù đổng thiên vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng
Là bác học hay là ai đi nữa
Cũng là con của một người phụ nữ
Người đàn bà bình thường không ai biết tuổi tên.

Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê


Việt Namđược lưu truyền qua bao năm tháng. Nó bồi đắp tâm hồn
ta từ những ngày thơ bé qua lời ru êm đềm của bà của mẹ. Nó rực
rỡ, thơm ngát như bông sen trong đầm, gần gũi, quen thuộc như
luỹ tre bao bọc xóm làng, như cánh cò bay lả trên ruộng đồng.
Nó bồi đắp tâm hồn ta từ những ngày thơ bé qua lời ru của bà của
mẹ, giúp ta cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp bình yên nơi thôn quê,
nỗi nhọc nhằn cũng như vẻ đẹp khoẻ khoắn của người lao động,
tình cảm gia đình thắm thiết, nghĩa vợ chồng tao khang của
những con người quê chân chất, mộc mạc.
Trong thế giới đó, lắng sâu hơn cả vẫn là hình ảnh của những
người phụ nữ xưa – đau khổ, cay đắng đến cùng cực nhưng cũng
đẹp đẽ, cao quý đến vô ngần. Có thể nói, ca dao đã làm tròn sứ
mệnh của nó trong việc lưu giữ những nỗi lòng của người phụ nữ
bình dân xưa và mang đến cho ta cái nhìn toàn diện về họ, trong
khổ đau cũng như những vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng.
Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm với
những quan niệm bất công, khe khắt “tại gia tong phụ, xuất giá
tòng phu, phu tử tong tử”, quan niệm trọng nam khinh nữ “Nhất
nam viết hữu, thập nữ viết vô”, đã dành mọi ưu tiên, ưu đãi cho
người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất
trong gia đình cũng như xã hội. Nỗi niềm ấy được họ gửi gắm vào
những câu ca dao than thân:

- “Thân em như tấm lụa đào


Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

- “Thân em như hạt mưa sa


Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”

- “Thân em như chổi đầu hè


Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”

Có biết bao nhiêu nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng,
nỗi khổ vật chất “ngày ngày hai buổi trèo non”, “ngày thì dãi
nắng đêm thì dầm sương”. Nhưng nỗi khổ lớn nhất, xuất hiện với
tần số cao nhất vẫn là nỗi khổ về tinh thần, nỗi khổ của thân phận
mong manh, bị động, ít giá trị. Những người phụ nữ ở đây bị “đồ
vật hoá”, được định giá theo giá trị sử dụng. Thân phận họ chỉ
được ví với “hạy mưa sa”, “chổi đầu hè”...Ta có thể cảm nhận được
bao nỗi xót xa của người phụ nữ khi cất lên những lời ca ấy.
Không phải người phụ nữ không ý thức được vẻ đẹp và phẩm giá
đáng quý của mình. Họ luôn ví mình với “tấm lụa đào”, “giếng
nước trong”...nhưng những phẩm chất ấy đâu có được xã hội ,
người đời biết đến và coi trọng. Cả đời họ chỉ lầm lũi, cam chịu
trong sự đau khổ, nhọc nhằn. Và dường như sự bất hạnh ấy của
người phụ nữ trong xã hội xưa là một hằng số chung, ở tất cả các
vùng miền. Người phụ nữ dân tộc Thái cũng từng đau đớn thốt
lên: “Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa, con chão chuộc thôi”.
Có ai đó đã nói, nếu dùng một từ để nói về số phận của
những người phụ nữ trong xã hội phong kiến thì đó là “tủi nhục”.
Quãng thời gian họ sống trên đời được đong đếm bằng những nỗi
đau khổ mà họ phải gánh chịu. Khi còn nhỏ, sống trong gia đình,
người thiếu nữ đã phải chịu sự bất công của quan niệm “trọng
nam khinh nữ”:

- “Cô kia cắt cỏ đồng màu


Chăn trâu cho béo làm giàu cho cha
Giàu thì chia bày chia ba
Phận cô là gái được là bao nhiêu”

- “Em như quả bí trên cây


Dang tay mẹ bứt những ngày còn non”
Khi đi lấy chồng, họ còn chịu thêm trăm điều cay cực. Quan
niệm “xuất giá tòng phu”, “lấy chồng làm ma nhà chồng” đã khiến
bao người phụ nữ xa quê phải ngậm ngùi nuốt đắng cay, thấm thía
nỗi buồn, nhớ khi nghĩ về quê mẹ:

- “Chiều chiều ra đứng bờ sông


Muốn về với mẹ mà không có đò”

- “Chiều chiều ra đứng ngõ sau


trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

- “Chiều chiều xách giỏ hái rau


Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần”

Nhớ nhà nhớ mẹ mà không được về, những người đi làm dâu
còn phải chịu sự đày đoạ của gia đình nhà chồng, đặc biệt là mẹ
chồng. Trong chế độ cũ, những người mẹ chồng xưa kia thường là
“nỗi kinh hoàng” của những nàng dâu vì xã hội phog kiến với
quan niệm hôn nhân gả bán cho phép người ta “mua” vợ cho con
khác nào mua người lànm không công, trả cái nợ đồng lần mà
chính người mẹ chồng trước đây phải gánh chịu:

- “Tiếng đồn cha mẹ anh hiền


Cắn cơm không vỡ cắn tiền vỡ tan”

- “Trách cha, trách mẹ nhà chàng


Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau
Thực vàng chẳng phải thau đâu
Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng”

Trong hoàn cảnh ấy đại đa số những người phụ nữ phải cam


chịu, nín nhịn nhưng cũng có trường hợp, người con dâu tỏ thái độ
phản kháng có phần quyết liệt, cô “đội nón về nhà mình” dẫu biết
hành động ấy sẽ bị lên án, bị không ít tiếng thị phi, cay độc vì
trong xã hội xưa còn gì đáng sợ hơn bằng tội “trốn chúa, lộn
chồng”:

“Cô kia đội nón đi đâu


Tôi là phận gái làm dâu mới về
Mẹ chồng ác nghiệt đã ghê
Tôi ở chẳng được, tôi về nhà tôi”
Sở dĩ họ phải phản kháng là do không còn nơi để bấu víu,
tựa nương. Mẹ chồng đã vậy, lại còn chịu thêm nỗi khổ của “cảnh
chồng chung”. Xã hội phong kiến cho phép “trai quân tử năm thê
bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng” đã gây ra bao
cảnh đau lòng. Nhân dân hướng về những người vợ lẽ - những
người chịu nhiều thua thiệt hơn cả để cảm thông, để lắng nghe
những tiếng giãi bày xót xa, cay đắng:

- “Lấy chồng làm lẽ khổ thay


Đi cấy đi cày chị chẳng kể công
Tối tối chị giữ mất chồng
Chị cho manh chiếu, nằm không chuồng bò
Mong chồng chồng chẳng xuống cho
Đến khi chồng xuống, gà o o gáy dồn
Chém cha con gà kia, sao mày vội gáy dồn
Để tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con”

- “Thân em làm lẽ chẳng nề


Có như chính thất, ngồi lê giữa đường”

Khao khát của người phụ nữ ở đây không phải là cái khao
khát mang tính chất bản năng thuần tuý mà là những khát khao
hạnh phúc chính đáng nhất của một con người. Vì thế họ đã nhắn
nhủ nhau:

- “Đói lòng ăn nắm lá sung


Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng”

- “Chồng con là cái nợ nần


Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm”.

Nhưng dù sống trong bất hạnh, tâm hồn người phụ nữ vẫn
sáng lên lấp lánh ánh sáng của trái tim đôn hậu, cao thượng, vị
tha. Từ trong khổ đau, bất hạnh, từ trong tiếng hát than thân đầy
tủi cực, tâm hồn trung hậu, đẹp đẽ, thuỷ chung của người phụ nữ
vẫn vươn lên, toả sáng khiến cho tiếng hát than thân kia không
mang vẻ bi luỵ mà vẫn toả sáng, ấm áp tình đời, tình người. Ca
dao đã phản ánh đầy đủ những vẻ đẹp đó của họ - những con
người thuỷ chung son sắt, giàu nghĩa tình.
Quên đi những nhọc nhằn, vất vả của cuộc sống lao động,
những người phụ nữ bình dân ấy cũng có những phút giây sống
cho cảm xúc riêng tư, cũng trải qua các cung bậc nhớ nhung của
một trái tim mới yêu:

- “Gió sao gió mát sau lưng


Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này”
- “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than”

Có cô gái thì hồn nhiên, tinh nghịch. Họ không quá câu nệ


như các cô gái khuê phòng:

“Ước gì sông rộng một gang


Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”

Cũng có khi thật tế nhị, ý ứ, nết na:

“Sáng ngày tôi đi hái dâu


Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn
Hai anh đứng dậy hỏi han
Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu
Thưa rằng tôi đi hái dâu
Hai anh mở túi đưa trầu mời ăn
Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầungười”

Họ biết đề cao tình yêu thương, lòng chung thuỷ:

- “Trăng tròn chỉ một đêm rằm


Tình duyên chỉ hẹn một lần mà thôi”

- “Muối ba năm muối đang còn mặn


Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đạo cương thường chớ đổi đừng thay
Dẫu có làm nên danh vọng hay rủi có ăn mày ta cũng theo nhau”

Người phụ nữ đảm đang, vị tha, chung thuỷ đã thể hiện cảm
nghĩ của một cách giản dị mà vẫn có sức cuốn hút lạ thường. Cả
khi khó khăn họ vẫn nhẫn nại:

- “Chồng em áo rách em thương


Chồng người áo gấm , sông hương mặc người”

- “Râu tôm nấu với ruột bầu


Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”

Chỉ những lời ca ngắn ngủi mà chất chứa trong đó bao


ý tình sâu xa. Đó là lời nhắn nhủ của những người phụ nữ
trọn nghĩa vẹn tình. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn đồng
cam cộng khổ cùng chồng, xây dựng một gia đình đầm ấm yên
vui.
Ở thời nào cũng vậy, vẻ đẹp của người phụ nữ như một hằng
số, bất biến ngàn đời. Đó là sự nhẫn nại, cam chịu, là sự thuỷ
chung son sắt. Dù bao khổ đau, bất hạnh vẫn không thể vùi lấp
được những vẻ đẹp đó. Nó như những viên ngọc thô mà thời gian,
những bất hạnh khổ đau là chất xúc tác mài giũa, càng ngày
càng toả sáng lấp lánh.
Văn học, nghệ thuật ngày nay cũng rất chú ý đến việc lưu
giữ những vẻ đẹp của người phụ nữ. Nhưng những làn điệu dân ca
từ thuở sơ khai vẫn chính là kho tàng vô giá lưu giữ trọn vẹn nhất
về những con người kì lạ ấy: càng trong đau khổ lại càng ngời
sáng, thanh cao. Sẽ còn mãi lắng đọng trong tâm hồn những
người dân đất Việt hình ảnh những người phụ nữ sáng lấp lánh
trong những câu ca dao tự ngàn xưa.

Có thể nói, những bài ca dao than thân trách phận không chỉ là lời than thở vì cuộc đời,
cảnh ngộ khổ cực, đắng cay, mà còn là tiếng nói phản kháng, tiếng nói khẳng định giá
trị, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ
 Cảm nghĩ của anh chị về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao...
 Giới thiệu chùm ca dao than thân
 Những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của ca dao
 Phân tích bài ca dao sau: "Muối ba năm muối đang còn mặn...Có xa nhau đi nữa cũng
ba...

Xem thêm: Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam luôn là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn chúng
ta. Cùng với các thể loại khác, ra đời trong xã hội cũ, ca dao diễn tả tâm hồn, tư tưởng, tình
cảm của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước... không chỉ
là lời ca yêu thương tình nghĩa, ca dao còn là tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa,
cay đắng của người Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền
quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã chà đạp lên
quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền “năm thê bảy thiếp”, được nắm
quyền hành trong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi
trọng. Họ phải làm lụng, vất vả cung phụng chồng con, một nắng hai sương mà cuộc đời thì
tăm tối. Họ phải cất lên tiếng nói của lòng mình.
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Tiếng nói đầy mặc cảm, cay đắng. Người phụ nữ ví mình như một tấm lụa được người ta
bày bán giữa chợ. Thân phận họ cũng chỉ là vật giữa chợ đời bao người mua. Thân phận họ
bé nhỏ và đáng thương quá đỗi. Hai từ “thân em” cất lên sao xót xa, tội nghiệp. Xã hội lúc bấy
giờ đâu cho họ được tự do lựa chọn, ngay từ lúc sinh ra, được là người họ đã bị xã hội định
đoạt, bị cha mẹ gả bán, họ không có sự lựa chọn nào khác:
“Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu"
Không một lối thoát nào mở ra trước mắt, họ cảm thấy cuộc đời chỉ là kiếp nô lệ, bốn phía
lưới giăng. Hình ảnh “Tấm lụa đào”, hay “con cá rô thia” trong hai câu ca dao trên là hình ảnh
so sánh nghệ thuật. Hình ảnh này cho ta liên tưởng tới sự tầm thường, bé nhỏ của thân phận
người phụ nữ: tấm lụa thì đem ra đổi bán, con cá rô thia thì được vùng vẫy đây nhưng chỉ
trong chiếc ao tù. Hình ảnh con cá rô thia cho ta nghĩ đến người phụ nữ trong sự bủa vây của
truyền thống, tập tạc, quan niệm phong kiến bao đời hà khắc, đến hạnh phúc của mình cũng
không được quyền quyết định:
“Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy
Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa
Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa
Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời,
Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,
Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan”...
Bao khát khao bị kìm hãm, hạnh phúc lứa đôi bị rào cản phong tục đè nén, họ ngẫm
mình và cất lên tiếng than cay đắng.
“Thân em như miếng cau khô
Người thanh chuộng mỏng, người khô tham dày”
Câu ca dao nào cũng đầy ai oán, số phận nào cũng được ví bằng những thứ bé nhỏ, tầm
thường, đó là sự ý thức, sự phản kháng của những con người triền miên bất hạnh. Họ có
quyền được sống, được tự do yêu đương, nhưng xã hội đã chà đạp lên quyền của họ, chỉ cho
họ một cuộc đời lầm lũi, chua cay.
“Năm nay em đi làm dâu
Thân khác gì trâu mang theo ách
Năm nay em đi làm vợ
Thân mang cày, dây khiến không biết ai?
Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm.”
Người con gái trong bài ca dao H’mông này đang than thân trách phận mình khi “xuất giá
tòng phu’’. Họ lấy chồng, không phải vì hạnh phúc mà để làm một con vật lao động trong nhà
chồng, một con vật suốt đời “theo ách” như trâu mang. Cuộc sống như khép lại trước mắt họ,
chỉ thấy một sự trói buộc đến phũ phàng:
“Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra”
Có khi họ bị chồng đánh đập:
“Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai"
Có khi bị chồng phụ bạc:
“Nhớ xưa anh bủng anh beo
Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh
Bây giờ anh mạnh anh lành
Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi."
Ở lĩnh vực nào người phụ nữ xưa cũng không được quyền hạnh phúc. Cuộc sống không
có tự do, tình yêu không được công nhận, hôn nhân không được định đoạt, quan hệ vợ chồng
không được tôn trọng... Ở mặt nào họ cũng bị vùi dập xô đẩy, cũng không được quyền lên
tiếng lựa chọn. Đến cả sự tỏ bày tình yêu cũng vô cùng tội nghiệp.
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Không tin bóc vỏ mà xem
Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi’’
Ở câu than thân nào họ cũng ví mình thật tội nghiệp, nào là tấm lụa, nào là hạt mưa, nào
là miếng cau khô, rồi củ ấu gai... thứ nào cũng nhỏ nhoi, tội nghiệp. Hạt mưa thì chẳng biết rơi
vào đâu, miếng cau thì tùy người chọn, còn củ ấu thì có vẻ đẹp bên trong mà không ai biết.
Bài ca dao này là một sự giãi bày của người phụ nữ. Người phụ nữ muốn xã hội công nhận
giá trị của mình, nhưng vẫn đầy tự ti: “Không tin bóc vỏ mà xem, ăn rồi mới biết là em ngọt
bùi”. Một sự mời mọc ngập ngừng.
Có thể nói, những bài ca dao than thân trách phận không chỉ là lời than thở vì cuộc đời,
cảnh ngộ khổ cực, đắng cay, mà còn là tiếng nói phản kháng, tiếng nói khẳng định giá trị,
phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.

You might also like