You are on page 1of 4

CHƯƠNG V: LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

I. Khái niệm
1. Khái niệm về luật hành chính
Luật hành chính Việt Nam là ngành luật độc lập trong hệ thống
pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh
những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hành động chấp hành, điều
hành của các cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội
2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
a) Đối tượng điều chỉnh
- Mục đích nghiên cứu đối tượng điều chỉnh và phương pháp
điều chỉnh của luật hành chính để phân biệt luật hành chính với luật hình
sự và luật dân sự
- Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là các quan hệ xã
hội phát sịnh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước với nội dung
chính là chấp hành và điều chỉnh
- Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính gồm ba nhóm lớn
+) Quan hệ quản lý nhà nước do các cơ quan hành chính nhà nước
thực hiện đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống
VD : Giữa cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp
dưới theo hệ thống dọc; Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm
quyền chung với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên
môn cùng cấp ( Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ); giữa cơ quan
hành chính có thẩm quyền chung với cơ quan chuyên môn trực thuộc
nó…
+) Quan hệ quản lý nhà nước do cá nhân, tổ chức được nhà nước
trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước
+) Quan hệ quản lý nhà nước giữa các cá nhân, tổ chức với nhau
(trong cơ quan nhà nước)
VD : Trao quyền cho các nhân, tổ chức trong bộ máy nhà nước
như: tòa án nhân dân, thẩm phán chủ tọa phiên tòa…
b) Phương pháp điều chỉnh
- Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà nhà nước áp dụng
trong việc điều chỉnh bằng pháp luật để tác động vào các quan hệ xã hội.
- Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh –
quyền uy
+) Bên nhân danh nhà nước có quyền đơn phương ra quyết định
hành chính và một bên phải phục tùng
+) Bên nhân danh nhà nước có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế
buộc đối tượng quản lý phải thực hiện mệnh lệnh của mình.
II. Cơ quan hành chính
Cơ quan hành chính trong bộ máy nhà nước có chức năng thực hiện
các hoạt động chấp hành, điều hành các mặt hoạt động của đời sống.
1. Đặc điểm của cơ quan hành chính
- Tính quyền lực nhà nước
+) Đại diện cho quyền lực của nhà nước
+) Quyết định mang tính cưỡng chế cao
- Tính thẩm quyền
+) Cơ quan hành chính có quyền và nghĩa vụ theo luật định
+) Thẩm quyền được quyết định trong văn bản quy phạm
pháp luật
- Hoạt động chấp hành cơ quan quyền lực
2. Các loại cơ quan hành chính
- Chia theo phạm vi
+) Cơ quan Trung Ương ( Chính phủ)
+) Cơ quan địa phương ( Ủy ban nhân dân các cấp)
- Chia theo căn cứ thành lập
+) Cơ quan hiến định ( được thành lập bằng hiến pháp)
+) Cơ quan được thành lập bằng luật và các văn bản dưới
luật
III. Vi phạm pháp luật hành chính
1. Vi phạm hành chính
VPHC là hành vi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý vi phạm các quy định pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải tội phạm, theo quy định pháp luật phải bị xử phạt hành chính
a) Đặc điểm của VPHC
- Xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước, mức độ nguy hiểm
thấp hơn tội phạm
 Phân biệt VP PLHC với tội phạm
Mức độ tái phạm hoặc số lần vi phạm
Mức độ thiệt hại thực tế
- Chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức
- Xâm hại đến quy tắc quản lý nhà nước
b) Chủ thể VP PLHC

Chủ thể

Tổ chức Cá nhân

Cơ quan Đơn vị Tổ chức Đơn vị LL


NN kinh tế XH vũ trang
2. Trách nhiệm hành chính
- TNHC là những hậu quả pháp lý bất lợi mà nhà nước buộc
các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải gánh chịu
a) Đặc điểm của TNHC
- Chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm, chỉ phát sinh
sau khi có hành vi vi phạm hành chính xảy ra
- Chủ thể vi phạm phải chịu những hậu quả bất lợi về vật chất,
tinh thần
b) Độ tuổi, năng lực chịu trách nhiệm hành chính
- Lỗi cố ý: Đủ 14 tuổi – dưới 16 tuổi
- Mọi hành vi: Đủ 16 tuổi trở lên.
c) Xử phạt hành chính
- Nguyên tắc :
+) Do người có thẩm quyền Luật định
+) Phát hiện, xử lý nhanh chóng, nghiêm minh, triệt để
+) Một hành vi Vi phạm pháp luật hành chính chỉ bị xử phạt
một lần.
+) Xử phạt căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và nhân
thân + tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
+) Loại trừ trách nhiệm: tình thế cấp thiết, tự vệ, mất năng
lực hành vi,...
- Chủ thể có thẩm quyền xử phạt: nhiều cơ quan: VD: UBND
Các cấp, cơ quan công an, Bộ đội biên phòng, CQ Hải quan, CQ kiểm
lâm, TAND…
- Hình thức xử phạt
Hình thức xử phạt

Xử phạt hành chính Xử phạt bổ sung


( Áp dụng độc lập, ( Kèm xử phạt hành
1 VP -> 1 htxp) chính, 1+n)

- Xử phạt hành chính gồm


+) Cảnh cáo : Áp dụng cho đối tượng từ đủ 14 đến 16 tuổi
+) Phạt tiền : Không áp dụng đối tượng từ đủ 14 đến dưới 16
tuổi
Đối với đối tượng từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi :
mức phạt không quá 2/3 mức áp dụng đối với người đủ
thành niên
+) Trục xuất : Áp dụng đối với cá nhân không mang quốc
tịch Việt Nam
- Xử phạt bổ sung
+) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề (
Bác sĩ, luật sư,…)
+) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm
hành chính
+) Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính
gây ra

You might also like