You are on page 1of 26

Luận văn được hoàn thành tại: Turng tâm Môi trường - Viện

Nghiên cứu Hạt nhân.

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Nhị Điền


Người phản biện 1: ……….........................................................
Người phản biện 2: ……………………………..........................
Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm thi luận văn Thạc
sĩ họp tại: ……................................... Trường Đại học Đà Lạt
Vào lúc: ………………...............................................................
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
- Website http://www.dlu.edu.vn
1

MỞ ĐẦU
Suất liều bức xạ gamma môi trường là một thông số quan trọng
trong cơ sở dữ liệu (CSDL) về phóng xạ môi trường cần được nghiên
cứu đánh giá cho mỗi địa phương, quốc gia, đồng thời cũng được các
tổ chức quốc tế rất quan tâm. Ở nước ta, Thông tư số 27/2010/TT-
BKHCN, ngày 30/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng
dẫn về đo lường bức xạ, hạt nhân và xây dựng, quản lý mạng lưới
quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường; với quốc tế, Ủy ban
Khoa học của Liên hợp quốc về tác động của bức xạ nguyên tử -
UNSCEAR, đều đề cập đến việc phải đánh giá thông số này.
Trong Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về “Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng
bức xạ trong khí tượng, thủy văn, địa chất, khoáng sản và bảo vệ môi
trường đến năm 2020”, đặt ra mục tiêu đến năm 2015 “Hoàn thành
bộ bản đồ môi trường phóng xạ tự nhiên tỷ lệ 1:200.000 cho các khu
đô thị, dân cư lớn” và đến năm 2020 “Hoàn thành bộ bản đồ môi
trường phóng xạ tự nhiên cho toàn bộ lãnh thổ Việt Nam”. Tp. Hồ
Chí Minh là một đô thị, trung tâm dân cư, kinh tế lớn của nước ta,
song hiện vẫn chưa có CSDL và bản đồ này.
Vấn đề đặt ra là lựa chọn và áp dụng những phương pháp phù hợp
nhất để xác định suất liều gamma môi trường trên địa bàn Tp. Hồ
Chí Minh. Nhằm từng bước đáp ứng các yêu cầu nêu trên, đề tài
“Nghiên cứu đánh giá suất liều bức xạ gamma môi trường tại Tp.
Hồ Chí Minh” đã được thực hiện với những mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu đánh giá suất liều bức xạ gamma môi trường tại Tp.
Hồ Chí Minh bằng 3 phương pháp: dùng máy đo liều xách tay đo tại
hiện trường, tính chuyển từ hàm lượng U, Th, K trong đất và đo suất
liều tích luỹ bằng phương pháp nhiệt phát quang (TLD).
2

Mục tiêu cụ thể:


- Lựa chọn tuyến đo, điểm đo và xác định suất liều gamma môi
trường bằng máy đo liều xách tay.
- Lựa chọn các vị trí lấy mẫu đất bề mặt, thu góp và phân tích
hoạt độ các đồng vị phóng xạ phát gamma sau đó tính toán suất liều
từ hoạt độ các đồng vị phóng xạ trong đất thông qua các hệ số
chuyển đổi liều thích hợp.
- Thiết lập bản đồ, bình đồ suất liều gamma môi trường của Tp.
Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa khoa học, thực tiễn (đóng góp của đề tài)
- Góp phần hoàn thiện phương pháp luận về đánh giá suất liều
gamma môi trường đối với một địa phương, với điều kiện địa lý tự
nhiên, hành chính cụ thể.
- Đóng góp vào Cơ sở dữ liệu phóng xạ môi trường Tp. Hồ Chí
Minh, làm cơ sở để đánh giá liều dân chúng và đánh giá tác động
môi trường của các hoạt động phát triển ứng dụng năng lượng
nguyên tử.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được trình bày trong 3
chương:
Chương I. Tổng quan: Nhằm tổng quan những vấn đề nghiên cứu
liên quan đến luận văn.
Chương II. Phương pháp thực nghiệm: Trình bày các phương
pháp thực nghiệm để thực hiện các nội dung của luận văn.
Chương III. Kết quả và thảo luận
Chương I: TỔNG QUAN
1.1. Độ phóng xạ môi trường
1.1.1. Độ phóng xạ tự nhiên
3

Trong tự nhiên có những đồng vị đã có sẵn tính phóng xạ, đó là


các đồng vị phóng xạ tự nhiên. Về nguồn gốc phát sinh, người ta chia
chúng thành 3 nhóm:
+ Nhóm thứ nhất: các đồng vị thuộc nhóm này liên quan đến sự
tổng hợp chung khi hình thành thái dương hệ. Chu kỳ bán rã của
chúng vào cỡ tuổi trái đất (cỡ 5x109 năm).
+ Nhóm thứ hai: sinh ra do sự phân rã và phân chia tự phát của
nhóm thứ nhất. Số lượng các đồng vị thuộc nhóm này có thể lên đến
vài chục, chu kỳ bán rã từ bé hơn 1s đến 104 - 105 năm.
+ Nhóm thứ ba: các đồng vị phóng xạ tự nhiên còn lại. Chúng
sinh ra do tương tác của các tia vũ trụ năng lượng cao với khí quyển,
như: H-3, Be-7, Be-10, C-14, Cl-17 và một số đồng vị khác sinh ra
do sự bắt neutron hay có nguồn gốc từ các thiên thạch trong vũ trụ đi
vào trái đất.
Trong ba nhóm các đồng vị phóng xạ tự nhiên kể trên, đáng quan
tâm nhất theo quan điểm an toàn bức xạ là các đồng vị phóng xạ
thuộc nhóm thứ nhất, tức là các đồng vị phóng xạ tự nhiên tạo thành
dãy: dãy Uran, dãy Actino uran và dãy Thori.
1.1.2. Các đồng vị phóng xạ nhân tạo
Việc sử dụng năng lượng nguyên tử vào các mục đích khác nhau
(quân sự, công nghiệp, các ngành kinh tế - kỹ thuật khác và nghiên
cứu khoa học, v.v.) đã dẫn đến sự phóng thích vào môi trường các
đồng vị phóng xạ nhân tạo.
Ở Việt Nam, hai nguồn tác động chính đến tình trạng phóng xạ
môi trường (PXMT) là các vụ thử hạt nhân và các sự cố hạt nhân.
1.1.3. Liều bức xạ môi trường
Con người sống trên mặt đất luôn bị chiếu xạ (bao gồm chiếu xạ
ngoài và chiếu xạ trong) bởi các nguồn phóng xạ tự nhiên và nhân
4

tạo, với liều hiệu dụng trung bình khoảng 2,96 mSv/năm; trong đó có
đến 2,42 mSv/năm (khoảng 82%) gây ra do các đồng vị phóng xạ tự
nhiên và 0,54 mSv/năm (khoảng 18%) gây ra do các đồng vị phóng
xạ nhân tạo (Hình 1.1).

Tự nhiên 82%
Nhân tạo 18%
Hình 1.1 Các nguồn bức xạ ion hóa ảnh hưởng tới công chúng.[9]
Nền phông các đồng vị phóng xạ (ĐVPX) tự nhiên và nhân tạo kể
trên là rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu
(CSDL) về phóng xạ môi trường (PXMT) mà mỗi quốc gia trước khi
phát triển chương trình ứng dụng năng lượng nguyên tử đều phải
quan tâm xác lập, đồng thời phải định kỳ cập nhật, đặc biệt là sau
mỗi khi có những yếu tố tác động.
1.2. Các thiết bị xác định liều/suất liều gamma môi trường
1.2.1. Xác định liều/suất liều tổng cộng
- Thiết bị đo liều/suất liều bức xạ cầm tay hoặc di động: gồm một
detector bức xạ (detector chứa khí ở áp suất thường, buồng ion áp
suất cao, detector nhấp nháy) và hệ thống điện tử thu nhận, xử lý tín
hiệu ở lối ra detector và cho ra kết quả dưới dạng chỉ thị kim hay số.
Các thiết bị này được dùng để đo liều/suất liều tại hiện trường và cho
kết quả ngay sau khi phép đo kết thúc.
5

- Liều kế nhiệt phát quang - Đo liều gamma tích lũy trong môi
trường dùng detector nhiệt phát quang (TLD): Khi tuýp TLD bị
chiếu xạ, năng lượng bức xạ trong môi trường sẽ được hấp thụ. Kết
thúc thời gian phơi, các TLD được đưa về phòng thí nghiệm. Một
thiết bị đặc biệt thường gọi là máy đọc TLD được sử dụng: trong đó
các TLD được nung nóng ở nhiệt độ thích hợp, sẽ phát ra một lượng
ánh sáng tỉ lệ với năng lượng bức xạ đã hấp thụ trong thời gian phơi
trước đó.
1.2.2. Xác định liều/suất liều thành phần
- Phổ kế gamma hiện trường di động hoặc xách tay: Sơ đồ khối
của hệ phổ kế gamma hiện trường bao gồm detector (nhấp nháy
NaI(Tl) hoặc bán dẫn Ge siêu tinh khiết), hệ điện tử (khuếch đại tuyến
tính, biến đổi tương tự - số, xử lý số liệu đa kênh, giao diện ghép nối
máy tính, cao thế) và nguồn cấp điện. Các hệ phổ kế này cho phép xác
định suất liều riêng phần do từng đồng vị tự nhiên (K-40, U-238, Th-
232) và các đồng vị nhân tạo phát gamma (nếu có), gây ra.
- Xác định liều/suất liều gamma riêng phần gián tiếp thông qua
việc thu góp và phân tích các đồng vị phóng xạ phát gamma trong
đất: Thu góp và xác định hoạt độ riêng các đồng vị phóng xạ tự
nhiên và nhân tạo có trong đất bề mặt, từ đó áp dụng các hệ số
chuyển đổi liều và phần mềm chuyên dụng để tính ra liều bức xạ
chiếu ngoài.
- Hệ số chuyển đổi liều:
Hệ số chuyển đổi được xác định đối với các đồng vị phóng xạ tự
nhiên trong đất bề mặt như các đồng vị trong họ Uranium, họ Thorium,
40
K và đồng vị phóng xạ nhân tạo như 137Cs. Tuy nhiên do sự đóng góp
của đồng vị 137Cs là rất bé nên có thể bỏ qua. Đối với 40K chỉ có một tia
gamma với năng lượng 1460,83 keV nên việc xác định khá đơn giản.
6

Trong công trình của Saito và Jacob tính đến tất cả các đồng vị
phát gamma trong các dãy 238U, 232Th, 235U và 40K, trong đó một số
hạt nhân cho các hệ số chuyển đổi cỡ bậc 10 -3 ÷ 10-5, các hệ số này
rất bé nên có thể bỏ qua đóng góp của chúng. Trong tính toán chỉ cần
tính các hạt nhân cho hệ số chuyển đổi với bậc 10 -2 ÷ 10-1. Chúng ta
xét từng họ phóng xạ:
Họ 238U:
Trong công trình nghiên cứu của Saito và Jacob tính cho 12 hạt
nhân nhưng chỉ có hai hạt nhân 214Pb và 214Bi cho hệ số chuyển đổi
đáng kể, tổng cộng bằng 4,56.10-1, chiếm 98% của hệ số chuyển đổi
chung của 238U (4,63.10-1). Số đo hệ số chuyển đổi của 238U trong
công trình của Beck là 4,30.10-1, khá phù hợp với tính toán.
Họ 232Th:
Số đo hệ số chuyển đổi của họ 232Th trong công trình nghiên cứu
của Beck là 6,66.10-1, khá trùng với tính toán.
Họ 235U:
Hệ số chuyển đổi được tính trong công trình cùa Saito và Jacob
bằng 1,25.10-1 là rất đáng kể. Tuy nhiên người ta không đo thực
nghiệm hệ số này vì hàm lượng tổng cộng của 235U rất bé (hàm lượng
tương đối của 235U là 0,7% so với hàm lượng tương đối của 238U là
99,3%), dẫn đến mức đóng góp không đáng kể trong suất liều hấp
thụ trong không khí tại độ cao 1m.
Hạt nhân 40K:
Hệ số chuyển đổi được tính toán là 4,17.10 -2 khá trùng với hệ số
chuyển đổi từ thực nghiệm (4,22.10 -2). Tuy hệ số chuyển đổi này bé
hơn các hệ số chuyển đổi đối với 238U và 232Th nhưng do hàm lượng
của 40K trong đất khá lớn nên nó có sự đóng góp đáng kể đối với suất
liều hấp thụ trong không khí tại độ cao 1m.
7

Chương II: PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM


2.1. Mô tả tóm tắt vùng khảo sát
2.1.1. Vị trí địa lý - tự nhiên.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây
Nam Bộ, hiện nay Tp. HCM bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện
tích 2.095.01 km2.
Tp. HCM có tọa độ 10°10' ÷ 10°38' Bắc và 106°22' ÷ 106°54'
Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh,
Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Tp.
HCM là một đầu mối giao thông quan trọng nối liền các tỉnh trong
vùng và là một cửa ngõ quốc tế.
Địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông so với mực nước biển.
Địa chất, thổ nhưỡng
Ðất đai Tp. HCM được hình thành trên hai hướng trầm tích: trầm
tích Pleixtoxen và trầm tích Holoxen.
Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): chiếm hầu hết phần
phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện
Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc-Ðông Bắc
quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ.
Ở Tp. HCM, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu;
đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và đất xám gley; trong đó, hai loại
đầu chiếm phần lớn diện tích.
Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): tại Tp. HCM, trầm tích
này có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng
sông và bãi bồi, v.v. nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau:
nhóm đất phù sa có diện tích 15.100 ha (7,8%), nhóm đất phèn
40.800 ha (21,2%) và đất phèn mặn 45.500 ha (23,6%). Ngoài ra có
8

một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%) là "giồng" cát gần biển
và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài
Gòn, Tp. HCM có mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch rất đa dạng.
Ngoài các con sông chính, Tp. HCM còn có một hệ thống kênh, rạch
chằng chịt:
Khí hậu, thời tiết: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, Tp. HCM có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa - khô
rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô
từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió
chính là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây - Tây
Nam từ Ấn Độ Dương
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí và vai trò quan trọng trong vùng
Nam bộ và cả nước. Là thành phố cảng, là đầu mối giao thông lớn,
nối liền các địa phương trong nước và quốc tế với hệ thống thương
cảng quốc tế Sài Gòn, hệ thống các quốc lộ, đường xuyên Á, tuyến
đường sắt Bắc-Nam, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Là một trung
tâm nhiều chức năng đối với vùng khu vực kinh tế trọng điểm phía
Nam và cả nước.
Các điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội nói trên là một
trong những cơ sở để hoạch định các đối tượng, chỉ tiêu, tần suất, số
lượng mẫu cần thu góp hợp lý nhằm thiết kế chương trình điều tra,
khảo sát nền phông PXMT phục vụ công tác lập CSDL cho toàn địa
bàn Tp. HCM.
2.2. Phương pháp xác định suất liều gamma môi trường
2.2.1. Phương pháp xạ trình đường bộ.
Xạ trình đường bộ là phương pháp sử dụng các thiết bị để đo bức
xạ theo các lộ trình đã được định trước.
9

Như vậy đại lượng ta quan tâm và cần xác định là:
Suất liều do các đồng vị từ đất phát lên = Suất liều đo được -
Suất liều do các tia vũ trụ. (2.1)
2.2.2. Phương pháp xác định suất liều thành phần [7]
Phương pháp xác định suất liều thành phần là phương pháp gián
tiếp thông qua việc thu góp và phân tích các đồng vị phóng xạ phát
gamma trong đất: Phương pháp này được thực hiện với việc phân
tích các đồng vị phóng xạ phát gamma trong đất với hệ phổ kế
gamma phông thấp dải rộng siêu tinh khiết là phương pháp truyền
thống được sử dụng để xác định các đồng vị phóng xạ phát gamma
mức thấp.
Các bước tiến hành phân tích phổ gamma bằng hệ phổ kế gamma
phông thấp như sau:
Xây dựng đường chuẩn năng lượng và chuẩn hiệu suất:
 Xây dựng đường chuẩn năng lượng:
Mục đích của việc chuẩn năng lượng là tìm ra mối quan hệ giữa
vị trí kênh trong phổ và năng lượng gamma tương ứng trong detector

Hình 2.1. Đường chuẩn năng lượng của detector HPGe.


 Khảo sát hiệu suất ghi và hiệu chỉnh sự tự hấp thụ của các tia
gamma trong mẫu do hiệu ứng mật độ của mẫu đo:
10

Hình 2.2. Hiệu suất ghi của detector cho nguồn chuẩn dạng đĩa
=60mm, ở độ cao h=40mm so với detector đối với đồng vị Co-60
có hiệu chỉnh trùng phùng.

Hình 2.3. Đường cong hiệu suất ghi của detector ở độ cao
h=40mm giữa nguồn đĩa và detector tại các năng lượng của các
đồng vị có trong nguồn chuẩn.

Hình 2.4. Sự suy giảm hiệu suất ghi theo độ cao giữa nguồn đĩa
và detector tại năng lượng 59,54 keV của đồng vị Am-241.
11

Hình 2.5. Hiệu suất ghi tính toán cho hình học dạng trụ
(=60mm, bề dày mẫu H=40mm) tại năng lượng 59,54 keV của
đồng vị Am-241.

Hình 2.6. Hiệu suất ghi của hệ đo gamma phông thấp đối với các
mẫu đo có hình học dạng trụ (=60mm, H=40mm).
2.2.2.1. Thu thập mẫu đất bề mặt
Việc xác định hoạt độ các đồng vị phóng xạ 238U, 268
Ra, 232
Th và
40
K trong đất nhằm làm sáng tỏ hai vấn đề chính là:
- Sự phân bố hoạt độ các đồng vị phóng xạ phụ thuộc vào tính
chất bề mặt hay sự phân loại đất bề mặt.
- Từ sự phân bố hoạt độ đất bề mặt có thể tính được liều hấp
thụ ở cách bề mặt mặt đất 1m, và từ đó tính được liều hiệu dụng đối
với dân cư.
Như vậy việc thu thập mẫu đất cũng cần phản ánh được hai yêu
cầu nói trên, tức là lấy mẫu đối với các loại đất khác nhau và ở nơi
thường có người sinh sống.
12

2.2.2.2. Đo hoạt độ riêng các đồng vị 238U, 226Ra, 232Th và 40K
 Đo hoạt độ 238U thông qua đồng vị 238U ( vạch năng lượng
63,3 keV) và 234mPa (vạch năng lượng 1001,0 keV).
Trong chuỗi phân rã có đồng vị phân rã trực tiếp là 234Th (T1/2 =
24,1 ngày) và đồng vị con của nó là 234mPa (T1/2 = 1,17 phút), các
đồng vị này được dùng để đo hoạt độ của 238U.
Đồng vị 234Th phát ra các tia gamma với năng lượng 63,3 keV
(4,8%) và 92,8 keV (2,77%), tuy nhiên đỉnh gamma năng lượng 92,8
keV bị trùng với năng lượng tia X của thorium 93,3 keV, do đó đối
với các mẫu đất môi trường, người ta sử dụng vạch năng lượng 63,3
keV của 234Th để phân tích hàm lượng 238U
Đo hoạt độ 238U thông qua đồng vị 235U
Một phương pháp gián tiếp để xác định hoạt độ của 238U là phân tích
hàm lượng 235U sử dụng đỉnh năng lượng 185,7 keV và sau đó nhân với
hệ số 99,3/0,7. Tuy nhiên đỉnh năng lượng này trùng với đỉnh năng
lượng 186,2 keV của 226Ra nên để tính toán hàm lượng 238U phải trừ đi
phần đóng góp của 226Ra. Tuy nhiên việc xác định hàm lượng 226Ra gặp
phải khó khăn như đã đề cập ở trên và ngoài ra tỉ lệ đóng góp của 226Ra
vào đỉnh chung khó xác định nên phương pháp sử dụng đỉnh năng
lượng 185,7 keV cho sai số khá lớn, do đó tác giả đã không sử dụng
phương pháp này để xác định hàm lượng của 238U.
 Đo hoạt độ 226Ra trong họ uranium
+ Trường hợp không cân bằng phóng xạ:
Trước hết, xác định hoạt độ của 238U thông qua đồng vị 234Th
(vạch năng lượng 63,3 keV) và 234mPa (vạch năng lượng 1001,0 keV)
với giả thiết là cân bằng phóng xạ (giả thiết này là chấp nhận được
hầu như đối với các khoáng), cuối cùng 235U được suy ra từ 238U theo
13

tỉ số 235U/238U đã biết và phần đóng góp của nó vào vạch 186,2 keV
có thể đánh giá được.
+ Trường hợp cân bằng phóng xạ:
Phương pháp tốt nhất để xác định 226Ra là thông qua việc xác định
214
Pb và 214Bi sau khi đạt cân bằng phóng xạ giữa 226Ra và các đồng
vị con cháu của nó, mẫu phải được nhốt kín bằng kỹ thuật nhốt sử
dụng nhựa polyester để đạt cân bằng phóng xạ.
Phương pháp này cho độ chính xác tốt hơn nhiều so với phương
pháp đã trình bày ở trên vì sai số thống kê đối với các vạch năng
lượng quan tâm là rất nhỏ.
 Đo hoạt độ 232Th trong họ thorium
232
Như vậy để đo Th người ta có thể dùng các đồng vị đứng sau
chúng. Đó là:
212
Pb (10,64h) với vạch 238,6 keV (43,6 %)
212
Bi (60,6 phút) với vạch 727,3 keV (6,65 %)
208
Tl (3,05phút) với vạch 583,2 keV (84,5 %)
228
Ac (6,15 h) với cách vạch 583,2 keV (11,25%) và 911,1 keV
(26,6 %).
 Đo hoạt độ 40K
Đồng vị 40K phát ra tia gamma đơn năng có năng lượng là
1460,83 keV (10,67%). Do tia gamma này có cường độ phát lớn nên
có thể sử dụng để đo trực tiếp 40K.
Hệ số chuyển đổi liều từ Bqkg -1 sang nGyh-1: tức là Conversion
coefficient CC(nGyh-1/ Bqkg-1):
ADR(nGyh-1) = SA(Bqkg-1) x CC(nGyh-1/Bqkg-1 (2.2)
Theo ICRU 1994 và UNSCEAR 2000 suất liều bức xạ gamma
trong không khí ở độ cao 1m so với mặt đất sẽ được tính từ hoạt độ
của các đồng vị phóng xạ 40K, 238U và 232Th thông qua phương trình:
14

ADR(nGyh-1) = SAU238 x CCU238 + SATh232 x CCTh232 + SAK40 x CCK40


(2.3)
2.2.2.3. Tính toán các thông số phóng xạ [9]
- Suất liều hấp thụ:
ADR(nGy/h) = 0,462CRa + 0,604CTh + 0,0417CK
Trong đó, ADR: Suất liều hấp thụ, nGy/h
0,462; 0,604 và 0,0417 là các hệ số chuyển đổi từ Bq/kg
sang nGy/h đối với các đồng vị 226Ra, 232Th và 40K.
- Liều hiệu dụng chiếu ngoài hàng năm:
Def (mSv/năm) = (D x 24 x 365 x 0,7 x 0,2).10-6
Trong đó, Def: suất liều hấp thụ, nGy/h
24 giờ x 365 ngày = 8760 giờ (số giờ trong 1 năm)
0,7: hệ số chuyển đổi từ suất liều hấp thụ sang liều hiệu dụng
0,2 (20%): thời gian công chúng ở ngoài trời hàng năm.
- Hoạt độ Radi tương đương:
Raeq = CRa + 1,,43CTh + 0,077CK
Trong đó, Raeq: hoạt độ Radi tương đương, Bq/kg
CRa: hoạt độ riêng của 226Ra, Bq/kg
CTh: hoạt độ riêng của 232Th, Bq/kg
CK: hoạt độ riêng của 40K, Bq/kg.
- Chỉ số nguy hiểm chiếu ngoài:
CRa CTh C
Hex = + + K = 0.0027 ARa + 0.0039 ATh + 0.00021AK
370 258 4810
Trong đó, Hex là chỉ số nguy hiểm bức xạ chiếu ngoài.
2.2.3. Phương pháp xác định suất liều gamma tích lũy [7]
Trong nghiên cứu này, liều tích lũy được bố trí đo tại 20 điểm,
trong đó có 6 điểm ở Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, Quận 1, Nhà Bè
và Cần Giờ, tại đó 2 loại buồng đo TLD được bố trí đồng thời, một
15

loại được sử dụng để đo liều tích lũy tổng cộng và một loại để đo
liều tích lũy do tia vũ trụ gây ra.
Chương III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Suất liều bức xạ gamma môi trường đo bằng máy đo liều
xách tay
3.1.1. Bộ số liệu thực nghiệm đo bằng máy xách tay
Sử dụng phương pháp xạ trình đường bộ để đo suất liều  môi
trường ở độ cao cách mặt đất 1m với số lượng trên 2000 điểm và tại
120 vị trí thu góp mẫu đất, các vị trí đo suất liều phân bố đều trên
toàn bộ diện tích của 24 quận/ huyện của Tp. HCM với mật độ điểm
đo 2245 điểm / 2095 km2.
Sơ đồ vị trí đo suất liều  tại hiện trường được trình bày trên Hình
3.1.

Hình 3.1. Sơ đồ các vị trí đo suất liều gamma hiện trường.


Kết quả, tọa độ và vị trí đo suất liều  tại hiện trường được trình
bày chi tiết trong báo cáo [9].
16

3.1.2. Xử lý thống kê và nhận xét đánh giá bộ số liệu đo bằng
máy xách tay
Các kết quả xử lý thống kê bộ số liệu đo đạc suất liều bức xạ
gamma môi trường tại 24 quận/huyện trên toàn địa bàn Tp. HCM
được trình bày ở Bảng 3.1. của luận văn
Đồ thị phân bố suất liều gamma tại Tp. HCM được thể hiện trong
Hình 3.2.

Hình 3.2. Đồ thị phân bố suất liều gamma tại Tp. HCM.
Hình 3.2 cho thấy suất liều đo được tại 2245 điểm ở 24
quận/huyện phân bố trong dải từ 0,05 µSv/h đến 0,18 µSv/h với giá
trị trung bình 0,10 µSv/h.
Bản đồ từ kết quả đo suất liều tại 2245 điểm trên toàn bộ vùng
nghiên cứu đã được thiết lập và trình bày chi tiết trên Hình 3.3.
17

Hình 3.3. Bản đồ suất liều gamma môi trường tại Tp. HCM.
3.2. Suất liều bức xạ gamma môi trường theo thành phần
3.2.1. Bộ số liệu thực nghiệm tính từ hoạt độ U, Th và K trong
mẫu đất
Thông tin và kết quả chi tiết về hoạt độ phóng xạ riêng của 120
mẫu đất thu góp ở 24 quận/huyện thuộc Tp. HCM được trình bày chi
tiết tại Phụ lục 2 của luận văn.

Hình 3.5. Trung bình hoạt độ các đồng vị phóng xạ trong các
mẫu đất theo Quận/huyện.
Từ Phụ lục 2 cho thấy kết quả đo hoạt độ các đồng vị phóng xạ
trong đất ở 24 quận/huyện là: 40K nằm trong dải 10,9  636,7 Bq/kg
18

với giá trị trung bình 279,0 Bq/kg; 226Ra nằm trong dải 9,6  48,5
Bq/kg với giá trị trung bình 21,1 Bq/kg; 232Th nằm trong dải 14,8 
59,6 Bq/kg với giá trị trung bình 36,6 Bq/kg; 238U nằm trong dải 10,8
 58,1 Bq/kg với giá trị trung bình 33,1 Bq/kg; 137Cs nằm trong dải
0,06  1,51 Bq/kg với giá trị trung bình 0,42 Bq/kg.
Bản đồ thể hiện hoạt độ các đồng vị phóng xạ 238U, 232Th, 40K và
137
Cs được trình bày chi tiết trong các Hình 3.6 đến Hình 3.9 trong
luận văn.
3.2.2. Xử lý thống kê và nhận xét đánh giá bộ số liệu thực
nghiệm tính từ hoạt độ U, Th và K trong mẫu đất
Từ hoạt độ của U, Th và K trong đất bề mặt, suất liều cách mặt
đất 1m do chúng gây ra đã được tính toán bằng cả hai phương pháp,
giá trị trung bình tính được theo hệ số chuyển đổi trung bình và
phương pháp Beck lần lượt là 0,048 μSv/h và 0,05 μSv/h tương ứng
với 0,42 mSv/năm. Suất liều cách mặt đất 1m của 137Cs đóng góp vào
suất liều gamma môi trường là không đáng kể.

Hình 3.10. Tương quan giữa suất liều gamma đo hiện trường và
suất liều tính từ hoạt độ 238U, 232Th và 40K.
3.3. Suất liều gamma tích lũy
Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc liều gamma tích luỹ được thể hiện
chi tiết trên Hình 3.11.
19

Hình 3.11. Bản đồ vị trí các điểm quan trắc liều gamma tích lũy.
- Liều tích lũy tổng cộng và liều tích lũy do tia vũ trụ gây ra,
trong phạm vi sai số của phép đo có thể xem là có giá trị như nhau
tại tất cả các điểm đo.
- Liều tích lũy tổng cộng đo được vào 2 đợt mùa khô có xu hướng
cao hơn liều tích lũy tổng cộng đo được vào 2 đợt mùa mưa (khoảng
12%).
- Các đồng vị phóng xạ từ đất đóng góp 47,5 % và tia vũ trụ đóng
góp 52,6 % vào liều tích lũy tổng cộng.
3.4. So sánh và đánh giá ba bộ số liệu thu nhận được
Suất liều đo hiện trường luôn luôn lớn hơn suất liều được tính từ
hàm lượng U, Th, K trong đất đối với cả hai phương pháp (phương
pháp tính từ hàm lượng U, Th, K trong đất và phương pháp TLD).
Điều này được giải thích là do suất liều đo tại hiện trường (suất liều
tổng) gồm hai thành phần: Suất liều do các đồng vị phóng xạ từ đất
và suất liều do tia vũ trụ gây ra.
3.5. Biểu diễn kết quả thu nhận được
20

- Luận văn đã sử dụng phần mềm Mapinfo Vision 11.5 và Surfer


Vision 10.7 để biên tập và bình đồ:

Hình 3.12. Bản đồ suất liều bức xạ gamma môi trường tỉ lệ


1:10000.
21

Hình 3.13. Bản đồ bình đồ suất liều bức xạ gamma môi trường tỉ
lệ 1:10000.
KẾT LUẬN
Luận văn đã thực hiện đầy đủ và hoàn thành tất cả các nội dung
và mục tiêu đã đặt ra trong trong đề cương nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 24 quận, huyện tại Tp. Hồ Chí
Minh với tổng diện tích 2.095,01 km 2. Đối tượng nghiên cứu là suất
liều gamma môi trường, liều gamma tích lũy, hoạt độ các đồng vị
phóng xạ tự nhiên và nhân tạo chủ yếu trong thành phần môi trường
đất bề mặt trên toàn địa bàn Thành phố. Phương pháp thực nghiệm
được sử dụng là các phương pháp đã được chuẩn hóa trong Sổ tay
phương pháp thử của phòng thí nghiệm được chứng nhận phù hợp
tiêu chuẩn ISO 17025:2005 - phòng thí nghiệm VILAS-525 của
Trung tâm môi trường – Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà lạt.
Kết quả chủ yếu thu được của đề tài có thể được tóm tắt như sau:
- Cơ sở dữ liệu về suất liều gamma môi trường gồm 2245 số liệu
và bản đồ tương ứng tỷ lệ 1:100.000.
- Cơ sở dữ liệu gồm 480 số liệu về hàm lượng U, Th, K, Cs-137
trong đất và các bản đồ phân bố hàm lượng tương ứng.
- Bản đồ suất liều gamma môi trường tại 120 vị trí lấy mẫu đất và
bản đồ bình đồ suất liều gamma tại 120 vị trí đo suất liều.
- Cơ sở dữ liệu gồm 104 số liệu về suất liều gamma tích lũy.
Các số liệu thực nghiệm cho thấy phần lớn (86,2%) giá trị suất
liều thu được trên địa bàn Tp. HCM nằm trong dải từ 0,08 μSv/h đến
0,12 μSv/h - tương ứng với 0,70 mSv/năm đến 1,05 mSv/năm, dải
giá trị này tương đương với mức phông phóng xạ tự nhiên trên phạm
vi toàn thế giới.
22

Có sự phù hợp khá tốt giữa suất liều đo hiện trường bằng máy đo
liều xách tay và suất liều tính từ hàm lượng U, Th, K trong đất (hệ số
tương quan R = 0,806), đồng thời có sự phù hợp tốt giữa suất liều thu
được bằng 2 phương pháp nói trên với suất liều thu được bằng
phương pháp TLD (0,091 μSv/h - 0,111 μSv/h). Các nguyên tố
phóng xạ từ đất đóng góp 47,4 % và tia vũ trụ đóng góp 52,6 % vào
liều chiếu ngoài ngoài trời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Nguyễn Thanh Bình và cộng sự, Báo cáo Tình trạng phóng xạ
môi trường vùng Đà Lạt - Khảo sát trước khi khởi động Lò IVV-9,
Viện NCHN, 1984.
[2] Nguyễn Thanh Bình và cộng sự, Nghiên cứu, quan trắc và
cảnh báo phóng xạ môi trường ở Việt Nam: Hiện trạng và một số đề
xuất phương hướng phát triển tiếp theo, Tuyển tập báo cáo Viện
Năng lượng nguyên tử Việt Nam 30 năm xây dựng và phát triển,
2006.
[3] N.Q. Huy, Báo cáo tổng kết đề tài, Nghiên cứu xử lý và hệ
thống hóa các số liệu phóng xạ môi trường trong đề án điều tra
nhiễm bẩn phóng xạ, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Bộ
Khoa học và Công nghệ, 2005.
[4] Ngô Quang Huy và cộng sự, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề
tài cấp Bộ KH&CN 1996-1998, Khảo sát nền phông phóng xạ đối
với một số đối tượng môi trường tại TP Hồ Chí Minh, Viện NLNT
Việt Nam, 1999.
[5] Trần Văn Luyến (2005), “Nghiên cứu nền phông phóng xạ
vùng Nam Bộ Việt Nam”, LATS, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, ĐHQG Tp. HCM.
23

[6] Đặng Thanh Lương và cộng sự, Báo cáo kết quả nghiên cứu
đề tài cấp Thành phố 2010-2011, Nghiên cứu xây dựng kế hoạch ứng
phó sự cố bức xạ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Sở KH&CN
Thành phố Hồ Chí Minh, 2011.
[7] Lê Như Siêu và cộng sự, Báo cáo tổng kết thực hiện đề tài
khoa học công nghệ cấp Bộ KH&CN năm 2007-2008, Nghiên cứu
xác định độ phóng xạ tự nhiên trong các loại vật liệu xây dựng chủ
yếu và bước đầu đánh giá liều chiếu do chúng gây ra, Mã số:
DT.07/07-09/NLNT, Viện NCHN, 2009.
[8] Trung tâm Môi trường, Viện Nghiên cứu hạt nhân, Báo cáo
kết quả quan trắc và phân tích môi trường, Quan trắc phóng xạ năm
2011 tại hai điểm quan trắc Đà Lạt và TP Hồ Chí Minh; và nước
sông Tiền tại Bắc Mỹ Thuận, Báo cáo thường niên, 3/2012.
[9] Trương Ý, Nguyễn Mộng Sinh và cộng sự, Báo cáo tổng kết
thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp Thành phố năm 2015-2016,
“Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu phóng xạ môi trường và đề xuất
thiết lập hệ thống quan trắc phóng xạ môi trường thành phố Hồ Chí
Minh”, 2016.
Tiếng Anh
[10] A. El. Aydarous (2007), “Gamma Radioactivity Levels an
Their Corresponding External Exposure of some Soil Samples from
Taif Governorate, Saudi Arabia”, Global Journal of Environmental
Research, pp.49-53.
[11] FGR No.12 / EPA-402-R-93-081, External Exposure to
Radionuclides in Air, Water, and Soil, Oak Ridge National
Laboratory, USA, 1993.
[12] N.Q. Huy, P.D. Hien, T.V. Luyen, D.V. Hoang, H.T. Hiep,
N.H. Quang, N.Q. Long, D.D. Nhan, N.T. Binh, P.S. Hai and N.T.
24

Ngo (2012), “Natural radioactivity and external dose assessment of


surface soils in Vietnam”, Radiation Protection Dosimetry. Vol. 151,
No.3, pp. 522-531.
[13] ICRP Publication 60, Radiation protection: 1990
Recommendations of the Internatuonal Commission on Radiological
Protection, ICRP, 1991.
[14] Quindos L. S., Fernandez, P. L., Rodenas, C., Gomez-
Arozamena, J. and Arteche, J. (2004), Conversion factors for
external gamma dose derived from natural radionuclides in soils, J.
Environ. Radioact. 71, 139–145.
[15] UNSCEAR (2000), United nations Scientific committee on
the Effects of Atomic Radiation. Ionizing radiation: Sources and
biological effects, New York: United Nations. Annex B, D.
[16] United Nations Scientific Committee on the Effects of
Atomic Radiation (UNSCEAR), Sources and Effects of Ionizing
Radiation, United Nations, New York, 2010.
[17] Yu, K.N., Guan, Z.J. Stokes, M.J. and Young, E.C.M (1992),
“The Assessment of the Natural Radiation Dose Committed to the
Hong Kong People”, Journal of Environmental Radioactivity, pp.
31-48.
[18] Saito, K., Jacob, P. “Gamma ray field in the air due to
sources in the ground ”. Radiation Protection Dosimetry. 58, 29-45
(1995).

You might also like