You are on page 1of 57

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


KHOA VẬT LÝ-VẬT LÝ KỸ THUẬT
BỘ MÔN VẬT LÝ HẠT NHÂN
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CAO THỊ NGỌC PHƯƠNG

Đề Tài:

LÕ PHẢN ỨNG PWR

TP. HỒ CHÍ MINH- 2009


1

LỜI CẢM ƠN

Trong những tháng ngày học tập tại trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
Thành Phố Hồ Chí Minh. Em đã được sự giảng dạy tận tình của quí thầy cô toàn
trường nói chung và Bộ môn Vật lý Hạt nhân nói riêng. Thông qua bài khoá luận
này, em xin gởi lời cám ơn đến:
Thầy Nguyễn Đình Gẫm, người trực tiếp giảng dạy tận tình cho em những
kiến thức bổ ích và thầy Trần Thiện Thanh đã đọc và góp ý tận tình giúp em hoàn
thành tốt khoá lụân.
Quí Thầy Cô trong Khoa Vật lý, đặc biệt các Thầy Cô trong Bộ môn Vật lý
Hạt nhân, truyền đạt cho em những kinh nghiệm quí báu.
Tất cả mọi người trong gia đình luôn động viên và ủng hộ, giúp đỡ em
trong quá trình học tập cũng như trong thời gian làm khoá luận.
Các bạn lớp 04VLHN và 05VLHN đã ủng hộ và luôn giúp đỡ mình trong
thời gian học tập tại trường và trong quá trình hoàn thành khoá luận.
Cuối cùng, em xin gởi lời tri ân sâu sắc đến Thầy Châu Văn Tạo-Trưởng
Khoa Vật lý, là người luôn giảng dạy tận tình về kiến thức học tập, cũng như kinh
nghiệm sống của mình đến sinh viên.
Bằng tấm lòng biết ơn của mình, em xin chúc sức khoẻ và bình an đến tất
cả mọi người.

Cao Thị Ngọc Phượng


8

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống
con người ngày càng văn minh và tân tiến. Năng lượng để phục vụ quá trình sản
xuất và nhu cầu của con người ngày càng cạn kiệt. Đó là một trong những vấn đề
đang được quan tâm của xã hội.
Vật lý lò phản ứng hạt nhân là một phần rất quan trọng của vật lý hạt
nhân, nghiên cứu phản ứng phân hạch hạt nhân dây chuyền trong lò phản ứng. Các
lò phản ứng rất đa dạng, phụ thuộc vào chức năng của lò như lò phản ứng áp lực
hay lò phản ứng năng lượng. Những phản ứng phân hạch hạt nhân dây chuyền
trong lò tạo ra một năng lượng rất lớn. Năng lượng được tạo ra được ứng dụng vào
nhu cầu của cuộc sống con người. Hiện tại và trong tương lai những năng lượng
được tạo ra từ phản ứng hạt nhân sẽ được ứng dụng để tạo ra nguồn điện năng như
nhà máy điên hạt nhân nguyên tử.
Với đề tài “Lò phản ứng nước áp lực PWR”, tác giả giới thiệu về cấu
tạo, nguyên tắc hoạt động, phân loại, công nghệ của lò phản ứng hạt nhân, lò phản
ứng nước áp lực PWR và triển vọng các nhà máy điện hạt nhân Việt Nam trong
tương lai.

Cao Thị Ngọc Phượng


5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Từ gốc Ý nghĩa


PWR Pressurized Water Reactor Lò phản ứng nước áp lực
BWR Boiling Water Reactor Lò phản ứng nước sôi
APWR Advance Pressurized Water Reactor Lò phản ứng nước áp lực cải tiến

ABWR Advance Boiling Water Reactor Lò phản ứng nước sôi cải tiến
LWR Light Water Reactor Lò nước nhẹ
ALWR Advance Light Water Reactor Lò nước nhẹ cải tiến
TRU Trans Uranium Element Nguyên tố siêu uran
MOX Mixed Oxide Fuel Nhiên liệu hỗn hợp UO2 vàPuO2
MA Minor Actinide Các nguyên tố Actinit
SFR Sodium Cooled Fast Reactor Lò phản ứng nước nhanh làm mát
bằng natri

MSR Molten Salt Reactor Lò phản ứng muối nóng chảy


SCWR Supercritical Water Cooled Reactor Lò phản ứng nước làm mát bằng
nươc siêu tới hạn

VHTR Very High Temperature Reactor Lò phản ứng nhiệt độ rất cao
7

DANH SÁCH HÌNH VẼ

Hình 1.1 Sơ đồ nhân trong phản ứng dây chuyền ................................................... 12


Hình 1.2 Cấu tạo chung của lò phản ứng hạt nhân ................................................. 16
Hình 1.3 Sơ đồ phân hạch 235U ............................................................................... 19
Hình 2.1 Cấu tạo lò phản ứng nươc sôi BWR ........................................................ 24
Hình 2.2 Cấu tạo lò phản ứng nước áp lực PWR.................................................... 25
Hình 2.3 Hệ thống tải nhiệt lò phản ứng nước áp lực ............................................. 26
Hình 2.4 Thùng lò của lò phản ứng áp lực Nhật Bản ............................................. 29
Hình 2.5 Cấu tạo của thanh điều khiển lò phản ứng nươc áp lực ........................... 30
Hình 2.6 Bó nhiên liệu trong lò phản ứng nước áp lực PWR ................................ 31
Hình 2.7 Nhà lò của nhà máy loại 2 vòng và 3 vòng .............................................. 32
Hình 2.8a Nhà lò bê tông dự ứng lực ......................................................................33
HÌnh 2.8b Nhà lò thép cường độ caohỗn hợp ......................................................... 33
HÌnh 2.9 Sơ đồ lò phản ứng áp lực .........................................................................35
Hình 2.10 Công trường xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản................... 36
Hình 3.1 Quá trình phát triển lò phản ứng hạt nhân ............................................... 42
6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Năng lượng ngưỡng Eng và năng lượng liên kết B đối với các hạt nhân
phân hạch ................................................................................................................ 18
Bảng 1.2 Phân bố gần đúng năng lượng mỗi phân hạch.........................................21
Bảng 2.1 Các kích thước dùng để bố trí vật liệu trong lò .......................................28
Bảng 2.2 Thông số vận hành lò PWR .....................................................................39
9

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN


Một lò phản ứng hạt nhân có thể định nghĩa như một thiết bị trong đó năng
lượng hạt nhân giải phóng ra do phản ứng dây chuyền liên quan tới neutron và
nguyên tố khả phân (nguyên tố khả phân là nguyên tố có thể phân hạch bằng
neutron chậm. Ba đồng vị khả phân là U233, U235, P239 ). Người ta sẽ dùng năng
lượng nhiệt và năng lượng bức xạ trong các phản ứng này. Các yếu tố cần khảo sát
trong thiết kế là thành phần, cách sắp xếp và phương pháp điều khiển. Hoạt động
của lò có thể khảo sát bằng lý thuyết động học chất khí cổ điển. Tuy nhiên tương
tác của các hạt thành phần mô tả bằng khái niệm vật lý hạt nhân.
1.1 Phản ứng hạt nhân với neutron [2]
Neutron đóng vai trò trung tâm trong lò phản ứng hạt nhân, vì neutron dùng
làm tác nhân để xảy ra phản ứng phân hạch hạt nhân. Không mang điện tích,
neutron không bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của các vật chất trừ khi neutron tiến
tới trong vòng khoảng cách cỡ 10-12 cm của hạt nhân. Một khi neutron vào trong
khoảng cách này thì neutron tương tác với hạt nhân theo hai quá trình: quá trình
tán xạ và quá trình hấp thụ. Thông thường ta phân loại phản ứng như sau.
1.1.1 Va chạm tán xạ đàn hồi
Va chạm của neutron với hạt nhân là đàn hồi khi mà xung lượng và động
năng của các hạt tương tác được bảo toàn. Kết quả đơn giản là truyền một phần
động năng của neutron cho hạt nhân bia kèm theo sự thay đổi về phương chuyển
động của neutron.
1.1.2 Va chạm không đàn hồi
Trong va chạm không đàn hồi một phần động năng chuyển thành năng
lượng kích thích của hạt nhân sau va chạm. Năng lượng kích thích này sau đó
được phát ra dưới dạng lượng tử . Ví dụ trong nguyên tố nặng như sắt, uranium,
một neutron có năng lượng khoảng 1 MeV có thể tạo ra kích thích hạt nhân. Như
thế neutron có thể mất đi một phần lớn năng lượng ban đầu. Hạt nhân trở về trạng
thái năng lượng cơ bản bằng cách phát xạ tia gamma.
10

1.1.3 Bắt bức xạ


Sự hấp thu neutron có thể biến đổi hạt nhân thành một đồng vị khác. Sự tạo
thành Co60 từ Co59 là một điển hình. Năng lượng thặng dư từ hấp thu neutron, hạt
nhân hầu như giải phóng tức thời dưới hình thức tia gamma bắt; nếu đồng vị sản
phẩm là chất phóng xạ, nó sẽ phát xạ hạt beta và thêm tia gamma theo chu kỳ bán
rã.
1.1.4 Bắt với sự phát xạ hạt mang điện
Nếu năng lượng neutron khá cao sẽ xảy ra một sự biến đổi kèm theo sự
phát xạ một hạt proton hay hạt alpha. Ví dụ phản ứng của neutron năng lượng trên
10 MeV với O16 để tạo thành N16.
1.1.5 Phân hạch
Neutron có thể gây ra phân hạch. Có thể tạo ra phân hạch các đồng vị U233,
U235, Pu239 với các neutron có năng lượng thấp hay cao và xác suất phân hạch đặc
biệt cao đối với các neutron chậm trong khi đó U238 chỉ phân hạch với neutron
năng lượng trên 1 MeV. Điều này dẫn đến sự phát xạ nhiều neutron nhanh có thể
dùng để duy trì phản ứng dây chuyền.
1.1.6 Sản xuất đồng vị phóng xạ
238 232
Quá trình bắt neutron của các đồng vị U và Th tạo nên các nguyên tố
khả phân mới 239U và 233Th theo chuỗi phản ứng sau:
238
92U  1
0 n 239
92 U (1.1
)
90Th  0 n 
232 1 233
90Th (1.2
) đó
Những phản ứng này có liên quan tới lò phản ứng biến đổi hay tái sinh, trong
tạo ra chất khả phân hữu ích không tìm thấy nhiều trong tự nhiên.
1.2 Lò phản ứng dây chuyền hạt nhân
Nếu số neutron trong tập hợp vật liệu khả phân có thể duy trì không thay
đổi thì tồn tại một phản ứng dây chuyền tự duy trì. Điều này chỉ có thể xảy ra khi
có hơn một neutron sinh ra khi mỗi neutron gây nên quá trình phân hạch.
11

Sau đây ta xét tương tác và thành phần cơ bản trong một lò phản ứng hạt
nhân dây chuyền. Lò phản ứng giả sử chứa U235 là nhiên liệu và hoạt động với
neutron năng lượng thấp. Phân hạch hạt nhân U235 sinh ra trung bình khoảng 2,5
neutron và năng lượng hữu ích 190 MeV. Động năng của các mãnh phân hạch là
nguồn nhiệt hữu ích tiềm tàng sơ cấp có thể lấy ra bằng chất lỏng giải nhiệt luân
chuyển tuần hoàn. Trong một lò phản ứng điển hình một chất giảm hoạt chứa một
nguyên tố nhẹ như hydrogen hay carbon trộn lẫn với nhiên liệu. Va chạm liên tiếp
với hạt nhân giảm hoạt giúp làm giảm năng lượng của neutron sinh ra từ phân
hạch (trung bình 2 MeV) tới mức neutron cân bằng nhiệt với môi trường xung
quanh. Trong tiến trình làm chậm, nhiều neutron thoát ra xuyên qua ranh giới của
phần trung tâm hay tâm lò gọi là quá trình “rò rĩ”. Lớp phản xạ bao quanh có chức
năng làm giảm bớt số neutron mất đi do quá trình rò rĩ đóng góp thêm quá trình
giảm hoạt. Một lượng vừa phải neutron năng lượng cao hơn đã mất đi khởi chu
trình do sự hấp thu. Lớp cản bức xạ không cần thiết cho phản ứng dây chuyền
nhưng cũng phải cung cấp để bảo vệ nhân viên khỏi neutron và tia gamma.
Như đã trình bày ở trên, các neutron phân hạch đóng vai trò quan trọng
trong phản ứng dây chuyền. Trong một phân hạch hạt nhân 235U bởi neutron nhiệt
phát ra trung bình í= 2,41 neutron. Để đơn giản trong suy luận theo hình 1.1, giả
sử một neutron phân hạch xuất hiện 2 neutron. Khi đó một neutron ban đầu gây
phân hạch và sinh ra 2 neutron khác, ta gọi đó là thế hệ neutron thứ nhất. Hai
neutron này gây phân hạch và tạo nên 22 = 4 neutron của thế hệ thứ hai. Trong thế
hệ thứ ba có 23 = 8…..Như vậy, số neutron tăng rất nhanh theo các thế hệ neutron.
Đó là sự phát triển phản ứng dây chuyền.
12

Hình 1.1 Sơ đồ nhân trong phản ứng dây chuyền


1.3 Phân loại lò phản ứng [1]
Việc phân loại lò phản ứng có thể dựa trên các yếu tố: Mục đích sử dụng,
đặc trưng vật lý, đặc trưng kỹ thuật.
1.3.1 Mục đích sử dụng
- Lò phản ứng năng lượng: Là loại lò được sử dụng trong các nhà máy
điện nguyên tử, trong đó dùng nguồn nhiệt biến nước thành hơi nước để
quay tua-bin sản xuất điện. Người ta còn dùng lò phản ứng năng lượng
để cung cấp nhiệt cho các nhu cầu công nghiệp và đời sống.
- Lò phản ứng sử dụng các bức xạ hạt nhân: gồm có các lò phản ứng
nghiên cứu, lò phản ứng sản xuất, các lò phản ứng chiếu xạ. Việc phân
loại các lò phản ứng theo các chức năng của chúng, tức là theo các hiệu
ứng của các phản ứng phân hạch hạt nhân, là cơ bản. Mỗi lò phản ứng
với chức năng cho trước có thể xây dựng bằng nhiều cách khác nhau bởi
việc lựa chọn dạng và thông số tải nhiệt, loại vỏ chứa chịu áp suất của
chất tải nhiệt, cấu trúc và các thành phần vật liệu vùng hoạt, phương
pháp điều khiển lò phản ứng…Như vậy, các lò phản ứng cũng được
13

phân loại theo các đặc điểm về vật lý, về kỹ thuật và các phương pháp
khai thác.
1.3.2 Các đặc trƣng vật lý
Sự phân loại các lò phản ứng theo các đặc trưng vật lý tiến hành theo
các dấu hiệu sau đây:
- Theo năng lượng neutron, có các lò phản ứng neutron nhiệt, neutron
chậm và neutron nhanh.
- Theo dạng chu trình nhiên liệu, có các lò phản ứng làm việc trong chu
trình nhiên liệu uranium, plutonium.
- Theo hệ số tái sinh nhiên liệu, có lò phản ứng đốt nhiên liệu nếu hệ số
tái sinh bé hơn một và lò phản ứng nhân nhiên liệu nếu hệ số tái sinh lớn
hơn một.
1.3.3 Các đặc trƣng kỹ thuật
Các lò phản ứng được phân loại theo các đặc trưng kỹ thuật bao gồm:
- Theo các yếu tố giữ áp lực chất thải, có lò phản ứng vỏ chịu lực nếu vỏ
lò giữ áp lực chất tải nhiệt, lò phản ứng kênh chịu lực nếu từng kênh
nhiên liệu giữ áp lực chất tải nhiệt, lò phản ứng vỏ và kênh chịu lực là lò
kết hợp cả vỏ và các kênh giữ áp lực chất tải nhiệt.
- Theo dạng chất tải nhiệt và chất làm chậm. Có lò nước nếu dùng nước
làm chất tải nhiệt và chất làm chậm, lò nhiệt với chất làm chậm là nước
nặng hay graphit, lò nhanh với chất tải nhiệt là natri hay hêli.
- Theo trạng thái của nước tải nhiệt, có lò nước sôi và lò dưới áp suất.
- Theo số vòng tuần hoàn của hệ tải nhiệt, có lò phản ứng một vòng tuần
hoàn hay lò phản ứng với chu trình sinh hơi trực tiếp, lò phản ứng hai
vòng tuần hoàn và lò phản ứng ba vòng tuần hoàn.
- Theo cấu trúc và dạng của vùng hoạt, có các lò phản ứng đồng nhất và
không đồng nhất với vùng hoạt có dạng hình trụ, hình hộp và hình cầu.
- Theo khả năng di chuyển, có lò phản ứng tĩnh, lò phản ứng di động và
lò phản ứng có thể di động được.
14

- Theo thời gian hoạt động, có lò phản ứng hoạt động liên tục, lò phản
ứng hoạt động xung và lò phản ứng hoạt động gián đoạn.
1.3.4 Phƣơng pháp khai thác
Các lò phản ứng được phân loại theo phương pháp khai thác dựa trên
các dấu hiệu sau đây:
- Theo chế độ làm việc, có lò làm việc ở công suất danh định và lò làm
việc với công suất thay đổi theo một chương trình vạch sẵn.
- Theo phương pháp thay đổi nhiên liệu trong vùng hoạt, có lò phản ứng
thay đổi nhiên liệu liên tục, từng phần và từng bộ.
1.4 Cấu tạo lò phản ứng hạt nhân [4]
Các loại lò phản ứng khác nhau có chung nhiều tính chất. Như chỉ ra trong
hình 1.2 một lò phản ứng gồm: thanh điều khiển, thanh nhiên liệu, vỏ lò, chất làm
nguội, chất làm chậm, hệ thống tải nhiệt.
-Thanh điều khiển: thường là cần hình dạng ống xylanh, làm từ vật liệu có khả
năng hấp thụ neutron cao như boron, cadmium hay thép không gỉ. Thanh điều
khiển dùng để điều khiển phản ứng dây chuyền, làm thay đổi việc sử dụng
nhiệt.
-Thanh nhiên liệu: trong đó nhiệt lượng phóng thích từ phản ứng phân hạch.
-Vỏ lò: thường được thiết kế bằng những vật liệu an toàn, tránh sự phóng xạ
gây thiệt hại.
-Chất làm nguội: chảy ngang qua lõi lò có thể truyền nhiệt tới máy tạo hơi
nước để từ đó hơi nước có thể dùng trong một máy phát tua-bin để sản xuất
điện năng. Trong hầu hết các lò phản ứng chất làm nguội là nước thường, một
vài thiết kế chất làm nguội là khí hêli có áp suất cao hay natri. Lò phản ứng
làm nguội bằng nước có thể dùng nước lỏng có áp suất cao hoặc dùng nước
đun sôi trực tiếp trong lõi lò, trong trường hợp này thì không cần đến thành
phần máy tạo hơi nước.
-Chất làm chậm: Trong lò phản ứng nhiệt, hầu hết phản ứng phân hạch đều do
sự hấp thu neutron chậm cũng có một chất làm chậm bên trong lõi. Chức năng
15

của chất làm chậm xuống neutron năng lượng cao phóng thích trong phản ứng
phân hạch theo cơ chế chính là tán xạ đàn hồi. Chất làm chậm tốt nhất là vật
liệu chứa đồng vị có số khối lượng thấp có xu hướng bắt neutron như nước
thường, nước nặng.
-Hệ thống tải nhiệt: Có nhiệm vụ tải nhiệt lượng ra khởi vùng hoạt. Người ta
có thể dùng chất tải nhiệt là nước thường, nước nặng, natri lỏng hay chì
lỏng….

Hình 1.2 Cấu tạo chung của lò phản ứng hạt nhân
1.5 Nguyên tắc hoạt động của lò phản ứng [1]
Dù có nhiều thế hệ lò ra đời nhưng chúng có chung một nguyên tắc hoạt
động, đó là lò hoạt động nhờ vào phản ứng dây chuyền. Cơ chế phân hạch diễn
ra trình bày sau đây.
1.5.1 Cơ chế phân hạch hạt nhân
16

Cơ chế phản ứng phân hạch được miêu tả bằng mẫu giọt, trong đó hạt nhân
được xem như là một giọt chất lỏng mang điện tích dương. Giọt chất lỏng này tồn
tại do cân bằng lực giữa lực đẩy Coulomb của các proton với lực hút hạt nhân và
sức căng bề mặt. Điều kiện phân hạch là năng lượng kích thích E* vượt quá năng
lượng ngưỡng Eng, đó là độ cao bờ thế năng phân chia. Bờ thế năng này xuất hiện
do sự tăng thế năng trong pha đầu biến dạng, khi đó điện tích bề mặt tăng và sức
căng bề mặt tăng. Sức căng này có xu hướng bảo toàn dạng hình cầu của hạt nhân,
là dạng có thế năng cực tiểu.
Quá trình phân hạch về năng lượng có thể xảy ra đối với các hạt nhân với
số khối lớn hơn 80. Tuy nhiên, trong lò phản ứng chỉ xảy ra sự phân hạch của các
hạt nặng từ 232
90 Th đến 242
94 Pu . Động năng neutron, năng lượng liên kết của nó và độ

cao bờ thế năng phân hạch xác định khả năng phân hạch của các hạt nhân cụ thể.
232 233
Các hạt nhân Th , U ,235U, 238
U và 239
Pu thường được sử dụng trong lò phản
233
ứng .Khi hấp thụ neutron các hạt nhân này tạo thành các hạt nhân hợp phần Th
,234U ,236U, 239
U, 240
Pu với năng lượng kích thích tối thiểu bằng năng lượng liên
kết B của nơtrôn trong các hạt nhân đó. Nếu năng lượng kích thích này lớn hơn
năng lượng ngưỡng Eng thì hạt nhân xuất phát có thể bị phân hạch khi hấp thụ
neutron với năng lượng bất kỳ. Nếu năng lượng liên kết B nhỏ hơn năng lượng
ngưỡng Eng thì quá trình phân hạch chỉ xảy ra khi động năng nơtrôn đủ lớn để cho
năng lượng kích thích vượt quá Eng.
-Các neutron của phản ứng phân hạch đóng vai trò quan trọng trong phản
ứng dây chuyền. Các neutron phân hạch gồm 2 loại: neutron tức thời, sinh ra tại
thời điểm phân hạch và neutron trễ, sinh ra muộn hơn so với thời điểm phân hạch.
-Các neutron tức thời chiếm cỡ 99% trong số các neutron phân hạch. Các
neutron này được sinh ra từ các hạt nhân kích thích do trong quá trình trao đổi
năng nượng với các nucleon khác, chúng có năng lượng vượt quá mức năng lượng
liên kết trong hạt nhân.
17

- Các neutron trễ chỉ chiếm không quá 1% trong số các neutron phân hạch
nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển quá trình phản ứng dây
chuyền .
Bảng 1.1 Năng lượng ngưỡng Eng và năng lượng liên kết B đối với các hạt nhân
phân hạch.

Hạt nhân Năng lượng ngưỡng Eng Hạt nhân hợp Năng lượng liên kết B
(MeV) phần (MeV)

232 233
Th 5.9 Th 5.07

233 234
U 5.5 U 6.77

235 236
U 5.75 U 6.4

238 239
U 5.85 U 4.76

239 240
Pu 5.5 Pu 6.38

1.5.2 Sự phân hạch


Phản ứng phân hạch là phản ứng hạt nhân quan trọng nhất trong vật lý lò
phản ứng. Dưới tác dụng của neutron hạt nhân nguyên tố nặng bị phân chia chủ
yếu thành 2 mảnh với khối lượng gần bằng nhau. Nếu neutron có động năng thấp
tức là neutron chậm thì hai mãnh vỡ hạt nhân thường không có khối lượng bằng
nhau. Chỉ có ba hạt nhân có đủ bền vững để tồn trữ trong khoảng thời gian dài là
233 235
U, U, 239Pu có khả năng phân hạch bằng neutron với mọi năng lượng, từ giá
235
trị nhiệt cho tới hàng MeV. Trong số những hạt nhân này thì U là đồng vị duy
nhất còn tồn tại trong tự nhiên, còn hai đồng vị kia phải được tạo ra bằng phương
232 238
pháp nhân tạo lần lượt từ Th và U theo cách mô tả ở trên bằng cách bắt
neutron kèm theo hai quá trình phóng xạ bêta. Còn nhiều loại đồng vị khác cũng
có khả năng phân hạch bằng neutron với mọi năng lượng nhưng chúng có độ
18

phóng xạ rất cao và phân rã rất nhanh nên không có giá trị thực tế để phóng thích
năng lượng hạt nhân.
Ngoài ba loại hạt nhân có khả năng phân hạch nằng neutron với mọi năng
lượng kể trên cũng có vài loại hạt nhân có khả năng phân hạch bằng neutron
232 238
nhanh, trong số đó đáng kể ra là Th và U. Khi neutron năng lượng dưới 1
MeV, không kể tán xạ thì chỉ có phản ứng bắt – bức xạ nhưng trên giá trị ngưỡng
này thì phân hạch cũng có thể xảy ra.
Phản ứng dây chuyền duy trì được nếu một neutron nào đó trong số í
neutron phát ra trong một phản ứng phân hạch được hấp thụ bởi hạt nhân khác của
đồng vị phân hạch lại gây ra phản ứng phân hạch và cứ như vậy tiếp diễn. Ta có
thể xét sơ đồ phân hạch của hạt nhân 235U như sau:

Hình 1.3 Sơ đồ phân hạch của 235U


Hầu hết các mãnh vỡ phân hạch có tỉ số neutron – proton rất cao và
có tính phóng xạ bêta âm. Trung bình các mãnh vỡ phân hạch có liên kết
khoảng 4 lần phân rã trước khi trở thành hạt nhân bền. Từ ngữ sản phẩm
phân hạch áp dụng cho hỗn hợp các hạt nhân có độ phóng xạ cao, phức tạp
bao gồm các mãnh vỡ phân hạch và các sản phẩm phân rã của chúng.
1.5.3 Năng lượng phân hạch
19

Năng lượng phóng thích trong phản ứng phân hạch tính được từ độ
hụt khối và hệ thức khối lượng – năng lượng Einstein. Đơn giản hơn ta có
thể tính được năng lượng phân hạch từ năng lượng liên kết mỗi nucleon.
Trong 235U năng lượng liên kết mỗi nucleon khoảng 7,6 MeV trong khi các
sản phẩm phân hạch có 95 < A <140 ( A: số khối của hạt nhân) năng lượng
liên kết mỗi nucleon khoảng 8,5 MeV.
235
Phân hạch một hạt nhân U kèm theo sự phóng thích năng lượng
trên 200 MeV. Phần lớn khoảng 80% năng lượng phân hạch là động năng
của các mãnh vỡ phân hạch thể hiện dưới dạng nhiệt. Phần còn lại 20% hay
ít hơn một chút phát ra dưới dạng tia gamma tức thời do các mãnh vỡ phân
hạch bị kích thích và động năng của neutron phân hạch, gần như tất cả năng
lượng này đều biến đổi thành nhiệt năng trong lò phản ứng hạt nhân. Phần
năng lượng còn lại do hạt bêta , neutrino và tia gamma phát ra từ các sản
phẩm phân hạch có tính phóng xạ khi chúng phân rã. Năng lượng của hạt
bêta và tia gamma cũng biến thành nhiệt khi những bức xạ này tương tác và
hấp thu trong vật chất. Phân bố năng lượng phân hạch uranium cũng có thể
áp dụng cho các hạt nhân phân hạch khác trình bày trong bảng 1.2 sau đây
Bảng 1.2 Phân bố gần đúng năng lượng mỗi phân hạch
Năng lượng ( MeV )
Động năng của mãnh vỡ phân hạch 168
Năng lượng tia gamma tức thời 7
Động năng của neutron phân hạch 5
Hạt bêta từ sản phẩm phân hạch 7
Tia gamma từ sản phẩm phân hạch 6
Neutrino 10
Năng lượng phân hạch tổng cộng 203
20
22

CHƯƠNG 2

LÒ PHẢN ỨNG NƯỚC ÁP LỰC PWR


Vào năm 1939 sau khi khám phá sự phân hạch, những khái niệm thiết
kế ban đầu về nhà máy điện hạt nhân đã được lập ra. Tuy nhiên vào ngày 2 tháng
12 năm 1942, dưới áp lực của chương trình vũ khí hạt nhân trong chiến tranh thế
giới thứ 2, phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì đầu tiên đã được chứng minh
ở Đại Học Chicago. Người ta thực sự đã cần thiết xây dựng lò phản ứng lớn hoạt
động ở công suất cao để sản xuất Pu239 dùng trong vũ khí hạt nhân. Vào tháng 11
năm 1943 lò phản ứng thí nghiệm có công suất thiết kế ban đầu 1000 kW bắt đầu
hoạt động ở Oak Ridge. Trong suốt 10 năm sau đó người ta đã xây dựng ở Hoa Kỳ
và các nơi khác một số lò phản ứng có mục đích thí nghiệm. Ý tưởng dùng lò phản
ứng tạo ra điện năng là chương trình lò phản ứng trong tàu ngầm. Chương trình
triển khai đầu tiên vào năm 1948 trên cơ sở dùng nhiên liệu là Uranium có độ giàu
cao và nước áp lực làm chất làm chậm và chất làm nguội. Nhưng lợi ích kinh
nghiệm trong chương trình hạt nhân dùng cho tàu ngầm đưa tới sự áp dụng khái
niệm nước áp lực vào những nhà máy điện hạt nhân dẫn đến sự ra đời của lò phản
ứng nươc áp lực PWR. Vào năm 1957 lò phản ứng nước áp lực PWR dùng nhiên
liệu Dioxide Uranium có độ giàu cao đã sử dụng trong khoảng 100 nhà máy điện
hạt nhân trên thế giới. Cho đến nay thì lò phản ứng nước áp lực đã được nhiều
quốc gia trên thế giới: Nhật, Hoa Kỳ, Canada….xây dựng và ứng dụng trong việc
tạo ra năng lượng điện hạt nhân đáp ứng trong quá trình sản xuất, phục vụ nhu cầu
sinh hoạt của con người….

2.1 Phân loại lò phản ứng áp lực [4]


Giống như mọi nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân dùng nhiệt sinh
ra trong lò phản ứng hạt nhân để đun sôi nước, tạo hơi đó rồi tới tua-bin phát điện.
23

Trong lò phản ứng hạt nhân, nhiệt được sinh ra từ phản ứng phân hạch hạt nhân.
Hạt nhân uranium và plutonium trong nhiên liệu bị neutron bắn phá, phân tách
thành hai mảnh, đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt cùng neutron
mới. Những neutron mới này lại gây ra những phân hạch tiếp theo và như vậy tạo
ra phản ứng dây chuyền.
Để duy trì được phản ứng dây chuyền, lượng nhiên liệu trong vùng hoạt
động của lò phải đủ lớn. Neutron được sinh ra là những neutron nhanh, có năng
lượng cao. Những neutron này được làm chậm để duy trì phản ứng phân hạch.
Việc làm chậm được thực hiện nhờ chất làm chậm có trong vùng hoạt. Phản ứng
dây chuyền được kiểm soát nhờ những thanh điều khiển có tính năng hấp thụ
neutron được đưa vào trong vùng hoạt cùa lò phản ứng để giảm tốc độ hoặc dừng
phản ứng dây chuyền. Ba loại lò phổ biến nhất hiện nay:
2.1.1 Lò phản ứng nước nặng PHWR
Loại lò này dùng nước nặng D2O để làm chậm neutron. Trong lò nước nặng
áp lực, nhiên liệu được bố trí trong các ống chịu áp lực và nhiệt được tải đi ở từng
ống riêng rẽ. Những ống áp lực này được đặt trong một thùng lớn chứa nước nặng
làm chậm. Trong khi các lò nước nhẹ chỉ sử dụng uranium được làm giàu thì các
lò nước nặng áp lực dùng nhiên liệu uranium tự nhiên làm hoặc được làm giàu
chút ít.
24

2.1.2 Lò phản ứng nước sôi BWR

Hình 2.1 Cấu tạo lò phản ứng nước sôi BWR


Lò này chỉ sử dụng một chu trình. Nước được đun sôi trực tiếp rồi làm quay
tua-bin phát điện, như vậy tua-bin bị nhiễm xạ nhưng lại có kết cấu nhỏ gọn và giá
thành rẽ.
2.1.3 Lò phản ứng nước áp lực PWR
Lò này sừ dụng hai chu trình
- Chu trình thứ nhất nhận nhiệt từ lò phản ứng không làm sôi nước mà trao
đổi nhiệt cho chu trình thứ hai.
-Chu trình thứ hai làm sôi nước do đó làm quay tua-bin, nên tua-bin không
bị nhiễm xạ. Loại lò này được sử dụng cho mục đích quân sự, như công nghệ tàu
ngầm
2.2 Đặc điểm của lò phản ứng nước áp lực PWR [3]
25

Lò phản ứng nước áp lực PWR là một trong những lò phản ứng hạt nhân
dùng nước nhẹ làm chậm và chất tải nhiệt.
2.2.1 Cấu tạo
Lò phản ứng nước áp lực PWR có thể chia thành các vùng khác nhau, mỗi
vùng sẽ có nhiệm vụ khác nhau trong từng bộ phận bên trong lò và gồm các bộ
phận như hình 2.2

Hình 2.2 Cấu tạo lò phản ứng nươc áp lực PWR

2.2.2 Hệ thống tải nhiệt lò phản ứng nước áp lực PWR


26

Hệ thống tải nhiệt lò phản ứng nước áp lực PWR bao gồm: Thùng lò, bình
sinh hơi, bơm nước tải nhiệt, bình điều áp, ống tải nhiệt chính xem hình 2.3

Hình 2.3 Hệ thống tải nhiệt lò phản ứng áp lực PWR


-Thùng lò : Chứa nhiên liệu và các bộ phận bên trong lò, nó được thiết kế
và chế tạo theo các tiêu chuẩn cao nhất, có thể chịu được áp suất và nhiệt độ tăng
cao.
-Bình sinh hơi: Hơi được tạo ra ở vòng II trong bình sinh hơi, sau đó được
dẫn đến làm quay tuốc-bin để phát điện, bình sinh hơi còn dùng để phân tán nhiệt
dư sau khi lò phản ứng ngừng hoạt động. Ngoài ra bình sinh hơi là khâu kết nối
giữa hệ thống lò phản ứng và hệ thống tua-bin.
27

-Bơm nước tải nhiệt : Các bơm này làm lưu thông chất tải nhiệt vòng I để
tải nhiệt từ vùng hoạt của lò ra bình sinh hơi. Bơm tài nhiệt là loại bơm hút một
tầng, trục thẳng đứng, có hiệu quả thuỷ lực rất cao.
-Bình điều áp: Bình điều áp được nối với một trong các vòng tuần hoàn sơ
cấp, có nhiệm vụ điều khiển áp suất trong hệ thống bằng bộ đốt nóng điện và bộ
phun nước.
-Ống tải nhiệt chính: Các ống tải nhiệt chính nối các bộ phận tuần hoàn với
nhau, tạo nên vòng sơ cấp để tái tuần hoàn dòng chất tải nhiệt.
2.2.3 Thùng lò phản ứng
Thùng lò được thiết kế để tạo ra khu vực chứa năng lượng do các phản ứng
dây chuyền sinh ra (hình2.4). Thùng lò phải chịu được áp suất cao, nhiệt độ tăng
cao và ứng suất lớn, sự ăn mòn và tác dụng của bức xạ. Do đó, khi thiết kế thùng
lò, phải tiến hành phân tích một cách chi tiết các ứng suất để kiểm tra xem thùng
lò có chịu được mọi tác động hay không. Các chỉ số kỹ thuật được xác định rất kỹ
lưỡng dựa trên vô số các phép thử. Việc chế tạo nhiều bộ phận của thùng lò bằng
loại thép ít tạp chất đã qua rèn, sẽ làm giảm số mối hàn vốn đòi hỏi kiểm tra định
kỳ. Khi thiết kế thùng lò ta cần chú ý:
-Bố trí vật liệu vùng lò: Để giảm bớt số lần kiểm tra và phơi nhiễm bức xạ,
các phần vỏ lò vành khăn được chế tạo bằng cách rèn để giảm bớt số mối hàn bằng
cách ghép nối các vành khuyên đó, các mối hàn đã được loại bỏ hoàn toàn khỏi
đường vành đai của thùng lò.

Bảng 2.1 Các kích thước dùng để bố trí vật liệu vùng lò.
2- vòng 3- vòng 4- vòng
Chiều cao 11.5 12.4 12.9
(m)
28

Độ dày 168 187 216


(mm)
Đường kính 3.4 4.0 4.4
trong (m)
Trọng lượng 230 330 390
(tấn)

-Thiết kế cấu trúc thùng lò: Ngoài việc sử dụng máy tính lớn và thiết bị đồ
hoạ đã làm đơn giản công việc phân tích chi tiết các ứng suất để thiết kế cấu trúc.
Tuy nhiên, khi thiết kế một dạng phức tạp, ngưới ta sử dụng chương trình phân
tích 3 chiều.
-Lựa chọn vật liệu chế tạo thùng lò: Bởi vì độ bền, khả năng chống rạn nứt
là các tiêu chuẩn hết sức quan trọng khi chọn vật liệu chế tạo thùng lò.
29

Hình 2.4 Thùng lò phản ứng nước áp lực PWR Nhật Bản

2.2.3 Thanh điều khiển


Thanh điều khiển là một thiết bị cơ điện hoạt động theo nguyên lý chốt
bằng từ, cơ cấu dịch chuyển thanh điều khiển dùng để di chuyển các thanh điều
khiển hấp thụ neutron trong vùng hoạt. Trong trường hợp dừng lò khẩn cấp, khi
dòng điện bị ngắt, các thanh điều khiển được đưa vào vùng hoạt nhờ trọng lực
xem hình 2.5
30

Hình 2.5 Cấu tạo thanh điều khiển lò phản ứng nước áp lực PWR
31

2.2.4 Vùng hoạt và thanh nhiên liệu


-Vùng hoạt gồm các thanh nhiên liệu (hình 2.6), chất làm chậm và các
thanh điều khiển.
.

Hình 2.6 Bó nhiên liệu trong lò phản ứng nươc áp lực PWR
CHƯƠNG 2
32

LÒ PHẢN ỨNG NƯỚC ÁP LỰC PWR


Vào năm 1939 sau khi khám phá sự phân hạch, những khái niệm thiết
kế ban đầu về nhà máy điện hạt nhân đã được lập ra. Tuy nhiên vào ngày 2 tháng
12 năm 1942, dưới áp lực của chương trình vũ khí hạt nhân trong chiến tranh thế
giới thứ 2, phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì đầu tiên đã được chứng minh
ở Đại Học Chicago. Người ta thực sự đã cần thiết xây dựng lò phản ứng lớn hoạt
động ở công suất cao để sản xuất Pu239 dùng trong vũ khí hạt nhân. Vào tháng 11
năm 1943 lò phản ứng thí nghiệm có công suất thiết kế ban đầu 1000 kW bắt đầu
hoạt động ở Oak Ridge. Trong suốt 10 năm sau đó người ta đã xây dựng ở Hoa Kỳ
và các nơi khác một số lò phản ứng có mục đích thí nghiệm. Ý tưởng dùng lò phản
ứng tạo ra điện năng là chương trình lò phản ứng trong tàu ngầm. Chương trình
triển khai đầu tiên vào năm 1948 trên cơ sở dùng nhiên liệu là Uranium có độ giàu
cao và nước áp lực làm chất làm chậm và chất làm nguội. Nhưng lợi ích kinh
nghiệm trong chương trình hạt nhân dùng cho tàu ngầm đưa tới sự áp dụng khái
niệm nước áp lực vào những nhà máy điện hạt nhân dẫn đến sự ra đời của lò phản
ứng nươc áp lực PWR. Vào năm 1957 lò phản ứng nước áp lực PWR dùng nhiên
liệu Dioxide Uranium có độ giàu cao đã sử dụng trong khoảng 100 nhà máy điện
hạt nhân trên thế giới. Cho đến nay thì lò phản ứng nước áp lực đã được nhiều
quốc gia trên thế giới: Nhật, Hoa Kỳ, Canada….xây dựng và ứng dụng trong việc
tạo ra năng lượng điện hạt nhân đáp ứng trong quá trình sản xuất, phục vụ nhu cầu
sinh hoạt của con người….

2.1 Phân loại lò phản ứng áp lực [4]


Giống như mọi nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân dùng nhiệt sinh
ra trong lò phản ứng hạt nhân để đun sôi nước, tạo hơi đó rồi tới tua-bin phát điện.
Trong lò phản ứng hạt nhân, nhiệt được sinh ra từ phản ứng phân hạch hạt nhân.
33

Hạt nhân uranium và plutonium trong nhiên liệu bị neutron bắn phá, phân tách
thành hai mảnh, đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt cùng neutron
mới. Những neutron mới này lại gây ra những phân hạch tiếp theo và như vậy tạo
ra phản ứng dây chuyền.
Để duy trì được phản ứng dây chuyền, lượng nhiên liệu trong vùng hoạt
động của lò phải đủ lớn. Neutron được sinh ra là những neutron nhanh, có năng
lượng cao. Những neutron này được làm chậm để duy trì phản ứng phân hạch.
Việc làm chậm được thực hiện nhờ chất làm chậm có trong vùng hoạt. Phản ứng
dây chuyền được kiểm soát nhờ những thanh điều khiển có tính năng hấp thụ
neutron được đưa vào trong vùng hoạt cùa lò phản ứng để giảm tốc độ hoặc dừng
phản ứng dây chuyền. Ba loại lò phổ biến nhất hiện nay:
2.1.1 Lò phản ứng nước nặng PHWR
Loại lò này dùng nước nặng D2O để làm chậm neutron. Trong lò nước nặng
áp lực, nhiên liệu được bố trí trong các ống chịu áp lực và nhiệt được tải đi ở từng
ống riêng rẽ. Những ống áp lực này được đặt trong một thùng lớn chứa nước nặng
làm chậm. Trong khi các lò nước nhẹ chỉ sử dụng uranium được làm giàu thì các
lò nước nặng áp lực dùng nhiên liệu uranium tự nhiên làm hoặc được làm giàu
chút ít.
34

2.1.2 Lò phản ứng nước sôi BWR

Hình 2.1 Cấu tạo lò phản ứng nước sôi BWR


Lò này chỉ sử dụng một chu trình. Nước được đun sôi trực tiếp rồi làm quay
tua-bin phát điện, như vậy tua-bin bị nhiễm xạ nhưng lại có kết cấu nhỏ gọn và giá
thành rẽ.
2.1.3 Lò phản ứng nước áp lực PWR
Lò này sừ dụng hai chu trình
- Chu trình thứ nhất nhận nhiệt từ lò phản ứng không làm sôi nước mà trao
đổi nhiệt cho chu trình thứ hai.
-Chu trình thứ hai làm sôi nước do đó làm quay tua-bin, nên tua-bin không
bị nhiễm xạ. Loại lò này được sử dụng cho mục đích quân sự, như công nghệ tàu
ngầm
2.2 Đặc điểm của lò phản ứng nước áp lực PWR [3]
35

Lò phản ứng nước áp lực PWR là một trong những lò phản ứng hạt nhân
dùng nước nhẹ làm chậm và chất tải nhiệt.
2.2.1 Cấu tạo
Lò phản ứng nước áp lực PWR có thể chia thành các vùng khác nhau, mỗi
vùng sẽ có nhiệm vụ khác nhau trong từng bộ phận bên trong lò và gồm các bộ
phận như hình 2.2

Hình 2.2 Cấu tạo lò phản ứng nươc áp lực PWR

2.2.2 Hệ thống tải nhiệt lò phản ứng nước áp lực PWR


36

Hệ thống tải nhiệt lò phản ứng nước áp lực PWR bao gồm: Thùng lò, bình
sinh hơi, bơm nước tải nhiệt, bình điều áp, ống tải nhiệt chính xem hình 2.3

Hình 2.3 Hệ thống tải nhiệt lò phản ứng áp lực PWR


-Thùng lò : Chứa nhiên liệu và các bộ phận bên trong lò, nó được thiết kế
và chế tạo theo các tiêu chuẩn cao nhất, có thể chịu được áp suất và nhiệt độ tăng
cao.
-Bình sinh hơi: Hơi được tạo ra ở vòng II trong bình sinh hơi, sau đó được
dẫn đến làm quay tuốc-bin để phát điện, bình sinh hơi còn dùng để phân tán nhiệt
dư sau khi lò phản ứng ngừng hoạt động. Ngoài ra bình sinh hơi là khâu kết nối
giữa hệ thống lò phản ứng và hệ thống tua-bin.
37

-Bơm nước tải nhiệt : Các bơm này làm lưu thông chất tải nhiệt vòng I để
tải nhiệt từ vùng hoạt của lò ra bình sinh hơi. Bơm tài nhiệt là loại bơm hút một
tầng, trục thẳng đứng, có hiệu quả thuỷ lực rất cao.
-Bình điều áp: Bình điều áp được nối với một trong các vòng tuần hoàn sơ
cấp, có nhiệm vụ điều khiển áp suất trong hệ thống bằng bộ đốt nóng điện và bộ
phun nước.
-Ống tải nhiệt chính: Các ống tải nhiệt chính nối các bộ phận tuần hoàn với
nhau, tạo nên vòng sơ cấp để tái tuần hoàn dòng chất tải nhiệt.
2.2.3 Thùng lò phản ứng
Thùng lò được thiết kế để tạo ra khu vực chứa năng lượng do các phản ứng
dây chuyền sinh ra (hình2.4). Thùng lò phải chịu được áp suất cao, nhiệt độ tăng
cao và ứng suất lớn, sự ăn mòn và tác dụng của bức xạ. Do đó, khi thiết kế thùng
lò, phải tiến hành phân tích một cách chi tiết các ứng suất để kiểm tra xem thùng
lò có chịu được mọi tác động hay không. Các chỉ số kỹ thuật được xác định rất kỹ
lưỡng dựa trên vô số các phép thử. Việc chế tạo nhiều bộ phận của thùng lò bằng
loại thép ít tạp chất đã qua rèn, sẽ làm giảm số mối hàn vốn đòi hỏi kiểm tra định
kỳ. Khi thiết kế thùng lò ta cần chú ý:
-Bố trí vật liệu vùng lò: Để giảm bớt số lần kiểm tra và phơi nhiễm bức xạ,
các phần vỏ lò vành khăn được chế tạo bằng cách rèn để giảm bớt số mối hàn bằng
cách ghép nối các vành khuyên đó, các mối hàn đã được loại bỏ hoàn toàn khỏi
đường vành đai của thùng lò.

Bảng 2.1 Các kích thước dùng để bố trí vật liệu vùng lò.
2- vòng 3- vòng 4- vòng
Chiều cao 11.5 12.4 12.9
(m)
38

Độ dày 168 187 216


(mm)
Đường kính 3.4 4.0 4.4
trong (m)
Trọng lượng 230 330 390
(tấn)

-Thiết kế cấu trúc thùng lò: Ngoài việc sử dụng máy tính lớn và thiết bị đồ
hoạ đã làm đơn giản công việc phân tích chi tiết các ứng suất để thiết kế cấu trúc.
Tuy nhiên, khi thiết kế một dạng phức tạp, ngưới ta sử dụng chương trình phân
tích 3 chiều.
-Lựa chọn vật liệu chế tạo thùng lò: Bởi vì độ bền, khả năng chống rạn nứt
là các tiêu chuẩn hết sức quan trọng khi chọn vật liệu chế tạo thùng lò.
39

Hình 2.4 Thùng lò phản ứng nước áp lực PWR Nhật Bản

2.2.3 Thanh điều khiển


Thanh điều khiển là một thiết bị cơ điện hoạt động theo nguyên lý chốt
bằng từ, cơ cấu dịch chuyển thanh điều khiển dùng để di chuyển các thanh điều
khiển hấp thụ neutron trong vùng hoạt. Trong trường hợp dừng lò khẩn cấp, khi
dòng điện bị ngắt, các thanh điều khiển được đưa vào vùng hoạt nhờ trọng lực
xem hình 2.5
40

Hình 2.5 Cấu tạo thanh điều khiển lò phản ứng nước áp lực PWR
41

2.2.4 Vùng hoạt và thanh nhiên liệu


-Vùng hoạt gồm các thanh nhiên liệu (hình 2.6), chất làm chậm và các
thanh điều khiển.
.

Hình 2.6 Bó nhiên liệu trong lò phản ứng nươc áp lực PWR
32

2.2.5 Nhà lò [3]


Nhà lò chứa hệ thống tải nhiệt lò phản ứng, gồm thùng lò và các thiết bị
sinh hơi. Nhà lò có tác dụng ngăn cản việc thoát các vật liệu phóng xạ ra môi
trường. Nó là rào chắn cuối cùng khi có sự cố nghiêm trọng xảy ra.
-Nhà lò của loại nhà máy PWR có 2 vòng và 3 vòng (hình 2.7). Kiểu nhà lò
hình trụ làm bằng bê tông cốt thép được dùng cho các nhà máy 2 vòng, 3 vòng.

Hình 2.7 Nhà lò của loại nhà máy 2 vòng và 3 vòng


-Nhà lò của loại nhà máy 4 vòng. Có 2 giải pháp đối với nhà lò của nhà
máy 4 vòng. Một là nhà lò bê tông dự ứng lực có khả năng chịu động đất cao và
được đánh giá có khả năng hoạt động tốt trong những lần kiểm tra hàng năm. Hai
là nhà lò thép cường độ cao hỗn hợp, có thời gian xây dựng ngắn hơn mà vẫn chịu
được động đất tốt như lò bê tông dự ứng lực (hình 2.8)
33

Hình 2.8a Hình 2.8b


Hình 2.8 Nhà lò của loại nhà máy 4 vòng
2.2.6 Hệ thống tua-bin và máy phát điện
Hệ thống tua-bin và máy phát điện sử dụng trong các nhà máy PWR có
những đặc điểm sau đây:
- Độ tin cậy cao: Rô-to hạ áp có độ bền cao chống lại sự ăn mòn ứng suất,
các cánh rô-to chịu lực và các đường soi lắp cánh với độ bền cao chống
lại sự ăn mòn, các vật liệu và cấu trúc chống lại sự ăn mòn do hơi ẩm.
- Hiệu quả cao: Sử dụng các cánh phản lực mang lại hiệu năng cao, đặc
biệt thích hợp với tua-bin hạt nhân
- Các đặc điểm vận hành: Hệ thống trục tua-bin – máy phát thực hiện vận
hành theo kiểu tái đóng-mở, ba pha, tốc độ cao. Các cánh tua-bin tạo ra
vận hành chu kỳ thấp.
2.2.7 Nguyên tắc hoạt động của lò phản ứng nươc áp lực PWR [8]
Lò phản ứng nước áp lực PWR sử dụng hai chu trình hoạt động: chu trình
một nhiệt từ lò phản ứng không làm sôi nước mà trao đổi nhiệt cho chu trình thứ
hai. Đầu tiên chất tải nhiệt (nước thường hay nước nặng) được bơm vào lòng lò,
34

dưới tác dụng của nhiệt độ, nước trên bề mặt bị hoá hơi, làm chạy tua-bin phát
điện. Trong chu trình khép kín thứ hai, máy hút hơi nước và khí từ tua-bin vào bộ
phận ngưng tụ và được làm lạnh qua hệ thống trao đổi nhiệt thứ hai trước khi nó
đến máy phát hơi nước. Nồi áp lực và máy phát hơi nước được chứa trong bể lò
phản ứng thường được làm bằng bê tông, có nơi được làm bằng thép, nhằm mục
đích không cho hoạt độ phóng xạ thoát ra ngoài môi trường và bảo vệ lò tranh
khỏi tác động từ bên ngoài.
Sơ đồ mô tả một hệ thống cung cấp hơi nước dùnglò phản ứng nước áp lực
PWR chỉ ra trong hình 2.9. Một hệ thống lớn tiêu biểu cung cấp 1300 MW điện
năng có lõi lò hình trụ chiều cao 4,2m và đường kính mặt đáy 3,4m. Lõi lò chứa
khoảng 200 bó nhiên liệu, mỗi bó nhiên liệu có khoảng 200 thanh nhiên liệu thẳng
đứng sắp xếp thành hình vuông. Trong một số bó thanh nhiên liệu người ta chừa
lại một số khoảng trống làm ống dẫn để chèn vào đó những thanh điều khiển. Bên
ngoài lõi lò và bên trong thùng lò là một hình trụ bằng thép dùng cho chất làm
nguội chảy. Hệ thống hoạt động ở áp suất khoảng 15,5Mpa với nhiệt độ làm nguội
khi chảy ra khỏi lõi lò khoảng 3300C. Năng lượng trong nước làm nguội chảy ra
thì chuyển thành nước sôi chảy vào máy tạo hơi nước hoạt động ở một áp suất
thấp hơn khoảng 7,6Mpa.
35

Hình 2.9 Sơ đồ lò phản ứng nước áp lực PWR


2.3 Xây dựng nhà máy điện hạt nhân PWR [3]
Nhà máy điện hạt nhân là hệ thống rất phức tạp. Do đó, cần phải xây dựng
một lịch trình bao quát về tiến hành kiểm tra chất lượng suốt từ giai đoạn lập kế
hoạch và thiết kế cho đến khi chạy thử. Hiện nay, do nhu cầu sử dụng năng lượng
điện phục vụ sản xuất, nhiều quốc gia đã và đang tiến hành xây dựng những nhà
máy điện hạt nhân PWR như hình 2.10 công ty Mitsubishi Nhật Bản xây dựng
nhà máy điện hạt nhân PWR trong thời gian rất ngắn với cách áp dụng nhiều
phương pháp tiên tiến như phương pháp chế tạo các đơn nguyên và phương pháp
bê tông cốt thép ghép tấm. Công tác kiểm tra chất lượng được tiến hành ở trình độ
cao kể cả việc sử dụng hệ thống kiểm soát lịch trình dự án tổng hợp.
36

Hình 2.10 Công trường xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở
Nhật Bản
2.4 Chất thải của lò phản ứng nước áp lực PWR [7],[8]
Trong quá trình lò hoạt động, nhiên liệu bị đốt cháy sinh ra các sản phẩm
phân hạch, các sản phẩm này gọi là xỉ lò phản ứng như: Plutonium, Uranium,
Xenon,…các xỉ này nhìn chung đều là các nguyên tố có khả năng phóng xạ, trong
đó có những đồng vị phóng xạ có chu kỳ bán rã rất lâu. Những chất thải này ảnh
hưởng xấu đến môi trường xung quanh, gây nguy hiểm đến cuộc sống con người.
Trong chất thải hạt nhân nhiều đồng vị sinh ra một số lượng lớn, như các
đồng vị Plutonium mỗi năm có khoảng 50 tấn nằm trong nhiên liệu đã được đốt
cháy. Hiện nay trên thế giới lượng Plutonium tồn động khoảng 1000 tấn từ việc
tách ra ở các thanh nhiên liệu đã cháy cộng với việc giải trừ vũ khí hạt nhân của
Mỹ và Nga.
37

Đối với lò phản ứng nước áp lực PWR Actinide có thể là chất thải, nhưng
lại phân hạch trong lò phản ứng nhanh. Theo tính toán, nếu xây dựng một nhà máy
điện hạt nhân kiểu lò nước áp suất cao có công suất 1000 MW. Như vậy, trung
bình một năm lò này sinh ra 21 tấn chất thải bao gồm:[1]
 20 tấn nhiên liệu chứa Uranium với hàm lượng 0.9%.
 200 Kg Pu
 21 Kg các nguyên tố họ Actinide: Neptunium, Americium,
Curium,…
 760 Kg các sản phẩm phân hạch có khả năng phóng xạ.
 9 Kg Cs, T1/2 =2.3 x 106 năm.
 18 Kg Te, T1/2 =2.14 x 106 năm.
 16 Kg Zirconi, T1/2 = 1.5 x 106 năm.
 5.5 Kg Paladi, T1/2 = 6.5 x 106 năm.
 3 Kg Iot, T1/2 = 1.5 x 106 năm.
Những chất thải này sẽ qua một quá trình tái chế hoặc tái sử dụng lại cho lò
239
phản ứng. Cần phải được giám sát chặt chẽ vì chỉ cần 9 Kg Pu người ta có thể
tạo ra một quả bom nguyên tử. Vì vậy, vịêc quản lí chất thải lò phản ứng rất quan
trọng. Ngoài việc xử lý tách hoá, tái sinh nhiên liệu, công vịêc này rất khó và tốn
kém, nên đa phần người ta xử lý bằng cách này cũng không an toàn tuyệt đối khi
thời gian chôn cất kéo dài hàng chục năm.
Mặc khác nếu đem chôn cất thì lãng phí do Uranium không còn đủ dùng
239
trong tương lai, và Pu là vật liệu tạo nên bom nguyên tử, nếu bị chôn cất quá
nhiều sẽ gây ảnh hương nghiêm trọng đến môi trường sống của chúng ta. Để bảo
đảm tính an toàn cùa chất thải trong nhà máy điện hạt nhân, ta có những biện pháp
quản lí, chế biến hoặc đem tái sử dụng. Hiện nay có xu hướng sau:
- Dùng lò nhiệt, thường phải trộn Plutonium với Uranium( MOX),
đang được thử nghiệm.
- Dùng cho lò nhanh, nhưng trong giai đoạn đang thử nghịêm.
38

- Dùng cho lò điều khiển bằng máy gia tốc(ADS) đang nghiên
cứu.
2.5 Thời gian sống của nhiên liệu [6]
Nhiên liệu sau khi đốt cháy sẽ thải ra dưới dạng xỉ( xỉ lò phản ứng). Các xỉ
alpha này là sản phẩm của quá trình phân chia, gồm các nguyên tố có tính phóng
xạ alpha, thời gian sống hàng ngàn năm. Chúng được gọi là các nguyên tố
Actinide hay các nguyên tố MA có trong nhiên liệu MOX ( nhiên liệu hỗn hợp của
UO2 và PuO2 ) và TRU( các nguyên tố siêu Uran).
TRU được sinh ra từ sự hấp thụ neutron của các hạt nhân MA mà không
phân rã, các nguyên tố TRU này là: 93Zr, 98Tc, 107Pd, 126Sn, 129I, 135Cs. Như vậy, để
duy trì sự cháy nhiên liệu này khoảng 20 ngày trong một chu trình đối với lò PWR
và người ta gọi thời gian sống của nhiên liệu trong vùng hoạt là Tres , thời gian
thực hiện một chu trình đốt cháy nhiên liệu là Tc và chúng liên hệ thông qua công
thức:
Tres = nTc (2.1)
Mối liên hệ giữa thông số thời gian Tres với tốc độ đốt cháy nhiên liệu được
người ta xác định thông qua công thức:
Bud = 0.365 qsp L Tres (2.2)
Trong đó: qsp là công suất riêng lò phản ứng, đơn vị MWd/KgHM.
L: năng suất của nhà máy.
0.365: là hệ số biến đổi thông số thời gian Tres từ năm ra ngày, d/y.10-3
Kết hợp công thức (2.1) và (2.2), ta xác định được công thức xác định tốc
độ đốt cháy nhiên liệu hạt nhân trong một chu trình nhiên liệu như sau:
Bud = 0.365 qsp L n Tc (2.3)
Các thông số vận hành lò phản ứng PWR theo kết quả đánh giá của MIT Stydy of
Future of Nuclear Power (7/2003), được ghi nhận qua bảng 2.2
Bảng 2.2 Thông số vận hành lò PWR
Thông số Ký hiệu Giá trị
39

Thời gian vận hành chu trình TC 18 tháng


Thời gian tiếp nhiên liệu TRO 20ngày/chu trình
Năng suất hoạt động L 90
Hiệu suất nhiệt h 0.33
Số lần nạp nhiên liệu N 3
Thời gian sống của nhiên liệu Tres 54 tháng
Thời gian sống của nhà máy TPlant 20năm đến 40 năm

Thời gian tồn tại nhà máy điện hạt nhân ở lò phản ứng PWR hiện
nay là từ 20 năm đến 40 năm. Người ta dự tính rằng, thời gian đăng ký vận hành
nhà máy là khoảng 40 năm, nhà máy có thể đăng ký gia hạn thêm 20 năm và 60
năm hay nhiều hơn là thời gian mà các nhà nghiên cứu mong đợi để phục vụ đời
sống cho mọi người. Đối với các nhà nghiên cứu mong đợi để phục vụ đời sống
cho con người. Đối với các nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ, thì thời gian hoạt động
từ 20 năm đến 40 năm được coi là kém hiệu quả. Vì vậy, việc tăng tuổi thọ của
nhà máy điện hạt nhân có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
của đất nước.
41

CHƢƠNG 3

LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN THẾ HỆ MỚI


3.1 Quá trình phát triển lò phản ứng hạt nhân [4]
Cho đến nay, sự ra đời của lò phản ứng hạt nhân đã có nhiều ứng dụng
quan trọng trong việc cung cấp nguồn năng lượng. Từ khi bắt đầu xây dựng, trong
thời gian đầu các nhà máy điện hạt nhân được thiết kế sơ khai với mục đích là
nghiên cứu. Mỹ là nước tiên phong trong công nghệ lò phản ứng hạt nhân, nước
này đã thiết kế các lò phản ứng hạt nhân mini đầu tiên dể ứng dụng trong quân sự
như: các máy bay quân sự, tàu ngầm…Sau đó, các nước trên thế giới nghiên cứu
và xây dựng phát triển. Trong hình 3.1 là quá trình phát triển lò phản ứng hạt
nhân, cho đến ngày nay lò phản ứng hạt nhân đã phát triển thế hệIV.

Hiện nay trên thế giới cĩ ba thế hệ các hệ thống điện hạt nhân đang
vận hành, các thế hệ này bắt nguồn từ những mẫu thiết kế ban đầu được phát triển
để sử dụng trên tàu biển từ cuối những năm 1940 (xem hình 3.1). Thế hệ I bao
gồm những nguyn mẫu ban đầu lị phản ứng hạt nhn từ những năm 1950 và 1960,
ví dụ như Shippingport (1957 - 1982), Dresden-1 (1960 - 1978), và Calder Hall-1
(1956 - 2003) ở Vương quốc Anh. Chỉ có hai nhà máy vận hành thương mại thuộc
thế hệ I vẫn cịn hoạt động, thuộc sở hữu của British Nuclear Group, mà theo kế
hoạch sẽ đóng cửa trong tương lai không xa.

Các hệ thống thế hệ II bắt đầu vận hành vào những năm 1970 và bao gồm
phần lớn trong số trên 400 lị phản ứng vận hnh thương mại kiểu nước dưới áp lực
(PWR) và kiểu nước sôi (BWR). Các lị phản ứng ny, thường được gọi l lị phản
ứng nước nhẹ (LWR), sử dụng các phương pháp an toàn “chủ động” truyền thống
bao gồm các tác động điện hoặc cơ khí thực hiện theo lệnh. Một số hệ thống theo
thiết kế cịn vận hnh kiểu thụ động (ví dụ, sử dụng van giảm áp) và làm việc không
cần đến người điều khiển hoặc mất nguồn điện tự dùng.
42

Các hệ thống thế hệ thứ III gồm có các lò nước nhẹ cải tiến ( ALWR), như
lò phản ứng nước áp lực cải tiến (APWR) và lò phản ứng nước sôi cải tiến (
ABWR)

Hình 3.1 Quá trình phát triển lò phản ứng hạt nhân
3.1.1 Lò phản ứng muối nóng chảy MSR
Lò MSR là lò nhiên liệu lỏng có thể sử dụng để đốt các actinide, sản xuất
điện năng, hydro và nhiên liệu phân hạch. Trong hệ thống này, nhiên liệu muối
nóng chảy qua các kênh lõi graphit. Nhiệt tạo ra trong muối nóng chảy được
truyền sang hệ thống chất làm mát thứ cấp thông qua bộ trao đổi nhiệt trung gian,
sau đó qua một bộ trao đổi nhiệt nữa tới hệ thống biến đổi năng lượng. Các
actinide và phần lớn các sản phẩm phân hạch tạo nên các florua trong chất lỏng
làm mát. Nhiên liệu lỏng đồng nhất cho phép bổ sung actinide mà không yêu cầu
phải chế tạo nhiên liệu.
43

3.1.2 Lò phản ứng nhanh làm mát bằng natri SFR


Mục tiêu ban đầu của lò SFR là quản lí các actinide, cắt giảm các sản phẩm
thải và tiêu thụ uran một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên theo dự kiến, các thiết kế lò
trong tương lai không chỉ sản xuất ra điện năng mà còn cung cấp nhiệt, sản xuất
hydro và có thể còn khử mặn nữa. Phổ neutron nhanh của lò SFR có thể cho phép
sử dụng các vật liệu phân hạch hữu ích, kể cả uran yếu, một cách hiệu quả hơn
nhiều so với các lò LWR hiện nay. Ngoài ra, hệ thống SFR có thể không cần phải
nghiên cứu thiết kế như các hệ thống thế hệ IV khác. Trong số các đặc điểm quan
trọng về độ an toàn của hệ thống SFR phải kể đến thời gian đáp ứng nhiệtdài ( lò
phản ứng nóng lên chậm), độ dự phòng lớn giữa nhiệt độ vận hành và nhiệt độ sôi
của chất làm mát ( xác suất xảy ra sự cố sôi là thấp hơn), hệ thống sơ cấp làm việc
gần với áp suất khí quyển, và hệ thống natri trung gian giữa natri hoạt tính phóng
xạ trong hệ thống sơ cấp .
3.1.3 Lò phản ứng làm mát nƣớc siêu tới hạn SCWR
Lò phản ứng SCWR với nhà máy được thiết kế đơn giản và hiệu suất nhiệt
tăng cao. Nhiệm vụ chính của SCWR là phát điện với chi phí thấp nhờ kết hợp hai
công nghệ đã qua thử thách: Công nghệ LWR truyền thống và công nghệ lò hơi
siêu tới hạn đốt nhiên liệu hoá thạch.
44

3.1.4 Lò phản ứng nhiệt độ rất cao VHTR


Lò phản ứng VHTR sản xuất đồng thời điện năng và hydro. Hệ thống
chuẩn bao gồm lò phản ứng neutron nhiệt làm mát bằng hêli, làm chậm bằng
graphit. Điện năng và hydro được sản xuất bằng cách sử dụng chu trình gián tiếp
trong đó các bộ phận trao đổi nhiệt trung gian cung cấp thiết bị kỹ thuật dùng cho
các ứng dụng như khí hoá than và phát kết hợp nhiệt và điện. Lò VHTR được
đánh giá cao về mặt kinh tế bởi nó có hiệu suất cao trong sản xuất hydro và có độ
an toàn do những đặc điểm cố hữu về nhiên liệu và lò phản ứng. Lò này cũng được
đánh giá cao vềchống phổ biến hạt nhân, về bảo vệ vật chất và điểm trung bình về
phát triển vững do nó có chu kỳ nhiên liệu mở hoặc trực lưu
3.2 Chất Uran và khí Hydro trong lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới
Chất Uran: Các lò phản ứng nhanh đóng vai trò có một không hai trong
nhiệm vụ quản lí các actinide bởi vì chúng làm việc với các neutron năng lượng
cao hơn so với các lò LWR và do vậy chúng hiệu quả hơn trong việc phân hạch
các actinide và các chất siêu Uran thu hồi từ nhiên liệu đã được tiêu thư trong lò
LWR. Trên lý thuyết, lò phản ứng nhanh có thể tái sinh toàn bộ Uran và Nuclit
phóng xạ siêu Uran. Ngược lại, các lò phản ứng nhiệt, ví dụ như lò LWR, sử dụng
các neutron năng lượng thấp hơn khai thác năng lượng chủ yếu từ các đồng vị
phân hạch. Đồng vị phân hạch duy nhất xảy ra trong tự nhiên là 235U, chỉ có 0.7%
trong Uran tự nhiên. Qua làm giàu, tỉ lệ này được nâng lên bằng khoảng 3% đến
5%, đủ để vận hành trong lò LWR. Tuy nhiên, bởi lò vì lò LWR không thể sử
dụng để tái sinh hoàn toàn nên trên 99% lượng Uran khai thác ban đầu cuối cùng
lại trở thành nhiên liệu đã sử dụng và bã quặng thải ra từ quá trình làm giàu. Lò
phản ứng nhanh tận dụng Uran tốt hơn bởi vì nó hỗ trợ nhiều chu trình tái sinh,
nhờ đó có thể sử dụng được toàn bộ nhiệt chứa trong nhiên liệu.
Khí Hydro: Nhiều lò phản ứng thế hệ IV là khả năng sản xuất Hydro ở dạng
sản phẩm phụ. Khai thác được tiềm năng này sẽ khiến cho việc sử dụng pin nhiên
liệu trong giao thông và phát điện trở nên kinh tế. Mục tiêu dài hạn sẽ là các nhà
máy điện hạt nhân thế hệ IV vận hành ở nhiệt độ cao hơn, chuyên sản xuất hydro.
45

3.3 Xu hƣớng phát triển điện hạt nhân trên thế giới và an toàn hạt nhân
3.3.1 Xu hƣớng phát triển điện hạt nhân trên thế giới
Năng lượng là một vấn đề cần thiết đến sinh hoạt và sản xuất, mà tài
nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nhưng nguồn nguyên liệu hạt nhân vừa có
trong tự nhiên vừa có thể tạo ra được bằng cách làm giàu các nguyên tố có khả
năng phân hạch. Nên công nghệ lò hạt nhân phát triển là một thiết yếu. Đồng thời
nó tạo ra những lò khác được dùng trong các mục đích khác. Ngày nay, có nhiều
loại lò ra đời đảm bảo độ an toàn cao. Nên lò phản ứng là một phần không thể
thiếu trong cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Đối với những quốc gia không có tài
nguyên về khí đốt cũng như dầu mỏ, hệ thống sông ngòi không có hoặc có mà ích
thì công nghệ lò hạt nhân là một vấn đề cần thiết trong việc phát triển kinh tế đất
nước.
Ở phạm vi toàn cầu, năng lượng nguyên tử rất cần thiết muốn hay không thì
cũng phải phát triển năng lượng nguyên tử vì sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
Như chúng ta đã biết dân số hiện nay trên thế giới hơn 6 tỷ người và hàng năm
tăng thêm 80 triệu người, tương đương dân số Việt Nam hiện nay. Dân số tăng dẫn
đến sự gia tăng về việc sử dụng năng lượng.
Hiện nay, nguồn năng lượng phục vụ con người chủ yếu lấy từ các nguồn
năng lượng hoá thạch như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên. Nhưng nguồn năng
lượng hoá thạch thì có giới hạn. Theo tính toán của các chuyên gia năng lượng
quốc tế, than đá dù có trữ lượng phong phú nhưng cũng khai thác trong vòng 230
năm là cạn kiệt, còn dầu mỏ là 43 năm, khí thiên nhiên là 62 năm. Mặc khác,
nguyên liệu hóa thạch tập trung chủ yếu ở vùng Trung Đông, nơi không ổn định
về chính trị. Trong khi đó nhiên liệu Uran nếu tái xử lí thì sử dụng hàng ngàn năm.
Vấn đề sử dụng các năng lượng mới như gió, năng lượng mặt trời, thuỷ
triều, điện nhiệt,…cũng đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, trong một vài thập kĩ tới
thì các nguồn năng lượng này chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Theo dự báo của tổ chức
năng lượng thế giới, cho đến năm 2020, các nguồn năng lượng mới chỉ có thể đáp
ứng được 2%- 5% tổng nhu cầu năng lượng thế giới. Hiện nay, tình hình phát triển
46

điện hạt nhân trên thế giới rất khác nhau giữ các nước và khu vực, chủ yếu là do
sự khác nhau về nhu cầu và việc cung cấp năng lượng. Hiện tại, thế giới có 441
nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động với tổng công suất 358.661 MW.
3.3.2 An toàn hạt nhân
Về nguyên tắc, bất cứ hoạt động nào của con người cũng tiểm ẩn những rủi
ro về sự cố. Công nghiệp hạt nhân cũng như bất kỳ một ngành công nghiệp nào
khác, không nằm ngoài qui luật chung. Tuy nhiên, do tính nhạy cảm công khai của
ngành công nghiệp hạt nhân nên ột số sự cố nhỏ cũng gây sự quan tâm rất lớn của
công chúng. Trong khi đó những tai nạn rất lớn của ngành khác (như vụ vỡ đập
thuỷ điện ở Trung Quốc năm 1997, Đã chìm chết hàng chục nghìn người).
Các sự cố hoặc tai nạn hạt nhân xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Về kỹ thuật: Lỗi thiết kế, thi công xây dựng lắp đặt.
- Về luật lệ: Không tuân thủ đúng qui phạm vận hành, bảo dưỡng, thanh
tra, cấp phép
- Về con người: Trình độ kỹ thuật, kỹ luật trong xây dựng lắp đặt, vận
hành, bảo dưỡng còn kém.
Hiện nay, các loại lò thương mại trên thế giới đều có vỏ bọc bê tông cốt
thép; nếu xảy ra sự cố, các chất phóng xạ sẽ được giữ lại trong vỏ bọc này. Ngoài
ra, các vỏ bọc này còn có khả năng chống được cả các sự cố máy bay đâm vào nhà
lò do khủng bố hoặc máy bay rơi mà không làm ảnh hưởng tới tâm lò, nơi có phản
ứng hạt nhân. Các chuyên gia về điện hạt nhân đã khẳng định rằng sẽ không xảy ra
như tai nạn hạt nhân như kiểu Chernobyl ( Liên Xô). Hơn thế nữa, trong thiết kế
các lò phản ứng hiện nay, đã chứa đựng các yếu tố đảm bảo an toàn nội tại, cũng
như giảm thiểu hậu quả của các sự cố nếu có.Theo đánh giá của các chuyên gia kỹ
thuật, các lò phản ứng thương mại hiện nay đã đạt đến độ an tòan rất cao và công
nghệ lò phản ứng ngày càng được cải tiến, đảm bảo an toàn hơn, thời gian xây
dựng được rút ngắn, thải ít hơn và tăng khả năng cạnh tranh về kinh tế.
Tóm lại, an toàn là tiền đề lớn đầu tiên trong quá trình nghiên cứu, phát
triển và sử dụng năng lượng nguyên tử. Vấn đề an toàn không chỉ giới hạn từ khâu
47

đầu tiên là tinh chế nhiên liệu Uran, mà còn phải đảm bảo tới khâu cuối cùng xử lí
chất thải của toàn bộ chu trình nhiên liệu hạt nhân, cũng như trong các hoạt động
ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và bức xạ. Vì vậy, phải phát triển các cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, luật pháp và nhân lực đảm bảo thực hiện tốt công tác an toàn bức xạ và hạt
nhân trong mọi hoạt động nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng nguyên
tử. Hơn nữa, cùng với việc đảm bảo an toàn kỹ thuẫt, còn cần phải nuôi dưỡng
một nền văn hoá an toàn. Bảo đảm an toàn kỹ thuật là điều kiện cần, nhưng vẫn
chưa là điều kiện đủ. Việc nhân dân cảm thấy yên tâm đối với năng lượng nguyên
tử dựa trên cơ sở tích luỹ tạo dựng các yếu tố an toàn là vô cùng quan trọng. Vấn
đề là làm thế nào để nhân dân thấy yên tâm, xét cho cùng, việc công khai rộng rãi
thông tin cho nhân dân để mọi người hiểu một cách đúng đắn là quan trọng hơn
hết. Đó chính là phương châm hành động của ngành hạt nhân.
3.3.3 Tƣơng lai lò phản ứng hạt nhân ở Việt Nam
Việt Nam phát triển nhà máy điện hạt nhân trong điều kiện hiện nay là
tương đối thuận lợi với xu hướng trên thế giới. Vấn đề mà công chúng Việt Nam
lo ngại cũng là vấn đề các nước khác quan tâm, đó là đảm bảo an toàn của các nhà
máy điện hạt nhân. Việc đảm bảo an toàn hoạt động các cơ sở hạt nhân trong đó
có nhà máy điện hạt nhân đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có kỹ
luật và hệ thống luật lệ đảm bảo tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
Hoạt động của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt trong 20 năm qua đã khẳng định trình
độ của đội ngũ cán bộ Việt Nam trong quản lí, vận hành và bảo dưỡng lò phản ứng
hạt nhân, một mô hình thu nhỏ của nhà máy điện hạt nhân. Trong tương lai, Việt
Nam xây dựng nhà máy nguyên tử đáp ứng nhu cầu của xã hội.
3.4 Kết luận
Xu hướng phát triển những lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới với trinh độ
khoa học kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo an toàn chất thải và bức xạ sẽ là trọng tâm
tương lai của ngành lò phản ứng hạt nhân. Qua những thăng trầm trong những thời
gian đầu còn thiếu xót, với những sự cố xảy ra. Thì giờ đây việc xây dựng các nhà
48

máy điện hạt nhân, sản xuất nguồn năng lượng điện nguyên tử để chống sự cạn
kiệt năng lượng trong tương lai được ứng dụng rộng rải ở các nước.
49

KẾT LUẬN

Trong chương 1 tôi đã trình bày một cách tổng quát về lò phản ứng hạt
nhân. Từ đó giúp người đọc hiểu về lò phản ứng hạt nhân như: sự tương tác của
neutron với vật chất, quá trình hoạt động của lò dựa trên nguyên tắc phản ứng dây
chuyền, nhiên liệu lò dùng. Dù có nhiều loại lò phản ứng hạt nhân khác nhau
nhưng tôi đã phân loại lò phản ứng hạt nhân dựa vào tính chất đặc trưng, kỹ thuật,
mục đích sử dụng và phương pháp khai thác. Trình bày về quá trình phân hạch
trong lò phản ứng,…
Trong chường 2 tôi đã trình bày về sự ra đời của lò phản ứng hạt nhân, dẫn
đến việc hình thành lò phản ứng nước áp lực. Trong quá trình hình thành lò người
ta đi từ những ứng dụng nhỏ trong tàu ngầm từ đó người ta sử dụng lò cho mục
đích phi quân sự. Trong chương này, tôi đã nêu lên ba loại lò phản ứng áp lực
quan trong nhất hiện nay, tôi đã nêu cấu tạo của lò phản ứng nước áp lực PWR,
chất thải, nguyên tắc hoạt động của lò, thời gian hoạt động của nhiên liệu, hệ
thống tải nhiệt của lò phản ứng, xây dựng nhà máy và thông số vận hành lò. Lò
PWR là một trong những lò nươc nhẹ, quá trình hoạt động diễn ra trong hai chu
trình, chất tải nhiệt trong lò có thể là nước thường hoặc nước nặng. Hiện nay, lò
PWR đã được cải tiến với chất thải ít và đạt độ an toàn cao, phục vụ cho quá trình
sản xuất nguồn năng lượng nguyên tử.
Trong chương 3 tôi đã nói về các lò phản ứng ở thế hệ mới, đang được xây
dựng và nghiên cứu để đạt độ tin cậy tối đa về an toàn bức xạ. Trong chương này,
các lò phản ứng nước áp lực cải tiến APWR và lò phản ứng nước sôi cải tiến
ABWR là điểm nóng của các nghiên cứu tiếp theo của khoa học
50

KIẾN NGHỊ
Hiện nay, vấn đề thiếu hụt nguồn năng lượng trong tương lai là vấn đề đang
được quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Với nguồn năng lượng nguyên tử từ
khí thiên nhiên, dầu mỏ, than đá, theo thống kê của các chuyên gia năng lượng
quốc tế sẽ cạn kiệt trong thời gian không xa. Để cải tiến và duy trì nguôn năng
lượng cho nhu cầu cuộc sống con người. Hướng kế tiếp của khoá luận sẽ nghiên
cứu về lò phản ứng nước áp lực cải tiến, sản xuất ra năng lượng với chất thải ít, an
toàn bức xạ cao, ít tốn chi phí và xây dựng trong thời gian ngắn.
51

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
[1]. Ngô Quang Huy (1995), “Vật Lý Lò Phản Ứng Hạt Nhân”, nxb Đại
Học Quốc Gia Hà Nội.
[2]. Nguyễn Đình Gẫm (2000), “Giáo trình vật lý lò phản ư’ng hạt nhân đại
cương”, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Tp Hồ Chí Minh.
[3] Nhà máy điện hạt nhân Mitsubishi PWR (2000), công ty trách nhiệm
hữu hạn công nghiệp nặng.
[4] http://nlntp.blogspot.com/2008/02/cc-kiv-l-phn-ng-ht-nhn.htm
Tiếng Anh
[5] Suresh Garg Hindu, Feroz Ahmed L S Kothari (1986), “ Physics of
Nuclear Reactors”, Tata McGraw – Hill Publish Company Limited, New
Delhi.
[6] Raymond.L.Muray (1985), “Nuclear Reactor Physics”, Prentice-
Hall,Inc.
[7] N.E.Todreas, and M.J. Driscoll (2003), “A Tight Lattice, Epithermal
Core Design for the Integral PWR”,MIT
[8] Wang, D,M.S.Kazimi,and M.J.Driscoll (2003), “Optimization of a
Heterogeneousn Thorium-Uranium Core Design for Pressurized Water
Reactors”, MIT.
[9] Xu,Z.MJ.Driscoll and M.S.Kazimi(2003), “Design Strategies for
Optimizing High Burnup Fuel in Pressurized Water Reactor”, MIT.

You might also like