You are on page 1of 132

g

n
m
a
Ffi
T
a
m
U
S
ALEXANDRE DE RHODES

TƠỜNG TRÌNH

VỀ NHữNG TIẾN TRIỂN ĐỨC TIN

TRONG XỨ ĐÀNG TRONG


THUỘC MIÊN VIỄN ĐÔNG GỦ1 TỐI BÈ
TRÊN CẢ DÒNG TÊN DO

CHA ALEXANDRE DE RHODES


ĐƯỢC PHÁI TỚI NHỮNG KHU TRUYỀN
GIÁO Ở CẮC xứ ĐÓ.

Paris Sebastỉen Cramoỉsy,


Nhà in thong thường cua vua và Gabriel
Cramoisy 1652
Mục Lục
»<

Trích đặc ân của Vua ............................................................................. 4


Lời gỉới thiệu ......................................................................................... 5
Tường trình vê những tiến ừiển đức tin trong xứ Đàng Trong thuộc miền
viễn đông gửi tới Bề trên cả
dòng tên do cha Alexandre de Rhodes.................................................. 9
Tường trình về cái chết vinh quang của thày giảng Anrê
tử đạo tiên khởi xứ Đàng Trong ngày 26 tháng 7 năm 1644 .............. 28
Tường thuật về cuộc đón tiếp long trọng thi hài chân phúc
Anrê tiên khởi tử đạo xứ Đàng Trong tại thành phố Macao............... 37
Tường thuật về xứ Đàng Trong: những cơn bắt bớ tiếp theo.............. 41
Thư gửi cha Alexandre de Rhodes bị giam tù vì đức tin
và là đồ đệ bất khuất của Đức Giêsu Kitổ ....................................... . 59
Dàng Trong dưới thời Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648 ) .................... 78
Tình hình giáo đoàn vào năm 1639 .................................................... 80
Tống Thị ~ ........................................................................................... 82
Hoàng tử Tôn Thất Khê ......................... ............................................ 86
Dà Minh Đức Vương Thái Phi ........................................................... 8 8
Bà thứ phi của chúa quá cố .............................. ............................ .... 89
Bà hoàng có họ gần với chứa .............................................................. 90
Bà sang trọng và rất đạo đức ................................................. ............ 91
Bà dì của chúa là bà Maria ................................ ................................. 92
Bà thân mẫu của chú nhà chúa ............................................................ 94
Bà Maria Bà dì của chúa, với các nữ tu
dòng Phan người Tây ban nha ............................................................ 96
Nhà thờ của bà Maria bị phá đổ................. .................................. .... 97
Lời nhà chúa nhắn nhủ bà Maria ,ẻ... 100
Rửa tội cho mấy công chứa cháu của bà ................... . ..................... 101
Bào đệ của Nguyễn Phúc Nguyên ..................................................... 101
Bà Vương thái phi Maria qua đòfi........................... ........................ 104
Bà Mađalena vợ quan trấn thủ Phú Yên .......................... ........... ...106
ông trấn thủ Quảng Bình ...................................................................127
Trích đặc ân của Vua

Nhờ ơn và đặc ân của Vua ban tại Poitiers và có


chữ kỹ của Vua trong buổi hội Cramoisy, ban
phép cho Sebastien Cramoisy, thương gia hàng
sách đã tuyên thệ ở đại học đưòng Paris và nhà
in thông thưòng của Vua và của Hoảng Hậu, nhà
tư sản và cựu phó thị trưởng thành phố Paris,
được in hoặc cho in một cuốn sách nhan đề
TƯÒNG TRÌNH VỀ NHỮNG TIỀN TRIỂN
ĐỨC TIN TRONG XỨ ĐÀNG TRONG và phép
này trong thòi gian và khoảng gian là 10 năm
liên tục; hạn cấm tất cả những nhà sách và nhà
in, hoặc in hoặc cho in cuốn sách này, với lý do
giả mạo hay thay đổi có thể làm được, và phạt
tịch thu và bồi thưởng chiếu theo đặc ân này.

Phép của cha phổ tỉnh Dòng

Chúng tối Charles Lalemant, phó tỉnh Dòng Tên, tỉnh nước
Pháp, đã cho phép ông Sebastien Cramoisy nhà in thông
thường của Vua và Hoàng Hậu, nhà tư sản và cựu phó thị
trưởng thành phố Paris, được in Những bản TƯỜNG TRÌNH
VỀ XỨ ĐÀNG TRONG

Làm tại Paris ngày 22 tháng 2 năm 1652.


5

Lời giớỉ thiệu

C húng ta thường nói “Tường trình về Đàng trong” của De


Rhodes, ấn hành tại Paris năm 1652, nhưng thực ra nhan
đê cuốn sách bằng tiếng Pháp là: “Tường trình về những tiến
triển đức tin ở vương quốc Đàng Trong thuộc mien Viễn Đông
gửi tới cha Bê Trên cả Dòng Tên do cha Alexandre de Rhodes
được phái tới những khu truyền giáo này 'ể" Về nội dung thì
chỉ là bài tường trình về hoạt động cuối cùng và là lần thứ năm
của De Rhodes ở Đằng Trong, nghĩa là từ đâu Mùa Chay, 31
tháng
1 năm 1644 tới mồng 9 tháng 7 năm 1645.
De Rhodes đã viết bân tưởng tnnh tại Macao, ba tháng sau
khi đã bị trục xuất khỏi Đàng Trong, tức ngày 16 thàng 10 năm
1645. Ông đã ghi rõ ngày tháng và ký tên rõ ràng như một bản
tường trình chinh qui chúng ta thường thấy. Viết vào tháng 10
thì tới tháng 12 ngày 20 cùng năm ông lấy tàu trở về Âu Châu.
Như vậy có thể nói là ông đã viết lúc còn nóng hổi các tin
tức mà chính ông là kẻ làm nên và sống trong thời gian một
năm rưỡi. Vào đầu bản tường trình, ông phác họa những công
việc các thầy giảng đã làm trong khi ông rut vê Macao lần thứ
bốn, rồi sau đó là các hoạt động của ông trong thời gian này.
Chúng ta được biết sự có mặt của ông trong khắp cõi Đàng
Trong, từ Đà Nẵng tới Hội An, lên cho tới ranh giới Đàng
Ngoài tỉnh Bố Chính và lũy Trường dục ‘‘rất kiên cố, một thứ
thành quách mà chúa Đàng Ngoài mối đây đã ba ĩân tấn công
mà không vượt nổi”. Trong phủ chúa, ông lại gặp những khuôn
mặt quen thuộc và thân thương là Bà Minh Đúc Vương thái
phi và hoàng tử Khê con Bà. Ông cũng được tiếp xúc với cựu
trấn thủ Phú Yên và phu nhân là công chúa Ngọc Liên lúc này
lui về Quảng Nam.
Ông cũng đi thăm giáo dân ở các tỉnh miền Nam như Quảng
Ngãi, Qui Nhơn. Nhưng hai sự việc quan trọng đã xảy ra trong
thòi gian này là việc Anrê thày giảng tiên khởi Đàng Trong tử
đạo ngày 26tháng 7 năm 1644 va việc mấy nữ tu dòng họ Phan
6
bị nạn tàu giạt vào bờ biển Đà Nẫng vào mùa chay năm 1645.
Cả hai sự việc đã được De Rhodes ghi chép và viết lại trong
cuốn Hành Trình và Truyền giáo, ấn hành nãm 1653ề Về Anrê
tử đạo, ở đây, ông đã viết về việc đón rước thi hài rất long trọng
do các cha dòng Tên thành phố Macao tổ chức dưới sự chủ tọa
của cha Gaspar d’Amaral.
Riêng về việc cáo nữ tu dòng họ Phan, có vài chi tiết không
có trong Hành Trình và Truyền giáo, thí dụ bức thư của Anto-
nio de Santa Maria dổng họ Phan gửi cho ông đề ngày 16 tháng
2 năm 1645 tại Đà Nẵng. Bức thư thân thương làm sao, cảm
động đến thế nào, lúc đó De Rhodes ở Qui Nhơn. Ngoài mối
cảm tình thân mến giữa hai giáo sĩ làm việc xa quê hương đất
tổ, ngoài những khó khăn nguy hiểm gặp nơi hoạt động còn có
một tình một nghĩa tinh thần và thiêng liêng gắn bó giữa hai
người. Vè thực tế, cũng theo bức thư thứ nhất naỳ, người ta
được biết: chiếc tàu từ Macao khi trở về Manila thì bị bão đánh
giạt vào bờ biển Đà Nẫng. Thế là theo luật xứ này, hết các của
cải trong tàu đêu bị tịch thu và hành Jdiách có thể bị cầm tù.
Trong thư thấy nói tới ba Tân người ta đến khám xét do lệnh
của tòa án xứ này. Ngoài những mất mát do vụ bão biển, lại
còn bị người ta đến tước đoạt và người ta còn đe dọa. “Viên
tướng lãnh tối cao, theo họ gọi như thế, của nước này dẫn một
toán lính tháp tùng tối, kẻ thì mang mã tấu lột trần, người thì
vác súng hỏa mai với mồi đã châm lửa, thế rồi chính những
ngưcá Đàng Trong cũng đến cho chúng tôi hay là để chém đầu
tất cả chúng tôi”. Một mối sợ khác đó là nhà chúa nhất thiết
đòi xem mặt các nữ tu. Các cha hết sức từ chối mà không được.
Cũng trong việc này, chúng ta lại thấy hai nhân vật đã bắt
đàu khá quen thuộc, đó là sự săn sóc và chăm nom các nữ tu
người Tây của bà cựu trấn thủ Phú Yên lúc này đang ở Quảng
Nam, và buổi hội ngộ rất cảm động của bà Minh Đức Vương
thái phi với các nữxtu ngoại quóc. Trước khi từ biột bà đã xin
các nữ tu cho bằ một bộ áo dòng của các bà để khi bà nhắm
mắt lìa đời bà được liệm trong bộ áo dòng đó. Và các bà đã giữ
lời hứa khi các bà trở vè Manila, ổ đây chúng ta sẽ có thể so
sánh nhũng gì De Rhodes đã ghi lại lúc còn nóng hổi vào năm
1645 với những gì ông viết để lại cho xuất bản năm 1653.
7

Về điểm này chúng tôi tạm nói tới hai việc. Thứ nhất, ứong
tường trình về Đàng Trong, ông viết về lễ giáng sinh năm 1645
tại nhà một cựu giáo dân Nicolas Hảo: “Cũng trong làng này
tôi đã mừng lễ giáng sinh trong một nhà rộng lớn được trang
trí tươm tất, nhà này thuộc về một người tên là Nicolas Hảo,
một Kitô hữu kỳ cựu nhất, đã đưọc chịu phép rửa tội từ 25 năm
nay đo cha Francesco Buzomi thuộc dòng chúng tôi và là
người đầu tiên tới khu truyền giáo này năm 1615”. Nhưng
trong Hành Trình và Truyền giáo, năm 1653, ông viết: “ở đây
mối thật sốt sắng mừng đêm Chúa giáng sinh: nửa đẽm thanh
vắng, tôi cứ tưởng như thấy mọi ánh sáng thiên đàng. Tôi
không nói tới nguồi an ủi tồi nhận được ở đây, nhưng tôi quyết
rằng trong những nhà thờ đẹp nhất, trong những bản nhạc hay
nhất bên trời Âu, chưa bao giờ tôi thấy có gì tương tự, không
ai thấy đưọc, chỉ người ta đã thưởng thức mới biết mà thôi”.
Cái gì đã làm cho ỏng lý tưởng hóa, hoặc thêu dệt, hay cao
hứng lên như thế, phải chăng là thời gian, là khoảng xa cách,
lòng nhớ nhung, sự lắng đọng ưong tâm hồn.
Thứ hai, lời ông viết khi từ biệt Đàng Trong mà ông biết
chắc là không bao giờ còn ứở lại cái đất nước thân yêu: “Chúng
tôi lên buồm từ hải cảng Hội An ngày mồng 9 tháng 7 năm
1645 và lòng tôi luôn luôn quyến luyến đất nước thân yêu này,
trái tim tôi hình như muốn thoát ra khỏi lồng ngực để trở về
kết hiêp với các bạn đồng sự nghĩa thiết hiện nay đang ở trong
ngục và với tất cả các Kitô hữu tốt lành của tôi”. Thế nhưng
khi nói về cũng một cuộc vĩnh biệt này trong Hành Trình và
Truyền giáo nãm 1653 thì có một sự lâm li tha thiết vô cùng
sâu sắc: “Đó là ngày mồng 3 tháng 7 năm 1645, thân xác toi
rời bỏ Đàng Trong, nhưng linh hồn tôi thì không, cả Đàng
Ngoài cũng không kém. Thực ra cả hồn cả xác tôi đêu ở cả hai
nơi và tôi không nghĩ tôi có thể ròti bỏ mãi được”. Thật là
nhông lòi bất hủ của một người đã hy sinh một phần lớn đời
mình cho một đại sự.
Như trên đã nói, De Rhodes viết bản tường trình này ngày
16 tháng 10 năm 1645 tại Macao, và ngày 20 tháng 12 cùng
năm, ông lấy tàu trở về Âu Châu.
8
Hồng Nhuệ
9

TƯỜNG TRÌNH VÊ NHÚNG TIÊN TRIỂN ĐỨC TIN


I Gửi tới Cha Bề trên Cả Dọng
TRONG xứ ĐÀNG TRONG
Tên.

Thưa Cha rất đáng kính,

gay đâu bản tường trình này, tôi có thể nói được rằng tôi
hết lòng dâng lên Cha lời Kinh Thánh: “ ơn phúc Thiên
Chúa ban, đất đai sinh hoa trái.” Sau khi đã đổ rất nhiều ơn trên
những miền Đông Phương, như tôi đã thấy tận mắt, sau khi đã
săn sóc trồng trọt những đồng bằng rộng lớn, thì Thiên Chúa đã
cho trổ sinh dồi dào hoa trái xứng đáng vói cõi Tròi.
Bản tường trình này kể lại những bằng chứng trung thực vê vụ
gặt xung túc mà Chúa mùa thu hái lớn lao đã chúc phúc công lao
của các thợ lam lũ trong hai năm 1644 và ỉ645. Người ta thấy có
tới tám hay chửi nghìn và hơn nữa lương dân trở lại đạo. Còn
những Kitô hữu cũ thì sống thánh thiện và trong sạch theo đường
trọn lành phúc âm, đến nỗi coi như hoàng kim thời đại của Giáo
hội nguyên thủy tái sinh và tái phát triển trong đời sống họ: bởi
vì có nhiều người kiên trì làm các vỉệc đạo đức đến nỗi họ nguyện
ngắm suốt ngày thâu đêm, người khác thì nhiệt thành chịu các
phép bí tích xưng tội và rước lễ, họ rất vất vả ưẩy đi từ những nơi
xa tới năm mươi dặm để được chịu một lằn.
10
Nhiều người còn tỏ ra rất khinh chê của cải trần gian và thóat
ly hoàn toàn các thứ vui xác thịt, làm cho hai trang trí giàu sang
nhất của ơn thánh là đức nghèo khó Phúc âm và đức khiết tinh
được nẩy nở thành đóa hoa ữang trí rất đẹp ở xứ này, nơi mà sự
thờ ngẫu tượng, tính biển lận và thói dâm đãng hoành hành tò biết
bao thế kỷ nay.1 Thật ra người ta có thể nổi, ừong giáo đoàn phôi
thai này, hết các tín đồ chỉ có một lòng một dạ, rất thương yêu
nhau, đến nỗi ngưòi ta thấy những kẻ cao sang, những vị quan,
các viên chức của nhà nước cũng hạ mình làm những việc hèn về
bếp núc, ở bệnh xá để giúp kẻ đồng bang trong lúc cần thiết.2
Sau cùng lòng yêu mến sự hãm mình và cây giá đức Giêsu
Kitô đã chiếm đoạt tâm hồn các Kitô hữu đên nỗi tất cả những
thú vui quí nhất, tất cả những ưa thích của họ là được chịu xỉ
nhục, bị tịch thu, chịu các vết tích hèn hạ, gông cùm, tù tội, tra
tấn, chết vì xưng đức tin, và ngay khi vừa mứi mở cửa tòa án thì
đã thấy họ kéo nhau từng trãm tới trình diện quan tòa, và đau khổ
nhất của tôi là phải kìm hãm họ trong những ao ước lành thánh,
trong những khát vọng chịu tử đạo,
Khi đọc bản tường trình này và bản tiếp sau, vì sự xa cách gần
như vô hạn, sự giao thông cũng bất an, làm cho tới Âu Châu quá
trễ thì sẽ thấy hiển nhiên sự thật về nhân đức của giáo đoàn mới
mẻ này.
Và để vào đề, tôi xin thưa với Cha rằng sau khi đã làm việc
một thời gian ở các khu truyền giáo Đàng Trong, thì b'ê trên
truyền cho tôi phải rut lui. Tôi đã bỏ xứ này vào cuối tháng 7 năm
1643, nhưng vì sự vắng mặt quá lâu của tôi làm tổn thương các
công việc của Giáo hội phôi thai này hoặc ít ra làm ngừng sự tiến
triển tốd đây rất tốt đẹp, nên tôi đã làm hết sức để trở lại vào mùa
chay năm 1644? Tôi đã đi tàu người Bồ, họ đến buôn bán ở bờ
biển xứ này. Thiên Chứa đã xếp đặt việc tồi đến một cách đặc biệt
để giúp ích cho các Kitô hữu, bởi vì có hai thầy giảng danh tiếng
nhất, tiếng xứ này gọi là thày, một người tên là
Inhaxu, trước kia đã làm quan, một trong những viên quan thcd
danh nhất và giỏi giang nhất ưong phủ chúa; người thứ hai là
Đamaso: sau khi chu toàn chức vụ hữu ích thì cả hai đều gặp nhau
ở nơi tôi, để nhận mệnh lệnh làm công việc mới. Inhaxu thì được
lệnh đi thãm các Kitô hữu trong phủ và những miền thuộc phía
Bắc cho tới biên giới Đàng Ngoài, xứ này ăn tới phía Tây, giáp
11

với Đàng Trong; Đamasô thì được phái tới những người ở về phía
Nam cho tới Phú Yên và gần biên giới Chàm, rất rộng lớn, chạy
dài về phía Đông xứ này.
Trước khi hai người ừẩy đi thì mười thày khác, trước đây ít
lâu, đã khấn tợ nguyện truyền bá Phúc âm, nay hội nhau ữong nhà
chúng tôi ở Đà Nẵng, nhà này năm ngoái, trong chiến tranh tàn
phá, đã bị nhiều toán lính chiếm đóng, nay rất tồi tàn và hầu như
đổ nát. Các thày bỏ hết các việc để khởi công sửa chữa lại để cho
các cha, ba hay bốn tháng sau sẽ tới ở, có nhà tươm tất và gọn
gàng để thừa hành chức vụ.
Cống việc không phải là nhỏ, bỏi vì các thày phải vào tận một
khu rừng khá xa để lấy gỗ, nơi đây độc nước chưáng khí, hầu như
mọi người đều ngã bịnh nặng và có mấy thày gần chết. May mà
Thiên Chúa cho tất cả đều được qua khỏi đé có thể tiếp tục và
hoàn thành công việcề
Inhaxu đã góp công khống nhỏ vào việc chữa chạy cho các
bạn đồng sự. Bởi vì ngoài các ơn khác thày nhận được từ noi
Thiên Chúa, kể từ khi chịu phép rửa tội, thày còn được ơn chữa
bệnh một cách rất lạ lùng. Thày biết các bệnh, tuy không bao giờ
học về y khoa, thày còn biết bốc thuốc thích hợp để có những hiệu
quả rất tốt.
Sau ba tháng vừa để sửa xong căn nhà, vừa để hồi phục sức
khỏe thì Đamasô bắt tay làm phận sự tôi đã chỉ định, có mấy thày
khác phụ vào. Hiệu quả rất dồi dào, do khôn khéo của thày, thẩy
dã nhóm lửa nhiệt thành nơi các Kitô hữu và thày còn rửa tội được
cho hai trăm chín mươi ba tân tòng đã sẵn sàng và
cho hoãn một số ít cũng xin chịu phép bí tích, để cho họ được
chuẩn bị chu đáo hơn, thày căn dặn họ học giáo lý đạo Kitô cho
tới khi có một trong số các cha sẽ trở lại.
Trong những người thày rửa tội ở một nơi gọi là Qui Nhơn, thì
có vợ một thày sãi hay thày của đạo Phật, một người rất được
trọng kính, năm ngoái đã đàm đạo vốd tôi mấy lần, tuy ống công
nhận sự thật về đức tin của ta, nhưng vì còn quá ham bổng lộc
chùa chiền hay cửa Phật nơi ông trụ trì, nên chưa có can đảm rời
bỏ. Bà vợ nhận ra sự hèn nhát này, bà liền xin ly thân với điều
kiện là bà chỉ trở về sống chung khi ông tin theo đạo ta: và để bắt
ông bỏ tư lọi mà theo lương tri, thì bà đem theo hết của hồi môn,
không để cho ông lương thực, cho tới khi ông trở thành Kitồ hữu.
Ông sãi đáng thương đã nổi cơn giận dữ rất ghê gớm, đến nỗi ông
chửi bới đe dọa thày giảng của ta, lúc đó vắng mặt, nhưng ông
khồng dám quá lỗ mãng khi có mặt thày, ông biết điều hòa tính
nóng giận.
Trong cuộc viếng thăm này, thấy các Kitô hữu ở đây được
hưởng sự bằng an khá lớn, trừ những bổn đạo ở tỉnh Phú Yên;
trong mấy năm trước đây, quan trấn thủ cũ có bà vợ là tín đồ Kitô
giáo,4 ông đã nâng đỡ đạo ta, nhưng tuy đã ngoài bát tuần, ồng
vẫn chưa thu xếp theo đạo.
Chức vụ làm ừấn thủ của ông đã hết nhiệm kỳ, nhà chúa đưa
ông về cai quản tỉnh Quảng Nam, còn viên quan được sai tối thay
ông ở Phú Yên thì là ngưcd ít tỏ ra mộ đạo ta. Mà vì theo cổ tục
của xứ này, đo sự bày đặt của ma quỉ, người ta đổ trên đâu các
Kitô hữu hết các tai họa xẩy ra, như mất mùa năm nay thì họ đổ
tội cho thày giảng Đamasô đã tới đây. Cũng như thời xưa, thánh
Giutinô tử đạo phàn nàn về lương dân vì họ đã đổ lỗi cho các Kitô
hữu khi xảy ra những tai họa thiên nhiên: thế là họ hội nhau tố
cáo các bổn đạo vì đã chứa chấp ông thày đạo Thiên Chúa. Quan
trấn thủ nghe theo lòi chúng, nên đã truyền bắt thày, cho người
tìm kiếm thày ứong nhà các bổn đạo chính yếu;
chúng cũng khổng tha nhà bà cựu trấn thủ, vì theo lòi tố cáo,
chúng cho là thày ở đây, nhưng mấy ngày trước thày đã bỏ nhà
này sau khi thừa hành mấy nhiệm vụ và đã đi nơi khác làm việc
Phúc âm.
Là người nhân đức nên thày đã tiếc vì bỏ lỡ dịp để chịu một sự
gì vì Thiên Chúa. Cơn bão táp này không lay chuyển lòng kiên trì
13

của bà cựu trấn thủ. Bà rất can tràng chịu đựng sự xỉ nhục do việc
bọn lính dám phạm tới nhà bà. Hơn nữa bà làm gương các nhân
đức để củng cố tinh thần các Kitô hữu, bà để cho họ tự do xử dụng
nhà thờ bà đã bỏ công của ra xây dựng, để họ hội họp nhau vào
các ngày chủ nhật và ngày lễ.
Một bà khác cũng không kém tỏ ra cương quyết trong vụ này,
Bà đã thành Kitô hữu từ lâu và cả con bà tên là Gioan làm viên
ký lục của chúa, cũng là chức quan lớn. Vì ông vắng nhà khi cơn
bão táp nổi lên, bà mẹ vì có tuổi nên nhát đảm, bà sợ lính tới phá
khu nhà bà, nơi có một nhà thờ nhỏ cho các Kitô hữu đến hội họp,
bà liền cho hạ xuống trước khi quân lính cầm võ khí đụng chạm
tói. Chị bà tên là Angelica vì quá đau đớn khi thấy quyết đinh vội
vã đó mà không can thiệp kịp thời, nên đã ngã bệnh mà tắt thở,
chỉ vì quá nhiệt tình mến yêu nhà Thiên Chúa mà bà đã nhắm mắt
về đòi sau hưởng hạnh phúc.
Một bà Kitô hữu khác tên là Pia, trong khi đó bà can đảm bảo
vệ một nhà thờ ở Beauler (?). Người ta phao tin ra khắp miền này
là quan trấn cho hành hạ những Kitô hữu chính yếu của làng này
và bọn lính như sói dữ xông tới phá nhà thờ, nhưng bà đã cương
quyết chống cự; được Chúa Thánh Thần soi sáng, bà đưa ra
những lỹ lẽ hùng mạnh đến nỗi bọn lính phải chịu thua, bỏ ra vê,
khồng còn thi hành dự định xấu.
Thày giảng Inhaxu cần mẫn thực hành chức vụ trong miền phía
Bắc đã trao phó cho thày. Thày bắt đầu làm phận sự trong phủ,
nơi không thiếu việc để thỏa mãn lòng nhiệt thành. Có nhiều
người xin theo đạo, những người này từ một năm nay đã giữ các
ngày Chủ nhật và ngày lễ như thể đã là các Kitồ hữu. Có một vụ
bắt bớ đã xảy ra ừong những tỉnh này, làm mồi nhóm lòng nhiệt
thành rất lạ lùngề Trước đây hai năm, có mấy người mời tôi tối
làm phép rửa tội cho họ, tôi đã đến mãi tỉnh Quảng Bình, giáp
ranh giới xứ Đàng Ngoài. Ở .đây trong ba ngày tôi đã rửa tội
chừng ba trăm người, đêm ngày làm việc không ngơi, thấy họ đã
biết các chân lý đức tin, do mấy Kitô hữu Đàng Ngoài hay Đàng
Trong tới dạy dỗ họ.
Thù địch ơn cứu rỗi của ta không thể chịu mất nhiều đồ đệ, thế
là khi tôi vừa rút lui thì nổi lên một vụ bắt bớ dữ dằn chống lại
các người tân tòng, nhất là ở làng Kẻ Đại nơi có nhiều Kitô hữu
hơn.Có một sắc lệnh được ban hành, bắt mọi người phải bỏ đạo,
14
nếu không thì sẽ bị tịch thu hết của cải và bị án lưu đồ. Có mấy
người yếu đuối hơn trong đám đã nghe theo lệnh, ít là bề ngoài,
nhưng sau đã sám hối rất thành thật, còn phần đông trong dịp này
tỏ ra rất can đảm, công khai lớn tiếng đáp lại rằng; luật Thiên
Chúa khắc sâu trong tâm khảm đến nỗi thà chịu móc ruột lôi gan
hơn là chịu cướp mất của họ quí chuộng hơn sự sống*
Phải ghi nhận ở đây lòng quảng đại của một thanh niên tên là
Ầutinh, anh mới là Kitô hữu được ba hay bôn tháng, về thân xác
thì hay đau yếu hầu như luôn luôn bệnh tật/Ãnh bị bắt và tức khắc
bị gò cánh khỉ rất đau đớn, để ở ngã ba đường phố, không sao cựa
mình được, thế nhung anh vẫn luôn tươi nét mặt, mọi người đều
khen lòng can đảm bất khuất của anh, anh đã toàn thắng tất cả
những sự dã man người ta bắt anh chịu. Lương dân lại càng thêm
đe dọa các Kitô hữu, nạt nộ họ, người thì đem chôn sống, kẻ thì
dọa bắt đóng đinh ưên cây Thánh giá mà các Kitô hữu đã thành
tâm cho dựng trong xóm, nhưng tất cả những đe dọa không làm
cho họ bỏ điều họ coi là của cải lớn nhất củ họ.
Có mấy người biết trước cơn bão táp, trong số đó có Phaolô
nổi tiếng trong thôn xóm và con là Philiphê mới theo đạo được
mấy tháng, rất sốt sắng chinh phục các linh hồn và vì thế đã bỏ
hết tài sản, chuông tinh thần thanh thoát hơn tiện nghi thể xác,tự
nguyện nhận sống nghèo khó đé thoát cái nguy cơ cho sự cứu rỗiể
Thế là hai cha con bỏ nhà ra đi, sống bằng của bố thí. Thiên Chúa
phù hộ bằng những đường lối lạ lùng cho dễ sinh sống và họ đã
làm ích cho nhiều người bằng led lành thánh khuyên răn của họ.
>

Khi tới phủ thì họ bắt đầu làm nghề dạy học để kiếm ăn: nhưng
Philiphê vì quá hãng say như thường lệ thì khải công giảng đạo
Thiên Chúa trong một nhà hát xinh đẹp, dùng một vài cuốn sách
tôi đã trao cho. Lòd anh giảng gây thành hiệu quả rất lổn đến nỗi
lửa Thánh Linh bốc lên ngay trong phủ. Có một vài cận vệ nhà
Chúa tin cậy hơn cả đã chịu theo chân lý và bắt đầu giữ chay, giữ
các ngày Chủ nhật và ngày lễ như thực sự mình đã là Kitồ hữu,
tỏ ra rất ao ước chịu phép rửa tội càng sớm càng hay.
Nhưng vì là thời bắt bớ và tôi sống ẩn nấp không đám ra mắt
trong phủ,để khỏi gây thiệt hại cho các Kitô hữu, lúc này họ được
sống bình an, nên tôi không làm gì hơn là rút vê Macao, giao phó
họ cho thày giảng Inhaxu để thày săn sóc thăm viếng họ, nâng đỡ
15

họ, yên ủi họ. Thày hoàn toàn làm đầy đủ nhiệm vụ và hơn nữa
là vì thời chinh chiến và loạn li liên tục, nên thày đã rửa tội cho
họ vì thấy rằng họ rất có thể liều mình không gặp các cha để làm
việc này cho họ.
Thiên Chúa tỏ ra có sự quan phòng đối với Phaolô: vì ông là
một nhà nho và rất thông thái, được nhà Chúa biết tới và được
trọng nể như một người rất có lương tri. Một hôm nhà Chúa và
triều thần đi qua phố thấy ông và gọi ông tới, tức thì chúa cho ông
chức đệ nhị tiến sĩ và cố vấn trong phủ, lại cho ông lương bổng
khả quan, đủ để trả nợ cũng như để xử dụng đàng hoàng trong
chức vụ lớn.
Phiỉiphê con ông cũng được Thiên Chúa quan phòng dìu
dắt, bởi vì nãm đó là năm thi theo luật lệ xứ này, anh đã đậu
bậc tiến sĩ, tuy mới 28 tuổi đâu, một sự trái với tục lệ trong nước
và chưa bao giờ thấy trong quá khứ. Vì nhận thấy những ơn huệ
mình được đêu do lòng từ bi Thiên Chúa ban cho, nên anh chỉ
dùng để chu toàn bổn phận biết ơn và trả ơn Thiên Chúa. Anh
dùng chức tiến sĩ và thanh thế mình để đàm đạo về đạo Thiên
Chúa trong phủ và trong hàng các đồng nghiệp danh nho, rất
thong dong, lôi cuốn mấy ngưcd tin theo đạo ta bằng những lời lẽ
khôn ngoan thông thái và những guơng sáng của mình.
Khi tôi rửa tội cho anh thì anh tỏ ý muốn bỏ mọi sự, muốn
thoát ly để trần truồng giữ đức khó nghèo của đức Giêsu Kitô,
như vậy để tự nguyện tự hiến hoàn toàn làm việc truyền bá phúc
âm, nhưng vì anh có vợ và vợ cũng chịu phép rửa tội cùng với
anh, nên anh không thể thi hành dự đinh theo bậc tông đồ mà anh
đã suy tính.
Sau khi Inhaxu đã khích lệ và yên ủi các Kitô hữu trong phủ,
thì thày tiếp tục sứ mệnh tới mãi biên thùy xứ Đàng Ngoài, làm
những việc và chịu những đau khổ một cách rất can đảm. Nhưng
một cuộc tấn công gay gắt nhất đã xảy ra ở chính bản quán của
thày, gọi là Hem Cun rất đông dân nhưng cũng rất ít người tin
theo đạo ta, nơi đây thày giảng nhiệt tình đã chứng tỏ lời Chúa
Cứu Thế: không tiên tri nào được ữọng nơi bản quán. Các bạn bè
thân tín nhất của thày, trước đây rất trọng kính thày thì nay khiển
trách thày như khi xưa người ta đã chống đối Thánh Phaolô: Kẻ
điên khùng, thông thái quá hóa điên.
Thực vậy họ cho là điên khùng, một nhân vật có thế giá lại
khước từ mọi tham vọng làm lớn trong trường đời để đi giảng một
thứ đạo quí trọng vào bậc nhất sự khinh dể mình và cởi bỏ hết
mọi công danh phú quí trần gian. Inhaxu thương hại, thấy họ mù
quáng thì lấy lời lẽ khiển trách họ, cho họ hiết rốt cuộc, chỉ còn
sự khôn ngoan đích thực và độc nhất của Thiên Chúa mà kẻ thông
thái nhất trần gian không bao giờ hiểu nổi, bởi vì
họ kiêu căng và mù quáng; kiêu căng và mù quáng là hình phạt
về tội họ phạm.
Tuy nhiên công việc thày làm không phải không đưa tối
hiệu quả, thày được yên ủi làm cho thân mẫu thọ gần tám mươi
tuổi và mấy người khác ở đây trở lại đạo. Vừa làm phép rửa
tội xong thì liền xảy ra vụ bắt bớ: nhưng cơn bão táp đã yên
ngay sau đó ít lâu.
17

Ôm được những chiến phẩm phong phú, Inhaxu trở về phủ


để mừng lẽ giáng sinh với đám đông các Kitô hữu và cả lương
dân; một máng cỏ được ừang hoàng rất đẹp trong nhà một bà
quý phái tên là Maria,5 thân mẫu của chú nhà chúa, một nữ
Kitô hữu kỳ cựu, có đức tin can tràng qua nhiều biến cố thử
thách, lòng thành kính của bà nổi bật trong ngày hồm nay, bà
cho con bà và các cháu bà đến thờ lạy và tôn kính Vua vinh
quang giáng trần, bà rao giảng những vinh quang Thiên Chúa
cho những người từ các ngả tuốn đến viếng máng cỏ thánh.
Vào đầu tháng 3 tất cả chúng tôi tới Đà Nẵng, ở đây chúng
tồi sung sướng khôn tả vì gặp lại nhau sau bao nhiêu tháng trời
xa cách. Tôi không thể diẽn tả hết niềm an ủi tôi nhận được khi
thấy họ một mực vâng phục, tôn trọng những mệnh lệnh tôi để
lạỉ lúc tôi ra đi; có thể nói họ như những tu sĩ tập sự của một
dòng tu rất có qui củ hơn là những tu sĩ triều: họ ăn ở đúng như
nguyện vọng và lời họ đã khấn phụng sự Giáo hội suốt đời, ếlỉ,-
cổch án ở của họ đã hoàn toàn ứng đáp những lòi họ thề
nguyền.
Ịp|f Vừa trở lại xứ này, tôi liên tới phủ, vừa để triều yết chúa,
ihhât là vừa đổ gặp các Kitô hữu, cũ cũng như mới. Mặc dầu là
ỉpỉhòi bình nhưng chúa không lơ đãng sửa soạn binh đao phòng
'lákhi cổ tai biến xảy ra, nhất là sau trận cuối cùng và trận rút lui
Ipfia chúa Đàng Ngoài;6 ngài truyền cho mọt tướng lãnh đưa một
Ệằố đông quân sĩ chiếm một nửa tỉnh Bố Chính, viên tướng này
&M làm chủ được tình thế và hiện nay cai quản tỉnh này và thu
thuế cho chúa Đàng Trong,
Tôi chi đến yết kiến chúa vì có dịp đi qua mà thôi, bởi vì ở phủ
chúa lúc này không thuận lợi. Vả, tôi nhân cơ hội dành nhiều thời
giờ hơn cho các Kitô hữu. Họ không thể không kéo từng đoàn
từng lũ chạy đến thuyền của chúng tôi, ngay trưóc mắt lương dân
và vào giữa giờ ngọ. Tôi đã hết sức kìm hãm sự sốt sắng và nài
xin họ chờ cho tới đêm tối mái đến thăm và lúc đó tôi được gặp
họ thỏa thuê hơn.
Đêm thứ nhất họ đưa tôi về thuyền của họ, rồi từ đó tối nhà
một viên quan tên là Hui Due, mới là tân tòng, ông này đợi tôi để
chịu phép rửa tội với bà vợ. Thế là tôi dùng hết thòi giờ giảng cho
các Kitô hữu, sửa soạn cho người tân tòng được chịu phép thánh
tẩy. Tôi thấy họ đã đưọc học biết đủ về các mầu nhiệm đức tin,
18
nên tôi chi giảng dạy thêm đôi chút; tuy nhiên tôi hoãn cho tới
hôm sau, lúc đó họ được chịu phép bí tích sau khi đã dọn mình
bằng ãn chay và thật lòng thống hối. Thế là sau khi đã dâng thánh
lễ vào sáng sớm thì một Tân nữa tôi lui về thuyền của tôi, để cho
nếu nhà chứa thấy hoặc cho người đến tìm tôi thì có thể thấy tôi
ở đó. Ý nghĩ này đã thành công bởi vì vào buổi sáng chúa cùng
đoàn tùy tùng đi qua chỗ thuyền tôi đậu, ngài cho vời tôi đến, mà
vì tôi ra đón ngài thì đồng thời ngài cũng cho người báo cho tôi
biết là ngài muốn đến thăm tôi, theo phép xã giao của xứ này.
Đêm sau, ngưòi ta còn kéo đến đông hơn: tuy nhà rộng rãi nhất
vùng, mà không chứa hết, bổn đạo cũ đành phải đứng ngoài, để
dành chỗ hoặc cho người đang chờ để được chịu phép rửa tội,
hoặc cho những ngưòi chưa được dự các nghi thức, số này lên tới
gần hai trăm, cha đỡ đầu và má đỡ đầu cũng có mặt.
Tôi giảng một bài đài về phép bí tích, sau đó là nghi thức xưng
niềm tin các mầu nhiệm cao cả nhất của đạo ta, đặc biệt là sự chết
và sự thương khó Chúa chúng ta, tôi giơ cây thánh giá cho họ
nhìn ngắm. Mọi người hết sức xúc động và biểu lộ ra bề ngoài
bằng những giòng nước mắt lã chã vì đã phạm tối một
Thiên Chùa rất nhân từ. Niềm đau thương khắc sâu trong tâm
khảm nhiêu người đến nỗi mỗi Tân ngưòi ta đưa ảnh thánh giá
lên thì họ không sao cầm được gịot lệ.
Tất cả công việc ưong phủ không cho phép tôi gặp bà thân
mẫu của chú nhà chúa,7 bà này tôi đã nói ở trên; bà đành liên tục
sai người đèn với tôi, ý bà là muốn xưng tội và rước lễ, nhất là
từ gần hai năm bà chưa được gặp một linh mục nào. Cuối cùng
bà cũng được toại nguyện, vì tôi đến dâng lễ Lá trong nhà thờ bà
đã cho dựng trong tư dinh của bà.
Các Kitô hữu kéo đến rất đồng, địa điểm cũng thuận lợi có thể
chứa hết, tuy là ban đêm để khỏi đập vào mắt những kẻ ghen ghét
đạo, bởi ánh sáng một nghi lễ rất long trọng. Tôi cũng biết là nhà
chúa chẳng bằng lòng để cho tôi hành lễ trong nhà này, vì một
mối lo sợ viển vông: chúa sợ con trai bà hoặc cháu bà rất có thể
cướp ngôi báu nhờ vào phù phép của tôi.
Cơ sở sự lo lắng viển vông này bắt nguồn từ Trung Quốc.
Trong các sách có nói và họ cho là thật rằng: nếu muốn được
vinh danh phú quí, được thịnh vượng thì cần tìm được một địa
19

điổm tốt để chôn cất cha mẹ, đặc biệt là mẹ. Vì thế họ làm hết
sức để được việc này, họ không ngại tổn phí. Hơn nữa, họ ngu
xuẩn tưởng rằng một địa điểm như thế có thể tìm được bằng thuật
toán học. Mà vì chúa coi chúng tôi là những người tinh thông và
rất giỏi vê khoa này, nên chúa nghĩ trong đầu rằng: oà này đã
hơn 76 tuổi thọ,* nếu một mai khuất đi, thì chúng tôi sẽ tìm và
kiếm cho ra một địa điểm thuận lợi đé chồn cất bà và sau này
chúng tôi sẽ phát giác ra cho con trai bà, sau khi đã làm hết bổn
phận báo hiếu mẹ thì sẽ chiếm được chủ quyền đất nước. Ý ; ĩỉghĩ
mê tín này làm ngăn trở không cho tôi tợ do ra vào tư dinh bầ,
chỉ thỉnh thoảng tôi nấm được cơ hội thuận tiên và kín đáo tối
cho bà được chịu các phép bí tích.
Giáo dân tân tòng mong cho tối làm các nghi lễ tuần thánh với
họ, nhưng chỉ có một mình tôi là linh mục trong xứ này và
tôi đã chót hứa với người Bồ là tôi sẽ ở với họ trong tuần
thánh, cho nên tôi đành phải trở về Hội An là nơi họ trú ngụ: tôi
đã tới vào ngày thứ Tư tuần Thánh, ở đây không có nhà thờ, vì
số rất lớn những kẻ thù địch. Chỉ có một nhà thờ ồ làng lân cận,
nên rất đồng người tối dự, người Bồ cũng như người bản xứ từ
các ngã đổ về, nhất là từ tỉnh Quảng Nam, để mừng các mầu
nhiệm của đạo ta, Tuy nhà thờ rất rộng, nhưng cũng coi như quá
chật hẹp vì số rất đông. Người ta trang hoàng với nhiều đồ ưần
thiết đẹp nhất và với tất cả những gì quí nhất người Bồ đem tái
để trưng bày Mình Thánh Chúa và thực ra trong nghi lễ họ tỏ ra
lòng sốt sắng đặc biệt.
Trong số này có mấy người Nhật “Không chịu quì gối trước
thần Baal”9 nhưng kiên trì trong đức tin, họ cũng tới dự lễ, nếu
có thêm mấy linh mục cũng phải khó nhọc lắm mới làm thỏa mãn
nhiệt tình của những tín hữu tốt lành này, họ đêu muốn được xưng
tội và rước lễ. Nghi lễ rửa chân được cử hành rất thân thương, rất
cảm động đến giỏ nước mắt. Nhất là ngày thứ Sáu tuần thánh,
thật là kỳ diệu khi thấy giáo dân rên rỉ khóc lóc và hôn chân
Thánh giá. Mà vì càng thêm đông người mỗi ngày, thì tôi đành
phải dâng hai thánh lễ trong ngày Phục sinh, một ở Hội An cho
người Bồ và người Nhật, một trong nhà thờ cho các Kitô hữu xứ
này, rồi tôi cứ tiếp tục như vậy trong các ngày chủ nhật khác,
trong suốt thời gian tôi ở đây.
Tin tôi đến thì đã đến tai các Kitô hữu tỉnh Quảng Ngãi, thế là
không đủ kiên nhẫn đợi cho tôi đến thăm họ, có mấy người liền
chạy đến tìm tôi, nhất là những tín hữu thuộc giáo đoàn Baobọn.
Người thứ nhất trong đám đó là Mathêu, thường được nói tói
trong những bản tường trình những nãm tnrớe vì lòng sốt sắng
hiếm có: tuy ông rất nghèo túng, nhưng vì nhiệt tinh, ông đã dựng
được một nhà thờ xinh đẹp, ông rất có khả năng, tuy ít chữ nghĩa,
ông được mọi ngưòi kính nể, cả lương dân, vi ông rất liêm khiết,
mặc đầu Thiên Chúa cho ông đặc ân làm những sự rất ký diệu.
Tôi chỉ kể ra đây hai bằng chúng hiển nhiên. Một nho gia quí
phái ngã bênh nặng. Song thân dùng hết các mê tín và đủ các thứ
pháp thuật có thể có được, theo thói xứ này để chữa chạy: nhưng
khi thấy binh càng nặng và người thanh niên hãjp hổi chết, không
còn trông cứu vãn trong tay loài người, thì họ quyết định, mặc
dầu còn là lương dân, cầu cứu Thiên Chúa qua trung gian người
21

Kitô hữu. Người này rất vui lòng và đây niềm trồng cậy nắm ngay
lấy cơ hội để làm rạng danh Thiên Chóa. Ông sửa soạn những
liều thuốc thông thường, đó là nước phép và ảnh Agnus Dei với
lòi cầu nguyện và hoàn toàn tin tưởng. Khi nhận thấy sức khoẻ
tinh thần của người bộnh thi ông công bố ngay những tui điêu
chính trong đạo ta. Được tôi cho phép, ông liền rửa tội cho người
bệnh, theo thể thức khi có nguy cấp. Nhưng điều kỳ diệu là ngưòi
bệnh lúc được cứu linh hồn thì cũng là lúc được hồi phục sức
khoẻ thân xác hầu ngay lúc đó, người bệnh ngồi dậy trên giường,
lành lặn, khoẻ khoắn ít lâu gau. Hiện nay ông là một trong những
Kitô hữu nhiệt tình nhất, giúp đỡ những người tuổỉ tác bàng học
thức của mình; ngày lễ vè ngày chủ nhật, ở nhà thờ, ông đọc các
sách đạo mà ông có bàng chữ Nôm. Thật là một niêm vui lớn cho
người Kitô hữu đã dược chinh phục cho Giáo hội. Người có học
thức này đã thay thế cho một người mấy hôm trước đây, như
chúng tôi tin tưởng yì là một cái chết lành thánh, đã về cõi trời.
Trường hợp thứ hai đặc biệt hơn, cũng đã xảy ra nơi người
ỊCitô hữu này. Ông được người ta mời tối cứu giúp một trẻ đang
ịlấp hối và thực ra đã tắt thở trước khi ông vào tối nhà. Thấy đứa
P đã chết, thì ông cầu xin Thiên Chúa cứu lấy linh hồn em, rồi
ẳng cẩn thận và vội vàng làm theo những gì tôi đã cần dận khi |ập
trường hợp nguy cấp. Ông lấy ảnh Agnus Dei và với một lỉèm tin
dồi dào ông để lên thân hình nhỏ bé: kỳ diệu thay, đứa ặ6 động
đậy như còn sống; thấy thế Mathêu liền rửa tội cho em jttgay lập
tức. Nhưng vì Thiên Chúa chỉ cho thân xác em sống m lãnh được
sự sống đời đời, như ý nguyện của người Kitô hữu nhiệt tình, cho
nên vừa được trong trắng nhờ ơn phép thánh tẩy và trở nên như
một Thiên thần nhỏ bé, thì em liền bay vê trời.
Những sự kỳ lạ do người Kitô hữu này làm và những ơn đặc
biệt khác thì rất hiển nhiên và rất xác thực, cũng như nhiều sự
tương tự khác, Thiên Chúa đã đặc biệt ban cho những dân tộc này
qua trung gian một Kitô hữu khác tên là Emmanuel, một lang y
chuyên nghiệp. Toàn cõi xứ này đều rất xúc động khi thấy không
có lương dân nào lại không cương quyết cửi bỏ sai lầm mà trong
quá khứ họ đã đem ra để chế nhạo các Kitô hữu và những kẻ
muốn ưở lại đạo ta.
Ở một miền kế cận có một giáo dân tốt lành tên là Anrê, Thiên
Chúa đã cho ông ơn chữa bệnh rất đặc biệt: danh tiếng đồn đi rất
22
xa, vì thế nhà ông thường như một bệnh xá, từ các nơi người bệnh
kéo đến để mong được hồi phục sức khỏe. Thế nhưng tuy được
thành công, ông thấy mình đau đớn nặng nề bởi vì trong số đông
những người được ống chữa cho khỏe mạnh thân xác, không một
người nào được cứu rỗi phần hồn: đây mới là việc quan trọng,
theo ồng nghĩ rất đúng, của vĩnh cửu phải được vô cùng quí trọng
hơn của trần thế.
Năm ngoái ông đã chỉ cho tôi thấy cái dằm đó trong lòng ông.
Tôi đã yên ủi ông, khuyên ỏng vững chí, ông không bị thiệt thòi
gì, Thiên Chúa đã nhận những ý hướng tốt lành của ông và
thưởng ông đầy đủ như thể những điều này: vì ông đã rửa tội bốn
trẻ em trong lúc cấp bách, nên Người đã tức khắc đưa các em về
hưỏng vinh quang. Người Kitô hữu của chúng ta rất vui mừng
thuê thỏa, ông hoan hỉ nói: nủnh có bốn thiên thần liên tục cầu
nguyện cho ninh trước tòa Thiên Chúa cao cả huy hoàng.
Trong một làng khác có một Kitô hữu ba năm truớc đây đã
đưọc cha Bento de Mattos rửa tội cho, ông cũng đã chinh phục
được ba mươi bạn đồng hương, ông đã dạy họ thông thuộc các
mầu nhiệm đạo ta, đến nỗi tôi đã tự tay rửa tội cho họ* Cũng
người này, tên là Đaminh, đã dựng một nhà thờ nhỏ đé tiện
làm các việc đạo đức.
Tôi đẩ rảo khắp khu truyền giáo cho tới ranh giới xứ này. Ở
đây người ta xây lũy rất kiên cố, một thứ thành quách mà chúa
Đàng Ngoài mới đây đã ba lằn tấn công mà không vượt nổi.10 Cổ
nhiêu ngưòã đến xin trở lại đạo. Họ cương quyết và xác tín vì
những phép lạ hiển nhiên, nhất là đối với những người bị quỉ ám,
nhờ vào khí giới kinh nguyện của các Kitô hữu. Một bà có thể giá
tên là Têrêsa có chồng tên là Phanxicô cũng là Kitô hữu. ông giữ
chứ vụ quan và thừa hành giữa các bạn đồng sự, nhưng dược
Thiên Chúa cho quyền phép chống lại các quỉ dữ. Từ khi cả hai
trở lại đạo thi tự nguyện phụng sự Thiên Chúa, rất ldên tó, đến
nỗi không còn làm việc gì khác; trong khu nhà mình, đã dựng một
nhà thờ để cho các Kitô hữu hội nhau và một gian cho linh mục
trú ngụ; ngoài mấy ảnh thánh khác, còn đặt nơi này ảnh Đức Bà
Mân Côi mà họ đã sắm được trước khi là Kitồ hữu: họ tỏ ra sùng
kính rất đặc biệt.
Quyền thế mà Thiên Chúa ban cho bà này thì rất lạ thường,
bởi vì khi bà đến gần người bị quỉ ám, dù nó có dữ dằn đến đâu,
thì bà cũng làm cho nó run rẩy và vật mình xuống đất. Bằng lời
cầu nguyện bà đã đuổi được mấy người bị thứ quỉ dữ đó ám:
chúng chế nhạo tất cả những sự bày đặt của các thày pháp của
lương dân.
ở đây tôi được người ta cho biết các Kitô hữu tỉnh Bố Chính,11
ờ vào biên thùy xứ Đàng Ngoài rất ao ước gặp một linh mục,
nhưng vì toàn cõi này có nạn binh đao, nên để cho giáo đoàn này
không bị thiệt hại thì tôi không thể thân hành đến với họ được,
tôi chỉ phái đi một ưong những thày giảng sốt sắng của chúng tôi.
nhưng họ không hài lòng và họ đã phái mười hay nười hai ông
trùm trưởng đến gặp tôi. Người đứng đầu tên là Simon tôi đã rửa
tội trước đây 13 năm khi tôi còn ở xứ Đàng Ngoài, từ thòi đó tôi
chưa gặp lại. Đồi bên vô cùng sung sướng: thày đã chinh phục
được mấy lương dân ở tỉnh Bố Chính. Trong toán này có một
Kitô hữu tên là Phanchicô, người mà Thiên Chúa đã ban ơn lạ
lùng chữa lành bệnh nhân, lúc đó, mới chỉ là tân tòng; nhà ông
đầy người bệnh, ông đọc kinh cầu nguyện và làm cho họ phục
hồi sức khoẻ.
Những dấu hiệu hiển nhiên về quyền thế Thiên Chúa đã làm
24
xúc động mọi người trong thôn xóm đến nỗi họ đều xin theo đạo.
Rồi, hết các mê tín dị đoan, hết các tế lễ vô đạo đều được tiễu trừ
khỏi địa phương này và bây giờ Thiên Chúa thật được trên một
nghìn Kitô hữu tôn thờrất sốt sắng (ai cũng bỡ ngỡ, tuy tin vững
vàng), mặc dầu cho tới nay chưa thấy một linh mục nào: thật là
Thánh Linh thổi nơi Người muốn.
Sau khi rảo khắp miền kể trên thì tôi trở vê phủ để từ biệt các
Kitô hữu. Vì quá nhiều việc nên tôi phải ở lại hơn một tháng,
chính nhà chúa cũng giữ tôi ở lại khá lâu. Cũng có nhiều người ở
các làng lân cận đến XÙI chịu phép rửa tội, họ đã bị thu hút bởi
những bài diễn giảng liên tục của một Kitô hữu nhân đức tên là
Gioan Van.
Việc trở lại của một vị lão thành 80 tuổi thì đáng ghi nhớ. Ông
là người đứng đầu những kẻ rất sùng đạo Phật, nghĩa là thần giả
trấ trong tỉnh này. Ông đóng góp rất nhiều của cải vì hy vọng thu
được những công phúc lớn lao ở đòi sau. Nhưng khi thấy mình bị
lừa vì những lý lẽ hiển nhiên trích chính trong Kinh sách mà ông
rất ừọng và vì ông là người phán đoán rất ngay thẳng, nên ông
nhìn nhận sự thật, ông cũng bắt hết các con cháu và gia nhân theo
gương ông, cộng là ba chục người.
Những lý lẽ này cũng đã gây hiệu quả ừên tâm trí một trong
các quan thái giám, người được chúa rất tin cẩn. Ông đã bỏ hết
các mê tín cũ, rất kỳ dị, rât nhiều nơi những kẻ mù quáng khốn
đốn này, những dị đoan làm cho họ vướng víu mỗi bước, mỗi dịp.
Thế mà tuy chưa nghe giảng về đạo, ông đã mến chuộng đến nỗi
ông liên tục đọc các sách của ta và cắt nghĩa cho các người trong
nhà.
Năm ngoái khi phải ra trận, vì là tướng lãnh một đạo quân,
nhưng vì ông đặt hết tin tưởng nơi Thiên Chúa, nên ông không
chịu làm các nghi lễ mê tín mà lương dân nghiêm chỉnh làm khi
ra trận. Thù địch theo dõi ông, đã tố cáo ông nơi nhà chúa vì chúa
rất tin dị đoan. Chúa cho vòd ông đến và thịnh nộ khiển ừách ông,
không cho ông cầm quân: ổng cho là một đau đớn đáng kể. Mà
vì quan thái giám bất hạnh này còn yếu đuối trong đức tin, chưa
được bồi dưỡng bằng các phép bí tích, nên ông sợ hãi niêm lòng,
trở lại với những mê tín buổi đầu, tuy ông hiển nhiên nhận sự sai
trái.
• ♦
25

Thực ra người ta có thể nói chung là dân nước này sẳn sàng,
nếu nhà chúa không tỏ ra quá thiên vị và quá sùng đạo Phật và
đàng khác không tỏ ra ghét đạo ta, thì hầu khắp nước sẽ tin theo
Phúc âm. Tôi đã nghiệm xét điêu này trong hai trường hợp sau
đây, cả hai đều đáng thương hại.
Trường hợp thứ nhất xảy ra trong phủ chúa, với một trong các
quan đại thần đứng đầu Cơ Mật viện, một người khôn ngoan nhất
và được chúa rất kính trọng. Ông mời tôi đến nhà và sau khi đàm
đạo lâu dài, thì chúng tồi nói vê các mầu nhiệm của đạo ta. Ông
nhận ra sự thật, cả bà vợ cùng nhiều gia nhân đều xin theo đạo.
Còn ông, ông không dám theo, lấy cớ là còn phải dò ý chúa trước
đã và nghiên cứu thêm các sách của ta, để tường trinh cho chúa
biết khi có cơ hội thuận lọi. Dường như Thiê Chứa muốn cho ông
như vậy và để ông không thấy mình có thể chết bất thần, vì ông
đã 76 tuổi.
Trường hợp thứ hai còn đáng thưong hơn. Viên quan trấn thủ
năm ngoái cai trị, tỉnh Phú Yên có bà vợ rất nhân đức,12 bà này có
thể sánh về nhiệt tình và đạo hạnh với bất cứ bà lớn nhân dức nhất
nào khác bên trời Âu của chúng ta. Bà liên tục mong mỏi cho
chồng trở lại đạo. Năm nay ông được bổ nhiệm làm quan trấn thủ
tỉnh Quảng Nam, nơi có những Kitô hữu tiên khởi của cả nước
Annam và ở đây ống đã theo ý bà cho xây cất một nhà thờ ở ngay
canh tư dinh, để các Kitô hữu hội nhau vào các ngày lễ và các
ngày chủ nhật, chính ông thỉnh thoảng cũng đến thờ phượng
Thiên Chúa.
Khi tôi đến từ biệt ông, thì tối rõ ràng tỏ tâm tình tôi giữ trong
lồng là thấy ông đã tới tuổi thọ bát tuần và hơn nữa, thế nhưng
cho tới nay vẫn trì hoãn chưa theo đạo là đàng thật, đàng độc nhất
cứu rỗi đòd đời; bà vợ cũng hết sức sốt sắng khuyên dụ ông xin
chịu phép thánh tẩy. Tôi nhận được lòi từ lâu mong đợi là ông tự
nguyện ừao thân trong tay tôi và tôi tùy ỷ dạy bảo ông. Thế là tôi
bắt đàu giảng mấy điều chính yếu ừong đạo, nhưng cần phải tỏ
cho ông biết những việc phải làm, những điều ông phải nhận khi
thành Kitô hữu. Tôi tành bày sự hư vô của thần giả trá và ông
phải khinh chê không được thờ cung. Tôi bắt ông phải hứa giữ
những điều tôi giảng giải, đậc biệt không được tin theo hay cứng
tế thần Phật, nhưng sự hèn nhát đã lôi cuốn ông trở lại đàng sau
vì một cơ hội tôi kể sau đây.
26
Theo tục lệ xứ này thì phải cúng thần Phật mà họ coi là lảm
chủ mọi chức vụ, mọi công việc. Vì ông là viên quan võ đệ nhất
hạng, ông cũng là người đứng đàu cúng tế dị đoan mê tín, không
phải vì tin là sẽ được sự phù trợ nào, mà chỉ vì sợ kẻ thù địch tố
cáo nod nhà chúa. Tất cả những ldi giảng dạy của chúng tôi không
đủ ảnh hưởng tới tâm thần ông, để ông hứa vói tôi là sẽ bỏ không
làm những mê tín này. Tôi đành để ông trong tình trạng khốn đốn
và rất tiếc, chỉ bắt ông tự tay viết những tên rất thánh Giêsu Maria
và khuyên ông nên luôn cầu khẩn các Ngài giúp đỡ. Tôi mong
rằng Thiên Chúa sẽ thương ông khi cần, dựa vào sự cần mẫn và
săn sóc liên tục của bà vợ rất lành thánh, bà coi sự hèn nhát của
ông như một nhất dao đâm vào tâm hồn bà. Tôi cũng thấy tâm
hồn tôi bị đâm một nhát dao như vậy và ước gì nguyên nhân tai
họa này không phải là vì tội tôi.13
Trong cơn phiền muộn này, điêu an ủi tôi, như tôi đã được biết
từ khi tôi tráy đi, đó là mùa gặt các linh hồn thì rất phong phú, có
2.226 lương dân gia nhập hàng ngũ thờ phượng Thiên Chúa,
không kể nhiều người khác vì hoàn cảnh cấp bách đã được những
ngưòi tôi chỉ định để thừa hành nhiệm vụ làm phép rửa tội

Đọc bản tường trình này thì thấy rõ rất cần thợ trong khu
truyền giáo có nhiều triển vọng lớn, nhất là bắt đàu đã được tưới
băng máu các tử đạo là hạt giống tốt nẩy sinh các Kitô hữu, như
chúng tôi sẽ tường thuật vắn tắt sau đây.
27
n

TƯỜNG TRÌNH VỀ CÁI CHẾT VINH QUANG CỦA


THÀY GIẢNG ANRÊ TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI XỨ
ĐÀNG TRONG NGÀY 26 THÁNG 7 NẢM 1644

T ôi đã rời bỏ phủ để ưở về thành phố Macao, khi quan tòa


tỉnh Quảng Nam gọi là ông Nghè Bộ, từ phủ về mang theo
sắc lệnh chúa cho bắt giam tù các Kitô hữu và triệt hạ các nhà
thờ. Ngưcti ta bắt đâu bắt Anrê là một bổn đạo cũ mà ngưòi ta
biết ông đã chịu đau khổ và bị đánh đập trong những năm trước
đây để làm chứng đạo thánh. Ông rất sẵn sàng lại hứng chịu,
tự nộp mình làm tù nhân, mang gông cùm và cứ như thế kéo lê
qua khắp phố phường.
Hai hay ba Tân ông cương quyết chịu trước mặt quan toà,
lớn tiếng công bố là từ mấy năm nay ông vẫn là Kitô hữu, thờ
đấng tạo thành và là vua cao cả trên trời. Việc tuyên xưng can
đảm này làm cho viên tòa ĩất tức giận, nhưng Anxê nói lớn
tiếng mình sẵn sàng chịu mọi hình khổ vì đạo. Người ta bắt ồng
mang một chiếc gông nặng trĩu ở cổ, ông vui lòng lãnh nhận,
tuy ông là một người già nua đã 73 tuổi thọ; thế mà ông can
đảm như một trai tráng nhẫn nại chịu đau khổ.
Đồng thời quan tòa phái một viên chức tới nhà chúng tồi;
người thứ nhất rơi vào tay chúng là thày giảng Anrê, quân lính
bắt trói và đánh đập thày. Quằn bất lương chiếm đoạt hết những
gì mà chúng thấy, lật đổ bàn thờ và xúc phạm rất nhiều đến sự
thánh, Anrẽ rất xúc động đến nỗi thày nói: hãy để cho tôi sắp
xếp tất cả lại và đặt để cho có ngăn nắp, hẳn hoi, đồ vật nào nơi
ấy. Nhung những tên vô đạo khuân hết đồ đạc xuống thuyên,
đẫn theo người tù bất hạnh. Còn thày, thày xin chúng cỏi trói
28
và tha cho một thanh niên đau yếu mà chúng thấy ở trong nhà
chúng tôi, chúng nghe lòi thày xin. Dọc đường bọn lính hăm
dọa thày, nhưng thày không ngừng can đảm nói cho chúng biết
về đạo ta, do đó có một tên bực mình hơn cả đã nói vói thày là
y sẽ cho đeo vào cổ thày một cái gông thật nặng để cho thày
không còn tự do nói như thế nữa.
Được, tin người ta đưa đến cho tồi ngay lúc đó, thì tôi hoãn
cuộc khcá hành, tôi chạy đến nhà ông Nghè Bộ, rồi từ đó tới
nhà giam để thăm ông già Anrê tốt lành. Tôi rất vui mừmg thấy
ông kiên trì và thanh thản chịu cực khổ, tôi ôm ông nghìn lần
và hôn chiếc gông ông mang vì đức tin. Tôi vui lòng thức suốt
đêm với ồng nếu tôi được phép: tôi trở lại nhà quan toà, ông
bảo tôi là ông đã cho người đến tìm tôi để thay mặt chúa gọi tôi
cho tôi biết: ngài rất giận tôi vì có từng mấy ngàn công dân của
ngài trở lại đạo và ngài đã hối vì đã cho phép thêm số Kitô hữu
ừong các lãnh thổ thuộc quyền ngài: thế nên thay mặt ngài, ông
cho tôi biết là phần riêng tôi, tôi được tự do đi lại trong khắp
xứ và tự do thờ Thiên Chúa theo đạo của tôi, nhưng ngài không
muốn cho thần dân ngài trở thành Kitô hữu và đo đó ngài cấm
tôi giảng dạy đạo nếu không thì sẽ bị trừng phạt.
Tôi đáp lại rằng: đạo tôi rao giảng là đạo đức Chúa Trời đất,
vũ trụ hoàn cầu đều vâng phục Người và không hơn không kém,
nếu cha tôi đến truýền cho tôi điều gì ứái luật nhà chúa thì tôi
buộc phải vâng lời nhà chúa, chứ không vâng lòi cha tôi; cũng
vậy Thiên Chua truyền cho tôi giảng dạy đạo Ngưcd thì tôi
không thể ừái lệnh Người, và không có nước nào, quốc gia nào
không ở dưóỉ gầm trời này, thì cũng vậy không có người
nào mà khồng công nhận Thiên Chúa là Chúa tròi đất; hơn
nữa, nếu các Kitô hữu ở xứ này bị giam tù không phải vì trộm
cướp hay vì tội ác nào, nhưng chỉ vì theo đạo Thiên Chúa, thì
tôi đây là kẻ đáng xử hơn ai hết, bởi vì chính tôi là người giảng
dạy đạo đó, tóm lại việc đại phúc ông có thể làm cho tối, chính
là bắt tôi vào tù ngục vì lý do đó; thực ra hạnh phức đích thực
ở đời này là chịu khổ cực vì lẽ công bằng và vì đức tin đích
thực; ông không thể đáp lại tôi bằng những lời nào ngoài điều
này: ý của chúa là tôi không được giảng dạy cho thần dân ngài
đạo Kitô nữa, và sau khi trả lời tôi như vậy thì ông để cho tồi
ra về.
Đêm đã khuya và thuyền chở tù nhân Anrê thày giảng còn
cập bến ầm ĩ. Tức thì người ta dẫn thày tới quan tòa, ông nay
hỏi thày tại sao lại ở với ông cha của các Kitô hữu, thày đáp lại
là vì thày theo đạo Thiên Chúa, và câu hỏi này đã được nhắc lại
mấy Tân và mấy làn thày thưa lại: tôi là Kitô hữu và tôi tôn thờ
Chúa thật trời đấtẵ Quan tòa giận giữ vì một thanh niên 19 tuổi
thưa lại quá tự do, thế là ông truyền bắt giam thày trong ngục
chật hẹp người ở đây gọi là Tròng cổ, và thày đeo chiếc gông
ở cổ, rồi người ta hoãn việc xử thày vào ngày hôm sau cùng với
một Kitô hữu khác nhiều tuổi hơn thày. Người tân tòng của
chúng ta được tràn đây niềm an ủi rất dịu dàng khi thấy mình
vì một nguyên nhân cao cả mà bị giam trong ngục cùng một
người bạn đồng sự rất lành thánh.
Sáng hôm sau cả hai mang gông ở cổ bị điệu qua các phố tới
tòa án. Quan tòa cùng các cố vân tuyên bố án xử tử hai người
đầy tớ Thiên Chúa, cả hai đen rất sung sướng khi nhận được tin
hạnh phúc: án này phải được thi hành ngay hôm nay; thế là hai
người được trao trong tay kẻ hành hình.
Còn tôi, tôi lo lắng bàn với người Bồ xem có thể chuộc lại
các ảnh thánh và rất là ảnh thánh giá lương dân đã lấy ở trên
bàn thờ: chúng tôi cùng đi tới quan tòa xin ông ban cho ơn đó
và cũng để xem do nguyên cớ gì mà người ta đã lên án chống
lại các bầy tôi Thiên Chúa. Vừa tới trước mặt ông thì ông liền
30
truyền cho người ta trả lại chúng tôi các đồ đạc, nhưng còn ảnh
thánh thì ông nói, tôi muốn cho thiêu hủy đi, thế rồi ông cũng
bằng lòng trả lại chúng tôi ảnh Chúa cứu thế và ảnh Đức Thánh
Tririh Nữ, còn ảnh thánh giá thì không có cách nào lấy lại được
từ tay ông.
Bấy giờ thuyền trưởng Joan đe Resandé người Bồ tiến lên
và nói với quan tòa: ảnh này của tôi, đó là huy hiệu trọng kính
của thuyền tôi giữa mọi phong ba bão táp trên biển cả, vậy thưa
ông, tôi xin ông lịch sự trả lại cho tôi. Lời xin này được hiệu
quả làm cho chúng tôi rất toại nguyện. Sau nhiều lời cám ơn
quan tòa về ƠĨ1 huệ này thì chung tôi tiếp tục cãi về vụ án:
chúng tôi chứng minh trước mặt ông rằng từ bao năm nay đạo
Thiên Chúa đã gia nhập khắp xứ Đàng Trong và được đón nhận
rất nồng hậu, và cho tới nay không có người nào bị án tử hình
vì nó, hơn nữa các Kitô hữu không làm hại ai, vậy xin mở lượng
khoan dung tha hai Kitô hữu bị giam tù được ra vầề
Quan tòa đáp: tôi tha cho ồng già vì đã 76 tuổỉ thọ, để cho
ông trở về sống quãng đời còn lại với con với cháu, mặc đầu
ông không đáng. Ông nói như vậy vì tưởng rằng tất cả những
gì ông già nói về đạo và sẵn sàng chịu mọi cực hình hơn là bỏ
đạo, tất cả chỉ là hoang đường, là mơ mộng, còn viộc đáng được
tha chỉ vì tuổi tác của ông; nhưng còn người thứ hai, ông tiếp,
y sẽ phải chết: dù chúng tôi cãi lại thế nào đi nữa, ông không
hề chịu ban ơn cho thày Anrê.
Đó là Thiên Chúa muốn thưởng thày danh dự tử đạo, mà
thực ra Ngưòi đã ban cho thày. Nói cho đúng, sau này quan tòa
ngỏ ý như thể phàn nàn vì những led đáp quá đáng cũng như sự
quá nghiêm khắc của ông: nếu y xưng là y nghèo khó và y đến
giúp việc phục dịch ống cha để có của nuôi thân, thì tôi đã tha
cho y, nhưng y bất khuất và táo bạo xưng mình là Kitô hữu và
afln sàng chết vì đạo, y không sợ cực hình; nhu thếy tỏ ra ngoan
cố và điên dại, y chết là phải. Đó là lòi lẽ quan tòa ngoại đặo
gọi sự khôn ngoan của đức Thánh Linh là điên cuông, Đấng
tuyên xưng qua miệng người Kitô hữu.
31
Sau khi đã vận động hết sức với quan tòa mà không được
việc gì thì chúng tôi nhờ trung gian quan cựa trấn thủ có bà vợ
là Kitô hữu,14 nhưng ông này tỏ ra sợ sột, không muốn đính dấp
vào vụ này, để mặc cho quan tòa thừa hành lệnh từ phủ đưa tứi,
ông còn thêm là ổng sợ chúa cho chặt đầu ông bồi vì vợ ông ỉà
Kitô hữu. Vậy tất cả vận động và cố gắng lo lắng của chúng tôi
đèu vô hiệu. Thiên Chúa muốn ban cho người thanh niên tốt
làmh ngành lá tử đạo, vì thế chúng tôi có thể nói về thày rằng:
đời ngắn ngủi nhưng công phúc trường niên, bỏd vì được Thiên
Chúa đoái thương đến.
Tôi trở về nhà tù để khích lệ người Kitô hữu, tôi hôn thày
mấy lần, tôi hôn chân tay thày mang gông cùm, gông cùm sẽ
đùng làm cỗ xe vinh quang đưa thày đại thắng về thiên quốc,
Tôi ca ngợi số phận may mắn Thiên Chúa dành riêng cho thày:
nhưng thày tỏ ra rất khiêm nhường, nhận mình là một tội nhân
bất xứng không đáng ơn đó, thày xin Thiên Chúa cho thày được
xứng đáng và kiên trì trong niềm tin bất khuất cho tới chết, cho
thày lòng yêu mến đáp lại lòng mến yêu.
Tôi hỏi thày xem có điều gì làm phiền lòng thày thì thày
đáp: không có gì hết, lòng tôi tràn ngập một niêm vui mà tôi
không sao tò ra hết được. Lòi thày nói thì rất thật, vì hiện ra
ữên nét mặt thiên thần rất thanh thản và ữên khoé mắt thày đầy
hân hoan, đến nỗi các người Bồ theo tôi đến thăm thày, họ
ngắm nhìn thày khổng chán, họ không muốn ròi thày và mọi
người đều cả quyết là đã thấy đức Thánh Linh hữu hình ngự
nơi tâm hồn thánh thiện này, vì thế vừạ khóa lóc thở dài thở
ngắn vừa xin thày nhớ cầu nguyện cho mình. Còn thày, thày
luôn mở miệng nói mình là kẻ tội lỗi và thân thương xin mọi
người cầu Thiên Chứa cho mình được kiên trì bất khuất.
Cả Kitô hữu cả lương dân đèu kéo đến rất đông. Lương dân
vô cùng bỡ ngỡ lạ lùng vì thấy một sự mới lạ và chưa bao giờ
nghe nói xảy ra ở xứ này, đó là có một người đã vui vẻ chọn
cái chết để bênh vực sự thật. Quang cảnh này còn làm cho
32
lương dân sụt sùi rên ri thương xót, Để chuẩn bị bước vào trận
cuối cùng thì người Kitô hữu của chứng ta muốn xưng tội, anh
đã làm việc này rất ngắn như thường lệ cũng đã rất ngắn, nhiều
khi chỉ ưong thời gian đọc một kinh kính mừng. Thật vậy hồn
thày trong trắng đến nỗi khó mà tìm được chất liệu dể ban ơn
tha tội. Thày cũng đã xưng tội đúng vào ngày trước khi thày bị
giam tù và đã chịu các phép bí tích Thánh Thé nhằm ngày lẽ
thánh Giacôbê tông đồ; thường thì thày chịu các phép bí tích
tám ngày một lần.

Sau khi xưng tội thì anh ở lặng một lúc, mắt ngước lên trời
và nhìn mặt trời tỏ ra thân thương vì phải chờ đợi quá lâu, thày
nhiệt tình mong cho tới giờ phút cuối cùng. Thiên Chúa nhận
niềm mong mỏi lành thánh, vì thường thì người ta thi hành bản
án vào ban đêm, còn giờ chết của người chiến sĩ can tràng của
đức Giêsu Kitô thì đã đến sớm hơn rất nhiều, bởi vì thày bị điệu
tới nơi hành hình vào lúc năm giờ chiồu.
Thật là đáng khen ngợi khi thấy mặt thày thanh thản, thân
hình thày thanh thoát, thày đi lanh lẹn và với một dáng điệu rất
lạ lùng đến nỗi chúng tối phải chạy theo thì mới đuổi kịp. Dọc
đường thày không để phí thời giờ, thày khuyên dụ bọn lính cầm
giáo mác, gươm đao áp tải thày hãy theo gương thày chọn con
đường về trời. Khi tới nơi hành hình thì con ngưòi thánh thiện
này quì gối, ngỏ lời vĩnh biệt hết các Kitố hữu, khuyên nhủ mọi
người trung thành và kiên trì trong đức tin. Còn về việc riêng
của thày, thì xin mọi ngưòi đừng sợ, đừng đau đớn, chỉ xin thêm
lời cầu nguyện Thiên Chúa cho thày được trung tín cho tới hơi
thở cuối cùng.
Trong khi thày nói nhũng lòi này thì người ta tháo cái gông
buộc trên vai thày và có một tên lính cầm chiếc giáo đâm đàng
sau lưng về bên tĩái, thâu qua bên kia. Vị tử đạo vinh quang còn
kêu rõ ràng và rất sốt sắng hai thánh danh Giêsu Maria. Tên đao
phủ chưa thấy mình thành công ữong nhát dao thứ nhất thì đâm
thêm ba nhát nữa làm cho ngực mở rộng một phần lớn, vị tử
đạo hiển vinh vẫn còn luôn lớn tiếng kêu thánh danh.
33
Sau những nhát đâm liên tiếp này thì đầu thày hơi nghiêng
về bên phải: một tên đao phủ khác chém một phần lớn cổ, đao
mã tấu chém hai nhát, thế là chân phúc Anrê của chúng ta ngã
lãn xuống đắt như thể cây tốt, về bên tay phải; thày còn lắp lại,
lúc đầu rơi xuống đất, như các người Bồ có mặt trong tấn bi
kịch đẫm huyết đã khai là nghe rõ ràng, qua lỗ mở của cuống
họng, giữa một dòng suối máu tuồn trào, danh thánh Giêsu nhờ
công nghiệp Người và việc tử đạo vội vã này mà thày đã chiếm
được triều thiên vinh quang (bởi vì cả việc cầm tù, việc tra
khảo, việc xét xử, cả việc kết án và cái chết đều được thi hành
chưa đầy trong vòng một ngày).
Tức thì chúng tôi cầm khăn chạy đến hứng máu quý giá tuôn
ra tới tấp từ những mạch máu đến nỗi noi thày nằm ướt đẫmề
Những người Bồ quen giữ lòng đạo đức có mặt trong cuộc đại
thắng vinh quang này, họ cẩn thận thu nhặt các di tích thánh,
cắt áo chia nhau mỗi người mỗi mảnh, còn đất và cỏ có thấm
máu vị tử đạo thì cũng được chu đáo dành riêng cho một người
Kitô hữu của chúng ta: có người tên là Antôn đã đưa tái một
tấm áo rất có giá để bọc xác thánh.
Lương dân rất bỡ ngỡ thấy những điều mới lạ và những vinh
dự dành cho thi hài và tưởng nhớ người mệnh một. Tôi lợi dụng
cơ hội nói cho họ biết những lý do chính đáng của những việc
đạo hạnh này rằng: trước mắt những kẻ khống hiểu biết thì vị
tử đạo như đã chết, nhưng trước mặt Thiên Chúa là đấng thấy
tương lai như hiện tại, thì vẫn còn sống, hoậc là hồn vĩnh viễn
từ đây sống trên Trời, hoặc thân xác đến thời thì sẽ sống lại đày
hiển vinh, và tuyệt mỹ để muôn đời ngàn kiếp sống nơi Thiên
Chúa.
Các Kitô hữu chung nhau sắm một cỗ áo quan rất có giá để
liệm di vật thánh, rồi rất cung kính đưa đến nơi xa chừng hai
dặm: họ yên lặng làm công việc này để dập tắt cơn thịnh nộ của
các thù địch đạo ta. Chúng tôi đưa xuống tàu của chúng tôi,
cùng mọi người nhà chúng tôi, nhất là với hai thày giảng có
34
chức là đạo trưởng, chúng tôi đợi ở đây. Chính hai thày này
lương dân chú ý đến bắt và cho sát hại, nhưng vì khồng tìm
thấy ở nhà chúng tôi, nên chân phước Anrê đã cướp được triều
thiên.
Đó là điều làm họ cay đắng và phiền muộn, và để lấy lại cơ
hội đã mất họ không ngừng thôi thúc tôi để cho họ đến trình
điện ở Quảng Nam, trước mặt các quan tòa đã cho người lùng
bắt họ, nhưng tôi khuyên họ nên đợi cho cơn bão táp qua đi, tôi
dẫn dụ cho họ biết nếu Thiên Chúa muốn cho họ được phúc tử
đạo thi sẽ không thiếu, nhung hiện nay thì nên trốn tránh và dè
giữ đê phòng và khôn ngoan. Tóm lại nếu họ không thận trọng
mà tiến bước để tự hiến mình thi có thể là Thiên Chúa sẽ phạt
họ về tội táo bạo 1 lều lĩnh, rrhĩa là NgrM từ chối không ban ơn
cho họ có thể trở thành những vị tử đạo đích thực.
Rồi sau đó tôi căn dặn các gia nhân, tất cả mười hai người,
đều là những kẻ ữai ưáng khỏe mạnh, nên tránh cơn bão táp và
lui về quê quán hoặc cương quyết đi theo bạn đồng sự đã vạch
đường lên trời bằng gương mẫu lòng kiên trì vinh hiển. Tất cả
đều hớn hở lạ lùng, họ đồng thanh lán tiếng tỏ ý muốn noi theo
người và họ không còn ước muốn nồng nàn nào khác là tỏ lòng
kiên trung thờ phượng Thiên Chúa bằng hiến dâng tính mệnh
vì Ngưòi.
Chân phúc Anrê sinh quán trong tỉnh Phú Yên, thân mẫu là
Gioanna, rất sùng đạo Kitô, bà đã nhiều lần nài xin tôi nhận
Anrê vào số các học trò của tồi. Anrê có một tỉnh thần sắc xảo,
rất có sáng kiến và máng cỏ chúng tôi làm năm ngoái vào dịp
lễ giáng sinh, đã được tất cả phủ xem thấy và ca ngợi, chính là
tác phẩm của Anrê. Tuy thày khá gầy yếu về thân xác, nhưng
lòng quả cảm thì có thừa, không quản ngại việc gì khi cần thiết,
tỉ như phải chèo thuyền lâu giờ, điều rất cần thiết ở đây ừong
các cuộc hành trình, thường thường phải đi đường sông hơn
đường bộẻ Tôi không lặp lại những gì đã xảy ra sau khi vị tử
đạo tắt thở, có liên quan tới những báo oán mà Thiên Chúa công
35
bằng dùng để tuyên bố sự vô tội của thày và quyền thế thày có
bây giờ ở trên trời: những việc này đã được kể lại đầy đủ trong
bài tường trình về khu truyền giáo miền Đông Ân ấn hành năm
ngoái.15
Nhưng tôi không thể bỏ không kể những vinh dự mà Thiên
Chúa đã muốn làm sáng tỏ hình ảnh bày tôi khi di chuyển di
vật thánh về Macao trong chiếc tàu của thuyền trưởng Jean
Resandé người Bồ. Tàu chúng tôi đã thoát tay bọn hải tặc trong
cơn nguy cấp, còn mấy tàu khác được trang bị võ khí <fây đủ
hơn và có buồm tươm tất hơn thì lại quị ngã. Mọi ngưètt ở trong
tàu, cả thuyền trưởng và hoa tiêu đêu cho sự cứu thoát này là
do công ngi-iệp của vị lử đạo, Thiên Chúa mụốn cho thi hài
thánh được may mắn về tới hải cảng Macao để nhận những vinh
dự xứng nhân đức người.
m

TƯỜNG THUẬT VỀ CUỘC ĐÓN TIẾP LONG TRỌNG


THI HÀI CHẢN PHÚC ANRÊ TIÊN KHỞI TỬ ĐẠO
xứ ĐÀNG TRONG TẠI THÀNH PHÔ MACAO »

N gay khi cha Gaspar <r Amaral10 viện trưởng học viện
Macao, cũng là phổ giám tỉnh Nhật bản được tin về phẩm
vật cao quí tôi gùi từ xứ Đang Trong tới thì cha vô cùng hớn
hở, chính cha cũng đã lâu năm được phái tới giảng Phúc âm
trong nuớc này. Thế là cha quyết định đua tin vui về thi hài
thánh cho cả học viện và thành phố biết.
Đé làm việc này cha truyền cho người ta kéo hết các chuông
nhà thờ và để cho ngày lễ được tổ chức hân hoan hơn thì cha
muốn cho một số các thanh niên người xứ Đàng Trong và Đàng
Ngoài đang sống trong nhà chúng tôi từ mấy năm nay vdi danh
nghĩa là nội trú và rất biết vị tử đạo, chính họ lên gác chuông
đánh bộ chuông đa âm xinh đẹp. Lòng yêu mến họ tỏ ra đối với
36
người đồng hương của họ đã dạy cho họ, như người ta nói, biết
âm nhạc và đánh chuông với những cung điệu du dương lạ lùng.
Thế là toàn thể dân chúng chạy tới nhà chúng tôi và được biết
di vật thánh đã tới-

Trong khi đó người ta sửa soạn trong nhà thờ chúng tôi tất
cả những gì cần thiết để đón tiếp một cách hết sức tươm tất, hết
sức long trọng, Người ta định nghi lễ sẽ cử hành vào ngày Đức
Trinh Nữ lên trời, sau trưa, cha giảng loan báo cho giáo dân
trong bài giảng.
Nhà thờ được huy hoàng trang trí những tấm thảm và nhiều
tấm lụa là khác, lấy ở những tấm thường có và cả những tấm
khác mượn ở những nhà quyền quí, không ai không vui lòng
đóng góp những gì sang trọng nhất để trang trí cho đẹp, cho
sang trọng trong ngày lễẾ Người ta dựng một nghinh đài cao
lớn phủ thảm rất đẹp và những tấm khác thêu hoa mĩ, đặt lên
trên một lá cờ lớn trên đó sẽ để thi hài thánh. Người ta cũng
chuẩn bị một chiếc thuyền lộng lẫy vào bậc nhất, còn nguyên
xi, trang trí bằng những đồ vật lộng lẫy và hết các thứ hoa tươi.
Giờ lễ vừa tôi và chùm chuông đa âm vừa nổi hiệu thì viện
trưởng, hết các cha của học viện mặc áo dòng, cùng tất cả các
tu sĩ khác đều tiến ra chiếc thuyền giữa đám dân chúng đông
vô kể.
Thi hài thánh được chuyển xuống thuyền đã sửa soạn,
chuông trong khắp thành phố đều vang dạy có cả trống cũng
rung cho người ta nghe thấy. Đại bác viên đồng thời châm lửa
vào mấy khẩu súng lớn coi như những cỗ đại bác, một cỗ bị vỡ
nòng, nhưng Thiên Chúa không để cho một khán gỉa nào, tuy
họ chen chúc nhau rất đông, bị thiệt hại, để cho ngày lễ không
bị vẩn đục hay bi đát vì xảy ra tai nạn bất hạnh. Chiếc thuyền
từ từ tiến vào bờ, bản nhạc sửa soạn dâng kính vị tử đạo bắt đầu
lên cung líu lo trên không trung, có kèn túi và những nhạc cụ
khác ở trong mấy chiếc thuyên ứang trí lộng lẫy.
37
Mọi người vỗ tay vui mừng khi thấy thi hài vị chân phúc, tất
cả không chán ngắm nhìn. Thực ra thời tiết rất thuận lợi và biển
rất thanh lặng chỉ có một luồng gió êm ái cho mát không khí,
bed vì vào mùa này thường rất nóng bức không chịu nổi, hình
như tất cả những nguyên tố đều đóng góp phần tốt nhất cho
mình, cùng đồng tình làm cho buổi lễ tốt đẹp hơn. Thuyền
trưởng đã đợi chúng tôi, cho tới lóc này: ông trao thi hài thánh
cho chúng tôi và thực ra là thuộc về chúng tôi cách rất chính
đáng,
VÌ là một hậu quả của các cồng việc toàn dòng chúng tôi để
truyền bá Phúc âm trong xứ đó: thế rồi một tràng súng nổ làn
thứ hai, ca đoàn hát, nhạc khí lên tiếng du dương mừng rỡ.
Khi thi hài thánh từ chiếc thuyền đưa lên thì được đặt trên
nghinh đài lộng lẫy đã dọn sẵn chờ cuộc rước bắt đầu vổi lớp
lang thứ tự rất uy nghiêm, tuy rất đông người tới dự, quần
chúng chi góp thêm sự huy hoàng chứ không làm ồn ào lộn
xộn. Tất cả học viện của chúng tôi đều mậc đồng phục chỉnh
tề, tay cầm cành lá trang điểm khác nhau bằng đủ thứ sáng kiến
lụa là, vàng bạc. Theo sau là đám đông vô kể công dân thành
phố vổi đuốc sáng cầm tay, rồi tới các tu sĩ tất cả đêu cầm nến
sáp ưắng. Rồi tới một hàng ngũ các linh mục triều vị vọng nhất
trong xứ mặc áo dòng, cùng các cha dòng chúng tôi khiêng di
vật quí trọng.
Càng qua các phố thì không khí càng tỏa hết các thứ hương
thơm ngào ngạt của đủ thứ hoa đẹp nhất trong mùa từ cửa sổ
ném xuống từng bó lớn, cũng như nước hương thơm ngưòi ta
đổ đày bình ở các nơi khác. Trong suốt thành phố người ta dựng
nhiều vọng đài chói lọi vàng bạc và đủ hết các thứ lụa là đẹp
nhất, thổ sản trong những miền này, lại có những tràng pháo nổ
ran , với âm nhạc nổi lên mỗi khi nghỉ ở vọng đài.
Sau cùng thi hài thánh tới nhà thờ chúng tôi: người ta phải
khó khăn lắm mói vào được vì số người đông vô kể- ở đây thi
hài được đặt giữa lòng nhà thờ trên một thứ giường cảnh đã
38
dọn sẵn, với rất nhiều chân nến bạc cắm nến có trang trí lộng
lẫy chung quanh. Các học viên của chúng tôi thì tiến gần đài,
cử hành nghi lễ rất long trọng: khi đi ngang thì cúi sâu bái kính,
rồi đặt dưới chân vị tử đạo những nghành cây cầm trong tay và
sau cùng che khuất hết thi hài thánh. Và thực ra rất hợp lý vì để
đoạt được ơn tử đạo thì phải kiên trì hiến thân cho đến chết.
Nhưng cả những cành lá, cả hết những hoa khác đặt đay tràn
trên chiếc gường cảnh, không ở lâu trên đó, vì dân chúng có
lòng thành kính mến tranh nhặt làm di vặt thánh và ai nấy
đều chịu cực nhọc để lấy đem về nhà một chút kỷ niệm di vật
thánh.
Sau khi đã qua sự chen chúc vì quá nhiệt tình thì các ca nhạc
sĩ bắt đầu cho nổi bài hát ca tụng đức tin, rồi tói bài Te Deum
Laudamus (“Chúng ta ca tụng Thiên Chúa”) rất ừang trọng, rất
lâm li. Cuối cùng cha viện trưởng mặc áo chầu rất sang trọng
bước lên bậc bàn thờ chính và đọc led nguyện tạ ơn, thế là kết
thúc tốt đẹp buổi đón tiếp linh đình thi hài vị chân phúc Anrê,
tiên khởi tử đạo Đàng Trong.
Rồi thi hài được để dưới gầm bàn thờ Thánh Thể và đây lại
thêm một di vật mới cho học viện chúng tôi, nơi tàng trữ mấy
hòm di vật các tử đạo, bất khuất Nhật bản, giữa những bức họa
các tử đạo Nhật thì đặt bức họa vị tử đạo mái này, do một ứong
các thày của chúng tôi họa tên là Mathêu Van.
Sau buổi lể long trọng kết thúc không tai nạn nào, tuy ứong
khi châm lửa vào súng thi cổ hai hay ba khẩu vỡ giữa đám đông
dân chúng, để ghỉ nhớ tất cả những sự việc xảy ra thì cha viện
trưởng xét là nên thảo một tờ biên bản chính xác, đặc biệt để cổ
thể đến lúc trình lên tòa thánh. Người ta liền cho tìm trong thành
phố Macao hết những người Bồ cũng như người Đàng Trong
đã có mặt ở xứ Đàng Trong khi xảy ra vụ tử đạo chân phúc
Anrê, để lấy chứng từ về cho những gì họ biết về vụ này.
Người ta đã nghe và điều ưa 23 người, có 6 người chứng
kiến và 17 người khác chỉ nghe nói, Ông Antonio de Silva, công
chứng viên tòa thánh được viên cai quản tòa giám mụv Macao
đặt làm thư ký để ghì nhận các lời khai của chứng nhân. Vụ án
được biến diễn hoàn toàn tốt đẹp với tất cả các thủ tục, ông quạ
quyết rằng ở Macao đã thấy nhĩèu vụ án khác về nhiều vị tử
đạo, nhưng chưa được nghe những bằng chứng nào xác thực
bằng những chứng từ về vụ này* Ba phụ bản đã được gỏi vê
Âu châu qua ba chuyến tàu khác nhau. Nguyên bản của vụ án
thì được giữ trong vãn khố tòa giám mục.
40
Cuối cùng để kết thúc bài tường thuật về lễ long ừọng này,
tất cả sự huy hòang và cao cả người ta đã đóng góp làm nẽn thì
vượt quá những điều tôi có thể kể ra đây, tôi đã bỏ bớt nhiều
việc chính yếu để cho ngắn gọn hơn, tất cả đã làm cho lương
dân sống ở đây trà trộn với giáo dân, có những tâm tình cao quý
và tư tưởng rất trọng vọng về đạo thánh ta và về sự cao cả của
Thiên Chúa, lương dân đã thấy tận mắt những danh dự huy
hoàng và khôn tả người ta dành cho những kẻ hết lòng phụng
thờ Ngưòi và liều đến cả tính mạng để xưng tụng đức tin.17

IV

Tường thuật về xứ Đàng Trong (tiếp theo)


Những cơn bát bớ

C húng ta hãy txở lại xứ Đàng Trong. Tôi bó buộc phải ở lại
vì có sự bắt bớ mà ngọn lửa tuy vậy vẫn chưa dập tắt bởi
máu vị tử đạo; trái lại nó còn bùng cháy hơn ứong các tỉnh
Quảng Ngãi và Qui Nhơn và cho tới nơi nó đã nhóm mồi. Chính
viên quan đã ra án tử hình cho vị tử đạo của chúng ta, đã phái
một trong các viên chức đến bắt giam ngục và ứa trấn các Kitô
hữu.
Ông bắt đâu thi hành ở tỉnh Quảng Ngãi. Ông cho bắt mấy
người Kitô hữu cho ứa tấn để họ nộp các ảnh thánh, tràng hạt
và sách đạo, tuy có mấy người bị ứa tấn đã nhượng bộ, họ đã
hèn nhát vâng theo, nhưng có mấy người khác tỏ ra bất khuất
kiên trì trong dịp này, họ tự nguyện hi sinh chịu hết các cực
41
hình hơn là ném những trai ngọc quí cho thú dữ nhơ bẩn. Ngoài
ra còn có một bà đã có tuổi, bà tỏ ra bất khuất, chịu hết các khổ
hình người ta đưa ra tra tấn bà suốt một đêm ròng, bà khồng
bao giờ chịu khai ảnh lớn trong nhà thờ giấu ở đâu, bà thà chịu
tàng tật trong thân thể han là tỏ ra bất trung với Thiên Chúa.
Sự trung thành của một người khác tên là Antôn cũng rất
đặc biệt. Ông là một người thợ quá nhiệt tình của Phúc âm, nhờ
những lời khuyên dụ của ông mà ông thu phục được hết các
người lân cận xin chịu phép rửa tội, không còn ai là lương dân
ở canh ông. Vì sợ những mầm non nớt dễ bị luồng gió giận dữ
bẻ gẫy, nên ông cho hội tất cả ừong nhà thờ chính ông đã cho
dựng ữong khu nhà ông ở và ông nồng nàn dẫn dụ họ phải can
tràng, ông hứa vói họ là ông sẽ trả lời quan tòa thay cho tất cả.
Hơn nữa, ông thu hồi tràng hạt và ảnh tthánh đem giấu ở một
nơi chắc chắn và để cho người ta khống sao tìm được tang
chứng gây nguy hiểm cho tính mệnh, ông thêm nếu người ta
bắt nộp tiền phạt thì ông một mình hứng nhận hết. Ông đã chi
li hoàn thành lời ông hứa: vì thế các Kitô hữu nhờ những việc
bác ái và thân thương của ông mà được kiên trì rất đặc biệt, sẵn
sàng đối phó với mọi biến cố Thiên Chúa dùng để thử niềm túi
và đức can tràng của họ.
Bây giờ tuy Thiên Chúa cho phép nhân đức của bầy tôi
Ngưòi được điêu luyện bằng đau khổ, nhưng phép công bằng
Người cũng giáng xuống quân vô đạo đưa tay thi hành quá
nhiều bất nhân tra tấh họ. Một trong nhũng kẻ bắt bớ ác liệt
nhất đã bị đau cuống họng rất ừầm ứọng, đến nỗi đã tát thở sau
hai ngày bệnh. Một người khác đã tố giác mấy Kitô hữu tuy đã
nhận được nhiều điêu lành: y bị phạt vì vô ơn bạc nghĩa và ngã
bệnh nặng. Viên quan đã giam tù họ trong nhà thì cũng bị trừng
trị vồ sự tàn ác của y, bởi vì y bị mất của cải và sau ít ngày thì
đã chết mất 50 con trâu người ta dùng làm việc ở đây như bò
của ta và là một phần tài sản của y; nhưng quan man di như một
Pharao thứ hai, y trở nen ngoan cố bởi những hình phạt chứ
42
không phải cải tà qui chính.
Viên thư lại của quan tòa sau đó đã tới tỉnh Qui Nhơn, còn
gọi là Pulocamby. Tôi đã loan báo cho các Kitô hữu phải đê
phòng, giấu sách thánh với những đồ đạc phụng sự khác và can
đảm chịu mọi sự tấn công. Thế nhưng con sói cướp phá đã bất
thần bắt được mấy người ít thận ừọng và đã cướp được ảnh
thánh và tràng hạt. Nhưng họ kiên trì trong đức tin và con số
đồng đến nỗi viên thư lại ghi trong sổ tới 700 thì nay bỡ ngỡ
thấy quá đông. Vì ngán không muốn ghi thêm nhiều quá như
thế y chỉ chọn mấy người và dẫn tới trước mặt quan tòa.
Thật là một cảnh tượng rất đáng được các thiên thần chứng
kiến, khi thấy niềm vui của những giáo dân vì ao ước được
dâng tính mệnh mình để phụng sự Đấng Cứu Thế. Chỉ có 30
người được chọn trước sự luyến tiếc và chán nản lành thánh
của những người bị đuổi về. Ba chục người này ra mắt một
cách rất can tràng đến nỗi viên thư lại không còn gan dạ tra hỏi
xem họ có phải là Kitô hữu hay không: nhưng chi hỏi xem họ
có muốn sống hay không mà thôi. Câu trả lời đồng thanh và rất
kỳ diệu của mọi người là: vâng, chứng tôi muốn sống nhưng là
sống đời đời và chúng tồi mong đợi ở một mình Thiên Chúa
mà thôi. Vì tôi đến đó để giúp họ trong cơn túng cực, nên tôi
đã được gặp họ trước khi cống bố bản án.
Vì thời giờ cấp bách, tôi không khuyên dụ họ làm việc ăn
nãn tội, tôi thận trọng giải tội cho họ vào ban đêm, trong nhà
họ bị tạm giam và tôi còn dâng thánh lễ, trang bị cho họ bằng
bánh •kẻ cường tráng để giao chiến cho ngày mai. Vào ban
sáng, quan : tòa chỉ đòi có sáu người đã mang gông ở cổ, một
người là Antồn Ngư mồi thành Kitô hữu được ít lâu nay, nhưng
rất nhiệt tâm, tôi đã trao cho bổn phận coi sóc nhà thờ từ hai
năm nay. Người thứ
4
hai là Phêrô Lao, một bổn đạo cũ, tay lái thuyên, tự nguyện
lo cho các linh mục, chèo thuyền đưa đi khắp xứ, tùy theo sự
cần thiết. Bốn ngưòd khác cũng kèm theo. Có những người tự
nguyên xin cho được vào số đổ, có hai người nhân đức đặc biệt
cần phải ghi ở đây, đó là một người cha đã có tuổi và người
con, con thì cho cha là già nua tuổi tác không sao mang nổi
gông cùm, nên làm hết sức để tranh chỗ, cả cha lẫn con đêu
không được nhận.
Sáu người vô địch can ừàng bị điệu qua các phố, cổ mang
gông nặng, làm thành đám rước vui cho thiên đàng và đáng lo
sợ cho hỏa ngục. Quan trấn thủ ngần ngại việc bảo vệ các Kitô
hữu, nên bàn là cho giải họ vê phủ, nhưng ông Nghè bộ phản
đối, ông truyền cho họ lần này phải bị cạo đầu và bị đánh
trượng trên bả vai: bản án liền được thi hành ngay tức khắc.
Hình phạt cạo trọc đầu là một trong những xỉ nhục thê thảm
người ta có thể làm cho dân nước này, họ coi như một sự chuẩn
bị đưa đàu cho đao phủ chém. Các chiến sĩ can tràng của Đức
Giêsu Kitô đã mong mỏi sự sỉ nhục này từ lâu với rất nhiều vui
sướng, họ cho mình rất có phúc vì được mang những vét tích
khinh bỉ vì lòng mến yêu Người. Việc thi hành bản án vô nhân
đạo này không phải là không bị trừng phạt vê phía lương dân,
vì vừa mới thi hành xong thì có lửa bén tới ba nóc nhà ở Quảng
Nam, y như đã xảy ra sau vụ Anrê tử đạo. Ông Nghè Bộ rất hãi
sợ vì những tàn phá do vụ hỏa tai này gây nên, đến nỗi ông
không dám cấm đạo ta như ông đã đe lcd chúng tôi bằng những
lòi lẽ hỗn xược.

Người ta liền tha các tù nhân vê nhà, nhưng để không cho


họ có phương tiện trở lại làm các việc đạo thì quan tòa ra lệnh
cho triệt hạ các nhà thờ ở Qui Nhơn, Bến Đá và Quảng Ngãi.
Các Kitô hữu ở vùng thứ nhất đã vận động rất khéo, nhờ trung
gian bà vợ quan trấn thủ, một nữ giáo dân cũ,18 nên nhà thờ
của họ chỉ bị phá có một nửa; họ hy vọng sẽ sửa lại cho tươm
tất, sau khi cơn bạo táp qua đi. Có mấy nhà thờ khác cũng thoát
44
tay thù địch và họ lại hội họp nhau, tuy rất kín đáo, vào các
ngày chủ nhật và ngày lễ.
Tôi lẩn trốn trong một chiếc thuyền hơn một tháng, dùng
thuyền lúc thì đi đây khi thì đi đó, đé khích lộ giáo dân bằng
các phép bí tích. Tôi cũng rửa tội cho mấy lương dân, tuy ở
giữa cuộc bắt bớ mà cũng can tràng tin theo; tất cả đêu tỏ cho
tôi biết họ cương quyết thí mạng sống để bênh vực đức tin.
Trong những cuộc hành trình này, Thiên Chúa cho chúng tôi
dịp tốt để chịu sự gì vì danh dự Người. Một hôm Phêrồ Lao,
tay chèo thuyên tốt lành, phục vụ chúng tôi một cách trìu mến
trong các cuộc hành trình làm việc tông đồ, ông đã đưa vào nhà
tôi một ten trinh thám để quan sầt chuyến đi về của tôi, y nghĩ
trong bụng là thuyền chúng tôi chính là chiếc thuyền của những
tên hải tặc ít lâu nay đã cướp một chiếc tàu của các nhà buồn,
thếlà y vội vã, không điều tra thêm, tố giác chúng tôi noi quan
tòa địa phương, ông này không làm theo thủ tục của một vụ án,
đã cho người đến bắt chúng tôi.
Thuyền chúng tôi tức thì bị chặn lại và quân lính xông tới
đấm đánh các bạn đồng hành của tôi và có một người trong bọn
chúng đã bắt dầu trói chúng tôi, còn những quân khác chín chắn
hơn đã ngân y không được làm quá. Chúng chạy tới nhà của
Phêrô và cướp phá, trói anh và đập đánh anh dữ dằn, nhưng
quan tòa được tin đích xác hơn, thì ngày hôm sau đã tha chúng
tôi và truyền trả chúng tôi hết những gì đã cướp của chúng tôi,
Sự mất mát về vật chất thì chẳng quan trọng gì cho lắm, chúng
tôi cho là chẳng đáng gì, chỉ được lọi ích là đã chịu một chút
đau khổ, hơn nữa, do việc này mà chúng tôi không còn sống
lẩn ừánh được nữa.
Cấc Kitô hữu ưong địa phương này tuồn đến rất đông để
chịu các phép bí tích. Tôi rửa tội cho ba mươi lương dân ở một
nơi và ở một nơi khác bảy mươi, tất cả đêu được thày giảng
Antôn giảng dạy rất kỹ lưỡng; trong khi vắng tối thì thày cũng
làm các phép bí tích cho nhiều trẻ em và mấy người lớn, tất cả
4
đều ở ữong tình trạng nguy cơ hấp hối, theo những mệnh lệnh
tôi đã ban bố. Về công việc ở đây thì rất nhiều, hơn nữa, vì
không muốn chọc tức lương dân nhiều hơn, làm cho họ chống
đối tôi, thì tôi cho phao tin đồn là tôi đã bỏ xứ này sớm rồi,
trong khi đó tôi rút lui kín đáo trong nhà một bà Kitô hữu tên
là Paula Can, nơi có đủ hết các thứ cần dùng cho việc thừa
hành chức vụ thánh,
Bà này làm gương rất tốt lành về cách ăn ở, cũng như ông
chồng đã qua đời, bà có một con gái đã có chồng và đã tha thiết
xin Thiên Chúa cho được một con trai để dâng nó làm việc
phụng thờ Người. Bà được Thiên Chúa nhận lời, nhưng một
cách thuận lợi hơn mà chính bà cũng không mong đợi: bởi vì
đứa bé mới được tái sinh trong nước phép thánh táy thì Thiên
Chúa đã đem nó về với Người để nó ca tụng Ngưòi ngàn kiếp
trôn Thiên cung. ít lâu sau bà mẹ trẻ tuổi này cũng qua đời; sau
khi chết, bà đã hiện về với mấy họ hàng giữa một ngọn đồi lửa,
bà pHàn nàn về họ, bà rên ri nghe rất ghê sợ, vì họ không giúp
bà chóng ra khỏi những lò lửa đáng ghê sợ. Một trong những
người này đã thấy bà trong một tình trạng ghê rợn đã kể cho tôi
nghe và xin tôi dâng thánh lễ cứu vớt bà, tôi đã làm và bà không
còn hiện về nữa, và những rên ri khóc than cũng ngừng.
Tôi buộc lòng ra khỏi nơi trốn ẩn một vài Tân để phục vụ
các Kitô hữu, tỉ như đến một làng người ta làm muối, ở đây tôi
được Hỉerồm Giáp và bà vợ tiếp đón rất thân thương, cả hai
đêu làm ăn khă giả, nếu vì tôi mà phải mất hết của cải: sự lạ
lùng của lòng hiếu khách, tôi ở nhà họ bốn mươi đêm ngày,
đêm ngày thừa hành chức vụ, cho Kitô hữu cũng như cho lương
dân, có mấy người xin trở lại đạo.
Chủ nhà có lòng tốt tỏ ra rất thực tình, bởi vì họ trao phó
trong tay tôi người con trai 17 tuổi, có tâm hồn rất tốt và đã khá
thông tình chữ Hán, để phục vụ Thiên Chúa. Ý cha mẹ khi
muốn dâng con cho Thiên Chứa, là để cho anh gặp một hoàn
cảnh như hoàn cảnh vị tử đạo Anrê; họ cho mình khổng thể tìm
46
được cho con một phần phúc thuận lợi nào hơn và chính anh
cũng mong được phúc ấy vì từ ba năm nay anh khẩn khoản,
van nài nhận anh trong đoàn thể chúng tôi.
Các người cha mẹ khác cũng bắt chước họ mà can đảm dâng
con mình cho Thiên Chúa để suốt đời chúng thoát li những gì
thuộc thế trần. Một thanh niên khác ba mươi tuổi cũng đến gặp
chúng tôi, anh chủ ý tự nguyện nhưng vì anh không biết chữ
nên anh bằng lòng nhận hết các việc hèn hạ trong nhà, chủ ý là
được một ngày kia Thiên Chúa cho người đồng hương của anh
được chết lành. Thế là nếu kể những người này với mấy người
trước, thì tôi có tất cả mười hai tay thợ tốt, tôi xử dụng họ tùy
sự cần dùng trong lúc, để truyền bá phúc âm, thực ra tất cả đều
tỏ ra rất cương quyết chịu hết mọi việc khó nhọc, kể cả sự chết,
và tôi có thể gọi họ là những thí sinh tử đạo hay đăng ký tử
đạo*
Cũng trong làng này tôi đã mừng lễ Giáng Sinh19 trong một
nhà rộng lớn đã được trang trí tươm tất, nhà này thuộc về một
người tên là Nicolas Hao một Kitô hữu kì cựu nhất, đã được
chịu phép rửa tội từ 25 năm nay đo cha Fracesco Buzomi thuộc
dòng chúng tôi và là người đàu tiên tới khu truyền giáo này,
năm 1615. Chúng tôi đang chuán bị các nghi lễ thánh, tới một
hôm, lúc tôi sắp dâng xong ván lễ, có quân lính của một viên
quan đột nhập vào nhà để bắt các Kitô hữu đem giam tù, chúng
đinh đuổi theo bắt không biết những lương dân nào trong địa
phương này; nhưng Thiên Chúa không cho phép chúng chộp
được tôi hay bắt được họ. Chúng chi bắt được một ông già hiền
'lành, ông này ngày hôm trước đã đến từ làng cách xa chừng
một ngày đàng để được xưng tội và rước lễ, đem theo hai đứa
cháu bé đé xin cho chúng chịu phép rửa tội.
Chúng đã hành hạ ông già rất đữ dằn: còn ông già thì chịu
đau đớn, trong khi chúng đánh đập ông thì ông không ngừng
lởn tiếng nhắc đi nhắc lại mình là người Kitô hữu và muốn chết
là người Kitô hữu. Chúng ưa hỏi xem4‘Ông cha” ở đâu? thì ông
4
già đáp là vì ông mù lòa nên không thấy. Chúng lại tra tấn ông,
cùm chân ông theo tục xứ này, nhưng Giuse, tên ông già, kiên
trì xưng đức tin, không hề muốn khai báo.
Tôi ở gần đó và nghe hết những gì xảy ra và tưởng là sau đó
chúng xông vào chỗ tôi ẩn. Tôi đang đứng bên bàn thờ và hết
sức cẩn thận để dâng xong thánh lẽ: tôi liền quyết định ừao thân
cho bọn lính, nhưng chủ nhà cực lực phản đối, nên tôi không
đi xa hơn và sau khi đã lục đủ hết các xó nhà thứ nhất này mà
chỉ tìm thấy vài cây nến, thì chúng đem theo và trở về khai trình
công việc với viên quan, và thế là nhẹ nhàng kết thúc cơn bão
táp.
Tôi tiếp tục giải tội, nhưng các Kitô hữu cho là tôi không đủ
an toàn ữong nhà này, nên muốn cho tôi chuyển sang một nhà
khác kín hơn. Ở đây tôi lại làm các phép bí tích và hơn nữa, tôi
rửa tội cho 22 ngưòi tân tòng, tất cả đêu được chuẩn bị để bảo
vệ đức tin cho tóti chết. Dân chúng hội họp mừng lễ nửa đêm
thì rất đông, có hơn 500. Theo tin cho chúng tôi biết thì cũng
chính bọn lính đó sẽ trở lại, tôi liên chóng vánh cho tháo gỡ
bàn thờ và cho các Kitổ hữu rút lui: bọn lính hầu này đã trở lại
lúc tảng sáng, chúng bắt được vài ba người Kitô hữu và trói
điệu đi.
Thày giảng Inhaxu cũng ở trong số này, Vì mệt nhọc khuyên
dạy và giảng giáo lý suốt đêm thánh, nên thày buộc lồng phải
nghỉ đôi chút cho tối sáng. Vì thày xưng là thày giảng nên
chúng trói thày rất chặt đến nỗi thày như nghẹt thở, có một tên
có chút lòng nhân đạo hơn đã nhận thấy và vì sợ thày chết trong
tay chúng nên cho nới giây, nhưng không cho phép thày ăn
uống được, ứong khi đó chúng để tự do cho những người khác.
Nhưng vì tất cả làng đều kéo nhau đến nhà này, thi Inhaxu lên
tiếng giảng giáo lý đạo ta với một nghị lực kì diệu làm cho
lương dân sửng sốt về những điều nghe thấy, tất cả đều làn lượt
rút lui, bỏ lại các Kỉtô hữu, không dám đem giam một ngưòi
nào.
48
Thấy quân thù đã rút lui và được tự đo thì họ tự tháo cởi giây
trói, chỉ còn thày giảng Inhaxu là muốn giữ những giây buộc,
đem theo như những đấu ấn đại thắng và để được sẵn sàng được
người ta dễ dàng bắt đi nếu xảy ra một cơ hội mái để chịu đựng
vì phục vụ đức Con Thiên Chúa. Nhưng rồi thày cũng bằng
lòng để cho người ta tháo cởi ngay khi tôi ra lệnh truỳên cho
thày, thày lấy đức phục tòng cao cả và vâng lời hơn tất cả những
ước muốn nồng nàn nhất là để được phúc tử đạo. Thày phán
đoán rất đúng vì đức vâng lòi thì giết hết ý riêng, nó qa'o quí
hơn mọi phúc tử đạo, lòi Thiên Chúa phán: vâng lời hơii của
lễ.
Cơn bão táp sau đó lại bắt đầu: vì viên quan trong làng tôi
ở, y thấy tôi vẫn tiếp tục làm các phép bí tích, nên y đem theo
một toán lính bắt tôi và thày giảng Inhaxu cùng mấy người Kitô
hữu chính yếu, y giao chúng tôi cho các viên chức trong làng
đã hội họp nhau để canh giữ.
Suốt đêm chúng chất vấn tôi về nhiều điêu riêng biệt của
đạo ta. Nhưng lương dân thỏa mãn về lời tôi giải đáp, tất cả đều
hài lòng và phục lý lẽ, họ sẽ vui lòng tin đạo nếu đạo ta không
bị bắt bớ và nhà chúa không cấm đoán. Tôi đối đáp lại rằng
điều này xảy ra ở hết các nước, thoạt ban dầu đạo bị bắt bớ
nhưng sau đã được đón tiếp với mọi danh dự và thường thì
người bình dân là kẻ đầu tiên tín đạo nhu đứa trẻ mgoan ngoãn
dê dạy, rồi các vua các chúa và những bậc quyên quí mới theo
sau.
Một người có tuổi hơn cả và như lý trưởng haỵ xã quan trong
làng đó đã cho tôi biết là ồng rất hài lòng về tất cả những gì
thuộc về đạo ta, nhưng ông không thể ưng chuẩn hay am hiểu,
tại sao người ta nhiều Fân tha tội cho kẻ đến xưng tội: ừ, thì tha
cho một, hai lân thế là tốt (người lương dân nói) như nhà chúa
ơn xá cho kẻ trộm cướp, thinh thoảng đến lần phạm thứ hai,
nhưng lần thứ ba, thì ngài không tha. Tôi cũng công nhận ngưòi
ta tha một, hai Tân, theo luật các ông, cho những kẻ lỗi phạm
4
liên tiếp, còn tha liền liền bốn, năm, sáu lần theo sự chúng ta
xin, thì tôi không thể nhận được. Nhưng đé bắt bẻ lại lời đè
kháng thì tôi dùng lời Chúa chúng ta đáp lại cho Thánh Phêrô
trong một trường hợp tương tự là bao nhiêu lần tội nhân thành
tâm xin Thiên Chúa thứ tha thì Người muốn cho những kẻ
Người đã ủy quyền cho, rộng lượng nhận tha cho nhân danh
Ngưòi; lại nữa suốt cuộc đời người ta yếu đuối, thường liên tục
sa ngã, thì cũng được lòng từ bi Thiên Chúa tha thứ, bao lâu
còn là thời tha thứ; nhưng không còn trông được thứ tha khi đã
qua đời sau, khi bị những khốn khổ đời đời dành cho những kẻ
đã từ chối không biết lợi dụng thời từ bi ân xá.
Vào tảng sáng, tôi xin bọn lính canh cho phép tôi dâng thánh
lễ, được nhận lời, tồi đã dâng thánh lễ ở nơi này khá tươm tất
xứng đáng. Lương dân khen ngợi các đồ đạc, sự chỉnh tề và
sạch sẽ nờx bàn thờ, cùng tất cả những nghi lễ đẹp đẽ trong
phép tế lễ. Cũng sáng nay tôi bị điệu tới một viên quan cấp
trên* Một bên lương dân đắc thắng vì đã bắt được tôi ở dọc
đường, một bên các Kitô hữu bất hạnh không thể bỏ tôi nên
kihóc lóc, rên ri. Quan tòa tra hỏi tôi, tại sao tôi giảng dạy thứ
đạo mà nhà chúa không muốn cho thần dân ngài tin theo.
Tôi đáp, đây là đạo Thiên Chúa thật, Vua hoàn vũ, hết các
vua dưới đất phải vâng phục Người. Tôi thêm rằng tôi giảng
dạy đạo Thiên Chúa tức là tôi làm theo ý Người, chính Người
truyền cho đạo phải được truyền bá và tuân thủ khắp năm châu
bốn bể, còn nếu ông xét ông vâng theo chúa ông là điều phải
thì tôi cũng muốn phục vụ đức Chúa các chúa của tôi, tôi đã rời
bỏ đất nước tôi từ 27 năm nay,20 tôi đi giảng đạo khắp các nơi
tôi chẳng mong gì tốt đẹp hơn là được đổ máu ra. Ong còn tiếp
tục tra hỏi tôi về những người theo tôi, thì thày giảng Inhaxu
nắm ngay lấy cơ hội, cho ồng biết những bằng chứng cao cả về
đức tin, nhờ vào ánh sáng đức tin này, thày cả quyết đã phát
hiện kêu rõ ràng và rất sốt sắng hai thánh danh Giêsu Maria.
Tên đao phủ chưa thấy mình thành công trong nhát dao thứ nhất
50
thì đâm thêm ba nhát nữa làm cho ngực mở rộng một phần lớn,
vị tử đạo hiển vinh vẫn còn luôn lán tiếng kêu thánh danh.
Sau những nhát đâm liên tiếp này thì đầu thày hơi nghiêng
về bên phải: một tên đao phủ khác chém một phần lớn cổ, đao
mã tấu chém hai nhát, thế là chân phúc Anrê của chúng ta ngã
lãn xuống đắt như thể cây tốt, về bên tay phải; thày còn lắp lại,
lúc (fâụ rod xuống đất, như các ngưòi Bồ có mặt trong táh bi
kịch đẫm huyết đã khai là nghe rõ ràng, qua lỗ mở của cuống
họng, giữa một dòng suối máu tuôn trào, danh thánh Giêsu nhờ
công nghiệp Người và việc tử đạo vội vã này mà thày đã chiếm
được triêu thiên vinh quang (bởi vì cả việc cầm tù, việc tra
khảo, việc xét xử, cả việc kết án và cái chết đêu được thi hành
chưa

?
« • đầy trong vòng một ngày).
Tức thì chúng tôi cầm khăn chạy đến hứng máu quý giá tuôn
ra tới tấp từ những mạch máu đến nỗi nơi thày nằm ướt đẫm.
Những ngưòi Bồ quen giữ lòng đạo đức có mặt trong cuộc đại
thắng vinh quang này, họ cẩn thận thu nhặt các di tích thánh,
cắt áo chia nhau mỗi người mỗi mảnh, còn đất và cỏ có thấm
máu vị tử đạo thì cũng được chu đáo dành riêng cho một người
Kitô hữu của chúng ta: có người tên là Antôn đã đưa tới một
tấn i áo rất có giá để bọc xác thánh.
Lương dân rất bỡ ngỡ thấy những điều mới lạ và nhũng vinh
dự dành cho thi hài và tưởng nhớ người mệnh một. Tôi lợi dụng
cơ hội nói cho họ biết những lý do chính đáng của những việc
đạo hạnh này rằng: trước mắt những kẻ không hiểu biết thì vị
tử đạo như đã chết, nhưng trước mặt Thiên Chúa là đấng thấy
tương lai như hiện tại, thì vẫn còn sống, hoậc là hồn vĩnh viễn
từ đây sống trên Trời, hoặc thân xác đến thời thì sẽ sống lại đầy
hiển vinh và tuyệt mỹ để muôn đời ngàn kiếp sống nơi Thiên
Chứaằ những sai lầm của các đạo ừong nước và vì nhận được
ơn Thiên Chúa ban, thì tất cả mong ước của thày là làm sao cho
tất cả đồng bào đồng hương của thày bỏ những đạo giả trá, chỉ
5
dẫn cho thấy con đường về Tròi để họ làm cho rất nhiều người
tin theo phục vụ Thày Cao cả.
Viên quan sửng sốt về chí cương nghị của Inhaxu và bằng
lòng về những lòi lẽ của tôi, ông bảo tôi là ông không có gì liên
quan tới tôi hay với những người của tôi, nhưng có ba Kitố hữu
làng này thì phải giam ngục. Cuối cùng là đi đến một món tiền
phạt. Tôi nhanh nhẩu lo liệu hết sức có thể, tôi trả cho họ theo
sự có thể của tôi và xin các Kitô hữu khác gom góp dể cho các
tù nhân được nhẹ tội.
Các Kitô hữu đều đồng tình đé tôi rút lui đi nơi khác. Người
ta chọn một giáo dân là em của viên quan đã bỏ tù tôi. Mười
ngày sau có lệnh của viên quan cao cấp hơn bắt tôi phải xuống
thuyền và ở đây như bị quản thúc, không được ra khỏi đó, cho
tới khi nhà chúa quyết định về tôi, chiều theo ý ngài. Thế
nhưng, tôi sai người của tôi đi các ngả để cho họ thoát khỏi tay
chúng và thoát sự hung dữ thù nghịch, chúng phao tin là người
ta định bắt giam tôi và xiềng xích gông cùm tất cả điệu về phủằ
Có mấy người đồn một tin khác chống đối tôi, họ nói nhà
chúa muốn trục xuất tôi khỏi hải cảng, không cho ai đi theo để
tồi không còn trở lại trên đất nước ngài, nhưng tất cả những tin
thất thiệt này đều tan trong không khí.
Tôi ở trong thuyền như bị giam chừng hai tháng, không
được tự do ra khỏi. Các Kitồ hữu đến xưng tội; vào nửa đêm
tôi qua chiếc thuyền khác đến các nhà, rửa tội cho nhiêu ngưcd,
ở nhiều nơi, họ đã xin trở lại đạo. Tôi cũng dâng thánh lễ và
cho những ai đã sẵn sàng được rước lễ. Mùa chay đã tới, tôi dự
định làm phép tro, giáo dân từ mấy năm nay chưa được dự.
Viên quan Inhaxu trả dâng nhà khá rộng, tối nhận. Viên quan
cao cấp hơn cho phép tôi lên trên đất liền, cho tới khi thuyền
tôi vì quá mục nát được sửa cho tươm tất. Số các Kitô hữu thì
rất đông, họ tới dự nghi lễ thánh với những tâm tình toại nguyện
lạ lùngễ
Vì phải xưng tội theo luật bó buộc trong mùa chay, nên
52
Thiên Chúa lại thử thách các bày tôi Người bằng một khó khăn
mới. Số là có viên quan đến nhà chúng tôi để bàn một công
việc với chủ nhà. Vỉên quan này (không ai biết) có nhiêm vụ
điều tra các Kitô hữu, trong lúc đó có ba mươi giáo dân đang ở
trong một gian nhà, họ tởi để xưng tội trong đêm nay và vì theo
lệ thường, họ đọc kinh vào khoảng gà gáy sớm, họ không muốn
bỏ một thói quen tốt, thế là họ lớn tiếng đọc kinh, bọn đây tớ
viên quan từ phủ tới, chúng thức giấc và hỏi xem tiếng rức lác
chứng nghe tò đâu tới, chúng diều tra xem có truyện gì.
Mặc cfâu gia nhân trả lời là tiếng trẻ con tập đọc, theo thói
quen ở đây tò sáng sớm, nhưng chúng khồng tin, chúng lăng
xăng chạy ngang chạy dọc tọc mạch tìm kiếm và cuối cùng
chúng thấy ba chục Kitồ hữu đang đọc kinh. Chúng liền bắt
thày giảng Inhaxu cùng hai người ừai trẻ tự nguyên phục vụ
Thiên Chúa. Chúng gông cổ cả ba và bởi vì Inhaxu tiếp tục
giảng chân lý đạo ta thì chúng cho mang một cái nặng hơn cả.
Con người thánh thiện này, rất tinh tường, biết xử dụng mọi
thì giờ, mọi nơi để cứu rỗi các linh hồn, nên trong ngục mới
này, thày đã chiếm được cho Thiên Chúa mấy lương dân ở
trong đó. Đầu đê câu truyện của họ là thế này: đêm trước đây,
họ đã thấy bước vào cửa nhà ngục một người vô danh đáng
kính, ngưcd đó xem như tód thăm các con bị giam vì mình. Sau
đó, khi thấy Inhanxu, thì họ nhận là chính Inhaxu đã qua trước
mắt họ đêm hôm qua. Ý nghĩ này làm cho họ rất xúc động, fôi
sau khi nghe những lời giảng dạy của thày, thì họ quyết định
xin theo đạo thánh, thế là họ làm cho tâm hồn họ được toại
nguyên, tuy trước đây họ rất xa cách.
Lửa bắt bớ còn bén tới tỉnh Qui Nhơn, các Kitô hữu của
chúng ta áy náy về thái độ đi tránh cơn hiểm nghèo và ẩn nấp
của mình, nhưng tôi cho họ biết giáo lý của Thiên Chúa chúng
ta, là khi bị bắt bớ ở một tỉnh này thì hãy tránh đi tỉnh khác.
Theo đó, có nhiêu ngưòi đem vợ con tiến vào rừng sâu, “Lang
thang trên đồi trên núi, lang thang trong hầm đất.” Thù địch
5
phát điên vì không tìm thấy, chúng thả chó săn vào trong rừng
để làm hại trẻ con và cho cha mẹ chúng sợ hãi. Nhưng tất cả
sáng kiến quỷ quyệt đều vô hiệu. Các giáo dân của ta cho tới
những trẻ nhỏ rất yếu ớt đều vui lòng chịu những sự khó khàn,
như họ đã tỏ ra sau này khi kể những việc họ làm một cách vui
vẻ, làm cho tôi tràn ngập yên ủi.
Có những người không thể trốn đi được, trong số này có
Antôn Nau và một bạn đồng sự tên là Mathêu, ông này muốn
giấu không cho lương dân tìm được tràng hạt, thì bị hành hạ rất
dữ dằn và bị đánh đập nhừ tử bằng một cây gỗ rất cứng.
Vì Mathêu còn mứi mẻ trong hàng ngũ chiến sĩ đức Kitỏ,
nên Antôn coi ông như chưa biết cách chịu đựng trong những
thử thách đầu tiên, chưa ăn ở tươm tất như mình muốn. Do đó
Antôn lên tiếng khiển trách Mathêu: thế nào, anh, đó là tư cách
xứng đáng của anh đó ư? Có phải là lời anh đã nói với cha khi
cha rửa tội cho anh là anh tin theo đạo Thiên Chúa trong thcd
bắt bớ và anh sẵn sàng hy sinh tính mạng để bênh vực đạo ư?
Bây giờ tôi thấy anh không được vui như lúc bình thường? Thế
nghĩa là gì? Những lời này đã gợi lòng can đảm của người tân
tòng và từ đó ỏng luốn luôn tỏ ra vừa vui vẻ vừa can tràng mạnh
bạo hơn trong mọi công việc, cả hai bị giam trong ngục tối,
mang hai chiếc gống nặng như những chiếc người ta đưa cho
những kẻ gian phi giết người và cướp đường cướp chợ. Tức thì
tôi đến thăm họ với phép của viên quan, tỏi đã xin cho tôi được
ở với họ, nhưng người ta đã không cho tôi ơn này.
Lửa giận dữ bầng bầng nưi lương dân chống đối chúng tôi,
chúng cũng không tha các bà Kitô hữu, các bà tỏ chứng cớ lòng
nhiệt tình, không sợ hãi gì. Các bà thân hành tự nộp mình cho
quan tòa và công khai xưng đức tin. Các bà cống góp phần vào
vinh quang trận chiến và công phúc các khổ cực, bởi vì các bà
cũng bị trói bằng những thứ dụng cụ bằng gỗ và giây chão, tức
là gông cùm; các nhân viên tòa án lôi các bà qua các phố
phưòng như những con thú người ta dẫn đi làm thịt. Có mấy bà
54
chiếm được giải kiên trì bất khuất, tên là Luxia và Ruffina, cả
hai được theo Kitô giáo do bà Paula nhân đức.
Một trong các quan cao cấp có tên là Đề lĩnh,21 ông cho là
mình mất danh giá nếu không bắt ép các bà bỏ đạo, vì thế ống
ra tay tấn công các bà bằng đủ thứ lý lẽ, bằng những lòi dỗ dành
cho các bà cải tà qui chính. Luxia ứng đáp: Thưa ông, là Kitô
hữu tôi phải cải tà qui chính gì nữa, vê gian dối, tham của
ngưòd, xảo quyệt và lừa gạt và về tất cả những gì đạo thánh
chúng tôi tin theo ngăn cấm, đó là những điều chúng tôi ăn nãn
hối cải: còn hối cải về giới răn Thiên Chúa và xa lìa đức tin dù
rất nhỏ mọn thì không bao giờ, ông cứ chém tối, phanh thây tôi
ra trăm mảnh, cướp mạng sống tôi, tôi kiên trì chịu hơn là làm
trái luật Thiên Chúa, luật rất hoàn hảo, không có gì phải cải tà
qui chính.
Ý cương quyết cao cả của Luxia làm cho viên quan rất tức
tối, ông bực bội và điên lên vì câm miệng không đáp lại được,
nhưng để báo thù về sự xỉ nhục ông tự coi như đã chịu thì ồng
ra lệnh cho người ta bốn Tân thay gông cho bốn tử đạo, mỗi
lần đặt cái nặng hơn để thêm sự cực khổ bởi vì ơ đây người ta
coi gông cùm càng lớn thì phạm nhân càng mắc tội nặng. Luxia
còn chịu thêm hình khổ này nữa là chân bị cùm bằng một thứ
cùm bằng gỗ làm cho rất đau đớn.
Thế rồi vì có mấy người động lòng thương thấy các bà chịu
khổ cực, bị phơi ra ánh nắng mặt trời, họ khóc nức nở, và để
cho các bà được chút bóng mát thì họ lấy nón đội cho các bà,
nhưng viên quan như dọa nạt và nói: hãy bỏ đạo Thiên Chúa
thì các người có bao nhiêu nón cũng được. Nhưng các bà cương
quyết và nổi giận chính đáng, các bà ném ra xa tất cả các thứ
che nắng bé nhỏ và lắp lại nhiều lần rằng mình sẵn sàng chịu
nhiều khổ cực hơn chứ không hề nao núng ưong niềm tin đã
thề với Thiên Chúa. Sau cùng, khi đã lâu giờ làm hết sức mà
vô hiệu thì viên quan chỉ còn một dự tứứi là chịu thua mà thôi,
ống ra hàng vặ rút lui, xấu hổ vì thấy mình bại trận, thua những
5
người đàn bà yếu đuối về thể xác nhưng bất khuất nhờ ơn Đức
Giêsu Kitô.
Cuộc đại thắng này làm nguyên nhân phát sinh một cuộc
khác đáng được kể ra đây. Có một bà quyền quí đã hơi hèn nhát
tự buồng thả khi viên quan mới bắt dâu đe dọa, nhưng ngay khi
được biết những chiến công vinh quang các bà bạn thì đã nhận
lỗi và khóc nóc thảm thiết. Rồi bà sai con đến xin tôi tới cứu
bà, bà kể cho tôi hết các chi tiết ừong cơn khốn cực bà chịu, bà
cũng xin tôi thuốc chữa và tỏ ra rất thối chí nản lòng về sự bất
trung này.
Tôi đã giúp bà cho bà được can đảm, tồi nại lòng từ bi của
Thiên Chúa, Ngưòi thương tình đón nhận hết những kẻ có lòng
thành thật thống hối chạy đến Người, còn về thuốc chữa thì ở
trong quyền bà, nghĩa là một Tân nào khác, bà trở lại gặp viên
quan đã chứng kiến sự sa ngã hèn nhát của bà. Thế là hầu như
khi tôi chưa dứt lòi thì bà đã vội chạy đi ngay. Bà không chỉ
làm như tôi nói mà còn tha thiết nài XÙI cho người ta buộc vào
cổ bà những hình phạt nhục nhã mà trước đây vì sợ hãi bà đã
khước từ cách hèn nhát. Nhưng viên quan cho bà về và bảo bà
rằng: đến thòi đến lúc ông sẽ không quên. Những ý nghĩ cương
quyết đại lượng này, cả lương dân cũng khen ngọi và bắt các
quan tòa không làm khổ các bà Kitô hữu nữa, rồi từ những bạo
tàn của họ, họ chỉ nhận được sự xấu hổ và bẽ bàng.
Người ta vẫn còn lùng bắt các giáo dân khác, có nhiều người
bị giam tù. Tôi cũng lại phải chịu một viên quan em của chủ
nhà tôi cư trú. Kẻ khốn nạn này vì tham của đời này thì đã hèn
nhát chối đạo. Một hôm y đe dọa tố cáo tồi. Tối đã khiển trách
tội của y. Y nổi cơn thịnh nộ, bực tức chống đối tôi, nhưng vì
không dám thi hành lòd đe dọa, y đã giựt một ảnh Đức Mẹ tôi
đã lấy lại được từ tay mấy người lương dân đã cướp được ở nhà
một Kitô hữu.
Bồi vì tôi kháng cự y. nên y lại đe bắt tôi chịu những cực
hình hiểm độc nhất. Tôi đáp; nhưng là những cực hình nào?
56
Hơn 50 năm22 tôi phụng sự rất thánh Trinh Nữ và đức Con
Người và tôi luôn luôn nhận được những ơn huệ cao cả và
không bao giờ có tai họa. Sao tôi lại có thể ãn ở vô đạo, vô ơn
bạc nghĩa đem hiến cho thù địch Ngưới bức họa đáng được mọi
người và các Thiên Thần thờ kính. Lúc này đây, ông nên biết,
tôi sẵn sàng chịu hết thứ cực hình, chứ không bao giờ mắc tội
xúc phạm sự thánh ghê gớm đó. Thấy tôi nói cả quyết như vậy
trước mặt mấy người Kitô hữu, thì viên quan bị dồn vào tư thế
thua trận và bỏ cuộc.
♦ •

Trong khi xảy ra tất cả những bất hạnh này thì có lệnh chúa
thả tôi và các Kitô hữu khác bị giam ngục. Họ cho tôi ra ngoài,
nhưng tôi đã quyết định không bỏ những người của tôi trong
cơn bắt bớ, để cho họ được mạnh bạo chịu những cuộc tấn
công, hết sức giúp họ trong sự có thể của tôi, nhưng chính họ
bắt tôi phải đổi ý định và theo lòti họ bàn, là tôi trở lại phủ chúa,
nơi đây tôi có thể vận động có hiệu quả hơn cho lợi ích chung
của đạo.
»

Ở đây tôi không thể không nói tới đức bác ái rất đáng khen
của mấy Kitô hữu ở biên giới nước này. Khi được tin tôi bị
giam thì họ liền vội vàng lên đường, vượt hơn ba trăm dặm bản
xứ, nghĩa là 150 dặm Pháp, chủ ý đến thăm tôi và giúp đỡ tôi
trong luc cần dùng, về bản thân và về của cải, cho tôi cũng như
cho các Kitô hữu các đang bị cầm tù.
Lòng bác ái của họ đáng ghi nhớ muồn đời, đã vượt đến mức
thái quá, nghĩa là có nhiêu người trong đám họ hiến thân năn
nỉ quan tòa bắt giam họ, hoặc vì chúng tôi hoặc ít ra với chúng
tôi. Nhưng quan tòa thích thú thấy những sự lạ do lòng bác ái
đặc
biệt, ông cho họ ra vê, ông nại lý do họ ở những địa phương
khác, nên không thuộc thẩm quyền ông cai trị. Thế là những
giáo dân chính đáng, sau khi đã bắt chúng tôi nhận những ý
hướng tốt lành và những bằng chứng đích thực về tình nghĩa
của họ thì họ chia sẻ của cải cho chúng tôi, rồi trở về nhà đem
theo công phúc của biết bao việc lành thánh.
Nhưng hãy trở lại cuộc hành trình về phi; vì đã quá đi xa và
không thể bỏ neo ở một bên nào cố người Kitồ hữu, do luồng
gió khòng thuận, nên chúng tôi bó buộc phải cho thuyền dạt
vào một bờ hoang vu, để cử hành lễ Lá nhằm vào lức này.
Người ta dựng một tóp Têu, chúng tôi lấy lá ở một ngọn núi
lân cận, tôi làm phép Lá, phát một phần cho các người theo tôi
và đành một phần cho mấy Kitô hữu đợi chúng tôi ở dọc đường.
Rồi chúng tôi ra khơi, gió thuận trong một thời gỉan, nhưng
rồi gió thổi rất mạnh làm cho sóng lay động rất dữ dội chiếc
thuyền bé nhỏ của chúng tôi một hồi lâu; khi hoa tiêu muốn bẻ
lái đưa vào đất liền thì lái vỡ làm hai mảnh: thế là chúng tôi ở
trong tình thế không trông vào thuốc chữa của loài người, giữa
lòng biển khơi, làm mồi cho gió bão; nhưng cảm thấy tâm hồn
tôi được sức mạnh của Trời để chống lại hãi hùng, tôi khuyên
mọi người trong thuyền hãy đặt niềm trn nơi Thiêu Chúa,
Nguùi thường tỏ lòng cứu giúp ừong những cơn nguy hiổm rất
lớn. Và Người cũng muốn cho chúng ta ra công làm việc vê
phiá chúng ta.23 Thếlà nhờ vào một ít lời đó mà mọi nguừi thêm
can đảm và tất cả cùng nhau đồng tâm đồng tình bắt tay cầm
mái chèo, tiếp tục công việc từ tang tảng sáng cho đến đêm
khuya không rời. Thiên Chúa ban phúc cho lòng tin tưởng và
sự khó nhọc của chúng tôi: sau cùng Người đẫn chứng tôi tới
một hòn đảo gọi là Champelau, chúng tôi cập bến. Chúng tôi
hai lần tạ ơn Người vì đã cứu chúng tôi thoát một cơ nguy hiển
nhiên, và vì chúng tồi còn lòng không chưa ăn sáng, thì ở đây
chúng tôi đã điểm tâm.
Ngày hôm sau là thứ năm tuần thánh, tôi cho dựng một bàn
58
thờ tươm tất hết sức có thể để dâng thánh lễ, tôi mời gọi những
người theo tôi kính nhớ ngày thánh hôm nay. Sau đó chúng tôi
tốd Hội An nơi từ ít lâu nay có mười chiếc tầu từ Macao tới,
nhưng không có một linh mục nào: đây là điều làm cho tôi rất
phiền muộn vì tôi chưa gặp ai, chưa gặp một linh mục nào từ
hơn một năm nay.
Đồng thời ở Đà Nang cố hai cha người Tây, tu sĩ dòng thánh
Phan. Bão táp đã đánh giạt tầu vào đây, trong chiếc tầu này,
các ngài dẫn từ Manila, thủ đô Phi, các nữ tu cùng dòng qua
Macao lập một tu viện, nhưng vì có sự tranh chấp giữa hai
vương quốc Bồ và CastiUe xảy ra vào giữa các dự đinh này,
nên các tu sĩ quyết định ứở về Manila. Được tin tôi bị giam ở
Qui Nhơn, thì các tu sĩ thường biên thơ yên ủi tôi và còn tỏ lòng
bác ái cho tôi quà, mặc dầu các cha cũng bị phiên hà nhiều bề
ở đây, như tối nói rõ trong các thư, tôi vắn tắt viết lại vài ba ở
đây, để dùng làm bằng chứng về nhân đức và lòng sốt sắng của
những bầy tôi cao cả của Thiên Chúa và cũng là bằng chứng vê
sự giao hảo và tình đoàn kết tương hỗ gắn bó với chúng tồi.
Thư thứ nhất đề ngày 16 tháng 2 năm 1645 như sau:

Kính cha Alexandre de Rhodes


bị giam tù vì đức tin và ỉà đò đệ bất khuất của
Đức Giêsu Kitô

K hồng biết tôi phải cùng vui với cha về bao vinh dự cha được
để truyền bá Phúc âm hay phải cùng khổ vổi xứ Đàng
Trong vì mất nhiều Kitô hữu người nước này, thiếu chủ chăn,
thiếu cha lành. Tôi tin tưởng vào Thiên Chúa, Người sẽ săn sóc
công việc của Người và cha sẽ ra khỏi Xứ Đàng Trong, và
Người sẽ không cho phép các cây non nớt bị thiệt hại và bị phá
hủy. Tôi ao ước được tự do và không còn có bổn phận dẫn đưa
5
các nữ tu thánh thiện này để nhanh nhẹn chạy đến cha, quì dưới
chân cha, để được nhìn thấy những bàn chân thánh in vết trên
môi tôi.
ỉt ra tôi cầu mong được một người tin cậy để có thể gửi biếu
cha một chút quà còn lại trong cuộc hành trình của chúng tôi:
ông Diego Henriquez de Boza là bầy tôi rất thân thiết của cha,
ông rất vui lòng nhận công việc này. Tôi sợ không biết thư này
CÓ lọt vào tay cha an toàn, vì tôi gửi qua đường rất chéo và
không chắc.
Khi ông thuyên trưởng Oratio Massa trở về đây thì tôi sẽ cố
gắng hết sức tìm được người chắc chắn để lại gửi thư tới cha.
Tôi nài xin cha cho tôi biết tôi có thể làm được gì cho cha. Nếu
tấm áo rách nghèo nàn của thánh Phanchi có thể giúp được việc
gì cho cha thì tôi sẽ không quản ngại bất cứ gì, theo tất cả tấm
lòng quí mến của tôi. Nếu cha Antoine de Port bạn đồng hành
của tôi có thể giúp cha được gì thì ngài cũng sẽ tận tình lẫnh
nhận công việc mà tôi cũng hết lòng trìu mến, nếu tôi không
bận nhiệm vụ bắt tôi phải trở về sớm hết sức. Sau cùng nếu cha
cần sự gì thì tôi tha thiết xin cha cho tôi biết và nói rõ cho tôi
tường.
Ngày hôm nay 15 tháng 2 tôi đã nhận được thư cha với bánh
lễ và hộp cha đã có nhã ý gửi cho tôi tò ngày mồng 1 tháng này.
Thật là những của rất quí, tất cả chúng tôi thân tình cám ơn cha.
Còn những tấm sắt dùng để làm bánh lễ mà cha cung có lòng
tốt cho tôi mượn, thì ngày mai mới tới nơi, tôi không quên trả
lại bằng đường lối an toàn.
ở đây, không thiếu sự khốn khố:24 không kể những khốn khó
chúng tôi đã chịu trên biển cả, thì hình như mổi ngày mỗi thêm
lên trên đất liên, vì ngoài sự thiệt hại chính yếu những người
trong tàu này chịu, họ còn mất hết những gì quí báu do ba
Các Kitô hữu chung nhau sắm một cỗ áo quan rất có giá để
liệm di vật thánh, rồi rất cung kính đưa đến nơi xa chừng hai
dặm: họ yên lặng làm công việc này để đập tắt cơn thịnh nộ của
60
các thù địch đạo ta. Chúng tôi đưa xuống tàu của chúng tôi,
cùng mọi* người nhà chúng tồi, nhất là với hai thày giảng có
chức là đạo trưởng, chúng tôi đợi ở đây. Chính hai thày này
lương dân chú ý đến bắt và cho sát hại, nhung vì không tìm thấy
ở nhà chúng tôi, nên chân phước Anrê đã cướp được triều thiênẺ
Đó là điều làm họ cay đắng và phiền muộn, và để lấy lại cơ
hội đã mất họ khồng ngừng thôi thúc tôi để cho họ đến trình
diện ở Quảng Nam, trước mặt các quan tòa đã cho người lòng
bắt họ, nhưng tôi khuyên họ nên đợi cho cơn bão táp qua đi, tôi
dẫn dụ cho họ biết nếu Thiên Chúa muốn cho họ được phúc tử
đạo tlu se khong thieu, nhưng hiện nay ttó nên ứốn ừaiA va de
giữ đè phòng và khôn ngoan. Tóm lại nếu họ không thận trọng
mà tiến bước để tự hiến mình thì có thể là Thiên Chúa sẽ phạt
họ về tội táo bạo liều lĩnh, nghĩa là Người từ chối không ban
ơn cho họ có thể trở thành những vị tử đạo đích thực.
Rồi sau đó tôi căn dặn các gia nhân, tất cả mưòỉ hai ngưòi,
đều là những kẻ trai tráng khỏe mạnh, nên tránh cơn bão táp và
luỉ vê quê quán hoặc cương quỵết đi theo bạn đông sự đã vạch
đường lên trời bằng gương mẫu lòng kiên trì vinh hiển. Tất cả
đều hớn hở lạ lùng, họ đồng thanh lớn tiếng tỏ ý muốn noi theo
người và họ không còn ước muốn nông nàn nào khác là tỏ lòng
kiên trung thờ phượng Thiên Chúa bằng hiến dâng tính mệnh
vì Người.
Chân phúc Anrê sinh quán trong tỉnh Phú Yên, thân mẫu là
Gioanna, rất sùng đạo Ki tô, bà đã nhiều lần nài xin tôi nhận
Anrê vào số các học trò của tôi. Anrê có một tinh thần sắc xảo,
7
t I

rất có sáng kiến và máng cỏ chúng tôi làm năm ngoái vào dịp
lễ giáng sinh, đã được tất cả phủ xem thấy và ca ngợi, chính là
tác phẩm của Anrê. Tuy thày khá gầy yếu về thân xác, nhưng
lòng lần khám xét rất ngặt, họ đã phải chịu ngày mồng 3 tháng
trước do lệnh của tòa án xứ này; chúng tôi tất cả đèu đã thấy
giờ chết đến gần, và thực ra để dọn mình chết, chúng tôi đã
xưng tội và rước lễ lân cuối cùng.
6
Thật vậy, chúng tôi khống coi thường những hãi sợ của
chúng tôi, hoặc cho là vô cớ: vì chúng tôi thấy, do lệnh chúa,
có những viên quan chính yếu cùng toán lính theo hầu và hai
chiếc chiến thuyền đột nhập nhà các nữ tu và nhà cha Bề trên
Cả của chúng tôi. Hơn nữa, viên tướng lãnh tối cao, theo họ gọi
nhu thế, của nước này dẫn một toán lính tháp tùng tái, kẻ thì
mang mã tấu lột trần, người thì vác súng hỏa mai vối mồi đã
châm lửa, thế rồi chính những người Đàng Trong cũng đến cho
chúng tôi hay là để chém đầu tất cả chúng tôi. Nhưng ĩân này
chúng tôi đã thoát vê mặt sợ hãi.
• «

Hiện nay chúng tôi còn một mối lo sợ không nhỏ và làm cho
lòng quặn đau. Chúa đã ra lệnh cho viên tướng lãnh cao cấp,
phải dẫn về phủ với lính trận canh gác, các nữ tu của chúng tôi
và cả chúng tôi nữa. Tôi viết thư rất lịch thiệp ứả lời là các nữ
tu không thể đi được vì đau bịnh: nhưng người ta đòi ít ra là
những ngưòi khoẻ mạnh phải đi.
Viên quan Von Cai mà người ta nói là đã kết hôn với chính
con gái hoặc con ngoại tình, đã sai một chuyên viên đến cho
chúng tôi biết, chúng tôi không nên sợ: nhà chúa nghe người ta
rất ca tụng các nữ tu thánh thiện, việc tu kín của họ, đức trung
trinh, đạo hạnh, cách ăn mặc, chức vụ, nên ước ao được gặp đé
tôn trọng họ, học hỏi về họ, về đạo và đẻ nghe Họ nói tại sao
họ rất ít chuộng hoan lạc trần thế và khinh chê các sự đời này,
không muốn có vàng, có bạc, có quần áo lụa lĩnh.
Tuy tôi có thể dễ dàng từ chối cuộc hành trình phiền nhiễu
này, vì lý do đường trường khó khăn cho các bà, nhưng tôi nghĩ
Thiên Chúa theo những phán đoán thầm kín và khôn lường của
Người, Người muốn thu được vinh quang từ sự tọc mạch và ao
ước kì dị của ông chúa này, nên chúng tôi vui lòng nhận tất cả
cái đau khổ và dâng lên Người để chuộc tội.
Tôi đã đọc cho các nữ tu bức thư của cha, các bà rất buồn
phiền về những thống khổ trong tù và dâng tất cả lời cầu nguyện
lên Thiên Chúa để yên ủi cha, các bà cũng mong được cha cầu
62
nguyện cho; tôi cũng ước được cha thương ban cho ơn đó, cả
bạn đồng sự của tôi, chúng tôi xin Thiên Chúa gìn giữ bản thân
rất đạo hạnh và có tinh thần tông đồ của cha. Tại Đà Nẵng ngày
16 tháng 2 năm 1645.
Bầy tôi rất bất xứng của cha,
Anh Antonio de Santa Mariaẻ

Trong một thư khác đề ngày 25 cùng tháng, cha cho tôi biết
là các nữ tu đã được đưa tới phủ chúa và sự buồn phiền hiển
nhiên của các bà là phải ra ngoài cõi tu kín, tuy kín đáo trong
nhà một viên quan theo Kitô giáo, nơi đày cha đến dâng thánh
lễ với rất nhiều giáo dân và với một nhiệt tình không thể tưởng
tượng noi các Kitô hữu. Khi chúa ông và chúa bà đàm đạo với
các nữ tu tốt lành, thì người ta hỏi về đạo Thiên Chúa, về chức
vụ của các bà và các bà trả lời nói v'ê những sự rất thích hợp
với các bậc phu nhân thánh thiện của Đức Giêsu Kitô. Nhung
người thông dịch viên, hoặc là không muốn, hoặc là không thể
diễn dịch cho tường về những sự quá cao cả.
Chúa nhận thấy, nên đã định phạt về tội dốt nát hay ác ý của
y, đem y ra đánh đòn, nhưng vì kính nể các nữ tu nên chúa
không cho thi hành; y thật đáng phạt, bởi vì có một bà Kitô hữu
tợ nguyện đi theo các nữ tu ra mắt chúa, vì có lệnh nghiêm ngặt,
không có tu sĩ, không có người nào khác đi vối nữ tu. Nhưng
kẻ đồng hành này đã lấy lòng viên quan xếp đặt công việc gặp
mặt này để ứao cho y nhận nhiệm vụ mà bác bỏ hết các người
khác. Chúa định vời các nữ tu một lần nữa7 nhưng với một
thông dịch viên thồng thái han. Chính cha đó đã kể, trong phủ,
6
người ta không còn nghĩ tới cha, cũng chẳng còn vời cha tới
hay nghe cha nữa, tuy cha đã nhất quyết tìm đủ cách để thưa
với chúa trước khi nhổ neo từ bến Đà Nẵng. Hơn nữa, cha còn
cả quyết rằng ồng Oratio Mas sa đã dược nghe từ chính miệng
hoàng tử con của chúa nối rằng tôi sẽ được đi lại tự do, đức
thân phụ ông biết rõ nơi tôi ở trong nước ngài và ngài không
còn tỏ lòng thù ghét.
Lá thư thứ ba tu sĩ thánh thiện này viết cho tôi đề ngày 14
tháng 3 ngài cho tôi biết chắc cha đã hài lòng nhận được lời
phúc đáp của tôi và một di vật thánh tôi gửi biếu cha và cha
thành kính cho xứng đáng cồng nghiệp của vị thánh, Cha sốt
sắng mang trên đầu và cho cả các người đồng hành, nhất là cha
cám ơn tôi về những tấm sắt làm bánh lễ mà tôi đã gởi tới cha
một lần khác, cha lắp lại lời cha sẵn sằng nhận giúp đỡ tôi, thật
là xứng vói lòng yêu thương rất đặc biệt cha dành cho tôi.
Chúa cồng khai tỏ ra rất hài lòng vì đã được gặp các nữ tu
thánh thiện của Thiên Chúa, ngài rất khen lòng trung trinh và
khâm phục sự nghèo khó của họ. Ngài cũng nhờ dịp này mà
khiển trách các nữ tu của đất nước ngài (vì ma quỷ giống như
các chú khỉ thường giả tạo bắt chước tất cả những gì là đạo
hạnh); có nhiều người nơi lương dân gọi là vãi; ngài che trách
sự khoa trương phát hiện trên những trang sức hoa hoè hoa sói
và trên những bộ mặt trát phấn nhiều màu, để cho người qua
kẻ lại để mắt nhìn xem, khi họ đi qua phố phường.
Sau khi ông chúa này đã thỏa mãn tính tọc mạch, thì đáng
lỹ ra phải lợi dụng việc thấy những hình ảnh sống động đẹp đẽ
mọi nhân đức, nhưng ông chẳng có tư tưởng nào khác, ngoài ý
tưởng thường nảy nở trong một tinh thần ngoại đạo: tất cả đời
Sống của các nữ tu chỉ là ảo ảnh, pháp thuật và khôn khéo ma
quái có sức quyến rũ tâm hồn và khóe mắt người đời; thật là
điều vu khống gò ép trong cửa hàng của Sa Tăng vào buổi phôi
thai giáo hội: vì khi thấy các việc lành thánh và các phép lạ
người Kitô hữu làm, thì người ta nghe lương dân thời xưa thốt
ra những lời phạm thượng ở chốn công cộng: hãy đuổi những
64
tên phù thủy đi. Vậy cũng là phán đoán ghê rợn các dân này
thường đưa ra, khi có sự gì mới và hiếm xảy ra nơi họ, nhưng
sự việc vượt khả năng của họ.

Họ cũng có tâm tình như vậy về mấy trò chơi hay mấy việc
tiêu khiển khác mà mấy người Âu Châu chúng ta làm trước mặt
họ; ngay đến nhà chúa bỡ ngỡ vì sự khéo tay và nhanh nhẹn
trong mấy trò mua vui dể giải trí, ngài nghĩ ngội và sợ hãi, quay
về phía ông chú là em của đức thân phụ, ngài khiển trách ông
VI ồng đã học được nhiêu điều, vì ông để cho các người của
chúng tôi đi lại quen thân với ông, bởi vì thân mẫu ông theo
Kitô giáo. Vậy cái sợ bóng sợ vía này của chúa, ngài không ưa
gì đạo ta, đã ăn sâu trong tâm khảm hoàng tử đến nỗi đé cho
người ta không còn nghi ngờ ống kiêng nể thì ông không quản
bắt đàu hành hạ chính thân mẫu ông, do chính ông hay các con
ông.25
Bước đầu cuộc dự định giận dữ này là cho triệt hạ nhà thờ
nhỏ bà vẫn quen dùng để đọc kinh cầu nguyện cùng gia nhân
và các Kitô hữu ở bên ngoài. Bà Thái Phi nhân đức này lúc đó
đã thọ thất tuần, rất có lương tri và lòng trung thực còn cao quí
hơn nữa, bà cảm thấy tê tái buồn phiền vì tội phạm thượng này
đến nỗi bà bỏ nhà con bà và trong tám ngày tròn bà than van
khóc lóc liên tục như thể chính bà đã cộng tác vào sự phạm đến
nhà Thiên Chúa, bởi vì bà đã không ngãn cản nổi.
Nhưng khi được hỏi về vấn đề này thì tôi đã yên ỉỉỉễ bà cho
bà vững tâm, tội đã phạm ngoài ý muốn của bà, hơn nữa bà
không sao chống đối nổi, như vậy trước mặt Thiên Chúa bà
hoàn toàn vô tội, vả lại bà cứ tiếp tục làm các việc đạo đức sốt
sáng như thường lệ. Tôi cũng cho bà biết Đền thờ Thiên Chúa
ưa hơn cả là linh hồn thánh thiện và nếu các Kitô hữu từ nay
6
trở đi không thé hội nhau trong nhà nguyện của bà thì có thể
hội nhau cầu nguyện trong một noi khác, để cho các việc đạo
không bị gián đoạn và rồi bị quên lãng đi.
Từ tất cả những việc này thì thấy rõ, việc các nữ tu thánh
thiện tới phủ chúa đã đem lại một niềm an ủi rất đặc biệt cho
các
» 1••••

Kitô hữu; từ khắp các ngả, họ tuôn đến xem. Thiên Chúa để
cho vụ này trở thành hạt giống nảy sinh các công việc và các
phiền lụy cho bà Thái Phi26 khôn ngoan, bà dì của chúa. Bà
khá sầu muộn vì không thể tự do ra đón tiếp tỏ tình thân thương
đối với các nữ tu Thiên ChúaỀ Bà đành chịu sự thua thiệt để
• A »

khỏi làm rầu lòng con bằ và cả chính nhà chúa nữa: họ sẽ có


thể nhấn cơ hội này mà thêm tàn bạo hành hạ bắt bớ đạo ta. Thế
nhưng bà cũng không ngồi yên được, bà hết sức kín đáo, cho
người chở một thuyền nhỏ đến thăm, ít ra là một lần, các nữ tu,
nhìn thấy tận mắt tấm áo dòng của các bà và được thỏa thuê
đàm đạo về sự đạo vói các bà.
• #«

Câu truyện của các nữ tu đã làm cho bà đau đớn khôn tả và


bà rất mực quí mến đến nỗi hình như bà không sao rời bỏ các
nữ tu được. Để cho nhẹ bớt những tâm tình nhớ thương sau lúc
biệt li vội vàng thì bà muốn được một biểu hiện của tình kết
hợp các tâm hồn, bà ngỏ lời xin các nữ tu một bộ áo dòng để
cho khi bà nhắm mắt lìa đời bà được khâm liệm trong tấm áo
đó. Các nữ tu vui lòng nhận tặng bà với tất cả bằng chứng vê
sự thân yêu tương hỗ, rồi các bà từ biệt nhau sau những cái hôn
thánh thiện và tất cả những sự trìu mến của tình bác ái toàn vẹn,
rồi ngay sau đó các nữ tu bỏ vê hải cảng Đà Nẵng.
Thế nhưng khi được biết hai cha dòng thánh Phan chi sắp
sửa ữáy đi thì tôi vội vã cho mau để tới gặp và được thấy các
ngài. Sau cùng, tôi đã tới vào ngày thứ sáu tuần thánh. Tôi được
gặp ở ữong nhà các cha, đang sửa soạn ngày mai xuống tàu:
chúng tôi chi có một đêm để yên ủi nhau, và tôi được hoàn toàn
toại nguyện, tôi rất mực sốt sắng nhờ những gương sáng nhân
66
đức các ngài và những ao ước nhiệt thành tự nguyện cứu giúp
Giáo hội này.
Sau khi các nữ tu sĩ trẩy đi thì tôi trở vè Quảng Nam, ở nhà
bà trấn thủ tỉnh này,27 nod đây hết sức kín đáo, tôi làm các phép
bí tích cho giáo dân, rửa tội cho lương dân. Tôi cũng làm các
việc phục dịch này cho những người Nhật trú ngụ ở xứ này, cho
các người Bồ nữa. Tôi cũng phái thày giảng Inhaxu đi thăm các
Kitô hữu trong phủ, họ có chút hãi sợ vì những vũ lực ông chú
của chúa đã thi hành chống đối bà thán mẫu. Nhưng sau tôi
thấy thuận lợi hơn nếu chính tôi thân hành đi, tuy phải rất thận
trọng dè giữ và kín đáo.
Các cửa tư dinh của bà Vương thái phi, bà dì của chúa, hình
như được canh gác khá ngặt, nên tôi không dám thân hành đến
thãm, tồi phái một người khác thay tồi đến chào bà: bà rất sùng
đạo, nên không thể không đến nhà gặp tôi vào ban đêm, xin tôi
giải tội cho bà cùng hết các gia nhân phục dịch bà, tôi cũng
dâng thánh lễ và cho cả nhà rước lễ, sau đó bà lui về tư dinh
ngay đêm đó mà không ai hay biết.
Một trường hợp lạ lùng đã xảy ra cho tôi ở nơi này, khi tôi
đang ở trong nhà, giải tội cho các Kitô hữu, trong số đó có mấy
binh sĩ thuộc đội cận vệ thì chứa cùng đoàn tùy tùng tới tiêu
khiển trong một khu vườn thuộc về nhà này. Không may lửa
bén sang nhà kế cận, thế là chính chúa bước ra phố truyền cho
người ta cẩn thận và mau chóng giập tắt ngọn lửa. Tôi cảm thấy
rất áy náy và lúng túng vì sợ nếu ngọn lửa ăn sang nhà tôi đang
ở thì tôi đành phải ra khỏi nhà và dù muốn dù không, phải ra
mắt nhà chúa.
Nhung các Kitô hữu còn khổ hơn tôi, họ thêm lòi cầu nguyện
xin cho tai họa chuyển hướng, cho gió đưa ngọn lửa sang phía
bên kia. Thế là tôi được ơn và cảm tạ Thiên Chúa đã bảo vệ tốiẻ
Rồi tôi tiếp tục thừa hành chức vụ an toàn trong mấy ngày, sinh
ích lợi lứn lao cho các Kitô hữu và làm hài lòng mấy tân tòng
trong phủ tôi đã rửa tội cho.
6
Sau đó tôi phải ngược lên biên giới cuối cùng của xứ Đàng
Ngoài để phục vụ giáo dân mà tôi chưa tới thãm từ một năm
nay. Tôi trẩy đi ba ngày trước lễ Hiện Xuống. Được thuận buồn
xuôi gió, chúng tôi đã đi được nửa đường thì gặp một lính canh
khác thường. Là vì có tin đồn thất thiệt về cái chết của chúa
Đàng Ngoài và người kế vị lên ngôi cũng trong xứ nàyế Thế là
ở đây người ta chuẩn bị binh đao vì sợ tin này làm nguyên nhân
cắt đức giao thiệp giữa hai nước.
Tên lính gác này bắt giam chúng tôi và báo tin về phủ ngay
lập tức. Ban đầu chúng tôi bị đối xử khá thậm tệ, nhưng khi
viên tưứng lãnh thấy cách ăn ở và những ý định của chúng tôi
chỉ là đi công bố đạo Thiên Chúa, thì chính ông mời tôi về nhà
ông, kính trọng và rất lịch thiệp, chính tay ông sửa soạn hết
những gì cần thiết cho việc thừa hành các chức vụ của chúng
tôi, ông còn giúp dựng một bàn thờ, để dâng thánh lễ và khi
thấy ảnh Chúa Cứu thế thì ông liền quì xuống sát đất, thờ lạy
rất mực cung kính.
Được tin tôi bị bắt thì các Kitô hữu rất vội vã lấy năm chiếc
thuyền, đàn ông, đàn bà và trẻ con, không hãi sợ gL đến cứu
giúp tôi: nhưng vì tôi khồng cần đến, thì tôi lại làm việc phục
vụ rất có ích cho họ, nghĩa là làm các phép bí tích. Tôi đã đưa
về cho giáo hội 80 người bằng phép thánh tẩy .-Những tin đưa
về phủ, nơi chúng tôi bị gọi về, bắt chúng tôi phải bỏ địa
phương này sớm hơn điều chúng tôi mong muốn, vì có những
cơ hội xung túc để sinh hoa trái ở đây. Khi từ biệt viên tướng
lãnh, thì ông tỏ ra rất muốn tin theo đạo và ông xin tôi nguyện
cầu Thiên Chúa cho được hậu quả là phá tan hết những cản trở
ngãn chặn ồng trên con đường tiến triển. Viên chức được lệnh
dẫn chúng tôi, cũng xin tôi như vậy.
Trên đường, chúng tồi gặp mấy giáo dân ra đón chúng tôi,
tò tứ phía. Viên chức này cho phép tôi đến nhà một người có
thế giá ngã bệnh nặng. Tôi giải tội cho ông, dâng thánh lễ cho
ông và cho rước lễễ Sau cùng chúng tôi tới phủ vào chiều tối:
68
hướng dẫn viên bằng lòng để tôi suốt đêm đó đàm đạo với các
Kitô hữu. Tôi làm các phép bí tích, dâng thánh lễ. Tôi xin họ
rất đặc biệt cầu nguyện cho sự thành công của việc tôi tối đây,
để cho mọi sự được kết quả mỹ mãn, làm vinh danh Thiên
Chúa, tôi khẩn nài họ ăn chay vì lỹ đó, trong ba ngày trước lễ
Thánh Thể.
Chúng tôi bị điệu đến trước mặt viên quan đặc ủy ngoại kĩều,
ông bắt giam chúng tôi, tịch thu hết đồ đạc nghèo nàn của chúng
tôi và chuyển về phủ. Ông chúa này có tính tham lam vô độ,
nên đã lấy hết, không tha vật gì, kể ca những thứ chúng tôi C
.1 để sinh sống: còn về những đồ thuộc về sự phụng sự, tôi
muốn nói, như chén lễ, bình thánh, các ảnh tượng và các đồ lễ,
thì ông truyền trao trả hết trong tay chúng tôi. ống không có
gan sờ mó vào một vật gì vì biết đó là những đồ được hiến dâng
vào việc phụng ềthừắTOta Chúa. Tất cả đồng sự của tôi, có muồi
người, đêu bị gông hay cây giá như thường lệ. Tôi mong cũng
được phúc đó, nhung người ta không cho phép tôi, mặc đâu tôi
nàí nẵng xin.
Có một em bé 13 tuổi tên là Inhaxu, đã tỏ ra can tràng vượt
sức tuổi em: lính đến bắt em mang một gông rất nặng đến nỗi
em hầu như quị xuống. Viên quan đứng đầu cho thi hành động
lòng thương thì đã khiển trách những tên lính vì sự lộ liễu này
và truyền tháo cởi ra, nhưng em bé can đảm không muốn để
cho người ta tháo chiếc gông ra và nói với nét mặt cương nghị,
không phải là xin chiếu cố mà là không được tháo, không nên
thay, vì tôi mang được lắm. Đứa trẻ can tràng đã xứng đáng
chứng minh bằng hiệu quả lời Chúa Cứu Thế: ách Ta dịu và
gánh Ta êm.
Các tù nhân của chúng ta vui mừng vì được làm các việc
hãm mình mà bọn lính và kẻ ngoại cung cấp cho. Tôi làm hết
sức để xin chúng giảm bớt nhưng chẳng được việc gì, nhất là
chúng đòi ãn tiền và tôi không có để cho chúng, chính tôi cũng
đã bị tước đoạt hết. Các Kitô hữu đã giúp đỡ chúng tôi trong sự
6
cần dùng. Trong số đó phải chú trọng tới lòng bác ái của một
người quí phái rất được trọng kính vì rất thông thái: ông rất ao
uớc tự hiến phụng sự Thiên Chúa và truyền bá phúc âm. Tôi
chưa nhận ôrig trong một thòi gian: ông liền nhờ dịp này làm
bằng chứng về ý ngay lành của ông. Thế là không sợ xấu hổ,
ông bỏ hết tự ái và mọi trọng kính về giá trị của ông, ông ăn ở
như đầy tớ mọi người, làm bếp, dọn ăn cho các tù nhân và
không ngừng phàn nàn là không được nhận vào số các tù nhân.
Thày giảng Inhaxu mang xiềng xích đã tỏ ra như thánh
Phaolô đã nói: lời Thiên Chúa không bị xiềng xích, bed vì thày
không ngừng giảng dạy những sự cao cả của đạo ta cho lương
dân, họ từng đoàn từng toán lũ lượt tới nghe thày ở trong ngục,
và thày đã chinh phục được một ít, sau này đã được tôi rửa tội.
Thế nhưng vụ chứng tôi đã được xét xử trước mặt chứa, sau
cùng ngài lên án tử hình phạt tôi và hình phạt đặc biệt là tôi bị
chém đầu, nhưng khốn thay! tôi chưa xứng đáng được Thiên
Chúa ban cho phúc trọng này, tội tôi đã làm cho tôi thành kẻ
bất xứng. Sự cản trở không cho thi hành bản án thì đã xay ra
như sau.
Tuy rằng cho tói nay chưa có ai trong phủ dù có thế giá đến
đâu đi nữa cũng không dám góp lời, khi chúa nổi giận công bố
những bản án quá vội vã; mọi người đều sợ cớn thịnh nộ vượt
hết những sự thái qua, khi có người phản đối dù là đôi chút.
Nhưng Thiên Chúa đã ban phép cho viên quan tôi đã trọ nhà
năm ngoái và tôi cũng đã rửa tội cho bà vợ cùng gia quỵến, khi
nghe bản án chúa ban ra thì ông đã đứng lên và quì phục lạy
như thường lệ, rồi lên tiếng như sau. Sao chúa có thể truyền cho
giết ông cha, ông rảo khắp đất nước ta, chi làm điều lành và dạy
những sự thánh, lý do nào đã phát động lòng chúa ra quyết định
không hợp pháp lý cũng như làm nhơ thanh gươm chúa bằng
máu kẻ vô tội,

Chúa đột ngột thay đổi hoàn toàn và trở nên dịu dàng vì lời
khiển trách này, ngài đáp: ta đã truyền xử tử mấy viên quan và
mấy người khác có thế giá trong nước ta và ngay cả em ruột
của ta, và cho tới nay không ai cả gan can gián ta; được rồi, ta
bằng lòng, ta cho y sống, nhưng y phải sớm bỏ nước ta ngay.
Hãy dẫn y vào Hội An nơi có người Bồ, để cho y muốn đi đâu
thì đi và y hãy trẩy đi ngay bởi vì ta không rõ y dùng bùa ngải
nào để quyến ru thần dân ta, mọi người theo y như y muốn và
nhắm mắt hiến mình cho y. Ta không muốn để y ở lại trong đất
nước ta.
Đêm hôm đó, chúng tôi tất cả, các đồng sự của tôi và tôi đều
chịu các phép bí tích để phòng sự có thể xảy ra, nhưng vào ban
sáng thi tôi được trao cho một viên tướng lãnh đẫn tôi đi Hội
An. Thật tôi cho như một uy hiếp rất chua xót khi thấy mình bị
tách rời khỏi cánh tay các tù nhân quí mến của tôi.
Cuối cùng đành phải nuốt chén cay đắng.Quân lính nắm cổ
tay tôi mà lôi qua các phố phường để đem tôi xuống thuyền cho
chóng. Thấy tôi bị điệu đi như vậy thì các Kitô hữu khóc lóc
thảm thiết, còn tôi thì từ biệt họ và pha nước mắt tôi vào giọt lệ
họ, tôi nhắn nhủ họ kiên trì giữ đạo thánh và săn sóc các tù
nhAn thân thương của chúng tôi.
Khi tôi đã xuống thuyền rồi thì có hai Kitô hữu chạy theo lổl
để đưa một tin hầu như đích xác là chúa đã truyền cho Hgiffti
IM dọc đường ném tôi xuống biển. Tin mới này khổng lồm
t*lio |fti sửng sốt, nhưng nó được dùng làm sự yẽn ủi thay cho
7
sự phiền muộn, vì tôi cảm thấy không được số phận hạnh phúc
mà tôi thường ao ước trong tất cả những khó nhọc phải chịu
trong những khu truyền giáo, tôi hy vọng trên biển khơi, tôi sẽ
được nhận cành lá tử đạo từ lâu mong ước, nhưng nếu ở trên
đất thì không bao giờ kiếm ra.
Thế là tôi thấy mình tách khỏi các bạn đồng sự và sự giúp
đỡ của mọi người, tôi ôm tha thiết hơn bao giờ hết, người mà
tôi luôn luôn quí mến, được công nhận như hưáag dẫn viên rất
khôn ngoan và bạn đồng hành rất thân thương trong hết các
cuộc hành trình khá phiêu lưu mạo hiểm của tôi, tôi muốn nói
cây giá rất thánh mà cha Bề trên đã ban cho tôi từ 27 năm nay
khi tôi bỏ Rôma trẩy đi* Đêm ấy tôi thức để đàm đạo với bạn
đồng hành rất thần linh, tôi hôn nghìn lân những vết thương
thánh và múc trong những bể Chúa Cứu Thế những giòng nước
yên ủi rất dịu dàng mà tôi coi như những báo hiệu tận số hồng
phúc của tôi; nhung sau khi đã thức đêm giữa trông đọi thân
yêu đó thì ngày khốn nạn đã đến với tôi, hỡi ôi! tôi vẫn ở trong
một tình trạng cũ, nhận ra cách phũ phàng những luyến tiếc cay
đắng là mình đâu có được hạnh phúc khôn tả của ơn tử đạo,
phúc tử đạo: “Không phải của kẻ muốn, cũng không phải của
kẻ chạy theo, nhưng là của lòng từ bi lân tuất Thiên Chúa.”
Rồi chúng tôi đã lọt vào cửa Hội An, nơi đây tôi được trao
trong tay viên lính gác của người Nhật như tù nhân Nhà Nước
cho tới khi xuống tàu. Viên cai này sau đó lại trao cho một
người Nhật khác là Kitô hữu canh giữ tôi tên là Phanxicô. Ông
này đưa tôi về nhà và cả bà vợ đêu tỏ lòng quí mến tôi, cho
phép tôi thừa hành các chức vụ thánh vào ban đêm, chứ không
ban ngày vì đã có lệnh nghiêm khắc cấm ông đã nhận được. Vì
thế suốt thời gian 22 ngày tôi bị giam giữ, tôi đã làm các phép
bí tích giải tội và cho rước lễ một số đông Kitô hữu từ bốn
phương kéo đến, tôi cũng rửa tội cho các lương dân; ở chính
nơi này tôi %

cũng nhận được các tin tức liên tục về các tù nhân của chúng
72
tôi và mấy lá thư của thày giảng Inhaxuẻ Tôi nhờ người đem
vào ngục cho thày tràng hạt và ảnh đeo rất nhiều theo như thày
muốn để thày phân phát trong các buổi học giáo lý hàng ngày
mà thày không bỏ, ngay trong khi bị giam tù, tồi cũng viện trợ
những sự cần dùng trong sự có thể của tôiằ
ở đây tôi cũng được yên ủi rất nhiều khi được biết những
chiến công hiển hách về lòng quả cảm ở khắp phủ theo Kitô
giáo do hai giáo dân của ta chiếm được. Người thứ nhất là
người anh của thày giảng Inhaxu tên là Phêrô, rất sốt sắng làm
các việc thiện và cũng được dùng để dạy giáo lý khi cần. Ong
không thể tự nguyện hy sirửi suốt đời phụng sự Thiên Chúa
được bởi VI đã có gia đình. Có một sắc lệnh đã công bố từ nơi
nhà chúa ở phủ Thuận Hóa, ban đêm ai nấy đều phải ở yên
trong khu xóm mình; người Kitô hữu này cùng bạn đồng hành
vì không biết sắc lệnh và cũng vì chân ướt chân ráo tối đây, nên
đã đến ở nhà một bà Kitô hữu đã hội nhau ở đây vào chập tối ở
đây để đọc kinh và hát ca ngợi khen Thiên Chúa rất sốt sắng.
Có người hàng xóm là lương dân rất ghét đạo, y cầm võ khí
xông vào nhà bắt giam hai người Kitô hữu vì ở khu xóm khác,
rồi ngay giờ đó điệu tới viên quan gần nhất. Vào ban sáng, ông
này cho đưa tới trước mặt chúa: trước mặt chúa, họ đã mạnh
bạo xưng mình là Kitô hữu; chúa chỉ nghe sơ qua, phạt đánh
một trăm trượng trên vai với một chiếc gậy lớn. Bản án được
thi hành ngay lập tức, người ta đã đánh Tê Vọng hơn tám chục,
và Phêrô những năm trăm, cả hai đều bị nhừ tử vì bị đánh đòn
rất tàn ác, đến nỗi các Kitô hữu cho như sắp chết. Người ta
khiêng về nhà và sau khi được nghỉ ngơi một ngày thì Phêrô
đứng dậy khỏe khoắn và lực lưỡng ngay ngày hổm sau, không
còn thương tích nào, không phải là không có hành động của
Thiên Chúa. Tựu trung ông lại nóng lòng sốt ruột được chịu
hơn nữa vì đạo ta.
Ngày giờ khởi hành đã điểm, sau khi từ biệt các Kitô hữu,
vì quí mến tôi, tất cả đều muốn theo tôi và tôi đã khuyên nhủ
7
họ kiên trì giữ các giới răn Thiên Chúa, cho họ hi vọng Thiên
Chúa nhân từ sẽ săn sóc bảo vệ họ và phân phát dồi dào hết
mọi viên ượ cần thiết cho được kiên trì bất khuất. Tôi bị đưa
xuống chiếc thuyền ở đây người ta gọi là thuyền canh gác, rồi
một viên chức trong phủ ra lệnh cho thuyền trưởng đưa tôi về
Macao và không được trở lại, nếu không thì sẽ bị xử tử, cũng
không được để tôi ở một nơi nào trên đất liền, hoặc ở bất cứ
cửa biển nào của xứ Đang Trong, nêu không cũng sẽbian như
thế
Chúng tôi lên buồm từ hải cảng Hội An ngày mồng 9 tháng
728 và lòng tôi luôn iuôn quyến luyến đất nước thân yêu này,
trái tim tôi hình như muốn thoát ra khỏi lồng ngưc để trở về kết
hiệp với các bạn đồng sự nghĩa thiết hiện nay đang ở trong ngục
và với tất cả các Kitô hữu tốt lành của tôi. Thường thường
quãng đi biển này chỉ mất 4 hay 5 ngày, chúng tôi luôn luôn
chịu cực nhọc và hẫi sợ; trong cơn cuối cùng dữ dội nhất, chúng
tôi hầu như gần bị chìm đắm.
Trong cơn nguy hiểm này tôi cầu cứu sự hộ phù chân phúc
tử đạo xứ Đàng Trong mà thi hài thánh đã được đưa về Macao,
còn thủ cấp thì thì tôi vẫn đành riêng cho tôi, tôi vẫn luôn luôn
từ thời đó đem theo tôi và hằng để áp tải tôi, yên ủi tôi trong
hết mọi cồng việc tôi làm. Trước di vật thánh, chúng tôi khóc
lóc đọc kinh cầu nguyện xác thánh, tức thì chúng tôi cảm thấy
có ơn Trên ban xuống. Gió liền xoay chiều đổi hướng rất thuận,
không còn bỏ rơi chúng tôi, cho tới lúc chúng tôi may mắn vào
hải khẩu Macao.
Mọi người đêu cho thành công may mắn này là nhờ sự khẩn
cầu của vị tử đạo vinh quang, đặc biệt là khi chúng tôi tói thì
được tin có các tàu khác đã bị chìm dưới làn sóng của ừận vũ
bão đó. Chúng tôi cảm tạ Thiên Chúa đã dẫn dắt chúng tôi bằng
an lành lặn tới bến, nhờ vào những lời kinh của chân phúc tử
đạo; chúng tôi hy vọng vào lời cầu nguyện của người để Thiên
Chúa ban bình an cho giáo hội xứ này và cung cấp cho nhiều
74
thợ tông đồ đến làm việc và truyền bá đức tin thánh. Đó là điều
chúng tôi cũng trông đợi ở tay rộng lượng của cha với phép
lành thánh tùy lượng cha ban phát cho chúng tôi và cho toàn
cõi Kitô giáo vừa phục dịch vừa phiền muộn.

Thưa cha rất khả kính


Kẻ trung thần và hiếu tử của cha trong Thiên Chúa

Alexandre de Rhodes Từ Macao ngày


16 tháng 10 năm 1645

Chú thích

1
Phê phán xã hội thời đó, xã hội ngoại giáo với ba lỗi lầm chính: thờ ngẫu
tượng, tham của và dâm đãng.
2
Mến Chúa và yêu người đố là lề luật Phức âm, cả hai phải đi đôi, như thế
không thể nói là tha hóa, bởi vì gần Thiên Chúa đé gần người hơn.
3
Đây là Tân thứ năm, tức ĩân cuối cùng De Rhodes tới Đàng Trong.
4
Đó là Nguyễn Phúc Vinh. Thực lục tiền biên chép: “Phó tướng Nguyễn
Phúc Vinh (con trưởng Mạc Cảnh Huống láy công chúa Ngọc Liên, cho
theo quốc tính, sau đổi làm - hệ tính - Nguyên Hữu) đi đánh dẹp yên và lập
dinh Trân biên (khi mới mở mang những nơi đầu địa giới đều gọi là Trta
biên). Vì có công ấy, đặc biệt cho dùng ấn son” (IV, 56). Như vậy bà phu
nhân là công chúa Ngọc Liên theo Kitô giáo. Trong bản tường trình này có
đề cập khá nhiều vê Bà.
5
Tức Bà Minh Đức Vương thái phi, thứ phi của Nguyễn Hoàng, thân mẫu
hoàng tử Khê và là bà dì Nguyễn Phúc Lan (chúa Thượng). Trong bản
tường tình này có đê cập khá nhièu về Bà.
6
Thực lục tiền biên chép: “Quân la lấy được châu Bắc Bố Chánh... Trịnh
Tráng lại phục thư nói về tình nghĩa lâu đời và in trả lại đất Bắc Bố Chánh.
Chúa ra lệnh trả cho...” (rv,71). Đó là năm 1640.
7
Bà Minh Đức Vương thái phi và hoàng tử Khê
8
Như vậy bà Minh Đức Vương thái phi sinh vào khoảng năm 1570/1572, 7
còn Nguyễn Hoàng theo Thực lục tiền biên thì mất vào năm 1613 thọ 89
tuổi, tức ngài sinh năm 1525. Giữa Nguyễn Hoàng và Bà Minh Đức có sự
chênh lệch về tuổi chừng 43 tuổi. Đĩêu này không có gì lạ vì nhà chúa có
nhiều cung phi trẻ tuổi. Các hoàng tử con Nguyễn Hoàng là : Hà, Hán.
Thành, Diễn, Hải, Nguyên phúc Nguyên, Hợp, Thạch, Khê.” Bấy giờ
hoàng tử cả là Hà, thứ hai là Hán, thứ ba là Thành, thứ tư là Diễn đêu mất
trước. Hoàng tử thứ năm là Hải làm con tin ở Bắc” (Tien biên tr. 4Ố). Tôn
thất Hải mất năm 1616 tại Đông đô (Tb. tr. 47 ), Hiệp và Thạch mưu làm
loạn bị giam ngục và chet năm 1Ố20 (Tb. tr. 49-50 ).
9
Có ý nói không chịu chối đạo.
10
Thực lục tièn biên chép: “Canh ngọ năm thứ 17 (1630) Đào Duy Từ bàn
về việc đắp lũy Trường Dục hơn một tháng thì xong “ (tr. 57). Năm 1631
“Lũy cao 1 trượng 5 thước, ngoài đóng gỗ lim trong đắp đất, làm 5 bục,
voi ngựa đi được, dực núi men khe, dài hơn 3.000 tr, mỗi tr. đặt một khẩu
súng q\ X sơn, cách 3 hoặc 3 tr lập một pháo đài đ^t 1 khắu súnữ nòng lớn.
Thuốc đạn chứa như núi. Mấy tháng đắp xong iũy thành một nưi ngăn chặn
chia hẳn hai miền Nam Bắc. Lại đặt xích sắt chắn ngang các cửa biển Nhật
Lệ và Minh Linh - tức Cửa Tùng” (Tb. tr. 61)
11
Bắc Bố Chính thuộc Bắc Hà (Đàng Ngoài) Nam Bố Chính thuộc Nam
Hà (Đàng Trong).
12
Trấn thủ Phú Yên Nguyễn Phức Vinh và phu nhân công chúa Ngọc Liên
nói ở tiến. Có thể ông đồi về Quảng Nam không phải để là trấh thủ mà làm
cố vấn cho ừấn thủ Quảng Nam?
13
Lời nói rất thành thực, rất xúc động.
14
Tức cựu trấh thủ Phú Yên và phu nhân nói ở trên.
15
Bản tiếng Ý “Relatione della morte di Andrea catechista... Roma, 1652”
và bản tiếng Pháp "La glorieuse mort à'André catéchỉste... Paris 1653".
16
Gaspar d’Amaral (1592- 1645 ) tới Macao 1623, đến Đàng Ngoài năm
1629, vê Macao 1630, năm 1631 lại tới Đàng Ngoài cho đến năm 1638 thì
v'ê Macao. Bị đắm tàu và mất ngày 23/12/1645, soạn hai tài liệu viết tay:
Tường trình v'ê nước Annam, 1632 và Tường thuật vè các thầy giảng của
giáo đoàn Đàng Ngoài viếl tại Kẻ Chợ nám 1637. (Coi Đỗ Quang Chính,
sđ tr.54-67).
17
Phạm Đình Khiêm, Người chứng thứ nhất, Anrê Phú Yên tử đạo, Sàigon
1959.
18
Coi số 4.
19
Lễ giáng sinh năm 1644. Coi: lễ giáng sinh năm 1Ố43 ở nhà bà Minh
Đức Vương thái phi, tr. 6.
20
Giáo sĩ bỏ Rôma qua Pháp để đi Lísboa năm 1618.
21
Đề Lĩnh: viên quan cao cấp xét xử các vụ bạo động như trộm cướp, giết
người.
22
De Rhodes sinh ngày 15 tháng 3 năm 1593 ở Avignon.
23
Vờa tin tưởng vừa bắt tay vào chèo lái.
24
Những chi tiết này không thấy nói trong Hành trình và Truyền Giáo.
25
Hoàng tử Khê trung thành phục vụ chúa Nguyễn phúc Nguyên, rồi tới
Nguyễn phúc Lan> ông hi sinh chữ hiếu để duy trì chữ trung. Ông mất nâm
1646.
26
Bà Minh Đức Vưang thái phi.
27
Nhà bà cựu trấ thủ Phú Yên thì có lẽ đúng hơn.
28
Trong Hành Trình và Truyền Giáo, lại ghi là ngày 3 tháng 7.
ĐÀNG TRONG DƯỚI THỜI NGUYỄN PHÚC
LAN (1635 - 1648 )

N ăm 1635 Nguyễn Phúc Nguyên mất. Trong khi nhắm mắt,


ông cho triệu thế tử và hoàng tử Khê vào để nhận những
lòi trối trãngệ Người ta có cảm tưởng như nhà chúa chủ ý nhắn
nhủ Khê hơn là thế tử.
Chúa bảo Khê rằng: “Ta vâng nối nghiệp trước, chí ta cốt
trên giúp nhà vua, dưới cứu sinh dân. Nay thế tử chưa lịch
duyệt, mọi việc lớn quân quốc ta ủy hết cho hiền đệ quyết
định.
Khê cúi đầu khóc nói: “ Thần dám đâu không đem hết sức
ngựa hèn để lo báo đáp.” Chúa lại nói: Khắc Liệt là tiểu
nhân phản bội, trước kia ta cùng nó ước hẹn, cũng là kế
7
chiêu nạp tạm thời. Các người chớ nên quá tin nó mà để lo
về sau.
Thế tử và Khê lạy khóc vâng mệnh. Hôm ấy chúa băng, ở
ngôi 22 năm, thọ 73 tuổi” (Thực Lục, Tb. 2, Sd tr. 66 .
Thực ra từ năm 1626, Sãi vương đã trao mọi việc cho Khê
đinh đoạt, Còn về thế tử là Nguyễn Phúc Lan, lúc này đã 35
tuổi, sao có thể còn chưa đủ lịch duyệt. Hẳn cũng có một mối
âu lo gì đó của nhà chúa hấp hối. Riêng vê Nguyễn Khắc Liệt,
người ta được biết ông này đã phản bội Trịnh Tráng đem quân
về hàng Sãi Vương, tuy vậy Sãi Vương chưa tin.
Nguyễn Phúc Lan lên nối vị cha, người ta còn gọi là chúa
Thượng hay Thượng Vương. Từ năm hoàng tử Kỳ mất
(1631),
thì ồng được làm thế tử, còn Ánh là con thứ ba, được giữ chức
trấn thủ Quảng Nam thay Kỳ.
Lại một cảnh huynh đệ tương tàn, gần như vụ đã xảy ra giữa
Sãi Vương và hai ngưòti bào đệ Hiệp và Trạch nổi loạn. Thực
lục ghi rành mạch cuộc khỏi binh này với mục đích cướp ngôi
thế tử.
Nguyên Phúc Lan cho vời Tôn Thất Khê vào bàn bạc và
khóc lóc. Khê nhất quyết không thể để kẻ phản loạn được yên
thân. Thế là nhà chúa sai tướng tá đi trừng trị, bắt được Ánh
đem vồ, cho giết đi.
Rồi Thượng Vương đặt Bùi Hùng Lương làm trưởng dinh
trấn thủ Quảng Nam. Ông này, theo phỏng đoán của chúng tôi,
từ năm 1Ố35 cho tói ít ra những năm cuối đời Nguyễn Phúc
Lan, đã tỏ ra ghét Kitô giáo và tìm cách làm hại, không như
ông Nghè hoàng tử Kỳ vào những năm trước 1631.
Còn Hoàng tử Khê vì có công lớn nên được nhà chúa thưởng
cho một cỗ kiệu sơn son then và một quả ấn đồng (Thực lục
Tb. 3, Sá. tr. 70).
Nhà chúa cũng dời dinh về Kim Long. Tnrđc đây Nguyễn
78
phúc Nguyên từ dinh Cát dời về Phúc Yên. Kim Long là chỗ
núi sông đẹp tốt, nam có sông Hương chảy ra cửa Thuận An,
đông có con sông nhỏ, sông Kẻ Vạn, tây bắc cổ con sông Bạch
Yến. Sông Kẻ Vạn nằm sát nội thành Huế ngày nay, và về phía
tây không xa là chùa Thiên Mụ. Chúa cho xây điện đài và dọn
về Kim Long thuộc huyện Hương Trà (Thực lục, Tb. 3„Sd. tr.

70).
Tới đây mới lộ liễu hơn, một nhân vật sẽ có ảnh hưởng tới
bước tiến của Kitô giáo, đó là bà Tống thị. Vào nãm 1632, sử
cho biết bà này là vợ mọn của hoàng tử Kỳ, thân phụ bà là Tống
Phước Đông. Tống thị sinh được 3 người con trai. Thông rất
lấy làm mừng cho rằng sau này mình sẽ được danh vọng cao.
Không may, Kỳ mất, thế là Thông thất vọng, ông bèn dẫn
gia quyến lẻn ra cửa Eo, nay là cửa Thuận An, trốn về vối Trịnh
Tráng (Thực lục Tb q. 2, Sd tr. 64 ). Chỉ Tống thị ở lại:
“Kỷ nhã của năm thứ 4 (1639) mùa xuân, tháng 2, vợ lẽ cố
Tôn thất kỳ là Tống thị có vẻ xinh đẹp, khéo ứng đôi từng
nhân việc vào ra mắt, đem tình trạng đau khổ kêu xin và xâu
một chuỗi (ngọc) bách hoa để dâng. Chúa thương tình, cho
được ra vào cung phủ. Thị thần có người cản, nhưng chúa
không nghe” cThực lục, TB 3, Sd tr/70).

Tình hình giáo đoàn vào năm 1639

Nói chung, các giáo sĩ đã tới đàng trong từ năm 1615 vẫn
được tương đối tự do hoạt động, nhưng kể từ năm 1628 không
thấy có người mối, Hơn nữa, không biết có phải năm hoàng tử
Kỳ mất (1631) hay từ khi Sãi vương thăng hà (1635) mà giáo
đoàn gặp nhiều khó khăn. De Rhodes viết trong Hành Trình và
Truyền giáo:
“Ba Tân Chúa ra lệnh trục xuất. Người ta tố cáo về tội như
7
tội để cho giáo dân mấy thế kỷ đầu: ngăn cản cơn mưa và
cho đất cằn cỗi. Vu khống này làm cho lương bực tức đến
nỗi họ định giết các ngài...
Có vị tạm rút lui về trốn tránh ở nhà giáo dân, các vị khác
tạm trẩy vồ Macao ít lâu, để rồi trở lại đem theo phẩm vật
để xoa dịu chúa. Nhờ phương kế này, các ngài đã dễ dàng
làm cho chúa rút lệnh trục xuất.
Cứ thăng trầm tốt xấu như thế cho tới đầu năm (1639) là
năm xáy ra tai họa lớn cho giáo đoàn quẫn bách” (Rhodes,
Sd.q.2,ch.l2)
Hai tai họa lớn đó là gì. Thứ nhất, viên trấn thủ Quảng Nam
rất ghét đạo, nhưng được lòng chúa, ông đã nghe lời vu cáo và
tâu lên lằm cho chúa hoảng sợ. Ông cho đi lục xoát ảnh tượng
đạo và đe dọa những người dám đưa vào đất nước những vật
khả ố đó.
Người Bồ đã can thiệp, nhưng chỉ cứu được ảnh thánh
không bị thiêu hủy, còn các giáo sĩ thì phải xuống tàu trở về
Macao “bỏ lại đoàn chiên bé mọn”. Tai hoạ thứ hai là cái chết
của cha Buzomi, vị tông đồ tiên khởi Đàng Trong. De Rhodes
viết:
“Tin đoàn các cha bị tan vỡ đã làm cho cha Buzomi quá xúc
động khi cha về Macao để thương lượng mấy việc cho chúa
Đàng Trong. Thế là ngài ngã bệnh, sau mấy ngày ngài đã
qua đòi. Thật là một tổn thất nặng nồ cho Đàng Trong. Một
vết thương lớn hơn việc trục xuất”. (De Rhodes, Sd. q.2 ch.
13).
Việc thương lượng cho Nguyễn Phúc Lan ở đây có thể hiểu
là việc thu xếp cho người Bồ đem hàng hóa tới buôn bán với
xứ ta, hoặc cũng có thể là nói với họ đưa những gì thuộc về
chiến tranh như võ khí?
Thế là vào đàu tháng 2 năm 1Ố40, De Rhodes, sau 10 năm
ở Trung Quốc (1630-1640), đã được cử đi Đàng Trong. Ông
viết:
80
“Tôi hớn hở trẩy đi vào đầu tháng hai năm 1640, hy vọng
được lòng chúa và tái lập nưđc chúa Kytô trong lãnh thổ
này.
Được thuận buồm xuôi gió, chỉ sau bốn ngày tôi đã tới nơi,
chỉ có một mình tôi là linh mục và thuộc dòng Tên, nhưng
bè trên đã hứa sau đó sẽ có cha Phêro Albérto người Bồ đến
cộng tác vói tôi, ngài vừa nhiệt thành vừa khôn ngoan, Đó
là hai đức tính có thừa nơi nhân vật ưu tú nàỵ. Và thật vậy,
sau ít lâu ngài đã tới và chúng tôi nhất tâm phục vụ thày
chung của chúng tôi”. (De Rhodes, Sd.q.2,ch.l3).
Thế là từ năm 1640 chúng ta có những bài tường trình của
De Rhodes, của Saccano, của Cardim, của Maracci để biết giai
đoạn truyền giáo dưới thời Nguyễn Phúc Lan, đồng thời cũng
nhờ vào sử của ta để tìm hiểu cho thấu đáo.
Năm 1640, quân của chúa Thượng lấy được Châu Bắc Bó
Chánh, Trong trận này Nguyễn Phúc Kiều có tham dự và góp
công không nhỏ. Thế nhưng về Nguyễn Phúc Lan, Thực Lục
viết:
“Bây giờ chúa thấy biên cương không có việc đáng lo,
thường chăm yến tiệc vui chơi, xây dựng cung thất công
dịch không ngớt, Nội tán Phạm (bấy giờ gọi là Vân hiên
hầu) can rằng: 'Thần nghe bậc vương dùng người hiền làm
cột, lấy đức tốt làm thành ung dung rũ áo chắp tay mà yên
vững như núi Thái Sơn. Xưa kia Nghiêu Thuấn dùng nhà cỏ
tranh không xén, xà cột không đẽo, mà chư hầu cảm nhân,
bốn rợ mến đức, hà tất phải nhà cao cửa rộng mới yên thích
đâu? Nay họ Trịnh trên thì ép vua Lê, dưới thì hiếp công
khanh, vốn có ý dòm ngó ta. Chúa nến lo lắng siêng năng,
xem xét thòi cơ, mở mang bờ cõi, nếu không nghĩ điều ấy
mà chỉ chăm việc thổ mộc, thì thần chưa biết như thế có nên
không". Chúa nghe, đổi sắc mặt mà nói: 'Đây đều là do
người ta xu ninh bày ra, thực ra không tự ý ta’. Tức thi ra
lệnh đình bãi các việc” (77WClục, Tb.3, Sd tr.72).
Thực ra, nhà chúa cũng có sửa đổi và chăm chỉ bắt quân sĩ
luyện tập binh đao, chăm lo việc nước, nhưiTg vẫn còn có ý
mê thích của châu báu và vưứng vào vụ Tống Thị.

Tống Thị

Về Tống Thị, chúng ta đã biết bà là con gái Tống Phước


Thông, vợ mọn hoàng tử Kỳ, nay góa chồng, bà đi lại ừong phủ
Nguyễn Phúc Lan làm cho người ta dị nghị. Cận thần can dán
chúa, nhưng chúa không nghe. Vào năm 1640, theo Lê Quý
82
Đôn trong Phủ biên Tạp lục, người ta thấy nói tới bà như sau:
“Năm thứ 6 (1640) triều đình giết trấn thủ Bắc Bố Chính là
Hiền quận công, Nguyễn Khắc Loát. Nhân quận công
nguyễn Phúc Lan cho là trừ được quân mình ghét, rất mừng.
Lại thông dâm với chị dâu góa chồng là Tống Thị, nó nói gì
cũng nghe, người dưới cản không được, giết người bừa bãi,
người ta đều sợ. Trong cõi hạn và đói, dân xiêu giạt và chết
đoi rất nhiều”. (Lê Quý Đôn, Sd. tr.54)Ề
Thực ra sử ghi năm 1637 và năm 1641 có nạn đói kém và
dân chết chóc nhiều. Dẫu sao Lê Quý Đôn phê phán khá gay
gắt việc hoang dâm của nhà chúa với Tống Thị.
De Rhodes cũng viết vê bà này trong vụ thày giảng Inhaxu
đã đanh thép phi báo những lý lẽ của một vị hòa thượng, người
tin cẩn của Tống Thị.
“Bấy giờ tôi nhờ thày Inhaxu, có mặt ở đây đứng ra bắt bẻ
họ, vì thày rất thông kinh điển và có ơn rất đặc biệt để phi
bác thuyết sai lầm. Thày nói hùng hồn và sáng sủa làm cho
tất cả đêu chịu thua, nhưng còn ngoan cố chưa chịu trở lại
đạo.

Chịu thua trong dịp này, họ như điên lên chống lại thày. Từ
đó họ thề sẽ hãm hại thày và để đạt ý đinh, họ nhờ một bà
mà chúa coi như vợ chúa, mặc đau trước đây bà là vợ người
bào huynh của chúa, điều mà luật xứ này ngăn cấm, nhưng
sắc dục có biết luật pháp là gì”. (De Rhodes, Sđ.q.2 ch.29).
Không còn khó khăn gì để hiểu lời lẽ trên, vợ của người bào
huynh tức Tống Thị. Hoàng tử trưởng tức hoàng tử Kỳ, làm
trấn thủ Quảng Nam cho tới khi mất là năm 1631.
Đến năm 1644, để thi hành thủ đoạn giết Inhaxu, họ đã dựa
vào thế của bà này mà ra tay trừng trị. Không bắt được Inhaxu,
họ đã để tay trên thày giảng Anrê Phú Yên. Rhodes viết:
“Vào tháng Bảy Năm 1644, quan trấn thủ Quảng Nam từ
phủ chúa về,đem theo sắc lệnh không phải cùa chúa, vì chúa
8
' ' vẫn tỏ thịnh tình với tôi, nhưng của bà chúa xưa nay vốn
ghét đạo, như tôi đã nói và nhất là bà đã thề sẽ hãm hại
Inhaxu. Quan trấn này tự nhận cống việc vì hợp với ý xấu
ôm ấp từ lâu”. (De Rhodes, Sd.q.2 ch.32).
Khi viết lại lai lịch cuộc tử đạo của Anrê Phú Yên, Saccano
cũng nói cái âm mưu độc ác của bàẵ
“Nhất là hoàng hậu, bà này trước đây là vợ người anh cả của
chua và hiện nay là như chính phi, tuy theo luật nước bà
chưa được kể là hoàng hậu, bà vô cùng ghét Inhaxu hơn.
mọi Kitô hữu khác, vì một cuộc tranh luận mà Inhaxu đã tổ
chức m m •

để chống lại một trong những thượng tọa danh tiếng nhất, vị
này lại rất được lòng bà vương phi. Ngưôi ngoại đạo này đã
hiển nhiên nhận những sự dối trá cỏa mình và rất mực xấu
hổ, ông ra khỏi hội trường rất bực tức cũng như đã bị sỉ nhục
trước mặt hoàng hậu, bà này một phần cũng bị bẽ mặt. Do
đó bà quyết tâm nghiền ngẫm một sự điên rồ và ghen ghét,
vì chưa thể hãm hại được kẻ đã hiển hách hạ được một trong
« m m * w
những người chủ trương sai Tâm và bênh vực đạo giả. Và
theo thường lệ người đàn bà hay đem hết tâm lực để báo thù
khi lên cơn giận dữ, nên bà này lập mưu mô để sát hại
Inhaxu, bà suy tính và cho thi hành bằng những mật lệnh
trao cho hết các người nào có thể làm cho dự định của bà
được thực hiện.” (Saccano, Tường trình năm 1646, ch.4).
Để biết thêm về người đàn bà ghê gớm có một không hai
trong lịch sử ta, chúng tôi ghi tiếp về quãng đời sau này của bà
được chép trong Thực ỉục.
“Mậu Tí nám thứ 13 (1648) mùa xuân, tháng giêng, quân họ
trịnh đến xâm lấn. Chúa sai thế tử Dũng lễ hầu đánh phá
được.
Trước là Tống Thị đã được vào chầu cung phủ, đưa đón
thỉnh thác, của cải chất đầy như núi. Chưởng cơ Tôn Thất
84
Trung mưu giết đi. Tống Thị sợ, nhân cha là Phúc Thông
được Trịnh Tráng tin dùng, bèn viết một mật thư và xâu một
chuỗi ngọc bách hoa bằng trân châu sai người đưa cho Phúc
Thông để biếu họ Trịnh, lại xin Tráng cất quân, nguyên đem
gia tài để giúp lương dân. Tráng nhận được thư mứi bàn việc
xâm lấn miền nam. Đến đây sai đô đốc Trịnh Đào Thống
lãnh các đạo quân thủy bộ kéo vào xâm lấn”. (Thực lục q.3
tr.75-76).
Thế nhưng trong trận này, Tân thứ bốn theo sử gia Trân
Trọng Kim, Trịnh Tráng thua to phải rút quân về. Cũng trong
trận này, Nguyễn Phúc Lan mất. Trong Phủ biên Tạp lục Lê
Quý Đôn viết:
“Phúc Lan trúng độc của người yêu là Tống Thị, rút quân
về. Ngày 26 tháng 2 về đến phá Tam Giang thì chết”. {Lê
Quý Đôn, Sd tr.55).
Thực lục không nói gì tới bà này, chỉ viết:
“Ngày canh dần, chúa rút quân về. Bệnh nặng.
Ngày tân mão, về tới phá Tam Giang, băng ở thuyên ngự”
Ợkợ'c lục, q.3. Sd. tr.79).
Thượng vương mất, nhưng tham vọng của Tống Thị vẫn
chưa hết. bà còn thông đồng với hoàng tử Trung để làm loạn,
vào đời chúa Nguyễn Phúc Tân.”
“Giáp Ngọ năm thứ 6 (1654), mùa hạ tháng 4, chưởng dinh
Trung có tội, bị hạ ngục. Trước là Tống Thị bậy bạ, Trung
muốn trừ đi. Tống Thị sợ, bèn hết lòng chiều nịnh Trung,
Trung bèn tư thông với, Tống Thị nhân đấy khuyên Trung
phản. Trung bèn bí mật kết bè đảng, rắp mưu làm loạn.
Thuộc hạ của Trung là Thắng Bố tố cáo, bị bắt trị tội, Trung
thú nhận. Chúa không nỡ giết, cho giam xuống ngục, rồi
chết.
Bèn giết Tống Thị lấy hết gia tài tán cấp cho quân dân.”
(Thực lục Tb.3, Sd tr.84).
Tới đây kết thúc một cuộc đời đầy gian ác trước mặt lịch sử,
quốc sử cũng như giáo sử, bởi vì do lòng ghen ghét của bà mà
mấy giáo dân bị sát hại. Không tìm được Lnhaxu, người ta đã
giết Anrê, rồi vê sau lại ám hại được Inhaxu và người đồng sự
VinxentêỂ

Hoàng tử Tôn Thất Khê

Đây là một nhân vật trọng yếu trong mấy đòi tiên khởi của
nhà Nguyễn ở Đàng Trong. Là con thứ mười của Nguyễn
Hoàng, ông phục vụ Nguyễn Phúc Nguyên hết lòng. Năm 1626
được Sãi vương giao cho hầu hết các việc trong nước (Thục lục
q.2, Sd. tr.52). Tái năm 1635 khi chúa mất thì đã giao phó thế
tử cho ông để ông giúp đỡ và che chở (Thực lục q.2, Sd tr.66).
Tới thời Nguyễn Phúc Tân, ông đã giúp nhà chúa giẹp được
bọn phản nghịch nổi loạn do hoàng tử Anh đứng đầu vì thế ông
được cỗ kiệu son và một ân đồng (Thực lục q.3, Sd tr.70).
Ông mất nãm 1646, Thực lục viết:
“Bính tuất năm thứ 11 (1646) mùa thư tháng 7, tổng trấn
Tồn Thất Khê mất. Khê là người họ thân của chúa, giúp việc
chính tộ trước sau 41 năm, trải qua ba triều, đức lớn công
to, làm chỗ dựa quan trọng của đương thời, khi mất 58 tuổi.
Chúa thương tiếc lám, tặng Tá lý Tôn thần bình chương
quốc công, thụy là Trung nghị (năm Gia Long thứ 5 cho
tòng tự ở Thái Miếu; năm Minh Mệnh thứ 12 phong Nghĩa
hưng quận vương” (Thực lục q.3 sd tr 74)
Trong các bản tường trình, người ta thấy khi thì nói ông là
bào đệ của nhà chúa hay người em út của nhà chúa, tức em
Nguyễn Phúc Nguyên lúc thì nói ông là chú của nhà chúa tức
Nguyễn Phúc Tân.
86
Trong gia phả họ Nguyễn, cuộc đời của ông được ghi tỉ mỉ
như sau:
“Khê, con thứ 10 (của Nguyễn Hoàng) và bà Minh Đức
Vương Thái Phi, ngài rất thông thạo ngành võ vị và có thiên
tài, Ngài giữ chức chưởng cơ và tước là Tường Quang Hàu.
Năm Bính dân Hiếu văn năm thứ 13 (1626) mùa thu, được
chức tổng trấn và tước Tường quận công. Ngài có sư vụ lệnh
tổ chức hành chính trong xứ. Sau đó, di chúc của nhà chúa
được ủy cho ngài. Vào thời đó Anh con đức Hiếu vần làm
phản, Khê làm tròn bổn phận và đem quân đi giẹp. Ngài bắt
được và kết án tử. Để tỏ lòng tri ân ngài được chúa Hiêu
chiêu (Công Thượng vương) ban cho ấn đồng và một kiệu
son đen. Với danh nghĩa là thuộc hoàng tộc, suốt 40 nãm
đời ngài, ngài đã góp phần vào việc tri nước, dưổi 3 triều
chúa liên tiếp. Với các đức tính cao cả của ngài, ngài làmcho
mọi ngưòti quý mến ngài. Ngài mất mùa thu năm Bính tuất,
năm thứ 4 Phúc Thái nhà lê (1646) thọ 58 tuổi. Ngài được
tôn là Thượng Trụ, Quốc Tổng Trân, và quận công. Ngài
được mai táng ở xã Hiền Sĩ, phủ Thừa Thiên và đền thờ ngài
được xây ở xã Nam phổ. Theo sắc vua Gia Long, một người
trong dòng họ, ở mỗi hệ, đều được tước đội trưởng. Để sửa
lăng tẩm thì còn được 15 sào ruộng và 6 người (phục dịch).
Ngài được thờ ở Thái miếu, đến đời Minh mạng, ngài được
tước Nghĩa Hưng quân vương.
13 người con của ngài là: Thanh, Nghiên, Sanh, Thiêm,
Thật, Độ, Mão, Minh, Nghị, Pháp, Lũ, Triều và Diêu. Tất
cả, Trừ Sanh hay Đạt là quận cống, còn thì đều được chức
chưởng Dinh. Danh sách ngài được ghi trong sổ hàng tộc, ở
hệ thứ hai” (Do Cadière trích dịch, trong bài đã dẫn, ừ. 14-
15).
Theo một tư liệu khác, người ta được biết, hoàng tử Khê
sinh ngày 19 tháng 2 năm 1589 và mất ngày 22 tháng 8 năm
1646. (Cadière, Sd. tr.15).
8
Trong giáo sử của ta, khi nói tới bà Minh Đức Vương thái
phi thì thường cũng nói tới hoàng tử Khê con bà. Do đó, chúng
ta tìm hiểu biết ông hoàng này qua bà thân mẫu theo đạo Kitô
pháp danh là Maria.

Bà Minh Đức Vương Thái Phỉ

Về bà Minh Đức Vương Thái Phi, chính sử nhà Nguyễn


không nói gì tới, chỉ nói về hoàng tử Khê như chúng ta thấy ở
trên vì ông này giữ chức vụ rất quan trọng trong thời Nguyễn
Phúc Nguyên và Nguyễn Phúc Lan. Trái lại trong tường trình
của các giáo sĩ, thường thấy đề cập tứi một bà thứ phi của chúa
quá cố, một bà hoàng có họ gần với chúa, một bà sang ữọng và
rất đạo đức tên là Maria, bà thân mẫu của chú nhà chúa, bà dì
của chúá. Về tên rửa tội của bà thì thường gọi bà là bà Maria,
nhưng cũng có khi xưng tên bà là Maria Mađalena.
Người đầu tiên tìm kiếm là giáo sĩ Cadière, nhà học giả trứ
danh. . Khi đọc những tư liệu vào thế kỷ 17, thường là bằng
tiếng Pháp, tiếng Ý, ông thấy khuôn mặt của bà này rất mực
trong sáng và dễ gây cảm tinh. Ông bắt đầu để ý và đã tìm nhiều
tư liệu hiếm, không những có ở Việt Nam mà còn ở các thư
viện Âu Châu, cái công phu tìm kiếm này đã đem lại một kết
quả không ngờ. Ông bắt đầu nhận ra hai bộ riêng biệt ữong cái
danh từ Maria, Maria Mađalena: Một là Maria tức bà Minh
Đức Vương Thái Phi, hai là Maria Mađalena vợ ông trấn thủ
Phú Yên.
Việc nhận ra danh hiệu bà Vương Thái Phi này cũng là nhờ
vào một nguồn lịch sử không thuộc quốc sử. Đó là tập gia phả
họ Nguyễn. Trong tập này có một trương nói về hoàng tử Khê
như chúng tôi vừa ghi lại ở trên:
“Khê, con thứ 10 (của Nguyễn Hoàng) và bà Minh Đức
Vương thái phi.”
88
Thế là hình ảnh bà vương phi này được rõ rệt trong bài của
Cadière nhan đề là “Một bà hoàng theo Kitô giáo trong triều
đầu tiên nhà Nguyễn (ưne princesse chrétienne à la Cour des
premiers Nguyễn), đăng trong tập san Đô thành Huế hiểu cổ
(Bulletin des Amis du Vieux Huế)
Người thứ hai nghiên cứu thèm là Phạm Đình Khiêm, Theo
người đi trước là Cađière, õng bắt đàu thấy hiện lên, ngoài bà
vương thái phi, hai nhân vật khác, một là cống chúa Ngọc Liên
toong danh hiệu vợ ông trấn thủ Phú Yên Nguyễn Phúc Vinh,
hai là công chúa Ngọc Đỉnh vợ phó tướng Nguyễn Phúc Kiều.
Cuốn sách về bà Minh Đức Vương thái phi đã xuất bản năm
1957 ở Sàigòn, còn bài viết về hai công chúa kể trên thì đăng
trong tạp chí Đức Mẹ Hằng cứu Giúp, chúng tôi không nhớ
nãm. Không được đọc mấy tư liệu trên của Phạm Đình Khiêm,
chúng tôi dựa vào những bài tường trình có trong tay để vắn
tắt viết lại về những khuôn mặt trong sáng này.

/ệ Bà thứ phi của chúa quá cố\


Người ghi mấy chữ này là giáo sĩ Francesco Cardim trong
bản tường trình viết bằng tiếng Bồ và được dịch ra tiếng Pháp
xuất bản tại Paris năm 1Ố46. Ông viết:
“ở đây (Quảng Nam) các cha tranh luận với các thượng tọa
và đem lý lẽ khuất phục họ, và đã thành công vì có mấy
ngưòi trở lại theo Thiên Chúa giáo. Trong số này có một bà
thứ phi của chứa quá cố, mấy người trong hàng quý phái và
mấy viên quan”.
ĐÓ là vào những năm 1618-1625 với các giáo sĩ Buzomi và
De Pina. Còn chúa quá cố tức Nguyễn Hoàng thì ngài mất năm
1613, Bà thứ phi này hẳn còn trẻ. Nếu hoàng tử Khê sinh vào
năm 1589 thì lúc đó Nguyễn Hoàng đã 64 tuổi, còn sinh hoàng
tử thứ sáu thì tiên vương mói 38 tuổi* Một vị đế vương thời
8
xưa có các bà thứ phi trẻ tuổi, thì không có gì là lạ. cũng không
có gì là lạ khi thấy sử gia ghi bà chính phi, chứ rất ít khi ghi bà
thứ phi.
Về bà chính phi thân mẫu Nguyễn Phúc Nguyên, Thực Lục
viết:
‘Truy tôn phi là từ Lương Quang Thục Ý phi. Năm Gia
Long thứ 5 truy tôn phi là Từ Lương Quang Thục Minh Đức
Ý Cung Gia dụ hoàng hậu, Lăng gọi là Vĩnh cơ” (Thực Lục
q.l, Sd tr.45).
Như vậy, bà chính phi có danh hiệu là Minh Đức Ý Cung
Gia dụ hoàng hậu; Còn bà thứ phi là Minh Đức Vương thái phi,
theo gia phả họ Nguyễn.

2. Bà hoàng có họ gằn với chúa.


Năm 1624, khi De Rhodes tới Đàng Trong Tân thứ nhất,
ông đã cùng đi với giáo sĩ De Pina. thầy dạy của De Rhodes.
Ông viết trong Hành trình và Truyền giáo:
“Từ đó chúng tôi vào trong phủ và khi đi qua chúng tôi ở lại
ít bữa ở Hóa, nơi có một bà hoàng, họ gằn với chúa và rất
sùng thần ngoại, nhưng khi nghe cha Pina giảng thì được ơn
Thiên Chúa soi sáng, bà liền bỏ sai lầm và xin chịu phép rửa
tội, lấy tên là Maria Mađalena. Từ đó bà là điểm tựa của
giáo đoàn này. Gương của bà và thế giá của bà đã giúp rất
đắc lực cho việc chinh phục lương dân và duy trì lòng nhiệt
thành nơi những kẻ chịu phép rửa.
Tôi vẫn thường gặp bà trong suốt thời kỳ tôi ở xứ này và tin
rằng bà vẫn kiên trì từ hai mươi tám năm trong việc thi hành
các nhân đức đạo chúa Kitô.
Trong tư dinh của bà có một nhà nguyện rất đẹp. Trong
những vụ bắt bớ gắt gao nhất, nhà nguyện đó vẫn không lay
chuyển, hàng ngày bà tói đó cầu nguyện và thường mở cửa
để chứa chấp các đạo hữu trong tỉnh. Bà vẫn điều khiển giáo
90
đoàn mà không ai dám phản đối. Bà còn dùng lời lẽ khôn
ngoan khiển trách để chinh phục mấy ngưòi lương dân có
thế giá, trong số đố có mấy người thuộc họ nhà chúa. Ngày
nay bà vẫn là nơi trú ẩn cho hết các cha và không có giáo
dân nào mà bà không giúp đỡ về những gì có thể làm được”,
(De Rhodes, Sd. q.2 ch.4).
De Rhodes viết cuốn Hành Trình vào năm 1652 để cho ấn
hành năm 1653 vì thế ông mới nổi “từ 28 năm” (1652-28 =
1624) kể từ ngày ông gặp bà lần đâu tiên vào năm 1624 -1625.
Còn về bà vương phi mà ông mới chỉ nói là bà hoàng có họ gần
với chúa, bà này đã được cha De Pina rửa tội cho.

3. Bà sang trọng và rất đạo đức.


Tháng 2 năm 1640 De Rhodes lại tới Đàng Trong sau 30
năm lưu trú ở Trung Quốc. Ông đã được ra mắt chúa Nguyễn
Phúc Lan lúc này ở kim Long và hẳn bà Maria cũng đi theo nhà
chúa và hoàng tử Khê về ở đây. De Rhodes viết:
“Bà sang trọng và rất đạo đức, cha Phanchicô De Pina đã
rửa tội, như tôi đã nói ở trên, tên là Maria, bà đã một mực
mời tôi ở lại nhà bà, có một nhà thờ đẹp dùng làm nơi trú ẩn
cho các giáo dân trong thành.
Ngày dêm tôi bắt đầu chuyên chú đón giáo dân đến nhận các
phép bí tích một cách hăm hở lạ thường. Hằng ngày tôi làm
lễ, vì quá đông người nẽn trong dịp đại lễ, tôi phải làm mấy
lễ. S(uốt tuần thánh tôi ở lại đây. Tôi thành thật nhận rằng,
không phải ở Au Châu người ta xúc động khi nghe đọc sự
thương khó Chúa Ky tô. Tôi ở lại ba mươi lăm ngày trong
thành phố này rửa tội được chín mươi bốn lương dân và
ngoài ia còn ba bà họ rất gần vói chúa, tôi đã rửa tộỉ trọng
thể ngày lễ Phục Sinh. Cũng có một vị sư có tiếng bà Maria
đã khuyên bỏ sai lạc. Vị này rất nhiệt tâm đến nỗi từ ngày
đó, giúp chúng tôi rất đắc lực để làm cho người khác trở lại
9
đạo ta”. (De Rhodes, Sd. q.2 ch-14)
De Rhodes khi nói vê bà Maria thì đã gọi bà là bà hoàng có
họ gần với chúa, còn ở đây khi nói về ba người theo Kytô giáo
thì lại gọi họ là những người có “Họ rất gần với chua”. Ba
người này là những ai? Có phải là hai công chúa Ngọc Liên và
Ngọc Đỉnh? Còn vị hoàng thượng sau này thành thày giảng
làm việc tông đồ rất đắc lực.

4. Bà dì của chứa là bà María.


Năm 1644, lần thứ nâm và là lần cuối cùng De Rhodes trở
lại Đàng trong, ông đem lễ phẩm tiến chúa và được chúa tiếp
đón niềm nở. Nhưng đây có thể chỉ là bề ngoài. Về phía nhà
truyền giáo, ông chỉ theo đuổi mục tiêu giảng đạo, còn về phía
nhà chúa, đã chớm nở một nghi ngờ có mầu sắc chính trị. De
Rhodes viết:
“Chúa Đáng Trong nghĩ rằng chúng tôi là những thày địa lý
rất thông thái nên ngài sợ chúng tôi cũng tìm cho bà dì của
ngài là bà Maria một phần mộ thuận lợi để vương miện được
truyền cho con cháu bà, phương hại tới toàn thể con cháu
nhà chúaề Ý tưởng đó làm cho chúa ghen tuông, khi thấy tôi
ra vào tư dinh của bà và đàm luận bàn bạc với bà, như thể
dự đinh của chúng tôi là tìm đất chôn cất bà khi bà qua đời,
chứ không phải tìm cho linh hồn bà một ngai báu trên thiên
quốc”. (De Rhodes, Sd* tr2 ch.25).
Trước đoạn văn này, De Rhodes nói tới cái tục để mồ để mả
với ý nghĩa gây hạnh phúc cho người còn sống. Đây có thể là
một mưu IT1Ô để gán cho giáo sĩ một cái tội “chính trị” hòng có
cách trục xuất ông ra khỏi bờ cõi* Vì thế ông phải lén lút thừa
hành chức vụ.
“Bà vương phi đạo hạnh này có những tâm tư rất xa tâm
tưởng nhà chúa, nhiều Tân bà sai người vời tôi vào tư dinh
để giảng cho bà hiểu cách sống đạo chứ không phải truyền
92
ngôi cho hậu thế”. Tồi phải đi lén lút, ban đêm để khỏi làm
cho chúa nghi ngờ, giận dữ. Tôi gặp một bà có hết các nhân
đức trong đạo, bà tiếp tôi như tìẽp một thiên thần, bà bắt tất
cả đại gia đình, rất đông, chịu các phép bí tích, chính bà
cũng xưng tội và rước lễ lần đầu. Hết các giáo dân đều tới
dự, trong hai ngày tôi ở với họ và nhĩèụ người chưa được
thấy làm phép lá bao giờ’'. (De Rhodes, Sd tr.2 ch.25).
Trong Tường Trình về Đàng Trong, De Rhodes cũng viết:
“Các Kitô hữu kéo đến rất đông, địa điểm cũng thuận lợi có
thể chứa hết, tuy là ban đêm để khỏi đập vào mắt những kẻ
ghen ghét đạo, bed ánh sáng một nghi lễ rất long trọng. Tôi
cũng biết là nhà chúa chẳng bằng lòng để cho tôi hành lễ
trong nhà này, vì một mối lo sợ viễn vông: chúa sợ con trai
bà hoặc cháu bà rất có thể cướp ngôi báu nhò vào phù phép
của tôi.”
Cơ sở sự lo lắng viển vông này bắt nguồn từ Trung Quốc.
Trong các sách có nói và họ cho là thật rằng: nếu muốn được
vinh danh phú quí, được thịnh vượng thì cần tìm được một
địa điểm tốt để chôn cất cha mẹ, đặc biệt là mẹ. Vì thế họ
làm hết sức để được việc này, họ không ngại tổn phí, Hơn
nữa, họ ngu xuẩn tưởng rằng một địa điểm như thế có thể
tìm được bằng thuật toán học. Mà vì chúa coi chúng tôi là
những người tính thông và rất giỏi về khoa này, nên chúa
nghĩ trong đâu rằng: bà này đã hơn 76 tuổi thọ, nếu một mai
khuất đi, thì chúng tôi sẽ tìm và kiếm cho ra một địa điểm
thuận lợi để chôn cất bà và sau này chúng tôi sẽ phát giác ra
cho con trai bà, sau khi đã làm hết bổn phận báo hiếu mẹ thì
sẽ chiếm được chủ quyền đất nước. Ý nghĩ mê tín này làm
ngăn trở không cho tôi tự do ra vào tư dinh bà, chỉ thỉnh
thoảng tôi nắm được cơ hôi thuận tiện và kín đáo tới cho bà
được chịu các phép bí tích.” (De Rhodes, Sd.)
Theo Cadière thì hình như bà chỉ có một người con là hoàng
tử Khê, và bà thường ở với người con đó, ít ra trong một nhà
9
gần tư dinh của hoàng tử. Đại gia đình ở đây có thể hiểu là tất
cả gia nhân, còn chính hoàng tử và các con của ông thì chưa
theo đạo, trừ một vài như chúng ta sẽ có dịp nói tối.

5. Bà thân mẫu của chú nhà chúa


Trong bài Tường trình viết tại Macao ngày 16 tháng mười
năm 1645, sau này được in thành sách gọi là Tường trình vê
Đàng Trong, Paris, 1652, De Rhodes gọi bà Maria là bà thân
mẫu của chú nhà chúa. Từ ngữ này rõ ràng hơn, bởi vì Nguyễn
Phúc Lan là con Nguyễn Phúc Nguyên, mà Nguyễn Phúc
Nguyên là bào huynh của hoàng tử Khê. Như vậy Khê là chú
của Nguyễn Phúc Lan.
Tkuc ỉục chép việc Anh làm phản và Nguyễn phúc Lan đến
khóc vói hoàng tử Khê, xin lãnh ý kiến, vì không biết phải xử
sự ra sao: Anh là bào đệ của ôngề Sử chép:
“Anh bất hiếu bất trung, tôi khống tha được. Nhưng tôi là
con đương ở vào cảnh tang tóc đau thương, nay cầm dao mà
đâm kẻ ruột thịt với mình, lòng tôi thực khồng X1Ỡ. Và vì
một người mà làm lụy đến trãm họ, điều đó ngưòi nhân giả
cũng thấy thương tâm.
Vậy tôi muốn nhường ngôi để tắt sự cạnh tranh, chú nghĩ
thế nào?” (Thục lục, Tb.3, Sd tr.69).
Sử đánh giá rất cao thái độ của ông chú này, đã không muốn
lợi dụng thời cơ để cướp đoạt vương quyên của nhà chúa. De
Rhodes viết về ông chú của nhà chúa:
“Tất cả công việc trong phủ không cho phép tôi gặp bà thân
mẫu của chú nhà chúa, bà này tôi đã nói ở trên; Bà đành
liên tục sai người đến với tôi, ý bà là muốn xưng tội và rước
lễ, nhất là từ gần hai nãm bà chưa được, gặp một linh mục
nào. Cuối cùng bà cũng được toại nguyện, vì tôi đến dâng
lễ lá trong nhà thờ bà đã cho dựng trong tư dinh của bà”.
(De Rhodes, Sd.)
“Đã gần hai nãm” có nghĩa là từ năm 1642 khi De Rhodes
tới Đàng Trong Tân thứ bốn, có một mình. “Tôi đã nói à trên”
tức là giai đoạn ông vắng mặt, khi ông trẩy về Macao vào tháng
9 năm 1643. Trong thời gian này thày ĩnhaxu tiếp tục đi thăm
các giáo đoàn về phía bắc, cho tới ranh giới Đàng Ngoài, rồi
thày trở vồ phủ kịp mừng lễ Giáng Sinh. Yà đây là một trong
những lễ Giáng Sinh rất cảm động, De Rhodes kể lại:
“Ôm được những chiến phẩm phong phú, Inhaxu trở về phủ
mừng lễ Giáng Sinh với đám đông các Ky tô hữu và cả
lương dân: Một máng cỏ được trang hoàng rất đẹp trong nhà
một bà quý phái tên là Maria, thân mẫu của chú nhà chúa,
một nữ Kytô hữu kì cựu, có đức tin can tràng qua nhiều biến
cố thử thách. Lòng thành kính nổi bật trong ngày hôm nay,
bà cho con bà và các cháu bà đền thờ lạy và tôn kính vua
vinh quang giáng trần, bà rao giảng những vinh quang Thiên
Chúa cho những người từ các ngẩ tuôn đến viếng máng cỏ
thánh”, (De Rhodes, Sd).
Con bà tức là ông chú nhà chúa và các con của ông chú nhà
chúa này chỉ mừng như mừng một lễ lớn của người Kytô hữu,
chứ không phải là người có đức tin, người Ky tô hữu. Theo gia
phả họ Nguyễn, thì ông chú này được 13 ngưòi con trai và theo
9
một tư liệu khác, ngưèti ta còn được biết ông còn được 16
người con gái. (Cadière, Sd. tr.15).

ố. Bà María Bà dì của chúa,


với các nữ tu dòng Phan người Tây ban nha.

De Rhodes nói tỉ mỉ vê vạ chiếc tàu Tây ban nha chở mấy


nữ tu dòng Phan bị giạt vào cửa biển Đà Nẵng vào tháng hai
năm
1645. Đây lại là một cơ hội cho bà Minh đức Vương thái phi
tỏ ra lòng mộ mến những nhà tu hành thánh thiện. Nếu không
có sự phiền lụy từ phía nhà chúa, thì bà sung sướng được tiếp
đón đàng hoàng nhũng ‘Thánh nữ” này. Nhưng khổng, bà đã
phải kín đáo và lén lút tới thăm. De Rhodes Viết trong Hành
trình và Truyền giáoỂ.
“Sau mười mấy ngày ở đây, các nữ tu và đoàn thể xuống
thuyền để ra bến Quảng Nam lấy tàu. Giáo dân thảy đều
luyến tiếc thấy họ trẩy đi: Các bà sang trọng quyền quý cùng
các bà khác đêu đến từ biệt, nước mát tuôn roi. Có mấy
người theo họ ra xa, người khác đứng ttên bờ trông theo
bằng mắt và băng tâm hồn.
Còn bà Maria, bà dì của chúa, bà đã tới đón họ frong một
chiếc thuyền đậu thật xa. Bà có tình quyến luyến và tặng
nhiều quà. Bà rất trọng tấm áo dòng của các nữ tu. Còn các
nữ tu thì tạm tặng bà một giây thắt lưng bằng thừng chão và
hứa sẽ gửi biếu sau một áo dòng. Và thực ra các nữ tu đã
trung thành giữ lòi hứa khi tới Phi/’ (Đe Rhodes, Sd q.2
ch.43).
Ngày ly biệt hôm đó là ngày thứ bảy tuần thánh nãm 1645.
Trong bản tưởng trình nói trôn, De Rhodes nói khác hơn một
chút, nhưng đượm một cái gì lâng lâng, buồn buôn, một phần
ông đả động tới bầu không khí khó thở lúc đó giữa Nguyễn
Phúc Lan cháu bà và hoàng tử Khê con bà, và một phần ông
nói tới ý nghĩ của bà Maiia về tấm áo dòng có thể sẽ là tấm áo
liệm xác bà sau này.
“Thiên chúa cho vụ này trở thành hạt giống nảy sinh các
công việc và các phiền lụy cho bà thái phi khôn ngõan, bà
dì của chứa. Bà khá sầu muộn vì không thể tự do ra đón tiếp
tỏ tình thân thương đôi với các nữ tu của Thiên Chúa. Bà
đành chịu sự thua thiệt để khỏi làm rầu lòng con bà và cả
chính nhà chúa nữa: Họ sẽ có thể nhân cơ hội này mà thêm
tàn bạo hành hạ bát bớ đạo ta. Thế nên bà cũng không ngồi
yên được, bà hết sức kín đáo, cho người chở một thuyền nhỏ
đên thăm, ít ra là một làn, các nữ tu, nhìn thấy tận mắt tấm
áo dòng của các bà và được thỏa thuê đàm đạo về sự đạo với
các bà.
Câu chuyên của các nữ tu đã làm cho bà đau đớn khôn tả và
bà rất mực quý mến đến nỗi hình như bà không sao rời bỏ
các nữ tu được. Để cho nhẹ bớt những tâm tình nhớ thương
sau lúc biệt ly vội vàng thì bà muốn được một biểu hiệu của
tình kết hiệp các tấm hồn, bắ ngỏ lời xin các nữ tu một bộ
áo dòng để cho khi bà nhắm mắt lìa đời bà được tấm liệm
trong tấm áo đó. Các nữ tu vui lòng nhận tặng bà với tất cả
bằng chứng về sự thân yêu tương hỗ, rồi các bà từ biệt nhau
sau những cái hôn thánh thiện và tất cả sự trìu mến của tình
bác ái toàn vẹn, rồi ngay sau đó các nữ tu bỏ về hải cảng Đà
Nẵng.” (De Rhodes, Sđ).

7. Nhà thờ của bà Maria bị phá đổ.

Đây là một. sự việc vô cùng đau đớn cho bà Vương thái phi.
Cho tới đây, bà cho chúng ta một cảm tưởng rất tốt về bà và
người ta có thể coi bà như một người rất thánh, đáng được giáo
hội tôn phong tựa như những bà hoàng hậu thời danh thuở xưa
kia ở mấy nước Âu Châu, khi Kytô giáo mới chớm nở ò các
vương quốc đó, tỉ như thánh nữ Hêlêna thân mẫu hoàng đế
9
Constantinô, thếkỷ thứ 4, thánh nữ Clotilde chính phi vua
Clovis, thế kỷ thứ 6. Vói sự việc đáng tiếc xảy ra lúc này, người
ta lại càng thấy bà là một người can tràng, chịu đựng vì niềm
tỉn, vì đạo.

Câu chuyện này được De Rhodes tường thuật lại trong cả


hai cuốn sách. Trong Hành trình và Truyền giáo, ông đã đặt
sau việc đi thâm các nữ tu, nhưng cũng có thể cho người ta hiểu
sự việc đã xẩy ra trước đó. Còn trong Tường Trình về Đàng
Trong, thì ông lại đặt việc phá nhà thờ trước việc đi gặp các bà
nữ tu. Chúng tôi ghi lại lời lẽ trong Hành trình trước:
‘Từ Hội an tôi thấy đến lúc đi yên ủi giáo dân ở trong thành
của chúa. ít ngày nay họ mới có một tin tất buồn, nhất là
ngưòi đầy tớ Chúa là bà Maria, dì của nhà chúa, bởi vì con
bà, chỉ vì một sự chế giễu nhỏ chúa tỏ ra chống giáo dân mà
đã cho phá ngôi nhà thờ rộng lớn bà đã cho cất trong tư đinh
của bà. Bà quá đau đớn đến nỗi trong tám ngày liền bà như
điên cuông chạy đây đó không còn thiết gì nữa.
Tôi đến yên ủi bà, nhưng không dám ra mặt ban ngày ừong
thành phố lớn này, tôi ẩn ưánh trong một thành phố nhỏ hơn
ở bên cạnh. Bà vừa biết thì liền bỏ dinh đến thăm tôi. Một
số đông giáo dân cũng theo bà và Thiên Chúa đã chúc lành
cho công việc của chúng tôi.” (De Rhodes, Sd q.2 ch.44).
Thật đúng là nỗi đau đớn của một nữ giáo dân bị xúc phạm
tận niềm tin tưởng sâu sa của mình. Hơn nữa việc này không
do người ngoài mà là do chính con ứai của bà. Sự hoảng hốt
như điên cũng rất tự nhiên và rất đúng tâm lý con người bị vết
thương lòng khá nặng. Trong tám ngày bà như điên cuồng chạy
đây đó: Thật là cảm động, thật là xót thương. Còn về một chế
diễu nhỏ thì De Rhodes ở đây không nói rõ là việc gì. Trái lại
trong Tường Trình, ông cho chúng ta biết tỉ mỉ hơn.
98
Có thể là vì ở tư dinh bà có nhà nguyện và các giáo sĩ thường
đến dâng thánh lễ và biết đâu cũng thường có người Bồ đi theo
hoặc đến dự. Bà Maria tiếp đón nên hoàng tử Khê cũng có dịp
quen biết người ngoại quốc. Rồi trong những cuộc vui bữa tiệc,
người Âu châu hay có tính vui đùa, ăn nói phóng khoáng, diễu
cợt làm trò vui nhộn, khác với nho sĩ hiền giả thuộc phái nhà
nho cổ hủ của ta, Nguyễn Phúc lan lấy cớ để ra vẻ khiển trách
hoàng tử Khê đã quá theo thói tục người ‘Tây” hoặc “tây quá”,
rồi từ đó gián tiếp chỉ trích bà dì theo Kitô giáo, một phần nào
“theo Tây”. Vì led khiển trách đó mà hoàng tử Khê cho phá
ngôi nhà thờ của bà thân mẫu.
“Vậy cũng là phán đoán ghê rợn các dân này thường đưa ra,
khi có gì mới và hiếm xẩy ra nơi họ, những sự việc vượt khả
năng họ.
Họ cũng có tâm tình như vậy về mấy trò chơi hay mấy việc
tiêu khiển khác mà mấy người Âu châu chúng ta làm trước
mặt họ; ngay đến nhà chúa bỡ ngỡ vì sự khéo tay và nhanh
nhẹn trong mấy trò mua vui để giải trí, ngài nghĩ ngợi và sợ
hãi, quay về phía ông chú là em của đức thân phụ, ngài khiển
trách ông vì ông đã học được nhiều điều, vì ông để cho các
ngưcd của chúng tôi đi lại quen thân với ông, bởi vì thân
mẫu ông theo Kitô giáo. Vậy cái sợ bóng sợ vía này của
chúa, ngài không ưa gì đạo ta, đã ăn sâu vào tâm khảm
hoàng tử đến nỗi để cho người ta không còn nghi ngờ ông
kiêng nể thì ông không quản bắt đàu hành hạ chính thân mẫu
ông, do chính ông hay các con ông.
Bắt đầu cuộc dự đinh giận dữ này là cho triệt hạ nhà thờ nhỏ
bà vẫn quen dùng để đọc kinh cầu nguyện cùng gia nhân và
các Kitô hữu ở bên ngoài. Bà thái phi nhân đức này lúc đó
đã thọ thất tuàn, rất có lương tri và lòng trung thực cồn cao
quý hơn nữa, bà cảm thấy tê tái buồn phiền về tội phạm
thượng nàyđến nỗi trong tám ngày trọn bà than van khóc lóc
liên tục như thể chính bà đã cộng tác vào sự phạm đến nhà
9
Thiên Chúa, bởi vì bà đã khổng ngàn cản nổi. ế
Nhưng khi được hỏi về vấn đề này thì tối đã yên ủi bà cho
bà vững tâm, tội đã phạm ngoài ý muốn của bà, hơn nữa
không sao chống đối nổi, như vậy trước mặt thiên chúa bà
hoàn toàn vô tội.” (De Rhodes, Sd).
Thực ra hành động này của ống nằm trong bản tính của ông.
Ông đã hy sinh chữ hiếu để bảo tồn chữ trung, trung với người
bào khuynh Nguyễn Phúc Nguyên, trung với người cháu
Nguyễn Phúc Lan và như sử đã chép khi ông mất: “Khê người
họ thân của chúa, giúp việc chính tri trước sau 41 năm, trải qua
ba triều, đức lán công to, làm chỗ dựa quan trọng của đương
thòi.”

8. Lời nhà chúa nhắn nhủ bà Maria.

Đầu tháng 7 năm 1645 De Rhodes vĩnh biệt Đàng Trong,


nhưng tháng hai năm sau có hai giáo sĩ tới. Đó là cha Metello
Saccano và cha Balthasar Caỉdera, cả hai đêu tinh thống tiếng
việt. Trong bản tường trình viết tại Đàng trong ngày 16 tháng
6 năm 1Ố46, Saccano viết:
‘Thực ra từ trong thâm tâm, ngài (Nguyễn Phúc Lan) xác tín
về chân lý và sự thánh thiện của đạo ta, nhưng ngài không
khoan dung cho công khai thực hành vì những lý do không
ai được biết. Nhiều làn người ta nghe ngài nói, nếu thần dân
ta muốn làm người Kitô hữu, chúng hãy khôn khéo giữ trong
lòng, miễn là bên ngoài không thấy gì, và đó là lời nhắn nhủ
ngài gửi tới bà Vương phi Maria thân mẫu của ông chú ngài,
rất đạo đức, theo bài tường thuật trước đây, người ta đã nhận
là bà không còn cho hội các Kitô hữu trong tư dinh của bà,
mặc dầu ngài để cho bà tự do theo Thiên chúa giáo trong
tâm tư bà*” (Saccano, Sd).
Hẳn là bây giờ nhà thờ đã bị triệt hạ và bà chưa dám cho xây
cất lại. Nếu đối chiếu với niên đại trong sử của ta, thì thấy lúc
100
này chưa phải là thời thuận tiện.

9* Rửa tội cho mấy công chúa cháu của bà.

Saccano còn cho biết, cũng ưong bài Tường trình kể trên:
“Bà thân mẫu của ông chú nhà chúa một đêm đã cho mời
cha Calđera vào tư dinh để rửa tội cho hai công chúa trẻ tuổi,
các cháu của bà.” (Saccano, Sá).
Trong giả thuyết, bà Minh Đức chỉ có một con trai là hoàng
tử Khê (bởi vì không thấy nói tới người con nào khác và cũng
thấy bà thường ở cạnh con bà), thì những công chúa cháu gái
của bà là con của Khê. Như trên chúng tôi đã ghi, ống được
những 16 người con gái. yà nếu chỉ có hai người thì cũng không
quá đáng và biết đâu vì để yên ủi bà sau vụ triệt hạ nhà thờ, con
bà đã bằng lòng để cho hai người con của mình theo Kitô giáo,
và cũng biết đâu hai công chua này một phần cũng vì đau xót
cái đau xót của bà mình mà nhất tâm đi theo bà nội.•

Bản văn trên cho biết việc này cũng phải làm trong kín đáo,
ưong tránh né, không nên làm giữa ban ngày, vì cái bầu khồng
khí khó thở lúc này.

10. Bào đệ của Nguyễn Phúc Nguyên.

Có một bản văn khó hiểu đối vái chúng tôi, đó là lời lẽ của
Francesco Cardim khi viết về bào đệ của chúa. Cardim đã phân
tích rất tỉ mỉ trong bài chúng tôi đã dẫn. Đây là led. Cardim.
“Cha Bento De Mattos tới phủ Thuận Hóa, được chúa tiếp
đón rất thân tình. Cha cũng tới thầm bào đệ của chúa và khi
đàm đạo vói ông thì cha nhân cơ hội giảng về đạo Thien
Chúa thật và hối thúc ông chịu phép thánh tẩy, nhưng ông
chỉ muốn làm cách kín đáo không cho ai biết Cha rất có thể
rửa tội cho ông nếu ông vững chí, nhưng đàng này ông nói
là nếu người ta phát giác ra và nếu nhà chúa bào huynh của
1
ông có hỏi ông xem ông có là Kitô hữu hay không thì ông
sẽ trả lòi là không. Thế là cha nghĩ nên hoãn lại và cho ông
biết rằng đức Kitổ chỉ nhận vào nước người những kẻ công
khai xưng danh người mà thôi. Cũng vì lý do này mà cha
khước từ không rửa tội cho hai người cháu ông đưa ra trình
diện và cha chờ thời thuận lợi hơn. Cha đã đi thăm cả tĩnh
và rửa tội
* *•được 572 người và người ta hy vọng
mùa gặt mỗi ngày mỗi phong phú hơn lên.” (Cardim, Sd)
Hoạt động của De Mattos được đinh vào thời gian năm
1640- 1641, khi De Rhodes làm việc ở miền Nam và De Mattos
ở miền Bắc. Như vậy là dưới thời Nguyễn Phúc Lan chứ không
còn là Nguyễn Phúc Nguyên. Do đó, thoạt đầu chúng tôi hiểu
hoàng tử bào đệ của chúa là hoàng tử Trung, chứ không thể là
hoàng tử Khê. Cha Cadière viết:
“Hoàng tử Khê sinh ngày 19 tháng 2 năm 1589 thì năm 1640
đã được 51 tuổi. Như vậy ông đã khá đủ tuổi để có cháu nội
cháu ngoại, nhất là như chúng ta đã thấy, ông có 13 con trai
và 16 con gái* Vậy ông rất có thể đè nghị với giáo sĩ rửa tội
cho mấy cháu ngoại của ông. Còn về những anh em của chúa
thượng vương thì có khá nhiều. Nhưng chắc chắn là vào năm
1640, chưa có người nào có thể làm ông nội ông ngoại. Hãy
để ra ngoài ông hoàng tử Kỳ đã mất năm 1631, người anh
càỂ Cũng không kể Anh, kẻ nghịch thần bị án tử vào năm
chúa Thượng lên cầm quyền 1635 và tuyệt tự, Cũng không
kể An, Lộc, Tứ và Thiệu không ai biết gì về các ông và cũng
mất không có hậu, Hoàng tử thứ tư của Sải vương la Trung
thì bị tù năm 1654 vì phản nghịch rồi chết. Người ta biết ông
cũng vô tự. Nhưng nếu ông sống vào thời điểm chúng ta
đang bàn ở đây 1640 thì lòi “ghi chú” (trong gia phả) “chết
vô tự” có thể che đậy nhiều uán khúc triều đình mà chúng ta
không được biết: khi người ta giết cha thì cũng không hiếm
trường hợp cũng mất luôn cả gia quyến. Chỉ còn lại Vinh,
102
được bảy con trai; Vĩnh, một con trai và Đôn cũng được một
trai. Nhưng nếu biết chúa Thượng sinh ngày 13 tháng 8 nãm
1601, thì lúc này ông mới 39 tuổi và như vậy các bào độ của
ông cũng khó mà làm ông nội ông ngoại. Cho nên làm thế
nào để đưa các cháu ra cho cha Mattos ? Kết luận là phải
công nhận “bào đệ của nhà chúa*’ ở đây không phải là bào
đệ của chúa Thượng mà là bào độ của chúa Sãi, con trai bà
Maria” (Cadière Sd tr.18)
Sở đĩ Mattos còn gọi là bào đệ của chúa tuy bây giờ là chú
của chúa Nguyễn Phúc Lan, là vì ông vẫn còn theo thói quen
trong dân gian từ trước 1635 vẫn gọi hoàng tử Khê là bào độ
cùa chúa Nguyễn Phúc Nguyên và mỗi khi đến thăm bà Minh
đức thì cũng thường lại gặp con trai bà là hoàng tử Khê. Ông
này cũng tỏ ý xa xa không nhất thiết theo Kitô giáo, nhưng
ừong hoàn cảnh căng thẳng giữa Phúc Lan và ông chú, ông
không thể công khai làm việc này được. Còn về hoàng tử
Trung, bào đệ của chúa Thượng, như trên cũng đã nói tôi một
phần, không thấy tư liệu giáo sử nào đề cập tới ông. Để biết
qua về ông này thì cũng nên nhắc qua đôi lòi.
Hoàng tử Trung con thứ tư của Nguyễn Phúc Nguyên, có
dự vào trận đánh nhà Trịnh nãm 1627 (Thực Lục Tb.2, Sd
tr.53), năm 1644 cùng người cháu là Nguyễn Phúc Tân lúc đố
là Dũng lễ hầu đánh đuổi giặc Hà Lan (Thvc Lục Tb.4, Sd tr.
73), năm 1648 mưu giết Tong thị (Thvc Lục 3 Sd tr. 75), từ
chối ídìông nhận ngôi báu thay thế tử Dũng lễ hầu khi chúa
Thượng mất (Thực lục Tb 3, Sd tr,79), được thăng chưởng
dinh; năm 1654, vì thông dâm với Tống Thị và mưu phản
nghịch bị bắt bỏ ngục rồi chết (Thục Lục 4, Sd tr.84).
1L Bà Vương thái phi María qua đời*

Cuối đời của bà được đánh dấu bằng một hạnh phúc là được
gặp các nữ tu mà bà rất trìu mến, nhưng cũng bằng nhiều nỗi
đau đớn như chúng ta đã biết: con bà đã vì chữ trung mà hy
sinh chữ hiếu, cho triệt hạ nhà Nguyễn của bà, rồi sau đó đã
1
nhắm mắt lìa đời trước bà. Hoàng tử Khê mất ngày 22 tháng 8
năm
1646, cuối cùng ngưòi cháu của bà là Nguyễn Phúc Lan cũng
mất trước bà ngày 19 tháng 3 năm 1648. Còn về bà thì vào cuối
năm 1648 hoặc đàu nãm 1649, Saccano viết:
“Đồng thời giáo hội Đàng Trong chịu một cái tang bà
Vương thái phi Maria bà dì của chúa quá cố và (dưỡng) mẫu
chúa đương thời. Các Kitô hữu mất mát rất nhiều do cái chết
của bà Vương thái phi là người đã che chở họ trong cơn
khốn khổ và cũng là người rất nhiệt tình để chinh phục các
linh hồn về với đức Kitô. Bà thường rất cẩn thận dự trữ
nhiều nước phép để phân phát cho giáo dân là những người
sử dụng nước này vói rất nhiêu niềm túi, nên đã làm cớ cho
một trong các cháu trai của bà tố cáo các Kitô hữu về một
tội ác ghê gớm. Ông hoàng này đã tim thấy trong buồng của
bà nội nhiều bình đựng nước phép và mấy tấm vải thấm máu
các tử đạo, thế là ông tung ra cái tin-rằng nước phép của
người Kitô hữu là một bùa ngải gồm có chân tay trẻ nhỏ bị
chặt. Tin thất thiệt này làm cho người ta rất gớm ghét các
Kitô hữu,thế nhưng kẻ phao ra tin đồn đã bị Trời giáng phạt,
bởi vì một tháng sau, hắn bị xử tử vì một tội tầy đình, hắn
đã phạm với một bà dì £Ủa chứa”... (Saccano, Sd)
Bà dì của nhà chúa quá cố (Nguyễn Phúc Lan) biết đâu
khỏng phải là Tống thị đã nói ồ trên. Còn về phần bà Maria thì
hoặc là bà đã tắt thở vào cuối năm 1648 hoặc là vào đầu năm
1Ố49. •

Cha Cadière đã nghiên cứu rất tỉ mỉ và rất nghiêm chỉnh,


trong bài đã dẫn, về những niên đại sinh tử của bà Maria Minh
Đức Vương thái phi.
Trước hết là phải nhận là vào năm 1644 một tư liệu nói bà
thọ 76 tuổi, trái lại một tư liệu khác vào năm 1645 lại nói bà
thọ chừng 70 tuổi, tức là không ổn. Nhưng phải cho là nhà in
đã cho xếp chữ sai, đáng lý phải in là 76 thì lại sắp chữ là 70,
104
như thường vẫn xảy ra.
Vậy thì có thể kể năm sinh của bà là vào những năm 1572-
1570 bởi vì De Rhodes nói lúc đó bà chừng 76 tuổi. Hoàng tử
Khê sinh năm 1589 và mất năm 1646, như vậy hay tạm nhận
bà sinh hoàng tử khi bà nới chừng 18 tuổi, và Nguyễn Hoàng
64. Còn nếu cho bà sinh hoàng tử năm bà 16 hay 19 tuổi thì
cũng không có gì là trái với những sự kiện lịch sử, bởi vì một
là cách tính tuổi của ta ngày xưa cũng có phần chưa chính xác
hai là lời của De Rhodes nói “vào chừng 76 tuổi” thì cũng có
thể hiểu trên dưới một vài năm. Còn về Nguyễn Hoàng lúc đó
đã ngoài lục tuần mà lấy một bà thứ phi rất trẻ thì cũng không
có gì là lạ theo phong tục thời đó. (coi: Cadière, Sd tr.45). Vậy
có thể coi năm bà mất là vào cuối năm 1648 hay đâu năm 1649,
còn năm sinh là những nãm 1570-1574, và năm bà sinh hoàng
tử là năm bà mới được 15-19 tuổi. Năm chịu phép thánh tẩy là
vào năm 1625.
Bà mất trong khi bà là một đạo hữu nhiệt tình, bởi vì theo
lời lẽ kể ở trên, tuy nhà chúa cấm đoán, song vẫn để cho bà tự
do và kín đáo giữ đạo.
Còn về vải thâm máu tử đạo, người ta được biết qua Saccano
rằng: khi hai Kitô hữu bị chém đầu thì giáo dân đã chuẩn bị vải
để thẩm mấu đem về làm di tích thánh (Saccano, Sd.1646 ch.2),
Về đứa cháu nội hư đốn, có thể là hoàng tử trưởng Thanh:
ông này muốn lấy lòng Hiền vương nên đi tố cáo cũng như
hoàng tử Khê muốn được lòng Thượng vương nên đã cho triệt
hạ nhà thờ của thân mẫu.
Sau cùng, về phần mộ của bà thì không ai được biết. Nguyễn
Hoàng được táng ở xã Thạch Hãn sau cải táng về xã Lai khê
huyện Hương trà thuộc vùng Huế ngày nay. Hoàng tử Khê có
phần mộ ở xã Hiền sĩ xa nội thành Huế 15 cấy số về phía bắc.
Phần mộ của bà Minh Đức Vương thái phi hoặc là nằm cạnh
Nguyễn Hoàng hoặc nằm gần hoàng tử Khê chăng? khống ai
1
bietế
Dẫu sao, trừ bà chính phi được ghi tên tuổi trong sử sách,
thì khồng một bà thứ phi nào của chúa Nguyễn Hoàng được
ghi danh tánh, trừ bà Minh Đức Vương thái phi được kể trong
gia phả nhà Nguyễn. Phải chăng cũng một phần lớn nhờ có
hoàng tử Khê xuất đời đã một lòng trung túi với ba triều nhà
Nguyễn.
Thế nhưng nếu về quốc sử, bà không có chỗ đứng quang
trọng thì ừong giáo sử, Kitô giáo sử, bà là người thuộc hoàng
tộc đàu tiên theo đạo và có một đời sống gương mẫu, lành
thánh, có thể được coi như một Hêlêna, một Clotilđe,

Bà Mađaỉena vợ quan trấn thủ Phú Yên

Cuối nãm 1640 De Rhodes tới Đàng Trong Tân thứ ba, cùng
đi với ông có cha De Mattos. Hai ngưòti đã chia nhau hai ngả
để hoạt động: De Mattos lên mạn bắc còn De Rhodes thì vồ
phía năm. Phần địa điểm được chỉ định như sau: Thuận Hóa và
Quảng Bình thuộc phía bắc, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và Phú
Yên thuộc phía nam, đĩ nhiên theo cách ghi trong bản đồ của
De Rhodes vào năm 1651.
De Rhodes viết trong Hành trình và Truyền giáo:
‘Tôi bỏ ra sáu tháng để đi một vòng cả ba tỉnh, khi thì đi biển
mấy mần gần chết đuối, lúc thì đi sông, gặp nhiêu nguy
hiểm, có khi đi đường bộ vất vả khó khăn không ít” (De
Rhodes, Sd.q.2 ch~17)
Ở Phú Yên, ông đã gặp một người nhân đức tên là Maria
Mađalêna vợ quan trấn thủ, Ông viết:
“Một bà nhân đức tên là María Mađalêna, vợ quan trấn thủ,
106
đã làm nhiều việc thiện ữong tỉnh Phú Yên. Bà còn sáng lập
một bệnh xá để chăm sóc tất cả giáo dân và người tân tòng
bị chứng bất trị. Trong đám bệnh nhân có mấy người cùi sẵn
sàng chịu phép rửa tội, để được sạch trong linh hồn. Mỗi
ngày ngưòi ta giảng dạy những điều cần thiết để chuẩn bị
chịu phép bí tích ban ơn thánh. Có mấy bổn đạo giúp và dự
vào việc giáo huấn” (De Rhodes, Sd.qb2 ch. 18).
Bệnh bất trị ở đây đĩ nhiên là bệnh phong, hủi, một thứ bệnh
hay lây và người ta rất ghê sợ. Lúc đó mà dựng một bệnh xá
cho loại người này thì đáng kể là một việc rất anh hùng, rất bác
ái.
De Rhodes không cho chúng ta biết bà đã được làm người
Kitổ hữu vào năm nào. Còn về cái tên Maria Mađalêna thi cũng
không nhất định, bởi vì có lúc bà được gọi là Maria, bà Maria,
trùng tên với bà Minh Đức chúng tôi nói ở trên. Để phân biệt
hai người, chúng tôi tạm gọi bà là bà Mađalêna.
Cùng một thòi kỳ này, Cardim có nói tới một cuộc tranh luận
giữa một giáo dân tỉnh Phú Yên và một nhà nho lương dân
trước mặt quan trấn thủ tỉnh. Đề tài là sự tin tưởng vào những
ngày may ngày rủi, vào năm tốt năm xấu, Đây là một phong
tục, một tin dị đoan, phải xem ngày lành tháng tốt để làm việc,
ngay cả nhà chúa cũng tin, mỗi khi đem quân đi giao chiến
cung phải mở sách xem ngày lành ngày dữ.
Đề tài thứ hai giáo dân nêu lên đó là sự tin người ta có ba
hồn bảy vía nếu là đàn ông, còn đàn bà thì có những ba hồn
chín vía. Kết quả là ông đồ nho chịu khống giải đáp được. Điều
cần nói lên ở đây là quan trấn thủ đứng làm ừọng tài, ông cũng
phục lý lẽ của Hièmô tên người Kitô hữu. Cardim viết:
“Quan trấn thủ nhìn nhận sự thật và rất mực quý trọng đạo
ta, nhưng ông không theo vì ông chưa giải quyết được việc
riêng của ổng là có số rất đông vợ mọn, nhưng ông để cho
bà vợ chính thành Kitô hữu nếu bà muốn và thực ra bà đã
tin theo đạo ta và chúng tôi hy vọng chồng bà cũng sẽ theo
1
cách thức của bà trở lại đạo”. (Cardim, Sd).
Với lời lẽ trên đây hình ảnh bà Mađalêna hiện lên rõ rệt hơn.
Bà là vợ chính được ông chồng để cho theo Kitô giáo. Còn ông
thì ông chi cổ cảm tình với đạo và không tin theo bởi vì ông
còn có quá nhiều bà bé.
Trong khi đó thì De Rhodes đang ở ưên quãng đường biển
dẫn tới Phú Yên. Khi đến Bađay (Xuân Đài?) thuộc về tỉnh Phú
Yên thì người ta đã loan báo cho quan trấn thủ biết. Người đứng
đâu cai trị vùng này cũng là người Kitô giáo, cả hai ông bà,
Benito và Benita.
“Viên quan này tức thì thông báo cho quan trấn thủ cả tỉnh
biết tôi đã tới Bađay. ông này còn là lương dân nhưng vì phu
nhân lúc này đang ở trong phủ chúa, bà là Kitô hữu, lên ông
liền phái hai người có thế giá đến đón tôi về tư dinh”
(Cardim, Sd).
Một yếu tố mối soi sáng bộ mặt bà Mađalêna. Là Kitô hữu
nhưng hẳn còn có một chức vụ hay một liên hệ gì với “phủ
chúa, bởi vì trong khi ông chồng làm việc ở tinh thì một mình
bà đã đi Thuận Hoá ở trong phủ chúa tức Kim Long, Nguyễn
Phúc Lan đóng dinh. Cũng nên nhắc là vào thòi này chỉ có
đường biển là thuận tiện hơn cả, mà theo đường biển thì gặp
rất nhiều nguy cơ như chính De Rhodes cũng đã nói và Cardim
ghi lại:

“Ngày thứ sáu tuần thánh (năm 1641) sau các lễ nghi thì tôi
xuống thuyền đi tỉnh Phú Yên và ngày hôm sau chúng tôi bị
một trận bão rất dữ và rất nguy hiểm, làm cho tất cả chúng
tôi tưởng là mất hết” (Cardim, Sd).
Trong thời gian ở lại đây, giáo sĩ đã rảo khắp các miên trong
khu vực của tỉnh này, dạy dỗ, làm phép rửa tội. Thế rồi bà
Mađalêna đã từ phủ chúa trở vê Phứ Yên. Lúc này là lúc giáo
hội gặp khó khăn. Kể từ năm 1639 ngưòi ta đã trục xuất các
giáo sĩ, hiện nay chỉ được phép những người đi theo thương gia
người Bồ là được ở lại trong thời gian người Bồ cần buôn bán.
108
Ông trấn thủ Quảng Nam rất nghiêm khắc. Người giáo dân Kitồ
rất xao xuyến lo âu, không biết số phận mình sẽ ra sao. Vì thế
vừa về tới nhà, bà đã lên tiếng trấn tĩnh các đạo hữu. Đây là
những lời lẽ Cardim ghi lại qua thư của De Rhodes.
“Trong khi đó thì từ phủ chúa bà Maria phu nhân quan trấn
thủ đã về tới, mà vì người ta phao tin chúa cho bắt bớ đạo
thánh ta, nên bà đã đến nhà thờ để tạ ơn Thiên Chúa đã cho
* m

bà về nhà an toàn và khuyên dụ các Kitô hữu, bà nói: thưa


các anh chị em, anh chị em không biết rằng những chiến sĩ
can tràng thì phải anh dũng liều mạng sống vì nhà chúa nhà
vua,bởi tin chắc rằng vua chúa sau đó sẽ thưởng mình. Cũng
vậy chúng ta phải can tràng liều tính mạng ta vì giáo thuyết
chính dáng của Thiên Chúa chúng ta, bênh vực đạo thánh
Người: đĩ nhiên Người sẽ thưởng chúng ta, không phải bằng
một bổng lộc thế trần và chóng hư chóng nát, nhưng là vinh
quang vô tận. Anh chị em không thấy các cha dòng là thầy
chúng ta, các ngài kiên trì và vững chí duy trì, bảo vệ và
truyền bá đạo thánh của Thiên Chúa chúng ta ư? Công vỉệc
lành thánh của các ngài phải thổi thúc chúng ta theo gương
bắt chước và đừng nản chí sờn lòng.
Bà còn nói nhiều lòi tương tự theo nhiệt tình lớn lao thỏi
thúc bà, những lòi này đã ảnh hưởng lớn tới tâm trí tôi đến
nỗi tôi tự thấy mình hoàn toàn thêm mạnh mẽ và thêm can
đảm để bênh vực thánh danh thày khả kính của chúng ta là
đức Giêsu Kitô nhân hậu. Bà cam đảm này sau khi làm các
việc đạo đức thì lui về tư dinh và ngày hôm sau bà mời tôi
đến dâng thánh lẽ trong nhà nguyện ở trong phủ, tất cả Kitô
hữu trong nhà bà đều co mặt. Tôi đã tới và quan trấn thủ đón
tôi ở lôi vào. Xong thánh lễ thì các Kitô hữu kéo đến rất
đông làm cho tôi phải ở lại bốn ngày; trong thời gian này tôi
rửa tội được 90 người, ngoài ra còn có bà gái của quan trấn
thủ,
Ông rất hài lòng và thoải mái, ồng lớn tiếng tuyên bố mình
1
ao ước cho tất cả mọi người ừong tỉnh được rửa tội. thể
nhưng cho tới đây, Thiên Chúa chưa đánh động lòng ông để
cho ông lãnh nhận được điều ông mong muốn cho người
khác nhận được. Dĩ nhiên Người còn dùng ông để đặc biệt
làm cho đàn chiên được tăng thêm. Sau thòi gian ngắn, tôi
từ biệt ông, từ biệt bà Maria và hết các đạo hữu khác ở đây;
rồi sau đó tôi vê Đà Nang” (Cardim, Sd).
Theo đây thì thấy bà Mađalêna có một phong cách khác
người thường, bà ăn nói rất có uy tối, rất oai nghiêm như một
người có quyền, một người lớn, khồng những vì là vợ một ông
quan lớn mà hơn thế nữa, bà ăn nói tự do phóng khoáng ngay
đối vối ông chồng bà. Ngưòi ta không đả động tới công tác hay
chức vụ gì của bà trong phủ nhà chúa. Điều chắc chắn là bà hết
sức nhiệt tình làm việc cho đạo thánh. Một ngưòi như bà thì
không những gia nhân trong nhà mà cả người dân trong tỉnh
cũng dễ noi theo gương bằ, nhất là bà không lợi dụng quyền
cao chức trọng để làm giầu cho mình, gây thanh thế cho mình,
bà chỉ muốn gieo giống đức tin nơi ngưòi đồng bang đồng bào.
Còn ông trấn thủ thì vẫn như trên, ông rất có thiện cảm vứi đạo
và khuyên bảo người khác tin theo, nhưng phần ông, ông vẫn
chưa nhận ánh sáng đức tin.
Nhưng quan trấn thủ này khồng trị nhậm lâu ở tỉnh Phú Yên
này. Có thể là vào năm 1641 hoặc 1643, ông đã đổi đi nơi khác
và một viên quan mới tới cai trị tỉnh Phú Yên. Bởi vì trong thời
gian vắng bóng De Rhodes, đã xẩy ra một vụ đáng tiếc, viên
quan mới rất ghét Kitô giáo. Số là trước đây khí trở về Macao,
De Rhodes đã căn dặn các thày giảng phải chia nhau đi tiếp tục
thăm nom giáo dân. Tiếc thay trong số đó đã có mấy người ngã
bệnh. Và chỉ sau đó họ mới bắt tay làm việc. De Rhodes viết:
“Khi khỏi bệnh, họ chia tay đi các nơi như tôi đã chỉ đinh.
Năm người trẩy về phía nam và làm việc rất đắc lực, trong
ba tháng rửa tội được hai trăm chín mươi ba người lương
dân. Họ thấy không nên hoãn việc này để chờ tôi về. Họ còn
110
chuẩn bị nhiều người khác để cho chính tay tôi làm. Việc
này cố tiếng vang lớn trong tỉnh Phú Yên, làm cho lương
dân áy náy đến thưa với quan trấn thủ mới vê trị nhậm rất
ghét giáo dân.
Ông ta liền cho đi lùng bắt các thày giảng để trừng phạt. Họ
cũng không còn nể bà Mađalêna, có họ với chúa, vợ quan
trấn thủ cũ, chúa đã chuyển đi nơi khácỆ Bọn lính xấc láo ập
vào nhà, lục soát các phòng để tìm các thày giảng, nhưng
may mà các thày không ở trong thành này. Các thày chi có
buồn vì đã bỏ lỡ dịp chịu khổ vì đức tin, các thày thích được
chết vì đạo hơn là giảng.
Bà Mađalêna không buồn phiền vì chịu sỉ nhục đó, nếu vào
trường hợp khác thì bà rất bực bội”, ịDe Rhodes, Sd. q.2 ch.
23).
Trong bản văn này chúng ta chưa biét ông đã đổi đi làm việc
ở tỉnh nào, cũng không rõ vào năm nào, chúng ta chỉ phỏng
đoán là vào những năm đã kể trên, nghĩa là vào năm 1641 hoặc
1643. Trái lại về bà Mađalêna, chứng ta được biết thêm về bà,
không những bà là vợ ông trấn thủ cũ mà còn “có họ với chúa”.
Như khi nói về bà Minh Đức Vương thái phi, ngưòi ta cũng đã
mấy làn nói “bà có họ gần vối nhà chúa”, với nghĩa là “thân
mẫu của chú nhà chúa” “mẹ của bào đệ nhà chúa”. Ở đây chúng
ta cũng có thể hiểu: bà là một công chúa nào đó trong huyết
thống nhà chúa.
Vào đầu nám 1Ố44, De Rhodes lại tới Đàng Trong và là
Tân cuối cùng, ông đã đỉ thăm tỉnh Phú Yên. Nhưng tình hình
đã khác, ông trấn thủ cũ bảo vệ giáo dân đã đi nơi khác và một
cuộc bắt bớ chèn ép đạo hữu đã xẩy ra. Ông viết:
“Chức vụ làm ưấn thủ của ông đã hết nhiệm kỳ, nhà chúa
đưa ông về cai quản tỉnh Quảng Nam, còn viên quan được
sai tới thay ông ở Phú Yên thì là người ít tỏ ra mộ đạo ta.”
(De Rhodes, Sd).
Rồi đã xẩy ra vụ bắt bớ các giáo dân, nhất là họ đã đi lùng
1
bắt thày giảng Đamasô.
“Quan trấn thủ nghe theo lời chúng, nên truyền bắt thày,
cho người tìm kiếm thày trong nhà các bổn đạo chính yếu,
chúng cũng không tha bà cựu trấn thủ, vì theo lời tố cáo,
chúng cho là thày ở đây, nhưng mấy ngày trước thày đã bỏ
nhà này sau khi thừa hành mấy nhiệm vụ và đã đi nơi khác
làm việc phúc âm.
Là người nhân đức nên thày đã tiếc vì bỏ lỡ dịp để chịu một
sự gì vì Thiên Chúa. Cơn bão táp này không lay chuyển
lòng kiên trì của bà cựu trấn thủ. Bà rất can ừàng chịu đựng
sự sỉ nhục do việc bọn lính dám phạm tới nhà bà. Hơn nữa,
bà làm gương các nhân đức để củng cố tinh thần các Kitô
hữu, bà để cho họ tự sử dụng nhà thờ bà đã bỏ công của ra
xây dựng, để họ hội họp nhau vào các ngày chủ nhật và
ngày lẽ” (De Rhodes, Sd).
Đoạn văn trên đây viết năm 1645 nhưng thực ra đã xẩy ra
khi De Rhodes không có mặt, như chúng tôi đã nói. Có điều là
ở đây chúng ta hiểu biết thêm về vụ hành hung và phạm tới nhà
bà cựu trấn thủ. Thực ra họ khống nể nhà bà, đã dám tới lục
soát, thế nhưng nhà thờ vẫn được an toàn, không bị tàn phá như
trong một vụ bắt bớ sau này.
Vè việc quan trấn thủ Phú Yên vào thời này, sử của ta cũng
có ghi chép. Phú Yên là một lãnh thổ mới được sát nhập vào
đất nước ta từ năm 1611 dưới thời Nguyễn Hoàng, và ông trấn
thủ đàu tiên ợ đây là Văn Phong.
‘Tân Hợi năm thứ 54(1611), bắt đầu đặt phủ Phú Yên. Bây
giờ quân chiếm thành xâm lấn biên giớiỂ Chúa sai chủ sự là
Văn Phong (không rồ họ) đem quân đi đánh lấy được (đất
ấy), bèn đặt làm một phủ, cho hai huyện Đồng Xuân và Tuy
Hòa lệ thuộc vào. Nhân sai Văn Phong làm lưu thủ đất ấy”.
(ThựcLục, Tb.l; Sd 1, tr.43-44).
Tới năm 1629, Văn Phong đồng lõa với người Chiêm Thành
làm loạn. Nguyễn Phúc Nguyên phái một phó tưứng đi đánh
112
dẹp và cho ông này làm lưu thủ Phú Yên! lại gả công chúa
Ngọc Liên cho.
“Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh (con trưởng Mạc Cảnh
Huông, lấy công chúa Ngọc Liên, cho theo quốc tính, sau
đổi làm (hệ tính Nguyễn Hữu) đi đánh dẹp yên và lập dinh
trấn biên. Vì có công ấy, đặc biệt cho dùng ấn son”. (Thuc
LờC, Tb 1; Sd tr.56).

(Khi mod mở mang, những nơi đâu địa giới đều gọi là trấn
biên)
Thế nhưng cho tới những năm 1641-1643, không thấy sử
nói gì về việc thuyên chuyển. Chỉ biết rằng từ năm 1629, trấn
thủ Phú Yên là Nguyễn Phúc Vinh có phu nhân là công chúa
Ngọc Liên, con gái chúa Nguyễn Phúc Nguyên và ông này có
đặc ân được dùng ấn son, thường dành riêng cho nhà chúa. Nầư
vậy thanh thế và quyền bính của ống này khá lớn, không những
là làm phó tướng cai quản một “phủ” ở đầu địa giổi gọi là trấn
biên mà còn là rể của nhà chúa. Nhưng cho tới đây, chưa thể
hoàn toàn quyết đoán ông này là quan trấn thủ Phú Yên có bà
vợ là Kitô hữu. Cadière cũng đã nêu lên vấn đè nhưng chưa
dám quả quyết (Cadière, Sd tr.50)
Còn về việc chuyển ông về làm “trấn thủ” Quảng Nam thì
chắc chắn là chưa chính xác. Nên nhắc lại rằng: trấn thủ Quảng
Nam cho tới đây người ta thấy ban đầu là hoàng tử thứ sáu của
Nguyễn Hoàng, thứ sậu nhung kể là trưởng như chúng tôi đã
nói ở trên, đó là Nguyễn Phúc Nguyên. Khi ông này lên nối vị
chúa thì đặt con trưởng là hoàng tử kỳ làm trấn thủ Quảng Nam
(1613). Tới khi Kỳ mất (1631) thi đặt hoàng tử thứ ba là Anh.
Sau khi Anh phản loạn năm 1635, Nguyễn Phúc Lan đạt một
người khác; sau khi đã bắt được Anh đem giết đi. Sử chép:
“Chúa hậu thưởng cho Tôn Thất Tuyên. Ban yến để uy lạo
chiến sĩ, rồi thăng Bùi Hùng Lương làm trưởng dinh ưấn thủ
Quảng Nam”. (Thvc Luc, Tb 3; Sd tr.69).
Từ đó không thấy nói việc bổ nhiệm nào khác và như chúng
1
tôi cũng đã nói, từ ngày hoàng tử Kỳ mất thì giáo hội cũng mất
một tay bênh vực rất có thế giá. Trấn thủ mứi từ năm 1635 này
tỏ ra ghét Kitô giáo. Các bản văn viết vào thời kỳ này đều nói
tới điều đó: người ta thưòtig nhắc tới ông nghè bộ trấn thủ
Quảng Nam rất ác cảm với đạo. Vì thế không thể coi cựu trấn
thủ Phú Yên lại được về làm trấn thủ Quảng Nam được. Danh
từ các giáo sĩ thời đó viết thường chưa được chính xác, bởi vì
ứong một tỉnh, một xứ, một phủ thường có nhiều hạng quan lại
và như chúng ta đã biết hành chính thời đó rập theo pháp luật
thời Hồng Đức nên có ba loại tức tam ty: xá sai ty lo về tư pháp
và nội vụ, có ký lục và đô tri, lệnh sử ty lo về quân nhân có nha
úy và tướng thần lại ty, coi việc thuê có cai bộ. Trong các nơi
nhỏ bé hơn thì chỉ có hai ty. Vậy cựu ừấn thủ Phú Yên được
thuyên chuyển vê Quảng Nam hẳn là để giữ một trong ba ty kể
trên với chức vụ lớn hơn, chứ không phải là chưởng dinh trấn
thủ. (Cadière, Sd.tr.50-51).
Chúng ta chưa kết luận vội vã hãy để bà công chúa Ngọc
Liên và Nguyễn Phức Vinh trong một nghi vấn. Và chúng ta
tiếp tục tìm hiểu bà cựu trấn thủ theo các vãn kiệu của các giáo
SI theft đo.
Năm 1644 De Rhodes kể chuyện ông cựu trấn thủ Phú Yên
có bà vợ là Kitô giáo thường gọi là bà Mađalêna như sau.
“Một việc tương tự đã ngăn cản không cho một quan lớn
trong xứ trở lại đạo, riêng tôi rất buồn. Tôi thường nói tới
lòng nhiệt thành và sốt sắng của bà Mađalêna. Chồng bà đã
làm quan trấn thủ tỉnh Phú Yên và giữ tất cả những chức vụ
lớn trong phủ chúa. Bà vừa làm gương trong đời sống, vừa
trong lòi giảng dạy, nên rất được giáo dân kính trọng và mộ
mến, nhưng khồng ai thuyết phục được ông tin theo ánh
sáng dẫn đường vào thiên quốc.
Một ngày kia, lúc từ biệt ông, trước mặt bà, tôi nói vối ồng
rằng tôi rất không hài lòng thấy ông lâu ngày cưỡng lại thiên
Chúa, ông nên liệu giải quyết lấy, nếu không muốn mất linh
114
hồn mãi mãi. Ông đã ngoài bát tuần, cuộc đời đâu còn dài,
tôi khuyên ông nên nghĩ đến sự chẳng bao giờ qua đi. Ông
xúc động về lời đó và bà vợ cũng thêm lời khuyên nhủ với
những câu đầy tinh thần dân Thiên Chúa.
Ông hoàn toàn phục lẽ và nói với tôi rằng ông sẵn sàng làm
hết những gì tôi muốn cho ống làm. Ông bằng lòng trở thành
giáo dân và rất buồn vì đã trì hoãn lâu năm như vậy. Nghe
lòi đó bà Maria và tôi rất đỗi vui mừng. Chúng tôi đội ơn
Thiên Chúa hết lòng và để không hoãn công việc mong đợi
từ lâu, chúng tôi kiền bắt đầu giảng dạy để chuẩn bị cho ông
chịu phép rửa tội. Tất cả đã sẵn sàng để làm các nghi thức.
Tỏi đã mặc áo dòng trắng, nến đã thắp và nước phép cũng
có sẵn.
Tôi nói với ông về bổn phận giáo dân, trong đó có việc
khống được thờ kính bất cứ một thần lương dân nào. Bây
giờ ông mới nói với tôi: Ông đã quyết không còn tin vào bất
cứ thần đị đoan nào khác nữa, thế nhưng ông không thể bỏ
không sùng kính bề ngoài một vị thần mà hết các võ quan
điều khiển quân sĩ đều phải sùng kính. Tâm tư ông không
còn tin, nhưng nếu ông không làm ra bộ tin thì ông sẽ mất
hết cơ nghiệp và rất có thể nguy hại tới tính mệnh, nên ông
không thể để mất cả sự nghiệp cả tính mệnh được.
Tôi rất sửng sốt, bà vợ ông và tôi hết sức năn ni và khiển
trách để ông vượt khó khăn cản đường cứu rỗi. Nhưng ông
không bao giờ chịu. Tư lợi đã thắng tâm hồn làm nô lệ cho
dục vọng. Thế là chúng tôi phải bỏ hết những việc đã bắt
đàu. Ông xin từ tay tôi biên trên mảnh giấy thánh danh Chúa
Giesu và đức Trinh nữ Maria và ông hứa sẽ mãi mãi đem
theo trong người. Tôi hy vọng việc sùng kính này cùng với
led cầu nguyện của người vợ rất nhân đức sẽ được Thiên
Chúa ban cho ông những quyết định quảng đại hơn trước
khi chết”. (De Rhodes, Hành Trình tr.2 eh.30).
Trong bản văn này, có nói tới tuổi của ông “ngoài bát tuần”
1
và trong một bản văn khác của Saccano nãm 1646 cũng đề cập
tới: lúc đó ông đã 83 tuổi thọ. Như vậy là ông sinh năm 1563
năm quý hợi cùng năm sinh của chúa Nguyễn Phúc Nguyên
“bố vợ” ông và năm ông lấy bà công chúa Ngọc Liên thì ông
đã 66 tuổi thọ (1629-1563). Có thể vì thếmà ông không có con
vối công công chúa, nên phải nuôi một con gái nuôi như chúng
tôi sẽ nói sau.
Trong Tường trình về Đàng Trong, De Rhodes cũng đã viết
về việc cựu trấn thủ chưa chịu tin theo đạo.
♦ *•*

“Viên quan trấn thủ năm ngoái cai trị tỉnh Phú Yên có bà vợ
rất nhân đức, bà này có thể sánh về nhiệt tình và đạo hạnh
với bất cứ bà lớn nào khác bên trcd Âu của chúng ta. Bà liên
tục mong mỏi cho chồng trở lại đạo. Năm nay ông được bổ
nhiệm làm quan trấn thủ tỉnh Quảng Nam, nơi có những
Kitô hữu tiên khởi của cả nước An nam và ở đây ông đã theo
ý bà cho xây cất một nhà thờ ở ngay cạnh tư dinh, để các
Kitồ hữu hội nhau vào các ngày lễ và ngày chủ nhật, chính ông
thỉnh thoảng cũng đến thờ phượng Thiên Chúa.
Khi tôi đến từ biệt ông, thì tôi đã rõ ràng tỏ tâm tình tôi giữ
trong lòng là thấy ông đã tới tuổi thọ bát tuần và hơn nữa, thế
nhưng cho tới nay vẫn trì hoãn chưa theo đạo là đàng thật, đàng
độc nhất cứu rỗi đời đời; bà vợ cũng hết sức sót sắng khuyên
dụ ông chịu phép thánh tẩy. Tôi nhận được lời từ lâu mong đợi
là ông tự nguyện trao thân trong tay tôi và tôi tùy ý dạy bảo
ông. Thế là tôi bắt đâu giảng mấy điêu chính yếu trong đạo,
nhưng cần phải tỏ cho ông biết những việc phải làm, những
điều ông phải nhận khi thành Kitô hữu. Tôi trình bày sự hư vổ
của các thần giả trá và ông phải khinh chê không được thờ
cúng. Tôi bắt ông phải hứa giữ những điều tôi giảng giải, đặc
biệt không được tin theo hay cúng tế thần phật, nhưng sự hèn
nhát đã lôi cuốn ông trở lại đàng sau vì một cơ hội tôi kể sau
đây.
Theo tục lệ xứ này thì phải cúng thần phật mà họ coi là làm
116
chủ chức vụ, mọi công việc. Vì ông là viên quan võ đệ nhất
hạng, ông cũng là người đứng đâu cúng tế dị đoan mê tui,
không phải vì tin là sẽ được phù trợ nào, mà chi vì sợ kẻ thù
địch tố cáo nơi nhà chúa. Tất cả những lời giảng dạy của chúng
tôi không đủ ảnh hưởng tới tâm thần ông, để ông hứa với tôi sẽ
bỏ không làm những mê tín này. Tôi đành để ông trong tình
trạng khốn đốn và rất tiếc, chỉ bắt ông tự tay viết tên rất thánh
Giêsu Maria và khuyên ông nên luôn luôn cầu khán các ngài
giúp đỡ. Tôi mong rằng Thiên Chúa sẽ thương ông khi cần,
dựa vào sự cần mẫn và săn sóc liên tục của bà vợ rất lành thánh,
bà coi sự hèn nhát của ông như một nhát đao đâm vào tâm hồn
bà. Tôi cũng thấy tâm hồn tôi bị đâm một nhát dao như vậy, và
ước gì nguyên nhân tai họa này khổng phải là vì tội lỗi” (De
Rhodes, Sd).
Trong hai bản văn có một chút khác nhau, như việc biên thánh
danh, Hành Trình nói là chính ông đã xin viết còn trong Tường
Trình thì lại do giáo sĩ bắt ông viết. Còn về nỗi lo lắng của ông
phó tướng thì cũng dể hiểu thôi. Bởi vì nếu ra trận mà thắng thì
không sao, bằng bại thì mọi tội sẽ đổ trên đầu ồng phó tướng.
Vào tháng 7 năm 1Ố44, khi xảy ra vụ bắt Anrê Phú Yên và
cuộc fra khảo rồi xử tử, De Rhodes đã hết sức chạy chọt các
nod để cầu cứu làm sao cho người đệ tử thân yêu của ông thoát
khỏi tai nạn. Ông cũng không quên chạy đến với ông phó
tướng, cựu trấn thủ Phú Yên Ông viết:
“Sau khi đã vận động hết sức với quan tòa mà không được
việc gì thì chúng tôi nhờ trung gian quan cựu trấn thủ có bà
vợ là Kitô giáo, nhưng ông này tỏ ra sợ sệt, không muốn
dính dấp vào vụ này, để mặc cho quan tòa thừa hành lệnh từ
phủ đưa tới, ông còn thêm là ồng sợ chúa cho chặt đầu ông
bởi vì vợ ông là Kitố hữu. Vậy tất cả vận động và cố gắng
lo lắng của chúng tôi đêu vô hiệu”ẵ (De Rhodes, Tường
Trình).
Không nói rõ nhưng ông cũng để cho chúng ta biết, trong
xứ hay ừong tỉnh Quảng Nam này, có nhiều hàng quan lại khác
1
nhau, như chúng tôi đã nói, có các quan tòa, có ông Nghè Bộ
và ông cũng chỉ thuộc về một hàng quan lại cao cấp nào đó.
Thế nhưng, ở đây hẳn ông cũng sợ người ta tố cáo ông nơi nhà
chúa. Lúc này Nguyễn Phúc Lan bằng lòng cho người ta tin
theo đạo kín đáo, “trong lòng”, đừng phô trương ra bề ngoài.
Sau khi Anrê Phú Yên đã bị chém đầu chết vì đức tin, thì
việc bắt bớ vẫn chưa yên. De Rhodes nói về sáu người bị bắt
và có thể bị xử. Ở đây chúng tôi phỏng đoán đã có sự car thiệp
của ồng cựu trấn thủ Phú Yên lúc này giữ một chức vụ quan
trọng trong dinh Quảng Nam, nhưng khống phải là trấn thủ.
Ông viết:
“Sáu người vô địch can tràng bị điệu qua các phố, cổ mang
gông nặng, làm thành đám rước vui cho thiên đàng và đáng
lo sợ cho hỏa ngục. Quan trấn thủ ngần ngại việc bảo vệ
các Kitô hữu, nên bàn là cho giải họ về phủ, nhưng ông Nghè
Bộ phản đối, ông truyền cho họ Tân này phải bị cạo đầu và
bị đánh trượng trên bả vai: Bản án liền được nghiêm khắc
thi hành ngay tức khắc”. (De Rhodes, Tường Trình)
Chúng ta thấy có sự căng thẳng hay ít ra đối nghịch giữa
viên quan tạm gọi là trấn thủ và ông Nghè Bộ: Ông này mới
thật là trấn thù bởi vì một đàng ông có sự che chở của nhà chúa
qua trung gian Tống Thị như chúng tôi đã nói ở trên, đàng khác
việc xử án và ra lệnh bất là ở ông chứ không phải ở viên quan
nói trên: ông này “sợ chúa cho chặt đầu vì vợ là Kitô hữu”.
Dẫu sao nhờ có một vụ hỏa tai xẩy ra mà ông Nghè Bộ lo
sợ và truyền thả các tù nhân, nhưng quan tòa cho người đi triệt
hạ các nhà thờ ở Qui Nhơn, Bến Đá và Quảng Ngai. Tới đây
lại thấy nói tới bà cựu trấn thủ vì nhờ sự can thiệp của bà mà
Qui Nhơn ứánh được sự tàn phá.
“Các Kitô hữu ở vùng thứ nhất đã vận động rất khéo, nhờ
trung gian bà vợ quan trấn thủ, một bà giáo dân cũ, nên nhà
thờ của họ chí bị phá có một nửa, họ hy vọng sẽ sửa chữa
lại cho tươm tất, sau khi cơn bão táp qua đi”. (De Rhodes,
118
Tường trình).
Vào tháng hai năm 1645, có một chiếc tàu Tây bị đánh giạt
vào bờ biển Đà nẵng. Đó là chiếc tau chở mấy nữ tu dòng Phan
người Tây, các bà dự định tứi Macao lập tu viện nhưng chính
quyền người Bồ vì lý do chính trị không cho các bà được phép
mở dòng. Để khỏi gây chuyên, họ bằng lòng để cho các bà lấy
tàu trở về Manila. Chẳng may có cơn bão biển đánh giạt tàu
của họ vào bờ biển Đàng Trong. Theo luật nhà nước ta lúc đó,
bắt hết các tàu ngoại quốc vào bến cách bất hợp pháp kể cả
trường hợp bị bão đánh giạt đều bị giữ lại và hết các hàng hóa
của cải trong tàu đêu bị tịch thu.
Trong khi bị giữ lại ở đây, các cha dòng Phan đã tìm cách
liên lạc được với De Rhodes. Đồng thời chúa Nguyễn Phúc Lan
và bà hoàng hậu cũng muốn tọc mạch muốn xem mặt các nữ tu
người Tây. Dẫu sao đây là một dịp cho các Kitô hữu Đàng
Trong phấn khỏi. Họ đã thay phiên nhau đến thăm nom và phục
dịch. Các bà quyền quý sang trọng đem cho quà bánh. Các nghi
thức kinh kệ được giáo dân rất hâm mộ, lần đàu tiên họ được
dự và nghe các kinh Latinh do các nữ tu đọc và hát. Riêng hai
bà Maria và Mađalêna của chúng ta, các bà cũng không bỏ lỡ
cơ hội để tỏ tình quý mến.
“Hơn tất cả các bà khác trong xứ, bà Maria Mađalêna, vợ
quan trấn thủ, tỏ ra rất trọng quý các “thánh nữ”, tên người
ta gọi như vậy. Mỗi ngày bà gởi một món quà mới để tặng,
đến thăm thường xuyên và còn cho con gái một của bà đến
ở với các nữ tu trong mấy ngày. Cồ này chừng mười ba xuân
xanh, đã đem lòng quý mến các nữ tu và khâm phục nhân
đức đến nỗi đã quyết định đi theo. Và người ta phải vất vả
lắm mới làm cho cô đổi ý định đi theo qua Phi Luật Tân
cùng với các nữ tu”. (De Rhodes HT q.2 cn.41).
Cha Cadière khi chú giải về những dòng chữ ở trên đã tỏ ra
hết sức thán phục bà Mađalêna và thái độ rất Việt Nam của cô
con gái vì thấy cách sống lành thánh và từ bỏ mình của các nữ
tu nên cũng muốn “đi tu” như trăm nghìn các thiếu nữ nào khác
trong xã hội ta, điều này Cadière đã nghiệm thấy trong cuộc
1
đời tông đồ của mình.
ở đây chúng ta thấy bà Mađalêna được tự do đi lại với các
nữ tu hơn bà Maria, bà này phải kín đáo và lén lút, hình như
đến gặp có một Tân.
Sau khi các nữ tu người Tây đã ra đi thì De Rhodes trở vê
Quảng Nam và ở nhà bà trấn thủ:
“Sau khi các nữ tu ấy đi rồi thì tôi trở về Quảng Nam, ở nhà
bà trấn thủ tỉnh này, nơi đây hết sức kín đáo, tôi làm các
phép bí tích cho giáo dân, rửa tội cho lương dân”. (De
Rhodes: HT).
Nên nhắc lại, De Rhodes vẫn dùng danh từ trấn thủ mà là
ừấn thủ Quảng Nam, nhưng thực ra như chúng tôi đã nói, ông
cựu trấn thủ Phú Yên bây giờ giữ một chức vụ quan lớn trong
tỉnh, nhưng không phải là trân thủ theo đúng ỷ nghĩa của danh
từ.
Mùa chay nãm 1646, giáo sĩ Saccano là người đến thay thế
De Rhodes đã bị nhà chúa trục xuất khỏi Đàng Trong, ông viết
trong Tường trình về bà cựu trấn thủ như sau:
“Ngày thứ tư tuần thánh, không có cách nào ngăn cản các
Kitô hữu mừng lễ kính nhớ sự thương khó Chúa Cứu thế
vối một nhiệt tình khác thường. Thấy giáo dân tốt lành đổ
nước mắt ròng ròng và thở than khóc lóc thì tôi rất sửng sốt
và cảm động nhận ra lòng đạo hạnh trìu mến ở những miền
man di xa lạ, chưa bao giờ thấy như vậy ở phương tròi Âu
chúng ta.
Bà phu nhân của quan trấn thủ Quảng Nam, ồng này là bậc
vị vọng nhất trong triều đình, bà tỏ ra sốt sấng khác thường,
bà tới dự nghi lễ thánh, từ rất xa với rất nhiều bất tiện vào
giữa đêm khuya, rồi vội vã ừở về nhà trước khi tảng sáng
để cho lương dân không có lý do bàn tán.
Lòng bác ái bà đem thi hành trong những của bố thí liên tục
là một gương sáng hiếm có. Ngoài các việc từ thiện khác,
120
từ khi cha Alexandre trẩy đi, bà còn tự bỏ tiền ra bảo dưỡng
thày giảng, các thày đi tới nhiều thôn xóm, vừa giảng dạy
giáo dân vừa chinh phục lương dân; hơn nữa bà nới cho làm
xong một ngôi nhà, với uy thế và bảo trợ của bà, họ có thể
sống yên hàn; cũng ở đây bà cho dựng một nhà nguyện cho
cha xử dụng.
Cô con gái nuôi của bà, gốc từ một dòng họ quyền quý, cũng
theo gương bà trong nhiệt tình đối với đạo, cũng như đối
với các nhân đức khác của bà. Cô rất quyết tâm kính mến
Thiên Chúa đến nỗi cô đã nhất đinh không bao giừ kết hôn,
bao lâu còn sống trên đời này, cô hiến dâng linh hồn và thân
xác cho Người; điều hiếm có, nhất là ồ xứ này và nhất là đối
với một thiếu nữ con nhà quyền quý, có những người sang
trọng vào bậc nhất ở trong nước tỏ ý muốn cầu hôn. Tất cả
gia nhân, rất đông, cũng theo gương sáng gia chủ làm các
việc đạo đức và năng chịu các phép bí tích.
Sau cùng để hoàn tất các nguyện vọng thánh của bà, thì chỉ
còn thiếu ông chồng theo Kitô giáo nữa mà thôi. Thực ra
ông rất tôn trọng các mầu nhiệm thánh, nhưng tôi khồng biết
ông khốn đốn sợ dư luận thế nào làm cho ống còn quyến
luyến ngẫu tượng giáo; vì trọng kính ông, tôi thường đến
thăm ông và ông tiếp đón tôi rất lịch thiệp, đối xử với chúng
tôi vái một lòng thành kính khác thường, bao giờ ông cũng
đứng trong suất buổi đàm đạo vả khi từ biệt thì ông lại tha
thiết khẩn khoản xin chúng tôi cầu Thiên Chúa cho nhà chúa
và cho ông: ồng là một vị lão thành khả kính đã 83 tuổi thọ,
ước gì Thiên Chúa mãnh lực ban an thúc đẩy ông dể ông gia
nhập hàng ngũ những kẻ phụng thờ người vào cái tuổi gần
đất xa trời của ông”. (Saccano, Tường trình ch.8).
Về cô con gái 13 tuổi khi bà Mađalêna cho tới ở với các nữ
tu, Cadière nói là con gái một của bà và nhân đó ông cho rằng
lúc này bà đã 65 tuổi thọ và ông chồng thì 70, vì thế mà ông
chồng này đã có nhiều bà vợ mọn. Chúng tôi không thấy chỗ
1
nào nói về việc này và cũng bỡ ngỡ sao Cadière không đề cập
tới bản văn trên đây của Saccano. Ông này viết rõ là cô con gái
này là con nuôi và gốc thuộc hàng quyền quí. Khi cô muốn
theo các nữ tu người Tây đi Phi Luật Tân mà không được thì
bây giờ cô quyết định “tu tại gia”. Cadière cũng đặt giả thuyết,
có thể là bà Mađalêna có nhiều con nhưng chúng đã chết
non,còn lại có một mình cô 13 tuổi này (Cadière Sd tr.49).
Theo các tư liệu kể trên thì ông cựu trấn thủ vướng hai cản
ữở lớn một về luân lý và một về chính trị. Ve luân lý, bởi ông
còn mắc nhiều vợ con, về chính trị vì ông chưa muốn bỏ lòng
thành kính ngẫu tượng bởi ông là tướng lãnh cầm quân, cố
nhiên phải đứng đầu việc cúng bái vị thần bảo trợ quân nhân
quân sĩ. Ông cũng không muốn mất sự nghiệp và gia tài nhờ
vào chức vụ của mình. Dẫu sao ông để cho bà vợ theo Kitô giáo
và như vậy kể ra cũng đáng khen rồi. Theo De Rhodes cũng
như theo Saccano, chúng ta thấy ông tỏ ra thành kính các giáo
sĩ, tôn trọng niềm tin Kitô giáo, rất lịch thiệp và quảng đại.
Thế rồi, từ năm 1646, không thấy có tư liệu nào nói về hai
ông bà này. Ông mất vào năm nào, cũng không ai đề cập tới.
sử của ta như chúng tôi đã nói, không đả động gì tói. Nếu là
Nguyễn Phúc Vinh thì ông chỉ được kể một Tân trong Thưc
Lục. Cho tới năm 1664,hẳn ống không còn sống, trong bức'thư
viết từ Phi Luật Tân về Rôma, kể cuộc bắt đạo xẩy ra ở Đàng
Trong từ tháng chạp năm 1664 cho tói tháng hai nãm 1665,
người ta được biết về bà Mađalêna như sau;
“Ngày kính thánh Toma de Cantorbêri, có một viên quan tới
nhà thờ, lấy danh sách các Kitô hữu, cấm họ không được
vào. Nhà bà Maria có ông chồng trước đây làm quan trấn
tỉnh,bị thiêu rụi, bed vì chúng tìm thấy trong nhà có cỗ ưàng
hạt và có hết các đồ trong nhà. Có một trong các quan lại từ
phủ tới, y truyền cho các người Nhật phải trao cho y sách,
ảnh, tràng hạt với chúng chỉ là chối bỏ đạo ngưòi Bồ. Tất cả
đêu nghe theo.
Ngày tuần bát nhật thánh Tê vọng, các quan lại Quảng Nam
sai người tới lấy ảnh trong nhà thờ.
122
Mồng 3 tháng Giêng, trên một trăm Kitô hữu bị bắt, thì tất
cả đêu đạp ảnh thánh, trừ 5 người, trong số đó có bà Maria,
có ông chồng trước đây đã làm quan tỉnh này.
Ngày 29 tháng Giêng, cũng trong tỉnh này, Simêong vổti
Vinh Sơn, Gioan, Monica và Agata bị điệu tốiẻ Vì từ chối
không chịu đạp ảnh, họ bị kết án, đàn ông thì bị chém cfâu,
đàn bà bị voi giày, bà Maria được đặc ân bị án bỏ cho chết
đói”. (Theo Cadiềre, Bd tr.59).
Lễ thấnh Tôma Cantorbêri là vào ngày 29 thánh Chạp và
năm đó là năm 1644, còn ngày bát nhật kể trên là vào ngày
mồng hai tháng Giêng năm 1665. Giáo sĩ viết bài này vẫn giữ
từ ngữ trở thành như một thứ tên riêng, “quan trấn tỉnh” để chỉ
chồng bà Mađalêna, còn gọi là Maria.
Một điều nên để ý, theo hiến pháp thời đó, người thuộc huyết
thống hoàng tộc thì không được làm đổ máu khi bị án xử tử, do
đó bà María thuộc huyết thống nhà chúa, được đặc ân để cho
chết đói, cũng là một bằng chứng về nguồn gốc cống chúa của
bà.
Một đoạn văn dài tường thuật những ngày cuối cùng của bà
Maria để rồi sau đó không còn thấy có tư liệu nào nói v'ê bà.
“Việc bắt đạo lan tràn và mở rộng thêm cho tới Hội an nơi
tôi đang ở, nhà chúa phái người tód bắt các Kitô hữu và để
tước đoạt nhà nguyên, ảnh và những đồ dùng thánh khác.
Hai ngẩy trọn, họ lục soát nhà các cha dòng Tên chủ ý tìm
danh sách cấc Kitô hữu: sau việc lục soát, nhà tôi nhờ ơn
Chúa
V *

thương đã thoát, thì các viên quan lại tĩnh Quảng Nam phái
hai người thuộc hàng quan tới bắt các cha dòng Tên và cùng
với các cha có haỉ cha dòng Capucin từ Thái Lan đi Macao
bị giạt ở Đàng Trong, họ để chung tất cả và điệu đi cùng với
cha Fuciti lúc đó ở trong phủ và cha Baudet thuộc dòng Tên
lúc đó ở Đà Nẵng, họ cắt lính gác nhà chúng tôi đêm ngày,
1
không kể sáu người khác đứng canh bên ngoài cửa.
Ngày hôm sau một toán lính đem theo lệnh các quan tứi nhà
thờ hạ bức ảnh đức thánh Trinh nữ xuống, chúng muốn cho
những kẻ chối đạo đạp lên trên, nhưng chúng tôi đồng tâm
ngăn cản việc phạm thượng đó, thế nhưng chúng như sói dại
nhảy bổ tới chúng tôi, giật tóc chúng tôi để dài theo thói tục
xứ này, chứng sô chúng tôi ngã xuống và dùng võ lực cướp lấy
bức ảnh.
“...Những người <fâu tiên bị tấn công đó là những người Nhật...
họ đã loã lồ chối đức tin...
Sự xa ngã này thành một gương xấu rất lớn, theo sau thì có một
số lớn những người Đàng Trong giầu có và rất có thế giá của
tỉnh Quảng Nam: nhưng có một việc làm chọ tỏ rõ hơn sự hèn
nhát tầy đình của họ..., đó là lòng can tràng của một thiếu phụ
25 tuổi... Bà ung chịu một cách rất hợp tỉnh thần Kitô giáo làm
cho mấy nữ Kitô hữu thêm can đảm khinh chê sự mất của cải
và cả sự sống nữa. Tôi đã được yên ủi thấy bà...
Trong số những người xưng đạo...có một bà rất khả kính tên là
bà “Maria”, quả phụ một viên quan lớn, trước đây đã làm quan
cai tri tỉnh này và rất được lòng nhà chúa. Bà này là điểm tựa
của các giáo đoàn tỉnh này, vừa vì dòng dõi bà mà cũng vì lòng
quảng đại bà cung cấp các đồ trang trí bàn thờ và sự cần dùng
cho các cha người nghèo. Năm ngoái 1663, họ đã tước đoạt
một số lán của cải của bà, đã cho triệt hạ và
• * ' m ẹ

thiêu hủy một nhà thờ xinh đẹp bà cho xây cất cách xa Hội An
chừng nửa dặm, cùng với nhà bà không cách xa đó là mấy,
thành thử bây giờ bà chỉ còn một túp lều tranh, mà khi tôi tới
tôi đã đến thăm nhân danh đức Đơ Bêrít và tôi thấy bà rất hài
lòng về tình trạng của bà vì noi gương Chúa chúng ta, Đấng mà
bà kính mến hết lòng.
Nhà chúa phái người tới bắt bà trong túp lều đó, nhưng vì nể
công trạng của chồng bà nên người ta không bắt bà phải mang
124
gông là một biểu hiệu nhục nhã tối hậu.
Những nạn nhân quảng đại này bị gỉải về Quảng Nam, sau khi
đã được lãnh nhận phép bí tích giải tội, họ bị kết án tử hình.
Người thiếu phụ trẻ tuổi thì bị voi giày cùng với thày
giảng người Đàng Ngoài còn những người khác thì bị chém
đầu, nhưng Bà Maria vì có lệnh khẩn trương của chúa thì bị
giam trong bốn bức tường mói được xây cất để làm việc này,
có lính gác để làm cho bà chết đói, bà kiên trì ở đó năm
ngày, nhưng sau cùng, không thể nhịn khát được nữa, như
bà về sau đã nói vái chúng tôi, thì Thiên Chúa đã cho phép
bà nhún nhường hèn yếu xin được ra và bà đã tới tòa quan
lại để chối bỏ đức tin như những người khác.Nếu lương dân
đắc thắng vì bà sa ngã thì Kitô hữu rất mực buồn phiền, còn
chính bà thi bà không ngớt khóc lóc thảm thương. Bà càng
đau lòng hơn rất nhfêu khi bà lần tới nhà thờ ban đêm nơi
tôi còn ở lại sau khi các cha đòng Tên bị trục xuất, và nài
xin được ơn tha thứ vứi những nức nở làm cho đá tảng cũng
phải xúc động, trước mặt nhiều Kitô hữu, tôi đã giải tội cho
bà, nhưng tôi còn trì hoãn chưa cho bà rước lễ trong một
thời gian, để bắt bà trong thời gian đó càng nhận biết cái tội
tày đình bà phạm và qua bà giảng dạy cho kẻ khác đã phạm
cùng một cái tội chối đạo đó.
Mấy ngày trước khi tôi khỏi hành ra đi, khi ngưòi ta đến báo
cho tôi biết lệnh trục xuất, thì một lần thứ hai tôi đã giải tội
cho bà và cho bà rước lễ cùng với tất cả những người mà tôi
đã từ chối, đúng hơn, đã hoãn chưa cho dự vào phép Bí tích
cao cả vì cùng một lỗi”. (Cadière, Sá. tr.59-61).
Nên biết là các cha dòng Tên bị trục xuất và xuồng tàu ngày
mồng 9 tháng 2 năm 1665 và cha Chevreuil thì ba hay bốn tuần
sau. (coi: Cadière Sd. tr.61 chú 1)
Nhưng rồi sau đó, không ai biết thêm vê bà María này nữa,
không biết bà mất trong hoàn cảnh nào, nãm nào. Cũng nên lưu
ý là bức thư trích ồ trên đã ghi danh tánh bà trực tiếp bằng tiếng
1
việt là “Bà Maria”. Hẳn là tên người thòi đó gọi một cách khá
thông thường.
Để kết luận, chúng ta chưa có những bằng chứng gì để quyết
định bà Maria là công chúa Ngọc Liên, phu nhân phó tướng
Nguyễn Phúc Vinh, cựu ữắn thủ Phú Yên, như trong Thi: Lục
một rân đã nhắc tái ? Cadière đã đặt ra giả thuyết, Phạm Đình
Khiêm đã công nhận. Tiếc rằng chúng tôi chưa được đọc bài
của nhà văn này. Vậy hãy tạm nhận bà Maria nói trên đây chlnh
cà công chúa Ngọc Liên con gái Nguyễn Phúc Nguyên, nối vị
Nguyễn Hoàng từ 1615 tới 1635.
Nguyễn Phúc Vinh đã mất trước bà còn bà đã sống trong
thòi Nguyễn Phúc Lan và Nguyễn Phúc Tân. Bà mất sau năm
1665.

Ông trấn thủ Quảng Bình

Nếu chúng tôi không ĩâm thì về ông ừấn thủ Quảng Bình,
Cadière chưa nghiên cứu tới. Phạm Đình Khiêm, trong bài nói
về công chúa Ngọc Đỉnh, hẳn là đã tìm kiếm các tư liệu để có
thể nói về công chúa này. Về phần chúng tôi, vì chưa được đọc
bài của Phạm Đình Khiêm, chúng tôi chỉ dựa vào một ít bài của
các giáo sĩ thế kỷ 17 để đưa ra một giả thuyết, theo vết chân
của người đi trước.
Vào tháng Giêng năm 1644, lần thứ năm và là lần cuối cùng
như chung tôi đã nói ở trên, De Rhodes tái Đàng Trong. Sau
khi làm các chức vụ và nghi lễ tuần thánh ở Hội An và Quảng
Nam, thì ông rắp tâm đi một vòng đất nước thăm các Kitô hữu.
Ông đã viết khi đến tỉnh Quảng Bình như sau:
“Sau khi rảo khắp trung tâm đất nước này, cuối cùng tôi tới
tỉnh Quảng Bình, ở sát biên giới Đàng Ngoài có lũy kiên cố
chia đôi hai nước. Người Đàng Ngoài thưòng dồn hết lực
lượng để chiếm, nhưng đêu vô hiệu.
Tồi đến thành phố chính của tỉnh và đem lễ vật đến tặng
126
quan trấn. Ông rất niềm nở đón tiếp tôi. Ông nói rất thành
thạo về các mầu nhiệm đạo ta, làm cho tôi tưởng xưa kia
ông là giáo dân, điều mà không bao giờ ông thú nhận*
Ở đây tôi gặp một giáo dân rất nhiệt thành, binh sĩ chuyên
nghiệp tên là Phanchicô. Ông sống vứi vợ tên là Têrêxa, cả
hai thực hành các nhân đức cao cả”. (De Rhodes, Hành
trình, q.2 ch.27).
Đây là vào năm 1644. Quan trấn thủ Quảng Bình này là ai,
một viên quan rất có thiện cảm, niềm nở đón tiếp giáo sĩ lại rất
hiểu biết về Kitô giáo, có thể coi ông như Kitô hữu, thế nhưng
ông không bao giờ nhận mình là Kitô hữu. Thật là một sự khó
hiểu, một bí ẩn.
Theo Thvc Lục người ta được biết như sau. Nam 1623 thời
chúa Nguyễn Phúc Nguyên có một người đã được nhà chúa gả
công chúa cho.
“Lấy Nguyễn Phúc Kiều (vốn họ Nguyễn, cho theo quốc
tính, sau đổi làm [hệ tính] Nguyễn cửa) làm cai đội, coi đội
mã cơ.
KTêu tù Đông đô đem mật thư của Ngọc Tú về dâng- Chúa
rất mừng đặc trao cho chức ấy, rồi gả công chúa Ngọc Đỉnh
cho . (Thực Lục, Tb.2, Sd 1, tr 51).
Ngọc Tú là con gái Nguyễn Hoàng gả cho con ữai Trịnh
Tùng là Trinh Tráng năm 1600. Trịnh Tùng mất nãm 1625 và
Ngọc Tú vợ Trịnh Tráng được làm “Tây cung” (Thục lục, Tb
2, Sd tr.50). Lá thư mật này của Ngọc Tú đưa vê cho Nguyễn
Phúc Nguyên, hẳn có một nội dung chính trị hay quân sự,
không ai biết. Chỉ biết rằng Nguyễn Phúc Kiều bỏ hàng ngũ
nhà Trịnh về tới nhà Nguyễn và được tin dùng, lại làm rể chúa
Nguyễn Phúc Nguyên.
Đến năm 1633, nghĩa là mười năm sau, Nguyên Phúc Kiêu
được bổ nhiệm tTấh thủ Quảng Bình.
“Quí dậu năm thứ 20 (1633), mùa thu, tháng 8, triệu trấn thủ
Quảng Bình là Tôn Thất Tuấn về, cho Nguyên Phúc Kiều
1
thay... Kiều đến ứấn, yêu thương thần dân, người đêu tin
phục.ế.’\ (Thực Lục Tb 2, Sd 1, tr.65).
Cũng trong năm này, “trấn thủ Nguyễn Phúc KTêu xin đổng
cọc gỗ để chặn cửa biển”, Trịnh Tráng cho quân tiến mà không
được, đành rút lui.
Năm 1640 trong trận đánh lấy Bắc Bố Chính, Nguyễn Phúc
Kiều lúc đó làm tướng còng với Trương Phúc Phân đã tham dự
hiển hách vào trận đại thắng này (Thực Lục Tb 3, Sd 1, tr.71).
Trở về với giáo sử, Năm 1647 ở tỉnh Quảng Bình xẩy ra vụ
bắt các Kitô hữu, trong số đó có 8 người bị giam, bị trói đem
về phủ. Saccano kể:
“Lênh thi hành bản án được trao cho quan trấn thủ Quảng
Bình, hơn nữa, ông cũng được lệnh bắt các Kitổ hữu và cho
một hình phạt để làm gương, tùy ông xét xử. Cũng có một
hộp đựng đày di vật thánh và những ảnh nhỏ phải đem đốt
cùng một chỗ hành hình, với các sách đạo Thiên Chúa bắt
được toong nhà Âu tinh”. (Saccano, Sd).
Thái độ của trấn thủ Quảng Bình làm cho chúng ta nghĩ ông
chủ ý trì hoãn việc hành hình. Saccano còn viết:
"‘Thế fôi bản án phạt các tù nhân lành thánh cũng được triển
hạn, bởi vì quan trấn thủ có bổ phận đem ra thi hành, lúc này
đang bận lo mấy lễ ngoạỉ đạo”. (Saccano, Sd)
Nhưng rồi ba giáo dân đã bi xử, ông già Simon vì tuổi cạo
nên chỉ bị đánh đòn rất dữ dằn, và đã bị chặt một ngón tay, ông
cũng đã tắt thở mười mấy ngày. Còn Alexi và Âutinh thì bị
chém đầu.
“Thủ cấp bị bêu trên ngọn cây cọc cao, theo lệnh nhà chúa,
như ngưòi ta vẫn thi hành ở đây đốị với những kẻ gian ác.
Anh và sách đạo cũng bị đốt; quan trấn thủ là Kitô hữu
nhưng chỉ có tên mà thôi, ông không sao ngăn cản được,
cũng không sao cứu những người vô tội thoát án tử hình: bởi
vì khi ông định hoặc là lán ưánh hoặc là ít ra kéo dài việc thi
hành bản án chúa ban ra, thì một viên quan khác thuộc phái
128
nhà nho nài nẵng đòi chúa quyết định tmyền phải thỉ hành
ổn tử ngay, thế là ông buộc mình phải cho thi hành.
Còn vê các sách đạo thì ông truyền không được đốt bàng
cách nào khác, mà phải treo lên trên không, ông nói: vì là
sách đạo Thiên Chúa, nên không được phép để cho chạm tới
đất”. (Saccano, Sá).
Không còn giấu giếm che đậy gì nữa, Saccano nói rõ ràng
ông trấn thủ Quảng Bình là Kitô hữu. Bởi thế ông đã cố gắng
lẩn tránh hay cho triển hạn bản án. Ông cũng tỏ ra muốn cứu
các giáo dân bị bắt vô tội, thế nhưng ừong các đồng sự của ông,
có người thuộc phái nhà nho chống đối, ông sợ vị truy tố là
không tuân lệnh nhà chúa. Thế là ông đành lòng cho chém đầu
các đạo hữu. Chúng ta thấy lời lẽ của De Rhodes ưên đây phù
hợp vái lời lẽ của Saccano: ông trấn thủ này là người theo Kitô
giáo, nhưng vì sợ, vì một lý do nào đó, đã không tỏ mình là
Kitô hữu. Thực ra ồ vào địa vị của ông lúc này cũng rất khó
xử: là một tướng lãnh có tài thao lược, đã dự nhiêu ừận mạc
đanh tiếng đối phó với quân chúa Trịnh, ông đã bày mưu kế
củng cố lũy Nhật Lệ* Ông lại là Tể của chúa Nguyễn Phúc
Nguyên, làm việc dưới triều Nguyễn Phúc Lan và sau này dưới
thời Nguyễn Phúc Tần.
Còn về công chúa Ngọc Đỉnh thực ra không có một lời lẽ
nào nói v'ê bà trong các tư liệu chúng ta có. Chúng tôi chỉ
phỏng đoán người đàn bà can đảm đã khồng sợ quân lính bao
vây để xử các giáo dân noi hành hình đó có thể là bà công ehúa
này chăng. Saccano viết:
“Có một bà Kitô hữu tỏ làng bác ái và can đảm ở chốn hành
hình rộng lớn này: bà tiến đến gần các tù nhân, trải chiếu
cho các vị quỳ lên trên, để cho máu không thấín xuống đất
và mặc đầu các vị khiêm nhường hết sức từ chối danh dự
này, nhưng cuối cùng các vị phải thua sức mạnh của lòng
thương mến: bà không sợ sắc lệnh chúa mà viên lục sự vừa
mới công bố: hết những ai bị bắt tin theo đạo người Bồ thì
1
bị chém đầu; thế nhưng không một Kitô hữu nào rút lui hoặc
tỏ ra sợ sệt. (Saccano, Sđ).
Phải chăng đây là Ngọc Đỉnh công chúa mới có cái gan dạ
hay nhờ vào uy thế cùa mình mà làm việc này. Chúng tôi không
dám nói gì hơn sử sách, chỉ theo ngưcd trước phỏng đoán.
Ngoài ra không biết gì thêm về bà.
Trái lại Thực lục còn ghi chép nhiều chiến công của Nguyễn
Phúc Kiều. Năm 1648, trận thứ tư theo Trần Trọng Kim:
“Thế tử đến dinh Quảng Bình. Trấn thủ Nguyễn Phúc Kiều
xin giữ lũy Trường Dục để làm kế cố thủ”. (Thvc Lụcy Tb 3,
Sdltr.77)
Năm này cũng là năm Nguyễn Phúc Lan mất và Nguyễn
Phúc Tần lên kế vị. Nguyễn Phúc Kiều từ chưởng cơ được
thăng chưởng dinh (Thục Lục Tb 4, Sd 1, tr.80).
Năm 1655, ttận chiến thứnăm theo Trân Trọng Kim,
Nguyễn Phúc Kiều cũng tham dự và đứng vào đạo tiên phong
(Thực LựCy Tb 4, Sd 1 tr.86). Năm 1656 Thục Lục viết:
“Phó tướng thủy sư là Nguyễn Phúc KTêu và tham tướng
Tôn Thất Tráng lại đem quân đến cửa Đan Nhai, đánh phá
được thủy quân của Trịnh. Võ Văn Thiêm bỏ thuyền chạy.
Tống Phúc Khang và Phù Dương đem quân thượng đạo đến
xã Hương bộc vây quân Đào Quang Nhiêu. (Trịnh) Ninh
đốc xuất các quân đến cứu viện. Quân bọn Phù Dương thua
lui về Hà Trung. Kiều bị thương rồi chết (tặng là Đặc tiến
phụ quốc thượng tướng quấn tả quân đô đốc phù tả đô đốc
Nghĩa quận công, lập đền thờ ở xã Dương Xuân, cấp cho tự
phu 50 người). (The Lục, Tb 4, Sd 1, ư.93).
Chúng tôi khổng dám nói gì hơn bởi thiếu tư liệu. Chỉ thấy
rằng trong hai người con rể của chúa Nguyễn Phúc Nguyên,
Nguyên Phúc Vinh nhiều tuổi hơn Nguyên Phúc Kiều và nếu
thực ra ồng này là một Kitô hữu thì phải kể ông là một trong
những tướng tá thực thụ các triều nhà Nguyễn buổi đầu đã theo
Kitô giáo vổi bà vợ là công chúa Ngọc Đỉnh, cũng là một Kitô
130
hữu.

AMDG

You might also like