You are on page 1of 9

Thương nhân Trung Quốc lũng đoạn thị trường – thực tiễn ở Việt Nam

1. Mở bài

Vào giai đoạn cao điểm tại thủ phủ thanh long Bình Thuận, thương nhân Trung
Quốc thường tới rất đông, trực tiếp thương lượng và mua sản phẩm ngay tại nhà
vườn hoặc nơi sản xuất. Người ta dễ dàng nhìn thấy bảng hiệu các công ty xuất
khẩu thanh long đều có kèm theo chữ Trung Quốc bên cạnh chữ Việt. Không ít cơ
sở, doanh nghiệp trong tỉnh liên kết với người Trung Quốc thu mua thanh long của
nông dân trong vùng. Các doanh nghiệp còn tạo điều kiện cho các thương lái
Trung Quốc ăn ở, làm việc trong cơ sở của mình để thuận lợi hơn trong hoạt động
giao dịch. Sự xuất hiện của thương lái Trung Quốc trong hoạt động mua bán thanh
long khiến không ít người lo lắng thị trường thanh long đang bị các thương lái
Trung Quốc thao túng, lũng đoạn về giá cả.

2. Lí thuyết cung cầu trong việc cung ứng nông sản của VN

Một số người cho rằng những người Trung Quốc đến đây lũng đoạn thị trường
chẳng qua là sự suy diễn. Nếu lúc nào ít hàng, thiếu hàng, giá nông sản sẽ tăng lên,
khi nhiều hàng giá sẽ xuống. Giá cả mua bán hằng ngày là do các chợ mua bán
nông sản bên cửa khẩu quyết định. Nếu lượng hàng tồn nhiều, giá sẽ giảm ngay
lập tức. Còn lúc hàng khan hiếm, các thương lái trong nước sẽ gom hàng với giá
cao.

Khả năng cung nông sản trên thị trường phụ thuộc vào khả năng cung tại chỗ và
khả năng cung từ nơi khác đến. Đến lượt nó, khả năng cung tại chỗ phụ thuộc vào
hai nguồn chính: khả năng sản xuất của nông nghiệp; khả năng dự trữ nông sản từ
các vụ trước. Hai nguồn đó có sẵn sàng cung ứng hay không lại tuỳ thuộc vào các
nhân tố cụ thể của bản thân những người sản xuất và những người dự trữ cũng như
của thị trường. Khả năng sản xuất tại chỗ của những người sản xuất nông nghiệp
cũng như sự sẵn sàng bán sản phẩm của họ ra thị trường phụ thuộc vào một số
nhân tố cơ bản sau đây:

1
1)Giá của bản thân nông sản hàng hoá đó.

Đối với các hộ, các cơ sở sản xuất thường thường ngành sản xuất tổng hợp nhiều
loại sản phẩm, với nhiều loại đầu vào, nên khối lượng sản phẩm đầu ra và giá của
nó là mối quan hệ hai chiều rút ra từ một tập hợp nhiều chiều phức tạp. Giả định
rằng tất cả các yếu tố khác là không biến động, ta có thể vạch ra khối lượng cung
loại nông sản thứ i với giá riêng của nó, bằng việc sử dụng hệ số co dãn của cung
theo giá, được định nghĩa và tính toán như sau:

Hệ số có dãn cung theo giá là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong tổng cung do giá bán
thay đổi chia cho phần trăm thay đổi về giá bán của chính nông sản đó (ký hiệu là
Ei) ở đây, delta chỉ lượng biến thiên nhỏ, xíchma chỉ lượng biến thiên cực nhỏ và
là đạo hàm riêng. Ta có thể tìm được hệ số có dãn cung từng điểm trên đường cong
cung.

Hệ số co dãn Ei chỉ ra rằng khi giá một nông sản thay đổi 1% thì cung về nông sản
đó thay đổi là bao nhiêu phần trăm.

2)Giá của sản phẩm cạnh tranh (sản phẩm thay thế).

Giá của sản phẩm j tăng có thể làm giảm cung sản phẩm i theo giá thị trường. Ví
dụ, giá hoa tăng có thể làm giảm cung rau xanh cho thành phố.

Để đánh giá mức độ biến động cung sản phẩm i do thay đổi giá sản phẩm j, ta dùng
hệ số co dãn theo giá chéo của cung, ký hiệu Eij được tính như sau:

Thông thường Eij là một số âm, nghĩa là Pj tăng sẽ làm lượng cung Qi giảm.

3)Sự thay đổi giá cả của các yếu tố đầu vào.

Khi giá một yếu tố đầu vào thay đổi, ví dụ như giá phân bón tăng lên, chi phí cận
biên để làm ra một lượng đầu ra nhất định sẽ tăng lên. Nói khác đi, đường cong chi
phí của đơn vị sản xuất, và do đó, đường cong cung, đều sẽ dịch chuyển đi lên và
về phía trái, khả năng cung nông sản sẽ giảm đi với cùng chi phí như trước., Trong

2
trường hợp ngược lại, thì đường cong cung sẽ dịch chuyển về bên phải, khả năng
cung nông sản tăng lên với cùng mức chi phí như trước đây.

4)Giá của sản phẩm bổ sung.

Khi giá của một trong hai sản phẩm bổ sung tăng lên thì đường cong cung sản
phẩm thứ hai sẽ dịch chuyển sang phải. Ví dụ, khối lượng cung sữa có tương quan
với giá sữa và giá bê con.

5) Trình độ kỹ thuật của sản xuất.

Những cải tiến kỹ thuật là một nguyên nhân ảnh hưởng tới cung một loại nông sản
hàng hoá nào đó. Ví dụ, một nhóm hộ gia đình tiếp nhận được một loại phân bón
mới cho năng suất cao hơn. Với cùng một lượng phân bón và các yếu tố đầu vào
như cũ, nhưng cho sản lượng sản phẩm nhiều hơn.

6) Các yếu tố môi trường tự nhiên.

Các yếu tố thời tiết, tình hình dịch bệnh... có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sinh
trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi và do vậy ảnh hưởng đến khối lượng cung
ứng ra thị trường. Khả năng hạn chế ảnh hưởng xấu tới cung của yếu tố môi trường
tự nhiên tuỳ thuộc trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật ở mỗi nước.

7) Các chính sách kinh tế của Nhà nước.

Một số chủ trương chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến cung một
số nông sản nhất định. Ví dụ, việc cấp chỉ tiêu sản xuất cho các trang trại, cấm
hoặc hạn chế việc sử dụng một yếu tố đầu vào nào đó, cung cấp vốn ưu đãi, chuyển
giao kỹ thuật mới cho nông dân v.v...

Các loại nông sản khác của Việt Nam, chẳng hạn thanh long, không nằm ngoài quy
luật cung cầu của thị trường. Tuy nhiên, khi nhìn vào những yếu tố ảnh hưởng đến
giá cả sản phẩm, có thể thấy… Để dẫn chứng, theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, giá
hồ tiêu trong nước có xu hướng lao dốc từ đầu năm ngoái, khi diện tích vùng trồng
tăng đột biến. Giá tiêu đen xô dao động ở vùng giá 130.000 đồng/kg vào giữa
3
tháng 3/2016, sau đó tăng lên 180.000 đồng/kg vào giữa năm. Từ đó đến cuối năm,
giá hồ tiêu luôn trong tình trạng giảm sâu. Giá tiêu mới thoát khỏi vùng đáy trong
vòng 6 năm trở lại đây, nhưng vẫn có biểu hiện lên xuống bất thường từ cuối tháng
7 đến nay. Hiện, giá tiêu tại một số vùng trồng chủ lực như Gia Lai, Bà Rịa – Vũng
Tàu… dao động quanh mức 86.000-90.000 đồng/kg.

Vì biết các công ty phải gấp rút gom hàng từ nhà cung ứng để thực hiện hợp đồng
nên cùng thời gian này, nhóm doanh nghiệp Trung Quốc cũng toả đi các địa
phương để thu mua và hứa bán cho đại lý với giá thấp hơn giá thị trường. Các đại
lý này thấy lãi tốt nên đồng ý mua ngay để bán lại cho các nhà xuất khẩu. Tuy
nhiên, doanh nghiệp Trung Quốc chỉ thực hiện bán một phần nhỏ với giá thấp
trong thời gian rất ngắn. Sau đó, họ kêu không có hàng rồi đẩy giá thị trường tăng
nóng và bán ngược lại cho đại lý. Các công ty xuất khẩu tập trung thực hiện hợp
đồng với doanh nghiệp Trung Quốc nên “bỏ quên” các thị trường khác, nhưng sau
đó khi phía thương lái không thực hiện hợp đồng thì các công ty vừa thiệt hại về
doanh số, vừa mất uy tín với đối tác truyền thống. Đồng thời, khi các thương lái rút
lui khỏi thị trường, hầu hết các hộ sản xuất hồ tiêu đang dự trữ số lượng lớn sẽ tiếp
tục găm hàng để chờ giá lên. Các đại lý mua cầm chừng hơn vì tâm lý không muốn
trữ hàng, chưa kể một lượng lớn đã mua vào ở mức giá 110.000 đồng/kg hồi tháng
3 không thể bán ra càng khiến thị trường khó bật lên.

Ông Ngô Minh Hùng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận dẫn chứng
tình hình tiêu thụ thanh long trong năm nay đã cho thấy điều đó. Vừa qua, hạn hán
khiến cho sản lượng thanh long bị sụt giảm, nên giá giữ ở mức cao trong thời gian
dài. Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thanh long chính ngạch qua 11 nước chỉ
được khoảng 4.100 tấn; còn xuất tiểu ngạch qua các cửa khẩu Trung Quốc lại đạt
hơn 285.000 tấn. Thế nên, giá thanh long phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung
Quốc là đương nhiên. Nếu muốn thoát khỏi sự lệ thuộc này, trái thanh long Bình
Thuận cần có thêm nhiều thị trường khác tiêu thụ.

4
Bộ Công Thương cho biết, hiện chưa phát hiện tình trạng thương nhân nước ngoài
“đạo diễn”, “múa tay trong bị”, “thao túng” giá hồ tiêu như thông tin phản ánh trên
một số báo. Nhiều ý kiến nhận định, giá thanh long hoàn toàn phụ thuộc vào quy
luật cung cầu, không ảnh hưởng bởi yếu tố thương lái Trung Quốc.

Theo Bộ Công Thương, sau khi tìm hiểu thông tin và tổng hợp báo cáo của Hiệp
hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), Sở Công Thương các tỉnh trọng điểm trồng hồ tiêu
trong nước, Bộ Công Thương nhận thấy thông tin này xuất phát từ trang chủ
(website) của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam.
Theo báo cáo của Sở Công Thương các tỉnh trọng điểm trồng hồ tiêu trong nước,
hiện chưa phát hiện tình trạng thương nhân nước ngoài “đạo diễn”, “múa tay trong
bị”, “thao túng” giá hồ tiêu như thông tin phản ánh trên một số báo.
Trước đó, trên website của Hiệp hội, VPA cho biết, từ cuối tháng 7 đến nay, giá hồ
tiêu trong nước đang có biểu hiện lên xuống bất thường. Cụ thể ngày 28/7 vừa qua
giá tiêu xô loại 500 g/l trong buổi sáng đang từ 80.000 đồng/kg vụt tăng lên 86.000
đồng/kg, sau đó đầu giờ chiều lại đột ngột hạ xuống 82.000 đồng/kg. Hiện nay giá
vẫn trong tình trạng trồi sụt bất thường.
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp hội viên VPA, có bằng chứng cho thấy,
có một nhóm doanh nhân Trung Quốc đang điều khiển thị trường hồ tiêu của Việt
Nam những ngày qua.
Do vậy, "đề nghị các doanh nghiệp thận trọng khi thực hiện các giao dịch với
doanh nghiệp mua bán hạt tiêu của Trung Quốc", VPA nêu rõ trong cảnh báo của
mình.

Thương nhân Trung Quốc mua thanh long trực tiếp - Lợi hay hại?
Nếu hoạt động đúng quy định, các thương nhân Trung Quốc cũng góp phần đẩy
mạnh xuất khẩu loại nông sản đang là thế mạnh của Bình Thuận.
Thời gian qua, ở Bình Thuận đã có sự hiện diện của các thương nhân Trung Quốc
trong hoạt động mua bán thanh long. Họ đến liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở
thu mua ở địa phương để mua trực tiếp thanh long của nông dân tại vườn. Theo cơ
5
quan chức năng tỉnh Bình Thuận, hoạt động này đang được kiểm soát. Nếu hoạt
động đúng quy định, các thương nhân Trung Quốc cũng góp phần đẩy mạnh xuất
khẩu loại nông sản đang là thế mạnh của Bình Thuận.
Hai năm trở lại đây, thị trường mua bán thanh long ở tỉnh Bình Thuận đã có sự
xuất hiện của người Trung Quốc. Họ đến tận vườn xem hàng, thỏa thuận giá cả và
thu mua thanh long. Đi cùng thương nhân Trung Quốc luôn có thông dịch viên và
thương lái người Việt hỗ trợ trong việc tìm kiếm nguồn hàng, thỏa thuận với chủ
vườn. Ở vùng sản xuất thanh long trọng điểm là huyện Hàm Thuận Nam, nông dân
nào cũng biết việc này.

Ông Trần Văn Thực, nông dân xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam cho biết,
thương lái Trung Quốc kết hợp với người Việt Nam để thu mua thanh long, chứ họ
không trực tiếp đi một mình. Giá cả lúc nào họ cũng trả cao hơn so với tư thương
trong nước.

Từ đầu năm đến nay, giá thanh long liên tục tăng do nguồn hàng không đủ cung
cho thị trường
Từ đầu năm đến nay, giá thanh long liên tục tăng do nguồn hàng không đủ cung
cho thị trường
Anh Nguyễn Minh Hiền, một thương lái được nhiều người biết đến ở xã Hàm
Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, từng giới thiệu rất nhiều vườn thanh long cho các
thương nhân Trung Quốc trực tiếp đến mua. Mỗi lần giới thiệu, anh đều được trả
phí. Theo anh Hiền, nếu không có người Việt giới thiệu, bà con nông dân sẽ không
bao giờ bán trực tiếp cho người Trung Quốc.

Ông Ngô Minh Hùng, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Thuận cho hay,
việc thương nhân Trung Quốc có mặt ở Việt Nam tham gia, liên kết với doanh
nghiệp địa phương thu mua nông sản là chuyện bình thường. Các luật như: Thương
mại, Cạnh tranh, Xuất nhập cảnh... của chúng ta không cấm điều đó; trừ khi người

6
Trung Quốc hoạt động trái pháp luật, như dùng hộ chiếu du lịch để hoạt động
thương mại hoặc đến lưu trú, kinh doanh nhưng không đăng ký, khai báo với cơ
quan chức năng, địa phương.

Thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo ngành chức năng kiểm
tra xử lý các trường hợp vi phạm. Từ cuối 2015, đoàn liên ngành 2241 của tỉnh
Bình Thuận đã được thành lập để kiểm tra vấn đề này. Sau khi có thông tin từ các
trinh sát, đoàn đã tiến hành kiểm tra tại 10 cơ sở, doanh nghiệp hoạt động thu mua,
đóng gói, vận chuyển, xuất khẩu thanh long. Qua đó phát hiện, tạm giữ thị thực, xử
phạt 13 người Trung Quốc vi phạm với số tiền 283 triệu đồng. Tỉnh Bình Thuận
hiện vẫn đang kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán thanh long của thương nhân
Trung Quốc.

Theo số liệu của Sở Công thương, toàn tỉnh hiện có 232 đơn vị doanh nghiệp và cơ
sở thu mua thanh long. Trong số đó có 8 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp
qua đường chính ngạch, còn lại 45 doanh nghiệp và 179 cơ sở có quan hệ mua bán
với thị trường Trung Quốc. Phần lớn sản lượng thanh long của Bình Thuận đều
xuất qua thị trường này.

Về sự hiện diện của thương nhân Trung Quốc, hiện nay, dư luận có hai luồng ý
kiến khác nhau. Một số người cho rằng khi người Trung Quốc hiện diện ở đây sẽ
cạnh tranh, lấn át, nắm thị trường, làm cho doanh nghiệp địa phương khó khăn.

Trong khi đó, nhiều ý kiến ủng hộ, thậm chí nhiều doanh nghiệp và cơ sở thu mua
hợp tác làm ăn với thương nhân Trung Quốc. Theo họ, mua bán trực tiếp tại địa
phương sẽ hạn chế được các khâu trung gian hơn ở biên giới, có lợi hơn cho nhà
vườn, tiền bạc thanh toán chắc chắn hơn và giá cũng tốt hơn, ít rủi ro cho doanh
nghiệp xuất khẩu. Chỉ những doanh nghiệp nhỏ lẻ, không có mối lái chắc chắn ở
Trung Quốc, chịu sức cạnh tranh, mới bị thua thiệt.

7
Ông Bùi Đăng Hưng, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, đồng thời
là chủ doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu thanh
long ở Bình Thuận nêu quan điểm: Thị trường Trung Quốc quyết định giá, chứ
thương nhân Trung Quốc không quyết định giá. Cũng như các loại nông sản khác,
giá cả tuân theo quy luật cung cầu của thị trường. Một vài cá nhân không quyết
định được thị trường, nên không thể nói là thao túng, ông Hưng cho hay.

Thương lái Trung Quốc một mặt tung chiêu ra giá ảo rồi tìm cách ép giá, mặt khác
lại đặt hàng tại cửa khẩu để ép giá người trồng khiến người dân bị thụ động, tự rơi
vào “bẫy ép giá” tinh vi, có hệ thống của thương lái TQ. Dù quyền quyết định bán
hay không là do người trồng Việt Nam quyết định, nếu thấy giá đó quá rẻ thì có thể
không bán, nhưng quyền quyết định giá lâu nay không còn thuộc về người nông
dân trồng nông sản. Đơn giản vì phần lớn nông sản của người dân được tiêu thụ ở
thị trường TQ. Mặt khác, việc mua bán thanh long gần như đang do thương lái TQ
đứng ra đảm nhận, thu gom và nếu không bán cho TQ người dân chỉ còn nước đổ
đi.

Cụ thể, từ đầu năm đến nay, giá thanh long bình quân ở Bình Thuận liên tục tăng ở
mức cao. Nhu cầu tăng cao, trong khi nguồn hàng khan hiếm sẽ đẩy giá lên, và
ngược lại. 6 tháng qua, xuất khẩu thanh long chính ngạch của Bình Thuận đến 11
nước trên thế giới chỉ được khoảng 4.100 tấn thanh long. Trong khi đó, chỉ buôn
bán biên mậu qua Trung Quốc lại được hơn 285.000 tấn. Con số này cho thấy mối
quan hệ khó tách biệt hiện nay giữa thanh long Bình Thuận của Việt Nam và thị
trường hơn 1,3 tỷ dân này./.

8
Sự bấp bênh về đầu ra của nông sản còn là hậu quả của sự phụ thuộc quá nhiều vào
thị trường TQ. Việc người Trung Quốc đứng ra mua thanh long là chuyện hết sức
bình thường, đó cũng chỉ là những diễn biến bình thường của quy luật cung cầu.
Người Trung Quốc ăn nhiều thì họ mua nhiều, nhưng gốc lõi của vấn đề là người
sản xuất. Do người Việt đua nhau trồng rồi đua nhau bán, ai cũng muốn bán được
nhiều, bán được giá cao, nên dù biết thị trường đang dư thừa vẫn ùn ùn chở ra cửa
khẩu. Đây là hệ quả do sản xuất không theo quy hoạch, sản xuất không theo đúng
hướng nên tự mình hại mình.

------------

Xem thêm: Thương lái Trung Quốc ép giá thanh long: Lỗi phía Việt Nam,
http://vietbao.vn/Kinh-te/Thuong-lai-Trung-Quoc-ep-gia-thanh-long-Loi-phia-
Viet-Nam/158316497/88/

4. Kết luận

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đề nghị doanh nghiệp thận trọng khi giao dịch mua bán
với doanh nghiệp Trung Quốc để tránh hiện tượng gom hàng, làm giá.

Từ thực tế đó, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là tỉnh Bình Thuận cần mở rộng
thêm các thị trường khác để tránh phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc.
Những năm qua, công việc này đã được xúc tiến, nhưng chưa mấy thành công.

“Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận cũng đã có rất nhiều cố gắng để mở rộng thị
trường vì biết nếu lệ thuộc vào một thị trường là rất nguy hiểm. Chủ trương của
Thường trực Tỉnh ủy, của UBND tỉnh và các sở ngành có liên quan, trong đó có Sở
Công Thương đều nhận thấy rằng, xuất khẩu thanh long lệ thuộc vào thị trường
Trung Quốc là phức tạp, khó lường, dễ đổ vỡ”, ông Hùng bày tỏ.

You might also like