You are on page 1of 31

Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.

com/dethivaonganhang

TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Đề tài: Bất bình đẳng về thu nhập và tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 1
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

Mục lục
1. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 4

1.1. Khái niệm phân phối thu nhập và bất bình đẳng thu nhập .................... 4

1.2. Thước đo về bất bình đẳng thu nhập ..................................................... 4

1.3. Nguyên nhân gây nên tình trạng bất bình đẳng thu nhập...................... 5

1.4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập ............................................................................................................. 7

2. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam ...................................... 10

2.1. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam .................................. 10

2.2. Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam ................... 14

2.3. Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu
nhập ở Việt Nam ............................................................................................. 17

3. Quan điểm và giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu
cực 25

3.1. Quan điểm tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực
của mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế. .......................... 25

3.2. Cơ hội và thách thức cho tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác
động tiêu cực của mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam .......................................................................................... 25

3.3. Giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của
mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
26

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 2
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

Lời mở đầu
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, xã hội ngày càng tăng trưởng và phát triển với
tốc độ nhanh, mức sống của con người cũng được nâng cao hơn và mức thu
nhập bình quân đầu người cũng đang có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, bên cạnh
một số ngành nghề có mức thu nhập tương đối ổn định thì vẫn tồn tại mức thu
nhập khá thấp. Đó chính là hiện tượng bất bình đẳng về thu nhập. Bất bình đẳng
là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích với các thành viên trong
xã hội trên các lĩnh vực. Bất bình đẳng không tồn tại ngẫu nhiên mà là một hiện
tượng xã hội phổ biến mang tính tất yếu do yếu tố cơ cấu kinh tế - xã hội và lãnh
thổ tạo ra. Hiện nay sự tăng trưởng và phát triển kinh tế thường đi kèm với bất
bình đẳng trên nhiều góc độ : kinh tế, giới,… và đang dần trở thành một thách
thức trong quá trình phát triển toàn diện và bền vững của Việt Nam. Sự bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập dẫn đến khả năng hưởng thụ an sinh và phúc lợi
xã hội khác nhau, làm giảm động cơ làm việc của một bộ phận các cá nhân trong
xã hội khi mức thu nhập và lợi ích họ nhận được lại chưa thỏa đáng. Trong đó
vấn đề bất bình đẳng trong phân phối thu nhập không tương xứng với công sức
bỏ ra ngày càng gia tăng. Bất bình đẳng gia tăng cũng khiến sự phân hóa giàu
nghèo ngày càng sâu sắc, dẫn đến sự bất ổn chính trị. Những mâu thuẫn, xung
đột xã hội dễ nảy sinh do đó ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế xã hôi. Tình
trạng bất bình đẳng cao thu nhập kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến tăng
trưởng và phát triển kinh tế. Nhận thức được vấn đề đó, ngay từ những năm đầu
chuyển sang kinh tế thị trường, Việt Nam đã lựa chọn con đường phát triển toàn
diện, gắn mục tiêu tăng trường kinh tế với đảm bảo sự công bằng xã hội. Từ
những tác động của vấn đề bất bình đẳng thu nhập đến nền kinh tế Việt Nam mà
nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài tiểu luận : “ Bất bình đẳng về thu
nhập ở Việt Nam ”.

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 3
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Khái niệm phân phối thu nhập và bất bình đẳng thu nhập

- Phân phối thu nhập : là kết quả của sản xuất, do sản xuất quyết định. Tuy
là sản vật của sản xuất, song sự phân phối có sự ảnh hưởng không nhỏ
đối với sản xuất, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với sản xuất.
- Bất bình đẳng thu nhập : Là sự khác nhau trong thu nhập giữa các nhóm
dân cư do phân phối thu nhập và tài sản tạo ra.Đây là trọng tâm của vấn
đề bất bình đẳng xã hội.

1.2. Thước đo về bất bình đẳng thu nhập

Đường cong Lorentz: mô tả chênh lệch trong phân phối thu nhập, được biểu thị
bằng một hình vuông mà cạnh đáy biểu thị phần trăm cộng đồn số ngươờ được
nhận thu nhập và cạnh bên biểu thị phần trăm cộng dồn tổng thu nhập được
phân phối. Đường chéo của hình này biểu thị mức dộ bình đẳng tuyệt dối trong
phân phối thu nhập, vì mọi điểm nằm trên đường chéo phản ánh các mức phân
bổ đồng đều giữa phần trăm dân số cộng dồn và phần trăm tổng thu nhập cộng
dồn. Đường cong Lorenz càng gần đường bình đẳng tuyệt đối, phân phối càng
công bằng.

Hệ số Gini cũng là thước đo phổ biến để xác định mức bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập, hệ số Gini được đưa ra nhằm lượng hoá đường cong Lorenz. Nó
được tính bằng cách chia diện tích nằm giữa đường chéo và đường cong Lorenz
với toàn bộ diện tích nằm dưới đường chéo, có nghĩa là G= A/ (A+B). Hệ số G
càng cao, mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng lớn. Dựa vào những
số liệu thu thập được, ngân hàng thế giới WB nhận thấy rằng , mức biến động
của hệ số G đối với những nước có thu nhập thấp : từ 0.3-0.5, thu nhập trung
bình 0.4-0.6, thu nhập cao 0.2-0.4.

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 4
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

Chỉ số Theil : là chỉ số thống kê đo lường độ bất bình đẳng về kinh tế do nhà
thống kê toán Henri Theil xây dựng.

Ưu điểm của chỉ số Theil là có thể phân rã được, theo nghĩa đó là tổng bình
quân gia quyền của sự bất bình đẳng trong các nhóm.

Tỷ số giữu thu nhập tiêu dùng của 20% dân số giàu nhất và 20% dân số nghèo
nhất của một nước.
Là tỷ số mà trong đó tử số là thu nhập/tiêu dùng trên đầu người của nhóm 20%
người giàu nhất và mẫu số là thu nhập/ tiêu dùng trên đầu người của nhóm 20%
người nghèo nhất. Cũng có thể thay con số 20% bằng một con số phần trăm
khác. Đây là một đại lượng được sử dụng rất phổ biến ở các nước phát triển và
đang phát triển.
Hạn chế của thước đo này chính là bỏ qua thu nhập/tiêu dùng của 60% dân số có
mức thu nhập/tiêu dùng trung bình và nó cũng không tính đến sự phân bố thu
nhập/ tiêu dùng trong các nhóm giàu nhất và nghèo nhất.

Tỷ trọng thu nhập/ tiêu dùng của x% người nghèo nhất


Một điểm bất lợi của cả chỉ số Gini và chỉ số Theil là chúng thay đổi khi phân
phối thu nhập thay đổi, bât kể sự thay đổi đó xảy ra ở nhóm có thu nhập nào. Vì
vậy đây là một thước đo tốt hơn, nó sẽ không thay đổi cho dù chính sách có thay
đổi.

1.3. Nguyên nhân gây nên tình trạng bất bình đẳng thu nhập

Từ các nghiên cứu cho thấy có hai nguyên nhân chính gây nên sự khác biệt về
thu nhập, đó là bất bình đẳng thu nhập do lao động và bất bình đẳng thu nhập từ
tài sản.

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 5
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

Thứ nhất là bất bình đẳng thu nhập do lao động. Lao động khác nhau đem lại thu
nhập khác nhau do những lý do chủ yếu sau đây:

Sự khác biệt mang tính đền bù là khoản chênh lệch về tiền lương phát sinh nhằm
bù đắp cho các đặc điểm phi tiền tệ của các công việc khác nhau.

Vốn nhân lực là sự tích luỹ đầu tư trong mỗi con người, ví dụ như học vấn và
kinh nghiệm làm việc. Các lao động với nhiều vốn nhân lực sẽ kiếm được nhiều
tiền hơn những lao động với ít vốn nhân lực Thực tế có sự khác biệt mang tính
đền bù giữa những lao động có trình độ học vấn và những lao động không có
trình độ học vấn nhằm bù đắp cho chi phí của việc đi học.

Năng lực, nỗ lực và cơ hội có thể giúp lý giải cho sự khác biệt về thu nhập. Một
số người này thông minh hơn và khỏe mạnh hơn những người khác và họ được
trả lương theo năng lực tự nhiên của họ. Một số lao động làm việc vất vả hơn
những người khác và họ được đền bù cho những cố gắng của họ. Cơ hội cũng
đóng một vai trò nhất định, trong đó trình độ học vấn và kinh nghiệm của một cá
nhân nào đó có thể trở nên vô nghĩa nếu sự thay đổi công nghệ làm cho công
việc của cá nhân đó không cần nữa.

Quan điểm vốn nhân lực về trình độ học vấn cho rằng, những lao động với trình
độ học vấn cao hơn được trả lương cao hơn bởi vì học vấn làm cho họ có năng
suất cao hơn. Theo quan điểm vốn nhân lực về trình độ học vấn, một chính sách
nhằm làm tăng trình độ học vấn của người lao động sẽ làm tăng tiền lương của
họ. Theo quan điểm phát tín hiệu về học vấn, trình độ học vấn cao hơn không có
ảnh hưởng gì đến năng suất hay tiền lương. Có bằng chứng cho thấy rằng học
vấn không làm tăng năng suất và tiền lương, do vậy trình độ học vấn có thể chỉ
là một tín hiệu phản ánh năng lực của người lao động. Những lợi ích đem lại từ
việc đi học có lẽ là một sự kết hợp giữa các hiệu ứng phát tín hiệu và hiệu ứng
tư bản con người.

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 6
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

Thứ hai là bất bình đẳng thu nhập từ tài sản. Nó xuất phát từ nguồn lực tự có của
mỗi người, từ những tài sản mà họ đang nắm giữ, những tài sản này có được có
thể là từ tiết kiệm tích lũy nên, có thể là do đầu tư, kinh doanh mà sinh lời hoặc
đơn giản hơn là có được từ thừa kế tài sản. Tất cả những điều này tạo nên sự bất
bình đẳng thu nhập gia tăng.

Ngoài ra, thu nhập có thể khác nhau do sự phân biệt đối xử. Sự phân biệt đối xử
là việc tạo ra các cơ hội khác nhau cho các cá nhân tương tự nhau chỉ khác nhau
về chủng tộc, sắc tộc, giới tính, tuổi tác hoặc các đặc điểm cá nhân khác.

1.4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập

Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có mối quan hệ
hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế cao là nguyên nhân gây
ra tình trạng gia tăng trong bất bình đẳng thu nhập nhưng đồng thời là điều kiện
giúp giảm bớt trình trạng này. Trong khi đó, bất bình đẳng thu nhập là một yếu
tố cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế, thúc đẩy, hỗ trợ kinh tế phát triển
với tốc độc cao song nếu tình trạng này có xu hướng gia tăng và kéo dài thì sẽ
trở thành vật cản lớn cho tăng trưởng.

Một số mô hình về tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập

Mô hình chữ U ngược của Simon Kuznets

Mô hình chữ U ngược được S.Kuznets, nhà kinh tế học người Mĩ, xây dựng từ
nghiên cứu thực nghiệm năm 1955, nghiên cứu về mối quan hệ giữa thu nhập
bình quân đầu người và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. S.Kuznets cũng
là người tiên phong trong việc nghiên cứu mối quan hệ này.

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 7
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

S.Kuznets dùng tỷ số thu nhập của 20% giàu nhất sovới thu nhập của 60%
nghèo nhất (Tỷ số Kuznets). Ông tiến hành nghiên cứu với một nhóm nhỏ các
nước đang phát triển và các nước phát triển. Kết quả cho thấy ở các nước đang
phát triển tình trạng bất bình đẳng thu nhập có xu hướng cao hơn các nước phát
triển. Nghiên cứu sau đó của ông cũng có kết qua tương tự.

S.Kuznets đưa ra giả thuyết: bất bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu và giảm ở
giai đoạn sau, khi lợi ích của tăng trưởng lan tỏa rộng hơn.

Tuy nhiên, giả thuyết của Kuznets chưa lý giải được nguyên nhân cơ bản nào
tạo ra sự thay đổi trong bất bình đẳng và mức độ khác biệt giữa các nước nếu áp
dụng các chính sách khác nhau tác động vào tăng trưởng và bất bình đẳng. Thiếu
những cơ sở trên, ta chưa thể khẳng định được hai vấn đề. Thứ nhất, liệu các
nước có thu nhập thấp tất yếu phải chấp nhận mức độ bất bình đẳng tăng lên
trong quá trình tăng trưởng kinh tế hay không ? Thứ hai, các nước đang phát
triển có thể trông đợi rằng bất bình đẳng sẽ tự giảm đi khi tăng trưởng đạt tới
một mức độ nhất định hay không ?

Mô hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của A.Lewis

A.Lewis nhất trí với S.Kuznets về mô hình chữ U ngược: bất bình đẳng thu nhập
tăng sau giai đoạn đầu và sau đó giảm khi đạt đến mức tăng trưởng và phát triển
nhất định. Tuy nhiên, ông đã đưa ra được nguyên nhân của xu thế này. Theo
A.Lewis, lúc đầu lao động dư thừa trong nông nghiệp sẽ bị thu hút vào công
nghiệp nhưng họ chỉ được trả ở mức lương tối thiểu, trong khi đó, thu nhập của
nhà tư bản lại tăng cao do mở rộng qui mô sản xuất và lao đọng của công nhân
đem lại ngày càng nhiều giá trị thặng dư. Giai đoạn sau, khi lao động trở nên
khan hiếm hơn thêm vào đó là nhu cầu sử dụng lao động gia tăng, nhà tư bản
buộc phải tăng lương cho lao động khiến cho lợi nhuận giảm xuống, dẫn đến
giảm bất bình đẳng trong thu nhập. Bất bình đẳng trong thu nhập không chỉ là

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 8
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

kết quả của tăng trưởng kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết để có tăng trưởng
kinh tế.

Ông cho rằng: “Vấn đề trung tâm trong lý thuyết phát triển kinh tế là việc xã hội
đã tăng tỷ lệ tiết kiệm để đầu tư từ 4-5% lên 12-15% (hoặc lớn hơn) trong thu
nhập quốc dân. Việc tăng tỷ lệ tiết kiệm này thực hiện được là do 10% dân số đã
nhận được 40% (hoặc lớn hơn) trong thu nhập quốc dân tại những nước dư thừa
lao động”

Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng của H.Oshima

H.Oshima cho rằng có thể hạn chế bất bình đẳng ngay từ giai đoạn đầu của tăng
trưởng. Ban đầu, cải thiện khoảng cách giữa thu nhập ở thành thị và ở nông thôn
dựa trên chính sách cải cách ruộng đất, trợ giúp của Nhà nước về giống, kỹ
thuật, mở rộng ngành nghề để cải thiện thu nhập ở nông thôn. Sau đó, cải thiện
khoảng cách về thu nhập giữa xí nghiệp có quy mô lớn và quy mô nhỏ ở thành
thị, giữa trang trại lớn và trang trại nhỏ ở nông thôn

H.Oshima cho rằng tiết kiệm sẽ tăng lên ở tất cả các nhóm dân cư vì sau khi
thỏa mãn các khoản chi, các nhóm dân cư bắt đầu tiết kiệm và tiếp tục đầu tư
phát triển sản xuất và đầu tư cho giáo dục - đào tạo cho con em họ.

Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế của World Bank (WB)

Theo WB, nguyên nhân cơ bản của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là do
bất bình đẳng trong sở hữu tài sản. WB cho rằng tăng trưởng kinh tế phải đi đôi
với bình đẳng, hay giải quyết các vấn đề phúc lợi để đảm bảo trong quá trình
tăng trưởng, phân phối thu nhập dần dần được cải thiện hoặc ít nhất là không
xấu đi.

Phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế là cách thức phân phối lại các thành
quả của tăng trưởng kinh tế sao cho cùng với thời gian, phân phối thu nhập dần
được cải thiện hoặc ít nhất là không xấu đi trong khi quá trình tăng trưởng kinh

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 9
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

tế vẫn tiếp tục. Điều này phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó lựa chọn chính
sách phân phối lại đóng vai trò quan trọng.

WB đưa ra hai biện pháp giúp các quốc gia phân phối lại. Thứ nhất, phân phối
lại tài sản như cải cách ruộng đất, tăng cường cơ hội giáo dục cho nhiều người,
tín dụng nông thôn, chính sách tiêu thụ nông sản, chính sách công nghệ. Thứ
hai, phân phối lại từ tăng trưởng qua công cụ thuế thu nhập, trợ cấp, giảm trừ chi
phí cho con em nông thôn. WB đưa ra đánh giá dựa trên chỉ tiêu như: 1% tăng
trong GDP làm giảm bao nhiêu % số người nghèo để giám sát xem tăng trưởng
có đi đôi với xóa đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng không.

2. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam
2.1. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

Kinh tế ngày càng phát triể n đã đem đế n cho người dân sự cải thiê ̣n về chấ t
lươ ̣ng cuô ̣c số ng nhưng đồ ng thời sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầ ng lớp dân
cư, giữa thành thi ̣và nông thôn , giữa miề n xuôi và miề n núi cũng ngà y càng
tăng lên.

Bấ t bin
̀ h đẳ ng thu nhâ ̣p giữa các nhóm dân cư

Tố c đô ̣ tăng trưởng kinh tế trong thời gian gầ n đây đã khiế n cho khoảng cách
chênh lê ̣ch thu nhâ ̣p giữa các nhóm dân cư ngày càng bi ̣nới rô ̣ng . Tổ ng số dân
đươ ̣c chia thành 5 nhóm, hay còn go ̣i là các nhóm ngũ vi ̣phân sau:

Nhóm 1: Nhóm thu nhập thấp nhất (nhóm nghèo nhất)

Nhóm 2: Nhóm thu nhập dưới trung bình

Nhóm 3: Nhóm thu nhập trung bình

Nhóm 4: Nhóm thu nhập khá

Nhóm 5: Nhóm thu nhập cao nhấ t (nhóm giàu nhất)

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 10
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

% nhóm 1 % nhóm 2 % nhóm 3 % nhóm 4 % nhóm 5

2002 6.05 10.01 14.10 20.81 49.03

2004 5.85 9.92 14.30 21.20 48.73

2006 5.79 10.02 14.42 21.32 48.44

2008 5.18 9.62 14.11 21.52 49.56

2010 5.32 9.63 14.41 21.48 49.15

Bảng tỷ lệ cơ cấu thu nhập giữa 5 nhóm dân cư qua các năm

Từ bảng số liê ̣u trên có thể nhâ ̣n thấ y , cơ cấ u phân bố thu nhâ ̣p của 5 nhóm gần
như không có sự thay đổ i trong suố t 10 năm qua: Nhóm 5 chiế m gầ n mô ̣t nửa
tổ ng thu nhâ ̣p quố c dân, có nghĩa là riêng tổng thu nhập của nhóm 5 gầ n bằ ng
tổ ng thu nhâ ̣p của cả 4 nhóm còn lại. Nế u như các nhóm 3, 4, 5 (thu nhâ ̣p trung
bình trở lên) đều có sự tăng lên trong tổng thu nhập thì nhóm 1, 2 (thu nhâ ̣p dưới
trung bin
̀ h) lại có sự giảm nhẹ trong tổng thu nhập (nhóm 1 từ 6.05% năm 2002
xuố ng 5.32% năm 2010; nhóm 2 từ 10.01% năm 2002 xuố ng còn 9.63% năm
2010). Từ đây có thể thấ y sự chênh lê ̣ch giữa tổ ng thu nhâ ̣p của 5 nhóm dân
ngày càng có xu hướng tăng lên.

Bấ t bin
̀ h đẳ ng thu nhâ ̣p giữa nông thôn và thành thi ̣

Sự chênh lê ̣ch thu nhâ ̣p thành thi ̣và nông thôn cũng là mô ̣t hiê ̣n tươ ̣ng thường
thấ y trong các nước nông nghiê ̣p. Mô ̣t thâ ̣p kỷ trở la ̣i đây, Viê ̣t Nam chú trọng
đầ u tư và phát triể n ngành công nghiê ̣p – dịch vụ dẫn đến sự chênh lệch này
ngày càng có xu hướng tăng lên. Điề u đó thể hiê ̣n rõ trong bảng thố ng kê thu
nhâ ̣p bin
̀ h quân đầ u ngườidướiđây:

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 11
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

(Đv: nghìn đồng)

2002 2004 2006 2008 2010

Cả nước 356.0 484.0 636.0 995.0 1387.2

Thành thị 622.0 815.0 1058.0 1605.0 2129.7

Nông thôn 275.0 378.0 506.0 762.0 1070.5

Có thể nhận thấy thu nhập bình quân đầu người của cả 2 khu vực đề u tăng
nhanh, nhưng khi vực thành thị có tốc độ tăng chậm hơn so với khu vực nông
thôn.

Từ bảng thố ng kê trên, ta rút ra đươ ̣c bảng số liê ̣u sau:

2002 2004 2006 2008 2010

Chênh lê ̣ch 347.0 437.0 552.0 843.0 1059.2


GNP/người/tháng
(nghìn đồng)

Tỉ số thu nhập bình 2.262 2.156 2.091 2.1063 1.989


quân đầ u người
thành thị /nông
thôn

Bảng chênh lệch đầu người hàng tháng giữa thành thị với nông thôn

Từ bảng số liê ̣u trên có thể thấ y , dù tỉ lệ chênh lệch có xu hướng giảm nhưng
khoảng chênh lê ̣ch trong thu nhâ ̣p la ̣i có chiề u hướng tăng ngày càng nhanh .

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 12
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

Năm 2004 chỉ tăng 90 nghìn đồng so với năm 2002, nhưng đế n năm 2010 thì
khoảng chênh lệch đã lên tới 216.2 nghìn đồng so với năm 2008. Nhìn chung,
tuy thu nhâ ̣p bin
̀ h quân đầu người có tăng lên nhưng sự gia tăng không đồng đều
đã dẫn tới sự bấ t bình đẳ ng thu nhâ ̣p rõ rê ̣t giữa 2 vùng nông thôn và thành thị.

Bấ t bin
̀ h đẳ ng thu nhâ ̣p giữa các vùng, miền

Thông thường, mức chênh lê ̣ch thu nhâ ̣p theo vù ng, miề n thường mô ̣t mă ̣t phản
ánh điều kiện địa lý như phân bố tài nguyên , mă ̣t khác la ̣i phản ánh mức đô ̣ phát
triể n của từng vùng và sự hòa nhâ ̣p kinh tế của các vùng với nhau . Giữa các
vùng của Việt Nam cũng có sự chê nh lê ̣ch thu nhâ ̣p đáng kê , điề u đó thể hiê ̣n rõ
trong bảng thố ng kê sau:

2002 2004 2006 2008 2010

Trung du và vùng núi phiá 237.0 327.0 442.0 657.0 904.0
Bắ c

Bắ c Trung Bô ̣ và duyên 268.0 361.0 476.0 728.0 1018.1


hải miền Trung

ĐB sông Hồ ng 358.0 498.0 666.0 1065.0 1580.8

ĐB sông Cửu Long 371.0 471.0 628.0 940.0 1247.2

Tây Nguyên 244.0 390.0 522.0 795.0 1088.1

Đông Nam Bô ̣ 667.0 893.0 1146.0 1773.0 2304.3

Bảng thống kê thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng , miề n (đv: nghìn
đồ ng)

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 13
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

Từ bảng thố ng kê có thể nhâ ̣n thấ y dù thu nhâ ̣p các vùng đề u tăng nhưng 3 vùng
ĐB sông Hồ ng, ĐB sông Cửu Long và Đông Nam Bô ̣ vẫn luôn là 3 vùng có thu
nhâ ̣p bin
̀ h quân đầ u người cao nhấ t trên cả nước . So với 3 vùng còn lại có thu
nhâ ̣p bình quân thấ p hơn thì vùng có thu nhâ ̣p cao nhấ t Đông Nam Bô ̣ luôn có
mức thu nhâ ̣p cao hơn ít nhấ t 2 lầ n (2.11 lầ n so với Tây Nguyên , 2.26 lầ n so với
Bắ c Trung Bô ̣ và duyên hải miề n Trung , 2.55 lầ n so với Trun g du và miề n núi
phía Bắc – năm 2010). Mă ̣t khác , tuy tỉ lê ̣ thu nhâ ̣p giữa các vùng có chiề u
hướng giảm đi nhưng khoảng chênh lê ̣ch la ̣i tăng lên đáng kể (năm 2002 giữa
Tây Nguyên và Đông Nam Bô ̣ chênh nhau 423 nghìn đồng nhưng đến năm 2010
thì khoảng chênh lệch đã lên tới 1216 nghìn đồng). Điề u đó thể hiê ̣n rõ mức tăng
lên không đồ ng đề u giữa các vùng đã dẫn tới sự chênh lê ̣ch thu nhâ ̣p ngày càng
nới rô ̣ng hơn.

Bấ t bin
̀ h đẳ ng thu nhâ ̣p giữa các dân tô ̣c

Ngoài xét trên các phương diện vùng , miề n, các nhóm ngũ vị phân thì sự chênh
lê ̣ch thu nhâ ̣p còn tồ n ta ̣i giữa các dân tô ̣c với nhau . Khoảng cách về thu nhập
giữa các dân tô ̣c thiể u số với các nhóm còn la ̣i ngày càng tăng . Thu nhâ ̣p của
người thiể u số chỉ bằ ng mô ̣t nửa thu nhâ ̣p của người Kinh và tỷ tro ̣ng dân tô ̣c
thiể u số trong nhóm người nghèo ngày càng gia tăng, từ 20% năm 1993 lên 30%
năm 2002 và đạt mức 37% năm 2010. Điề u đó cho thấ y sự chênh lê ̣c h rấ t lớn
giữa nhóm dân tô ̣c thiể u số và các dân tô ̣c khác.

2.2. Nguyên nhângây ra bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam
2.2.1. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa
Quá trình này kéo theo những đòi hỏi cao về ứng dụng công nghệ mới và cách
thức tổ chức trong sản xuất, chỉ những người lao động có trình độ học vấn, tay
nghề cao mới có thể đáp ứng được những nhu cầu này. Tuy nhiên tỷ lệ lao động
trình độ cao ở nước ta vẫn còn rất thấp vì vậy mức lương họ nhận được là cao

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 14
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

hơn so với các lao động khác rất nhiều từ đó bất bình đẳng thu nhập gia tăng.
Tiến trình công nghiệp hóa-hiện đại hoá kéo theo nó là đô thị hóa, những vùng
được đầu tư phát triển công nghiệp, tạo điều kiện về việc làm cho người lao
động, và mức thu nhập cao hơn so với các vùng nông thôn, điều này làm ra tăng
khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, bất bình đẳng thu nhập tăng.
Tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam tính đến năm 2010 là 30,4%, dự kiến tăng lên 50%
vào năm 2040. Các đô thị có tốc độ tăng GDP khoảng 12,6% đóng góp khoảng
70% trong tổng GDP quốc gia.
Công nghiệp hóa khiến nông dân thiếu việc làm do mặt đất sản xuất, thu nhập
giảm và bất bình đẳng tăng lên. Lao động trình độ thấp di cư từ nông thôn vào
thành thị có thu nhập thấp và khó tiếp cận những phúc lợi xã hội nên dẫn đến
phân hóa trong phân phối thu nhập dân cư thành thị. Khủng hoảng và suy thoái
kinh tế ảnh hưởng mạnh tới lao động nhập cư, khiến họ mất việc làm trở lại
nông thôn, làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng trong thu nhập.
2.2.2. Quy luật phát triển không đồng đều
Những vùng có vị trí địa lý thuận lợi, nhiều nguồn lực tự nhiên, lực lượng lao
động trình độ cao sẽ phát triển nhanh hơn những vùng không có điều kiện
này.(có bảng)
Bất bình đẳng dân tộc giữa miền núi và đồng bằng, giữa dân tộc Kinh và các dân
tộc thiểu số ngày càng tăng do nhóm dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp
hơn, hạn chế và khả năng tiếp nhận vốn.
Sự chênh lệch lớn về thu nhập còn thể hiện rõ giữa mức lương của các ngành
nghề khác nhau. Mức lương của những ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn
cao gấp hàng chục lần so với những nghề lao động chân tay thuần túy.

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 15
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

2.2.3. Mô hình tăng trưởng và cơ chế phân bổ nguồn lực


+ Tập trung vốn vào các vùng trọng điểm, vùng có tỉ lệ nghèo cao được hưởng
lượng vốn ít ỏi, không tạo chuyển biến cho sự phát triển và gây bất bình đẳng
trong phân phối giữa các vùng.
+ Các doanh nghiệp nhà nước tập trung nhiều vốn nhưng làm việc kém hiệu quả,
trong khi đó các doanh nghiệp tư nhân nơi mà tạo ra thu nhập cho bộ phân lớn
lao động lại chưa được đối xử công bằng như các doanh nghiệp nhà nước
2.2.4. Chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập chung sang cơ chế thị
trường
Quá trình chuyển đổi này tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế giải phóng,
phát huy toàn bộ nguồn lực cả về vốn và lao động, góp phần tạo nên tăng trưởng
cao. Tuy nhiên, do các thành phần kinh tế được tạo điều kiện phát triển, mở rộng
sản xuất, cạnh tranh công bằng theo cơ chế thị trường, những chủ thể kinh tế có
khả năng, có tiềm lực thì tiếp tục phát triển, những người yếu thế thì đứng trước
nguy cơ trắng tay; lao động cũng dễ trở thành thất nghiệp…những điều này
khiến cho bất bình đẳng thu nhập gia tăng.
2.2.5. Tiến trình hội nhập
Tiến trình hội nhập tạo ra những cơ hội mới cho xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế cao nhưng bên cạnh
đó nó cũng tạo ra không ít thách thức đối với cả tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội. Hội nhập kinh tế, ra nhập WTO khiến cho áp lực cạnh tranh tăng
lên, tạo ra không ít thử thách đối với các doanh nghiệp trong nước, những doanh
nghiệp nhà nước vẫn quen được sự bảo hộ từ thuế quan của nhà nước sẽ phải tự
mình tìm ra phương hướng giải quyết, đầu tư vào công nghệ nhiều hơn để nâng
cao chất lượng sản phẩm, đa doạng hoá sản phẩm,…mới có thể cạnh tranh với
hàng nhập khẩu. Dưới áp lực cạnh tranh lớn những doanh nghiệp lớn vẫn có thể
đứng vững, nhưng những doanh nghiệp nhỏ sức cạnh tranh chưa cao, sẽ gặp

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 16
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

nhiều khó khăn, có thể đứng trước nguy cơ phá sản. Hội nhập kinh tế cũng đưa
người nông dân đứng trước những khó khăn lớn. Sức ép lớn do nhu cầu đòi hỏi
chất lượng nông sản cao từ thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu trên
thế giới, những yêu cầu cao hơn trong vệ sinh an toàn thực phẩm…khiến người
nông dân phải đầu tư nhiều hơn cho công nghệ sản xuất và chế biến nông sản.
Nhưng nguồn vốn có hạn, người dân chưa thể đầu tư nhiều cho công đoạn chế
biến, thu nhập cũng sẽ giảm sút theo.
2.2.6. Tình trạng tham nhũng
Năm 2008 Việt Nam đứng thứ 121/180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
về mức độ minh bạch, tức là tình trạng tham nhũng ở Việt Nam đang diễn ra ở
mức độ đáng nguy ngại. Tình trạng ngân sách rót ra đầu tư cho các dự án công
trình quốc gia, dự án phát triển vùng,…bị bớt xem rất nhiều, có khi nguồn vốn
được đưa ra thực hiện chẳng còn được bao nhiêu, các nguồn vốn trợ cấp cho dân
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế, các khoản trợ cấp y tế,
bảo trợ xã hội cho người nghèo đều bị bỏ túi lãnh đạo. Nhiều người có nguồn
thu nhập bất hợp pháp và giàu lên nhanh chóng, điều này làm kìm hãm sự phát
triển, phân phối thu nhập bất bình đẳng gia tăng.

2.3. Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu
nhập ở Việt Nam
2.3.1. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập
2.3.1.1. Tác động tích cực
Tăng trưởng kinh tế góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập
a.Giảm tỷ lệ đói nghèo
Xóa đói giảm nghèo được coi là một trong những thành công lớn nhất của quá
trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Sự gia tăng thu nhập bình quân đầu
người giúp khoản chi tiêu của người dân được đảm bảo nhiều hơn, và tăng lên

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 17
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

đáng kể, góp phần giảm mạnh tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ. Theo
chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2006- 2010, 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo cả
nước giảm từ 18.1% năm 2004 xuống còn 11.1% năm 2012. Năm 2004, thu
nhập bình quân của hộ nghèo so với chuẩn nghèo giảm từ 4.7% còn 3% vào năm
2012.
2002 2004 2006 2008 2010 2012
Tốc độ tăng trưởng 7.08 7.79 8.23 6.31 6,78 5.03
(%)
Tỷ lệ nghèo đói (%) 28.9 18.1 15.5 13.4 14.2 11.1

Nguồn: Niên giám thống kê 2002, 2008, 2012, Tổng cục thống kê
Bên cạnh đó hệ số co giãn tỷ lệ nghèo theo hệ số Gini luôn lớn hơn 1, điều này
có ý nghĩa tỷ lệ nghèo đói quan hệ tỷ lệ thuận với bất bình đẳng thu nhập, giảm
tỷ lệ đói nghèo có thể dẫn đến giảm bất bình đẳng thu nhập.
b.Giảm tỷ lệ thất nghiệp
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển các ngành nghề đã giúp giải
quyết được một lượng lớn lao động, giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp.

Năm Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi


lao động ở thành thị

2005 5.31
2007 4.64
2008 4.65
2009 4.5
2010 4.6
Tỷ lệ thất 2011 3.6 nghiệp
2012 3.21
trong độ tuổi lao
động ở thành thị 2005-2012, nguồn: TCTK

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 18
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

Nhờ có tăng trưởng kinh tế cao, sự phát triển mạnh mẽ của cá ngành công
nghiệp, sự mở rộng của dịch vụ, sự đa dạng các ngành nghề lao động đã tạo
thêm nhiều chỗ làm mới, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 1.2-1.4
triệu người, làm giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp cả ở nông thôn và thành thị cũng
như khoảng cách thu nhập.

2.3.1.2. Tác động tiêu cực


Tăng trưởng kinh tế cao tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm người giàu, gây nên
bất bình đẳng thu nhập.
Phân tích từ số liệu VHLSS 2004-2010, cho thấy tỷ lệ tăng trưởng hằng năm
trong thu nhập thực tế của các hộ trung bình là 8%/ năm. Tuy nhiên giữa những
năm 2000 tăng trưởng lại không đồng đều giữa các hộ, các hộ giàu có mức tăng
trưởng mạnh hơn các hộ nghèo. Điều này phản ánh một số những thay đổi
nghịch trong cơ cấu kinh tế: thay đổi về lợi ích thu được từ giáo dục và các kỹ
năng làm việc, sự chuyển đổi giữa các ngành nghề và việc làm, sự dịch chuyển
từ nông thôn ra thành thị để kiếm việc gây ra sự khác biệt về điều kiện sống
trong dân cư. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho hộ khá giả nên
khoảng cách tương đối và tuyệt đối về thu nhập giữa hộ giàu và hộ nghèo ngày
một gia tăng.
Tác động của tăng trưởng kinh tế dẫn đến bất bình đẳng thu nhập có thể đánh
giá qua độ co giãn nghèo theo tăng trưởng kinh tế độ (Growth elasticity of
poverty – GEP) theo công thức :
∆𝑃𝑅
GEP=
∆𝑌

Trong đó:
∆𝑃𝑅 = (PRT – PR0)/ PRo ∆𝑌= (YT – Y0)/ Y0
PR: tỷ lệ đói nghèo
Y: GDP bình quân đầu người

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 19
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

T: thời điểm T 0: thời điểm gốc


Theo kết quả tính toán hệ số co giãn nghèo theo tăng trưởng kinh tế giai đoạn
2004-2010, tăng trưởng kinh tế đem lại mức gia tăng thu nhập lớn hơn cho
những nhóm hộ giàu hơn :

Chỉ số Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

Hệ số co giãn 2.38 2.48 2.62 2.73 2.98

Chênh lệch tác động so với 0.1 0.24 0.35 0.6


nhóm 1

Tác động của tăng trưởng đối với các nhóm thu nhập tính bình quân các tỉnh
thành
(hệ số co giãn được tính theo “Kết quả khảo sát mức sống dân cư 2010” của
Tổng cục Thống kê)
Cụ thể xét bình quân các tỉnh thành, tổng giá trị sản xuất tăng 1% thì thu nhập
của nhóm hộ gia đình giàu nhất tăng đến 2,98%, nhóm hộ có thu nhập trung vị
tăng 2,62% trong khi thu nhập của nhóm hộ nghèo nhất chỉ tăng 2,38%. Như
thế, tăng trưởng kinh tế đã kéo theo nghèo tương đối, tức bất bình đẳng thu nhập
tăng.

2.3.2. Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế.
2.3.2.1. Tác động tích cực
Việc hướng tới mục tiêu thu nhập bình đẳng hơn bằng chính sách tái phân phối
thu nhập có thể khiến tăng trường kinh tế có tốc độ chậm và kém hiệu quả hơn.
Để lấy thu nhập của người giàu chuyển cho ngườinghèo, chính phủ phải thực
hiện các chính sách tái phân phối thu nhập. Khi đó những người có thu nhập cao
phải nộp một phần lớn hơn trong thunhập của họ cho chính phủ và những người
nghèo nhận được các khoản trợ cấp từchính phủ. Điều này sẽ làm giảm động lực

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 20
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

lao động của cả người giàu lẫn người nghèo và gây ra tổn thất cho xã hội. Khi
họ lao động ít hơn, tổng thu nhập của toàn xã hội sẽgiảm, và phần thu nhập dành
cho mỗi người cũng giảm. Vì vậy, xét theo phương diện động lực lao động thì
bất bình đẳng trong thu nhập có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, người
giàu sẽ tiếp tục làm giàu và người nghèo sẽ cố gắng phấn đấu để thoát nghèo
chứ không chỉ trông chờ vào trợ cấp nhà nước.

Bảng 3.2a: Tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam giai đoạn 1993-2004
Hệ số Gini theo thu nhập
1996 1999 2002 2004
Việt Nam 0.37 0.39 0.42 0.423
Thành thị 0.38 0.41 0.41 0.41
Nông thôn 0.33 0.34 0.36 0.37
Tỷ lệ nghèo chung
1993 1998 2002 2004
Việt Nam 58.1 37.4 28.9 19.5
Thành thị 25.1 9.2 6.6 3.6
Nông thôn 66.4 45.5 35.6 25.0
Chênh lệch tỉ 2.65 4.95 5.40 6.94
lệ nghèo
Nguồn: Tổng cục thống kê, Ngân hàng thế giới
Bảng trên cho thấy hệ số bất bình đẳng thu nhập (Gini) có xu hướng tăng song
song với việc giảm tỉ lệ nghèo nói chung qua các năm từ 1993-2004, cho thấy
một phần ảnh hưởng tích cực của bất bình đẳng thu nhập tới tăng trưởng kinh tế
kết hợp mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 21
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

2.3.2.2. Tác động tiêu cực


Bất bình đẳng có thể làmgiảm quá trình tăng trưởng nếu như nguyên nhân của
những bất bình đẳng đó là do khác biệt về nguồn gốc dân tộc, giới tính và những
cơ hội mang tính bất bìnhđẳng trong việc tiếp cận giáo dục.
Thu nhập thấp và mức sống thấp của người nghèodẫnđến chế độ dinh dưỡng,
tình trạng sức khoẻ kém và ít được tiếp cận với hệ thống giáodục tiên tiến. Điều
này làm giảm cơ hội tham gia hoạt động kinh tế và năng suất lao động của họ,
và vì thế trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng xấu tới quá trình tăng trưởng.Trình
độ lao độngcũng ảnh hưởng gián tiếp tới chất lượng tăng trưởng thông qua sử
dụng và quản lýnguồn tài nguyên tốt hơn. Thu nhập là vấn đề quan trọng khi
quyết định khả năng tiếp cận các dịch vụ cơbản. Việc “xã hội hóa” y tế và giáo
dục ở Việt Nam là chú trọng tới việc chia sẻ cácchi phí và trách nhiệm xã hội
giữa các cá nhân, nhà nước và khu vực phi nhà nước.Do vậy, sự gia tăng chênh
lệch về thu nhập sẽ góp phần làm gia tăng khoảng cáchchênh lệch về mặt xã hội,
trong đó bao gồm chênh lệch về tỷ lệ nhập học (đặc biệt làở cấp trung học và đại
học) và chênh lệch về khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế. So với hộ nghèo, các
hộ giàu chi tiêu nhiều hơn choviệc học hành của con cái nói chung và cho các
khóa học phụ đạo và dạy kèm nóiriêng. Với những thuận lợi này, học sinh con
nhà giàu học tốt hơn và có thể đạttrình độ và kỹ năng đào tạo cao hơn. Mặc dù
bất bình đẳng về trình độ học vấn ở Việt Nam đã giảm trong những nămgần đây,
đặc biệt ở bậc tiểu học, nhưng trình độ học vấn của trẻ em nông thôn nghèovẫn
còn thấp và việc các em sinh ra trong gia đình có điều kiện kinh tế như thế nào
sẽ quyết định việc các em có được đi học tiếp hay không. Bởi vậy, bất bình đẳng
thu nhập trong hiên tại sẽ dẫn đến khả năng tình trạng nghèo kéo dài qua các thế
hệ trongtương lai.
Bảng 3.2b: Bất bình đẳng về chi tiêu công cộng cho y tế của một số nước
đang phát triển trên Thế giới

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 22
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

Nước Năm 20% nghèo nhất 20% giàu nhất Chênh lệch
điều tra giàu/nghèo
Argentina 1991 33 6 0.2
Brasil 1990 8 20 2.5
Chile 1982 22 11 0.5
Indonesia 1987 12 29 2.4
Malaysia 1989 29 11 0.4
Mông Cổ 1995 18 24 1.3
Uruguay 1989 37 11 0.3
Nam Phi 1993 16 17 1.1
Việt Nam 1993 12 19 2.4
Nguồn: Ngân hàng thế giới
Bảng trên cho thấy bất bình đẳng chi tiêu cho y tế ở Việt Nam vẫn còn khá cao
so với các nước đang phát triển khác trên thế giới. Đây có thể là một trong
những nguyên nhân gián tiếp gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế do người
lao động thuộc hộ nghèo không có đủ điều kiện để đạt năng suất cao nhất có thể.
Lao động là một yếu tố quan trọng trong sản xuất vì vậy cải thiện chất lượng lao
động là việc không thể thiếu nếu muốn duy trì đà tăng trưởng kinh tế.

Bảng 3.2c: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo vùng (%)


Năm 2004 2006 2007 2008 2010
ĐĐồng bằng sông
12.9 10.1 9.5 8.7 6.5
HHồng
Đông Bắc 23.2 22.2 21.2 20.1 17.7
Tây Bắc 46.1 39.4 36.2 35.9 32.7

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 23
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

Bắc trung bộ 29.4 26.6 24.2 23.1 19.3


Nam Trung Bộ 21.3 17.2 15.1 14.7 12.7
Tây Nguyên 29.2 24.0 23.0 21 17.1
Đông Nam Bộ 6.1 4.6 3.0 3.7 2.2
Đồng bằng sông
15.3 13.0 12.4 11.4 8.9
Cửu Long
Nguồn: Niên giám thống kê 2011

Bảng trên cho thấy tỉ lệ hộ nghèo ở những vùng trung du miền núi còn cao hơn
nhiều so với vùng đồng bằng, đặc biệt là trung du và vùng núi phía Bắc. Đây
cũng là vùng có tỉ lệ người biết chữ thấp nhất cả nước (88.1%), trong khi vùng
có tỉ lệ người biết chữ cao nhất cả nước là đồng bằng Sông Hồng (97.5%) (kết
quả điều tra năm 2009). Tỉ lệ người chưa từng đi học thấp nhất cả nước là Tây
Nguyên (nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế thấp). Những
điều trên phản ánh sự chênh lệch trong chi tiêu cho giáo dục và các dịch vụ công
cộng khác giữa hộ nghèo và hộ giàu.

Bất bình đẳng thu nhập còn là một nhân tố quan trọng quyếtđịnh đến bất ổn về
chính trị và xã hội và nó có tác động tiêu cực đến tăng trưởngthông qua việc làm
tăng rủi ro và giảm kỳ vọng về lợi ích từ đầu tư. Bất bình đẳngthu nhập làm gia
tăng xung đột xã hội và hệ quả là làm cho quyền sở hữu tài sản ítđược đảm bảo
và làm giảm tăng trưởng. Hơn nữa, sự tham gia của người nghèo vàotội phạm và
những hành động chống đối xã hội là biểu hiện của lãng phí trực tiếpnguồn lực
vì chúng không đóng góp vào hoạt động sản xuất. Những hoạt động phòngchống
tội phạm tiềm năng cũng biểu hiện một sự lãng phí nguồn lực khác nữa. Có thể
giải thích điều nay qua việc một loạt các vụ án mạng nghiêm trọng những năm
gần đây ở Việt Nam hầu hết là liên quan đến chiếm đoạt tài sản.

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 24
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

3. Quan điểm và giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế
tác động tiêu cực
3.1. Quan điểm tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực
của mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế.
- Cần nhìn nhận toàn diện và có tầm nhìn dài hơn khi xem xét vấn đề bất
bình đẳng thu nhập, phải đặt bất bình đẳng thu nhập trong mối quan hệ với tăng
trưởng kinh tế.
- Cần đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng nhanh một cách bền vững đi đôi
với thực hiện bình đẳng trong phân phối thu nhập.
- Phát triển kinh tế gắn kết hợp lý với thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội ngay trong từng giai đoạn phát triển và trong suốt quá trình phát triển.
- Không thể hướng tới mục tiêu giảm bất bình đẳng bằng mọi giá, điều
quan trọng là cần phải chấp nhận bất bình đẳng thu nhập trong một phạm vi
được coi là an toàn và có lợi cho tăng trưởng kinh tế nhanh một cách bền vững
trong dài hạn.
- Bảo đảm công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong chế độ
phân phối thu nhập, cơ hội phát triển và điều kiện thực hiện cơ hội.
- Phát triển hài hòa đời sống vật chất với đời sống tinh thần, gắn nghĩa vụ
với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, quyền hạn với trách nhiệm, lợi ích cá
nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội.
- Phát triển kinh tế và thực hiện công bằng xã hội phải phù hợp với bối
cảnh toàn cầu hóa và quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam.
3.2. Cơ hội và thách thức cho tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác
động tiêu cực của mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam
3.2.1. Cơ hội
- Việt Nam nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương có sự phát triển
năng động vào bậc nhất thế giới, đồng thời là thành viên của những thể chế, diễn
đàn kinh tế có tầm ảnh hưởng toàn cầu và khu vực như WTO, APEC, ASEM.
Việt Nam đang có được vị trí bình đẳng hơn với các quốc gia khác trên trường
quốc tế.

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 25
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

- Sự thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế trên thế giới góp phần tích cực
đến chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
- Nhũng thành tựu về khoa học công nghệ trên thế giới góp phần làm tăng
năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
3.2.2. Thách thức
- Chất lượng giáo dục hạn chế là thách thức lớn để đảm bảo tăng trưởng
kinh tế bền vững và công bằng trong thời gian tới.
- Hệ thống y tế, nhất là ở tuyến xã và huyện ở Việt Nam còn yếu kém sẽ
ảnh hưởng đến phúc lợi, năng suất của lao động và an sinh của người dân.
- Công nghiệp hóa và đô thị hóa trong thời gian tới tiếp tục là thách thức
cho vấn đề gắn tăng trưởng với giảm bất bình đẳng.
- Một lượng lớn người dân Việt Nam đang cận ngưỡng nghèo.
- Phát triển nền kinh tế theo định hướng thị trường gắn với xu thế toàn cầu
hóa ở Việt Nam sẽ là thách thức cho giảm bất bình đẳng thu nhập.
3.3. Giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực
của mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam.

3.3.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đảm
bảo gắn kết hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cần tuân thủ các Quy luật khách
quan của cơ chế kinh tế thị trường nhằm phát huy tối đa chức năng phân bố
nguồn lực tối ưu của thị trường cho tăng trưởng và công bằng xã hội.
- Tiếp tục hoàn thiện thị trường các nhân tố sản xuất vì đây là nhóm yếu
tố vừa cần thiết cho tăng trưởng vừa ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm đối tượng
yếu thế trong xã hội.
+ Để đảm bảo khía cạnh công bằng xã hội, cần đẩy nhanh quá trình chính
thức hóa thị trường lao động phí chính quy đã và đang tồn tại trong suốt quá
trình chuyển đổi vừa qua.
+ Đối với thị trường vốn, cần tăng các thể chế hỗ trợ đối tượng yếu thế để
tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn chính thức, giảm chi phí vay vốn. Ví dụ, áp dụng
hơn nữa chính sách bảo lãnh tín dụng, tăng hiệu quả các quỹ đầu tư hiện có bằng
việc minh bạch hóa mọi thông tin, tiêu chí, quy trình xét duyệt.

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 26
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

3.3.2. Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng và vì
người nghèo.
Mô hình này phải đảm bảo thu nhập của người nghèo tăng nhanh hơn so
với thu nhập trung bình của xã hội và góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo theo
chuẩn quy định. Trong mô hình này cần phát huy vai trò của khu vực tư nhân
trong đầu tư tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm và mở rộng
sự thăm gia của các đối tác xã hội vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh
đó, mô hình tăng trưởng phải vừa đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn
định, vừa phải đạt được trên diện rộng có lợi cho người nghèo. Hơn nữa, trong
quá trình tăng trưởng kinh tế, cần kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ các chỉ tiêu
phát triển xã hội, trong đó trọng tâm là xóa đói giảm nghèo và giảm bất bình
đẳng, và nhấn mạnh ngày càng nhiều hơn đến yêu cầu giải quyết các nội dung
này trong các chính sách tăng trưởng.
3.3.3. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xã hội
- Chính sách gắn kết tăng trưởng với công bằng xã hội nhất định phải thu
hút đối tượng lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
- Đầu tư nhiều hơn nữa và coi trọng hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã
hội ở các vùng dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
- Tăng cường và khuyến khích đầu tư cho các ngành và dự án tạo ra nhiều
việc làm mới, có tác dụng tạo ra và nâng cao thu nhập cho nhiều người.
- Khuyến khích đầu tư phát triển dịch vụ, đưa dịch vụ thành ngành kinh tế
mũi nhọn (tỷ trọng dịch vụ giảm là hiện tượng không lành mạnh trong xu thế
của thời đại).
3.3.4. Phát triển kinh tế tư nhân.
- Cần thực hiện tư do hóa thương mại, tự do gia nhập ngành, bãi bỏ các
hàng rào bảo hộ để hạn chế sự bất công và phi hiệu quả gắn liền với độc quyền.
- Mở rộng khả năng tiếp cận của dân chúng với luật pháp, đất đai và cơ sở
hại tầng kinh tế như đường xá, điện, nước, vệ sinh và viễn thông.
- Tăng cường tính công bằng trong các thị trường tài chính, lao động và
sản phẩm, để người nghèo có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các khoản tín dụng,
các cơ hội nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử ở bất cứ thị trường nào.

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 27
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

3.3.5. Đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển
bằng cách quan tâm tới ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế, an
sinh xã hội.
Cần hết sức chú ý đến những nhóm người dễ bị tổn thương, bao gồm:
nông dân bị mất đát canh tác, bị thiên tai dịch bệnh, những người bị rủi ro cá
nhân, người khuyết tật, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, người di
cư tự do vào các đô thị, người nghèo và cận nghèo. Chính sách xã hội phải
hướng tới nhóm người này, trong đó người nghèo, trẻ em, phụ nữ, người già,
người tàn tật là những người cần được quan tâm nhiều nhất và chắc chắn họ phải
được hưởng chế độ anh sinh xã hội đầy đủ.
Việt Nam phải dựa vào lao động có trình độ và tay nghề cao nên sự gia
tăng bất bình đẳng về vốn nhân lực không chỉ đưa ra các giới hạn cho sự giảm
nghèo trong tương lai mà còn cả giới hạn cho sự tiếp tục tăng trưởng với tốc độ
cao.
3.3.6. Cần có những chính sách di dân thích hợp.
- Các chính sách về thị trường lao động phải được điều chỉnh để tạo điều
kiện cho sự dịch chuyển lao động phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế.
- Xây dựng hệ thống pháp luật về lao động và thị trường lao động cần chú
ý đến việc bảo đảm quyền lựa chọn chỗ làm việc và cư trú của người lao động.
- Cần phải xóa bỏ những hạn chế tiếp cận dịch vụ công chính đáng của
người nhập cư như chế độ hộ khẩu vì chế độ này không còn phục vụ các chức
năng kinh tế hay xã hội như trước đây nữa, mà trái lại đã trở thành một công cụ
“hành dân”.
- Nhà nước cần nhanh chóng có giải pháp cho tình trạng giá nhà đất cao
một cách phi lý ở các đô thị.
3.3.7. Cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội phát
triển trong nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng và
hướng đến người nghèo.
- Nhà nước cần bảo vệ các quyền đảm bảo cho mọi người có cơ hội như
nhau trong việc sử dụng cơ hội phát triển và đạt được thành công. Một khi
những quy tắc trò chơi này được thiết lập, Nhà nước sẽ ít phải can thiệp để thay
đổi kết quả phân phối thu nhập.

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 28
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

- Thực hiện tốt những điều chỉnh quyết liệt, công khai minh bạch đối với
“nhóm lợi ích” này là biện pháp hữu hiệu để sớm tạo ra bình đẳng thực sự giữa
các chủ thể kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Nhà nước cần đưa ra và áp dụng các biện pháp để hạn chế tình trạng bất
bình đẳng tài sản từ những hoạt động không phải từ sản xuất kinh doanh như:
thực hiện bắt buộc kê khai tài sản đối với cán bộ công chức, nghiên cứu và áp
dụng các loại thuế thừa kế, thuế tài sản, thuế đầu tư,… trong thời gian tới.

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 29
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

Kết luận
Bài tiểu luận đã đưa ra một số kết luận quan trọng:Tăng trưởng kinh tế và bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại
lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế cao là nguyên nhân gây ra tình trạng gia tăng
trong bất bình đẳng thu nhập nhưng đồng thời là điều kiện giúp giảm bớt trình
trạng này. Trong khi đó, bất bình đẳng thu nhập là một yếu tố cần thiết cho quá
trình phát triển kinh tế, thúc đẩy, hỗ trợ kinh tế phát triển với tốc độc cao song
nếu tình trạng này có xu hướng gia tăng và kéo dài thì sẽ trở thành vật cản lớn
cho tăng trưởng.
Vậy nhóm đề ra các giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động
tiêu cực của mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế, đó là: hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đảm bảo gắn kết hợp lý giữa
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, xây dựng và thực hiện mô hình tăng
trưởng công bằng và vì người nghèo, điều chỉnh cơ cấu đầu tư xã hội, phát triển
kinh tế tư nhân, đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của sự phát triển
bằng cách quan tâm tới ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế, an sinh xã hội, có
những chính sách di dân thích hợp, cải cách chính sách phân phối tài sản, thu
nhập và cơ hội phát triển trong nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng
và hướng đến người nghèo.

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 30
Facebook:@Dethivaonganhang www.facebook.com/dethivaonganhang

Tài liệu tham khảo


 Giáo trình kinh tế phát triển
 Ngân hàng thế giới
 Niên giám thống kê
 Tổng cục thống kê
 http://gsneu.edu.vn/nghien-cuu-sinh-hoang-thuy-yen-bao-ve-luan-an-tien-
si__225736.html
 http://hanamiw.livejournal.com/7505.html?thread=5457

www.ThiNganHang.com S Á C H – T À I L I Ệ U T H I T U Y Ể N Trang 31

You might also like