You are on page 1of 63

Tác giả : TS.

BÙI QUỐC BẢO


Đại học Tôn Đức Thắng, TP HCM, Việt Nam

Thiết kế kết cấu Bêtông cốt thép theo


tiêu chuẩn EUROCODE

Cơ sở lý thuyết và ví dụ áp dụng

TPHCM, tháng 8 năm 2016

1
Lời nói đầu

Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2010, các quy chuẩn tính toán và thiết kế dần được đưa vào áp dụng
ở phần lớn các quốc gia Âu châu. Ngay cả ở Pháp, nước có sự phát triễn lâu đời về các công
trình bêtông cốt thép (phát minh ra ximăng hiện đại là Kỹ sư người Pháp Louis Vicat, bêtông
dự ứng lực phát minh bởi Freyssinet, …), các quy chuẩn tính toán cũ cũng lần lượt được thay
thế bằng các EUROCODES. Trong một số trường hợp, thiết kế theo EUROCODE 2 (kết cấu
bêtông cốt thép) có thể giúp tiết kiệm cốt thép đến 50% so với thiết kế theo tiêu chuẩn cũ (BAEL
91).

Tác giả của cuốn sách này đã từng học Đại Học ngành Xây Dựng tại Việt Nam, sau đó tiếp tục
học tập, nghiên cứu và giảng dạy tại Pháp. Theo kinh nghiệm của bản thân lúc còn là sinh viên
cũng như qua tiếp xúc, trao đổi với các giáo viên, sinh viên của các trường Đại học hàng đầu
về ngành xây dựng ở Việt Nam thì thấy rằng còn thiếu một số kiến thức chuyên sâu trong các
giáo trình bêtông cốt thép ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, cũng như việc tiếp cận những
phương pháp tính xuất hiện gần đây chưa được biên soạn lại một cách có hệ thống.

Thể theo nguyện vọng của các đồng nghiệp là Giảng viên, Kỹ sư tại Việt Nam, người viết sách
này hy vọng có thể đóng góp được một phần nhỏ trong việc phổ biến bộ tiêu chuẩn mới nhất
trên thế giới đến với cộng đồng Xây Dựng Việt Nam. Trong cuốn sách này, bạn đọc sẽ thấy có
một số điểm khá tương đồng với những quy chuẩn đã được áp dụng ở Việt Nam, nhưng ở một
số trường hợp, nếu quan sát kĩ thì giá trị sử dụng để tính toán sẽ rất khác vì EUROCODE được
biên soạn dựa trên những lý thuyết tính toán mới hơn những lý thuyết trước đây.

Bộ EUROCODE hiện tại gồm 10 phần khác nhau: từ EUROCODE 0 đến EUROCODE 9.
Trong mỗi EUROCODE, ngoài những phần chung thì trong một số trường hợp, EUROCODE
cho phép mỗi quốc gia lựa chọn cho mình một số hệ số riêng tùy theo hoàn cảnh, môi trường
hay gặp tại quốc gia đó (ví dụ : bề dày lớp bêtông bảo bệ ; gia tốc tính toán tiêu chuẩn tải trọng
động đất ; …). Những hệ số này được ghi trong « Phụ lục quốc gia » của từng nước.
Trong cuốn sách này, những giá trị khuyên dùng của EUROCODE sẽ được đề cập. Tuy nhiên,
trong tương lai, nếu Việt Nam mong muốn đảm bảo có sự phù hợp thật sự với môi trường, điều
kiện thời tiết, thiên tai tại Việt Nam thì một « Phụ lục Quốc gia » sẽ là hữu ích.

Cuốn sách này sẽ đề cập đến EUROCODE 0 (cơ sở lý thuyết tính toán), EUROCODE 1 (tải
trọng) và chủ yếu là EUROCODE 2 (bêtông cốt thép). Phần tính toán tường, lõi cứng sẽ được
trình bày khá chi tiết vì theo như tác giả được biết, hiện chưa có nhiều tài liệu ở Việt Nam trình
bày có hệ thống phần này. EUROCODE 8 dùng cho thiết kế kháng chấn cũng sẽ được đề cập,
đặc biệt cho phần tường và lõi cứng.

2
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về tiêu chuẩn châu Âu
Eurocode và về kết cấu bêtông cốt thép
1. Giới thiệu tổng quan về tiêu chuẩn châu Âu Eurocode
Bộ tiêu chuẩn châu Âu Eurocodes (EC) bao gồm 10 tiêu chuẩn, từ EC 0 đến EC 9.
- EC 0 (EN 1990): cơ bản về phân tích kết cấu
- EC 1 (EN 1991): Tải trọng lên kết cấu
- EC 2 (EN 1992): Thiết kế kết cấu Bêtông cốt thép (BTCT)
- EC 3 (EN 1993): Thiết kế kết cấu thép
- EC 4 (EN 1994): Thiết kế kết cấu hỗn hợp bêtông-thép
- EC 5 (EN 1995): Thiết kế kết cấu gỗ
- EC 6 (EN 1996): Thiết kế kết cấu gạch đá
- EC 7 (EN 1997): Thiết kế nề móng
- EC 8 (EN 1998): Thiết kế chống động đất
- EC 9 (EN 1999): Thiết kế kết cấu nhôm

2. Kết cấu bêtông cốt thép: lịch sử hình thành, ưu - nhược điểm
2.1.Vật liệu bêtông
Bêtông là được gọi theo tiếng Pháp (“béton”), trong tiếng Anh là “concrete”, xuất phát từ tiếng
latin tạm hiểu là “đá nhân tạo”. Bêtông được sản xuất từ kết hợp của nhiều thành phần khác
nhau:
- Đá sỏi (gravel): kích thước tối của sỏi thông thường là 2-2,5cm để có thể len qua các
cốt thép trong quá trình đổ bêtông. Đá sỏi mang lại cường độ cơ học cho bêtông
- Cát (sand): nhằm lấp đầy các lỗ rỗng giữa các hạt đá sỏi.
- Ximăng (cement): chất kết dính các hạt với nhau.
- Nước (water): tác dụng chủ yếu là để tham gia quá trình thủy hóa của bêtông; ngòai ra
nước còn có tác dụng giảm độ ma sát giữa các hạt, giúp tăng độ dẻo của bêtông. Với
bêtông thông thường, tỉ lệ W/C có thể lấy 0.45-0.5. Nếu lượng nước quá lớn, có thể gây
giảm cường độ bêtông do lượng nước dư thừa sẽ bóc hơi trong quá trình đông cứng của
bêtông. Ngoài ra, quá trình bốc hơi này còn có thể dẫn tới những vết nứt do co ngót.
- Phụ gia (adjuvant): có thể là phụ gia để giảm lượng nước thêm vào mà vẫn giữ được độ
dẻo mong muốn, phụ gia giúp bêtông đạt cường độ nhanh hơn thông thường, …
- Các thành phần khác : đôi khi còn có thể có các sợi (ví dụ sợi kim loại) nhằm tăng khả
năng chịu kéo, giảm vết nứt trông bêtông.

2.2.Bêtông cốt thép


Bêtông chịu nén tốt (bêtông thông thường có cường độ chịu nén 20-50 MPa), bêtông cường độ
cao có thể lên đến hơn 100MPa. Tuy nhiên bêtông chịu kéo không tốt (cường độ chịu kéo
khoảng 10% của cường độ chịu nén và thường bị bỏ qua trong quá trình tính toán. Do đó, cốt
thép được sử dụng để tăng cường khả năng chịu kéo của cấu kiện bêtông cốt thép, BTCT
(reinforced concrete, RC).

Ưu, nhược điểm


Kết cấu bêtông cốt thép có ưu điểm là dễ tạo hình dạng mong muốn, độ bền cơ học và độ bền
theo thời gian tốt. Khả năng chịu lửa, chịu ăn mòn và giá thành của kết cấu bêtông tốt hơn kết
cấu thép.
Nhược điểm của kết cấu bêtông là trọng lượng bản thân nặng và cường độ không bằng thép nên
ít được dùng trong những kết cấu có nhịp lớn (sân vận động, sân bay, …). Ngoài ra, ngành công

3
nghiệp sản xuất ximăng cũng thải nhiều CO2 và chịu nhiều chỉ trích trong bối cảnh phát triễn
bền vững của toàn cầu.

3. Các trạng thái giới hạn trong tính toán kết cấu
Các trạng thái giới hạn
3.1. Trạng thái giới hạn thứ nhất - phá hủy (Ultimate Limit State, ULS):
Ví dụ: mất ổn định của kết cấu; đi đến giới hạn khả năng chịu lực của dầm, cột, …
Khi tính toán với trạng thái giới hạn 1, ta xét vật liệu làm việc cho đến giới hạn phá hủy
(của thép hay của bêtông). Do đó, mô hình tính toán của vật liệu cho TTGH 1 là mô hình
phi tuyến.
3.2. Trạng thái giới hạn thứ hai - sử dụng (Serviceability Limit State, SLS)
Ví dụ: độ võng vượt quá mứt cho phép; vết nứt vượt quá ngưỡng, …
Khi tính toán với trạng thái giới hạn 2, ta xét kết cấu thỏa mãn điều kiện làm việc thông
thường. Để hạn chế các vấn để về mở vết nứt do những biến dạng dẻo không đàn hồi
(irreversible deformations), ta có thể cho vật liệu làm việc trong giới hạn đàn hồi tuyến tính
(của cả thép và bêtông). Do đó, mô hình tính toán của vật liệu cho TTGH 2 là mô hình đàn
hồi tuyến tính. Mô hình phi tuyến có thể được áp dụng trong những trường hợp cần thiết.

4. Tải trọng tác dụng lên kết cấu (Eurocode 1)


4.1. Các trường hợp tải trọng
5. Tải trọng thường trực, G
Ví dụ:
+ trọng lượng bản thân của kết cấu chịu lực G
+ trọng lượng bản thân của cấu kiện không chịu lực nhưng có mặt thường trực trên kết
cấu: lớp vữa lót sàn, gạch lót sàn,
+ tường gạch không chịu lực, nếu không có giá trị chính xác, lấy giá trị thông thường
100 daN/m2

6. Tải trọng thay đổi:


Ví dụ:
+ Tải trọng sử dụng Q trên sàn:
Nhà ở: 150 daN/m2
Văn phòng: 250 daN/m2
Bancông: 350 daN/m2
Trường học, phòng họp, … có thể lên đến 400-500 daN/m2 tùy theo công năng
của từng công trình…

+ Tường nhẹ (không chịu lực) di chuyển được (vách ngăn trong các văn phòng, …):
nếu không có giá trị chính xác, lấy giá trị thông thường 50 daN/m2

+ Tải trọng gió W: xác định theo quy chuẩn về gió, theo đặc điểm công trình (vị trí,
chiều cao, …)

7. Tải trọng đặc biệt (tai nạn)


Ví dụ: tải trọng xe va đập vào lan-can nhà để xe; cháy nổ; … Xác định theo từng trường
hợp đặc biệt cụ thể

8. Tải trọng động đất E (earthquake, tính theo Eurocode 8)

4
8.1.Tổ hợp tải trọng

4.2.1. Tổ hợp tải trọng theo trạng thái giới hạn thứ nhất ULS
Tổ hợp cơ bản trong tính toán khả năng chịu lực, trường hợp tổng quát:
Σ(γG,j * Gk,j) + γQ,1 Qk,1 + Σ (Ψ0,i * γQ,i * Qk,i)
9. γG,j = 1,35 nếu Gk,j có tác động bất lợi lên sự ổn định của kết cấu
10. γG,j = 1,0 nếu Gk,j có tác động có lợi lên sự ổn định của kết cấu (ví dụ: trường hợp trọng
lượng bản thân giúp kết cấu ổn định hơn dưới tác dụng của gió)
11. Qk,1 : tải trọng thay đổi có tính quyết định trong tổ hợp, γQ,1 = γQ,i = 1,5
12. Qk,i : tải trọng thay đổi phụ thuộc. Trường hợp thông dụng, với gió: Ψ0,i = 0,6

Ví dụ: Các tổ hợp tải trọng thông dụng


13. Tải trọng lên sàn Q là quan trọng hơn tải gió W:
1,35 Gk,sup + 1,0 Gk,inf + 1,5 Q + 0,6* 1,5 * W
14. Tải trọng gió W là quan trọng hơn tải trọng lên sàn Q:
1,35 Gk,sup + 1,0 Gk,inf + 1,5 W + 0,6* 1,5 * Q

4.2.2. Tổ hợp tải trọng theo trạng thái giới hạn thứ hai SLS
 Tổ hợp đặc trưng
Tải trọng thay đổi chỉ tác dụng trong thời gian ngắn
Σ Gk,j + Qk,1 + Σ (Ψ0,i * Qk,i)
Ví dụ:
G + Q + 0,6 W
G + 0,6 Q + W

 Tổ hợp thường xuyên (frequent)


Tải trọng thay đổi tác dụng trong trung hạn
Σ Gk,j + Ψ1,1 * Qk,1 + Σ (Ψ2,i * Qk,i)

 Tổ hợp gần như thường trực (quasi-permanent)


Tải trọng thay đổi kéo dài ở dài hạn. Tổ hợp này được sử dụng trong tính toán độ võng
của kết cấu ở dài hạn.
ΣGk,j + Σ (Ψ2,i * Qk,i)

14.1. Ví dụ minh họa – Bài tập 1


Tải trọng truyền từ sàn xuống móng của một công trình 3 tầng (trệt + 2 lầu), sử dụng làm văn
phòng. Khoảng cách giữa các dầm theo hai phương là 6 m.

5
Chương 2: Đặc tính vật liệu (Eurocode 2)
1. Bêtông
1.1. Cường độ chịu nén
1.1.1. Trình tự thí nghiệm nén
Hai loại mẫu phổ biến cho thí nghiệm nén:
- Lăng trụ tròn (cylinders): tỉ lệ h/d = 2 (h chiều cao, d đường kính). Kích thước mẫu
thông dụng nhất: d=16cm, hoặc có thể d=11cm. Ngoài ra còn có kích thước d=22cm
cho những bêtông có kích thước cốt liệu lớn, nhằm đảm bảo mẫu nén là đồng đều
(homogeneious) theo lý thuyết Cơ học Môi trường liên tục. Mẫu lăng trụ tròn là mẫu
chuẩn cho các thí nghiệm đòi hỏi độ chính xác cao (ví dụ, cho mục đích nghiên cứu).

- Khối vuông (cubes): cho kết quả không thực tế bằng mẫu lăng trụ. Do tỉ lệ h/d thấp (=
1), ảnh hưởng của độ ma sát giữa mẫu và mặt máy nén lớn. Do đó, kết quả trên mẫu
khối vuông luôn lớn hơn kết quả trên mẫu lăng trụ tròn, và thường phải nhân với một
hệ số chỉnh sửa để có giá trị thực tế. Kích thước mẫu vuông thông dụng là 14 hay 20
cm.

c
Ứngdiagramme
xử thực tế réel
f ck

f cd

diagramme decho
Ứng xử dùng calcul
tính àtoán
l'ELUR
ULS
Parabol
PARABOLE Chữ nhật
RECTANGLE

c
0 1‰ 2‰ 3‰ 3,5‰ (‰)
 c2  cu 2
f ck  50 MPa

Hình 1: Luật ứng suất – biến dạng tính toán của bêtông theo Eurocode 2

1.1.2. Cường độ đặc trưng (characteristic strength)

Trong một serie mẫu, kết quả trung bình của ứng suất cao nhất có được gọi là cường độ trung
bình (fcm), Hình 1.
Cường độ đặc trưng (fck) là cường độ ở đó 95% các mẫu thí nghiệm có kết quả bằng hoặc cao
hơn giá trị này.
Với bêtông thường, Eurocode 2 cho sử dụng mối liên hệ:
fck = fcm – 8MPa

1.1.3. Cách gọi tên bêtông theo Eurocode 2

6
Cấp bêtông C12/15 C16/20 C20/25 C25/30 C30/37 C35/45 C40/50 C45/55 C90/105
fck 12 16 20 25 30 35 40 45 90
fctm 1,6 1,9 2,2 2,6 2,9 3,2 3,5 3,8 5.0
fctk, 0.05 = 0.7 fctm 1,1 1,3 1,5 1,8 2,0 2,2 2,5 2,7 3.5
fctk, 0.95 = 1.3 fctm 2,0 2,5 2,9 3,3 3,8 4,2 4,6 4,9 6.6

Ví dụ: C25/30: thì nghiệm trên mẫu lăng trụ tròn cho fck = 25MPa, còn trên mẫu khối vuông sẽ
cho 30MPa.

1.1.4. Cường độ tính toán (design strength)


Cường độ tính toán fcd
fcd = fck / γcc
với γcc tạm hiểu là «hệ số an toàn » nhưng trên thực tế phụ thuộc vào xác suất xuất hiện của tải
trọng
- Tải trọng thư ờng: γcc = 1.5
- Tải trọng động đất: γcc = 1.2

Bêtông có cường độ càng cao thì biến dạng dẻo càng giảm.

Hình 2: Ứng xử của các bêtông cường độ khác nhau. Bên phải: ứng xử được đơn giản hóa cho
tính toán.

1.1.5. Môđun, hệ số Poisson


Môđun Young phải được tính toán dựa trên biến dạng đo ở phần trung tâm của mẫu trong thí
nghiệm nén. Môđun “đàn hồi” thực chất được xác định trong phạm vi ứng suất từ 0 và 0,4fcm.

7
Hình 3: Các xác định môđun “đàn hồi” của bêtông.

Khi không có kết quả thí nghiệm, môđun có thể được xác định theo công thức thực nghiệm:
0,3
 f cm 
Ecm  22000  ; theo MPa
 10 
Hệ số Poisson:
- ν = 0 cho tiết diện bị nứt (trạng thái giới hạn thứ nhất, ULS)
- ν =0.2 cho tiết diện không bị nứt (trạng thái giới hạn thứ hai, SLS)

Hệ số giãn nở theo nhiệt độ: 10-5/°C (giống thép)

1.2.Cường độ chịu kéo


1.2.1. Cường độ đặc trưng (characteristic)
Việc thí nghiệm kéo trực tiếp trên vật liệu bêtông khá phức tạp. Để đơn giản hoá, có hai
phương pháp thí nghiệm gián tiếp để xác định cường độ chịu kéo của bêtông:

- Thí nghiệm uốn 3 điểm


- Thí nghiệm chẻ (splitting test)

Ngoài ra, để đơn giản hơn, cường độ chịu kéo còn có thể được tính gần đúng từ cường độ
chịu nén trung bình theo công thức:
2 3
f ctm  0,30  f ck  C50 / 60

f ctm  2,12  ln1  f cm / 10  C50 / 60

1.3. Hiện tượng từ biến (creep)


Đối với vật liệu bêtông, khi một tải trọng áp dụng với thời gian dài, có thể gây ra hiện tường
từ biến, tức là ứng suất không tăng nhưng biến dạng tăng theo thời gian. Hiện tượng này tương
tự khi ta đặt một vật nặng trên một một giá sách, sau thời gian dài, giá sách biến dạng.
Sự thay đổi môđun đàn hồi theo thời gian của bêtông được xác định theo công thức thực
nghiệm:

8
1.4. Co ngót của bêtông (shrinkage)

Co ngót của bêtông được chia làm 2 loại:


- Co ngót do nhiệt (thermal shrinkage): co ngót do nhiệt độ của bêtông thông thường có
thể được bỏ qua.
- Co ngót do bay hơi của nước (hydraulic shrinkage): do lượng nước thừa sau quá trình
đổ bêtông không tham gia vào phản ứng với ximăng. Lượng nước này bốc hơi và gây
ra co ngót, có thể dẫn đến các vết nứt nếu không có các biện pháp để hạn chế.

1.5. Luật ứng suất – biến dạng của bêtông theo Eurocode 2

Từ ứng xử thực tế của vật liệu bêtông, có 3 khả năng để mô hình hóa quy luật ứng xử
của bêtông:

c
diagramme réel
f ck

f cd

diagramme de calcul à l'ELUR


PARABOLE RECTANGLE

c
0 1‰ 2‰ 3‰ 3,5‰ (‰)
 c2  cu 2
f ck  50 MPa

Hình 4: Ba loại biểu đồ ứng suất – biến dạng tính toán của bêtông cho phép trong Eurocode 2

- Biểu đồ parabol-chữ nhật


- Biểu đồ hình chữ nhật
- Biểu đồ 2 tuyến tính

2. Thép
2.1. Loại thép
- Thép trơn
- Thép có gân (tăng độ liên kết với bêtông)

2.2. Luật ứng suất – biến dạng của thép theo Eurocode 2

9
Hình 5: Quan hệ ứng suất – biến dạng thực tế của thép. Bên trái: thép cán nóng. Bên phải:
thép cán nguội.

Mô hình đơn giản hóa

Mô hình dùng để tính toán

Hình 6: Luật ứng suất – biến dạng tính toán của thép theo Eurocode 2.

Giới hạn đàn hồi đặc trưng fyk: (y: yield)


fyk tương ứng với biến dạng 0.2%. Thông thường 400 MPa <= fyk <= 600 MPa
Cường độ chịu kéo đặc trưng ftk: cương độ tối đa đạt được ftk = k fyk

Giới hạn đàn hồi tính toán fyd : fyd = fyk / γs

với γs tạm hiểu là « hệ số an toàn » nhưng trên thực tế phụ thuộc vào xác suất xuất hiện của tải
trọng
- Tải trọng thường: γs = 1.15
- Tải trọng động đất: γs = 1.0

Môđun đàn hồi E=200 000MPa (kéo, nén)

Độ dẻo dai: là khả năng chịu biến dạng dẻo của thép từ sau giới hạn đàn hồi cho đến giới hạn
phá hủy. Mỗi loại thép có một độ dẻo dai riêng và được phân chia làm ba loại:
- Loại A : độ dẻo dai thông thường : εuk =2.5% ; k=ftk/fyk=1.05
- Loại B : độ dẻo dai cao: εuk =5% ; k=ftk/fyk=1.08
- Loại C : độ dẻo dai rất cao: εuk =7.5% ; 1.15<k=ftk/fyk=1.135

10
Hiện tại Pháp, thép loại B được sử dụng rộng rãi vì đảm bảo được độ dẻo cao. Lưu ý là trong
tiêu chuẩn bê tông cốt thép trước đây ở Pháp, biến dạng tối đa cho phép của thép là 1%. Việc
áp dụng quy chuẩn Eurocode2 về cơ bản có thể giúp tiết kiệm được việc sử dụng thép trong kết
cấu do biến dạng tính toán thường dùng là 0.9 εuk, lớn hơn nhiều so với giới hạn trước đây.

Trong Hình 6, mô hình B là mô hình dung để tính toán, với hai khả năng: hoặc phần biến dạng
dẻo nghiên lên (hay gọi là “dẻo dương”, hiện tượng “cứng nguội”), gần với thực tế hơn; hoặc
là phần biến dạng dẻo là một đường nằm ngang (đơn giản hơn trong tính toán, gọi là đàn dẻo
hoàn hảo, “elasto- perfectly plastic”). Thực tế cho thấy mô hinh đơn giản, với phần biến dạng
dẻo nằm ngang, cho kết quả tương tự với mô hình dẻo dương.

Hệ số dãn nở nhiệt : 10-5/°C (giống bêtông)


Khối lượng riêng : 7850 kg/m3

11
Chương 3: Một số khái niệm và lý thuyết cơ bản liên quan đến kết cấu
BTCT
1. Môi trường làm việc:
EC2 định nghĩa 6 môi trường làm việc của kết cấu BTCT, theo mức độ ăn mòn của môi
trường xung quanh:
 X0 : không có nguy cơ bị tấn công hay ăn mòn
 XC (1 à 4) : ăn mòn bởi carbon hóa trong bêtông
 XD (1 à 3) : ăn mòn bởi clorua (muối). Ở các nước có khí hậu lạnh, sau khi
tuyết rơi, muối được rãi lên để tuyết tan nhanh hơn.
 XS (1 à 3) : ăn mòn bởi clorua tồn tại trong nước biển.
 XF (1 à 4) : bị tấn công bởi hiện tượng đông đá và rã đông trong bêtông ở
những nước khí hậu lạnh.
 XA (1 à 3) : tấn công bởi các hóa chất.

2. Bề dầy lớp bêtông bảo vệ:

Hình 7: Bề dầy lớp bêtông bảo vệ c

Bề dầy tính toán = bề dầy tối thiểu + sai số thi công


cnom = cmin + Δcdev

với cmin = Max[cmin,b ; cmin,dur + Δcdur,γ - Δcdur,st – Δcdur,add ; 10 mm]

cmin,b : bề dầy tối thiểu để đảm bảo cho kết dính thép và bêtông : = đường kính của cốt thép
dọc hoặc đường kính tương đương của bó thép dọc (Ø cho n thanh). Nếu cốt liệu bêtông lớn
hơn 32mm, tăng bề dầy này thêm 5mm.

cmin,dur : bề dầy tối thiểu theo từng môi trường xung quanh (xem bảng)

Bề dày lớp bêtông bảo vệ tối thiểu cmin,dur (mm)


Loại kết cấu Môi trường xung quanh
X0 XC1 XC2/XC3 XC4 XD1/XS1 XD2/XS2 XD3/XS3
S1 10 10 10 15 20 25 30
S2 10 10 15 20 25 30 35
S3 10 10 20 25 30 35 40
S4 (kết cấu thông dụng) 10 15 25 30 35 40 45
S5 15 20 30 35 40 45 50
S6 20 25 35 40 45 50 55

Δcdur,γ : để an toàn, có thể lấy = 0 mm

12
Δcdur,st : độ giảm của lớp bảo vệ nếu thép không rỉ – có thể lấy =0
Δcdur,add : độ giảm của lớp bảo vệ nếu có sự bảo vệ phụ trợ – có thể lấy =0

Δcdev = 10 mm. Giá trị này có thể được giảm trong các trường hợp sau :
 5 mm ≤ Δcdev ≤ 10 mm nếu sự đổ bêtông được kiểm soát với các đo đạt lớp
bảo vệ
 0 ≤ Δcdev ≤ 10 mm nếu sự đổ bêtông được kiểm soát với các đo đạt rất chính
xác lớp bảo vệ và loại bỏ những cấu kiện không đạt chuẩn.

3. Một số quy định về cấu tạo cốt thép:

Lớp 2 Cốt thép dọc


Lớp 1
trên

Cốt thép ngang


(chịu)d’âme

Lớp 3
Lớp 2 Cốt thép dọc
Lớp 1 dưới

Hàng dọc

Hình 8: Ví dụ bố trí thép một tiết diện dầm

• Trong một « bó » thép : i


– Các thanh có cùng đặc tính và có đường kính không quá khác biệt nhau   1,7
j

– Trong tính toán, « bó » thép được thay bằng một thanh théo tương đương với
đường kính tương đương   n2 i
i

Chiều đổ bê tông
sens du coulage

Bó thép không được


paquets phép
interdits
Hình 9: một số quy định về đặt thép dọc

13
Paquet de barres
ou barres isolées
n
e

n
C

C n e n

Hình 10: Khoảng cách giữa các cốt thép

k1n max

Khoảng cách ngang hoặc dọc e : e  sup d g  k2


20 mm

 dg = kích thước lớn nhất của cốt liệu bêtông (đá, thông thường là 2.5 cm)
 Φ = đường kính cốt thép
 k1 = 1
 k2 = 5 mm

4. Điều kiện cốt thép tối đa

As max  0.04 * Ac

As  As max

5. Chiều dài neo thép


 fbd ứng suất tối đa về kết dính của bêtông => phụ thuộc vào mác bêtông
 Theo cân bằng lực bên trong và ngoài (trên bề mặt) cốt thép : f bd
∅2 Fs
𝐹𝑠 = 𝜋. ∅. 𝑓𝑏𝑑 . 𝑙𝑏,𝑟𝑞𝑑 = 𝜋. . 𝜎𝑠
4
Chiều dài cần thiết của cốt thép để phá hủy của cốt thép xảy ra bên trong trước khi xảy ra sự
trượt trên bề mặt cốt thép :
∅ 𝜎𝑠
→ 𝑙𝑏,𝑟𝑞𝑑 = .
4 𝑓𝑏𝑑

Từ công thức trên, có thể xây dựng bảng sau để xác định nhanh lb,rqd

14
Loại (mác) bêtông

fck (MPa) 12 16 20 25 30 35 40 45 50 55 60 70 80 90

Độ kết
66 54 47 40 36 32 30 27 25 25 24 24 24 24
dính tốt
𝒍𝒃,𝒓𝒒𝒅

Các trường
94 78 67 58 51 46 42 39 36 35 34 34 34 34
hợp khác

Ví dụ : C30/37; độ kết dính tốt; 20 => lb,eqd = 36. = 720mm

Chiều dài neo thép tính toán :

lbd = 1. 2. 3. 4. 5. lb,rqd  lb,min


với các hệ số  có thể lấy gần đúng = 1
lb,min : chiều dài neo tối thiểu
với thép chịu kéo: lb,min = Max{0,3.lb,rqd ; 10. ; 100mm}
với thép chịu nén: lb,min = Max{0,6.lb,rqd ; 10. ; 100mm}

Một giá trị thông dụng hay sử dụng theo quy chuẩn cũ của Pháp : lbd = 50.

6. Nối cốt thép dọc

Chiều dài nối thép

Lo = 1. 2. 3. 4. 5. 6 . Lb,rqd ≥ Lo,min = Max[0,3 a6 . Lb,rqd ; 15 Ø ; 200 mm]

ρ1 ≤ 25 % 33 % 50 %

α6 1,0 1,15 1,4

Trường hợp cốt thép riêng rẻ :

15
Trường hợp cốt thép liền kề :

7. Tính toán tiết diện theo các trạng thái giới hạn (ULS và SLS)
7.1.Lý thuyết cơ bản của sự làm việc một tiết diện
Nguyên lý 3 cơ chế phá hủy A, B, C
Khi một tiết diện chịu các ứng suất dọc trục (vuông góc với mặt tiết diện), do moment hoặc
lực dọc (kéo/nén), sự phá hủy của tiết diện xảy ra ở một trong ba khả năng sau
- Cơ chế A: Phá hủy xảy ra ở cốt thép
Biến dạng cốt thép = biến dạng giới hạn εud = 0,9 εuk
 εud : biến dạng giới hạn tính toán, εud = 0,9 εuk
 εuk : biến dạng giới hạn đặc trưng, phụ thuộc vào loại thép:
Thép loại A (độ dẻo trung bình): εuk = 2,5%
Thép loại B (độ dẻo cao): εuk = 5%
Thép loại C (độ dẻo rất cao): εuk = 7,5%

Hình 11: Sơ đồ làm việc của cốt thép

Ghi chú:
Đây là điểm khác biệt lớn giữa tiêu chuẩn châu Âu Eurocode 2 và tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 5574:2012. Trong TCVN, lý thuyết tính toán của tiết diện chỉ dựa trên cường độ
(ứng suất cực đại) mà không dựa trên biến dạng. Lý thuyết tính toán dựaSimplified
trên ứng suất
diagram
đơn giản hơn vì đã được quen thuộc trong lý thuyết cơ bản của Sức Bền Vật Liệu, tuy
nhiên, thực nghiệm cho thấy, tính toán theo độ biến dạng giới hạn là gần với diagram
Design thực tế
hơn và trong nhiều trường hợp (như kết cấu chịu tải trọng động đất chẳng hạn), là hoàn
toàn phù hợp hơn. Lý thuyết theo tính toán dựa trên ứng suất chỉ sử dụng cho SLS mà
không cho ULS.

Hình 12: Mô hình làm việc của cốt thép

- Cơ chế B: Phá hủy xảy ra ở bêtông


Biến dạng bêtông = biến dạng giới hạn của bêtông 0,35%

16
Hình 13: Biểu đồ biến dạng (bên trái) và ứng suất của bêtông (3 mô hình tương đương).

- Cơ chế C: Đối với tiết diện chịu nén đúng tâm hoặc gần như đúng tâm, phá hủy xảy
ra ở bêtông, biến dạng bêtông = biến dạng giới hạn 0,2% (nhỏ hơn trong trường hợp tiết
diện chịu uốn, cơ chế B)

2‰ B
d2 3,5 ‰

As2

Bêtông
chịu nén
d C
h

As1

A
ud se 0

Hình 14: Nguyên lý 3 cơ chế giới hạn A, B và C.

17
Chương 4: Tiết diện chịu kéo
1. Tiết diện chịu kéo đúng tâm
1.2. Lý thuyết tính toán
Bêtông chịu kéo kém, tiết diện sẽ bị nứt, do đó bỏ qua bêtông trong quá trình tính toán. Thép
chịu kéo một mình. Tiết diện sẽ bị phá hủy khi biến dạng của cốt thép vượt quá biến dạng tối
đa cho phép εud.

Vị trí cuối Vị trí ban


cùng đầu
d
As2

N
d
h Kéo đúng tâm

As1

εud 0‰
Tiết diện Sơ đồ biến dạng

Hình 15: Sơ đồ tính toán tiết diện kéo đúng tâm

Fs1  As1 s1 Fs 2  As 2  s 2 Fs  Fs1  Fs 2


 s1   s 2 As ,u  As1  As 2
N Ed
Diện tích thép cần thiết: As ,u 
 s ,u
1.2. Điều kiện về cấu tạo của cốt thép
a) Thép dọc tối thiểu:
- Nếu điều kiện về hạn chế vết nứt không được đề cập:

f ctm
As  As ,min  Ac
f yk

- Nếu điều kiện về hạn chế vết nứt được yêu cầu:

f ctm
As ,min  Ac ; h  30cm
f yk
f ctm
As ,min  0,65. Ac ; h  80cm
f yk

18
b) Thép ngang tối thiểu: l
t  sa
3
s: khoảng cách giữa các cốt thép ngang
a: cạnh nhỏ của tiết diện

2. Tiết diện chịu kéo lệch tâm


Bêtông chịu kéo kém, tiết diện sẽ bị nứt, bỏ qua bêtông trong quá trình tính toán. Tiết diện sẽ
bị phá hủy khi biến dạng của cốt thép vượt quá biến dạng tối đa cho phép εud. Tính toán tương
tự trường hợp tiết diện chịu kéo đúng tâm.

Vị trí cuối Vị trí ban


cùng đầu
d
As2

d
h Kéo lệch tâm
tâm
N
As1

εud 0‰
Tiết diện Sơ đồ biến dạng

Hình 16:Tiết diện chịu kéo lệch tâm

3. Ví dụ minh họa – Bài tập 2 - Cấu kiện chịu kéo đúng tâm
Một cấu kiện bêtông chịu kéo với:
NG= 100 kN, tải thường xuyên
NQ = 40 kN, tải thay đổi
Vấn đề về giới hạn độ nứt không bị bắt buộc
Tiết diện: 20x20 cm²
Bêtông : fck = 25 MPa
Thép : S 500 A
Chiều dầy lớp bêtông bảo vệ: cnom = 3 cm
1/ Tính toán thép dọc chính
2/ Chọn thép ngang và vẽ sơ đồ cốt thép

19
Chương 5: Tiết diện chịu nén
1. Tiết diện chịu nén đúng tâm
1.1. Lý thuyết tính toán

Vị trí Vị trí cuối


ban đầu cùng
d
As2

N
d
h Nén đúng tâm

As1

0‰ εs1 = εc2=0,2%
Tiết diện Sơ đồ biến dạng
Hình 17:Tiết diện chịu nén đúng tâm

 s1   s 2 Fs1  As1 s1 Fs 2  As 2  s 2
As ,u  As1  As 2

Lực chịu được do cốt thép Fs Fs  Fs1  Fs 2


Lực chịu được do bêtông Fc Fc  Ac f cd
N Ed ;
Cân bằng nội lực và ngoại lực: NEd = Fc + Fs

với εs1 = εs1 = εc2 =0,2% < εse = 435 / 200000 = 0,217%
=> cốt thép còn làm việc trong giai đoạn đàn hồi tuyến tính
=>  s  Es . c 2

Fs N Ed  Fc
 A s   ;   min  8mm
s s

1.2. Điều kiện để áp dụng nén đúng tâm


Cột được phép tính theo nén đúng tâm khi có độ mảnh thấp (hay còn gọi là cột ngắn):

20
l0 l 20 A B C
  0  lim 
i Ic n
Ac
1
A  0.7
1  0.2 *eff
B  1  2 *   1.1
C  1.7  rm  0.7
N Ed As f yd
n 
Ac * f cd Ac f cd

Ic : moment quán tính của tiết diện bêtông


l0 : chiều dài uốn dọc

Hình 18: Chiều dài uốn dọc (« buckling »).

1.3. Điều kiện về cấu tạo của cốt thép

Điều kiện về cốt dọc tối thiểu:


0,10.N Ed
A s,min  max( ;0,002 Ac )
f yd

Điều kiện về cốt ngang tối thiểu:


l , max
t  max( ;min  6mm)
4

scl ,t max  Min(20.l max ; b ; 400mm)

s : khoảng cách giữa các thép ngang


b : kích thước nhỏ nhất của tiết diện

2. Tiết diện chịu nén lệch tâm đơn giản

Trên thực tế, có rất ít tiết diện chịu nén đúng tâm ví luôn có một độ lệch tâm do sai số trong qua
trình thi công, do tải ngang, … Phương pháp hoàn chỉnh để tính là tính toán tiết diện với đồng

21
thời moment và lực dọc (sẽ được trình bày ở phần sau). Ngoài ra, để tính toán cột của các công
trình nhà cửa thông dụng, có thể áp dụng các phương pháp tính nhanh :
- Phương pháp tính nhanh kiểu Pháp cho công trình dân dụng
- So sánh với phương pháp tính nhanh của TCVN 5574-2012

2.1. Phương pháp tính nhanh kiểu Pháp cho công trình dân dụng

Công thức tính nhanh được áp dụng khi các điều kiện sau được thỏa mãn:
 Cột không có chức năng chịu tải ngang (tải ngang đã được chịu bởi tường chịu lực)
 Độ mảnh   120
 Cường độ bêtông 20MPa  fck  50 Mpa
 Chiều cao tiết diện chịu uốn dọc h  0,15m
 Khoảng cách từ thép đến mặt bêtông gần nhất d’  min {0,3 h; 100mm}
 As thép bố trí 2 lớp đối xứng với tiết diện chủ nhật hoặc 6 thanh phân bố với tiết diện
tròn.
 Lực tác dụng sau 28 ngày

Khả năng chịu lực của cột NRd

NRd = . kh. ks. [ Ac. fcd + As. fyd ] ≥ NEd


Tiết diện chủ nhật Tiết diện tròn
0,86 0,84
𝛼= 𝑣ớ𝑖  ≤ 60 𝛼= 𝑣ớ𝑖  ≤ 60
𝜆 𝜆
1 + (62)2 1 + ( )2
52
32 1,3 27 1,24
{𝛼 = (  ) 𝑣ớ𝑖 60 <  ≤ 120 {𝛼 = (  ) 𝑣ớ𝑖 60 <  ≤ 120

kh = (0,75 + 0,5h)(1 - 6..) với h<0,5 ; kh = (0,7 + 0,5D)(1 - 8..) với D<0,6 ;
nếu không kh = 1 nếu không kh = 1
𝑓 𝑓
với fyk > 500 và  > 40 ; với fyk > 500 và  >30;
𝑦𝑘 𝑦𝑘
ks = 1,6 – 0,6 500 ks = 1,6 – 0,65 500
nếu không ks = 1 nếu không ks = 1
Có thể lấy (1 - 6..) = 0,95 cho tiết diện chữ nhật và (1 - 8..) = 0,93 cho tiết diện tròn

Với:
b: cạnh nhỏ (b<h) (m) ; D: đường kính cột (m); As : tổng tiết diện thép (m2)
fcd = fck / 1,5 và fyd = fyk / 1,15 (MPa) ;  = As / Ac  3% ;  = d’ / b  0,3: lớp bảo vệ tương đối

3. Ví dụ minh họa – Bài tập 3 - Cấu kiện chịu nén đúng tâm
Lực từ sàn trên truyền xuống một cột như sau: NG= 1390 kN (tải thường xuyên), NQ = 1000 kN
(tải thay đổi).
Tiết diện cột không đổi : 45*40 cm2, chiều cao không giằng (clear height) của cột 2,1m
Bê tông C25/30. Thép : S 500A. Chiều dầy lớp bêtông bảo vệ: cnom = 3 cm
1/ Tính toán thép dọc chính. Bước đầu: vấn đề chiều cao giới hạn và uốn dọc (do nén lệch tâm)
sẽ không được đề cập.
Bước tiếp theo (áp dụng trong thực tế): có tính đến sự tồn tại của uốn dọc.
2/ Chọn thép ngang. Vẽ sơ đồ cốt thép

22
Chương 6: Tiết diện chịu uốn (dầm, sàn)
1. Lý thuyết tính toán, TTGH 1 (ULS)

- Giả sử bêtông chịu nén ở phần trên của tiết diện. Do bêtông chịu nén tốt, phần cốt thép
chịu nén trở nên không cần thiết. Nguyên lý cơ bản là cốt thép chỉ được bố ở nơi tiết
diện chị kép. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cốt thép sẽ đặt ở tiết diện chịu nén để
tang hiệu quả làm việc của tiết diện.
- Bêtông chịu kéo ở phần dưới sẽ bị nứt, do đó sẽ được bỏ qua trong quá trình tính toán.

Có hai khả năng phá hủy: cơ chế A (cốt thép, εs = εud) hoặc cơ chế B (bêtông, εc =
0,35%).
1.1.Phá hủy theo cơ chế A:

Hình 19: Tiết diện chịu uốn – Cơ chế A

23
1.2.Phá hủy theo cơ chế B:

Hình 20: Tiết diện chịu uốn – Cơ chế B

1.3.Thực tế tính toán:

- Tiết diện đạt đến trạng thái giới hạn khi biến dạng cốt thép đạt biến dạng cho phép εud.
- Khi lực tác dụng tăng lên, phần bêtông chịu nén cũng tăng lên, trục trung hòa đi xuống.
Tiết diện đạt trạng thái phá hủy khi đồng thời biến dạng của thép đạt εud và biến dạng
của bêtông đạt 0,35%.
- Khi lực tăng hơn nữa: diện tích phần bêtông chịu nén cũng tăng lên, trục trung hòa đi
xuống. Tiết diện đạt trạng thái phá hủy khi biến dạng của bêtông đạt 0,35% và biến dạng
của thép εs < εud
- Khi lực tác dụng còn lớn hơn nữa: diện tích phần bêtông chịu nén cũng tăng lên, trục
trung hòa đi xuống. Tiết diện đạt trạng thái phá hủy khi biến dạng của bêtông đạt 0,35%
và biến dạng của thép εs < εud.

24
2. Tiết diện chữ nhật chỉ cần cốt thép chịu kéo, TTGH 1 (ULS)

Hình 21: Sơ đồ làm việc tiết diện chịu uốn

  0.81   0 .8   0.75
 G  0.416  G  0 .4  G  0.389
Hình 22: Ba mô hình tương đương của bêtông

d
Lực chịu được bởi bêtông: Nc   f cd ( y) b( y)dy
0

d
Với tiết diện chữ nhật : N c  b. .d  f cd ( y )dy
0

Với vị trí trục trung hòa so với mặt trên của tiết diện: y = α.d
 N c  b. .d .. f cd

Cánh tay đòn Z từ Nc đến As1 : Z  d   G . .d

25
N s  As  s
N c  bw . y .. f cd

 F  0 N  N   b y f
s c w cd

 M/  0 M  N Z   b
As Ed c w y f cd (d   G y )

Gọi: M Ed

b d 2 f cd

     (1   G )
Giải phương trình bậc 2 trên đây theo biến α cho ta nghiệm sau:

1 G
 * (1  1  4 )
2G 

Ghi chú : Nếu lấy quan hê ứng suất – biến dạng của bêtôtng là biểu đồ hình chữ nhật, ta
có Ψ= 0,8 ; δG = 0,4:
   1,25 * (1  1  0,2 )

Cốt thép dọc có thể được tính:

M Ed  bw d f cd
As1  
z  s1  s1

Để biết giá trị của σs1, cần xác định giá trị của biến dạng εs1. Biến dạng εs1 có thể được xác
định từ α theo nguyên lý Thales.
α = y/ d = εc / (εc + εs1)

 Nếu α ≤ αlim = 0,618 => εs1 > εse = 0,217% => cốt thép chịu kéo làm việc hiệu quả.
Nếu sử dụng biểu đồ dẻo ngang của thép, có thể lấy:
σs1 = fyd.

Đồng thời, để đảm bảo biến dạng của cốt thép không vượt quá biến dạng cực hạn
cho phép (εs1 ≤ εud ), cần kiểm tra them điều kiện α ≥ αAB
Với αAB tương ứng với εs1 = εud và εc = 0,35%, được tính toán theo Thales, α = y/ d
= εc / (εc + εs1)

Ví dụ, với thép loại B: εud = 0,9*0,5% = 4,5%:


αAB = y/ d = 0,35% / (0,35% + 4,5%) = 0,072.

26
 Nếu α > αlim = 0,618 => εs1 < εse = 0,217% => cốt thép chịu kéo làm việc chưa hiệu
quả, cần them thép chịu nén để nâng trục trung hòa, đưa thép chịu kéo vào vùng dẻo.

3. Tiết diện chữ nhật cần thêm cốt thép chịu nén, TTGH 1 (ULS)

Khi tiết diện có thép kéo làm việc không hiệu quả: εs < εse = 0,217%, nghĩa là cốt thép chịu
kéo còn ở trong giai đoạn đàn hồi, chưa bước sang giai đoạn chảy dẻo, ta thêm cốt thép
chịu nén để làm dịch chuyển trục trung hòa lên phía trên, nhưng chỉ cần đến vị trí εs = εse
= 0,217% là đủ.

Theo nguyên lý Thales, từ Hình 23, ta có thể xác định được:


y = αlim d = 0,618 d

Hình 23: Tiết diện có thêm cốt thép chịu nén để đạt εs = εse

Σ F/x = 0 As2 σs2 + Ψ.y. b. fcd = As1 σs1

Σ M/As1 = 0 => MEd = Ψ.y. b. fcd (d- δG. y) + As2 σs2 (d-d2)

27
Đặt : Ml = Ψ.y. b. fcd (d- δG. y) M Ed  M l
 As 2 
 s 2 d  d 2 

M Ed  M l 0.8 ylim f cd bw
As1  
(d  d 2 ) s1  s1

Với ylim = 0,618 d.

Điều kiện hạn chế cốt thép chịu nén:


Moment chịu bới cốt thép chịu nén không được quá 40% moment tổng (MEd - Ml < 0,4 MEd).
Nếu không, cần chỉnh lại kích thước tiết diện của dầm

4. Tóm tắt cách tính toán tiết diện chịu uốn theo TTGH 1 (ULS)
M Ed
Tính giá trị của moment thu gọn μ 
b d 2 f cd

Tính giá trị của α 1 G


 * (1  1  4 )   1,25 * (1  1  0,2 )
2G 

 Nếu α < αAB <=> εs1 > εAB : cơ chế A (cốt thép bị phá hủy)
Lấy α = αAB (<=> εs1 > εAB ), tính tiết diện cốt thép cần thiết
 AB bw d f cd
As1 
f yd

 Nếu αAB ≤ α ≤ αlim <=> εse ≤ εs1 ≤ εud : cơ chế B, cốt thép chịu kéo làm việc
hiệu quả
M Ed  bw d f cd
As1  
z  s1 f yd

 Nếu α > αlim => ε < εse : cơ chế B, cốt thép chịu kéo làm việc không hiệu quả, cần
thêm cốt thép chịu nén
Chọn α = αlim
Ml = Ψ.y. b. fcd (d- δG. y)

M Ed  M l
As 2 
 s 2 d  d 2 

M Ed  M l 0.8 y lim f cd bw
As1  
(d  d 2 ) s1  s1

28
5. Tính toán tiết diện chữ nhật theo TTGH 2 (SLS)
Với TTGH 2, ứng xử của vật liệu bêtông và cốt thép có thể được coi là đàn hồi tuyến tính,
do đó lý thuyết của sức bền vật liệu có thể được áp dụng trực tiếp.
Để quy đổi diện tích cốt thép ra diện tích bêtông tương đương có cùng biến dạng, ta sử
dụng hệ số αe , với
αe = Es / Ec

Nếu không có thông tin chi tiết, có thể lấy αe = 15. Giá trị này có tính đến sự giảm của Ec
do hiện tượng từ biến.

5.1. Điều kiện để thỏa mãn TTGH 2


Ứng suất trong bêtông và cốt thép không vượt quá các ứng suất cho phép, lần lượt là :
c c
s s

Với  c  k1 f ck  s  k3 f yk

k1 = 0,6 cho những môi trường làm việc XS, XD, XF. Với những môi trường
khác, không cần kiểm tra  c
k3 = 0,8

5.2. Kiểm tra tiết diện chữ nhật theo TTGH 2

b
w

d
2
y
As2

As1

Hình 24: Vị trí trục trung hòa và moment quán tính theo TTGH 2

Vị trí trục trung hòa theo TTGH 2 :


y
bw . y.   e . As1 (d  y )   e As 2 ( y  d 2 )  0
2

Giải phương trình bậc 2 cho ta nghiệm y , gọi là yser cho TTGH 2 (SLS):

As1  e  2 As1 As 2 e  2bw d . As1 e  As 2  e  2bw d 2 . As 2 e  As1 e  As 2 e


2 2 2 2 2

y ser 
bw

Moment quán tính theo TTGH 2

29
I
bw y 3
3

  e . As1 d  y   As 2  y  d 2 
2 2

Điều kiện để thỏa mãn TTGH 2 :

Bêtông :
M ser
c  y  c
I

Cốt thép :
 s  e
M ser
d  y    s
I

Nếu các điều kiện trên được thỏa mãn : kết cấu thỏa mã TTGH 2. Nếu không : cần thiết kế lại
tiết diện theo TTGH 2

5.3. Thiết kế tiết diện chữ nhật theo TTGH 2

Cân bằng lực :

N c  N s1  N s 2  0
bwd c
  As1 s1  As 2 s 2  0
2

Cân bằng moment tính ở vị trí s1


M ser  N c (d  )  As 2 s 2 d  d 2 
y
3

30
c
Thales :  ser 
 c   s1
e  c
 ser 
 e  c   s1

Moment chịu bởi bêtông : d bw   ser 


M c   c  ser 1  d
2  3 
Moment chịu bởi cốt thép chịu nén : M s 2  M ser  M c
 c  ser d  d 2 
 s2  e
Ứng suất trong cốt thép chịu nén :  ser d
M s2
Tiết diện cốt thép chịu nén : As 2 ser 
 s 2 d  d 2 
bw
 c  ser d  As 2 ser s 2
Tiết diện cốt thép chịu kéo : As1ser  2
 s1

6. Tổng kết ULS và SLS :


As1  max  As1 ; As1ser 
As 2  max  As 2 ; As 2 ser 

7. Điều kiện liên quan đến cấu tạo :

 f 
As ,min  max 0.26 ctm bw d ; 0.0013 bw d 
 f yk 

As max  0.04 Ac

8. Ví dụ minh họa

– Bài tập 4: Không cần thép chịu nén, kiểm tra theo TTGH 2 (SLS)
Dầm bên trong nhà, kết cấu loại S4 (thông dụng).
Tiết diện: chiều cao 50 cm, chiều rộng 25 cm. Vật liệu: Bêtông C30/37; Thép S 500 B
Lực tác dụng:
- Moment do tải trọng thường xuyên: 125 kN.m
- Moment do tải trọng thay đổi: 50 kN.m

a/ Tính thép dọc theo TTGH 1 và TTGH 2.


Giả thuyết: hê số quy đổi thép – bêtông lấy bằng 15
b/ Kiểm tra các điều kiện cấu tạo (As min, max)
c/ Chọn thép, bố trí thép (vẽ sơ đồ) .

– Bài tập 5: Không cần thép chịu nén, thiết kế theo TTGH 2 (SLS)
Dầm bên ngoài của nhà, nằm sát biển. Kết cấu loại S4 (thông thường).

31
Tiết diện : chiều cao 60 cm, chiều rộng 30 cm. Vật liệu: Bêtông C30/37, Thép S 500 B
Lực tác dụng:
- Moment do tải trọng thường xuyên: 240 kN.m
- Moment do tải trọng thay đổi: 96 kN.m

a/ Tính thép dọc theo TTGH 1 và TTGH 2.


Giả thuyết: hê số quy đổi thép – bêtông lấy bằng = 15
b/ Kiểm tra các điều kiện cấu tạo (As min, max)
c/ Chọn thép, bố trí thép (vẽ sơ đồ).

– Bài tập 6: Cần thép chịu nén, thiết kế theo TTGH 2 (SLS)
Dầm của một bể bơi, kết cấu loại S4 (thông thường).
Tiết diện : chiều cao 50 cm, chiều rộng 25 cm. Vật liệu: Bêtông C30/37, Thép S 500 B
Lực tác dụng:
- Moment do tải trọng thường xuyên: 160 kN.m
- Moment do tải trọng thay đổi: 95 kN.m

a/ Tính thép dọc theo TTGH 1 và TTGH 2.


Giả thuyết: hê số quy đổi thép – bêtông lấy bằng = 15
b/ Kiểm tra các điều kiện cấu tạo (As min, max)
c/ Chọn thép, bố trí thép (vẽ sơ đồ).
d/ Đề xuất phương án tối ưu hóa dầm.

32
9. Tiết diện chữ T chịu uốn

Trong một số trường hợp, ví dụ sàn bêtông chịu nén, liên kết giữa dầm và sàn có thể được coi
như tiết diện hình chữ T và khi đó, khả năng chịu lực của tiết diện lớn hơn so với tiết diện chữ
nhật của dầm.

8.1. Xác định các kích thước tiết diện chữ T

beff
As 2 d2
hf

h d

As1

bw

Hình 25: Tiết diện chữ T

beff
beff1 beff2
hf

bw
b1 b1 b2 b2

Hình 26: Xác định kích thước tiết diện chữ T từ dầm và sàn

Bề rộng cánh của tiết diện chữ T (beff) được xác định theo Hình 26 :
beff   beff ,i bw  b
beff ,i  0,2bi  0,1L0  0,2 L0
beff ,i  bi

L0 là khoảng cách giữa hai vị trí moment bằng 0.

33
L0 = 0,15 (L1+L2)
L0 = 0,85 L1 L0 = 0,7 L2 L0 = 0,15L2+L3)
L1 L2 L3
Hình 27: Xác định chiều dài L0

8.2. Tính toán tiết diện chữ T

Xác định vị trí trục trung hoà luôn là bước quan trọng trong tính toán. Có 3 khả năng xảy ra :

As1 As1 As1

trái1: trường hợp 1 ; Ở giữa cas


Hình 28: Bêncas limite
: vị trí cas: trường
ranh giới sàn-dầm ; Bên phải 2 hợp 2.

Để xác định vị trí trục trung hòa nằm trong bản sàn (trường hợp 1) hay trong dầm (trườn hợp
2), ta tính toán khả năng chịu lực của tấm sàn nếu trục trung hòa nằm ở ranh giới giữa sàn và
dầm (Hình 28, ở giữa). Nếu moment của phần bêtông chịu nén trong sàn lớn hơn moment tác
động của ngoại lực, trục trung hòa sẽ nằm trong bản sàn (trường hợp 1). Ngược lại, nếu moment
của phần bêtông trong sàn không đủ để cân bằng với moment tác động của ngoại lực, một phần
bêtông trong dầm sẽ được huy động thêm, do đó, trục trung hòa sẽ nằm trong dầm (trường hợp
2).

Moment chịu được bởi bản sàn, công thức tổng quát :
M uT  beff heff f cd (d   G heff ).

Tuy nhiên riêng với bản sàn trong tiết diện chữ T, Eurocode 2 cho phép phân bố ứng suất của
bêtông là đều trên bản sàn, do đó ta có :
M uT  beff heff f cd (d  0,5 heff ).

a) Trường hợp 1 : bản sàn đủ sức chịu MEd:


MEd ≤ MuT
Trục trung hòa do đó nằm trong bản sàn. Chỉ phần bêtông chịu nén được tính đến, trong
khi phần bêtông chịu kéo bị bỏ qua. Vì vậy, tiết diện chữ T trong trường hợp này tương
đương một tiết diện chữ nhật chiều rộng beff và chiều cao h (Hình 29).

34
Hình 29: Trường hợp 1: trục trung hòa nằm trong bản sàn.

b) Trường hợp 2 : bản sàn không đủ sức chịu MEd :


MEd > MuT
Một mình bản sàn không đủ sức chịu moment ngoại lực, cần sử dụng thêm phần
bêtông trong dầm. Trục trung hòa do đó nằm trong dầm.
Trong quá trình tính toán, phần bêtông chịu kéo bị bỏ qua, tiết diện sẽ được chia thành
2 tiết diện ảo : tiết diện 1 và 2.

As 2  As 2.2

As1  As1.1  As1.2

Hình 30: Trường hợp 2: trục trung hòa nằm trong dầm.

Tiết diện 1: làm việc như tiết diện chữ nhật bề rộng (beff – bw) và chiều cao h.
Moment chịu được bởi tiết diện : M  (b  b )h f (d  0,5 h )
uT eff w eff cd eff

35
beff  bw

f cd
N c1
hf 1 hf


z f  d 1 0 ,5h f 
As11  s  s1 
N s11
M u1 diagramme
Ứng suất efforts normaux
Lực dọc
des contraintes

Hình 31: Tính toán tiết diện 1

M u1
N s11  N c1 
zf
M u1
As11 
b
eff  bw h f f cd hoặc As11 
 h 
 s1.1  d  f  s1.1
 2 

Tiết diện 2: làm việc như tiết diện chữ nhật bề rộng bw và chiều cao h. Moment phải chịu bởi
tiết diện 2 :
M u 2  M Ed  M u1

Tính toán như với thiết diện chữ nhật : M u2


u 2 
bw d 2 f cd

Nếu không cần cốt thép chịu nén : 0.8bw u 2 df cd


- As1.2 
 s1.2

- Nếu cần cốt thép chịu nén : M Ed  M l


As 2.2 
 s 2.2 d  d 2 

M Ed  M l 0.8 y f cd bw
As1.2  
(d  d 2 ) s1.2  s1.2
Kết hợp cả hai tiết diện : As 2  As 2.2 As1  As1.1  As1.2

8.3.Điều kiện liên quan đến cấu tạo :

 f 
As ,min  max 0.26 ctm bw d ; 0.0013 bw d 
 f yk 
As1  As 2  As ,max  0,04 Ac

36
8.4.Ví dụ minh họa – Bài tập 7 – Dầm chữ T
Dầm bên ngoài của nhà, nằm sát biển. Kết cấu loại S4 (thông thường).
Tiết diện: chiều cao 50 cm, chiều rộng tổng 60 cm, chiều cao sàn 15 cm, chiều rộng dầm 40
cm. Vật liệu: Bêtông C30/37, Thép S 500 B
Lực tác dụng:
- Moment do tải trọng thường xuyên: 250 kN.m
- Moment do tải trọng thay đổi: 155 kN.m

a/ Tính thép dọc theo TTGH 1 và TTGH 2.


Giả thuyết: hê số quy đổi thép – bêtông lấy bằng 15
b/ Kiểm tra các điều kiện cấu tạo (As min, max)
c/ Chọn thép, bố trí thép (vẽ sơ đồ).

37
Chương 7: Tiết diện chịu cắt
1. Lý thuyết tính toán

1.1.Tổng quan

Hình 32: Phát triễn vết nứt trong dầm không được gia cường đúng để chịu lực cắt.
p

h d z

p
y
x

L  10 z
L
p = 5 pz
2

diagramme de l'effort tranchant


Biểu đồ lực cắt
L
p
2 pL2
8
M

diagramme du moment de flexion


Biểu đồ moment

Hình 33: Nội lực V và M trong dầm chịu tải trọng phân bố

38
p Fcd p

M V
h d z  0 ,9d F V h
td

Hình 34: Tác dụng đồng thời của V và M trên một tiết diện.

Hình 35: Ứng suất chính ở một phần tử trong dầm và sự phát triễn vết nứt.

1.2.Mô hình giàn ảo Ritter Morsch


Dầm bêtông cốt thép có thể được mô hình như một dàn gồm nhiều thanh chịu kéo và nén
khác nhau. Mô hình này dựa trên cơ sở lý thuyết thanh kéo-nén (“strut and ties”). Theo lý
thuyết này, có rất nhiều khả năng khác nhau để thiết lập hệ dàn ảo: góc giữa các hanh bụng
chịu nén với phương ngang (φ), góc giữa các thanh bụng chịu kéo với phương ngang (α)
có thể thay đổi. Thực nghiệm chỉ ra rằng trong thực tế, giá trị của góc giữa các thanh bụng
chịu nén với phương ngang (φ) thay đổi theo giá trị của tải trọng. Tuy nhiên, trong áp
dụng, để đơn giản hóa, giá trị của φ thường được lấy là 45° (Hình 36).

Thanh chịu nén (bêtông và có thể thép dọc) Thanh bụng chịu nén
membrure comprimée (béton et aciers éventuels) bielles de béton comprimées
(bêtông) Nbc

Z
45° 

Ns
armatures longitudinales tendues armatures d'âme tendues
thép dọc chịu kéo thép bụng chịu kéo

Hình 36: Giàn ảo Morsch với φ = 45°

Trong trường hợp thông thường, khi cốt đai được đặt thẳng đứng: α = 90°.

1.2.1. Sự làm việc của phần bêtông chịu nén


Mục tiêu là bêtông chịu được lực nén trong các thanh bụng chịu nén (Fc).

39
A Nbc

H Fc
Vu
Z


45°
O
Ns
Z Z cotg 

Hình 37: Cân bằng một phần của lực cắt Vu bằng lực trong bêtông Fc.

Z (1  cotg  )
OH 
2
 b bZ (1  cotg
Z (1  ) )
 cotg
cc b0c OH
Fc F  c c0 0
b0 OH
22
Fc
Cân bằng theo phương thẳng đứng: Vu 
2
2Vu V 2 2 b
 c   u 
b0 Z (1  cotg  ) b0 Z 1  cotg  1  cotg 

1.2.2. Sự làm việc của phần cốt đai chịu kéo


Xét một tam giác hình thành bởi: thép dọc chịu kéo (cạnh dưới), thanh bụng chịu nén (bêtông)
và một thanh bụng chịu kéo (thép đai). Chiều dài theo phương ngang của môđun này là (Z +
Z cotg α). Mục tiêu là tìm hiểu cần bao nhiêu thanh cốt đai (đã chọn tiết diện) để chịu được
lực kéo trong các thanh bụng (Fst)

Fst
Nbc

st st st Vust st
Fc
At

Ns 

Z (1 + cotg )
Fst
Fst
Hình 38: Cân bằng một phần của lực cắt Vu bằng lực trong thép đai Fst.

40
Z (1  cotg  )
Số lượng cốt đai trong một môđun: n
st

Cân bằng theo phương thẳng đứng: Fst sin  = Vu

Fst Vu  u st
 st   
n At sin  Z 1  cot   At b0 d At sin  Z 1  cot  
st

1.3.Lực cắt giảm thiểu :


Giả sử VEd là lực cắt lớn nhất trên dầm. Thông thường, với dầm chịu tải trọng phân bố, VEd
nằm ở gối tựa.
Trên thực tế, một phần của lực phân bố xung quanh gối tựa được truyền trực tiếp vào gối tựa
(cột, tường) theo một góc 45°, do đó không gây cắt trên dầm. Khi thiết kế dầm chịu lực cắt,
ta có thể bỏ qua phần lực đã được truyền trực tiếp vào gối tựa, để tính toán lực cắt giảm thiểu
(reduced).
pu

diagramme de chargement sollicitant la poutre

a1 Ln
Leff
VEd d

V Ed ,nu

V Một phần lực phân bố được truyền thẳng vào gối tực (cột, tường).
Hình 39: transmissions directes: clause 6.2.1(8)
Ed ,r

z cot  décalage: clause 6.2.3(5)


1.4.Trình tự tính toán tiết diện chịu cắt effort tranchant RDM

Tính kực cắt giảm thiểu VEd, reduced


Kiểm tra khả năng chịu diagramme
cắt của tiết diệntranchant
d'effort trong trường hợp
de calcul không có cốt thép ngang VRdc:
(sollicitant)
- Nếu VRdc > VEd,redd e => bêtông đủ sức chịu lực cắt
- pour déterminer l'épure des espacements
s cours d'armatures d'âme mà không cần thêm cốt đai
- Nếu VRdc < VEd,red => bêtông đủ không sức chịu lực cắt, cần thêm cốt đai để chịu lực
- pour vérifier la résistance à la compression des bielles

cắt

a. Tính toán VRdc:


VRd ,c  max vmin  k1 cp  ; C Rd ,c k 100  l f ck   k1 cp  bw d

13

 
 200 
k  min 1  ; 2 d theo mm
 d 

41
Asl
l   0,02
bw d

N Ed
 cp   0,2 f cd
Ac

Các giá trị khuyên dùng bởi Eurocode 2 (những giá trị này cũng có thể được đề xuất khác theo
từng Phụ lục quốc gia):
νmin = 0,035 k3/2 fck1/2 ; CRd,c = 0,18/γc ; k1 = 0,15

b. Trường hợp nếu VRdc < VEd,red , cần thêm cốt đai để chịu lực cắt :

Khả năng chịu cắt của tiết diện : VRd = min (VRds , VRdmax )

- Với VRdmax là khả năng chịu cắt cho tới phá hủy của bêtông chịu nén trong các thanh
bụng
sin 2
VRd ,max   cw bw z 1 f cd
2

ν1 = 0,6 với fck <60 MPa


ν1 = 0,9 - fck /200>0,5 với fck >60 MPa

- Với VRds là khả năng chịu cắt cho tới phá hủy của cốt thép chịu kéo trong các thanh
bụng :

Asw
VRd ,s  Vwd  zf ywd cot 
s

Ta thiết kế để cốt thép chịu được lực cắt VEd,red, nghĩa là : VEd,red < VRds
Do đó ta có :
Asw ,max . f ywd 1
  cw . 1.bw f cd
bw s 2
Từ đó, nếu chọn trước đường kính cốt đai muốn sử dụng (thông thường 6 hay 8mm), ta có
được Asw. Từ công thức trên, ta có thể tính được khoảng cách giữa các cốt thép ngang ở đầu
dầm (để chịu được lực cắt VEd,red):

0.9d f yd sin   cos  


s1  Asw
VEd
Về cấu tạo, khoảng cách cốt đai đầu tiên kể từ mặt gối tựa :
 h  s 
s0  min sup  ;70mm ; 1 
 6  2

2. Phân bố các cốt ngang tiếp theo theo phương pháp tổng quát của EC2:

42
Ta có thể phân bố cốt đai toàn dầm với khoảng cách s1 ở trên, tuy nhiên cách này không
kinh tế vì lực cắt ở giữa dầm nhỏ hơn ở đầu dầm. Ta có thể sử dụng phương pháp phân bô
theo EC 2 trình cho các cốt đai tiếp theo. Trình tự:

 s0 và s1 được tính toán như trên


d
 Số lần lặp cốt ngang n được tính toán theo : n
s1
 Hoành độ cộng dồn tại vị trí cốt ngang vừa đặt : xcd = (s0 + n s1)

 Tính toán lại lực cắt tại vị trí (s0 + n s1) + si

V Ed  V Edeff  pu a  xcd  si 
0.9df yd (sin   cos  )
si  Asw
V Ed

 Tiếp tục lặp lại quá trình này cho toàn bộ dầm

3. Những điều kiện liên quan về cấu tạo

 Tỉ lệ cốt thép ngang tối thiểu:


Asw 0.08 f ck
w    w,min 
bw s f yk

 Khoảng cách tối đa giữa các thép ngang, tính theo tỉ lệ thép tối thiểu:
Asw
smax 
bw sin   w

 Khoảng cách tối đa giữa các thép dọc:


sl ,max  0.9 d ; h  250 mm
sl ,max  0.75d

4. Ví dụ áp dụng – Bài tập 8

43
Chương 8: Tiết diện chịu chịu nén lệch tâm – phần nâng cao
1. Tổng quan về sự làm việc của cột

(Nguồn: D. Ricotier 2012)

Hình 40: Thí nghiệm trên cột với nhiều cách bố trí cốt thép khác nhau.

Kết quả thí nghiệm trình bày ở trên cho ta: N2 < N1 <N3 < N4
Kết quả này chỉ rõ ảnh hưởng của uốn dọc, đồng thời của tiết diện cột và của tiết diện cốt thép.
Để hạn chế uốn dọc của cốt thép, khoảng cách giữa các thép đai cần được bố trí hợp lý.

2. Phương pháp tính toán có kể đến ảnh hưởng của uốn dọc

1.1.Xác định độ lệch cho tính toán cột


Độ lệch của lực tác dụng lên cột được chia làm hai loại:
- Độ 1 (thông thường):
Độ lệch do kết cấu, biết trước: do moment, … e0
Độ lệch do sai số thi công, không biết trước được: ei
e1 = e0 + ei
- Độ 2 (second order): độ lệch gây ra do uốn dọc: e2

Tính toán tiết diện theo kéo/nén-uốn đồng thời, với độ lệch tổng cộng etot = e1 + e2

1.1.1. Sai số do thi công:


Độ lệch này phải được tính đến trong TTGH 1 (ULS), không cần tính trong TTGH 2
(SLS)
ei =l0 / 400

l0: chiều dài uốn dọc.

44
Trong trường hợp cột của nhà dân dụng thông thường, có thể lấy: l0 = 0,7l
Với: l: chiều dài thông tầng (clear height) của cột

1.1.2. Độ lệch tối thiểu


Độ lệch tổng cộng tối thiểu cho tính toán nén-uốn đồng thời:
 h
etot ,min  max  20mm ; 
 30 

h: chiều cao (kích thước lớn nhất) của tiết diện

1.1.3. Độ lệch do uốn dọc


Để tính toán uốn dọc, Eurocode 2 có giới thiệu phương pháp tổng quát và sau đó 2
phương pháp đơn giản hóa từ phương pháp này.
- Phương pháp theo độ cứng
- Phương pháp theo độ uốn
Ở đây chỉ phương pháp theo độ uốn được trình bày.
Tính toán uốn-nén đồng thời với lực nén NEd và moment MEd = MEd,1 + M2

 MEd,1 : Moment cấp độ một, MEd,1 = NEd . e1

• e1 = e0 + ei : độ lệch do cấp độ 1
• độ lệch : e0 = MEd / NEd
• M2 : Moment cấp độ hai, M2 = NEd . e2
1 𝑙02
• e2 : độ lệch do cấp độ 2, 𝑒2 = 𝑟 𝑐
• trường hợp thông thường : c = 2
1/r : độ cong uốn dọc, được xác định như sau :

1 1
= 𝐾𝑟 𝐾𝜑
𝑟 𝑟0

1 𝜀𝑦𝑑
=
𝑟0 0,45 𝑑
𝑓𝑦𝑑
𝜀𝑦𝑑 =
𝐸𝑠
𝑛𝑢 − 𝑛
𝐾𝑟 = ≤1
𝑛𝑢 − 𝑛𝑏𝑎𝑙

𝑁𝐸𝑑
𝑛=
𝐴𝑐 𝑓𝑐𝑑

𝑛𝑏𝑎𝑙 = 0,4
𝐴𝑠 . 𝑓𝑦𝑑
𝑛𝑢 = 1 + 𝜔 𝜔=
𝐴𝑐 𝑓𝑐𝑑

As : tiết diện tổng của cốt thép. Do đó, theo phương pháp này, phải chọn trước diện
tích cốt thép As.

45
Kφ : hệ số tính đến vấn đề từ biến

𝐾𝜑 = 1 + 𝛽. 𝜑𝑒𝑓 ≥ 1

𝑓𝑐𝑘 
𝛽 = 0,35 + −
200 150
φef: hệ số từ biến. Nếu ảnh hưởng của từ biến có thể được bỏ qua, có thể lấy φef = 0.

1.2.Truyền tải từ sàn, dầm vào cột, tường

Hình 41: Hệ số truyền tải vào gối tựa để tính đến tính liên tục của dầm, sàn.

3. Phương pháp xác định cốt thép bằng biểu đồ tương tác (M-N)
Với uốn-nén đồng thời, phương pháp cho ra kết quả chuẩn nhất là phương pháp sử dụng biểu
đồ tương tác Moment và lực nén (M-N)

46
Tiết diện chủ nhật, cốt thép đối xứng. Với d’=0,1h; fyk = 500MPa

Hình 42: Biểu đồ tương tác để xác định cốt thép trong nén lệch tâm phẳng (nguồn: J. Roux ,
« Pratique de l’EC2 »).

47
Tiết diện chủ nhật, cốt thép đối xứng, với fyk=400 Mpa ; khoảng cách giữa các cốt thép
As1 và As2 là 0,75h;

Hình 43: Biểu đồ tương tác để xác định cốt thép trong nén lệch tâm phẳng, với fyk/γs = 348
MPa (nguồn: J. Roux , « Pratique de l’EC2 »).

Cách sử dụng biếu đồ:


- Tính toán μ và ν
- Từ các giá trị của μ và ν, dựa trên biếu đồ xác định ρ
- Từ giá trị của ρ, tính toán tiết diện cốt thép As. Lưu ý, cốt thép As ở đây tương ứng với
cốt thép theo 1 phương (phương có nén lệch tâm phẳng).

48
4. Cột chịu nén lệch tâm theo hai phương

Tiết diện chịu nén lệch tâm phẳng khi điẩm đặt lực không nằm trong một phương chíu của tiết
tiện.

Hình 44: Tiết diện bị nén lệch tâm đồng thời bởi e y và e z

4.1. Phương pháp đơn giản

Có thể tính toán riêng rẻ như tiết diện chịu nén lệch tâm trong mỗi phương chính của tiết
diện. Đối với độ lệch tâm do sai số thi công, ta chỉ lấy trong phương mà nó có ảnh hưởng bất
lợi nhất.

Không cần phải kiểm tra gì thêm nếu độ mảnh của cột thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau :

và các độ lệch tương đối e z/h và e y/b (Hình 48) thỏa mãn :

hay

với :
 b, h chiều rộng và chiều cao của tiết diện
 b eq = i y · √12 và h eq = i z · √12 với tiết diện chữ nhật tương đương
 λy, λz (=l 0/i ) các hệ số đội mảnh theo phương y và z
 i y, i z bán kính xoắn lần lượt cho các trục y và z
 e z = M Edy / N Ed ; độ lệch theo phương z
 e y = M Edy / N Ed ; độ lệch theo phương y
 M Edy moment tính toán theo phương y, tính đến kể cả moment do uốn dọc
 M Edz moment tính toán theo phương z, tính đến kể cả moment do uốn dọc
 N Ed lực dọc trong tổ hợp tải trọng được xét đến.

49
4.2. Phương pháp tổng quát

Khi những điều kiện nêu trên không được thỏa mãn, cần tính tiết diện chịu nén lệch tâm hai
phương trong đó có kể đến ảnh hưởng của uốn dọc trong mỗi phương. Khi tính toán chi tiết với
độ chính xác cao không được yêu cầu, có thể áp dụng điều kiện đơn giản hóa sau:

Với :
 M Edz/y là moment theo phương xét đến, có kể đến moment do uốn dọc
 M Rdz/y là moment chịu đựng được của tiết diện trong phương xét đến
 a là số mũ :
- với tiết diện tròn hoặc elipse : a = 2
- với tiết diện chữ nhật

có thể nội suy cho những giá trị nằm giữu những giá trị trên

 N Ed lực dọc tính toán do ngoại lực


 N Rd = A cf cd + A sf yd, lực dọc chịu được của tiết diện

Với :
 A c tiết diện bêtông
 A s tiết diện cốt thép dọc.

50
Chương 9: Tiết diện chịu xoắn
Thông thường, với kết cấu siêu tĩnh (trường hợp của BTCT), sự ổn định của kết cấu không bị
quyết định bới khả năng chịu xoắn. Với các trường hợp thông thường, không cần tính đến các
ngoại lực xoắn với các TTGH, mà chỉ cần đặt lượng thép tối thiểu để đảm bảo yêu cầu
chống xoắn của tiết diện. Do đó, cần đặt lượng thép dọc và ngang tối thiểu để hạn chế sự nứt
của tiết diện.

1. Phương pháp tính toán


Khi cần thiết phải tính toán (trường hợp vách cứng, lõi cứng), có thể áp dụng quy trình như
sau. Với một tiết diện chịu moment xoắn TEd (Hình 48)

mặt trung bình của vách


mặt ngoài của tiết diện, chu
vi u

Lớp bêtông bảo vệ

Hình 45: Tính toán tiết diện chịu xoắn

Dòng ứng suất cắt gây ra do moment xoắn TEd:

Lực cắt V Ed,i trong vách i gây ra do moment xoắn TEd:

Với :
* T Ed là moment xoắn tính toán
* A k diện tích bên trong của mặt trung bình, kể cả phần rỗng
* τt,i ứng suất cắt gây ra do xoắn trong vách i
* t ef,i chiều dầy của vách ảo, có thể lấy bằng A /u , nhưng không nhỏ hơn 2 lần khoảng
cách giữa bề mặt ngoài và trục của cốt thép dọc ; Trong trường hợp tiết diện rỗng, t ef,i
không được quá chiều dầy của vách.
* A là diện tích tổng của tiết diện, kể cả phần rỗng
* u chu vi ngoài của tiết diện
* z i chiều dài của vách i .

2. Tiết diện cốt thép ngang


Trong trường hợp tiết diện rỗng có cùng hình dạng với tiết diện đặc (như trong Hình 48), ứng
suất cắt do moment xoắn có thể được cộng dồn với ứng suất cắt do lực cắt gây ra, giá trị góc

51
nghiêng θ của các thanh nén ảo trong bêtông có thể được lấy cùng giá trị. Tính toán vách do đó
được tính toán như với cấu kiện chịu cắt.

Sức chịu của một tiết diện chịu đồng thời lực cắt và xoắn bị giới hạn bởi cường độ chịu nén
của các thanh nén ảo của bêtông. Để không vượt quá cường độ này, cần kiểm tra điều kiện :

Với :
* T Ed moment xoắn tính toán
* V Ed lực cắt tính toán
* T Rd,max sức chịu xoắn tính toán, được tính bới :

* V Rd,max, ν và αcw được xác định như trong phần tiết diện chịu cắt

3. Tiết diện cốt thép dọc


Tiết diện cốt thép dọc ΣA sl có thể được tính theo công thức:

Với :
* u k chu vi của diện tích A k
* f yd giới hạn đàn hồi tính toán của cốt thép dọc A sl
* θ góc của những thanh ảo chịu nén trong bêtông (trong tính toán lực cắt).

Thông thường, tốt nhất là phân bố cốt thép dọc theo chiều dài z i, tuy nhiên với những tiết
diện nhỏ, có thể tập trung cốt dọc vào các góc.

4. Tiết diện chữ nhật


Với những tiết diện đặc hình chữ nhật, chỉ cần cốt thép tối thiểu nếu điều kiện sau được thỏa
mãn :

Với:
* T Rd,c moment xoắn gây nứt, có thể được tính toán bằng cách lấy τt,i = f ctd
* V Rd,c tính như phần tiết diện chịu cắt.

52
Chương 10: Cắt thép

1. Sự cần thiết và nguyên lý của việc cắt thép


Cốt thép được tính ở những chương trước là cho những tiết diện có nội lực lớn nhất, trong khi
những tiết diện khác có nội lực nhỏ hơn. Để tiết kiệm cốt thép, cốt thép sẽ được đặt ít hơn ở
những tiết diện ít nguyên hiểm. Đó là nguyên tắc của việc « cắt thép » (hay « dừng thép »).

Hình 46: Cốt thép ở những tiết diện có nội lực lớn nhất.

1.1.Nguyên tắc
Những nguyên tắc cơ bản được trình bày trong Hình 47 :
1. Cốt thép luôn được dừng theo cách đối xứng
2. Với thép lớp dưới : dừng cốt thép phía trên trước
3. Với thép lớp trên : dừng cốt thép phía dưới trước
4. Nếu cả một lớp không được dừng tòan bộ : dừng cốt thép bên trong trước, các cốt thép
ở góc cuối cùng
5. Những thanh ở góc thông thường không được dừng.

Hình 47: Nguyên lý dừng cốt thép

1.2.Quá trình thực hiện


Vẽ biểu đồ bao moment theo hoành độ của dầm x.
Dịch chuyển biểu đồ bao ra bên ngoài một khoảng cách al để tính đến anh hưởng của lực cắt.
Giá trị của al được xác định :
- Sàn : al = d
- Dầm : al = 0,45d

53
Hình 48: Vẽ biểu đồ bao moment (trái) ; dịch
chuyển biểu đồ bao ra bên ngoài một khoảng cách al

Hình 49: Ví dụ trên một dầm nhiều nhịp : biểu đồ bao ban đầu (C, nét đứt) và sau khi được
dịch chuyển (C’, nét liền)

54
Tính toán khả năng chịu moment của cốt thép bằng công thức đơn giản hóa :
Ms = Fs1. Z, với Z = 0,9d

Tính toán khả năng chịu moment của cốt thép : M = As fyd . Z , với Z là cánh tay đòn của cốt
thép, lấy gần đúng Z=0,9d. Lớp Lớp 2

Công thức đơn giản hóa

Hình 50: Tính toán khả năng chịu moment của cốt thép: Ms = Fs1. Z, với Z = 0,9d

Vẽ biểu đồ bao khả năng chịu lực của cốt thép, có tính đến chiều dài neo thép lbd. Theo nguyên
lý sức chịu tải phải lớn hơn ngoại lực tác dụng, biểu đồ bao khả năng chịu lực phải luôn nằm
bên ngoài biểu đồ bao do ngoại lực tác dụng (MEd).

55
Lớp 1 Lớp 2

Xác định chiều dài neo thép của thanh sẽ


bị dừng (thanh 2)

Lớp 1 Lớp 2

Nối liền hai điểm để xác định biểu đồ bao


khả năng chịu lực của tiết diện

Biểu đồ bao khả năng chịu lực của dầm phải luôn
nằm bên ngoải biểu đồ bao của lực tác dụng

Hình 51: Vẽ biểu đồ bao khả năng chịu lực của cốt thép, có tính đến chiều dài neo thép lbd

56
A : biểu đồ bao moment từ các tổ hợp tải trọng
B : biểu đồ bao của ngoại lực, có kể đến ảnh hưởng của lực cắt
C : biểu đồ bao khả năng chịu của lực của kết cấu

Hình 52: Ví dụ biểu đồ bao và dừng thép trên một dầm liên tục.

57
Các ký hiệu dùng trong Eurocode

- CHỮ IN HOA :
A Diện dích tiết diện (Area)
E Môđun đàn hồi
G Tải thường xuyên
I Moment quán tính
M Moment uốn
N Lực dọc
Q Tải thay đổi
R Sức chịu của tiết diện hay kết cấu (Resistance)
S Moment tĩnh
SLS trạng thái giới hạn thứ 2 (serviceability)
T Moment xoắn
ULS trạng thái giới hạn thứ 1 (Ultimate)
V Lực cắt

- Chữ thường
a cạnh tiết diện
b chiều rộng
d chiều cao tính toán của tiết diện
e Độ lệch tâm trong tiết diện chịu nén/kéo lệch tâm
f Cường độ của vật liệu
h Chiều cao
i bán kính trong tính toán uốn dọc
k hệ số
l chiều dài, nhịp dầm
m khối lượng
r bán kính
1
độ uốn cong của dầm/cột
r
t bề dầy ; thời gian
u chu vi
y (hoặc x) vị trí của trục trung hòa so với điểm cao nhất của tiết diện
z cánh tay đòn

58
- Chữ Hy Lạp
 hệ số = y/d ; αe : hệ số quy đổi tương đương thép thành bêtông
 hệ số
 hệ số làm việc của vật liệu
 hệ số phân bố lại nội lực khi có xuất hiện khớp dẻo
 biến dạng
 góc
 hệ số độ mảnh
 hệ số ma sát
 hệ số Poisson ; hệ số giảm cường độ chịu cắt của bêtông do nứt
 khối lượng riêng ; tỉ lệ phần trăm cốt thép dọc
 ứng suất vuông góc tiết diện
 ứng suất cắt
 đường kính cốt thép
 hệ số từ biến
 hệ số cho tải trọng thay đổi trong các tổ hợp tải trọng :
 0 cho những giá trị của tổ hợp
 1 cho những tổ hợp với tải thường xuyên lặp lại
 2 cho những tổ hợp với tải trọng gần như thường trực
- Các hệ số (ghi nhỏ bên dưới)
c bêtông
c nén
cr, crit cực hạn (critical)
d dùng để tính toán (design)
eff giá trị hữu dụng cho tính toán (effective)
ext bên ngoài (external)
f sàn chịu nén trong tiết diện chữ T (flange)
fl uốn (flexion)
g liên quan đến tải trọng thường xuyên
h ngang (horizontal)
int bên trong (internal)
k đặc trưng (characteristic)
l dọc (longitudinal)
lim giới hạn (limit)
m trung bình (mean)
max lớn nhất
min nhỏ nhất
nom quy ước (nominal)
s thép (steel)
t ngang, thép đai (transversal)
v khả năng chịu cắt
w bụng trong tiết diện chữ T (web)
y giới hạn chảy dẻo của thép (yeild)
1 thép dọc chịu kéo
2 thép dọc chịu nén

59
Tài liệu tham khảo
[1] Eurocode 2 : EN 1992-1-1 ; Octobre 2005; « Design of reinforced concrete structures, Part
1-1 ».
[2] W.H. Mosley, Ray Hulse, J.H Bungey, « Reinforced Concrete Design: to Eurocode 2», 7th
edition, Macmillan, 2012.
[2] Eurocode 1 (EN 1991): Tải trọng lên kết cấu
[3] TCVN 5574 :2012 (2013), « Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép - tiêu chuẩn thiết kế »
[4] Phụ lục quốc gia Pháp cho EC 2, Annexe nationale française : NF EN 1992-1-1/NA ;
(2007) ; P 18-711-1/NA, ”Calcul des structures en béton, Partie 1-1 : règles générales et
règles pour les bâtiments, Annexe Nationale à la NF EN 1992-1-1 :2005 ».
[5] Tài liệu hướng dẫn áp dụng EC 2, « Recommandations professionnelles – pour
l’application de la norme NF EN 1992-1-1 (NF P 18711-1) et son annexe nationale (NF
P 18-711-1/Eurocode 2, partie 1-1) relative au calcul des structures en béton »
[6] Nguyễn Đìng Cống (2008), « Tính toán thực hành cấu kiện bêtông cốt thép theo tiêu chuẩn
TCXDVN 356-2005», NXB Xây Dựng, 236 trang.
[7] Nguyễn Đìng Cống (2011), « Tính toán tiết diện cột bêtông cốt thép », NXB Xây Dựng,
200 trang.

60
Phụ lục : Bảng diện tích cốt thép (cm2)

Ví dụ : 2 Φ10 = 1,57 cm2

61
Bảng kết hợp các cốt thép đường kính khác
nhau :
Đơn vị tiết diện: cm2

Ví dụ : 4Φ10 (nhìn dọc) + 4 Φ14 (nhìn ngang) = 9,30 cm2

62
63

You might also like