You are on page 1of 6

Phòng GD&ĐT Khoái Châu-Tài liệu tập huấn

Khoái Châu, ngày 22 tháng 8 năm 2017

TẬP HUẤN
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
I. MỤC TIÊU
- Giúp GV hiểu được mục tiêu quan trọng của việc dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh.
- Biết cách tổ chức lớp họ c theo đị nh hướng phát triển năng lực học sinh để
đạt được mục tiêu dạy học.
- Có khả năng tổ chức tốt các hoạt động học tập cho HS theo đị nh hướng
phát triển năng lực học sinh.
II. NHỮNG CĂN CỨ
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành
Trung ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
- Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ GD&ĐT
Quy định về đánh giá học sinh tiểu học.
- Công văn số 1344/SGDĐT-GDTrH-GDTH ngày 18/8/2017 của Sở
GD&ĐT Hưng Yên về việc Hướng dẫn thực hiện Mô hình trường học mới từ năm
học 2017-2018.

III. NỘI DUNG


1. Một số vấn đề chung về năng lực
1.1. Năng lực, năng lực người học
Phạm trù năng lực được hiểu theo những cách khác nhau và mỗi cách hiểu
có những thuật ngữ tương ứng:
- Năng lực (Capcity/Ability) hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng (hoặc
tiềm năng) mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời
điểm nhất định. Chẳng hạn, khả năng giải toán, khả năng nói tiếng Anh...thường
được đánh giá bằng các trắc nghiệm trí tuệ (ability tests)
- Năng lực (Compentence) thường gọi là năng lực hành động: là khả năng
thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ/một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực
nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và sự sẵn sàng hành động.
Năng lực hành động (Compentence): là "khả năng vận dụng những kiến
thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp
Phòng GD&ĐT Khoái Châu-Tài liệu tập huấn

và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống" (Quésbec-Ministere de
I' Education, 2004)
Người học có năng lực hành động về một loại/lĩnh vực hoạt động nào đó cần
hội tụ đủ các dấu hiệu cơ bản sau:
- Có kiến thức hay hiểu biết hệ thống/chuyên sâu về loại/lĩnh vực hoạt động đó.
- Biết cách tiến hành hoạt động đó hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục
đích (bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức/phương pháp thực hiện hành
động/lựa chọn được các giải pháp phù hợp....và cả các điều kiện, phương tiện để
đạt được mục đích).
- Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện
mới, không quen thuộc.
1.2. Năng lực của học sinh
Là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ...phù
hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện
thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho
chính các em trong cuộc sống.
Từ định nghĩa trên, có 3 dấu hiệu quan trọng cần được giáo viên, phụ huynh
học sinh lưu ý:
- Năng lực của học sinh phổ thông không chỉ là khả năng tái hiện tri thức,
thông hiểu tri thức, kỹ năng học được...mà quan trọng là khả năng hành động, ứng
dụng/vận dụng tri thức, kỹ năng học được để giải quyết những vấn đề của cuộc
sống đang đặt ra với chính các em.
- Năng lực của học sinh phải là sự kết hợp hài hòa 3 yếu tố: kiến thức - kỹ
năng - thái độ và nó được thể hiện ở khả năng hành động (thực hiện) hiệu quả,
muốn hành động và sẵn sàng hành động đạt mục đích đề ra.
- Năng lực của học sinh được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện
các nhiệm vụ học tập ở trong và ngoài lớp học. Nhà trường là môi trường giáo dục
chính thống giúp học sinh hình thành năng lực; gia đình, cộng đồng...cùng góp
phần bổ sung và hoàn thiện các năng lực của các em.
1.3. Hệ thống năng lực của học sinh tiểu học
- Tự phục vụ, tự quản;
- Hợp tác;
- Tự học và giải quyết vấn đề.
2. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực
của học sinh
Phòng GD&ĐT Khoái Châu-Tài liệu tập huấn

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý
tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải
quyết vấn đề gắn với tình huống cuộc sống và nghệ nghiệp, đồng thời gắn hoạt
động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong
nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan
trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học
chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực
giải quyết các vấn đề phức hợp.
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học nhằm
định hướng phát triển năng lực cho học sinh:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, hình thành và phát
triển năng lực tự học (sử dụng sgk, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...)
- Có thể áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học chung và đặc thù, tuy
nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo nguyên tắc: Học
sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của
giáo viên.
- Việc sử dụng phương pháp dạy học phải gắn chặt với hình thức tổ chức
dạy học. Tùy theo từng mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà giáo
viên có thể tổ chức lớp thích hợp như: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học
ngoài lớp....Chú ý cần sử dụng tốt các phương pháp trong giờ học thực hành để
đảm bảo yêu cầu rèn kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng
cao hứng thú cho học sinh.
- Cần sử dụng đầy đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu
được Bộ GD&ĐT quy định. Khuyến khích sử dụng đồ dùng dạy học tự làm nếu
phù hợp và nâng cao hiệu quả giờ học. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin
trong dạy học.
3. Một số kỹ thuật dạy học (KTDH)
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên
trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy
học. KTDH tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ các KTDH có tác dụng phát huy
tính tích cực học tập của HS.
Các KTDH chưa phải là phương pháp dạy học độc lập mà là những thành
phần của phương pháp dạy học. Mỗi phương pháp dạy học có các KTDH đặc thù.
Tuy nhiên cũng có những KTDH được sử dụng nhiều trong phương pháp dạy học
khác nhau.
Phòng GD&ĐT Khoái Châu-Tài liệu tập huấn

Một số kỹ thuật dạy học:


3.1. Kỹ thuật chia nhóm
- Cách thức: Chia nhóm nhẫu nhiên và chia nhóm có chủ định
- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng; Nhiệm vụ phải phù hợp với mục tiêu
hoạt động, trình độ học sinh, thời gian, không gian và cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Mỗi cá nhân trong nhóm cần có một nhiệm vụ riêng; Trước khi thảo luận
nhóm, HS làm việc cá nhân; GV thực hiện việc giám sát, kiểm tra hoạt động của HS
3.2. Kỹ thuật đặt câu hỏi
- Câu hỏi đóng: Là dạng câu hỏi nhằm tìm kiếm thông tin, ghi nhớ lại thông
tin đã biết và không đòi hỏi tư duy nhiều. Dạng câu hỏi này sử dụng trong quá
trình hướng dẫn học sinh làm bài và củng cố bài.
- Câu hỏi mở: Là dạng câu hỏi khám phá tri thức; kiểm tra, đánh giá kỹ
năng, kiễn thức của học sinh; mở rộng thông tin về kiến thức, kỹ năng. Được dùng
trong phần giới thiệu và phát triển bài.
- Lưu ý: Câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của học sinh, kích
thích tư duy sáng tạo của học sinh và được sắp xếp từ dễ đến khó. Không ghép
nhiều câu hỏi, không hỏi nhiều vấn đề một lúc.
3.3. Kỹ thuật khăn trải bàn
Phòng GD&ĐT Khoái Châu-Tài liệu tập huấn

3.4. Kỹ thuật phòng tranh


- Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm.
- GV nêu câu hỏi/vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm; Mỗi cá nhân) hoặc
các nhóm/nhóm nêu những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa/bảng
nhóm và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh; HS cả lớp đi
xem "triển lãm" và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
- GV phân tích kết quả làm việc của cá nhân/nhóm; chốt phương án tối ưu.
4. Hoạt động của giáo viên, học sinh trong dạy học theo hướng phát
triển năng lực
4.1. Hoạt động chủ yếu của GV
- Giao việc cho HS:
+ Yêu cầu học sinh trình bày yêu cầu của câu hỏi, bài tập
+ Cho HS làm mẫu một phần câu hỏi, bài tập
+ Giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, chú ý về thời gian, mục tiêu và
kết quả đạt được sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khi:
+ Học sinh có/không làm việc
+ Hiệu quả, tiến độ làm việc
+ Giải đáp, hỗ trợ cho học sinh khi cần
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả
+ Hình thức báo cáo: trực tiếp với giáo viên, trong nhóm, trước lớp.
+ Cách thức: dùng ký hiệu, tín hiệu, bằng bảng con, bảng nhóm, phiếu
học tập, lời nói....
- Tổ chức đánh giá học sinh bằng các hình thức: quan sát hoạt động của hóc
inh và ghi chép cá nhân; đánh giá trực tiếp trước lớp; đánh giá trong nhóm học tập;
học sinh đánh giá học sinh; tự đánh giá.
4. Gợi ý chuẩn bị bài (giáo án)
Bài soạn theo định hướng phát triển năng lực gồm các nội dung:
4.1. Mục tiêu: (theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
4.2. Tài liệu và phương tiện
- Giáo viên
- Học sinh
4.3. Các hoạt động dạy học (tiến trì nh tổ chức lớp học…)
Phòng GD&ĐT Khoái Châu-Tài liệu tập huấn

a. Hoạt động khởi động: (lồng ghép kiến thức đã học liên quan đến nội dung
bài học: kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới...)
b. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Nêu rõ tên hoạt động, cách thức tiến hành, hình thức tổ chức hoạt động của
học sinh (cá nhân/cặp đôi/nhóm); những nội dung kết luận (chốt kiến thức) của
giáo viên.
4.4. Hoạt động luyện tập kỹ năng
4.5. Hoạt động kết thúc (ứng dụng - tiếp nối)
Nêu rõ việc học sinh cần phải tiếp tục thực hiện sau tiết học, hoạt động có
thể do cá nhân học sinh thực hiện, có thể làm cùng bạn bè, người thân và cộng
đồng hoặc các nội dung chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
5. Một số lưu ý
- Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của từng tiết học; lựa chọn phương
pháp dạy học tích cực tối ưu nhất.
- Đối với mỗi phần của bài học, cần linh hoạt áp dụng các hình thức tổ chức
học cho học sinh một cách hợp lý nhất, tránh lặp lại, học sinh nhàm chán gây mất
trật tự ảnh hưởng đến tiết học.
- Bài soạn trước khi lên lớp phải thể hiện rõ sự nghiên cứu bài học theo định
hướng phát triển năng lực và đổi mới phương pháp dạy học tích cực. Không áp
dụng các hình thức và phương pháp dạy học một cách máy móc, không hiệu quả
đặc biệt trong việc soạn giảng.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

You might also like