You are on page 1of 2

1.

Xây dựng văn hóa nhà trường


- Vun trồng giá trị của nhà trường, các hoạt động giáo dục đặc sắc hơn, thú vị
hơn, sẽ giúp hạn chế hành vi bạo lực
Giáo viên cần thay đổi
Muốn học sinh tiến bộ, trở thành những công dân tử tế của ngày mai, nhà giáo cấn
kỹ năng để thay đổi phương pháp, làm chủ thiết bị công nghệ. Có như thế, hoạt
động giáo dục luôn mang đến sự năng động, tự tin, thoải mái cho học sinh.
2.Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội
3.Không một học sinh nào bị bỏ rơi
những vụ bạo lực học đường xảy ra gần đây, những học sinh bị bỏ rơi, ít nhiều
tham gia vào bạo lực. Yêu thương không thể tự có mà phải bắt đầu từ kỹ năng
(mang tính tự phát), lâu dần thành thói quen.
Lứa tuổi học sinh phổ thông hiếu động, bồng bột, thích thể hiện mình, muốn được
quan tâm nhưng ngại chia sẻ về tình cảm, sự khó khăn đang đối mặt. Người thầy
cần quan tâm đến từng học sinh, đặt ra yêu cầu thích hợp để học sinh tiến bộ. Mục
tiêu đổi mới giáo dục đã nhấn mạnh, quá trình đổi mới phải mang đến sự thay đổi
cho từng học sinh.
4.Mỗi ngày một câu chuyện tử tế
Những câu chuyện, bài học, hình ảnh về thầy trò, phụ huynh và của những ai hết
lòng vì sự nghiệp giáo dục sẽ giúp nét đẹp học đường được tỏa sáng. Tiếng lành
đồn xa, xã hội hiểu thêm, có niềm tin vào giáo dục, giúp thầy cô vững vàng trên
bục giảng. Lúc ấy, mỗi tiết học, mỗi ngày đến trường, hoạt động của thầy và trò
luôn là chuyện tử tế.
5.Học sinh cần có các kỹ năng sau:
1. Kỹ năng nhận biết các dấu hiệu của bạo lực học đường. Cũng như các tệ
nạn xã hội khác, bạo lực học đường có những dấu hiệu đặc trưng tiềm ẩn hoặc biểu
hiện qua các ứng xử hằng ngày giữa học sinh với nhau.
2. Kỹ năng bày tỏ chính kiến để phê phán và tiếp nhận các cách phòng chống
bạo lực học đường. Phải hình thành cho trẻ kỹ năng nhận biết, phân tích, đánh giá các
hành vi, biểu hiện thái độ của những người xung quanh.Sẽ biết phân định đâu là đúng
- sai, tốt - xấu.
3. Kỹ năng hòa nhập và tham gia các nhóm bạn, hội bạn nhằm phòng chống
bạo lực học đường. Biết tham gia vào các nhóm bạn khác nhau như nhóm bạn học
tập, nhóm bạn học tiếng Anh, nhóm bạn chơi thân…
4. Kỹ năng làm chủ và ứng phó với hệ lụy do bạo lực học đường. Học sinh các
cấp trung học cơ sở và đầu trung học phổ thông thì hoạt động chủ đạo là thiết lập các
mối quan hệ bạn bè. Các em rất coi trọng tình cảm trong tình bạn. Một chút bất hòa
cũng làm cho chúng “mất ăn, mất ngủ”, thậm chí rơi vào trạng thái stress.
5. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi bị bạo hành. Học sinh ở giai đoạn
này thường cảm xúc của chúng chưa ổn định, dễ bị xáo trộn, dễ bị kích động dẫn đến
“làm càn”, hoặc bị trầm cảm quá mức dẫn tới hành vi tiêu cực tự tổn thương, tự sát…
Học sinh nếu bị rơi vào thế bị bạo lực (bị ức hiếp, tẩy chay, bị đánh đập) sẽ bế tắc,
không kiểm soát được mình, dẫn tới hậu quả xấu.
6. Kỹ năng xử lý tình trạng khẩn cấp, bất thường khi xảy ra bạo lực học
đường. Biết cầu cứu khi đối mặt với nguy cơ bạo lực học đường, đừng bao giờ để
mình rơi vào thế bí, trở thành nạn nhân của những cuộc hành hung. Cũng đừng nghĩ
rằng chúng sẽ đánh mình cảnh cáo chứ không dám quá tay.
Nếu cần thiết hãy nhẫn nhịn, lùi bước để tránh bạo lực nhưng không phải cam chịu
“liều mình” chịu trận. Tìm những người đáng tin cậy gần nhất để chia sẻ những dấu
hiệu tiền bạo lực. Trẻ có thể gặp giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách Đội,
người phụ trách Đoàn thanh niên, chuyên viên tâm lý học đường… hoặc bất kỳ ai là
người lớn hơn có khả năng cứu giúp mình và trình bày ngắn gọn, rõ ràng vấn đề
mình đang gặp phải.

You might also like