You are on page 1of 45

Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ

Chương 4 TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CHỊU UỐN


Cấu kiện chịu uốn là những cấu kiện chịu tác dụng của moment uốn và lực cắt
hoặc chỉ moment uốn thuần túy (ít gặp ở thực tế); Cấu kiện chịu uốn của bêtông cốt
thép dùng trong xây dựng chiếm 1 tỷ lệ đáng kể trong toàn bộ kết cấu bêtông cốt thép.
Đó là kết cấu mái, sàn, đà của khung và các loại dầm khác.v.v... và kết cấu bản.

4.1. Đặc điểm cấu tạo


4.1.1. Cấu tạo về hình học:

Cấu kiện chịu uốn thường dùng tiết diện chữ nhật, chữ I, T đôi khi dùng tiết diện
hình hộp, hình thang, hình tròn (đặc hay rỗng) và các dạng tiết diện khác (hình 4.1).

Hình 4.1: Một số tiết diện ngang


thường gặp của cấu kiện chịu uốn.

Công thức kinh nghiệm để chọn sơ bộ tiết diện dầm:


1 1 
h    l
 8 20 
1 1
b    h
2 4
Trong đó : h - chiều cao dầm ; b - rộng dầm; l - nhịp dầm.
Để tiêu chuẩn hóa kích thước của dầm, chiều cao nên chọn là bội số của 5cm khi
h≤ 60cm, và là bội số của 10cm khi h > 60cm, chiều rộng b của dầm trong vùng chịu
kéo được xác định điều kiện đặt cốt thép chịu lực với khoảng giữa các cốt thép là tối
thiểu. Nên chọn b là 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50 cm và khi lớn hơn nữa thì nên
chọn bội số của 10cm.

Bêtông dùng trong cấu kiện chịu uốn thường có cấp độ bền B12,5; 15; 20, 25, (30,
35, 40, 45) tương ứng với mác M150, 200, 250, 350, (400, 450, 500, 600).

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 22


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
4.1.2. Cấu tạo về cốt thép:
a). Đối với dầm:

 Cốt thép trong dầm gồm : cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai, cốt xiên.
Trong dầm luôn tồn tại 4 cốt dọc ở 4 góc và cốt đai; cốt xiên có thể không có (H 4.2).

 Cốt thép dọc chịu lực của dầm thường dùng nhóm AII, AIII hoặc CII, CIII có
 = 12 - 40 m.m và cốt đai trong dầm dùng để chịu lực ngang ít nhất có đường kính  =
4 m.m (nhóm CI hoặc AI)

Hình 4.2

 Lớp bảo vệ cốt thép ao được định nghĩa là khoảng cách từ mép ngoài bêtông
đến mép cốt thép (ao1 là lớp bảo vệ cốt đai, ao2 là lớp bảo vệ cốt dọc), lớp bảo vệ đảm
bảo cốt thép không bị rỉ sét. Khoảng cách thông thủy to giữa 2 cốt thép là khoảng cách
từ mép cốt thép này đến mép cốt thép
kia, đảm bảo khi đổ bêtông không bị kẹt
đá (đá 1x2), xem hình 4.3. Qui định về Hình 4.3
kích thước như sau:

o ao1 ≥ 1cm khi h ≤ 25cm;


ao1 ≥ 1,5cm khi h > 25cm.
to

o ao2 ≥ 1,5cm khi h ≤ 25cm; a = ao2 + 1cm


ao1

ao2

ao2 ≥ 2cm khi h > 25cm. to

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 23


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ

b). Đối với bản sàn:


 Cốt thép dọc chịu lực của bản có đường kính từ 6 đến 12m.m và cốt cấu tạo
đặt thẳng góc với cốt chịu lực có đường kính từ 4 - 8m.m (hình 4.4), khoảng cách giữa
các cốt phân bố thường khoảng 100 - 300m.m và không được lớn hơn 350mm, ngoài ra
các yêu cầu chung về cấu tạo tiết diện cấu kiện, bố trí cốt thép .... cần tham khảo có thể
xem [2].

Hình 4.4

Cốt cấu tạo


 Lớp bảo vệ cốt thép ao của sàn được lấy như sau:
o ao ≥ 1cm đối với bản có chiều dày ≤ 10cm,
o ao ≥ 1,5cm đối với bản có chiều dày > 10cm.
Cốt chịu lực
4.2. Sự làm việc của cấu kiện chịu uốn:
Quan sát sự làm việc của dầm từ lúc mới đặt tải đến lúc phá hoại, sự diễn biến của
dầm xảy ra như sau:
Khi tải trọng chưa lớn thì dầm vẫn còn nguyên vẹn, tiếp đó cùng với sự tăng của
tải trọng, xuất hiện của khe nứt thẳng góc với trục dầm tại đoạn dầm có moment lớn và
những khe nứt nghiêng ở đoạn dầm gần gối tựa là chỗ có lực ngang lớn (hình IV.5), khi
tải trọng đã lớn thì dầm bị phá hoại hoặc tại tiết diện có khe nứt thẳng góc, hoặc tại tiết
diện có khe nứt nghiêng. Trong suốt quá trình đặt tải, độ võng của dầm cứ tăng lên.
Trong trạng thái giới hạn của dầm theo khả năng chịu lực (tức là theo cường độ)
được đặc trưng bằng sự phá hoại theo tiết diện thẳng góc với trục dầm hoặc theo tiết
diện nghiêng như hình 4.5, vì vậy tính toán cấu kiện chịu uốn theo khả năng chịu lực
bao gồm tính toán trên tiết diện thẳng góc và trên tiết diện nghiêng.
2 1 2

2 1 2
Hình 4.5 : Sự làm việc của dầm khi chịu tải trọng
1 - tiết diện thẳng góc ; 2 - tiết diện nghiêng.

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 24


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
4.3. Tính toán cường độ trên tiết diện thẳng góc:
4.3.1. Tính toán cấu kiện có tiết diện chữ nhật :
Có 2 trường hợp đặt cốt thép : trên tiết diện của cấu kiện chỉ có cốt chịu kéo (gọi
tắt là tiết diện đặt cốt đơn) hoặc có cả cốt chịu kéo lẫn cốt chịu nén (gọi tắt là tiết diện
đặt cốt kép).
4.3.1.1. Tiết diện đặt cốt đơn :
1. Đặc điểm phá hoại theo tiết diện thẳng góc và giả thiết tính toán :
Trong chương 3 đã nói về 3 giai đoạn của trạng thái ứng suất biến dạng trên tiết
diện của cấu kiện chịu uốn. Có thể xảy ra mấy trường hợp sau:

a) Trường hợp thứ nhất: phá hoại trên tiết diện thẳng góc do ứng suất trong miền
chịu kéo đạt đến giới hạn chảy sớm Rs, còn trong bêtông của vùng chịu nén
chưa đạt đến giới hạn cường độ chịu nén khi uốn (hình 4.6a).

b) Trường hợp thứ hai: phá hoại trên tiết diện thẳng góc do ứng suất trong miền
bêtông chịu nén đạt đến cường độ chịu nén khi uốn Rb còn cường độ của cốt
thép chịu kéo chưa tận dụng hết (hình 4.6b).

c) Trường hợp ở giũa hai trường hợp trên : khi đó cấu kiện chịu uốn bị phá hoại
do miền chịu kéo và chịu nén của cấu kiện đồng thời đạt đến giới hạn cường
độ (hình 4.6c) trong trường hợp này đối với tiết diện có biểu đồ ứng suất hai
đầu, vấn đề bố trí cốt thép để chịu lực được tiết kiệm nhất.

b Rb Rb

Db

zb

RsAs sAs RsAs


a) b) c)

Hình 4.6 Sơ đồ trạng thái ứng suất biến dạng trên tiết diện thẳng góc của cấu
kiện chịu uốn trong giai đoạn phá hoại
a) Theo cốt thép chịu kéo ; b) Theo bêtông chịu nén
c) đồng thời theo cốt thép chịu kéo và theo bêtông chịu nén.

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 25


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
Trong tính toán, lấy trường hợp thứ 3 (hình 4.6c) làm cơ sở cho trạng thái giới hạn
về cường độ trên tiết diện thẳng góc của cấu kiện. Sơ đồ ứng suất dùng để tính toán tiết
diện lấy như sau:

 Ứng suất của miền bêtông chịu nén đạt đến cường độ chịu nén Rb; sơ đồ ứng
suất của miền đó xem là hình chữ nhật.

 Ứng suất ở miền kéo không kể đến khả năng chịu kéo của bêtông (vì bêtông đã
bị nứt vào giai đoạn này); cốt chịu kéo đạt tới cường độ chịu kéo tính toán Rs :

Trong thực tế, sơ đồ ứng suất của miền bêtông chịu nén có dạng đường cong, trị
số ứng suất cực đại của miền đó vượt quá cường độ lăng trụ. Nếu dùng sơ đồ ứng suất
dạng đường cong thì việc tính toán sẽ trở nên phức tạp, do đó người ta quy đổi sơ đồ đó
thành sơ đồ chữ nhật, dựa vào hai điều kiện sau đây:

(1). Hợp lực của ứng suất phân bố theo hai sơ đồ phải bằng nhau

(2). Bề cao của sơ đồ chữ nhật phải chọn sao cho cánh tay đòn của nội ngẫu lực
của 2 sơ đồ phải bằng nhau có như thế mới bảo đảm được sự bằng nhau của moment
uốn của 2 sơ đồ đó. Rb
max
b
Rlt

x=2X
X
M
Hình 4.7. Quy đổi sơ đồ ứng suất thực tế
thành sơ đồ ứng suất hình chữ nhật
RsAs

Từ hình 4.7, gọi x và X là bề cao của sơ đồ đường cong và sơ đồ chữ nhật, Rb là


ứng suất quy đổi của sơ đồ chữ nhật. Ta phải xác định Rb và X do điều kiện 1.
x

 b dx  Rb x (a)
0

Trọng tâm của sơ đồ ứng suất dạng đường cong cách mép trên của tiết diện 1 đoạn
là .X, do điều kiện thứ 2 ta có:
x = 2..X (b)

Cắn cứ vào định lý về trị số trung bình, vế trái của đẳng thức (a) có thể viết thành:
x

 b .dx   . bmax . X (c)


0

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 26


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
Đặt : bmax =  Rlt (d)
(a)    Rlt X = Rb X = 2..Rb.X

 Rb  Rlt (e)
2

Khi đã quy đổi về sơ đồ chữ nhật, ta có hai phương trình cân bằng sau:
Rs As
RsAs = Rb.b.x  x = (g)
Rb b
M = RsAs (ho - 0,5 x) (h)
Thay (g) vào (h) ta có:
 R A 
M  R s As  ho  0,5 s s  (i)
 Rb b 
Thay (e) vào (i) ta được:
 
 
 Rs As 
M  Rs As ho  0,5  (k)
  
  Rlt b 
 2 

Dùng (k) để phân tích các kết quả thí nghiệm người ta tìm được:  1,25
2
Do đó : Rb = 1,25. Rlt (g)
Có Rlt từ (g)  x dùng sơ đồ chữ nhật là tiện lợi hơn cả và cũng không đưa lại
sai số đáng kể so với thí nghiệm.
2. Lập công thức tính toán:
a) Rb b) Ab
x/2
x/2 RbAb x
ho
M zb As
RsAs
a a
b

Hình 4.8 Sơ đồ ứng suất trên tiết diện chữ nhật

Phương trình moment của các lực đối với trục đi qua điểm đặt hợp lực của cốt
chịu kéo (hình 4.8).

M / As = 0  M = RbAb (h o - 0,5x)
 M = Rbbx (ho - 0,5x) (4.1)
Với ho= (h - a) : là chiều cao tính toán của cấu kiện;

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 27


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ

 X = 0  RsAs= RbAb  RsAs= Rbbx (4.2)

Từ (4.1) và (4.2) ta có:

M = RsAs (ho - 0,5x) (4.3)

Trong các công thức trên thì :

M: là moment lớn nhất mà cấu kiện phải chịu.

Rb: là cường độ chịu nén tính toán của bêtông (lấy theo phụ lục 4)

Rs: là cường độ chịu kéo tính toán của thép (lấy theo phụ lục 2)

ho: là chiều cao tính toán của cấu kiện = (h - a).

x : là chiều cao vùng bêtông chịu nén.

As: là diện tích tiết diện ngang của cốt thép chịu kéo.

 Điều kiện hạn chế: để đảm bảo xảy ra phá hoại dẻo thì cốt thép As không
được quá nhiều, tương ứng là phải hạn chế chiều cao vùng nén x. Các nghiên cứu thực
nghiệm cho biết rằng trường hợp phá hoại dẻo sẽ xảy ra khi:
x x 
ξ= ≤ ξR = = (4.4)
ho ho Rs   
1 1  
 sc ,u  1,1 
Trong đó: ω – đặc trưng tính chất biến dạng của vùng bêtông chịu nén

ω =  - 0,008Rb ;

 = 0,85 với bêtông nặng, đối với bêtông nhẹ và bêtông hạt
nhỏ lấy theo điều 6.2.2.3 – [3].

sc,u - ứng suất giới hạn của cốt thép trong vùng bêtông chịu nén,
được lấy như sau:

+ Đối với tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời dài hạn,
ngắn hạn - lấy bằng 500 MPa.

+ Đối với tải trọng ngắn hạn và tải trọng đặc biệt - lấy bằng
400 MPa.

Giá trị ξR trong một số trường hợp cụ thể được cho trong phụ lục 5.

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 28


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
Thay (4.4) vào (4.2) ta có:
Rb bx  R bh
As = ≤ R b o = As,max .
Rs Rs
As
Nếu ta gọi  = là hàm lượng của cốt thép trong tiết diện bêtông thì:
bho
As,max  R Rb
max = = (4.5)
bho Rs

là hàm lượng tối đa của cốt thép trong tiết diện bêtông, nếu bố trí thép
vượt quá hàm lượng này thì cấu kiện dễ xảy ra phá hoại dòn. Đồng thời nếu cốt
thép quá ít sẽ xảy ra phá hoại đột ngột ngay sau khi bêtông bị nứt (toàn bộ lực
kéo do cốt thép chịu), để tránh điều đó cần phải đảm bảo:  ≥ min = 0,05%
(thường lấy = 0,1%)

3. Các dạng bài toán:

Từ điều kiện (4.4) ta lấy x = ξ.ho thay vào công thức (4.1) ta có:

M = Rbb.ξ.ho(ho - 0,5ξ.ho) = Rb.b ho2 ξ (1- 0,5ξ)

Đặt m = ξ (1- 0,5ξ), ta có:


M = m Rbb ho2 (4.6)
Thay x vào công thức (4.2) ta có:
RsAs = ξRbbho (4.7)
Thay x vào công thức (4.3) ta có:
M = RsAs(ho - 0,5ξho) = RsAsho (1- 0,5ξ)
Đặt  = (1- 0,5ξ), ta coï:
M = RsAsho (4.8)
3 công thức (4.6), (4.7), (4.8) là 3 công thức cơ bản dùng giải các bài toán của cấu
kiện chịu uốn tiết diện chữ nhật với các giá trị ξ, , m tra phụ lục 6, hay ta có mối
quan hệ giữa chúng như sau:
m = ξ (1- 0,5ξ) (4.9)
 = (1- 0,5ξ) (4.10)
ξ = 1- 1 2 m ) (4.11)
= 0,5(1+ 1 2 m ) (4.12)
Phối hợp điều kiện hạn chế (4.4) và công thức (4.9), ta có thể viết lại điều kiện hạn
chế theo m như sau: m ≤ R = ξR (1- 0,5ξR)

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 29


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
Trong tính toán kết cấu chịu uốn ta thường gặp các dạng bài toán sau:
a). Bài toán 1: bài toán thiết kế, biết moment M  tính As

Thực hiện bài toán này theo các bước sau:

 Cấu tạo:
 Chọn vật liệu:
o Chọn cấp độ bền bêtông : thường dùng B15 hoặc B20 tra phụ lục 5 
Rb, R, R.
o Nhóm cốt thép : thường dùng AII hoặc CII  Rs.
 Chọn tiết diện b, h và lớp bảo vệ agt theo I.1 và I.2 của chương này
 ho= h - agt
 Tính toán:
M
 Từ công thức (4.6) ta coï: m = (4.13)
Rb bho2
Từ điều kiện hạn chế (4.4) có ξ≤ ξR, tức là m ≤ R.
o Nếu m > R thì ta phải điều chỉnh lại tiết diện b, h (chủ yếu là h).
o Nếu m ≤ R thì ta tra bảng phụ lục 6 (hoặc tính từ công thức (4.11),
(4.12)) có ξ hoặc 
 Tính As từ công thức (4.7) hoặc (4.8):
Rb bho
(4.7)  As = (4.14)
Rs
M
(4.8)  As= (4.15)
Rs ho
As
 Kiểm tra hàm lượng:   *100%
bho
 R Rb
min ≤  ≤  max  *100%
Rs
Hàm lượng kinh tế vào khoảng 0,9 - 1,5%.
 Bố trí cốt thép, kiểm tra to, att theo yêu cầu như
trong mục I.2.a của chương này. Ưu tiên bố trí 1 lớp thép,
nếu to không thoả phải bố trí 2 lớp, lúc này att được tính
như sau (xem hình 4.9): Hình 4.9

a1 As1  a 2 As 2
att =
As1  As 2
hoặc đơn giản hơn :

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 30


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
att = a02+  + to/2 = a02 +  + 1,5 (cm)
(a02 là lớp bảo vệ của cốt dọc ngoài cùng)
+ Nếu att ≤ agt  thoả.

+ Nếu att > agt  cần tính lại với agt = att.

Ví dụ 4.1: cho dầm chịu lực q=7T/m như hình vẽ, hãy tính và bố trí thép cho dầm

M = qL2/8 = 7*52/8 ~ 21.88 T.m

 Các thông số tính toán:

o Chọn bêtông B20 (tra PL4)  Rb = 11.5MPa = 115 kgf/cm2; Rbt=


0.9MPa=9 kgf/cm2; Eb=27.103 MPa.
o Chọn thép CII (tra PL2)  Rs= 280Mpa = 2800 kgf/cm2; Es=21.104 MPa.

o Tra PL 5R=0.623; R=0.429.


o Chọn tiết diện: h = L/10 = 50cm, b= 20cm, lớp bảo vệ agt=3cm  ho=50-
3=47cm

M 21,88.10 5
 Tính m= = = 0.431 > R= 0.429  không thoả điều kiện
Rb bho2 115 * 20 * 47 2
hạn chế của bài toán cốt đơn. Ta phải điều chỉnh tiết diện hoặc cường độ bêtông
(cấp độ bền), ở đây ta điều chỉnh tiết diện h=55cm  ho=55-3= 52cm.

M 21,88.10 5
 Tính lại m= = = 0.352 < R= 0.429  Thoả
Rb bho2 115 * 20 * 52 2

 Tra bảng PL6   = 0.457 và  = 0.772.


Rb bho 0.457 * 115 * 20 * 52
 As = = = 19.52 cm2 .
Rs 2800

M 21,88.10 5
Hoặc : As = = = 19.47 cm 2 .
 Rs ho 0,772 * 2800 * 52

(Ta tính As theo cả 2 cách đều được, nhưng cho kết quả sai khác do sai số khi tra bảng).

As 19.52
 Kiểm tra hàm lượng:   *100% = *100% = 1.88%
bho 20 * 52

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 31


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
 R Rb 0.623 * 115
min = 0.1 ≤  ≤  max  *100% = *100% = 2.56%
Rs 2800
 Bố trí thép:
As = 19.52 cm2  chọn 322+320 (As chọn = 20.83cm2), bố trí thép 2 lớp như
hình dưới (với lớp trên là 320).
 Kiểm tra lớp bảo vệ :
att = 2 + 2.2 +1.5 = 5.7cm > agt = 3cm  không thoả
và cần tính lại, sau khi tính lại với a=5.7cm ta được As=
21.62cm2 > As chọn nên phải chọn lại thép 622 (As chọn =
22.81cm2), bố trí như hình bên.

 Kiểm tra khoảng thông thuỷ giữa 2 cốt thép to :


to = 20 – 2*2 – 2.2*3 /2 = 4.7cm  thoả

b). Bài toán 2: bài toán thiết kế, biết moment M  tính ho, As

Ở bài toán 1 việc chọn tiết diện b, h làm cho bài toán có thể không thoả điều kiện
m ≤ R, ta phải chọn lại b, h đến khi thoả điều kiện, để không phải thực hiện tính toán
nhiều lần ta có bài toán 2, thực hiện bài toán này theo các bước sau:

 Cấu tạo:
 Chọn vật liệu:
o Chọn cấp độ bền bêtông : thường dùng B15 hoặc B20 tra phụ lục 5 
Rb, R, R.
o Nhóm cốt thép : thường dùng AII hoặc CII  Rs.
 Chọn tiết diện b và lớp bảo vệ agt theo mục 4.1.1 và 4.1.2 của chương này, b
thường chọn theo yêu cầu cấu tạo và yêu cầu kiến trúc.
 Chọn ξ theo điều kiện đảm bảo m ≤ R, thường chọn như sau:
o ξ = 0,1 - 0,25 đối với bản sàn.
o ξ = 0,3 - 0,4 đối với dầm.
Có ξ ta tra phụ lục 6 được m.
 Tính toán:
1 M M
 Từ công thức (4.6) ta có : h o = ~ 2* (4.16)
m Rb b Rb b
Chiều cao tiết diện h = ho + agt chọn chẵn theo yêu cầu cấu tạo của dầm
như ở mục 4.1.1 của chương này.
 Có h ta thực hiện tính toán như ở bài toán 1 đã trình bày.

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 32


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
Ví dụ 4.2: cho dầm như VD 4.1 nhưng ta tính h mà không chọn trước.
M 21.88 * 10 5
Ta có ho = 2 * = 2* = 60cm
Rb b 115 * 20
Nếu chọn lớp bảo vệ agt = 6cm, thì ta có thể chọn h = 65cm.
Tính như bài toán 1 ta được As = 15.83cm2 và  = 1.34%.
Vậy nếu ta chọn tiết diện 20x55 thì hàm lượng cốt thép khoảng gần 2%, còn tiết
diện 20x65 thì hàm lượng là 1,34% với hàm lượng này thì hợp lý hơn về mặt kinh tế.

c). Bài toán 3: bài toán kiểm tra tiết diện; biết b, h, As  Mtd

 Số liệu tính toán:


o Biết mác bêtông, nhóm cốt thép  Rb, R, R, Rs.
o Từ bố trí thép thực tế  att  ho.
 Tính toán:
Rs As
Từ công thức (4.7)    (4.17)
Rb bho
o Nếu ξ ≤ ξR  tra bảng (hoặc tính từ (4.9)) ra m

(4.6)  Mtd = m Rbb ho2

o Nếu  > ξR tức là cốt thép bố trí quá nhiều, bêtông vùng nén bị phá
hoại trước, khả năng chịu lực của tiết diện Mtd được tính theo cường
độ của bêtông vùng nén, tức là lấy  = ξR hay m = R .
(4.6)  Mtd = RRbb ho2
Ví dụ 4.3: cho dầm có tiết diện và bố trí thép như hình bên, hãy
tính khả năng chịu lực của dầm (Mtd). Số liệu về BT và thép lấy
như VD 4.1.
Từ hình bố trí thép ta có: att = 2 + 2.2 +1.5 = 5.7cm .
 ho = 60 – 5.7 = 54.3cm
Dầm bố trí thép 622  As = 22.81cm2 .
Rs As 2800 * 22.81
  = 0.511 < R= 0.623  Thoả
Rb bho 115 * 20 * 54.3
Tra PL6 ta có m = 0.380

Tính Mtd = m Rbb ho2 = 0.380*115*20*54.32 = 25.8 T.m

4.3.1.2. Tiết diện đặt cốt kép :

Trong tính toán cốt đơn, nếu m (từ công thức (4.13)) > R tức là điều kiện
hạn chế (4.4) không được đảm bảo, lúc này ta có thể đặt thêm cốt thép chịu nén A’s vào
Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 33
Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
vùng bêtông chịu nén; tuy nhiên vì điều kiện kinh tế và an toàn trong tính toán ta không
nên đặt cốt nén quá nhiều, từ đó ta có điều kiện khống chế như sau:

R ≤ m ≤ 0,5

1. Sơ đồ ứng suất: a) Rb b) A’s

x/2
a’
RscA’s
x Ab
RbAb
ho
M As
RsAs
a
a b

Hình 4.10 Sơ đồ ứng suất trường hợp đặt cốt kép

Như hình 4.10 với:


Rsc: lấy như trong phụ lục 2.

a’: lớp bảo vệ cốt chịu nén lấy như mục 4.1.2.a

2. Lập công thức cơ bản:

Từ hình 4.10, ta lập phương trình cân bằng như sau:

M / As = 0  M = RbAb (h o - 0,5x) + Rsc A’s (h o - a’)

 M = Rbbx (ho - 0,5x) + RscA’s (h o - a’) (4.18)

 X = 0  RsAs= RbAb + RscA’s  RsA s= Rbbx + RscA’s (4.19)

Thay x = ξ ho vào các công thức (4.18), (4.19) ta có:

(4.18)  M = m Rbb ho2 + RscA’s (ho - a’) (4.20)

(4.19)  RsAs= ξRbbh o + RscA’s (4.21)

2 công thức (4.20), (4.21) là 2 công thức cơ bản để tính bài toán cốt kép.

Điều kiện hạn chế : ngoài điều kiện hạn chế như trường hợp đặt cốt đơn (điều
kiện (4.4)) còn điều kiện riêng cho trường hợp đặt cốt kép, nhằm đảm bảo ứng suất
trong cốt thép chịu nén đạt đến Rsc phải thoả mãn điều kiện : x ≥ 2a’.

3. Các dạng bài toán:

a). Bài toán 1: Biết M, b, h, Rs, Rsc  tính As và A’s

 Trước hết phải kiểm tra điều kiện tính toán cốt kép:

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 34


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
M
R < m = ≤ 0,5
Rb bho2

Nếu m > 0,5 thì nên tăng tiết diện hoặc tăng cấp độ bền của bêtông.

 Để tận dụng hết khả năng chịu nén của Rsc ta có thể chọn m = R tức là ξ =
ξR để tính, từ công thức (4.20) ta có:

M   R Rb bho2
A' s  (4.22)
Rsc (ho  a ' )

 R Rb bho Rsc
Từ (4.21)  As   A' s (4.23)
Rs Rs

 Kiểm tra hàm lượng cốt thép:


As  As/
 *100%
bho
 R Rb
min ≤  ≤  max  *100%
Rs
Ví dụ 4.4: cho dầm như VD4.1, tiết diện 20x50, lớp bảo vệ chọn là a=6cmho = 44cm
 Các số liệu bổ sung gồm có: cường độ chịu nén của thép Rsc = Rs = 2800kgf/cm2
lớp bảo vệ của thép chịu nén a’ = 3cm.

M 21,88.10 5
 Tính m= = = 0.491 > R= 0.429  không thoả điều kiện
Rb bho2 115 * 20 * 44 2
hạn chế của bài toán cốt đơn, như VD 4.1 ta đã điều chỉnh tiết diện, nhưng ở bài
toán này ta không điều chỉnh tiết diện mà tính cốt kép.

 Vì R < m < 0.5 nên ta tính cốt kép theo bài toán 1:

M   R Rb bho2 21.88.10 5  0.429 * 115 * 20 * 44 2


o Tính A' s  = = 2.42cm 2
Rsc (ho  a ' ) 2800(44  3)

 R Rb bho Rsc 0.623 * 115 * 20 * 44 2800 2


o Tính As   A' s =  2.42 = 24.9cm
Rs Rs 2800 2800

o Kiểm tra hàm lượng cốt thép:


24.9  2.42
 *100% = 2.55% ~ max
20 * 44
 Bố trí thép: thép chịu nén A’s = 2.42cm 2  chọn 214 (3.08cm2); As = 24.9 cm2
 chọn 325+322 (As chọn = 26.13cm2).

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 35


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
 Kiểm tra lớp bảo vệ :
att = 2 + 2.5 +1.5 = 6cm = agt  thoả và không cần tính
lại, bố trí như hình bên.

 Kiểm tra khoảng thông thuỷ giữa 2 cốt thép to :


to = 20 – 2*2 – 2.5*3 /2 = 4.25cm  thoả

b). Bài toán 2: Biết M, b, h, Rs, Rsc, A’s  tính As

M  Rsc A' s (ho  a ' )


Từ (4.20)  m = (4.24)
Rb bho2

 Nếu m > R chứng tỏ A’s là chưa đủ để đảm bảo cường độ của vùng nén, ta
có thể thực hiện lại như bài toán 1.

 Nếu m ≤ R thì tính hoặc tra bảng ra ξ và xét tiếp các trường hợp sau:

o Nếu x = ξ h o ≥ 2a’ thì:

 Rb bho Rsc
Từ (4.21)  As   A' s (4.25)
Rs Rs

o Nếu x = ξ h o < 2a’ thì ứng suất trong cốt thép A’s chỉ đạt đến sc < Rsc, lúc
này ta lấy x = 2a’ để tính và lập phương trình cân bằng moment qua Rsc ta
có (từ hình 4.10, với x = 2a’):
M = RsAs (ho - a’) (4.26)
M
 As = (4.27)
Rs (ho  a' )
 Kiểm tra hàm lượng cốt thép như trên.

c). Bài toán 3: bài toán kiểm tra tiết diện; biết b, h, As, A’s  Mtd
Rs As  Rsc A' s
Từ (4.21)    (4.28)
Rb bho
Có thể xảy ra các trường hợp sau:

o Nếu ξ > ξR , lấy ξ = ξR hay m = R để tính

(4.20)  Mtd = R Rbb ho2 + RscA’s (ho - a’)

o Nếu ξ < 2a’/ho (tức là x < 2a’) thì sử dụng công thức (4.26) để tính Mtd.

2a'
o < ξ ≤ ξR , thì từ ξ tra hoặc tính ra m rồi tính Mtd từ công thức (4.20)
ho

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 36


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
Ví dụ 4.5: cho dầm có tiết diện và bố trí thép như VD4.3, hãy tính khả năng chịu lực
của dầm (Mtd) theo bài toán cốt kép.
Rs As  Rsc A' s 2800( 22.81  3.08)
Tính   = = 0.442
Rb bho 115 * 20 * 54.3
2a' 2 * 3
= = 0.11< ξ < R = 0.623
ho 54.3
 Tra PL6 ta có m = 0.344
Tính  Mtd = m Rbb ho2 + RscA’s (ho - a’)

= 0.344*115*20*54.3 2 + 2800*3.08(54.3 – 3) = 27.75 T.m


So với VD4.3 kết quả này lớn hơn là do kết cấu được sự tăng cường của thép
chịu nén thớ trên.

4.3.2. Tính toán cấu kiện có tiết diện chữ T, I hình hộp:
4.3.2.1. Đặc điểm cấu tạo:

 Dầm tiết diện chữ T (I) gồm cánh và sườn (hình 4.11), phụ thuộc vào chiều
tác dụng của moment uốn, miền chịu nén của tiết diện chữ T và chữ I có thể nằm ở
phần trên hoặc ở phần dưới của tiết diện.

b’f A’s As
h’f a
Cánh trên
h M M ho
Cánh dưới
Sườn

hf
bf
As A’s

Hình 4.11 Tiết diện chũ T, I

 Trong tính toán tiết diện theo cường độ, phần cánh và sườn trong miền chịu
kéo không xét tham gia chịu lực bởi vì bêtông trong miền chịu kéo trước khi đến phá
hoại đã xuất hiện khe nứt rồi. Vì vậy tiết diện chữ I của kết cấu trong tính toán xem như
tiết diện chữ T có cánh nằm trong miền chịu nén. Tiết diện chữ T có cánh nằm trong
miền chịu nén, tiết kiệm vật liệu hơn so với dùng tiết diện chữ nhật, vì cánh làm tăng
thêm diện tích chịu nén của bêtông.

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 37


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
 Trong thực tế thường gặp các dạng tiết diện hình hộp rỗng (hình 4.12.a) hoặc
dầm làm việc chung với sàn (hình 4.12.b), khi tính toán ta đổi thành dầm chữ T tương
đương.
b’f b’f
a).
h’f h’f
Sc Sc
h
hf hf

b1
b = 3b 1
b’f
Sàn
b).
h’f
b
Dầm
B B

Hình 4.12 Đổi tiết diện thực tế thành tiết diện chữ T tương đương

 Cánh T theo chiều rộng làm việc không đều nhau, khi Sc càng lớn, thì đến
giai đoạn nào đó cánh và sườn không đảm bảo cùng chung làm việc với nhau do mất ổn
định cục bộ của cánh hoặc do cánh bị võng quá lớn. Do đó để xét trong tính toán quy
phạm qui định cụ thể chiều rộng cánh Sc như sau:
o Đối với dầm T độc lập:
Với Sc là độ vươn của bản cánh (hình 4.12.a)  b’f = 2Sc + b
1
 S c  .L (L là chiều dài nhịp dầm đang xét)
6
 Khi h’f ≥ 0,1h  lấy Sc ≤ 6h’f
 Khi 0,05h ≤ h’f < 0,1h  lấy Sc ≤ 3h’f
 Khi h’f < 0,05h  Sc = 0 ( bỏ qua phần nhỏ của cánh chịu nén ).
o Đối với dầm làm việc chung với sàn:
1
 S c  .L .
6
 Sc ≤ Bo/2 ( với Bo là khoảng cách thông thuỷ giữa 2 dầm Bo= B-b,
hình 4.12.b)
 Khi h’f ≥ 0,1h  lấy Sc ≤ 9h’f
 Khi h’f < 0,1h  lấy Sc ≤ 6h’f
o Lấy Sc nhỏ nhất trong các giá trị trên để tính toán.

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 38


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
4.3.2.2. Tính toán trường hợp đặt cốt đơn:

Ở đây ta chỉ xét trường hợp đặt cốt đơn, còn trường hợp đặt cốt kép được tính
toán theo trình tự giống như tiết diện chữ nhật đặt cốt kép, các công thức cơ bản cho
trong phần (4.3.1.2).

1. Xét vị trí trục trung hoà (TTH):

 Việc xác định vị trí TTH là rất quan trọng vì khi TTH qua cánh (hình 4.13.a)
thì vùng nén là hình chữ nhật (b’f x x), còn khi TTH qua sườn (hình 4.13.b) thì vùng nén
là hình chữ T ta sẽ chia ra để tính.

a). b).
b’f b’f

h’f

h’f
x

x
Sc Sc
Sc Sc

b Hình 4.13 b

 Để xác định được khi nào TTH qua cánh hay qua sườn ta xét trường hợp cân
bằng khi TTH qua giữa cánh và sườn (x = h’f )

Rb b’f
x=h’f
Rb b’f h’f
M h0 h
zb As
RsAs
a

Hình 4.14 Sơ đồ tính của tiết diện chữ T để xác định TTH

Từ hình 4.14 ta có: M / As = 0  M = Mf = Rb Ab Zb.

Mf = Rb b’f h’f (ho - 0,5h’f ) (4.29)

Mf gọi là moment giới hạn trong trường hợp TTH qua giữa cánh và sườn, ta so
sánh Mf với moment ngoại lực M :

o Nếu M ≤ Mf thì TTH qua cánh, ta tính toán như tiết diện chữ nhật (b’f x h)

o Nếu M > Mf thì TTH qua sườn, tính như tiết diện chữ T.

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 39


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
2. Tính toán trường hợp TTH qua sườn:

Tới đây ta chỉ xét trường hợp TTH qua sườn, vì trường hợp TTH qua cánh mọi
công thức tính toán giống trường hợp tiết diện chữ nhật, nhưng thay b bằng b’f.

a). Lập công thức cơ bản:

Abc
a). b). c).
Rb Rb b’f
RbAbc
RbAbs h’f
x x
h0 Abs
MS MC h0

RsAs RsAs As
a
b

Hình 4.15 Sơ đồ tính trường hợp TTH qua sườn

Để dể dàng tính toán ta tách vùng nén thành 2 vùng: vùng sườn có diện tích Abs,
vùng cánh có diện tích Abc (hình 4.15.c), với Abs = bx; Abc= (b’f - b).h’f.

Ta lập phương trình cân bằng cho cả 2 trường hợp trên (hình IV.15.a,b), ta có:

M / As = 0  M = Ms + Mc = RbAbs (ho - 0,5x) + RbAbc (ho - 0,5h’f )


 M = Rbbx (h o - 0,5x) + Rb(b’f - b) h’f (ho - 0,5h’f ) (4.30)
X =0  RsAs = RbAbs + RbAbc
 RsAs = Rbbx + Rb(b’f - b) h’f (4.31)

Thay x = ξ ho vào 2 công thức (4.30) và (4.31) ta có:

(4.30)  M= m Rb b ho2 + Rb(b’f - b) h’f (ho - 0,5h’f ) (4.32)


(4.31)  RsAs = ξRb b ho + Rb(b’f - b) h’f (4.33)
Với m và ξ giống như trên.

Hai công thức (4.32) và (4.33) là 2 công thức cơ bản tính toán cấu kiện chịu uốn
tiết diện chữ T đặt cốt đơn.

Điều kiện hạn chế: ξ ≤ ξR hay m ≤ R .


b). Các dạng bài toán:
i). Bài toán thiết kế: Biết M  As
 Chọn vật liệu, chọn tiết diện như bài toán tiết diện chữ nhật.

 Kiểm tra độ vươn cánh Sc như ở mục 4.3.2.1.


Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 40
Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
 Kiểm tra vị trí TTH, dưới đây xét trường hợp TTH qua sườn:

 Từ (4.32)   m 

M  Rb .(b 'f  b).h 'f . h0  0,5h 'f  (4.34)
2
Rb .b.h0

 Nếu m ≤ R  tính (hoặc tra bảng) ra ξ


Rb
o Từ (4.33)  As 
Rs

.  .b.h0  (b 'f  b).h 'f  (4.35)

o Kiểm tra các điều kiện hàm lượng…như trên.


 Nếu m > R thì tăng tiết diện, tăng cấp độ bền của BT hoặc đặt thêm cốt
thép chịu nén.

Ví dụ 4.6: số liệu như VD4.1 nhưng


dầm lúc này là dầm trong hệ thống sàn
(sàn trên, sườn dưới), bổ sung thêm
các thông số: khoảng cách thông thuỷ
giữa 2 dầm Bo = 3.6m; chiều dày sàn
hs=10cm; chọn lớp bảo vệ agt=6cm.

 Kiểm tra độ vươn cánh S’c : (dầm T làm việc chung với sàn)
o S’c ≤ L/6 = 500/6 = 83.3cm
o S’c ≤ Bo/2 = 180cm
o h’f = hs= 10cm > 0.1h = 0.1*55 = 5.5cm  S’c ≤ 9h’f = 9*10 = 90cm .
o Vậy chọn S’c = 50cm .
 b’f = 2 S’c + b = 2*50 + 20 = 120cm.

 Kiểm tra vị trí trục trung hoà:


Tính Mf = Rb*b’f*h’f (h o – 0.5h’f) = 115*120*10 (49 – 0.5*10) = 6.072.000kgf.cm ~
60.72 T.m > M =21.88T.m  Trục trung hoà qua cánh, tính như tiết diện chữ nhật.

M 21,88.10 5
 Tính m= = = 0.066 < R= 0.429  thoả ĐK cốt đơn
Rb b' f ho2 115 *120 * 49 2

 Tra bảng ra  = 0.068


Rb b' f ho 0.068 * 115 * 120 * 49
 As = = = 16.42 cm2 .
Rs 2800

So với VD4.1 thì lượng thép yêu cầu ít hơn, do vùng nén được tăng cường bởi 2
cánh (sàn), giống như tiết diện chữ nhật được tăng cường cốt thép chịu nén .

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 41


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
ii). Bài toán kiểm tra : Biết b, h, As  Mtd

 Kiểm tra TTH qua sườn hay qua cánh:

o Nếu RsAs > Rb b’f h’f  TTH qua sườn, tính như bên dưới.

o Nếu RsAs ≤ Rb b’f h’f TTH qua cánh, tính như chữ nhật (với b = b’f ).

Rs As  Rb (b /f  b ) h /f
 Từ công thức (4.33)   
Rb bho
o Nếu ξ ≤ ξR tra bảng (hoặc tính) ra m.
(4.32)  Mtd = m Rb b ho2 + Rb(b’f - b) h’f (ho - 0,5h’f )
o Nếu ξ > ξR , lấy ξ = ξR hay m = R để tính.
(4.32)  Mtd = R Rb b ho2 + Rb(b’f - b) h’f (h o - 0,5h’f )
Ví dụ 4.7: Cho dầm chịu lực phân bố q như hình dưới (dầm I độc lập, không làm việc
chung với sàn), có tiết diện và bố trí thép như hình, hãy cho biết dầm chịu được lực [q]
tối đa là bao nhiêu? số liệu về BT và thép lấy như các VD trước.

 Kiểm tra độ vươn cánh S’c : dầm I độc lập như hình,
có cánh trên chịu nén, nên chỉ tính với cánh trên (h’f = 10cm) bỏ cánh dưới.
o S’c ≤ L/6 = 500/6 = 83.3cm
o h’f = 10 > 0.1h = 0.1*40 = 4cm  S’c ≤ 6h’f = 6*10 = 60cm .
o S’c = 30cm < 83.3 và 60cm nên thoả và lấy S’c = 30cm.
 b’f = 2 S’c + b = 2*30 + 20 = 80cm.

 Kiểm tra vị trí trục trung hoà: bố trí thép như hình ta có As=9.42+5.09 =
14.51cm2, lớp bảo vệ att=2+2+1.5 = 5.5cm ho=40 – 5.5 = 34.5cm
RsAs = 2800* 14.51 = 40.628 kgf.cm
 Trục trung hoà qua cánh
Rb b’f h’f = 115*80*10 = 92.000 kgf.cm
Rs As 2800 * 14.51
 Ta có:   = = 0.128 < R = 0.623
Rb b' f ho 115 * 80 * 34.5

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 42


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
 Tra bảng ra m = 0.120

 Mtd = m Rb b’f ho2 = 0.120*115*80*34.52 = 1.314.036 kgf.cm ~ 13.14 T.m

 Dầm chịu lực như hình nên có :


M = qL2/8  q = 8M/L2  [q] = 8*13.14/25 = 4.2 T/m.
4.3.2.3. Tính toán trường hợp đặt cốt kép:

 Điều kiện tính toán:  m 



M  Rb .(b 'f  b).h 'f . h0  0,5h 'f >
R
Rb .b.h02
 Công thức xác định vị trí TTH (sử dụng hình 4.14 nhưng có thêm cốt chịu
nén Rsc ở thớ nén) :
M / As = 0  Mf = Rb b’f h’f (h o - 0,5h’f ) + RscA’s(ho-a’) (4.36)

o Nếu M ≤ Mf thì TTH qua cánh, ta tính toán như tiết diện chữ nhật (b’f x h)

o Nếu M > Mf thì TTH qua sườn, tính như tiết diện chữ T.

 Các công thức tính toán cơ bản cho trường hợp TTH qua sườn, còn trường
hợp TTH qua cánh tính như tiết diện chữ nhật đặt cốt kép với b = b’f .

M = m Rb bho2 + Rb(b’f - b) h’f (ho - 0,5h’f ) + RscA’s (h o – a’) (4.37)

Và RsAs = ξ Rb bho + Rb(b’f - b) h’f + Rsc A’s (4.38)

 Thực hiện bài toán giống như trường hợp tiết diện chữ nhật đặt cốt kép với 2
công thức cơ bản (4.37) và (4.38).

4.4. Tính toán cường độ trên tiết diện nghiêng:

Hình 4.16 Sơ đồ phá hoại trên


tiết diện nghiêng

b) a)

C
C

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 43


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
Sự phá hoại của cấu kiện chịu uốn có thể xảy ra không chỉ theo tiết diện thẳng góc
mà còn theo tiết diện nghiêng đối với trục của cấu kiện, lực cắt ảnh hưởng rất lớn đến
sự làm việc của tiết diện nghiêng. Do đó khe nứt nghiêng xuất hiện tại chỗ có lực cắt
lớn, tức là gần gối tựa và tại điểm có tải tập trung lớn.

4.4.1. Khảo sát sự phá hoại trên tiết diện nghiêng:

Từ lúc mới đặt tải đến lúc phá hoại tại tiết diện nghiêng cũng như tại tiết diện
thẳng góc, trải qua 3 giai đoạn của trạng thái ứng suất - biến dạng.

 Trước khi xuất hiện khe nứt nghiêng (giai đoạn I và Ia)
 Sau khi xuất hiện khe nứt nghiêng (giai đoạn II)
 Trước khi cấu kiện bị phá hoại theo khe nứt nghiêng (giai đoạn III)
Sự phá hoại của dầm theo tiết diện nghiêng xảy ra theo 1 trong 2 sơ đồ sau, phản
ánh 2 trạng thái giới hạn.

Sơ đồ 1: (hình 4.16.a) Khe nứt nghiêng của dầm tách cấu kiện thành 2 mảnh nối
với nhau bằng bêtông của miền chịu nén ở ngọn khe nứt và bằng các cốt dọc, cốt đai và
cốt xiên đi ngang qua khe nứt. Hai mảnh của dầm quay chung quanh khớp chung đặt tại
trọng tâm của miền bêtông chịu nén. Khe nứt phát triển rộng  miền nén thu hẹp lại,
khi các cốt thép đạt tới giới hạn chảy hay bị kéo tuột ra vì neo bị hỏng, bêtông bị phá vỡ
và dầm bị phá hoại tương tự như tình hình phá hoại trên tiết diện thẳng góc: đây là sự
phá hoại gãy theo tiết diện nghiêng chịu tác dụng của moment uốn.

Sơ đồ 2 : (hình 4.16.b) Khi thép nhiều và neo chặt thì sự quay của hai mảnh dầm
bị cản trở. Dầm bị phá hoại khi miền bêtông chịu nén phía trên khe nứt bị phá vỡ do tất
cả cốt thép ngang nằm cắt qua khe nứt nghiêng vượt quá cường độ. Sự phá hoại do tác
dụng chung của lực cắt ở cuối khe nứt nghiêng và lực nén dọc. Hai phần của cấu kiện
chuyển động tương đối theo hướng tác dụng của lực cắt và khe nứt, đây là sự phá hoại
trượt của tiết diện nghiêng  chịu tác dụng của lực cắt. Ngoài chịu moment (M) và lực
cắt (Q) ta còn kiểm tra cường độ của miền bêtông chịu nén trên tiết diện nghiêng dưới
tác dụng của các ứng suất nén chính.
4.4.2. Điều kiện khống chế khi tính toán tiết diện nghiêng :
4.4.2.1. Điều kiện đảm bảo khả năng chịu nén :
Ứng suất nén chính tách bụng dầm thành những dải nghiêng, các dải nghiêng đó
có thể bị vỡ nát vì ứng suất nén chính. Thông thường thì ứng suất nén chính không vượt
quá cường độ chịu nén Rb (nén một trục) và bêtông không bị phá hoại. Tuy nhiên, bụng
dầm chịu ứng suất nén và kéo theo 2 phương vuông góc, điều đó làm giảm khả năng
chịu nén của bêtông và ta cần phải lưu ý (xem hình 4.17).

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 44


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ

Hình 4.17
Biểu diễn đường đồng ứng suất
nén, kéo trong dầm chịu uốn,
vùng có vết nứt nghiêng được
khoang tròn

Các kết quả thí nghiệm đã chứng tỏ rằng, cường độ chịu nén của dải nghiêng ở
bụng dầm nằm giữa các khe nứt sẽ được đảm bảo khi thoả mãn điều kiện:
Q ≤ 0,3φω1φb1Rbbho (4.40)

Với : φω1 là hệ số xét đến ảnh hưởng của cốt đai đặt vuông góc với trục của
cấu kiện, được xác định theo công thức :
φω1 = 1 + 5 ω ≤ 1,3 (4.41)
Es As
trong đó:  = ,  ω= (hàm lượng cốt thép đai)
Eb bs
Asω - diện tích tiết diện ngang của các nhánh đai cắt qua tiết diện
nghiêng.
b - chiều rộng của tiết diện chữ nhật, chiều rộng sườn của tiết diện
chữ T, I.
s - khoảng cách giữa các cốt đai.
φb1 - hệ số xét đến khả năng phân phối lại nội lực, được tính như sau:
φb1= 1 - Rb
 = 0,01 - đối với bêtông nặng và bêtông hạt nhỏ
 = 0,02 - đối với bêtông nhẹ
Rb - cường độ bêtông (MPa).
Nếu không thỏa mãn điều kiện (4.40) phải tăng kích thước tiết diện hoặc tăng cấp
độ bền của bêtông.

4.4.2.2. Điều kiện đảm bảo khả năng chịu cắt :

Khe nứt nghiêng xuất hiện khi ứng suất kéo chính kc đạt tới Rbt. Sự hình thành
khe nứt nghiêng trong đa số các trường bắt đầu ở giữa mặt cạnh của tiết diện, tại đó ứng
suất tiếp do lực cắt gây ra đạt trị số cực đại, tại cao trình trục trung hòa kc = τ. Sự phân
bố ứng suất tiếp như vậy chỉ xảy ra khi các cốt đai được neo tốt, cản trở sự quay của 2
phần cấu kiện và cấu kiện bị phá hoại do sự dịch chuyển tương đối của 2 phần đó.

Theo thí nghiệm, khi chịu cắt thuần tuý, do tính dẻo của bêtông nên ứng suất tiếp
phân bố đều theo chiều dài tiết diện và nếu xảy ra điều kiện:
Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 45
Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
Q
 kc    ≤ 2,5Rbt (4.42)
bh0
thì không xuất hiện khe nứt nghiêng, tức là khả năng chịu cắt lớn nhất của bêtông là:
Qb max  2,5 Rbt bh0 (4.43)
Biểu thức (4.43) còn dùng để khống chế giá trị Qmax ở mép gối tựa khi không có
cốt ngang và chịu lực tập trung ở gần gối tựa , tức là :
Q ≤ Qb max  2,5Rbt bh0 (4.43a)
Đồng thời, trong trường hợp chung, khi không có cốt ngang cần thoả mãn các
điều kiện sau:
 b 4 (1   n ) Rbt bho2
Q (4.44)
C
và vế phải (4.44) phải thoả:
 b 4 (1   n ) Rbt bho2
  b 3 (1   n ) Rbt bho (4.45)
C
Với: C ≤ Cmax = 2h o. (4.45a)
φb3 – là hệ số lấy bằng 0,6 đối với bêtông nặng và bằng 0,5 đối với bêtông
hạt nhỏ.
φb4 – là hệ số lấy bằng 1,5 đối với bêtông nặng và bằng 1,2 đối với bêtông
hạt nhỏ.
φn – là hệ số xét đến ảnh hưởng của lực dọc trục (tham khảo thêm).
 b4
Ta thấy: cho dù dùng BT nặng hay BT hạt nhỏ thì tỷ số luôn ≥ 2; nên điều
 b3
kiện (4.45) trở thành (4.45a)
4.4.3. Điều kiện cường độ của tiết diện nghiêng :

zs,inc1
zs,inc2 Qb

Nb + RscA’s

s  M zs
RswAs,inc1 RswAs,inc2
RsAs

Q RswAsw RswAsw RswAsw

Hình 4.18 zsw


Sơ đồ tính toán cường độ trên tiết diện nghiêng zsw 3
zsw 2

C 

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 46


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
Trong hình 4.18 thì:
- M, Q:là moment và lực cắt ngoại lực
- Qb : là khả năng chịu lực cắt của bêtông miền nén.
- Nb + RscA’s: khả năng chịu lực nén của bêtông miền nén và thép chịu nén.
- C: là hình chiếu của tiết diện nghiêng lên phương // trục dầm
- θ : góc nghiêng của cốt xiên lên phương trục dầm.
- Rsw : là cường độ chịu lực của cốt đai và cốt xiên, lấy theo bảng phụ lục 2.
- Asw, As,inc: là diện tích các lớp cốt đai, xiên đi qua vết nứt nghiêng.
- Zsw, Zs,inc, Zs : là cánh tay đòn từ ứng lực cốt đai, xiên, dọc đến tâm vùng nén.
- s : là khoảng cách giữa 2 cốt đai.
Sự phá hoại trên tiết diện nghiêng có liên quan đến cả moment và lực cắt, nhưng
do tính chất phức tạp của bài toán nếu tính đồng thời cả hai yếu tố trên, nên tiêu chuẩn
thiết kế cho phép tách riêng moment và lực cắt khi tính toán trên tiết diện nghiêng.
Dựa vào hình 4.18, ta có:
Điều kiện cường độ thứ I (theo moment uốn), lập phương trình cân bằng moment
lấy tâm quay là tâm vùng bêtông chịu nén:
M ≤ Ms+ Msw+ Ms,inc
 M  Rs Fs Z s   R sw Asw Z sw   R sw As ,inc Z s.inc (4.46)
Điều kiện cường độ thứ II (theo lực cắt), lập phương trình cân bằng hình chiếu lên
phương vuông góc trục dầm (phương Y):
Q ≤ Qs+ Qsw+ Qs,inc
 Q  Qb   Rsw Asw   Rsw As ,inc sin  (4.47)
 b 2 (1   f   n ) Rbt bh02
Theo quy phạm : Qb = (4.48)
C
Trong đó: φb2 – là hệ số phụ thuộc vào loại bêtông
φb2 = 2,0 đối với bêtông nặng và bêtông tổ ong,
φb2 = 1,7 đối với bêtông hạt nhỏ.
φf – là hệ số xét đến ảnh hưởng của cánh tiết diện chữ T, I khi cánh
nằm trong vùng nén, được tính như sau:
(b 'f  b) h 'f
 f  0,75  0,5 (4.49)
bho

đồng thời lấy b’f ≤ b + 3h’f và cốt thép ngang phải được neo
vào cánh

Trong mọi trường hợp phải khống chế giá trị (1+φf +φn) ≤ 1,5

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 47


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
Giá trị Qb tính theo (4.48) phải bị khống chế như sau:

Qb ≥ Qbmin = φb3(1+φf +φn)Rbtbho (4.50)

Từ (4.48) ta thấy rằng khả năng chịu cắt của bêtông Qb phụ thuộc chiều dài hình
chiếu của tiết diện nghiêng C. Tuy vậy khi C tăng, Qb không thể giảm vô hạn mà phải
đảm bảo Qb ≥ Qbmin. Từ (4.48) và (4.50) ta rút ra được:
b2
C ho (4.51)
 b3

Đồng thời khi C giảm thì Qb không thể tăng vô hạn mà phải đảm bảo :

Qb ≤ Qbmax= 2,5Rbtbho

b2
Từ đó suy ra: C≥ (1   f   n )ho (4.52)
2,5

4.4.4. Tính toán tiết diện nghiêng chịu lực cắt :


4.4.4.1. Tính toán tiết diện nghiêng chỉ có cốt đai (không cốt xiên) :
a). Lập công thức tính toán :
Khi không có cốt xiên điều kiện cường độ (4.47) trở thành:
Q  Qb   R sw Asw (4.53)
với Qsw   Rsw Asw có thể viết lại thành:
Rsw Asw
R sw Asw =
s
.C = qsw.C (4.54)

Rsw Asw
với qsw = (4.55)
s
Phối hợp (4.48), (4.53), (4.54), ta có:
 b 2 (1   f   n ) Rbt bh02
Q ≤ Qu = + qsw.C (4.56)
C
Theo (4.56) khi chiều dài C tăng lên thì Qb giảm và Qsw tăng và khả năng chịu
cắt của cấu kiện có một giá trị cực tiểu ứng với một giá trị C nào đó được gọi là tiết
diện nghiêng nguy hiểm nhất Co. Để tìm giá trị Co chỉ cần triệt tiêu đạo hàm Qu đối với
biến số C, ta có:

dQu  b 2 (1   f   n ) Rbt bh02


0 - + qsw = 0 (4.56a)
dC C2
đặt : Mb = φb2(1+φf + φn)Rbtb ho2 (4.57)
Mb Mb
(4.56a)  - + q sw = 0  Co = (4.58)
Co2 q sw

Thay C=Co vào (4.56), biến đổi, rút gọn, ta có:


Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 48
Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
Rsw Asw
Q ≤ 2 M b q sw = 2 M b (4.59)
s
4M b Rsw Asw
 stt1 ≤ (4.59a)
Q2

Đồng thời trên tiết diện nghiêng nguy hiểm nhất lấy Co= 2ho, cốt đai phải chịu
được lực cắt không ít hơn khả năng chịu cắt tối thiểu của bêtông để tránh phá hoại giòn:

Qb min Q  (1   f   n ) Rbt bh0


qsw.Co ≥ Qbmin  qsw ≥ = b min = b 3
Co 2 ho 2 ho

Rsw Asw  (1   f   n ) Rbt b


Hay: ≥ b3
s 2
2.Rsw Asw
 stt2 ≤ (4.60)
 b 3 (1   f   n ) Rbt b

b). Yêu cầu về bố trí cốt đai trong bản và dầm:


Đối với tấm đặc, tấm rỗng có sườn có chiều dày < 300 m.m và trong dầm có
chiều cao < 150 m.m cho phép không đặt cốt ngang.
Đối với tấm đặc, tấm rỗng có sườn có chiều dày ≥ 300 m.m và trong dầm có
chiều cao ≥ 150 m.m phải đặt cốt ngang. Yêu cầu về cách thức bố trí cốt ngang như sau:
 Trên đoạn có lực cắt lớn (thường là gần gối tựa):
h
o Khi chiều cao dầm h ≤ 45cm: sct ≤ và sct ≤ 15cm
2
h
o Khi chiều cao dầm h > 45cm:sct ≤ và sct ≤ 30cm
3
 Trong đoạn có lực cắt nhỏ để đảm bảo việc định vị cốt dọc và định hình tiết
diện thì bố trí với khoảng cách s ≤ ¾h và ≤ 500m.m (thường lấy ≤ 300m.m).

Ta có thể thấy trong dầm chịu lực phân bố đều đoạn có lực cắt lớn lấy bằng 1/4
nhịp, còn dầm chịu lực tập trung thì bằng khoảng cách từ gối tựa đến điểm đặt lực tập
trung đầu tiên, nhưng không nhỏ hơn 1/4 nhịp (xem hình dưới):

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 49


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
 Đồng thời khoảng cách cốt đai phải thoả điều kiện khoảng cách tối đa cho
phép, dựa vào trường hợp vết nứt nghiêng nguy hiểm (có hình chiếu Co) không
đi qua cốt đai nào, tức là ta sử dụng công thức (4.44) với C = s, ta có:

 b 4 (1   n ) Rbt bho2
smax ≤ (4.61)
Q
và smax ≤ 2ho (theo (4.45a))
c). Bài toán tính toán cốt đai (cốt ngang) :
i). Bài toán thiết kế: chọn sw, số nhánh n  khoảng cách bố trí
Tiến hành tính cốt đai theo các bước sau: có sw, số nhánh n  Asw, ta lần lượt
tính các khoảng cách s như sau:
 Tính stt1 theo (4.59a), tính stt2 theo (4.60).
 Tính sct theo yêu cầu trong mục 4.4.4.1.b ở trên.
 Tính smax theo (4.61).
 Chọn khoảng cách bố trí sbt là MIN(stt1, stt2, sct, smax).
 Kiểm tra điều kiện chịu nén của tiết diện nghiêng theo (4.40). Nếu không thoả
cần phải tăng tiết diện hoặc tăng cấp độ bền của bêtông (cần tính lại cốt dọc).
ii). Bài toán kiểm tra : có sw, số nhánh n, khoảng cách sct  kiểm tra khả năng
chịu lực của tiết diện nghiêng, tức là phải thoả Qmax≤Qu.
Thực hiện bài toán theo các bước sau:

 Tính sct, stt2, lấy giá trị min.


 Kiểm tra điều kiện chịu nén như trên.
 Tính qsw theo (4.55), tính Mb theo (4.57).
 Kiểm tra điều kiện cường độ theo (4.59), nếu không thoả cần điều chỉnh cốt đai
(tăng , giảm s, tăng số nhánh đai n…)  tính lại đến khi thoả.
Ví dụ 4.8: Cho dầm như VD4.1, tiết diện 20x55cm, hãy vẽ biểu đồ lực cắt, tính và bố
trí cốt đai cho dầm; bổ sung các số liệu sau: cường độ chịu kéo của BT B20 là Rbt=
0.9MPa = 9 kgf/cm2, modul đàn hồi Eb = 27.10 3 MPa, thép đai dùng nhóm CI có Rsw=
175MPa = 1750 kgf/cm2, modul đàn hồi Es = 21.104 MPa.

 Dầm có biểu đồ và giá trị lực cắt như hình bên.

 Chọn cốt đai 6, 2 nhánh (asw = 0.283cm 2, n=2)


 Asw=0.283*2=0.566 cm2.

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 50


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
 b 4 (1   n ) Rbt bho2
 Tính Smax = ;
Q

với : Lớp bảo vệ cốt đai lấy bằng 2cm


 ho = 53cm
φb4 – là hệ số lấy bằng 1,5 đối bêtông nặng
φn – là hệ số xét đến ảnh hưởng của lực dọc trục (bài này φn=0)

1.5 * 1 * 9 * 20 * 53 2
 Smax = = 43.3cm
17500

4 M b Rsw Asw
 Tính Stt1 =
Q2

Với: Mb = φb2(1+φf + φn)Rbtb ho2

φb2 = 2,0 đối với bêtông nặng


Bỏ qua ảnh hưởng của cánh T  φf = 0.
 Mb= 2*1*9*20*532 = 1.011.240 kgf.cm
4 * 1.011.240 * 1750 * 0.566
 Stt1 = = 13.08cm
17500 2

2.Rsw Asw
 Tính Stt2=
 b 3 (1   f   n ) Rbt b

Với: φb3 – là hệ số lấy bằng 0,6 đối với bêtông nặng


2 * 1750 * 0.566
 Stt2= = 18,3cm
0.6 * 9 * 20

h
 Chiều cao dầm h=55cm > 45cm  Sct ≤ = 18.3cm và ≤ 30cm.
3

 Khoảng cách bố trí là :


Min (Smax, Stt1; Stt2, Sct) = 13.08cm có thể lấy chẳn là 10cm.

 Kiểm tra điều kiện chịu nén: Q ≤ 0,3φω1φb1Rbbho

Với : φω1 = 1 + 5 ω ≤ 1,3

Es 21.10 4
trong đó:  = = = 7.78
Eb 27 * 10 3

As 0.566
 ω= = = 0.00283
bs 20 * 10
Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 51
Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
 φω1 = 1 + 5*7.78*0.00283 = 1.11
φb1= 1 - Rb
 = 0,01 đối với bêtông nặng
Rb = 11.5 MPa.
 φb1= 1 – 0.01*11.5 = 0.885
 0,3φω1φb1Rbbh o=0.3*1.11*0.885*115*20*53= 35.924 kgf > Q=17.500kgf
 Thoả điều kiện chịu nén

 Kết luận: bố trí cốt đai 6, 2 nhánh, khoảng cách a=10cm cho đoạn 1/4 ở 2 đầu
dầm, đoạn 1/2 giữa dầm bố trí 6a200.

4.4.4.2. Tính toán cốt xiên :


 Những đoạn dầm có lực ngang lớn (Q > Qu), người ta đặt thêm cốt xiên để
tăng khả năng chịu lực của tiết diện nghiêng. Cốt xiên thường là những đoạn của cốt
dọc được uốn xiên lên suốt chiều cao dầm. Góc nghiêng θ thường là 45o khi dầm có
chiều cao h ≤ 800 m.m; θ = 60 o khi dầm có chiều cao h > 800m.m, còn trong bản θ = 30 o.

5cm sinc1  smax


I/ I II
a’
h


I C1 II sinc2 a
I/
C2
C3

X
Biểu đồ lực cắt của
nửa dầm chịu lực
Qinc phân bố
1 Qinc2
Q1
Q2
Q3 Qu

L/2

Hình 4.19. Vị trí các tiết diện nghiêng dùng khi tính toán cấu
kiện có cốt xiên

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 52


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ

 Xem hình 4.19 ta thấy tiết diện nghiêng nguy hiểm nhất có thể là I’-I’, I-I
hoặc II-II, trong đó tiết diện nghiêng I-I đi qua 2 lớp cốt xiên; Ta chưa biết tiết diện
nghiêng nguy hiểm nhất là tiết diện nào, nhưng trong tính toán để an toàn qui phạm cho
phép xem tiết diện nghiêng nguy hiểm nhất chỉ đi qua 1 lớp cốt xiên, tức là khi tính lớp
cốt xiên nào thì chỉ xét tiết diện nghiêng qua lớp cốt xiên đó thôi. Cụ thể như trong hình
IV.19 thì khi tính lớp cốt xiên thứ nhất (kể từ gối) thì ta chỉ xét tiết diện nghiêng I’-I’ có
hình chiếu là C1, còn khi tính lớp cốt xiên thứ hai thì ta xét tiết diện nghiêng II-II có
hình chiếu là C3.
 Điều kiện cường độ của tiết diện nghiêng có dạng:
Qi  Qu  R sw As ,inc sin 
Xét trên tiết diện nghiêng I’-I’ ta có:
Q1  Qu Qinc1
Q1= Qu + RswAs,inc1 sinθ  As ,inc1  
Rsw sin  Rsw sin 
Xét trên tiết diện nghiêng II-II ta có:
Q2  Qu Qinc 2
Q2= Qu + RswAs,inc2 sinθ  As ,inc 2  
Rsw sin  Rsw sin 
Qi  Qu Qinci
Hay tổng quát ta có: As ,inci   (4.62)
Rsw sin  Rsw sin 
 Trình tự tính toán cốt xiên như sau:
o Xác định đoạn cần bố trí cốt xiên (đoạn X trên hình 4.19) là đoạn có
Q>Qu , lập tỷ lệ:
X Q  Qu Qinc1
 1  X
L/2 Q1 Q1
o Bố trí cốt xiên trong đoạn X theo các yêu cầu sau (xem hình 4.19):
 Điểm đầu lớp cốt xiên thứ nhất cách mép gối tựa ≤5cm,
h  a  a'
 Bố trí lớp cốt xiên thứ nhất sinc1= , nếu θ=45 o thì
tg
sinc1= h - a - a’.
 Bố trí lớp cốt xiên thứ 2 với điều kiện : điểm đầu lớp cốt xiên
thứ 2 cách điểm cuối lớp cốt xiên thứ nhất 1 đoạn ≤ smax 
sinc2
 Ta tiếp tục bố trí các lớp cốt xiên đến khi nào toạ độ của chân
lớp cốt xiên cuối cùng ≥ X, tức là :
5cm + sinc1 + smax + sinc1 + ... + sinc1 ≥ X.
o Tính diện tích yêu cầu của các lớp cốt xiên theo công thức (4.62).
o Bố trí cốt xiên bằng cách dùng cốt dọc uốn lên, lượng cốt dọc uốn lên
trong từng lớp phải ≥ As,inc.

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 53


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
Ví dụ 4.9: Cho dầm như hình dưới, có biểu đồ moment và lực cắt như hình, hãy tính và
bố trí thép (cốt dọc, cốt đai, cốt xiên) cho dầm, với các thông số về BT và thép như các
VD trước.

Biểu đồ moment (T.m)

Biểu đồ lực cắt (T)

 Trước hết ta thấy moment lớn nhất giữa nhịp 5m là 21.78T.m, gần bằng với
moment ở VD4.1, vậy ta cũng chọn tiết diện dầm là 20x55cm, thì ta sẽ có cốt
dọc như sau:
o Với momnet 21.78 T.m tính được As= 21.75 cm 2, chọn thép như VD4.1
(622).

o Với moment 9.56T.m, ta tính được As= 7.71 cm2, có thể bố trí thép 222
+ 214 (As= 10.68cm 2) .

 Đối với lực cắt, trong VD 4.7 ta cũng biết tiết diện dầm đủ chịu nén, lượng cốt
đai bố trí phải ≤ Sct và Stt2, vậy ta có thể chọn cốt đai 6a100 bố trí cho toàn
dầm, lượng cốt đai này chắc chắn không đủ chịu lực cắt max là 21.16T (như tính
toán trong VD4.7), vậy trong trường hợp này ta chọn giải pháp tính cốt xiên cho
dầm để chịu cắt (thay vì có thể tăng cốt đai).
Rsw Asw 1750 * 0.566
 Ta tính được : qsw = = = 99 kgf/cm.
s 10

Mb = φb2(1+φf + φn)Rbtb ho2 = 2*1*9*20*532 = 1.011.240 kgf.cm

 Tính được khả năng chịu cắt của cốt đai:

Qu = 2 M b * q sw = 2 1.011.240 * 99 = 20.011 kgf = 20.01T

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 54


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
 Xác định điểm B trên biểu đồ lực cắt (điểm có lực cắt bằng 0) tính từ gối trái:
B 23.16
=  B = 2.72m
5 23.16  19.34

 Xác định đoạn X cần bố trí cốt xiên:


X 23.16  20.01
Xét 2 tam giác đồng dạng ABC và CDE, ta có : =
2.72 23.16

 X = 0.37m = 370mm

 Bố trí cốt xiên trong đoạn X theo yêu cầu như trong hình 4.19, góc nghiêng của
cốt xiên là 45o, để đơn giản cho tính toán và an toàn ta xem lực cắt max là tại
mép gối, sau khi bố trí ta nhận thấy vị trí chân của cốt xiên cách mép gối một
đoạn là 50 + 392 = 442mm > X = 370mm, vậy ta chỉ cần bố trí 1 lớp cốt xiên là
đủ chịu phần lực cắt còn lại, tiếp theo ta chỉ việc tính diện tích cốt xiên yêu cầu
để đủ chịu cắt, tính toán như sau:
Q  Qu 23..160  20.010
As ,inc   = 1.98cm2.
Rsw sin  2
2250 *
2

 Với lượng thép yêu cầu là 1.98cm2 ta có thể uốn 222 (As= 7.60cm 2) lớp trên
(cây số 3) làm cốt xiên, xem hình trang sau.

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 55


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 56


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
4.4.5. Tính toán tiết diện nghiêng chịu moment :

 Trạng thái giới hạn của tiết diện nghiêng chịu tác dụng của moment uốn cũng
tương tự như trạng thái giới hạn của tiết diện thẳng góc khi uốn việc tính toán tiết diện
nghiêng chịu moment uốn dựa trên cơ sở điều kiện cường độ.

M  Rs Fs Z s   R sw Asw Z sw   R sw As ,inc Z s.inc

 M trong công thức trên là moment của tất cả các ngoại lực tác dụng lên đoạn
dầm được tách ra bởi tiết diện nghiêng, moment này lấy đối với trọng tâm của miền
chịu nén của tiết diện nghiêng.

 Thông thường tiết diện nghiêng chịu moment uốn không phải là tiết diện nguy
hiểm nếu tiết diện thẳng góc đi qua điểm đặt hợp lực nén trên tiết diện nghiêng đó đã đủ
khả năng chịu moment, tại 1 số vị trí sau - xét đến đảm bảo cường độ chịu uốn của tiết
diện nghiêng.

o Tại chỗ cốt dọc chịu kéo ở ngoài phạm vi gối tựa.

o Tại chỗ cốt dọc chịu kéo uốn lên thành cốt xiên.

o Tại chỗ neo cốt dọc chịu kéo tại gối tựa tự do.

o Tại chỗ chiều cao của dầm thay đổi đột ngột.

Ở phạm vi giáo trình ta xét 3 trường hợp đầu.

4.4.5.1. Cắt cốt dọc chịu kéo ở ngoài phạm vi gối tựa :

 Để tiết kiệm thép, người ta thường cắt bớt một số cốt dọc chịu kéo ở chỗ mà
theo tính toán với tiết diện thẳng góc thì không cần dùng đến nữa. Trong trường hợp
này cốt dọc còn phải được kéo dài ra ngoài điểm cắt lý thuyết (tức là ra ngoài tiết diện
thẳng góc mà tại đây thanh cốt thép đó không còn cần thiết để chịu moment uốn Mo
nữa) một đoạn W để đảm bảo cường độ chịu uốn cho bất cứ tiết diện nghiêng nào chịu
moment lớn hơn hay bằng Mo. Dưới đây chứng minh tại sao làm vậy và tìm công thức
tính W.

 Giả sử tại gối tựa, diện tích cốt thép dọc chịu kéo dùng để chịu moment gối là
As. Tại tiết diện 0 - 0 (xem hình 4.20) theo tính toán với Mo trên tiết diện thẳng góc thì
không cần đến cốt số 1 nữa (As1), tức là:

Mo = Rs (As - As1) zs

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 57


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ

1 0
W
As
C B
As1
1

1 0 A
C
Hình 4.20. Cắt cốt
dọc chịu kéo ở ngoài
MA Mgối phạm vi gối tựa
M1 M0

Q1 Q0 QA

 Tại tiết diện này, để tiết kiệm thép ta có thể cắt bớt thanh cốt số 1 đấy là điểm
cắt lý thuyết. Nhưng nếu cắt ngang tại đấy thì chưa được vì cường độ chịu uốn của tiết
diện nghiêng không đảm bảo (chẳng hạn tiết diện nghiêng AB, AC).

 Thực tế, moment trên tiết diện nghiêng AB, AC là MA > Mo. Nhưng cốt dọc
chịu kéo vẫn là As - As1. Ngoài ra, chỉ có thêm một ít cốt đai mà thôi, đó là lý do kéo dài
cốt số 1 một đoạn W. Xét tiết diện nghiêng AC bất kỳ có hình chiếu là C, ta có phương
trình cân bằng moment trên tiết diện đó.

MA  Rs (As - As1)zs +  RswAswzsw  MA  M0 +  Rsw Asw zsw (4.63)

Đổi lực trong cốt đai thành lực phân bố đều  RswAsw zsw = qsw .C2/2

C2
thay vào (4.63)  q sw  MA  M0
2

Theo Sức bền vật liệu thì độ dốc biểu đồ moment chính là lực cắt tại tại đó:

M A  Mo C2
 Qo  M A  M o  Qo (C  W )  q sw
(C  W ) 2

 q sw 2
 W C C (4.64)
2Q0

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 58


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
 q sw 
Muốn an toàn thì W phải lớn hơn hoặc bằng trị cực đại của   C
 2Q0 

d  q sw C 2  q C Q
   C   0   sw  1  0  C  0
dC  2Q0  Q0 q sw

Q0
Thay C vào (4.64)  W 
2q sw

Vì thanh bị cắt không phải đã có thể tham gia chịu lực ngang từ đầu mút của nó,
nên để an toàn lấy như sau:
0,8Q0
W  5d (4.65)
2q sw
trong đó : d : đường kính cốt bị cắt
Rsw Asw
q sw 
s
Qo : trị số lực ngang tại vị trí cắt lý thuyết, cũng là độ dốc biểu đồ moment
Nếu trên tiết diện nghiêng còn có cốt xiên thì W :
0,8(Q0  Qinc )
W  5d
2q sw
với Qinc   R sw Asw sin 

Ngoài ra theo yêu cầu neo cốt thép W ≥ 20d.

4.4.5.2. Vị trí điểm uốn của cốt dọc chịu kéo :

 Tại tiết diện thẳng góc (1-1) (hình 4.21) cốt dọc chịu kéo As được tận dụng hết
khả năng chịu lực, nếu tại tiết diện này ta uốn cốt dọc đó thành cốt xiên thì cường độ
chịu uốn của tiết diện nghiêng (2-2) không đảm bảo, vì tiết diện thẳng góc (1-1) và tiết
diện nghiêng (2-2) đều cùng chịu một trị số moment uốn nhưng trên tiết diện (1-1) thì
cốt dọc As làm việc với cánh tay đòn z1 còn trên tiết diện (2-2) cốt xiên làm việc với
cánh tay đòn zinc1

zinc1= z1 cos θ < z1

Muốn cường độ của tiết diện nghiêng (2-2) bằng hoặc lớn hơn cường độ tiết diện
thẳng góc (1-1) thì ta phải dời cốt xiên ra xa hơn, sao cho : zinc > zinc1 và zinc > z1 tức là:

M1-1 = Rs As z1  M2-2 = Rs Ainc zinc

As,inc = As (As,inc là từ As uốn lên)

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 59


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
Vậy muốn thỏa mãn yêu cầu trên thì điểm uốn của cốt dọc phải cách xa tiết diện
(1-1) một đoạn là x hay :
z1  zinc = z1.cosθ + x.sinθ
2
với θ = 45o  z1 ≤ (z1 + x)  2 z1 - z1 ≤ x
2
 0,4142 z1≤ x
Để an toàn và dễ dàng trong tính toán ta lấy x ≥ h o/2
1
x ≥ ho/2
2

RsAs θ
z1 As,inc
θ

2
1 zinc1
zinc

Biểu đồ bao của vật liệu


chịu moment uốn

Biểu đồ moment
M

Hình 4.21. Vị trí điểm uốn của cốt xiên

4.4.5.3. Neo cốt dọc chịu kéo tại gối tựa :

Vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng, có được neo chặt thì cốt dọc phát huy được
hết khả năng chịu lực của nó. Nếu neo không tốt thì ứng suất trong cốt dọc chưa đạt đến
cường độ chịu kéo mà đã bị tuột. Có thể nói rằng, trong đoạn neo cốt thép có khả năng
chịu lực thấp hơn ở những đoạn khác. Do đó tiết diện nghiêng mà khởi điểm ở tại đoạn
neo có thể trở thành tiết diện nguy hiểm. Để tránh điều đó, việc neo cốt dọc chịu kéo
phải tuân theo các quy định :
 Khi thoả điều kiện (4.43a) và (4.44) thì lneo ≥ 10d,
 Khi không thoả điều kiện (4.43a) và (4.44) thì lneo ≥ 15d.

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 60


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
Ví dụ 4.10: Cho dầm như VD4.1, nhưng chịu lực tập trung P sao cho moment vẫn là
21.88T.m, tính toán cắt thép cho dầm.

 Để moment bằng nhau thì P = qL/2 = 17.5 T, với


lực tập trung ở giữa thì M = PL/4 = 17.5*5/4 =
21.88 T.m. Dạng biểu đồ như hình bên.

 Như ở VD4.1 ta đã biết dầm có tiết diện 20x55cm,


bố trí 622 chịu lực. Theo lý thuyết ta biết, biểu đồ
moment giảm dần về gối, lớn nhất ở giữa, lương thép ta tính toán ở trên là ứng
với giá trị moment max tại giữa dầm, vậy nếu lượng thép trên bố trí chạy dọc
suốt dầm thì ở đoạn gần gối sẽ phí vật liệu (thép), ta sẽ cắt bớt lương thép này,
tính toán như sau:

 Trước hết ta tính toán khả năng chịu lực (Mtd) của dầm với 622:
Từ hình bố trí thép ta có: att = 2 + 2.2 +1.5 = 5.7cm .
 ho = 55 – 5.7 = 49.3cm
Dầm bố trí thép 622  As = 22.81cm2 .
Rs As 2800 * 22.81
  = 0.563 < R= 0.623  Thoả
Rb bho 115 * 20 * 49.3
Tra PL6 ta có m = 0.405

Tính Mtd = m Rbb ho2 = 0.405*115*20*49.32 ~ 22.64 T.m

 Cắt bớt 322 lớp trên, tính Mtd :


Từ hình bố trí thép ta có: att = 2 + 1.1 = 3.1cm .
 ho = 55 – 3.1 = 51.9cm
Dầm bố trí thép 322  As = 11.40cm2 .
Rs As 2800 * 11.40
  = 0.267 < R= 0.623  Thoả
Rb bho 115 * 20 * 51.9
Tra PL6 ta có m = 0.230

Tính Mtd = m Rbb ho2 = 0.230*115*20*51.92 ~ 14.25 T.m

 Tính vị trí cắt thép lý thuyết : xét 2 tam giác đồng dạng ABC và ADE ta có:
X 14.25
=  X = 1.63 m = 1630 mm
2.5 21.88

 Tính đoạn kéo dài của thép bị cắt :


0,8Q0
W  5d
2q sw

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 61


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
Trong đó : d : đường kính cốt bị cắt (2.2cm)
Qo : trị số lực cắt tại vị trí cắt lý thuyết, cũng là độ dốc biểu đồ moment,
Qo= 17.5/2 = 8.75 T
Với giá trị lực cắt chỉ bằng ½ so với VD 4.7, ta thấy rằng cốt đai trong
trường hợp này có thể bố trí là 6a150, vậy:

Rsw Asw 1750 * 0.566


q sw  = = 66 kgf/cm
s 15
0,8Q0 0.8 * 8750
W  5d =  5 * 2.2 = 64 cm > 20d = 20*2.2 = 44 cm
2q sw 2 * 66

 Vị trí cắt thép thực tế cách gối tựa 1 đoạn là : 1630 – 640 = 990 mm ~ 1/5 L

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 62


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
TÓM TẮT TÍNH TOÁN CẤU KIỆN CHỊU UỐN
1. BÀI TOÁN TIẾT DIỆN CHỮ NHẬT

 Các công thức cơ bản:


o Bài toán đặt cốt đơn:

M= mRbbh o2; m = ξ(1 – 0,5ξ)


RsAs= ξRbbho; Với  = (1- 0,5ξ)
M= RsAsh o; ξ = 1- 1 2 m ),  = 0,5(1+ 1 2 m )

o Bài toán đặt cốt kép:

M = m Rbb ho2 + RscA’s (ho - a’)

RsAs= ξRbbho + RscA’s

 Lưu đồ bài toán thiết kế:


Biết: M; b, h; Rb; Rs; Rsc . Tính As và A’s ?

Tính cốt đơn, tra m R M R m≤0,5 Điều chỉnh tiết diện
Tính m =
bảng tìm ξ hoặc  Rb bho2 b, h hoặc tính cốt kép
R bh
As = b o hoặc
Rs
M
As= Tính cốt kép dạng bài toán Tính cốt kép dạng bài toán
Rs ho
biết A/s chưa biết A/s
 Bố trí thép, k.tra

Lấy m = R
 Rb bho Rsc Lấy A/s < minbho
Tính As   A' s A/s ≥ minbho M   R R R bho2
Rs Rs A' s 
Rsc ( ho  a ' )
m≤R m>R
A/s ≥ minbho
ξ ≥ 2a’/ho
Tra bảng tìm ξ
Tính
ξ < 2a’/ho  Rb bho R  R Rb bho Rsc
As   sc A' s As   A' s
Rs Rs Rs Rs
Lấy x=2a’
M
As =
R s ( ho  a ' )

 R Rb
Kiểm tra hàm lượng min ≤ ≤  max  *100%
Rs
Chọn thép và bố trí thép, kiểm tra a, a’, to

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 63


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
 Lưu đồ bài toán kiểm tra cường độ:
Biết: b, h; Rb; Rs; Rsc; As và A’s . Tính Mtd ?

Tính att  ho

Tra bảng ra m ξ ≤ ξR Rs As ξ > ξR Lấy m = R


Tính  
Mtd = mRbb ho2 Rb bho Mtd = RRbb ho2

2. BÀI TOÁN TIẾT DIỆN CHỮ T ( I, HỘP ) ĐẶT CỐT ĐƠN

 Các công thức cơ bản (trường hợp tính toán tiết diện chữ T):

M= m Rb b ho2 + Rb(b’f - b) h’f (ho - 0,5h’f ); m = ξ(1 – 0,5ξ)

RsAs = ξRb b ho + Rb(b’f - b) h’f ;

Điều kiện hạn chế: m  R ; ξ ξR

 Lưu đồ bài toán thiết kế:


Biết: M; b, h; b f’,hf’; Rb; Rs. Tính As?

Tính bf’, hf’.

Tính
Tính như tiết M > Mf
M  Mf Kiểm tra vị trí TTH  h' 
diện chữ M  Rb .(b 'f  b ).h 'f . h0  ' f 
Mf = Rb b’f h’f (ho - 0,5h’f )  2 
nhật bf’x h. m  2

Rb .b.h0

Kiểm tra ; Tra bảng tìm ξtính: m  R


Bố trí thép R
k.tra att; to. Rs

As  b .  .b.h0  (b 'f  b).h'f  m > R

Bài toán
cốt kép .

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 64


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
 Lưu đồ bài toán kiểm tra cường độ:
Biết: b, h; b f’,hf’;att ; Rb; Rs; As . Tính Mtd ?

Tính bf’, hf’.

Tính như tiết Kiểm tra


diện chữ nhật (2) RsAs > Rb b’f h’f  TTH qua sườn (1)
bf’x h. RsAs ≤ Rb b’f h’f  TTH qua cánh (2)

(1)

Tính tiết diện chữ T.


ξ  ξR R s As  Rb (b /f  b) h /f ξ > ξR
 Lấy mR
Rb bho

Tra bảng ra A và tính: Tra bảng ra Ao và tính:


Mtd =m Rb b ho2 +Rb(b’f - b)h’f (ho -0,5h’f ) Mtd = R Rb b ho2 + Rb(b’f - b) h’f (ho - 0,5h’f )

3. BÀI TOÁN TÍNH CỐT ĐAI và CỐT XIÊN

 Các thông số:


Es As
φω1 = 1 + 5 ω ≤ 1,3; = ,  ω=
Eb bs

φb1= 1 - Rb;  = 0,01 - đối với bêtông nặng và bêtông hạt nhỏ
 = 0,02 - đối với bêtông nhẹ.
φb2 = 2,0 đối với bêtông nặng và bêtông tổ ong, = 1,7 đối với bêtông hạt nhỏ.
φb3= 0,6 (đối với bêtông nặng; = 0,5 đ/v BT hạt nhỏ)
φb4 là hệ số lấy bằng 1,5 đối với bêtông nặng và bằng 1,2 đối với bêtông hạt nhỏ.

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 65


Bài giảng: BÊTÔNG CƠ SỞ
 Lưu đồ tính toán :Biết Qmax, Rb, Rbt, Rsw .

Bài toán thiết kế: Bài toán kiểm tra:


Chọn trước thép đai : sw, số Chọn trước thép đai : sw, số
nhánh đai n  Asw nhánh đai n  Asw

Tính lại cốt dọc, đai


Tăng tiết diện (b,h)
Tính: Tính:
2
 b 4 (1   n ) Rbt bh o
2.R sw Asw
smax = stt2 =
Q max  b 3 (1   f   n ) Rbt b
4 M b R sw Asw sct theo mục IV.4.1.b
stt1 = 2
Q max s chọn là min của 2 giá trị trên
2.R sw Asw
stt2 =
 b 3 (1   f   n ) Rbt b
sct theo mục IV.4.1.b
Không Kiểm tra điều kiện chịu nén:
thoả 0,3φω1φb1Rbbho ≥ Qmax

sbt = min (smax, stt1, stt2, sct) ≥ 10cm Thoả


Thoả
R sw Asw
Tính: qsw =
s
Kiểm tra điều kiện chịu nén: Không
Tính: Mb = φb2(1+φf + φn)Rbtb ho2
Không thoả

0,3φω1φb1Rbbho ≥ Qmax thoả

Thoả

Bố trí cốt đai với s = sbt Không Kiểm tra điều kiện :
thoả Qmax ≤ 2 M b q sw

Thoả
Điều chỉnh sw, s, n  tính lại từ đầu
hoặc tính cốt xiên: Bố trí cốt đai với s = sbt
 Xác định đoạn dầm cần đặt cốt xiên
(đoạn có Q > Qu).
 Bố trí cốt xiên trong đoạn đó.
 Xác định số lớp cốt xiên.

Qi  Qu Qinci
As,inci  
Rsw sin  Rsw sin 

Chương 4. Tính toán cấu kiện chịu uốn 66

You might also like