You are on page 1of 14

Error: Reference source not found - Error: Reference source not found

CHƯƠNG 4 DẠNG KẾT CẤU


Theo quan điểm của các kỹ sư kết cấu, việc xác định dạng kết cấu của các nhà cao tầng,
một cách lý tưởng, bao gồm việc lựa chọn và bố trí các cấu kiện chịu lực chủ yếu để chịu một
cách có hiệu quả nhất các các tổ hợp khác nhau của tải trọng đứng và tải trọng ngang. Tuy
nhiên, trong thực tế, việc lựa chọn dạng kết cấu lại chịu ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dạng kết cấu bao gồm sự bố trí bên trong nhà, vật
liệu và phương pháp xây dựng, kiến trúc bên ngoài nhà, vị trí và cách hoạt động của các hệ
thống phục vụ, bản chất và độ lớn của các tải trọng ngang, chiều cao và tỷ lệ của kết cấu nhà.
Nhà càng cao và càng mảnh thì các yếu tố liên quan đến kết cấu nhà lại càng quan trọng và
việc lựa chọn được dạng kết cấu thích hợp lại càng cần thiết.
Các kết cấu nhà cao tầng được thiết kế cho các mục tiêu giống nhau và sử dụng các vật
liệu như nhau, có chiều cao tương tự nhau thì hiệu quả của dạng kết cấu có thể so sánh với
nhau, một cách sơ bộ, thông qua tỷ lệ trọng lượng trên một đơn vị diện tích sàn. Theo nghĩa
này, trọng lượng của các kết cấu khung sàn chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi chiều dài nhịp sàn
mà ít chịu ảnh hưởng bởi chiều cao nhà. Trong khi đó, trọng lượng của cột, khi chỉ xét đến
trọng lượng bản thân, lại tỷ lệ với chiều cao nhà (Hình 4.1). Tuy nhiên, các công trình nhà có
chiều cao lớn hơn 10 tầng, các vật liệu bổ sung để chịu lực gió tăng phi tuyến theo chiều cao
đến mức các công trình nhà có chiều cao lớn hơn 50 tầng việc lựa chọn dạng kết cấu hợp lý
sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tính kinh tế và, thực ra là, tính khả thi của công trình nhà.

Hình DẠNG KẾT CẤU.1 Trọng lượng thép trong nhà cao

Các vấn đề chủ yếu ảnh hưởng đến dạng kết cấu là chức năng của nhà. Các công trình nhà
văn phòng hiện đại yêu cầu các không gian sàn mở rộng và có thể được chia bằng các tường
ngăn nhẹ để phù hợp với các yêu cầu của người thuê. Do đó, các cấu kiện chính yếu theo
phương đứng được bố trí càng xa về chu vi và gần ở phía trong của mặt bằng càng tốt, thành
từng nhóm xung quanh cầu thang, thang máy hay các hộp kỹ thuật (hình 4.2). Các sàn sẽ
vượt nhịp qua các cấu kiện bên trong và bên ngoài tạo thành một không gian lớn không có
cột đáp ứng cho các nhu cầu văn phòng. Các hệ thống phục vụ kỹ thuật được phân bố theo

1
Kết cấu nhà cao tầng

phương ngang ở từng tầng nằm trên các tường ngăn và thường được che kín ở trên trần từng
tầng. Các chiều sâu bổ sung để cho các không gian này làm cho các tầng có độ cao khoảng
3,5 m hay hơn.

Hình DẠNG KẾT CẤU.2 Mặt bằng trong nhà văn phòng (kiểu ống)

Trong các nhà ở hay khách sạn, các căn ở được phân chia vĩnh cửu và thường được lặp lại
giữa các tầng. Do đó, các cấu kiện cột và tường thẳng đứng, liên tục được bố trí ở từng tầng
để tạo ra hay phù hợp với cách bố trí tường ngăn (hình 4.3). Hệ thống phục vụ kỹ thuật, khi
này có thể chạy theo phương đứng, bên cạnh các cột hay tường hoặc trong các hộp kỹ thuật
riêng biệt, qua các tầng đến những nơi cần thiết hoặc theo phương ngang dọc theo không gian
mái của hành lang. Do đó, ngoại trừ trần hành lang, không gian trần ở từng tầng là không cần
thiết và mặt dưới của các sàn có thể được sử dụng làm trần. Điều này cho phép chiều cao của
từng tầng có thể giảm xuống còn 2,7 m. Một nhà ở 40 tầng do đó, thấp hơn đáng kể một nhà
văn phòng 40 tầng.

Hình DẠNG KẾT CẤU.3 Bố trí mặt bằng trong chung cư

Bên cạnh việc thoả mãn các yêu cầu phi kết cấu đã nêu, mục tiêu chính của việc lựa chọn
dạng kết cấu nhà là bố trí các cấu kiện để chịu tải trọng đứng, bao gồm tĩnh tải, hoạt tải cũng
như tải trọng ngang, mô men uốn, mô men xoắn, với cường độ và độ cứng thích hợp. Các yêu
cầu này cần phải được thoả mãn ở mức càng kinh tế càng tốt.

2
Error: Reference source not found - Error: Reference source not found

Khi chịu tải trọng ngang, nhà cao tầng về bản chất, làm việc như một cong xon đứng.
Cong xon này có thể được tạo ra từ một số cong xon đứng, riêng biệt, như tường chịu cắt
(vách) hay lõi chịu uốn quanh các trục của chúng và làm việc phối hợp với nhau thông qua
các tấm cứng ngang là các sàn. Một cách khác, cong xon đứng, ở một mức độ nhất định, có
thể được tạo ra từ các cột và tường thông qua các liên kết chịu cắt theo phương đứng như các
giằng hay dầm. Độ cứng ngang và sức kháng của cả hai dạng cong xon cơ bản này có thể
được tăng lên nếu các cấu kiện chính theo phương đứng có các đặc trưng chuyển vị tự do
khác nhau và tương tác với nhau thông qua các sàn hay dầm.
Với các dạng kết cấu đã được lựa chọn, sẽ là có lợi nếu bố trí các cấu kiện chịu lực đứng
sao cho ứng suất nén do lực đứng triệt tiêu được ứng suất kéo do lực ngang và do đó tránh
được lực kéo trong các cấu kiện đứng cũng như khả năng nâng móng. Ở một số dạng kết cấu,
nên bố trí lực các cấu kiện chịu lực đứng ra bên ngoài kết cấu để đạt được mục tiêu này.
Kết cấu khung thép đã đóng vai trò tiên phong trong lịch sử nhà cao tầng. Dạng kết cấu
này phù hợp với hầu hết các chiều cao của kết cấu và, do có tỷ lệ sức kháng - trọng lượng
lớn, nó luôn là kết cấu để xây dựng các kết cấu nhà cao nhất. Kết cấu này cũng cho phép xây
dựng công trình có chiều dài nhịp lớn, chế tạo trước một phần, giảm thiểu thời gian thi công ở
công trường và tăng tốc độ lắp dựng. Nhược điểm của chúng là yêu cầu phải có các giải pháp
chống cháy và chống rỉ, sơn phủ đắt tiền cũng như yêu cầu các hệ thống giằng chéo hay
giằng tạo khung cứng tốn kém.
Sau một thời gian dài đến nửa đầu thế kỷ 20 sử dụng thép ở dạng kết cấu giằng, song song
với bê tông cốt thép, người ta đã phát triển các dạng kết cấu khác, các kết cấu khung cứng,
tường chịu cắt, khung tường, kết cấu ống và kết cấu ống có giằng kết cấu cong xon và các
dạng kết cấu khác phù hợp hơn với thép như kết cấu treo hay kết cấu khung không gian có
hiệu quả cao.
Kết cấu nhà cao tầng bằng bê tông cốt thép bắt đầu được sử dụng khoảng 2 thập kỷ sau
các nhà cao tầng bằng thép đầu tiên. Có thể thấy rằng, các kết cấu nhà bê tông đầu tiên chịu
ảnh hưởng bởi kết cấu dạng xương gồm cột và dầm như kết cấu thép. Tuy nhiên, sự khác biệt
là chúng dựa vào hiệu ứng khung cứng của kết cấu bê tông để chịu lực ngang. Kết quả là các
dạng kết cấu tấm, bản phẳng đã được sử dụng và, cùng với các kết cấu khung chịu mô men,
chúng đóng vai trò là dạng kết cấu phổ biến của kết cấu nhà bê tông cốt thép cho đến cuối
những năm 1940.
Bước phát triển quan trọng trong kết cấu bê tông cho nhà cao tầng xuất hiện cùng với việc
giới thiệu kết cấu tường chịu cắt để chịu lực ngang. Dạng kết cấu này là sự phát triển quan
trọng để giải phóng kết cấu nhà bê tông khỏi giới hạn 20-25 tầng của dạng kết cấu khung
cứng và bản phẳng trước đó. Sự hoàn thiện và cải tiến dạng kết cấu này cùng với sự phát triển
của vật liệu cường độ cao cho phép kết cấu nhà cao tầng bằng bê tông có thể đạt đến chiều
cao 100 tầng.
Trong số các dạng kết cấu phát triển tiếp theo, một số thích hợp hơn đối với thép hay là
các dạng vật liệu khác hơn là với bê tông, một số dạng kết cấu khác phù hợp với nhiều dạng

3
Kết cấu nhà cao tầng

vật liệu trong khi một số dạng kết cấu khác lại phụ thuộc hay đòi hỏi sự phối hợp nhiều vật
liệu trong một kết cấu. Chúng sẽ được mô tả ngắn gọn trong phần tiếp theo.
Dạng kết cấu của nhà cao tầng, như đã được thảo luận, liên quan chủ yếu đến sự bố trí các
cấu kiện chính theo phương đứng cũng như các liên kết giữa chúng. Chủ đề này sẽ là không
hoàn chỉnh nếu không xem xét đến các hệ thống sàn do một số chúng đóng vai trò như là một
phần phối hợp để chịu các tải trọng ngang cũng như tải trọng đứng. Phần cuối của chương, do
đó, sẽ được dành để mô tả một cách ngắn gọn các hệ thống sàn được sử dụng trong các kết
cấu nhà cao tầng. Rất nhiều hệ thống này cũng được sử dụng trong các kết cấu nhà thấp tầng
nhưng chúng được đưa vào đây để hoàn chỉnh nội dung.

4.1 DẠNG KẾT CẤU

4.1.1 Kết cấu khung có giằng


Trong kết cấu khung có giằng, sức kháng lực ngang được các thanh xiên cung cấp. Các
thanh này cùng với các các thanh dầm tạo thành hệ thống các thanh bụng và các cột đóng vai
trò như là các thanh biên trong kết cấu giàn đứng (hình 4.4). Do lực cắt ngang trong các kết
cấu nhà được chịu bởi các thanh chéo thông qua lực kéo hay nén dọc trục của chúng nên kết
cấu giằng rất có hiệu quả để chịu các lực ngang.

Hình DẠNG KẾT CẤU.4 Các dạng kết cấu khung giằng

Hệ giằng hầu hết được làm từ kết cấu thép do các thanh chéo sẽ phải chịu lực kéo do lực
ngang tác động lên một phương nào đó. Kết cấu giằng kép bằng bê tông cũng đôi khi được sử
dụng tuy nhiên các thanh chéo chịu nén được thiết kế đủ chịu toàn bộ lực ngang.
Kết cấu giằng, thông qua việc tạo ra một kết cấu cứng theo phương ngang với rất ít vật
liệu bổ sung, đã tạo ra một dạng kết cấu rất kinh tế cho mọi chiều cao nhà, đến cả những nhà
rất cao. Lợi thế bổ sung của các kết cấu giằng dạng tam giác là ở chỗ, các dầm chỉ tham gia ở
mức độ tối thiểu các tác động ngang. Kết quả là kết cấu sàn được thiết kế không phụ thuộc
vào vị trí của chúng theo chiều cao nhà và, do đó, có thể được thiết kế và chế tạo như nhau
một cách kinh tế đến hết chiều cao nhà. Nhược điểm chính của kết cấu giằng chéo là chúng
gây cản trở việc quy hoạch bên trong và bố trí cửa sổ và cửa đi. Vì lý do này, các khung được
giằng thường được bố trí bên trong dọc theo các tường và các tuyến ngăn, nhất là quanh các
4
Error: Reference source not found - Error: Reference source not found

hộp thang máy, cầu thang hay hộp kỹ thuật. Một nhược điểm nữa của kết cấu giằng là các
thanh giằng chéo rất khó chế tạo và lắp dựng.
Kết cấu giằng truyền thống được xây dựng trên cả chiều cao của từng tầng và chiều rộng
của từng gian và sau đó, được che kín trong các nhà đã được hoàn thiện. Hiện nay, các hệ
giằng có kích thước lớn, đi qua nhiều tầng và nhiều gian đã được xây dựng để tạo ra các kết
cấu không chỉ có hiệu quả cao hơn mà còn đẹp hơn (Hình DẠNG KẾT CẤU.5).
Kết cấu giằng và ứng xử của chúng sẽ được mô tả chi tiết hơn trong chương 6.

Hình DẠNG KẾT CẤU.5 Kết cấu khung giằng kích thước lớn

4.1.2 Kết cấu khung cứng


Kết cấu khung cứng bao gồm các cột và các dầm được nối với nhau bằng các liên kết chịu
mô men. Độ cứng ngang của khung phụ thuộc vào độ cứng của dầm, của cột và của các liên
kết trong mặt phẳng khung (hình 4.6).

Hình DẠNG KẾT CẤU.6 Kết cấu khung cứng

5
Kết cấu nhà cao tầng

Lợi thế chính của kết cấu khung cứng là sự bố trí kết cấu có dạng hình chữ nhật mở, cho phép
bố trí cửa sổ và cửa đi một cách dễ dàng. Nếu được sử dụng làm bộ phận duy nhất để chịu lực
ngang trong các nhà có nhịp khoảng từ 6 m đến 9 m, kết cấu khung giằng kinh tế đến khoảng
25 tầng. Ở kết cấu nhiều hơn 25 tầng, do có độ cứng ngang nhỏ nên khung cần có các cấu
kiện có kích thước lớn đến mức không kinh tế để hạn chế chuyển vị ngang.
Kết cấu khung cứng phù hợp một cách lý tưởng với nhà bê tông cốt thép do bản chất cứng
của mối nối bê tông cốt thép. Kết cấu này cũng được sử dụng trong nhà khung thép tuy nhiên
liên kết chịu mô men bằng thép thường rất tốn kém. Kích thước của cột và dầm tại một tầng
bất kỳ của kết cấu khung chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lực cắt tại tầng đó và do đó, tăng dần
về móng. Do đó, việc thiết kế các tầng không thể được lặp (copy) như ở một số kết cấu khung
giằng. Điều này cũng dẫn đến hệ quả là, đôi khi, không thể thoả mãn các yêu cầu về chiều
cao tầng như thông thường do dầm có chiều cao quá lớn.
Trọng lực cũng được chịu bởi các tác động khung cứng. Mô men âm trên các phần dầm ở gần
cột làm cho mô men dương ở giữa nhịp trong kết cấu này nhỏ hơn đáng kể so với trong dầm
giản đơn. Trong các kết cấu mà trọng lực khống chế thiết kế, tính kinh tế của kích thước dầm
đạt được nhờ hiệu ứng đó lại bị chiết giảm bởi chi phí cấu tạo cho các nút khung.
Trong khi kết cấu khung cứng chịu lực ngang chỉ kinh tế với nhà khoảng 25 tầng thì các kết
cấu dạng ống được tạo ra từ các khung có khoảng cách cột nhỏ bố trí ở chu vi hay các kết cấu
khung thông thường phối hợp với vách có thể đạt được chiều cao kinh tế lớn hơn nhiều.

4.1.3 Kết cấu khung được chèn


Ở nhiều nước, kết cấu khung chèn là dạng rất phổ biến cho các nhà đến 30 tầng hay hơn.
Khung từ các cột và dầm bê tông cốt thép được chèn bằng gạch hay bê tông. Khi khung chịu
lực ngang kết cấu chèn sẽ làm việc như thanh chống dọc theo đường chéo chịu nén và biến
thành khung có giằng. Do kết cấu chèn có thể là tường ngoài cũng như tường ngăn nên đây là
phương pháp tăng cứng và tăng cường kết cấu rất kinh tế.
Do ứng xử tương tác phức tạp của kết cấu khung được chèn và chất lượng không đều của
gạch chèn nên rất khó dự đoán được độ cứng và cường độ của khung được chèn.

4.1.4 Kết cấu bản phẳng


Kết cấu bản phẳng là dạng đơn giản nhất và logic nhất. Nó chỉ gồm một bản có chiều dày
không đổi (từ 12 đến 20 cm) và nối trực tiếp với cột. Dạng kết cấu này thường làm bằng bê
tông cốt thép và được coi là rất kinh tế do kết cấu ván khuôn đơn giản và đáy sàn chính là
trần nhà nên chiều cao tầng được đảm bảo nhỏ nhất có thể.
Khi chịu tải trọng ngang, ứng xử của kết cấu tương tự như kết cấu khung cứng nghĩa là,
khả năng chịu lực ngang phụ thuộc vào độ cứng chống uốn của các cấu kiện và liên kết của
chúng – bản phẳng đóng vai trò như dầm trong kết cấu khung. Kết cấu dạng này rất phù hợp
với khách sạn hay chung cư, những nơi không cần không gian trên trần và sàn đóng luôn vai

6
Error: Reference source not found - Error: Reference source not found

trò làm trần. Kết cấu sàn phẳng kinh tế với nhịp khoảng 8 m. Nếu sử dụng kết cấu mũ cột,
nhịp kinh tế có thể đạt đến 12 m.
Nếu kết cấu chịu lực ngang của nhà chỉ dựa trực tiếp vào bản phẳng thì chiều cao kinh tế của
nó là khoảng 25 tầng. Trước đây, khi tiêu chuẩn tính toán gió chưa quá khắt khe, nhiều kết
cấu nhà sàn phẳng đã được xây dựng vượt quá 40 tầng và những nhà này vẫn tiếp tục đáp ứng
được các yêu cầu khai thác.

4.1.5 Kết cấu vách


Các tường (vách) đứng liên tục bằng bê tông hay gạch xây có thể đóng vai trò kiến trúc để
ngăn chia và vai trò kết cấu để chịu lực đứng và lực ngang. Do có độ cứng trong mặt phẳng
và sức kháng rất lớn nên chúng rất phù hợp để tăng cường nhà cao tầng. Trong kết cấu vách
(tường chịu cắt), toàn bộ lực ngang sẽ do các vách chịu. Chúng làm việc như là các thanh
cong xon đứng riêng biệt ở dạng các tường phẳng hay tường tổ hợp không phẳng do các cách
ghép lại với nhau xung quanh cầu thang hay hộp kỹ thuật. Do có độ cứng ngang lớn hơn kết
cấu khung cứng, kết cấu vách có thể có chiều cao kinh tế đến 35 tầng.
Ngược với kết cấu khung cứng, kết cấu vách có thể hạn chế việc thiết kế không gian mở bên
trong. Kết cấu này phù hợp với khách sạn hay chung cư do tính lặp đi lặp lại của việc bố trí
tầng cho phép vách có thể chạy liên tục thẳng đứng, qua đó, đảm nhiệm luôn vai trò kết cấu
cách âm và cách lửa giữa các căn hộ hay các phòng.
Trong các nhà có chiều cao thấp đến trung bình, vách được phối hợp với khung. Có thể giả
định một cách hợp lý rằng, vách chịu toàn bộ lực ngang và khung được thiết kế chỉ chịu lực
đứng. Một vấn đề rất quan trọng trong kết cấu vách là phải bố trí vách sao cho ứng suất kéo
do tải trọng ngang sẽ được triệt tiêu bởi ứng suất nén do tải trọng đứng. Điều này cho phép
kết cấu có thể được thiết kế với lượng cốt thép tối thiểu. Kết cấu vách cũng tỏ ra phù hợp khi
chịu động đất, ở đó, tính dẻo là yếu tố quan trọng trong thiết kế.

Hình DẠNG KẾT CẤU.7 Kết cấu vách

7
Kết cấu nhà cao tầng

Kết cấu vách nối là dạng kết cấu đặc biệt nhưng rất hay gặp. Trong đó, hai hay nhiều vách
được bố trí trong cùng mặt phẳng hay gần trong mặt phẳng được nối với nhau bằng dầm hay
sàn cứng. Nhờ cấu kiện nối có khả năng chịu cắt nên các các vách làm việc trong mặt phẳng
tương tự như một công xon tổ hợp, uốn quanh trục trung hoà chung. Điều này làm cho độ
cứng ngang của vách nối lớn hơn nhiều so với khi các vách làm việc như là các công xon độc
lập.

Hình DẠNG KẾT CẤU.8 Kết cấu vách nối

Vách nối hay được sử dụng trong các nhà chung cư. Ở đó, lực ngang được chịu bởi các
vách ngang đóng vai trò đồng thời là kết cấu ngăn chia. Chúng được tạo từ hai hay thậm chí
ba vách cùng mặt phẳng nối với nhau. Giữa các vách này là lối đi hay cửa sổ.
Mặc dù kết cấu vách rất phù hợp với bê tông cốt thép nhưng đôi khi chúng cũng được xây
dựng bằng thép tấm ở dạng tấm phẳng đứng hay hộp như là một phần của kết cấu khung thép.

4.1.6 Kết cấu khung – vách kết hợp


Khi chịu lực ngang, kết cấu vách biến dạng theo kiểu uốn của cong xon còn kết cấu khung
có xu hướng biến dạng theo kiểu cắt. Trong kết cấu kết hợp với khung – vách kết hợp, các
chuyển vị trên bị hạn chế do độ cứng theo phương ngang của dầm và sàn và tạo cho kết cấu
một dạng chuyển vị mới. Hệ quả là vách tương tác với khung, đặc biệt là ở đỉnh để tạo ra kết
cấu cứng hơn và khoẻ hơn. Sự tương tác của vách và khung phù hợp với các kết cấu có chiều
cao từ khoảng 40 đến 60 tầng, vượt quá phạm vi kinh tế của kết cấu vách hay kết cấu khung.
Ngoài ra, một lợi thế ít được biết của dạng kết cấu này là, nếu được điều chỉnh thích hợp,
lực cắt trong khung có thể có giá trị đồng đều nhau theo chiều cao dẫn đến thiết kế kết cấu ở
từng tầng có thể được lặp đi lặp lại.
Mặc dù kết cấu khung – vách kết hợp được coi là phù hợp với bê tông cốt thép nhưng
chúng cũng có thể được sử dụng với thép. Các vách giằng bằng thép phối hợp với kết cấu
khung cứng bằng thép cũng tạo ra được các tương tác tương tự như kết cấu khung – vách
bằng bê tông cốt thép.

8
Error: Reference source not found - Error: Reference source not found

Hình DẠNG KẾT CẤU.9 Kết cấu khung – vách kết hợp

4.1.7 Kết cấu dạng ống khung


Sức kháng lực ngang của kết cấu dạng ống khung được tạo ra nhờ một khung có độ cứng
chịu mô men rất lớn bố trí kiểu ống ở chu vi nhà. Khung bao gồm các cột được bố trí gần
nhau với khoảng cách từ 2 đến 4 m và được nối với nhau bằng các dầm cao (Hình DẠNG
KẾT CẤU.10). Mặc dù kết cấu ống chịu toàn bộ tải trọng ngang nhưng tải trọng đứng lại
được phân chia giữa ống và các cột hay vách bên trong. Khi tải trọng ngang tác dụng, kết cấu
khung ở biên nằm theo hướng lực tác dụng sẽ làm việc như một vách (sườn) còn kết cấu
khung theo hướng vuông góc sẽ đóng vai trò phần cánh (nắp) của kết cấu ống.

Hình DẠNG KẾT CẤU.10 Kết cấu ống

Khoảng cách nhỏ giữa các cột trên suốt chiều cao của nhà thường khó được chấp nhận ở
các lối vào. Do đó, các cột có thể được ghép lại với nhau hoặc cắt đứt tại các dầm chuyển.
Một số tầng ở trên có thể có một ít cột lớn nhưng nằm ở khoảng cách xa hơn và nối thẳng
xuống móng. Kết cấu dạng ống vốn được phát triển cho các nhà có mặt bằng hình chữ nhật
và cũng hợp lý nhất cho dạng mặt bằng này. Kết cấu này, tuy vậy vẫn có thể sử dụng hợp lý
cho các dạng mặt bằng khác như hình tròn, hình tam giác, v.v.

9
Kết cấu nhà cao tầng

Kết cấu dạng ống phù hợp với cả vật liệu thép và bê tông cốt thép và được sử dụng cho
các nhà có chiều cao từ 40 đến 100 tầng. Dạng cấu trúc lặp của khung dẫn đến khả năng chế
tạo hàng loạt các bộ phận kết cấu thép hay sử dụng ván khuôn leo khi xây dựng bằng bê tông
qua đó đẩy nhanh tiến độ thi công nhà.
Kết cấu dạng ống là một trong những tiến bộ quan trọng kết cấu nhà nhiều tầng. Kết cấu
này khá hiệu quả, dễ xây dựng và có thể phù hợp cho những nhà có chiều cao lớn nhất. Về
mặt kiến trúc, dạng kết cấu này nhận được các ý kiến khác nhau. Một số cho rằng chúng thể
hiện được tính logic của kết cấu nhà, một số khác cho rằng kết cấu dạng lưới với các cửa sổ
nhỏ và lặp đi lặp lại là không thú vị.
Mặc dù là kết cấu có tính hiệu quả cao nhưng do hiệu ứng “trễ cắt” nên các cột nằm ở
phần giữa các “cánh” của ống chịu lực không nhiều do đó, ít tham gia làm việc cùng với các
cột nằm trên cạnh ống.
Kết cấu “ống lồng trong ống” hay kết cấu “vỏ - lõi”. Phương án kết cấu này bao gồm
một ống khung nằm bên ngoài (vỏ) kết hợp với lõi thang máy hay hộp kỹ thuật (Hình DẠNG
KẾT CẤU.11). Kết cấu vỏ và kết cấu lõi phối hợp với nhau để chịu cả tải trọng đứng và tải
trọng ngang. Trong kết cấu thép, phần lõi có thể là kết cấu khung giằng còn trong kết cấu bê
tông, phần này thường là các vách ghép lại.

Hình DẠNG KẾT CẤU.11 Kết cấu “ống lồng ống”

Trong một số trường hợp, khung ống ngoài và lõi tương tác với nhau theo dạng các cấu
kiện chịu uốn và chịu cắt như ở trường hợp kết cấu khung – vách để tăng độ cứng ngang. Tuy
nhiên, phần ống vỏ thường đóng vai trò chủ đạo do có chiều cao kết cấu lớn.
Kết cấu nhóm ống. Đây là dạng kết cấu được sử dụng cho công trình nhà Sears Tower ở
Chicago. Kết cấu này gồm 4 khung cứng bằng thép song song với nhau theo đường chéo tạo
thành 9 ống. Cũng như trong kết cấu ống đơn, các khung nằm trên hướng của lực ngang sẽ
làm việc như các vách của cong xon còn các khung theo hướng vuông góc sẽ làm việc như
các cánh. Sự có mặt của các vách bên trong sẽ làm giảm bớt sự trễ cắt và dẫn đến các cột làm
10
Error: Reference source not found - Error: Reference source not found

việc đều đặn hơn so với kết cấu ống đơn và cũng do đó, kết cấu có độ cứng ngang lớn hơn.
Điều này cho phép các cột có thể được bố trí với khoảng cách xa hơn và ít gây cản trở hơn.
Trong nhà Sears Tower lợi ích này được khai thác để làm gián đoạn một số ống và giảm dần
mặt bằng của nhà theo chiều cao.

Hình DẠNG KẾT CẤU.12 Kết cấu nhóm ống

Kết cấu ống giằng. Một phương pháp khác để tăng hiệu quả của kết cấu ống khung để
tăng chiều cao nhà và tăng khoảng cách giữa các cột là bổ sung các giằng chéo lên bề mặt của
các ống. Cách bố trí này lần đầu tiên được áp dụng cho kết cấu thép năm 1969 và sau đó cho
kết cấu bê tông cốt thép năm 1985. Trong kết cấu thép các thanh giằng xuyên qua mặt của
khung. Trong kết cấu bê tông, giằng được tạo ra bởi các khối có kích thước bằng cửa sổ được
đổ bê tông cùng với khung.
Do đường chéo của các ống giằng nối các cột tại các giao điểm với dầm, chúng sẽ triệt tiêu
hiệu ứng trễ cắt trên cả sườn và cánh ống. Do đó, kết cấu chịu lực ngang tương tự như khung
được giằng với mô men ở các cấu kiện rất nhỏ. Nhờ đó, khoảng cách giữa các cột có thể được
tăng lên và dầm được làm nhỏ lại, cửa sổ có thể được làm to lên.
Trong kết cấu ống giằng, các thanh giằng đồng thời cải thiện cả khả năng chịu lức đứng
của kết cấu ống. Lực đứng truyền đến các cột sẽ được phân bố đều đặn hơn do giằng sẽ
truyền lực dọc từ cột chịu lực lớn đến cột chịu lực nhỏ hơn.

4.1.8 Kết cấu tầng cứng có giằng (outrigger braced structure)


Kết cấu này được coi là rất hiệu quả và bao gồm một lõi trung tâm, được tạo ra từ khung
giằng hay vách, và tấm nằm ngang ở dạng giàn hay dầm. Khi chịu lực ngang, sự quay của
mặt phẳng thẳng đứng của lõi sẽ bị kiềm chế bởi dầm cứng thông qua việc kéo các cột ở phía
gió vào và nén các cột ở phía ngược lại. Khi tăng bề rộng nhà, độ cứng ngang của nhà sẽ tăng
lên và chuyển vị ngang cũng như mô men trong lõi sẽ giảm đi.
Các cột nằm ở chu vi có thể được nối vào tầng cứng để cùng tham gia vào hiệu ứng trên
thông qua các dầm hay giàn nằm trong mặt ngoài của nhà ở cao độ tầng cứng.

11
Kết cấu nhà cao tầng

Cấp độ làm việc chung của các cột biên và tầng cứng với lõi phụ thuộc vào các tầng được
bố trí tầng cứng và độ cứng của các tầng này. Kết cấu tầng cứng nhiều tầng có khả năng chịu
mô men lớn hơn kết cấu một tầng. Tuy nhiên việc tăng nhiều số tầng sẽ không hiệu quả. Giới
hạn hợp lý là 4 đến 5 tầng. Kết cấu tầng cứng có giằng đã được xây dựng cho các nhà có
chiều cao đến 40 – 100 tầng nhưng kết cấu có thể còn có hiệu quả với chiều cao lớn hơn.

4.1.9 Kết cấu treo (Suspended Structures)


Kết cấu treo bao gồm một hay nhiều lõi cùng các dầm nằm ngang ở mái. Các sàn được
treo vào các dầm này thông qua các thanh treo ở dạng sợi hay tấm thép.
Ưu điểm chính của dạng kết cấu này là kiến trúc thể hiện ở chỗ, ngoại trừ các lõi ở trung
tâm, tầng trệt của nhà có thể hoàn toàn không có các cấu kiện đứng giúp cho tầng có được
không gian lớn. Các thanh treo chịu kéo, có thể làm bằng thép cường độ cao nên có diện tích
nhỏ và không gây ra cản trở không gian nhiều. Tuy nhiên, do yêu cầu của chống cháy và
chống ăn mòn, kích thước của chúng phải được tăng lên. Khi thi công kết cấu dạng này, phần
lõi và các thanh dầm có thể được thi công trong khi các sàn có thể được đúc chồng lên nhau
trên nền đất và sau đó được nâng lên và treo vào vị trí của chúng (hình).
Nhược điểm về mặt kết cấu của dạng này là tính không hiệu quả của việc truyền trọng lực
từ dưới lên và sau đó, qua các lõi, đi xuống móng và bề rộng của tầng trệt của công trình nhà
bị giới hạn đến phạm vi khá hẹp của lõi qua đó giới hạn chiều cao của nhà. Một vấn đề là sự
kéo theo phương đứng của các thanh treo, thay đổi từ lúc không có đến lúc đầy hoạt tải có thể
dẫn đến các thay đổi lớn về cao độ tầng. Hiệu ứng này càng tăng khi chiều dài dây tăng và trở
nên xấu nhất ở các tầng treo thấp nhất. Vấn đề này có thể được hạn chế bằng việc giới hạn tố
đa số 10 tầng được treo trên môt dây và sử dụng nhiều dầm treo ở các cao độ khác nhau.
Tương tự như kết cấu tầng cứng và cũng do cùng nguyên nhân, các dầm đỡ nên được lắp
ghép ở trong nhà máy.
Các biến thể của kết cấu một lõi là các kết cấu 2 hay 4 lõi. Trong đó, các thanh treo thẳng
đứng được treo lên dầm lớn tựa lên các lõi hoặc thanh treo nối vào các lõi. Lợi ích của kết
cấu treo nhiều lõi là chúng tạo ra được không gian rộng ở tất cả các tầng.

4.1.10 Kết cấu lõi (Core Structures)


Trong kết cấu này, một lõi đơn chịu toàn bộ lực đứng và lực ngang. Trong một số trường
hợp, các sàn được đỡ bằng các dầm hẫng (Hình DẠNG KẾT CẤU.13). Trong các trường hợp
khác, sàn được đỡ bằng lõi và các cột ở chu vi. Những cột này thường kết thúc ở các dầm đỡ
ở cách tầng trệt một số tầng.
Tương tự như kết cấu treo, ưu điểm chính của dạng kết cấu này là kiến trúc. Chúng tạo ra
không gian không có cột ở tầng trệt và một số tầng. Nhược điểm chính của kết cấu này là, do
kích thước của lõi bị hạn chế nên khả năng chịu lực ngang không lớn và việc đỡ trọng lực
bằng các dầm công xon – là dạng kết cấu không hiệu quả.

12
Error: Reference source not found - Error: Reference source not found

Hình DẠNG KẾT CẤU.13 Kết cấu lõi

4.1.11 Kết cấu không gian (Space Structures)


Hệ thống chịu lực chính của kết cấu không gian bao gồm một kết cấu khung dạng tam giác
không gian. Các khung này được tạo ra từ các giàn phẳng, chịu cả lực ngang và lực đứng. Kết
quả của phương pháp cấu tạo này là một kết cấu có hiệu quả cao, nhẹ và có khả năng đạt đến
được chiều cao lớn nhất.
Mặc dù đơn giản trong ý tưởng nhưng kết cấu không gian thường có cấu tạo hình học
phức tạp đòi hỏi phải có trình độ kết cấu cao để có thể truyền được lực ngang và lực đứng từ
sàn sang kết cấu chính. Một giải pháp là sử dụng kết cấu lõi giằng ở trung tâm để chịu lực
ngang và lực đứng ở khu vực trung tâm trên một khu vực tầng nhất định. Ở cuối của mỗi khu
vực tầng đó, lực đứng và lực ngang được truyền qua các nút chính đến khung không gian
(Hình DẠNG KẾT CẤU.14).

Hình DẠNG KẾT CẤU.14 Kết cấu không gian

13
Kết cấu nhà cao tầng

Mặc dù cấu kiện nghiêng được bố trí theo các phương khác nhau làm cho kết cấu có vẻ
phức tạp và mối nối tốn kém cũng như bố trí cửa sổ khó khăn nhưng về hình thức, kết cấu
trông thú vị và ấn tượng bởi tính đơn giản của chúng.

4.2 KẾT CẤU SÀN BÊ TÔNG CỐT THÉP


Kết cấu sàn hợp lý có vai trò quan trọng trong tính kinh tế chung của công trình. Một trong
những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn kết cấu sàn là kiến trúc. Ví dụ, trong các nhà
chung cư, không gian sàn được chia lâu dài thành nhiều khu vực nhỏ, có thể sử dụng kết cấu
có nhịp nhỏ. Trong khi đó, ở các nhà văn phòng hiện đại, không gian sàn chỉ được chia tạm
thời và thường yêu cầu diện tích lớn nên nhịp đòi hỏi phải lớn. Các yếu tố khác ảnh hưởng
đến việc lựa chọn kết cấu sàn có liên quan đến tính năng kết cấu dự định, như liệu chúng có
tham gia chịu lực ngang hay không, và việc thi công chúng như tính tốc độ xây dựng yêu cầu.
Kết cấu sàn bê tông cốt thép được chia thành 2 nhóm chính: sàn 1 phương, trong đó, sàn
làm việc theo 1 phương giữa các dầm hay tường, và sàn 2 phương, trong đó, sàn truyền lực
theo 2 phương khác nhau. Trong cả 2 dạng kết cấu đó, lợi thế chịu lực có được từ sự liên tục
ở trên các gối qua việc bố trí cốt thép chịu mô men âm.

14

You might also like