You are on page 1of 67

Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.

s Nguyễn Thị Phúc

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................4

CHƯƠNG 1.....................................................................................................................8

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀNG HÀ...........................8

1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty ........................................................8

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty. .....................................................9

1.1.1. Cơ cấu quản lý sản xuất của công ty Hoàng Hà ..............................................12

1.1.2. Sơ đồ tổ chức của công ty Hoàng Hà ............................................................... 12

1.1.3. Một số thành tựu công ty gốm màu HoàngHà. ................................................12

1.2. An toàn lao động .................................................................................................14

1.2.1.Quy định về kỹ thuật an toàn lao động trong an toàn sản xuất .........................14

1.2.2. Các tiêu chuẩn đối với công nhân khi làm việc ...............................................14

1.2.3. An toàn về điện ................................................................................................ 15

1.2.4. Các dạng năng lượng sử dụng ..........................................................................16

1.2.5.Quy trình công nghệ ..........................................................................................16

1.3. Các phân xưởng tại công ty gốm màu Hoàng Hà................................................18

CHƯƠNG 2 CÔNG NGHỆ PHÂN LOẠI DÂY CHUYỀN GẠCH MEN TỰ ĐỘNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM MÀU HOÀNG HÀ...............................................30

2. Giới thiệu................................................................................................................30

2.1. Sơ đồ nguyên lý và nguyên lý làm việc .............................................................. 30

2.1.1.Thiết bị ..............................................................................................................30

2.1..2.Sơ đồ ................................................................................................................32

2.2. Nguyên lý làm việc ............................................................................................. 33

Đồ Án Tốt Nghiệp 1 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................35

GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM PLC S7-1200 VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN
CHÍNH, CƠ CẤU CHẤP HÀNH ĐƯỢC DÙNG TRONG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI
GẠCH MEN TỰ ĐỘNG. .............................................................................................. 35

3. Phần mềm điều khiển PLC.....................................................................................35

3.1..Giới thiệu chung về PLC S7-1200 ......................................................................40

3.1.1. Khái niệm chung PLC S7-1200 .......................................................................40

3.1.2. Các module trong hệ PLC S7-1200 .................................................................41

3.2. Giới thiệu về các module CPU............................................................................41

3.3. Làm việc với phần mềm Tia Portal .....................................................................44

3.4. Cảm biến quang điện CDD-11N. ........................................................................53

3.4.1. Giới thiệu..........................................................................................................53

CHƯƠNG 4 ...............................................................................................................59

LẬP TRÌNH VÀ MÔ PHỎNG TRÊN TIA PORTAL 13 .........................................59

4. Lưu đồ thuật toán ...................................................................................................59

4.1Lập trình và mô phỏng trên TIA PORTAL 13......................................................60

KẾT LUẬN ................................................................................................................65

Đồ Án Tốt Nghiệp 2 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoàng Hà ............................................................... 8


Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của công ty Hoàng Hà ............................................................. 12
Hình 1.2.1 Trạm than hóa khí ........................................................................................16
Hình 1.2.2 Sơ đồ khối quy trình công nghệ ..................................................................17
Hình 1.3 Hệ thống nghiền bằng bi sứ ...........................................................................19
Hình 1.3.1 Lò than xích .................................................................................................20
Hình 1.3.2 Các silo chứa ............................................................................................... 21
Hình 1.3.3 Hệ thống máy ép ..........................................................................................21
Hình 1.3.4 Hệ thống cấp gạch đầu vào lò nung ............................................................ 22
Hình 1.3.5 Hình ảnh dây chuyền thực tế tại công ty Hoàng Hà ....................................23
Hình 1.3.6 Hệ thống lò nung .........................................................................................24
Hình 1.3.7a Hệ thống điều khiển .................................. Error! Bookmark not defined.
Hình 1.3.7a Hệ thống điều khiển ..................................................................................26
Hình 1.3.7b Khâu gắp gạch vào khay đựng đóng gói ..................................................26
Hình 1.3.8a Hệ thống phun sương .................................................................................27
Hình 1.3.8c Hệ thống Tráng Men ..................................................................................27
Hình 1.3.8b Hệ thống máy ép gạch ...............................................................................28
Hình 1.3.9b Giai đoạn Sấy 2 ra thành phẩm .................................................................29
Hình 2b Cảm biến quang điện .......................................................................................31
Hinh 2c Các con lăn dẫn động .......................................................................................31
Hình 2.1 Sơ đồ mạch điều khiển ..................................................................................32
Hình 2.1 Gạch vừa nung xong .......................................................................................34
Hình 3 PLC S7-1200 .....................................................................................................37
Hình 3.1 Tủ điều khiển đầu ra cuối lò nung số 5 .........................................................39
Hình 3.2. Cảm biến quang điện CDD-11N ...................................................................54
Hình 3.2.1 Những điểm mạnh của cảm biến quang ......................................................55
Hình 4.5 Biến tần MITSUBISHI E700 ......................... Error! Bookmark not defined.

Đồ Án Tốt Nghiệp 3 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

LỜI MỞ ĐẦU
Với tốc độ phát triển nhanh như vũ bão của khoa học và kỹ thuật, đặc biệt là sự
bùng nổ của kỹ thuật tin học viễn thông đã làm cho khoảng cách giữa các châu lục
xích lại gần nhau, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng tin học vào quản lý sản xuất tạo ra
một năng suất lao động chưa từng có. Bởi vậy, việc mở rộng kinh doanh ra ngoài
phạm vi lãnh thổ được thực hiện dễ dàng, cùng với nó mà cuộc cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp lúc này đã mang tính toàn cầu hóa và khu vực hóa.

Thị trường gạch ốp lát Ceramic ở Việt Nam, đang cạnh tranh rất khốc liệt giữa
các nhà sản xuất trong nước. Đặc biệt, các nhà sản xuất trong nước còn gặp phải sự
cạnh tranh khốc liệt cao độ với gạch ốp lát của Trung Quốc.

Thị trường gạch ốp lát Ceramic được phân thành 3 nhóm, với cơ cấu giá thành
trên thị trường như sau:

+ Sản phẩm có giá thành thấp chiếm: 30%

+ Sản phẩm có giá thành trung bình chiếm: 50%

+ Sản phẩm có giá thành cao chiếm: 20%

Với tình hình tiêu thụ gạch ốp lát như hiện nay, các nhà sản xuất sẽ có sự thạy
đổi lớn về cơ chế nhằm chiếm lĩnh và ổn định sản lượng. Mục đích là giảm thiểu tối đa
hàng tồn kho, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn để duy trì sản xuất, đồng thời cũng để
chiếm lĩnh thị phần nâng cao thương hiệu.

Nhà máy gốm màu Hoàng Hà được xây dựng vào đầu năm 2002, và đã đi vào
sản xuất cuối năm 2003. Một sản phẩm thương hiệu chưa đi sâu vào nhận thức của
người dân so với các thương hiệu khác như: Viglacera, Đồng Tâm, White horst,
Vitaly, CMC,..để có thể trụ vững trên thương trường, không còn cách nào khác, nhà
máy phải sản xuất ra sản phẩm có tính cạnh tranh mạnh mẽ. Qua thời thời gian thực
tập tại công ty gốm màu Hoàng Hà, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của
“thầy giáo Phạm Hữu Chiến” và các anh chị phòng tổ chức, phân xưởng cơ điện của
công ty, em đã chọn đề tài làm đồ án tốt nghiệp “ Ứng dụng PLC S7-1200 thiết kế hệ
thống SCADA cho dây chuyền phân loại gạch men tự động ” . Từ đó đánh giá mọi

Đồ Án Tốt Nghiệp 4 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

khía cạnh, mọi nhân tố giúp giải quyết các khâu được áp dụng kỹ thuật tự động hóa
của công ty có một phương án sản xuất tối ưu.

Nội dung chuyên đề gồm những phần chính sau đây:

Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn Hoàng Hà.

Chương 2: Công nghệ phân loại dây chuyền gạch men tự động của công ty gốm
màu Hoàng Hà.

Chương 3: Giới thiệu về phần mềm PLC S7-1200 vá các thiết bị điều khiển chính,
cơ cấu chấp hành được dùng trong hệ thống phân loại gạch men tự động.

Chương 4: Lập trình và mô phỏng trên TIA PORTAL 13


Mặc dù đã hết sức cố gắng trong thời gian thực tập với mong muốn hoàn thành
tốt nhất chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, nhưng chắc chắn bài viết này vẫn còn
những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ bảo
từ phía ban lãnh đạo, phòng tổ chức, phân xưởng cơ điện tại công ty gốm màu Hoàng
Hà, thầy giáo “Phạm Hữu Chiến” giúp chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Em xin trân thành cảm ơn!

Quảng Ninh, ngày 03 tháng 05 năm 2018

Sinh Viên

Phùng Thị Trang

Đồ Án Tốt Nghiệp 5 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng cá nhân
tôi. Các tài liệu, số liệu được nêu trong đồ án là trung thực. Đồ án này không giống với
bất kỳ đồ án nào khác. Đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa
học của cô Th.s Nguyễn Thị Phúc.

Quảng Ninh, ngày 03 tháng 05 năm 2018

Sinh Viên

Phùng Thị Trang

Đồ Án Tốt Nghiệp 6 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................

Quảng Ninh, ngày tháng 05 năm 2018

Giáo Viên Hướng Dẫn

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................

Quảng Ninh, ngày tháng 05 năm 2018

Giáo Viên Phản Biện

Đồ Án Tốt Nghiệp 7 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOÀNG HÀ

1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty


* Đặc điểm hoạt động của công ty Hoàng Hà
 Tổng giám đốc tập đoàn: Phạm Ngọc Thể
 Công ty Hoàng Hà được thành lập ngày 19/3/2002. Đến cuối năm 2003 nhà
máy bắt đầu hoạt động.

 Địa chỉ: Cụm CN Kim Sơn - Đông Triều - Quảng Ninh

 Điện thoại: 0333.677.578 * Fax: 0333.677.576

 Website: www.hoanghagroup.com.vn

 Email: info@hoanghagroup.com.vn

Hình 1.Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoàng Hà

Đồ Án Tốt Nghiệp 8 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty.


Việt Nam là quốc gia đang phát triển, các doanh nghiệp trong và ngoài nước
đang hối hả tìm kiếm các cơ hội đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận, các cá nhân đang cố
gắng tìm kiếm và xây dựng cho riêng bản thân và gia đình những thành công mới.

Tất cả các hoạt động đó đều mong muốn góp phần xây dựng đất nước ta vững
mạnh hơn, doanh nghiệp sống khỏe hơn và các cá nhân, các gia đình sống hạnh phúc
hơn. Tập đoàn Hoàng Hà luôn luôn biết và hiểu được điều đó.

Tại Quảng Ninh, Tập đoàn Hoàng Hà luôn được đánh giá là lá cờ đầu trong
hoạt động sản xuất kinh doanh và phong trào thi đua của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh.
Chặng đường 10 năm phát triển, đến nay công ty được đối tác và khách hàng trong,
ngoài tỉnh tin tưởng, đặt nhiều niềm tin vào thương hiệu Hoàng Hà.

Cách đây 10 năm vào ngày 19 tháng 3, công ty TNHH Hoàng Hà được thành
lập. Chỉ một năm sau đó, năm 2003, bằng hình thức liên doanh, liên kết, Hoàng Hà đã
đầu tư thành công nhà máy gạch Tuynel tại xã Hoàng Quế và nhà máy kết cấu thép tại
cụm công nghiệp Kim Sơn.

Nắm bắt thời cơ:

Đến năm 2005, Hoàng Hà tiếp tục mở rộng đầu tư đổi mới công nghệ dây
chuyền số 2 nhà máy gạch Tuynel Hoàng Quế và nâng cấp đa dạng sản phẩm, giảm
gạch xây chuyển dần sang sản xuất sản phẩm mỏng có giá trị cao như: Ngói lợp 22
viên/m2, ngói hài, gạch nem tách, gạch thẻ, nâng công suất nhà máy từ 20 triệu sản
phẩm/năm lên 60 triệu sản phẩm quy tiêu chuẩn/năm.

Nhận thấy sự thay đổi trong quá trình đô thị hoá và nắm bắt được nhu cầu xây
dựng các dự án công nghiệp trên thị trường cao, Hoàng Hà tiếp tục mở rộng nhà máy
kết cấu thép nâng công suất 5.000 tấn/năm lên 8.000 tấn/năm. Đến giữa năm 2007 với
dự án nhà máy gốm mầu Kim Sơn nay là nhà máy Gốm mầu Hoàng Hà công suất thiết
kế là 16 triệu m2/năm, với tổng vốn đầu tư là 778 tỷ đồng. Giai đoạn 1, Công ty đã đầu
tư trên 450 tỷ đồng cho 2 dây chuyền. Hiện nay dây chuyền số 1 sản xuất gạch chống
ẩm (cotto) và dây chuyền số 2 sản xuất sản phẩm gạch lát nền đã và đang tạo ra những

Đồ Án Tốt Nghiệp 9 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

sản phẩm có chất lượng cao, được nhiều khách hàng tin dùng, phục vụ thị trường trong
và ngoài nước.

Trong năm 2012 dây chuyền số 3 sẽ tiếp tục được đầu tư để đưa vào sử dụng.
Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất bê tông thương phẩm cũng được công ty quan tâm phát
triển, với mức đầu tư trên 50 tỷ đồng cho 2 trạm trộn bê tông thương phẩm có công
suất 150m3/h tại cụm cảng Kim Sen.

Mỗi năm, từng bước một, Hoàng Hà đã trở thành một thương hiệu uy tín trong
lĩnh vực xây xây dựng. Không chỉ phát triển mạnh trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây
dựng, trong lĩnh vực thi công xây dựng, Hoàng Hà cũng được nhiều đối tác và khách
hàng nhắc đến trong nhiều hạng mục công trình có giá trị đầu tư lớn của các chủ đầu
tư Trung Quốc, Hàn Quốc tại khu Công nghiệp Cái Lân - Quảng Ninh. Các hạng mục
công trình Hoàng Thạch 2 – 3 - thuộc Công ty xi măng Hoàng Thạch - Minh Tân -
Kinh Môn - Hải Dương; Công trình nhà máy gạch men Worldtile - Công ty cổ phần
thế giới - Chí Linh - Hải Dương, các hạng mục công trình tại nhà máy nhiệt điện Mạo
Khê, Công trình công ty cổ phần gạch CLINKER VIGLACERA....

Thành công từ ý chí:

Phát triển ổn định, duy trì tăng trưởng ở mức bền vững là điều dễ nhận thấy ở
Tập đoàn Hoàng Hà. Năm 2010 - 2011 thị trường Bất động sản “đóng băng” ảnh
hưởng mạnh đến thị trường VLXD. Tuy vậy kết quả kinh doanh của Hoàng Hà vẫn
được duy trì ổn định. Doanh thu năm 2010 đạt 520 tỷ đồng tăng hơn 909 tỷ đồng trong
năm 2011, thu nhập bình quân của cán bộ CNV đạt từ 3 triệu đồng/tháng lên 3,5 triệu
đồng trên tháng.

“Yếu tố quan trọng quyết định thành công của Hoàng Hà ngày hôm nay là
thành quả phấn đấu không ngừng của cả Ban lãnh đạo và gần 2.000 CBCNV. Tất cả
đều chung một ý chí quyết tâm xây dựng một “ngôi nhà hạnh phúc” cho Đại gia đình
Hoàng Hà” - Đó là chia sẻ của Ông Phạm Văn Thể - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc
Tập đoàn Hoàng Hà - “Ở Hoàng Hà công tác xây dựng tổ chức đoàn thể chính trị - xã
hội và quy chế dân chủ được thực hiện bài bản và hết sức nghiêm túc”.

Đồ Án Tốt Nghiệp 10 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Vận dụng phương châm “Phát triển kinh tế là trọng tâm - Xây dựng Đảng là
then chốt” thời gian qua, cùng với việc không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh
sản xuất, Hoàng Hà luôn quan tâm, chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển
Đảng tại đơn vị. Hiện Đảng bộ Hoàng Hà có 5 chi bộ với 74 đảng viên. Tổ chức Công
đoàn, Đoàn TNCS HCM, ban nữ công, lực lượng dân quân tự vệ … đều hoạt động tốt
và có hiệu quả. Hàng năm được các đoàn thể của huyện, tỉnh xét thi đua và công nhận
là đơn vị tiêu biểu, tiên tiến; là tổ chức Đoàn thể vững mạnh; là Đảng bộ trong sạch
vững mạnh nhiều năm liền.

Hoàng Hà đưa Hội nghị người lao động thành hoạt động thường niên, nhằm tạo
diễn đàn để người lao động và người sử dụng lao động tìm tiếng nói chung thảo luận
đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong năm và xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản
xuất cho năm tới. Chính điều này là chất “keo” kết dính các thành viên trong tập đoàn
với nhau tạo thành một khối thống nhất, đoàn kết, quyết tâm xây dựng tập đoàn ngày
một phát triển vững mạnh.

Để có được những thành công như hôm nay, ông Thể cho rằng đó là nhờ yếu tố
con người. Ông nói: “Con người là cái gốc của mọi sự phát triển. Tôi luôn tâm niệm,
con người là một trong 3 yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại phát triển của tập
đoàn”.

Tại Hoàng Hà công tác quản trị nhân sự tìm kiếm, phát triển, duy trì đội ngũ
nhân viên và quản lý chất lượng luôn song hành. Bên cạnh đó việc chăm lo thực hiện
chế độ chính sách đối với người lao động luôn được Ban lãnh đạo ưu tiên đặt lên hàng
đầu.

Để những người lao động ở xa yên tâm công tác, Hoàng Hà đã xây dựng trên
5.000m2 nhà ở tập thể cho CBCNV với tổng đầu tư trên 15 tỷ đồng. Dành 3 tỷ đồng
để dựng nhà luyện tập thi đấu thể thao, sân bóng đá, cầu lông… cho CBCNV, người
lao động có nơi vui chơi, sinh hoạt VHTT, rèn luyện sức khoẻ sau thời gian lao động.
Hoạt động tham quan, nghỉ mát trong nước và nước ngoài… thực hiện chế độ bảo
hiểm xã hội – bảo hiểm y tế và định kỳ khám chữa bệnh hàng năm cho cán bộ công
nhân và người lao động cũng được Hoàng Hà duy trì thường xuyên.

Đồ Án Tốt Nghiệp 11 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

1.1.1. Cơ cấu quản lý sản xuất của công ty Hoàng Hà


1.1.2. Sơ đồ tổ chức của công ty Hoàng Hà

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của công ty Hoàng Hà


1.1.3. Một số thành tựu công ty gốm màu HoàngHà.
Được biết chỉ tính riêng sản phẩm gạch ốp lát cao cấp, trung bình giá trị tiêu thụ
sản phẩm mỗi ngày của Công ty CP gốm màu Hoàng Hà đều đạt từ 1,3 tỷ đồng đến
1,5 tỷ đồng, dịp cao điểm lên đến 2 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù dây
chuyền sản xuất hiện tại của Công ty mới đạt 50% công suất thiết kế, nhưng doanh thu
đã đạt gần 400 tỷ đồng, mức cao so với từ trước đến nay và là đơn vị thành viên của
Công ty CP Tập đoàn Hoàng Hà có giá trị sản xuất kinh doanh lớn nhất. Các sản phẩm
gạch ốp, lát tường, nền của gốm màu Hoàng Hà đang có lợi thế cạnh tranh mạnh về cả
chủng loại, kiểu dáng, màu sắc và độ cứng. Trong đó có gần 40 loại gạch ốp, lát khác
nhau với kiểu dáng, màu sắc phong phú, tươi mới. Đặc biệt riêng với độ cứng, bền của
sản phẩm, xuất phát từ đặc trưng vùng nguyên liệu Đông Triều nên chúng tôi có ưu thế
Đồ Án Tốt Nghiệp 12 SV: Phùng Thị Trang
Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

vượt trội hơn hẳn về tiêu chí này, các đơn vị sản xuất kinh doanh khác khó có thể cạnh
tranh được”.

Với những ưu thế trên, hiện nay các loại sản phẩm gạch ốp, lát tường, nền của
Công ty CP gốm màu Hoàng Hà đang có chỗ đứng khá vững chắc đối với thị trường
tiêu thụ trong nước. Và có thể nói đơn vị doanh nghiệp này cũng đã và đang khai thác
triệt để, hiệu quả thị trường tiêu thụ trong nước. Hiện nay, sản phẩm của Công ty đang
được tiêu thụ bởi trên 20 đại lý cấp 1 uy tín khắp cả nước, trong đó có những đại lý có
hệ thống “chân rết” phân phối hàng lan rộng ra nước ngoài. Để tiếp tục đổi mới, nâng
cao năng suất, giá trị sản xuất kinh doanh, Công ty CP gốm màu Hoàng Hà đang
hướng tới thị trường tiêu thụ nước ngoài. Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn
Hoàng Hà, Nguyễn Công Lệnh cho biết thêm: “Thông qua kênh đại lý bán hàng, hiện
nay sản phẩm của chúng tôi đã có mặt rộng rãi ở Lào, Campuchia; bắt đầu xuất hiện
tại một số nước châu Âu như Nga, Pháp, Đức… Tới đây chúng tôi sẽ triển khai các
giải pháp bán hàng qua mạng, xúc tiến giới thiệu sản phẩm… để có những chân hàng
nước ngoài một cách trực tiếp”. Đáng mừng là với định hướng này, hiện Công ty CP
gốm màu Hoàng Hà đang tập trung nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm, nhằm
đáp ứng các tiêu chí cam kết với bạn hàng nước ngoài. Chị Nguyễn Thị Hưởng, Phó
Giám đốc Công ty CP gốm màu Hoàng Hà đánh giá: “Về chất lượng sản phẩm, như đã
nói ở trên chúng tôi có lợi thế về nguyên liệu và kinh nghiệm nung, cũng như công
nghệ nên có thể nói gốm màu Hoàng Hà đã khá yên tâm. Hiện gần một nửa dây
chuyền sản xuất của Hoàng Hà là của Tây Ban Nha, sắp tới là của Italia, bởi vậy hầu
hết sản phẩm của chúng tôi đang là sự lựa chọn số 1 của người tiêu dùng.

Hình 1.2 Nhà máy gốm màu công ty Hoàng Hà

Đồ Án Tốt Nghiệp 13 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

1.2. An toàn lao động


1.2.1.Quy định về kỹ thuật an toàn lao động trong an toàn sản xuất
Để đảm bảo tuyệt đối về công tác an toàn cho người và thiết bị trong công ty,
ngoài các tiêu chuẩn chi tiết mà công nhân đã được hướng dẫn, công ty còn ban hành
những quy định chung về kỹ thuật an toàn lao động như sau:

+ Giám đốc các xí nghiệp, quản đốc, đội trưởng, tổ trưởng sản xuất phải thực
hiện đầy đủ và đúng đắn chế độ trách nghiệm và bảo hộ lao động theo quy định hiện
hành.

+ Trong quá trình sản xuất, phải có biện pháp bảo đảm an toàn lao động-
PCCC, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường.

+ Các tổ trưởng phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra tình trạng kỹ thuật của
máy móc thiết bị trước khi vận hành và kỹ thuật an toàn khi vận hành theo các nội quy
đã được ban hành hoặc treo lại các khu vực sản xuất.

+ Khi phát hiện có tiếng kêu hoặc có vật lạ trong thiết bị khi hệ thống đang vận
hành thì phải báo ngay cho tổ trưởng, không được tự ý sửa chữa.

+ Trong khi làm việc không được nói chuyện, đùa giỡn.

1.2.2. Các tiêu chuẩn đối với công nhân khi làm việc
+ Có độ tuổi theo quy định của nhà nước.

+ Có giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế.

+ Đã được huấn luyện về bảo hộ lao động.

+ Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động

+ Phụ nữ có thai, có con nhỏ dưới 9 tháng không bố trí làm việc trong hầm kín,
khu vực nóng, độc hại, bụi, trên cao.

+ Không được có mùi men rượu bia trong giờ làm việc.

+ Chỉ có công nhân có giấy chứng nhận đã qua đào tạo mới được điều khiển các
thiết bị có yêu cầu về an toàn lao động.

Đồ Án Tốt Nghiệp 14 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

+ Cấm vứt rác các loại dụng cụ, đồ nghề, hoặc bất cứ vật lạ từ trên cao trong
quá trình làm việc.

+ Không được làm việc trên giàn giáo, ống khói, cột điện,.. khi trời tối, có mưa,
giông, bão.

+ Khi làm việc trong lò kín, phải có biện pháp phòng khí độc, sập lò trước và
trong quá trình làm việc, phải có người trực bên ngoài để kịp thời xử lý nếu tai nạn xảy
ra.

+ Các xí nghiệp, phân xưởng có nhật ký an toàn lao động và ghi đầy đủ tình
hình hoạt động có biện pháp kiến nghị khắc phụ và xử lý trong quá trình sản xuất.

1.2.3. An toàn về điện:


- Tất cả CB,CNV làm điện được phải đào tạo cơ bản về điện, khi bảo trì lắp đặt,
sửa chữa điện phải trang bị đầy đủ BHLĐ, đi ủng các điện do công ty, phải cúp nguồn
điện trước khi thao tác và treo biển báo “ đang sửa chữa điện” nơi cầu dao đã được cúp
điện sửa chữa.

- Các cầu dao hoặc cầu chì không được mắc băng dây đồng hoặc dây nhôm,
phải sử dụng dây có chỉ số AMTP nhỏ hơn trị số cầu dao tổng để tránh gây cháy nổ
toàn bộ hệ thống điện.

- Khi có sự cố phải cúp ngay cầu dao tổng và thông báo cho người có trách
nhiệm được biết.

- Tất cả các thiết bị điện được sử dụng trong quy trình sản xuất đều phải được
tiếp đất an toàn, các cầu nối phải được bọc cách điện và hộp nối điện phải có hộp bảo
vệ.

- Khi mở dòng điện để sử dụng, trước tiên phải mở cầu dao tổng, sau đó mở cầu
dao nguồn. Khi tắ thì thứ tự ngược lại.

- Tuyệt đối không để chướng ngại vật trước cầu dao tổng và tủ điện chính của
các thiết bị điện không được đùa giỡn trong khu vực sửa chữa và nơi có điện.

Đồ Án Tốt Nghiệp 15 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

1.2.4. Các dạng năng lượng sử dụng


Năng lượng được sử dụng trong nhà máy bao gồm mạng lưới điện 3 pha và hệ
thống lò hóa khí than. Hệ thống điện 3 pha chủ yếu được sử dụng cho việc chạy các
thiết bị điện. Còn các thiết bị liên quan đến gia nhiệt thì được sử dụng hệ thống lò than
hóa khí.

Hình 1.2.1 Trạm than hóa khí


Lò khí hóa than là một công nghệ mới được nhà máy đưa vào sử dụng. Ưu điểm
của nó là mang lại lợi ích kinh tế tương đối lớn, hệ thống này thay cho hệ thống đốt
bằng gas trước đây. Hệ thống này là năng lượng chủ yếu cung cấp chính cho các phân
xưởng sản xuất. Hệ thống này cung cấp nhiệt cho thiết bị sấy phun, ép,sấy eva, lò nung
con lăn.

1.2.5.Quy trình công nghệ


*Sơ đồ khối quy trình công nghệ

Đồ Án Tốt Nghiệp 16 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Đất sét, trường Cân định lượng Đất sét, trường

thạch, nước thạch, đá vôi, nước


Nghiền(có phụ gia)

CHẾ BIẾN MÀU IN CHẾ BIẾN MEN,ENGOBE


Các hầm chứa
Nguyên liệu Màu Dung môi Nguyên liệu Phụ gia Nước
Sàng nung

Cân định lượng Cân bằng định lượng


Các bể chứa
Nghiền ướt
Trộn nghiền Sấy phun tạo hạt
Sàng và lọc sắt
Silô chứa
Thùng chứa
Thùng chứa
Máy ép tạo hình
Sàng nung

Máy sấy 1
Thùng chứa có cánh

Nung sương 1

Tráng men & in

Sấy & Nung SP 2

Máy Mài

Đóng gói
Gạch lát
Nhập kho thành phẩm Gạch ốp

Hình 1.2.2 Sơ đồ khối quy trình công nghệ

Đồ Án Tốt Nghiệp 17 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

1.3. Các phân xưởng tại công ty gốm mầu Hoàng Hà

Nhà máy gồm 7 phân xưởng

1. Than Hoá Khí

2. Nguyên Liệu

3. Cơ Điện

4. Ép –Sấy

5. Dây chuyền

6. Lò Nung

7. Phân Loại Đóng Gói

8. Kho thành phần.

I.Phân Xưởng Than Hoá Khí

Là đơn vị cung cấp khí Gas cho lò nung thông qua hệ thống lò than và quạt điều
khiển dựa trên nguyên lý như lò nung, điểu khiển lưu lượng và áp suất thông qua các biến
tần và các động cơ quạt. Hệ thống được điều chỉnh thông qua các đồng hồ, đồng hồ vi
xử lí lấy tín hiệu phản hồi từ can nhiệt và can áp suất để điều chỉnh tốc độ quạt gió theo
các thông số cài đặt. Khí sinh ra được đi qua các bộ làm lạnh: Lọc bụi..... Các hệ thống
đường ống quan trọng nhất là hệ thông quạt tăng áp để đảm bảo áp suất ra cấp bên lò
nung.

II.Phân Xưởng Nguyên Liệu:

Phối kết hợp các loại đất, đá, thuỷ tinh lỏng, nước theo một công thức nhất định
sau đó được máy xúc lật đưa vào cầu cân qua hệ thống tự động thải nạp vào nghiền.
( Hình Ảnh Minh hoạ)

Đồ Án Tốt Nghiệp 18 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Hình 1.3 Hệ thống nghiền bằng bi sứ

Hệ thống quả nghiền : là hệ thống nghiền bằng bi bao gồm 2 động cơ chính :

+ Động cơ 200kW

+ Động cơ 15kW

Thời gian từ 4h đến 10h tuỳ theo từng sản phẩm. Sau khi nghiền nguyên liệu có
dạng hồ được xả vào các tải chứa, mỗi bể chứa có 1 động cơ khối.

Lò than xích : Là lò đốt than kiểu dạng than cháy trên xích, hệ thống xích bằng
gang giống như 1 băng tải. Nhiệt độ được đưa lên tháp sấy thông qua 1 cuồn đẩy 30kW
và 1 quạt hút 132kW được điều khiển bằng biến tần. Nhiệt độ của lò và tháp được điều
chỉnh, nguyên lý điều chỉnh nhiệt độ thông qua hệ thống nhiệt và đồng hồ vi xử lý căn cứ
và nhiệt độ nhiệt kế là đồng hồ đưa ra nhiệt kế xung và biến tần. Mỗi 1 tháp sấy bao gồm

Đồ Án Tốt Nghiệp 19 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

từ 10 -20 cần phun, từ bể phối nghiền sang bể trung gian sau đó bơm PITTONG, bơm
nén áp lực, nén đẩy áp. Hồ phun được phun áp dưới dạng sương mù kết hợp với nhiệt độ
cao tạo thành dạng bột rơi xuống băng tải rồi đi vào các bồn chứa.

Hình 1.3.1 Lò than xích


III. Ép Sấy.

- Nhận nguyên liệu từ các silo chứa qua hệ thống băng tải được người vận hành
tuỳ chỉnh đưa về các silo phụ máy ép. Máy ép có nhiệm vụ ép bột liệu thành viên gạch, tổ
hợp các hệ thống thuỷ lực dưới áp lực từ 1 bơm chính công suất 75kW. Áp lực đầu ra
dao đông từ 20-25 A.( Hình ảnh minh hoạ)

Đồ Án Tốt Nghiệp 20 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Hình 1.3.2 Các silo chứa

Hình 1.3.3 Hệ thống máy ép

Đồ Án Tốt Nghiệp 21 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Mỗi một viên gạch được ép ba nhịp, hệ thống điều khiểu máy ép được sử dụng hệ
thống PLC , SIEMENS, S7-200, S7-300 dùng cảm biến, rơle, điện từ được lập trình sẵn.
Sau khi ép xong 1 hệ thống xe rải liệu có nhiệm vụ đẩy gạch ra khỏi khuôn đồng thời rải
liệu mới vào khuôn. Khi xe rải liệu đã về vị trí ban đầu máy bắt đầu ép.

Sau khi ép gạch dùng con lăn đẩy ra bàn gạch để lật mặt gạch, hệ thống điều khiển
lật mặt gạch dùng PLC, OMZON, CPM 1A CP 1E, các hệ thống rơle Contactor, Sensor
tiệm cận, toàn bộ Sensor đưa về PLC, sau khi qua bàn mặt gạch được đưa qua hệt thống
băng tải đưa vào lò sấy, ở đầu các lò sấy có một hệ thống điều khiển để điều tiết gạch
vào ra hợp lí.( Hình ảnh minh hoạ)

Hình 1.3.4 Hệ thống cấp gạch đầu vào lò nung

Bao gồm các hệ thống nâng hạ dây đai và nâng hạ con lăn để đưa gạch vào lò sấy
thông qua các Sensor chia dãn gạch để trách gạch va vào nhau, động cơ được điều khiển
bằng biến tần thông qua bộ xử lí PLC, OMRON ,CP 1E, điều khiển các rơle vì chạy qua
biến tần. Toàn bộ hệ thống được lập trình sẵn.

Đồ Án Tốt Nghiệp 22 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

IV. Phân Xưởng Lò Sấy: Bao gồm các hệ thống con lăn chạy bằng các động cơ, điều
khiển bằng biến tần. Nhiệt độ lò sấy (100- 500ºC)

V. Dây Chuyền

Hệ thống dây chuyền đưa gạch qua hệ thống phun sương sau đó tráng 2 lớp men
phủ đưa gạch đến máy in để in phun hoa văn trên mặt gạch rồi đưa gạch vào lò nung .

Hình 1.3.5 Hình ảnh dây chuyền thực tế tại công ty Hoàng Hà

Đồ Án Tốt Nghiệp 23 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

VI. Lò nung.

- Lò nung nhận gạch từ dây chuyền thống qua hệ thống con lăn, hệ thống con lăn
giá bù (hệ thông giá bù điều tiết gạch vào lò hợp lý tránh thừa thiếu gạch vào lò).

Hình 1.3.6 Hệ thống lò nung

- Hệ thống chuyển động lò nung bao gồm: con lăn sứ được dẫn bằng hệ
thống động cơ chuyền động trục vít, động cơ 0,75KW được chia vào nhiều
khoang, tốc độc được tính theo tần số của biến tần sẽ được điều chình phù hợp tuỳ
theo sản phẩm, thông thường chạy bằng 35HZ. Nhiệt độ lò nung chia theo từng
vùng từ 100-1200ºC. Mỗi một lò nung bao gồm hệ thống quạt trao đổi nhiệt, quạt
đầu và quạt cuối.

Đồ Án Tốt Nghiệp 24 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

- Quạt làm lạnh, quạt đầu, quạt cuối: Có nhiệm vụ cân bằng áp suất trong lò, trao
đổi nhiệt các vùng trong lò, điều chỉnh nhiệt độ.

- Quạt trợ đốt: Có nhiệm vụ tăng cường gió bổ sung thêm nhiệt độ khi cần.

- Hệ thống cơ khí gas: Có nhiệm vụ được cấp qua hệ thống SERVO, được điều
chỉnh bằng đồng hồ vi xử lý lấy tín hiệu về can nhiệt

- Hệ thống quạt hút khí nóng trong lò đưa ra ngoài


VII. Phân loại đóng gói

- Phân loại sản phẩm có nhiệm vụ nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn đưa đến hệ thống máy mài
(máy mài mặt, máy mài cạnh, máy mài NANO).

- Đóng hộp:

+ Máy xuất trồng: Gạch sau khi mài xong được đưa vào hệ thống xếp 8 viên. Động cơ
gồm hộp giảm tốc, một pittong hơi.

+ Máy lật gạch: Lật úp mặt gạch và bỏ hộp tránh va đập, xước. Sau khi lật xong đưa vào
hệ thống vào vỏ bao gồm nhiều pittong để gặp chia gạch ( 4 viên/hộp) dùng cảm biến
tiệm cận.

+ Hệ thống dẫn hướng

+ Hệ thống kẹp tai hộp

+Hệ thống đóng dây

- Máy xếp gạch: Có nhiệm vụ xếp các hộp gạch ra bệ qua hệ thống tay gắp. Có 2 loại máy
gắp ( máy gắp 600 và máy gặp gạch 30x60). Xếp đủ số gạch công nhân sẽ đưa kệ vào,
bấm nút điều khiển máy tự đông lật xếp toàn bộ số gạch lên kệ gỗ.

Đồ Án Tốt Nghiệp 25 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Hình 1.3.7a Hệ thống điều khiển

Hình 1.3.7b Khâu gắp gạch vào khay đựng đóng gói

Đồ Án Tốt Nghiệp 26 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Hình 1.3.8a Hệ thống phun sương

Hình 1.3.8c Hệ thống Tráng Men

Đồ Án Tốt Nghiệp 27 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Hình 1.3.8b Hệ thống máy ép gạch

Hình 1.3.8d Hệ thống máy in kỹ thật số

Đồ Án Tốt Nghiệp 28 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Hình1.3.9a Hệ thống quạt

Hình 1.3.9b Giai đoạn Sấy 2 ra thành phẩm

Đồ Án Tốt Nghiệp 29 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

CHƯƠNG 2

CÔNG NGHỆ PHÂN LOẠI DÂY CHUYỀN GẠCH MEN TỰ ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN GỐM MÀU HOÀNG HÀ

2. Giới thiệu.
- Trong khi tại hầu hết các nhà máy sản xuất gạch ốp lát hiện nay, khâu phân loại
gạch được thực hiện bằng mắt thường, một hệ thống tự động nhận dạng và phân loại gạch
ra đời hứa hẹn sẽ giúp tiết kiệm sức người và tăng năng suất cho các nhà máy.

- Hệ thống phân loại gạch men tự động gồm các con lăn đưa gạch nung từ lò ra,
gặp chặn gạch cảm biến đếm đủ 4 viên sau đó dây đai năng hạ nâng lên kéo gạch đưa ra
dây truyền.

2.1. Sơ đồ nguyên lý và nguyên lý làm việc


2.1.1.Thiết bị
- Động cơ: động cơ được sử dụng là động cơ 3 pha 380V điều chỉnh tốc độ bằng biến
tần.

- Sensor: các cảm biến được sử dụng là cảm biến quang tiệm cận.

- Hệ thống dây chuyền và các con lăn dẫn động.

Hình 2a. Động cơ ba pha

Đồ Án Tốt Nghiệp 30 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Hình 2b. Cảm biến quang điện

Hinh 2c. Các con lăn dẫn động

Đồ Án Tốt Nghiệp 31 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

2.1..2.Sơ đồ

Hình 2.1 Sơ đồ mạch điều khiển

Đồ Án Tốt Nghiệp 32 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

2.2. Nguyên lý làm việc


- Ấn nút khởi động toàn bộ hệ thống con lăn từ M1 đến M13 chạy bật tín hiệu 001
toàn bộ động cơ từ M20 đến M26 chạy bật tín hiệu 0.02 từ M28 đến M35 chạy.

- Hai chặn gạch M14 và M15 xếp thẳng hàng 4 viên gạch.

-Khi gạch chặn tín hiệu F1 & F2 sau khoảng thời gian 3s thì M14 chạy có một thiết
bị cảm biến là 1.00. M14 chạy đến khi 1.00 có tín hiệu thì dừng lại. Khi này mở chặn
gạch .

- Khi M14 mở thì M4 dừng hàng gạch trong khoảng M5 đi qua tín hiệu F1 & F2
thì chặn gạch M14 đóng lại, M14 chạy đến khi mất tín hiệu 1.00 thì dừng.

- M6, M7 & M8 đưa gạch đếm dây truyền thứ 2

Nguyên Lý: Chạm tín hiệu F06, F05 sau khoảng thời gian 3s M15 mở đến khi gặp tín
hiệu 107 thì dừng .MT5 mở trong khoảng M8 cho gạch đi qua chặn gạch .

- Tín hiệu F7 & F8 là hai tín hiệu để nhận gạch dây 1. Khi gạch đi qua 2 tín hiệu
này khoảng 1s thì M16 nâng hạ dây đai lên gặp tín hiệu 1.11 thì nâng hạ dừng lại . M20
bắt đầu kéo gạch đưa ra dây truyền.

- Khi M20 chạy thì tín hiệu gửi tín hiệu về bộ đếm sau 15 lần đếm thì M20 dừng .

- Hàng gạch tiếp theo đi qua tất cả các chu trình trên đi xuống gặp tín hiệu F12 &
F13 sau khi đi qua khoảng 1s thì M17 chạy đưa dây đai nâng hạ lên gặp tín hiệu 2.05 thì
dừng lại tiếp đến M28 chạy, đồng thời F14 đếm duy trì cho F9 sau 15 lần thì M28 dừng,
cho đến khi M17 chạy lần 2 hạ nâng hạ xuống đến khi mất tín hiệu 2.05 thì dừng lại.

( F9:1.10 có 2 tác dụng vừa đếm M20 vừa làm cho M16 hạ nâng hạ xuống )

- Đối với dây 1 các động cơ M20,M21,M22 chạy 2 cấp tốc độ .

Đồ Án Tốt Nghiệp 33 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

+ Mục đích : Để dãn khoảng cách giữa các viên gạch tránh va chạm khi di chuyển lên dây
truyền.

*Cơ chế hoạt động như sau :

- Gạch từ nâng hạ đi qua 306 thì M22 giảm tốc độ chạy cấp độ chạy cấp tốc độ thứ
2 hàng thứ 2 từ nâng hạ gặp 306 trong khi 307 vẫn còn tín hiệu thì M20 & M21 chạy tốc
độ thứn 2 ( tốc độ thứ 2 là tốc độ thấp ).

- Dây 2: gạch từ nâng hạ qua 308 & 309 tốc độ thấp qua M30 tốc độ thấp thì hàng
gạch thứ 2 tiếp theo gặp 308 trong khi 309 vẫn còn tín hiệu thì M28 & M29 tốc độ thấp.

Hình 2.1 Gạch vừa nung xong

Đồ Án Tốt Nghiệp 34 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM PLC S7-1200 VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN
CHÍNH, CƠ CẤU CHẤP HÀNH ĐƯỢC DÙNG TRONG HỆ THỐNG PHÂN LOẠI
GẠCH MEN TỰ ĐỘNG.
3. Phần mềm điều khiển PLC
 Giới thiệu chung về PLC

Programble logic control được viết tắt (PLC) là bộ điều khiển có khả năng lập
trình được tại các dây chuyền sản xuất để điều khiển các thiết bị trong dây chuyền làm
việc theo một chương trình lập trình trước trong bộ nhớ của PLC.

Quá trình phát triển của PLC

PLC được một nhóm kỹ sư của hãng GENERAL MOTORS phát minh năm 1968
và được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở Mỹnăm 1972 kể từ đó đến
nay PLC được nhiều hãng sản xuất và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công
nghiệp. Các thế hệ PLC sản xuất sau được cải tiến nhiều tính năng hơn thế hệ trước.

PLC được ứng dụng ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ trước trong các
ngành sản xuất giấy, xi măng. Kể từ đó đến nay có rất nhiều ngành công nghiệp ứng dụng
PLC trong việc tự động hoá các dây chuyền sản xuất.

Tính năng của PLC

+ Điều khiển liên tục

- Thực hiện các phép tính số học

- Cung cấp thông tin

- Điều khiển liên tục các quá trình (Analog)

- Điều khiển PID

Đồ Án Tốt Nghiệp 35 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

- Điều khiển FUZY(Logicmờ)

+ Điều khiển Logic

- Thay cho một số chức năng của Rơle

- Điều khiển Rơle

- Thay thế các Rơle thời gian

- Thay thế các bộ đếm

- Thay thế các bộ so sánh

-Thay cho các điện tử

- Điều khiển tự động, bán tự động các quá trình

+ Ưu điểm sử dụng PLC

- Thời gian lắp đặt công trình ngắn

- Dễ dàng thay đổi không gây tổn thất

- Có thể tính chính xác giá thành

- Cần ít thời gian huấn luyện sử dụng

- Tốc độ xử lý khá cao

- Năng lượng tiêu thụ nhỏ

- Dễ thay đổi thiết kế công nghiệp nhờ phần mềm

- Ứng dụng sử dụng điều khiển trong phạm vi rộng

- Dễ dàng bảo trì bảo hành

Đồ Án Tốt Nghiệp 36 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

- Nhờ có khả năng tín hiệu hoá, lưu giữ mã lỗi và khả năng giao tiếp vớimáy tính
và mạng lên có thể thông báo cho người vận hành và nhà sản suất biết về lỗi của dây
chuyền công nghệ và PLC.

- Độ tin cậy cao

- Chuẩn hoá được phần cứng

- Thích ứng được môi trường khắc nghiệt

Hình 3 PLC S7-1200

Đồ Án Tốt Nghiệp 37 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

- Bảng so sánh đánh giá đặc tính giữa những hệ thống điều khiển khác nhau cho
thấy những đặc tính nổi trội của việc dùng bộ điều khiển lập trình PLC:

Chỉ tiêu so sánh Mạch Mạch Máy tính PLC


Rơle số

Giá thành Khá Thấp Cao Thấp


thấp

Kích thước Lớn Rất gọn Khó gọn Rất gọn

Tốc độ điều khiển Chậm Rất Nhanh Nhanh


nhanh

Thiết kế lắp đặt Chậm Phức Mất nhiều thời Đơn giản
tạp gian lập trình

Khả năng điều khiển không có Có có


phức tạp

Khả năng thay đổi điều Rất khó khó Khá đơn giản Rất đơn giản
khiển

Công tác bảo dưỡng Phức tạp Phức Phức tạp Dễ vì các
tạp Modul được
chuẩn hoá

Bảng so sánh đánh giá đặc tính giứa những hệ thống điều khiển

Đồ Án Tốt Nghiệp 38 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Hình 3.1 Tủ điều khiển đầu ra cuối lò nung


*Điều khiển phức hợp tổng thể

- Điều hành quá trình báo động


- Phát hiện lỗi
- Gép nối máy tính
- Gép nối mạng tự động
- Điều chỉnh một quá trình trong mối liên hệ với các quá trình khác

Đồ Án Tốt Nghiệp 39 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

3.1..Giới thiệu chung về PLC S7-1200


3.1.1. Khái niệm chung PLC S7-1200
- Năm 2009, Siemens ra dòng sản phẩm S7-1200 dùng để thay thế dần cho

S7-1200. So với S7-200 thì S7-1200 có những tính năng nổi trội:

+ S7- 1200 là một dòng của bộ điều khiển logic lập trình (PLC) có thể kiểm soát

nhiều ứng dụng tự động hóa. Thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp, và một tập lệnh

mạnh làm cho chúng ta có những giải pháp hoàn hảo hơn cho ứng dụng sử dụng

với S7-1200

+ S7- 1200 bao gồm một microprocessor, một nguồn cung cấp được tích hợp sẵn,

các đầu vào/ra (DI/DO).

+ Một số tính năng bảo mật giúp bảo vệ quyền truy cập vào cả CPU và chương

trình điều khiển:

+ Tất cả các CPU đều cung cấp bảo vệ bằng password chống truy cập vào PLC

+ Tính năng “know-how protection” để bảo vệ các block đặc biệt của mình

+ S7- 1200 cung cấp một cổng PROFINET, hỗ trợ chuẩn Ethernet và TCP/IP.

Ngoài ra bạn có thể dùng các module truyền thong mở rộng kết nối bằng RS485

hoặc RS232.

- Phần mềm dùng để lập trình cho S7-1200 là Step7 Basic. Step7 Basic hỗ trợ ba

ngôn ngữ lập trình là FBD, LAD và SCL. Phần mềm này được tích hợp trong

TIA Portal 11 của Siemens.

Đồ Án Tốt Nghiệp 40 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

- Vậy để làm một dự án với S7-1200 chỉ cần cài TIA Portal vì phần mềm này đã

bao gồm cả môi trường lập trình cho PLC và thiết kế giao diện HMI.

3.1.2. Các module trong hệ PLC S7-1200


3.2. Giới thiệu về các module CPU
- Các module CPU khác nhau có hình dạng, chức năng, tốc độ xử lý lệnh, bộ nhớ

chương trình khác nhau….

PLC S7-1200 có các loại sau :

Sign board của PLC SIMATIC S7-1200

Đồ Án Tốt Nghiệp 41 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Sign board: SB1223 DC/DC


- Digital inputs / outputs
- DI 2 x 24 VDC 0.5A
DO 2x24 VDC 0.5A
Sign boards : SB1232AQ
- Ngõ ra analog
- AO 1 x 12bit
- +/- 10VDC, 0 – 20mA

Cards ứng dụng:


- CPU tín hiệu để thích ứng với các ứng dụng
- Thêm điểm của kỹ thuật số I/O hoặc tương tự với CPU như các yêu cầu ứng dụng
- Kích thước của CPU sẽ không thay đổi

3.2.1.Module xuất nhập tín hiệu số

Đồ Án Tốt Nghiệp 42 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

3.2.2.Module xuất nhập tín hiệu tương tự

3.2.3.Module truyền thông

Đồ Án Tốt Nghiệp 43 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

3.3. Làm việc với phần mềm Tia Portal


3.3.1. Giới thiệu SIMATIC STEP 7 Basic – tích hợp lập trình PLC và HMI

Step 7 basic hệ thống kỹ thuật đồng bộ đảm bảo hoạt động liên tục hoàn hảo.

Một hệ thống kỹ thuật mới

Thông minh và trực quan cấu hình phần cứng kỹ thuật và cấu hình mạng, lập trình,
chẩn đoán và nhiều hơn nữa.

Lợi ích với người dùng:

- Trực quan : dễ dàng để tìm hiểu và dễ dàng để hoạt động

- Hiệu quả : tốc độ về kỹ thuật

- Chức năng bảo vệ : Kiến trúc phần mềm tạo thành một cơ sở ổn định cho sự đổi
mới trong tương lai.

3.3.2. Kết nối qua giao thức TCP/IP

- Để lập trình SIMATIC S7-1200 từ PC hay Laptop cần một kết nối TCP/IP

- Để PC và SIMATIC S7-1200 có thể giao tiếp với nhau, điều quan trọng là các địa
chỉ IP của cả hai thiết bị phải phù hợp với nhau.

3.3.3. Cách tạo một Project

Bước 1: từ màn hình desktop nhấp đúp chọn biểu tượng Tia Portal V11

Đồ Án Tốt Nghiệp 44 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Bước 2 : Click chuột vào Create new project để tạo dự án.

Bước 3 : Nhập tên dự án vào Project name sau đó nhấn create

Bước 4 : Chọn configure a device

Đồ Án Tốt Nghiệp 45 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Bước 5 : Chọn add new device

Bước 6 : Chọn loại CPU PLC sau đó chọn add

Đồ Án Tốt Nghiệp 46 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Bước 7 : Project mới được hiện ra

Đồ Án Tốt Nghiệp 47 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

 TAG của PLC / TAG local

Tag của PLC

- Phạm vi ứng dụng : giá trị Tag có thể được sử dụng mọi khối chức năng trong PLC

- Ứng dụng : binary I/O, Bits of memory

- Định nghĩa vùng : Bảng tag của PLC

- Miêu tả : Tag PLC được đại diện bằng dấu ngoặc kép

Tag Local

- Phạm vi ứng dụng : giá trị chỉ được ứng dụng trong khối được khai báo, mô tả
tương tự có thể được sử dụng trong các khối khác nhau cho các mục đích khác nhau.

- Ứng dụng : tham số của khối, dữ liệu static của khối, dữ liệu tạm thời

- Định nghĩa vùng : khối giao diện

- Miêu tả : Tag được đại diện bằng dấu #

Sử dụng Tag trong hoạt động

Đồ Án Tốt Nghiệp 48 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

- Layout : bảng tag PLC chứa các định nghĩa của các Tag và các hằng số có giá trị
trong CPU. Một bảng tag của PLC được tự động tạo ra cho mỗi CPU được sử dụng
trong project.

- Colum : mô tả biểu tượng có thể nhấp vào để di chuyển vào hệ thống hoặc có thể
kéo nhả như một lệnh chương trình

- Name : chỉ được khai báo và sử dụng một lần trên CPU

- Data type : kiểu dữ liệu chỉ định cho các tag

- Address : địa chỉ của tag

- Retain : khai báo của tag sẽ được lưu trữ lại

- Comment : comment miêu tả của tag

Nhóm tag : tạo nhóm tag bằng cách chọn add new tag table

Tìm và thay thế tag PLC

Đồ Án Tốt Nghiệp 49 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Ngoài ra còn có một số chức năng sau:

- Lỗi tag

- Giám sát tag của plc

- Hiện / ẩn biểu tượng

- Đổi tên tag : Rename tag

- Đổi tên địa chỉ tag : Rewire tag

- Copy tag từ thư viện Global

3.3.4. Làm việc với một trạm PLC

Quy định địa chỉ IP cho module CPU

IP TOOL có thể thay đổi IP address của PLC S7-1200 bằng 1 trong 2 cách. Phương
pháp thích hợp được tự động xác định bởi trạng thái của địa chỉ IP đó :

Đồ Án Tốt Nghiệp 50 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

- Gán một địa chỉ IP ban đầu : Nếu PLC S7-1200 không có địa chỉ IP, IP TOOL sử
dụng các chức năng thiết lập chính để cấp phát một địa chỉ IP ban đầu cho PLC S7-
1200.

- Thay đổi địa chỉ IP : nếu địa chỉ IP đã tồn tại, công cụ IP TOOL sẽ sửa đổi cấu
hình phần cứng (HW config) của PLC S7-1200.

Đổ chương trình xuống CPU

Đổ từ màn hình soạn thảo chương trình bằng cách kích vào biểu tượng download
trên thanh công cụ của màn hình

Chọn cấu hình Type of the PG/PC interface và PG/PC interface như hình dưới sau
đó nhấn chọn load

Đồ Án Tốt Nghiệp 51 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Chọn start all như hình vẽ và nhấn finish

Giám sát và thực hiện chương trình

Đồ Án Tốt Nghiệp 52 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Để giám sát chương trình trên màn hình soạn thảo kích chọn Monitor trên thanh
công

3.4. Cảm biến quang điện CDD-11N.


3.4.1. Giới thiệu.

Tên sản phẩm: Cảm biến quang điện Model: CDD-11N;

Dây DC 4, Loại hình trụ

Điện áp cung cấp: DC 12-24V,

Tiêu thụ dòng điện: 30mA Max.

Khoảng cách phát hiện: 10cm (+/- 10%), Đường kính ren: 1.75cm ;; Kích thước tổng thể:
2.7 x 7.2cm (Max.D * L)

Chất liệu vỏ: Nhựa

Đồ Án Tốt Nghiệp 53 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Hình 3.2. Cảm biến quang điện CDD-11N


Cảm biến Quang điện (Photoelectric Sensor, PES) thực chất chúng là do các linh
kiện quang điện tạo thành. Khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào bề mặt của cảm biến
quang, chúng sẽ thay đổi tính chất. Tín hiệu quang được biến đổi thành tín hiệu điện nhờ
hiện tượng phát xạ điện tử ở cực catot (Cathode) khi có một lượng ánh sáng chiếu vào.

Hiện nay, có các loại cảm biến quang như:


- Cảm biến quang thu phát.
- Cảm biến quang phản xạ gương

- Cảm biến quang khuếch tán.


3.4.2. Công dụng và vai trò của cảm biến quang

- Công dụng chủ yếu của cảm biến quang là dùng để phát hiện nhiều dạng vật thể
khác nhau, từ việc phát hiện một chai nhựa trên băng chuyền hoặc kiểm tra xem tay robot
đã gắp linh kiện ô tô để lắp đặt hay chưa.
- Cảm biến quang đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp tự động

Đồ Án Tốt Nghiệp 54 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

hóa. Nếu không có cảm biến quang thì khó mà có được tự động hóa , giống như làm việc
mà không nhìn được vậy.

ĐIỂM MẠNH CỦA CẢM BIẾN QUANG

Hình 3.2.1 Những điểm mạnh của cảm biến quang


3.4.3.Cấu trúc thiết kế

Cấu trúc của cảm biến quang khá đơn giản, bao gồm 3 thành phần chính:

Hình 3.2.2. Cấu chúc thiết kế

Đồ Án Tốt Nghiệp 55 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

1. Bộ Phát sáng:

Ngày nay cảm biến quang thường sử dụng đèn bán dẫn LED (Light
Emitting Diode). Ánh sáng được phát ra theo xung. Nhịp điệu xung đặc biệt giúp
cảm biến phân biệt được ánh sáng của cảm biến và ánh sáng từ các nguồn khác
(như ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng trong phòng). Các loại LED thông dụng nhất
là LED đỏ, LED hồng ngoại hoặc LED lazer. Một số dòng cảm biến đặc biệt dùng
LED trắng hoặc xanh lá. Ngoài ra cũng có LED vàng.

2. Bộ Thu sáng:

Thông thường bộ thu sáng là một phototransistor (tranzito quang). Bộ phận này
cảm nhận ánh sáng và chuyển đổi thành tín hiệu điện tỉ lệ. Hiện nay nhiều loại cảm
biến quang sử dụng mạch ứng dụng tích hợp chuyên dụng ASIC ( Application
Specific Integrated Circuit). Mạch này tích hợp tất cả bộ phận quang, khuếch đại,
mạch xử lý và chức năng vào một vi mạch (IC). Bộ phận thu có thể nhận ánh sáng trực
tiếp từ bộ phát (như trường hợp của loại thu-phát), hoặc ánh sáng phản xạ lại từ vật bị
phát hiện (trường hợp phản xạ khuếch tán).

3. Mạch xử lý tín hiệu ra:

Mạch đầu ra chuyển tín hiệu tỉ lệ (analogue) từ tranzito quang thành tín hiệu ON /
OFF được khuếch đại. Khi lượng ánh sáng thu được vượt quá mức ngưỡng được xác
định, tín hiệu ra của cảm biến được kích hoạt. Mặc dù một số loại cảm biến thế hệ
trước tích hợp mạch nguồn và dùng tín hiệu ra là tiếp điểm rơ-le (relay) vẫn khá phổ
biến, ngày nay các loại cảm biến chủ yếu dùng tín hiệu ra bán dẫn (PNP/NPN). Một số
cảm biến quang còn có cả tín hiệu tỉ lệ ra phục vụ cho các ứng dụng đo đếm.

Đồ Án Tốt Nghiệp 56 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

3.4.4. Động cơ 3 pha JB/T2982-94.

Gồm 4 cực, công suất động cơ: 50Hz,

Tốc độ đầu vào: 0.37-22kw,

Tốc độ đầu ra: 1500r / min

Giảm tốc một giai đoạn dựa trên no.:0#-6#

Tỷ lệ: 9,11,17,23,29,35,43,59,71,87

Hai giai đoạn giảm tốc dựa no.:10-41

Tỷ lệ: 121,187,289,493,731.143

Tốc độ đầu ra 1.5-167 r / phút

Đầu ra mô-men xoắn lên đến 5000 N.m

Hình 3.2.3 Động cơ giảm tốc BWD/ JXJ

Đồ Án Tốt Nghiệp 57 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

-BWD/JXJ loại giảm tốc Cycloidal, áp dụng các nguyên lý truyền động bánh răng hành
trình phù hợp với tiêu chuẩn JB/T2982-94. Với năng suất lớn, Hiệu suất cao, Cấu trúc
nhỏ gọn, Độ ẩm thấp, Tuổi thọ cao, Ít gặp sự cố khả năng trống lại tác động mạnh.

-Nó được sử dụng rộng rãi trong các ngành: Xi măng, Đồ uống, thực phẩm, Công nghệ
nhẹ, Dệt may, khoáng sản & luyện kim, nâng và vận chuyển, in ấn và nhuộm ... Công
nghiệp.

- Phanh - Đến 60 Ohm điện trở bên ngoài tối thiểu (không được cung cấp) - sử dụng nút
Resistor nào trên trang này.

- 1 ngõ vào Analog 4…20mA.


- 1 ngõ vào Analog 0…5V hoặc 0…10V.
- Truyền thông: RS-485 Nhiệt độ làm việc: 50 độ C

- Đầu vào hiện tại - 22.6A.

- Điện áp đầu vào - 200-240V Single Phase + 10% -15% ở 50 / 60Hz & amp; plusmn

- Bộ lọc EMC - Không được bao gồm (xem các sản phẩm được liên kết bên dưới cho mô-
đun bộ lọc EMC bên ngoài)

- Wall mount trong môi trường sạch hoặc tủ treo.

- Đã xếp hạng -10 & amp; deg; đến 50 & amp; C Môi trường xung quanh.

- Không gian thông gió phía trước - 10mm

- Không gian thông gió trên và dưới - 100mm.

- Không gian thông gió ở hai bên - 0mm (10mm khi nhiệt độ không khí xung quanh vượt
quá 40 & amp; deg; C).

- Lắp đặt qua các lỗ có đường kính 4 x 5mm ở phía sau trên các trung tâm 128mm x
138mm.

- Cấp độ bảo vệ: IP 20.

Đồ Án Tốt Nghiệp 58 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

CHƯƠNG 4
LẬP TRÌNH VÀ MÔ PHỎNG TRÊN TIA PORTAL 13
4. Lưu đồ thuật toán

START

Động Cơ Con Lăn

Sai
Cảm Biến
Đếm Gạch

Đúng

Dây đai

Máy mài

STOP

Hình 4: Lưu đồ thuật toán

Đồ Án Tốt Nghiệp 59 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

4.1. Lập trình và mô phỏng trên TIA PORTAL 13

Bảng symbol table

Đồ Án Tốt Nghiệp 60 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Đồ Án Tốt Nghiệp 61 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Đồ Án Tốt Nghiệp 62 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Đồ Án Tốt Nghiệp 63 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Network 8...

Mô phỏng trên phần mềm HMI

Đồ Án Tốt Nghiệp 64 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

KẾT LUẬN
Đồ án này là mốc quan trọng để kiểm tra nhận thức của sinh viên trong thời gian
hoc tập và những kiến thức đã được giảng dạy ở trong trường . Đồng thời nó còn đánh giá
khả năng vận dụng lý thuyết để phân tích tổng hợp và giải quyết các vấn đề bài toán trong
thực tế khi làm đồ án sinh viên trao đổi, học hỏi trao đổi kiến thức.

Nhận thức tầm quan trọng đó chúng em đã làm việc nghiêm túc vận dụng những
kiến thức sẵn có của bản thân, những đóng góp ý kiến của bạn bè và đặc biệt là sự hướng
dẫn của cô Th.s Nguyễn Thị Phúc và một số thầy cô giảng dạy trong khoa điện của
Trường Đại Học Công Nghiệp Quảng Ninh để hoàn thành đồ án này. Trong quá trình
thực hiện đề tài này sẽ có nhiều sai sót hy vọng quý thầy cô thông cảm và bỏ qua, em xin
chân thành cảm ơn.

Đồ Án Tốt Nghiệp 65 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PLC S7-1200, Đặng Ngọc Huy, Nhà xuất bản trường ĐHCNQN.
2. Lê Văn Doanh, Nguyễn Thế Công, 1999, Điều khiển số máy điện,Nhà truyền động
điện.
3. Thái Duy Thức, Phan Minh Tạo, 2000, Thiết kế truyền động điện tự động, Nhà xuất
bản giao thông vận tải.
4. Nguyễn Phùng Quang,1996, Điều khiển tự động truyền đồng điện xoay chiều ba
pha,Nhà xuất bản giáo dục.

Đồ Án Tốt Nghiệp 66 SV: Phùng Thị Trang


Trường ĐH Công Nghiệp Quảng Ninh GVHD Th.s Nguyễn Thị Phúc

Đồ Án Tốt Nghiệp 67 SV: Phùng Thị Trang

You might also like