You are on page 1of 39

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:

TRÍCH LY ANTHOCYANIN TỪ TRÁI


SIRO (CARISSA CARANDAS) BẰNG KỸ
THUẬT TRÍCH LY CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA
BỨC XẠ VI SÓNG

Sinh viên thực hiện : Trần Minh Tâm


Chuyên ngành : Công nghệ thực phẩm

Tp.HCM, tháng 08 năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:

TRÍCH LY ANTHOCYANIN TỪ TRÁI


SIRO (CARISSA CARANDAS) BẰNG KỸ
THUẬT TRÍCH LY CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA
BỨC XẠ VI SÓNG

Sinh viên thực hiện : Trần Minh Tâm


Mã số sinh viên : 1511541694
Lớp : 15DTP1A
Chuyên ngành : Công nghệ Thực phẩm
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Vân Linh

Tp.HCM, tháng 8 năm 2019


TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM & MÔI TRƯỜNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm ....

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Họ và tên sinh viên: Trần Minh Tâm Mã số sinh viên: 1511541694
Chuyên ngành: Công nghệ Thực phẩm Lớp: 15DTP1A
1. Tên đề tài:
TRÍCH LY ANTHOCYANIN TỪ TRÁI SIRO (CARISSA CARANDAS)
BẰNG KỸ THUẬT TRÍCH LY CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA BỨC XẠ VI SÓNG
2. Nhiệm vụ luận văn
Khảo sát thành phần hóa học, hoạt tính sinh học, gồm đo ẩm, mật độ phân bố
nhiệt độ trong dung dịch trích ly dưới tác dụng của vi sóng
Khảo sát ảnh hưởng của công suất và tỷ lệ dung môi và nguyên liệu của quả si
rô, xác định hàm lượng anthocyanin theo phương pháp có hỗ trợ vi sóng
3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 13/02/2017
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ luận văn: -
5. Người hướng dẫn:
Họ và tên Học hàm, học vị Đơn vị Phần hướng dẫn
Nguyễn Thị Vân Linh Thạc sĩ ....................... Trưởng Bộ Môn ............... 100%
Nội dung và yêu cầu của luận văn đã được thông qua bộ môn.
Trưởng Bộ môn Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

ThS. Nguyễn Thị Vân Linh ThS. Nguyễn Thị Vân Linh
LỜI CẢM ƠN

iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

v
MỤC LỤC

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ........................................................... iii


LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ...............................................................v
MỤC LỤC .............................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ viii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .........................................................................1
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ...................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN.....................................................................................2
2.1 NGUYÊN LIỆU SIRO ..................................................................................2
2.1.1 Nguồn gốc ................................................................................................2
2.1.2 Danh pháp ................................................................................................2
2.1.3 Thành phần hóa học .................................................................................2
2.1.4 Tác dụng dược lý của cây Siro ................................................................4
2.1.5 Sản phẩm từ trái Siro ...............................................................................5
2.2 TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY ...................................................5
2.2.1 Định nghĩa ................................................................................................5
2.2.2 Nguyên tắc ...............................................................................................5
2.2.3 Dung môi .................................................................................................6
2.2.4 Mục đích ..................................................................................................6
2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng ..............................................................................6
2.2.6 Trích ly có hỗ trợ từ lò vi sóng (MAE) ....................................................7
2.2.7 Các phương pháp trích ly .........................................................................7

vi
2.2.8 Tình hình trích ly hiện nay .......................................................................8
2.3 TỔNG QUAN ANTHOCYANINS .............................................................8
2.3.1 Giới thiệu .................................................................................................8
2.3.2 Tính chất của anthocyanin .......................................................................9
Chương 3. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............11
3.1 NGUYÊN LIỆU SIRO ................................................................................11
3.2 DỤNG CỤ – THIẾT BỊ – HÓA CHẤT ....................................................12
3.3 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..........................................13
3.3.1 Thời gian nghiên cứu .............................................................................13
3.3.2 Địa điểm nghiên cứu ..............................................................................13
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................14
3.4.1 Quy trình công nghệ...............................................................................14
3.4.2 Thuyết minh quy trình ...........................................................................14
3.4.3 Sơ đồ nghiên cứu ...................................................................................17
3.4.4 Bố trí thí nghiệm ....................................................................................18
3.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH .................................................................19
 Đo hàm lượng chất anthocyanin theo phương pháp PH vi sai ..............19
3.5.1 Nguyên tắc .............................................................................................19
3.5.2 Phương pháp thực hiện ..........................................................................19
3.5.3 Công thức tính........................................................................................19
3.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..........................................................20
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................21
4.1 KHẢO SÁT MẬT ĐỘ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ TRONG DUNG DỊCH
TRÍCH LY DƯỚI TÁC DỤNG CỦA MICROWAVE ........................................21
4.2 KẾT QUẢ 2 .....................................................Error! Bookmark not defined.
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................23
5.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................25
5.2 KHUYẾN NGHỊ .........................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................26

vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần hóa chất [6]...................................................................................3


Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng trong trái [6] ..............................................................3

viii
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Cây Siro ............................................................................................................2


Hình 2.2 Trái cây đóng hộp .............................................................................................5
Hình 2.3 Chercy trái Siro ngâm đường ...........................................................................5
Hình 2.4 Cấu trúc cơ bản của anthocyanidin của anthocyanin .......................................9
Hình 2.5 Cấu trúc cơ bản của anthocyanidin của anthocyanin .......................................9
Hình 3.1 Trái siro được chọn sử dụng trong nghiên cứu ..............................................11
Hình 3.8 Rửa..................................................................................................................14
Hình 3.9 Chần ................................................................................................................15
Hình 3.10 Làm nguội .....................................................................................................15
Hình 3.11 Tách đôi bỏ hạt .............................................................................................15
Hình 4.1 đồ thị biểu diễn mật độ phân bố nhiệt độ trong dung dịch trích ly dưới tác dụng
Microwave .............................................................................................................21

ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

x
Chương 1. MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Trái siro (Carissa Carandas) vẫn là một loại trái cây chưa được áp dụng phổ biến
trong sản xuất lẫn tiêu dùng. Đặc biệt trong trái siro có chứa hàm lượng anthocyanin dồi
dào có tác dụng ức chế các tế bào gây bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýt 2 được
chứng minh ở nghiên cứu của J.Cantrill (2010) [1]. Anthocyanin là một thành phần
polyphenol chủ yếu có màu đỏ, tím xanh dương, sắc tố này có nhiều ở hoa và trái.
Anthocyanin có nhiều hoạt tính sinh học đã được chứng minh như khả năng chống oxy
hóa cao, chống viêm, có tác dụng tăng sức đề kháng, phòng chống và chữa bệnh tiểu
đường. Ngoài ra, anthocyanin còn dùng để tăng khả năng bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa
sự nhiễm mỡ ở gan. Trong công nghiệp thực phẩm, màu sắc quyết định một phần quan
trọng trong sản xuất sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Thông qua việc chiết xuất nguồn
anthocyanin từ tự nhiên đặc biệt từ trái siro có thể sử dụng để thay thế dần các loại màu
tổng hợp hóa học.
Từ những lý do trên đề tài “Trích ly anthocyanin từ trái siro bằng kỹ thuật trích ly
có sự hỗ trợ của bức xạ vi sóng” được thực hiện, kết quả đề tài sẽ làm cơ sở khoa học
để đánh giá nguồn cung cấp anthocyanin tiềm năng này để góp phần làm phong phú hơn
giá trị sử dụng của trái siro.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Trích ly anthocynin từ trái siro bằng kỹ thuật trích ly có sự hỗ trợ của vi sóng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Khảo sát độ ẩm, hàm lượng polyphenol, hoạt tính chống oxy hóa của trái Siro
Khảo sát mật độ phân bố nhiệt độ của dung dịch trích ly có sự hỗ trợ của vi sóng
Khảo sát hàm lượng anthocyanin trích ly có sự hỗ trợ của vi sóng.

1
Chương 2. TỔNG QUAN

2.1 NGUYÊN LIỆU SIRO


2.1.1 Nguồn gốc
Cây siro chủ yếu là cây kiểng được ứng dụng nhiều vào y học với bộ rễ của nó ở
các nước ở thuộc vùng khí hậu gió mùa nhiệt đới. Cây chủ yếu được trồng ở các nước
Châu Á. Có nguồn gốc ở Ấn Độ và được phân bố rộng rãi ở các nước Đông Nam Á,
như Malaysia, Indonesia và Việt Nam với các dòng cây khác nhau [2].
Cây siro thuộc giống cây chịu khô, thường được trồng làm vườn. Trái cây ăn được
và giàu khoáng chất như sắt, canxi, magiê và phốt pho. Sự hiện diện của vitamin C và
anthocyanin giúp tăng cường các đặc tính chống oxy hóa của trái cây siro [3].
2.1.2 Danh pháp
Giới (regnum) : Plantae

Bộ (ordo) : Gentianales

Họ (familia) : Apocynaceae

Chi (genus) : Carissa

Loài (species) : C. carandas

Hình 2.1 Cây Siro

Cây siro có tên khoa học là Carissa carandas, tên thường gọi là Karanda
(Philippine), Karonda (Ấn Độ), Namdeang (Thái Lan)… Cây thuộc họ Apocynaceae
[4]. Các thành phần rễ, lá, trái đều được ứng dụng trong y học chữa các bệnh của con
người. Như tiêu chảy, chán ăn, sốt liên tục, loét miệng, đau họng, đau giang mai, ghẻ và
động kinh [5].
2.1.3 Thành phần hóa học
Carissa Carandas Linn, một loại cây bản địa của Indonesia-Malaysia nổi tiếng với
các loại trái cây, chứa khoảng 75% thịt trái ăn được [2]. Ngoài ra, được sử dụng nhiều
nhất ở phần rễ, lá của cây với các thành phần hóa học có ích cho sức khỏe con người.

2
Bảng 2.1 Thành phần hóa chất [1]

Trái Lá Rễ

2-phenyl ethanol, linalool, Triterpenes, ursolic acid, Carinol, carissone,


ß-caryophyllene, iso amyl tannins, carissic acid carindone, digitoxigenin,
alcohol, tartaric, oxalic, lignin, glucose, oderoside
citric, malic, malonic and H, D-digitalose and 2-
glycine, glycolic acids, acetylphenol
phenyl alaline, glucose,
galactose and a novel
triterpenic alcohol, alaline,
cerine, lupeol, benzyl
acetate.

Trái siro với hàm lượng chất dinh dưỡng nhiều đặc biệt với hàm lượng Vitamin C
chiếm tỷ lệ cao trong trái. Trái cây siro đã được sử dụng như một chất bổ sung chế độ
ăn uống hoặc thực phẩm thuốc trong nhiều thế kỷ và có tầm quan trọng ngày càng tăng
đối với người tiêu dùng.[6]
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng trong trái [1]

Chất dinh dưỡng Tỷ lệ phần trăm


Chất đạm 2gm

Carbohydrates 67gm

Tổng chất béo 10gm

Chất xơ Nil

Khoáng chất 3gm

Canxi 160gm

Phốt pho 60gm

Sắt 39gm

Hàm lượng nước 18gm

3
2.1.4 Tác dụng dược lý của cây Siro
Trên thế giới, các nghiên cứu về cây siro rất nhiều nhưng tập trung vào chủ yếu vào
phần lá và rễ của cây với các hợp chất sinh học. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu
quan tâm về trái siro thì lại có nhiều ứng dụng vào y học và sinh học hơn là trong thực
phẩm. Những tác động dược lý của trái siro được phát hiện và công bố như khả năng
chống viêm, tác động lên bệnh tim mạch, đái tháo đường, khả năng bảo vệ gan, chống
virus…
2.1.4.1 Khả năng chống viêm
Acid Ferulic là nhóm chính của các hợp chất phenolic trong nước ép trái cây. Rutin
là flavonoid chính và cyanidin-O-3-glucoside là thành phần trong hợp chất anthocyanin
được tìm thấy trong nước ép. Cũng như là một chất chống oxy hóa, trái cây. Nước trái
cây thể hiện tác dụng ức chế trên các chất trung gian gây viêm, iNOS và COX-2, gợi ý
hoạt động chống viêm [7]. Epicatechin gallate và quercetin từ các loại quả của C.
carandas có tác dụng chống viêm [8].
2.1.4.2 Bệnh tim mạch, đái tháo đường
Acid chlorogen được phân lập từ quả của C. carandas [32] và chiết xuất có chất
chống oxy hóa có thể góp phần vào phòng ngừa đái tháo đường, tim mạch bệnh và một
số bệnh liên quan đến lão hóa [8]
2.1.4.3 Hoạt động bảo vệ gan
Sterol của Carissa đã chỉ ra sở hữu các hoạt động bảo vệ gan, chống viêm, chống
HIV và hạ mỡ máu [8].
2.1.4.4 Hoạt tính chống Virus
Sử dụng ethanolic trích ly trái Siro có tác dụng kháng virut hiệu quả khả năng chống
lại virut bại liệt HIV-1 ở mức 6 μg/ml, virus sindbis ở mức 3 μg/ml và virus herpes
simplex ở mức 12 g/ml [9],[2].
2.1.4.5 Làm thuốc chống co giật
Chiết xuất etanolic từ rễ của cây siro dùng cho chuột với liều 200 và 400 mg/kg
cho thấy giảm 25% và 50% trong thời gian co giật và hoạt động như tác dụng chống co
giật [1].

4
2.1.4.6 Bệnh tiểu đường
Trích ly lá cây siro bằng methanol được dùng cho chuột với liều 50, 100, 200 và
500 mg/kg trọng lượng cơ thể. Sau khi điều trị, nó đã chứng minh rất hiệu quả trong
việc giảm nồng độ glucose huyết thanh (15.6, 17.8, 20.0 và 47.8%) và hoạt động như
thuốc hạ đường huyết [1].
2.1.5 Sản phẩm từ trái Siro
Ngoài những ứng dụng trong y học, về mặt sản phẩm dạng thực phẩm của trái Siro
cũng đã có mặt ở một số thị trường trên thế giới như trái cây đóng hộp (hình 2.3), ngâm
tẩm đường (hình 2.4).

Hình 2.3 Chercy trái Siro ngâm


Hình 2.2 Trái cây đóng hộp
đường

Ở Việt Nam, cây siro vẫn còn là dạng cây mới, vì mới du nhập vô không lâu. Trái
của cây Siro thường được chế biến thủ công thành nước ép uống, hiện nay vẫn chưa
được ứng dụng vào dạng công nghiệp sản xuất đại trà.

2.2 TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY


2.2.1 Định nghĩa
Trích ly là quá trình tách một chất hay một số chất tan trong chất lỏng hay chất rắn
bằng chất lỏng khác – gọi là dung môi.[10]
2.2.2 Nguyên tắc
Nguyên tắc trích ly bằng dung môi là dựa vào sự thẩm thấu dung môi vào tế bào,
chất cần trích ly hòa tan vào dung môi và khếch tán ra khỏi tế bào. Quá trình trích ly kết
thúc khi chất cần trích đạt nồng độ cân bằng trong và ngài tế bào.[10]

5
2.2.3 Dung môi
Chọn dung môi là một vấn đề quan trọng để thực hiện quá trình trích ly. Dựa vào
những tiêu chí sau để chọn dung môi phù hợp:

 Dung môi có khả năng hòa tan chọn lọc.


 Dung môi phải trơ với cấu tử có trong dịch trích.
 Dung môi có giá thành thấp, dễ tìm.
Dung môi hiện này được sử dụng phổ biến là các Ethanol, methanol, Acetone, nước
cất, CO2 siêu tới hạn…[10]
Trong đề tài nghiên này em chọn dung môi sử dụng cho quá trình trích ly là nước
cất.
2.2.4 Mục đích
Khai thác: các quá trình trích ly trong công nghệ thực phẩm có mục đích công nghệ
chủ yếu là khai thác do chiết rút các cấu tử cần thu nhận có trong nguyên liệu ban đầu,
làm tang nồng độ của chúng trong sản phẩm cuối cùng.[10]
Hoàn thiện: quá trình trích ly có thể cải thiện một vài chỉ tiêu chất lượng của sản
phẩm.
2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng
Kích thước của nguyên liệu: kích thước của nguyên liệu càng nhỏ thì diện tích bề
mặt tiếp xúc giữa bề mặt nguyên liệu và dung môi càng lớn. Do đó, việc trích ly các cấu
tử từ nguyên liệu vào dung môi sẽ càng lớn.[10]
Tỷ lệ khối lượng giữa nguyên liệu và dung môi: với cùng một khối nguyên liệu, nếu
ta tăng lượng dung môi sử dụng thì hiệu suất trích ly sẽ tăng lên. Đó là sự chênh lệch
nồng độ của cấu tử cần trích ly trong nguyên liệu và trong dung môi sẽ lớn hơn. Tuy
nhiên, nếu sử dụng lượng dung môi lớn thì sẽ làm loãng dịch trích.[10]
Nhiệt độ trích ly: khi tăng nhiệt độ, các cấu tử sẽ chuyển động nhanh hơn, do đó sự
hòa tan và khuếch tán của cấu tử từ nguyên liệu vào dung môi sẽ được tăng cường.
Ngoài ra, khi nhiệt độ tăng, độ nhớt của dung môi sẽ giảm, dung môi dễ dàng xuyên qua
lớp nguyên liệu và làm cho diện tích tiếp xúc bề mặt giữa nguyên liệu và dung môi sẽ
càng lớn.[10]
Thời gian trích ly: khi tăng thời gian trích ly thì hiệu suất thu hồi chất chiết sẽ gia
tăng. Tuy nhiên, nếu trích ly quá dài thì hiệu suất thu hồi sẽ không tăng thêm đáng kể.[10]

6
2.2.6 Trích ly có hỗ trợ từ lò vi sóng (MAE)
Trích ly bằng máy vi sóng gia dụng được dùng phổ biến trong các nghiên cứu hiện
nay cho cả thực phẩm cũng như trích ly phổ biến trong dược phẩm. Đây là một trong
những phương pháp trích ly nhanh và tiêu thụ ít dung môi hơn. Nguyên tắc dựa vào khả
năng dẫn ion và quay các phân tử phân cực của vi sóng. Các phân tử cực, chẳng hạn như
polyphenols và các dung dịch ion hấp thụ mạnh năng lượng vi sóng vì chúng có một
lưỡng cực vĩnh cửu và điều này dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nhiệt độ làm phản ứng
diễn ra nhanh.[11]
2.2.7 Các phương pháp trích ly
Trích ly là một quá trình chiết tách hoàn toàn các chất có trong hỗn hợp. Các chất
này có độ hòa tan khác nhau trong một dung môi hoặc trong những hệ dung môi khác
nhau. Quá trình chiết xuất này là một quá trình phức hợp, có thể xảy ra được nhờ hiện
tượng khuếch tán, hòa tan, thẩm thấu,… của chất tan vào dung môi.
2.2.7.1 Phương pháp trích ly ngâm
Nguyên liệu và dung môi được đưa vào ngâm một thời gian nhất định, nhiệt độ
phòng nhất định, cho dung môi mới vào ngâm chiết và cứ thế cho đến khi nồng độ đạt
đến giá trị cân bằng.
Ưu điểm: nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với dung môi cho nên dễ dàng cho việc khảo
sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên hiệu suất trích ly. Thiết bị đơn giản, dễ sử dụng.
Nhược điểm: thời gian dài nhưng lượng mixen thu được thì thấp.
2.2.7.2 Phương pháp ngấm kiệt và ngược dòng
Phương pháp phổ biến hơn do hiệu suất cao và thời gian ngắn, nó được thực hiện
bằng cách ngâm nguyên liệu trong dòng dung môi chuyển động ngược chiều hoặc dội
tưới liên tục, nhiều đợt dung môi hoặc mixen loãng lên lớp nguyên liệu chuyển động.
Ưu điểm: nồng độ hỗn hợp cao, tỉ lệ sử dụng dung môi và nguyên liệu giảm. Đồng
thời dịch thu được sạch hơn do nó được tự lọc bởi lớp nguyên liệu trích ly.
Nhược điểm: hệ số sử dụng thiết bị thấp, có thể cháy nổ khi dung môi tiếp xúc trực
tiếp với không khí trong thiết bị. Hệ thống tuần hoàn dung môi phức tạp, phải bơm nhiều.
2.2.7.3 Phương pháp đun hồi lưu
Nguyên liệu và dung môi chiết được chứa trong một bồn có gắn hệ thống ngưng tụ,
sau đó đun hồi lưu ở nhiệt độ thích hợp. Sau một thời gian chiết, rút dịch chiết ra cho
dung môi mới vào để tiếp tục chiết.

7
Ưu điểm: dễ dàng thực hiện, thu được dịch tỉ lệ nhiều, nồng độ hỗn hợp cao.
Nhược điểm: tốn thời gian, khó vệ sinh thiết bị.
2.2.8 Tình hình trích ly hiện nay
Trích ly là một bước quan trọng trong việc thu nhận các hợp chất có trong nguyên
liệu. Việc trích ly hiện nay được các nhà khoa học sử dụng ngoài trích ly truyền thống
động học cổ truyền thì nay đã được áp dụng thêm các yếu tố mới như trích ly hỗ trợ vi
sóng, trích ly hỗ trợ siêu âm, trích ly siêu tới hạn.
Hiện nay các công nghệ trích ly mới này đang được ứng dụng phổ biến ở các lĩnh
vực khác nhau từ thực phẩm, hóa học, y học, sinh học…
Ứng dụng trích ly hỗ trợ vi sóng kết hợp soxhlet được sử dụng trong chiết xuất hàm
lượng chất béo từ ô liêu, các hạt hướng dương, đậu tương, thịt, sữa..[12]
Sử dụng trích ly kết hợp vi sóng để thu hồi hợp chất Flavonoids một cách tối ưu
nhất đã được báo cáo so với trích ly kết hợp với siêu âm.[13]
Việc áp dụng siêu âm như một kỹ thuật trong phòng thí nghiệm để hỗ trợ khai thác
từ nguyên liệu thực vật được phổ biến rộng rãi. Trích ly hỗ trợ siêu âm để trích các chất
dinh dưỡng như protein, lipid, các hợp chất như polyphenols, anthocyanins, tartaric
acid, các hợp chất hương…[14]

2.3 TỔNG QUAN ANTHOCYANINS


2.3.1 Giới thiệu
Anthocyanin là hợp chất gồm có gốc aglycon có màu (được gọi là anthocyanidin
hay anthocyanidol) kết hợp với các glucoside có gốc đường glucose, galactose…
Anthocyanin hòa tan trong nước còn anthocyanidin thì không tan trong nước.
Anthocyanin tham gia vào việc tạo nên đa sắc màu cho hoa quả. Đồng thời cùng với
chất tạo màu khác như clorophin, carotenoid để tạo cho hoa quả có cường độ màu khác
nhau tùy thuộc vào hàm lượng và số đồng phân của chúng.[15]

8
Hình 2.5 Cấu trúc cơ bản của anthocyanidin của
anthocyanin

Hình 2.4 Cấu trúc cơ bản của anthocyanidin của anthocyanin

Các hợp chất anthocyanin xuất hiện ít nhất ở 27 họ và 73 loài (Bridle and
Timberlake, 1996). Anthocyanin thường có ở các mô hoa và quả, trong các lớp tế bao
biểu bì và dưới biểu bì của lá và thân cây thực vật.
Màu sắc của anthocyanin luôn thay đổi, phụ thuộc vào các yếu tố: ánh sáng, nhiệt
độ, các hormone thực vật, nguồn dinh dưỡng, các tác động cơ học cũng như sự tấn công
của sự hư hỏng lẫn các loài gây bệnh tuy nhiên thay đổi mạnh nhất vẫn phụ thuộc vào
pH môi trường.
2.3.2 Tính chất của anthocyanin
Anthocyanin tinh khiết ở dạng tinh thể hay vô định hình là một hợp chất phân cực
nên tan tốt trong nước và các dung môi phân cực. màu của anthocyanin được xác định
bởi các cấu trúc phân tử và môi trường. tại pH đã luôn tồn tại trạng thái cân bằng giữa
anthocyanin và các aglycone: anion quinooildal base màu xanh, cation flavylium màu
đỏ, carbinopseudobase không màu và chalcone không màu hoặc màu vàng.
Màu sắc anthocyanin còn có thể thay đổi do độ hấp thụ ở trên polysaccharide. Khi
đun nóng lâu dài thì anthocyanin sẽ bị phá hủy và mất màu.

9
Anthocyanin có bước sóng hấp thụ cực đại và trong khoảng 510-540nm và trong
khoảng 700nm. Giá trị hấp thụ là yếu tố liên quan tới màu sắc, chúng phụ thuộc vào pH
dung dịch, nồng độ anthocyanin. Dĩ nhiên, pH thuộc vùng acid mạnh có độ hấp thu lớn,
nồng độ anthocyanin càng lớn.
Tóm lại, các anthocyanin là những base mạnh và tạo muối bền vững với acid.
Anthocyanin cũng có khả năng cho muối với base. Như vậy, chúng có tính chất amphote,
muối với acid thì có màu đỏ, còn muối với kiềm thì có màu xanh.

10
Chương 3. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 NGUYÊN LIỆU SIRO


Cây Siro được phổ biến ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, cây có nguồn gốc từ Ấn
Độ được du nhập nhiều vào các nước Đông Nam Á. Đặc biệt ở Việt Nam hiện nay cũng
đã phổ biến nhiều, một phần vì chưa được ứng dụng nhiều. Siro được trồng ở rộng rãi ở
khắp cả nước nhưng rất ít khu vườn lớn trồng cây này. Cây ở Việt Nam phổ biến trồng
thành vườn ở các vùng ven thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Nam bộ như Bến Tre, Tây
Ninh, Tiền Giang, Cần Thơ… Nguyên liệu thí nghiệm được thu mua ở thị xã Gò Công,
tỉnh Tiền Giang.
Yêu cầu: Lựa chọn trái Siro có màu tím đen không bị hư hỏng, vỏ ngoài bóng đẹp,
còn nguyên vẹn, không dập, không chọn những trái có chưa chín hoàn toàn. Kích thước
trái lựa chọn có chiều dài từ 2 cm và chiều rộng từ 1.2 cm.

Hình 3.1 Trái siro được chọn sử dụng trong nghiên cứu

11
3.2 DỤNG CỤ – THIẾT BỊ – HÓA CHẤT

STT Tên thiết bị Hãng sản xuất Thông số kỹ thuật

1 Tủ sấy đối lưu Đức

2 Máy xay nguyên liệu Philips

3 Máy vortex Ý

5 Bể điều nhiệt Đức

6 Máy đo quang phổ USA λ= 320 – 1100 nm

7 Tủ lạnh SANYO 284 Lít

4 Cân phân tích Đức Cân tối đa 210 gr

5 Máy vi sóng Trung Quốc Công suất max


750w

6 Máy đo pH Trung Quốc Thanh đo pH -2.00-


16.00

Máy ly tâm Trung Quốc Tốc độ tối đa


4000r/min

STT Tên dụng cụ Đơn vị Số lượng

1 Ống nghiệm Ống 200

2 Khay đụng ống nghiệm Cái 7

3 Pipet 1ml, 5ml, 10ml Cây 10

4 Micropipet 1ml, 5ml Cây 2

5 Phễu lọc Cái 4

6 Ống đong 10ml Ống 2

7 Bình định mức 10ml Cái 3

12
8 Cốc 100ml, 250ml Cái 6

9 Bóp cao su Cái 5

10 Ống nhỏ giọt Cái 6

11 Bình tia Cái 5

12 Curvet nhựa Hộp (100 cái) 4

STT Tên hóa chất Xuất xứ Độ tinh khiết

1 Potassium chloride (KCl) Trung Quốc 99.8%

2 Sodium acetate trihydrate Trung Quốc 99.8%


(CH3COONa.3H2O)

3 Nước cất Việt Nam 99%

4 Acid chlohydric (HCl) Việt Nam 36.5%

3.3 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU


3.3.1 Thời gian nghiên cứu
Từ 7h30 đến 17h30 ngày 01 tháng 06 năm 2019 đến hết ngày 30 tháng 8 năm 2019.
3.3.2 Địa điểm nghiên cứu
Tại phòng thí nghiệm Khoa Kỹ thuật Thực Phẩm và Môi trường, Trường Đại Học
Nguyễn Tất Thành cơ sở 331 Quốc lộ 1A, Phường An Phú Đông, Quận 12, TP HCM.

13
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1 Quy trình công nghệ

3.4.2 Thuyết minh quy trình


3.4.2.1 Quá trình rửa
 Mục đích:
Chuẩn bị: loại bỏ bụi bẩn, cuốn, lá, rửa sạch mủ còn
trên trái.
 Biến đổi:
Không có biến đổi cụ thể.
Hình 3.2 Rửa

14
3.4.2.2 Quá trình chần
 Mục đích:
Chuẩn bị: sơ chế làm mềm trái siro giúp quá trình
tách đôi diễn ra dễ dàng.
Bảo quản: ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật và
hoạt động enzyme trong trái.
 Biến đổi:
Vật lý: khối lượng tăng do nước từ môi trường
ngoài hấp thụ vào trái, cấu trúc mềm hơn.
Hình 3.3 Chần
Hóa học: Hàm lượng chất dinh dưỡng trong trái
có thể sẽ bị tổn thất. Vitamin có thể bị thuỷ phân với nhiệt hoặc có thể bị oxy hoá. Ngoài
ra chất màu cũng bị tổn tất trong quá trình chần khi nhiệt độ quá cao.
Hóa sinh: Các enzyme trong trái sẽ bị vô hoạt hóa.
Sinh học: ức chế và tiêu diệt vi sinh vật.
3.4.2.3 Quá trình làm nguội
 Mục đích
Chuẩn bị: Giảm nhiệt độ trái sau quá trình chần.
Hỗ trợ cho quá trình cắt diễn ra thuận lợi hơn.
 Biến đổi
Vật lý: Nhiệt độ trái siro giảm.

Hình 3.4 Làm nguội


3.4.2.4 Quá trình tách đôi
 Mục đích:
Chuẩn bị: tách đôi để sẵn sàng cho quá trình sấy
được diễn ra tiếp theo.
Khai thác: phần thịt và vỏ là phần sẽ được đi sấy,
và phân tích hàm lượng bên trong.
 Biến đổi:
Vật lý: Khối lượng giảm, hàm lượng nước còn
Hình 3.5 Tách đôi bỏ hạt
trong trái bị hao hụt.

15
Hóa học: tạo điều kiện cho quá trình oxy hóa diễn ra nhanh hơn với phần bề mặt thị
được tiếp xúc trực tiếp với không khí.
Sinh học: vi sinh vật tấn công từ bên ngoài vào trái đã được cắt đôi.
3.4.2.5 Quá trình sấy
 Mục đích
Chuẩn bị: trái Siro sẽ trở nên khô và giòn hơn vì vậy sẽ có hàm lượng ẩm thấp.
Khai thác: loại bỏ nước trong nguyên liệu để làm tăng hàm lượng chất khô.
Bảo quản: giảm hoạt tính nước trong nguyên liệu trái Siro cho nên có thể ức chế
enzyme và vi sinh vật chứa trong trái.
 Biến đổi
Vật lý: khối lượng giảm, nhiệt độ tăng, màu sắc sẽ trở nên sậm hơn và độ giòn trong
trái sẽ tăng lên.
Hóa học: một số các phản ứng hóa học xảy ra như phản ứng oxy hóa, phản ứng thủy
phân. Trái siro sẽ bị giảm màu cũng như làm giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng.
Hóa lý: hàm lượng ẩm trong Siro sẽ bị bốc hơi.
Hóa sinh: các enzyme bị vô hoạt.
Sinh học: tiêu diệt và ức chế vi sinh vật có trong trái.
3.4.2.6 Quá trình xay thô
 Mục đích:
Chuẩn bị: mục đích phá vỡ cấu trúc của trái sau khi sấy, tạo điều kiện cho quá trình
trích ly diễn ra được dễ dàng.
 Biến đổi:
Vật lý: làm giảm kích thước, thay đổi dạng từ cm sang µm. Có sinh ra nhiệt khi xay
thô diễn ra.
Hóa lý: diện tích bề mặt tiếp xúc sẽ gia tăng, các hợp chất mùi sẽ bay hơi.
3.4.2.7 Đóng gói
 Mục đích:
Bảo quản: tăng thời hạn sử dụng, tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác động từ môi
trường bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

16
3.4.3 Sơ đồ nghiên cứu

Khảo sát nguyên Độ ẩm, tổng


liệu polyphenol, hoạt
tính chống oxy hóa

Khảo sát phân bố Công suất Sự thay đổi nhiệt


nhiệt độ trong dịch microwave độ trong dung dịch
trích ly trích ly

Công suất
Khảo sát phân bố
Hàm lượng
nhiệt độ trong dịch
anthocyanin
trích ly
Tỉ lệ dung
môi: nguyên liệu

17
3.4.4 Bố trí thí nghiệm
3.4.4.1 Khảo sát nguyên liệu
Nguyên liệu là trái Siro được khảo sát về độ ẩm, hàm lượng tổng polyphenol và hoạt
tính chống oxy hóa.
3.4.4.2 Khảo sát mật độ phân bố nhiệt độ trong dịch trích ly có sự hỗ trợ của máy
vi sóng
Nguyên liệu khảo sát là nước cất.
Yếu tố cố định:

 Thời gian trích ly có hỗ trợ microwave: 1 phút (mỗi lần tác động
microwave 30 giây và nghỉ 1 phút).
 Công suất microwave: 150W, 300W, 450W, 600W, 750W.
Mục tiêu: sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình trích ly bằng nước cất.
3.4.4.3 Khảo sát quá trình trích ly có sự hỗ trợ của máy vi sóng
Nguyên liệu là trái Siro, dung môi là nước cất.
Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của công suất microwave đến quá trình
trích ly
Yếu tố khảo sát công suất microwave gồm 150W, 300W, 450W, 600W, 750W.
Yếu tố cố định:

 Dung môi: nước cất.


 Tỉ lệ nguyên liệu:dung môi 1:20; 1:40; 1:60.
 Thời gian trích ly có hỗ trợ microwave: 1 phút (mỗi lần tác động
microwave 30 giây và nghỉ 30 giây).
Mục tiêu:

 Hàm lượng anthocyanin cao nhất.


Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu:dung môi đến
quá trình trích ly
Yếu tố khảo sát tỉ lệ nguyên liệu:dung môi gồm 1:00; 1:40; 1:60.
Yếu tố cố định:

 Dung môi: nước cất.

18
 Thời gian trích ly có hỗ trợ microwave: 1 phút (mỗi lần tác động
microwave 30 giây và nghỉ 30 giây)
 Công suất microwave: 150W, 300W, 450W, 600W, 750W
Mục tiêu:

 Hàm lượng anthocyanin cao nhất.

3.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH


 Đo hàm lượng chất anthocyanin theo phương pháp PH vi sai
Hàm lượng anthocyanin được xác định theo phương pháp pH vi sai và được tính
quy theo cyanidin-3-glucoside. Cyanidin-3-glucoside được chọn vì đây là dạng phổ biến
của anthocyanin trong tự nhiên.
3.5.1 Nguyên tắc
Phương pháp PH vi sai dựa vào sự chuyển đổi thành các cấu trúc khác nhau theo
PH của các sắc tố anthocyanin, và thể hiện rõ qua phổ hấp thụ khác nhau tương ứng.
Dạng oxonium có màu tồn tại ở pH 1.0 và dạng hemiketal không màu ở pH 4.5.[16][17]
3.5.2 Phương pháp thực hiện
Nguyên liệu đã được chuẩn bị và xử lý như sơ đồ phần 3.4.2, xay nghiền rồi cân
15g định mức thành 500ml bằng nước cất. Nguyên liệu được đem đi trích ly có sự hỗ
trợ của máy vi sóng rồi mỗi 1 phút hút 5ml cho tới 10 phút đem đi ly tâm rồi pha loãng
theo tỉ lệ trích ly.
Ống nghiệm chứa mẫu đã ly tâm và pha loãng được hút lần lượt 0.5ml vào 6 ống
nghiệm đã chuẩn bị. Bỏ lần lượt 2ml KCl đã hiệu chỉnh ở pH 1.0 vào 3 ống nghiệm đầu,
tiếp túc bỏ lần lượt 2ml CH3COONA.3H2O vào 3 ống nghiệm còn lại. Đợi 15p đem đi
đo quang phổ ở bước sóng lần lượt 520nm và 700nm.
3.5.3 Công thức tính
𝐀 × 𝐌𝐖 × 𝐃𝐅 × 𝟏𝟎𝟑
𝐚𝐝𝐝 (𝐦𝐠/𝐋) =
𝛆×𝐥
add: Hàm lượng anthocyanin trong dịch trích (mg/L)

A = (Amax – A700nm)pH1 – (Amax – A700nm)pH4.5


MW = 449.2 g/mol (KLPT cyanidin-3-glucoside)
DF: Độ pha loãng

19
l: Bề dày cuvet

 = 26900 (Hệ số hấp thu phân tử)

3.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU


Dùng phần mềm Microsoft Excel tính toán kết quả lượng anthocyanin có trong mẫu
nguyên liệu. Vẽ đồ thị thể hiện sự khác biệt hảm lượng anthocyanin qua từng nhân tố
khảo sát ở mỗi thí nghiệm.

20
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.1 KHẢO SÁT MẬT ĐỘ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ TRONG DUNG DỊCH TRÍCH
LY DƯỚI TÁC DỤNG CỦA MICROWAVE
Trong thí nghiệm được thực hiện để khảo sát nhiệt độ phân bố dưới tác dụng của
microwave trong thời gian từ 10 giây đến 10 phút. Kết quả xác định nhiệt độ của dung
dịch trích ly được biểu diễn trong đồ thị Hình 4.1 dưới đây.

120

100

80
Nhiệt độ (C)

150 W
60 300 W
450 W
600 W
40
750 W

20

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Thời gian (phút)

Hình 4.1 đồ thị biểu diễn mật độ phân bố nhiệt độ trong dung dịch trích ly dưới tác dụng
Microwave

Kết quả Hình 4.1 cho thấy nhiệt độ ở các công suất đều có sự tăng đều ở các thời
gian. Công suất 150W có sự tăng đều nhẹ, cứ 30 giây sẽ tăng 1 độ tới 10 phút thì đạt
nhiệt độ cao nhất 48 độ. Nguyên nhân do ở công suất nhỏ thì khả năng đâm xuyên kém
nên giảm tốc độ khếch tán ảnh hưởng đến các phân tử trong nước, dung dịch trích ly
làm tốc độ chuyển động ma sát giữa các phân tử có cực của nước diễn ra chậm làm dẫn
tới tốc độ giă tăng nhiệt độ chậm.

21
Công suất 300W, 450W đều cho thấy có sự tăng dần dần nhiệt độ có xu hướng tăng
cao lên mỗi 30 giây đều có sự tăng từ 2 đến 3 độ C. Ở công suất 600W, 750W có sự
tăng rõ rệt nhất nhiệt độ, cả 2 đều cho thấy đều đạt trên 100 độ C, riêng 750W đạt mức
cân bằng nhanh nhất ở 6 phút 30 giây còn ở 600W thì ở 8 phút 30 giây. Tốc độ chuyển
dộng giữa các phân tử nước diễn ra nhanh do khả năng đâm xuyên của microwave ở
công suất cao làm tăng nhiệt độ một cách nhanh hơn đến điểm sôi của nước nhanh nhất.
Kết quả tương tự công bố của S. Soleimanifard và cộng sự (2018) nghiên cứu tính chất
kết cấu và vật lý của lò vi sóng cho thấy nhiệt độ tăng lên ở trung tâm thiết bị khi đươc
gia tăng công suất.[18]

4.2 KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH TRÍCH LY ANTHOCYANIN CỦA TRÁI SIRO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LY CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA VI SÓNG
Với dung môi là nước cất 100% đã được chọn. Tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng
của yếu tố tỉ lệ nguyên liệu và dung môi (hay gọi ngắn gọn là tỉ lệ rắn/lỏng) với các mức
1/20; 1/40; 1/60 (g/ml)

35000
HÀM LƯỢNG ANTHOCHYANIN (MG/L)

30000 28203.61372 28826.4742


27936.47164
24906.02706
25000 22863.12437

20000

15000

10000

5000

0
150w 300w 450w 600w 750w
CÔNG SUẤT

Hình 4.2 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu:dung môi (1:20) lên hàm lượng
anthocyanin trong dịch trích từ trái Siro

22
10000

HÀM LƯỢNG ANTHOCYANIN (MG/L)


9177.397058
9000 8745.879332 8738.060223

8000 7465.322388

7000 6408.444923
6000

5000

4000

3000

2000

1000

0
150w 300w 450w 600w 750w
CÔNG SUẤT

Hình 4.3 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng của tỉ lệ nguyên liệu:dung môi (1:40) lên hàm lượng
anthocyanin trong dịch trích từ trái Siro

6000
HÀM LƯỢNG ANTHOCYANIN (MG/L)

4858.096083
5000
4316.58634 4441.492798
4140.70599
4000
3391.275589

3000

2000

1000

0
150w 300w 450w 600w 750w
CÔNG SUẤT

Hình 4.4 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng củaHình


tỉ lệ nguyên
4.3 liệu:dung môi (1:60) lên hàm lượng
anthocyanin trong dịch trích từ trái Siro

23
Bản chất của quá trình trích ly là quá trình khuếch tán, trong đó động lực của quá
trình là sự chênh lệch nồng độ của cấu tử trong mẫu và trong dung môi. Trong quá trình
trích ly rắn lỏng, lượng dung môi sử dụng quyết định lượng chất thu nhận được.
Trong hình 4.2; 4.3; 4.4 cho thấy lượng anthocyanin thu được lượng cấu tử cao nhất
28826.4742 mg/L ở tỉ lệ nguyên liệu:dung môi 1:20, 9177.397058 mg/L ở tỉ lệ 1:40 và
4858.096083mg/L ở tỉ lệ nguyên liệu:dung môi 1:60. Ở hình 4.2 cho thấy tỉ lệ nguyên
liệu với dung môi thấp nhất lại cho hàm lượng anthocyanin tổng cao nhất trong cả 3 tỉ
lệ. Nguyên nhân khi thêm dung môi thì nồng độ cấu tử chất hòa tan trong dung môi
giảm xuống, quá trình khuếch tán sẽ tiếp tục cho đến khi đạt trạng thái cân bằng mới ở
giá trị cao hơn. Và sự tăng tỉ lệ này không tỉ lệ thuận với lượng cấu tử thu được vì đến
một lúc nào đó, lượng cấu tử cần thu nhận trong mẫu sẽ hết, cho dù tiếp tục tăng lượng
dung môi sử dụng thi cấu tử sẽ không thể tăng tiếp nữa. Theo nghiên cứu của Rostagno
[19], trong trích ly có sự hỗ trợ của vi sóng thì lượng dung môi dùng càng cao thì hiệu
suất thu được càng thấp vì năng lượng vi sóng tác động đến dung môi giảm, làm giảm
ma sát giữa các phân tử dung môi, nên nhiệt độ hỗn hợp giảm, dẫn đến hàm lượng các
chất thu được giảm đi. Và tác giả cũng giải thích thêm một thể tích dung môi cao hơn
đòi hỏi công suất cao hơn và nhiều thời gian hơn để đạt được nhiệt độ cần thiết. Dung
môi quá mức cũng có thể gây ra sự hòa tan của các hợp chất không mong muốn khác,
làm giảm tính chọn lọc chiết đối với các thành phần cần trích ly.

24
4.3 KẾT LUẬN
Không thay đổi các đề mục trong chương này.

4.4 KHUYẾN NGHỊ

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] J. Cantrill, “International Journal of Pharmacy Practice,” Conf. 5, vol. 4, no. 4, pp.
280–282, 2010.
[2] M. K. Muhammad Arif, T. Jawaid3, and M. A. , Mohammad Khalid1 , Kuldeep
Singh Saini1 , Arun Kumar1, “Carissa carandas Linn. (Karonda): An exotic minor
plant fruit with immense value in nu- traceutical and pharmaceutical industries,”
Asian J. Biomed. Pharm. Sci., no. May, pp. 2–7, 2016.
[3] P. R. Meghwal, S. K. Singh, A. Singh, and R. Pathak, “Characterization of
Karonda ( Carissa carandas ) accessions under arid region,” vol. 16, no. 2, pp.
157–160, 2014.
[4] J. B. Dhodi, D. R. Thanekar, S. N. Mestry, and A. R. Juvekar, “Carissa carandas
Linn. fruit extract ameliorates gentamicin–induced nephrotoxicity in rats via
attenuation of oxidative stress,” J. Acute Dis., vol. 4, no. 2, pp. 135–140, 2015.
[5] N. Anupama and G. Madhumitha, “Green synthesis and catalytic application of
silver nanoparticles using Carissa carandas fruits,” Inorg. Nano-Metal Chem., vol.
47, no. 1, pp. 116–120, 2017.
[6] J. Beall, “Research in Pharmacy and Health Sciences,” Am. J. Heal. Pharm., vol.
73, no. 19, pp. 1–3, 2016.
[7] M. Weerawatanakorn and M. H. Pan, “Phytochemical components of Carissa
carandas and the inhibitory effects of fruit juice on inducible nitric oxide synthase
and cyclooxygenase-2,” J. Food Biochem., vol. 41, no. 3, pp. 1–8, 2017.
[8] J. Sakah and K. Y. Zhang, “The Genus Carissa : An Ethnopharmacological ,
Phytochemical and Pharmacological Review,” Nat. Products Bioprospect., vol. 7,
no. 2, pp. 181–199, 2017.
[9] T. Tesfaye and Y. D. Ravichadran, “Traditional Uses, Pharmacological Action
and Phytochemical Analysis of Carissa carandas Linn.: A Review,” Nat. Prod.
Chem. Res., vol. 06, no. 05, pp. 1–20, 2018.
[10] Lê Văn Việt Mẫn, Lại Quốc Đạt, Nguyễn Thị Hiền, Trần Thị Thu Hà, Tôn Nữ
Minh Nguyệt, “Công-nghệ-chế-biến-thực-phẩm-ĐH-Quốc-Gia-TPHCM.pdf.”
2011.
[11] E. Sparr and B. Erland, “Analytical-scale microwave-assisted extraction,” J.
Chromatogr. A, vol. 902, pp. 227–250, 2000.
[12] J. L. Luque-García and M. D. Luque De Castro, “Focused microwave-assisted
Soxhlet extraction: Devices and applications,” Talanta, vol. 64, no. 3, pp. 571–
577, 2004.
[13] W. Routray and V. Orsat, “Microwave-Assisted Extraction of Flavonoids: A
Review,” Food Bioprocess Technol., vol. 5, no. 2, pp. 409–424, 2012.

26
[14] K. Vilkhu, R. Mawson, L. Simons, and D. Bates, “Applications and opportunities
for ultrasound assisted extraction in the food industry - A review,” Innov. Food
Sci. Emerg. Technol., vol. 9, no. 2, pp. 161–169, 2008.
[15] O. Access, “We are IntechOpen , the world ’ s leading publisher of Open Access
books Built by scientists , for scientists TOP 1 %.”
[16] R. E. Wrolstad, “Color and Pigment Analyses.pdf,” no. May, 1993.
[17] W. Pewlong, S. Sajjabut, J. Eamsiri, and S. Chookaew, “Evaluation of antioxidant
activities, anthocyanins, total phenolic content, vitamin C content and cytotoxicity
of Carissa carandas linn,” Chiang Mai Univ. J. Nat. Sci., vol. 13, no. 1, pp. 509–
517, 2014.
[18] S. Soleimanifard, M. Shahedi, and G. R. Askari, “Investigating Textural and
Physical Properties of Microwave- Baked Cupcake,” vol. 20, pp. 265–276, 2018.
[19] M. A. Rostagno and J. M. Prado, Natural product extraction: principles and
applications, no. 21. Royal Society of Chemistry, 2013

27
PHỤ LỤC A – PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Tên các phụ lục thay đổi tùy theo đề tài.


PHỤ LỤC B – KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA

You might also like