You are on page 1of 9

Gợi ý cách biên soạn bài tập đánh giá NL trao đổi thông tin

I. Biên soạn bài tập đánh giá chỉ số hành vi 1 “mô tả”

1. Đánh giá chỉ số hành vi 1 ở mức 1,2 “Có thể sử dụng biểu đồ hoặc các kí hiệu để mô tả
dữ liệu”

Dữ kiện đề bài cần cho là Ví dụ 1: Cho bảng số liệu về sự tăng trưởng kinh tế nước ta
thông tin để vẽ biểu đồ. trong thời gian 1976-2005. (đơn vị %/năm )
Loại thông tin này thường
là số liệu của các đối
tượng tương đối độc lập
với nhau, tại các thời điểm
khác nhau. Thông tin này
thường có ở môn địa lí, a. Giả sử em sẽ trình bày trước lớp về sự tăng trưởng kinh tế
sinh học. (do đó các em có nước ta trong thời gian 1976-2005. Em hãy thiết kế slide trình
thể dùng từ khóa”bài tập chiếu cho phần trình bày về thông tin đó. (Đánh giá chỉ số
biểu đồ” tìm ở các môn hành vi 1 ở mức 1)
này)
Yêu cầu của đề bài: Đề
bài yêu cầu học sinh mô
tả/trình bày thông tin đó
trong một hoàn cảnh cụ
thể, buộc học sinh phải
trình bày dưới dạng khác,
trực quan, dễ hiểu hơn.

Cũng có thể đưa ra các b. Sau khi xem xét số liệu, bạn Hoa cho rằng: “sự tăng trưởng
câu hỏi đánh giá chỉ số công nghiệp là nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng Nông-
hành vi 2 ở mức 3 “Có thể Lâm-Ngư nghiệp”. Em có đồng ý với ý kiến của Hoa không?
biện minh cho tính chính Vì sao? (Đánh giá chỉ số hành vi 2 ở mức 2,3)
xác của dữ liệu hoặc lập
luận” bằng cách đưa ra
một ý kiến/nhận định từ
thông tin của đề bài và yêu
cầu học sinh phân
tích/chứng minh.

Đáp án của ví dụ:

a.
b. Không. Vì từ năm 1992 đến 1994 công nghiệp tăng trưởng nhanh nhưng Nông-
Lâm-Ngư nghiệp tăng trưởng chậm lại, từ năm...

2. Đánh giá chỉ số hành vi 1 ở mức 3 “Có thể mô tả mối quan hệ giữa các dữ liệu bằng đồ
thị, biểu đồ, .. hoặc công thức”

Dữ kiện đề bài cần cho là Ví dụ 2: Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm khảo sát mối
thông tin để vẽ đồ thị và mối quan hệ giữa tầm xa mà tên lửa nước đạt được và góc bắn.
quan hệ cần mô tả. Loại Bạn ấy thu được bảng số liệu sau
thông tin này thường là số
liệu của thí nghiệm vật lí, Tầm
hóa, sinh học. xa
Yêu cầu của đề bài: Đề bài Góc
yêu cầu học sinh mô tả/trình bắn
bày thông tin đó dưới dạng
khác Em hãy giúp bạn đó thiết kế slide trình chiếu cho phần trình
bày về mối quan hệ giữa tầm xa mà tên lửa nước đạt được
và góc bắn. (Đánh giá chỉ số hành vi 1 ở mức 3)

Ví dụ 3: Trong bài tập thực hiện ngoài giờ học, một bạn học
sinh được yêu cầu khảo sát một chuyển động trong cuộc
sống. Khi ngồi trên oto con, bạn đó đã chụp ảnh liên tiếp tốc
kế và công tơ mét của oto đó trong khoảng thời gian xe bắt
đầu vào đường cao tốc. Sau khi đọc số liệu ghi được từ các
ảnh chụp, bạn thu được bảng số liệu s, v, t như sau
Cũng có thể đưa ra các câu t
hỏi đánh giá chỉ số hành vi 2 s
ở mức 3 “Có thể biện minh v
cho tính chính xác của dữ
liệu hoặc lập luận” bằng cách a. Em hãy giúp bạn đó trình bày kết quả khảo sát chuyển
đưa ra một ý kiến/nhận định động của chiếc xe. (Đánh giá chỉ số hành vi 1 ở mức 3)
từ thông tin của đề bài và b. Bạn đó cho rằng vận tốc xe tỉ lệ thuận với quãng đường đi
yêu cầu học sinh phân được. Em có đồng ý với ý kiến của bạn không? Vì sao? (đánh
tích/chứng minh. giá chỉ số hành vi 2 ở mức 3)

Lưu ý: Trong đề bài không nên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ, đồ thị, biểu đồ hoặc biểu diễn
quy luật bằng kí hiệu các đại lượng… Chỉ nêu tình huống và yêu cầu đối với học sinh, hs có
NL trao đôỉ thông tin sẽ chọn được cách trình bày phù hợp với yêu cầu.

Dưới đây là ví dụ mắc phải lỗi sai trên, cụ thể là yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ, biểu diễn quy
luật bằng kí hiệu các đại lượng…

Mục đích: Đánh giá chỉ số hành vi: Mô tả (M2)


Khi nghiệm lại quy luật chuyển động của một vật trên máng nghiêng một học sinh đã sử
dụng bộ thí nghiệm sau:
Có một máng nghiêng, máng có vạch chia độ dài, trên đỉnh máng đặt một nam châm điện
dùng để giữ 1 viên bi sắt
Trên máng nghiêng đặt 2 cổng quang điện, nối với 1 đồng hồ đếm số. Thời gian hiển thị trên
đồng hồ là thời gian chuyển động của vật giữa hai lần chắn cổng quang.
Em hãy giúp bạn học sinh đó:
+ Vẽ sơ đồ thí nghiệm trên
+ Theo em bộ thí nghiệm trên dùng để đo những đại lượng nào và để kiểm nghiệm quy luật
chuyển động nào của vật trên máng nghiêng (lưu ý: biểu diễn quy luật đó bằng kí hiệu các
đại lượng)

II. Biên soạn bài tập đánh giá chỉ số hành vi 2 “Đánh giá”
1. Đánh giá chỉ số hành vi 2 ở mức 1 “Có thể hiểu ý nghĩa của dữ liệu được trình bày
bằng các cách khác nhau”

Dữ kiện đề bài cần cho là Ví dụ 4 (bài của Minh Phương):


biểu đồ, đồ thị .... Một chiếc xe chuyển động
Yêu cầu của đề bài: Đề trên một đường thẳng. Đồ thị
bài yêu cầu học sinh phải hình vẽ cho biết sự thay đổi theo
đọc được biểu đồ, đồ thị .... thời gian của gia tốc của xe trên
để thực hiện một nhiệm vụ đoạn đường đó.
không quá phức tạp.
a. Theo em gia tốc của vật chuyển động của vật tại đâu
là lớn nhất và gia tốc chuyển động của vật tại đâu là nhỏ nhất.
(đánh giá chỉ số hành vi 2 ở mức 1)

Cũng có thể đưa ra các câu b. Bạn của em thắc mắc không biết tại điểm nào xe đi với
hỏi đánh giá chỉ số hành vi vận tốc lớn nhất. Em hãy giúp bạn ấy chỉ ra điểm có vận tốc
2 ở mức 3 hoặc chỉ số
lớn nhất và giải thích tại sao. (đánh giá chỉ số hành vi 3 ở
hành vi 3 ở mức 3 “Có thể
trả lời các câu hỏi của các mức 3)
bạn, giải thích ý kiến của
mình với các bạn” bằng
cách đưa thêm câu hỏi,
thắc mắc của học sinh
khác vào đề bài

2. Đánh giá chỉ số hành vi 2 ở mức 3 “Có thể biện minh cho tính chính xác của dữ liệu
hoặc lập luận” có thể được đánh giá kèm theo các trường hợp trên

III. Biên soạn bài tập đánh giá chỉ số hành vi 3 và 4 “trả lời” và “đàm phán”
Với hai CSHV này, nên đánh giá qua quan sát. Có thể đưa ra một câu hỏi hoặc một vấn đề
đòi hỏi học sinh phải sử dụng được các cách trình bày thông tin khoa học (kí hiệu sơ đồ,
bẳng biểu đồ, đồ thị, ...) để trao đổi ý kiến của mình với bạn. Sau đó cho học sinh thảo luận
theo cặp, theo nhóm... để thống nhất câu trả lời cho câu hỏi/vấn đề đó. Các câu hỏi đó cũng
có thể là ý b của các ví dụ 1,3, 4.

Dưới đây là một số ví dụ có thể tổ chức cho học sinh thảo luận để đánh giá chỉ số hành vi
3,4 của NL trao đôi thông tin khoa học

Ví dụ 5: Hai xe máy khởi hành cùng lúc từ cùng một địa điểm. Trong đồ thị dưới đây đường
màu đỏ biểu diễn sự thay đổi của vận tốc theo thời gian của xe thứ 1, đường màu đen tương
ứng với xe thứ 2.

Khi xem đồ thị, bạn A cho rằng hai xe đã gặp nhau ở giây thứ 20. Bạn B thì cho rằng: từ giây
thứ 20, khoảng cách giữa hai xe không đổi. Nếu em tham gia vào cuộc thảo luận đó, em sẽ
trao đổi với các bạn như thế nào.
Ví dụ 6: (một trong số các bài tập trong test FCI)

Vị trí của 2 vật sau những khoảng thời gian 0,2 giây được biểu diễn bằng những ô vuông
trong hình vẽ dưới. Các vật đang chuyển động về bên phải.

Có thời điểm nào mà 2 vật có cùng tốc độ không? Chọn một câu trả lời

a. Không
b. Có, tại thời điểm 2
c. Có, tại thời điểm 5
d. Có, tại các thời điểm 2 và 5.
e. Có, tại một thời điểm nào đó giữa 3 và 4
Dưới đây là một số bài tập trong tài liệu tập huấn ĐGNL cấp THCS đã được chỉ ra các
chỉ số hành vi tương ứng.

Bài 1.
Bài tập có thể đánh giá được: CSHV1 mức 2 Có thể chuyển dữ
liệu thô thành dạng dễ hiểu và trình bày dữ liệu đó
Suối nước nóng là nguồn nước nhiệt độ cao được trữ trong lòng đất.

a) Những khu vực nào trên Trái Đất có suối nước nóng.

b) Vì sao nước nóng ở một số nơi lại phun trào?

c) Nhiệt lượng từ suối nước nóng được sử dụng như nào?

Tìm hiểu trong các sách tham khảo hoặc internet và trình bày dưới dạng một tờ báo tường
các thông tin thu được.

Bài 2: Bài tập có thể đánh giá được: CSHV1 mức 2 «Có thể chuyển dữ
liệu thô thành dạng dễ hiểu và trình bày dữ liệu đó ».

Bảng ví dụ các công suất thông thường

Người 100 W

Ngựa 1000 W

Xe tải 10 000 W

+ Những cách thể hiện bảng số liệu bằng hình ảnh có chính xác và đầy đủ không ?

+ Bạn chọn cách trình bày nào để cậu em 6 tuổi của mình hiểu được sự khác biệt giữa
độ lớn công suất kể trên. Giải thích ngắn gọn lựa chọn của mình.
CS Người CS Ngựa CS Xe tải

Người Ngựa Xe tải

Bài 3: Bài tập có thể đánh giá được: CSHV2 mức 1 Có thể hiểu ý nghĩa
của dữ liệu được trình bày bằng các cách khác nhau

Khoai tây được luộc trong một cái xoong nước được đậy vung bằng bếp ga. Sau khi bật bếp
ga, đo nhiệt độ nước trong nồi ở các khoảng thời gian liên tiếp. Số liệu được biểu diễn bằng
đồ thị dưới đây:
Nhiệt độ (oC)

Thời gian (phút)

a) Dựa vào đồ thị, mô tả sự thay đổi nhiệt độ của nước trong nồi theo thời gian.

b) .....
Bài 5 : Cân thăng bằng

Bài tập có thể đánh giá được: Năng lực thực nghiệm
Xây dựng quy tắc thăng bằng của cân thông qua thí nghiệm. Trong thí nghiệm này
chúng ta cần: 1 cân thăng bằng (hình dưới), 06 ốc vít giống nhau.

Thông tin: Có nhiều cách khác nhau để đặt các ốc vít trên cân. Chỉ có một số
trường hợp cân sẽ thăng bằng. Khi những ốc vít được xắp xếp như nhau hai bên cân thì
cân sẽ chịu tác dụng đối xứng. Hình trên và dưới là 2 ví dụ như vậy.

Nhiệm vụ: Dưới đây là 6 nhận xét được đặt ra, trong đó có nhận xét đúng và nhận xét sai.
Với mỗi nhận xét hãy làm 2 thí nghiêm để kiểm tra nhận xét này, vẽ sơ đồ thí nghiệm và rút
ra kết luận nhận định xét này là đúng hay sai?

Nhận xét 1: Cân chịu tác dụng đối xứng sẽ luôn thăng bằng.

Nhận xét 2: Khi cân thăng bằng, nó luôn chịu tác dụng đối xứng.

Nhận xét 3: Sự thay đổi đồng thời khoảng cách vị trí đặt ốc vít tới trục quay ở hai
bên không làm ảnh hưởng đến sự thăng bằng của cân.

Nhận xét 4: Sự thay đổi ốc vít 2 bên ra xa trục quay cùng một khoảng cách không
ảnh hướng đến sự thăng bằng của cân.

Nhận xét 5: Nếu để bên trái 2 ốc vít, bên phải 3 ốc vít thì cân không thể thăng bằng.

Nhận xét 6: Nếu đặt 1 ốc vít lên cân thì không tìm được trường hợp nào giúp cân
thăng bằng.

Bài 6. Quan sát hình bên và

a) Dự đoán quá trình trong đó có thể xảy ra từ hình (a) sang hình (b).

b) Kiểm tra dự đoán bằng một thí nghiệm phù hợp.


c) Giải thích kết quả thu được bằng thuyết động học phân tử.

Bài tập có thể đánh giá được:


năng lực thực nghiệm

Bài 7. Lan cho rằng, cô ấy có thể làm tắt nến mà không cần thổi hay chạm vào nến mà chỉ
cần sử dụng một sợi dây đồng. Để chứng tỏ điều đó Lan cuộn sợi dây đồng xoắn ốc giống
hình phễu.

a) Để làm tắt nến Lan phải tiếp tục làm như thế nào?

b) Kiểm tra dự đoán của mình bằng cách thử làm thí nghiệm.

c) Mô tả hiện tượng và giải thích hiện tượng.

Bài tập có thể đánh giá được: năng lực thực nghiệm (dự đoán,
thiết kế, tiến hành thí nghiệm)

You might also like