You are on page 1of 2

Sự cần thiết của văn hóa đạo đức

“Hiểu được người khác có thể là quan trọng, nhưng sự hiểu này chỉ có ích khi nó được hậu
thuẫn bằng lòng cảm thông, bằng sự sẻ chia sướng khổ.”

Trong lời chúc mừng được Einstein gửi tới Hội Văn hóa Đạo đức tại New York nhân
ngày sinh nhật thứ 75 của hội, ông khẳng định việc xây dựng một cộng đồng với các
nguyên tắc đạo đức - luân lý (hệ thống đạo đức của xã hội loài người) là cần thiết, bởi
nếu chỉ dừng lại ở việc dẹp bỏ các định kiến và mê tín thì chưa thể dẫn tới việc nâng
cao phẩm giá con người trong đời sống xã hội và đời sống cá thể.
Ông cũng khẳng định rằng duy trì lối sống đạo đức chính là những gì còn lại của tôn
giáo sau khi được gột sạch bởi mê tín, và như vậy tôn giáo tạo thành một phần quan
trọng trong giáo dục.
Thiên đường đánh mất
Nhận định này được Einstein gửi đến Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hiệp Quốc) vào
năm 1919. Qua đó, ông khẳng định rằng các nhà khoa học và các nghệ sỹ đã không
còn gắn kết chặt chẽ với nhau như trước mà đang dần trở thành con rối trong tay các
chính trị gia, trở thành đại diện cho những truyền thống dân tộc cực đoan nhất, đã đánh
mất ý thức về cộng đồng. Và như vậy, một xã hội đấu tranh cho lý tưởng tự do và không
bị ảnh hưởng bởi các sự kiện chính trị đã mất cùng tiếng Latin.
*Hội Quốc Liên là một tổ chức liên chính phủ được thành lập vào ngày 10 tháng 1 năm 1920
theo sau Hội nghị hòa bình Paris nhằm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đây là tổ chức
quốc tế đầu tiên có nhiệm vụ chủ yếu là duy trì hòa bình thế giới.

Đạo nghiên cứu


Tôn giáo và khoa học
“Trong thời đại nhìn chung là xem trọng thái độ duy vật chất như thời đại của chúng ta, chính
những nhà nghiên cứu nghiêm chỉnh mới là những người duy nhất có tín ngưỡng sâu xa”

Với Einstein, không có sự xung đột giữa tôn giáo và khoa học. Ông khẳng những người
làm nghiên cứu có tín ngưỡng riêng, không phải tôn giáo sợ hãi (việc thực các nghi lễ
hiến tế) hay tôn giáo luân lý (sự hình thành của Thượng đế) mà ở cấp độ cao hơn, cấp
độ thứ ba là đạo vũ trụ.
Đạo vũ trụ (cosmic religion) theo quan điểm của Albert Einstein* được coi như “tôn giáo
của tương lai”**, một thứ tôn giáo “bao trùm cả tự nhiên lẫn tâm linh”, “dựa trên một ý
thức tôn giáo nảy sinh từ kinh nghiệm về vạn vật, kể cả tự nhiên lẫn tâm linh”, “một tổng
thể có ý nghĩa”. Einstein cũng nhận định: “Phật giáo đáp ứng được sự mô tả này” và
“nếu như tồn tại một tôn giáo có thể đồng thuận với những đòi hỏi cấp bách của khoa
học hiện đại, thì đó chính là Phật giáo.”
Đạo vũ trụ chính là động lực mạnh mẽ nhất và cao quý nhất của nghiên cứu khoa học.
Tốt và xấu
Theo Einstein, trong một xã hội có đạo đức, việc dẫn dắt người khác đến với một việc
chân quý sẽ giúp họ gián tiếp tự nâng cao phẩm giá của mình. Do vậy, các kết quả của
nghiên cứu dù không thể giúp con người nâng cao phẩm giá và giàu có hơn về nội tâm,
song chính những nỗ lực vươn tới sự hiểu biết, cùng tinh thần tiếp thu và sáng tạo sẽ
gián tiếp hỗ trợ việc đó.
Nhà nước và lương tâm cá nhân
Có thể coi bài viết này là lời cổ vũ của Einstein cho một hiệp hội khoa học dân chủ, vì
các mục đích hòa bình và nhân bản trên toàn thế giới.
“Sự cưỡng bức từ bên ngoài có thể làm giảm trách nhiệm cá nhân theo một nghĩa nào
đó chứ không thủ tiêu được trách nhiệm ấy. Bởi thế, nỗ lực trong việc đánh thức và ủng
hộ ý thức trách nhiệm về luân lý của cá nhân là một cống hiến quan trọng đối với toàn
thể xã hội”. Và Einstein tin rằng cần thành lập một “Hiệp hội vì trách nhiệm xã hội trong
khoa học”, một tổ chức sẽ giúp các cá nhân trong việc đánh giá độc lập về con đường
mà anh ta chọn lựa. Hơn nữa, cũng cần có sự tương trợ lẫn nhau giữa những người
lâm nạn vì dám đi theo tiếng gọi lương tâm.
Về ý nghĩa cuộc sống
“Một cá thể đơn lẻ sẽ không thể phát triển nếu thiếu mảnh đất dinh dưỡng của cộng đồng.”

Cái làm nên giá trị của một con người trong cộng đồng phụ thuộc trước hết vào việc
những tình cảm, suy nghĩ và hành động của anh ta giúp ích được bao nhiêu cho sự tồn
tại của người khác.
Sự phát triển về kinh tế và kỹ thuật đã khiến cho cuộc đấu tranh sinh tồn của con người
càng thêm gay gắt, vì thế mà tự do của cá nhân bị tổn hại nặng nề.
Nhưng mặt khác, kỹ thuật phát triển lại giúp cá nhân ngày càng phải lao động ít hơn mà
vẫn thỏa mãn được các nhu cầu chung. Việc phân công lao động có kế hoạch sẽ mang
lại sự bảo đảm về vật chất cho từng cá thể, từ đó sẽ tạo nên một lợi thế cho sự phát
triển của mỗi cá nhân, cộng đồng nhờ thế sẽ vững mạnh hơn
Phụ nữ và chiến tranh, ba bức thư gửi người yêu chuộng hòa bình
Đối với nhà bác học tài năng người Đức Albert Einstein, chiến tranh là một căn bệnh. Ông
luôn kêu gọi chống lại chiến tranh:

1. Các dân tộc nên kịp hiểu rằng, họ phải hy sinh các quyền tự quyết dân tộc của
mình nhiều biết chừng nào, để tránh khỏi các cuộc chiến tranh.
2. Chỉ khi thành công trong việc xóa bỏ nghĩa vụ quân sự nói chung, lúc ấy giới trẻ
mới được hưởng nền giáo dục theo tinh thần hòa giải, khích lệ cuộc sống và tình
yêu đối với mọi người, với cuộc sống mới có thể được thực hiện.
3. Nền công nghiệp quốc phòng là một trong những nguy cơ lớn nhất đe dọa nhân
loại. Với tư cách là động lực của cái ác, nền công nghiệp quốc phòng giấu mình
đằng sau chủ nghĩa dân tộc và phô trương ở khắp nơi.

You might also like