You are on page 1of 14

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN




BÁO CÁO

Đề tài:

Môn học: Giới và Phát triển tại Việt Nam

Lớp : DC119DV02 – 0200

Người thực hiện - MSSV:

Nguyễn Thị Yến Nhi 2173169


Nguyễn Lê Đoan Trang 2173245
Phùng Tuấn Khoa 2173229
Hoàng Lân 2160776
Đặng Lê Hoàng Mỹ 2160797

GVHD: Doãn Thị Ngọc

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2018

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7

STT Tên SV Phân công Mức độ Điểm


hoàn thành
1 Nguyễn Thị Yến Nhi + Soạn phần 5 100%
+ Làm báo cáo
2 Nguyễn Lê Đoan Trang +Soạn phần 2+6 100%
(Nhóm trưởng) +Tổng hợp Word
3 Phùng Tuấn Khoa + Làm powerpoint 100%

4 Hoàng Lân + Soạn phần 1+3 100%

5 Đặng Lê Hoàng Mỹ +Soạn phần 4 100%

2
LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn cô Doãn Thị Ngọc đã tạo điều kiện cho chúng em có thể
thực hiện bài học này, giúp cho chúng em có cơ hội hiểu biết rõ hơn về môn học này.

Bên cạnh đó, chúng em cũng xin cảm ơn các thành viên đã hỗ trợ nhiệt tình cho
chúng em đã cùng đóng góp vào bài báo cáo với các ý kiến có ích và sinh động.

Cuối cùng chúng em xin cảm ơn đến Trường Đại học Hoa Sen đã cho chúng em
biết đến lớp Giới và Phát triển tại Việt Nam, một trong những một học quan trọng mà nhà
trường đã giúp chúng em trau dồi thêm.

Trong báo cáo này, chúng em đã rất cố gắng để hoàn thành một cách tốt nhất có
thể nhưng việc có những khiếm khuyết nhỏ mà chúng em chưa khắc phục được hoặc
chưa tìm ra là điều khó tránh khỏi. Vì thế nên sự góp ý của Cô và các bạn sẽ giúp nhóm
chúng em hoàn thiện hơn và rút ra kinh nghiệm cho chính bản thân các thành viên trong
nhóm.

Một lần nữa, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn.

Trân trọng,

Toàn nhóm

3
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... 3


MỤC LỤC .......................................................................................................................... 4
NGUỒN THAM KHẢO.................................................................................................... 5
NỘI DUNG BÁO CÁO ..................................................................................................... 6
1. Khái niệm và thực trạng nạo phá thai ............................................................................. 6
2. Quan niệm về Nam giới và Nữ giới ................................................................................ 9
3. Những quan niệm trên đã tác động tới quyết định phá bỏ thai của người phụ nữ như thế
nào? .................................................................................................................................... 10
4. Hệ luỵ kéo theo sau khi phá bỏ thai:........................................................................... 11
5. Để tránh dẫn đến tình trạng nạo phá thai và đẻ bảo vệ mình, cần phải: ..................... 12
6. Tóm tắt và kết luận ..................................................................................................... 14

4
NGUỒN THAM KHẢO

1. Tài liệu bộ môn Giới và Phát triển tại Việt Nam (2017 – 2018)
2. Trần Thị Vân Anh – Nguyễn Hữu Minh, Bình đẳng Giới ở Việt Nam, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội,
3. Khắc Tiến (2018), Nạo phá thai ở Việt Nam với công tác Dân số – kế hoạch hóa
gia đình. https://hellobacsi.com/song-khoe/suc-khoe-phu-nu/hau-qua-nao-pha-
thai/, (ngày 9 tháng 1 năm 2018)

4. Công Lý (2016), Những hậu quả khủng khiếp của phá thai,
https://baomoi.com/nhung-hau-qua-khung-khiep-cua-pha-thai/c/20453850.epi
(ngày 30 tháng 9 năm 2018)

5
NỘI DUNG BÁO CÁO
Chủ đề: NẠO PHÁ THAI

1. Khái niệm và thực trạng nạo phá thai

a) Khái niệm: Phá thai được định nghĩa theo y học là sự kết thúc thai nghén bằng
cách loại bỏ hay lấy phôi thai nhi ra khỏi tử cung trước kì hạn sinh nở.

6
b) Thực trạng: Theo Vụ Sức Khỏe Bà Mẹ & Trẻ Em - Bộ Y Tế thống kê, mỗi
năm nước ta có khoảng 250.000-300.000 ca phá thai được báo cáo. Điều đáng chú ý , tỷ
lệ phá thai trên 12 tuần tuổi chiếm tới 80%. Theo số liệu của hội kế hoạch hóa gia đình
Việt Nam, 20-30% các ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn và 60-70% là sinh viên và học
sinh ở độ tuổi 15-19.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam là một trong năm nước có tỷ lệ phá
thai cao nhất châu Á. Theo thống kê của Bệnh viện Từ Dũ thì chỉ riêng sáu tháng đầu
năm 2017, bệnh viện đã có 14.159 ca phá thai (trung bình tiếp nhận 80 ca mỗi ngày).

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, tình trạng nạo phá thai cũng đang
tăng theo trong giới trẻ chưa lập gia đình, chiếm gần 30% tổng số ca phá thai. Đặc biệt,
có tới 53% phá thai muộn, không an toàn và phá thai trên 1 lần, cũng không thiếu những
bạn nữ là học sinh, sinh viên đã hai lần chối bỏ đứa con của mình. Mỗi năm, tại Việt
Nam, có khoảng 700.000 phụ nữ nạo phá thai. Riêng ở TP.HCM, với khoảng 7 triệu dân,
mỗi năm có khoảng hơn 100.000 ca sinh, nhưng số ca nạo phá thai cũng tương đương.

7
c) Các hình thức phá thai

 Phá thai bằng thuốc

 Phá thai nạo thai

 Phá thai hút thai

8
2. Quan niệm về Nam giới và Nữ giới

Mỗi sự việc, hiện tượng nào xảy ra đều phải có nguyên do của nó. Và nguyên
nhân sâu xa dẫn đến hiện trạng phá thai đáng báo động như ngày nay chính là do những
định kiến xã hội từ thời phong kiến xa xưa, sự bất bình đẳng giới và nhiều người sống
theo tư tưởng nam quyền. Tuy phụ nữ và trẻ đã được công nhận và có nhiều quyền lợi
hơn nhưng đâu đó vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi.

a) Xã hội:

Xã hội luôn xem nam giới là phái mạnh, là người có quyền đưa ra quyết định còn
nữ giới thì không.Xã hội tạo ra vô vàn những định kiến và trói buộc nữ giới vào phái yếu,
kém cỏi về mọi mặt, không có quyền quyết định cho cuộc đời mình.

Một điều mâu thuẫn rằng, xã hội lên án rất mạnh mẽ khi nữ giới phá bỏ thai vì đó
là hành động tàn bạo và vô nhân đạo. Nhưng khi nữ giới mang thai ngoài ý muốn, xã hội
lại dùng hình ảnh người phụ nữ truyền thống, những định kiến xưa cũ, những lời chì chiết
gây áp lực khiến nữ giới không thể giữ thai. Xã hội lên án xoay quanh nữ giới và đứa bé,
mà quên mất đi người cha vô trách nhiệm kia. Ai là người làm nữ giới có thai? Ai là
người nên có một phần trách nhiệm cho hành động của mình? Ai là người phải mang thai
và nên nhận được sự đồng cảm hơn là bỏ rơi?

b) Gia đình:

Từ nhỏ nam giới và nữ giới đã được giáo dục khá chêch lệch nhau. Nữ giới luôn bị
giáo dục bởi những câu nói như: “Công, dung, ngôn, hạnh”, “Nữ công gia chánh”, “Luôn
phải giữ mình, có thai lại bôi tro trét trấu lên mặt ba mẹ đấy”. Gia đình luôn ép nữ giới
vào trong khuôn khổ truyền thống, không bảo giờ nhìn thấy sự bất công đó, họ giáo dục
bằng nhữnng lời cấm đoán mà không phải là sự phân tích, hướng dẫn kiến thức về giới và
tránh thai môt cách rõ ràng . Nam giới trong việc mang thai ngoài mong muốn dường như
là kẻ vô tội, chính gia đình còn cho rằng hậu quả này là do lối sống hư hỏng, buông thả
của nữ giới mà không phải là sự “đòi hỏi yêu” từ nam giới.

Ở Việt Nam hiện nay, thậm chí có những gia đình từ mặt con, đuổi con mình ra
khỏi nhà chỉ vì họ cho rằng việc mang thai ngoài ý muốn đang làm xấu mặt họ và đứa
con gái đấy không còn xứng đáng làm con của họ.

c) Bản thân:

Sự giáo dục sai cách của gia đình, ảnh hưởng tư tưởng cũ của xã hội nên nam giới
tự cho mình quyền được quyết định tất cả và xem thường vai trò nữ giới. Họ đòi hỏi
“yêu” với người bạn gái của mình, sau khi cô ấy mang thai nam giới nhanh chóng đổ
trách nhiệm hết cho bạn gái là không biết bảo vệ bản thân. Tự cho mình quyền bắt nữ
9
giới phải bỏ thai cùng nhiều lý do biện hộ cho bản thân rằng không thể nuôi con vì còn
tương lai hay ba mẹ sẽ không chấp nhận đứa bé.

Một số nữ giới cũng bị ảnh hưởng tư tưởng nam quyền, họ cho người khác quyền
được quyết định và chối bỏ trách nhiệm, xem việc phụ nữ phải sống cam chịu, gánh vác
hậu quả một mình là lẽ đương nhiên. Thiếu đi sự mạnh mẽ, vùng lên đấu tránh để bảo về
mình và đứa còn của mình.

3. Những quan niệm trên đã tác động tới quyết định phá bỏ thai của người
phụ nữ như thế nào?

Những định kiến của xã hội phong kiến xưa và sự giáo dục sai cách là nguyên nhân
chính tác động mạnh mẽ người phụ nữ. Trong suy nghĩ của nữ giới lúc này xuất hiện
hàng triệu lý do, câu hỏi: “ Liệu rằng mình có thể giữ lại đứa bé?”

a) Về tâm lý:
Lúc này, sự bấn loạn, dằn vặt bản thân, lo sợ khi phải đối mặt và gánh chịu hậu quả
một mình sẽ dẫn người phụ đi rơi vào khủng hoảng, thậm chí là tự tử. Những lời bàn tán,
chê trách cho rằng họ dễ dãi, thiếu suy nghĩ, làm mất mặt gia đình, không được giáo dục
tốt, sự thất vọng từ gia đình là những lý do khiến họ cho rằng bỏ thai là giải pháp tốt nhất.
Sự thiệt thòi của nữ giới được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn này, chỉ mỗi họ phải gánh
chịu cho sai lầm của cả hai tạo ra. Đau đớn nhất là sự lạnh nhạt, phủi bỏ trách nhiệm từ
người đàn ông bên cạnh mình.

b) Về địa vị:
Việc có thai ngoài ý muốn sẽ ảnh hưởng đến địa vị đang có hiện tại của nữ giới
trong xã hội. Một bé gái mang thai sẽ không được tiếp tục đi học vì vi phạm nội quy của
nhà trường, một người phụ nữ trung viên bị vỡ kế hoạch mà đang làm công nhân viên
chức sẽ bị cắt chức vì quy phạm vào quy định của nhà nước, hay một cô gái chưa chồng
mà có thai thì liệu mọi người xung quanh sẽ lên án hay bên cạnh và động viên cô ấy?

Đứng trước ngưỡng bế tắc, nữ giới buộc phải lựa chọn một trong hai, giữa việc bỏ
đứa bé để giữ lại địa vị hiện tại hay giữ lại đứa bé và có thể tương lai phía trước của họ sẽ
là một con đường đầy khó khăn.

Lại một lần nữa, chúng ta tự hỏi người đang ông kia đang ở đâu và sao anh ta
không cùng gánh vác một phần hậu quả do mình gây ra?

c) Về vai trò:
Mang thai vào thời điểm không có sự chuẩn bị và nằm ngoài ý muốn sẽ xảy ra rất nhiều
điều khó khăn. Hàng tỉ thứ như tiền sữa, tiền quần áo, tiền thuốc men,.. cho đứa bé sẽ đè

10
lên vai nữ giới. Lúc này liệu họ có làm tốt được vai trò làm mẹ của mình? Nữ giới lúc
này không chỉ hoang mang về vai trò “làm mẹ bất đắc dĩ” mà họ còn dằn vặt cho vai trò
của một người con hiếu thảo, một người vợ chu toàn cho gia đình. Những định kiến xã
hội, áp lực cuộc sống từ những người xung quanh luôn ám ảnh vào tâm trí nữ giới, nhiều
hơn hết chính là ngay thời khắc họ quyết định bỏ hay giữ lại đứa bé.

4. Hệ luỵ kéo theo sau khi phá bỏ thai:

a) Sức khoẻ:

- Nhiễm trùng cổ tử cung.

- Vô sinh

- Băng huyết, có thể dẫn đến tử vong.

- Sót nhau, sót thai.

- Rong kinh.

- Sẩy thai hoặc đẻ non cho lần mang kế tiếp.

b) Tâm lý và đời sống thường ngày:

 Người phụ nữ sẽ bị ám ảnh lâu dài về sau, cảm giác tội lỗi, day dứt do đã bỏ thai.
Nhiều người phụ nữ sau đó bị ám ảnh dẫn đến điên loạn, hoặc họ sẽ bắt đầu tin
vào những mê tín, dị đoan kéo theo nhiều tệ nạn xã hội.

 Gia đình, xã hội khiến người phụ nữ có thể mất đi quyền năng làm mẹ ảnh hưởng
đến khả năng duy trì nòi giống và sự phát triển, tiến bộ của cả xã hội.

11
 Chồng không hiểu cho vợ mà chê trách, không chăm sóc và quan tâm đến cảm xúc
của người phụ nữ sau khi nạo phá thai dẫn đến rạn nứt hạnh phúc gia đình.
 Điều đáng nói là các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn do nạo phá thai, quan hệ vợ
chồng thiếu đồng cảm chia sẻ dẫn đến rạn nứt dẫn đến bạo lực gia đình, vướng vào
các tệ nạn xã hội, tha hóa về nhân phẩm và đạo đức.

c) Vai trò:
 Làm vợ:
 Khó được chồng chấp nhận và yêu thương, bị ghẻ lạnh.
 Bị nhà chồng xem thường và không tôn trọng.
 Nữ giới mất niềm tin vào bản thân và nhiều khả năng họ sẽ không dám tiến tới hôn
nhân với người tình kế tiếp.
 Nếu chẳng may mất đi khả năng làm mẹ, ai sẽ đủ bao dung thành hôn với một
nữ phụ nữ không thể sinh con? Do vậy, họ cũng sẽ mất đi khả năng trở thành
một người vợ.
 Làm mẹ:
 Khó tránh khỏi bị con cái hiểu lầm và xa lánh khi nghe người ngoài nói về việc
nạo phá thai trước đó.
 Việc nuôi dạy con khó khăn hơn do sau khi nạo phá thai thì dễ xảy ra trường hợp
sinh non, dị tật cho đứa con tiếp theo. Quan trọng hơn hết, tỉ lệ vô sinh sau khi phá
thai rất cao họ sẽ mất di khả năng làm mẹ cho sau này.

d) Địa vị:

 Tiếng xấu vang xa, bị xem như vết nhơ không thể làm sạch khiến họ cảm thấy tự ti
khi đối mặt với xã hội.

 Mất đi sự tôn trọng và tiếng nói trong xã hội, cộng đồng cũng như trong gia đình.
 Xã hội, nơi làm việc bàn tán và lên án làm ảnh hưởng đến công việc, thậm chí là
mất việc.

5. Để tránh dẫn đến tình trạng nạo phá thai và đẻ bảo vệ mình, cần phải:

 Nam:
- Có trách nhiệm với bản thân của mình hơn, dám làm dám chịu, phải có bản
lĩnh trước những hậu quả mà mình gây ra cho đối phương, không được chối bỏ
trách nhiệm.

12
- Học cách biết bảo vệ chính mình và bảo vệ bạn tình trước những hậu quả khôn
lường.
- Tham gia những lớp học như : Làm thế nào để quan hệ tình dục an toàn?, Như
thế nào là bình đẳng giới?,…
- Trau dồi thêm các kiến thức về giới, xoá bỏ tư tưởng nam quyền.

 Nữ:
- Biết rõ về các phương pháp tránh thai để bảo vệ mình.
- Học cách làm chủ và tự bảo vệ bản thân trước mọi tình huống.

13
- Tham gia vào những lớp học về giới tính để hiểu biết thêm và có kỹ năng trong
cuộc sống cũng như các lớp học về bình đẳng giới để có thể đứng lên bảo vệ
bản thân.

 Tóm lại, cho dù là nam hay nữ cũng cần phải có trách nhiệm với bản thân,
không đổ thừa hay chối bỏ những lỗi lầm lên bất kì cá nhân nào. Cần phải
nâng cao kiến thức về giới để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

6. Tóm tắt và kết luận

Chúng ta không thể phủ nhận rằng chính những định kiến và tư tưởng của xã hội
phong kiến cũ đã tác động mạnh mẽ đến cái nhìn của xã hội cũng như sự giáo dục sai
hướng từ gia đình và nhà trường. Nhưng bản thân mỗi người dù là nam giới hay nữ giới
phải có trách nhiệm với hành động và bản thân của mình trước tiên. Không thể một mực
đổ lỗi cho gia đình, xã hội mà quên rằng: “Hạnh phúc hay đau khổ là do mỗi con người
tự chọn.”

Xã hội cần phải thay đổi để có cái nhìn thoáng hơn, gia đình và nhà trường nên cởi
mở hơn trong sự nghệp giáo dục con em chúng ta. Để làm được điều đó, những người trẻ
như chúng ta phải là người cần thay đổi trước tiên. Học cách bảo vệ bản thân mình hôm
nay, để không phải hối hận cho ngày mai.

14

You might also like