You are on page 1of 2

CASE STUDY: ĐỐI TÁC THÀNH ĐỐI ĐỊCH TRÊN TÒA

1. TÌNH HÌNH
Trong vòng 40 năm trở lại đây, thế giới đã chứng kiến không ít những vụ tranh chấp kéo
dài và tốn kém giữa các công ty công nghệ về li-xăng chéo, điển hình là vụ việc giữa
Intergraphic Corporation và Intel Corporation vào năm 1999.

Cuối những năm 1990, Intel - nhà sản xuất các bộ vi xử lý cao cấp hàng đầu thế giới - đã
ký thỏa thuận lixăng chéo với Intergraph. Theo đó, Intergraph sẽ tạo ra những trạm máy
tính sử dụng bộ vi xử lý của Intel, được quyền tiếp cận bí mật kinh doanh khi thiết lập các
dòng máy tính sử dụng chip Intel, với những mẫu cải tiến mới nhất của các bộ vi xử lý mới
nhất của hãng. Vào thời điểm đó Intergraph trở thành đối tác rất có giá trị của Intel.

Chưa rõ Intel thu được lợi ích gì từ thỏa thuận này nhưng ngay sau đó, hãng đã bị đối tác
kiện với cáo buộc rằng các bộ vi xử lý của Intel đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)
của Intergraph. Các cuộc đàm phán liên tiếp được thiết lập nhưng không hiệu quả mà chỉ
dẫn đến sự rạn nứt ngày càng lớn trong mối quan hệ hai bên.

2. NỘI DUNG

 Về phía Intergraph

- Tháng 7/2001, Intergraph kiện Intel vì cho rằng chip Intel Itanium (64 bit) sử dụng
công nghệ Parallel Instruction Computing của hãng nãy và yêu câu bồi thường thiệt
hại cho vụ liên quan tới thiết kế tập lệnh vi xử lý.
 Về phía Intel
- Intel ngay sau đó đã rút lại những quyền lợi đặc biệt mà Intergraph được hưởng và
khẳng định hành động của mình không dẫn đến sự độc quyền, không làm hại đến
sự cạnh tranh của bất kỳ thị trường nào liên quan, đồng thời đề nghị tòa án không
can thiệp hay ủng hộ Intergraph trong vụ tranh chấp.
Theo Reuters - một trong những hãng thông tấn lớn nhất thế giới đưa tin:
- Ngày 30/10/2002, thẩm phán tòa án một quận Texas đã yêu cầu Intel không được
phép sản xuất và bán loại chip cao cấp Itanium do vi phạm bằng sáng chế. Hãng chế
tạo chip số một thế giới có 30 ngày để kháng cáo.
- Thẩm phán T. John Ward thuộc toà án quận phía đông Texas đã thừa nhận những
bằng sáng chế của hãng Intergraph Corp là hợp pháp. Ông John Ward nói rằng các
loại chip của Itanium vi phạm bằng sáng chế của Intergraph và phán quyết Intel
không được phép sản xuất bán các loại chip Itanium, nhưng sau đó đã lùi thời gian
thực thi phán quyết đến 29/11/2002.
- Về phía Intel, người phát ngôn của hãng này khẳng định Intel sẽ kháng cáo và theo
đuổi vụ này đến cùng.
- Theo một thoả thuận đã ký giữa Intel và Intergraph, Intel sẽ phải trả cho Intergraph
150 triệu USD nếu hãng này thua kiện, và trả thêm 150 triệu USD để sở hữu công
nghệ chế tạo chip giống với công nghệ đã đăng ký bản quyền của Intergraph.. Ngược
lại, nếu thắng kiện, Intel sẽ không phải trả một đồng xu nào, và sẽ nhận được giấy
phép sử dụng công nghệ nói trên.

3. KẾT QUẢ
Intergraph thắng kiện, Intel đã phải chi một khoản tiền 300 triệu USD bồi thường thiệt hại
cho vụ liên quan tới thiết kế. Còn vụ thứ hai, Intel bị báo buộc vì những vi phạm liên quan
tới tập lệnh vi xử lý được biết đến như VLIW, với phí tổn dàn xếp là 225 triệu USD. Như
vậy, tổng số 525 triệu USD Integraph đạt được là con số bồi thường thiệt hại lớn nhất mà
hãng từng chiến thắng trong vụ kiện pháp lý chống lại Intel.

You might also like