You are on page 1of 6

Ngâm chân nước nóng đúng cách, cả đời

không cần phải uống thuốc chữa bệnh


Trong y học cổ truyền, ngâm chân nước nóng là một liệu pháp trị bệnh thông dụng. Vì bàn chân
được ví như “trái tim thứ hai” của con người. Ngâm chân nước nóng là một trong số những
phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất vì mang lại nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe.

===>>>Xem thêm Mẹo giảm đau khớp tại nhà với bồn ngâm chân
Ths. BS Nguyễn Xuân Giao (Trưởng khoa Đông y thực nghiệm, Bệnh viện Y học cổ truyền
Trung Ương) cho biết:

Ngâm chân là một kinh nghiệm được rút ra từ nền y học cổ truyền phương Đông. Điều này lý
giải tại sao vua Vua chúa quan lại (Vương tôn quý tộc) lại thường xuyên ngâm chân trước khi đi
ngủ. Từ thực tiễn cuộc sống những người bị cước chân, đau tức chân vẫn thường được khuyên là
ngâm chân bằng nước ấm với muối hoặc một số vị thuốc Y học cổ truyền như lá lốt, ngải cứu để
chữa phong tê thấp ở người già.

Trong Đông y đôi bàn chân được mệnh danh là trái tim thứ 2 của cơ thể vì nó là vị trí của rất
nhiều huyệt đạo quan trọng. Khi ngâm chân đúng cách và thường xuyên không chỉ tốt cho đôi
bàn chân mà còn tác dụng đến cả cơ thể. Bởi khi hai bàn chân thường xuyên tiếp đất. Đất thuộc
âm (-), lại thêm sự ẩm ướt từ môi trường sẽ làm cho âm càng tăng, trở thành âm tà là nguyên
nhân gây ra các bệnh đau nhức xương khớp…

===>>>Xem thêm: Máy ngâm chân giải độc


Đặc biệt là phụ nữ sau sinh, dương khí hao tổn suy yếu rất dễ bị bệnh khi gặp âm tà (do ẩm
thấp). Âm tất thắng dương. Điều này cũng lý giải vì sao ở Việt Nam, phụ nữ sau sinh thường đi
tất suốt thời gian ở cữ (khoảng 3 tháng) cũng chính là nhằm giữ ấm đôi bàn chân. Bởi suốt thời
kì mang thai 9 tháng 10 ngày và khi sinh nở làm cho người phụ nữ hao tổn khí huyết.

Cải thiện trí não và tinh thần

Phương pháp ngâm chân nước nóng sẽ tạo ra niềm hạnh phúc cho con người bằng cách thư giãn
sâu, giảm stress, áp lực và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Bên cạnh đó, phương
pháp cổ truyền này còn giúp mang lại cho bạn cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập
trung trí não và kiểm soát lo âu, tăng cường mức năng lượng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.

Tăng cường thể chất

Xu hướng tự nhiên của cơ thể là hướng tới sự cân bằng từ bên trong cơ thể để duy trì sức khỏe
ổn định bất chấp các biến động trong môi trường bên ngoài. Ngâm chân nước nóng kết hợp với
bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn và giúp trí não tự điều chỉnh độ cân bằng của cơ thể.

Ngoài ra, ngâm chân nước nóng còn làm tăng lưu thông máu, giải độc và bổ sung dinh dưỡng
cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả một số triệu chứng
phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về hệ tiêu hóa và suy
giảm chức năng khớp xương. Tất cả những lợi ích trên sẽ giúp bạn tăng cường chức năng của hệ
miễn dịch.

===>>>Xem thêm: Chậu ngâm chân giá rẻ

Chữa trị các bệnh mãn tính

Thường xuyên ngâm chân nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt,
ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân còn được áp dụng thành công để điều trị
nhiều căn bệnh khác nhau, từ tiểu đường cho đến lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa. Ngoài
ra, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư.

Giảm chứng mất ngủ


Ngâm chân nước nóng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu
hơn. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ
thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.

Trị bệnh ngoài da

Một số bệnh nấm chân hoặc nấm móng chân đều được chữa trị hiệu quả bằng phương pháp
ngâm chân nước nóng và muối. Muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da rất tốt với tác
dụng tẩy tế bào chết, giảm viêm nhiễm, ngứa, đau nhức và nhanh chóng phục hồi vết thương.

Khử mùi hôi chân

Không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái mà ngâm chân bằng nước nóng còn
giúp bạn giải quyết mùi hôi chân. Bạn có thể ngâm chân nước nóng kết hợp với một số loại thảo
dược, tinh dầu khác để mang lại đôi chân sạch sẽ, thơm tho hơn.

Những người bị mất ngủ, thần kinh suy nhược, đau mỏi xương khớp, đau lưng, đau dạ dày... đều
có thể sử dụng ngâm chân để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, việc ngâm chân không được thực
hiện bừa bãi mà phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

Ngâm ngập cổ chân là nguyên tắc phải tuân thủ

Khi ngâm chân một điều hết sức chú ý là phải ngâm ngập cổ chân, trên mắt cá khoảng 2cm. Đó
là vì ở cổ chân có 3 đường kinh dương (túc thiếu dương đởm, túc dương minh vị, túc thái dương
bang quang) 3 đường kinh âm (túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận, túc quyết âm can).

Đồng thời bàn chân là nơi có rất nhiều các huyệt nguyên, huyệt tỉnh của các đường kinh thường
nằm xung quanh cổ chân và ngón tay. Huyệt tỉnh là nơi khởi nguồn của dương khí, huyệt nguyên
là nơi hội tụ dương khí.

Vì vậy phải để nước ngập cổ chân để thuốc tác động lên các huyệt nguyên, huyệt tỉnh, các đường
kinh, can, tỳ, thận, bàng quang, kinh đởm, kinh vị… làm cho khí huyết trong kinh mạch này lưu
thông. Từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.

Bởi vì mỗi đường kinh thúc đẩy chịu trách nhiệm nuôi dưỡng chức năng của một tạ phủ nhất
định: can chủ cân (nuôi dưỡng gân cơ); thận chủ cốt (nuôi dưỡng về xương tủy), tỳ chủ về cơ
nhục. Vì vậy, khi khí huyết đầy đủ, lưu thông tốt sẽ thúc đẩy cơ thể hoạt động tốt nên nó không
chỉ có tác dụng nâng cao tăng cường sức khỏe mà còn phòng chữa bệnh rất hiệu quả.

Ngâm chân thế nào để phát huy tác dụng:

1. Không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng. Nên chọn thời gian khoảng 4 đến 5 giờ chiều
hoặc 9 giờ tối để ngâm chân. Bạn có thể lựa chọn ngâm chân từ 10 đến 15 phút.

2. Tăng dần nhiệt độ từ lúc mới ngâm cho đến khi cơ thể thấy ấm lên. Không nên cho nước ấm
ngay từ đầu và nước quá nóng. Sau khi ngâm chân cần lau khô để đảm bảo không có nước đọng
lại ở kẽ bàn chân gây ẩm ướt.

3. Nên cho nước vào chậu sao cho mực nước trên mắt cá chân khoảng 10 đến 15 cm. Bạn cũng
có thể ngâm đến cẳng chân nếu muốn tăng tuần hoàn máu và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.

4. Nên dùng chậu hoặc thùng gỗ thay vì dùng đồ làm bằng chất liệu khác. Vì gỗ giúp hấp thụ các
vị thuốc (như nước lá ngâm chân) hiệu quả hơn.

Nguồn .24h.com.vn

You might also like