You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


=====000=====

BÀI GIỮA KÌ MÔN KINH TẾ LƯỢNG


ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG DÂN SỐ, ĐẦU TƯ
VÀ GIÁO DỤC ĐẾN GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI

Nhóm sinh viên thực hiện:

Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên STT


Phạm Thị Hoàng Oanh 1711110538 51
Nguyễn Thị Trang 1711110722 74
Nguyễn Thị Vân 1711110779 83
Nguyễn Thị Hoài An 1417720002 86
Nguyễn Mai Châu 1417720012 11
Lớp tín chỉ: KTE309(1-1819).5_LT

Hà Nội – 2018
MỤC LỤC

Nội dung Trang

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 3

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................... 5

1. Tổng quan về GDP ...................................................................................... 5

2. Sự ảnh hưởng của các yếu tố tăng trưởng dân số, đầu tư, giáo dục đến
GDP .................................................................................................................... 6

3. Một số nghiên cứu trước đây ...................................................................... 8

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 10

1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 10

2. Nguồn dữ liệu ........................................................................................... 12

3. Phương pháp ước lượng ........................................................................... 12

III. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ THẢO LUẬNError! Bookmark not


defined.

1. Mô tả về mẫu số liệu ............................... Error! Bookmark not defined.

2. Kết quả ước lượng và thảo luận .............. Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài:
Tổng sản phẩm quốc nội GDP là thước đo tình trạng kinh tế của quốc
gia, cho biết mức độ phát triển của nền kinh tế nước đó so với các nước khác
trên thế giới cũng như qua các thời kỳ. Một đất nước có GDP cao không
những thể hiện một nền kinh tế sung túc,tỷ lệ thất nghiệp thấp, đời sống người
dân cao mà còn thu hút đầu tư mạnh mẽ, dễ dàng phát triển thị trường chứng
khoán.
Nhận thức được tầm quan trọng của thu nhập bình quân đầu người đối
với tình hình kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia, nhóm nghiên cứu lựa chọn thực
hiện đề tài nghiên cứu Tác động của tăng trưởng dân số, đầu tư và giáo dục
đến GDP bình quân đầu người dựa trên lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển
Solow (QJE, 1956) với sự bổ sung thêm của Mankiw, Romer và Weil (QJE,
1992) để trình bày các mô hình hồi quy chéo của thu nhập bình quân đầu
người, được ước lượng sử dụng một mẫu gồm 121 quốc gia.

Mục đích nghiên cứu:


Mục đích của nhóm nghiên cứu là thông qua việc phân tích mô hình, phát
hiện ra quan hệ giữa tăng trưởng dân số, đầu tư và giáo dục ảnh hưởng tới
GDP. Từ đó, nhóm thực hiện sẽ đưa ra được những đề xuất để tăng cường
hiệu quả của các hoạt động góp phần thúc đầy tăng trưởng kinh tế, tạo đà cho
mục tiêu cao hơn là phát triển kinh tế tại Việt Nam.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Giá trị GDP năm 1985, đầu tư, tăng trưởng dân số và giáo dục trên 121
quốc gia.

3
Cấu trúc bài nghiên cứu

Bài tiểu luận gồm có 3 phần lớn, bên cạnh đó có các phần yêu cầu như
lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung có kết cấu ba
chương rõ ràng, mạch lạc:
I. Cơ sở lý thuyết
II. Phương pháp nghiên cứu
III. Kết quả ước lượng và thảo luận

Là lần nghiên cứu mô hình đầu tiên nhóm không chỉ gặp khó khăn khi
tìm số liệu mà còn trong khi chạy mô hình, khắc phục các khuyết tật để có mô
hình phù hợp nhất. Mặc dù vậy, bài tiểu luận của nhóm còn nhiều thiếu sót,
mong được sự phản hồi, đóng góp của cô và các bạn để nhóm có thể hoàn
thiện bài nghiên cứu hơn.
Nhóm có thể thực hiện được đề tài là nhờ sự giảng dạy, chỉ bảo nhiệt tình
của TS.Chu Thị Mai Phương. Do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình
thực hiện nhóm nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết.
Kính mong cô có thể đưa ra những chỉ dẫn, nhận xét để nhóm nghiên cứu có
thể hoàn thiện đề tài hơn nữa.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!

4
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Tổng quan về GDP


GDP hay còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) là
giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất
ra trong phạm vi lãnh thổ (thường là quốc gia) trong một khoảng thời gian
nhất định, thường là một năm.
GDP được coi là thước đo đánh giá về giá trị hoạt động kinh tế của một
quốc gia. Nói cách khác, GDP mô tả sự vận hành trơn tru của bộ máy kinh tế
một đất nước.
Cách tính GDP:
Cách 1: Phương pháp chi tiêu
Tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia (GDP) là tổng số tiền mà các
hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy trong
một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là
tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.
Y = C + I + G + (X - M)

Trong đó:
TIÊU DÙNG - consumption (C) bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng
cá nhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ.
ĐẦU TƯ - investment (I) là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân.
CHI TIÊU CHÍNH PHỦ - government purchases (G) bao gồm các khoản
chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính quyền từ TW đến địa phương như chi
cho quốc phòng, luật pháp, đường sá, cầu cống, giáo dục, y tế,...
XUẤT KHẨU RÒNG - net exports (NX)= Giá trị xuất khẩu (X) - Giá trị
nhập khẩu(M)

5
Cách 2: Phương pháp thu nhập
Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm
quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest),
lợi nhuận (profit) và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất
các sản phẩm cuối cùng của xã hội.
GDP = W + R + I + Pr + Ti + De

Cách 3: Phương pháp giá trị gia tăng


Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA), giá trị tăng thêm của
một ngành (GO), giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP:
VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp - Giá trị đầu
vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất.

2. Sự ảnh hưởng của các yếu tố tăng trưởng dân số, đầu tư và giáo dục
đến GDP
Thứ nhất, tăng trưởng dân số, được coi là yếu tố quan trọng bậc nhất tác
động đến GDP của một nước. Chúng ta có thể kỳ vọng rằng tỷ suất sinh, tỷ
suất tử của dân số sẽ chịu ảnh hưởng bởi mức thunhập. Nhà kinh tế học cổ
điển Thomas Malthus cho rằng với mức thu nhập caohơn đi đôi với tỷ suất
sinh cao hơn (Dân số đông hơn) và tỷ suất tử giảm đi doông cho rằng trong
nền kinh tế nông nghiệp khi mức thu nhập cao hơn.Dân sốluôn đóng vai trò
hai mặt trong sự phát triển. Một mặt, dân số làm nguồn cungcấp lao động cho
xã hội, mà lao động là lực lượng tạo ra mọi của cải vật chất vàtinh thần cho xã
hội. Mặt khác họ là người tiêu dùng sản phẩm do chính conngười tạo ra, dân
số và kinh tế là hai quá trình có tác động qua lại một cách mạnhmẽ và có quan
hệ mật thiết với nhau.
Tính phức tạp của mối quan hệ giữa dân số,lao động và sự phát triển dẫn
tới hình thành khuynh hướng khác nhau trong việcđáng giá mối quan hệ này.

6
Dù có những quan điểm khác nhau, song xét trênnhững vấn đề chung nhất thì
dân số và phát triển là những quá trình tác động lẫn nhau thể hiện qua những
nét chính sau đây: sự phát triển dân số tạo nên nguồnlực – nhân tố quyết định
của mọi quá trình phát triển. Nếu dân số quá thấp hạnchế sự phân công lao
động xã hội. Thiếu nhân lực, mọi quá trình phát triển mất đicả động lực và
mục đích của nó. Dân số tăng nhanh sẽ hạn chế sự tích luỹ để táisản xuất trong
phạm vi từng gia đình cũng như phạm vi toàn xã hội. Hậu quả củaquá trình
này là năng suất lao động tăng chậm hoặc không tăng, thu nhập/ngườicũng
như điều kiện sống và làm việc đều giảm. Dân số tăng nhanh gây nên
ảnhhưởng xấu tới môi trường. Mật độ dân số cao dẫn đến nạn phá rừng lấy đất
ở, đấtcanh tác và lấy chất đốt, đẩy nhanh quá trình làm cạn kiệt các nguồn tài
nguyên
Thứ hai, đầu tư, sự trang bị cơ bản giúp vận hành một cơ sở sản xuất
hàng hóa. Vốn đầu tư là yếu tố cần có để sắm sửa máy móc, thiết bị, chi trả
cho nhân công, mở rộng qui mô sản xuất, đảm bảo cơ sở vật chất đủ chất
lượng, đào tạo lựa chọn nhân viên tốt nhất.
Vốn đầu tư: Vốn đầu tư được chia làm 2 loại: đầu tư cho tái sản sản xuất
và đầu tư cho tài sản phi sản xuất. Vốn đầu tư cho tài sản sản xuất gọi là vốn
sản xuất, đó là chi phí để thay thế tài sản cố định bị thải loại để tăng tài sản cố
định mới và để tăng tài sản tồn kho.
Đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đối trong chi tiêu, do đó những
thay đổi trong đầu tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động
tới sản lượng và công ăn việc làm. Ví dụ khi đầu tư tăng lên có nghĩa là nhu
cầu về chi tiêu để mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật liệu xây
dựng tăng lên. Sự thay đổi này làm cho tổng cầu dịch chuyển.

7
Thứ ba, giáo dục, giáo dục luôn là vấn đề quan trọng, đáng quan tâm
hàng đầu của mỗi quốc gia. Các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế từ lâu đã
nhận thấy rằng vốn con người đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng
kinh tế và giáo dục chính là cách thức cơ bản để tích lũy vốn con người. Giáo
dục đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, phát
triển nhân tài, nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân
và công đồng, đặt nền tảng cho sự đổi mới và phát triển đất nước. Các tác giả
cổ điển trước đây như Adam Smith, Afred Marshall và nhiều tác giả khác đã
có một số quan điểm về khái niệm “vốn con người”, nhưng tầm quan trọng
của nó đối với tăng trưởng kinh tế chưa được xác lập. Sau đó, Pigou đã dành
cả cuộc đời nghiên cứu về vốn nhân lực và tìm hiểu vấn đề: có hay không một
mối quan hệ có ý nghĩa giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế và các nền kinh
tế có nên đầu tư vào giáo dục hay không?
3. Một số nghiên cứu trước đây
Nghiên cứu của Constantin Anghelache, Alexandru Manole và Mădălina
Gabriela Anghel (2015) chỉ ra mối quan hệ giữa GDP và tiêu dùng cuối cùng,
đầu tư trong nước, xuất khẩu ròng sử dụng mô hình hồi quy đa biến với số liệu
ở Romania từ năm 1990 đến năm 2014.
Mô hình Harrod-Domar (1940): nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do
lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên.
Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản
xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh
hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng.
Mô hình Sung Sang Park nguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu
tư quốc gia cho đầu tư con người.
Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế nhấn mạnh vai trò của tổng
cầu trong xác định sản lượng của nền kinh tế: sau khi phân tích các xu hướng
8
biến đổi của tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, và ảnh hưởng của chúng đến tổng
cầu , khẳng định cần thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao tổng cầu và việc
làm trong xã hội
Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế nhấn mạnh vai trò của tổng
cầu trong xác định sản lượng của nền kinh tế: sau khi phân tích các xu hướng
biến đổi của tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, và ảnh hưởng của chúng đến tổng
cầu , khẳng định cần thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao tổng cầu và việc
làm trong xã hội
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành (2002) sử dụng phương pháp hạch
toán tăng trưởng để tính toán đóng góp của vốn (đo lường bằng trữ lượng vốn
trong nền kinh tế với tỷ lệ khấu hao là 3%), lao động (đo lường bằng số lượng
lao động đang làm việc trong nền kinh tế) và tổng năng suất yếu tố (TFP) vào
tốc độ tăng trưởng GDP. Nghiên cứu cho thấy đóng góp lớn nhất vào tăng
trưởng GDP của Việt Nam là vốn.
Nghiên cứu của Lê Xuân Bá et al. (2006) sử dụng hàm sản xuất Cobb-
Douglas cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2004 cho thấy hơn 90% tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế được giải thích bởi sự đóng góp của yếu tố
vốn, vốn con người và số lượng lao động.
Đề tài nghiên cứu của tác giả O.Kitov: GDP growth rate and population.
(arxiv.org, 2008)
Qua một số các nghiên cứu kể trên, ta thấy có tồn tại mối quan hệ giữa
tổng sản phẩm quốc nội GDP với của tăng trưởng dân số, đầu tư và giáo dục.

9
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng, trong đó:
1. Mô hình nghiên cứu
Với lý thuyết trên, chúng tôi ước lượng dữ liệu theo mô hình hồi quy
tổng thể (PRM) sau:
Gdp85 = β1 + β2 * inv + β3 * school + β4 * popgr + ui
Mô hình nghiên cứu sự phụ thuộc của Tổng sản phẩm quốc nội bình quân
đầu người năm 1985 với các biến số gia tăng dân số trong độ tuổi lao động từ
1960 – 1985 (popgrow), đầu tư (inv), giáo dục (school).
Trong đó:
 Biế n phụ thuộc
 Gdp85 : Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người năm 1985
(grossdomestic product, 1985)

Gdp85 = Tổng sản phẩm nội địa / Tổng dân số trong năm 1985
( Đơn vị: USD/người)
GDP bình quân đầu người là một trong những chỉ tiêu thống kê kinh tế tổng
hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu người trong một
năm và được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế theo thời gian và so sánh
quốc tế.

10
 Biế n độc lập
 inv : Tỷ lệ đầu tư trung bình vào GDP, đơn vị % (average ratio
investment to GDP, percent).

inv = Đầu tư /Tổng sản phẩm quốc nội – tính trung bình giai đoạn
1960 -1985
( Đơn vị % )
Giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ vận động và chuyển hoá.
Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thường theo chiều thuận, nghĩa là đầu
tư lớn thì tăng trưởng cao. Tuy nhiên cũng có những trường hợp diễn biến
theo chiều ngược lại, đầu tư lớn mà không hiệu quả, hoặc lỗ nhiều.
 school : Tỷ lệ phần trăm dân số độ tuổi lao động ở trường THCS
(percent of working – age population in secondary school).

school = Dân số trong độ tuổi lao động ở bậc trung học / Tổng số dân
( Đơn vị %)
Các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế từ lâu đã nhận thấy rằng vốn con người
đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và giáo dục chính là cách
thức cơ bản để tích lũy vốn con người.

 popgrow : Sự gia tăng trung bình của dân số trong độ tuổi lao động từ
1960-1985 (average growth of working – age population, 1960-1985)

popgr = [Dân số năm n+1 – Dân số năm n] x 100 / (Dân số năm n) - tính
bình quân từ năm 1960 đến 1985, đã bao gồm g + δ: là mức tăng trưởng
ổn định quốc gia cộng với tỷ lệ khấu hao vốn được đặt bằng 0.05 đối với
mọi quốc gia

(Đơn vị: %)

11
Lực lượng lao động là nhân tố để thực hiện các công việc xây dựng và phát
triển đất nước. Với lực lượng lao động tăng cao sẽ là nguồn lao động tốt cho
các công việc phát triển đất nước. Tuy nhiên, với tốc độ tăng lao động lớn khi
cung về nhân lực chưa đáp ứng đủ sẽ tạo ra gánh nặng về mặt nhân sự, tỷ lệ
thất nghiệp có thể từ đó mà tăng lên. Do vậy, với mức độ tăng trưởng lao động
hợp lý sẽ làm cho nền kinh tế phát triển tốt và không phải chịu thêm các áp
lực về giải quyết việc làm cho người lao động.
2. Nguồn dữ liệu
Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ số liệu Mankiw, Romer and Weil cross-
country data (Gretl’s mrw.gdt) trong phần mềm Gretl. Bộ số liệu thống kê
GDP năm 1985, đầu tư, tăng trưởng dân số và giáo dục trên 121 quốc gia.
3. Phương pháp ước lượng
Mô hình trên được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất
thông thường OLS (Ordinary Least Squares). Sau khi ước lượng, nhóm nghiên
cứu thực hiện một số kiểm định hệ số hồi quy và kiểm định vi phạm giả thuyết
kiểm định bỏ sót biến, kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định đa
cộng tuyến, kiểm định phân phối của nhiễu thay đổi.

12
III. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ THẢO LUẬN

1. Mô tả về mẫu số liệu
1.1 Mô tả thống kê các biến
Mô tả thống kê của mẫu dữ liệu được thể hiện trong bảng 1.1
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp từ bộ số liệu mrw.gdt bởi phần
mềm Gretl
Mean Minimum Maximum Missing obs

gdp85 5683,3 412,00 25635 13


popgr 2,2794 0,30000 6,8000 14
inv 18,157 4,1000 36,900 0
school 5,3893 0,0000 12,100 0
Bảng 1.1
Nhận xét:
Bộ số liệu thu thập thông tin của các đang phát triển và các quốc gia phát
triển nên có sự chênh lệch lớn giữa số liệu của các nước khác nhau.
Trong bộ số liệu này, một số quốc gia không có dữ liệu đầy đủ nên có
tổng số 121 quan sát nhưng chỉ có thể ước lượng mô hình với số quan sát
n=107.
1.2 Mô tả tương quan các biến
Mô tả tương quan giữa các biến được thể hiện trong bảng 1.2
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp từ bộ số liệu mrw.gdt bởi phần
mềm Gretl
Correlation coefficients, using the observations 1 - 121
(missing values were skipped)
5% critical value (two-tailed) = 0.1786 for n = 121

13
gdp85 popgrow inv school
1,0000 -0,2220 0,5807 0,6434 gdp85
1,0000 -0,3319 -0,2001 popgrow
1,0000 0,5930 inv
1,0000 school
Bảng 1.2
1.2.1 Tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập

Tương quan giữa gdp85 và popg yếu, popgr có ảnh hưởng ngược chiều
đối với gdp85:

r(gdp85,popgr ) = -0.2220 < 0 nên kỳ vọng β4 có dấu âm

Tương quan giữa gdp85 và inv ở mức tương đối, inv có ảnh hưởng
thuận chiều đối với gdp85:

r(gdp85,inv) = 0.5807 > 0 nên kỳ vọng β2 có dấu dương

Tương quan giữa gdp85 và school khá cao, school có ảnh hưởng thuận
chiều đối với gdp85:

r(gdp85,school) = 0.6434 > 0 nên kỳ vọng β3 có dấu dương


Kỳ vọng về độ lớn: biến có ý nghĩa thống kê
Kỳ vọng về chiều: phù hợp với lý thuyết kinh tế.
1.2.2 Tương quan giữa các biến độc lập

Tương quan giữa popgr và school yếu:


r(popgr,school) = -0.2001
Tương quan giữa popgr và inv tương đối yếu:
r(popgr,inv) = -0.3319
Tương quan giữa inv và school tương đối cao:
r(inv,school) = 0.5930
Tất cả các hệ số tương quan giữa các biến đều có độ lớn nhỏ hơn 0.8
Vậy mô hình không có đa cộng tuyến cao.

14
2. Kết quả ước lượng và thảo luận
2.1 Kết quả ước lượng mô hình
Gdp85 = 𝛃𝟏 + 𝛃𝟐 * inv + 𝛃𝟑 * school + 𝛃𝟒 * popgr + 𝐮𝐢

Bảng kết quả ước lượng OLS với bộ số liệu mrw.gdt trên phần mềm Gretl
Model 1: OLS, using observations 1-121 (n = 107)
Missing or incomplete observations dropped: 14
Dependent variable: gdp85

Coefficient Std. Error t-ratio p-value


const −1531,67 1538,41 −0,9956 0,3218
inv 162,855 64,2401 2,535 0,0127 **
school 895,276 137,247 6,523 <0,0001 ***
popgrow −202,188 401,624 −0,5034 0,6157

Mean dependent var 5563,355 S.D. dependent var 5576,639


Sum squared resid 1,56e+09 S.E. of regression 3895,646
R-squared 0,525818 Adjusted R-squared 0,512007
F(3, 103) 38,07202 P-value(F) 1,22e-16
Log-likelihood −1034,423 Akaike criterion 2076,846
Schwarz criterion 2087,537 Hannan-Quinn 2081,180

Kiểm định sự phù hợp của 𝛽4 :


H :β =0
Cặp giả thuyết: { 0 4
H1 : β4 ≠ 0
P-value = 0,6157
Mức ý nghĩa α = 5%
Ta thu được mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên:
Gdp85 = -2306,70+ 231,308* inv + 754,149 *school + 𝒆𝒊

15
Trong đó: 𝑒𝑖 là phần dư
̂2 và 𝛽
Dấu của 𝛽 ̂3 phù hợp với kỳ vọng về dấu suy ra từ ma trận hệ số tương
quan và phù hợp với cơ sở lý thuyết.
2.2 Kiểm định hệ số hồi quy

2.2.1 Kiểm định từng hệ số hồi quy

Với mức ý nghĩa α = 5%


Kiểm định sự phù hợp của 𝛽2
H0 : β2 = 0
Cặp giả thuyết: {
H1 : β2 ≠ 0
P-value = 0,0004
Mức ý nghĩa α = 5%
P-value = 0,0004 < 0,05
⇒ Bác bỏ giả thuyết H0 , hệ số β2 có ý nghĩa thống kê
Kết luận: Biến Inv có ảnh hưởng đến biến gdp85
Kiểm định sự phù hợp của β3 :
H0 : β3 = 0
Cặp giả thuyết: {
H1 : β3 ≠ 0
P-value < 0,0001
Mức ý nghĩa α = 5%
P-value <0,0001< 0,05
⇒ Bác bỏ giả thuyết H0 , hệ số β3 có ý nghĩa thống kê
Kết luận: Biến School có ảnh hưởng đến biến gdp85
Kiểm định sự bằng nhau của các hệ số hồi quy
H0 : β2 = β3
Cặp giả thuyết :{
H1 : β2 ≠ β3

16
Coefficient covariance matrix

const inv school


998882, -44214,2 -12377,2 const
4070,98 -5207,82 inv
19877,1 school

̂2 ,β
⇒Cov(β ̂3 ) = -5207,82 ; SE(β
̂2 ) = 63,8042;SE(β
̂3 ) = 140,986
̂2 −β
β ̂3 ̂2 −β
β ̂3
t qs = ̂2 −β
̂3 ) =
SE(β ̂2 )+SE2 (β
̂3 )−2Cov(β
̂2 ,β
̂3 )
√SE2 (β

231,308−754,149
= = -2,821
√63,80422 + 140,9862 −2.(−5207,82)

Ta thấy: |tqs| >t(0,025;105) = 1.98 ⇒ Bác bỏ giả thuyết H0


⇒ β2 ≠ β3 với độ tin cậy 95%
Kết luận: Biến inv và biến school có ảnh hưởng khác nhau đối với biến gdp85.
2.2.2 Mức độ phù hợp và kiểm định sự phù hợp của mô hình

𝑅2 = 0,479111 ⇒ Mức độ phù hợp của mô hình là 47,9111% (mô hình lý


thuyết phản ánh được 47,9111% thực tế)
Kiểm định sự phù hợp của mô hình
H0 : β2 = β3 = 0 (R2 ≠ 0)
Cặp giả thuyết: {
H1 : β2 2 + β3 2 ≠ 0 (R2 ≠ 0)
R2 n−k 0,4792 108−3
Fqs = 2
. = . = 15,632
1−R k−1 1−0,4792 3−1
0,05
F(2,105) = 3,072
0,05
Fqs >F(2,105)
⇒ Bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 5%
Kết luận: Mô hình phù hợp ở mức ý nghĩa 5%

17
2.3 Kiểm định vi phạm giả thuyết
2.3.1 Kiểm định bỏ sót biến

Phát hiện hiện tượng bỏ sót biến: Sử dụng kiểm định RESET của Ramsey
̂ 2 và gdp85
Thêm 2 biến gdp85 ̂ 3 vào mô hình ban đầu
̂ 𝟐+𝛃𝟓 *𝐠𝐝𝐩𝟖𝟓
gdp85= 𝛃𝟏 +𝛃𝟐 *inv+𝛃𝟑 *school+𝛃𝟒 *𝐠𝐝𝐩𝟖𝟓 ̂ 𝟑

H0 : β4 = β5 = 0 (Mô hình ban đầu không bỏ sót biến)


Cặp giả thuyết: {
H1 : β4 2 + β5 2 ≠ 0 (Mô hình ban đầu bỏ sót biến)
(với mức ý nghĩa α = 5% )
Auxiliary regression for RESET specification test
OLS, using observations 1-121 (n = 108)
Missing or incomplete observations dropped: 13
Dependent variable: gdp85
coefficient std. error t-ratio p-value
const 357,379 2473,78 0,1445 0,8854
inv 61,2980 162,282 0,3777 0,7064
school 128,506 573,835 0,2239 0,8232
yhat^2 0,000125468 0,000128525 0,9762 0,3312
yhat^3 −5,20545e-09 6,40560e-09 −0,8126 0,4183
Test statistic: F = 0,725121
with p-value = P(F(2,103) > 0,725121) = 0,487
P-value = 0,487 > 0,05
=> Không bác bỏ giả thuyết H0
Kết luận: Mô hình không bỏ sót biến

18
2.3.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Phát hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi: Sử dụng kiểm định
White
Mô hình hồi quy phụ:
𝝈𝒊 𝟐 = 𝜶𝟏 + 𝜶𝟐 *inv + 𝜶𝟑 *school + 𝜶𝟒 *𝒊𝒏𝒗𝟐 +𝜶𝟓 *inv*school +𝜶𝟔 *𝒔𝒄𝒉𝒐𝒐𝒍𝟐 + 𝐮𝐢
H : α = α3 = ⋯ = α6 = 0 (Phương sai sai số không đổi)
Cặp giả thuyết:{ 0 22
H1 : α2 + α3 2 + ⋯ + α6 2 ≠ 0 (Phương sai sai số thay đổi)
(với mức ý nghĩa α = 5% )
White's test for heteroskedasticity
OLS, using observations 1-121 (n = 108)
Missing or incomplete observations dropped: 13
Dependent variable: uhat^2
coefficient std. error t-ratio p-value
const 9,42130e+06 1,78911e+07 0,5266 0,5996
inv −3,51650e+06 2,36041e+06 −1,490 0,1394
school 8,80125e+06 4,62663e+06 1,902 0,0600 *
sq_inv 270387 74306,5 3,639 0,0004 ***
X2_X3 −1,35217e+06 204922 −6,598 1,89e-09 ***
sq_school 1,74546e+06 373778 4,670 9,22e-06 ***

Unadjusted R-squared = 0,339657


Test statistic: TR^2 = 36,682919,
with p-value = P(Chi-square(5) > 36,682919) = 0,000001
Kết quả kiểm định White
P-value = 0,000001 < 0,05
=> Bác bỏ giả thuyết H0
Kết luận: Mô hình tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi

19
Khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi: sử dụng phương
pháp sai số chuẩn vững (Robust standard error)
Vẫn sử dụng các hệ số ước lượng từ phương pháp OLS, tuy nhiên
phương sai của các hệ số ước lượng thì được tính toán lại mà không cần sử
dụng đến giả thiết phương sai sai số thay đổi.
Kết quả ước lượng khi sử dụng Robust standard error
Model 4: OLS, using observations 1-121 (n = 108)
Missing or incomplete observations dropped: 13
Dependent variable: gdp85
Heteroskedasticity-robust standard errors, variant HC1
Coefficient Std. Error t-ratio p-value
const −2306,70 782,991 −2,946 0,0040 ***
inv 231,308 98,0131 2,360 0,0201 **
school 754,149 238,668 3,160 0,0021 ***

Mean dependent var 5683,259 S.D. dependent var 5688,671


Sum squared resid 1,80e+09 S.E. of regression 4144,580
R-squared 0,479111 Adjusted R-squared 0,469190
F(2, 105) 71,58777 P-value(F) 2,44e-20
Log-likelihood −1051,316 Akaike criterion 2108,633
Schwarz criterion 2116,679 Hannan-Quinn 2111,895

White's test for heteroskedasticity -


Null hypothesis: heteroskedasticity not present
Test statistic: LM = 36,6829
with p-value = P(Chi-square(5) > 36,6829) = 6,93316e-007
P-value = 6,93316e-007 <α = 0,05
=> Bác bỏ giả thuyết H0
Kết luận: Mô hình vẫn có phương sai sai số thay đổi nhưng kết quả ước lượng
không còn bị ảnh hưởng bởi phương sai sai số thay đổi

20
2.3.3 Kiểm định phân phối của nhiễu thay đổi

Nhận biết hiện tượng phân phối chuẩn của nhiễu thay đổi: Sử dụng kiểm
định Normal
H0 : Nhiễu có phân phối chuẩn
Cặp giả thuyết: {
H1 : Nhiễu không có phân phối chuẩn
(với mức ý nghĩa α = 5% )
Kết quả kiểm định Normal
Test for normality of residual -
Null hypothesis: error is normally distributed
Test statistic: Chi-square(2) = 34,5969
with p-value = 3,07172e-008
P-value = 3,07172e-008 < α = 0,05
=> Bác bỏ giả thuyết H0
Kết luận: Phân phối của nhiễu không chuẩn
Khắc phục hiện tượng phân phối của nhiễu không chuẩn:
Mẫu có có số quan sát n =107 > 100
Phân phối của nhiễu chuẩn thì kết quả ước lượng sẽ có phân phối chuẩn.
Nhưng khi mẫu có kích cỡ đủ lớn (n>100) thì kết quả ước lượng chắc chắn sẽ
có phân phối chuẩn nên lúc này phân phối của nhiễu có chuẩn hay không cũng
không ảnh hưởng kết quả ước lượng nữa, Gauss Markov chứng minh được
tính không chệch.

21
KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu, ước lượng kiểm định ta có mô hình ước lượng OLS
sau:

Gdp85 = -2306.70+ 231.308* inv + 754.149 *school + ei


Các hệ số ước lượng có ý nghĩa như sau:
β1= 231.308 : Khi tỉ lệ đầu tư tăng 1% thì GDP85 tăng 231.308 đơn vị,
đây là quan hệ thuận chiều phù hợp với lý thuyết kinh tế của Solow cho thấy
đầu tư có ảnh hưởng đến GPD trong phạm vi mẫu đang xét.

β3= 754.149 : Khi tỉ lệ phần trăm dân số trong độ tuổi lao động ở bậc
trung học tăng 1% thì GDP85 tăng 754.149 đơn vị, đây là quan hệ thuận chiều
phù hợp với lý thuyết kinh tế của Solow cho thấy giáo dục có ảnh hưởng đến
GDP trong phạm vi mẫu đang xét.

Biến popgr (tốc độ tăng trưởng bình quân của dân số trong độ tuổi lao
động từ 1960 đến 1985) đã bị lược bỏ vì không có ý nghĩa thống kê, popgr
không có ảnh hưởng tới GDP trong phạm vi mẫu đang xét.

Các biến tỉ lệ đầu tư và tỉ lệ phần trăm dân số trong độ tuổi lao động ở
bậc trung học giải thích được 47.9111% sự thay đổi của GDP năm 1985.

Các kết quả kiểm định vi phạm giả thiết cho thấy :
Mô hình không bỏ sót biến.

Mô hình tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi: sử dụng phương pháp
sai số chuẩn vững (Robust Standard Error). Mô hình vẫn có phương sai sai số

22
thay đổi nhưng kết quả ước lượng không còn bị ảnh hưởng bởi phương sai sai
số thay đổi.

Phân phối của nhiễu không chuẩn.

Khắc phục hiện tượng phân phối của nhiễu không chuẩn: mẫu có có số
quan sát n =107>100 khi mẫu có kích cỡ đủ lớn (n>100) thì kết quả ước lượng
chắc chắn sẽ có phân phối chuẩn nên lúc này phân phối của nhiễu có chuẩn
hay không cũng không ảnh hưởng kết quả ước lượng nữa, Gauss Markov
chứng minh được tính không chệch.

Tất cả các hệ số tương quan giữa các biến đều có độ lớn nhỏ hơn 0.8 nên
mô hình không có đa cộng tuyến cao.

Hạn chế: Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn mắc một số khuyết
điểm và đã cố gắng đưa ra các giải pháp khắc phục nhưng vẫn cần thêm thời
gian để nghiên cứu sâu hơn.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo Trình Kinh tế lượng ( Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân- Xuất
bản 2015)
2. https://economics.mit.edu/files/7183
3. https://eml.berkeley.edu//~dromer/papers/MRW_QJE1992.pdf
4. http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.194.8420&rep=r
ep1&type=pdf
5. https://www.researchgate.net/publication/23978432_The_Solow_Growth_
Model
6. https://www.youtube.com/watch?v=MRwX8vvpHio
7. https://sites.google.com/site/economicurtis/intermediatemacro/solow
http://www.econ.ku.dk/dalgaard/growth/Growth05/Noter/Note2_solowmrw.pd
f

24

You might also like