You are on page 1of 1

Thứ Hai, 30/09/2019

Về Báo Nhân Dân - English - - Français - Русский Язык -


Español - Thời Nay - ND Cuối Tuần - ND Hằng Tháng - Hà Nội -
TP Hồ Chí Minh - Quảng cáo

Tìm kiếm... Tìm kiếm

Tin tức - Sự kiện Xã luận Xem thêm

Trang chủ / Chính trị

Những đặc trưng của chủ nghĩa


xã hội được xây dựng ở nước ta
Chủ Nhật, 03/10/2010, 17:09:00

ND - Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội được Ðại hội lần thứ VII của Ðảng thông qua
năm 1991 đã nêu lên những phương hướng cho sự phát triển
của đất nước ta theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Nhìn lại, chúng ta thấy được giá trị vô cùng to lớn của Cương
lĩnh trong định hướng xây dựng đất nước quá độ lên chủ
nghĩa xã hội trong tình hình thế giới có những biến động phức
tạp với bao thử thách hiểm nghèo. Cương lĩnh năm 1991 ra
đời trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới lâm
vào thoái trào. Các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội hân
hoan cho rằng "chủ nghĩa xã hội đã cáo chung", chủ nghĩa tư
bản đã hoàn toàn chiến thắng. Lúc đó sự thoái trào của chủ
nghĩa xã hội đã tác động đến niềm tin của một bộ phận cán
bộ, đảng viên và nhân dân đối với chủ nghĩa xã hội. Trong bối
cảnh ấy, Ðảng ta đã kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, đề
ra chiến lược kinh tế - xã hội và lãnh đạo nhân dân ta hoàn
thành chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm (1991 - 2000) thu
được kết quả quan trọng. Năm 1996 nước ta đã ra khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, nước ta đã ra


khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển
có thu nhập trung bình. Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch
sử của công cuộc đổi mới tạo ra thế và lực mới cho cách
mạng nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới; con đường
và mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã thấy rõ hơn. Chẳng
hạn 6 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh
1991 nêu: Do nhân dân lao động làm chủ; Có nền kinh tế phát
triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công
hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc; Con người được giải phóng khỏi áp
bức bóc lột bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao
động, có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc; có điều kiện phát
triển toàn diện cá nhân; Các dân tộc trong nước bình đẳng,
đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữu nghị
và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới đã được Dự
thảo Cương lĩnh 2011 bổ sung và phát triển thành tám đặc
trưng cơ bản của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân
dân ta tiếp tục xây dựng trong thế kỷ 21. Tám đặc trưng đó là:

1. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Do nhân dân làm chủ.

3. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

4. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

5. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; có điều


kiện phát triển toàn diện.

6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.

7. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo.

8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước
trên thế giới.

Tám đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa được nêu trên vừa
thể hiện tính toàn diện và sự thống nhất của các đặc trưng đó
trong một chỉnh thể, phản ánh được bản chất của chủ nghĩa
xã hội mà chúng ta đang xây dựng. Những đặc trưng ấy trả
lời câu hỏi xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì? Tính phổ
biến và tính đặc thù của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
thể hiện như thế nào?

Có thể nói, tính toàn diện và tính thống nhất của các đặc
trưng thể hiện ở chỗ các đặc trưng này phản ánh toàn diện
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quan hệ đối
ngoại, và sự thống nhất biện chứng giữa kinh tế và chính trị,
kinh tế, chính trị và xã hội, đối nội và đối ngoại.

Còn về bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
Chúng ta có thể tìm thấy trong các đặc trưng về chế độ chính
trị và nhà nước.

Trước hết phải kể đến bản chất của chế độ chính trị mà cốt lõi
của chế độ chính trị là Nhà nước. Ở nước ta, sau Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
(nay là cộng hòa xã hội chủ nghĩa) ra đời xác lập địa vị mới
của nhân dân, từ nô lệ làm thuê thành người làm chủ; đồng
thời xác lập địa vị mới của Ðảng ta, Ðảng cầm quyền. Vì thế,
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là bộ phận nòng cốt của hệ thống
chính trị xã hội chủ nghĩa do Ðảng lãnh đạo.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta khẳng định vai trò
của Ðảng Cộng sản cầm quyền. Với Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa do Ðảng Cộng sản lãnh đạo là điều kiện tiên
quyết để nhân dân làm chủ, nhà nước đó là Nhà nước của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Ðảng Cộng sản lãnh
đạo, Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý, nhân dân làm chủ
thể hiện bản chất chính trị của xã hội xã hội chủ nghĩa mà
nhân dân ta đang xây dựng.

Hai là, bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh
tế là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

Trong Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển 2011) đã kế


thừa đặc trưng thứ hai của Cương lĩnh 1991 "Có nền kinh tế
phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu". Chế độ công hữu
về các tư liệu sản xuất chủ yếu thể hiện bản chất của chế độ
kinh tế xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa. Vì chỉ có chế độ
công hữu tư liệu sản xuất với lực lượng kinh tế thuộc về xã
hội, về nhân dân mà Nhà nước xã hội chủ nghĩa là người đại
diện mới thực hiện được các mục tiêu chính trị, xã hội, văn
hóa ngày càng sâu rộng của chủ nghĩa xã hội. Nó khác bản
chất nền kinh tế tư bản chủ nghĩa dựa trên sở hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa với mục đích là lợi nhuận tối đa và phương
thức là bóc lột giá trị thặng dư đối với giai cấp công nhân,
cạnh tranh khốc liệt kiểu cá lớn nuốt cá bé, kể cả gây các
cuộc chiến tranh xâm lược, chạy đua vũ trang vô cùng tốn
kém.

Cũng cần nói thêm rằng: 1- Khi nói, chúng ta không được chủ
quan duy ý chí mà phải tuân theo quy luật khách quan "quan
hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất" không có nghĩa là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tự
phát hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của lực
lượng sản xuất kể cả khi giai cấp công nhân có chính quyền.
Cần khắc phục khuynh hướng sùng bái tính tự phát trên vấn
đề này. 2- Quan hệ sản xuất mới ra đời như những "mầm
non" còn rất yếu lại đặt trong điều kiện chủ nghĩa tư bản vẫn
còn sức mạnh trên nhiều lĩnh vực kinh tế, quân sự, kinh
nghiệm quản lý thì chúng ta không thể đòi hỏi có đầy đủ hoàn
toàn tính ưu việt của quan hệ sản xuất mới. Ðặc biệt khi mà
chủ nghĩa xã hội chưa thoát khỏi thời kỳ thoái trào, các thế lực
thù địch ra sức tiến công vào chủ nghĩa xã hội trên tất cả các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa... Trong đó, kinh
tế là một đối tượng mà các thế lực thù địch tiến công nhằm
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng và vai trò quản lý của Nhà
nước với kinh tế, xóa bỏ chế độ công hữu tư liệu sản xuất
chủ yếu của chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ vai trò chủ đạo của kinh
tế Nhà nước.

Bản chất, mục tiêu xã hội của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thể
hiện trong Dự thảo Cương lĩnh là đặc trưng phản ánh bản
chất xã hội của chủ nghĩa xã hội đồng thời thể hiện mục tiêu
mà chủ nghĩa xã hội Việt Nam từng bước hướng tới và đạt
chín muồi khi kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Như Dự thảo Cương lĩnh ghi: "Mục tiêu tổng quát khi kết thúc
thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền
tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về
chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước
ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh.
Từ nay đến khoảng giữa thế kỷ XXI, toàn Ðảng, toàn dân ta
phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước
công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa thể hiện tính
toàn diện, tính thống nhất trong chỉnh thể, phản ánh bản chất
của xã hội xã hội chủ nghĩa được coi như mô hình tổng thể về
chủ nghĩa xã hội mà chúng ta định hướng xây dựng. Tuy vậy,
với những đặc trưng hay cách sắp xếp thứ tự các đặc trưng
như thế nào cho thật khoa học, phù hợp thực tiễn vẫn cần
được thảo luận bổ sung. Thí dụ: 1- Ðặc trưng dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh có cần bổ sung thêm
mục tiêu nào không?; 2- Cách sắp xếp theo trình tự đặc trưng
thể hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh đến đặc trưng chính trị: nhân dân làm chủ và Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân... do Ðảng lãnh đạo theo trình tự nào cho
hợp lô-gích hơn; 3- Vẫn những nội dung trên nhưng để sáu
hay để tám đặc trưng, cách nào chặt chẽ hơn.

Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011) đang được
toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta đóng góp ý kiến xây dựng,
chắc chắn Ðảng ta sẽ thu được nhiều ý kiến đóng góp có giá
trị bổ sung phát triển, hoàn thiện. Và khi Ðại hội XI của Ðảng
thông qua, Cương lĩnh đó trở thành ngọn cờ chiến đấu, đoàn
kết toàn Ðảng, toàn dân tiến lên xây dựng nước Việt Nam
XHCN ngày càng vững mạnh, phồn vinh.

PGS, TS NGUYỄN VĂN OÁNH

Theo

! " #
TIN BÀI KHÁC

Thông cáo báo chí Kỳ họp 39 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Sóc Trăng thu hồi kinh phí lắp camera tại nhà riêng các ủy viên
Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Lâm Đồng có Phó Bí thư Tỉnh ủy mới
Nam Định ra mắt Trung tâm phục vụ hành chính công
Bạn Hoàng Thị Quế Lưu đoạt giải Nhất Cuộc thi tìm hiểu lịch
sử Đảng tuần thứ năm
Tây Ninh đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện đường tuần tra biên
giới
Đồng hành giúp đỡ ngư dân trên biển
Hà Tĩnh nâng cao chất lượng chương trình xây dựng nông
thôn mới
Phát triển du lịch gắn với giữ gìn di sản
Hoạt động đối ngoại
Điện mừng
Hoạt động của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng 70 năm Quốc khánh
Trung Quốc
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Tổng Bí thư, Chủ
TIÊU ĐIỂM

Khoa Phát thanh – Truyền hình đón nhận Huân chương Lao
động hạng Ba
Đại tướng Tô Lâm thăm và làm việc tại Quảng Nam
Thành phố Lai Châu đón nhận Huân chương Lao động hạng
Nhất
Chủ tịch Quốc hội làm việc tại tỉnh Vientiane
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự tổng kết 10 năm xây
dựng nông thôn mới tại Hà Tĩnh
Cấp ủy và việc chỉnh đốn trật tự xây dựng ở TP Hồ Chí Minh
Đẩy mạnh hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Lào
Báo Khoa học và Đời sống kỷ niệm 60 năm Ngày xuất bản số
đầu
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Thủ tướng,
hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
Phó Thủ tướng Belarus thăm, làm việc với tỉnh Hưng Yên
Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy phân bổ và giải
ngân vốn đầu tư công năm 2019
Việt Nam tham dự Hội nghị quốc tế các Cơ quan kiểm toán tối
cao tại Nga

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Hoạt động của lãnh đạo Ðảng, Nhà nước


Hoạt động đối ngoại
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân thăm, làm việc tại tỉnh Viêng
Chăn, Lào
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân dự Hội thảo chuyên đề giữa QH
Việt Nam và QH Lào

NGƯỜI VIỆT XA XỨ

Đầm ấm Tết Trung thu tại Lào


Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine kỷ niệm 74 năm Quốc khánh 2-9
Thiếu nhi Việt kiều Campuchia vui Tết Trung thu
Kỷ niệm 74 năm Quốc khánh 2-9 tại TP Vladivostok, LB Nga

XÃ LUẬN

Không ngừng củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn
dân tộc
Tạo bứt phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân
Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-
a

CÙNG SUY NGẪM

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách đối với dân công
hỏa tuyến
Di sản biến mất!
Giải quyết tận gốc “số thu ảo”
Kiểm soát bằng được quyền lực trong công tác cán bộ

ĐẢNG VÀ CUỘC SỐNG

Thừa cử nhân, thiếu lao động có tay nghề


Dứt khoát không dễ dãi
Nghĩa cử cao đẹp của một Đại úy Công an
Không thể xuê xoa

BÌNH LUẬN - PHÊ PHÁN

Lợi dụng lá bài chống cộng một cách trơ trẽn


Cẩn trọng khi tiếp thu lý thuyết sân khấu nước ngoài vào nghệ thuật
truyền thống
Nỗ lực tìm chỗ đứng cho phim lịch sử Việt Nam
Từ góc nhìn của một người Mỹ gốc Việt (Tiếp theo và hết)(*)

DÂN TỘC - MIỀN NÚI

Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ an ninh biên giới
Cô giáo Khmer có nhiều sáng kiến
Ấm no, hạnh phúc là cơ sở bảo đảm quyền con người
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả cho đồng bào Mông

Tổng Biên tập: Thuận Hữu

Phó Tổng Biên tập phụ trách: Đinh Như Hoan

Trụ sở Bộ biên tập: 71 Hàng Trống - Hà Nội. Tel: (84) 24 382


54231/382 54232 Fax: (84) 24 382 55593.

E-mail: nhandandientu@nhandan.org.vn

nhandandientutiengviet@gmail.com

You might also like