You are on page 1of 77

Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

LỜI CAM ĐOAN

GF

Chúng em xin cam đoan nội dung của đồ án này không phải là bản sao chép của bất
cứ đồ án hoặc công trình đã có từ trước

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy NGUYỄN VĂN TUẤN đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đồ án chuyên ngành viễn
thông.

Nhận xét của người hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Trang 1
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

MỤC LỤC

TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………….………….............5
MỞ ĐÀU ………………………………………………………………………..……...6

CHƯƠNG 1: KĨ THUẬT QUANG KHÔNG DÂY LÀ 1 GIẢI PHÁP MỚI


CHO VÙNG LAST MILE........................................................................................ 8

1.1 Giới thiệu chương .......................................................................................... 8


1.2. Nhu cầu băng thông người dùng hiện tại và xu hướng cuộc sống thông
minh ..................................................................................................................... 8
1.2.1. Nhu cầu băng thông người dùng tại Việt Nam ...................................... 8
1.2.2 Cuộc sống thông minh ............................................................................ 9
1.3 Vấn đề “last mile” và giải pháp thông tin quang không gian.................... 10
1.3.1 Thuật ngữ “Last mile”........................................................................... 10
1.3.2 Vấn đề của hệ thống last mile đang tồn tại ........................................... 10
1.3.3 Truyền dẫn thông tin hiệu quả .............................................................. 12
1.4 Những giải pháp vùng last mile đang tồn tại ở Việt Nam ........................... 13
1.4.1 Những hệ thống có dây ......................................................................... 13
1.4.2 Những hệ thống không dây................................................................... 14
1.4.3 Vấn đề tồn tại của hệ thống phân phát “last mile”................................ 15
1.4.4 Giải pháp thông tin quang không dây ................................................... 17
1.5 Kỹ thuật quang không dây( free space optics) ............................................ 18
1.5.1 Khái niệm.............................................................................................. 18
1.5.2 Các công nghệ cơ bản ........................................................................... 18
1.6 Ứng dụng FSO vào mạng viễn thông .......................................................... 21
1.6.1 Kết nối truy cập tới người dùng ............................................................ 21
1.6.2 Mạng MAN thành phố, LAN to LAN trong các tổ chức doanh nghiệp
lớn................................................................................................................... 22
1.6.3 GSM và 3G ........................................................................................... 22
1.7 Kết luận....................................................................................................... 23

Trang 2
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

CHƯƠNG 2: TUYẾN QUANG KHÔNG DÂY ................................................... 24

2.1 Giới thiệu chương ........................................................................................ 24


2.2 Hệ thống tuyến quang không dây ................................................................ 24
2.2.1 Bộ phát .................................................................................................. 25
2.2.2 Nguồn khuếch đại ................................................................................. 28
2.2.3 Thiết bị thu, tách sóng........................................................................... 28
2.2.4 Hệ thống bám đuổi................................................................................ 30
2.3 Đặc điểm đường truyền trong FSO ............................................................. 31
2.3.1 Các loại suy hao trong môi trường truyền dẫn FSO ............................. 31
2.3.2 Ảnh hưởng của sự thay đổi không khí đến chất lượng tín hiệu ............ 33
2.4 Yếu tố ảnh hưởng, đánh giá, nâng cao chất lượng tuyến quang không .. 36
2.4.1 Tham số ảnh hưởng đến chất lượng của tuyến ..................................... 36
2.4.2 Tham số đánh giá chất lượng của tuyến ............................................... 39
2.4.3 Tham số nâng cao chất lượng của tuyến............................................... 41
2.5. Lựa chọn tần số .......................................................................................... 43
2.5.1 Ảnh hưởng của sự suy giảm không khí tới bước sóng ......................... 43
2.5.2 Thiết bị thu phát .................................................................................... 44
2.5.3 Sự an toàn với mắt người...................................................................... 45
2.5.4 Sự thực hiện .......................................................................................... 46
2.6 Kết luận chương........................................................................................... 47

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG TRUYỀN BẰNG LÍ THUYẾT


TRUYỀN BỨC XẠ ĐIỆN TỪ ............................................................................... 48

3.1 Giới thiệu chương ....................................................................................... 48


3.2 Xét các hiện tượng cơ bản theo lí thuyết truyền bức xạ điện từ .................. 48
3.2.1 Điều kiện để áp dụng lý thuyết truyền bức xạ (RTT) ........................... 49
3.2.2 Truyền dẫn năng lượng bởi một phần tử thể tích.................................. 49
3.3 Phương trình truyền bức xạ......................................................................... 52
3.3.1 Phương trình truyền bức xạ vô hướng .................................................. 52

Trang 3
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

3.3.2 Phương trình truyền bức xạ vector xung........................................... 55


3.3.3 Phương trình truyền bức xạ vector xung (PVRTE) trong miền mặt
phẳng song song............................................................................................. 55
3.3.4 Biểu thức dưới dạng ma trận của PVRTE ............................................ 57
3.4 Đánh giá điều kiện thời tiết Việt Nam và tính toán suy hao thực tế có thể có
đối đường truyền FSO tại Việt Nam .................................................................. 59
3.4.1 Khí hậu Việt Nam ................................................................................. 59
3.4.2 Tính toán độ suy hao tuyến FSO thực tế có thể có tại Việt Nam ......... 61
3.4.3Tính toán độ dự trữ công suất và BER tuyến FSO ................................ 63
3.5 Kết luận chương........................................................................................... 63

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN, TỐI ƯU TUYẾN THÔNG TIN QUANG KHÔNG


DÂY ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU VIỆT NAM ..................... 65

4.1 Giới thiệu chương ........................................................................................ 65


4.2 Thiết kế, tối ưu tuyến FSO tại Đà Nẵng ...................................................... 65
4.2.1 Lưu đồ thuật toán, chương trình và kết quả tính toán bằng Matlab...... 65
4.2.2 Mô phỏng tuyến FSO 1km tại Đà Nẵng bằng phần mềm Optisys ....... 72
4.3 Kết luận........................................................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................76

Trang 4
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

CÁC TỪ VIẾT TẮT

FD: Laser Fablry Perot


DFB: Distributed Feedback
VCSEL: vertical-cavity surface-emitting laser
WDM: Wavelength Division Multiplexing
EDFA: Erbium Doped Fiber Amplifier
SOA: Semiconductor optical amplifiers
FSO: Free space optics
InGaA: Indium gallium arsenide
APD (Si-APD): Silicon Avalanche Photodiode.
Si-PIN: Silicon PIN P-type, Intrinsic, N-type
LD: LAZER DIODE
IM: Intensity modulation
CCD: Charge Coupled Device
CMOS: Complimentary Metal-Oxide Semiconductor
VSAT: Very Small Aperture Terminal
NGN: Next Generation Network
DSL: Digital Subcriber Line
FTTx: Fiber-to-the-x
Wimax: Worldwide Interoperability for Microwave Access

Trang 5
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

LỜI MỞ ĐẦU

Mạng đường trục Bắc Nam nước ta sử dụng mạng vòng (Ring) cáp quang
SDH với dung lượng lên đến 120Gbps (theo số liệu công ty VTN 3) và tiếp tục tăng
vào những năm tới. Đồng thời, việc đưa vào hoạt động mạng chuyển mạch gói thế
hệ tiếp theo (NGN) cung cấp những dịch vụ đa dạng internet, thoại, dữ liệu, video....
Sự phát triển mạnh mẽ công nghệ băng rộng cả không dây và có dây như DSL,
FTTx, Wimax, VSAT… đã đáp ứng một phần nhu cầu truy cập băng rộng cho
người dùng. Tuy nhiên nhu cầu băng rộng người dùng ngày càng tăng, đặc biệt ở
vùng đô thị. Và những công nghệ này có tốc độ truy nhập mạng xương sống quang
còn thấp, khó khăn trong việc lắp đặt, vận hành, giá cả… hạn chế khả năng khai
thác tối đa lợi ích từ dịch vụ của mạng lõi quang. FSO nổi lên như một công nghệ
có thể đạt được những thành quả cho việc “bắt cầu” trong mạng thông tin tốc độ dữ
liệu cao, có thể giải quyết hiệu quả vấn đề vùng “last mile”, và là mạng xương sống
tạm thời cho cơ sở hạ tầng mạng thông tin di động đang phát triển nhanh.
Trong đồ án, đầu tiên chúng tôi nghiên cứu về kỹ thuật FSO một cách tổng
quát. Sau đó, chúng tôi đi sâu tìm hiểu các vấn đề về hoạt động của một tuyến FSO
trong điều kiện Việt Nam. Từ đó rút ra công thức thực nghiệm phục vụ cho việc
tính toán thiết kế. Sau đó xây dựng lưu đồ thuật toán, ứng dụng vào việc tính toán
tuyến FSO khoảng cách 1km tại Đà Nẵng với điều kiện thời tiết mưa lớn nhất
120mm/h và rất ít sương mù, nếu có cũng rất nhẹ và thời gian ngắn. Vì hạn chế về
thiết bị để đo đạt thực tế, chúng tôi xây dựng chương trình mô phỏng trên phần
mềm Opticsystem7.0 để so sánh kết quả tính toán bằng Matlab với chương trình mô
phỏng đưa ra.
Đồ án được thể hiện qua các chương với nội các chương như sau:
Chương 1 trình bày nhu cầu băng thông hiện tại, xu hướng phát triển cuộc
sống thông minh, vấn đề “last mile” và các hệ thống “last mile” tồn tại ở Việt Nam,
giải pháp quang không dây cho vùng “last mile”.

Trang 6
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Chương 2 giới thiệu các vấn đề chi tiết hơn trong việc xây dựng vận hành và tối ưu
1 tuyến quang không dây – ứng dụng đặc trưng nhất của hệ thống quang không dây
như sau
Chương 3 chúng tôi giới thiệu phương pháp đánh giá môi trường truyền
bằng lí thuyết truyền bức xạ điện từ. Sau đó, chúng tôi đưa ra 1 số phương pháp giải
bài toán thiết kế tuyến FSO và các công thức thực nghiệm phù hợp với điều kiện
Việt Nam.
Chương 4 trình bày dựa trên các thông số cho trước như độ nhạy máy thu,
khoảng cách tuyến và đặc điểm kênh truyền chúng tôi xây dựng lưu đồ thuật toán để
tính toán, tối ưu công suất phát, tốc độ bit, tỉ lệ lỗi bit BER và bước sóng bằng
Matlab. Chúng tôi thực hiện mô phỏng tuyến bằng chương trình mô phỏng
Optisystem 7.0 và so sánh kết quả qua đồ thị, số liệu của chương trình với kết quả
tối ưu của chương trình Matlab.

Trang 7
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Chương 1: KĨ THUẬT QUANG KHÔNG DÂY LÀ 1 GIẢI


PHÁP MỚI CHO VÙNG LAST MILE
1.1 Giới thiệu chương
Chương này trình bày nhu cầu băng thông hiện tại, xu hướng phát triển cuộc
sống thông minh, vấn đề “last mile” và các hệ thống “last mile” tồn tại ở Việt Nam,
giải pháp quang không dây cho vùng “last mile”.
1.2. Nhu cầu băng thông người dùng hiện tại và xu hướng cuộc sống thông
minh
1.2.1. Nhu cầu băng thông người dùng tại Việt Nam
Nhu cầu sử dụng Internet và các dịch vụ ứng dụng trên nền Internet băng
rộng ở Việt Nam ngày càng tăng. Nó được thể hiện qua bảng 1.1 – được trích từ số
liệu của Trung Tâm Internet Việt Nam thuộc Bộ Thông Tin và Truyền Thông (năm
2010)
Bảng 1.1 Thống kê số liệu phát triển Internet ở Việt Nam
% dân số
Tháng 05 Số người
sử tổng bằng thông kết nối trong Tổng số thuê bao băng thông
năm dùng
dụng nước (Mbps) rộng (xDSL)

2003 1.709.478 2,14 9.180

2004 4.311.336 5,29 52.705

2005 7.184.875 8,71 210.024

2006 12.911.637 15,53 516.569

2007 16.176.973 19,46 26.744 1.249.111

2008 19.774.809 23,50 34.934 1.614.819

2009 21.304.463 24,87 87.881 2.466.691

124.517
Tháng 1/2010 23.068.441 26,89 3.042.738

Các ứng dụng trên nền Internet, ngoài những nhu cầu thông tin liên lạc
truyền thống như gửi, đọc mail, gọi điện thoại qua máy tính ( VOIP), các dịch vụ
truyền thông đa phương tiện như: tải và lưu thông tin, nghe nhạc trực tuyến, xem

Trang 8
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

phim trực tuyến, chơi game trực tuyến đang bùng nổ mạnh mẽ, đặt ra nhiều yêu cầu
cho những công nghệ mới.
Những con số thống kê này cho thấy tiềm năng rất lớn của nghành công
nghiệp nội dung số. Còn với nhà cung cấp dịch vụ Internet, việc nâng cấp độ bao
phủ băng rộng hay áp dụng những công nghệ mới nhằm tăng chất lượng kết nối là
cần thiết.
Ngoài ra, đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triễn mới, khi có nhiều
công ty đa quốc gia, các ngân hàng thương mại lớn mạnh, sự bùng nỗ dịch vụ điện
thoại di dộng trên nền 3G… thì yêu băng thông đến khách hàng lớn ngày càng cấp
bách. Hiện tại đang có dịch vụ kết nối cáp quang đến các quán Internet nhưng việc
lắp đặt cáp quang tỏ ra rất khó khăn. Nếu xét việc đào đường tại Thành phố Hồ Chí
Minh để xây dựng hệ thống cống nước và cáp ngầm thì ta thấy thiệt hại hàng chục tỉ
đồng mỗi ngày vì sự kẹt xe. Trong các đô thị lớn, việc tìm một giải pháp mới cho
tuyến kết nối giữa nhà cung cấp và khách hàng là 1 vấn đề đáng quan tâm.
1.2.2 Cuộc sống thông minh
Với sự phát triển của kinh tế thế giới cùng sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật
đặc biệt trong lĩnh vực thông tin truyền thông đã làm cho đời sống con người ngày
càng văn minh hơn. Và con người đang tiến tới một thế giới thông minh hơn, trong
đó con người là trung tâm. Việt Nam đang vận động theo xu thế đó. Con người sử
dụng những công nghệ mới để phục vụ cho việc trao đổi thông tin và điều khiển
mọi hoạt động phục vụ đời sống và sản xuất.
Công nghệ quang không dây, với ưu điểm của tốc độ truyền thông tin và sự
linh hoạt của phương thức truyền không dây sẽ sớm được ứng dụng vào cuộc sống.
Ví dụ dưới đây minh họa một khía cạnh về cuộc sống thông minh:
Chúng ta có thể truy cập Internet, các hệ thống mạng khác nhau ở mọi nơi
với tốc độ hàng Gbps. Khi bạn ở nhà, hệ thống mạng trong nhà được tổ chức thành
các tế bào và liên lạc với thiết bị chúng ta đang sử dụng bằng tuyến hồng ngoại
không dây. Khi chúng ta trong ô tô, hệ thống ô tô sẽ liên lạc với trạm thu phát
quang gần nhất để thực hiện trao đổi thông tin với máy tính xách tay. Chúng ta có

Trang 9
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

thể có được tin tức trong ngày khi đang ăn sáng, có thể biết chính xác con đường
nên đi bằng việc truy cập đến hệ thống thông tin giao thông. Khi đang lái xe đến
nơi làm việc, chúng ta có thể lấy được thông tin về nhật kí công việc, các tài liệu
liên quan. Trước thời gian bạn đến công ty, laptop đã và đang trao đổi hàng
gygabyte dữ liệu thông qua những tuyến hồng ngoại không dây khác nhau và bạn
sẵn sàng cho nhưng thách thức trong ngày.
Mặc dù, những viễn cảnh đó còn nằm ở tương lai những khả năng tiềm tàng
của công nghệ quang không dây đã được thể hiện rõ ràng hôm nay.
1.3 Vấn đề “last mile” và giải pháp thông tin quang không gian
1.3.1 Thuật ngữ “Last mile”
“Last mile” là kết nối cuối phân phối từ nhà cung cấp thông tin tới khách
hàng.
Thuật ngữ dùng trong ngành viễn thông. Khoảng cách thực sự của nó lớn hơn 1
dặm, đặc biệt ở vùng nông thôn. Nó được xem như là một thách thức lớn cho các
nhà cung cấp dịch vụ bởi vì việc triển khai rộng khắp dây và cáp dẫn là nhiệm vụ
khó khăn. Để giải quyết vấn đề này nhằm mang lại những dịch vụ tốt nhất đến
khách hàng ở vùng “last mile”, một số công ty đã kết hợp công nghệ không dây và
có dây với nhau. Ví dụ, mạng điện thoại không dây cố định, sử dụng cho những
thuê bao đầu cuối không dây kết nối tới mạng có dây.
1.3.2 Vấn đề của hệ thống last mile đang tồn tại
Yêu cầu truyền thông thông tin tốc độ nhanh, độ trễ thấp và dung lượng cao
đang tăng rộng khắp đã khiến cho việc phân phối và phân phát thông tin một cách
kinh tế trở nên quang trọng hơn. Khi việc trao đổi thông tin tăng mạnh, cụ thể là sự
phát triển của Internet, yêu cầu về một phương pháp truy cập tốc độ cao cho hàng
triệu người dùng trở nên cấp bách. Vì những điều kiện đã thay đổi nên các mạng và
hệ thống tồn tài trước đây sử dụng cho mục đích này trở nên không phù hợp. Đến
nay, nhiều hướng kĩ thuật được phát triển và sử dụng nhưng không có một giải pháp
đơn lẻ nào giải quyết triệt để vấn đề này. Đó là vấn đề “last mile”.

Trang 10
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Theo phương trình Shannon về dung lượng kênh thông tin, sự hiện diện của
nhiễu trong hệ thống đã tạo ra 1 yêu cầu về một giá trị tỉ số tín hiệu trên nhiễu
(SNR) tối thiểu cho một kênh thông tin, thậm chí ngay cả khi đã biết băng thông
phổ của kênh. Vì tích phân tốc độ truyền tin qua một kênh theo một thời gian bằng
lượng tin truyền đi nên yêu cầu về SNR tối thiểu dẫn đến cần cung cấp một năng
lượng tối thiểu tương ứng trên một bit truyền đi. Do đó việc truyền một lượng thông
tin bất kì cho trước qua một kênh có thể được xem như việc gửi một năng lượng
mang thông tin một cách đầy đủ. Vì lí do trên mà khái niệm ống dẫn năng lượng
mang tin là thích hợp và hữu ích cho việc đánh giá hệ thống đang tồn tại.

Hình 1.1 Mô hình vấn đề last mile.


Một hệ thống truyền dẫn hoàn chỉnh đang tồn tại với nhiều phân cấp kênh
dẫn. Hệ thống này có nhiều kênh dẫn mang một lượng tin nhỏ qua khoảng cách
ngắn tới một lượng lớn điểm cuối tách biệt. Những đường dẫn này cũng tiếp nhận
luồng tin được kết hợp lại và vận chuyển qua khoảng cách dài từ nhiều cổng riêng
lẽ. Những kênh dẫn dung lượng nhỏ, khoảng cách ngắn chỉ phục vụ cho một nhóm
nhỏ người dùng cuối.
Những đường dẫn dung lượng cao trong hệ thống có khả năng vận chuyển
hiệu quả một lượng tin qua khoảng cách dài. Chỉ một phần nhỏ lượng tin được
truyền sẽ bị mất mát vì suy hao, thất lạc. Để có được như vậy ta cần phải đầu tư 1

Trang 11
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

chi phí lớn cho các đường trục xương sống. Điều kiện tương tự là không cần thiết
đối các đường dẫn nhỏ. Lí do vì ta phải phân cấp độ hiệu quả cho hệ thống và vì các
đường dẫn nhỏ được đặt gần điểm cuối (người dùng). Mặc dù chúng nhỏ hơn nhưng
mỗi kênh vẫn tốn một phí tổn cho việc lắp đặt, vận hành và duy trì một đường
truyền phù hợp cho luồng dữ liệu. Các ngỏ vào và tài nguyên dùng cho các đường
nhỏ này đến từ nơi gần nhất. Việc quản lí và nguồn tài nguyên cho nó là các thực
thể địa phương nên có thể tối ưu để đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên do hiệu
quả hoạt động thấp và chi phí lắp đặt lớn, so với dung lượng truyền khiêm tốn, là
nguyên nhân mà những kênh dẫn nhỏ này là phần khó khăn và chi phí lớn nhất cho
việc hoàn thành hệ thống phân phối đến người dùng.
Tóm lại vấn đề last mile là cách để phục vụ một khối lượng khổng lồ người
dùng nhu cầu thông tin một cách kinh tế nhất. Để có được đường dẫn như ý muốn ta
phải xem xét các điều kiện để tạo ra một đường dẫn hiệu quả.
1.3.3 Truyền dẫn thông tin hiệu quả
Trước khi xem xét những đặc điểm các kĩ thuật phân phát thông tin đang tồn
tại, việc xem xét điều gì tạo nên một phương tiện truyền dẫn hiệu quả là rất quan
trọng. Theo lý thuyết Shannon-Hartley, dung lượng kênh được xác định bởi băng
thông B và tỉ số công suất tín hiệu trên nhiễu SNR. Mà dung lượng kênh xác định
tốc độ dữ liệu tối đa có thể truyền trên kênh đó. Và ngoài ra yếu tố khoảng cách
truyền mà vẫn đảm bảo tỉ số tín hiệu trên nhiễu (SNR) cũng rất quan trọng. Vậy
những phương tiện truyền dẫn “last mile” hiệu quả phải:
• phân phát được công suất tín hiệu, tức kênh truyền phải thích hợp với mức
công suất tín hiệu.
• Suy hao thấp (ít xảy ra sự biến đổi sang các dạng năng lượng không mong
muốn).
• Hỗ trợ băng thông rộng.
• Truyền dẫn với tỉ số tín hiệu trên nhiễu (S/N) cao, công suất nhiễu thấp.
• Cung cấp các nối kết linh hoạt.

Trang 12
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Ngoài những nhân tố này, một giải pháp tốt cho vấn đề last mile phải mang
lại cho người dùng:
• Khả năng sẵn sàng sử dụng và độ tin cậy cao.
• Dung lượng trên một người dùng cao:
ƒ Một đường dẫn được chia sẻ giữa nhiều người dùng phải cung cấp dung
lượng cao tương ứng để hỗ trợ hợp lý mỗi người dùng. Điều này đúng
cho việc truyền thông tin mỗi hướng.
ƒ dung lượng yêu cầu có khả năng được mở rộng tối đa.
1.4 Những giải pháp vùng last mile đang tồn tại ở Việt Nam
1.4.1 Những hệ thống có dây
Mạng khu vực cục bộ (LAN)
Là một mạng máy tính bao phủ một khu vực địa lí nhỏ như nhà ở, cơ quan
hoặc một nhóm các tòa nhà nhỏ như trường học, sân bay. Đặc điểm của mạng LAN
tương phản với mạng khu vực diện rộng WAN, bao gồm tốc độ truyền dữ liệu cao,
khu vực địa lý nhỏ và không phù hợp cho đường truyền kênh riêng (lease line). Kĩ
thuật Ethernet trên cáp xoắn đôi và WLAN đang được sử dụng phổ biến nhất cho
mạng này. Ethernet là một họ của kĩ thuật mạng máy tính dựa trên việc truyền dữ
liệu khung, định nghĩa chuẩn dây dẫn và tín hiệu cho lớp vật lý của mô hình OSI.
Sử dụng giao thức đa truy cập cảm nhận sóng mang có phát hiện xung đột (CSMA-
CD).
Mặc dù sử LAN dụng giao thức CSMA-CD nhưng với đặc tính đường truyền
và nhiều người dùng cùng truy cập đường dẫn đã hạn chế tốc độ dữ liệu và khoảng
cách địa lí..
Telephone
Trong thế kỉ 20, chúng ta đã nâng cao khả năng sử dụng đường dây điện
thoại hiện có nhằm tăng dung lượng. Tuy rằng chiều dài tối đa phải được kiểm soát
chặt chẽ, nhưng với sự hổ trợ cho băng thông truyền dẫn cao và kĩ thuật điều chế cải
tiến, những đường dây thuê bao số (DSL) tăng dung lượng lên 20-30 lần so với hệ
thống băng thoại ban đầu. Tuy nhiên, với đặc điểm vật lí cơ bản, những giới hạn của

Trang 13
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

môi trường truyền đồng thời xuất hiện những tổng dài IP cung cấp các dịch vụ phi
thoại nên hệ thống đường dây cần được thay thế bởi một hệ thống mới, đáp ứng yêu
cầu của người dùng tốt hơn.
CATV( cáp truyền hình)
Truyền hình cáp là một hệ thống cung cấp chương trình truyền hình cho
khách hàng bằng việc truyền tín hiệu tần số vô tuyến qua cáp đồng trục thay cho
phương pháp truyền hình quảng bá truyền thống (phát sóng vô tuyến qua không
khí). Các chương trình đài FM, Internet tốc độ cao, thoại và các dịch vụ phi hình
cũng được cung cấp. Hệ thống truyền hình cáp đã được mở rộng để cung cấp thông
tin hai chiều trên đường cáp vật lý sẵn có. Nhưng băng thông cho hướng thông tin
từ khách đến mạng và tỉ số S/N đạt được là bị giới hạn. Nên người dùng gặp 1 giới
hạn trên khi chia sẽ cáp truyền hình với các người dùng khác.
Cáp quang
Cáp quang là phương tiện trội hơn vì cung cấp dung lượng thông tin lớn.
Những công nghệ mới FTTx (dịch vụ cung cấp cáp quang trực tiếp đến người dùng)
và mạng PON (mạng quang thụ động) có khả năng thỏa mãn nhu cầu băng thông
rộng nhưng không phố biến cho hầu hết người dùng do chi phí lắp đặt cao và đôi
khi không khả thi.
1.4.2 Những hệ thống không dây
Sóng vô tuyến
Sử dụng tần số thấp tới siêu cao tần. Sự suy hao đường truyền chủ yếu là suy
hao không gian tự do, tăng nhanh theo khoảng cách do đó máy thu nhận tín hiệu rất
thấp. Trong kĩ thuật truyền sóng vô tuyến đường kính anten thay đổi theo bước sóng
để thu được tín hiệu tốt hơn. Và chỉ những bước sóng ngắn thích hợp cho truyền
thông với dung lượng lớn nhưng khoảng cách lại bị giới hạn. Nói chung vì sóng
mạng của sóng vô tuyến radio nhỏ hơn 100GHz nên trên lí thuyết không thể truyền
băng thông lớn hơn 1Gbps và không phải lúc nào cũng thực hiện. Vậy vẫn không
thể thỏa mãn yêu cầu băng thông rất lớn của khách hàng lớn.

Trang 14
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Tryền tin quảng bá phát thanh và truyền hình


Truyền hình, phát thanh mặt đất hoạt động dải 50MHz đến 1000MHz chỉ đáp
ứng yêu cầu băng thông cho dịch vụ truyền hình. Và không thích hợp với việc
truyền song công.
Truyền tin không dây song công
Hệ thống không dây song công đầu tiên giới hạn cho những ứng dụng dung
lượng thấp như audio, facimile hoặc điện báo đánh chữ. Hệ thống dung lượng cao
giới hạn ở tần số UHF hoặc siêu cao tần và ở đường truyền điểm-điểm. Hệ thống
dung lượng cao hơn như hệ thống di động tế bào thế hệ 3G yêu cầu cơ sở hạ tầng
lớn hơn của những địa điểm cell đặt gần nhau để duy trì thông tin trong môi trường
điển hình, nơi suy hao đường truyền lớn hơn trong không gian tự do, nơi truy cập
nhiều hướng từ người dùng. Và đặt biệt tốc độ không cao, độ an toàn và phí sử dụng
không phù hợp với các khách hàng lớn, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội.
Thông tin vệ tinh
Hệ thống vệ tinh có vùng phủ sóng rộng do đó phục vụ được nhiều người
dùng cùng chia sẻ thông tin. Nhưng đường truyền vệ tinh địa tĩnh rất dài nên không
thích hợp cho những ứng dụng thời gian thực. Như là giải pháp cho vùng last mile,
hệ thống vệ tinh giới hạn về những ứng dụng và phạm vị chia sẻ. Vì đường truyền
dài nên tín hiệu bị suy giảm nghiêm trọng trừ khi sử dụng anten trạm mặt đất định
hướng cao và tiết diện lớn. Vệ tinh phải có dung lượng cao để đảm bảo nhu cầu của
nhiều người dùng cùng chia sẻ và mỗi người dùng có anten lớn, với yêu cầu về độ
định hướng cao để thu được tín hiệu.
Yêu cầu về hệ thống vệ tinh dung lượng cao và truyền tin hai hướng không
kinh tế (do chi phí lắp đặt hệ thống vệ tinh). Do đó hệ thống vệ tinh không thành
công.
1.4.3 Vấn đề tồn tại của hệ thống phân phát “last mile”
Mạng cáp quang tồn tại rộng khắp và lượng cáp quang được lắp đặt tiếp tục
phát triển. Với sự hoàn thiện bộ ghép kênh phân chia theo mật độ bước sóng
(DWDM) khả năng mang thông tin là khổng lồ. Có thể đạt được ít nhất dung lượng

Trang 15
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

10Tbps trên 1 sợi quang đơn mode. Dung lượng này, về lý thuyết, cho phép tới 1
triệu thuê bao 10Mbps đồng thời trên một cáp quang đơn mode. Tuy nhiên vấn đề
là làm sao đưa những dung lượng này tới những thuê bao thực sự, những người
không có sự truy cập cáp quang trực tiếp tới mạng. Hình 1.2 thể hiện tình trạng này.

Hình 1.2 Vấn đề last mile


Hiện tại, dung lượng lớn nhất phục vụ thuê bao là từ truy cập có dây (cáp
đồng) tới mạng, Vì cáp quang kết nối những trạm chuyển mạch của công ty viễn
thông trong khu vực đô thị còn khách hàng tạo kết nối tới trạm này. Việc sử dụng
cáp xoắn đôi cho người dùng truy cập ở tốc độ 128Kbps→2.3Mbps. Hầu hết truy
cập dạng này thông qua đương dây thuê bao số DSL( digital subcriber lines) với
giới hạn 144kb/s, ADSL( asynchronous DSL) giới hạn 8Mbps. Cáp modem có thể
cung cấp tốc độ truy cập khoảng 30 Mb/s, nhưng nhiều thuê bao chia sẽ 1 sợi cáp và
thường có vài thuê bao cùng sử dụng trong 1 thời điểm nên tốc độ thực sự giảm
xuống đáng kể.
Vấn đề bắt cầu sẽ được giải quyết bằng việc lắp đặt cáp quang tới mỗi thuê
bao. Nhưng điều này là chưa thể thực hiện khi không có đủ số lượng thuê bao,do
chi phí lắp đặt cao. Hệ thống thông tin quang không dây giải quyết yêu cầu này.

Trang 16
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

1.4.4 Giải pháp thông tin quang không dây


Quang không dây mang lại một giải pháp hấp dẫn cho vấn đề “last mile”,
đặc biệt cho nhưng vùng đô thị mật độ dân đông. Dich vụ quang không dây cung
cấp nhu cầu băng rộng mà không cần mở rộng việc xây dựng cấu trúc hạ tầng cơ sở
đắt tiền.
Bộ thu phát quang có thể lắp đặt trong cửa sổ hoặc trên nóc tòa nhà và thông
tin tới node cục bộ mang đến kết nối quang độc lập cho mỗi thuê bao. Cách này
thuê bao chỉ trả chi phí lắp đặt từ thuê bao tới node mạng.

Hình 1.3 Giải pháp quang không gian


Giải pháp quang không dây cho vùng last mile với khoảng cách < 300m và
khi nhiều tòa nhà mọc lên thì khoảng cách này giảm xuống nhằm đảm bảo kết nối
tin cậy cho thuê bao và node mạng.
Tương lai không xa, việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ quang không
dây như là một sự mở rộng đối với Internet, phụ thuộc vào sự đảm bảo những topo
vật lý động cơ bản, có thể điều khiển sự truy cập mềm dẻo và chắc chắn. Hơn nữa
sự mở rộng này sẽ tương thích với mạng đường dây băng rộng để đạt yêu cầu về
truyền dẫn và quản lý dữ liệu Tb.
Quang không dây là sự bổ sung hoàn chỉnh cho kĩ thuật không dây RF. Phổ
tần số RF đang trở nên dày đặc và nhu cầu cho băng rộng tăng rất nhanh. Tuy nhiên,
ở tần số sóng mang thấp, thậm chí với những vị trí phổ tần mới trong vùng Giga Hz,

Trang 17
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

những thuê bao cá nhân chỉ đạt được băng thông khiêm tốn, đặc biệt trong vùng
đông dân cư. Vì kĩ thuật không dây truyền thống là công nghệ quảng bá tất cả
những thuê bao trong một cell phải chia sẻ băng thông sẵn có, những cell phải được
lập nhỏ hơn để hạn chế phổ cứu nguy trong những cell lân cận. Nghiên cứu gần đây
cho thấy, mạng không không thể tăng mật độ, kích thước và số lượng cũng bị giới
hạn. Quang không dây là cách giải pháp hay cho vấn đề này.
Công nghệ tầm nhìn thẳng này tránh sự lãng phí cả miền tần số và không gian
tồn tại trong công nghệ quảng bá. Quang không dây cung cấp 1 kênh với bảo mật
dữ liệu cao dành riêng cho sự trao đổi thông tin giữa hai đầu cuối. Không có sự cấp
phát tần số kéo theo không có sự can nhiễu quang trọng giữa những kênh khác nhau
thậm chí giữa những người dùng sử dụng một tần số mang.
1.5 Kỹ thuật quang không dây( free space optics)
1.5.1 Khái niệm
FSO( free space optics) là 1 kỹ thuật viễn thông sử dụng phương pháp truyền
ánh sáng trong môi trường không gian tự do để truyền dữ liệu giữa 2 điểm. Đó là kỹ
thuật truyền băng rộng tầm nhìn thẳng sử dụng tín hiệu được điều chế bằng xung
ánh sáng để truyền dữ liệu không dây. Thay vì các xung ánh sáng được truyền trong
sợi quang, chúng được truyền trong các luồng áng sáng hẹp xuyên qua không khí.
1.5.2 Các công nghệ cơ bản
Kỹ thuật FSO là kết nối mạng không dây dùng ánh sáng thay cho sóng radio;
là kết nối quang dựa trên cơ sở Laser mà không dùng sợi quang. Nó dựa trên kết nối
giữa các thiết bị quang không dây, mỗi thiết bị bao gồm các bộ thu phát quang để
truyền và nhận tín hiệu quang để tạo ra kết nối song công. Tại mỗi điểm kết nối sử
dụng 1 nguồn quang và 1 thấu kính để truyền ánh sáng xuyên qua không khí tới
thấu kính bên thu nhận thông tin. Tại đây, thấu kính được kết nối tới 1 bộ thu có độ
nhạy cao qua sợi quang.
Một đường kết nối quang không gian FSO bao gồm 2 bộ thu phát quang
hướng thẳng vào nhau 1 cách chính xác với tấm nhìn thẳng không có vật cản.
Thông thường, các bộ thu phát quang thường được đặt trên sân thượng hay sau cửa

Trang 18
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

kính của tòa nhà cao tầng. Đường kết nối FSO có thể hoạt động trong khoảng cách
vài trăm mét đến vài ngàn mét.
Lens

Hình 1.4 Mô hình thu phát quang không gian

Hình 1.5 Giao diện giữa tuyến FSO và Switch, Router, Bridge

Nếu tia sáng cỡ như 1 cây bút chì thì rất khó để định hướng thiết bị thu phát
của hệ thống FSO. Vì vậy các thấu kính được sử dụng để mở rộng chùm tia sáng.
Nếu ta trải rộng tia sáng 1 góc 6 mili radian thì với khoảng các 1km ta có đường
kính 6m. Trải rộng tia có 2 mục đích; đầu tiên là cho phép lắp đặt dễ dàng hơn, và
hơn nữa là cho phép sự dịch chuyển tương đối các tòa nhà hay các trụ mà hệ thống
đặt trên đó.

Trang 19
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Hệ thống FSO dùng phổ tần hồng ngoại, vùng có tần số nhỏ hơn phổ tần thấp
nhất của ánh sáng thấy được. Đặc biệt, các tín hiệu quang sử dụng ánh sáng ở phạm
vi tần số 1 THz. Ở tần số này, tín hiệu có bước sóng vào khoảng µm (1µm =
1/1.000.000m). Các hệ thống FSO hiện đại ngày nay dùng 2 khoảng bước sóng 780-
850nm và 1550nm.
Thách thức lớn nhất của công nghệ quang không gian tự do là suy hao rất lớn
và thay đổi với biên độ rộng phụ thuộc vào thời tiết. Suy hao lớn nhất là do sương
mù, tuyết( khí hậu ôn đới); hơi nước, sương sớm, mưa( khí hậu nhiệt đới). Chính
điều này làm cho khoảng cách của đường truyền FSO bị hạn chế trong pham vi vài
km.
Sự thẳng hàng thu phát của hệ thống có yếu tố quyết định. Tia hồng ngoại là
không đồng nhất, phần lớn năng lượng tập trung ở vùng trung tâm của tia sáng. Vậy
khi định hướng thẳng hàng, thiết bị thu phải ở vùng trung tâm.
Hình 1.6 cho ta thấy sự phân bố cường độ ánh sáng của luồng ánh sáng khi
được truyền đi. Ở trung tâm cường độ ánh sáng tập trung cao nên cần phải định
hướng bộ thu vào trung tâm luồng ánh sáng. Và khi đó ổn định tuyến, xác suất hoạt
động tốt của hệ thống sẽ tốt hơn rất nhiều khi để mất độ định hướng.

Tuyến sẽ hoạt động bình thường với


xác suất > 99,99 % nếu định hướng
đúng.

Tuyến sẽ hoạt động trong điều kiện


thời tiết trong, sáng sủa, nhưng có thể
bị mất kết nối trong điều kiện mưa,
sương mù nếu định hướng không đúng
phần có năng lượng lớn nhất của tia
sáng.

Hình 1.6 Vấn đề định hướng thẳng hàng của các bộ thu phat quang trong hệ thống

Trang 20
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

1.6 Ứng dụng FSO vào mạng viễn thông


Các ưu điểm của hệ thống FSO như: tốc độ truyền dữ liệu cao, không trả phí
định kỳ, không cần đăng kí tần số, lắp đặt nhanh, không có giao thoa, nhiễu xuyên
âm sóng radio, bảo mật cao. FSO là lựa chọn tốt nhất khi ít nhất 2 trong các ưu
điểm trên là cần thiết cho kỹ thuật truyền tin. Những đặc điểm này làm kỹ thuật
FSO phù hợp với các ứng dụng sau:
1.6.1 Kết nối truy cập tới người dùng
FSO được sử dụng ngày càng nhiều như là 1 kỹ thuật “cầu nối” để mở rộng hệ
thống mạng của các nhà cung cấp đến những nơi mà việc lắp đặt sợi quang là không
kinh tế để cung cấp 1 truy cập tốc độ cao.

Hình 1.7 mô hình mạng phân phối trong thành phố bằng kĩ thuật FSO
Trên hình 1.7 minh họa, ta có thể xem đây là 1 khu vực thành phố đã phát triển lâu.
Các đường màu đen lớn là các đường trong thành phố. Nhà cung cấp có 1 đường
backbone bằng sợi quang đến trạm POP, có thể qua điểm A, B. Nhưng thật không
kinh tế khi ta kéo sợi quang đến từng thuê bao.

Trang 21
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Tại các điểm A, B, C ta dùng kỹ thuật FSO để cung cấp đường truy cấp tốc
độ hàng trăm Mbit/s cho khách hàng. Thậm chí ta cung có thể xây dựng đường trục
từ POP đến A, B, C bằng các “cầu nối” vài Gbps
1.6.2 Mạng MAN thành phố, LAN to LAN trong các tổ chức doanh nghiệp lớn
FSO có thể cung cấp 1 giao diện Ethernet trong môi trường LAN to LAN.
Điều này làm giảm bớt vấn đề kinh tế trong việc thiết lập các kết nối, giao diện giữa
các khu vực, và việc hổ trợ đơn giản.
Vì vậy người quản lí mạng có thể xây dựng 1 mạng Fast Ethenet trong khu
vực nhà trường, kí túc xá, với các kết nối điểm tới điểm đơn giản, với sự tối thiểu về
kinh tế và nguy cơ phá vỡ mạng.

Hình 1.8 Mô hình tuyến nối LAN to LAN bằng FSO


1.6.3 GSM và 3G
Các mạng di động tế bào hiện tại có yêu cầu băng thông tăng trên các cấu
trúc được sử dụng để kết nối các trạm thu phát sóng. Đặc biệt các dịch vụ băng rộng
của thế hệ mạng 3G làm vấn đề càng thêm cấp thiết. Kích thước của các vùng
phủ(cell), đặc biệt trong thành phố đang co lại. Sự phát triển này có nghĩa rằng cần
phải tìm kiếm 1 sự thay thế cho đường kết nối viba truyền thống được sử dụng để
kết nối các cell và giữa các cell với mạng. FSO cung cấp 1 băng thông lớn, không
yêu cầu sự cấp phép nào, cho phép nhà điều hành mạng triển khai mạng nhanh
chóng và giá thành thấp.

Trang 22
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Hình 1.9 Mô hình mạng xương sống trong hệ thống thông tin di động.
1.7 Kết luận
Với sự phát triển nhanh chóng nhu cầu truy cập băng rộng, sự ra đời các công
nghệ băng rộng là cấp thiết hơn bao giờ hết. Và như đã trình bày trong chương này
thì các công nghệ hiện tại mà hoặc không đáp ứng được yêu cầu băng thông như hệ
thống đường dây điện thoại hoặc gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện vì chi phí
và vướng mắc cở sở hạ tầng hiện tại như việc lắp đặt tuyến quang. Trong khi đó
công nghệ quang không gian là một giải pháp lý tưởng. Công nghệ này có những ưu
điểm vượt trội như băng thông cực lớn nhờ dùng ánh sáng để truyền thông tin,
khoảng cách hợp lí cho những giải pháp “last mile”so với những công nghệ khác.
Tuy vậy còn nhiều vấn đề cần giải quyết để hoàn thiện và đưa hệ thống vào
thực tế. Và vấn đề lớn nhất là sự ảnh hưởng và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời
tiết môi trường. Điều này là xuất phát từ đặt trưng hệ thống dùng ánh sáng có bước
sóng trong phạm vị suy hao và tán xạ lớn do các hạt lơ lững trong không khí như
sương, mưa phùn, hơi ẩm. Công việc của ta la phải hiệu rõ hoạt động của tuyến
FSO và đánh giá các tác động và tìm ra giải pháp tối ưu cho điều kiện Việt Nam.

Trang 23
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Chương 2: TUYẾN QUANG KHÔNG DÂY

2.1 Giới thiệu chương


Chương này giới thiệu các vấn đề chi tiết hơn trong việc xây dựng vận hành
và tối ưu 1 tuyến quang không dây – ứng dụng đặc trưng nhất của hệ thống quang
không dây như sau
• các phần trong 1 tuyến quang cần có,
• Yếu tố ảnh hưởng, đánh giá, nâng cao chất lượng tuyến quang không dây
• Đặc điểm đường truyền trong FSO
• vấn đề lựa chọn tần số
2.2 Hệ thống tuyến quang không dây
Trong hệ thống thông tin quang hoàn chỉnh gồm có những bộ phận: bộ phát,
bộ thu và hệ thống bám đuổi quang.
Phía phát: Yêu cầu quang trọng của hệ thống là kích thước và phẩm chất.
• Kích thước bề mặt laser xác định công suất ra lớn nhất an toàn có thể giảm
những ảnh hưởng khi có vật cản (như chim bay ngang qua).
• Phẩm chất của thiết bị cùng với số F (xác định trường nhìn) và bước sóng,
xác định độ phân tán của chùm laser ở phía thu.
Phía thu: vấn đề quan trọng là kích thước miệng thu và số f.
• Kích thước miêng thu cho biết được lượng ánh sáng thu được trên máy thu.
• Số F xác định trường nhìn của bộ tách sóng.
Hệ thống bám đuổi quang: Trường nhìn của hệ thống bám đuổi phải đủ rộng
nhằm đạt được và duy trì tính nguyên vẹn tuyến hệ thống.

Trang 24
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Hình 2.1 Hệ thống con trong hệ thống quang không


2.2.1 Bộ phát
Lựa chọn những bộ phát có những tham số gần với những thiết bị phát của
mạng cáp quang nhằm giảm giá thành và khâu chuẩn bị thiết bị trong quá trình thiết
kế. Thiết bị phát phải có công suất lớn, đảm bảo an toàn với mắt người. Thường sử
dụng theo chuẩn phân loại sau:
Bảng 2.1 Phân loại độ an toàn laser của bộ phát nguồn (optics wireless - the story so )
880 nm 1310 nm 1550 nm
Nhóm 1 >= 0,5 mW >= 8,8 mW >= 10 mW

Nhóm 2 N/A N/A N/A

Nhóm 3A 0,5 – 2,5 mW 8,8 – 45 mW 10 – 50 mW


Nhóm 3B 2,5 – 500 mW 45 – 500 mW 50 – 500 mW

Các hệ thống hoạt động ngoài trời thường sử dụng các Laser công suất cao
trong nhóm 3B để đạt độ dự trữ công suất tốt. Tiêu chuẩn an toàn đề nghị rằng
những hệ thống này nên đặt ở nơi mà luồng ánh sáng không bị gián đoạn, hay bị
nhìn trược tiếp bởi mắt người 1 cách tình cờ.

Trang 25
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Bộ phát thường sử dụng laser diode vì nó phổ biến trên thị trường và đáp ứng
những bước sóng mong muốn
Những tham số then chốt cần phải xem xét trong quá trình thiết kế: bước
sóng λ , công suất P0, thời gian lên tr , thời gian xuống t f .

LD phát chùm ánh sáng cường độ cao dựa trên dòng ngưỡng đầu vào, hoạt
động phụ thuộc nhiệt độ T. Hình 3.3 thể hiện 2 đặc tuyến của cường độ ánh sáng
đầu ra trên dòng đầu vào ở hai điều kiện nhiệt độ khác nhau T1 và T2 (T1<T2). Ta
thấy, dòng ngưỡng I th dịch sang phải ở nhiệt độ T2. Dòng ngưỡng này là hàm của
nhiệt độ:
I th = I 0 + K1eT / T1 (3.1)

Trong đó I 0
, K1 , T1 là những hằng số cho từng laser cụ thể. Ví dụ, laser

DBF có I0=1,8mA, K1=3.85mA và T1=400C.

Hình 2.2 Dòng laser, điện áp thuận và công suất quang đầu ra
Hình 2.2 cho thấy khi nhiệt độ tăng từ T1 lên T2 thì đặc tuyến của Laser thay
đổi. Ở đây ta thấy độ dốc giảm và dòng Ibias tăng làm cho hiệu suất của Laser giảm.
Quá trình điều chế làm việc như sau: ta duy trì một dòng phân cực qua LD
đủ bằng Ibias, khi truyền bit ‘1’ dòng phân cực tăng lên (Ibias +Imod) tạo phát xạ lớn
đầu ra. Còn khi truyền bit ‘0’ thì dòng vẫn giữ nguyên hoặc có tăng nhưng chưa đủ
như ở mức ‘1’ thì không có tín hiệu. Có nhiều phương pháp điều chế nhưng phương
pháp điều chế cường độ IM hay OOK phù hợp với tính đặc tính này nhất.

Trang 26
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Hình 2.3 Điều chế IM ở hai nhiệt độ khác nhau


Ngoài cách thức điều chế và công suất , thì vấn đề tần cũng quan trọng cho
việc lựa chọn thiết bị. Có 2 cửa sổ tần số mà thường được dùng trong LASER có
bước sóng 780-925nm và 1525-1580nm. Các tần số khác có thể dùng cho hệ thống
FSO nhưng ta chỉ dùng 2 tần số trên vì nhiều lí do mà ta sẽ xét sau.
Hệ thống FSO phải đạt được các chỉ tiêu sau:
• khả năng hoạt động ở tần số cao( quan trọng đối với hệ thống FSO
khoảng cách xa).
• Sự điều chế tốc độ cao( quan trọng đối với hệ thống FSO tốc độ cao).
• Vùng phủ nhỏ và công suất tiêu thụ nhỏ( điều này luôn quan trọng trong
tất cả các hệ thống).
• Có khả năng hoạt động trong phạm vi nhiệt độ lớn mà không giảm hệ
suất đáng kể ( quan trong đối với hệ thống ngoài trời).
• Thời gian trung bình giữa 2 lần bị sự cố là hơn 10 năm.
Để thỏa mãn yêu cầu trên, ta thường sử dụng Laser phát xạ mặt với bộ cộng
hưởng thẳng đứng (VCSELs) dùng cho phạm bước sóng hồng ngoại ngắn và Laser
FD hay DFB dùng cho phạm vi bước sóng hồng ngoại dài. Các loại Laser khác là
không thích hợp cho hệ thống FSO hiệu suất cao.

Trang 27
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Hình 2.4 Cấu tạo Laser VCSEL


2.2.2 Nguồn khuếch đại
Nguồn khuếch đại, như EDFAs và các bộ khuếch đại bán dẫn (SOAs), được
sử dụng để nâng công suất của các nguồn Laser công suất thấp. Công nghệ EDFAs
và SOA cũng có thể khuếch đại 1 bước sóng và đa bước sóng đồng thời, cái mà
được biết là ghép kênh phân chia bước sóng (WDM). Với độ lợi có thể lớn hơn
30dB, EDFAs có thể tạo ra công suất ra ở bước sóng 1550nm của 1 hệ thống FSO
lên khoảng 1W đến 2W. Ở thời điểm hiện tại EDFAs có thể giá thành còn khá cao,
và mục đích sử dụng của chúng ta hướng tới hệ thống hoạt động ở tốc độ 1 Gbps.
2.2.3 Thiết bị thu, tách sóng
So với thiết bị phát ánh sáng, bộ phận thu có nhiều giới hạn hơn. Hai hệ
thống tách sóng thông thường nhất dùng trong phạm vi phổ gần hồng ngoại dựa trên
công nghê silicon hay InGaAs. Tất cả các thiết bị có 1 đáp ứng phổ khá rộng, và
không như Laser, chúng không hoạt động ở 1 khoảng bước sóng đặc biệt. Nếu ta
cần giải điều chế 1 bước sóng đặc biệt, trong hê thống WDM, thì các bộ lọc bước
sóng bên trong sẽ kết hợp chặt chẽ vào trong thiết kế.
Điều chế bước sóng ngắn (hồng ngoại 1330nm)
Silicon là thường được sử dụng là vật liệu tách sóng trong vùng bước sóng
gần hồng ngoại và thấy được. Công nghệ silicon là rất hoàn thiện, và thiết bị thu
silicon có thể tách được tín hiệu của các áng sáng ở mức cực thấp.

Trang 28
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Cũng như phần lớn vật liệu tách sóng băng rộng, Silicon có 1 đáp ứng phổ
độc lập với bước sóng hoạt động của bộ phát. Bộ tách sóng dựa trên Silicon thường
có 1 đáp ứng nhạy cao tại bước sóng 850nm, tạo ra bộ tách sóng lí tưởng sử dụng
cùng với bộ phát xạ VCSELs bước sóng ngắn 850nm. Tuy nhiên độ nhạy của nó
giảm nhanh khi ở vùng bước sóng 1µm. Như kết quả thực nghiệm, 1100nm đánh
dấu bước sóng cắt của bộ tách sóng dùng silicon, và nó không thể hoạt động ngoài
vùng này. Bộ tách sóng silicon có thể hoạt động ở băng thông rất lớn, 1 ứng dụng
hiện tại là khoảng 10Gbps. Có 2 bộ tách sóng thông dụng PIN silicon (Si-PIN) và
APD (Si-APD).
• Si-PIN với bộ khuếch đại đổi tần tích hợp cũng rất thông dụng. Trong các bộ
tách sóng này, thì độ nhạy là 1 hàm của băng thông tín hiệu điều chế, và độ
nhạy sẽ giảm khi băng thông tách sóng tăng lên. Giá trị độ nhạy thông
thường của Si-PIN là khoảng -34dB ở tốc độ 155Mbps.
• Si-APD có độ nhạy cao hơn vì tiến trình khuếch đại (thác lũ) bên trong. Vì
vậy bộ tách sóng Si-APD là hữu ích hơn trong FSO. Độ nhạy cho các ứng
dụng băng thông rộng, có thể thấp hơn -55dBm ở tốc độ vài Mbps, -52dBm
ở tốc độ 155Mbps, -46dBm ở 622Mbps.
Bộ tách sóng silicon có thể hơi lớn về kich thước (ví dụ: 0.2 x 0.2 mm) và
vẫn hoạt động ở tốc độ cao. Đặc tính này sẽ giảm thiểu suy hao khi ánh sáng tập
trung vào bộ tách sóng và hoặc là các thấu kính đường kính lớn hay gương parabol
phản xạ được dùng.
Giải điều chế bước sóng dài (hồng ngoại 1550nm)
InGaAs là vật liệu thường dùng cho việc tách sóng các bước sóng dài. Tương
tự như Silicon, InGaAs là 1 vật liệu tách sóng băng thông rộng, và đáp ứng phổ hay
hiệu ứng lượng tử cơ bản là phụ thuộc vào bước sóng giải điều chế. Các thập niên
trước, đặc tính của bộ tách sóng InGaAs về độ nhạy, băng thông hữa dụng và các kỹ
thuật sợi quang bước sóng 1550 nm đã liên lục được phát triễn. Gần 100% hệ thống
sợi quang sử dụng InGaAs là vật liệu tách sóng. Về mặt kinh tế, bộ tách sóng
InGaAs là có thể tối ưu cho bước sóng 1310 nm hoặc 1550 nm. Vì độ nhạy giảm

Trang 29
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

nghiêm trọng ở các bước sóng ngắn nên InGaAs không dùng cho việc tách sóng ở
phạm vi bước sóng 850nm.
Lợi ích lớn nhất của bộ tách sóng InGaAs là khả năng hoạt động ở băng
thông cực lớn kết hợp với đáp ứng phổ cao ở bước sóng 1550 nm. Hầu hết các bộ
thu InGaAs sử dụng công nghệ PIN hay APD. Cũng như slicon, InGaAs APD có độ
nhạy cao hơn vì tiến trình khuếch đại (thác lũ) bên trong. Giá trị độ nhạy băng thông
cao -46dBm ở tốc độ 155Mbps, hay -36dBm cho tốc độ 1,25 Gbps; mặc dù kích
thước của bộ tách sóng InGaAs là nhỏ hơn so với thiết bị tương tự cho silicon. Điều
này làm cho việc nối kết ánh sáng gặp nhiều khó khăn hơn.

Hình 2.5 mô hình 1 bộ thu phát Laser dùng trong hệ thống FSO.
optical_wireless(PPT)

2.2.4 Hệ thống bám đuổi


Bộ tách sóng với vật liệu bằng CCD, CMOS được sử dụng trong hệ thống
bám đuổi. Các thiết bị có diện tích bề mặt tương đối lớn sẽ dễ dàng định hướng
thẳng hàng tới bộ thu quang hệ thống bám đuổi.

Trang 30
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Đối với những hệ thống quang gắn trên tòa nhà thì băng thông cho hệ thống
bám đuổi thấp vì sự lay động của tòa nhà ảnh hưởng bởi một số yếu tố xảy ra với
tần suất thấp. Với hệ thống gắn trên tháp hoặc trụ thì băng thông bám đuổi cao hơn
để chống lại tác động của gió.
Vậy sự lựa chọn hệ thống con phụ thuộc thật sự vào ứng dụng cụ thể và số
lượng thiết bị để tạo thành một mạng quang không gian.
2.3 Đặc điểm đường truyền trong FSO
2.3.1 Các loại suy hao trong môi trường truyền dẫn FSO
Tuyến FSO bao hàm sự truyền, hấp thụ và tán xạ ánh sáng bởi khí quyển trái
đất. Khí quyển tương tác với ánh sáng phụ thuộc vào thành phần không khí, trong
điều kiện bình thường, bao gồm nhiều loại phân tử khí và các hạt lơ lững khác nhau.
Sự tương tác tạo ra nhiều hiện tượng quang học khác nhau: hấp thụ chọn lọc, tán xạ,
sự chập chờn ánh sáng thu được.
Sự hấp thụ chọn lọc của những bức xạ được truyền trong các bước sóng ánh
sáng được tạo ra từ những tương tác của các photon và các phân tử, nguyên tử (H-
2O, CO2, N2, O2, H2, O3...). Điều này dẫn đến sự biến mất của các photon truyền tới,
suy hao tín hiệu và làm tăng nhiệt độ xung quanh. Hiện tượng này phụ thuộc vào
thành phần không khí và bước ánh sáng sử dụng. Có những vùng bước sóng mà sự
truyền gần như trong suốt (không có hấp thụ) gọi là cửa sổ tần số.

Hinh 2.6 sự ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ đến tuyến FSO

Trang 31
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Tán xạ môi trường không khí là kết quả tương tác 1 phần ánh sáng và các
phần tử (bụi, các dạng hạt nước trong không khí) trong môi trường truyền sóng. Nó
chỉ thay đổi hướng bức xạ của thành phần tương tác mà không có thay đổi bước
sóng. Tán xạ xảy ra khi kích thước của các hạt trong không khí có kích thước tương
đương với bước sóng của ánh sáng được truyền. Và trong điều kiện thực tế thì chủ
yếu tạo ra do sương mù, mưa phùn.
Dưới sự ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ bên trong môi trường truyền, sự
phân bố ngẫu nhiên của các lớp không khí trên đường được tạo ra. Các lớp này có
khoảng cách biến đổi (10cm – 1km) và có nhiệt độ khác nhau, tạo ra các hệ số khúc
xạ khác nhau là nguyên nhân sinh ra sự tán xạ, đa đường, biến đổi góc tới. Tín hiệu
thu được thay đổi nhanh với phạm vi tần số 0.01 – 200 Hz. Mặt sóng thay đổi tạo ra
sự hội tụ và phân kỳ của chùm ánh sáng. Những sự thay đổi của tín hiệu là hiện
tượng chập chờn trong FSO.
Ngoài ra, các tác động khác cũng ảnh hưởng rất lớn đến đường tryền như các
vật chắn phát sinh trong khi sử dụng: cây cối phát triển, các loài sinh vật biết bay;
sự di chuyển của tòa nhà hay cột tháp lắp thiết bị, sự chấn động của mặt đất làm
lệch hướng tia sáng. Các loại này xác xuất xảy ra rất thấp và ta cũng có thể loại bỏ
được.

Trang 32
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Sơ đồ tổng kết ảnh hưởng môi trường tới hệ thống FSO:


Ảnh hưởng của khí quyển
trong sự truyền của trường ánh sáng

Ảnh hưởng làm suy giảm tín hiệu. Ảnh hưởng của hệ số phản xạ.

Tán xạ Hấp thụ Suy Sự nhiễu Mất tia


hao loạn của sáng, do
+ tán xạ + Hấp thụ vạch không không khí sự thay
Reyleigh của các phân tử gian ngẫu nhiên đổi chạm
(bởi cộng khí làm thay đổi của các
hưởng + hấp thụ liên hệ số phản hệ số
electron) tục; xạ phản xạ
+ Tán xạ Mie ozone<800nm
(do các hạt, H2O>700nm
phân tử trong + Hấp thụ bởi
không khí) các phần tử
đặc, lỏng. Méo mặt Mở rộng Nhấp Thay đổi
tia sáng nháy góc tới
sóng

2.3.2 Ảnh hưởng của sự thay đổi không khí đến chất lượng tín hiệu
Sự thay đổi tính chất của không khí gây ra sự biến thiên cường độ tín hiệu
theo không gian và thời gian ở đầu thu. Nguyên nhân là sự thay đổi này làm cho chỉ
số khúc xạ bị thay đổi và không khí giống như những thấu kính làm lệch chùm tia
so với hướng chính đến phía thu. Thời gian thay đổi này chính là thời gian chùm tia
được truyền qua không gian và nó phụ thuộc vào tốc độ gió. Thực tế cho thấy, nếu
sự thăng giáng yếu thì hàm phân bố cường độ tín hiệu tỉ lệ theo hàm logarit thường.
Đối với quang không gian sử dụng truyền lan theo phương ngang, sự thay đổi này
mạnh hơn nên hàm phân bố cường độ thu theo quy luật hàm mũ.
Tham số thường được sử dụng để đo mức độ thay đổi không khí là tham số
cấu trúc khúc xạ Cn2. Nó quan hệ trực tiếp với tốc độ gió. Hình 3.11 mô tả một số
phép đo của tham số này.

Trang 33
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Hình 2.7 Sự thay đổi không khí và Cn2 được đo ở San Diego,Califonia
Hình 2.7 thể hiện biến thiên biên độ của Cn2 suốt 24h trong ngày. Cn2 đạt cực
đại vào giữa trưa lúc nhiệt độ cao nhất.
Sự thay đổi của Cn2 có thể được sử dụng để dự đoán sự thay đổi cường độ tín
hiệu ở đầu thu bằng việc sử dụng biểu thức (3.5).
7 11
σ χ 2 (Cnsq , k , L) := 0, 31.Cnsq .k 6 .L 6 (2.1)

Trong đó: σ χ 2 là phương sai của sự thay đổi cường độ tín hiệu.
-2/3
Cnsq là tham số cấu trúc khúc xạ ở trên (m ).

k là hằng số truyền sóng (radian/m).


L là khoảng cách (m).
Từ biểu thức ta thấy:
ƒ Cường độ thay đổi không khí tỉ lệ nghịch với bước sóng sử dụng (hệ thống
hoạt động ở bước sóng 780 nm có sự thay đổi khoảng hai lần ở 1550 nm ).
ƒ Ảnh hưởng sự thay đổi tỉ lệ thuận với khoảng cách.

Trang 34
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Hình 2.8 quan hệ phương sai và tham số cấu trúc không khí
Hình 2.8 Tthể hiện sự thay đổi như là hàm của khoảng cách với các giá trị
nhỏ nhất, trung bình và lớn nhất của Cn2 được đo ở hình 2.7
Ảnh hưởng của sử thay đổi được mô tả trong hình 3.13. Hình vẽ thể hiện
miệng máy thu với những đóm màu đen và trắng được phân bố ngẫu nhiên. Kích
thước vệt đóm tỉ lệ ( λ R)1/2.
ƒ Ở bước sóng dài vệt đóm lớn hơn ở miệng mày thu. Điều này không tốt cho
hoạt động của hệ thống vì có ít vệt đóm trên miệng thu. Nếu miệng thu chỉ
nhận được một vệt thì yêu cầu phía phát phải tăng công suất để đảm bảo
BER khi vệt đó là vệt đen.
ƒ Kích thước tỉ lệ với căn bậc hai với khoảng cách. Cự li xa hơn ảnh hưởng
xấu đến hệ thống.

Hình 2.9 Vệt đóm và kích thước trung bình miệng thu

Trang 35
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

2.4 Yếu tố ảnh hưởng, đánh giá, nâng cao chất lượng tuyến quang không dây
2.4.1 Tham số ảnh hưởng đến chất lượng của tuyến
2.4.1.1 Phương trình truyền của tuyến
Phương trình truyền của hệ thống quang không gian ở dạng đơn giản (bỏ qua
hiệu suất quang máy phát, nhiễu máy thu…) được nêu ở (3.2).
A receiver
Preceived = Ptransmit . .exp(-α .Range) (2.2)
( Div.Range)2

- A receiver là diện tích mặt máy thu (m2).


- Div là góc phân kì của chùm tia (radian).
1
- α là hệ số suy giảm không khí ( ).
Km
- Ptransmit là công suất máy phát (W).
- exp(-α .Range) là hàm mũ cơ số e của tích hệ số suy giảm và khoảng
cách).
Công suất thu tỉ lệ thuận với công suất phát và diện tích miệng thu. Tỉ lệ
nghịch với bình phương của tích góc phân kì chùm tia và khoảng cách truyền. Tỉ lệ
nghịch với hàm mũ của hệ số suy giảm không khí và khảng cách
Nhìn vào phương trình những biến có thể thay thay đổi được là: công suất
phát, kích thước miệng thu, góc phân kì chùm tia và khoảng cách. Hệ số suy giảm
thì không thể điều khiển được, phụ thuộc điều kiện môi trường bên ngoài và có thể
độc lập với bước sóng trong môi suy hao nghiêm trọng.
Nhận thấy công suất thu phụ thuộc rất lớn vào tích hệ số suy giảm và khoảng
cách. Hình 2.10 mô tả điều này.
Điều đó có nghĩa là trong những điều kiện thời tiết xấu, dù người thiết kế có
tăng công suất phát, kích thước miệng thu, lắp đặt chùm tia rất hẹp thì công suất thu
vẫn không thay đổi. Chỉ có một tham số thay đổi được là khoảng cách, nó phải đủ
ngắn để đảm bảo hệ số suy giảm không chiếm chủ yếu trong phương trình.

Trang 36
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Hình 2.10 trục x thể hiện khoảng cách R (m) của tuyến. Trục y là giá trị của
hệ số nhân exp(-α .Range) (hàm mũ logarit tự nhiên) và hệ số nhân
A receiver
trong biểu thức (2.2).
( Div.Range) 2

Qua phần này ta thấy sự ảnh hưởng lớn của hệ số suy giảm trong môi trường
thời tiết xấu trong phương trình truyền so các đại lượng khác. Tuy nhiên, ta có thể
đạt được những thiết kế hiệu quả, tối ưu, hoạt động tin cậy và kinh tế dưới những
ràng buộc này.
2.4.1.2 Độ suy giảm của không khí
Tham số ảnh hưởng đến chất lượng đường truyền chủ yếu là sự suy hao
không khí. Ta đi phân tích ảnh hưởng của tham số này.
Sự suy giảm công suất laser khi qua môi trường không khí được định nghĩa
theo định luật Beers-Lambert:
P( R)
τ ( R) = = e −σ R (2.3)
P(0)
Trong đó: - τ ( R ) là hàm truyền ở khoảng cách R.
-P(R) là công suất ở R.
-P(0) là công suất ở nguồn phát.
- σ là hệ số suy giảm (1/Km)

Trang 37
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Những hệ số suy giảm thường gặp : không khí khô = 0.1 (0.43dB/Km), bụi
mù= 1 (4.3dB/Km) và sương mù =10 (43dB/Km).
Hệ số suy giảm tạo nên từ sự hấp thụ và tán xạ các photon laser của các phân
tử khí trong không khí. Vì các bước sóng thường được lựa chọn để sử dụng (785
nm, 850 nm, 1550nm) nằm trong vùng cữa sổ truyền nên ảnh hưởng hệ số hấp thụ
nhỏ so với tổng suy hao. Do đó, ảnh hưởng của hệ số suy giảm do tán xạ đường
truyền gây ra là chủ yếu.
Loại tán xạ được xác định bởi kích thước hạt cụ thể so với bước sóng truyền.
Nó được mô tả bởi số kích thước gọi là tham số kích thước α :
2π r
α= (2.4)
λ
Trong đó r là bán kính hạt tán xạ và λ là bước sóng laser.
Bảng 2.2 thể hiện bán kính của hạt tán xạ trong không khí và tham số kích
thước tương ứng của bước sóng laser 785 nm và 1550 nm.

Tham số kích thước α được vẽ trong hình 3.10 cùng với vùng tương ứng
cho tán xạ Rayleigh, Mie và tán xạ không có lựa chọn hoặc hình học. Từ hình 3.10:
Tán xạ Rayleigh xảy ra khi những hạt không khí nhỏ hơn bước sóng laser (785 nm
và 1550 nm) do những phân tử khí (Cox, Nox…) trong không khí. Hệ số suy giảm
thay đổi theo λ −4 . Ảnh hưởng của tán xạ này trong hệ số suy giảm tổng là rất nhỏ.
Khi kích thước hạt tiến tới bước sóng laser, bức xạ của tán xạ hạt theo hướng
ngược với hướng truyền. Tán xạ này là tán xạ Mie do hạt sương mù nhỏ gây ra. Với
tán xạ Mie thì số mũ bước sóng trong quan hệ với hệ số suy giảm thay đổi từ -1.6
tới 0.

Trang 38
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Hình 2.11 Tham số kích thước hạt tán xạ trong bảng 1 ở bước sóng laser 785nm và
1550nm tương ứng cho tán xạ Rayleigh, Mie và tán xạ không lựa chọn
Tán xạ thường gặp thứ ba xảy ra khi kích thước hạt lớn hơn bước sóng. Với
tham số kích thước lớn hơn 50, tán xạ này gọi là tán xạ hình học hoặc không có lựa
chọn (vì không có sự phụ thuộc của hệ số suy giảm vào bước sóng và số mũ của
bước sóng trong hệ số suy giảm bằng 0). Những hạt tán xạ này đủ lớn để góc của
bức xạ tán xạ có thể mô tả bằng quang hình học. Mưa rơi, tuyết và sương dày sẽ gây
tán xạ này.
Nhiệm vụ của chúng ta trả lời câu hỏi lượng tán xạ không khí cho những
tuyến thông tin ngắn hoặc là phụ thuộc vào bước sóng (tán xạ Mie ) hoặc độc lập
với bước sóng (tán xạ hình học hoặc không lựa chọn).
2.4.2 Tham số đánh giá chất lượng của tuyến
2.4.2.1 Khả năng sử dụng tuyến
Khả năng sử dụng tuyến là yếu tố then chốt được xem xét khi lắp đặt hệ
thống. Chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:
ƒ Độ tin cậy của thiết bị. Yếu tố này có thể đảm bảo chắc chắn bằng lựa chọn,
tính toán, thiết kế được nêu ở phần trên.
ƒ Số liệu thống kê độ suy giảm không khí là yếu tố chưa biết. Nó được thu
thập thông qua những thiết bị chuyên dụng như thiết bị đo tầm nhìn, lượng
mưa… Những thiết bị này thường được lắp đặt cùng hệ thống quang không
gian. Từ số liệu của những thiết bị này, ta mới tính toán được hệ số suy giảm

Trang 39
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

không khí. Và ta có thể ước lượng được chính xác khả năng sử dụng tuyến
trên một khoảng cách đường truyền. Chương sau ta xét đến vấn đề này.
2.4.2.2 Tỉ lệ lỗi bit BER và tốc độ dữ liệu trên khoảng cách truyền
Ta xét ảnh hưởng của sương mù dựa trên khoảng tầm nhìn qua ví dụ trong
Hình 2.8. Tòa nhà phía xa cách tòa nhà được chụp ảnh khoảng 300m. Bức hình bên
trái thể hiện không khí khô, hệ số suy hao khoảng 6.5dB/Km (tầm nhìn 2000m )
được đo thông qua dụng cụ nephelometer gắn trên máy chụp ảnh. Suốt quá trình
sương mù, hệ số suy hao được đo khoảng 150dB/Km (tầm nhìn khoảng 113m )
được thể hiện trong bức hình ở giữa, tòa nhà vẫn còn nhìn thấy. Ở bức hình bên
phải, hệ số suy hao là 225dB/Km (tầm nhìn khoảng 75m) và tòa nhà hoàn toàn mất
hút.

Hình 2.12 Điều kiện sương mù/bão tuyết ở Denver, Colorado


Đối với hệ thống thông tin quang không dây, ta cần quan tâm đến tỉ lệ lỗi bit
BER trên khoảng cách và tốc độ dữ liệu trên khoảng cách. Hệ thống thông tin cáp
quang thì đặc tính kênh truyền được biết rất rõ còn hệ thống quang không dây rất
khó trong việc mô hình kênh truyền. Nó phải sử dụng lý thuyết thống kê để tính
toán. Và đặc tính kênh này tác động lên hệ số BER trong chuỗi bit truyền.

Trang 40
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Hình 2.13 Hệ số BER trên khoảng cách ở 1,25Gb/s.


Từ hình 2.13 ta thấy: Do ảnh hưởng suy hao do môi trường rất lớn nên khi
tăng khoảng cách lên từ 10 m – 15 m thì hệ số BER đã thay đổi đáng kể từ 10-12 đến
10-6.
Điều này cũng đúng với quan hệ giữa tốc độ dữ liệu và khoảng cách trong
hình 2.10.

Hình 2.14 Tốc độ dữ liệu trên khoảng cách


Hình 2.14 cho thấy tốc độ dữ liệu giảm xuống từ 1,25Gb/s đến 100Mb/s
nhưng khoảng cách tăng thêm được 30m.
Vậy trong những điều kiện thời tiết khác nhau, thiết kế tốt nhất cho hệ thống
quang không gian là đẩy những tham số (tốc độ và tỉ số BER) tới giới hạn của nó,
việc giảm giá trị những yếu tố này không có ý nghĩa trong việc tăng khoảng cách.
2.4.3 Tham số nâng cao chất lượng của tuyến
2.4.3.1 Hệ thống bám đuổi
Trong hệ thống thông tin quang không gian thì cần thiết có hệ thống bám
đuổi quang. Nhằm khắc phục ảnh hưởng lệch chùm tia ở phía thu. Vì:

Trang 41
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

- Như biểu thức tuyến cho thấy công suất thu tỉ lệ nghịch với bình phương độ
trải rộng chùm tia ở phía thu. Sự trải rộng chùm tia tăng gấp đôi thay đổi biên của
hệ thống 6dB.
- Biên tuyến hệ thống thăng gián bởi sự không chính xác trong lắp đặt theo
thời gian.
Do đó, cần một phần cứng điều khiển bộ phát laser hoặc sử dụng bộ phát tạo
độ trải chùm tia đủ lớn để bù sự lay động của tòa nhà đặt hệ thống.
2.4.3.2 Điều khiển công suất laser
Độ tin cậy của laser là điều đáng quan tâm đối với hệ thống quang không
gian mà cần có thời gian giữa hai lần sai hỏng là 8 năm hoặc hơn. Hai yếu tố ảnh
hưởng đến thời gian sống của laser diode bán dẫn là:
ƒ Nhiệt độ hoạt động trung bình của diode. Với diode laser AlGaAs, năng
lượng hoạt động là 0.65eV, có thời gian sống tăng hai lần khi nhiệt độ giảm
100 C.

Hình 2.15 thể hiện hàm thời gian sống tăng theo nhiệt độ.
ƒ Nhân tố thứ hai là công suất ra trung bình của laser.

.
Hình 2.16 Thể hiện thời gian sống tỉ lệ nghịch với công suất ra của laser
Xét thấy yếu tố nhiệt độ là không thể điều khiển trong hệ thống ngoài trời nên để
tăng thời gian sống cho thiết bị phát ta cần điều khiển công suất ra tự động. Vì phần

Trang 42
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

lớn thời gian tuyến hoạt động trong môi trường không khí khô nên có thể giảm công
suất phát của laser. Những hệ thống mà không có sự điều khiển công suất sẽ khó đạt
được thời gian sống mong muốn.
2.5. Lựa chọn tần số
Ánh sáng 800 nm nằm gần vùng hồng ngoại nên không nhìn thấy được.
Luồng ánh sáng trong vùng này đi vào mắt sẽ được tập trung với hệ số 100.000 lần
nên khi chạm vào võng mạc sẽ gây nguy hiểm. Và nguy hiểm hơn khi võng mạc
không có cảm giác đau. Nhưng luồng quang ở bước sóng 1550 nm bị hấp thụ ở giác
mạc và thủy tinh thể và không hội tụ tại võng mạc. Vậy tốt hơn nên chọn sử dụng
bước sóng gần 1550 nm vì độ an toàn cho mắt sẽ cao hơn 50 lần so với 40 khi chọn
bước sóng 800 nm. Ngoài ra công suất sử dụng cho phép sẽ cao hơn cũng là 1 ưu
điểm nhưng ngược lại là sự ảnh hưởng tới các hiệu suất hoạt động khác.
Những bước sóng thường dùng trong kĩ thuật thông tin quang không dây
nằm trong giải từ 750nm đến 1600nm. Đặc điểm vật lý của công suất truyền qua
không khí tương tự như những bước sóng nằm trong dải nhìn thấy. Nhưng có những
yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn này.
2.5.1 Ảnh hưởng của sự suy giảm không khí tới bước sóng
Mặc dù, không khí được xem như trong suốt ở những ánh sáng nhìn thấy
nhưng những bước sóng trong dải 750nm đến 1600nm chịu sự hấp thụ của nước
(một phần không thể thiếu trong không khí thậm chí ở điều kiện thời tiết khô).
Trục x thể hiện bước sóng, trục y thể hiện sự truyền từ 0 đến 1. Thanh
trên cùng thể hiện một lượng hấp thụ chỉ có nước trong không khí. Nhiều bước sóng
truyền kém vì ảnh hưởng này, đặc biệt trong vùng 1.3nm đến 1.4nm. Thanh thứ hai
thể hiện ảnh hưởng sự hấp thụ của các loại khí, sự suy giảm này nhỏ và có thể bỏ
qua.
Sự hấp thụ của các loại khí ( Cox,Nox..) cũng đóng góp tạo nên sự suy giảm
của tín hiệu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó có thể bỏ qua ở những bước sóng
dài(>2000nm).

Trang 43
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Hình 2.17 Thể hiện sự phụ thuộc truyền bước sóng vào những điều kiện
không khí, được đo ở khoảng cách 1km, tầm nhìn là 200m
Trong điều kiện sương mù, mưa nặng hạt…ảnh hưởng của tán xạ Mie do
những hạt nước nhỏ trong không khí sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự truyền
sóng. Đây là sự suy giảm chủ yếu so với những điều kiện thời tiết khác và tác động
như nhau đến tất cả dải bước sóng. Thể hiện trong thanh thứ 3 của hình 2.7
Thanh cuối cùng thể hiện sự kết hợp tác động của tất cả các yếu tố trên. Nhìn
vào ta thấy có vài cửa sổ bước sóng gần như trong suốt (độ suy hao < 0.2dB/Km) có
thể sử dụng để truyền dẫn thuận lợi. Đó là những bước sóng nằm gần bước sóng
trung tâm 750nm và 1550nm. Đây là một trong những lý do sử dụng bước sóng này
trong hệ thông quang không dây FSO.
2.5.2 Thiết bị thu phát
9 780nm-850nm: Một số nhà sản xuất đã cung cấp nguồn laser công suất cao
hoạt động trong vùng này. Các thiết bị laser phát bước sóng 780nm này rẻ
tiền, luôn có trên thị trường và có tuổi thọ cao khi hoạt động ở công suất
lớn. Ở bước sóng 850, laser rất tin cậy và đặc biệt nó thường được dùng
trong mạng quang. Các máy thu APD và laser phát bề mặt tiên tiến
(VCSEL) cũng được sản xuất làm việc ở bước sóng này.

Trang 44
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

9 1520nm-1600nm: Những bước sóng này thích hợp cho việc truyền qua
không gian. Những thành phần thu và phát luôn sẵn sàng. Và kết hợp đặc
điểm suy hao thấp tạo ra sự phát triển hệ thống WDM-FSO khả thi hơn.
Tuy nhiên, những thiết bị này đắt hơn và máy thu có độ nhạy thấp hơn khi
so với APD potodiode bước sóng 850nm.
Những bước sóng này được sử dụng trong hệ thống cáp quang nhằm giảm
giá thành. Đồng thời, tăng khả năng hoạt động những thiết bị hoạt động ở dải này.
Hơn nữa những bước sóng này phù hợp với công nghệ EDFA (khếch đại quang), rất
quan trọng cho công suất cao ( >500mW ) và tốc độ cao ( >2.5GHz ).
2.5.3 Sự an toàn với mắt người
Khi lắp đặt hệ thống thông tin quang không dây, thiết bị phát tạo ra những
chùm laser vào những khu vực có người sinh sống nên đảm bảo an toàn cho mắt
người trở nên quan trọng. Vì đặc tính mắt người khá khác nhau đối với hai khoảng
bước sóng quang chiếm ưu thế nên việc xem xét an toàn cho mắt đóng một vai trò
quang trọng trong toàn bộ việc phát triển thương mại.
Những hệ thống chúng ta hoạt động ở hai bước sóng 800 nm và 1550 nm.
Những chùm laser ở 800nm nằm gần vùng hồng ngoại, không giống như những ánh
sáng thấy được, nó vượt qua vùng giác mạc và thủy tinh thể và được hội tụ thành
một vết nhỏ trên võng mạc. Điều này được thể hiện trên hình 2.10.a, cho những
bước sóng trong vùng nhìn thấy và vùng gần hồng ngoại nằm từ 400 nm tới 1400
nm. Chùm ánh sáng chuẩn trực xâm nhập vào mắt, ở vùng bước sóng nguy hiểm
cho võng mạc, sẽ được tập trung 100.000 lần khi nó đập vào võng mạc. Vì võng
mạc không có cảm giác đau và ánh sáng không nhìn thấy không gây nháy mắt ở
800nm nên võng mạc có thể bị hủy hoại trước khi nạn nhân nhận thức được. Tương
phản với trường hợp trên, hình 2.18.b cho thấy chùm laser 1550nm bị hấp thụ bởi
giác mạc và thủy tinh thể nên nó không hội tụ trên võng mạc.

Trang 45
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Hình 2.18 Đặt tính hấp thụ và truyền ánh sáng của mắt người:
(a) cho những bước sóng nhìn thấy và gần hồng ngoại, ánh sáng hội tụ thành
một vết nhỏ trên võng mạc;
(b) cho những bước sóng ở giữa vùng hồng ngoại, xa vùng hồng ngoại, ánh
sáng bị hấp thụ bởi giác mạc và thủy tinh thể (từ Sline &Wolbarsht, Safty with
Lasers and Other Optical Sources, Lenum Press, 1980).
Có thể thiết kế để bộ phát an toàn cho mắt ở cả hai bước sóng 800 nm và
1550 nm. Nhưng do điều kiện kiện sinh lý của mắt người, nên công suất laser an
toàn có thể chấp nhận ở 1550 nm lớn hơn khoảng 50 lần khi dùng 800 nm. Hệ số 50
này có ý nghĩa đối với những người thiết kế hệ thống bởi vì thêm công suất phát
cho phép hệ thống truyến được qua khoảng cách dài hơn hoặc qua vùng có sự suy
giảm mạnh và hỗ trợ cho tốc độ dữ liệu cao hơn.
2.5.4 Sự thực hiện
Phép đo chủ yếu giá trị của bất kì hệ thống thông tin là nó có thể truyền dữ
liệu băng rộng hiệu quả cao qua một tuyến với tỉ lệ lỗi bit BER chấp nhận được hay
không, thường là 10-9 hoặc tốt hơn. Như trên ta đã xét, công suất cho phép ở 1550
nm lớn hơn 50 lần so với ở 800 nm. Tuy nhiên các hệ số khác liên quan đến khả
năng hoạt động của tuyến cần được xem xét đối với bước sóng này.
Thách thức có ý nghĩa nhất đối với những hệ thống quang không dây là sự
suy hao do không khí, đặc biệt là sương mù. Trong điều kiện sương mù nhẹ hoặc

Trang 46
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

khói mờ, sự suy giảm chỉ xảy ra ở những bước sóng dài. Vì thế khi thiết kế một
tuyến thông tin quang không dây mà khả năng sử dụng từ 99 % đến 99.9 % trong
điều kiện sương mù tầm nhìn thấp, không chắc chắn rằng ở 1550 nm thì thuận lợi
hơn.
Đặc tính truyền của không khí thuận lợi cho bước sóng ngắn là sự nhiễu xạ.
Với cùng đường truyền và diện tích miệng phát, chùm laser bước sóng 1550nm sẽ
trải rộng ra hơn so với bước sóng 780nm do đó cường độ nhận được ở đầu thu sẽ
thấp hơn ~6dB. Tuy nhiên, điều này không có ý nghĩa trong thực tế khi mà hệ thống
quang không dây phải đảm bảo thẳng hàng.
2.6 Kết luận chương
Những vấn đề được trình bày trong chương đã cho thấy hệ thống FSO hoàn
toàn có thể thực hiện được. Và ứng dụng của nó là rất hiệu quả trong nhiều đối
tương khác nhau như cho các nhà cung cấp dich vụ di đông, mạng MAN thành phố,
hay cho các khách hàng trực tiếp muốn có dung lượng truy cập cao.
Tuy hệ thống FSO có nhiều vấn đề về đường truyền, các yêu cầu an toàn
cung như khả năng hoạt động trong điều kiện xấu. Nhưng hầu như các yếu tố đều có
thể được giải quyết. Nếu chúng ta thiết kế, chon thiết bị và các thông số hợp lí thì sẽ
đem lại kết quả khả quan. Chương tiếp theo sẽ trình bày kĩ hơn về các yếu tố cần
thiết trong tính toán thiết kế tuyến FSO.

Trang 47
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Chương 3: NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG TRUYỀN BẰNG LÍ


THUYẾT TRUYỀN BỨC XẠ ĐIỆN TỪ
3.1 Giới thiệu chương
Chương này chúng tôi giới thiệu phương pháp đánh giá môi trường truyền
bằng lí thuyết truyền bức xạ điện từ. Sau đó, chúng tôi đưa ra 1 số phương pháp giải
bài toán thiết kế tuyến FSO và các công thức thực nghiệm phù hợp với điều kiện
Việt Nam.
3.2 Xét các hiện tượng cơ bản theo lí thuyết truyền bức xạ điện từ
Trong nghiên cứu truyền bức xạ trong môi trường hấp thụ, tán xạ, phát xạ, có
hai yếu tố quan trọng.
Đầu tiên, sự hấp thụ không chỉ xảy ra tại biên của mà còn tại mọi điểm trong
môi trường. Điều này cũng đúng với hiện tượng tán xạ. Để có giải pháp cho vấn đề
truyền bức xạ cần thiết phải biết nhiệt độ của toàn thể tích và thuộc tính vật lý tại
mọi điểm của môi trường.
• Điểm ở đây là đơn vị thể tích vô cùng bé chứa lượng lớn các hạt.
• Hạt ở đây là những hạt vi mô ( hạt phun, hạt nước, tuyết và hạt băng)
Để tìm giá trị của cường độ bức xạ trong môi trường, phương pháp vật lý vũ
trụ đã được áp dụng, phương trình truyền bức xạ hoàn chỉnh được giải quyết. Từ đó,
ta biết cường độ truyền quan hệ với năng lượng chuyển dọc một số hướng đã được
lựa chọn. Khi có những điều này, ta xác định sự thay đổi của cường độ bức xạ dọc
đường truyền của nó và biết được quá trình hấp thụ tán xạ phát xạ ảnh hưởng như
thế nào đến việc truyền bức xạ.
Thứ hai, đặc tính phổ của môi trường khí loãng có nhiều thay đổi hình dạng
hơn so với môi trường lỏng và rắn. Do đó khi nghiên cứu môi trường khí cần thiết
xem xét đặc tính phổ. Trong khi sử dụng phương pháp này, việc dựa trên đặc tính
trung bình đối với phổ thì cần chú ý đặc biệt. Phương pháp này nhằm giải quyết bài
toán đơn giản hơn.

Trang 48
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

3.2.1 Điều kiện để áp dụng lý thuyết truyền bức xạ (RTT)


Việc sử dụng lý thuyết này trong thực tế cần sử dụng những bước đơn giản
nhằm nâng cao việc nghiên cứu truyền bức xạ trong môi trường tích hợp. Nghĩa là
khi sử dụng cơ sở lý thuyết và ứng dụng của nó cần chấp nhận những định lý, đó là:
ƒ Sử dụng xấp xỉ quang hình học, ở đó bước sóng bức xạ điện từ thì nhỏ hơn
hệ số thay đổi của những tham số của vi hệ thống. Phép xấp xỉ này cho phép
sử dụng khái niệm chùm tia cho việc lan truyền sóng điện từ trong môi
trường.
ƒ Sử dụng xấp xỉ môi trường khí loãn, ở đó khoẳng cách giữa các hạt mà tạo
nên thể tích đường truyền vượt quá chiều dài bước sóng. Năng lượng rơi trên
thể tích ban đầu sẽ trải ra trên mõi hạt. Các hạt không che nhau và không có
sự tác động lẫn nhau. Vì thế ảnh hưởng tương tác điện tổng từ bởi một nhóm
các hạt là sự ảnh hưởng của từng hạt.
ƒ Quan hệ giữa kích thước hạt và bước sóng là tùy ý. Tất cả ảnh hưởng khúc
xạ của tương tác trường điện từ bởi mỗi hạt riêng sẽ được tính toán thêm.
ƒ Tất cả quá trình tương tác điện từ bởi một đơn vị thể tích trong môi trường sẽ
được rút gọn thành ba hoạt động: hấp thụ, phát xạ và tán xạ.
Những điều kiện này sẽ được xem xét và phân tích tại những nơi tương ứng
trong lý thuyết RTT.
3.2.2 Truyền dẫn năng lượng bởi một phần tử thể tích
Xem xét một chùm bức xạ với cường độ Iv(r, S ) truyền trong môi trường
hấp thụ, tán xạ, phát xạ theo một hướng cho trước. Năng lượng sẽ giảm do sự hấp
thụ bởi vật chất và sự phân tán một phần bức xạ theo tất cả các hướng bởi hiện
tượng tán xạ. Nhưng, cùng lúc năng lượng được tăng lên bởi vật chất trong môi
trường phát xạ bức xạ nhiệt nên giá trị cường độ bức xạ ban đầu có thể là âm hoặc
dương. Bên cạnh đó, cường độ của năng lượng cân bằng do tác động của vật chất
môi trường và hướng quan sát có thể không đồng đều.

Trang 49
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

3.2.2.1 Hoạt động của hấp thụ


Xét một chùm bức xạ đơn sắc với cường độ Iυ (r , S ' ) giới hạn bởi góc khối
d Ω ' và một phần tử vật chất có tiết diện dA và chiều dài dS (hình 3.1). Khi bức xạ
truyền tới vật chất này thì một phần sẽ bị hấp thụ. Kí hiệu γ υ (r ) =ην , hệ số hấp thụ
phổ, là tỉ số bức xạ đến và bức xạ bị hấp thụ bởi vật chất khi đi qua một đơn vị
chiều dài. Trong đó ν là tiết diện hấp thụ trên 1 tán xạ, η là mật độ hạt trong môi
trường. Đại lượng γ υ (r ) I (r , S ')d Ω ' đặc trưng cho sự hấp thụ bức xạ I ( r , S ') của vật
chất từ hướng dS ' trên đơn vị thời gian,
trong đơn vị thể tích và đơn vị tần số
( W / m3 Hz ). Nếu bức xạ rơi trên vật chất
từ mọi hướng ta có biểu thức tính sự hấp
thụ của từng phần tử riêng biệt.
2π 1
γ υ (r ) ∫ ∫ Iυ (r , μ ', ϕ ')d μ ' dϕ '
0 μ =−1

Hình 3.1 Biểu diễn hoạt động của hấp thụ


3.2.2.2 Hoạt động của phát xạ
Áp dụng điều kiện cân bằng nhiệt động cục bộ (Local Thermal Equilibrium)
vào một phần tử thể tích của đường truyền, tại đó mọi điểm đều có nhiệt độ T(r) (
Vì luôn có sự tác động của các hạt trong vật chất tạo nên sự cân bằng nhiệt động).
Ta kí hiệu Jυ (r ) là lượng phát xạ bức xạ bởi phần tử thể tích của vật chất, trên một

đơn vị thời gian, trong toàn góc khối và trong đơn vị tần số ( W / m3 HzSt ), được
biểu diễn theo hàm Planck theo cường độ bức xạ của một vật đen lý tưởng là:
Jυ (r ) = γ υ (r ) I [υ , T (r )]

Nếu điều kiện LTE không được áp dụng thì phát xạ bởi vật chất là hàm của
trạng thái năng lượng trong hệ thống và bài toán truyền bức xạ phức tạp hơn.

Trang 50
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

3.2.2.3 Hoạt động của tán xạ


Nếu môi trường bao gồm những hạt nhỏ không đồng nhất, thì bức xạ khi
xuyên qua đường truyền sẽ bị phân tán ra mọi hướng. Những hạt này có thể là hạt
bụi, giọt nước.
Cách tán xạ làm việc: Xem một hạt đơn riêng biệt có nhiều lưỡng
cực(dipole). Trường điện từ đến có
những dao động dipole. Những dipole
của hạt dao động tại tần số của trường
điện từ đến do đó nó phân tán bức xạ ra
tất cả các hướng. Theo hướng quan sát,
trường bị tán xạ tổng là tập hợp những
sóng bị dipole tán xạ.
Hình 3.2 Minh họa đơn giản về tán xạ
Phân biệt hai loại tán xạ. Tán xạ được gọi là tương quan nếu tần số trường
tán xạ giống với tần số sóng đến. Ngược lại gọi là không tương quan do sự di
chuyển hoãn loạn tức thì của các hạt trong không khí.
Xét một chùm bức xạ đơn sắc với cường độ Iυ (r , S ' ) truyền theo hướng Ω '
trong giới hạn góc khối d Ω ' và một phần tử vật chất có tiết diện dA và chiều dài dS
(Hình 3.3). Khi sóng đến qua môi trường thì một phần của nó bị tán xạ bởi vật chất.
Kí hiệu σ υ (r ) = κη là hệ số tán xạ, với κ là tiết diện tán xạ trên 1 tán xạ và η là
mật độ hạt. σ υ (r ) bằng tỉ số của sóng đến và sóng bị tán xạ bởi vật chất theo mọi
hướng trên đơn vị chiều dài của đường truyền và có đơn vị là ( chiều dài)-1. Khi đó
đại lượng σ υ (r ) I (r , Ω ')d Ω ' đặc trưng cho sự phân tán, gây bởi vật chất, của bức xạ
đến theo mọi hướng trên đơn vị thời gian, trên đơn vị thể tích và trên đơn vị băng
tần.

Trang 51
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Hình 3.3 Mô tả hình học hoạt động tán xạ


Tuy nhiên, biểu thức này không cung cấp đầy đủ thông tin về sự phân bố của
bức xạ tán xạ theo các hướng. Sự phân bố này được mô tả qua hàm pha pυ = ( S '− S )
mà tuân theo biểu thức:
1
4π ∫∫
Ω
pv ( S '− S ) d Ω = 1

1
Để ý đại lượng pυ ( S '− S )d Ω xác định khả năng bức xạ truyền theo hướng

S ' sẽ bị phân tán theo trong giới hạn góc khối d Ω theo hướng S (hướng quan sát).
3.3 Phương trình truyền bức xạ
3.3.1 Phương trình truyền bức xạ vô hướng
Khi thang đo thời gian và chiều dài trong quá trình xem xét trở nên lớn so
với thời gian và chiều dài xảy ra những tán xạ liên tiếp của sóng, thì quá trình mô
hình hóa phải tính đến đa tán xạ của sóng. Định luật truyền bức xạ là phương pháp
thích hợp cho việc mô hình sự đa tán xạ. Nó dựa trên giả thuyết rằng sóng bị tán xạ
có pha ngẫu hiên không tương quan. Vì vậy sự xếp chồng các sóng ấy có thể tác
động 1 cách rời rạc, dẫn tới 1 sự mô tả trường sóng theo đại lượng cường độ trung
bình.
Phương trình truyền bức xạ có thể rút ra từ phương pháp hiện tượng học đơn
giản dựa vào sự cân bằng nhiệt trong 1 phần tử thể tích chứa hạt tán xạ. Trong
phương pháp này phương trình sóng chính nó chỉ được sử dụng cho việc xác định
tốc độ truyền sóng và các đặc tính của hiện tượng tán xạ đơn lẽ , cái mà cấu thành
quá trình đa tán xạ.

Trang 52
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Hình 3.4 mô hình tán xa


Xét phần tử thể tích như trong hình 3.4 với tiết diện da và chiều dài ds, chứa
η da ds hạt tán xạ với η là mật độ các hạt tán xạ. Ta định nghĩa cường độ bức xạ
không gian không kết hợp là năng lượng bức xạ trên 1 đơn vị diện tích, thời gian, và
trên 1 đơn vị góc khối d Ω nên năng lượng từ khối thể tích này theo hướng S là
I(s,t)dadtd Ω . Năng lượng đó ở 1 khoảng cách xa ds, di chuyển với tốc độ ánh sáng
c trong khoảng thoi gian dt=ds/c sau đó sẽ trở thành I(s+ds, dt+t)da dt d Ω .Sự khác
nhau trong năng lượng có thể xuất phát từ nguyên nhân hấp thụ và tán xạ, và sự
tăng lên do bức xạ vào hướng truyền từ các tán xạ khác và từ nguồn bức xạ bên
trong môi trường truyền. Phương trình cân bằng năng lượng được viết như sau:

I(s+ds, dt+t)da dt d Ω - I(s,t)da dt d Ω


= - ησ I(s,t)da ds dt d Ω +ηε (s,t)da ds dt d Ω (3.1)
Trong đó: σ =ν + κ là tổng tiết diện tiêu hao trên 1 hạt scatter, ν là tiết diện
hấp thụ trên 1 tán xạ, κ là tiết diện tán xạ trên 1 tán xạ và ε (s,t)là hệ số phát xạ trên
1 tán xạ.
Tiết diện hấp thụ bao gồm sự hấp thụ bên trong phần tử tán xạ cũng như suy
hao trong môi trường ( thường bằng 0 với hầu hết các ứng dụng sóng điện từ). Hệ
số phát xạ có thể bao gồm bức xạ từ các hiện tượng tán xạ và nguồn bức xạ cơ bản.
Phương trình (3.1) được viết lại:

Trang 53
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

∂I ( s, t ) ∂I ( s, t )
ds + dt = -ησ I(s,t) ds +ηε (s,t) ds (3.2)
∂s ∂t
Vì ds = c dt, nên phương trình 2 trở thành
∂I ( s, t ) 1 ∂I ( s, t )
+ = - ησ I(s,t) +ηε (s,t) (3.3)
∂s c ∂t
đây chính là phương trình truyền bức xạ và trong không gian 3 chiều thì nó trở
thành:
1 ∂I (r , t , S )
S • ∇ I(r,t,S) + = - ησ I(r,t,S) +ηε (r,t,S) (4.4)
c ∂t
với S là hướng truyền sóng, và r là vector không gian, và tiết diện tiêu hao được giả
sử là đẳng hướng ( độc lập với S).
Để tìm hệ số phát xạ, xét các phần tử tán xạ cùng thể tích với bức xạ đến từ
hướng S’ trong góc khối d Ω ’ tán xạ vào hướng S trong góc khối d Ω như hình 3.4 ở
trên. Cho phân phối góc của 1 phần bức xạ đến bị tán xạ từ hướng S’ sang hướng S,
được định nghĩa là:

p(S,S’)

với p(S,S’) là hàm pha và gấp 4 π lần tiết diện tán xạ sai phân, hàm pha được chuẩn
hóa:
1
4π ∫ p(S , S ' )dΩ = 1
Ω = 4π

từ phương trình trên ta thấy trong môi trường tán xạ đẳng hướng thì p(S,S’) =1. Và
hàm phân phối góc này nhân với cường độ bức xạ và tích phân cho toàn bộ hướng
bức xạ đến ta sẽ được bức xạ phát xạ trên 1 phần tử tán xạ. Vậy nên trong hàm
nguồn bức xạ cơ bản, hệ số phát xạ là:
1
ε (r,t,S) =
4π ∫ p(S , S ' ) I (r, t, S ' )dΩ'
Ω '= 4π

và phương trình truyền bức xạ đẳng hướng đầy đủ được viết là:
∂I ( r , t , S ) cη
cS • ∇ I(r,t,S) +
∂t
+ cησ I(s,t) =
4π ∫ p(S , S ' ) I (r, t , S ' )dΩ'
Ω '=4π
(3.5)

Trang 54
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Đây là phương trình vi tích phân từng phần bậc nhất trong không gian và thời gian
và hướng truyền. Nghiệm phương trình nói chung là dị thường.
3.3.2 Phương trình truyền bức xạ vector xung
Để biết tính chất của cường độ lan truyền, yêu cầu sự mô tả của những thành
phần cường độ theo phương dọc và ngang riêng lẽ. Tuy không cần rõ ràng nhưng
một đặc tính hoàn chỉnh cần thiết để biết bậc tương quan về pha của thành phần
cường độ theo phương ngang. Và những tham số Stokes đã được nghiên cứu để đặc
trưng cho chùm ánh sáng lan truyền, gọi là vectơ Stokes. Những vectơ Stokes cho
mỗi phương truyền độc lập với nhau vì thế chùm ánh sáng tổng có vectơ Stokes là
tổng của các ánh sáng thành phần. Dựa vào đó ta có phương trình truyền bức xạ
dưới dạng vector là:
S ∇I (r , S ) = − ρσ t I (r , S ) + ∫ P( S , S ') I (r , S ')d Ω '+ J (r , S ) (3.6)

⎡S S ⎤
với I =[I1 I2 U V]T là vector Stokes và P = ⎢ 11 12 ⎥ là ma trận Mueller, ρσ t là sự
⎣ S 21 S 22 ⎦
suy hao do hạt.
Từ phương trình (3.6) ta được phương trình truyền bức xạ vector xung trong
miền thời gian
1 ∂I ( r , t , S )
+ S ∇I ( r , t , S ) = − ρσ t I (r , t , S ) + ∫ P ( S , S ') I (r , t , S ') d Ω '+ J ( r , t , S ) (3.7)
c ∂t 4π

chuyển sang miền tần số với I (r , S , t ) = ∫ I (r , S , ω ) exp(−iωt )d ω ta có

iω I ( r , t , S )
S ∇I ( r , ω , S ) − = − ρσ t I ( r , ω , S ) + ∫ P ( S , S ') I (r , ω , S ')d Ω '+ J ( r , ω , S ) (3.8)
c ∂t 4π

3.3.3 Phương trình truyền bức xạ vector xung (PVRTE) trong miền mặt phẳng
song song
¾ Những giả thiết về môi trường ngẫu nhiên
Trong ứng dụng thông tin quang không dây mặt đất, không khí được xấp xỉ
bằng mô hình mặt phẳng song song, hình 3.5. Mô hình này chia không khí thành
nhiều lớp theo chiều dọc. Mõi lớp được đặc trưng bởi thuộc tính đồng nhất ( như
cùng T, P, thuộc tính quang của những hạt trong một lớp).

Trang 55
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Hình 3.5 Thông tin quang không dây mặt đất điểm-điểm và giả thiết
mô hình mặt phẳng song song
Theo giả thiết và hình vẽ, trục z có phương nằm ngang và được dùng để đo
khoảng cách tuyến tính trong mặt phẳng song song z = Scos(θ ) , với θ là góc giữa
hướng lên và hướng truyền của chùm tia sáng và φ là góc phương vị.
¾ PVRTE trong môi trường mặt phẳng song song
Phương trình truyền bức xạ vector xung được chuẩn hóa theo thời gian và
phụ thuộc khoảng cách
2π 1
∂ 1 ∂

∂τ
+1+
τ 0 ∂tn
) I (τ , μ , φ , tn ) = ∫ ∫ P (μ , φ , μ ', φ ', ) I (τ , μ ',φ ', t )d μ ' dφ '+ J
0 −1
n n n (τ , μ , φ , tn )

(3.9)
cho 0 ≤ τ ≤ τ 0
Trong đó μ =cos θ , τ = ρσ t z là khoảng cách quang, τ 0 = ρσ t L là độ sâu quang và

tn = t ( L / c ) là thời gian chuẩn hóa.


−1

• Độ sâu quang của một đường truyền


giữa hai điểm z1 và z2 được định
z2

nghĩa là τ ( z2 , z1 ) = ∫ ρσ t ( z )dz , không


z1

có đơn vị. Nếu ρσ t không phụ thuộc

Trang 56
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

vào khoảng cách( được gọi là độ sâu quang đồng nhất) thì ρσ t ( z ) = ρσ t và
τ ( z2 , z1 ) = ρσ t ( z2 − z1 ) = ρσ t z .

• Nghiệm của PVRTE


Nếu những bức xạ tán xạ tương quan với nhau thể hiện qua biểu thức

I ri (τ , μ , φ , t ) = − I ri (τ , μ , φ , t ) thì ta có nghiệm của phương trình này là
∂τ
I ri (τ , μ , φ , t ) = I 0 f (t ,τ )δ (φ )δ ( μ − 1) exp(−τ )

Nếu những bức xạ tán xạ thành phần không tương quan với nhau thì (3.9)
được viết lại
2π 1
∂ 1 ∂

∂τ
+1+ ) I (τ , μ , φ , t ) =
τ 0 ∂t d ∫ ∫ P ( μ , φ , μ ', φ ', ) I
0 −1
d (τ , μ ', φ ', t ) d μ ' dφ '+ Eri (τ , μ , φ , t )

(3.10)
2π 1

Trong đó
Eri = ∫ ∫ P (μ ,φ , μ ',φ ', ) I
0 −1
d (τ , μ ', φ ', t )d μ ' dφ '

= F0 ( μ , φ ) f (τ , t ) exp(−τ )

và F0 = P ( μ , φ , 0,1) I 0

Đối với vector Stokes I =[I1 I2 U V]T , nếu ánh sáng phân cực tròn bên phải
thì sẽ là I0=[1/2 ½ 0 1]T , và ánh sáng phân cực tuyến tính I0=[1 0 0 0]T.
Lúc này ta sẽ có nghiệm của PVRTE biểu diễn dưới dạng khai triển chuổi
Furier theo φ là

I 'd (τ , μ , φ , t ) = I d(0) (τ , μ , t ) + ∑ [I dc( n ) (τ , μ , t )cos(nφ ) + I ds( n ) (τ , μ , t ) sin(nφ )] (3.11)
n =1

3.3.4 Biểu thức dưới dạng ma trận của PVRTE


Dựa vào phép cầu phương của Gauss để xấp xỉ tích phân thành tổng. Nó được
viết,
1 N N

∫ f ( μ )d μ ≈ ∑
j =− N
w j f (μ j ) = ∑ w j [f (μ j ) + f (− μ j )]
j =1
−1

Trang 57
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

1
1 P2 N
trong đó w j = ∫
P ' 2 N ( μ j ) −1 μ − μ j
d μ với Pm là chuổi Legendre và (xj) được chọn

sao cho Pm(xj)=0. Một vài chuỗi Legendre được cho:


P0 ( x ) = 1
P1 ( x ) = x
1
P2 ( x) = (3 x 2 − 1)
2
1
P3 ( x ) = (5 x 3 − 3 x )
2
1
P4 ( x) = (35 x 4 − 30 x 2 + 3)
8
1
P5 ( x ) = (63 x 5 − 70 x 3 + 15 x )
8

Hình 3.6 Đồ thị các chuỗi Legendre


Ta viết lại phương trình (3.10),
∂ ω 1
[( μ + 1 + ( μ − 1)i )]I d (τ , μ , ω ) = ∫ L( μ , μ ') I d (τ , μ ', ω )d μ '+ F0 ( μ ) f '(ω ) exp(−τ )
∂τ τ0 −1

(3.12)
cho 0 ≤τ ≤ τ0

Sử dụng định lý trên ta có,


∂ ω N

∂τ
+ 1 + ( μ − 1)i ]I d (τ , μi , ω ) =
τ0
∑w
j =− N
j L( μi , μ j ) I d (τ , μ j , ω )d μ + F0 ( μi ) f '(ω ) exp(−τ )

cho 0 ≤ τ ≤ τ 0
(3.13)

Trang 58
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile


trong đó L( μ , μ ') = ∫ P(μ , μ ', φ '− φ )d (φ '− φ ) và
0

Id=[I1 ( μ N ) …I1 ( μ− N ) I2 ( μ N ) …I2 ( μ− N ) …. U ( μ− N ) …. ….V ( μ− N ) ]T


Cuối cùng ta được phương trình RVRTE dưới dạng ma trận

I d (τ , ω ) + A(ω ) I d (τ , ω ) = B (ω ) exp(−τ ) (3.14)
∂τ

⎧1 ω
⎪ μ [1 + i ( μi − 1) τ − ωi L( μi , μ j )] for i=j
⎪ i F ( μ ) f '(ω )
Với Ai , j (ω ) = ⎨ và Bi (ω ) = 0 i
⎪− ω j L( μi , μ j ) for i ≠ j μi
⎪⎩ μi

Việc giải phương trình truyền bức xạ này tốn nhiều thời gian và công sức. Trong
phạm vi đồ án này chúng tôi không đề cập vấn đề giải quyết bài toán này. Phần tiếp
sau đây, chúng tôi sẽ đề cập đến các ảnh hưởng thực tế ở môi trường Việt Nam. Từ
đó đưa ra các nhận xét về ứng dụng thực tiển ở Việt Nam của kỹ thuật FSO.
3.4 Đánh giá điều kiện thời tiết Việt Nam và tính toán suy hao thực tế có thể có
đối đường truyền FSO tại Việt Nam
3.4.1 Khí hậu Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, và nằm ở rìa phía Đông
Nam của phần châu Á lục địa, giáp với biển Đông nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của
kiểu khí hậu gió mùa. Hiện tượng khí hậu chủ yếu là mưa, gió, bão.
Việt Nam có ba miền khí hậu chủ yếu, bao gồm: miền khí hậu phía Bắc,
miền khí hậu phía Nam, miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ.
Miền Bắc Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân, hè, thu,
đông rõ rệt. Mùa xuân miền Bắc bắt đầu từ tháng 2 cho đến hết gần tháng 4. Mùa hè
từ tháng 4 đến tháng 9, vào mùa này thì nhiệt độ trong ngày khá nóng và mưa nhiều.
Tháng nóng nhất thường là vào tháng 6. Tháng 5 đến tháng 8 là tháng có mưa nhiều
nhất trong năm. Mùa thu chỉ vỏn vẹn trong hai tháng 9 và 10. Thu miền Bắc trời
trong xanh, không khí mát mẻ. Mùa đông thường vào tháng 11 đến tháng 2 năm
sau, mùa này khí hậu lạnh và hanh khô.

Trang 59
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Miền Nam Việt Nam gồm khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu
nhiệt đới gió mùa điển hình với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (mùa mưa từ tháng
4-5 đến tháng 10-11, mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau). Quanh năm,
nhiệt độ của miền này cao. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm.
Khí hậu miền Trung Việt Nam thì được chia ra làm hai vùng khí hậu là Bắc
Trung Bộ và vùng khí hậu Duyên Hải Nam Trung Bộ. Vùng Bắc Trung Bộ là vùng
Bắc đèo Hải Vân, về mùa đông do bị ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc cộng thêm bị
dãy núi Trường Sơn tương đối cao ở phía Tây ( dãy Phong Nha - Kẽ Bàng) và phía
Nam (tại đèo Hải Vân trên dãy Bạch Mã chắn ở cuối hướng gió mùa Đông Bắc.
Nên vì vậy vùng này thường lạnh nhiều vào Đông và thường kèm theo mưa nhiều,
do gió mùa thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào, hơi
khác biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đông. Về mùa Hè, lúc
này do không còn hơi nước nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng (có khi
tới > 40 °C, độ ẩm không khí thấp), gió này gọi là gió Lào.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ
phía Nam đèo Hải Vân nóng quanh năm.
• Điều kiện sương mù
Vậy xét thấy khi sự dụng kĩ thuật FSO tại Việt Nam thì không ảnh hưởng
nhiều bởi sương mù. Tại các khu vực miền Bắc thì số ngày có sương mù nhiều hơn,
nhưng sương mù không nặng và tồn tại trong thời gian ngắn.
Tại các tỉnh thành phố phía Nam, nơi đô thị phát triển nhất trong ca nước thì
gần như không có sương mù. Bởi vậy khí xét việc ứng dụng FSO cho 1 số tuyến kết
nối ta không cần quan tâm nhiều đến điều kiện sương mù.

Trang 60
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Biểu đồ 1: mô tả ngày sương mù bình quân tại các tỉnh thành trên cả nước
(nguồn từ Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn Quốc Gia cung cấp)
3.4.2 Tính toán độ suy hao tuyến FSO thực tế có thể có tại Việt Nam
Như đã xem xét từ trước tia hồng ngoại và ánh sáng truyền qua không khí bị
ảnh hưởng do hấp thụ và tán xạ bởi phần tử không khí và hạt chất lỏng và rắn. Việc

Trang 61
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

truyền của ánh sáng trong môi trường không khí được mô tả bằng định luật Beer
Lamber:
P (λ , L )
τ (λ , L ) = = exp[−γ (λ ) L)] (3.15)
P(λ ,0)

trong đó:
- τ (λ ) là hàm truyền tổng cộng của không khí ở bước sóng λ
- p (λ , L) là công suất tín hiệu ở khoảng cách L từ bộ phát
- p (λ ,0) là công suất phát
- γ (λ ) hệ số suy hao tổng cộng trên 1 đơn vị chiều dài.
Hệ số suy hao tổng cộng bao gồm các thành phần suy hao tán xạ và hấp thụ. Nhìn
chung trong điều kiện Việt Nam là tổng của các thành phần sau:
γ (λ ) = α mưa( λ ) + β ( λ ) (3.16)
với: α mưa( λ ) là suy hao do hấp thụ bởi mưa
β ( λ ) là suy hao do tán xạ nói chung ( không kể đến sương mù)
Để tính suy hao do mưa gây ra ta dùng công thức CARBONNEAU sau:
α mưa( λ ) = 1,076*R0,67 (dB/km) (3.17)

Để tính suy hao do tán xạ nói chung (không phải sương mù) ta dùng công thức từ
công trình nghiên cứu P.W Kruse và I.I KIM
−q
3,912 ⎛ λnm ⎞
β (λ ) = ⎜ ⎟ (3.18)
V ⎝ 550 ⎠
các cuộc nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy giá trị hệ số q được cho theo độ phân
bố kích thước hạt và cho theo công thức:

Trang 62
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Và tầm nhìn V thì theo bảng số liệu sau,


Mưa rất to trên Mưa to 50 - Mưa vừa Mưa nhỏ Trời
180mm/h, 100mm/h, nhỏ hơn đến mưa trong
mưa đá sương mù nhẹ 50mm/h vừa xanh
Tầm nhìn 0,5 1 2 4 >10
(km)

3.4.3Tính toán độ dự trữ công suất và BER tuyến FSO


Tính toán suy hao do mưa theo công thức (3.17) tán xạ theo công thức (3.18)
Loss = α mưa( λ ) *range +10*log10( β ( λ ) *range) (3.19)
Với Nb là độ nhạy máy thu (Photons/Bit), rate là tốc độ bit truyền, h = hằng số
Planck, c là tốc độ ánh sáng. Thì độ nhạy công suất máy thu là:
Psen = Nb.r.(hc/λ) (3.20)
Ta chỉ chú trọng vào ảnh hưởng đường truyền lên chất lượng thu nên công suất đầu
vào mấy thu xác định bằng công thức:
Preceive = P_transmit – Loss (3.21)
Từ công suất thu P_receive, băng thông (bằng ½ tốc độ nếu dùng kỹ thuật điều chế
OOK), và bước sóng được dùng ta tìm được SNR (tỉ số tín hiệu trên nhiễu)
SNR.B.hc Pr .η .λ
Pr = => SNR = ; (3.22)
ηλ B.hc

(η là hiệu suất lượng tử bộ thu quang(với bộ tách sóng bằng vật liệu CCD thì >90%)
1
Tỉ lệ lỗi bit: BER = erfc( 1/2 SNR / 2 ) (3.23)
2
Vậy ta đã khảo sát khí hậu Việt Nam và chỉ ra các công thức để xác định độ
suy hao, đồng thời đưa ra các tham số tính toán đánh giá chất lượng của tuyến FSO.
3.5 Kết luận chương
Chương này ta đã xét phương pháp nghiên cứu kênh truyền bằng lí thuyết
truyền bức xạ. Kĩ thuật này rất phù hợp với việc nghiên cứu đa tán xạ không kết
hợp trong điều kiện sương mù để thu được hàm mô tả đặc tính kênh truyền. Từ đó

Trang 63
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

giải quyết bài toán thuận là cho tín hiệu vào, đặc điểm kênh truyền không gian ta
suy ra được tín hiệu ra. Trong phạm vi nghiên cứu của đồ án cũng như mục đích
đánh giá khả năng ứng dụng và tối ưu tuyến FSO trong điều kiện Việt Nam, chúng
tôi không mở rộng hướng này trong chương tiếp theo. Mà thay vào đó chúng tôi dựa
vào kết quả đạt được từ phương pháp lí thuyết truyền bức xạ, đồng thời chọn lọc
các yếu tố chủ yếu liên quan đến môi trường nước ta. Đó là suy hao chủ yếu do hiện
tượng mưa, suy hao do tán xạ nói chung liên quan đến tầm nhìn. Và trong chương
tiếp theo chúng tôi sẽ xây dựng thuật toán để tính toán tối ưu kênh truyền về tốc độ,
tỉ lệ lỗi bit BER, công suất phát và suy hao trên kênh truyền dựa trên độ nhạy máy
thu, khoảng cách và đặc điểm kênh truyền đã biết.

Trang 64
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

Chương 4: TÍNH TOÁN, TỐI ƯU TUYẾN THÔNG TIN


QUANG KHÔNG DÂY ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU KIỆN
KHÍ HẬU VIỆT NAM
4.1 Giới thiệu chương
Chương này trình bày:
Thiết kế tuyến FSO tại Đà Nẵng bằng việc ghép 8 bước sóng tại đầu vào máy
phát thông qua bộ ghép kênh WDM, truyền chúng qua kênh truyền không khí
trong phạm vi 1km sử dụng bộ giải ghép kênh thu được 8 kênh đầu ra.
Dựa trên các thông số cho trước như độ nhạy máy thu, khoảng cách tuyến và
đặc điểm kênh truyền chúng tôi xây dựng lưu đồ thuật toán để tính toán, tối ưu
công suất phát, tốc độ bit, tỉ lệ lỗi bit BER và bước sóng bằng Matlab.
Chúng tôi thực hiện mô phỏng tuyến bằng chương trình mô phỏng
Optisystem 7.0 và so sánh kết quả qua đồ thị, số liệu của chương trình với kết
quả tối ưu của chương trình Matlab.
Cuối cùng chúng tôi thiết kế giao diện phần mềm GUI để tiện cho việc áp
dụng vào tính toán, tối ưu tuyến FSO cụ thể sau này.
4.2 Thiết kế, tối ưu tuyến FSO tại Đà Nẵng
4.2.1 Lưu đồ thuật toán, chương trình và kết quả tính toán bằng Matlab
Dựa trên những thông tin có được, ta xây dựng thuật toán tìm phương án tối ưu
cho 1 tuyến quang trong điều kiện tại Đà Nẵng.
Thông số đầu vào là:
Khoảng cách tuyến FSO: 1km; mưa: 120mm/h, độ nhạy(photon/bit): 88303
Các yếu tố được kiểm tra cho đường truyền chất lượng tốt nhất là:
- công suất phát : (10dBm - 20dBm)
- tốc độ truyền : 2,048Mbps, 100Mbps, 155Mbps, 625Mbps, 1Gbps,
1,25Gbps.
- Bước sóng : 830nm - 1550nm

Trang 65
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

¾ Lưu đồ thuật toán

Start

- Nhập dư liệu đầu vào


(khoảng cách link, lượng mưa,
độ nhạy photon/bit)

Tính tầm nhìn


(visibility) và hệ số q

2 vòng lặp quét các tốc độ


và bước sóng khả dụng

Tính độ nhạy máy thu


và suy hao tổng

Vòng lặp quét các giá


trị công suất khả dụng

Yes
P-re > P-sen + Margin Tính BER

Yes
BER < BERmax Ghi lại thông số
(rate,buoc song)

No
Quét hết gia trị Power
Yes
No
Quét hết gia trị
Rate, λ
Yes
END

Trang 66
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

¾ Chương trình Matlab


%chuong trinh toi uu hoa kenh FSO
%nhap du lieu dau vao gom
%photon/bit sensivity, luong mua toi da, khoang cach;
%--------------------------------------------------------------------------------------------------
Nb=88303; %photon/bit sensivity
rain=120; %mm/h
range=1; %km
%--------------------------------------------------------------------------------------------------
%khoi tao gia tri ban dau cho cac bien
P_transmit=(10:0.5:25); %cong suat phat (dBm)
lamda=(830:10:1550); %buoc song kha dung (nm)
rate=[2.048 100 155 625 1000 1250]; %toc do bit (Mbps)
visibility=0; %tam nhin theo dk thoi tiet
q=0; %he so tinh suy hao tan xa
n=0.9; %quantium efficiency
BERmax=[ 1 1 1 1 1 1]; %gia tri mac dinh cua BERmax
P_transmit_optimize=BERmax;
lamda_optimize=BERmax;
loss=0;
extra_V=0; % khong co su can tro tam nhin nao khac RAIN
%--------------------------------------------------------------------------------------------------
%tinh visibility from rain
%--------------------------------------------------------------------------------------------------
if (rain>=100)
visibility=-3.375*rain+1040; %unit:meter
end
if (rain>=50 & rain<100)
visibility=-4.6*rain+1230;

Trang 67
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

end
if (rain>=25 & rain<50)
visibility=-36*rain + 2800;
end
if (rain>=12.5 & rain<25)
visibility=-72*rain + 3700;
end
if (rain>=2.5 & rain<12.5)
visibility=-310*rain + 6675;
end
if (rain<2.5)
visibility=-5422*rain + 19455;
end
%--------------------------------------------------------------------------------------------------
%cong them extra_visibility neu co
visibility=visibility+extra_V;
%--------------------------------------------------------------------------------------------------
%tao ma tran P_receive
a=[ 1 1 1 ; 1 1 1 ; 6 73 31];
P_receive=accumarray(a,[0 0 0]); %tao 1 matix[6x73x31] [i j k] (rate X lamda X
power) toan gia tri 0;
BER=P_receive;
%--------------------------------------------------------------------------------------------------
%tinh he so q trong cong thuc tinh suy hao do tan xa noi chung
if (visibility>50000)
q=1.6;
end
if (visibility>6000 & visibility<=50000)
q=1.3;

Trang 68
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

end
if (visibility>1000 & visibility<=6000)
q=0.16*visibility/1000 + 0.34;
end
if (visibility>500 & visibility<=1000)
q=visibility/1000-0,5;
end
if (visibility<500)
q=0;
end
%--------------------------------------------------------------------------------------------------
for i=1:6 %vong lap quet cac toc do bit
for j=1:73 %vong lap quet cac buoc song tu 830 -> 1550

P_sensitivity(i,j) = Nb*rate(i)*10^6* 6.625*10^(-34)*3*10^8/(lamda(j)*10^(-


9));
%tinh P_sensivity(theo buoc song "lamda" va toc do "rate}"
P_sensitivity(i,j)= 10*log10(P_sensitivity(i,j)) +30 ; %dBm
beta(j)=exp( (3.912*1000/visibility) * ((lamda(j)/550)^(-q ))*range ); %suy
hao tan xa chung
loss(j)=1.076*(rain^0.67)*range +10*log10(beta(j));%tinh suy hao tong(theo
buoc song lamda)

for k=1:31 %vong lap quet cac gia tri cong suat dung duoc

P_receive(i,j,k)=P_transmit(k) - loss(j); %5dBm for magin


%tinh P_receive theo cong suat phat va buoc song
SNR=n*lamda(j)*10^(-9)*10^(P_receive(i,j,k)/10)*10^(-
3)/((rate(i)*10^6/2)*6.625*10^(-34)*3*10^8);

Trang 69
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

SNR=10*log10(SNR); %ti so tin hieu tre nhieu (dBm)


BER(i,j,k)=0.5*erfc((SNR/2)^0.5); %Bit Error Ratio
if ((BER(i,j,k)<=10^(-3)) & (BER(i,j,k)< BERmax(i)) & (P_receive(i,j,k) >
P_sensitivity(i,j))) %10 la do du tru cong suat(dBm)) %kiem tra thoa BER
va so voi BERmax de tim to hop toi uu
BERmax(i)=BER(i,j,k);
P_transmit_optimize(i)=P_transmit(k);
lamda_optimize(i)=lamda(j);
end
end
end
end
figure(1); % Vẽ đồ thị BER theo công suất phát ở tốc độ 1.25Gbps,
1550nm
BER_1250M_1550nm=BER(6,73,:) ; % BER cho toc do 1Gbps va bước sóng
1550nm
plot(P_transmit(:),BER_1250M_1550nm(:));
xlabel('Transmit power (dBm)')
ylabel('BER')
title('BER at 1.25Gbps & 1550nm')
text(-pi/4,sin(-pi/4),'\leftarrow sin(-\pi\div4)',... 'HorizontalAlignment','left')
figure(2); % Vẽ đồ thị BER theo công suất phát ở tốc độ 100Mbps,
830nm
BER_100M_830nm=BER(2,1,:) ; % BER cho toc do 1Gbps va bước sóng
830
plot(P_transmit(:),BER_100M_830nm(:));
xlabel('Transmit power (dBm)')
ylabel('BER')
title('BER at 100Mbps & 830nm')

Trang 70
Chương1: Kỹ thuật quang không dây là 1 giải pháp mới cho vùng last mile

text(-pi/4,sin(-pi/4),'\leftarrow sin(-\pi\div4)',...
'HorizontalAlignment','left')
figure(3);
BER_625M_1300=BER(4,48,:) ;% BER cho toc do 1Gbps va buow csong 830
plot(P_transmit(:),BER_625M_1300(:));
xlabel('Transmit power (dBm)')
ylabel('BER')
title('BER at 625Gbps & 1300nm')
text(-pi/4,sin(-pi/4),'\leftarrow sin(-\pi\div4)',... 'HorizontalAlignment','left')

¾ Kết quả bằng đồ thị của chương trình tính toán bằng Matlab

Hình 4.1 BER thay đổi theo công suất Hình 4.2 Preceive thay đổi theo BER
phát ở 1550nm và tốc độ 1.25Gbps bước sóng 1550nm và tốc độ
1.25Gbps

Trang 71
GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN TỐI ƯU BẰNG MATLAB.

¾ Kết luận
Bằng cách thay đổi các thông số vào ta biết được với điều kiện cụ thể thì
tuyến FSO khả dụng ở tốc độ bao nhiêu. Từ đó chọn công suất và bước sóng trong
phạm vi được xác định để hiệu quả kinh tế nhất.
Tất cả giá trị BER tốt nhất ở các tốc độ khác nhau đều ứng với trường hợp
công suất lớn nhất và bước sóng 1550nm. Điều này phù hợp với lí thuyết về suy hao
trong vùng hồng ngoại do mưa ở tầm nhìn trên 1Km.

Trang 71
4.2.2 Mô phỏng tuyến FSO 1km tại Đà Nẵng bằng phần mềm Optisystem 7.0
¾ Mô hình tuyến FSO 1km tại Đà Nẵng

Hình 4.3 Mô hình tuyến FSO 1km tại Đà Nẵng


¾ Mô tả các thành phần trong tuyến
™ Bộ phát: Gồm 8 bộ trasmiter phát tương ứng 8 tần số sóng mang nằm
trong dải 193.55THz - 194.95THz, cách đều nhau 200GHz so với tần số
lân cận và được ghép lại thông qua bộ IDEAL MUX để truyền qua kênh
FSO, với đặc tính chung nhu sau:
ƒ Công suất : 10dBm – 25dBm, chia đều thành 20 giá trị
ƒ Bit rate : 1.25Gbps
ƒ Loại điều chế : RNZ
ƒ Loại máy phát : EML

Trang 72
™ IDEAL MUX : Bộ ghép kênh phân chia theo bước sóng với 8 đầu vào và
được xem như bộ cộng lý tưởng vì không có sự chia công suất
™ Kênh truyền FSO
ƒ Khoảng cách tuyến : 1km
ƒ Độ suy hao tổng( tính từ chương trình Matlab) : 35.22dB/Km
ƒ Bán kính miệng máy phát: 5cm
ƒ Bán kính miệng máy thu : 20cm
ƒ Độ trải rộng chùm tia : 2mrad

™ Bộ thu
ƒ Bộ tách sóng( photodetector) : PIN
ƒ Hệ số khếch đại : 3 dB
ƒ Hệ số đáp ứng quang điện : 0.6024A/W

Trang 73
ƒ Dòng tối : 10nm
ƒ Bộ lọc thông thấp : Tần số cutoff = 0.75*Bit rate
ƒ Tần số trung tâm : tương ứng với mõi tần số máy phát
ƒ Độ nhạy máy thu xấp xỉ : -18.491dBm

™ Bộ giải kênh DEMUX 1-8


¾ Kết quả mô phỏng
Kênh 7:

Hình 4.4: giản đồ mắt và min BER chanel 7

Trang 74
Kênh 3:

Hình 4.5: giản đồ mắt chanel 3


4.3 Kết luận
Từ kết quả tính toán và mô phỏng, ta thấy tuyến FSO 1km, trong điều kiện mưa
100mm/h tín hiệu thu được đạt yêu cầu với BER 10-5 – 10-6 (hình 4.4, 4.5), và kết
quả này cũng đúng với tính toán bằng FSO. Trong điều kiện mưa trên 100mm/h chỉ
xảy ra dưới 1%(4 ngày/năm) tại Đà nẵng và thấp hơn ở các tỉnh phía nam thì FSO là
hoàn toàn có thể được áp dụng trong những trường hợp cụ thể với xác suất vận hành
tốt là 99%.
Từ phần mô phỏng ta có thể thấy khả năng mở rộng băng thổng của tuyến FSO
cho những yêu cầu tốc độ cao. Và sau khi phát triển hoàn thiện chương trình tính
toán bằng Matlab, ta co thể đưa ra những khuyến nghị các lựa chọn tối ưu cho 1
tuyến FSO tại 1 điều kiện ở Việt Nam.
Trong điều kiện về mặt thời gian và kinh phí ít, không cho phép kiểm tra và
đánh thực tế tuyến FSO trong môi trường thực Việt Nam. Ngoài ra chúng tôi cũng
chưa tiến hành khảo sát thực tế nhu cầu thực sự của các doanh nghiệp, nhà cung cấp
dịch vụ cho việc tiến hành áp dụng công nghệ FSO. Vậy nếu được tiếp tục đề tài
này chúng tôi sẽ tiến hành 2 bước trên để đưa công nghệ vào mạng thực tế tại Việt
Nam.

Trang 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ghassemlooy, Z. and Popoola, W.O, Terrestrial Free-Space Optical


Communications, Northumbria University, Newcastle upon Tyne, UK.
[2] Joseph A. Turner, Richard L. Weaver , Radiative transfer of ultrasound,
University of Nebraska – Lincoln. USA.
[3] Al Naboulsi ; M., Sizun H. ; de Fornel F. Propagation of optical and infrared
waves in the atmosphere , Université de Bourgogne, Avenue Alain Savary, Cédex,
France.
[4] Dr. Arun K. Majumdar, Free-Space Laser Communications: Fundamentals,
System Design, Analysis and Applications, Brno University of Technology, Brno,
Czech Republic.
[5] Isaac I. Kim, Bruce McArthur, and Eric Korevaar , Comparison of laser beam
propagation at 785 nm and 1550 nm in fog and haze for optical wireless
communications , Optical Access Incorporated.
[6] Janaka P. Perera, A low-cost man-portable free-space optics communication
device for Ethernet applications , United States Marine Corps B.S., Chapman
University
[7] Scott Bloom, The physics of the free-space optics, PhD Chief Technical Officer
AirFiber, Inc.
[8] David 1. T. Heatley, David R. Wisely, Ian Neild, and Peter Cochrane, Optical
wireless: The Story So Far, BT Laboratories.
Website
[9] Last mile , Wikipedia, the free encyclopedia.
[10] Thống kê số liệu phát triển Internet Việt Nam và Thế giới, Trung tâm Internet
Viet Nam
[11] Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, WWW.thoitietnguyhiem.net, Bộ tài
nguyên và môi trường.

Trang 76

You might also like