You are on page 1of 1

Gửi về hòm thư levi121286@gmail.com trước ngày 8/5/2019.

Làm đúng, trình bày tốt được 10 điểm. Nếu trình bày tắt, cẩu thả sẽ bị trừ điểm.

1. Cho hình chóp SABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B và SA⊥ (ABC) .
a) Gọi O là trung điểm của SC. Chứng minh: OA = OB = OC = SO. Suy ra bốn điểm
A, B, C, S cùng nằm trên một mặt cầu tâm O.
b) Cho SA = BC = a và AB = a 2 . Tính bán kính mặt cầu nói trên.

2. Cho mặt cầu S(O, a) và một điểm A, biết OA = 2a. Qua A kẻ một tiếp tuyến tiếp
xúc với (S) tại B và cũng qua A kẻ một cát tuyến cắt (S) tại C và D, biết CD = a 3 .
a) Tính AB.
b) Tính khoảng cách từ O đến đường thẳng CD.

3. Cho hình chóp SABC. Biết rằng có một mặt cầu bán kính R tiếp xúc với các cạnh
của hình chóp và tâm I của mặt cầu nằm trên đường cao SH của hình chóp.
a) Chứng minh rằng SABC là hình chóp đều.
b) Tính chiều cao của hình chóp, biết rằng IS = R 3 .

4. Cho hình chóp SABC có SA ⊥ (ABC) và tam giác ABC vuông tại B. Gọi AH, AK
lần lượt là các đường cao của các tam giác SAB và SAC.
a) Chứng minh rằng năm điểm A, B, C, H, K cùng ở trên một mặt cầu.
b) Cho AB = 10, BC = 24. Xác định tâm và tính bán kính mặt cầu đó.

5. Một khối trụ có chiều cao bằng 20 cm và có bán kính đáy bằng 10 cm. Người ta kẻ
hai bán kính OA và O’B’ lần lượt trên hai đáy sao cho chúng hợp với nhau một góc
300 . Cắt khối trụ bởi một mặt phẳng chứa đường thẳng AB’ và song song với trục OO’
của khối trụ đó. Hãy tính diện tích của thiết diện.

6. Một hình trụ có bán kính đáy R và có thiết diện qua trục là một hình vuông.
a) Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình trụ.
b) Tính thể tích của khối lăng trụ tứ giác đều nội tiếp trong khối trụ đã cho.

7. Cho hình lăng trụ tứ giác đều ABCD.A’B’C’D’ có cạnh đáy bằng a, chiều cao 2a.
Biết rằng O’ là tâm của A’B’C’D’ và (C) là đường tròn nội tiếp đáy ABCD. Tính thể
tích khối nón có đỉnh O’ và đáy (C).

8. Cho hình chóp tứ giác đều SABCD có cạnh đáy bằng a, cạnh bên hợp với đáy một
góc 600 . Gọi (C) là đường tròn ngoại tiếp đáy ABCD. Tính thể tích khối nón có đỉnh S
và đáy (C).

9. Thiết diện qua trục của một hình nón là một tam giác vuông cân có cạnh góc vuông
bằng a.
a) Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình nón.
b) Tính thể tích của khối nón tương ứng.
c) Một thiết diện qua đỉnh và tạo với đáy một góc 600 . Tính diện tích của thiết diện
này.

You might also like