You are on page 1of 7

Một số giải pháp nhằm xây dựng tập thể vững mạnh và vai trò của

người giáo viên chủ nhiệm trong việc nâng cao chất lượng học tập, hạnh kiểm
theo hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh
- Qua qua trình làm công tác chủ nhiệm, tôi thấy để xây dựng được tập thể vững
mạnh cũng như nâng cao được chất lượng học tập và hạnh kiểm học sinh theo
hướng hình thành và phát triển năng lực của các em cần tập trung vào một số giải
pháp sau:
1. Xây dựng lớp tự quản tốt
Xây dựng lớp học tự quản là một hoạt động mà giáo viên chủ nhiệm biến quá
trình quản lí giáo dục của giáo viên thành quá trình tự giáo dục, tự quản lí của học
sinh.
Xây dựng lớp học tự quản nhằm:
- Phát huy ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức tự giác, tính năng động của mỗi cá nhân
trong tập thể.
- Phát huy sức mạnh tập thể và sức mạnh cá nhân nhằm thực hiện tốt mục tiêu,
nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra.
- Xây dựng và hình thành cho học sinh kỷ năng sống, kỉ năng giao tiếp, ý thức làm
chủ tập thể của học sinh. Đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý lứa tuổi và sở thích cá nhân.
- Tiết kiệm về mặt thời gian cho giáo viên nhưng vẫn thu được hiệu quả giáo dục
cao.
Muốn xây dựng lớp học tự quản tốt thì cần phải có những biện pháp sau:
* Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp vững mạnh.
Biết phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng lực tốt để tuyển chọn làm
lớp trưởng và ban cán sự lớp. Những em được chọn làm lớp trưởng thục sự phải là
những học sinh học khá trở lên, có ý thức trách nhiệm cao, có năng lực tổ chức và
có khả năng vận động quần chúng
Cần bồi dưỡng năng lực tự quản cho học sinh, phải có sự hướng dẫn, giúp đở
của GVCN để các em biết cách giải quyết những công việc tự quản từ đơn giản
đến phức tạp. Không được khoán trắng toàn bộ công tác tự quản cho học sinh.
Đề cao năng lực của lớp trưởng và ban cán sự lớp, tin tưởng vào khả năng hoạt
động của các em. Nếu không, sẽ làm cho các em bị động, lúng túng trong công
việc.
* Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp
Để các em phát huy hết năng lực của mình trên từng cương vị thì GVCN cần
có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ cho từng chức danh.
- Nhiệm vụ của lớp trưởng:
- Bí thư chi đoàn:
- Nhiệm vụ của lớp phó học tập:
- Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
- Nhiệm vụ của lớp phó văn thể mỹ:
- Các tổ trưởng:
* Công tác theo dõi, kiểm tra đánh giá
Vai trò của GVCN là người hướng dẫn chứ không làm thay công việc tự
quản của học sinh, phải thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, giám sát công tác tự quản.
Có rất nhiều cách theo dõi hoạt động tự quản của học sinh. Đôi khi cần có sự
kiểm tra trực tiếp các hoạt động trên lớp nhưng đôi khi chỉ cần kiểm tra gián tiếp
qua sổ ghi đầu bài, sổ ghi chép của lớp trưởng, qua giáo viên bộ môn trực tiếp
giảng dạy....
Tổ chức tốt các giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, qua đó thấy được vai trò tự quản
của ban cán sự lớp và không khí dân chủ của các thành viên trong lớp.
Đối với lớp chủ nhiệm hiện tại: Được nhà trường phân công từ lớp 10 đến
12
+ Từ lớp 10B2 đến lớp 12B2:
- Giờ sinh hoạt, học sinh dưới chỉ đạo của lớp trưởng, GVCN chỉ là
người dự, sau đó nhận xét, trao đổi kế hoạch của nhà trường cho các em
- Các tổ trưởng có sổ theo giỏi và xếp loại hạnh kiểm các thành viên,
các em xếp loại hạnh kiểm từng tuần
- Học sinh tự đưa ra chủ đề ngoại khóa từng tuần và từng tổ trình
bày)……
- Kế hoạch trại sau khi GVCN phổ biến kế hoạch, BCS lớp nhóm họp
hoàn chỉnh kế hoạch chi tiết từ đó GVCN góp ý thêm
- Hay hiện nay các em đã hoàn thành kế hoạch tổ chức lễ trưởng
thành, chụp ảnh kỷ yếu
2. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh
GVCN là người đại diện cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường nên cần
nắm được những chủ trương, kế hoạch hoạt động và những thành tích đạt được của
nhà trường trong từng năm học, trong từng thời kì. Thông qua các cuộc họp phụ
huynh GVCN cần truyền đạt những vấn đề này cho cha mẹ học sinh biết và GVCN
kịp thời giải thích những thắc mắc của phụ huynh.
GVCN thu nhận những ý kiến, tâm tư nguyện vọng của phụ huynh rồi phản
ánh lại cho nhà trường qua đó gắn kết được trách nhiệm giữa nhà trường và gia
đình trong việc giáo dục học sinh.
GVCN cần có mối quan hệ gần gũi với phụ huynh học sinh. Nắm rõ địa chỉ
liên lạc với gia đình của từng học sinh trong lớp. Khi cần thiết GVCN mạnh dạn
trao đổi, thông báo với phụ huynh những kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
Ngược lại phụ huynh cũng cần thông báo cho GVCN biết được những sự việc bất
thường xảy ra của học sinh như ốm đau hay một lý do khác. Qua đó GVCN hiểu rõ
được học sinh và phụ huynh tin tưởng vào GVCN hơn trong việc giáo dục con em
mình.
GVCN thông qua cha mẹ học sinh để nắm được những tâm tư nguyện vọng
của học sinh. Có những vấn đề mà trên lớp học sinh không dám nói với GVCN
hoặc giáo viên bộ môn nhưng các em có thể trao đổi trực tiếp với cha mẹ của mình,
qua đó GVCN tiếp thu có chọn lọc và chuyển tiếp nguyện vọng của học sinh đến
với giáo viên bộ môn, với nhà trường nhằm có giải pháp hợp lý... GVCN
cần phát huy vai trò của BCH hội phụ huynh của lớp trong việc vận động, tạo ra
sự đồng thuận cao với các kế hoạch hoạt động của lớp và của nhà trường.

+ Đối với lớp chủ nhiệm:


- Từ lớp 10b2-12b2 tập trung nhiều hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:
(Một mình xa quê học, bố mẹ li dị…hộ nghèo, nên gvcn cùng một số học
sinh đã đến nhà, động viên, gọi điện trao đổi….)
- Phối hợp với PHHS thông qua ban đại diện CMHS của lớp đã ủng
hộ cho các em có hoàn cảnh khó khăn bằng những khoản tiền nhất định.
- Cuối các kì học: BĐD CMHS của lớp đều tặng thưởng cho các em
có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện.
- Trong các lần đi trại BĐD CMHS đều làm thư ngỏ, từ đó có nhiều
phụ huynh đã ủng hộ (tiền, chuyến xe..), từ đó một số em có hoàn cảnh khó
khăn vẫn tham gia được hoạt động ngoại khóa này…Vai trò của ban phát
huy tốt, từ đó góp phần rất lớn cho sựu đoàn kết cũng như phấn đấu của các
em trong lớp.
3. Phối hợp với giáo viên bộ môn
Là con người ai cũng có những mặt tốt và mặt xấu, ai cũng có nhược điểm
và ưu điểm. Có nhiều em học tốt về các môn tự nhiên nhưng cũng có những em
học tốt về xã hội. Điều đó sẽ gây khó khăn cho các giáo viên không có lợi thế trong
quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, mỗi học sinh có một tính cách khác nhau, hướng
phấn đấu và mục tiêu phấn đấu cũng khác nhau. Để hiểu hết điều này đối với
GVBM là điều còn khá vất vả bởi mỗi tuần học GVBM chỉ có vài tiết dạy để tiếp
xúc các em. Do đó, để làm tốt công tác giảng dạy của mình đòi hỏi mỗi GVBM
phải hiểu rõ học sinh, có cách nhìn tinh vi và hơn hết là trao đổi với GVCN về tình
hình học tập của học sinh, những mong muốn, nguyện vọng của học sinh để điều
chỉnh phương pháp giảng dạy, giáo dục phù hợp.
Thật ra GVCN cũng là GVBM nên việc trao đổi ý kiến với nhau là rất dễ
nhưng để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất thì không phải là việc đơn giản. Bản thân
tôi là một GVCN đồng thời cũng là giáo viên dạy bộ môn Địa, tôi xin đóng góp
một số ý kiến của mình như sau:
Thứ nhất: GVCN phải thường xuyên theo dõi kết quả học tập và đạo đức của
các em qua sổ điểm, sổ đầu bài, trực tiếp qua giáo viên dạy từng môn để nắm bắt
kịp thời năng lực của từng em. Qua việc theo dõi ấy chúng ta có thể giúp đỡ các
em như lựa chọn những học sinh khá giỏi đưa vào đội tuyển bồi dưỡng nâng cao
kiến thức, đối với những em học kém hơn thì nên quan tâm ôn tập kịp thời.
Thứ hai: GVCN cần tạo điều kiện hình thành mối quan hệ tốt đẹp giữa
GVBM và HS, thường xuyên nhắc nhở HS tôn trọng tất cả các thầy cô. Kiên quyết
xử lý những HS vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô, chây lười trong học tập. Khi được
thông báo HS vi phạm, GVCN luôn lắng nghe thông tin từ hai phía để có hướng
giáo dục tốt; tạo điều kiện để GV bộ môn có thể hiểu được tình hình lớp dẫn đến
thông cảm, thương yêu, đối xử công bằng với HS; truyền đạt những nhận xét của
GV bộ môn đến học sinh (khen - chê) để các em rút kinh nghiệm, phấn đấu.
Thứ ba: Thống nhất kế hoạch và chương trình giáo dục chung đối với cả lớp,
những biện pháp cụ thể với học sinh bỏ tiết, vắng học nhiều lần không phép, vi
phạm nội quy trường, lớp ... để trao đổi với GVBM.
Thứ tư: GVCN Phản ánh, trao đổi kịp thời những mong muốn của HS đến
GVBM, ngược lại GVBM cung cấp danh sách HS yếu, cá biệt môn học nào đó ở
lớp cho GVCN biết kịp thời có biện pháp giải quyết.
Thứ năm: GVCN biết lắng nghe những nhận xét của GVBM thậm chí là
những phê phán cá nhân, tập thể lớp mình sau đó chọn lọc, phân tích thông tin để
phối hợp tác động giáo dục cùng chiều, khắc phục khó khăn, vướng mắc của học
sinh trong quá trình học tập, đề đạt nguyện vọng của học sinh với giáo viên bộ
môn, để nâng cao chất lượng giáo dục.
Thứ sáu: GVBM phải khắt khe trong việc kiểm tra bài cũ, em nào không học
bài, không làm bài, có hành vi không tốt cần phải báo ngay với GVCN để GVCN
có biện pháp và báo về gia đình.
Thứ bảy: Qua tìm hiểu năng lực của học sinh GVCN cần phối hợp với
GVBM để giảng giải cho các em có thể tìm thấy khối học phù hợp với mình, định
hướng nghề nghiệp cho các em đặc biệt là học sinh khối 12.
Thứ tám: Việc ôn tập, chuyên tâm môn học khối là tốt nhưng không được
đồng nghĩa bảo các em từ bỏ hay xem thường các môn học khác. Như thế là một
việc làm hoàn toàn sai lầm, khiến các em luôn trong tình trạng bị động.
Thứ chín: GVCN và GVBM cần phối hợp động viên các em khi có chuyện
không vui hoặc học tập kém vì “Cuộc sống không cần bạn giỏi nhất mà cần những
bạn có cố gắng nhiều nhất”, “Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Con
đường chắc chắn nhất để đi đến thành công là luôn luôn thử đi thử lại nhiều
lần” (Thomas Edison)
Thứ mười: GVCN với tư cách là người đại diện cho lớp có trách nhiệm bảo
vệ quyền lợi mọi mặt cho học sinh lớp mình.
Ngoài ra mỗi GVCN và GVBM cần học hỏi, trao đổi nâng cao trình độ
chuyên môn và phương pháp giáo dục hợp lí đối với từng đối tượng học sinh.

4. Phối hợp với Đoàn trường


Hoạt động Đoàn trong trường học là sân chơi bổ ích cho tuổi trẻ, qua đó phát
huy được tính năng động sáng tạo của học sinh và giúp cho học sinh hình thành
những kỷ năng cần thiết. Không những thế, hoạt động Đoàn trong trường học tạo
nên môi trường thi đua lành mạnh giữa các cá nhân và tập thể góp phần làm cho
chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
Để có sự phối hợp tốt với hoạt động của Đoàn trường mang lại hiệu quả giáo
dục cao cho lớp thì giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải:
- Nắm được cách thức, nội dung, chương trình... hoạt động của tổ chức Đoàn
trong trường học.
- Nắm được các quy định, cách thức đánh giá, biểu điểm thi đua....để kịp
thời phổ biến và tổ chức cho học sinh thực hiện.
- GVCN cần trao đổi, góp ý cho Đoàn trường về những chủ trương, việc làm
chưa hợp lý mang lại sự đồng thuận cao trong học sinh và giáo viên.
- GVCN cần thông qua Đoàn trường để nắm học sinh và phong trào thi đua
của lớp mình. Có khi cần trao đổi trực tiếp với Bí thư Đoàn về những trường hợp
học sinh vi phạm để có sự cộng tác, thống nhất trong cách giải quyết.
- GVCN không vì thành tích thi đua mà bỏ qua hoặc bao che cho những học
sinh vi phạm nề nếp. Điều này càng làm cho học sinh không có ý thức phấn đấu và
hình thành nên những hành vi xấu như gian dối, thiếu sự trung thực, ỷ lại...Đó là
những việc làm phản giáo dục.
- GVCN thông qua Bí thư chi đoàn lớp mình để nắm được các hoạt động của
Đoàn trường và để nắm được kết quả thi đua về nề nếp hằng ngày, từ đó có kế
hoạch phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tự quản của lớp.
- GVCN tích cực tham gia các hội nghị do Đoàn trường tổ chức, các hoạt
động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn nghệ thể thao, hoạt động tình nguyện....
5. Giáo dục học sinh cá biệt
Có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về học sinh được coi là cá biệt. Tuy
nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng học sinh cá biệt là những học sinh có sự bất
thường về đặc điểm tính cách, thiếu động cơ học tập đúng đắn, thường hay vi
phạm nội quy một cách có tính hệ thống...
Thực tế ở tập thể nào cũng có học sinh cá biệt. Tuy số học sinh này không
nhiều nhưng đây là lực cản lớn nhất cho phong trào thi đua của lớp và gây khó
khăn cho công tác chủ nhiệm.
Giáo dục một học sinh cá biệt trở thành một học sinh ngoan, một học trò giỏi
cần có sự tác động của nhiều phía nhưng quan trọng nhất là sự tác động của giáo
viên chủ nhiệm.
GVCN cần tìm hiểu về học sinh cá biệt, như hoàn cảnh gia đình, quan hệ
bạn bè, sở thích cá nhân. Thậm chí GVCN cũng cần tìm hiểu kỷ về quá khứ của
học sinh đó, tìm hiểu nguyên nhân làm cho học sinh đó trở thành cá biệt. Sự tìm
hiểu này có thể thông qua lý lịch học sinh, qua gia đình, bạn bè trong lớp hoặc giáo
viên chủ nhiệm cũ.
GVCN cần trao đổi riêng với học sinh cá biệt về những khuyết điểm mà học
sinh đã gây nên. Thông thường học sinh cá biệt không nhận thức được về việc làm
sai trái của mình và hay đưa ra những lý lẽ để biện minh. GVCN phải phân tích
cho học sinh thấy được những điều sai trái đó một cách khách quan chứ không
được áp đặt hay đe dọa. Sự trao đổi này diễn ra một cách dân chủ, trong bầu không
khí nhẹ nhàng, cởi mở.
GVCN biết cách cảm hóa học sinh cá biệt này trở thành học sinh ngoan, học
giỏi. Để làm được điều này GVCN thường động viên, thuyết phục học sinh cá biệt
từ bỏ những thói hư, tật xấu trong học tập và rèn luyện. Giúp cho học sinh xây
dựng động cơ, mục tiêu phấn đấu của mình. Bằng sự thân thiện, gần gũi, thái độ
quan tâm của GVCN sẽ là động lực lớn cho học sinh cá biệt lấy lại niềm tin.
GVCN vận động học sinh trong lớp giúp đỡ những học sinh cá biệt về mọi
mặt, như tạo sự bình đẳng không phân biệt đối xử, tình tương thân tương ái trong
cuộc sống, trao đổi kiến thức trong học tập...Tạo dư luận tập thể tốt để cảm hóa
học sinh cá biệt trở thành thành viên tốt của lớp.
GVCN tạo điều kiện cho học sinh cá biệt tham gia vào các hoạt động tập thể
nhằm xóa đi những mặc cảm cá nhân và giúp cho học sinh cá biệt thể hiện được
những tài năng của mình để càng làm tăng thêm niềm tin và uy tín trước tập thể.
Cần nhận thức rõ việc giáo dục một học sinh cá biệt là cả một quá trình chứ
không phải ngày một, ngày hai mà được. Vì vậy GVCN không được phép chủ
quan, nóng vội.
(Lớp tôi trường hợp này lúc dang lớp 10 khoảng 5 trường hợp:
+Đến lớp ngồi quậy không ghi bài, giảng bải
+ Vắng không lí do thường xuyên có định kỳ:2em
+ Nghiện geme: 2 em
Bằng tấm lòng và giả pháp cụ thể, hiện 4 trong 5 em học sinh đó đã có
những tiến bộ rõ rệt, học tập tốt hơn, tham gia phong trào tốt hơn…
6. Công tác đánh giá học sinh
Có sự theo dõi chặt chẻ về kết quả các mặt hoạt động của học sinh. Sự theo
dõi này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Kết quả theo dõi phải được ghi chép cẩn
thận trong sổ chủ nhiệm để làm cơ sở đánh giá.
Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh phải được thực hiện thường xuyên
trong một tuần, một tháng và trong một học kỳ. Sự đánh giá phải thực sự công
khai, dân chủ nhằm tạo ra sự thi đua lành mạnh giữa các học sinh trong lớp. GVCN
cần có sự khen ngợi, biểu dương những học sinh có thành tích tốt để kích thích sự
hứng thú phấn đấu. Đối với những học sinh bị khuyết điểm thì GVCN cần phải phê
bình đúng mức để cho học sinh nhận thấy khuyết điểm của mình và tạo cơ hội cho
các em sửa chữa khuyết điểm. Không để cho học sinh bị khuyết điểm kéo dài.
Sự đánh giá phải được sự phối hợp tốt giữa GVCN với các lực lượng giáo
dục trong nhà trường như: BGH, Bí thư Đoàn trường, giáo viên bộ môn.
Phải xây dựng một tiêu chí đánh giá hạnh kiểm của học sinh một cách rõ
ràng, cụ thể cho lớp mình phụ trách
(chúng tôi xây dựng bảng điểm cho từng em: 100điểm, sau đó trừ dần theo vi
phạm: loại A từ 80 điểm trở lên, B 70 điểm-79 điểm, C 60 điểm-69 điểm…). từ đó
các em có ý thức phấn đấu để đạt dược kết quả cao hơn.
7. Không ngừng nâng cao phẩm chất nghề nghiệp
Phẩm chất của người Thầy ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của
học sinh. Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Như nhà
giáo Usinxki đã nói “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn
đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa
nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay
trách phạt nào khác”. Để trở thành một GVCN giỏi thì mỗi thầy cô giáo phải có
những yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp sau:
* Về năng lực sư phạm
- GVCN phải là người nắm vững tâm lý của học sinh.
- Có kỹ năng lập kế hoạch hoạt động giáo dục.
- Có năng lực tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục.
- Có sự hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực, có năng lực giao tiếp và trình độ lý
luận sư phạm tốt.
- Có năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.
* Về phẩm chất đạo đức
- GVCN phải hết lòng thương yêu học sinh. Biết vui mừng, hạnh phúc với những
tiến bộ hay thành công trong học tập của học sinh. Biết buồn lắng hay lo âu với
những khuyết điểm mà học sinh mắc phải. GVCN luôn có những tìm tòi, sáng tạo
mong muốn đem đến những gì tốt đẹp cho học sinh.
- GVCN phải có lòng yêu nghề, tận tâm với nghề và có tinh thần trách nhiệm cao,
có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Luôn khiêm tốn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và không ngừng
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Có lối sống mẫu mực, gần gũi, thân thiện với học sinh và đồng nghiệp. Lời nói
phải đi đôi với việc làm.
Để xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh, cũng như nâng cao được chất
lượng học tập và hạnh kiểm học sinh theo hướng hình thành và phát triển năng lực
của học sinh cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa cái chung
và cái riêng. Một tập thể học sinh vững mạnh khi tập thể đó không có cá nhân yếu.
Tập thể học sinh vững mạnh là tập thể có tinh thần đoàn kết tốt, có tổ chức và kỷ
luật nghiêm minh tạo điều kiện cho mỗi cá nhân tự điều chỉnh thái độ hành vi của
mình trên tinh thần “Mình vì mọi người và mọi người vì mỗi người ”. Do đó, mục
đích xây dựng tập thể học sinh vững mạnh cũng như nâng cao được chất lượng học
tập và hạnh kiểm học sinh theo hướng hình thành và phát triển năng lực của các em
là nhằm giáo dục mỗi học sinh thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân
có ích cho đất nước.
Trên đây là mộ số ý kiến của tôi về công tác chủ nhiệm trong việc xây dựng
tập thể vững mạnh và vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trong việc nâng cao
chất lượng học tập, hạnh kiểm theo hướng hình thành và phát triển năng lực học
sinh.
Bài viết: GVCN 12B2- Thầy Đoàn Xuân Tú

You might also like