You are on page 1of 5

1.

Khát quát về tư bản thương nghiệp:


1.1. Sự ra đời của tư bản thương nghiệp:
Xét về mặt lịch sử, tư bản thương nghiệp ra đời trước tư bản công nghiệp, đó là tư
bản thương nghiệp cổ xưa. Tư bản thương nghiệp cổ xưa xuất hiện do nhu cầu trao đổi
hàng hóa, là khâu nối liền các ngành, các vùng, các nước với nhau. Điều kiện để xuất
hiện và tồn tại của tư bản cổ xưa là lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ. Những nhà
thương nghiệp thời đó hoạt động thương mại theo hình thức “mua rẻ, bán đắt”, là kết
quả của việc “ăn cắp, lừa đảo”. Tuy vậy, chính việc này đã giúp thúc đẩy sự phát triển
của lực lượng sản xuất, đẩy nhanh quá trình tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ, phong
kiến, tập trung nhanh tiền tệ vào tay một số ít người và đẩy nhanh quá trình tích lũy. Từ
đó, chủ nghĩa tư bản ra đời.
1.2. Tư bản thương nghiệp trong nền kinh tế hàng hóa:
1.2.1. Khái niệm:
Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công
nghiệp được tách rời ra và phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp.
Như vậy, những hoạt động của tư bản thương nghiệp là những hoạt động phục vụ cho
quá trình thực hiện giá trị hàng hóa của tư bản thương nghiệp. Công thức vận động của
nó là T - H - T’.
1.2.2. Đặc điểm của tư bản thương nghiệp trong nền kinh tế hàng hóa:
Hàng hóa sau khi được hoàn thành ở những nhà tư bản công nghiệp được chuyển
sang cho những nhà tư bản thương nghiệp. Nhà tư bản thương nghiệp đảm nhận việc
đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, do đó tư bản thương nghiệp là một khâu trong
quá trình sản xuất, không có khâu này thì quá trình sản xuất không thể tiến hành bình
thường được. Có thể nói, tư bản thương nghiệp vừa có tính độc lập tương đối vừa có
tính phụ thuộc vào tư bản công nghiệp. Sự phụ thuộc thể hiện ở những điểm sau: - Tư
bản thương nghiệp ra đời từ tư bản công nghiệp - Tư bản thương nghiệp làm nhiệm vụ
lưu thông hàng hóa, nhưng tốc độ và quy mô của lưu thông là do sản xuất của tư bản
công nghiệp quyết định bởi vì sản xuất là cơ sở của lưu thông, không có sản xuất thì
không có lưu thông
- Tư bản công nghiệp đảm nhận chức năng của tư bản hàng hóa, do đó những giai
đoạn vận động của tư bản kinh doanh hàng hóa - tư bản thương nghiệp - là do sự vận
động của tư bản công nghiệp quyết định.
- Ngoài ra, tư bản thương nghiệp không quyết định được chất lượng và mức giá
của sản phẩm mà nó phụ thuộc vào tư bản công nghiệp.
Sự độc lập tương đối của tư bản thương nghiệp với tư bản công nghiệp được quyết
định bởi mối quan hệ bên ngoài và sự khác nhau giữa tư bản hàng hóa và tư bản kinh
doanh hàng hóa quyết định. Ta có thể thấy rõ mục đích này qua công thức sau: - Công
thức vận động của tư bản thương nghiệp là T - H - T', ở đây hàng hóa được chuyển chỗ
hai lần từ tay nhà tư bản công nghiệp qua tay nhà tư bản thương nghiệp rồi mới tới tay
nhà tiêu dùng, kết thúc quá trình vận động thì hàng hóa được tăng thêm giá trị.
- Công thức vận động của tư bản công nghiệp là H - T - H', ở đây hàng hóa chỉ
chuyển chỗ một lần nhưng tiền được chuyển chỗ hai lần, nhà tư bản công nghiệp thu
tiền về rồi tiếp tục dùng tiền đó đầu tư sản xuất.
Vậy, tư bản thương nghiệp thực hiện chức năng chuyển hàng hóa của tư bản công
nghiệp thành tiền tệ, điều mà trước đây tư bản công nghiệp đảm nhiệm. Quá trình này
không diễn ra trong sản xuất mà diễn ra trong lưu thông, tách rời các chức năng khác
của tư bản công nghiệp. Thông qua việc mua và bán, nhà tư bản thương nghiệp cũng
nhằm mục đích thu về lợi nhuận, do đó tư bản của họ bỏ ra không mang hình thái tư bản
sản xuất mà chỉ bó hẹp trong phạm vi lưu thông mà thôi.
1.2.3. Vai trò và lợi ích của tư bản thương nghiệp đối với xã hội:
Thực tế cho thấy, sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp đem lại lợi ích và có vai
trò to lớn đối với xã hội, cụ thể là: - Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua - bán
hàng hóa nên lượng tư bản ứng vào lưu thông và chi phí lưu thông nhỏ hơn khi người
sản xuất trực tiếp đảm nhận chức năng này.
- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua - bán hàng hóa, người sản xuất có
thể tập trung thời gian chăm lo cho việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nâng cao hiệu
quả kinh tế, tăng giá trị thặng dư.
- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua - bán hàng hóa, sẽ rút ngắn thời gian
lưu thông, tăng nhanh chu chuyển tư bản, từ đó tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng
dư hàng năm.
2. Lợi nhuận thương nghiệp:
2.1. Lợi nhuận thương nghiệp trong nền tư bản cổ xưa:
Lợi nhuận thương nghiệp theo như Mác nói: "Nó không những là kết quả của việc
ăn cắp và lừa đảo mà đại bộ phận lợi nhuận thương nghiệp chính là do những việc ăn
cắp và lừa đảo mà ra cả" (Theo Các Mác, Tư bản quyển 3).
2.2. Lợi nhuận thương nghiệp trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa:
Khái niệm: Là một phần giá trị thặng dư do sức lao động của công nhân tạo ra
trong sản xuất mà các nhà tư bản công nghiệp phải nhường cho các nhà tư bản thương
nghiệp do họ đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa.
Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nếu bỏ qua các chức năng tiếp tục quá trình
sản xuất trong lưu thông như chuyên chở, bảo quản,… mà chỉ hạn chế các chức năng
chủ yếu như mua bán thì nó không sáng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Nhìn từ bên
ngoài thì hình như lợi nhuận thương nghiệp có được là do mua rẻ bán đắt, do lưu thông
tạo ra. Nhưng thực chất không phải như vậy, lợi nhuận thương nghiệp cũng là một phần
giá trị thặng dư mà các nhà tư bản công nghiệp thu được từ công nghiệp nhường cho các
nhà tư bản thương nghiệp bởi vì các thương nhân có vai trò vô cùng quan trọng đối với
họ trong những điểm sau: - Tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông
là một khâu, một giai đoạn của quá trình sản xuất, không có giai đoạn đó thì quá trình
tái sản xuất không thể tiếp tục được nữa. Mà không có lợi nhuận thì các nhà tư bản
thương nghiệp không thể cũng như là không cần thiết đảm nhận công việc đó nữa. Vì
thế, vì lợi ích kinh tế nên các nhà tư bản công nghiệp chịu nhường cho tư bản thương
nghiệp một phần lợi nhuận.
- Tư bản thương nghiệp góp phần mở rộng quy mô tái sản xuất.
- Tư bản thương nghiệp góp phần mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho công
nghiệp phát triển.
- Do tư bản thương nghiệp đảm nhận khâu lưu thông nên tư bản công nghiệp có
thể tập trung đẩy mạnh khâu sản xuất, do đó có vốn chu chuyển nhanh hơn và nhờ đó
lợi nhuận cũng tăng.
- Tư bản thương nghiệp tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng nó góp
phần làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận, làm cho tỷ suất lợi nhuận chung của
toàn xã hội cũng tăng lên, góp phần tích lũy cho tư bản công nghiệp.
Chính vì những lý do trên mà nhà tư bản công nghiệp chấp nhận chia một phần giá
trị thặng dư của mình cho nhà tư bản thương nghiệp.
2.3. Bản chất của lợi nhuận thương nghiệp:
Lợi nhuận thương nghiệp là số chệnh lệch giữa giá bán và giá mua hàng, nhà tư
bản thương nghiệp mua hàng hóa thấp hơn giá trị và khi bán họ bán đúng giá trị của nó.
Tức là khi bán, nhà tư bản công nghiệp đã bán theo giá bán buôn công nghiệp thấp hơn
giá trị, chính bằng cách này mà nhà tư bản công nghiệp nhường một phần giá trị thặng
dư mà họ thu được cho nhà tư bản thương nghiệp.
Vậy nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là giá trị thặng dư nhưng không
phải do lao động làm thuê trong ngành tư bản thương nghiệp tạo ra. Và lợi nhuận mà
chủ tư bản thương nghiệp thu được ngoài giá trị thặng dư mà các nhà tư bản công nghiệp
nhường cho mà còn có cả sự bóc lột lao động thặng dư của những lao động trong ngành
thương nghiệp, bóc lột những người lao động là người tiêu dùng bằng cách đầu cơ tích
trữ, nâng giá bán,… cũng như bóc lột đối với nông dân và thợ thủ công.
Tóm lại, lợi nhuận của thương nhân nhiều hay ít căn cứ vào số tư bản mà họ đã bỏ
ra, cho phí lưu thông càng lớn, tư bản bỏ vào việc lưu thông càng lớn thì lợi nhuận thu
được càng nhiều.
3. Chi phí lưu thông và lao động thương nghiệp:
3.1. Chi phí lưu thông:
Là những chi phí dùng trong lĩnh vực lưu thông, chi phí lưu thông được chia làm
hai loại:
- Chi phí lưu thông thuần túy là những chi phí lưu thông chỉ liên quan đến việc
mua và bán hàng hóa như quảng cáo, mua quầy bán hàng,… Nó không làm cho giá trị
của hàng hóa tăng lên, chi phí này chỉ là hao phí và nguồn bù đắp cho chi phí này là một
phần của tổng số giá trị thặng dự do lao động công nhân trong lĩnh vực sản xuất tạo ra.
- Chi phí lưu thông tiếp tục quá trình sản xuất là những chi phí mang tính chất sản
xuất như vận chuyển, bốc dỡ, phân loại,… Chi phí này được tính thêm vào giá trị hàng
hóa bởi vì lao động của công nhân làm những việc này là lao động sản xuất có tạo ra giá
trị và giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
Đây là hai loại chi phí lưu thông tất yếu của bất cứ xã hội nào muốn tồn tại và phát
triển. Ngày nay, việc làm giảm chi phí lưu thông cũng có một ý nghĩa kinh tế đặc biệt
nhất là đối với nước ta hiện nay.
3.2. Lao động thương nghiệp:
Là lao động chuyên hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, bản thân họ không tạo ra
giá trị. Tuy nhiên, họ vẫn bị nhà tư bản bóc lột thể hiện qua hai điểm:
- Tiền lương của họ nhận được vẫn là giá cả của sức lao động và với số tiền đó, họ
vẫn chỉ đủ để tái tạo sức lao động cung cấp cho nhà tư bản.
- Ngày lao động của họ vẫn được chia thành thời gian lao động cần thiết và thời
gian lao động thặng dư. Trong thời gian lao động cần thiết họ được trả công, còn trong
thời gian lao động thặng dư thì họ làm không công cho nhà tư bản - bị bóc lột.
4. Lợi nhuận thương nghiệp tham gia bình quân hóa suất lợi nhuận:
Tư bản thương nghiệp không tham gia sản xuất giá trị thặng dư của sản xuất hàng
hóa nhưng tư bản thương nghiệp lại có tham gia san bằng giá trị thặng dư thành lợi
nhuận trung bình.
Điểm xuất phát của việc hình thành tỷ suất lợi nhuận chung là các tư bản công
nghiệp và cạnh tranh giữa các tư bản đó. Chính sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này
sang ngành khác trong nội bộ ngành trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã
hình thành một lợi nhuận bình quân.
Bản thận tư bản thương nghiệp giúp hàng hóa chuyển đến tay người tiêu dùng từ
nhà sản xuất, giai đoạn lưu thông của các nhà tư bản thương nghiệp là một giai đoạn của
quá trình tái sản xuất nên tư bản vận động một cách độc lập trong quá trình lưu thông
cũng phải đem về lợi nhuận trung bình như các tư bản hoạt động trong các ngành khác.
Nếu tư bản thương nghiệp có lợi nhuận tư bản tính theo tỷ số phần trăm cao hơn tư bản
công nghiệp thì một bộ phận của tư bản công nghiệp chuyển thành tư bản thương nghiệp
và ngược lại, nếu lợi nhuận tư bản của tư bản thương nghiệp nhỏ hơn thì một bộ phận
của tư bản thương nghiệp sẽ chuyển thành tư bản công nghiệp. Không có một loại tư
bản nào lại dễ dàng thay đổi mục đích và chức năng của mình hơn là tư bản công nghiệp.
5. Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2006). Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lênin. Hà Nội:
NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương. (2009). Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tài liệu tập huấn sơ cấp lý luận chính trị (làm điểm). Hà Nội.

You might also like