You are on page 1of 22

1

Chương 3. Hàm liên tục một biến số

Lê Văn Trực

Giải tích toán học. Tập 1. NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2007.

Từ khoá: Giải tích toán học, giải tích, Hàm liên tục, Điểm gián đoạn, liên tục, liên tục
đều, hàm sơ cấp.

Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục
đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục
vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả.

Mục lục

Chương 3 Hàm liên tục một biến số................................................................................. 3


3.1 Định nghĩa sự liên tục của hàm số tại một điểm...................................................... 3
3.1.1 Các định nghĩa .................................................................................................. 3
3.1.2 Hàm liên tục một phía, liên tục trên một khoảng, một đoạn kín ...................... 4
3.1.3 Các định lý về những phép tính trên các hàm liên tục...................................... 5
3.1.4 Điểm gián đoạn của hàm số.............................................................................. 7
3.2 Các tính chất của hàm liên tục ............................................................................... 10
3.2.1 Tính chất bảo toàn dấu ở lân cận một điểm.................................................... 10
3.2.2 Tính chất của một hàm số liên tục trên một đoạn........................................... 10
3.3 Điều kiện liên tục của hàm đơn điệu và của hàm số ngược................................... 14
3.3.1 Điều kiện liên tục của hàm đơn điệu .............................................................. 14
3.3.2 Tính liên tục của hàm ngược .......................................................................... 15
3.4 Khái niệm liên tục đều ........................................................................................... 16

1
2

3.4.1 Mở đầu............................................................................................................ 16
3.4.2 Định nghĩa ...................................................................................................... 16
3.4.3 Liên tục của các hàm số sơ cấp ...................................................................... 18
3.5 Bài tập chương 3 .................................................................................................... 19
3

Chương 3

Hàm liên tục một biến số

Khái niệm liên tục của hàm số là khái niệm rất cơ bản, đóng một vai trò rất quan trọng
trong việc nghiên cứu hàm số cả về lý thuyết và ứng dụng. Trước hết, ta hãy tìm hiểu về tính
liên tục của hàm số.

3.1 Định nghĩa sự liên tục của hàm số tại một điểm
3.1.1 Các định nghĩa

Định nghĩa 1 Cho f : A → \ và x0 ∈ A . Ta nói rằng hàm f liên tục tại điểm x0 nếu với
bất kỳ số ε > 0 cho trước có thể tìm được số δ > 0 sao cho ∀x ∈ A mà | x − x0 | < δ ta có
| f ( x ) − f ( x0 )| < ε .

Hàm f liên tục tại mọi điểm x ∈ A thì ta nói f liên tục trên A.
Nếu f không liên tục tại x0, ta nói rằng f gián đoạn tại x0.
Quay trở về định nghĩa giới hạn của hàm số ta có thể phát biểu sự liên tục của hàm f tại x0
như sau:
Tính chất
Giả sử f : A → \ và x0 ∈ A . Khi đó hàm f liên tục tại x0 khi và chỉ khi
lim f ( x ) = f ( x0 ) .
x → x0

Định nghĩa 2 Hàm f liên tục tại điểm x0 ∈ A nếu như mọi dãy {xn} nằm trong A, mà xn → x0
ta đều có f ( xn ) → f ( x0 ) khi n → ∞ .
Ví dụ 1: Xét hàm số f ( x ) =| x| . Lấy bất kì x0 ∈ \
Do | f ( x ) − f ( x0 )| =| | x| −| x0 | | ≤| x − x0 | .
Cho nên ∀ε > 0 , chọn δ = ε , thì ∀x ∈ \, | x − x0 | < δ ta có | f ( x ) − f ( x0 )| < ε .
Vậy hàm f ( x ) =| x| liên tục tại mọi x ∈ \.
Ví dụ 2: Dùng ngôn ngữ (ε − δ ) hãy chứng minh lim(3 x2 − 2) = 10.
x →2

Ta thấy:
| f ( x ) − 10| =| 3 x2 − 2 − 10| = 3| x − 2| | x + 2| =
= 3| x − 2| | x − 2 + 4| < 3| x − 2| (| x − 2| +4) < 3δ (δ + 4)

khi | x − 2| < δ

3
4

Trước hết, nếu chọn δ < 1 thì | f ( x) − 10 |< 3δ .5 = 15δ


ε
Từ đây, nếu ta chọn δ < thì | f ( x ) − 10| < ε .
15
ε
Cuối cùng ta hãy chọn δ = min{1, } thì khi | x − 2| < δ ta có | f ( x ) − 10| < ε , điều phải
15
chứng minh.
Ví dụ 3: Dùng ngôn ngữ (ε − δ ) hãy chứng minh hàm số y = x2 liên tục tại mọi điểm. Giả sử
x0 là tuỳ ý, cho ε > 0 và | x − x0 | < δ . Ta thấy
| y( x ) − y( x )| =| x2 − x0 | =| x − x0 | | x + x0 | =
=| x − x0 | | x − x0 + 2 x0 | ≤| x − x0 | (| x − x0 | +2| x0 | )

nên | y − y0 | < δ (2| x0 | +δ ) . Nếu chọn δ < 1, theo trên ta có | y − y0 | < δ (2| x0 | +1) . Mặt khác,
ε ε
nếu δ < thì | y − y0 | < ε . Vậy hãy chọn δ = min{1, }, thì khi | x − x0 | < δ ta có
2| x0 | +1 2| x0 | +1
| y − y0 | < ε . Vậy hàm số liên tục tại x0

Ví dụ 4: Xét hàm số f(x)=sinx. Lấy x0 bất kì thuộc \ . Ta thấy


x + x0 x − x0
| sin x − sin x0 | =| 2cos .sin |≤
2 2
x − x0 x − x0
≤ 2| sin | ≤ 2| | =| x − x0 |
2 2
(ta đã biết | sin x| < | x| với x ≠ 0 )
Cho trước ε >0 chọn δ = ε , khi | x − x0 | < δ ta có | sin x − sin x0 | < ε . Vậy hàm f liên tục tại
mọi x ∈ \ .

3.1.2 Hàm liên tục một phía, liên tục trên một khoảng, một đoạn kín
Cho hàm f : A → R và x0 ∈ A
Định nghĩa 3 Hàm f liên tục bên phải tại điểm x0 ∈ A nếu ∀ε > 0 cho trước, ∃δ > 0 sao cho
∀x ∈ A mà x0 ≤ x < x0 + δ ta có
|f(x)−f(x0)|< ε , (3.1.4)
kí hiệu lim f ( x ) = f ( x0 ) (3.1.4)’’
x → x0+

Định nghĩa 4 Hàm f liên tục bên trái tại điểm x0 ∈ A nếu ∀ε > 0 cho trước, ∃δ > 0 sao cho
∀x ∈ A mà x0 − δ < x ≤ x0

ta có |f(x) − f(x0)|< ε , (3.1.5)


kí hiệu lim− f ( x ) = f ( x0 ) (3.1.5)’
x → x0

Các hàm số liên tục bên phải hoặc bên trái được gọi là liên tục một phía.
5

Định lý 3.1.1 Điều kiện cần và đủ để hàm f liên tục tại điểm x0 ∈ A là nó liên tục theo cả hai
phía tại x0 .
Chứng minh:
Điều kiện cần là hiển nhiên.
Ngược lại, nếu f liên tục theo cả hai phía tại x0 , thì ∀ε > 0 , ∃δ1 > 0 sao cho
∀x ∈ A , 0 ≤ x − x0 < δ1 ta có

|f(x) − f(x0)|< ε
và ∃δ 2 > 0 sao cho ∀x ∈ A , δ 2 < x − x0 ≤ 0 ta có
|f(x) −f(x0)|< ε .
Khi đó gọi δ = min(δ1 ,δ 2 ) , thì ∀x ∈ A,| x − x0 | < δ ta có
|f(x) −f(x0)|< ε .
Vậy f liên tục tại x0
Định nghĩa 5 Cho hàm f xác định trên khoảng (a,b). Ta nói rằng hàm f liên tục trên khoảng
(a,b) nếu nó liên tục tại mọi điểm của khoảng đó.
Bây giờ cho hàm f xác định trên đoạn [a,b]. Nếu hàm f liên tục trên (a,b), liên tục bên
phải tại điểm a và liên tục bên trái tại điểm b, thì ta nói rằng hàm f liên tục trên [a,b].
Ví dụ 5: Xét hàm số
⎧1 ví i 0 ≤ x ≤ 2

f ( x ) = ⎨−1 ví i 2 < x ≤ 3
⎪0 ví i c¸ c gi¸ t r Þx cßn l¹ i.

Ta thấy hàm số không liên tục tại các điểm x = 0, x = 2, x = 3 vì chẳng hạn tại x = 2, ta
có:
lim f ( x ) = 1, lim+ f ( x ) = −1 .
x →2− x →2

1
Ví dụ 6: Hàm số f ( x ) = không liên tục tại điểm x = a vì tại a hàm số không xác định.
x−a

3.1.3 Các định lý về những phép tính trên các hàm liên tục
a) Tính liên tục của tổng hiệu tích và thương của hàm liên tục
Từ các định lý về giới hạn của tổng, hiệu, tích và thương của hai hàm số mà mỗi hàm đều
có giới hạn ta có thể chứng minh định lý sau.
Định lý 3.1.2 Nếu hai hàm số f và g xác định trên cùng một tập A ⊂ R và cả hai đều liên tục
f
tại điểm x0 ∈ A thì tại điểm đó các hàm c.f trong đó c là hằng số; f ± g; f . g và (với
g
g( x0 ) ≠ 0 ) cũng liên tục.

Ví dụ 7: Hàm đa thức y = a0 x n + a1 x n −1 + ... + an −1 x + an liên tục trên toàn tập \ và phân thức
hữu tỉ

5
6

a0 x n + a1 x n −1 + ... + an −1 x + an
y= liên tục tại các giá trị x trừ các giá trị làm cho mẫu số
b0 x m + b1 x m −1 + ... + bm −1 x + bm
triệt tiêu.
ii) Hàm mũ y = a x ( a > 0, a ≠ 0) liên tục trên toàn tập R
iii) Hàm lôgarit y = logax (a>0, a ≠ 0) liên tục trong khoảng (0,+ ∞ )
iv) Hàm luỹ thừa y = x n ( n ∈ ` ) liên tục trong khoảng ( −∞, +∞ )
sin x 1
v) Các hàm y = sinx, y = cosx liên tục trên tập \ , các hàm t gx = , sec x = liên
cos x cos x
π cos x 1
tục trừ ra các giá trị (2k + 1) và các hàm cot gx = , cosecx = liên tục trừ ra các giá
2 sin x sin x
trị kπ .
b) Tính liên tục của hàm số hợp
Định lý 3.1.3 Giả sử hàm f : A → B ( A ⊂ \, B ⊂ \ ) liên tục tại điểm x0 ∈ A còn hàm g:
B → \ liên tục tại điểm y0 = f ( x0 ) ∈ B

Khi đó hàm hợp g0 f : A → \ liên tục tại x0.


Chứng minh:
Cho một số tuỳ ý ε > 0 . Vì hàm liên tục tại y0, nên với ε > 0 có thể tìm được δ1 > 0 sao
cho ∀y ∈ B, | y − y0 | < δ1 ta có | g( y) − g( y0 )| < ε .
Mặt khác vì f liên tục tại x = x0 nên với δ1 nói trên ta có thể tìm được δ > 0 sao cho
∀x ∈ A,| x − x0 | < δ suy ra

| y − y0 | =| f ( x ) − f ( x0 )| < δ1 .

Tóm lại, theo cách chọn số δ suy ra ∀x ∈ A,| x − x0 | < δ ta có


| ( g0 f )( x ) − ( g0 f )( x0 )| =| g( f ( x )) − g( f ( x0 ))| =| g( y) − g( y0 )| < ε .

Vậy hàm g0 f liên tục tại điểm x0.


Ví dụ 8:
i) Do hàm luỹ thừa x μ (x >0) biểu diễn được dưới dạng x μ = eμ ln x là hợp của hàm logarit
và hàm mũ nên liên tục.
ii) Hàm x x liên tục tại điểm bất kì x >0. Thật vậy x x = ( eln x )x = ex ln x .
Ví dụ 9:
x + x2 enx
Xét sự liên tục của hàm số y = lim
n →+∞ 1 + enx
x
+ x2
x + x2 enx nx
Với x >0 ta có lim = lim e
n →+∞ 1 + enx n →+∞ 1
+1
enx
7

Với x >0, khi chú ý là enx → ∞ khi n → +∞ ta có


x + x2 enx
lim = x2
n →+∞ 1+ e nx

Với x <0, khi chú ý là enx → 0 khi n → +∞ ta só


x + x2 enx
lim =x
n →+∞ 1 + enx

x + x2 enx
Ta thấy với x =0 lim =0
n →+∞ 1 + enx

⎧⎪ x khi x ≤ 0
Vậy y = f ( x ) = ⎨
⎪⎩ x khi x > 0
2

Hiển nhiên là khi x ≠ 0 hàm số liên tục. Mặt khác ta thấy lim− f ( x ) = lim+ f ( x ) = 0 = f (0) ,
x →0 x →0

vậy hàm số cũng liên tục tại x=0.


Do đó f(x) liên tục ∀x ∈ \ .
Ví dụ 10:
⎧a khi x = 2

Cho f ( x ) = ⎨ 1 khi x ≠ 2.
⎪ 1
⎩1 + ex − 2

Tìm a để hàm liên tục ∀x ∈ \ .


Dễ thấy khi x ≠ 2 hàm số liên tục. Để hàm số liên tục ∀x ∈ \ thì nó phải liên tục tại x=2.
1
1
Ta thấy lim f ( x ) = lim 1
= 0 (bởi vì e x −2
→ +∞ khi x → 2+ )
x → 2+ x → 2+
1+ e x −2

1
1
lim− f ( x ) = lim− 1
= 1 (bởi vì ex −2 → 0 khi x → 2− ).
x →2 x →2
1 + ex −2
Vậy ∀a hàm số không thể liên tục tại x = 2.

3.1.4 Điểm gián đoạn của hàm số

Hàm số f(x) được gọi là gián đoạn tại x0 nếu tại x = x0 hàm f(x) không liên tục. Vậy x0 là
điểm gián đoạn của hàm số f(x) nếu: hoặc x0 không thuộc tập xác định của f(x), hoặc x0 thuộc
tập xác định của f(x) nhưng lim f ( x ) ≠ f ( x0 ) , hoặc không có lim f ( x ) .
x → x0 x → x0

Điểm gián đoạn x0 của hàm số f(x) được gọi là điểm gián đoạn loại 1 nếu các giới hạn
một phía lim+ f ( x ) , lim− f ( x ) tồn tại hữu hạn và ít nhất một trong hai giới hạn này khác f(x0).
x → x0 x → x0

Điểm gián đoạn không phải loại 1 sẽ được gọi là điểm gián đoạn loại 2. Như vậy điểm x0
là điểm gián đoạn loại 2 nếu hàm số không có giới hạn một phía hay một trong hai giới hạn
đó là vô hạn.

7
8

Giả sử x0 là điểm gián đoạn của hàm số y = f(x). Nếu thỏa mãn đẳng thức
lim f ( x) = lim− f ( x)
x → x0+ x → x0

thì điểm gián đoạn x0 gọi là khử được. Nếu ít nhất một trong các giới hạn một phía nói
trên bằng ∞ thì x0 gọi là điểm gián đoạn vô cùng.
Ví dụ 11: Cho hàm số:
⎧x khi x ≥ 0
f ( x) = ⎨
⎩1 + x khi x < 0.
Điểm x = 0 là điểm gián đoạn loại 1 của hàm số.
1
Ví dụ 12: Cho hàm số f ( x ) =
x
Điểm x=0 là điểm gián đoạn loại 2, bởi vì
1 1
lim = +∞, lim− = −∞ .
x → x0+ x x → x0 x

x
Ví dụ 13: Cho lim = 0 (trong chương 4 ta có thể tính giới hạn này một cách dễ dàng nhờ
x →+∞ ex

qui tắc L’hospital).


⎧ 1 − 12

Xét hàm số f ( x ) = ⎨ x2 e khi x ≠ 0
x


⎩a khi x = 0

Với giá trị nào của a hàm số gián đoạn tại x = 0. Khi đó hãy xét xem x = 0 là điểm gián
đoạn loại gì?
1
Đặt t = , khi x → 0± thì t → +∞ .
x2

Ta thấy: lim+ f ( x ) = lim te− t = 0,


x →0 t →+∞

t
lim− f ( x ) = lim = 0.
x →0 t →+∞ et

Vậy với a ≠ 0 hàm số gián đoạn tai x = 0. Mặt khác do lim+ f ( x ) = lim− f ( x ) = 0, nên x = 0
x →0 x →0

là điểm gián đoạn khử được.


Ví dụ 14: Cho hàm số:
⎧sin x khi x ≤ −1

f ( x ) = ⎨ar csin x khi − 1 < x < 1, a là tham số
⎪ a + cos x khi x ≥ 1.

Hãy xét tính liên tục của hàm số. Khi x ≠ ±1 , hàm số liên tục, ta còn phải xét tính liên tục
của hàm số tại x = ±1 . Mặt khác
9

lim f ( x ) = lim− sin x = sin( −1) = − sin 1,


x →−1− x →−1

π
lim+ f ( x ) = lim+ ar csin x = ar csin( −1) = −
x →−1 x →−1 2
Suy ra hàm số gián đoạn loại 1 tại x =−1
Hơn nữa
lim f ( x ) = lim+ ( a + cos x ) = a + cos1,
x →1+ x →1

π
lim− f ( x ) = lim− ar csin x = ar csin 1 = .
x →1 x →1 2
π π
Vậy tại x = 1 hàm số liên tục nếu a = − cos1 và gián đoạn loại 1 nếu a ≠ − cos1 .
2 2
Cuối cùng, nếu x0 là điểm gián đoạn loại 1 của hàm số, ta gọi hiệu
⎛ ⎞
| f ( x0+ ) − f ( x0− )| = ⎜| lim+ f ( x ) − lim− f ( x )| ⎟ (3.1.6)
⎝ x → x0 x → x0 ⎠
là bước nhảy của hàm số tại x0.
Định lý 3.1.4 Mọi điểm gián đoạn của hàm số đơn điệu xác định trên [a,b] đều là điểm gián
đoạn loại một.
Chứng minh:
Giả sử f : [ a, b] → \ là một hàm tăng và x0 ∈ [ a, b] là điểm gián đoạn của f.
Đặt
α = sup{ f ( x )| x ∈ [ a, x0 )} (3.1.7)
β = inf{ f ( x )| x ∈ ( x0 , b]} . (3.1.8).
Trong trường hợp đặc biệt nếu x0=a ta chỉ xét β , nếu x0= b ta chỉ xét α . Theo (3.1.17)
và (3.1.8) α , β là hữu hạn.
Định lí được chứng minh nếu ta chứng minh được rằng
lim f ( x ) = α (3.1.9)
x → x0
x < x0

và lim f ( x ) = β (3.1.10)
x → x0
x > x0

Thật vậy, theo định nghĩa supremum ∀ε > 0, ∃xε < x0 sao cho α − ε < f ( xε ) ≤ α . Chọn
δ = x0 − xε .Ta thấy ∀x mà x0 − δ < x < x0 thì xε < x < x0 ,ta có

α − ε < f ( xε ) ≤ f ( x ) ≤ α (3.1.11)
hay | f ( x) − α | < ε ∀x ∈ ( x0 − δ , x0 ) (3.1.12)
Vậy lim f ( x ) = α .
x → x0
x < x0

9
10

Bằng cách tương tự ta chứng minh được lim f ( x ) = β .


x → x0
x > x0

3.2 Các tính chất của hàm liên tục


3.2.1 Tính chất bảo toàn dấu ở lân cận một điểm

Định lý 3.2.1 Giả sử hàm số f(x) xác định trên tập A, liên tục tại điểm x0 ∈ A . Khi đó
i) Nếu f(x0)> α thì ∃δ > 0 sao cho f(x) > α ∀x ∈ 0δ ( x0 ) ∩ A ,
trong đó
0δ ( x0 ) = { x :| x − x0 | < δ } . (3.2.1)
ii) Nếu f ( x0 ) < β thì tồn tại δ >0 sao cho
f ( x ) < β ∀x ∈ 0δ ( x0 ) ∩ A.
(3.2.2)
Chứng minh:
i) Do hàm số f liên tục tại x0 ∈ A nên ∀ε > 0, ∃δ > 0 sao cho x ∈ A | x − x0 | < δ thì
−ε < f ( x ) − f ( x0 ) < ε , có nghĩa là f ( x ) > f ( x0 ) − ε ∀x ∈ 0δ ( x0 ) ∩ A .

Bây giờ hãy chọn ε = f ( x0 ) − α > 0 khi đó


f ( x ) > f ( x0 ) − f ( x0 ) + α = α ∀x ∈ 0δ ( x0 ) ∩ A .

ii) Tương tự hãy chọn ε = β − f ( x0 ) .


Ý nghĩa:
Hàm liên tục f(x) bảo toàn dấu của nó trong một lân cận của điểm x0.

3.2.2 Tính chất của một hàm số liên tục trên một đoạn
Định lý 3.2.2 (Định lý Weierstrass thứ nhất)
Nếu hàm f xác định và liên tục trên đoạn [a,b] thì nó bị chặn, tức là tồn tại các hằng số m
và M sao cho
m ≤ f ( x ) ≤ M ∀x ∈ [ a, b] . (3.2.3)
Chứng minh:
Ta hãy chứng minh định lý bằng phản chứng. Thật vậy, ta giả sử rằng hàm số không bị
chặn. Khi đó với mỗi số tự nhiên n ta tìm được trên [a,b] giá trị x = xn sao cho:
f ( xn ) > n (3.2.4)
Theo bổ đề Bolzanô - Weierstrass từ dãy {xn} có thể trích ra một dãy con { xnk } hội tụ đến
một giới hạn hữu hạn: xnk → x0 khi k → +∞ , trong đó hiển nhiên a ≤ x0 ≤ b.
11

Vì hàm liên tục tại x0 nên f ( xnk ) → f ( x0 ) . Nhưng khi đó từ (3.2.4) ta suy ra
f ( xnk ) → +∞ , khác f(x0) là một hàm số hữu hạn. Mâu thuẫn này suy ra định lý được chứng
minh.
Ta chú ý rằng định lý không còn đúng đối với những khoảng không đóng. Ví dụ như hàm
1
liên tục trên khoảng (0,1) nhưng trong khoảng này hàm số không bị chặn.
x
Định lý 3.2.3 (Định lý Weierstrass thứ hai)
Nếu hàm f : [ a, b] → \ liên tục thì nó đạt cận trên đúng và cận dưới đúng trong [a,b], tức là
tồn tại c1 , c2 ∈ [ a, b] sao cho
sup f ( x ) = f ( c1 ) và inf f ( x ) = f ( c2 ) . (3.2.5)
x∈[ a,b ] x∈[ a,b ]

Chứng minh:
Theo định lý trên, do hàm liên tục nên nó bị chặn. Ta có
M= sup f ( x ) < +∞ .
x∈[ a,b ]

Theo định lý supremum ta có một dãy {xn} ⊂ [a,b] sao cho M = lim f ( xn ). Dãy {xn} bị
n →∞

chặn nên nó chứa một dãy con { xnk } hội tụ, cụ thể xnk → c1 khi k → ∞ .

Mặt khác từ các bất đẳng thức a ≤ xnk ≤ b suy ra a ≤ lim xnk ≤ b tức là c1 ∈ [ a, b] . theo giả
k →∞

thiết hàm f liên tục tại c1, nên M = lim f ( xnk ) = f ( c1 ) .


k →∞

Hoàn toàn tương tự ∃c2 sao cho: inf f ( x ) = f ( c2 ) .


x∈[ a,b ]

c) Chú ý:
i) Cuối cùng ta chú ý rằng giá trị c1, c2 nói trên không phải là duy nhất. Ví dụ trên hình
3.2.1

Hình 3.2.1

Ví dụ trên hình 3.2.1 hàm f(x) trong đoạn [a,b] nhận giá trị lớn nhất tại hai điểm c1, c2 và
nhận giá trị bé nhất tại nhiều vô hạn điểm của đoạn [d1, d2].

11
12

Định lý không còn đúng đối với những khoảng không đóng, ví dụ hàm f(x) = 2x2 ánh xạ
khoảng [0,1) lên khoảng [0,2), do đó sup f ( x ) = 2 nhưng hàm f(x) không nhận giá trị 2 trong
khoảng [0,1).
ii) Nếu hàm f(x) khi biến thiên trên một khoảng X nào dó là bị chặn thì ta gọi dao động
của nó trong khoảng đó là hiệu ω = M − m giữa cận trên đúng và cận dưới đúng của nó. Nói
cách khác ω = sup {| f ( x′′) − f ( x′)| }. Nếu xét hàm f(x) liên tục trên đoạn hữu hạn X=[a,b], thì
x′, x′′∈ X

theo định lý vừa chứng minh trên, dao động của hàm f(x) sẽ chỉ đơn giản là hiệu giữa giá trị
lớn nhất và bé nhất của hàm trên đoạn đó.
Định lý 3.2.4 (Định lý Bolzano - Cauchy thứ nhất)
Giả sử hàm f(x) xác định và liên tục trên [a,b] và f(a).f(b) < 0. Khi đó tồn tại ít nhất một
điểm c ∈ (a,b) sao cho f(c)=0.
Chứng minh:
a+b
Để xác định ta giả sử f(a)< 0 còn f(b)>0. Ta chia đôi đoạn [a,b] bởi điểm . Có thể
2
a+b
xảy ra là f(x) triệt tiêu tại điểm đó, khi đó định lý được chứng minh, ta có thể đặt c = .
2
a+b a+b
Bây giờ giả sử f( ) ≠ 0, khi đó tại các đầu mút của một trong các đoạn [a, ],
2 2
a+b
[ ,b] hàm sẽ lấy các giá trị khác dấu nhau (cụ thể giá trị âm tại mút trái và giá trị dương
2
tại mút phải). Gọi đoạn đó là [a1,b1], ta có (xem hình 3.2.2) f(a1)< 0, f(b1)> 0

Hình 3.2.2

Bây giờ ta lại chia đôi đoạn [a1,b1]. Có thể xảy ra hai khả năng:
a1 + b1
Hoặc là f(x) triệt tiêu tại trung điểm của đoạn đó, khi đó ta có thể chọn điểm c =
2
a1 + b1
, định lý được chứng minh.
2
Hoặc là ta thu được đoạn [a2,b2] là một trong hai nửa của đoạn [a1,b1] sao cho f(a2) < 0,
f(b2) > 0. (Xem hình 3.2.2)
Ta tiếp tục quá trình lập các đoạn đó. Khi đó hoặc sau một số hữu hạn bước ta sẽ gặp
trường hợp điểm chia là điểm tại đó hàm triệt tiêu và khi đó định lý được chứng minh.
13

Hoặc được một dãy vô hạn các đoạn chứa nhau. Khi đó đối với đoạn thứ n, [an,bn]
b−a
(n=1,2,3…) ta sẽ có f(an) <0, f(bn) >0 và độ dài của đoạn rõ ràng bằng bn − an= .
2n
Dãy các đoạn ta lập được thoả mãn các điều kiện của bổ đề về dãy các đoạn lồng nhau, bởi vì
theo trên lim( bn − an ) = 0 . Vì vậy, cả hai dãy {an}, {bn} dần tới giới hạn chung
n →∞

lim an = lim bn = c , mà rõ ràng c∈ [a,b]. Ta hãy chứng minh điểm c này thoả mãn yêu cầu
n →∞ n →∞

của định lý.


Thật vậy, do tính liên tục của hàm số tại x = c, ta có
f ( c) = lim f ( an ) ≤ 0 và f ( c) = lim f ( bn ) ≥ 0 .
n →∞ n →∞

Vậy f(c)=0, định lý được chứng minh.


Định lý 3.2.5 (Định lý Bolzano - Cauchy thứ hai)
Giả sử hàm f(x) xác định và liên tục trên đoạn [a,b] và tại các đầu mút của đoạn đó hàm
f(x) nhận các giá trị không bằng nhau f(a) = A, f(b) = B.
Khi đó với số C bất kỳ nằm trung gian giữa A và B, ta có thể tìm được điểm c ∈ ( a, b) sao
cho f(c)=C.
Chứng minh: Không mất tính tổng quát ta có thể giả thiết rằng A<B, vậy A<C<B. Xét
trên đoạn [a,b] hàm g(x)=f(x)− C.
Hàm số này liên tục trên [a,b] và tại các đầu mút của đoạn đó hàm f(x) có dấu khác nhau
g(a) = f(a) − C = A− C, g(b) = f(b) − C = B – C >0.
Khi đó theo định lý thứ nhất tồn tại một điểm c ∈ ( a, b) sao cho g(c)=0, tức là f(a) – C
=0, hay f(c)=C, đó là điều phải chứng minh.
Ta chú ý rằng điều kiện liên tục của hàm f(x) trên đoạn [a,b] là điều kiện không thể thiếu
được. Chẳng hạn ta xét hàm (Hình 3.2.3):
⎧1 1
⎪⎪ 3 khi 0 ≤ x ≤ 2
f ( x) = ⎨
⎪ 2 khi 1 ≤ x ≤ 1
⎪⎩ 3 2

2
3
1
3

0 1 1 x
2

13
14

Hình 3.2.3

2 1 2
số nằm trung gian giữa số f (0) = và f (1) = nhưng không có giá trị c nào trên (0,1)
5 3 3
2
sao cho f ( c) = .
5

3.3 Điều kiện liên tục của hàm đơn điệu và của hàm số ngược
3.3.1 Điều kiện liên tục của hàm đơn điệu
Định lý 3.3.1 Cho f(x) là hàm đơn điệu. Điều kiện cần và đủ để hàm f(x) liên tục trên đoạn
[a,b] là tập giá trị của nó chính là đoạn với hai đầu mút f(a) và f(b).
Chứng minh:
Điều kiện cần: Giả sử f(x) là đơn điệu tăng và liên tục trên [a,b], ta phải chứng minh:
f ([ a, b]) = [ f ( a ), f ( b)] . (3.3.1)
Thật vậy, lấy bất kì λ ∈ f ([ a, b]) , khi đó ∃x ∈ [ a, b] sao cho λ = f ( x ) . Do f đơn điệu tăng,
nên khi
a ≤ x ≤ b ⇒ f ( a ) ≤ f ( x ) ≤ f ( b) ⇒ λ = f ( x ) ∈ [ f ( a ), f ( b)]
⇒ f ([ a, b]) ⊂ [ f ( a ), f ( b)].

Ngược lại, lấy μ ∈ [ f ( a), f ( b)] do f(x) liên tục trên đoạn [a,b] nên ∃c ∈ [ a, b] sao
μ = f ( c) ∈ f ([ a, b]). Suy ra [ f ( a ), f ( b)] ⊂ f ([ a, b]) và hệ thức (3.3.1) được chứng minh.
Điều kiện đủ
Giả sử f(x) là đơn điệu tăng và f([a,b])= [f(a),f(b)]. Ta hãy chứng minh f(x) liên tục trên
[a,b].
Giả sử ngược lại, f(x) gián đoạn tại x0 ∈ [ a, b] . Nếu a < x0 < b, ta hãy đặt
lim− f ( x ) = α , lim+ f ( x ) = β (Hình 3.3.1).
x → x0 x → x0

Khi đó hoặc α < f ( x0 ) , hoặc f ( x0 ) < β .


Nếu α < f ( x0 ) , thì f([a,b]) không chứa khoảng (α , f ( x0 )) . Nếu f(x0)< β thì f([a,b])
không chứa khoảng (f(x0), β ), điều này trái với giả thiết f([a,b])=[f(a),f(b)].
Trường hợp x0 = a hoặc x0 = b chứng minh tương tự.
15

Hình 3.3.1

3.3.2 Tính liên tục của hàm ngược

Định lý 3.3.2 Giả sử f(x) là hàm tăng thực sự và liên tục trên [a,b]. Khi đó f(x) có hàm ngược f-–
1
xác định trên tập [f(a),f(b)], đồng thời f −1 cũng tăng thực sự và liên tục trên [f(a),f(b)].
Chứng minh:
Theo định lý trên f([a,b])=[f(a), f(b)], nên
∀y ∈ [ f ( a ), f ( b)], ∃x ∈ [ a, b] sao cho y1 = f ( x1 ) < f ( x2 ) = y2 f ( x ) = y . Phần tử x nói trên là
duy nhất. Thật vậy, ta giả sử ∃x′, x′′ ∈ [ a, b], x′ < x′′ sao cho f ( x′) = f ( x′′) = y , điều này vô lí
do hàm f thực sự tăng.
Bây giờ cho tương ứng phần tử y ∈ [ f ( a ), f ( b)] với phần tử duy nhất x ∈ [ a, b] nói trên ta
thu được hàm ngược đơn trị
f −1 : [ f ( a ), f ( b)] → [ a, b] . (3.3.2)
Bây giờ ta hãy chứng minh f-–1 là hàm tăng thực sự.
Thật vậy ∀y1 , y2 ∈ [ f ( a ), f ( b)], y1 < y2 khi đó ∃x1 , x2 ∈ [ a, b] sao cho
y1 = f ( x1 ), y2 = f ( x2 ). do, và do f tăng thực sự nên

x1 < x2 ⇒ f −1 ( y1 ) < f −1 ( y2 ) .

Cuối cùng ta thấy f −1 là hàm tăng và có miền giá trị là

[a,b]=[ f −1 (f(a)), f −1 (f(b))]. (3.3.3)

Vậy f −1 là hàm liên tục.


Nhận xét:
Định lí còn đúng khi f là hàm giảm thực sự hoặc thay [a,b] bằng (a,b).

15
16

π π
Ví dụ 1: Hàm sin x: [ − , ] → [ −1,1] đơn điệu tăng và liên tục, nên theo định lý trên hàm
2 2
π π
arcsinx: [−1,1] → [ − , ] cũng đơn điệu tăng và liên tục.
2 2
Hàm cos x: [0, π ] → [−1,1] đơn điệu giảm và liên tục , nên hàm arccos x: [−1,1] → [0,
π ] cũng đơn điệu giảm và liên tục.
π π
Hàm tg x: ( − , ) → ( −∞, +∞ ) đơn điệu tăng và liên tục nên hàm arctg x:
2 2
π π
( −∞, +∞ ) → ( − , ) đơn điệu tăng và liên tục.
2 2
vi) Tương tự hàm cotgx: (0, π ) → ( −∞, +∞ ) đơn điệu giảm và liên tục nên hàm ngược
arccotg x: ( −∞, +∞ ) → (0, π ) đơn điệu giảm và liên tục.

3.4 Khái niệm liên tục đều


3.4.1 Mở đầu
Cho hàm f(x) xác định trên tập A (có thể là khoảng đóng hay mở, hữu hạn hay vô hạn) và
liên tục tại mọi điểm x0 ∈ A . Theo ngôn ngữ “ ε − δ ” ta có thể phát biểu như sau: Đối với mỗi
ε >0 ta có thể chọn được một số δ >0 sao cho ∀x ∈ A mà |x− x0|< δ kéo theo
|f(x) −f(x0)|< ε (3.4.1)
Điều này có nghĩa là đối với điểm x0 ∈ A , theo từng số ε > 0 cho trước sẽ tìm được một
số δ sao cho bất đẳng thức (3.4.1) được thoả mãn. Ta thấy khi x0 biến thiên trên tập A, cho
dù ε cố định, số δ nói chung sẽ thay đổi. Nói cách khác số δ không những chỉ phụ thuộc
vào ε mà còn phụ thuộc vào x0 .
Như vậy, đối với hàm f(x) liên tục trên tập A, nảy ra vấn đề là: với ε > 0 cho trước, tồn
tại hay không một số δ >0 phù hợp với mọi điểm x0 ∈ A . Ta có định nghĩa sau.

3.4.2 Định nghĩa

Ta nói rằng hàm số f : A → \ liên tục đều trên A, nếu ∀ε > 0 cho trước ∃δ > 0 chỉ phụ
thuộc vào ε sao cho ∀x, x′ ∈ A mà | x − x′| < δ , thì
| f ( x ) − f ( x′)| < ε . (3.4.2)
Ví dụ 1:
i) Chứng minh rằng hàm f(x) = x liên tục đều trên toàn trục số. Thật vậy ∀ε > 0 lấy δ = ε
ta thấy ∀x, x′ ∈ \ mà | x − x′| < δ thì
| f ( x ) − f ( x′)| =| x − x′| < ε .

ii) Hàm y = sinx, y = cosx liên tục đều trên \ . Thật vậy, chẳng hạn xét hàm y = cosx, ta
thấy
17

x + x′ x − x′
| y − y′| =| cos x − cos x′| = 2| sin .sin |≤
2 2
| x − x′|
≤2 =| x − x′| .
2
Với ε > 0 cho trước bất kì, ta chỉ cần chọn δ = ε thì khi ∀x, x′ ∈ \ , | x − x′| < δ ta có
| y − y′| < ε .

Ví dụ 2: Chứng minh rằng hàm f(x) = x2 liên tục đều trên khoảng (−1,1). Thật vậy, lấy hai
điểm bất kì ∀x, x′ ∈ ( −1,1) , khi đó
| f ( x ) − f ( x′)| =| x2 − x′2 | =| ( x + x′)( x − x′)|
=| x + x′| | x − x′| < 2| x − x′|
ε
Với ε > 0 nhỏ tùy ý, ta chỉ cần chọn δ = , khi đó ∀x, x′ ∈ ( −1,1) mà | x − x′| < δ thì
2
ε
| f ( x ) − f ( x′)| < 2δ = 2. =ε
2
Nhận xét: Để chứng minh hàm f(x) không liên tục đều trên tập A ta chỉ cần chứng minh
mệnh đề sau:
∃ε > 0, ∃xn , xn′ ∈ A sao cho | xn − xn′ | → 0 thì

| f ( xn ) − f ( xn′ )| ≥ ε . (3.4.3)
Định lý 3.4.1 (Định lý Cantor): Nếu f : [ a, b] → \ liên tục thì nó liên tục đều trên [ a, b] .
Chứng minh:
Ta hãy chứng minh định lý bằng phản chứng. Giả sử f(x) không liên tục đều trên [ a, b] ,
tức tồn tại một số dương ε sao cho ∀δ > 0, tồn tại xδ , xδ′ ∈ [ a, b] mà | xδ − xδ′ | < δ thì
| f ( xδ ) − f ( xδ′ )| ≥ ε 0 .

1 1
Lần lượt lấy δ = (n=1,2,3,…) ta sẽ tìm được các dẫy xn , xn′ ∈ [ a, b] , mà | xn − xn′ | <
n n
nhưng
| f ( xn ) − f ( xn′ )| ≥ ε 0 ∀n ∈ `* . (3.4.4).
Theo bổ đề Bolzannô - Werierstrass dãy {xn} bị chặn, nó chứa một dãy con hội tụ:
xnk → x0 ∈ [ a, b].

Khi đó với dãy { xn′ } ta cũng có dãy con tương ứng { xn′ k } → x0 . Thật vậy,

| xn′k − x0 |≤| xn′k − xnk | + | xnk − x0 |→ 0 khi k → ∞ .

Mặt khác theo giả thiết f(x) liên tục tại x0 ta có


lim f ( xnk ) = lim f ( xn′k ) = f ( x0 ) ,
k →∞ k →∞

suy ra lim | f ( xn ) − f ( xn′ ) |= 0 , điều này mâu thuẫn với (3.4.4). Định lí được chứng minh.
k →∞ k k

17
18

Chú ý rằng định lí không còn đúng nếu hàm f(x) chỉ liên tục đều trên khoảng (a,b).
1
Ví dụ 3: Hàm y = liên tục trên khoảng (0,1) nhưng không liên tục đều trên khoảng này.
x
1 1
Thật vậy, ∃ε 0 = 1, ∃xn = , xn′ = .
n 2n
1
Khi đó | xn − xn′ |= → 0, nhưng
2n
| f ( xn ) − f ( xn′ ) |=| n − 2n |= n ≥ 1 = ε .

3.4.3 Liên tục của các hàm số sơ cấp


Từ định lí về các phép tính của các hàm liên tục và định lí về tính liên tục của hàm hợp ta
có định lí sau:
Định lí 3.4.2 Các hàm sơ cấp liên tục tại mọi điểm thuộc tập xác định của nó.
Chú ý:
Ta chú ý rằng nếu f(x) liên tục tại điểm x0, thì
lim f ( x) = f ( x0 ) = f (lim x).
x → x0 x → x0

Như vậy, nếu hàm f(x) liên tục thì có thể thay đổi thứ tự việc lấy giới hạn và việc tính giá
trị của hàm.
Sau đây dựa vào tính liên tục của những hàm sơ cấp, chúng ta sẽ đưa ra hàng loạt giới
hạn quan trọng:
log a (1 + α )
a) lim = log a e . (3.4.5)
α →0 α
0 log a (1 + α ) 1
Giới hạn có dạng . Ta có = log a (1 + α ) α .
0 α
Vì biểu thức nằm bên phải dưới dấu lôgarit tiến đến e khi α → 0 , nên theo tính liên tục,
lôgarit của nó tiến đến logae. Công thức được chứng minh, nói riêng khi a = e ta có công thức
ln(1 + α )
lim =1 (3.4.6)
α →0 α
aα − 1
b) lim = ln a (3.4.7)
α →0 α
0
Giới hạn này có dạng .
0
Ta đặt aα − 1 = β , khi đó theo tính liên tục của hàm số mũ khi α → 0 thì β → 0 . Ngoài ra
chúng ta có α = log a (1 + β ) , như vậy là

aα − 1 β 1
lim = lim = = ln a .
α →0 α β →0 log a (1 + β ) log a e
19

1
Nói riêng, nếu lấy α = ( n = 1,2,3...) thì ta nhận được công thức
n
lim n( n a − 1) = ln a (3.4.8)
n →∞

(1 + α )μ − 1
c) lim =μ (3.4.9)
a →0 α
Ta đặt (1 + α )μ − 1 = β . Do tính liên tục của hàm luỹ thừa khi α → 0 thì β → 0 . Lấy
lôgarit hai vế của đẳng thức (1 + α )μ = β + 1 ta nhận được
μ ln(1 + α ) = ln(1 + β )
Nhờ hệ thức này, ta biến đổi biểu thức đã cho như sau
(1 + α )μ − 1 β β ln(1 + α )
= = .μ .
α α ln(1 + β ) α
β ln(1 + α )
Theo các giới hạn trên, cả hai biểu thức và đều có giới hạn là 1 khi
ln(1 + β ) α
α → 0 , β → 0 , vì vậy công thức được chứng minh.

3.5 Bài tập chương 3


2x + 1 1
3.1 Cho f ( x ) = . Chứng minh lim f ( x ) = − bằng ngôn ngữ “ ε − δ ”.
x+3 x →−1 2

1
3.2 Chứng minh hàm số f ( x ) = liên tục tại mọi điểm x ≠ 1 bằng ngôn ngữ “ ε − δ ”.
1+ x

3.3 Khảo sát liên tục của các hàm số sau:

1
1) f ( x ) = khi x ≠ −1 và f ( −1) tuỳ ý.
(1 + x )2

1
2) f ( x ) = x sin khi x ≠ 0, f (0) = 0
x
1

3) f ( x ) = e x2 khi x ≠ 0, f (0) = 0 .

3.4 Xét xem hàm số f : [0,2] → \ được cho bởi

⎧2 x khi 0 ≤ x ≤ 1
f ( x) = ⎨
⎩2 − x khi 1 < x ≤ 2
có liên tục không?

3.5 Tìm a để hàm số

19
20

⎪⎧ e khi x < 0
x
f ( x) = ⎨
⎪⎩ a + x khi x ≥ 0
liên tục.

3.6 Xét tính liên tục của hàm số

⎧⎪ x ln x2 khi x ≠ 0
f ( x) = ⎨
⎪⎩ a khi x = 0

3.7 Xác định các điểm gián đoạn và khảo sát tính chất của các điểm đó đối với các hàm số
sau:

x2 − 1
1) y =
x3 − 3 x + 2
1
2) y = cos2
x
1
x+
3) y = e x

1
4) y =
ln x

3.8 Xét tính liên tục của hàm

⎧sin π x khi x h÷u t Ø


f ( x) = ⎨
⎩0 khi x v« t Ø

3.9 Xét xem phương trình

2sin 3 x + 10 cos5 x = 0 có nghiệm thực không?

3.10 Cho hàm ϕ ( x ) = − x2 + 1 với x ∈ \ và

⎧2 khi y ≥ 1
f ( y) = ⎨
⎩0 khi y < 1
Xét tính liên tục của hàm f (ϕ ( x )) tại điểm x = 0.

3.11 Chứng minh rằng nếu hàm f(x), liên tục trên đoạn [a,b] và x1 , x2 ,..., xn ∈ ( a, b) thì trong
khoảng (a,b) tìm được một số ξ sao cho:

1 n
f (ξ ) = ∑ f ( xk ) .
n k =1
21

3.12 Chứng minh rằng nếu hàm f(x) liên tục trong khoảng a ≤ x < +∞ và tồn tại giới hạn
hữu hạn lim f ( x ) thì hàm số này bị chặn trong khoảng đã cho.
x →+∞

π
3.13 Chứng minh rằng hàm f ( x ) = sin liên tục và bị chặn trong khoảng (0,1) nhưng
x
không liên tục đều trong khoảng đó.

3.14 Chứng minh rằng hàm f(x) =sin2x liên tục và bị chặn trong khoảng vô hạn
−∞ < x < +∞ nhưng không liên tục đều trong khoảng đó.

3.15 Chứng minh rằng hàm không bị chặn f(x)=x+sinx liên tục đều trên toàn trục số
−∞ < x < +∞ .

3.16 Xét tính liên tục đều của các hàm sau:

x
1) f ( x ) = khi x ∈ [ −1,1]
4 − x2
1
2) f ( x ) = ex cos khi x ∈ (0,1)
x
3) f ( x ) = x khi x ∈ [1, +∞ )

3.17 Nghiên cứu tính liên tục và vẽ phác hoạ đồ thị của hàm số sau

⎛1 1 1 ⎞
y = ar ct g ⎜ + + ⎟
⎝ x x −1 x − 2 ⎠

3.18 Nghiên cứu tính liên tục và vẽ tính liên tục và vẽ đồ thị các hàm số sau:

1 ln(1 + ext )
1) y = lim ( x ≥ 0) 2) y = lim
n →+∞ 1 + x n t →+∞ ln(1 + et )

3.19 Chứng minh rằng phương trình:

xex − 1 = 0
có ít nhất một nghiệm dương nhỏ hơn 1.

3.20 Sử dụng công thức tương đương để tính gần đúng:

1) 105
2) 1632
3) 0,31 .

| sin x|
3.21 Chứng minh rằng hàm f ( x ) = liên tục đều trên các khoảng (−1,0) và (0,1)
x
nhưng không liên tục đều trên (−1,0) ∪ (0,1).

21
22

3.22 Xét tính liên tục của các hàm số sau:

⎧1 khi x h÷u t Ø
1) f ( x ) = ⎨
⎩0 khi x v« t Ø

⎧ x khi x h÷u t Ø
2) f ( x ) = ⎨
⎩0 khi x v« t Ø.

You might also like