You are on page 1of 203

Đại học Quốc gia TP.

HCM
Trường Đại học Bách Khoa
Bộ môn Toán Ứng dụng

.
Bài Giảng Đại Số Tuyến Tính

ThS.Nguyễn Hữu Hiệp


E-mail: nguyenhuuhiep47@yahoo.com

Ngày 19 tháng 9 năm 2014

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Mục lục
Mục lục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1

1 Ma trận 3
1.1 Các khái niệm cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2 Biến đổi sơ cấp và hạng của ma trận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.3 Các phép toán ma trận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.4 Ma trận nghịch đảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.5 Bài tập trắc nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

2 Định thức 23
2.1 Định thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.2 Tính chất định thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
2.3 Ma trận nghịch đảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2.4 Laplace và định thức cấp n. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
2.5 Bài tập trắc nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35

3 Hệ phương trình 43
3.1 Hệ tổng quát . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
3.2 Hệ phương trình Cramer . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
3.3 Hệ thuần nhất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
3.4 Bài tập trắc nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52

4 Không gian véc tơ 59


4.1 Định nghĩa và ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59
4.2 ĐLTT - PTTT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60
4.3 Hạng của họ véc tơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65
4.4 Tập sinh, cơ sở và số chiều . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
4.5 Tọa độ véc tơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72
4.6 Ma trận chuyển cơ sở . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
4.7 Không gian con . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
4.8 Tổng giao hai không gian con . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 84
4.9 Bài tập trắc nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 89

5 Không gian Euclide 97


5.1 Tích vô hướng của 2 véc tơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 97
5.2 KG bù vuông góc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102
5.3 Hình chiếu vuông góc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105
5.4 Quá trình Gram-Schmidt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 109
5.5 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 111

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Mục lục Mục lục

6 Ánh xạ tuyến tính 113


6.1 Định nghĩa và ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 113
6.2 Nhân và ảnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 116
6.3 Ma trận của axtt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 119
6.4 Liên hệ giữa 2 ma trận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 123
6.5 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 127

7 Trị riêng - véc tơ riêng 129


7.1 TR-VTR . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 129
7.2 Chéo hóa ma trận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 135
7.3 MT đối xứng thực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 139
7.4 TR,VTR của axtt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 142
7.5 Chéo hóa axtt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 144
7.6 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 147

8 Dạng toàn phương 149


8.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 149
8.2 Dạng chính tắc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 150
8.3 Phân loại dạng toàn phương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 153
8.4 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 159

9 Các đề thi cuối kỳ 161

10 Matlab 173
10.1 Cài đặt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 173
10.2 Giới thiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 179
10.3 Các lệnh cơ bản của matlab . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 180
10.4 Các lệnh cơ bản trong đại số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 180
10.5 Một số lệnh cơ bản dùng trong lập trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 181
10.6 Cấu trúc điều kiện và vòng lặp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 182

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 2 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chương 0. Số phức
Nội dung

• Dạng đại số của số phức

• Dạng lượng giác của số phức

• Dạng mũ của số phức

• Căn bậc n của số phức

• Định lý cơ bản đại số

• Quỹ tích trong mặt phẳng phức.

0.1 Dạng đại số của số phức


Định nghĩa 0.1 i) Số i, được gọi là đơn vị ảo, là một số sao cho i2 = −1.

ii) Cho a, b là 2 số thực, i là đơn vị ảo. Khi đó z = a + bi được gọi là số phức.


Số thực a := Re(z) gọi là phần thực của số phức z.
Số thực b := Im(z)
√ gọi là phần ảo của số phức z.
Số thực |z| = a2 + b2 gọi là modul của số phức z

iii) Tập tất cả các số phức dạng z = 0 + ib, b ∈ R \ {0} gọi là số thuần ảo.

Ví dụ 0.1

i, −2i, 3i là những số thuần ảo.


Tập hợp số thực là tập hợp con của tập hợp số phức, vì: ∀a ∈ R : a = a + 0.i là một số
phức.

Định nghĩa 0.2 2 số phức bằng nhau khi và chỉ khi phần thực và phần ảo tương ứng
bằng nhau (
a1 = b 1 ,
a1 + ib1 = a2 + ib2 ⇐⇒
a2 = b 2 .

Ví dụ 0.2 cho z1 = 2 + 3i, z2 = m + 3i. Tìm m để z1 = z2 .


(
2 = m,
z1 = z2 ⇐⇒
3 = 3.

Phép cộng trừ 2 số phức


(a + bi) + (c + di) = (a + c) + (b + d)i
(a + bi) − (c + di) = (a − c) + (b − d)i

3
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
0.1. DẠNG ĐẠI SỐ CỦA SỐ PHỨC CHƯƠNG 0. SỐ PHỨC

Ví dụ 0.3 Tìm phần thực và ảo của z = (3 + 5i) + (2 − 3i).

z = (3 + 5i) + (2 − 3i) = (3 + 2) + (5 − 3)i = 5 + 2i.


=⇒ Re(z) = 5, Im(z) = 2.

Phép nhân 2 số phức


(a + bi)(c + di) = (ac − bd) + (ad + bc)i

Ví dụ 0.4 Tìm dạng đại số của z = (2 + 5i)(3 + 2i).

z = (2 + 5i)(3 + 2i) = 2.3 + 2.2i + 5i.3 + 5i.2i


= 6 + 4i + 15i + 10i2 = 6 + 10(−1) + 19i
= −4 + 19i.

Ghi chú

• Khi cộng(trừ) 2 số phức, ta cộng(trừ) phần thực và phần


ảo tương ứng.

• Khi nhân 2 số phức, ta thực hiện giống như nhân 2 biểu


thức đại số với chú ý i2 = −1.

Số phức liên hợp


Số phức z̄ = a − bi gọi là liên hợp của số phức z = a + bi.

Ví dụ 0.5 Tìm số phức liên hợp của z = (2 + 3i)(4 − 2i).

Ta có
z = (2 + 3i)(4 − 2i) = 2.4 − 2.2i + 3i.4 − 3i.2i
= 8 − 4i + 12i + 6 = 14 + 8i
=⇒ z̄ = 14 − 8i.

Tính chất cho 2 số phức z, w

1) z + z̄ = 2Re(z) ∈ R. 5) z.w = z.w.


2) z.z̄ = |z|2 ∈ R .
6) z = z.
3) z = z̄ ⇐⇒ z ∈ R.
4) z + w = z + w. 7) z n = z n , ∀n ∈ N .

Chia 2 số phức
z1 a1 + ib1 (a1 + ib1 )(a2 − ib2 ) a1 a2 + b 1 b 2 b 1 a2 − a2 b 1
= = = + i .
z2 a2 + ib2 (a2 + ib2 )(a2 − ib2 ) a22 + b22 a22 + b22
Ta nhân liên cả tử và mẫu cho liên hợp mẫu.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 4 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 0. SỐ PHỨC 0.2. DẠNG LƯỢNG GIÁC CỦA SỐ PHỨC

3 + 2i
Ví dụ 0.6 Thực hiện phép toán z = .
5−i

Bài giải
Nhân cả tử và mẫu cho 5 + i, ta được
(3 + 2i)(5 + i) 15 + 3i + 10i − 2 13 + 13i 1 1
z= = = = + i.
(5 − i)(5 + i) 25 + 1 26 2 2
Chú ý: số phức không có quan hệ thứ tự
Trong trường số phức C không có khái niệm so sánh. Biểu thức z1 < z2 hay z1 ≥ z2 đều
không có nghĩa trong trường số phức.

0.2 Dạng lượng giác của số phức

Argument của số phức z là góc ϕ và được ký hiệu là

arg(z) = ϕ

Góc ϕ được giới hạn trong [0, 2π) hoặc (−π, π].

Ví dụ 0.7 Tìm mô đun của số phức z = 3 − 4i.

p
a = 3, b = −4 =⇒ |z| = 32 + (−4)2 = 5.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 5 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
0.2. DẠNG LƯỢNG GIÁC CỦA SỐ PHỨC CHƯƠNG 0. SỐ PHỨC

Chú ý

• Nếu xem số phức z = a + bi là một điểm (a, b) trong


mặt phẳng phức thì
√ p
|z| = a2 + b2 = (a − 0)2 + (b − 0)2

là khoảng cách từ gốc tọa độ O(0, 0) đến z.

• Cho z = a + bi, w = c + di thì


p
|z − w| = |(a − c) + (b − d)i| = (a − c)2 + (b − d)2

là khoảng cách giữa 2 điểm z và w.

• Bất đẳng thức tam giác

|z1 + z2 | ≤ |z1 | + |z2 |.

Ví dụ 0.8

Tập hợp các số phức z thỏa |z − (2 − 3i)| = 5 trong mặt phẳng phức là đường tròn tâm
(2, −3) bán kính bằng 5.

Công thức tìm argument


 a a

cos ϕ = = √ 2 ,
r a + b2 b
−→ tan ϕ = .
sin ϕ = b = √ b
 a
r a2 + b 2


Ví dụ 0.9 Tìm argument số phức z = 3 + i.

a= 3, b = 1. Ta tìm góc ϕ thỏa
 √ √
 a 3 3

 cos ϕ = = q = ,

 r √ 2 2
3 +1 2 π
=⇒ ϕ = .

 b 1 1 3

 cos ϕ = = q = .
 r √ 2 2
3 + 12

Dạng lượng giác số phức 


√ a b
z = a + bi = a + b √
2 2 +√ i
a2 + b2 a2 + b 2

=⇒ z = r(cos ϕ + i sin ϕ)

gọi là dạng lượng giác.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 6 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 0. SỐ PHỨC 0.2. DẠNG LƯỢNG GIÁC CỦA SỐ PHỨC


Ví dụ 0.10 Tìm dạng lượng giác số phức z = −1 + i 3.
√ √
a = −1, b = 3. Mô đun:r = |z| = 1 + 3 = 2.
Argument 
 a −1
cos ϕ = = , 2π
r √2 =⇒ ϕ = .
sin ϕ = b = 3
 3
r 2
2π 2π
Dạng lượng giác z = 2(cos + i sin ).
3 3

Sự bằng nhau của 2 số phức ở dạng lượng giác


(
r1 = r2 ,
z1 = z2 ⇐⇒
ϕ1 = ϕ2 + k2π.

Phép nhân ở dạng lượng giác

z1 z2 = r1 r2 (cos(ϕ1 + ϕ2 ) + i sin(ϕ1 + ϕ2 )).

Mô đun nhân với nhau, argument cộng lại.



Ví dụ 0.11 Tìm dạng lượng giác số phức z = (1 + i)(1 − i 3).

Bài giải
√ √ π π −π −π
z = (1 + i)(1 − i 3) = 2(cos + i sin ).2(cos + i sin )
√ 4 4 3 3
−π −π
= 2 2(cos + i sin ).
12 12

Phép chia dạng lượng giác

z1 r1 (cos ϕ1 + i sin ϕ1 ) r1
= = (cos(ϕ1 − ϕ2 ) + i sin(ϕ1 − ϕ2 )) , r2 6= 0.
z2 r2 (cos ϕ2 + i sin ϕ2 ) r2

Modul chia modul, góc trừ góc.

Modul số phức

• |z1 z2 | = |z1 ||z2 |


z |z |
1 1
• = , z2 6= 0.
z2 |z2 |
• |z n | = |z|n

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 7 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
0.3. DẠNG MŨ SỐ CỦA SỐ PHỨC CHƯƠNG 0. SỐ PHỨC


2 − i 12
Ví dụ 0.12 Tìm dạng lượng giác số phức z = √ .
− 3+i

Bài giải

2 − i 12 4(cos −π
3
+ i sin −π
3
)
z = √ = 5π 5π
− 3 + i 2(cos 6 + i sin 6 )   
−π 5π −π 5π −7π −7π
= 2 cos( − ) + i sin( − ) = 2 cos + i sin .
3 6 3 6 6 6

i5 (3 − 4i)4
Ví dụ 0.13 Cho |z| = 2, tìm modul của số phức w = .
z 3 (1 − 2i)2

Bài giải
Ta có
i 5 3 − 4i 4 1.54 125
w = = √ 2 =
3 2
z 1 − 2i 23 . 5 8

Ví dụ 0.14 Tìm modul của z 10 biết z 2 = 2z 7 .

Bài giải
Ta có
 10
7
z 2 = 2z ⇐⇒ z 2 = 2 z 7 ⇐⇒ z = √1 . =⇒ z 10 = 1

1
= .
5
2 5
2 4

0.3 Dạng mũ số của số phức


Định lý Euler(1707-1783)

eiϕ = cos ϕ + i sin ϕ.

Dạng mũ của số phức z = r.eiϕ .



Ví dụ 0.15 Tìm dạng lượng giác và mũ của số phức z = − 3 + i.

Bài gải
 
5π 5π
Dạng lượng giác z = 2 cos + i sin .
6 6

Dạng Mũ z = 2ei 6 .

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 8 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 0. SỐ PHỨC 0.3. DẠNG MŨ SỐ CỦA SỐ PHỨC

Lũy thừa số phức ở dạng đại số.


(a+ib)n = Cn0 an +Cn1 an−1 bi+Cn2 an−2 (bi)2 +· · ·+Cnn (bi)n := A+Bi.

Ví dụ 0.16 Cho số phức z = 2 + i. Tính z 5 .

Bài giải
z 5 = (2 + i)5 = C50 25 + C51 24 i + C52 23 i2 + C53 22 i3 + C54 2.i4 + C55 i5
= 32 + 5.16.i + 10.8(−1) + 10.4.(−i) + 5.2.1 + i
= −38 + 41i.

Lũy thừa bậc n của i.


Ta phân tích n = 4p + r : r là phần dư trong phép chia n cho 4.

in = ir

Ví dụ 0.17 Tính z = i2013 .

Ta có 2013 = 503.4 + 1 =⇒ z = i2013 = i1 = i.

Ví dụ 0.18 Cho số phức z = 1 + i. Tìm z 3 và z 100 .

Bài giải

a) z 3 = (1 + i)3 = 1 + 3i + 3i2 + i3 = 1 + 3i − 3 − i = −2 + 2i.

b) Ta dùng nhị thức newton như trên sẽ rất dài. Dùng công thức De Moivre sau đây sẽ
rất hiệu quả.

Công thức De Moivre nâng lũy thừa số phức dạng lượng giác
z = r(cos ϕ + i sin ϕ) =⇒ z n = rn (cos nϕ + i sin nϕ)

Dạng lượng mũ z = reiϕ =⇒ z n = rn einϕ

Ví dụ 0.19 Sử dụng công thức De Moivre, tính


√ √
a) (1 + i)25 . b) (−1 + i 3)200 . ( 3 − i)17
c) √ .
( 12 + 2i)20

Bài giải
Đầu tiên tìm arg(z) và |z| suy ra dạng lượng giác hoặc mũ. Dùng công thức De Moivre
để nâng lũy thừa.
√ π √ π π
a) |z| = 2, arg(z) = =⇒ z = 2(cos + i sin ).
4 4 4
25
√ 25 25π 25π √ π π
=⇒ z = 2 (cos + i sin ) = 12 2(cos + i sin ) = 12.
4 4 4 4
Đại học Bách khoa TPHCM Trang 9 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
0.4. CĂN BẬC N CỦA SỐ PHỨC CHƯƠNG 0. SỐ PHỨC

√ 2π 2π
b) z = (−1 + i 3) = 2(cos + i sin )
3 3
200 200 400π 400π 4π 4π √
=⇒ z = 2 (cos + i sin ) = 2200 (cos + i sin ) = 2199 (−1 − i 3).
3 3 3 3
π 4π
Chú ý: 400 = 132π + .
3 3
√ −π −π √ −17π −17π
c) 3 − i = 2(cos + i sin ) =⇒ ( 3 − i)17 = 217 (cos + i sin )
6 6 6 6
√ π π √ 20π 20π
12 + 2i = 4(cos + i sin ) =⇒ ( 12 + 2i)20 = 420 (cos + i sin )
6 6 6 6
Suy ra
√ −17π −17π
( 3 − i)17 217 (cos + i sin )
√ = 6 6
( 12 + 2i)20 20π 20π
420 (cos + i sin )
6 6
−37π −37π
= 2−23 (cos + i sin )
6 6
1 −π −π
= 23 (cos + i sin )
2 √ 6 6
1
= 23 ( 3 − i)
2

0.4 Căn bậc n của số phức


căn bậc n của số phức
Căn bậc n của số phức z là số phức w thỏa wn = z, n ∈ N .

Công thức căn bậc n.


Cho dạng lượng giác z = r(cos ϕ + i sin ϕ). Công thức
 
√ √ ϕ + k2π ϕ + k2π
n
z = r cos
n
+ i sin ; k = 0, 1, . . . , (n − 1)
n n

Căn bậc n của z(z 6= 0) có đúng n giá trị phân biệt.

Ví dụ 0.20 Tìm căn bậc n của các số phức sau:

√ r
a) 3
8. 8
16i
c) .
1+i
p
4
√ √
b) 3 + i. d) 5 + 12i.

Bài giải
 

3 0 + k2π 0 + k2π
a) 8 = 8(cos 0 + i sin 0) =⇒ 8 = 2 cos + i sin ; k = 0, 1, 2.
3 3
r   
p4
√ π π √ π
6
+ k2π π
6
+ k2π
b) 3 + i = 2 cos + i sin
4
= 2 cos + i sin ; k = 0, 1, 2, 3.
6 6 4 4

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 10 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 0. SỐ PHỨC 0.5. ĐỊNH LÝ CƠ BẢN ĐẠI SỐ

r s
16i
π
16e 2 i p
8
√ π p
8
√ π4 +2kπ
c) 8
= 8
√ π i = 8 2e 4 i = 8 2e 8 i , k = 1, 2, .., 7.
1+i 2e 4

d) √
Argument của 5 + 12i không phải cung đặc biệt. Ta sẽ dùng dạng đại số để tính
5 + 12i như sau

5 + 12i = (a + bi)2 ⇐⇒
5 + 12i = a + bi ⇐⇒ ( 2 2
( 5 + 12i = a − b + 2abi
a2 − b2 = 5, a = ±3,
⇐⇒ ⇐⇒
2ab = 12 b = ±2.

Vậy: 5 + 12i = ±(3 + 2i)

0.5 Định lý cơ bản đại số


Định lý cơ bản đại số
Mọi đa thức bậc n có đúng n nghiệm kể cả bội.
Ví dụ: nghiệm kép xem như 2 nghiệm,..

Từ định lý này ta có thể suy ra mọi đa thức luôn phân tích được dưới dạng tích các nhị
thức bậc nhất. Do vậy trường số phức còn gọi là trường phân rã. Tính chất này còn cho
thấy, trường số phức là trường lớn nhất, tức là không còn bất kỳ trường nào chứa thật
sự được trường số phức.
Từ định lý ta suy ra hệ quả sau

Hệ quả: Cho P (z) là đa thức hệ số thực. Khi đó

p(a + bi) = 0 =⇒ p(a − bi) = 0.

Một cách khác


(
P (z) ∈ R[z]
=⇒ P (z0 ) = 0.
P (z0 ) = 0

Ví dụ 0.21 Tìm tất cả các nghiệm của đa thức P (z) = z 4 − 4z 3 + 14z 2 − 36z + 45, biết
1 nghiệm là 2 + i.

Bài giải
Theo hệ quả: P (2 + i) = 0 =⇒ P (2 − i) = 0.
Do đó P (z) chia hết cho q(z) = (z − (2 + i))(z − (2 − i)) = z 2 − 4z + 5.
Thực hiện phép chia P (z) cho q(z) được thương là z 2 + 9.
Vậy P (z) = (z 2 − 4z + 5)(z 2 + 9).
Nghiệm của P (z) là
2 + i, 2 − i, 3i, −3i.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 11 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
0.6. QUỸ TÍCH TRONG MẶT PHẲNG PHỨC CHƯƠNG 0. SỐ PHỨC

Ví dụ 0.22 Giải phương trình z 9 + i = 0.

Bài giải
r −π −π

9 9 −π −π 2
+ k2π 2
+ k2π
z= −i = cos + i sin = cos + i sin , k = 0, 1, 2, . . . , 8.
2 2 9 9

Ví dụ 0.23 Giải phương trình

a) z 5 + 1 − i = 0. b) z 2 + z + 1 = 0. c) z 4 + 2z 2 + 5 = 0.

Bài giải
q√  3π 3π 
√ 3π
√ + 2kπ 4
+ 2kπ
a) z = −1 + i =
5 5
2(cos = 2 cos
4
) 10
+ i sin 4 , k = 0, 1, .., 4.
5 5
√ √ √
b) ∆ = b2 − 4ac = 12 − 4.1.1 = −3 = (i 3)2 =⇒ ∆ = ±i 3.
Nghiệm là √ √

−b + ∆1 −1 + i 3
 z1 = 2a√
=
2 √
,

−b + ∆2 −1 − i 3
z2 = = .
2a 2
c) Đặt w = z 2 , phương trình 2
√ trở thành w + w + 2 = 0.
0 2
∆ = −4 = (2i) =⇒ ∆ = ±2i.
Suy ra
w1 = −1 + 2i ∨ w2 = −1 − 2i.
√ √ √
Với w1 = −1 + 2i =⇒ z = −1 + 2i = ±( √5−1 2
+ i √2
5+1
).
√ 5−1 5+1
Với w2 = −1 − 2i =⇒ z = −1 − 2i = ±( 2 − i 2 ).

0.6 Quỹ tích trong mặt phẳng phức


1) Đường tròn là tập các điểm cách đều 1 điểm cho trước bằng 1 khoảng không đổi.
Điểm cho trước gọi là tâm, khoảng không đổi gọi là bán kính.
Từ định nghĩa ta suy ra quỹ tính đường tròn trong mặt phẳng phức

B(z0 , r) = {z ∈ C : |z − z0 | = r}

Ngoài ta đường tròn B(z0 , r) còn được viết dưới dạng lượng giác

B(z0 , r) = {z = z0 + reiϕ : ϕ ∈ [0, 2π)}.

2) Elip là tập những điểm có tổng khoảng cách đến 2 điểm cố định một khoảng không
đổi. 2 điểm cố định gọi là tiêu điểm và khoảng không đổi gọi là độ dài trục lớn 2a.
Khoảng cách 2 tiêu điểm gọi là tiêu cự |z1 − z2 | = 2c < 2a.

{|z − z1 | + |z − z2 | = 2a, a > c}.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 12 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 0. SỐ PHỨC 0.6. QUỸ TÍCH TRONG MẶT PHẲNG PHỨC

3) Đường thẳng là tập tất cả các điểm thẳng hàng. Đường thẳng có qua điểm z0 có véc
tơ chỉ phương z1 là
{z0 + az1 : a ∈ R}

Đường trung trực của một đoạn thẳng là tập tất cả những điểm cách đều 2 điểm
cho trước
{z ∈ C : |z − z1 | = |z − z2 |}

Ở dạng lượng giác, đường thẳng có thể được viết ở dạng

{z = z0 + aeiϕ : a ∈ R}.

Ví dụ 0.24

a. Tập {z ∈ C : |z − 2| + |z + 3 − 2i| = 6} là một elip.

b. Tập {z ∈ C : |z − 2i + 3| = |1 − i + z|} là một đường thẳng.

c. Tập {z = e2+iφ : ϕ ∈ (0, π)}


Ta viết z = e2 eiφ có bán kính r = e2 cố định và arg là ϕ ∈ (0, π) thay đổi là nửa đường
tròn.

d. Tập {z = ea+2i : a ∈ R}.


Ta viết z = ea e2i có bán kính r = ea thay đổi và arg là ϕ = 2 cố định là nửa đường
thẳng.

Ví dụ 0.25 Tìm số nghiệm của hệ phương trình

(
|z − 3 + 2i| = 1
a. .
|z − i + 1| = 2
Ta thấy phương trình thứ nhất cho ta z ∈ B(3−2i, 1) và pt thứ 2 cho ta z ∈ B(i−1, 2).
Khoảng cách 2 tâm d = |(3 − 2i) − (i − 1)| = 5. Vì

d = 5 > r1 + r2 = 3.

nên 2 đường tròn này rời nhau. Do đó hệ vô nghiệm.


(
|z − 3i − 1| = 2
b. .
|z + 2i| = |z − i − 1|
Phương trình thứ nhất là đường tròn B(3i + 1, 2) và pt thứ 2 là đường trung trực đoạn
thẳng.
Vẽ đường tròn và đường thẳng trong mặt phẳng ta thấy chúng cắt nhau tại 2 điểm.
Vậy hệ có 2 nghiệm.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 13 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
0.6. QUỸ TÍCH TRONG MẶT PHẲNG PHỨC CHƯƠNG 0. SỐ PHỨC

Kiến thức cần nắm


1) Dạng đại số, dạng lượng giác, mũ của số phức.
2) Tìm modul và argument của số phức và viết được dạng
lượng giác và dạng mũ.
3) Nâng lũy thừa, tính căn bậc n của số phức.
4) Nắm vững định lý cơ bản đại số. Vấn dụng, giải phương
trình trong phức.
5) Nắm được ý nghĩa hình học các đường cơ bản trong mặt
phẳng phức và vận dụng.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 14 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 0. SỐ PHỨC 0.7. BÀI TẬP

0.7 Bài tập

Bài tập trắc nghiệm

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 15 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
0.7. BÀI TẬP CHƯƠNG 0. SỐ PHỨC

ĐA: 1b2b3c4a5b6c7a8d9b10c11d12a13b14d15b16a17a18d19c20a21b22a23c24d25c.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 16 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 0. SỐ PHỨC 0.7. BÀI TẬP

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 17 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
0.7. BÀI TẬP CHƯƠNG 0. SỐ PHỨC

ĐA: 1d2b3c4b5b6a7c8a9b10d11c12d13a14b15d16b17c18c19b20c21a22d23a24c25a26a.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 18 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 0. SỐ PHỨC 0.7. BÀI TẬP

Bài tập tự luận


Câu 1) Rút gọn biểu thức

(a) (2 − i)5 (2 − 3i)5 (2 + 2i)9 (i 12 − 2)14
(b) 5 (c) √ (d)
i (1 + i) (i 3 − 1)7 (1 − i)19

Câu 2) Tính
√ s
(a) 45 + 28i −16i
(d) 6 √
√ (i − 3)2
(b) 4 − 9i r
√ 1+i
(c) 6 64 (e) 6
√ .
3−i

Câu 3) Giải phương trình:

(a) z 2 − 2z + 5 = 0 (b) z 2 + z + 1 − i = 0 (c) z 4 + z 2 + 4 − 28i = 0

10
√ √ 2 + 6i
Câu 4) Tính z biết ( 3 + 2i)z + = 3iz + (3 + i)(2 − i)
1+i
Câu 5) Giải phương trình z 4 − 4z 3 + 17z 2 − 16z + 52 = 0 biết phương trình có một nghiệm
z1 = 2 + 3i

Câu 6) Đưa về dạng lượng giác


ϕ
(a) z = sin ϕ + 2i sin2 (b) w = cos ϕ + i(1 + sin ϕ)
2

Câu 7) Tìm tập các số phức z trong mặt phẳng phức thỏa

z − 1 (f) z − 3 − z − 4i = 1
(a) =1
z − i
 4 (g) z − 3i = Re(z − 1 − 2i)
z+i
(b) =1 z − i
z−i (h) = 2
(c) z = e2+ai , a ∈ [0, π] z
(d) z = ea+3i , a ∈ R  
z−2 π
(e) z − 2 + z + 3i = 4 (i) arg =
z+2 3

Câu 8) Tính
0 2 4 2014
(a) A = C2014 − C2014 + C2014 − .. + C2014
(b) B = cos α + cos 2α + .. + cos nα, n ∈ N∗

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 19 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
0.7. BÀI TẬP CHƯƠNG 0. SỐ PHỨC

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 20 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Nội dung
1. Các khái niệm về ma trận.

2. Biến đổi sơ cấp và hạng ma trận.

3. Các phép toán ma trận.

4. Ma trận nghịch đảo.

1.1 Các khái niệm cơ bản


Định nghĩa 1.1 (Ma trận) .
Ma trận cỡ m × n là một bảng số (thực hoặc phức) hình chữ nhật có m hàng và n cột.
 
a11 . . . a1j . . . a1n
... ... ... ... ... 
 
A=  ai1 . . . aij . . . ain 
 = (aij )m×n .
... ... ... ... ... 
am1 . . . amj . . . amn m×n

Các số trong ma trận gọi là các phần tử của ma trận.


Tập các ma trận cỡ m × n có các phần tử là số thực ký hiệu là Mm×n (R) hoặc phức
Mm×n (R) hoặc dùng chung là Mm×n (K).

Ví dụ 1.1 Cho 2 ma trận


   
3 4 1 1+i 2
A= ,B =
2 0 5 2×3 3 − i 4i

Ma trận được ký hiệu giữa 2 dấu "( .)" hoặc "[.]". Không được viết dấu thẳng đứng "|.|".
A là ma trận cỡ 2 × 3. Các phần tử của ma trận A:
a11 = 3, a12 = 4, a13 = 1, a21 = 2, a22 = 0, a32 = 5.
B là ma trận cỡ 2 × 2 có các phần tử phức.

Ma trận không.
Ma trận không có tất cả các phần tử bằng 0
 
0 0 0
02×3 = .
0 0 0

Có vô số ma trận 0 tùy theo cỡ.

21
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CHƯƠNG 1. MA TRẬN

Phần tử cơ sở của một hàng là phần tử khác 0 đầu


tiên của hàng đó kể từ bên trái sang.
Hàng toàn số 0 thì không có phần tử cơ sở.

Ma trận bậc thang

• Hàng toàn số 0 (nếu có) thì nằm dưới.

• Phần tử cơ sở hàng dưới nằm bên phải phần tử cơ sở hàng trên.

Ví dụ 1.2 Xem xét ma trận nào sau đây là bậc thang


 
2 1 0 −1  
  -2 1 0 −1
 0 0 1 0  
A=  Không . B= 0 0 0 2  không.
 0 -1 0 2
0 0 0 -3
0 0 0 0 
2 1 0 0 2  
  1 2 0 1
 0 0 3 2 0   0 0 0 0 
C=  có. D =   không.
 0 0 0 0 -3 
0 0 0 -4
0 0 0 0 0

Ma trận chuyển vị
Chuyển vị của A = (aij )m×n là ma trận AT = (aji )n×m
−→Chuyển hàng thành cột.
 
  1 2
1 2 3
Ví dụ 1.3 A = =⇒ AT = 2 0
2 0 3
3 3

Ma trận vuông có số hàng bằng số cột: Mn (K).


Đường chéo chính của ma trận vuông A đi qua các phần tử

a11 , a22 , . . . , ann

Vết ma trận bằng tổng các phần tử trên đường chéo chính

tr(A) = a11 + a22 + · · · + ann .

Ví dụ 1.4
 
1 2 3 4
 2 1 −2 0 
 
Ma trận A =   có các phần tử trên đường chéo chính là 1, 1, −3, 0.
 0 2 -3 2 
−1 1 2 0
Vết của A là: tr(A) = 1 + 1 − 3 + 0 = −1.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 22 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 1. MA TRẬN 1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Ma trận tam giác

i) Ma trận A = (aij )n gọi là tam giác trên nếu aij = 0, ∀i > j


−→ Các phần tử phía dưới đường chéo chính bằng 0.

ii) Ma trận A = (aij )n gọi là tam giác dưới nếu aij = 0, ∀i < j
−→ Các phần tử phía trên đường chéo chính bằng 0.

Ma trận chéo: các phần tử nằm ngoài đường chéo chính bằng 0.
−→ vừa tam giác trên, vừa tam giác dưới.
Ma trận đơn vị: ma trận chéo có các phần tử trên đường chéo bằng 1.

Ma trận đối xứng

AT = A

Ma trận phản đối xứng

AT = −A

Ví dụ 1.5 .

 
1 2 3
A = 0 2 0  là ma trận tam giác trên.
0 0 −2 
1 0 0
B = −3 0 0  là ma trận tam giác dưới.
3 2  −2
1 0 0
D = 0 0 0 là ma trận chéo
 0 0 3
1 0 0
I = 0 1 0 là ma trận đơn vị cấp 3.
0 0 1
 
0 1 2
 -3 
M = 1 2  là ma trận đối xứng.
2 -3 4
 
0 −1 2
N = 1 0 −3 là ma trận phản đối xứng.
−2 3 0

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 23 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1.2. BIẾN ĐỔI SƠ CẤP VÀ HẠNG CỦA MA TRẬN CHƯƠNG 1. MA TRẬN

1.2 Biến đổi sơ cấp và hạng của ma trận


Các phép biến đổi sơ cấp theo hàng

1) Nhân một hàng với 1 số α 6= 0

hi → αhi ; α 6= 0

2) Cộng vào một hàng bởi một hàng khác đã được nhân với 1 số
β:
hi → hi + βhj , ∀β

3) Đổi chỗ 2 hàng


hi ↔ hj

2 ma trận tương đương


biến đổi sơ cấp theo hàng
A −−−−−−−−−−−−−−→ B

Ta nói B tương đương với A

Tương tự ta có 3 phép biến đổi theo cột.


Các phép biến đổi sơ cấp là các phép biến đổi cơ bản nhất đối với ma trận.

Định lý Mọi ma trận đều có thể đưa về dạng bậc thang


bằng các phép biến đổi sơ cấp (theo hàng hoặc cột)

Hạng ma trận ký hiệu là rank(A) hoặc r(A)

r(A) = số hàng khác 0 của ma trận bậc thang.

Chú ý:

• Có nhiều ma trận bậc thang của một ma trận cho trước.

• Có thể dùng biến đổi sơ cấp theo cột hoặc kết hợp giữa hàng và cột để đưa một ma
trận về dạng bậc thang. Nhưng nếu biến đổi theo cột thì ta không được ma trận
tương đương.

• Số hàng khác 0 của các ma trận bậc thang này đều bằng nhau.

Ví dụ 1.6 Dùng biến đổi sơ cấp đưa ma trận sau về dạng bậc thang và tìm hạng
 
1 1 −1 2 1  
2 0 1 2 3
3 −1 4 5
A=
3
, B =  2 −1 −4 3
2 −3 7 4
−1 1 3 0
−1 1 2 −3 1

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 24 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 1. MA TRẬN 1.2. BIẾN ĐỔI SƠ CẤP VÀ HẠNG CỦA MA TRẬN

     
1 1 −1 2 1 1 1 −1 2 1 1 1 −1 2 1
 2  
3 −1 4 5  0 0 3
h2 → h2 − 2h1
h3 → h3 − 3h1 1 1 h3 →h3 +h2  0 1 1 0 3
a) 
 3
 −−−−−−−−−→   −− −−− − −→  
2 −3 7 4 h4 →h4 +h1  0 −1 0 1 1 h4 →h4 −2h2  0 0 1 1 4
−1 1 2 −3 1 0 2 1 −1 2 0 0 −1 −1 −4
 
1 1 −1 2 1
 
h4 →h4 +h3  0 1 1 0 3
−− −−−−→   =⇒ r(A) = 3.
 0 0 1 1 4
0 0 0 0 0
 
0 1 2 3
b) B =  2 −1 −4 3.
−1 1 3 0
Phần tử đầu tiên của hàng 1 bằng 0 nên ta phải đổi chỗ 2 hàng (hoặc 2 cột).
     
−1 1 3 0 −1 1 3 0 −1 1 3 0
h1 ←→h3 h2 +2h1 h3 −h2
B −− −−−→  2 −1 −4 3 −− −−→  0 1 2 3 −− −→  0 1 2 3
0 1 2 3 0 1 2 3 0 0 0 0

=⇒ r(B) = 2

Tính chất Cho A ∈ Mm×n

i) r(A) = r(AT )

ii) r(A) ≤ min{m, n}

Ví dụ 1.7 Tìm hạng của ma trận


   
1 2 1 1 1 2 1 1
A = 2 4 2 2 , B = 2 1 3 −1 .
3 6 3 4 1 5 0 m

Bài giải

     
1 2 1 1 1 2 1 1 1 2 1 1
h2 −2h1 h2 ↔h3
 
a) A = 2 4 2 2 −−−−→ 0 0   
0 0 −−−−→ 0 0 0 1 =⇒ r(A) = 2.
h3 −3h1
3 6 3 4 0 0 0 1 0 0 0 0
     
1 2 1 1 1 2 1 1 1 2 1 1
h2 −2h1 h3 +h2
b)  
2 1 3 −1 −−−−→ 0 −3  1 −3  −−−→ 0  −3 1 −3 
h3 −h1
1 5 0 m 0 3 −1 m − 1 0 0 0 m−4
Nếu m 6= 4 =⇒ r(B) = 3
Nếu m = 4 =⇒ r(B) = 2

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 25 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1.3. CÁC PHÉP TOÁN MA TRẬN CHƯƠNG 1. MA TRẬN

Ví dụ 1.8 Khẳng định nào sau đây đúng?

i) Chỉ có ma trận 0 có hạng bằng 0?

ii) Ma trận tam giác có hạng bằng cấp?

iii) Ma trận chéo có hạng bằng cấp?

iv) Ma trận đơn vị có hạng bằng cấp?

v) Hạng bằng 1 thì các hàng và các cột tỷ lệ ?

ĐA: i, iv, v đúng

1.3 Các phép toán ma trận

Hai ma trận bằng nhau nếu chúng cùng cỡ và các


phần tử tương ứng bằng nhau: aij = bij , ∀i, j.

Cho 2 ma trận A, B cùng cỡ và số α.


Tổng A + B: cộng các phần tử tương ứng.
Nhân α.A: nhân α vào tất cả các phần tử của A.

     
1 2 −1 3 −2 1 4 0 0
Ví dụ 1.9 a) + = .
2 −1 0 1 0 3 3 −1 3
   
1 2 −1 2 4 −2
b) 2. = .
2 −1 0 4 −2 0
     
1 2 −1 3 −2 1 −7 10 −5
c) 2. − 3. = .
2 −1 0 1 0 3 1 −2 −9
 
  −1 0
1 2 3
d) 3 − 4  2 1 không thực hiện được vì không cùng cỡ.
3 2 −1
−3 6

Tính chất

i. A + B = B + A. iv. α(A + B) = αA + αB.

ii. (A+B)+C = A+(B+C). v. α(βA) = (αβ)A.

iii. A + 0 = A. vi. (α + β)A = αA + βA.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 26 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 1. MA TRẬN 1.3. CÁC PHÉP TOÁN MA TRẬN

Phép nhân hai ma trận Cho A = (aij )m×p , B = (bij )p×n .


Tích A.B = C = (cij )m×n

cij = ai1 b1j + ai2 b2j + · · · + aip bpj


 
  . . . b1j . . .  
................  . . . . .
. . . b2j . . .
AB = ai1 ai2 . . . aip  .   
 . . . . .  = . . . cij . . .

................ . . . . .
. . . bpj . . .
Điều kiện phép nhân : số cột mt trước bằng số hàng mt sau.
Cách nhân theo tích vô hướng

cij = hi (A) × Cj (B)

 
  1 −2 2
2 −1 4
Ví dụ 1.10 Cho A = ; B = 3 0 1. Tính BA và AB.
4 1 0
2 4 3

Bài giải

a) BA : vì B có 3 cột, A có 2 hàng nên không thực hiện được

b) AB: vì A có 3 cột, B có 3 hàng nên thực hiện được.


Tích A.B là ma trận C = (cij )2×3 :  
 1
c11 = h1 (A) × c1 (B) = 2 −1 4 3 = 2.1 + (−1).3 + 4.2 = 7.
2
 
 −2
c12 = h1 (A) × c2 (B) = 2 −1 4  0  = 12.
4
 
7 12 15
Tương tự, ta tính được AB = .
7 −8 9

Nhân với ma trận đơn vị


Một ma trận không đổi khi nhân với ma trận đơn vị.
     
1 0 1 2 1 1 2 1
Ví dụ 1.11 a) . =
0 1 2 1 0 2 1 0
 
  1 0 0  
1 2 1   1 2 1
b) . 0 1 0 =
2 1 0 2 1 0
0 0 1
   
1 2 1 1 0
c) . không thực hiện được.
2 1 0 0 1

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 27 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1.3. CÁC PHÉP TOÁN MA TRẬN CHƯƠNG 1. MA TRẬN

Ví dụ 1.12 Cho 2 ma trận


 
  0 1
2 3 1 1  2 −1

A = −1 2 1 3  , B=
−3 1 

3 0 1 −1
−1 1

a) Phép toán A + 2B, BA, AB có thực hiện được không?

b) Tính phần tử hàng 1 cột 2 và phần tử hàng 3 cột 1 của ma trận tích AB.

c) Tính các phần tử của hàng 1 và các phần tử của cột 2 của ma trận tích AB.

Bài giải

1. A và 2B không cùng cỡ −→ A+2B không thực hiện được.


B có 2 cột, A có 3 hàng −→ BA không thực hiện được.
A có 4 cột, B có 4 hàng −→ AB thực hiện được.

2. Đặt AB = C = (cij )3×2 :


Không cần tính hết các phần tử của ma
trậnC:
1
 −1
c12 = h1 (A) × c2 (B) = 2 3 1 1 ×  
 1  = 1.
1
 
0
 2
c31 = h3 (A) × c1 (B) = 3 0 1 −1 ×  
−3 = −2
−1

3. Để tính hàng 1 của ma trận C = AB, ta chỉ cần lấy hàng 1 của A nhân với B
 
0 1
  2 −1 
h1 (C) = 2 3 1 1 . −3 1 
= 2 1

−1 1

Để tính cột 2 của ma trận C = AB, ta chỉ cần lấy A nhân với cột 2 của B
 
  1  
2 3 1 1 −1 1
  
c2 (C) = −1 2 1 3 .   = 1  
1
3 0 1 −1 3
1

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 28 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 1. MA TRẬN 1.3. CÁC PHÉP TOÁN MA TRẬN

Tính chất các phép toán ma trận

i. A(BC) = (AB)C. iv. Im A = AIn = A.


ii. A(B + C) = AB + AC.
iii. (B + C)A = BA + CA. v. α(AB) = (αA)B = A(αB).
Chú ý phép nhân không có tính giao hoán: AB 6= BA.

Ví dụ 1.13 Tìm các ma trận A, B, C thỏa

i. AB 6= BA
ii. B 6= C lại có AB = AC.
iii. A 6= 0, B 6= 0 lại có AB = 0.

Các em cùng thảo luận làm ví dụ này!!!

Nâng lũy thừa: Cho A ∈ Mn


Quy ước: A0 = I
An = A.A...A.A(tích n ma trận A), n ∈ Z+∗ .
 
2 −1
Ví dụ 1.14 Cho A = và f (x) = 2x2 − 4x + 3. Tính f (A).
3 4

Bài giải
Lưu ý là
f (A) = 2A2 − 4A + 3I.
 2    
2 −1 2 −1 1 0
=⇒ f (A) = 2 −4 +3
3 4   3 4   0 1  
1 −6 8 −4 3 0 −3 −8
=2 − + =
18 13 12 16 0 3 24 13

Ví dụ 1.15 Tính A200 , với


     
1 3 2 3 1 1
a) A = . b) B = . c) C = .
0 1 0 2 1 1

Bài giải
           
1 3 1 3 1 6 1 3 1 6 1 9
a) A2 = . = , A3 = . =
0 1 0 1  0 1 0 1 0 1 0 1
1 200.3
Quy nạp được A200 = .
0 1
 3  3
  
1 2 200 200 1 200. 2 200 0 300
b) B = 2 =⇒ B = 2 =2 .
0 1 0 1 0 1
       
2 1 1 1 1 2 2 1 1
c) C = . = =2 = 2C
1 1 1 1 2 2 1  1
2199 2199
Quy nạp được A200 = 2199 .A = .
2199 2199

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 29 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1.4. MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO CHƯƠNG 1. MA TRẬN

1.4 Ma trận nghịch đảo


Ma trận nghịch đảo
Ma trận vuông A gọi là khả nghịch nếu tồn tại ma trận B
sao cho
AB = BA = I.
Khi đó, B gọi là nghịch đảo của A, ký hiệu là A−1 .

B là nghịch đảo của A thì A cũng là nghịch đảo của B.

Ví dụ 1.16
  
1 2 −3 2
a) Nghịch đảo của A = là .
  2
  3  2 −1  
1 2 −3 2 1 0 −3 2 1 2
Vì = = .
2 3 2 −1 0 1 2 −1 2 3
   
2 1 a b
b) Cho A = . Ta tìm ma trận nghịch đảo của A có dạng B = .
5 3       c d 
2 1 a b 1 0 2a + c 2b + d 1 0
Ta có AB = I ⇐⇒ = ⇐⇒ =
5 3 c d 0 1 5a + c 5b + d 0 1
 

 2a + c = 1 
 a=3

 
  
2b + d = 0 b = −1 −1 3 −1
⇐⇒ ⇐⇒ =⇒ A = B = .

 5a + c = 0 
 c = −5 −5 2

 

5b + d = 1 d=2
 
1 −2
c) Hãy thử tìm ma trận nghịch đảo của A = .
−2 4

Chú ý: Không phải mt vuông nào cũng có nghịch đảo. Có rất nhiều mt vuông không có
nghịch đảo.

Tính chất ma trận nghịch đảo


Cho hai ma trận vuông A, B khả nghịch. Ta có

i) Nghịch đảo là duy nhất.

ii) (A−1 )−1 = A

iii) (AT )−1 = (A−1 )T .

iv) AB khả nghịch và (AB)−1 = B −1 A−1

Ma trận sơ cấp:
Một pbđ sơ cấp
I −−−−−−−−→ A

A gọi là mt sơ cấp của pbđ sơ cấp đó.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 30 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 1. MA TRẬN 1.4. MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO

Ví dụ
 1.17 .  
1 0 0 1 0 0
h3 →3h3
I = 0 1 0 −− −−→ E1 = 0 1 0 là mt sơ cấp của pbđ h3 → 3h3 .
0 0 1 0 0 3
   
1 0 0 1 0 0
h2 +2h1
I = 0 1 0 −− −−→ E2 = 2 1 0 là mt sơ cấp của pbđ h2 + 2h1 .
0 0 1 0 0 1
   
1 0 0 1 0 0
c1 +2c2
 
I = 0 1 0 −−−−→ E2 = 2  1 0 còn là mt sơ cấp của pbđ c1 + 2c2 .
0 0 1 0 0 1

Liên hệ giữa bđsc và phép nhân ma trận

• Mỗi pbđ sơ cấp có duy nhất 1 mt sơ cấp.

• Mỗi mt sơ cấp tương ứng với 2 pbđ: theo hàng và theo cột.

• Mỗi pbđ sơ cấp tương ứng với phép nhân mt sơ cấp tương
ứng:
Bđsc theo hàng =⇒ nhân bên trái.
Bđsc theo cột =⇒ nhân bên phải .

      
1 2 3 1 2 3 1 0 0 1 2 3
h3 →3h3
A = 4 5 6 −− −−→  4 5 6  = 0 1 0 4 5 6 = E1 .A.
7 8 9 21
 24 27  0 0 3  7 8 9
1 2 3 1 2 3 1 0 0 1 2 3
h →h2 +2h1
A = 4 5 6 −−2−−− −−→ 6 9 12 = 2 1 0 4 5 6 = E2 .A.
7 8 9  7 
8 9 0 0 1 7 8 9
1 2 3 3 2 1
c1 ↔c3
A = 4 5 6 −−−→ 6 5 4 = A.E3 .
  
7 8 9 9 8 7
Tươngứng với 
nhân bênphải A ma  trận E3
0 0 1 1 0 0
c ↔c3
E3 = 0 1 0 ←1−−− 0 1 0
1 0 0 0 0 1

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 31 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1.4. MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO CHƯƠNG 1. MA TRẬN

Cách tìm ma trận nghịch đảo


Bđsc theo hàng
[A|I] −−−−−−−−→ [I|A−1 ]

Ví dụ 1.18 Tìm ma trận nghịch đảo(nếu có) của 2 ma trận

 
  1 1 1
1 2
A= B = 1 2 2
2 5
1 2 3

Bài giải

     
1 2 1 0 h2 −2h1 1 2 1 0 h1 −2h2 1 0 5 −2
a) [A|I] = −−−−→ −−−−→
2 5 0 
1 0 1 −2 1 0 1 −2 1
5 −2
=⇒ A−1 = .
−2 1

   
1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 0 0
h2 −h1
b) [B|I] =  1 2 2 0 1 0  −−−→  0 1 1 −1 1 0 
h3 −h1
1 2 3 0 0 1 0 1 2 −1 0 1
   
1 0 0 2 −1 0 1 0 0 2 −1 0
h3 −h2 h2 −h3
−−−→  0 1 1 −1 1 0 − −−→  0 1 0 −1 2 −1 
h1 −h2
0 0 1 0 −1 1 0 0 1 0 −1 1

2 −1 0
=⇒ B −1 = −1 2 −1 .
0 −1 1

Sự tồn tại ma trận khả nghịch


Cho ma trận vuông A. Các mệnh đề sau tương đương

i) A khả nghịch (tồn tại A−1 ).

ii) r(A) = n: ma trận không suy biến

iii) AX = 0 ⇐⇒ X = 0.
Bđsc theo hàng
iv) A −−−−−−−−→ I.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 32 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 1. MA TRẬN 1.5. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Kiến thức cần nắm


1) Các khái niệm ma trận: cỡ mt,mt chuyển vị, mt không,
phần tử cơ sở, mt bậc thang, mt vuông, mt tam giác, mt
chéo, mt đơn vị, ma trận đối xứng, mt phản đối xứng.
2) Biến đổi sơ cấp, hạng ma trận và các tính chất về hạng
3) Cộng 2 mt, nhân 1 số với 1 ma trận, nhân 2 ma trận. Liên
hệ giữa biến đổi sơ cấp và phép nhân ma trận.
4) Ma trận nghịch đảo, điều kiện khả nghịch, cách tìm mt
nghịch đảo. Tính chất mt nghịch đảo.

1.5 Bài tập trắc nghiệm


Câu 1) Khẳng định nào sau đây Không luôn đúng?

a) Ma trận tam giác là ma trận vuông


b) Ma trận chéo là ma trận tam giác
c) Ma trận không là mt chéo.
d) Chuyển vị của mt tam giác trên là mt tam giác dưới

Câu 2) Cho A, B ∈ M3×4 . Phép toán nào sau đây thực hiện được?

a) 2AT + 3B b) A.B T c) A2 d) Các câu trên sai.

Câu 3) Cho A, B ∈ Mn khả nghịch. Khẳng định nào sau đây đúng?

a) (A.B)T = AT .B T c) (AB)−1 = (BA)−1


b) (A.B)−1 = A−1 .B −1 d) Các câu trên sai.

Câu 4) Cho A, B ∈ Mn . Khẳng định nào sau đây đúng?

a) r(AB) = r(A).r(B) c) r(A2 ) = r(A)2


b) r(A + B) = r(A) + r(B) d) r(A.AT ) = r(A).

Câu 5) Cho A, B ∈ Mn . Khẳng định nào sau đây luôn đúng?

a) tr(A + B) = tr(A) + tr(B) c) tr(A2 ) = tr(A)2


b) tr(AB) = tr(A).tr(B) d) Các câu khác sai

Câu 6) Cho A, B ∈ Mn . Khẳng định nào sau đây không luôn đúng?

a) A,B khả nghịch thì A + B khả nghịch


b) A, B khả nghịch thì A.B khả nghịch

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 33 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1.5. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1. MA TRẬN

c) A khả nghịch thì r(AB) = r(B)


d) A khả nghịch thì r(BA) = r(B)

Câu 7) Cho A, B ∈ Mn . Khẳng định nào sau đây luôn đúng?

a) AB = 0 =⇒ A = 0 ∨ B = 0 c) A2 = 0 =⇒ A = 0
b) A + B = 0 =⇒ A = 0 ∨ B = 0 d) AAT = 0 =⇒ A = 0

Câu 8) Cho A, B, C ∈ Mn , A khả nghịch. Khẳng định nào sau đây Không luôn đúng?

a) r(A) = n c) A tương đương với In


b) AB = AC =⇒ B = C d) tr(A) 6= 0
2 h +2h
1
Câu 9) Cho X ∈ M2 , X −− −−→ Y . Đẳng thức nào sau đây đúng?
   
1 2 1 2
a) X =Y c) X=Y
0 1 0 1
   
1 0 1 0
b) X =Y d) X=Y
2 1 2 1
2 h +2h
1
Câu 10) Cho X ∈ M2 khả nghịch, X −− −−→ Y . Đẳng thức nào sau đây đúng?
   
−1 1 0 −1 −1 1 0
a) X =Y c) X = Y −1
2 1 −2 1
   
−1 1 2 −1 −1 1 −2
b) X =Y d) X = Y −1
0 1 0 1

ĐA: 1c) 2b)3d) 4b)5a)6c)7d)8d)9d)10c)

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 34 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 1. MA TRẬN 1.5. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 35 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1.5. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1. MA TRẬN

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 36 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 1. MA TRẬN 1.5. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 37 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1.5. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1. MA TRẬN

ĐA: Thầy chưa làm. Ai hy sinh làm đây nhỉ!!

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 38 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 1. MA TRẬN 1.5. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bài tập tự luận


 
  −1 2
1 2 1 
Bài 1. Cho A = ,B= 0 2. Tính A + 2B T , 3A − 2B T
−1 1 −2
−1 1
   
  −1 2 2 1 0
1 2 1
Bài 2. Cho A = ,B = 0 2, C = −1 1 1 . Tính 2AC −(CB)T
−1 1 −2
−1 1 0 2 −1
 
1 2
Bài 3. Cho A = và f (x) = x2 − 4x − 3. Tính f (A) và A2013 .
2 3
   
2 −1 −2
Bài 4. Cho A = và B = . Tìm ma trận X thỏa AX = B.
3  1  3
1 1
Đáp án X = .
5 12

Bài 5. Tìm ma trận X thỏa XA + 3B = AT + 2X với


   
3 1 0 2 1 0
A = 2 3 −1 , B = 0 1 2

ĐA: X = −31 25 −6


3 −1 −1 1 1 1 −20 13 −3

 
6 −6 1
.

 
1 2 1
Bài 6. Tìm ma trận X thỏa A(X − 2I) = AT + 2X, với A = 2 1 2
0 1 1

Bài 7. Tìm hạng của ma trận


   
1 2 1 1 1 −1
(a) A = −2 2 −1. (d) 2 3 1 .
1 8 2 3 5 m
 
1 2 1 2  
2 3 −1 1 m 1 1
(b) A = 
3 4 −3 2

(e) A =  1 m 1 .
2 3 −1 3 1 1 m
 
1 1 2 1 −1  
2 1 3 4 −2 1 m −1 2
(c) A = 
3 1 4 7 −3

(f) 2 −1 m 5 .
5 3 8 9 −5 1 10 −6 m

Bài 8. Tìm ma trận nghịch đảo (nếu có) của


 
  1 1 −1
2 −1
A= B = 2 3 1 
3 2
3 4 1

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 39 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
1.5. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1. MA TRẬN

ĐA: B =  1 4 −3.
−1 −1 1

 
  −1 −5 4
1 −2
Bài 9. Cho ma trận A = . Tìm m để A khả nghịch. Khi đó hãy tìm ma trận
1 m
nghịch đảo của A.

Bài 10. Tìm m để ma trận sau có hạng nhỏ nhất


   
1 2 1 1 m 1 2 1
 2 1 2 −1  3 0 2 −1
A= −1 3 2 1  ,
 B= 
 1 −1 2 −1 ,
0 1 1 m 0 1 1 2
b)m = 11/5. ĐA: a) m=0,

Bài 11. Tìm m để ma trận sau không suy biến


   
1 2 1 2 1 1 2 1
2 0 1 −1  
A= ,B =  2 1 0 2
1 1 m 2 −1 0 1 m
−1 0 1 1 2 0 m 2
b)m = −1 ∨ m = −4 ĐA: a) m 6= 9/2,

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 40 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chương 2. Định thức
Nội dung

1. Định nghĩa định thức và ví dụ.

2. Tính chất định thức.

3. Tìm ma trận nghịch đảo bằng phương pháp


định thức.

4. Laplace và cách tính định thức cấp cao.

2.1 Định nghĩa định thức và ví dụ


Định thức ma trận vuông A = (aij )n là một số, được ký hiệu bởi
det(A) hoặc đơn giản |A|.

Bù đại số của phần tử aij là



định thức con thu được từ A
Aij = (−1)i+j

bỏ đi hàng i, cột j n−1

Định nghĩa định thức bằng truy hồi.

• k = 1 : A = [a11 ] =⇒ |A| = a11 .


 
a11 a12
• k=2:A= =⇒ |A| = a11 A11 + a12 A12 = a11 a22 − a12 a21 .
a21 a22
..
.
 
a11 a12 . . . a1n
• k=n:A=
. . . . . . . . n

|A| = a11 A11 + a12 A12 + · · · + a1n A1n .


1 2 −3
Ví dụ 2.1 Tính định thức của 2 3 0 .
3 2 4

Bài giải
det(A) = a11 A11 + a 12 A12 + a13 A13 = 1A11 + 2A12 − 3A 13
3 0 2 0 3
= 1(−1)1+1 + 2(−1)1+2 −3(−1)1+3 2
2 4 3 4 3 2
= 12 − 16 + 15 = 11.

41
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2.2. TÍNH CHẤT ĐỊNH THỨC CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC

2.2 Tính chất định thức


Định thức không đổi khi ta khai triển theo 1 hàng
hoặc 1 cột bất kỳ

. . . . . . . .

|A| = ak1 ak2 . . . akn = ak1 Ak1 +ak2 Ak2 +· · ·+akn Akn .
. . . . . . . .

Ví dụ 2.2 Tính định thức



1 2 −1 2 −3 3 2

a) 2 1 3 . 3 0 1 4
0 0 −3 b)
−2 0 3 2
4 0 −1 5

a) Khai triển theo hàng 1



1 2 −1

1+1 1 3 2 3 2 1
2 1
3 = 1(−1) .
0 −3 − 2 0 −3 + (−1) 0 0 = −3 + 12 + 0 = 9.
0 0 −3

Cách khác: Vì hàng 3 chỉ có 1 số khác 0 nên ta khai triển theo hàng 3

1 2 −1
1 2
2 1 3 = −3(−1) 3+3
2 1 = −3(−3) = 9.
0 0 −3

b) Vì cột 2 chỉ có 1 số khác 0 nên ta khai triển theo cột 2.



2 −3 3 2
3 1 4
3 0 1 4
I = = −3(−1) −2 3 2

1+2

−2 0 3 2 4 −1 5
4 0  −1 5 
kt hàng 1
1+1 3 2
1+2 −2 2

1+3 −2 3
====== 3 3(−1) + 1(−1) + 4(−1)
−1 5 4 5 4 −1
= 3(51 + 18 − 40) = 87.

Ví dụ 2.3 Tính định thức



1 −2 2 3
4 −2 0
0 4
−2 0 kt cột 1 kt cột 1 −3 2
a) ====== 1. 0 −3 2 ====== 1.4. = 1.4.(−3).5 = −60.
0 0 −3 2 0 0 5 0 5
0 0 0 5

1 2 0
kt cột 3 3 2 1 2 1 2
b) 3 2
0 ====== 0.
+ 0. −1 1 + 0. 3 2 = 0
−1 1 −1 1
0

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 42 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC 2.2. TÍNH CHẤT ĐỊNH THỨC

• Định thức của ma trận tam giác bằng tích các


phần tử trên đường chéo chính.

• Ma trận có 1 hàng hoặc 1 cột bằng 0 thì định thức


bằng 0.

Dùng biến đổi sơ cấp để tính định thức


hi →αhj
1. Nếu A −−−−→ B thì |B| = α|A|.
hi +βhj
2. Nếu A −−−−→ B thì |B| = |A|.
hi ↔hj
3. Nếu A −−−→ B thì |B| = −|A|.

Ví dụ 2.4 Tính định thức bằng biến đổi sơ cấp



1 2 −1
h2 −2h1 1 2 −1 1 2 −1
a) 2 3 −1 ====== 0 −1 1 = 0 −1 1 = 1.(−1).(−2) = 2

3 1 0 h3 −3h1 0 −5 3 0 0 −2

b) .
0 1 2 1 1 2 −3 1 1 2 −3 1

2
4 −6 2 h2 =1/2h2 0
1 2 1 h3 +h1 0 1 2 1
====== −2. ====== −2.
−1 1 3 1 h1 ↔h2 −1 1 3 1 0 3 0 2

0 1 2 3 0 1 2 3 0 1 2 3

1 2 −3 1

h3 −3h2 0 1 2 1
====== −2. = −2.1.1.(−6).2 = 24.
h4 −h2 0 0 −6 −1
0 0 0 2

Kết hợp khai triển và biến đổi sơ cấp

1. Chọn 1 hàng (hoặc 1 cột) tùy ý.

2. Chọn 1 phần tử khác 0 của hàng (cột) đó. Dùng biến


đổi sơ cấp, khử tất cả các phần tử còn lại.

3. Khai triển theo hàng (hay cột) đã chọn.

Ví dụ 2.5 Tính định thức.



1 1 2 −1 3 2 −1 1 1 2 1 1

2 3 5 0 2 3 −2 0 2 4 2 2
a)
b) c)
3 2 6 −2 −3 1 4 −2
3 0 −1 3
−2 1 3 1 4 1 3 1 4 6 1 −2

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 43 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2.2. TÍNH CHẤT ĐỊNH THỨC CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC

Bài giải

1 1 2 −1 h2 − 2h1 1 1 2 −1
1 1 2
2 3 5
0 h3 − 3h1 0 1 1 2 khai triển
a) I = ====== ====== 1.(−1) 1+1
−1 0 1
3 2 6 −2 h4 +2h1 0 −1 0 1 theo cột 1
3 7 −1

−2 1 0 3 7 −1
3
1
1 1 2
h3 −7h1

1+2 −1 1
====== −1 0 1 = 1.(−1) = −1(15 + 4) = −19.
−4 −4 −15
0 −15

b) Cột
4 đơn giản nên
ta chọn cột
4 biến đổi sao
cho chỉ còn 1 số khác 0
3 2 −1 1
3 2 −1 1 2 3 −2
2 3 −2 0 h3 +2h1 2 3 −2 0 khai triển
====== ====== −1 3 5 2
−3 1 4 −2 h4 −h1 3 5
2 0 theo cột 4
1 −1 4
4 1 3 1 1 −1 4 0

2 5 −10
c2 +c1 kt hàng 3 5 −10
====== −1 3 8 −10 ====== −1.1.(−1)3+1

c3 −4c1
1 0 0 8 −10
= −1.(−50 + 80) = −30.

c)

1 2 1 1 1 2 1 1

2 4 2 2 h2 −2h1 0
0 0 0 kt hàng 2
====== ====== 0.
3 0 −1 3 0 −1 3
3
4 6 1 −2 4 6 1 −2

Tính chất định thức: Cho A, B ∈ Mn .

i) det(AT ) = det(A). iii) det(AB) = det(A). det(B).

ii) |αA| = αn |A|. iv) |Am | = |A|m , m ∈ Z∗ .

v) Định thức của mt tam giác bằng tích các phần tử trên đường
chéo chính.

vi) A có 1 hàng (hoặc cột) bằng 0 thì |A| = 0.

vii) A có 2 hàng (hoặc cột) tỷ lệ thì |A| = 0.

Chú ý: nhìn chung det(A + B) 6= det(A) + det(B).

Ví dụ 2.6 Cho A, B ∈ M3 thỏa |A| = 2, |B| = 3. Tính các định thức

a) |2A3 |.
|2A3 | = 23 .|A|3 = 8.23 = 64.

b) |3AB T |
|3AB T | = 33 |A||B| = 27.2.3 = 162.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 44 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC 2.2. TÍNH CHẤT ĐỊNH THỨC

Công thức tách hàng, cột



a1 + b 1 ∗ . . . ∗ a1 ∗ ... ∗ b1 ∗ ... ∗

a2 + b 2 ∗ . . . ∗ a2 ∗ ... ∗ b2 ∗ ... ∗
= +
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

an + b n ∗ . . . ∗ an ∗ ... ∗ bn ∗ ... ∗

−→ một cột được tách thành tổng 2 cột khác thì định thức được
tách thành tổng 2 định thức.
−→ công thức hoàn toàn tương tự cho 1 cột hoặc 1 hàng bất kỳ.


1 2 1

Ví dụ 2.7 Tính định thức −1 m 2
−2 1 −1

Ta có
1 2+0 1 1 2 1 1 0 1

−1 0 + m 2 = −1 0 2 + −1 m 2 = 13 − m.

−2 1 + 0 −1 −2 1 −1 −2 0 −1

 
2 3
Ví dụ 2.8 Cho A = . Tính định thức det(A − m.I2 ).
1 −1

Bài giải
2 − m 3
Ta có det(A − m.I2 ) = . Ta có thể tính bình thường hoặc tính cách sau:
1 −1 − m
2 + (−m) 3 + 0
det(A − m.I2 ) = .
1+0 −1 + (−m)
Vì mỗi cột là tổng của 2 cột khác nên định thức được tách thành tổng của 4 định thức
sau:
2 3 2 0 −m 3 −m 0
det(A − m.I2 ) = + + +
1 −1 1 −m 0 −1 0 −m
= −5 − 2m + m + m2 = m2 − m − 5.

Ta có thể tổng quát cho ma trận cấp 2

det(A − mI) = m2 − tr(A)m + det(A).


1 + i 2 − i

Ví dụ 2.9 Tính phần thực của số phức z = .
i 4 + i

Bài giải
Cách 1:
1 + i 2 − i
z = = (1 + i)(4 + i) − i(2 − i) = 4 + i + 4i − 1 − 2i − 1 = 2 + 3i
i 4 + i
=⇒ Re(z) = 2.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 45 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2.2. TÍNH CHẤT ĐỊNH THỨC CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC

Cách 2:
1 + i 2−i
z =

i 4 + i
1 2 1 −i i 2 i −i
=
0 4 + 0 i + i 4 + i i

1 2 1 −1 1 2
2 1 −1

= + i
+ i +i .

0 4 0 1 1 1
1 4
1 2 1 −1
=⇒ Re(z) = − = 4 − 2 = 2.
0 4 1 1

1 + 2i 2 − i
Ví dụ 2.10 Tính modul của số phức z = .
3 + i 1 − i

Bài giải Các em có thể làm bình thường, nhưng hãy xem đây:
1 2 2 −1
Re(z) = −
1 −1 = −5 + 1 = −4
3 1
1 −1 2 2
Im(z) = + =2+0=2
3 −1 1 1
√ √ √
Vậy |z| = 42 + 22 = 20 = 2 5.
Tại sao vậy ta ????

Ví dụ 2.11 Cho A ∈ M3 . Chứng minh rằng

det(A − mI) = −m3 + tr(A)m2 − (A11 + A22 + A33 )m + det(A).

Hướng dẫn: mỗi cột được tách làm tổng của 2 cột, định thức được tách làm tổng 8 định
thức theo hệ số m. Từ đó suy ra công thức thú vị trên.

Liên hệ giữa định thức và hạng ma trận


Cho ma trận A ∈ Mm×n .

mọi mt con cấp >k có định thức bằng 0
r(A) = k ⇐⇒
tồn tại một mt con cấp k có định thức khác 0

Ví dụ 2.12 Tìm hạng ma trận


   
1 2 1 1 1 2 1
A = −1 0 1 , B = 2 2 1 3
3 4 1 1 m −1 4

Bài giải

a) Ta có det(A) = 0 =⇒ r(A) < 3.


Xét định thức cấp 2 gồm 2 hàng và 2 cột đầu tiên của A

1 2

−1 0 = 2 6= 0 =⇒ r(A) ≥ 2.

Vậy r(A) = 2.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 46 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC 2.3. MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO

b) Vì B có 3 hàng nên r(B) ≤ 3.


Xét
định thức
con cấp 3 của B bằng cách bỏ đi cột 2:
1 2 1

2 1 3 = −6 6= 0 =⇒ r(B) ≥ 3.

1 −1 4
Vậy r(B) = 3.

2.3 Tìm ma trận nghịch đảo bằng định thức.


Định nghĩa 2.1 (Ma trận phụ hợp) .
Ma trận phụ hợp của ma trận vuông A = (aij ) ∈ Mn được định nghĩa là
 T
A11 A12 ... A1n
 A21 A22 ... A2n 
PA = 
. .

. . . . . . .
An1 An2 ... Ann

với Aij là bù đại số của phần tử aij .

Định lý 2.2 Cho ma trận vuông A ∈ Mn , ta luôn có

A.PA = det(A).In

Từ định lý này, ta suy ra công thức tìm ma trận nghịch đảo sau

Công thức tìm ma trận nghịch đảo: cho A ∈ Mn .


A khả nghịch khi và chỉ khi det(A) 6= 0.
Công thức
1
A−1 = .PA
|A|

   
1 2 1 2 −1 3
Ví dụ 2.13 Tìm m để A.B khả nghịch. Biết A = 0 −1 2 , B =  0 1 1.
0 −1 3 m 2 1

Bài làm
AB khả nghịch khi và chỉ khi det(AB) 6= 0

1
⇐⇒ det(A). det(B) 6= 0 ⇐⇒ −1.(−4m − 1) 6= 0 ⇐⇒ m 6= − .
4

 
a b
Ví dụ 2.14 Tìm điều kiện để A = khả nghịch. Khi đó, hãy tìm ma trận nghịch
c d
đảo của A.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 47 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2.3. MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC

Bài giải
Ta có det(A) = ad − bc. A khả nghịch khi và chỉ khi det(A) 6= 0 ⇐⇒ ad 6= bc.
A11 = (−1)1+1 d = d, A12 = (−1)1+2 c = −c
A21 = (−1)2+1 b = −b, A22 = (−1)2+2 a = a
 T  
−1 1 1 d −c 1 d −b
Ma trận nghịch đảo A = PA = = .
det(A) ad − bc −b a ad − bc −c a
 
1 1 1
Ví dụ 2.15 Tìm ma trận nghịch đảo A = 2 3 1.
3 4 0

Bài làm
det(A) = −2 6=0 =⇒A khả nghịch.    
1+1 3 1 3 2 1 4 2 3
A11 = (−1) = −4, A12 = (−1) = 3, A13 = (−1) = −1.
4 0 3 0 3 4
Tương tự: A21 = 4, A22 = −3, A23 = −1, A
31 = −2, A32 =
1, A33 = 1.
−4 4 −2
1 1 
Ma trận nghịch đảo A−1 = PA = 3 −3 1  (nhớ lấy chuyển vị).
|A| −2
−1 −1 1
 
1 1 2
Ví dụ 2.16 Cho ma trận A = 2 1 1 . Tìm m để A khả nghịch. Tìm ma trận
1 −1 m
nghịch đảo với m vừa tìm được.

Bài giải
Ta có det(A) = −m − 4.
A khả nghịch khi và chỉ khi det(A) 6= 0 ⇐⇒ m 6= −4.
Suy ra ma trận nghịch đảo là
 T  
m + 1 1 − 2m −3 m + 1 −m − 2 −1
1 −m − 2 m − 2 2  = 1 1 − 2m m − 2
A−1 = 3
−m − 4 −m − 4
−1 3 −1 −3 2 −1

Tính chất

1 
−1
i) |A | = n, nếu r(A) = n
|A| iii) r(PA ) = 1, nếu r(A) = n − 1 .


ii) PA = |A|n−1 . 0, nếu r(A) < n − 1

Ví dụ 2.17 Cho A ∈ M3 biết |A| = −2. Tính det(2PA2 ).

Bài giải
Ta có:
det(2PA2 ) = 23 .|PA |2 = 8.(|A|3−1 )2 = 8.(−2)4 = 128.

 
1 2 1
Ví dụ 2.18 Cho A = 2 3 −1.
1 1 m

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 48 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC 2.3. MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO

a) Tìm m để r(PA ) = 1.

b) Tìm m để PA khả nghịch. Khi đó, hãy tìm ma trận nghịch đảo của PA .

Bài giải
   
1 2 1 1 2 1
bdsc
a) A = 2 3 −1 −−→ 0 −1 −3 .
1 1 m 0 0 m+2
r(PA ) = 1 ⇐⇒ r(A) = 3 − 1 = 2 ⇐⇒ m = −2

b) Ta có det(A) = −m − 2, det(PA ) = det(A)2 .


PA khả nghịch khi và chỉ khi det(PA ) 6= 0 ⇐⇒ det(A) 6= 0 ⇐⇒ m 6= −2.
A
Với m 6= −2, ta có công thức APA = det(A).I =⇒ .PA = I
  det(A)
1 2 1
A 1 2 3 −1 .
=⇒ PA−1 = =
det(A) −m − 2
1 1 m
 
1 2 1 1
2 1 −1 1 
Ví dụ 2.19 Cho A = 
3
.
1 2 2
2 0 1 m

a) Tính |A|, |2A2 |, |(P2A )3 |.


−1
b) Tìm P2A .

c) Tìm m để PA có hạng bằng 4,3,1.

Bài giải

a) Tính det(A) = 14 − 12m.


Suy ra |2A2 | = 24 |A|2 = 4(14 − 12m)2
3 3
|P2A | = |P2A |3 = (|2A|3 ) = |2A|9 = (24 |A|)9 = 236 |A|9 = 236 (14 − 12m)9 .
 
1 2 1 1
2A 2A A 1 2 1 −1 1 
−1
b) P2A = = 4 = =  .
det(2A) 2 det(A) 8(14 − 2m) 8(14 − 2m) 3 1 2 2 
2 0 1 m

c) Theo tínhchất về hạng ta có



4, nếu r(A) = 4
r(PA ) = 1, nếu r(A) = 3 . Do đó r(PA ) không thể bằng 3.


0, nếu r(A) < 3
 
1 2 1 1
đưa về bậc thang 0 −3 −3 −1 
A −−−−−−−−−→  0 0 12


2
0 0 0 12m − 14
Nếu 12m − 14 6= 0 ⇐⇒ m 6= 7/6 thì r(A) = 4 =⇒ r(PA ) = 4.
Nếu 12m − 14 = 0 ⇐⇒ m = 7/6 thì r(A) = 3 =⇒ r(PA ) = 1.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 49 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2.4. LAPLACE VÀ ĐỊNH THỨC CẤP N CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC

Cách khác
Theo câu a): det(A) = 14 − 12m.
Nếu m 6= 7/6 thì det(A) 6= 0 =⇒ r(A) = 4 =⇒ r(PA ) = 4.
Nếu m = 7/6 thì det(A) = 0 =⇒ r(A) < 4.
Xét
định thức
con cấp 3 của A bằng cách bỏ đi hàng 4, cột 4:
1 2 1

2 1 −1 = −12 6= 0 =⇒ r(A) ≥ 3.

3 1 2
Vậy r(A) = 3 do đó r(PA ) = 1.

2.4 Khai triển Laplace và định thức cấp cao


( Phần Đọc thêm )

Định nghĩa 2.3 (Bù đại số cấp k) Cho A ∈ Mn và 2k số tự nhiên

1 ≤ i1 < i2 < · · · < ik ≤ n, 1 ≤ j1 < j2 < · · · < jk ≤ n

• Định thức con cấp k ký hiệu bởi aji11,i,j22,..,i


,..,jk là định thức con cấp k của A gồm các phần
k

tử nằm trên các hàng i1 , i2 , .., ik và các cột j1 , j2 , .., jk .

• Bù đại số của aij11,i,j22,..,i


,..,jk được định nghĩa
k

Aij11,i,j22,..,i
,..,jk = (−1)
k i1 +..+ik +j1 +..+jk
det(Mji11,j,i22,..,j
,..,ik
k
),

với Mji11,j,i22,..,j
,..,ik
k
là ma trận con cấp n − k bằng cách bỏ hết các phần tử của aji11,i,j22,..,i
,..,jk
k
.

Định lý 2.4 (Khai triển Laplace) Định thức của ma trận A ∈ Mn bằng tổng tất cả
các tích của định thức con cấp k rút ra từ k hàng hoặc k cột nào đó với bù đại số của
chúng.
X
det(A) = Aji11,i,j22,..,i
,..,jk j1 ,j2 ,..,jk
k
.ai1 ,i2 ,..,ik
1≤j1 <···<jk ≤n

 
2 3 −1 1
3 0 −1 0
Ví dụ 2.20 Tính định thức của ma trận A = 
5
.
2 4 1
−1 0 2 0

 
3 0 −1 0
Bài giải Khai triển Laplace cấp 2 theo hàng 2,4: .
−1 0 2 0
Có tất cả C42 = 6 định thức con cấp 2 từ 2 hàng này. Tuy nhiên chỉ có đúng 1 định thức
3 −1
con cấp 2 khác 0 là a2,4
1,3 =
= 5.
−1 2
2,4 2,4

2+4+1+3 3 1
Bù đại số của a1,3 là A1,3 = (−1) 2 1 = 1.
Vậy det(A) = a2,4 2,4
1,3 .A1,3 = 5.1 = 5

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 50 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC 2.4. LAPLACE VÀ ĐỊNH THỨC CẤP N

 
2 1 −2 3 5
 1 0 3 0 2
 
Ví dụ 2.21 Tính định thức của ma trận A =   −3 4 2 5 1

 2 0 1 0 4
3 2 5 2 1
 
1 0 3 0 2
Khai triển Laplace cấp 2 theo hàng 2, 4: .
2 0 1 0 4
Có C52 = 10 định thức con từ 2 hàng này. Tuy nhiên chỉ có 2 định thức con khác 0:

1 3 1 2 3 2
a1,3 =
2,4 = 5, a1,5 =
2,4 2,4
2 4 = 0, a3,5 = 1 4 = 10,
2 1

Vậy
det(A) = a2,4 2,4 2,4 2,4
1,3 .A1,3 + a3,5 .A3,5 = −5.(−13) + 10.(−37) = −305.

Áp dụng Laplace, ta chứng minh được công thức tính định thức ma trận khối tam giác
sau
Định thức ma trận khối tam giác Cho ma trận
vuông  
A1 ∗ ... ∗
 0 A2 ... ∗ 
A=. . . . .
,

. .
0 0 . . . Ak
trong đó 0, ∗ là các ma trận khối và Ai , i = 1..k là các
ma trận vuông. Khi đó

det(A) = det(A1 ). det(A2 ).. det(Ak ).

Ví dụ 2.22 Tính định thức sau



1 2 1 0 1

2 1 1 2 3 1 2 1
1 4
a) 3 1 2 0 2 = 2 1
1 . = −2.5 = −10
0 0 0 −1 1
1 4 3 1 2
0 0 0 −1 1
 
2 3 −1 1
 3 0 −1 0
b) Tính lại định thức của ví dụ trên  5 2 4 1.

−1 0 2 0
Ta đổi chỗ sao cho các số 0 dồn về phía dưới để ma trận trở thành khối tam giác,bằng
cách: h2  h3 , C1  C2 , C2  C4 . Chú ý ta đổi chỗ 3 lần nên định thức đổi dấu 3 lần
   
2 3 −1 1 3 1 −1 2
 3 0 −1 0 5 1 4 2 3 1 −1 3
  3  
 5 2 4 1 = (−1) 0 0 −1 3 = − 2 −1 . 2 1 = −1(−5) = 5.
−1 0 2 0 0 0 2 1

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 51 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2.4. LAPLACE VÀ ĐỊNH THỨC CẤP N CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC

Ví dụ 2.23 Tính các định thức cấp n sau



1 2 2 ... 2

2 2 2 ... 2

a) D = 2 2 3 ... 2 .
. . . . . .

2 2 2 ... n n≥2
Bài giải
Lấy các hàng dưới trừ cho hàng 2

1 2 2 . . . 2

2 2 2 . . . 2
1 2
D = 0 0 1 . . . 0 = .1.2..(n − 2) = −2.(n − 2)!

. . . . . . 2 2

0 0 0 . . . n − 2


3 2 2 . . . 2

2 3 2 . . . 2

b) D = 2 2 3 . . . 2 .
. . . . . .

2 2 2 . . . 3
Bài giải
Cộng tất cả các cột khác vào cột 1

2n + 1 2 2 . . . 2 2n + 1 2 2 ... 2

2n + 1 3 2 . . . 2 0
hk −h1 ,k>1 0 1 0 ...

D = 2n + 1 2 3 . . . 2 ====== 0 0 1 ... 0 = 2n + 1.
. . . . . . . . . . . . . . . .

2n + 1 2 2 . . . 3 0 0 0 ... 1

8 3 0 . . . 0 0

4 8 3 . . . 0 0

0 4 8 . . . 0 0
c) Dn = , n ≥ 2. Đây gọi là
định thức mt 3 đường chéo.
. . . . . .
0 0 0 . . . 8 3

0 0 0 . . . 4 8
n
Bài giải
Khai triển theo dòng 1

8 3 . . . 0 0 4 1 . . . 0 0

4 8 . . . 0 0 0 8 . . . 0 0
kt cột 1

Dn = 8. . . . . . . − 3 . . . . . . ====== 8Dn−1 − 3.4.Dn−2 .

0 0 . . . 8 3 0 0 . . . 8 3

0 0 . . . 4 8 0 0 . . . 4 8 n−1
n−1

Như vậy ta có dãy truy hồi cấp 2


(
D1 = 8, D2 = 52
(Dn ) :
Dn = 8Dn−1 − 12.Dn−2 , n ≥ 3. (∗)

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 52 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC 2.5. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Từ (*): Dn − 2Dn−1 = 6(Dn−1 − 2Dn−2 ). Ta đặt un = Dn − 2Dn−1 suy ra

un = 6un−1 = 62 un−2 = .. = 6n−2 u2 = 6n−2 (D2 − 2D1 ) = 36.6n−2 = 6n (1)

Từ (*): Dn − 6Dn−1 = 2(Dn−1 − 6Dn−2 ). Ta đặt vn = Dn − 6Dn−1 suy ra

vn = 2vn−1 = 22 vn−2 = .. = 6n−2 v2 = 2n−2 (D2 − 6D1 ) = 4.2n−2 = 2n (2)

Từ (1) và (2), ta có
(
Dn − 2Dn−1 = 6n 3.6n − 2n
⇐⇒ Dn = .
Dn − 6Dn−1 = 2n 2

Kiến thức cần nắm


1. Cách tính định thức bằng cách khai triển, bằng biến đổi
sơ cấp và kết hợp cả 2 phương pháp này.
2. Tính chất cơ bản của định thức. Mối liên hệ giữa hạng ma
trận và định thức.
3. Cách tìm ma trận nghịch đảo bằng phương pháp định
thức. Điều kiện khả nghịch. Tính chất của ma trận phụ
hợp
Những phần đọc thêm và những bài tập (*) chỉ dành cho
những ai hứng thú với môn này.

2.5 Bài tập trắc nghiệm


   
1 −1 3 1 2 2
Câu 1. Tìm m để ma trận A = 1 m 2  . 2 1 1 khả nghịch
1 1 −1 1 1 1

a. m = 0 b. m 6= − 12 c. @m d. ∀m ∈ R

Câu 2. Cho A, B ∈ M4 . Công thức nào sau đây không luôn đúng?

a. |AB| = |A|.|B| c. |2A| = 16.|A|


b. |A + B| = |A| + |B| d. |PA | = 8.|A|

Câu 3. Cho A ∈ M5 (R). Công thức nào sau đây không luôn đúng?

a. det(A2 ) ≥ 0 c. det(A.PA ) ≥ 0
b. det(AAT ) ≥ 0 d. a,b,c đúng.

Câu 4. Cho A là ma trận cấp n khả nghịch. Khẳng định nào sau đây luôn đúng?

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 53 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2.5. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC

a. det(A) 6= 0 c. r(A) 6= n
b. tr(A) 6= 0 d. Các câu khác sai
 
  0 1
1 2 1
Câu 5. Cho A = , B = 1 m . Khẳng định nào sau đây đúng?
2 1 −1
2 −2

a. det(A) < 0 c. det(AB) = 0, ∀m ∈ R.


b. det(BA) = 0, ∀m ∈ R d. Các câu khác sai.
 
1 2 1 1
m 1 2 0
Câu 6. Cho ma trận A = m
. Tìm m để PA 6= 0.
2 0 0
−1 m 2 1
a. m = 0 c. @m
b. m 6= 0 d. ∀m.
 
1 −1 m
Câu 7. Cho ma trận A =  1 −2 −1. Tìm tất cả số thực m để A tương đương với
−2 4 1
ma trận đơn vị.

a. m = 0 c. @m
b. m 6= 0. d. ∀m.
 
1 −1 m
Câu 8. Cho ma trận A =  1 −2 −1. Phần tử hàng 2, cột 3 của ma trận PA là
−2 4 1

a. 0 c. −m − 1.
b. m + 1 d. Không tồn tại.
 
1 −1 2
Câu 9. Cho ma trận A =  1 −1 0. Tính det(A−1 )
−1 0 0

a. − 12 . c. −2
1
b. 2
. d. 2

Câu 10. Cho A ∈ Mn khả nghịch. Khẳng định nào sau đây không luôn đúng?

a. tr(A2 ) > 0. c. PA tương đương với In


b. A tương đương với In . d. r(A) = n

ĐA: 1c) 2b)3c)4a) 5b) 6d)7c)8b)9a)10a.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 54 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC 2.5. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 55 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2.5. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 56 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC 2.5. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

ĐA: 1d,2a,3a,4d,5d,6d,7b,8d,9a,10b,11d,12d,13b,14a,15a,16b,17c,18c,19b,20b,21c,22d,23c,24c,5a,6c,7b

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 57 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2.5. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC

Bài tập tự luận


1. Tính định thức

2 1 −1 3 1 2 2 2 2

3 2 1 −2 2 1 2 2 2

(a) .
4 1 0 1 (d) 2 2 1 2 2 .

−3 3 2 2 2 2 2 1 2

2 2 2 2 1

4 1 1 0 1 x x2 x3

3 −2 4 1 1 a a2 a3
(b) .
(e) .
−2 1 3 1 1 b b2 b3
5 1 2 3 1 c c2 c3

2 x 2 3

1 0 1 + i x −2 3 4
(f) .

(c) 0 1 i . 0 0 7 6
1 − i 2 + i 1 0 0 5 3

ĐA: a:59;b:-161;c:-2i;d:9; f:9(x2 + 4)



1 1 2 − i

2. a) Cho z = 2 1 −2i . Tìm phần thực của z.
3 2 3 + 4i

1 1 + i 2 − i

b) Cho z = 0 3 + 2i −2i . Tìm phần ảo của z.
2 1 3 − 4i
 
  2 0 1
1 2 1 2 1 0 2
3. Cho hai ma trận A = 2 1 0 −1 B =  −1
.
1 3
5 −2 1 0
1 1 −2
Tính det(AB), det(BA), tr(AB), tr(BA).

4. Tìm ma trận nghịch đảo bằng phương pháp định thức


 
1 2 1

(a) A = 2 3 −1
3 5 2
   
1 0 0 0 1 0 0 0
2 −1 0 0   2 −1 0 0 
(b) A = 
5  ĐS: A−1 = 
.
4 1 0 −13 4 1 0
1 2 3 2 17 −5 − 32 21
 
1 0 −1 1
1 1 −1 1 
5. Cho A = 2
.
1 −2 2 
1 −2 1 m

a) Tính |A|, |(2A)−1 |, |(P3A )2 |.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 58 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC 2.5. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

−1
b) Tìm P3A .
c) Tìm hạng của PA theo m.

6. Tìm m để ma trận khả nghịch


 
1 1 2 1
2 1 5 3
(a) A =  
 5 0 7 m . ĐS: m 6= 9.
−1 2 3 −3
  
1 2 1 1 1 1
(b) A = 2 3 m  2 3 2. ĐS: @m.
3 2 −1 5 7 5
 
1 1 1
7. Cho A = 2 3 1. Tính |A−1 |, |(5A)−1 |, |2PA |.
3 3 5
2 250
, , 32. ĐA:
1 1
1
8. Cho A, B ∈ M3 [R] : |A| = 2, |B| = −3. Tính |(4AB)−1 |, |PAB |. ĐS: − , 36.
384
9. (*) Tính các định thức sau bằng cách khai triển Laplace

1 1 4 2 2
0 −2 0 4
1 0 3 −1 0
1 1 2 2
D1 = ,
D2 = 1 4 1 2 −2
2 4 −1 2 1 2 3 −1 −1
0 3 0 −1
2 0 1 2 0
ĐA: −50, −35.

10. (*)Cho 3 số a, b, c. Chứng minh rằng

a)
a + b b + c c + a c a b

b + c c + a a + b = 2 a b c

c + a a + b b + c b c a

b)
1 a a 3 1 a a 2

1 b b3 = (a + b + c) 1 b b2

1 c c3 1 c c2

c) Thêm số d
1 a a2 a4 1 a a2 a3

1 b b2 4
b 1 b b2 b3
= (a + b + c + d)
1 c c2 c4 1 c c2 c3

1 d d2 d 4 1 d d2 d3

d) Tổng quát lên cấp n thì sao ta???

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 59 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
2.5. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2. ĐỊNH THỨC

11. (*)Tính định thức Vandermonde



1 a0 a20 ... an0

1 a1 a21 ... an1

1 a2 a22 ... an2

. . . . . . . . .

1 an a2n ... ann n
(xj − xi )
0≤i<j≤n
Π ĐA:

12. (*) Tính các định thức cấp n sau



1 1 1 . . . 1 7 5 0 ... 0

1 1 − x 1 ... 1 2 7 5 ... 0


a) 1 1 2 − x ...
1 . d) Dn = 0 2 7 ... 0 .
. . . . . . . . . . . . . . . . .

1 1 1
. . . n − x n+1 0 0 0 ... 7
ĐS:−x(1 − x)(2 − x) . . . (n − 1 − x).
4 4 0 ... 0
1
2 3 . . . n 1 4 4 ... 0
−1 0
3 . . . n e) Dn = 0 1 4 ... 0 .
b) −1 −2 0 . . . n . ĐS: n!. . . . . . .
. . . . . . . .
0 0 0 ... 4
−1 −2 −3 . . . 0
2 2 0 ... 0
x 2 2 . . . 2
1 2 2 ... 0
2 x 2 . . . 2
f) Dn = 0 1 2 ... 0 .

c) 2 2 x . . . 2 . ĐS: 2n + 1. . . . . . .
. . . . . .
0 0 0 ... 2
2 2 2 . . . x

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 60 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Nội dung

1. Hệ phương trình tổng quát.

2. Hệ Cramer.

3. Hệ phương trình thuần nhất.

3.1 Hệ phương trình tuyến tính


Định nghĩa 3.1 (hệ phương trình tuyến tính) Hệ phương trình tuyến tính gồm m
phương trình, n ẩn x1 , x2 , . . . , xn có dạng


 a11 x1 + a12 x2 + . . . + a1n xn = b1

a21 x1 + a22 x2 + . . . + a2n xn = b2

 . . . . . . . . . . . . . . . .

am1 x1 + am2 x2 + . . . + amn xn = bm

a11 , a12 , . . . , amn được gọi là hệ số của hệ phương trình.


b1 , b2 , . . . , bm được gọi là hệ số tự do của hệ phương trình.
Một bộ số (x1 ; x2 ; ..; xn ) thỏa mãn hệ phương trình gọi là một nghiệm của hệ.

Để đơn
 giản cách viết, ta ký
 hiệu    
a11 a12 . . . a1n x1 b1
 a21 a22 . . . a2n   x2   b2 
A=     
 . . . . . . . . .  , X = . . .  , b = . . .  ,
am1 am2 . . . amn xn bm
Hệ phương trình được viết lại dưới dạng nhân ma trận

A.X = b

Hoặc là  
a11 a12 . . . a1n b1
 a21 a22 . . . a2n b2 
(A|b) = 
 . . .
 .
. . . . . ... ... 
am1 am2 . . . amn bm m×n

Dấu gạch đứng "|" để ngăn cách giữa vế phải và vế trái của hệ.
Ghi chú:

• Hai hệ phương trình có cùng tập nghiệm gọi là tương đương.

• Ở phổ thông, ta đã học cách giải hệ phương trình bằng phương pháp thế, khử(cộng)
và định thức.

• Để khử ẩn, ta dùng các phép biến đổi tương đương sau

61
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3.1. HỆ TỔNG QUÁT CHƯƠNG 3. HỆ PHƯƠNG TRÌNH

– Nhân 1 số khác 0 vào 1 phương trình tùy ý.


– Cộng vào 1 phương trình bởi 1 phương trình khác đã được nhân với 1 số.
– Sắp xếp các phương trình theo thứ tự tùy ý.

Chú ý:

• Đây là 3 phép biến đổi quen thuộc ở phổ thông mà chúng ta đã biết.

• Nếu ta ký hiệu hệ phương trình ở dạng ma trận mở rộng (A|b) thì các phép biến
đổi sơ cấp theo hàng đối với ma trận tương ứng với các phép biến đổi tương đương
đối với hệ phương trình.

Định lý Kronecker Capelli


Cho hệ phương trình Ax = b, A ∈ Mm×n .

• r(A) < r(A|b) : hệ vô nghiệm.



r = n : duy nhất nghiệm,
• r(A) = r(A|b) = r : hệ có nghiệm −→
r < n : vô số nghiệm.

Một hệ phương trình tuyến tính hoặc vô nghiệm, hoặc có nghiệm duy nhất, hoặc vô số
nghiệm.
Từ đây ta suy ra cách giải hệ phương trình tổng quát

Giải hệ phương trình bằng phương pháp Gauss


bđsc theo hàng
1. Đưa [A|b] −−−−−−−−−→ bậc thang.

2. Dựa vào hạng kết luận số nghiệm.

3. Tìm nghiệm (nếu có ) từ dưới lên.


Trong trường hợp hệ có vô số nghiệm

• Xác định ẩn cơ sở: là cột của phần tử cơ sở.


Ẩn tự do là các ẩn còn lại.
• Đặt ẩn tự do làm tham số và tìm các ẩn còn lại theo tham số.



x 1 + x 2 − x 3 + x 4 = 1
Ví dụ 3.1 Giải hệ phương trình 2x1 + 2x2 + 2x3 + 2x4 = 1


3x1 + 3x2 + 5x3 + 3x4 = 3

Bài giải  
    x1
1 1 −1 1 1  x2 
Ta có A = 2 2 2 2 ,
 b = 1 ,
 x= 
 x3  .
3 3 5 3 3
x4

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 62 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 3. HỆ PHƯƠNG TRÌNH 3.1. HỆ TỔNG QUÁT

Viết hệ dưới dạng ma trận


     
1 1 −1 1 1 1 1 −1 1 1 1 1 −1 1 1
[A|b] =  2 2 2 1 1  →  0 0 4 −1 −1  →  0 0 4 −1 −1 
3 3 5 1 3 0 0 8 −2 0 0 0 0 0 2

Vì r(A) = 2 < r(A|b) = 3 nên hệ vô nghiệm.


Chú ý: Phương trình (3): 0x1 + 0x2 + 0x3 + 0x4 = 2 vô nghiệm nên hệ vô nghiệm.


 x1 + x2 + x3 = 5

2x + 3x + 2x = 8
1 2 3
Ví dụ 3.2 Giải hệ phương trình

 3x2 + 4x3 − x4 = −3


3x1 + 4x2 − 5x3 = −19

Bài giải
Viết hệ dưới dạng ma trận
     
1 1 1 5 1 1 1 5 1 1 1 5
 2 3 2 8   0 1 0 −2   0 1 0 −2 
(A|b) = 
 3
→ → 
4 −1 −3   0 1 −4 −18   0 0 −4 −16 
3 4 −5 −19 0 1 −8 −34 0 0 0 0

Vì r(A) = r(A|b) = 3 = n nên hệ có nghiệm duy nhất. Viết lại hệ



 x1 + x2 + x3 =5 (1)
x2 = −2 (2)

−4x3 = −16 (3).

Từ (3): x3 = 4
Từ (2): x2 = −2
Từ (1): x1 = 5 −
 x2 − x3 = 3.

x 1 = 3
Vậy nghiệm là x2 = −2 , hoặc có thể viết (x1 ; x2 ; x3 ) = (3; −2; 4).


x3 = 4


x1 + x2 − x3 + 2x4 = 1
Ví dụ 3.3 Giải hệ phương trình 2x1 + 3x2 − 3x3 + 3x4 = 3


3x1 + 2x2 − 5x3 + 7x4 = 5.

Bài Giải
Viết dưới dạng ma trận
     
1 1 −1 2 1 1 1 −1 2 1 1 1 −1 2 1
     
(A|b) = 2 3 −3 3 3 → 0 1 −1 −1 1 →  0 1 −1 −1 1 
3 2 −5 7 5 0 −1 −2 1 2 0 0 -3 0 3

Vì r(A) = r(A|b) = 3 < n = 4 nên hệ có vô số nghiệm. Ẩn tự do là x4 .


Viết lại hệ 
 x1 + x2 + x3 + 2x4 = 1 (1)
x2 − x3 − x4 = 1 (2)

−3x3 = 3 (3)

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 63 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3.2. HỆ PHƯƠNG TRÌNH CRAMER CHƯƠNG 3. HỆ PHƯƠNG TRÌNH

Đặt x4 = α. Từ pt (3): x3 = −1
Từ pt (2): x2 = 1 + x3 + x4 = 1 − 1 + α = α.
Từ pt(1):x1 = 1 − x2 + x3 − 2x4 = 1 − α − 1 − 2α = −3α.
Vậy nghiệm của hệ là (x1 , x2 , x3 , x4 ) = (−3α, α, −1, α), α ∈ R.


x1 + x2 + x3 + 2x4 =1
Ví dụ 3.4 Giải hệ phương trình 2x1 + 2x2 + 3x3 + 5x4 = 6


x1 + x2 + x4 = −3

Bài giải
Viết dưới dạng ma trận
     
1 1 1 2 1 1 1 1 2 1 1 1 1 2 1

(A|b) = 2 2 3 5 6  
→ 0 0 1 1 4  →  0 0 1 1 4 
1 1 0 1 −3 0 0 −1 −1 −4 0 0 0 0 0

Vì r(A) = r(A|b) = 2 < n = 4 nên hệ vô số nghiệm. 2 ẩn tự do là x2 và x4 .


Đặt x2 = α, x4 = β.
Từ pt(2): x3 = 4 − x4 = 4 − β.
Từ pt(1): x1 = 1 − x2 − x3 − 2x4 = 1 − α − 4 + β − 2β = −3 − α − β.
Vậy nghiệm của hệ là (x1 ; x2 ; x3 ; x4 ) = (−3 − α − β; α; 4 − β; β), ∀α, β ∈ R.

3.2 Hệ phương trình Cramer


Một hệ phương trình tuyến tính có số phương trình bằng số ẩn gọi là hệ vuông.

Hệ Cramer Cho hệ n phương trình, n ẩn

Ax = b, A ∈ Mn (∗)

Hệ có nghiệm duy nhất khi và chỉ khi det(A) 6= 0,


và được tính bằng công thức

|Ai |
xi = , i ∈ 1, n
|A|

với Ai là ma trận thu từ A bằng cách thay cột i bởi cột tự do b.


Lúc này, ta nói (*) là hệ Cramer.

Ví dụ 3.5 Kiểm tra hệ sau là Cramer và giải hệ




x1 + 2x2 − x3 = 12
2x1 + 3x2 − 3x3 = 4


3x1 + 2x2 + 5x3 = −8

Bài làm
       
1 2 −1 12 2 −1 1 12 −1 1 2 12
A = 2 3 −3 , A1 =  4 3 −3 , A2 = 2 4 −3 A3 = 2 3 4 
3 2 5 −8 2 5 3 −8 5 3 2 −8

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 64 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 3. HỆ PHƯƠNG TRÌNH 3.3. HỆ THUẦN NHẤT

|A| = −12 6= 0 nên hệ là Cramer.


|A1 | = 228, |A2 | = 
−204, |A3 | = −36. 
|A1 | |A2 | |A3 |
Nghiệm của hệ là , , = (−19, 17, 3).
|A| |A| |A|


x1 + mx2 + x3 = 4
Ví dụ 3.6 Tìm m để hệ phương trình 3x1 − 4x2 − x3 = −1 có nghiệm duy nhất.


−2x1 + x2 + x3 = 5

Bài giải
Hệ có duy nhất nghiệm khi và chỉ khi

1 m 1

3 −4 −1 6= 0 ⇐⇒ −m − 8 6= 0 ⇐⇒ m 6= −8.

−2 1 1

3.3 Hệ phương trình tuyến tính thuần nhất


Hệ thuần nhất là hệ có dạng

Ax = 0

Hệ thuần nhất luôn có nghiệm

x := (x1 ; x2 ; ..; xn ) = 0

gọi là nghiệm tầm thường.

• Chỉ có hệ thuần nhất mới có nghiệm tầm thường(x=0).

• Hệ thuần nhất hoặc là có duy nhất nghiệm tầm thường hoặc có vô số nghiệm.

• Hệ thuần nhất có nghiệm không tầm thường (có nghiệm khác 0 ) tức là hệ có vô
số nghiệm.

Ví dụ 3.7 Giải hệ phương trình




x1 + x2 − x3 + 2x4 = 0
2x1 + 3x2 − 3x3 + 3x4 = 0


3x1 + 5x2 − 5x3 + 4x4 = 0.

Bài làm
Ta giải tương tự như hệ tổng quát
     
1 1 −1 2 0 1 1 −1 2 0 1 1 −1 2 0
 2 3 −3 3  
0 −→ 0 1 −1 −1 0 −→   0 1 −1 −1 0 
3 5 −5 4 0 0 2 −2 −2 0 0 0 0 0 0

Vì r(A) = 2 < n = 4 nên hệ vô số nghiệm

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 65 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3.3. HỆ THUẦN NHẤT CHƯƠNG 3. HỆ PHƯƠNG TRÌNH

Đặt các ẩn tự do làm tham số x3 = α, x4 = β.


Pt(2): x2 = x3 + x4 = α + β.
Pt(1):x1 = −x2 + x3 − 2x4 = −3β.
Vậy nghiệm của hệ là (x1 , x2 , x3 , x4 ) = (−3β, α + β, α, β), ∀α, β ∈ R.

Tính chất hệ thuần nhất Cho hệ thuần nhất Ax = 0

i) r(A) = n : hệ có duy nhất nghiệm tầm thường.


r(A) < n : hệ có vô số nghiệm hay có nghiệm không tầm thường.

ii) Cho hệ vuông thuần nhất Ax = 0, A ∈ Mn


det(A) = n : hệ có duy nhất nghiệm tầm thường.
det(A) < n : hệ có vô số nghiệm.



x1 + x2 + mx3 = 0
Ví dụ 3.8 Tìm m để hệ 2x1 + x2 − x3 = 0 chỉ có nghiệm tầm thường.


x1 + 2x2 + mx3 = 0

Bài giải
Hệ chỉ có nghiệm tầm thường khi và chỉ khi

1 1 m

2 1 −1 6= 0 ⇐⇒ 2m + 1 6= 0 ⇐⇒ m 6= − 1 .
2
1 2 m

Ví dụ 3.9 Tìm m để hệ có nghiệm không tầm thường




mx1 + x2 + x3 + x4 =0

x + mx + x + x
1 2 3 4 =0

x1 + x2 + mx3 + x4 =0


x1 + x2 + x3 + mx4 = 0.

Bài làm
Hệ có nghiệm không tầm thường khi và chỉ khi r(A) < n ⇐⇒ |A| = 0

m 1 1 1 1 1 1 1

1 m 1 1 1 m 1 1
|A| = = (m + 3)
1 1 m 1

1 1 m 1
1 1 1 m 1 1 1 m

1 1 1 1

0 m − 1 0 0
= (m + 3) 3
= (m + 3)(m − 1) .
0 0 m − 1 0
0 0 0 m − 1

Vậy m = −3 ∨ m = 1.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 66 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 3. HỆ PHƯƠNG TRÌNH 3.3. HỆ THUẦN NHẤT



x1 + 2x2 − x3 + mx4 = 2
Ví dụ 3.10 Tìm m để hệ x1 + mx2 − x3 + x4 = 1 có nghiệm duy nhất.


x1 + 2x2 + (m + 1)x4 = 3

Bài giải
Vì hệ này có 3 ẩn, 4 ẩn số nên r(A) ≤ 3 < n = 4.
Do đó hệ không thể có nghiệm duy nhất.

Ví dụ 3.11 Tìm m ∈ R để hệ có vô số nghiệm




x1 + x2 + 2x3 − x4 = 0
x1 + 3x2 + mx3 + 2x4 = 0


mx1 − x2 + 3x3 − 2x4 = 0

Bài làm
Đây là hệ thuần nhất nên luôn có nghiệm.
Vì hệ 3 phương trình 4 ẩn nên r(A) ≤ 3 < 4 = n.
Vậy hệ luôn có vô số nghiệm ∀m ∈ R.

Ví dụ 3.12 Tìm tất cả các giá trị của m để hệ sau vô nghiệm




x1 + x2 − 2x3 = 1
2x1 + 3x2 − 3x3 = 5


3x1 + mx2 − 7x3 = 8.

Bài giải    
1 1 −2 1 1 1 −2 1
[A|b] =  2 3 −3 5  −→  0 1 1 3 
3 m −7 8  0 m − 3 −1 5 
1 −2 1 1 1 −2 1 1
−→  0 1 1 3  −→  0 1 1 3 
0 −1 m − 3 5 0 0 m−2 8
Hệ vô nghiệm khi và chỉ khi

r(A) < r(A|b) ⇐⇒ m − 2 = 0 ⇐⇒ m = 2.

Chú ý: Bài toán chỉ yêu cầu tim m mà không yêu cầu tìm nghiệm nên ta có thể đổi chỗ
2 cột, xem như đổi vai trò x2 và x3 . Tuyệt đối không dùng bđsc theo cột khác.


x1 + 2x2 + x3 = 5
Ví dụ 3.13 Tìm tất cả m ∈ R để hệ 2x1 + x2 + x3 = 2m − 1 có nghiệm


x1 + 5x2 + mx3 = 12

Bài giải
     
1 2 1 5 1 2 1 5 1 2 1 5
(A|b) =  2 1 1 2m − 1  →  0 −3 −1 2m − 11  →  0 −3 −1 2m − 11  .
1 5 m 12 0 3 m−1 7 0 0 m − 2 2m − 4

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 67 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3.3. HỆ THUẦN NHẤT CHƯƠNG 3. HỆ PHƯƠNG TRÌNH

Hệ có nghiệm tức là có duy nhất nghiệm hoặc vô số nghiệm.


Hệ có nghiệm duy nhất khi và chỉ khi r(A) = n = 3 ⇐⇒ m(− 2 6= 0 ⇐⇒ m 6= 2.
m−2=0
Hệ có vô số nghiệm khi và chỉ khi r(A) = r(A|b) < 3 ⇐⇒ ⇐⇒ m = 2.
2m − 4 = 0
Vậy hệ luôn có nghiệm ∀m ∈ R.
Cách khác (
m−2=0
Hệ vô nghiệm khi và chỉ khi r(A) < r(A|b) ⇐⇒ , @m.
2m − 4 6= 0
Vậy hệ luôn có nghiệm.


x 1 + x 2 + x 3 =1
Ví dụ 3.14 Tìm m để hệ x1 + (m − 1)x2 = −1 có không quá 1 nghiệm.


x1 + 2mx2 + (1 + m)x3 = −2 − m

Bài giải
Hệ có không quá 1 nghiệm tức là vô nghiệm hoặc nghiệm duy nhất.
Ta sẽ tìm điều kiện để hệ vô số nghiệm.
   
1 1 1 1 1 1 1 1

(A|b) = 1 m−1 0 −1  
→ 0 m − 2 −1 −2 
1 2m 1 + m −2 − m 0 2m − 1 m −3 − m 
1 1 1 1 1 1 1 1
2h2 −h3 3h3 +(2m−1)h2

−−−−→ 0 −3 −2 − m m  −−−−−−−−→ 0 −3 −2 − m −1 + m 
2 2
0 2m − 1 m −3 − m 0 0 2 − 2m 2m − 6m − 8

Hệ vô số nghiệm khi và chỉ khi r(A) = r(A|B) < 3


(
2 − 2m2 = 0
⇐⇒ ⇐⇒ m = −1
2m2 − 6m − 8 = 0

Vậy hệ có không quá 1 nghiệm khi và chỉ khi m 6= −1.


Chú ý: ở bước thứ 2
   
1 1 1 1 1 1 1 1
2h2 −h3
 0 m − 2 −1 −2 − −−−→  0 −3 −2 − m m ,
0 2m − 1 m −3 − m 0 2m − 1 m −3 − m

vì phần tử m − 2 không chắc khác 0 nên không thể tiếp tục biến đổi sơ cấp được. Để tiếp
tục biến đổi thì phải chia trường hợp m = 2 và m 6= 2. Nhìn chung là hơi khó khăn.
Ở ví dụ trên, Thầy dùng một bước trung gian để phần tử cơ sở hàng khác 0 rất bỗ ích.


x1 − x2 + 2x3 =1
Ví dụ 3.15 Tìm m để hệ x1 − x2 + (m + 1)x3 = m + 2 vô nghiệm.


−3x1 + 3x2 + (2m − 9)x3 =m

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 68 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 3. HỆ PHƯƠNG TRÌNH 3.3. HỆ THUẦN NHẤT

Bài giải
   
1 −1 2 1 1 −1 2 1
(A|b) =  1 −1 m + 1 m + 2  →  0 0 m−1 m+1 
−3 3 2m − 9 m  0 0 2m− 3 m+3 
1 −1 2 1 1 −1 2 1
2h2 −h3 h3 −(2m−3)h2
−−−−→ 0 0 1 
m − 1 −−−−−−−−→ 0  0 1 m−1 
2
0 0 2m − 3 m + 3 0 0 0 −2m + 6m

Hệ vô nghiệm khi và chỉ khi


(
m 6= 0
r(A) < r(A|b) ⇐⇒ −2m2 + 6m 6= 0 ⇐⇒ .
m 6= 3



mx1 + x2 + x3 = 1
Ví dụ 3.16 Biện luận số nghiệm của hệ phương trình x1 + mx2 + x3 = m


x1 + x2 + mx3 = m2

Bài giải
Viết hệ dưới dạng ma trận
   
m 1 1 1 1 1 m m2
h1 ↔h3

(A|b) = 1 m 1 m  
−−−−→ 1 m 1 m 
2
 1 1 m m m 1 1 1 
2
1 1 m m 1 1 m m2

→ 0 m−1 1−m m−m 2  
→ 0 m−1 1−m m − m2 
0 1 − m 1 − m2 1 − m3 0 0 2
2−m−m 1+m−m −m2 3

Chú ý: ta biện luận dựa vào 2 phần tử đặc biệt là m − 1 và 2 − m − m2 .

( (
m − 1 6= 0 m 6= 1
Trường hợp 1) ⇐⇒ . Ta có r(A) = r(A|b) = 3 = n suy
2 − m − m2 6= 0 m 6= −2
ra hệ có nghiệm duy nhất.
 
1 1 1 1
Trường hợp 2) m = 1, ta viết lại hệ  0 0 0 0 .
0 0 0 0
Ta có r(A) = r(A|b) = 1 < n = 3 suy ra hệ vô số nghiệm
 
1 1 −2 4
Trường hợp 3) m = −2, ta viết lại hệ  0 −3 3 −6 .
0 0 0 3
Ta có r(A) = 2 < r(A|b) = 3. Suy ra hệ vô nghiệm.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 69 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3.4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 3. HỆ PHƯƠNG TRÌNH

Kiến thức cần nắm


1) Nắm vững 3 trường hợp của hệ phương trình từ định lý
Cronecker-Capelli.
2) Nắm vững cách giải hệ bằng phương pháp Gauss. Rèn
luyện kỹ năng tìm nghiệm trong trường hợp vô số nghiệm.
3) Nắm vững tính chất của hệ Cramer và hệ thuần nhất, hệ
vuông.

3.4 Bài tập trắc nghiệm


Câu 1) Giải hệ phương trình (A|b) bằng phương pháp Gauss thì

a) chỉ được dùng biến đổi sơ cấp theo hàng.


b) chỉ được dùng biến đổi sơ cấp theo cột.
c) được dùng bđsc theo cả hàng và cột.
d) các câu trên sai.

Câu 2) Cho hệ phương trình Ax = b với A là mt vuông cấp n, khả nghịch. Khẳng định
nào sau đây luôn đúng?

a) Hệ vô nghiệm
b) Hệ có duy nhất 1 nghiệm x = A−1 b.
c) Hệ có đúng n nghiệm.
d) Các câu trên sai.

Câu 3) Cho hệ phương trình Ax = b, A ∈ M3×4 . Khẳng định nào sau đây luôn đúng?

a) Hệ có 4 phương trình 3 ẩn. c) Hệ vô nghiệm hoặc vô số nghiệm.


b) Hệ có nghiệm duy nhất. d) Các câu trên sai

Câu 4) Cho hệ phương trình Ax = b, A ∈ Mm×n . Khẳng định nào sau đây không luôn
đúng?

a) Nếu A vuông khả nghịch thì gọi là hệc) Nếu r(A) = m thì hệ có nghiệm.
Cramer
d) Nếu r(A) < m ≤ n thì hệ vô số
b) Nếu r(A) = n thì hệ có nghiệm duy
nhất nghiệm.
 
1 2 1 1
Câu 5) Tìm m để hệ  2 m 1 2  là Cramer
−1 1 2 0

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 70 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 3. HỆ PHƯƠNG TRÌNH 3.4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

a) m = 0 b) m 6= 0 c) m = 3 d) m 6= 3
 
1 2 1 1 2
Câu 6) Tìm m ∈ R để hệ  2 −1 m 2 1  là vô nghiệm
−1 1 2 0 −1

a) m = 8 b) m = −8 c) @m d) ∀m
 
1 −1 1 1 2
Câu 7) Tìm m ∈ R để hệ  1 1 m 2 1  vô số nghiệm
3 1 2 3 3
1 1 c) @m d) ∀m
a) m = b) m 6=
2 2
 
0 1 1 0
Câu 8) Tìm m ∈ R để hệ  2 m 2 0  có nghiệm không tầm thường
1 2m + 1 3 0

a) m = 1 2 2 d) ∀m.
b) m = c) m 6=
3 3
 
1 1 1 1
Câu 9) Tìm m ∈ R để hệ  1 m 2 2m + 1  có không quá 1 nghiệm
2 2m m 0

a) m 6= 1 b) m 6= 6 c) m = 1 ∨ m = 6 d) Các câu khác sai


 
1 2 3 4
Câu 10) Tìm m ∈ R để hệ  1 2 m 4 − 3m  có nghiệm
−1 −2 2m − 1 5m − 3

a) m 6= −1 b) m 6= 3 11
c) m = 1 ∨ m = − d) Các câu khác sai
3

ĐA: 1a)2b)3c)4c)5d)6a)7d)8b)9a)10c)

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 71 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3.4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 3. HỆ PHƯƠNG TRÌNH

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 72 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 3. HỆ PHƯƠNG TRÌNH 3.4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 73 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3.4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 3. HỆ PHƯƠNG TRÌNH

ĐA: 1d,2a,3a,4d,5d,6d,7b,8d,9a,10b,11d,12d,13b,14a,15a,6b,7c,8c,9b,0b,1c,2d,3c,4c,5a,6c,7b,8c,9b.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 74 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 3. HỆ PHƯƠNG TRÌNH 3.4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bài tập tự luận


Bài 1) Giải hệ phương trình


x1 + 2x2 + x3 + 2x4 = 0
(a) 2x1 + 4x2 + x3 + 3x4 = 0


3x1 + 6x2 + x3 + 4x4 = 0
ĐA: (−2α − β, α, −β, β)
 
1 5 2 1
(b)  −1 −4 1 6 
1 3 −3 −9
ĐA: (18, −5, 4)
 
1 5 2 −6
(c)  0 4 −7 2 .
0 0 5 0 2 2
−17 1
, , 0) ĐA: (
 
1 1 −1 0
(d) .
0 1 −2 5
ĐA: (−5 − α, 5 + 2α, α).
 
0 1 1 3
(e)  3 5 9 −2 .
1 2 3 3
ĐA: (−43, 11, 8)
 
0 3 −6 6 4 −5
(f)  3 −7 8 −5 8 9 
3 −9 12 −9 6 15
ĐA: (−24 + 2α − 3β, −7 + 2α − 2β, α, β, 4)
 
1 1 1 −1 2
 2 1 3 0 1 
(g) 
 3
.
4 2 −2 5 
2 3 1 −1 3
ĐA: ( − 2α, + α, α, − ).
3 3 3
 1 1 4
 x +y +2z = 0
(h) 2x −y −z = 1

x −2y −3z = 2
 
1 −1 2 2
 2 1 −1 1 
(i)  
 1 2 0 −2 
3 0 1 3
 
1 −1 2 1 1
(j)  2 2 1 1 0 
1 3 −1 0 3
 
1 −2 1 2 1 0
 2 −4 1 0 1 0 
(k)  
 −2 4 2 1 0 0 
−1 2 2 −1 0 0

Bài 2) Tìm m để hệ sau có nghiệm duy nhất

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 75 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
3.4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 3. HỆ PHƯƠNG TRÌNH

   
2 3 1 4 0 1 1 1 1 1
(a)  1 −1 0 m 2 .  2 1 3 −1 2 
(b) 
 3
. ∀m ∈
−2 m 1 4 m2 4 2 0 6 
−2 −1 0 m m−1
ĐA: @m. R.

Bài 3) Tìm tất cả các giá trị của m để hệ sau có nghiệm


 
1 1 1 1
(a)  2 3 1 4 .
3 4 m m+1
ĐA: m 6= 2.
 
m 1 1 1
(b)  1 m 1 m .
1 1 m m2
ĐA: m 6= −2.
 
1 m 1 −1 0
 1−m 1 2 1 0 
Bài 4) Tìm m để hệ có nghiệm không tầm thường: 
 2

1 0 −1 0 
2 4 m + 1 −1 0
 
1 −1 1 2
Bài 5) Tìm m để hệ có nghiệm  2 1 m m+1 
−1 m 1 1

Bài 6) Tìm m để hệ có nghiệm




x 1 + x 2 + x 3 = 1
2x1 + mx2 + x3 = 0


x1 + (2 − 2m)x2 + (1 − m)x3 = 4 + m

ĐS: m 6= 1
 
1 −1 2 1
Bài 7) Tìm m để hệ có không quá một nghiệm  1 −1 2m 6m − 7 
−2 2 −m m
 
m 1 1 1
Bài 8) Biện luận số nghiệm pt  1 m 1 m 
1 1 m m2
 
1 −1 2 1
Bài 9) Tìm m để hệ vô nghiệm.  2 −2 m 1−m 
−1 1 5 − 2m 3m − 6
 
1 −1 1 2 2
 −1 2 2 −2 1 
Bài 10) Tìm m để hệ vô số nghiệm.  −1

0 1 1 m 
2 1 − 2m −1 m + 2 1

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 76 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Nội dung

1. Định nghĩa và ví dụ

2. Độc lập tuyến tính - phụ thuộc tuyến tính

3. Hạng của họ véc tơ

4. Cơ sở và số chiều

5. Tọa độ véc tơ

6. Ma trận chuyển cơ sở

7. Không gian con

8. Tổng giao 2 không gian con

4.1 Định nghĩa và ví dụ


Định nghĩa 4.1 (Không gian véc tơ) Cho V là tập hợp khác rỗng và 2 phép toán:
cộng 2 véc tơ và nhân véc tơ với một số thỏa mãn 8 tiên đề sau

i) x + y = y + x v) α, β ∈ K : (α + β)x = αx + βx

ii) (x + y) + z = x + (y + z) vi) α ∈ K : α(x + y) = αx + αy

iii) ∃0 ∈ V : x + 0 = x vii) (αβ)x = α(βx)

iv) ∀x ∈ V, ∃(−x) ∈ V : x + (−x) = 0 viii) 1.x = x

Khi đó, ta nói V là một không gian véc tơ.

Chú ý:

i) Tập các véc tơ (x, y) trong mặt phẳng Oxy và (x, y, z) trong không gian Oxyz là một
không gian véc tơ.
ii) Tập các véc tơ trong mặt phẳng (hoặc trong không gian) có gốc trùng với gốc tọa độ
là một không gian véc tơ.
iii) Trong không gian véc tơ tùy ý: véc tơ không và véc tơ đối −x là duy nhất.
iv) 0.~x = α.~0 = ~0, −1.~x = −~x.

Ví dụ 4.1

1. Tập V1 = {(x1 ; x2 )|x1 , x2 ∈ R} với phép toán cộng 2 véc tơ và nhân véc tơ với số
thực thông thường là một không gian véc tơ trên R. Ký hiệu là R2 .
Tương tự, ta có không gian R3 , R4 , . . . , Rn , . . .

77
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.2. ĐLTT - PTTT CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

2. Tập V2 = {ax2 + bx + c|a, b, c ∈ R} với phép toán thông thường đối với đa thức là
một không gian véc tơ. Ký hiệu là P2 [x].
Tương tự, ta có không gian P3 [x], P4 [x], . . . , Pn [x], . . .
  
a b
3. Tập V3 = |a, b, c, d ∈ R với phép toán thông thường đối với ma trận là
c d
một không gian véc tơ. Ký hiệu là M2 [R].
Tương tự, ta có các không gian Mm×n [R], Mm×n [C] các ma trận cỡ m × n trong
thực và phức.

4. Tập V4 = {(x1 , x2 , x3 )inR3 : x1 + 2x2 − 3x3 = 0} với phép toán đối với véc tơ thông
thường là một không gian véc tơ.
Chú ý: Có nhiều cách định nghĩa phép toán để cho các tập hợp trên là một không
gian véc tơ, miễn là thỏa 8 tiên đề của không gian trên.

4.2 Độc lập tuyến tính - phụ thuộc tuyến tính


Định nghĩa 4.2 Trong không gian véc tơ V , cho tập hợp con gồm m véc tơ

M = {x1 , x2 , . . . , xm }

• Véc tơ x gọi là tổ hợp tuyến tính(THTT) của M nếu


∃α1 , α2 , . . . , αm ∈ K thỏa

x = α1 x1 + α2 x2 + · · · + αm xm

• ∃α1 , α2 , . . . , αm không đồng thời bằng 0 thỏa

α1 x1 + α2 x2 + · · · + αm xm = 0 =⇒ M phụ thuộc tuyến tính(PTTT).

• M gọi là độc lập tuyến tính(ĐLTT) nếu nó không PTTT. Tức là

α1 x1 + α2 x2 + · · · + αm xm = 0 −→ α1 = α2 = · · · = αm = 0.

Nói cách khác:


M PTTT nếu có một THTT không tầm thường(tổ hợp mà có ít nhất một hệ số khác
không) bằng không.
M ĐLTT nếu nó chỉ có duy nhất một THTT bằng không là tổ hợp tầm thường (αk =
0, ∀k).

Ví dụ 4.2 Trong không gian R2 , cho tập M = {(1; 1), (1; 2); (−1; 3)} và véc tơ x = (3, 5).

a) Ta viết (3; 5) = 1.(1; 1) + 2.(1; 2) + 0.(−1; 3) do đó x là THTT của M .


Ta còn vô số cách biểu diễn x qua M chứ không chỉ là cách này.

b) ~0 = 0.(1; 1) + 0.(1; 2) + 0.(−1; 3) do đó ~0 là THTT của M .


Thật ra thì véc tơ 0 luôn là THTT của bất kỳ tập khác rỗng nào.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 78 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ 4.2. ĐLTT - PTTT

c) Để biết M ĐLTT hay PTTT, ta tìm các tổ hợp không tầm thường bằng 0 của M .
Hiển nhiên bằng cách chọn các hệ số bằng 0: 0.(1; 1) + 0.(1; 2) + 0.(−1; 3) = (0; 0) gọi
là tổ hợp tầm thường. Điều này không giải quyết được vấn đề.
Ta cần phải xem xét có tồn tại tổ hợp nào nữa không? Nếu có thì PTTT mà không
còn tổ hợp nào khác thì ĐLTT.
Ta có:
5(1; 1) − 4(1; 2) + 1.(−1; 3) = (0; 0)
Như vậy có 1 tổ hợp không tầm thường khác 0 nên M PTTT.
Chú ý rằng, thầy đã chỉ ra 1 tổ hợp không tầm thường là kết luận được M PTTT.
Thực ra còn vô số tổ hợp khác nữa mà không cần thiết phải viết hết ra.

Ví dụ 4.3 Trong R3 , cho tập M = {x, y} và N = {x, y, z}. Điều kiện gì thì M và N
PTTT?

a) Giả sử x, y PTTT: ∃α, β ∈ R không đồng thời bằng 0 thỏa

αx + βy = 0.
β
Nếu α 6= 0 thì x = − y. Chứng tỏ x, y cùng phương. Trường hợp β 6= 0 tương tự.
α
Ngược lại, nếu x, y cùng phương thì tồn tại số a ∈ R thỏa

x = ay hoặc y = ax
⇐⇒ x − ay = 0 hoặc ax − y = 0

Điều này chứng tỏ tồn tại một tổ hợp không tầm thường bằng 0 nên {x, y} PTTT.

b) Tương tự, N PTTT thì 3 véc tơ x, y, z đồng phẳng và ngược lại.

Trong R3
2 véc tơ cùng phương  PTTT
3 véc tơ đồng phẳng  PTTT

Ví dụ 4.4 Trong R3 , cho họ véc tơ M = {(1; 1; 1), (2; 1; 3), (1; 2; 0)}.

a) Véc tơ x = (2; −1; 3) có là tổ hợp tuyến tính của M hay không?

b) M ĐLTT hay PTTT?

Bài giải

a) Ta phải xem thử x có biểu diễn được qua M hay không?


Vậy cứ biểu diễn thử xem?
Xét x= α(1; 1; 1)+β(2; 1; 3)+γ(1; 2; 0) ⇐⇒ (2; −1; 3) = (α+2β +γ; α+β +2γ; α+3β)
 

α + 2β + γ = 2 1 2 1 2
⇐⇒ α + β + 2γ = −1 , (A|b) =  1 1 2 −1  =⇒ r(A) = 2 < r(A|b) = 3.


α + 3β = 3 1 3 0 3
Hệ vô nghiệm, tức là không tồn tại α, β, γ. Vậy x không là THTT của M .

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 79 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.2. ĐLTT - PTTT CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

b) Ta cần xem xét M có hay không một tổ hợp không tầm thường bằng 0. Vậy thì thử
tìm tất cả tổ hợp bằng 0 của M sẽ biết ngay.

1) + β(2; 1; 3) + γ(1; 2; 0)= 0 ⇐⇒(α + 2β + γ; α + β + 2γ; α + 3β) = 0


α(1; 1;
α + 2β + γ = 0
 1 2 1

⇐⇒ α + β + 2γ = 0 , A = 1 1 2 =⇒ |A| = 0


α + 3β = 0 1 3 0
Hệ vuông thuần nhất có |A| = 0 nên có vô số nghiệm. Tức là ngoài nghiệm tầm thường
còn có cả nghiệm không tầm thường nữa.
Điều này chứng tỏ M PTTT.

Cho tập M = {x1 , x2 , . . . , xm } và véc tơ x. Xét hệ theo αk

α1 x1 + α2 x2 + · · · + αm xm = 0 ⇐⇒ AX = 0

Hệ có nghiệm duy nhất X = 0 =⇒ M ĐLTT.

Hệ có nghiệm không tầm thường =⇒ M PTTT.

α1 x1 + α2 x2 + · · · + αm xm = x ⇐⇒ AX = b

Hệ có nghiệm =⇒ x là THTT của M .

Hệ vô nghiệm =⇒ x không là THTT của M .

Ví dụ 4.5 Trong R4 , cho M = {(1; 1; 2; 2), (1; 2; 1; 1), (1; 0; 0; 1)} và véc tơ x = (1; 3; 1; 4).

a. M ĐLTT hay PTTT?


b. x có là THTT của M hay không?

Bài giải

a. Xét
α(1; 1; 2; 2) + β(1; 2; 1; 1) + γ(1; 0; 0; 1) = 0

 α+β+γ =0 

 
α + 2β = 0 α = 0
.
⇐⇒ ⇐⇒ β = 0

 2α + β = 0 


 γ=0
2α + β + γ = 0
Hệ có duy nhất nghiệm tầm thường nên M ĐLTT.
b. Xét
α(1; 1; 2; 2) + β(1; 2; 1; 1) + γ(1; 0; 0; 1) = (1; 3; 1; 4)


 α+β+γ =1

α + 2β = 3
.
⇐⇒
2α + β = 1



2α + β + γ = 4
Hệ này vô nghiệm. Do vậy x không là THTT của M .

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 80 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ 4.2. ĐLTT - PTTT

Ví dụ 4.6 Trong không gian véc tơ V , cho họ M = {x, y, 2x + 3y, z}.

a) Véc tơ 2x + 3y có là THTT của x, y, z hay không?

b) M ĐLTT hay PTTT?

Bài giải

a) Chọn α = 2, β = 3, γ = 0 :

2x + 3y = 2.x + 3.y + 0.z

Như vậy 2x + 3y là THTT của x, y, z.

b) Chọn α1 = 2, α2 = 3, α3 = −1, α4 = 0 :

2.x + 3.y − 1.(2x + 3y) + 0.z = 0

Có 1 tổ hợp không tầm thường bằng 0 nên M PTTT.

Ví dụ 4.7 Trong không gian véc tơ V , cho {x, y, z} ĐLTT.


Hãy chứng tỏ M = {x + y + 2z, 2x + 3y + z, 3x + 4y + z} ĐLTT.

Bài giải
Xét một tổ hợp bằng không của M :
α(x + y + 2z) + β(2x + 3y + z) + γ(3x + 4y + z) = 0
⇐⇒ (α + 2β + 3γ)x + (α + 3β + 4γ)y + (2α + β + 1γ)z = 0.

Vì x, y, z ĐLTT nên  

α + 2β + 3γ = 0 
α = 0
α + 3β + 4γ = 0 ⇐⇒ β = 0 .

 

2α + β + 1γ = 0 γ=0
Vậy M ĐLTT.

Cho tập M có hơn 1 véc tơ.


M có 1 véc tơ là THTT của các véc tơ khác ←→ M PTTT.

Ví dụ 4.8 Trong không gian V , cho {x, y} ĐLTT. Các tập hợp sau ĐLTT hay PTTT?

a) M1 = {2x, 3y}.

b) M2 = {x + y, 2x + 3y}.

c) M3 = {x + y, x − y, 2x + 3y}.

Bài giải

a) Xét tổ hợp bằng 0:


α.2x + β.3y = 0 ⇐⇒ 2α.x + 3β.y = 0
Vì x, y ĐLTT nên 2α = 3β = 0 ⇐⇒ α = β = 0.
Vậy {2x, 3y} ĐLTT.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 81 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.2. ĐLTT - PTTT CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

b) Xét tổ hợp bằng 0:

α.(x + y) + β.(2x + 3y) = 0 ⇐⇒ (α + 2β).x + (α + 3β).y = 0

Vì x, y ĐLTT nên α + 2β = α + 3β = 0 ⇐⇒ α = β = 0.
Vậy {x + y, 2x + 3y} ĐLTT.

c) Xét tổ hợp bằng 0

α(x + y) + β(x − y) + γ(2x + 3y) = 0 ⇐⇒ (α + β + 2γ)x + (α − β + 3γ)y = 0


(
α + β + 2γ = 0
Vì x, y ĐLTT nên . Hệ 2 phương trình 3 ẩn theo nên có vô số
α − β + 3γ = 0
nghiệm α, β, γ. Tức là ngoài nghiệm tầm thường còn có nghiệm không tầm thường
nữa.
Vậy {x + y, x − y, 2x + 3y} PTTT.
Cách khác:
Ta có x − y = 5.(x + y) − 2.(2x + 3y).
Vì trong M có véc tơ thứ 2 là tổ hợp của 2 véc tơ còn lại nên M PTTT.
Chú ý: cách này có một chút mò mẫm.

Ví dụ 4.9 Trong không gian V , cho {x, y} ĐLTT và z không là THTT của {x, y}. Chứng
tỏ {x, y, z} ĐLTT.

Bài giải
Xét αx + βy + γz = 0.
α β
Nếu γ 6= 0 thì z = − x − y. Điều này chứng tỏ z là THTT của x, y , mâu thuẫn với
β γ
giả thiết.
x,y ĐLTT
Cho nên γ = 0. Khi đó αx + βy = 0 −−−−−→ α = β = 0.
Vậy {x, y, z} ĐLTT.

Dấu hiệu ĐLTT-PTTT

• Nếu họ M chứa véc tơ không thì PTTT.

• Trong họ M , có một véc tơ là THTT của các véc tơ còn lại thì M
PTTT.

• Thêm một số véc tơ vào họ PTTT, ta thu được 1 họ PTTT.

• Bớt đi một số véc tơ của họ ĐLTT, ta thu được 1 họ ĐLTT.

Bổ đề cơ bản
Cho họ véc tơ M = {x1 , x2 , . . . , xm }.
Cho họ véc tơ N = {y1 , y2 , . . . , yn }.
Nếu yk , k = 1, 2..n là THTT của M và n > m thì N PTTT.

Nói cách khác: Nhiều véc tơ biểu diễn qua ít véc tơ thì PTTT

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 82 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ 4.3. HẠNG CỦA HỌ VÉC TƠ

Ví dụ 4.10 Trong không gian véc tơ V , tập N = {2x + y, x + y, 3x − 2y} ĐLTT hay
PTTT?

Bài giải
N có 3 véc tơ đều biểu diễn được qua 2 véc tơ x, y nên PTTT.

Ví dụ 4.11 Trong KGVT V , cho M = {x, y, z}, N = {x + y + z, 2x + 3y − z, 3x + 4y + z}.


Chứng minh rằng

a) Nếu M ĐLTT thì N ĐLTT.

b) Nếu M PTTT thì N PTTT.

Bài giải

a) Xét tổ hợp bằng 0 của N :

α(x + y + z) + β(2x + 3y − z) + γ(3x + 4y + z) = 0


⇐⇒ (α + 2β + 3γ)x + (α + 3β + 4γ)y + (α − β + γ)z = 0
 

 α + 2β + 3γ = 0 
α = 0
M ĐLTT
−−−−−→ α + 3β + 4γ = 0 ⇐⇒ β = 0 . Vậy N ĐLTT.

 

α−β+γ =0 γ=0

b) M có 3 véc tơ và PTTT. Khi đó có 1 véc tơ là THTT của các véc tơ còn lại.
(chú ý là ta chỉ biết có 1 véc tơ là THTT của 2 véc tơ còn lại nhưng không chắc là véc
tơ nào.)
Không mất tính tổng quát, ta giả sử z là THTT của x, y.
Ta có 3 véc tơ của N biểu diễn qua x, y, z và z biểu diễn qua x, y. Do đó 3 véc tơ của
N biểu diễn được qua x, y.
Theo bổ đề cơ bản, N PTTT.

4.3 Hạng của họ véc tơ


Định nghĩa 4.3 Cho họ véc tơ M = {x1 , x2 , . . . , xm , . . . } ⊂ V .

Hạng của họ véc tơ


Ta nói r(M ) = k0 nếu tồn tại k0 véc tơ ĐLTT của M
và mọi tập con hơn k0 véc tơ của M luôn PTTT.
k0 véc tơ ĐLTT ở trên gọi là họ con độc lập tuyến tính
cực đại(HCĐTTCĐ) của M

Hạng của họ M là số tối đại các véctơ độc lập tuyến tính của M.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 83 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.3. HẠNG CỦA HỌ VÉC TƠ CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

Ví dụ 4.12 Trong KGVT V , cho M = {x, y} ĐLTT. Tìm hạng của các họ véc tơ sau:

a) M1 = {2x, 3y} b) M2 = {x, y, 2x + 3y} c) M3 = {x, y, 2x + 3y, 0}.

Bài giải
a) Kiểm tra {2x, 3y} ĐLTT. Do đó r(M1 ) = 2.
b) 2x + 3y = 2.x + 3.y =⇒ M2 PTTT và {x, y} ĐLTT =⇒ r(M2 ) = 2.
c) M3 chứa véc tơ 0 nên PTTT. Dễ thấy 4 họ con gồm 3 véc tơ của M3 đều PTTT.
Có 1 họ 2 véc tơ ĐLTT là {x, y}. Vậy r(M3 ) = 2.
Chú ý:
{x, y} còn là một HCĐLTTCĐ của M , như là: {x, 2x + 3y}, {y, 2x + 3y}.
Có nhiều HCĐLTTCĐ của M .
Tính chất hạng của họ véc tơ

i) Hạng của họ véctơ M không đổi nếu ta nhân một


véctơ của M với một số khác không.

ii) Cộng vào một véctơ của họ M , một véctơ khác đã


được nhân với một số thì hạng không thay đổi.

iii) Thêm vào họ M véctơ x là tổ hợp tuyến tính của


M thì hạng không thay đổi.

iv) Bớt đi 1 véc tơ của M là THTT của các véc tơ khác


thì hạng không thay đổi.

2 tính chất đầu tương ứng với biến đổi sơ cấp trên họ véc tơ.
Những véc tơ là THTT của những véc tơ khác thì việc bỏ đi hay thêm vào véc tơ đó
không làm thay đổi hạng. Nếu xem vai trò mỗi véc tơ như một hàng của ma trận thì tính
chất này tương thích với hạng ma trận.
Ví dụ 4.13 Cho họ véc tơ M = {(1; 1; 1; 0), (1; 2; 1; 1), (2; 3; 2; 1), (1; 3; 1; 2)}. Tìm r(M ).
Bài giải
Ta có
(2; 3; 2; 1) = (1; 1; 1; 0) + (1; 2; 1; 1), (1; 3; 1; 2) = −(1; 1; 1; 0) + 2(1; 2; 1; 1)
=⇒ r(M ) = r{(1; 1; 1; 0), (1; 2; 1; 1)}.
Hơn nữa, vì {(1; 1; 1; 0), (1; 2; 1; 1)} ĐLTT nên r(M ) = 2.
Việc tìm hạng của họ véc tơ theo định nghĩa sẽ rất khó khăn. Ta có định lý sau liên hệ
giữa hạng ma trận và hạng của họ véc tơ trong Rn sẽ giúp ta tìm hạng một cách dễ dàng
hơn.
Định lý về hạng Cho A là ma trận cỡ m × n trên K.

• r(A) bằng với hạng của họ véc tơ hàng.

• r(A) bằng với hạng của họ véc tơ cột.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 84 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ 4.3. HẠNG CỦA HỌ VÉC TƠ

Ví dụ 4.14 Tìm hạng của hai họ véc tơ

a) M = {(1; 2; 1), (2; −1; 7), (1; 3; 0), (1; 2; 1)} và N = {(1; 2; 1; 1; ), (2; −1; 3; 2), (1; 7; 01)}.

b) P = {(1; 1; 1; 0), (1; 1; −1; 1), (2; 3; 1; 1), (3; 4; 0; 2)}.

Bài giải
 
1 2 1 1
a) Xét ma trận A = 2 −1 3 2 có họ véc tơ cột là M và họ véc tơ hàng là N .
1 7 0 1
Dễ dàng tìm được r(A) = 2. Do đó r(M ) = r(N ) = r(A) = 2.

b) Xếp các
 véc tơ của P ở dạng ma trận hàng
1 1 1 0
1 1 −1 1
B= 
2 3 1 1. Vì r(B) = 2 nên r(P ) = 2.
3 4 0 2
Các em có thể xếp các véc tơ ở dạng cột thì kết quả vẫn không thay đổi.

Tính chất cho họ véc tơ M và véc tơ x

• Hạng M bằng số véc tơ thì M ĐLTT.

• Hạng M bé hơn số véc tơ thì M PTTT.

• r(M, x) = r(M ) thì x là THTT của M .

Ví dụ 4.15 Xét sự ĐLTT của họ véc tơ sau

a) M = {(1; 1; 1), (2; 1; 3), (1; 2; 0)}.

b) N = {x2 + x + 1, 2x2 + 3x + 2, 2x + 1}.


       
1 1 2 1 3 4 1 3
c) P = , , , .
1 0 1 −1 0 1 −1 2

d) Q = {(1; 1; 0), (1; 2; 1), (m; 0; 1)}.

Bài giải
 
1 1 1
a) r(M ) = r 2 1 3 = 2 =⇒ M PTTT (vì hạng bé hơn số véc tơ).
1 2 0
 
1 1 1
b) r(N ) = r 2 3 2 = 3 =⇒ N ĐLTT (vì hạng bằng số véc tơ).
0 2 1

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 85 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.4. TẬP SINH, CƠ SỞ VÀ SỐ CHIỀU CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

 
1 1 1 0
2 1 1 −1
c) r(P ) = r 
3 4 0
 = 4 =⇒ P ĐLTT.
1
1 3 −1 2
     
1 1 0 1 1 1 1 1 1
d) r(Q) =  1 2 1 −→ 0 1 1 −→ 0 1 1 
m 0 1 0 −m 1 0 0 m+1
Nếu m = −1 ⇐⇒ r(Q) = 2 thì Q PTTT.
Nếu m 6= −1 ⇐⇒ r(Q) = 3 thì Q ĐLTT.

Ví dụ 4.16 Trong R3 , cho M = {(1; 1; 1), (1; 2; 3), (3; 2; 1)}.

a) Xét xem x = (−1; 1; 2) có là THTT của M hay không?

b) Tìm m để x = (1; m; 2) là THTT của M

Bài giải

a) Để biết x có là THTT của M hay không, ta cần tìm r(M ) và r(M, x).
Xếp các véc tơ của M và x dưới dạng cột
     
1 1 3 −1 1 1 3 −1 1 1 3 −1
[M |x] =  1 2 2 1  →  0 1 −1 2  →  0 1 −1 2 
1 3 1 2 0 2 −2 3 0 0 0 −1

Rõ ràng r(M ) = 2 < r(M, x) = 3, do đó x không là THTT của M .

b) Xếp các véc tơ của M và x dưới dạng cột


     
1 1 3 1 1 1 3 −1 1 1 3 −1
[M |x] =  1 2 2 m  →  0 1 −1 m − 1  →  0 1 −1 2 
1 3 1 2 0 2 −2 3 0 0 0 5 − 2m

x là THTT của M khi và chỉ khi


5
r(M ) = r(M, x) ⇐⇒ 5 − 2m = 0 ⇐⇒ m = .
2

4.4 Tập sinh, cơ sở và số chiều


Tập sinh Cho M = {x1 , x2 , . . . , xm , . . . } ⊂ V .
M gọi là tập sinh của V nếu mọi véc tơ x của V
đều là THTT của M . Ta viết

V :=< M >:=< x1 , x2 , . . . , xm > .

Ta còn nói M sinh ra V hay V được sinh bởi M .

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 86 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ 4.4. TẬP SINH, CƠ SỞ VÀ SỐ CHIỀU

Ví dụ 4.17 Xét xem các tập sau có là tập sinh trong R3 hay không?
a) M = {(1; 1; 1), (1; 2; 1), (2; 3; 1)}.
b) M = {(1; 1; 1), (1; 2; 3), (3; 2; 1)}
Bài giải
a) ∀x =(x1 ; x2 ; x3 ) ∈ R3 . Giả sử x = α(1; 1; 1) + β(1; 2; 1) + γ(2; 3; 1)


α + β + 2γ = x1 1 1 2

⇐⇒ α + 2β + 3γ = x2 , |A| = 1 2 3 = −1 6= 0.

 1 1 1
α + β + γ = x3
Hệ Cramer nên có nghiệm ∀x ∈ R3 . Do đó x là THTT của M .
Vậy M là tập sinh của R3 .
b) ∀x =(x1 ; x2 ; x3 ) ∈ R3 . Giả sử x = α(1; 1; 1) + β(1; 2; 3) + γ(3; 2; 1)
   

α + β + 3γ = x1 1 1 3 x1 1 1 3 x1
⇐⇒ α + 2β + 2γ = x2 ⇐⇒  1 2 2 x2  −→  0 1 −1 x2 − x1 


α + 3β + γ = x3 1 3 1 x3 0 0 0 x3 + x1 − 2x1
Với x3 + x1 − 2x2 6= 0 thì hệ vô nghiệm, nghĩa là tồn tại x (ví dụ như (1; 0; 0)) không
là THTT của M .
Vậy M không là tập sinh của R3 .

Ví dụ 4.18 Tập M = {x2 + x + 1, 2x2 + 3x + 1, x2 + 2x} có là tập sinh của P2 [x] hay
không?

Bài giải
∀p(x)= ax2 + bx + c ∈ P2 [x] : p(x) = α(x2 + x + 1) + β(2x2 + 3x + 1) + γ(x2 + 2x)
   

α + 2β + γ = a 1 2 1 a 1 2 1 a
⇐⇒ α + 3β + 2γ = b ⇐⇒  1 3 2 b  −→  0 1 1 b − a .


α+β =c 1 1 0 c 0 0 0 b + c − 2a
Với b + c − 2a 6= 0 thì hệ vô nghiệm. Vậy M không là tập sinh của P2 [x].
Ví dụ 4.19 Cho M = {x, y, z} là tập sinh của KGVT V . Tập nào sau đây là tập sinh
của V ?

a) M1 = {2x, x + y, z}. b) M2 = {x, y, z, t}, t ∈ V . c) M3 = {x, x + y, x − y}.

Bài giải
a) Vì M là tập sinh của V nên ∀v ∈ V : v = αx + βy + γz
α−β
⇐⇒ v = .2x + β.(x + y) + γ.z.
2
Vì mọi véc tơ v đều là THTT của M1 nên M1 là tập sinh của V .
b) Vì M là tập sinh của V nên ∀v ∈ V : v = αx + βy + γz
⇐⇒ v = αx + βy + γz + 0.t.
Vì mọi véc tơ v đều là THTT của M2 nên M2 là tập sinh của V .
Chú ý: thêm véc tơ vào tập sinh ta được một tập sinh mới. Tập sinh mới này luôn

PTTT Tại sao ?

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 87 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.4. TẬP SINH, CƠ SỞ VÀ SỐ CHIỀU CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

c) Ta có 2 trường hợp xảy ra:


i. Trường hợp: z là THTT của x, y.
Ta viết x = 1.x + 0(x + y) + 0.(x − y), y = −1.x + 1.(x + y) + 0.(x − y).
Rõ ràng x, y biểu diễn được qua M3 nên z cũng biểu diễn được qua M3 .
Lấy véc tơ tùy ý u ∈ V . Vì {x, y, z} là tập sinh của V nên u biểu diễn được qua
{x, y, z} do đó u biểu diễn được qua M3 .
Vậy M3 là tập sinh của V .
ii. Trường hợp z không là THTT của x, y. Ta sẽ chứng tỏ M3 không là tập sinh của
V bằng cách chứng minh z không biểu diễn được qua M3 .
Giả sử ngược lại, z biểu diễn được qua M3 .
Vì các véc tơ M3 biểu diễn được qua x, y nên z cũng biểu diễn được qua x, y. Điều
này vô lý.
Vậy có 1 véc tơ z không biểu diễn được qua M3 nên M3 không là tập sinh.
Nhìn chung câu b) không khẳng định được, vì trong M3 không có chứa z.

Cơ sở Cho M = {x1 , x2 , . . . , xm , . . . } ⊂ V

M sinh ra V + M - ĐLTT =⇒ M - là cơ sở

Số chiều: Số véc tơ trong cơ sở gọi là số chiều, ký hiệu dim(V ).

Chú ý:

• Nếu dim(V ) = n thì ta nói V là không gian n chiều.


• Nếu V = {0} (KG tầm thường) thì ta nói V có số chiều bằng 0 và không có cơ sở.
• Nếu cơ sở của V gồm vô hạn véc tơ thì ta nói V là không gian vô hạn chiều. Không
gian vô hạn chiều gặp rất nhiều trong toán học nhưng không nằm trong chương
trình của môn học này.
• Một không gian có nhiều tập sinh và nhiều cơ sở(ngoại trừ KG tầm thường). Tuy
nhiên số véc tơ trong mỗi cơ sở là bằng nhau.
Em nào có hứng thú chứng tỏ điều này thử xem!!

Ví dụ 4.20 Cho M = {x, y, z} là cơ sở của V . Xét xem tập nào sau đây là tập sinh, cơ
sở?

a) M1 = {x + y, y + z, x + z}. b) M2 = {2x, 3y, z, x + y + z}.

Bài giải

a) Ta sẽ chứng minh M1 là cơ sở bằng cách chứng minh M1 là tập sinh và ĐLTT.


i) Ta có
1 1 1 1 1 1
x = (x + y) + (x + z), y = (x + y) + (y + z), z = (y + z) + (x + z)
2 2 2 2 2 2
Chứng tỏ x, y, z biểu diễn được qua M1 .
{x, y, z} là tập sinh nên mọi véc tơ u ∈ V đều biểu diễn được qua {x, y, z}, do đó
u cũng biểu diễn được qua M1 .
Vậy M1 là tập sinh.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 88 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ 4.4. TẬP SINH, CƠ SỞ VÀ SỐ CHIỀU

ii) Xét tổ hợp bằng 0

α(x + y) + β(y + z) + γ(x + z) = 0 ⇐⇒ (α + γ)x + (α + β)y + (β + γ)z = 0




α + γ = 0
Vì x, y, z ĐLTT nên α + β = 0 ⇐⇒ α = β = γ = 0.


β+γ =0
Vậy M1 ĐLTT.
iii) Tương tự, ta chứng minh được x, y, z là THTT của M2 suy ra M2 là tập sinh.
Tuy nhiên, trong M2 có
1 1
x + y + z = .2x + .3y + 1.z.
2 3
Do đó M2 PTTT. Vậy M2 không là cơ sở. Cách khác:
Vì M2 có 4 véc tơ đều biểu diễn được qua 3 véc tơ x, y, z nên PTTT.

Cơ sở chính tắc

i) dim(Rn ) = n và cơ sở chính tắc (cơ sở đơn giản nhất) là

E = {(1; 0; . . . ; 0), (0; 1; . . . ; 0), . . . , (0; 0; . . . ; 1)}.

ii) dim(Pn [x]) = n + 1 và cơ sở chính tắc là

E = {xn , xn−1 , . . . , x, 1}.

iii) dim(Mn [R]) = n2 và cơ sở chính tắc là


    
 1 0 ... 0 0 1 ... 0 
E = 0 0 . . . 0 , 0 0 . . . 0 , . . .
 
. . . . . . . n . . . . . . . n

Tính chất Cho dim(V ) = n

i) M là tập sinh khi và chỉ khi r(M ) = n.

ii) M có hơn n véc tơ thì PTTT.

iii) M có ít hơn n véc tơ không sinh ra V .

iv) M có đúng n:

ĐLTT ⇐⇒ Tập sinh ⇐⇒ Cơ sở ⇐⇒ r(M ) = n

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 89 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.5. TỌA ĐỘ VÉC TƠ CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

Ví dụ 4.21 Kiểm tra tập sinh - cơ sở trong R3 .

a) M = {(1; 1; 1), (2; 3; 1), (3; 1; 0)}. b) N = {(1; 1; 1), (2; 0; 1), (1; 1; 0), (1; −2; 1)}.

Bài giải

a) M có 3 véctơ bằngsố chiều của R3 .


1 1 1
r(M ) = r 2 3 1 = 3 =⇒ M là cơ sở của R3 .
3 1 0

b) N có 4 véctơ trong không


 gian 3 chiều nên PTTT.
1 1 1
2 0 1
r(N ) = r 
1
 = 3 =⇒ N là tập sinh của R3 nhưng không là cơ sở.
1 0
1 −2 1

Ví dụ 4.22 Kiểm tra tập M = {x2 + x + 1, 2x2 + x + 1, x2 + 2x + 2} có là cơ sở của


P2 [x]?

Bài giải
M có 3 véctơ, bằngsố chiều của P2 [x]. M là cơ sở khi và chỉ khi r(M ) = 3.
1 1 1
r(M ) = r 2 1 1 = 2. =⇒ M không là cơ sở của P2 [x].
1 2 2

4.5 Tọa độ véc tơ


Định nghĩa 4.4 Cho E = {e1 , e2 , . . . , en } là cơ sở sắp thứ tự của K-KGVT V .
Bộ số (x1 , x2 , . . . , xn ) gọi là tọa độ véc tơ x trong cơ sở E. Ký hiệu

Tọa độ
 
x1
 x2 
[x]E =  
. . . ⇐⇒ x = x1 e1 + x2 e2 + · · · + xn en .
xn

Ví dụ 4.23 Cho E = {x2 + x + 1, x2 + 2x + 1, x2 + x + 2} là cơ sở của P2 [x].


 
3
a) Tìm p(x) biết [p(x)]E = −2.

5

b) Cho q(x) = x2 . Tìm [q(x)]E .

Bài giải

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 90 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ 4.5. TỌA ĐỘ VÉC TƠ

 
3
a) [p(x)]E = −2 ⇐⇒ p(x) = 3(x2 + x + 1) − 2(x2 + 2x + 1) + 5(x2 + x + 2) = −5x + 2.
5
 
α

b) Giả sử [q(x)]E = β 
γ
⇐⇒ q(x) = α(x + x + 1) + β(x2 + 2x + 1) + γ(x2 + x + 2) ⇐⇒ x2 = (α + β + γ)x2 +
2

(α + 
2β + γ)x + (α + β + 2γ) 
 

α + β + γ = 1 
α = 3 3
⇐⇒ α + 2β + γ = 0 ⇐⇒ β = −1 . Vậy [q(x)]E = −1. 

 

α + β + 2γ = 0 γ = −1 −1

Tính chất tọa độ   


x1 y1
 x2   y2 
   
Cho E là cơ sở của KGVT V : [x]E =  ..  [y]E =  .. 
. .
xn yn
    

x 1 = y1 x1 + y1 αx1

x = y  x2 + y 2   αx2 
2 2    
i) x = y ⇐⇒ ii) [x + y]E =  ..  iii) [αx]E =  .. 
 ...
  .   . 


x n = yn xn + y n αxn

Ví dụ 4.24 Cho E = {(1; 1; 1), (1; 1; 0), (1; 0; 1)} là cơ sở của R3 .

a) Tìm [0]E .
 
−1
b) Tìm x, biết [x]E =  2 .
1

c) Cho x = (3; 1; −2). Tìm [x]E .

Bài giải

 
0
a) ~0 = 0.(1; 1; 1) + 0(1; 1; 0) + 0.(1; 0; 1) ⇐⇒ [0]E = 0.
0
~
Ghi chú: Tọa độ véc tơ 0 trong mọi cơ sở đều là số 0.
 
−1
b) [x]E =  2  ⇐⇒ x = −1(1; 1; 1) + 2(1; 1; 0) + 1(1; 0; 1) = (2; 1; 0)
1
Ghi chú:     
1 1 1 −1 2
viết lại
[x] = E.[x]E = 1 1 0  2  = 1 −−−−→ x = (2; 1; 0). với ký hiệu [x] là cột
1 0 1 1 0
của x.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 91 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.5. TỌA ĐỘ VÉC TƠ CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

 
α
c) Giả sử [x]E = β  ⇐⇒ x = α(1; 1; 1) + β(1; 1; 0) + γ(1; 0; 1)
γ
  

α + β + γ = 3 −4
⇐⇒ α + β =1 ⇐⇒ [x]E =  5


α + γ = −2 2
Ghi chú:  
−4
−1
E.[x]E = [x] ⇐⇒ [x]E = E [x] =  5 .
2

Dùng máy tính casio cho bài toán tọa độ


MT cột 
Cơ sở E = {e1 , e2 , . . . , e3 } −−−−→ E = e1 e2 . . . e3

[x] = E.[x]E ⇐⇒ [x]E = E −1 [x] ,

với [x] là viết x dưới dạng cột.

Ý nghĩa của tọa độ Cho E = {e1 , e2 , . . . , en } là cơ sở của KGVT V .


Mọi véc tơ của V đều biểu diễn qua E dưới dạng tọa độ.
Các phép toán tọa độ giống như các phép toán trong Rn .
=⇒ tất cả các không gian n chiều đều coi là Rn .

Ví dụ 4.25 Tìm tọa độ của p(x) = 3x2 +4x−1 trong cơ sở E = {x2 +x+1, x+1, 2x+1}
trong P2 [x].

Bài giải
Xem các đa thức như 
các véc
tơtrong cơ sở chính tắc.
1 0 0

Lập ma trận cột E = 1 2.1
1 1 1
 −1    
1 0 0 3 3
Tọa độ [p(x)]E = E −1 [p(x)] = 1 1 2 .  4  = −9.
1 1 1 −1 5

Ví dụ 4.26 Cho E = {x, y} và F = {x + y; 2x − 3y} là 2 cơ sở của KGVT V . Tìm


[x − y]F

Bài giải
Lấy cơ sở E làm chuẩn, tất cả các véc tơ còn lại đồng nhất với tọa độ của nó trong cơ sở
E.
 
1 2
Ma trận tọa độ của F trong cơ sở E là F = .
  1 −3
1
Tọa độ của x − y trong cơ sở E là .
−1

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 92 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ 4.5. TỌA ĐỘ VÉC TƠ

Tọa độ của x − y trong cơ sở F là


 −1    1 
1 2 1
[x − y]F = = 52 .
1 −3 −1 5

Ví dụ 4.27 Cho E = {x + 2y, y + 2x}, F = {3x − y, 4x − 2y} là 2 cở sở của không gian


véc tơ V .
 
1
a) Cho [u]E = . Tìm [u]F .
2
 
2
b) Cho [v]F = . Tìm [u]E
1

Bài giải

 
1
a) [u]E = =⇒ u = 1.(x + 2y) + 2.(y + 2x) = 5x + 4y.
2
Biểu diễn
5x + 4y = α(3x − y) + 
β(4x − 2y) ⇐⇒ 5x + 4y = (3α + 4β)x + (−α − 2β)y
(
3α + 4β = 5 α = 13
⇐⇒ ⇐⇒ 17
−α − 2β = 4 β = −
2
 
13
Vậy [u]F =
− 17
2

b) Các em có thể làm tương tự như câu a). Thầy làm cách khác 1 chút.
Bây giờ ta biểu diễn tất cả qua cơ sở {x, y}.
Ma trận cột tương ứng
     
1 2 3 4 2
E= , F = , [v]F = .
2 1 −1 −2 1

Ta tính      
3 4 2 10
[v] = F.[v]F = . =
−1 −2 1 −4
Suy ra  −1    
−1 1 2 10 −6
[u]E = E [u] = . = .
2 1 −4 8

Ví dụ 4.28 Trong P2 [x] , tìm hạng của họ véc tơ sau suy ra nó có là cơ sở hay không?

a) M = {x2 + 1; x − 1; 2x2 − 3x + 2}
b) N = {−x2 + 3x, 2x2 − x + 1, 5x + 1; }

Bài giải
Ta có P2 [x] có số chiều bằng 3 và M, N đều có 3 véc tơ. M,N là cơ sở khi và chỉ khi hạng
nó bằng 3. Để tìm hạng của M.N ta chỉ cần tìm hạng các véc tơ tọa độ của nó trong cơ
sở chính tắc {x2 , x, 1}.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 93 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.6. MA TRẬN CHUYỂN CƠ SỞ CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

 
1 0 2
a) Ma trận tọa độ cột của M trong cơ sở chính tắc là M = 0 1 −3.
1 −1 2
Vì det(M ) = −3 6= 0 =⇒ r(M ) = 3. Vậy M là cơ sở
 
−1 2 0
b) Ma trận tọa độ cột của N trong cơ sở chính tắc là M =  3 −1 5.
0 1 1
Vì det(M ) = 0 =⇒ r(M ) < 3. Vậy M là không là cơ sở.

Ví dụ 4.29 Trong M2 (R), tìm hạng của họ


       
1 1 1 2 2 1 0 1
M= , , ,
1 1 1 3 3 −2 1 0

Bài giải
Ta viết các véc tơ dưới dạng tọa độ trong cơ sở chính tắc.
Ma trận tọa độ là    
1 1 1 1 1 1 1 1
1 2 1 3  
M =  → 0 1 0 2 
2 1 3 −2 0 0 1 −2
0 1 1 0 0 0 0 0
Vậy r(M ) = 3.

4.6 Ma trận chuyển cơ sở


Định nghĩa 4.5 Cho 2 cơ sở của KGVT V :
E = {e1 , e2 , . . . , en }, E 0 = {e01 , e02 , . . . , e0n }.

Giả sử tọa độ một véc tơ x trong 2 cơ sở là


   0
x1 x1
 x2   x02 
[x]E =    
. . . , [x]E 0 = . . . .
xn x0n

Hay viết x = x1 e1 + x2 e2 + · · · + xn en = x01 e01 + x02 e02 + · · · + x0n e0n . (1)


2 tọa độ của x có gì liên quan ??

Ta biểu diễn các véc tơ của E 0 trong cơ sở E:

e01 = a11 e1 + a21 e2 + · · · + an1 en


e02 = a12 e1 + a22 e2 + · · · + an2 en
. ......
0
en = a1n e1 + a2n e2 + · · · + ann en .
Thế vào (1) ta suy ra
x1 e1 + x2 e2 + · · · + xn en = x01 (a11 e1 + a21 e2 + · · · + an1 en )+
x02 (a12 e1 + a22 e2 + · · · + an2 en ) + · · · + x0n (a12 e1 + a22 e2 + · · · + an2 en )

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 94 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ 4.6. MA TRẬN CHUYỂN CƠ SỞ

Đồng nhất các hệ số của e1 , e2 , .., en , ta được


    0 
x1 a11 a12 . . . a1n x1
 x2   a21 a22 . . . a2n   x02 
 =  
. . .   . . . . . . . .  . . .  .
xn an1 an2 . . . ann x0n
 
a11 a12 . . . a1n
 a21 a22 . . . a2n 
Ma trận A =   0
 . . . . . . . .  gọi là ma trận chuyển cơ sở từ E sang E .
an1 an2 . . . ann

Ma trận chuyển cơ sở từ E sang E 0

P = E −1 .E 0

Có tính chất
[x]E = P.[x]E 0 .

Tính chất

• Ma trận chuyển cơ sở P khả nghịch.

• P chuyển cơ sở từ E sang E 0 thì P −1 là ma trận chuyển


cơ sở từ E 0 sang E.

• P chuyển cơ sở từ E sang E 0 và Q chuyển cơ sở từ E 0


sang E 00 thì P Q là ma trận chuyển cơ sở từ E sang E 00 .

Ví dụ 4.30 Trong R3 , cho 2 cơ sở E = {(1; 1; 1), (1; 0; 1), (1; 1; 0)} và E 0 = {(1; 1; 2), (1; 2; 1), (1; 1; 1)}.

a) Tìm ma trận chuyển cơ sở từ E sang E 0 và ma trận chuyển cơ sở từ E 0 sang E.

b) Cho x = (2; 1; 3). Tìm [x]E 0 và [x]E .

Bài giải

   
1 1 1 11 1
a) E = 1 0 1 , E 0 = 1 2 1.
1 1 0 21 1
Ma trận sang E 0 là
chuyển cơ sở từ E
 −1    
1 1 1 1 1 1 2 2 1
P = E −1 E 0 = 1 0 1 1 2 1 =  0 −1 0 .
1 1 0 2 1 1 −1 0 0
 
0 0 −1
Ma trận chuyển cơ sở từ E 0 sang E: Q = E 0−1 E = P −1 = 0 −1 0  .
1 2 2

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 95 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.6. MA TRẬN CHUYỂN CƠ SỞ CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

 −1    
1 1 1 2 1
0−1 T 
b) Ta có [x]E 0 = E x = 1 2 1    
1 = −1 .
2 1 1 3 2
 −1    
1 1 1 2 2
[x]E = E −1 xT = 1 0 1 1 =  1 .
1 1 0 3 −1
Cách khác:     
2 2 1 1 2
[x]E = P [x]E 0 =  0 −1 0 −1 =  1  .
−1 0 0 2 −1

Ví dụ 4.31 Trong không gian V , cho 2 cơ sở

E = {x + y, y + z, x + y + z}, F = {x − y, x + y − z, x − 3y − 2z}

a) Tìm ma trận chuyển cơ sở từ E sang F .


 
2
b) Cho [u]E =  2 . Tìm [u]F .
−1

Bài giải
Chú ý E0 = {x, y, z} cũng là một cơ sở của V .
 
1 0 1
a) Ma trận chuyển cơ sở từ E0 sang E là P1 = 1 1 1.
0 1 1 
1 1 1
Ma trận chuyển cơ sở từ E0 sang F là P2 = −1 1 −3.
0 −1 −2
Ma trận chuyển cơ sở từ E sang F là
 −1    
1 0 1 1 1 1 −1 2 −1
P = P1−1 .P2 = 1 1 1 . −1 1 −3 = −2 0 −4 .
0 1 1 0 −1 −2 2 −1 2

(Chuyển E → F = E → E0 → F )

b) Ma trận chuyển cơ sở từ F sang E là P −1 . Do đó


 −1    
−1 2 −1 2 1
[u]F = P −1 [uE ] = −2 0 −4 .  2  =  1  .
2 −1 2 −1 −1

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 96 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ 4.7. KHÔNG GIAN CON

4.7 Không gian con


Định nghĩa 4.6 Trong KGVT V , nếu tập con F với các phép toán trong V lập thành
một KGVT thì ta nói F là không gian con của V .

Định lý không gian con


Tập con khác rỗng F của KGVT V là một không gian con của V
khi và chỉ khi hai điều kiện sau thỏa

i) ∀x, y ∈ F : x + y ∈ F .

ii) ∀x ∈ F, α ∈ K : αx ∈ F .

Ví dụ 4.32 Cho F = {(x1 ; x2 ; x3 ) ∈ R3 |x1 + 2x2 − x3 = 0}.

a) Chứng tỏ F là KG con của R3 .

b) Tìm cơ sở và số chiều của F .

Bài giải

a) Sinh viên tự kiểm tra 2 điều kiện trong định lý.

b) ∀x = (x1 ; x2 ; x3 ) ∈ F ⇐⇒ x1 + 2x2 − x3 = 0 ⇐⇒ x3 = x1 + 2x2 .


x = (x1 ; x2 ; x3 ) = (x1 ; x2 ; x1 + 2x2 ) = x1 (1; 0; 1) + x2 (0; 1; 2).
Vì mọi véc tơ x ∈ R3 luôn biểu diễn được qua {(1; 0; 1), (0; 1; 2)} nên E = {(1; 0; 1), (0; 1; 2)}
là tập sinh của F .
Hơn nữa, vì 2 véc tơ (1; 0; 1), (0; 1; 2) không cùng phương nên E ĐLTT.
Vậy E = {(1; 0; 1), (0; 1; 2)} là cơ sở của F và dim(F ) = 2.

Ví dụ 4.33 Cho F = {p(x) ∈ P2 [x]|p(1) = 0 ∧ p(2) = 0}.

a) Chứng tỏ F là KG con của R3 .

b) Tìm cơ sở và số chiều của F .

Bài giải

a) Sinh viên tự kiểm tra 2 điều kiện trong định lý.

b) ∀p(x) = ax2 + bx + c ∈ F ⇐⇒p(1) = 0 ∧ p(2) = 0


( 
a+b+c=0 a = α
⇐⇒ ⇐⇒ b = −3α
4a + 2b + c = 0 

c = 2α
2 2
p(x) = αx − 3αx + 2α = α(x − 3x + 2).
Suy ra E = {x2 − 3x + 2} là tập sinh của F .
Hiển nhiên E ĐLTT. Vậy E là cơ sở của F và dim(F ) = 1.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 97 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.7. KHÔNG GIAN CON CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

   
1 −1
Ví dụ 4.34 Cho F = A ∈ M2 [R]|A =0 .
2 −2

a) Chứng tỏ F là KG con của R3 .

b) Tìm cơ sở và số chiều của F .

Bài giải

a) Sinh viên tự kiểm tra 2 điều kiện trong định lý.


      
a b a b 1 −1 a + 2b −a − 2b
b) ∀A = ∈ F ⇐⇒ = 0 ⇐⇒ =0
( c d c d
( 2 −2 c + 2d −c − 2d
a + 2b = 0 a = −2b
⇐⇒ ⇐⇒
c + 2d = 0 c = −2d
     
−2b b −2 1 0 0
A= =b +d .
−2d d 0 0 −2 1
−2 1 0 0
Suy ra E = , là tập sinh của F .
0 0 −2 1
Dễ thấy E ĐLTT. Vậy E là cơ sở của F và dim(F ) = 2.

Định lý Cho M = {v1 , v2 , . . . , vp } ⊂ V


Ký hiệu H := Span(M ) = {α1 v1 +α2 v2 +· · ·+αp vp |∀αi ∈ R}.

• H là một KGVT được sinh bởi S : H =< M >.

• dim(H) = r(M ).

• x ∈ H ⇐⇒ x là THTT của M ⇐⇒ r(S, x) = r(M )

Ví dụ 4.35 Tìm cơ sở và số chiều của các không gian con sau

a) F = h(1; 1; 1), (2; 1; 1), (3; 1; 1)i.

b) F = hx2 + x + 1, 2x2 + 3x − 1, x2 + 2x − 2i.


       
1 1 2 1 3 1 1 0
c) F = , , ,
2 1 0 1 −2 1 −2 0

d) F = {(x1 ; x2 ; x3 ; x4 ) ∈ R3 |x1 + x2 + x3 = 0 ∧ x1 − x2 + x4 = 0}

Bài giải
   
1 1 1 1 1 1
bdsc
a) A = 2 1 1 −−→ 0 −1 −1 =⇒ dim(F ) = r(A) = 2
3 1 1 0 0 0
và cơ sở của F là {(1; 1; 1), (0; −1; −1)}.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 98 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ 4.7. KHÔNG GIAN CON

Tìm cơ sở của Span(M )


i) Xếp các véc tơ M ở dạng hàng.
ii) Đưa về ma trận bậc thang bằng bđsc theo hàng.
iii) Lấy các hàng khác 0 làm cơ sở.

b) Viết ma trận tọa độ của các véc tơ theo hàng

   
1 1 1 1 1 1
bdsc
A = 2 3 −1 −−→ 0 1 −3 =⇒ dim(F ) = r(A) = 2
1 2 −2 0 0 0

và cơ sở của F là {x2 + x + 1, x − 3}.

c) Viết ma trận tọa độ của các véc tơ theo hàng

   
1 1 2 1 1 1 2 1
2 1 0 1 bdsc  
A= − −→ 0 −1 −4 −1 =⇒ dim(F ) = 2
3 1 −2 1 0 0 0 0
1 0 −2 0 0 0 0 0

   
1 1 0 −1
và cơ sở của F là , .
2 1 −4 −1

d) Giải hệ

(   " #
x1 + x2 + x 3 = 0 1 1 1 0 0 1 1 1 0 0
⇐⇒ =⇒
x1 − x2 + x4 = 0 1 −1 0 1 0 0 -2 −1 1 0

Đăt x3 = 2α, x4 = 2β
1
pt(2) : x2 = (−x3 + x4 ) = −α + β,
2
pt(1) : x1 = −x2 − x3 = −α − β
∀x ∈ F ⇐⇒ x = (−α − β; −α + β; 2α; 2β) = α(−1; −1; 2; 0) + β(−1; 1; 0; 2)
Suy ra E = {(−1; −1; 2; 0); β(−1; 1; 0; 2)} là tập sinh của F .
Dễ thấy E ĐLTT. Vậy E là cơ sở của F và dim F = 2.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 99 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp


CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.7. KHÔNG GIAN CON CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

Tìm cơ sở và số chiều không gian con


Trong Rn , cho không gian con F

a) Cho tập sinh F =< v1 , v2 , . . . , vm >:


 
v1 −
 v2 −  bdsc theo hàng
Lập mt hàng A =  
 . . .  −−−−−−−−→ bậc thang.
vm −

Suy ra:

dim(F ) = r(A)

và cơ sở gồm các hàng khác 0 của ma trận bậc thang.

b) Cho tập nghiệm của hệ thuần nhất AX = 0.


Tính chất

dim(V ) + r(A) = n

Giải hệ tìm nghiệm suy ra và cơ sở.

Ví dụ 4.36 Trong R3 , cho tập M = {(1; 1; 1), (2 : 3 : 1), (1; 0; 2)}.

a) x = (1; −2; 3) thuộc không gian con span(M ) hay không?

b) Tìm m để x = (1; 0; m) ∈ span(M ).

Bài giải

a) x ∈ span(M
 ) khi và chỉ khi
 x làTHTT của M . Ta
 lập ma trận cột
1 2 1 1 1 2 3 1
bdsc
[M |x] =  1 3 0 −2  −−→  0 1 −1 −3 
1 1 2 3 0 0 0 −1
r(M ) = 2 < r(M |x) =⇒ x ∈ / span(M ).
   
1 2 1 1 1 2 3 1
bdsc
b) [M |x] =  1 3 0 0  −−→  0 1 −1 −1 
1 1 2 m 0 0 0 m−2
x ∈ span(M ) ⇐⇒ r(M ) = r(M |x) ⇐⇒ m = 2.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 100 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ 4.7. KHÔNG GIAN CON

Ví dụ 4.37 Trong R4 , cho 2 không gian con


F = h(1; 1; 1; 1), (1; 2; 3; 4), (3; 1; 2; 1)i , G =< (−1; 2; 2; 4), (−1; 1; m; 0) >
Tìm m để G ⊂ F .

Bài giải
G ⊂ F ⇐⇒ tập sinh của G thuộc F hay tập sinh của G là THTT của tập sinh F .
Lập ma trận cột
   
1 1 3 −1 −1 1 1 3 −1 −1
 1 2 1 2 1   0 1 −2 3 2 
 → 
 1 3 2 2 m   0 2 −1 3 m+1 
1 4 1 4 0 0 3 −2 5 1 
1 1 3 −1 −1 1 1 3 −1 −1
 0 1 −2 3 2    0 1 −2 3 2 
→  0 0 3  →

−3 m−3 0 0 3 −3 m−3 
0 0 4 −4 −5 0 0 0 0 −3 − 4m
3
Điều kiện F ⊂ G là −3 − 4m = 0 ⇐⇒ m = − .
4
Ví dụ 4.38 Trong R3 , cho 2 không gian con
F = {(x1 ; x2 ; x3 ) ∈ R3 |x1 + 2x2 + x3 = 0}, G =< (1; −2; 3), (2; m; 4) > .
Tìm m để F ≡ G
Bài giải (
F ⊂G
F ≡ G ⇐⇒ . Tuy nhiên làm cách này có vẻ dài dòng lắm.
G⊂F
Ta nhận xét rằng: r([1 2 1]) = 1 =⇒ dim(F ) = 2.
2 véc tơ của G không cùng phương nên dim(G) = 2.
Như vậy, dim(F ) = dim(G) rồi cho nên ta chỉ cần kiểm tra 1 chiều G ⊂ F là được.
Chú ý: 1 véc tơ thuộc F thì thỏa mãn phương trình x1 + 2x2 + x3 = 0 nên ta chỉ cần thế
véc tơ của G vào pt này là được.
(
1 + 2.(−2) + 3 = 0
F ≡ G ⇐⇒ ⇐⇒ m = −3.
2 + 2.m + 4 = 0

Ví dụ 4.39 Trong R4 , cho không gian con


V = h(1; 2; 1; 1), (2; 1; −1; 3), (1; 5; 4; m)i .
Tìm m để V có số chiều nhỏ nhất. Lúc này hãy tìm cơ sở của V .
Bài giải
Ta đã biết số chiều của V bằng với hạng của tập sinh. Do đó ta chỉ cần tìm hạng.
     
1 2 1 1 1 2 1 1 1 2 1 1

A = 2 1 −1 3  → 0 −3 −3 1  → 0 −3 −3 1 
1 5 4 m 0 3 3 m−1 0 0 0 m
dim(V )min ⇐⇒ r(A)min ⇐⇒ m = 0.
Với m = 0, cơ sở của V là {(1; 2; 1; 1), (0; −3; −3; 1)}.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 101 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.8. TỔNG GIAO HAI KHÔNG GIAN CON CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

Ví dụ 4.40 Trong R4 , cho V là tập nghiệm của hệ phương trình thuần nhất.


x1 + x2 − 2x3 = 0
2x1 + 3x2 + x3 − x4 = 0


4x1 + 7x2 + 7x3 + mx4 = 0

. Tìm m để dim(V ) lớn nhất. Lúc đó, hãy tìm cơ sở của V

Bài giải
Theo tính chât, V là tập nghiệm của hệ Ax = 0 thì dim(V ) + r(A) = n = 4.
Do đó dim(V ) max ⇐⇒ r(A)min
     
1 1 −2 0 0 1 1 −2 0 0 1 1 −2 0 0
 2 3 1 −1 0  →  0 1 5 −1 0  →  0 1 5 −1 0 
4 7 7 m 0 0 3 15 m 0 0 0 0 m+3 0

Vậy dim(V )max ⇐⇒ m + 3 = 0 ⇐⇒  m = −3. 


1 1 −2 0 0
Với m = −3, hệ tương đương với
0 1 5 −1 0
Đặt x3 = α, x4 = β
pt(2): x2 = −5x3 + x4 = −5α + β.
pt(1):x1 = −x2 + 2x3 = 5α − β + 2α = 7α − β
Suy ra x = (7α − β; −5α + β; α; β)α(7; 5; 1; 0) + β(−1; 1; 0; 1)
Vậy {(7; −5; 1; 0), β(−1; 1; 0; 1)} là tập sinh của V và ĐLTT do đó là cơ sở của V .

4.8 Tổng giao hai không gian con


Định nghĩa 4.7 (Tổng giao 2 không gian con) Cho hai không gian con F và G của
KGVT V .
Giao 2 không gian con

F ∩ G = x ∈ V |x ∈ F và x ∈ G .

Tổng 2 không gian con



F + G = f + g|f ∈ F và g ∈ G .

Ghi chú:

• Giao 2 không gian được định nghĩa như giao 2 tập hợp ở phổ thông.

• Tổng 2 không gian không phải là hợp. Tổng 2 KG con là một KG con nhỏ nhất chứa
2 KG đã cho.
Ví dụ: Trong R3 , cho 2 đường thẳng ∆1 , ∆2 cắt nhau tại O. Khi đó, tổng 2 đường
thẳng này là cả mặt phẳng (P) chứa 2 đường thẳng đó. Trong khi hợp của 2 đường
thẳng này chỉ gồm đúng 2 đường thẳng nằm trên (P). Nhìn chung tổng rộng hơn
hợp rất nhiều.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 102 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ 4.8. TỔNG GIAO HAI KHÔNG GIAN CON

Tính chất
(F ∩ G) ⊂ F ⊂ (F + G) ⊂ V
(F ∩ G) ⊂ G ⊂ (F + G) ⊂ V

Định lý F ∩ G và F + G là 2 không gian con của V và

dim(F ∩ G) + dim(F + G) = dim F + dim G.

Định nghĩa 4.8 (Tổng trực tiếp) Không gian con W gọi là tổng trực tiếp của 2 không
gian con F và G, ký hiệu F ⊕ G, nếu

i) W = F + G.

ii) F ∩ G = {0}.

Định lý Cho W = F ⊕ G. Khi đó mọi véc tơ


x ∈ W được biểu diễn duy nhất dưới dạng

x = f + g, f ∈ F, g ∈ G.

Tích chất tổng 2 không gian con


F =< f1 , f2 , . . . , fn > G =< g1 , g2 , . . . , gm >

=⇒ F + G =< f1 , f2 , . . . , fn , g1 , g2 , . . . , gm >

Ví dụ 4.41 Trong R3 , cho 2 không gian con


F = {(x1 , x2 , x3 ) ∈ R3 |x1 + x2 − 2x3 = 0}, G = {(x1 , x2 , x3 ) ∈ R3 |x1 − x2 + x3 = 0}.
Tìm cơ sở và số chiều của F ∩ G và F + G.

Bài giải

a) Tìm cơ sở và số chiều của F ∩ G.


∀x ∈ F ∩ GLlonglef trightarrowx ∈ F ∧ x ∈ G
( x 1 = α
x1 + x2 − 2x3 = 0 
⇐⇒ ⇐⇒ x2 = 3α ⇐⇒ x = (α, 3α, 2α) = α(1; 3; 2).
x1 − x 2 + x3 = 0 

x3 = 2α
Suy ra E = {(1; 3; 2)} là tập sinh của F ∩ G.
Hiển nhiên E ĐLTT do đó E là cơ sở của F ∩ G và dim(F ∩ G) = 1.

b) Tìm tập sinh của F và G.

F =< (−1; 1; 0), (2; 0; 1) >, G =< (1; 1; 0), (−1; 0; 1) >
=⇒ F + G =< (−1; 1; 0), (2; 0; 1), (1; 1; 0), (−1; 0; 1) >

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 103 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.8. TỔNG GIAO HAI KHÔNG GIAN CON CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

   
−1 1 0 −1 1 0
2 0 1 bdsc  0 2 1
A=1
−
 −→ 
.
1 0 0 0 −1
−1 0 1 0 0 0
=⇒ dim(F + G) = r(A) = 3 và cơ sở E = {(−1; 1; 0), (0; 2; 1), (0; 0; −1)}.
Cách khác: ta có

dim(F ∩ G) + dim(F + G) = dim F + dim G


=⇒ dim(F + G) = dim F + dim G − dim(F ∩ G) = 2 + 2 − 1 = 3
=⇒ F + G ≡ R3 , do đó có cơ sở là {(1; 0; 0), (0; 1; 0), (0; 0; 1)}.

Ví dụ 4.42 Trong R3 , cho 2 không gian con


F = {(x1 , x2 , x3 ) ∈ R3 |x1 + x2 + x3 = 0}, G =< (1; 0; 1), (2; 3; 1) >
Tìm cơ sở và số chiều của F ∩ G và F + G.

Bài giải
a) Tìm tập sinh của F : F =< (1; −1; 0), (1; 0; −1) >.
Suy ra tập sinh của tổng
F + G =< (1; −1; 0), (1; 0; −1), (1; 0; 1), (2; 3; 1) >
Lập ma trận    
1 −1 0 1 −1 0
1 0 −1  
  → 0 1 −1
1 0 1 0 0 2
2 3 1 0 0 0
Suy ra cơ sở của F + G là {(1; −1; 0), (0; 1; −1), (0; 0; 2)} và dim(F + G) = 3.
b) F + G tương tự như ví dụ trên. Ta tìm cơ sở và số chiều của F ∩ G.
∀x ∈ F ∩ G ⇐⇒ x ∈ F ∧ x ∈ G.
x ∈ G ⇐⇒ x = α(1; 0; 1) + β(2; 3; 1) = (α + 2β; 3β; α + β).
x ∈ F ⇐⇒ x thỏa điều kiện của F : α + 2β + 3β + α + β = 0 ⇐⇒ α = −3β.
x = (α + 2β; 3β; α + β) = (−β; 3β; −2β) = β(−1; 3; −2).
Suy ra E = {(−1; 3; −2)} là tập sinh và do đó là cơ sở của F ∩ G và dim(F ∩ G) = 1.

Ví dụ 4.43 Trong R3 , cho 2 không gian con


F =< f1 = (1; 0; 1), f2 = (1; 1; 1) >, G =< g1 = (1; 1; 0), g2 = (2; 1; 1) >.
Tìm cơ sở và số chiều của F + G và F ∩ G.

Bài giải

a) Tập sinh của F + G là {(1; 0; 1), (1; 1; 1), (1; 1; 0), (2; 1; 1)}.
Lập ma trận    
1 0 1 1 0 1
1 1 1  
  → 0 1 0 
1 1 0 0 0 −1
2 1 1 0 0 0
Suy ra cơ sở của F + G là {(1; 0; 1), (0; 1; 0), (0; 0; −1)} và dim(F + G) = 3.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 104 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ 4.8. TỔNG GIAO HAI KHÔNG GIAN CON

b) Ta tìm cơ sở và số chiều của F ∩ G.


x ∈ F ∩ G khi và chỉ khi x đồng thời là THTT của f1 , f2 và g1 , g2 :
x = x1 f1 + x2 f2 = x3 g1 + x4 g2 ⇐⇒ x1 f1 + x2 f2 − x3 g1 − x4 g2 = 0. 
 
1 1 −1 −2 0 1 1 −1 −2 0
bdsc  
Viết lại ở dạng ma trận  0 1 −1 −1 0  −−→  0 1 −1 −1 0  .
1 1 0 −1 0 0 0 1 1 0
Đặt x4 = α =⇒ x3 = −x4 = −α.
x = x3 g1 + x4 g2 = −α(1; 1; 0) + α(2; 1; 1) = α(1; 0; 1).
Dễ dàng suy ra cơ sở của F ∩ G là {(1; 0; 1)} và dim(F ∩ G) = 1.

Ví dụ 4.44 Trong R4 , cho 2 không gian con

F =< (1; 1; 1; 1), (1; 2; 0; 1) >, G =< (−1; 1; 1; 3), (2; 3; 1; m) >

a) Tìm m để dim(F + G) bé nhất.

b) Với m vừa tìm được, hãy tìm cơ sở và số chiều của F + G và F ∩ G.

Bài giải

a) Ta có F + G =< (1; 1; 1; 1), (1; 2; 0; 1), (−1; 1; 1; 3), (2; 3; 1; m) >.


Lập ma trận hàng
   
1 1 1 1 1 1 1 1
 1 2 0 1  0 
A=  → 0 1 −1 
−1 1 1 3  0 0 4 4 
2 3 1 m 0 0 0 m−2

dim(F + G)min ⇐⇒ r(A)min ⇐⇒ m − 2 = 0 ⇐⇒ m = 2.

b) Với m bằng 2, các em tự tìm cơ sở của F + G và F ∩ G nhé.


Thầy cho kết quả:
Cơ sở F + G là {(1; 1; 1; 1), (0; 1; −1; 0), (0; 0; 1; 1)}.
Cơ sở của F ∩ G là {(1; 3; 1; 2)}

Ví dụ 4.45 Trong R4 , cho 2 không gian con là tập nghiệm của 2 hệ phương trình thuần
nhất ( (
x1 + 2x2 − x3 = 0 −x1 + x2 + 2x4 = 0
F : , G: .
2x1 + x2 + x3 − 2x4 = 0 x1 − x2 + x3 + mx4 = 0

a) Tìm m để dim(F + G) bé nhất.

b) Với m vừa tìm được, hãy tìm cơ sở và số chiều của F ∩ G và F + G

Bài giải

a) Vì 2 hàng hệ phương trình của F và G không tỷ lệ nên có hạng bằng 2.


Suy ra
dim(F ) = dim(G) = 4 − 2 = 2.
Ta có
dim(F ∩ G) + dim(F + G) = dim(F ) + dim(G) = 2 + 2 = 4.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 105 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.8. TỔNG GIAO HAI KHÔNG GIAN CON CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

Do đó dim(F + G)min ⇐⇒ dim(F ∩ G)max.


Hệ phương trình của F ∩ G là
   
1 2 −1 0 0 1 2 −1 0 0
 2 1 1 −2 0   0 −3 3 −2 0 
[A|0] = 
 −1 1
→ 
0 2 0   0 0 2 0 0 
1 −1 1 m 0 0 0 0 m+2 0

Ta có r(A) + dim(F ∩ G) = 4. Do đó dim(F ∩ G)max ⇐⇒ r(A)min ⇐⇒ m = −2.

b) Với m = −2, các em tự tìm cơ sở của F ∩ G và F + G nhé.


Đáp án đây!!
Cơ sở của F ∩ G là {(4; −2; 0; 3)}.
Cơ sở của F + G là {(−1; 1; 1; 0), (0; 2; 4; 3), (0; 0; 1; 1)}.

Kiến thức cần nắm


1. Nắm được các không gian thường gặp: P2 [x], Mn [x], đặc biệt
là Rn .
2. Hiểu rõ THTT, ĐLTT và PTTT, có kỹ năng xét sự ĐLTT của
một họ véc tơ, các dấu hiệu một họ PTTT. Đây là những khái
niệm nền tảng.
3. Hiểu hạng của họ véc tơ, cách tìm hạng của họ véc tơ bằng ma
trận. Mỗi liên hệ giữa hạng với ĐLTT, PTTT, THTT.

4. Ý nghĩa của tập sinh, cơ sở, số chiều. Mỗi liên hệ giữa tập sinh,
cơ sở số chiều với hạng, ĐLTT, THTT. Trong đó hạng đóng
vai trò trung tâm. Kỹ năng nhận biết tập sinh, cơ sở, số chiều.

5. Biết cách tìm tọa độ một véc tơ. Ứng dụng tọa độ để tìm hạng
và xét sự ĐLTT của một họ véc tơ.
6. Biết cách tìm mt chuyển cơ sở, tính chất mt chuyển cơ sở.
7. Có kỹ năng tìm cơ sở và số chiều của không gian con. Nắm
vững tính chất của 2 dạng không gian con trong Rn : cho ở
dạng tập sinh và tập nghiệm của hệ AX = 0. Có kỹ năng làm
được các bài toán suy luận.
8. Có kỹ năng tìm cơ sở và số chiều của tổng và giao 2 KG con
trong Rn và các bài toán liên quan.
Làm các bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận trong không gian
Rn .

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 106 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ 4.9. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

4.9 Bài tập trắc nghiệm

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 107 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.9. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

ĐA: 1c,2a,3b,4b,5d,6d,7d,8c,9c,10c,11b,12d,13c,14a,15c,16d,17d,18a,19c,20b,21a,22b,23b,24b,25a.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 108 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ 4.9. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Tröôøng Ñaïi Hoïc Baùch Khoa TP HCM.


Bieân soaïn: TS Ñaëng Vaên Vinh. Caâu hoûi traéc nghieäm: Ñoäc laäp tuyeán tính phaàn 2.

Caâu 1 : Cho V =< ( 1 , 1 , 1 ) , ( 2 , 1 , 0 ) , ( 5 , 3 , 1 ) >. Khaúng ñònh naøo luoân luoân ñuùng?
a {( 1 , 1 , 1 ) , ( 0 , 0 , 1 ) } laø cô sôû cuûa V .
 c {( 1 , 0 , −1 ) } ∈ V .
b dim( V ) = 3 .
 d Caùc caâu kia sai.
Caâu 2 : Trong khoâng gian veùctô V cho E = {x, y, z} laø taäp sinh. Khaúng ñònh naøo sau ñaây luoân ñuùng?
a {2 x, x + y, x − y, 3 z} sinh ra V .  c Haïng cuûa {x, y, 2 y} baèng 3.
b Caùc caâu kia sai.  d Haïng cuûa {x, y, x + 2 y} baèng 2.
Caâu 3 : Trong khoâng gian veùctô V cho E = {x, y, z} laø cô sôû. Khaúng ñònh naøo sau ñaây luoân ñuùng?
a Caùc caâu kia sai.
 c x laø toå hôïp tuyeán tính cuûa y, z.
b Haïng cuûa x, y, x + 2 y baèng 2.
 d Haïng cuûa x, y, 2 y baèng 3.
Caâu 4 : Cho M = {x, y, z} laø cô sôû cuûa khoâng gian vectô V . Khaúng ñònh naøo sau ñaây luoân ñuùng?
a Haïng{x + y, y + z, x + y + z} = 2 .
 c Caùc caâu kia sai.

b {x + y, x − y, x + z} laø cô sôû cuûa V .
 d
 {x, y, 2 x + y} sinh ra V .
Caâu 5 : Cho M = {( 1 , 1 , 0 ) , ( 2 , 1 , 3 ) , ( 1 , 0 , 3 ) } laø taäp sinh cuûa khoâng gian veùctô V . Tìm m ñeå
{( 3 , 1 , 6 ) , ( 1 , 2 , m) } laø cô sôû cuûa V .
a m = −3 . b m=0 . c m=4 .
 d m=3 .
Caâu 6 : Cho M = {x, y, z} laø cô sôû cuûa khoâng gian veùctô V . Khaúng ñònh naøo sau ñaây luoân ñuùng?
a Caùc caâu kia sai.
 c {x, 2 y, 3 z} khoâng laø cô sôû cuûa V.

b
 {x, y, x + y, x + z} khoâng sinh ra V. d
 {x, x + y, x + y + z} laø cô sôû cuûa V.
Caâu 7 : Cho M = {x, y, z} laø cô sôû cuûa khoâng gian vectô thöïc V . Vôùi giaù trò naøo cuûa soá thöïc m thì
2 x + 3 y + z, mx + 2 y + z, x + y + z cuõng laø cô sôû?
a m = 32 . b m = 15 . c m = − 35 . d Caùc caâu kia sai.
Caâu 8 : Cho {x, y, z} laø taäp sinh cuûa khoâng gian veùctô V . Khaúng ñònh naøo sau ñaây luoân ñuùng?
a Dim( V ) = 4 .
 c x + y, x − y, 3 z laø taäp sinh cuûa V .

b x + 2 y ∈ V .
 d 3 caâu kia ñeàu sai.

Caâu 9 : Cho khoâng gian veùctô V coù chieàu baèng 3 , bieát {x, y} ñoäc laäp tuyeán tính, z khoâng laø toå hôïp
tuyeán tính cuûa x, y. Khaúng ñònh naøo sau ñaây ñuùng?
a {x, y, 2 x − 3 y} sinh ra khoâng gian 3  c V =< x + y + z, x − y, x + 3 y + 2 z >.
chieàu.
b V =< x, y, x + 2 y >. d V =< x + y, x − y, z >.
Caâu 10 : Cho khoâng gian veùctô V =< x, y, z, t >, bieát {x, y, z} ñoäc laäp tuyeán tính. Khaúng ñònh naøo
sau ñaây luoân ñuùng?
a t laø toå hôïp tuyeán tính cuûa x, y, z. c {x, y, t} phuï thuoäc tuyeán tính.
b dim( V ) = 3 . d x laø toå hôïp tuyeán tính cuûa 2 x, y, z.
Caâu 11 : Cho M = {x, y, z} laø taäp ñoäc laäp tuyeán tính, t khoâng laø toå hôïp tuyeán tính cuûa M. Khaúng
ñònh naøo luoân ñuùng?
a {x, y, z + t, z − t} coù haïng baèng 3. c {x + y, x − y, z, t} coù haïng baèng 4.

b Caùc caâu kia sai. d x laø toå hôïp tuyeán tính cuûa {y, z, t}.

Caâu 12 : Trong R4 cho hoï veùctô M = {( 1 , 1 , 1 , 1 ) , 2 , 3 , 1 , 4 ) , ( −1 , 3 , m, m + 2 ) , ( 3 , 1 , 2 , 2 ) }. Vôùi giaù trò
naøo cuûa m thì M sinh ra khoâng gian 3 chieàu.
a m=2 . b m=0 .
 c m = 2 .  d m = 0 .
Caâu 13 : Cho khoâng gian veùctô V coù soá chieàu baèng 3 , bieát {x, y} ñoäc laäp tuyeán tính, z khoâng laø toå
hôïp tuyeán tính cuûa {x, y}. Khaúng ñònh naøo sau ñaây ñuùng?
a x + y, x − y, x + y + 3 z laø cô sôû cuûa V .  c V =< x, y, x + 2 y >.
b {x, y, z} khoâng sinh ra V . d 3 caâu kia ñeàu sai.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 109 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.9. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

ĐA: 1c,2a,3b,4b,5a,6d,7a,8c,9d,10d,11c,12b,13a,14a,15c,16c,17d,18b,19c,20b,21d,22c,23a,24a,25b.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 110 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ 4.9. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 111 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.9. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

ĐA: 1b,2d,3d,4d,5a,6b,7c,8a,9a,10b,11d,12d,13d,14a,15b,16a,17a,18c,19c,20c,21c,22b,23b.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 112 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ 4.9. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bài tập tự luận


Câu 1. Trong R4 , cho V =< (1; 1; 1; 2), (2; 1; 1; −1), (1; 2; 2; 7) > và x = (3; 1; m; −4).
Tìm cơ sở và số chiều của V . Tìm m để x ∈ V .

ĐA: dim(V ) = 2, cơ sở {(1; 1; 1; 2), (0; 1; 1; 5)}, m = 1.


( ( )
x 1 + x 2 + 2x 3 + x 4 = 0,
Câu 2. Trong R4 , cho V = (x1 ; x2 ; x3 ; x4 ) ∈ R4 :
3x1 − x2 + x3 = 0
và W =< (−1; 1; 4; −8), (0; 1; 1; m) >. Tìm cơ sở và số chiều của V. Tìm m để
V ≡ W.

ĐA: cơ sở của V là {(−3; −5; 4; 0), (−1; −3; 0; 4)}, m = −3.

Câu 3. Trong R4 , cho U = h(1, 2, 1, 1); (2, 1, 0, −2)i và V = h(1, 5, 3, 5); (3, 0, −1, m)i.
Tìm m để U ≡ V .

Câu 4. Trong R4 , cho V là tập nghiệm của hệ phương trình




x 1 + x 2 − x 3 = 0
2x1 + 2x2 + x3 + x4 = 0


x1 + x2 + 2x3 + mx4 = 0

(a) Tìm m để dim(V ) lớn nhất.


(b) Tìm cơ sở và số chiều của V với m ở câu a.

Câu 5. Xét sự ĐLTT - PTTT của các tập

a) {x2 + 2x − 1, 2x2 − 3x + 2, x2 + 8x − 4} trong P2 [x].


       
1 2 2 1 −1 1 8 1
b) , , , trong M2 (R).
1 2 3 1 3 0 −2 4

ĐA: 2, 3

Câu 6. Tìm cơ sở và số chiều của không gian con V sau đây

a) {p(x) ∈ P2 [x]|p0 (1) = 0}.


   
1 −1
b) A ∈ M2 (R) : A=0
−1 1
c) V là tập các ma trận đối xứng thực cấp 2.
d) V là tập các ma trận phản đối xứng thực cấp 3.
e) * V = {A ∈ M3 |A3 = 0}.

Câu 7. Trong R4 , cho V =< (1; 1; 1; 2), (2; 1; 3; 1) > và W =< (−1; 1; 0; 2), (2; 3; 4; 5) >.
Tìm cơ sở và số chiều của V + W và V ∩ W .

ĐA: Cơ sở của V + W là {(1; 1; 1; 2), (0; −1; 1; −3), (0; 0; 3; −2)}, và của V ∩ W là {(3; 2; 4; 3)}.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 113 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
4.9. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 4. KHÔNG GIAN VÉC TƠ

4
Câu 8. Trong
( R , cho 2 không gian con(
x1 + x2 − 2x3 = 0, x1 − x2 + x3 + x4 = 0,
V : và .
3x1 − x2 + x4 = 0, 3x1 + x2 − 3x3 = 0.
Tìm cơ sở và số chiều của V ∩ W và V + W .

ĐA: {0} và {(1; 3; 2; 0)}, {(1; 3; 2; 0), (−1; 3; 0; 4), (−1; 1; 0; 4)}.

Câu 9. Trong R4 , cho V =< (1; 2; 1; 1), (3; 1; −1; 2) >, W = {x|x1 + x2 − x3 + 2x4 = 0}.
Tìm cơ sở và số chiều của V ∩ W và V + W .

ĐA: cơ sở của V ∩ W là {(31; 17; −5; 22)} và V + W ≡ R4 .

Câu 10. Trong R4 , cho U = h(1, 2, 1, 0); (2, −1, 1, 1)i V = h(1, 1, −2, 1); (2, 0, 4, m)i

(a) Tìm m để dim(U ∩ V ) lớn nhất.


(b) Tìm cơ sở và số chiều của U + V và U ∩ V .
4
Câu 11. Trong
 R , cho 2 không gian
 dưới dạng
 tập nghiệm của hệ
 phương trình
1 1 2 0 0 1 2 2 2 0
U: , V :
−1 1 −1 2 0 −1 0 −1 m 0

(a) Tìm m để dim(U + V ) bé nhất.


(b) Tìm cơ sở và số chiều của U + V và U ∩ V .

Câu 12. Trong R4 , cho U = {(x1 , x2 , x3 , x4 ) ∈ R4 : x1 + x2 − x3 + x4 = 0} Và V =


h(1, 2, 1 − 2); (2, 1, 0, m)i

(a) Tìm m để dim(U ∩ V ) lớn nhất.


(b) Tìm cơ sở và số chiều của U + V và U ∩ V .

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 114 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chương 5. Không gian Euclide

Nội dung
1. Tích vô hướng của 2 véc tơ.

2. Bù vuông góc của không gian con.

3. Hình chiếu vuông góc xuống không gian con.

4. Quá trình trực giao hóa Gram-Schmidt.

5.1 Tích vô hướng của 2 véc tơ


Định nghĩa 5.1 (Tích vô hướng) Cho V là KGVT trên R.
Tích vô hướng của 2 véc tơ u, v ∈ V là một số thực được ký hiệu (u, v) thỏa 4 tiên đề sau:

i) (∀u, v ∈ V ) : (u, v) = (v, u).

ii) (∀u, v, w ∈ V ) : (u + v, w) = (u, w) + (v, w).

iii) (∀α ∈ K, ∀u, v ∈ V ) : (αu, v) = α(u, v).

iv) (∀u ∈ V ) : (u, u) ≥ 0; (u, u) = 0 ⇐⇒ u = 0.

Không gian hữu hạn hạn chiều cùng với tính vô hướng trên gọi là không gian euclide.

Ở phổ thông, các em đã biết tích vô hướng của 2 véc tơ trong mặt phẳng và không gian
bằng tổng của tích các thành phần tương ứng và tất nhiên vẫn thỏa 4 tiên đề ở trên.
Với định nghĩa ở trên, cho ta xác định các tích vô hướng trên nhiều không gian lạ khác.
Hơn nữa, trên R2 , R3 , .., Rn tồn tại vô số tích vô hướng khác nhau. Việc chọn tích vô
hướng cho mỗi không gian phụ thuộc vào mô hình của từng bài toán.
Bắt đầu bằng việc xem xét tích vô hướng chính tắc sau:

Tích vô hướng chính tắc trên Rn


x = (x1 ; x2 ; . . . ; xn ), y = (y1 ; y2 ; . . . ; yn )

(x, y) = x1 y1 + x2 y2 + · · · + xn yn .

Tích vô hướng chính tắc tương tự như phổ thông.

115
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
5.1. TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA 2 VÉC TƠ CHƯƠNG 5. KHÔNG GIAN EUCLIDE

Ví dụ 5.1 Trong R2 , cho phép toán

x = (x1 , x2 ), y = (y1 , y2 ) : (x, y) = x1 y1 + 2x1 y2 + 2x2 y1 + 10x2 y2 .

a) Chứng tỏ (x, y) là 1 tích vô hướng trên R2 .

b) Tính tích vô hướng của 2 véc tơ u = (1; 2), v = (2; −1).

Bài giải

a) Sinh viên tự kiểm tra 4 điều kiện của tích vô hướng.

b) (u, v) = 1.2 + 2.1.(−1) + 2.2.2 + 10.2.(−1) = −12.

Ví dụ 5.2 Trong P2 [x], cho tích vô hướng

Z1
(p, q) = p(x).q(x)dx; ∀p(x), q(x) ∈ P2 [x].
0

a) Chứng tỏ (p, q) là 1 tích vô hướng trên P2 [x].

b) Tính tích vô hướng của 2 véc tơ p(x) = 2x2 − 3x + 1, q(x) = x + 1.

Bài giải

a) Sinh viên tự kiểm tra 4 điều kiện của tích vô hướng.

R1 R1 1
b) (p, q) = p(x)q(x)dx = (2x2 − 3x + 1)(x + 1)dx = .
0 0 6

Độ dài véc tơ u được định nghĩa bởi


p
||u|| = (u, u)

Khoảng cách giữa 2 véc tơ u và v được định nghĩa bởi

d(u, v) = ||u − v||

Góc α giữa 2 véc tơ u và v được xác định bởi

(u, v)
cos α =
||u||.||v||

• Véc tơ có độ dài bằng 1 gọi là véc tơ đơn vị.

• Chia 1 véc tơ khác 0 cho độ dài của nó ta được véc tơ đơn vị.

• Quá trình tạo ra véc tơ đơn vị gọi là chuẩn hóa.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 116 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 5. KHÔNG GIAN EUCLIDE 5.1. TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA 2 VÉC TƠ

Bất đẳng thức Cauchy-Schwatz

|(u, v)| ≤ ||u||.||v|| ,∀u, v ∈ V .

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi u, v cùng phương (hay PTTT).
Bất đẳng thức tam giác

||u + v|| ≤ ||u|| + ||v|| ,∀u, v ∈ V .

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi u, v cùng hướng.

Ví dụ 5.3 Trong R3 : x = (x1 ; x2 ; x3 ), y = (y1 ; y2 ; y3 ). cho tích vô hướng

(x, y) = 5x1 y1 + 2x1 y2 + 2x2 y1 + 3x2 y2 + x3 y3

a) Chứng tỏ (x, y) là tích vô hướng.

b) Tìm tích vô hướng của 2 véc tơ u = (2; 1; 0), v = (3; −2; 4).

c) Tìm độ dài véc tơ u = (3; 2; 1).

d) Tìm khoảng cách giữa 2 véc tơ u = (1; 2; 1) và v = (3; 0; 2).

e) Tìm góc giữa 2 véc tơ u = (1; 0; 1) và v = (2; 1; 0).

Bài giải

a) Sinh viên tự kiểm tra 4 điều kiện của tích vô hướng.

b) (u, v) = ((2; 1; 0), (3; −2; 4)) = 5.2.3 + 2.2.(−2) + 2.1.3 + 3.1.(−2) + 0.4 = 22.
p p √ √
c) ||u|| = (u, u) = ((3; 2; 1), (3; 2; 1)) = 5.3.3 + 2.3.2 + 2.2.3 + 3.2.2 + 1.1 = 82
p p
d) d(u,
p v) = ||u − v|| = (u − v, u − v) = ((−2; 2; −1), (−2; 2; −1))

= 5.(−2).(−2) + 2.(−2).2 + 2(2).(−2) + 3.2.2 + (−1).(−1) = 17.
(u, v) 12 12 12
e) cos α = =√ √ =√ =⇒ α = arccos √ .
||u||.||v|| 6, 31 168 168

Nhận xét: Độ dài, khoảng cách, góc đối với tích vô hướng trên có giá trị khác với tích
vô hướng ở phổ
 thông.
5 2 0
Ta đặt A = 2 3 0 (aij là hệ số của xi yj ). Lúc này
0 0 1

(x, y) = xAy T .

Sinh viên tính lại các giá trị bằng cách nhân ma trận.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 117 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
5.1. TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA 2 VÉC TƠ CHƯƠNG 5. KHÔNG GIAN EUCLIDE

R1
Ví dụ 5.4 Trong P2 [x], cho tích vô hướng (p, q) = p(x)q(x)dx; ∀p(x), q(x) ∈ P2 [x].
−1

a) Chứng tỏ (p, q) là một tích vô hướng trên P2 [x].

b) Tính tích vô hướng của 2 véc tơ p(x) = 2x2 − 3x + 1, q(x) = x − 3.

c) Tìm độ dài của véc tơ p(x) = 2x + 3.

d) Tính khoảng cách giữa 2 véc tơ p(x) = x2 + x + 2, q(x) = x2 − 2x + 3.

e) Tính góc giữa 2 véc tơ p(x) = x2 + x, q(x) = 2x + 3.

Bài giải

a) Sinh viên tự kiểm tra 4 điều kiện của tích vô hướng.

R1 R1
b) (p, q) = p(x)q(x)dx = (2x2 − 3x + 1)(x − 3)dx = −12.
−1 −1

s s r
p R1 R1 62
c) ||p|| = (p, p) = p(x).p(x)dx (2x + 3)2 dx = .
−1 −1 3
s
p p R1 √
d) d(p, q) = ||p − q|| = (p − q, p − q) = (3x − 1, 3x − 1) = (3x − 1)2 dx = 2 2.
−1

R1
(x2 + x)(2x + 3)dx 10

(p, q) −1 5 310
e) cos α = s s =q3 = .
||p||.||q|| R1 R1 16 62
. 124
(x2 + x)2 dx. (2x + 3)2 dx 15 3
−1 −1

Hai véc tơ vuông góc

u⊥v ⇐⇒ (u, v) = 0.

Véc tơ vuông góc với tập hợp

u⊥M ⇐⇒ (u, y) = 0, ∀y ∈ M.

Họ trực giao: họ véc tơ M gọi là trực giao nếu

∀x, y ∈ M : x⊥y.

Họ trực chuẩn: họ véc tơ M gọi là trực chuẩn nếu M trực giao



∀x ∈ M : ||x|| = 1.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 118 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 5. KHÔNG GIAN EUCLIDE 5.1. TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA 2 VÉC TƠ

Mệnh đề Cho không gian con F =< f1 , f2 , . . . , fm >

x⊥F ⇐⇒ x⊥fk , ∀k = 1, 2, . . . , m.

Ví dụ 5.5 Trong R3 với tích vô hướng chính tắc, cho không gian con
 

3 x1 + x2 − x3 = 0
F = (x1 ; x2 ; x3 ) ∈ R
2x1 + 3x2 + x3 = 0

Tìm m để x = (2; 3; m)⊥F .

Bài giải
Tập sinh của F là {u = (4; −3; 1)}.
x⊥F ⇐⇒ x⊥u ⇐⇒ (x, u) = 0 ⇐⇒ 2.4 + 3.(−3) + m.1 = 0 ⇐⇒ m = 1.

Ví dụ 5.6 Trong R2 , cho tích vô hướng


(x, y) = 2x1 y1 − x1 y2 − x2 y1 + x2 y2 , x = (x1 ; x2 ), y = (y1 ; y2 ).
Cho 2 điểm A = (1; 2) và B = (3; 0).

a. Viết phương trình đường trung trực đoạn thẳng AB.


b. Viết phương trình đường tròn (C) đường kính AB.
c. Tính diện tích tam giác OAB.

Bài giải
−→
a. Véc tơ AB = (2; −2).
Trung điểm của AB là I = (2; 1)
Gọi M (a; b) là điểm tùy ý trên đường trung trực, ta có
−−→ −→ −−→ −→
IM = (a − 2; b − 1) ⊥ AB ⇐⇒ (IM , AB) = 0
⇐⇒ 2.2(a − 2) − 2(b − 1) − (−2)(a − 2) + (−2)(b − 1) = 0
⇐⇒ 3a − 2b − 4 = 0

Cách khác
−−→ −−→
Xét M (a, b). Ta có AM = (a − 1, b − 2), BM = (a − 3, b).
M thuộc đường trung trực đoạn thẳng AB khi và chỉ khi M A = M B
⇐⇒ 2(a − 1)2 − 2(a − 1)(b − 2) + (b − 2)2 = 2(a − 3)2 − 2(a − 3)b + b2
⇐⇒ 3a − 2b − 4 = 0.
q p √ √
−→ −→
b. Ta có AB = (AB, AB) = 2.2.2 − 2.2.(−2) + (−2).(−2) = 2 5 =⇒ R = 5.

M (a, b) ∈ C ⇐⇒ M I = 5 ⇐⇒ 2(a − 2)2 − 2(a − 2)(b − 1) + (b − 1)2 = 5
⇐⇒ 2a2 − 2ab + b2 − 6a + 2b = 0.
Cách khác
−−→ −−→
M (a; b) ∈ C ⇐⇒ AM ⊥ AM
⇐⇒ 2(a−1)(a−3)−(a−1)b−(b−2)(a−3)+b(b−2) = 0 ⇐⇒ 2a2 −2ab+b2 −6a+2b = 0.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 119 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
5.2. KG BÙ VUÔNG GÓC CHƯƠNG 5. KHÔNG GIAN EUCLIDE

−→ −−→ −→ −−→
c. Ta có OA = (1; 2), OB = (3; 0) =⇒ (OA, OB) = 2.1.3 − 1.0 − 2.3 + 2.0 = 0.
1
Suy ra tam giác OAB vuông tại O nên SOAB = OA.OB.
2
√ √ √ √ 1√ √
OA = 2 − 4 + 4 = 2, OB = 2.3.3 − 0 + 0 = 3. 2 =⇒ SOAB = . 2.3 2 = 3.
2

5.2 Bù vuông góc của không gian con


Định nghĩa 5.2 Trong không gian Euclide V , cho không gian con F . Tập hợp

F ⊥ = {x ∈ V |x⊥F }

gọi là bù vuông góc của không gian con F .

Không gian bù vuông góc còn gọi là không gian bù trực giao.

Định lý
Cho F là KG con của KG Euclide V . Khi đó:

• F ⊥ là không gian con của V và

V = F ⊕ F ⊥.

• dim F + dim F ⊥ = dim V .

Ví dụ 5.7 Trong R3 , cho không gian con

F =< f1 = (1; 1; 1), f2 = (2; 1; 0), f3 = (1; 0; −1) > .

Tìm cơ sở và số chiều của F ⊥ .

Bài giải

1 ; x2 ; x3 ) ∈ F ⇐⇒x⊥F ⇐⇒ x⊥fk , k = 1, 2, 3. 
x = (x


(x, f1 ) = 0 
x1 + x2 + x3 = 0 1 1 1 0
⇐⇒ (x, f2 ) = 0 ⇐⇒ 2x1 + x2 + 0x3 = 0 ⇐⇒  2 1 0 0 

 

(x, f3 ) = 0 x1 + 0x2 − x3 = 0 1 0 −1 0
Giải hệ suy ra x = α(1; −2; 1).
Cơ sở của F ⊥ là {(1; −2; 1)} và dim F ⊥ = 1.

Ví dụ 5.8 Trong R3 , cho không gian con


 

3 x 1 + x2 + x3 = 0
F = (x1 ; x2 ; x3 ) ∈ R
2x1 + x2 − x3 = 0

Tìm cơ sở và số chiều của F ⊥ .

Bài giải
Giải hệ suy ra tập sinh của F : F =< u = (2; −1; 3) >.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 120 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 5. KHÔNG GIAN EUCLIDE 5.2. KG BÙ VUÔNG GÓC

x = (x1 ; x2 ; x3 ) ∈ F ⊥ ⇐⇒ x⊥u ⇐⇒ 2x1 − x2 + x3 = 0.


=⇒ F ⊥ =< (1; 2; 0), (2; 0; −1) >.
Cơ sở của F ⊥ là {(1; 2; 0), (2; 0; −1)} và dim F ⊥ = 2.
Ghi chú:

• Cho F =< h1 , h2 , . . . , hm >. x ∈ F ⊥ khi và chỉ khi


  

(h1 , x) = 0 h1 −

(h , x) = 0
2  h2 − 
⇐⇒  
 . . .  .x = 0(ma trận hàng của F )

 ...


(hm , x) = 0 hm −

Do đó F ⊥ là tập nghiệm của hệ phương trình


 
h1 − 0
 h2 − 0 
 
 ... 
hm − 0

• Cho F = {x ∈ Rn |Ax = 0}.


  
h1 − 
 (h1 , x) = 0


viết lại theo véc tơ hàng  h2 − 
Ax = 0 −−−−−−−−−−−−−→   .x = 0 ⇐⇒ (h2 , x) = 0
 ...   ...


hm − 
(h , x) = 0m

Suy ra ∀x ∈ F : x⊥fk , k = 1, m.
Điều này chứng tỏ F ⊥ được sinh bởi các véc tơ hàng của ma trận A.

F ⊥ =< h1 , h2 , . . . , hm >, với hk là các hàng của ma trận A

Tích vô hướng chính tắc trong Rn Cho F = {x ∈ Rn |Ax = 0}.


Khi đó

các hàng của A là tập sinh của F ⊥

Ví dụ 5.9 Hãy tìm cơ sở và số chiều của F ⊥ trong R4 , trong đó




4 x1 + x3 + x4 = 0
a) F = {(x; x2 ; x3 ; x4 ) ∈ R
2x1 − x2 + 3x3 + x4 = 0

b) F =< (1; −1; 2; 1), (2; 1; 1; 0) >

Bài giải

a) Ta có F ⊥ =< (1; 0; 1; 1), (2; −1; 3; 1) > (lấy từ các hàng của hệ ).
Suy ra cơ sở của F ⊥ là {(1; 0; 1; 1), (2; −1; 3; 1)} và dim F ⊥ = 2.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 121 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
5.2. KG BÙ VUÔNG GÓC CHƯƠNG 5. KHÔNG GIAN EUCLIDE

b) Vì F =< (1; −1; 2; 1), (2; 1; 1; 0) > nên F ⊥ là tập nghiệm của hệ phương trình
 
1 −1 2 1 0
2 1 1 0 0

Giải hệ suy ra F ⊥ =< (−1; 1; 1; 0), (−1; 2; 0; 3) >.


Suy ra cơ sở của F ⊥ là {(−1; 1; 1; 0), (−1; 2; 0; 3)} và dim F ⊥ = 2.

Định lý

• Mọi tập trực giao, không chứa véc tơ không thì ĐLTT.

• Cho E = {e1 , e2 , . . . , en } là cơ sở trực chuẩn của KG Euclide V .


∀x ∈ V luôn được biễu diễn duy nhất ở dạng

x = x1 e1 + x2 e2 + · · · + xn en , với xk = (x, ek ).

Ví dụ 5.10 Trong không gian Euclide V , cho cơ sở trực chuẩn


     
1 −1 −2 1 1 1 −1 1
E= √ ; √ ; √ , √ ; √ ;0 , √ ; √ ; √
6 6 6 2 2 3 3 3

Tìm tọa độ của véc tơ x = (3; −2; 1) trong cơ sở E.

Bài giải
Ta viết x = x1 e1 + x2 e2 + x3 e3 , trong đó
3 1 6
x1 = (x, e1 ) = √ , x2 = (x, e2 ) = √ , x3 = (x, e3 ) = √ .
6 2 3
 
3

 6
 1 
 
Vậy tọa độ của x trong cơ sở E là [x]E =  √ 
 2
 6 

3

Ví dụ 5.11 Trong R3 , cho tích vô hướng

(x; y) = x1 y1 + 3x2 y2 − x2 y3 − x3 y2 + x3 y3

và F =< f = (1; 2; 3) >. Tìm cơ sở và số chiều của F ⊥ .

Bài giải
Ta có dim F = 1 =⇒ dim F ⊥ = 3 − dim F = 2.
Ta tìm F ⊥ như sau. Xét x = (x1 ; x2 ; x3 ) ∈ F ⊥

⇐⇒ (x, f ) = 0 ⇐⇒ 1.x1 + 2.3.x2 − 3x2 − 2x3 + 3x3 = 0 ⇐⇒ x1 − 3x2 + x3 = 0

Suy ra cơ sở của F ⊥ là {(3; −1; 0), (1; 0; −1)}.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 122 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 5. KHÔNG GIAN EUCLIDE 5.3. HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC

Ví dụ 5.12 Trong P2 [x], cho tích vô hướng


Z 1
(p, q) = p(x).q(x)dx, p(x), q(x) ∈ P2 [x]
0

và không gian con F = {p ∈ P2 [x]|p(1) = 0}. Tìm cơ sở và số chiều của F ⊥ .

Bài giải
Tìm cơ sở của F như sau
Xét p(x) = ax2 + bx + c ∈ F ⇐⇒ p(1) = a + b + c = 0 ⇐⇒ c = −a − b

p(x) = ax2 + bx − a − b = a(x2 − 1) + b(x − 1)


Suy ra {f1 = x2 − 1, f2 = x − 1} là tập sinh của F .
Hơn nữa, {f1 , f2 } ĐLTT nên nó là cơ sở của F .
Vì dim F = 2 =⇒ dim F ⊥ = 3 − 2 = 1.
Tìm cơ sở của F ⊥ như sau
Xét q(x) = ax2 + bx + c ∈ F ⊥
 
 R1 (

(q, f1 ) = q(x)f1 (x)dx = 0 − 2 a − b − 2c = 0

a = 10c
⇐⇒ 0
⇐⇒ −a15 4 3 ⇐⇒ .
 R1
 b c b = −8c

(q, f2 ) = q(x)f2 (x)dx = 0  − − =0
0
12 6 2

Suy ra q(x) = 10cx2 − 8cx + c = c(x2 − 8x + 1).


Vậy cơ sở của F ⊥ là {x2 − 8x + 1}.

5.3 Hình chiếu vuông góc


Định nghĩa 5.3 (Hình chiếu vuông góc) .
Trong KG Euclide V , cho không gian con F và véc tơ z.
Véc tơ được biểu diễn duy nhất dưới dạng

z = x + y; x ∈ F, y ∈ F ⊥ .

Véc tơ x được gọi là hình chiếu vuông góc của z xuống f , ký hiệu:

x = P rF (z)

Khoảng cách từ z xuống F là

d(z, F ) = ||y|| = ||z − P rF (z)||.

Chú ý: Khi x = P rF (z) thì y = P rF (z) và d(z, F ⊥ ) = ||x||.


Hơn nữa, vì x⊥y nên theo Pithagore: ||z||2 = ||x||2 + ||y||2 .

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 123 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
5.3. HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC CHƯƠNG 5. KHÔNG GIAN EUCLIDE

Ví dụ 5.13 Trong R3 với tích vô hướng chính tắc, cho không gian con
F =< f1 = (1; 2; 1), f2 = (−1; 1; 2) >, z = (2; 1; 8).
Tìm P rF (z) và d(F, z).

Bài giải
Ta viết z = x + y, x ∈ F, y ∈ F ⊥ .
Vì P rF (z) = x ∈ F =< f1 , f2 > nên x = αf1 + βf2 .
Suy ra
z = αf1 + βf2 + y (∗).
Để tìm x, ta cần tìm α, β. Muốn vậy, ta nhân 2 vế của (*) lần lượt với f1 và f2 với chú ý
y⊥F =< f1 , f2 >.
( ( (
(z, f1 ) = α(f1 , f1 ) + β(f1 , f2 ) + 0 6α + 3β = 12 α=1
⇐⇒ ⇐⇒
(z, f2 ) = α(f2 , f1 ) + β(f2 , f2 ) + 0 3α + 6β = 15 β=2

Vậy x = P rF (z) = 1f1 + 2f2 = (−1; 4; 5). √


y = z − x = (3; −3; 3) ⇐⇒ d(z, F ) = ||y|| = 3 3.
Ghi chú: ta có thể tìm hình chiếu dưới dạng ma trận như sau

• Ta đặt F = [f1 ] [f2 ] (viết dạng cột). Hệ phương trình
(
(z, f1 ) = α(f1 , f1 ) + β(f1 , f2 ) + 0
(z, f2 ) = α(f2 , f1 ) + β(f2 , f2 ) + 0

được viết lại dưới dạng ma trận là


   
α α
T
F F = F.z(z viết dạng cột). ⇐⇒ = (F T .F )−1 F z
β   β
α
=⇒ x = αf1 + βf2 = F = F (F T .F )−1 F z
β
Các em có thể thử lại kết quả bằng cách nhân ma trận theo công thức trên.
• Ma trận PF = F (F T .F )−1 F gọi là mt của phép chiếu xuống không gian con F .
• Để F.F T khả nghịch thì {f1 , f2 } phải ĐLTT hay nó phải là cơ sở của F .
• Nếu xét trong một không gian hữu hạn chiều khác Rn thì ta lấy một cơ sở làm
chuẩn và chuyển các véc tơ theo tọa độ của nó.
• Trong trường hợp F ≡ Rn tức là {f1 , f2 , .., fn } là cơ sở của Rn . Lúc đó, ma trận F
là ma trận cấp n khả nghịch. Các em dễ dàng kiểm tra được x ≡ z.
• Trường hợp F =< f >, f 6= 0. Lúc này, x = αf và hệ trở thành
(z, f )
α(f, f ) = (z, f ) =⇒ α = .
(f, f )
Ta có công thức hình chiếu xuống một phương(đường thẳng)
(z, f )
P r<f > (z) = f
(f, f )
Đây là công thức hình chiếu của z xuống phương < f >.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 124 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 5. KHÔNG GIAN EUCLIDE 5.3. HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC

Công thức hình chiếu đối với tích vô hướng chính tắc trong Rn .

i. Cho {f1 , f2 , . . . , fk } là cơ sở của KG con F . Ta có



P rF (z) = F (F T F )−1 F T z, F = f1 f2 . . . fk .

Các véc tơ viết dạng cột.

ii. Công thức hình chiếu của z xuống phương < f >

(z, f )
P r<f > (z) = f.
(f, f )

Ví dụ 5.14 Trong R4 với tích vô hướng chính tắc, cho không gian con
 

4 x1 + x2 − x3 + x4 = 0
F = (x; x2 ; x3 ; x4 ) ∈ R
2x1 + x2 − 3x3 + 3x4 = 0

và véc tơ x = (1; 1; 0; 1)

a) Tìm hình chiếu của x xuống F .

b) Tìm khoảng cách từ x đến F .

Bài giải

a) Chọn 1 cơ sở F =< f1 = (2; −1; 1; 0), f2 = (−2; 1; 0; 1) >.


Viết x = f + g = x1 f1 + x2 f2 + g, g ∈ F ⊥ .
Nhân lần lượt f1 , f2 vào phương trình theo nghĩa tích vô hướng, ta được

( (
x1 (f1 , f1 ) + x2 (f1 , f2 ) = (x, f1 ) 6x1 − 5x2 = 1 x 1 = 6

⇐⇒ ⇐⇒ 11
x2 (f2 , f1 ) + x2 (f2 , f2 ) = (x, f2 ) −5x1 + 6x2 = 0  5
x 2 =
11
Suy ra
 
6 5 2 −1 6 5
EP rF (z) = f = x1 f1 + x2 f2 = (2; −1; 1; 0) + f2 (−2; 1; 0; 1) = ; ; ;
11 11 11 11 11 11
 
2 −1 1 0
Cách khác Xét A = . Ta có
−2 1 0 1

1
x = P rF (z) = zAT (AAT )−1 A = (2; −1; 6; 5).
11
√ √
9 12 −6 6 297 3 33
b) d(x, F ) = ||g|| = ||x − PrF x|| = ||( ; ; ; )|| = = .
11 11 11 11 11 11

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 125 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
5.3. HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC CHƯƠNG 5. KHÔNG GIAN EUCLIDE

Ví dụ 5.15 Trong R3 , cho không gian con

F = {(x1 ; x2 ; x3 ) ∈ R3 |x1 + 2x2 − 3x3 = 0}

Tìm P rF (z) và d(z, F ), với z = (1; 1; 3)

Bài giải
Ta phân tích z = x + y, x ∈ F, y ∈ F ⊥ . Lúc này x = P rF (z), y = P rF ⊥ (z).
Chú ý dim F = 2 và dimF ⊥ = 1. Ta có thể tìm y trước rồi suy ra x = z − y sẽ dễ dàng
hơn.
Ta có F ⊥ =< g = (1; 2; −3) >. Công thức hình chiếu xuống 1 phương

(z, g) −3 1
y = P r<F > (z) = .g = (1; 2; −3) =⇒ x = z − y = (10; 13; 12).
(g, g) 7 7
√ √
126 3 14
Khoảng cách d(z, F ) = ||y|| = = .
7 7

Ví dụ 5.16 Trong R3 , cho tích vô hướng

(x, y) = x1 y1 + x1 y2 + x2 y1 + 3x2 y2 − 2x2 y3 − 2x3 y2 + 3x3 y3

và không gian con F =< (1; 1; 2), (2; −1; 1) >. Tìm hình chiếu của z = (−8; 7; 3) xuống
F và khoảng cách từ z đến F .

Bài giải  
1 1 0
Đặt A = 1 3 −2 =⇒ (x, y) = xAy T .
0 −2 3
Phân tích z = x + y, x ∈ F, y ∈ F ⊥ . Trong đó x = P rF (z) = αf1 + βf2 ∈ F , suy ra

z = αf1 + βf2 + y (∗).

Nhân 2 vế của (*) lần lượt với f1 và f2 , ta được


( ( (
(f1 , f1 )α + (f1 , f2 )β = (z, f1 ) 10α + 8β = −4 α=2
⇐⇒ ⇐⇒
(f2 , f1 )α + (f2 , f2 )β = (z, f2 ) 8α + 10β = −14 β = −3

Suy ra hình chiếu

x = P rF (z) = 2(1; 1; 2) − 3(2; −1; 1) = (−4; 5; 1).

Khoảng cách √
d(z, F ) = ||z − x|| = ||(−4; 2; 2)|| = 2 2.
Chú ý: với 1 tích vô hướng lạ thì tính tích vô hướng, khoảng cách, độ dài và góc phải theo
tích vô hướng đã cho, không giống với tích vô hướng chính tắc.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 126 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 5. KHÔNG GIAN EUCLIDE 5.4. QUÁ TRÌNH GRAM-SCHMIDT

Ví dụ 5.17 Trong P2 [x], cho tích vô hướng

Z1
(p, q) = p(x)q(x)dx, p, q ∈ P2 [x].
0

Tìm hình chiếu của h(x) = x2 − 2x xuống không gian F =< f1 = x2 + 1, f2 = x + 1 > và
khoảng cạc từ h(x) xuống F .

Bài giải
Phân tích h(x) = f (x) + g(x) = αf1 (x) + βf2 (x) + g(x), g ∈ F ⊥ .
Nhân 2 vế với f1 và f2 ta được
 
(  28 25 29  1
(f1 , f2 )α + (f1 , f2 )β = (h, f1 )  α+ β =− α =
⇐⇒ 15 12 30 11
(f2 , f2 )α + (f2 , f2 )β = (h, f2 )  25 7
 α+ β =− 13 β = − 6

12 3 12 11
1 2 6 1
Vậy hình chiếu là P rF (h) = f1 − f2 = (x + 1) − (x + 1) = (x2 − 6x − 5)..
11 11 11
Khoảng cách
1 1
d(z, F ) = ||h − P rF (h)|| = || (10x2 − 16x + 5)|| = √ .
11 11 3

5.4 Quá trình Gram-Schmidt


Định lý 5.4 (Gram-Schmidt) Cho E = {e1 , e2 , . . . , em } là họ ĐLTT của KGVT V .
Khi đó tồn tại một họ trực giao

F = {f1 , f2 , . . . , fm } thỏa < e1 , e2 , . . . , em >=< f1 , f2 , . . . , fm > .

Thuật toán Gram-Schmidt để trực giao một họ véc tơ

• f1 = e1 .
(e2 , f1 )
• f2 = e2 − f1 .
(f1 , f1 )
(e3 , f1 ) (e3 , f2 )
• f3 = e3 − f1 − f2 .
(f1 , f1 ) (f2 , f2 )
......
(ek , f1 ) (ek , f2 ) (ek , fk−1 )
• fk = ek − f1 − f2 · · · − fk−1 .
(f1 , f1 ) (f2 , f2 ) (fk−1 , fk−1 )

Ta chia mỗi véc tơ của cơ sở trực giao cho độ dài của nó, ta được
một cơ sở trực chuẩn.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 127 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
5.4. QUÁ TRÌNH GRAM-SCHMIDT CHƯƠNG 5. KHÔNG GIAN EUCLIDE

Ví dụ 5.18 Trong R3 với tích vô hướng chính tắc, cho cơ sở


E = {e1 = (1; 1; 1), e2 = (1; 1; 2), e3 = (1; 2; 1)}
Hãy trực chuẩn E bằng thuật toán Gram-Schmidt.

Bài giải
Đặt f1 = e1 = (1; 1; 1)
 
(e1 , f1 ) 4 −1 −1 2
f2 = e2 − f1 = (1; 1; 2) − (1; 1; 1) = ; ; . Chọn f2 = (−1; −1; 2).
(f1 , f1 ) 3 3 3 3
 
(e3 , f1 ) (e3 , f2 ) 4 −1 −1 1
f3 = e3 − f1 − f2 = (1; 2; 1) − (1; 1; 1) − (−1; −1; 2) = ; ;0 .
(f1 , f1 ) (f2 , f2 ) 3 6 2 2
Chọn f3 = (−1; 1; 0).[8pt] Cơ sở trực chuẩn cần tìm là
     
1 1 1 −1 −1 2 −1 1
√ ; √ ; √ , √ ; √ ; √ , √ ; √ ;0 .
3 3 3 6 6 6 2 2

Ví dụ 5.19 Trong R4 với tích vô hướng chính tắc, cho tập ĐLTT
E = {(1; 0; 1; 1), (0; 1; 1; 1), (1; 1; 1; 1)}.
Hãy trực chuẩn E bằng thuật toán Gram-Schmidt

Bài giải
Chọn f1 = e1 = (1; 0; 1; 1).  
(e2 , f1 ) 2 −2 1 1
f2 = e2 − f1 = (0; 1; 1; 1) − (1; 0; 1; 1) = ; 1; ; . Chọn f2 = (−2; 3; 1; 1).
(f1 , f1 ) 3
 3 3 3
(e3 , f1 ) (e3 , f2 ) 2 2 −1 −1
f3 = e3 − f1 − f2 = ; ; ; . Chọn f3 = (2; 2; −1; −1).
(f1 , f1 ) (f2 , f2 ) 5 5 5 5
Họ trục giao cần tìm là F = {f1 , f2 , f3 }.
Chia
 mỗi véc tơ cho  độ
 dài của nó, ta được cơ sở  trực chuẩn là 
1 1 1 −2 3 1 1 2 2 −1 −1
√ ; 0; √ ; √ , √ ; √ ; √ ; √ √ ;√ ;√ ;√ .
3 3 3 15 15 15 15 10 10 10 10

Ví dụ 5.20 Trong R4 với tích vô hướng chính tắc, cho không gian con
 

4 x1 + x2 − x3 + x4 = 0
F = (x1 ; x2 ; x3 ; x4 ) ∈ R
2x1 + 3x2 − x3 + 3x4 = 0

Tìm một cơ sở trực chuẩn của F .

Bài giải
Giải hệ, tìm một cơ sở tùy ý của F là {(2; −1; 1; 0), (0; −1; 0; 1)}.
Dùng Gram-Schmidt: f1 = e1 = (2; −1; 1; 0).
(e2 , f1 ) 1 −1 −5 −1
f2 = e2 − f1 = (0; −1; 0; 1) − (2; −1; 1; 0) = ( ; ; ; 1).
(f1 , f1 ) 6 3 6 6
Chọn f2 = (2; 5; 1; −6).
Cơ sở trực giao là F = {f1 , f2 }. Cơ sở trực chuẩn là
   
2 −1 1 2 5 1 −6
√ ; √ ; √ ;0 , √ ; √ ; √ ; √ .
6 6 6 66 66 66 66

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 128 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 5. KHÔNG GIAN EUCLIDE 5.5. BÀI TẬP

Kiến thức cần nắm


1. Làm quen với tích vô hướng mới, so sánh những điểm
giống và khác so với phổ thông.
2. Nắm vững cách tìm: độ dài, khoảng cách 2 véc tơ, góc,
quan hệ vuông góc, không gian bù vuông góc, hình chiếu
vuông góc, khoảng cách từ 1 véc tơ đến một không gian
con.
3. Nắm vững thuật toán Gram-Schmidt trực chuẩn một họ
véc tơ.
4. Chú ý đến tích vô hướng, độ dài, khoảng cách và góc đối
với tích vô hướng mới, đặc biệt trên Rn . Tận dụng ma trận
để tính toán được tiện lợi hơn.
Tham khảo tích vô hướng tích phân trên P2 [x].

5.5 Bài tập


Câu 1) Trong R2 : x = (x1 , x2 ), y = (y1 , y2 ), cho tích vô hướng

(x, y) = x1 y1 − 2x1 y2 − 2x2 y1 + 5x2 y2 .

[
(a) Tính cos (x, y).
(b) Tính ||x + y||, d(x, y).
(c) Tìm cơ sở của V = {x|x ⊥ u}.

Câu 2) Trong R4 với tích vô hướng chính tắc, tìm cơ sở và số chiều của không gian bù
vuông góc V ⊥ .

a) < (1; 1; 1; 1), (2; 1; 0; −1) >.


(
x1 + x2 + x3 + x4 = 0,
b) V :
2x1 + 3x2 + 4x3 + 5x4 = 0.

Câu 3) Tìm một hệ phương trình tuyến tính thuần nhất có tập nghiệm là

V =< (1; 2; 1; 1), (3; 1; 2; 2) >

Câu 4) Trong R4 với tích vô hướng chính tắc và z = (−2; 5; 0; 7). Tìm hình chiếu vuông
góc của z xuống V : P rV (z) và d(z, V ), biết rằng

a) V =< (1; 2; 1; 4), (3; −2; 1; 2) >


b) V =< (1; 2; 1; 3) >

Câu 5) Trong R3 , cho cơ sở M = {(1; 2; 1), (1; 1; 1), (4; 0; 1)}.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 129 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
5.5. BÀI TẬP CHƯƠNG 5. KHÔNG GIAN EUCLIDE

a) Trực chuẩn M → E.
b) Tìm [x]E , biết x = (4; −2; 1).

Câu 6) Trong R3 , cho tích vô hướng chính tắc và không gian con

V = {(x; x2 ; x3 ) ∈ R3 |x1 − x2 + 2x3 = 0}.

(a) Tìm cơ sở của V ⊥ .


(b) Tìm P rV (z), z = (1; 2; 3).
(c) Tìm 1 cơ sở trực chuẩn của V .

Câu 7) Trong R4 , cho KG con

U = h(1, 1, 0, 0); (2, 1, 1, 0), (2, 1, 0, 1)i

và véc tơ z = (7, 3, 0, 0).

(a) Tìm cơ sở và số chiều của U ⊥ .


(b) Tìm P rU (z), P rU ⊥ (z), d(z, U ), d(z, U ⊥ ).
(c) Tìm một cơ sở trực chuẩn của U .
(d) Tìm lại P rU (z) theo cơ sở trực chuẩn.

Câu 8) Trong R4 , cho không gian nghiệm của hệ thuần nhất


( (
x1 + x2 − x3 + x4 = 0, x1 + 2x2 − x3 = 0,
U: V :
2x1 − x2 + x3 + 2x4 = 0. 2x1 + 3x2 − x4 = 0.

(a) Tìm cơ sở và số chiều của W = (U ∩ V )⊥ .


(b) Tìm cơ sở trực chuẩn E của W .
(c) Tìm véc tơ e sao cho {E, e} là một cơ sở trực chuẩn của R4 .

Câu 9) Trong R3 , cho tích vô hướng

(x, y) = 3x1 y1 − 2x1 y2 − 2x2 y1 + 5x2 y2 + 2x3 y3

và không gian con F =< (1; 1; 3), (3; 0; 7) >.

a) Tìm cơ sở của F ⊥ .
b) Tìm P rF (z) và d(z, F ), biết z = (0; 1; 4).

Câu 10) Trong P2 [x], cho tích vô hướng

Z2
(p, q) = p(x)q(x)dx.
0

a) Tìm cơ sở của F = {p(x) ∈ P2 [x]|p0 (−1) = 0}


b) Cho G = {p(x) ∈ P2 [x]|p(1) = 0} và h(x) = (x − 1)2 . Tìm P rG (h) và d(h, G).

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 130 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Nội dung
1) Định nghĩa và ví dụ.

2) Nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính.

3) Ma trận của ánh xạ tuyến tính trong một cặp


cơ sở.

4) Liên hệ giữa 2 ma trận của ánh xạ tuyến tính

6.1 Định nghĩa và ví dụ

Định nghĩa 6.1 (Ánh xạ) Cho 2 tập hợp khác rỗng X, Y . Ánh xạ f từ X đến Y là một
quy tắc sao cho mỗi x thuộc X, tồn tại duy nhất y thuộc Y . Ta viết

f : X −→ Y
x 7−→ y = f (x).

Ánh xạ f gọi là đơn ánh nếu: x1 6= x2 =⇒ f (x1 ) 6= f (x2 )


Ánh xạ f gọi là toàn ánh nếu: ∀y ∈ Y, ∃x ∈ X : y = f (x)
Ánh xạ f gọi là song ánh nếu đơn ánh và toàn ánh.

Hàm số ở phổ thông là ví dụ về ánh xạ.


Cho ánh xạ tức là chỉ ra quy luật, dựa vào đó viết ảnh của mọi phần tử thuộc X.
Có nhiều cách cho ánh xạ: bằng đồ thị, bằng biểu đồ, bằng biểu thức đại số, bằng cách
liệt kê,. . .

Ví dụ 6.1 Cho ánh xạ hàm số f : R → R. Xét tính đơn ánh, toàn ánh, sóng ánh của
các hàm số sau

a. f (x) = x2 .
Ta có f (1) = f (−1) nên hàm số không đơn ánh.
Xét y = −1. Không tồn tại bất kỳ số thực x nào để f (x) = x2 = −1. Do đó f không
toàn ánh.

b. f (x) = x3 − x
Ta có f (0) = f (1) nên hàm số không đơn ánh.
Vì tập giá trị của f bằng (−∞, +∞) nên hàm số toàn ánh.

131
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
6.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ VÍ DỤ CHƯƠNG 6. ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH

c. f (x) = arctan x.
1
Ta có f 0 (x) = > 0. Hàm số luôn tăng nên đơn ánh.
1 + x2
π
Tập giá trị của f là (− π2 , π2 ) nên không toàn ánh. Hay cách khác, ta chọn y = 2 >
2
thì không tồn tại x để .f (x) = 2.

d. f (x) = x3 + 3x.
Ta có f 0 (x) = 3x2 + 3 > 0. Hàm số đồng biến trên R nên đơn ánh.
Tập giá trị của f là R nên hàm số toàn ánh
Vậy hàm số là 1 sóng ánh.

Định nghĩa 6.2 (Ánh xạ tuyến tính) Cho V, W là hai không gian trên cùng trường
số K.
Ánh xạ f : V −→ W gọi là ánh xạ tuyến tính(axtt) nếu thỏa:

i) f (v1 + v2 ) = f (v1 ) + f (v2 ), ∀v1 , v2 ∈ V .

ii) f (αv) = αf (v), ∀v ∈ V, α ∈ K.

Ghi chú: ánh xạ tuyến tính trên Rn chỉ chứa các số hạng bậc nhất.

Ví dụ 6.2

a) f (x1 ; x2 ; x3 ) = (2x1 + x2 − 3x3 ; x1 − 4x2 ) là một ánh xạ tuyến tính từ R3 đến R2 . ?? .

b) Phép quay trong không gian Oxyz quanh trục 0z một góc 30o ngược chiều kim đồng
hồ nhìn từ hướng dương của trục 0z là một ánh xạ tuyến tính từ R3 đến R3 .

c) Tương tự phép đối xứng, phép chiếu,... qua các đường thẳng và mặt phẳng qua gốc
tọa độ là những ánh xạ tuyến tính từ R3 đến R3 .

.
Cho E = {e1 , e2 , . . . , en } là tập sinh của KGVT V và axtt f : V −→ W .
Giả sử ta biết f (e1 ), f (e2 ), . . . , f (en ).
∀x ∈ V : x = x1 e1 + x2 e2 + · · · + xn en =⇒ f (x) = f (x1 e1 + x2 e2 + · · · + xn en )
f (x) = f (x1 e1 ) + f (x2 e2 ) + · · · + f (xn en ) = x1 f (e1 ) + x2 f (e2 ) + · · · + xn f (en ).
Ánh xạ tuyến tính được xác định hoàn toàn nếu biết được ảnh của một tập sinh của V.

Ví dụ 6.3 Cho ánh xạ tuyến tính f : R3 −→ R2 , biết


f (1; 1; 0) = (2; −1), f (1; 1; 1) = (1; 2), f (1; 0; 1) = (−1; 1).

a) Tìm f (3; 3; 2)

b) Tìm f (3; 1; 5).

c) Tìm f (x1 ; x2 ; x3 ).

Bài giải

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 132 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 6. ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH 6.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ VÍ DỤ

a) Dễ thấy (3; 3; 2) = (1; 1; 0) + 2(1; 1; 1).


=⇒ f (3; 3; 2) = f (1; 1; 0) + 2f (1; 1; 1) = (2; −1) + 2.(1; 2) = (4; 3).

b) Muốn tính được f (3; 1; 5), ta phải biểu diễn nó qua 3 véc tơ đã biết ảnh ở trên
Viết 
(3; 1; 5) = α(1; 1; 0) + β(1;
1; 1) + γ(1; 0; 1)

α + β + γ = 3 
α = −2
⇐⇒ α + β = 1 ⇐⇒ β = 3

 

α +γ =5 γ=2
Như vậy (3; 1; 5) = α(1; 1; 0) + β(1; 1; 1) + γ(1; 0; 1)
=⇒ f (3; 1; 5) = −2(2; −1) + 3(1; 2) + 2(−1; 1) = (−3; 10).

c) Việc biểu diễn véc tơ tổng quát (x1 ; x2 ; x3 ) qua 3 véc tơ trên hơi phức tạp. Tham khảo
cách làm sau.
f (0; 0; 1) = f (1; 1; 1) − f (1; 1; 0) = (1; 2) − (2; −1) = (−1; 3).
f (0; 1; 0) = f (1; 1; 1) − f (1; 0; 1) = (1; 2) − (−1; 1) = (2; 1).
f (1; 0; 0) = f (1; 1; 0) − f (0; 1; 0) = (2; −1) − (2; 1) = (0; −2)
f (x1 ; x2 ; x3 ) = x1 f (1; 0; 0) + x2 f (0; 1; 0) + x3 f (0; 0; 1) = x1 (0; −2) + x2 (2; 1) + x3 (−1; 3)
f (x1 ; x2 ; x3 ) = (2x2 − x3 ; −2x1 + x2 + 3x3 )

.
Ghi chú: Ta có thể dùng các phép biến đổi cho ánh xạ tuyến tính để tìm ảnh của 3 véc
tơ đơn vị.
Tuy nhiên ta sẽ gặp khó khăn tìm ra phép biến đổi trong trường hợp tổng quát.
Ta có thể viết ánh xạ tuyến tính dưới dạng ma trận để tìm ảnh của 3 véc tơ đơn vị như
sau:
     
e1 f (e1 ) 1 1 0 2 −1 1 0 0 0 −2
bđsc
(theo hàng)  e2 f (e2 )  =⇒  1 1 1 1 2  −−→  0 1 0 2 1 
e3 f (e3 ) 1 0 1 −1 1 0 0 1 −1 3

Kết hợp với ý nghĩa phép nhân ma trận, ta có thuật toán sau

Tìm axtt cho ảnh của cơ sở


Cho cơ sở E = {e1 , e2 , . . . , en } và ánh xạ tuyến tính thỏa
f (ek ) = fk

  bđsc theo hàng, tương ứng  


Theo hàng E F −−−−−−−−−−−−−−−→ I E −1 F
nhân bên trái với E −1

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 133 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
6.2. NHÂN VÀ ẢNH CHƯƠNG 6. ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH

Ví dụ 6.4 Cho f là phép đối xứng qua mặt phẳng 2x − y + 3z = 0 là ánh xạ tuyến tính
trong không gian Oxyz. Hãy tìm f (x1 ; x2 ; x3 ).

Bài giải
f biến cặp véc tơ chỉ phương thành chính nó và véc tơ pháp tuyến thành véc tơ đối
a1 = (1; 2; 0) : f (1; 2; 0) = (1; 2; 0)
a2 = (0; 3; 1) : f (0; 3; 1) = (0; 3; 1)
n = (2; −1; 3) : f (2; −1; 3) = (−2; 1; −3).
Viết dạng ma trận
   3 2 −6

1 2 0 1 2 0 1 0 0 7 7 7
casio tính E −1 F
 0 3 1 0 3 1 − −−−−−−−−→  0 1 0 2 6 3 
7 7 7
−6 3 −2
2 −1 3 −2 1 −3 0 0 1 7 7 7

f (x) = x1 ( 73 ; 27 ; −6
7
) + x2 ( 27 ; 67 ; 73 ) + x3 ( −6 ; 3 ; −2 )
7 7 7
1
= (3x1 + 2x2 − 6x3 ; 2x1 + 6x2 + 3x3 ; −6x1 + 3x2 − 2x3 )
7

6.2 Nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính


Cho ánh xạ tuyến tính f : V −→ W
Nhân của f được định nghĩa là

ker f = {x ∈ V : f (x) = 0}

Ảnh được định nghĩa là

Imf = {f (x) ∈ W |x ∈ V }

Định lý Cho ánh xạ tuyến tính f : V −→ W

• ker f là KG con của V .

• Imf là KG con của W .

dim(ker f ) + dim(Imf ) = dim V

Ghi chú: ker f là tập nghiệm của phương trình f (x) = 0.


imf là tâp các ảnh của f (trong hàm số gọi là tập giá trị).

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 134 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 6. ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH 6.2. NHÂN VÀ ẢNH

Ví dụ 6.5 Cho axtt f : R3 −→ R2 thỏa f (x1 ; x2 ; x3 ) = (x1 − x2 ; x1 + 2x2 − x3 ).


Tìm cơ sở và số chiều của Imf và ker f .

Bài giải
(
x1 − x2 = 0
a) x ∈ Kerf =⇒ f (x) = 0 ⇐⇒ (x1 −x2 ; x1 +2x2 −x3 ) = 0 ⇐⇒ ⇐⇒
x1 + 2x2 − x3 = 0
(
x1 = x2
.
x3 = 3x2
=⇒ x = (x2 ; x2 ; 3x2 ) = x2 (1; 1; 3) =⇒ ker f =< (1; 1; 3) > .
Cơ sở của ker f là {(1; 1; 3)} và dim(ker f ) = 1.

b) Imf gồm tất cả các f (x):


f (x1 ; x2 ; x3 ) = (x1 − x2 ; x1 + 2x2 − x3 ) = x1 (1; 1) + x2 (−1; 2) + x3 (0; −1) =⇒ Imf =<
(1; 1), (−1; 2), (0; −1) >. Cơ sở của Imf là {(1; 1), (0; 3)} và dim(Imf ) = 2.
Cách khác
dim(Imf ) = dim(R3 ) − dim(ker f ) = 3 − 1 = 2 =⇒ Imf ≡ R2 .
Cơ sở của Imf là {(1; 0), (0; 1)}.

Chú ý: f (x1 ; x2 ; x3 ) = (x1 − x2 ; 


x1 + 2x2 − x3)
1 −1 0
Xét ma trận hệ số của f là A = . Ánh xạ tuyến tính có thể được viết lại
1 2 −1

[f (x)] = A[x].

Ví dụ  
  3  
 1 −1 0   1
[f (3; 2; 1)] = A. 3; 2; 1 = 2 = .
1 2 −1 6
1
Tức là f (3; 2; 1) = (1; 6).
Xét x ∈ ker f ⇐⇒ f (x) = 0 ⇐⇒ A[x] = 0.
Như vậy,

kerf là tập nghiệm của hệ thuần nhất Ax = 0.

Định lý Cho axtt f : V −→ W


Ảnh của tập sinh là tập sinh của ảnh:

V =< e1 , e2 , . . . , en >=⇒ Imf =< f (e1 ), f (e2 ), . . . , f (en ) >

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 135 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
6.2. NHÂN VÀ ẢNH CHƯƠNG 6. ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH

Ví dụ 6.6 Cho axtt f : R3 −→ R3 biết ảnh của một tập sinh


f (1; 1; 1) = (1; 2; 1), f (1; 1; 2) = (2; 1; −1), f (1; 2; 1) = (5; 4; −1).
Tìm cơ sở và số chiều của Imf và ker f

Bài giải

a) Vì {(1; 1; 1), (1; 1; 2), (1; 2; 1)} là tập sinh của R3 nên

Imf < f (1; 1; 1), f (1; 1; 2), f (1; 2; 1) >=< (1; 2; 1), (2; 1; −1), (5; 4; −1) > .

Lập ma trận hàng


     
1 2 1 1 2 1 1 2 1
2 1 −1 → 0 −3 −3 → 0 1 1 .
5 4 −1 0 −6 −6 0 0 0

Cơ sở của Imf là {(1; 2; 1), (0; 1; 1)} và dim(Imf ) = 2.

b) E = {(1; 1; 1), (1; 1; 2), (1; 2; 1)} là tập sinh của R3 .


Viết x = x1 e1 + x2 e2 + x3 e3 =⇒ f (x) = x1 f (e1 ) + x2 f (e2 ) + x3 f (e3 )
f (x) = x1 (1; 2; 1)+x2 (2; 1; −1)+x
 3 (5; 4; −1) = (x1 +2x2 +5x3 ; 2x1 +x2 +4x3 ; x1 −x2 −x3 )

x1 + 2x2 + 5x3 = 0 
x1 = −α
x ∈ ker f ⇐⇒ f (x) = 0 ⇐⇒ 2x1 + x2 + 4x3 = 0 ⇐⇒ x2 = −2α .

 

x1 − x2 − x3 = 0 x3 = α
=⇒ x = −α(1; 1; ) − 2α(1; 1; 2) + α(1; 2; 1) = α(2; 1; 4).
Vậy cơ sở của ker f là {(2; 1; 4)} và dim(ker f ) = 1.

Ghi chú: Các em chú ý trong trường hợp này


 
x1
x = x1 e1 + x2 e2 + x3 e3 hay [x]E = x2  = E −1 [x]

x3

chứ x 6= x1 x2 x3 . Do vậy sau khi tìm x1 , x2 , x3 , ta thế vào đẳng thức trên để tìm x.

Ví dụ 6.7 Cho ánh xạ tuyến tính f : R3 → R3 biết rằng

f (1; 1; 1) = (2; 1; 3), f (1; 2; 3) = (3; 2; 1), f (2; 1; 1) = (1; 1; −2).

a. Tính f (1; 0; 8) b. Tìm cơ sở và số chiều của Imf và ker f

Bài giải

a. Viết (1; 0; 8) = α(1; 1; 1) + β(1; 2; 3) + γ(2; 1; 1)


   −1    
α 1 1 1 1 −25
=⇒ β  = 1 2 3 0 =  8  .
γ 2 1 1 8 9

=⇒ f (1; 0; 8) = −25(2; 1; 3) + 8(3; 2; 1) + 9(1; 1; −2) = (−17; 0; −85).

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 136 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 6. ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH 6.3. MA TRẬN CỦA AXTT

b. Theo định lý Imf =< (2; 1; 3), (3; 2; 1), (1; 1; −2) > .
Lập ma trận    
2 1 3 2 1 3
3 2 1  → 0 1 −7 .
1 1 −2 0 0 0
Suy ra cơ sở của imf là {(2; 1; 3), (0; 1; −7)} và dim(Imf ) = 2.
c. Viết
x = x1 (1; 1; 1) + x2 (1; 2; 3) + x3 (2; 1; 1) =⇒ f (x) = x1 (2; 1; 3) + x2 (3; 2; 1) + x3 (1; 1; −2).

 (
2x1 + 3x2 + x3 = 0 x 1 = x3
x ∈ ker f ⇐⇒ f (x) = 0 ⇐⇒ x1 + 2x2 + x3 = 0 ⇐⇒

 x2 = −x3
3x1 + x2 − 2x3 = 0
Suy ra x = x3 (1; 1; 1) − x3 (1; 2; 3) + x3 (2; 1; 1) = (2; 0; −1).
Vậy cơ sở của ker f là {(2; 0; −1)} và dim(ker f ) = 1.
Ví dụ 6.8 Cho axtt f : R3 → R3 là phép chiếu vuông góc xuống mặt phẳng
P : x + 2y + 3z = 0.
Tìm cơ sở và số chiều của Imf và ker f .
Bài giải
Mặt phẳng P có cặp véc tơ chỉ phương là a1 = (3; 0; −1), a2 = (2; −1; 0)
và véc tơ pháp tuyến là n = (1; 2; 3).
Vì hình chiếu của mỗi véc tơ đều thuộc P nên P ≡ Imf .
Suy ra cơ sở của Imf là {(3; 0; −1), (2; −1; 0)} và dim(Imf ) = 2.
Vì n⊥P nên hình chiếu của n xuống P bằng 0, tức f (n) = 0.
Cơ sở của ker f là {(1; 2; 3)} và dim(ker f ) = 1.

6.3 Ma trận của ánh xạ tuyến tính


Ma trận của ánh xạ tuyến tính cho axtt f : V −→ W .
E = {e1 , e2 , . . . , en } là cơ sở của V .
F = {f1 , f2 , . . . , fm } là cơ sở của W .
Ma trận
 
[f (e1 )]F [f (e2 )]F . . . [f (en )]F
AE,F =
|| || || m×n

gọi là ma trận của ánh xạ tuyến tính f trong cặp cơ sở E, F .

Chú ý: [f (ei )]F = F −1 f (ei ). Do đó


 −1 
F f (e1 ) F −1 f (e2 ) . . . F −1 f (en )
AE,F =
| | |
  m×n
−1 f (e1 ) f (e2 ) . . . f (en )
=F = F −1 f (E).
| | | m×n

AE,F = F −1 f (E)

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 137 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
6.3. MA TRẬN CỦA AXTT CHƯƠNG 6. ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH

Ví dụ 6.9 Cho axtt f : R3 −→ R2 biết

f (x1 ; x2 ; x3 ) = (x1 + 2x2 − 3x3 ; 2x1 + x3 ).

Tìm ma trận của f trong cặp cơ sở

1. E = {(1; 1; 1), (1; 0; 1), (1; 1; 0)}, F = {(1; 3), (2; 5)}.
2. Cặp cơ sở chính tắc E = {(1; 0; 0), (0; 1; 0), (0; 0; 1)}, F = {(1; 0), (0; 1)}.

Bài giải
 
6
a. f (1; 1; 1) = (0; 3) =⇒ [f (1; 1; 1)]F = .
−3
 
16
f (1; 0; 1) = (−2; 3) =⇒ [f (1; 0; 1)]F = .
 −9 
−11
f (1; 1; 0) = (3; 2) =⇒ [f (1; 1; 0)]F = .
 7 
6 16 −11
Ma trận cần tìm là AE,F = .
−3 −9 7
Cách khác  −1    
−1 1 2 0 −2 3 dùng casio 6 16 −11
AE,F = F f (E) = ====== .
3 5 3 3 2 −3 −9 7
b. f (1; 0; 0) = (1; 2)
f (0; 1; 0) = (2; 0)
f (0; 0; 1) = (−3; 1)
Ma trận của f
 −1    
−1 1 0 1 2 −3 1 2 −3
AE,F = F f (E) = .
0 1 2 0 1 2 0 1

Nhận xét: ma trận của f trong cơ sở chính tắc là ma trận hệ số của f

Định lý

i) Cho axtt f : V (n) −→ W (m). Khi đó tồn tại duy nhất


ma trận AE,F cỡ m × n sao cho

[f (x)]F = AE,F [x]E ,

với E, F là 2 cơ sở của V và W tương ứng.

ii) Cho ma trận A = (aij )m×n trên trường số K. Khi đó tồn


tại duy nhất một ánh xạ tuyến tính f : K n −→ K m thỏa

[f (x)]F = AE,F [x]E .

Chú ý:

• Mỗi một ánh xạ tuyến tính từ KG hữu hạn chiều vào KG hữu hạn chiều tương ứng
duy nhất một ma trận và ngược lại.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 138 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 6. ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH 6.3. MA TRẬN CỦA AXTT

• Ta coi ánh xạ tuyến tính là ma trận. Thông thường không phân biệt hai khái niệm
này.

Ví dụ 6.10 Cho axtt f : R3 −→ R2 biết ma trận của f trong cặp cơ sở

E = {(1; 1; 1), (1; 0; 1), (1; 1; 0)}, F = {(1; 1), (2; 1)}

là  
2 1 −3
AE,F =
0 3 4

a. Tìm f (3; 1; 5).


b. Tìm cơ sở và số chiều của Imf và ker f .
c. Tìm f (x1 ; x2 ; x3 ).

Bài giải
      
3 1 1 1 3 3
−1       
a) [(3; 1; 5)]E = E 1 = 1 0 1 1 = 2 .
5 1 1 0 5 −2
Dùng công thức [f (x)]F = AE,F [x]E
 
  3  
2 1 −3   14
[f (3; 1; 5)]F = 2 =
0 3 4 −2
−2
    
1 2 14 10
=⇒ [f (3; 1; 5)] = = , hay f (3; 1; 5) = (10; 12).
1 1 −2 12

b) Tìm cơ  sở của
 Imf : Imf =< f (e1 ), f
(e2 ), f (e3 ) >. Ta có
1 1  
2
[e1 ]E = 0 =⇒ [f (e1 )]F = AE,F 0 = =⇒ f (e1 ) = 2(1; 1) + 0(2; 1) = (2; 2).
0
0 0
Tương tự f (e2 ) = 1(1; 1) + 3(2; 1) = (7; 4).
f (e3 ) = −3(1; 1) + 4(2; 1) = (11; 1)
=⇒ Imf =< (2; 2), (7; 4), (11; 1) >.
Dễ dàng tìm được cơ sở của Imf là {(1; 1), (0; −3)} và dim(Imf ) = 2.
Tìm cơ sở của ker f .  
x1
x ∈ ker f ⇐⇒ f (x) = 0 ⇐⇒ [f (x)]F = 0 ⇐⇒ AE,F [x]E = 0 Ta đặt [x]E = x2  suy
x3
ra   
  x1 
x1 = 13α
2 1 −3  
AE,F = x2 = 0 ⇐⇒ x2 = −8α
0 3 4 

x3 x3 = 6α
Suy ra

x = x1 e1 + x2 e2 + x3 e3 = 13α(1; 1; 1) − 8α(1; 0; 1) + 6α(1; 1; 0) = α(11; 19; 5).

Vậy cơ sở của ker f là {(11; 19; 5)} và dim(ker f ) = 1.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 139 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
6.3. MA TRẬN CỦA AXTT CHƯƠNG 6. ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH

      
x1 1 1 1 x1 −x1 + x2 + x3
c) [(x1 ; x2 ; x3 )]E = E −1 x2  = 1 0 1 x2  =  x1 − x2 .
x3 1 1 0 x3 x1 − x3
Dùng công thức [f (x)]F = AE,F [x]E
 
  −x1 + x2 + x3  
2 1 −3  = −4x 1 + x 2 + 5x 3
[f (x1 ; x2 ; x3 )]F = x1 − x2
0 3 4 7x1 − 3x2 − 4x3
x1 − x3

=⇒ f (x1 ; x2 ; x3 ) = (−4x1 + x2 + 5x3 )(1; 1) − (7x1 − 3x2 − 4x3 )(2; 1)


= (10x1 − 5x2 − 3x3 ; 3x1 − 2x2 + x3 ).

Ma trận trong 1 cơ sở cho axtt f : V −→ V .


E = {e1 , e2 , . . . , en } là cơ sở của V .
Ma trận ánh xạ của f trong cặp cơ sở E, E được viết tắt là AE .
Công thức

AE = E −1 f (E).

Ví dụ 6.11 Cho axtt f : R3 −→ R3 có mt trong cơ sở E = {(1; 1; 1), (1; 0; 1), (1; 1; 0)} là
 
1 1 −1
A E = 2 3 3  .
1 2 4

a) Tìm f (2; 3; −1).


b) Tìm cơ sở và số chiều của ker f .
c) Tìm cơ sở và số chiều của Imf .

Bài giải
   
2 0
a) [(2; 3; −1)]E = E −1 3 = −1
1   3 
0 −4
[f (2; 3; −1)]E = AE −1 =  6 
  3   10
−4 12
[f (2; 3; −1)] = E  6  =  6 , hay f (2; 3; −1) = (12; 6; 2).
10 2
b) x ∈ ker f ⇐⇒
 f(x) = 0 ⇐⇒ [f (x)]F = AE [x]E = 0 .
x1
Đặt [x]E = x2 , ta được
x3
   
1 1 −1 x1 
x1 = 6α
2 3 3  x2  = 0 ⇐⇒ x2 = −5α .


1 2 4 x3 x3 = α

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 140 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 6. ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH 6.4. LIÊN HỆ GIỮA 2 MA TRẬN

x = x1 e1 + x2 e2 + x3 e3 = 6α(1; 1; 1) − 5α(1; 0; 1) + α(1; 1; 0) = α(2; 7; 1).


Cơ sở của ker f là {(2; 7; 1)} và dim(ker f ) = 1.
    
1 1 −1 1 1
c) [f (1; 1; 1)]E = 2 3 3  0 = 2
1 2 4 0 1
=⇒ f (1; 1; 1) = (1; 1; 1) +
2(1;
 0; 1) + (1; 1; 0) = (4; 2; 3).
1
Tương tự [f (1; 0; 1)]E = 3 =⇒ f (1; 1; 1) = (1; 1; 1)+3(1; 0; 1)+2(1; 1; 0) = (6; 3; 4).
  2
−1
[f (1; 1; 0)]E =  3  =⇒ f (1; 1; 1) = −(1; 1; 1) + 3(1; 0; 1) + 4(1; 1; 0) = (6; 3; 2).
4
Imf =< f (1; 1; 1), f (1; 0; 1), f (1; 1; 0) >.
Lập ma trận dễ dàng tìm được cơ sở của Imf là {(4; 2; 3), (0; 0; 1)} và dim(Imf ) = 2.

6.4 Liên hệ giữa 2 ma trận của ánh xạ tuyến tính


Cho axtt f : V −→ W .
Cho 2 cơ sở của V là: E = {e1 , e2 , . . . , en }, E 0 = {e01 , e02 , . . . , e0n }.
Cho 2 cơ sở của W là: F = {F1 , f2 , . . . , fn }, F 0 = {f10 , f20 , . . . , fn0 }.
P là ma trận chuyển cơ sở từ E vào E 0 : [x]E = P [x]E 0
Q là ma trận chuyển cơ sở từ F vào F 0 :[y]F = Q[y]F 0
Ta có

[f (x)]F = AE,F [x]E ⇐⇒ Q[f (x)]F 0 = AE,F P [x]E 0 =⇒ [f (x)]F 0 = Q−1 AE,F P.[x]E 0

Khi đó, Q−1 AE,F P là ma trận của f trong cặp cơ sở E 0 , F 0 .

Tóm tắc bằng sơ đồ sau


A
E −−−−−−−−→ F
P ↓ ↓Q
Q−1 AP
E 0 −−−−−−−−→ F 0

Trong trường hợp đặc biệt: V ≡ W, E ≡ F, E 0 ≡ F 0 , ta có kết quả


tương tự
A
E −−−−−−−−→ E
P ↓ ↓P
P −1 AP
E 0 −−−−−−−−→ E 0
Tất cả các ma trận viết theo cột

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 141 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
6.4. LIÊN HỆ GIỮA 2 MA TRẬN CHƯƠNG 6. ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH

Ví dụ 6.12 Cho axtt f : R3 −→ R3 cho bởi

f (x1 ; x2 ; x3 ) = (x1 + 2x2 − 3x3 ; 2x1 + x2 + x3 ; 3x1 − x2 + 2x3 )

Tìm ma trận của f trong cơ sở E = {(1; 1; 1), (1; 1; 0), (1; 0; 1)}.

Bài giải  
1 2 −3
Ma trận của f trong cơ sở chính tắc E0 là A = E0−1 f (E0 ) = f (E0 ) = 2 1 1 .
3 −1 2
(ma trận trong cơ sở chính tắc là ma trận hệ số ).  
1 1 1
Ma trận chuyển cơ sở từ E0 sang E là P = E0−1 .E = E = 1 1 0.
1 0 1
(E0 là cơ sở chính tắc nên mt của nó là ma trận đơn vị.)
Sơ đồ
A
ctắc −−−−−−−−→ ctắc
P ↓ ↓P
P −1 AP
E 0 −−−−−−−−→ E 0
Ma trận cần tìm

−1     
1 1 1 1 2 −3 1 1 1 8 2 10
AE = P −1 AP = E −1 AE = 1 1 0 2 1 1  1 1 0 = −4 1 −7 .
1 0 1 3 −1 2 1 0 1 −4 0 −5

Ví dụ 6.13 Cho axtt f : R3 −→ R3 có ma trận trong cơ sở E = {(1; 2; 1), (1; 1; 2), (1; 1; 1)}
là  
1 0 1
A = 2 1 4 .
1 1 3
Tìm ma trận của f trong cơ sở E 0 = {(1; 2; 3), (2; 3; 5), (5; 8; 4)}.

Bài giải
Sơ đồ
A
E −−−−−−−−→ E
P ↓ ↓P
P −1 AP
E 0 −−−−−−−−→ E 0
Ma trận chuyển cơ sở từ E sang E 0 là P = E −1 E 0 .
Ma trận của f trong cơ sở E 0 là
 
59 40 −221
1
P −1 AP = E 0−1 EAE −1 E 0 = −53 −37 206  .
9
−5 −4 23

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 142 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 6. ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH 6.4. LIÊN HỆ GIỮA 2 MA TRẬN

Ví dụ 6.14 Cho axtt f : R3 −→ R3 có ma trận trong cơ sở E = {(1; 2; 1), (1; 1; 2), (1; 1; 1)}
là  
1 0 1
A = 2 1 4 .
1 1 3
Tìm mt của f trong cơ sở chính tắc E0 = {(1; 0; 0), (0; 1; 0), (0; 0; 1)}. Từ đó suy ra f (x).

Bài giải
Sơ đồ
A
E −−−−−−−−→ E
P ↓ ↓P
P −1 AP
E0 −−−−−−−−→ E0
Ma trận chuyển có sở từ E sang E0 là P = E −1 .E0 = E −1 .
Ma trận của f trong cơ sở chính tắc là
   −1  
1 1 1 1 0 1 1 1 1 18 −4 −6
dùng casio
AE0 = P −1 AP = EAE −1 = 2 1 1 2 1 4 2 1 1 ====== 20 −4 −7
1 2 1 1 1 3 1 2 1 27 −6 −9

=⇒ f (x) = (18x1 − 4x2 − 6x3 ; 20x1 − 4x2 − 7x3 ; 27x1 − 6x2 − 9x3 ).

Ví dụ 6.15 Trong axtt f : R3 → R3 , biết

f (1; 2; 0) = (3; 1; 2), f (2; 3; 2) = (1; 2; 3) f (1; 1; 1) = (5; 0; 1)

a. Tim AE với E = {(1; 2; 0), (2; 3; 2), (1; 1; 1)}.

b. Tìm ma trận trong cơ sở chính tắc E0 .

c. Tìm cơ sở và số chiều của Imf và ker f

Bài giải

a. Ta có  −1    
1 2 1 3 1 5 1 −2 4
AE = E −1 f (E) = 2 3 1 1 2 0 = −3 3 −9 .
0 2 1 2 3 1 8 −3 19

b. Sơ đồ
A
E −−−−−−−−→ E
E −1 ↓ ↓ E −1 E0 = E −1
EAE −1
E0 −−−−−−−−→ E0
Ma trận trong cơ sở chính tắc

AE0 = EAE −1 = EE −1 .f (E).E −1 = f (E).E −1


  −1  
3 1 5 1 2 1 21 −9 −7

= 1 2 0 2 3 1 = −3 2 1
2 3 1 0 2 1 0 1 0

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 143 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
6.4. LIÊN HỆ GIỮA 2 MA TRẬN CHƯƠNG 6. ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH

c. Suy ra

f (x1 ; x2 ; x3 ) = (21x1 −9x2 −7x3 ; −3x1 +2x2 +x3 ; x2 ) = x1 (21; −3; 0)+x2 (−9; 2; 1)+x3 (−7; 1; 0)

=⇒ Imf =< (21; −3; 0), (−9; 2; 1), (−7; 1; 0) >.


Lập ma trận    
21 −3 0 7 −1 0
−9 2 1 → 0 5 7 .
−7 1 0 0 0
Cơ sở của Imf là {(7; −1; 0), (0; 5; 7)}.
x = (x1 ; x2 ; x3 ) ∈ ker f ⇐⇒ f (x) = 0
   
21 −9 −7 x1 
x 1 = α

⇐⇒ −3 2 1   
x2 = 0 ⇐⇒ x2 = 0


0 1 0 x3 x3 = 3α

x = α(1; 0; 3). Cơ sở của ker f là {(1; 0; 3)} và dim(ker f ) = 1.

Kiến thức cần nắm


1. Nắm được tính chất của axtt. Tìm ảnh của véc tơ. Mối
liên hệ giữa axtt và ma trận.
2. Hiểu và biết cách tìm cơ sở và số chiều của nhân và ảnh
trong 3 dạng của f (x): cho f (x1 ; x2 ; x3 ), cho ảnh của một
tập sinh và cho dạng ma trận trong cặp cơ sở.
3. Nắm vững mối liên hệ giữa 2 ma trận trong các cơ sở khác
nhau thông qua sơ đồ. Vận dụng tốt sơ đồ để tìm: ảnh của
một véc tơ, nhân, ảnh của axtt, tìm f (x1 ; x2 ; x3 ).
Chú ý là các mt dùng trong bài này đều viết dưới dạng cột.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 144 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 6. ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH 6.5. BÀI TẬP

6.5 Bài tập


Câu 1. Cho ánh xạ tuyến tính f : R3 → R2 , f (x1 ; x2 ; x3 ) = (x1 + x2 + x3 ; x1 − 2x2 + 2x3 ).
Tìm cơ sở và số chiều của Im(f ) và ker f .

ĐA: Imf = R2 , ker f =< (−4; 1; 3) >

Câu 2. Cho f : R3 → R3 là phép chiếu vuông góc xuống mặt phẳng V : x1 +2x2 +3x3 = 0.

a) Tìm cơ sở và số chiều của imf và ker f .


b) Tìm f (6; 1; 2)

Câu 3. Cho f : R3 → R3 là phép quay quanh trục Oz 1 góc 60o theo chiều kim đồng hồ
nhìn từ hướng dương trục Oz.

a) Tìm cơ sở và số chiều của Imf và ker f .


b) Tìm f (4; 2; 1), f(x1 ; x2 ; x3 ).

Câu 4. Cho ánh xạ tuyến tính f : R3 → R3 ,

f (x1 ; x2 ; x3 ) = (x1 − x2 + x3 ; x1 + 2x2 ; 2x1 − 8x2 + 3x3 ).

(a) Tìm cơ sở và số chiều của Imf và ker f .


(b) Tìm mt của f trong cặp cơ sở E, F , trong cơ sở E và trong cơ sở F . Với
E = {(1; 1; 1), (1; 1; 0), (1; 0; 0)}, F = {(1; 2; 3), (2; 3; 1), (1; 3; 7)}.

Câu 5. Cho ánh xạ tuyến tính f : R2 → R3 , f (x1 ; x2 ) = (x1 + 2x2 , 2x1 − x2 ; 3x1 )

(a) Tìm cơ sở và số chiều của Imf và ker f .


(b) Tìm ma trận của f trong cặp cơ sở E, F , trong đó
E = {(1; 1), (2; 3)}, F = {(1; 1; 3), (2; 3; 1), (2; 0; 7)}.

Câu 6. Cho axtt f : R3 → R3 , biết ma trận của  f trong cơ


 sở
1 1 1
E = {(1; 1; 1), (1; 1; 0), (1; 0; 0)} là AE = 1 2 3
3 2 1

(a) Tìm f (1; 0; −1).


(b) Tìm cơ sở và số chiều của Imf và ker f .
(c) Tìm f (x1 ; x2 ; x3 ).
(d) Tìm ma trận của f trong cơ sở F = {(2; 1; 1), (4; 1; 2), (1; 1; 0)}

Câu 7. Cho axtt f : R3 → R2 và 2 cơ sở E = {(1; 1; 1), (1;  1)}, F = {(1; 2), (2; 3)}.
1; 2), (2; 1;
1 1 1
Biết ma trận của f trong cặp cơ sở E, F là A =
2 1 3

(a) Tìm f (2; 1; −3).


(b) Tìm cơ sở và số chiều của Imf và ker f .

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 145 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
6.5. BÀI TẬP CHƯƠNG 6. ÁNH XẠ TUYẾN TÍNH

Câu 8. Cho f : R3 → R3 thỏa

f (1; 1; 1) = (2; 1; 0), f (2; 1; 3) = (−1; 1; 2, ), f (1; 2; −1) = (−1; 0; 1).

(a) Tìm f (1; 7; 5).


(b) Tìm cơ sở và số chiều của Imf và ker f .
(c) Tìm ma trận của f trong cơ sở E = {(1; 1; 1), (2; 1; 3), (1; 2; −1)} và ma trận
của f trong cơ sở F = {(1; 2; 1), (2; 1; 1), (1; 1; 1)}.

Câu 9. Cho axtt f : R3 → R2 thỏa

f (1; 1; 1) = (1; 2), f (2; 3; 1) = (2; 1), f (3; 5; 0) = (−1; 5)

(a) Tìm f (3; 0; 7).


(b) Tìm cơ sở của Imf và ker f .
(c) Tìm ma trận của f trong cặp cơ sở E, F , trong đó
E = {(1; 2; 3), (2; 3; 4), (; 1; 3; 4)} và F = {(−1; 2), (3; −5)}

Câu 10. Trong R3 , cho f là phép chiếu vuông góc xuống đường thẳng
(
x1 + 2x2 − x3 = 0
∆:
−x1 + x2 + 2x3 = 0

a. Tìm cơ sở và số chiều của Imf và ker f .


b. Tìm f (x1 ; x2 ; x3 ).

Câu 11. (*) Cho axtt f : P2 [x] → P2 [x] thỏa f (p(x)) = 2p(x) − xp0 (x).

a. Tìm cơ sở và số chiều của Imf và ker f .


b. Tìm ma trận của f trong cơ sở E = {x2 + 1; x + 1; x2 + x}.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 146 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chương 7. Trị riêng - véc tơ riêng

Nội dung
1) Trị riêng - véc tơ riêng ma trận

2) Chéo hóa ma trận

3) Chéo hóa ma trận đối xứng thực

4) Trị riêng - véc tơ riêng ánh xạ tuyến tính

5) Chéo hóa ánh xạ tuyến tính

7.1 Trị riêng - véc tơ riêng


Trị riêng - véc tơ riêng của ma trận vuông A ∈ Mn .
Số λ gọi là trị riêng (TR) của ma trận A nếu tồn tại véc tơ
x ∈ Rn khác không thỏa

Ax = λx

Khi đó, x gọi là véc tơ riêng(VTR) ứng với trị riêng λ của ma
trận A.

Trong công thức trên, x được viết dưới dạng cột.


x 6= 0 là VTR của A nếu Ax cùng phương với x.
Giả sử x 6= 0 là VTR ứng với TR λ của A, tức là
Ax = λx =⇒ A.(αx) = αAx = αλx = λ.(αx).
Điều này chứng tỏ αx, α 6= 0 cũng là VTR của A ứng với TR λ.
     
1 6 6 3
Ví dụ 7.1 Cho A = và u = ,v = . Véc tơ nào là VTR của A. Chỉ
5 2 −5 −2
rõ TR tương ứng.

Bài giải
Ta có:       
1 6 6 −24 6
Au = = = −4 = −4u.
5 2 −5 20 −5
Suy ra u là VTR ứng với TR λ = −4.

    
1 6 3 −9
Av = =
5 2 −2 11

147
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
7.1. TR-VTR CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG

Av không cùng phương với v, do đó v không là VTR của A.


 
3 4
Ví dụ 7.2 Cho A = , λ1 = −1, λ2 = 3. Số nào là TR của A?
6 5

Bài làm

 
x1
a. α1 = −1 là TR của ma trận A nếu tồn tại x = 6= 0 thỏa Ax = λ1 x
x2
     ( (
3 4 x1 x1 3x1 + 4x2 = −x1 x1 = α
⇐⇒ = −1 ⇐⇒
6 5 x2 x2 6x1 + 5x2 = −x2 x2 = −α
 
α
Như vậy x = , α 6= 0 là các VTR ứng với TR λ = −1 của A.
−α
 
x1
b. α1 = 3 là TR của ma trận A nếu tồn tại x = 6= 0 thỏa Ax = λ2 x
x2
     ( (
3 4 x1 x 3x 1 + 4x 2 = 3x 1 x1 = 0
⇐⇒ = 3 1 ⇐⇒ ⇐⇒ .
6 5 x2 x2 6x1 + 5x2 = 3x2 x2 = 0

Điều này chứng tỏ không tồn tại x 6= 0 thỏa Ax = 3x


do đó λ2 = 3 không phải TR của ma trận A.

Định nghĩa 7.1 (Các khái niệm cơ bản)

Giả sử λ0 là TR của ma trận vuông A, tức là

A ⇐⇒ ∃x0 6= 0 : Ax0 = λx0 ⇐⇒ Ax0 − λ0 x0 = 0 ⇐⇒ (A − λI)x0 = 0.

Vì hệ thuần nhất (A − αI)x = 0 có nghiệm không tầm thường nên

det(A − λI) = 0 : gọi là phương trình đặc trưng của A.

Đa thức theo λ : PA (λ) = det(A − λI) gọi là đa thức đặc trưng của A.

Tìm TR-VTR của ma trận vuông

B1. Tính đa thức đặc trưng

P (λ) = det(A − λI).

Nghiệm của P (λ) là TR của A

B2. Với mỗi TR λi , giải hệ

(A − λi I)x = 0

ta được VTR ứng với TR λi .

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 148 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG 7.1. TR-VTR

Định nghĩa 7.2 .

i) Bội đại số(BĐS) của trị riêng λi là bội nghiệm của λi trong phương trình đặc trưng.
λi là nghiệm đơn thì BĐS=1, λi là nghiệm kép thì BĐS=2...

ii) Không gian con riêng của trị riêng λi là tập nghiệm của hệ (A − λi )x = 0,
kí hiệu là Eλi .

iii) Bội hình học(BHH) của λi là số chiều của Eλi : BHH = dim(Eλi ).

Định lý 7.3 Cho A là ma trận vuông.

i) Cơ sở của các KG con riêng lập thành một hệ độc lập tuyến tuyến tính.

ii) 1 ≤ BHH ≤ BDS cho tất cả các trị riêng λi .

Chứng minh: Theo dõi bài giảng trên lớp.


 
1 m 2
Ví dụ 7.3 Cho ma trận A =  2 1 0 .
−1 1 3

a. Tìm m để A có TR λ = −3.
 
1
b. Tìm m để x =  4  là VTR của A.
−2

Bài giải

a. A có TR λ = −3 khi và chỉ khi det(A − (−3)I) = 0



1 + 3 m 2

2 1+3 0 = 0 ⇐⇒ 108 − 12m = 0 ⇐⇒ m = 9.

−1 1 3 + 3

b. x là VTR của A khi và chỉ khi tồn tại số λ thỏa Ax = λx


         
 3
1 m 2 1 1 4m − 3 1 λ =
⇐⇒  2 1 0  4  = λ  4  ⇐⇒  6  = λ  4  ⇐⇒ 2
−1 1 3 −2 −2 −3 −2 m = 9 .

8
 
1 4
Ví dụ 7.4 Cho A = . Tìm tất cả các TR, cơ sở và chiều của KG con riêng tương
2 3
ứng.

Bài giải
Phương trình đặc trưng det(A − λI) = 0

1 − λ
⇐⇒
4 = 0 ⇐⇒ (1−λ)(3−λ)−2.4 = 0 ⇐⇒ λ1 = −1 nghiệm đơn: BĐS=1
2 3 − λ λ2 = 5 nghiệm đơn: BĐS=1

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 149 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
7.1. TR-VTR CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG

λ1 = −1, giải hệ (A − λ1 I)x = 0


   (
1 − (−1) 4 x1 x1 = −2α
⇐⇒ = 0 ⇐⇒
2 3 − (−1) x2 x2 = α
 
−2
Cơ sở của E−1 là và BHH = dim(E−1 ) = 1.
1

λ2 = 5, giải hệ (A − λ2 I)x = 0
   (
1−5 4 x1 x1 = α
⇐⇒ = 0 ⇐⇒ .
2 3−5 x2 x2 = α
 
1
Cơ sở của E5 là và BHH = dim(E5 ) = 1.
1
 
3 1 1
Ví dụ 7.5 Cho A = 2 4 2. Tìm tất cả các TR, cơ sở và chiều của KG con riêng
1 1 3
tương ứng.

Bài giải.
Phương
trình đặc trưng: det(A
− λI) = 0
3 − λ 1 1
4 − λ 2 2 2 2 4 − λ

⇐⇒ 2 4−λ
2 = 0 ⇐⇒ (3−λ) =0
1 3 − λ +1 1 3 − λ +1 1 1
1 1 3 − λ
⇐⇒ (3 − λ)(λ2 − 7λ + 10) + (−2λ + 4) + (λ − 2) = 0 ⇐⇒ −λ3 + 10λ2 − 28λ + 24 = 0

λ1 = 2 nghiệm kép: BĐS=2,
⇐⇒
λ2 = 6 nghiệm đơn: BĐS=1.
λ1 = 2, giải hệ
      
3−2 1 1 x1 1 0
(A − λ1 I)x = 0 ⇐⇒  2 4−2 2     
x2 = 0 ⇐⇒ x = α 0 + β 1  
1 1 3−2 x3 −1 −1
   
 1 0 
Cơ sở E2 là  0 , 1  và BHH = dim(E2 ) = 2.
 
 
−1 −1

λ2 = 6, giải hệ
   
−3 1 1 0 1
(A − λ2 I)x = 0 ⇐⇒  2 −2 2 0  ⇐⇒ x = α 2 .
1 1 −3 0 1
  
 1 
Cơ sở của E6 là 2 và BHH = dim(E6 ) = 1.
 
1

Chú ý:

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 150 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG 7.1. TR-VTR

• Nếu BĐS =1 thì ta luôn có BHH =1.

• Việc tính đa thức đặc trưng của ma trận cấp 3 có chút rắc rối và dễ sai. Các em có
thể dùng công thức sau

Đa thức đặc trưng ma trận cấp 3

PA (λ) = −λ3 + tr(A)λ2 − (A11 + A22 + A33 )λ + det(A).

Ví dụ 7.6 Tìm tất cả cá TR và VTR của ma trận


 
15 −18 −16

A= 9 −12 −8 
4 −4 −6

Bài giải
tr(A) = 15 − 12 − 6 = −3, det(A)
= 12
−12 −8 15 −16 15 −18
A11 + A22 + A33 = + + = 40 − 26 − 18 = −4.
−4 −6 4 −6 9 −12
Đa thức đặc trưng: P (λ) = −λ3 − 3λ2 + 4λ + 12.
Suy ra TR: λ1 =  −3, λ2 = −2, λ3 = 2.    
18 −18 −16 0  1 
λ1 = −3, giải hệ  9 −9 −8 0 . Cơ sở E−3 là 1 .

 
4 −4 −3 0 0
    
17 −18 −16 0  2 
λ1 = −2, giải hệ  9 −10 −8 0 . Cơ sở E−2 là 1 .

 
4 −4 −4 0 1
    
13 −18 −16 0  4 
λ1 = 2, giải hệ  9 −14 −8 0 . Cơ sở E2 là 2 .
 
4 −4 −8 0 1

Tính chất cho A là ma trận vuông trên C.

i) Mọi ma trận cấp n có đúng n trị riêng tính cả bội.

ii) Tổng các TR bằng tr(A): tổng các phần tử trên đường chéo chính.

iii) Tích các TR bằng det(A).

iv) Nếu λ0 là TR của A thì λm là TR của Am , ∀m ∈ Z + .


VTR của A cũng là VTR của Am , nhưng điều ngược lại không đúng.
1
v) Nếu λ0 6= 0 thì là TR của A−1 .
λ0
VTR của A cũng là VTR của A−1 và ngược lại.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 151 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
7.1. TR-VTR CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG

Ví dụ 7.7 Tìm tất cả các trị riêng của ma trận cấp n


 
1 1 ... 1
1 1 . . . 1
A= 
. . . . . . .
1 1 ... 1

Bài giải
Dễ thấy det(A) = 0 nên A có TR λ = 0.
r(A − 0I) = r(A) = 1 =⇒ BHH = n − 1 =⇒ BDS ≥ n − 1.
gọi n TR của A là λ1 = λ2 = · · · = λn−1 = 0 và λn .
Vì λ1 + λ2 + · · · + λn−1 + λn = tr(A) = n =⇒ λn = n.
Như vậy A có n − 1 TR 0 và 1 TR bằng n.

Ví dụ 7.8 Cho ma trận  


−5 −6 −4
A =  11 11 5  .
−5 −4 0
Tìm tất cả TR và VTR của A−1 và A3 .

Bài giải
Ta tìm TR và VTR của A rồi suy ra TR và VTR của A−1 và A3 .
Đa thức đặc trưng của A là

λ1 = 1
P (λ) = −λ3 + 6λ2 − 11λ + 6 =⇒ T R  λ2 = 2
λ3 = 3

Với λ1 = 1, giải hệ (A − λ1 )x = 0
   
−6 −6 −4 0 5
 11 10 5 0  ⇐⇒ x = α −7 .
−5 −4 −1 0 3

Với λ2 = 2, giải hệ (A − λ2 )x = 0
   
−7 −6 −4 0 2
 11 9 5 0 ⇐⇒ x = α −3 .
 
−5 −4 −2 0 1

Với λ3 = 3, giải hệ (A − λ3 )x = 0
   
−8 −6 −4 0 1
 11 8 5 0  ⇐⇒ x = α −2 .
−5 −4 −3 0 1

1 1
Từ TR và VTR của A suy ra TR của A−1 là 1, , và VTR giống nhau.
2 3
TR của A3 là 1, 23 , 33 và VTR giống nhau.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 152 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG 7.2. CHÉO HÓA MA TRẬN

7.2 Chéo hóa ma trận


Định nghĩa 7.4 (Hai ma trận dồng dạng) 2 ma trận vuông A, B ∈ Mn gọi là đồng
dạng nếu tồn tại ma trận khả nghịch P ∈ Mn thỏa

A = P BP −1 .

Định lý 7.5 .
Hai ma trận đồng dạng thì cùng đa thức đặc trưng.

Chú ý:

• Cho A, B ∈ Mn đồng dạng: A = P BP −1 .


Gọi x 6= 0 là VTR của B ứng với TR λ: Bx = λx.

A.P x = P BP −1 .P x = P.Bx = P.λx = λ.P x.

Điều này chứng tỏ P x là VTR của A ứng với TR λ.


Nhìn chung, 2 ma trận đồng dạng cùng tập trị riêng nhưng không cùng véc tơ riêng.
• 2 ma trận cùng đa thức
 đặctrưng thìchưachắc đồng dạng:
1 1 1 0
Xem 2 ma trận A = và I = cùng đa thức đặc trưng nhưng không
1 0 0 1
đồng dạng. Các em tự kiểm tra điều này.

Định nghĩa 7.6 (Ma trận chéo hóa được) .


Ma trận A gọi là chéo hóa được nếu A đồng dạng với ma trận chéo.
Tức là tồn tại ma trận P khả nghịch sao cho P −1 AP = D là ma trận chéo.

Chú ý:
 
1 1
• Không phải ma trận nào cũng chéo hóa được, ví dụ như A = .
0 1

• Chéo hóa ma trận A là cần tìm ma trận P và ma trận chéo D thỏa P −1 AP = D.


• Ta tìm cấu trúc ma trận P và D như sau:
Giả sử A được chéo hóa bởi ma trận P và D:
 
  λ1 0 . . . 0
P1 P2 . . . Pn  0 λ2 . . . 
P = ,D =  
. . . . . . . . . . . . 
|| || ||
0 0 . . . λn

Ta có P −1 AP = D ⇐⇒ AP = P D.
Lấy cột thứ k:
 
0
  . . . 
P1 P2 . . . Pn  
 λk  = λk .Pk , ∀k = 1, n.
A.Pk =
|| || ||  
. . . 
0

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 153 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
7.2. CHÉO HÓA MA TRẬN CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG

Điều này chứng tỏ các cột Pk của ma trận P là các VTR ứng với TR λk của ma
trận A.
Các phần tử chéo của D là các TR của A.
Để A chéo hóa được thì P phải khả nghịch. Tức là các cột VTR P1 , P2 , .., Pn ĐLTT.

Định lý 7.7 Ma trận A ∈ Mn chéo hóa được khi và chỉ khi tồn tại n VTR độc lập tuyến
tính.

Hệ quả

• A có n TR phân biệt thì chéo hóa được.

• A chéo hóa được khi và chỉ khi BHH=BĐS.

Để chéo hóa ma trận A, ta cần tìm tất cả các TR và cơ sở KG con riêng


 
1 3 3

Ví dụ 7.9 Chéo hóa ma trận A = −3 −5 −3 nếu được.
3 3 1

Bài giải
3 2
 trưng P (λ) = −λ − 3λ + 4.
Đa thức đặc
λ1 = 1 (BĐS=1)
Trị riêng
λ2 = −2 (BĐS=2).
λ1 = 1, giải hệ (A − 1I)x = 0
    
0 3 3 x1 1

⇐⇒ −3 −6 −3    
x2 = 0 ⇐⇒ x = −1 α.
3 3 0 x3 1
  
 1 

Cơ sở E1 là u1 = −1 và BHH=1=BĐS.
 
1
λ2 = −2, giải hệ (A + 2I)x = 0
      
3 3 3 x1 −1 −1
⇐⇒ −3 −3 −3 x2  = 0. ⇐⇒ x =  1  α +  0  β.
3 3 3 x3 0 1
    
 −1 −1 
Cơ sở E−2 là u2 =  1  , u3 =  0  và BHH=2=BĐS.
 
0 1
Vậy A chéo hóa được: P −1 AP = D với
   
1 −1 −1 1 0 0
P = −1 1 0 , D = 0 −2 0 
1 0 1 0 0 −2

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 154 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG 7.2. CHÉO HÓA MA TRẬN

 
2 4 3
Ví dụ 7.10 Chéo hóa ma trận A = −4 −6 −3 nếu được.
3 3 1

Bài giải 
3 2 λ1 = 1 (BĐS=1)
Đa thức đặc trưng: P (λ) = −λ − 3λ + 4. Trị riêng
λ2 = −2 (BĐS=2).
λ2 = −2, giải hệ    
4 4 3 0 −1
 −4 −4 −3 0  ⇐⇒ x = α  1 
3 3 3 0 0
Vì BHH = 1 < BDS = 2 nên A không chéo hóa được.
 
0 −8 6

Ví dụ 7.11 Chéo hóa A = −1 −8 7  và tính A2013 .
1 −14 11

Bài giải
Sinh viên tự tính TR và VTR. Suy ra
   
1 1 2 −2 0 0
P = 1 2 3 , D =  0 2 0
1 3 5 0 0 3

Ta có
P −1 AP = D ⇐⇒ A = P DP −1 =⇒ A2 = P DP −1 .P DP −1 = P D2 P −1 .
Suy ra
   2013  
1 1 2 −2 0 0 1 1 −1
A2013 = P D2013 P −1 = 1 2 3  0 22013 0  −2 3 −1 .
2013
1 3 5 0 0 3 1 −2 1

Chú ý: D là ma trận chéo. Để tính Dn ta chỉ cần mũ các phần tử trên đường chéo chính.

 
−1 2 3
Ví dụ 7.12 Cho A =  1 0 m.
−1 5 5

a. Tìm m để A có TR λ = −2.
b. Chéo hóa A.
c. Tìm một ma trận B thỏa B 3 = A.

Bài giải

a. A có TR λ = −2 ⇐⇒ det(A − (−2)I) = 0

−1 2 3

⇐⇒ 1 0 m = 0 ⇐⇒ 21 − 7m = 0 ⇐⇒ m = 3.
−1 5 5

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 155 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
7.2. CHÉO HÓA MA TRẬN CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG


−1 2 3
b. Với m = 3 suy ra A =  1 0 3.
−1 5 5


λ1 = −2 : BDS = 1
3 2
P (λ) = −λ + 4λ + 19λ + 14 =⇒ T R λ2 = −1BDS = 1 .


λ3 = 7BDS = 1
A có 3 TR phân biệt nên chéo hóa được.
    
1 2 3 x1 1
λ1 = −2. Giải hệ  1 2 3 x2  = 0 ⇐⇒ x =  10  α.
−1 5 7 x3  −7
0 2 3 x1 3
λ2 = −1. Giải hệ  1 1 3 x2  = 0 ⇐⇒ x =  3  α.
 −1 5 6   x3  −2

−8 2 3 x1 1
λ3 = 7. Giải hệ  1 −7 3    
x2 = 0 ⇐⇒ x = 1 α.
−1 5 −2 x3 2
−1
Ta viết A = P DP , trong đó
   
−2 0 0 1 3 1
D =  0 −1 0 , P =  10 3 1 .
0 0 7 −7 −2 2

c. Có vô số ma trận B thỏa B 3 = A. Ở đây, Thầy chỉ đưa ra một cách tìm ma trận B
như sau
Tìm B ở dạng B = P D0 P −1 . Ta cần tìm D0 sao cho B 3 = A

⇐⇒ P D03 P −1 = P DP −1 ⇐⇒ D03 = D.
 
−1 0
√ 0
Chọn D0 =  0 − 3 2 √0 . Khi đó, ma trận B là
3
0 0 7
   −1
1 3 1 −1 0
√ 0 1 3 1
B = P D0 P −1 =  10 3 1  0 − 3 2 √0   10 3 1 .
−7 −2 2 0 0 3
7 −7 −2 2
   
2 2 3 5
Ví dụ 7.13 Cho A = −2 m −6 . Tìm m để x = −1 là VTR của A. Với m vừa
  
1 2 4 −1
tìm được, hãy chéo hóa A nếu được.

Bài giải
x là VTR của A nếu tồn tại số λ thỏa Ax = λx
     
 (
2 2 3 5 5 5 = 5λ λ=1
⇐⇒ −2 m −6 −1 = λ −1 ⇐⇒ −m − 4 = −λ ⇐⇒ .

 m = −3
1 2 4 −1 −1 −1 = −λ.

Vậy với m = −3 thì x là VTR ứng với TR λ = 1

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 156 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG 7.3. MT ĐỐI XỨNG THỰC

 
2 2 3
Lúc này, A = −2 −3 −6
1 2 4
3 2
P (λ) = −λ + 3λ − 3λ + 1 =⇒ T R λ = 1 : BDS = 3.
Với λ = 1, giải hệ   
1 2 3 x1
−2 −4 −6 x2  = 0
1 2 3 x3
Rõ ràng r = 1 =⇒ BHH = 3 − r = 2 < BDS. Vậy A không chéo hóa được.
Ví dụ 7.14 Tìm ma trận vuông có TR là 2, −3, 1 và có VTR tương ứng là
     
2 1 1
   
v1 = 1 , v2 = 2 , v3 = 1 
1 1 1

Bài giải
A có 3 VTR v1 , v2 , v3 ĐLTT nên chéo hóa được
A = P DP −1
trong đó    
2 1 1 2 0 0
P = 1 2 1 , D = 0 −3 0
1 1 1 0 0 1

7.3 Chéo hóa trực giao ma trận đối xứng thực


Định nghĩa

i) Ma trận vuông thực A gọi là đối xứng thực nếu AT = A.

ii) Ma trận vuông P gọi là trực giao nếu P −1 = P T .

iii) Ma trận A gọi là chéo hóa trực giao được nếu tồn tại ma
trận trực giao P và ma trận chéo D thỏa

A = P DP −1 = P DP T .

Ma trận trực giao có tính chất


Tính chất ma trận trực giao Ma trận vuông P là trực
giao nếu các cột của P tạo thành 1 cơ sở trực chuẩn.

Định lý. cho A là ma trận đối xứng thực. Khi đó

i) Trị riêng A là những số thực.

ii) Các VTR ứng với các TR khác nhau thì vuông góc.

iii) A luôn chéo hóa trực giao được.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 157 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
7.3. MT ĐỐI XỨNG THỰC CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG

Các bước chéo hóa trực giao ma trận đối xứng


thực

Bước 1 Tìm TR

Bước 2 Tìm VTR và trực chuẩn các VTR.

Bước 3 Thành lập ma trận P và D.

Chú ý:

• Ma trận đối xứng thực luôn chéo hóa được nên không cần xác định BHH và BĐS.

• Để tìm cơ sở trực chuẩn của một không gian con riêng nào đó ta chọn một cơ sở
tùy ý rồi dùng quá trình Gram – Schmidt (nếu cần).
 
3 −2 4
Ví dụ 7.15 Chéo hóa trực giao ma trận A = −2 6 2.
4 2 3

Bài giải
3
Đa thức đặc trưng P (λ) = −λ  + 12λ2 − 21λ − 98. Trị riêng:
λ21  = −2, λ2 = 7.
2 3
λ1 = −2. Cơ sở E−2 là v1 =  1 . Cơ sở trực chuẩn f1 =  13 .
−2
 −2   3
1 −1
λ2 = 7. Cơ sở E7 là v2 = 0 , v3 =  2 .
1 0
Tìm cơ sở trực
 chuẩn bằng Gram-Schmidt:
1
1 √
2
e2 = v2 = 0 =⇒ f2 =  0  .
1 √1
 
2
     −1 

−1 1 −1 18
(v3 , e2 ) −1 1
0 =  4  =⇒ f3 =  √4  
e3 = v3 − e2 =  2  − 18 
(e2 , e2 ) 2 2 1
0 1 1 √
18
Cơ sở trực chuẩn của E7 là {f2 , f3 }.
Ta viết được A = P DP T , trong đó
2 1 −1
  
√ √
3 2 18 −2 0 0
1 
P = 3 0 √4  ,
18
D =  0 7 0
−2 √1 √1 0 0 7
3 2 18

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 158 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG 7.3. MT ĐỐI XỨNG THỰC

 
2 −1 −1
Ví dụ 7.16 Hãy chéo hóa trực giao ma trận đối xứng thực A =  −1 2 −1 
−1 −1 2

Đáp án

   
√1 − √12 − √16
3 0 0 0
 − √16 
P = √1
3
√1
2 , D= 0 3 0 
√1 0 2
√ 0 0 3
3 6

Ví dụ 7.17 Tìm ma trận đối xứng thực khác ma trận chéo có 3 trị riêng lần lượt là
2, −2, 1.

Bài giải
T
Ta tìm ma trận A ở dạng  A = P DP 
2 0 0
Với ma trận chéo D = 0 −2 0.
0 0 1
Ta tìm ma trận trực giao P như sau
Chọn một cơ sở E = {(1; 1; 0), (1; 0; 1), (1; 1; 1)}. Trực chuẩn E:
f1 = e1 = (1; 1; 0)
(e2 , f1 ) 1 1
f2 = e2 − f1 = (1; 0; 1) − (1; 1; 0) = (1; −1; 2).
(f1 , f1 ) 2 2
Chọn f2 = (1; −1; 2).
(e3 , f1 ) (e3 , f2 ) 2 2 1
f3 = e3 − f1 − f2 = (1; 1; 1) − (1; 1; 0) − (1; −1; 2) = (−1; 1; 1).
(f1 , f1 ) (f2 , f2 ) 2 6 3
Chọn f3 = (−1; 1; 1).
Thành lập ma trận P từ các véc tơ cơ sở trực chuẩn
 
1 1 1
√ √ −√
 2 6 3
 1 1 1 
√ −√ √ 
P = .
 2 6 3 
 2 1 
0 √ √
6 3

Khi đó, ma trận A cần tìm là


   
1 1 1 1 1 1 T
√ √ −√  √ √ −√
 2 6 3  2 6 3
 
 1 1 1  2 0 0   1 1 −1
 √   1 1 1
√ 
A = P DP T =  √ − √  0 −2 0  √ − √  =  1 1 1 .
 2 6 3  0 0 1  2 6 3 
 2 1   2 1  −1 1 −1
0 √ √ 0 √ √
6 3 6 3

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 159 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
7.4. TR,VTR CỦA AXTT CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG

7.4 Trị riêng - véc tơ riêng của ánh xạ tuyến tính


Định nghĩa 7.8 Cho KGVT V trên trường số K và axtt f : V −→ V .
Số λ gọi là TR của f nếu tồn tại véc tơ x 6= 0 thỏa

f (x) = λx.

Khi đó, x gọi là VTR ứng với TR λ của ma trận A.

Chú ý: x 6= 0 là VTR của f nếu x và f (x) cùng phương.


Trong chương trước, xem ánh xạ tuyến tính như một ma trận: TR và VTR của axtt giống
như TR và VTR ma trận.

Ví dụ 7.18 Cho axtt f là phép chiếu vuông góc xuống mặt phẳng x − y + 2z = 0. Tìm
TR và VTR của f .

Bài giải
Véc tơ pháp tuyến n = (1; −1; 2) =⇒ f (n) = 0.n: n là VTR( ứng với TR λ1 = 0.
f (a1 ) = 1.a1
Cặp véc tơ chỉ phương a1 = (1; 1; 0), a2 = (2; 0; −1) =⇒ .
f (a2 ) = 1.a2
Vậy < a1 , a2 > là không gian con riêng ứng với TR λ2 = 1.
Vì f : R3 −→ R3 nên không còn véc tơ riêng nào khác.

TR và VTR của ánh xạ


Cho E là cơ sở của KGVT V trên K. Axtt f : V −→ V .
Gọi A là ma trận của f trên trong cơ sở E: [f (x)]E = A[x]E .
Giả sử λ0 là TR của f : ∃x0 6= 0 và f (x0 ) = λx0 .

⇐⇒ [f (x0 )]E = λ0 [x0 ]E ⇐⇒ A[x0 ]E = λ0 [x0 ]E .

Suy ra [x0 ]E là VTR ứng với TR λ0 của ma trận A.

Trị riêng - véc tơ riêng của ánh xạ tuyến tính


Cho A là ma trận của axtt f : V −→ V trong cơ sở E.

i) Trị riêng A cũng là TR của f và ngược lại.

ii) x0 là VTR của A ứng với TR λ0 thì véc tơ x sao cho [x]E = x0
là VTR của f ứng với TR λ0 :

x = E.x0

Chú ý:

• TR của axtt và ma trận giống nhau.

• VTR của axtt và ma trận nhìn chung khác nhau.

• Nếu E là cơ sở chính tắc thì VTR của ma trận và axtt giống nhau.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 160 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG 7.4. TR,VTR CỦA AXTT

Ví dụ 7.19 Cho ánh xạ tuyến tính f : R3 → R3 , biết

f (x) = f (x1 , x2 , x3 ) = (5x1 − 10x2 − 5x3 , 2x1 + 14x2 + 2x3 , −4x1 − 8x2 + 6x3 ).

Tìm trị riêng, véc-tơ riêng của ánh xạ tuyến tính f .

Bài giải
Chọn E là cơ sở chính tắc. Ma trận của f trong E là
 
5 −10 −5
A= 2 14 2 .
−4 −8 6

Vì E là cơ sở chính tắc nên TR và VTR của A và f giống nhau

λ1 = 5, λ2 = 10.


5
λ1 = 5. Véc tơ riêng v1 = −2 α, α 6= 0.
4     
−2α − β −2 −1
λ2 = 10. Véc tơ riêng v2 =  α    
= α 1 + β 0  , α2 + β 2 > 0.
β 0 1

Ví dụ 7.20 Cho ánh xạ tuyến tính f : R3 → R3 , biết


f (1; 1; 1) = (2; 1; 3), f (1; 0; 1) = (6; 3; 5), f (1; 1; 0) = (−2; −1; −3).
Tìm TR-VTR của axtt f .

Bài giải
Chọn cơ sở E = {(1; 1; 1), (1; 0; 1), (1; 1; 0)}. Ma trận của f trong cơ sở E là
    
1 1 1 2 6 −2 2 2 −2
−1
A = E f (E) = 1 0 1    1 3 −1 =  1 3 −1 .
1 1 0 3 5 −3 −1 1 1

Tìm TR của A: λ1 = 0, λ2 = 2,λ3 =


 4. Đây cũng là TR của axtt f .
α
λ1 = 0 =⇒ VTR của A là x =  0  , α 6= 0.
α
Véc tơ riêng của f ứng với TR λ1 là
    
1 1 1 α 2α
v1 = Ex = 1 0 1  0  = 2α , α 6= 0.
1 1 0 α α

Tương tự cho trị riêng λ2 và λ3 :


   
2α 2α
v2 = α , v3 = α  , α 6= 0.
  
α 2α

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 161 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
7.5. CHÉO HÓA AXTT CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG

Ví dụ 7.21 Cho axtt f : R3 −→ R3 có ma trận trong cơ sở E = {(1; 1; 1), (1; 1; 2), (1; 2; 1)}
là  
2 −2 −1
A = −2 −1 −2
14 25 14
Tìm TR-VTR của f .

Bài giải
TR của A là λ1 = 3, λ2 = 6. Đâycũnglà TR của f .
α

λ1 = 3 =⇒ VTR của A là u1 = −α , α 6= 0.
α
VTR của f ứng với TR λ1 là
    
1 1 1 α α
v1 = E.u1 = 1 1 2 −α = 2α , α 6= 0.
1 2 1 α 0
 

Tương tự cho trị riêng λ2 : v2 = 13α , α 6= 0.

Ví dụ 7.22 Cho axtt f : R3 −→ R3 biết f có 3 TR là 2, 1, 0 và 3 VTR tương ứng là


(1; 1; 1), (1; 2; 1), (1; 1; 2).
Tìm f (x).

Bài giải
Theo giả thiết ta có:
f (1; 1; 1) = 2(1; 1; 1) = (2; 2; 2)
f (1; 2; 1) = 1.(1; 2; 1)
f (1; 1; 2) = 0.(1; 1; 2) = 0.
Đặt E = {(1; 1; 1), (1; 2; 1), (1; 1; 2)}. Ma trận của f trong cơ sở chính tắc là
  −1  
2 1 0 1 1 1 5 −1 −2
A0 = F (E).E = 2−1  2 0  1 2 1 
= 4 0 −2
2 1 0 1 1 2 5 −1 −2

Vậy f (x1 ; x2 ; x3 ) = (5x1 − x2 − 2x3 ; 4x1 − 2x3 ; 5x1 − x2 − 2x3 ).

7.5 Chéo hóa ánh xạ tuyến tính


Định nghĩa 7.9 Axtt f : V −→ V, dim V = n gọi là chéo hóa được nếu tồn tại cơ sở B
sao cho ma trận của f trong cơ sở này là ma trận chéo.

Giả sử f chéo hóa được, tức là tồn tại cơ sở B = {v1 ; v2 ; ..; vn } thỏa
 
λ1 0 0 . . . 0
 0 λ2 0 . . . 0 
 
AB = D =   0 0 λ3 . . . 0 .

. . . . . . . 
0 0 0 . . . λn

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 162 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG 7.5. CHÉO HÓA AXTT

Theo tính chất ma trận của axtt, ta có

[f (x)]B = D[x]B ⇐⇒ B −1 .f (x) = D.[x]B ⇐⇒ f (x) = BD[x]B


 
1
0
Thế x = v1 với chú ý v1 = 1.v1 + 0.v2 + .. + 0.vn =⇒ [x]B =  
. . ., ta được
0
 
λ1 0 0 ... 0    
 0 λ2 0 . . . 0  1 λ1
  0  0
f (v1 ) = B 
 0 0 λ3 . . . 0
   = B   = λ1 v1 .
 . . . . . . 
. . . . . . . . . 
0 0
0 0 0 . . . λn

Điều này chứng tỏ v1 là VTR ứng với TR λ1 .


Hoàn toàn tương tự, ta cũng chứng minh được vk là VTR ứng với TR λk , k = 1, 2, .., n.

Định lý 7.10 Axtt f : V −→ V, dim(V ) = n chéo hóa được khi và chỉ khi f có n véc tơ
riêng độc lập tuyến tính.
Khi đó cơ sở B gồm các véc tơ riêng.

Hệ quả Cho A là ma trận của axtt f : V → V, dim V = n trong cơ sở E.


f chéo hóa được khi và chỉ khi A chéo hóa được.
Tương đương với BHH= BĐS

Các bước chéo hóa ánh xạ tuyến tính:

B1) Tìm tất cả các TR và VTR của f .

B2) Chọn cơ sở gồm các VTR của f .

B = {v1 ; v2 ; ..; vn }.

Khi đó ma trận của f trong cơ sở B là ma trận chéo


 
λ1 0 0 ... 0
 0 λ2 0 ... 0 
 
D=  0 0 λ3 ... 0  .
. . . . . . . 
0 0 0 . . . λn

Ví dụ 7.23 Cho axtt f : R3 −→ R3 biết

f (x) = (2x1 − 2x2 − x3 ; −2x1 − 1x2 − 2x3 ; 14x1 + 25x2 + 14x3 ).

Chéo hóa f (nếu được).

Bài giải  
2 −2 −1
Ma trận của f trong cơ sở chính tắc A = −2 −1 −2.
14 25 14

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 163 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
7.5. CHÉO HÓA AXTT CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG

(
λ1 = 3 : BDS = 1
TR của A là
λ2 = 6 : BDS = 2.
 
−1

λ2 = 6 =⇒ VTR của A là v2 = −2 α : BHH = 1 < BDS.
8
Vậy f không chéo hóa được.

Ví dụ 7.24 Cho axtt f : R3 → R3 , biết

f (1; 1; 1) = (1; −7; 9), f (1; 0; 1) = (−7; 4; −15), f (1; 1; 0) = (−7; 1; −12).

Chéo hóa f (nếu được).

Bài giải
Ma trận của f trong cơ sở E = {(1; 1; 1), (1; 0; 1), (1; 1; 0)} là
 −1    
1 1 1 1 −7 −7 1 −4 −4
A = E −1 f (E) = 1 0 1 −7 4 1  =  8 −11 −8 
1 1 0 9 −15 −12 −8 8 5

Phương trình đặc trưng



3 2 2 λ1 = 1 : BDS = 1
−λ − 5λ − 3λ + 9 = 0 ⇔ −(λ − 1)(λ + 3) = 0 ⇐⇒
λ2 = −3 : BDS = 2.
 
1
Với λ1 = 1 =⇒ u1 =  2  α, α 6= 0.
−2
Véc tơ riêng tương ứng của f là
    
1 1 1 1 1

v1 = Eu1 = 1 0 1   2 α = −1 α
 
1 1 0 −2 3

   
 1 1 
λ2 = −3. Cơ sở E−3 của A là u2 = 1 , u3 = 0 .
  
 
0 1
Tương tự suy ra cơ sở E−3 của f ứng với TR λ2 là
    
 2 2 
v2 = Eu2 = 1 , v3 = Eu3 = 2 .
  
 
2 1

Vậy B = {(1, −1, 3), (2, 1, 2), (2, 2, 1)} và ma trận của axtt f trong cơ sở B là
 
1 0 0
D =  0 −3 0  .
0 0 −3

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 164 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG 7.6. BÀI TẬP

Kiến thức cần nắm


1. Các khái niệm TR, VTR, đa thức đặc trưng, BĐS, BHH.
2. Cách tính đa thức đặc trưng để tìm TR, VTR.
3. PP chéo hóa một ma trận và ứng dụng.
4. Tính chất Ma trận trực giao và ma trận đối xứng thực.
PP chéo hóa trực giao ma trận đối xứng thực.
5. Nắm vững mối liên hệ giữa TR, VTR của ma trận và axtt.
6. PP chéo hóa axtt

7.6 Bài tập


Câu 1) Cho A là ma trận cấp n khả nghịch. Chứng minh rằng nếu A chéo hóa và khả
nghịch thì A−1 chéo hóa được.
Câu 2) Chứng tỏ nếu ma trận vuông A cấp n chéo hóa được thì AT cũng chéo hóa được.
Câu 3) Chứng tỏ nếu B đồng dạng với A và A chéo hóa được thì B cũng chéo hóa được.
Câu 4) (*) Cho A ∈ n là ma trận phản đối xứng thực. Chứng minh rằng nếu số thực λ
là TR của A thì λ = 0.
Tổng quát hơn: mọi TR của A luôn có phần thực bằng 0. Hay nói cách khác, A
chỉ có TR thuần ảo.
Nếu n lẻ thì A luôn có TR bằng 0. Các tính chất này không đúng nếu A là ma
trận phức.
Câu 5) (*) A là ma trận trực giao thì mọi TR đều có modul bằng 1.
 
1 −2
Câu 6) Cho ma trận A = . Tìm m để A có TR λ = 1 − 2i. Hãy tìm tất cả
3+i m
các TR và VTR của A với m vừa tìm được.
 
1 1 0
Câu 7) Tìm m để λ = −2 là TR của ma trận A = 2 m −1.
3 1 1
   
1 0 1 −1
Câu 8) Tìm a, b để x = a là VTR của ma trận A =  2 1 3 .
b −1 0 2
   
1 −2 2 1
Câu 9) Tìm m để x = −1 là VTR của ma trận A =  1 −1 1 .
4 2 4 −1

Câu 10) Chéo hóa các ma trận sau (nếu được):

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 165 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
7.6. BÀI TẬP CHƯƠNG 7. TRỊ RIÊNG - VÉC TƠ RIÊNG

   
−1 4 −2 0 −4 −6
a. −3 4 0  , d. −1 0 −3 ,
−3 1 3 1 2 5
   
4 2 2 5 0 0 0
b. 2 4 2 , 0 5 0 0
e. A = 
1

2 2 4 4 −3 0 
 
4 0 −2 −1 −2 0 −3
c. 2 5 4  ,
0 0 5
 
7 4 16
Câu 11) Cho ma trận A =  2 5 m . Tìm m để A có TR bằng 1. Với m vừa tìm
−2 −2 −5
2014
được, hãy tính A .

ĐA: m=8
   
2 2 −1 1
Câu 12) Cho ma trận A = 1 3 −1 . Tìm m để x = 1 là VTR của A. Với m
  
1 −1 m 0
3
vừa tìm được, hãy tìm 1 ma trận B thỏa B = A.

ĐA: m=0

Câu 13) Cho ánh xạ tuyến tính f : R2 → R2 . f (x1 ; x2 ) = (x1 + 2x2 ; 2x1 + 4x2 ).

(a) Tìm cơ sở và số chiều của imf và kerf .


(b) Tìm tất cả các TR và VTR của f .
(c) Chéo hóa f (nếu được).
(d) Tính A20
E.

Câu 14) Cho axtt f : R3 → R3 . E = {e1 = (1; 1; 0); e2 = (2; 1; 1); e3 = (1; 0; 2)} là cơ sở
của R3 . f (e1 ) = (0; 0; 4), f (e2 ) = (1; 3; 8), f (e3 ) = (3; 5; 6)}.

(a) Tìm f (x), cơ sở và số chiều của nhân và ảnh.


(b) Tìm tất cả các TR và véc tơ riêng của f .
(c) Tìm ma trận B sao cho B 3 = AE0 .
(d) Chéo hóa f (nếu được).

Câu 15) Trong không gian Oxyz, cho axtt f là phép đối xứng qua mặt phẳng P : 4x1 −
3x2 + 2x3 = 0. Hãy tìm TR và VTR của f . Từ đó chéo hóa f (nếu được).

Câu 16) Trong không gian Oxyz, cho axtt f là phép chiếu vuông góc xuống đường thẳng
(
x1 − 2x2 + x3 = 0
∆:
3x1 − 4x2 + 2x3 = 0

Hãy tìm TR và VTR của f . Từ đó chéo hóa f (nếu được).

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 166 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
.

Nội dung

• Định nghĩa dạng toàn phương

• Đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc

• Phân loại dạng toàn phương

8.1 Định nghĩa


Định nghĩa 8.1 Dạng toàn phương trong Rn là một hàm thực f : Rn → R,
∀x = (x1 , x2 , . . . , xn )T ∈ Rn : f (x) = xT .A.x,
trong đó A là ma trận đối xứng thực và được gọi là ma trận của dạng toàn phương (trong
cơ sở chính tắc).

Chú ý: Rn là các véc tơ viết dưới dạng cột. xT là để chuyển lại dưới dạng hàng để phép
toán xT Ax thực hiện được

Ví dụ 8.1
   
x1 2 −3
Cho x = ,A = . Ma trận của dạng toàn phương trong R2 là
x2 −3 4
  
T
 2 −3 x1
f = x Ax = x1 x2 = 2x21 − 6x1 x2 + 4x22 .
−3 4 x2

Dạng toàn phương trong R2


  
 A B x1
f = x1 x2 = Ax21 + 2Bx1 x2 + Cx22
B C x2

Dạng toàn phương trong R3


  
 A D E x1
f = x1 x2 x3  D B F   x2 
E F C x3
2 2 2
= Ax1 + Bx2 + Cx3 + 2Dx1 x2 + 2Ex1 x3 + 2F x2 x3 .

Ví dụ 8.2 Cho dạng toàn phương trong R3 : f (x) = 2x21 − 3x22 + 4x23 − 2x1 x2 + 6x1 x3 .
 
2 −1 3
Ma trận của dạng toàn phương là A = −1 −3 0.
3 0 4

167
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
8.2. DẠNG CHÍNH TẮC CHƯƠNG 8. DẠNG TOÀN PHƯƠNG

8.2 Đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc


Định nghĩa 8.2 (Dạng chính tắc của dạng toàn phương) Cho dạng toàn phương
f = xT Ax, x ∈ Rn .
Giả sử P là ma trận khả nghịch cấp n, ta đặt

x = P y =⇒ f = y T P T AP y := y T Dy

Nếu D là ma trận chéo thì

f = y T Dy = λ1 y12 + λ2 y22 + · · · + λn yn2

gọi là dạng chính tắc của dạng toàn phương f .


Phép biến đổi x = P y gọi là phép biến đổi không suy biến.

Chú ý:

• Mọi dạng toàn phương luôn có dạng chính tắc của nó.

• Có nhiều dạng chính tắc y T Dy của một dạng toàn phương xT Ax.

Cho dạng toàn phương f (x) = xT Ax, x ∈ Rn .


A là ma trận đối xứng thực nên chéo hóa được

A = P DP T .

Khi đó f = xT Ax = xT P DP T x = (P T x)T .D.(P T x).


Đặt y = P T x ⇐⇒ x = P y, ta được

f = y T Dy = λn yn2 + λn yn2 + · · · + λn yn2 .

Dạng toàn phương xT Ax được đưa về dạng chính tắc bằng phép biến đổi

x = Py

gọi là phép biến đổi trực giao (P là mt trực giao).


Vì A là mt đối xứng thực nên luôn chéo hóa trực giao được

Phép biến đổi trực giao: Mọi dạng toàn phương f = xT Ax luôn
đưa được về dạng chính tắc bằng phép biến đổi trực giao

B1: Viết ma trận A của dạng toàn phương.

B2: Chéo hóa A bởi ma trận trực giao P và ma trận chéo D.

B3: Kết luận: dạng chính tắc cần tìm là f = y T Dy.


Phép biến đổi cần tìm x = P y.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 168 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 8. DẠNG TOÀN PHƯƠNG 8.2. DẠNG CHÍNH TẮC

Ví dụ 8.3 Đưa dạng toàn phương


f (x1 , x2 ) = 4x21 − 6x1 x2 − 4x22 .
về dạng chính tắc bằng phép biến đổi trực giao. Nêu rõ phép biến đổi.

Bài giải
 
4 −3
Ma trận của f là A = .
−3 −4 
4 − λ −3
Đa thức đặc trưng P (λ) = = λ − 25. Tri riêng của A là λ1 = −5
2
−3 −4 − λ λ2 = 5
 3 
     √
1 −3 x1 3  10 
λ1 = −5 : = 0 ⇐⇒ v1 = =⇒ P1 =  1 .
−3 9 x2 1 √
 110 
     √
−9 −3 x1 1  10 
λ1 = 5 : = 0 ⇐⇒ v1 = =⇒ P2 =  −3 .
−3 −1 x2 −3 √
10
Vậy dạng chính tắc của dạng toàn phương là
f = −5y12 + 5y22
Phép biến đổi tương ứng là
 3 1 
  √ √
x1  10 10 
x = P y ⇐⇒ = 1 −3 
x2 √ √
10 10

Ví dụ 8.4 Đưa dạng toàn phương


f (x1 , x2 , x3 ) = −4x1 x2 − 4x1 x3 + 3x22 − 2x2 x3 + 3x23
về dạng chính tắc bằng phép biến đổi trực giao. Nêu rõ phép biến đổi.
Bài giải
 
0 −2 −2
Ma trận của dạng toàn phương A =  −2 3 −1 
−2 −1 3
p(λ) = −λ3 + 6λ2 − 32 =⇒ T R : λ1 = −2, λ2 = λ3 = 4.
 2 

6
 √1

Với λ1 = −2, ta có P1 =  6 .
√1
6  
 
− √15 − √230
Với λ2 = λ3 = 4, ta có P2 =  √2  , P3 =  1 
 − √30  .
5
0 √5
 30
√2 − √15 − √230
6
 √1 √2 − √130 
Do đó ma trận trực giao P =  6 5 .
√1 0 √5
6 30
Dạng chính tắc f = −2y12 + 4y22 + 4y32 và phép biến đổi tương ứng x = py.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 169 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
8.2. DẠNG CHÍNH TẮC CHƯƠNG 8. DẠNG TOÀN PHƯƠNG

Thuật toán Lagrange

Bước 1) Chọn 1 số hạng x2k có hệ số khác không.


Lập thành 2 nhóm: 1 nhóm gồm tất cả các số hạng chứa
xk , nhóm còn lại không chứa xk .

Bước 2) Trong nhóm đầu tiên: lập thành bình phương.

Bước 3) Lặp lại quá trình cho nhóm thứ 2 cho đến khi dược dạng
tổng bình phương.

Ví dụ 8.5 Đưa dạng toàn phương f (x1 , x2 , x3 ) = x21 + 2x22 − 7x23 − 4x1 x2 + 8x1 x3 về dạng
chính tắc bằng phương pháp Lagrange.

Bài giải

Vì các hệ số x21 , x22 , x23 khác 0 nên ta có thể gom theo x1 , x2 hoặc x3 . Ở đây, Thầy gom
theo x1 trước.

f (x) = [x21 − 4x1 (x2 − 2x3 )] + [2x22 − 7x23 ]


= [x21 − 4x1 (x2 − 2x3 ) + 4(x2 − 2x3 )2 ] − 4(x2 − 2x3 )2 + 2x22 − 7x23
= (x1 − 2x2 + 4x3 )2 − 2x22 + 16x2 x3 − 23x23 .
Làm tương tự cho x2

−2x22 + 16x2 x3 − 23x23 = −2(x22 − 8x2 x3 + 16x23 ) + 9x23


= −2(x2 − 4x3 )2 + 9x23
=⇒ f (x) = (x1 − 2x2 + 4x3 )2 −2(x2 − 4x3 )2 + 9x23 .

Đặt  
 y1 = x1 − 2x2 + 4x3  x1 = y1 + 2y2 + 4y3
y2 = x2 − 4x3 → x2 = y2 + 4y3
 
y 3 = x3 x3 = y3
Dạng chính tắc cần tìm là f (x) = g(y) = y12 − 2y22 + 9y32 .

Ví dụ 8.6 Đưa dạng toàn phương f = x1 x2 − 2x2 x3 về dạng chính tắc bằng thuật toán
Lagrange.

Bài giải
Vì f không có số hạng bình phương nên ta sẽ làm xuất hiện bình phương như sau. Đặt


x1 = y1 + y2
x2 = y 1 − y 2


x3 = y 3

Suy ra
f = y12 − y22 − 2(y1 − y2 )y3 = [y12 − 2y1 y3 ] − y22 + 2y2 y3
= (y1 − y3 )2 − y32 − y22 + 2y2 y3 = (y1 − y3 )2 − (y2 − y3 )2 .

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 170 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 8. DẠNG TOÀN PHƯƠNG 8.3. PHÂN LOẠI DẠNG TOÀN PHƯƠNG

Đặt   

z1 = y1 − y3 
y1 = z1 + z3 
x1 = z1 + z2 + 2z3
z2 = y2 − y3 ⇐⇒ y2 = z2 + z3 =⇒ x2 = z1 − z2

 
 

z3 = y3 y3 = z3 x3 = z3
Lúc này, ta có dạng chính tắc là

f = z12 − z22 +0.z32 .

Ví dụ 8.7 Đưa dạng toàn phương f = x21 + 4x1 x2 + 4x1 x3 + 4x22 + 16x2 x3 + 4x23 về dạng
chính tắc bằng thuật toán Lagrange.

Bài giải

f (x) = [x21 + 4x1 (x2 + x3 )] + 4x22 + 16x2 x3 + 4x23


= (x1 + 2x2 + 2x3 )2 − 4(x2 + x3 )2 + 4x22 + 16x2 x3 + 4x23
= (x1 + 2x2 + 2x3 )2 + 8x2 x3 .

Phần còn lại 8x2 x3 không có số hạng bình phương. Ta đặt


 
 x
 1 + 2x 2 + 2x 3 = y 1 
x1 = y1 + 4y2
x2 = y 2 + y 3 ⇐⇒ x2 = y2 + y3 .

 

x3 = y 2 − y 3 x3 = y2 − y3

Dạng chính tắc cần tìm là f = y12 + 8y22 − 8y32 .

8.3 Phân loại dạng toàn phương


Phân loại dạng toàn phương . Dạng toàn phương f (x) = xT Ax
được gọi là

• xác định dương nếu ∀x 6= 0 : f (x) > 0.

• xác định âm nếu ∀x 6= 0 : f (x) < 0.


(
∀x ∈ Rn : f (x) > 0,
• nửa xác định dương nếu
∃x0 6= 0 : f (x0 ) = 0.
(
∀x ∈ Rn : f (x) 6 0,
• nửa xác định âm nếu
∃x0 6= 0 : f (x0 ) = 0.
(
f (x1 ) < 0,
• không xác định dấu nếu ∃x1 , x2 ∈ Rn :
f (x2 ) > 0.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 171 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
8.3. PHÂN LOẠI DẠNG TOÀN PHƯƠNG CHƯƠNG 8. DẠNG TOÀN PHƯƠNG

Ví dụ 8.8 Phân loại dạng toàn phương f = x21 + 5x22 + 4x23 − 4x1 x2 − 2x2 x3 .

Dùng thuật toán Lagrange: f (x) = (x1 − 2x2 )2 + (x2 − x3 )2 + 3x23 ≥ 0



 x1 − 2x2 = 0
f (x) = 0 ⇐⇒ x2 − x3 = 0 ⇔ x = 0.

x3 = 0
Vậy f là dạng toàn phương xác định dương.

Tính chất Cho dạng toàn phương ở dạng chính tắc

f = λ1 y12 + λ2 y22 + . . . + λn yn2

• Nếu λk > 0, ∀k thì f xác định dương.

• Nếu λk < 0, ∀k thì f xác định âm.


(
∀k = 1..n : λk > 0,
• Nếu thì f nửa xác định dương.
∃k0 : λk0 = 0
(
∀k = 1..n : λk 6 0,
• Nếu thì f nửa xác định âm.
∃k0 : λk0 = 0

• Nếu ∃k1 , k2 : λk1 λk2 < 0 thì f không xác định dấu.

Ghi chú: Trong trường hợp f ≡ 0 ⇐⇒ λk = 0∀k = 1, 2.., n thì ta không cần xét.
Nếu dùng biến đổi trực giao đưa về dạng chính tắc thì các λk là các TR. Do đó, dựa vào
TR ta có thể phân loại được dạng toàn phương.

Định nghĩa 8.3 Giả sử dạng toàn phương đưa về chính tắc được:

f = λ1 y12 + λ2 y22 + · · · + λn yn2 .

Số các hệ số dương được gọi là chỉ số dương quán tính.


Số các hệ số âm được gọi là chỉ số âm quán tính.

Luật quán tính Chỉ số dương quán tính và chỉ số âm quán


tính của dạng toàn phương là những đại lượng bất biến không
phụ thuộc vào cách đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc.

Có nghĩa là: ta có vô số phép biến đổi đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc. Tức là
có vô số dạng chính tắc của dạng toàn phương cho trước. Tuy nhiên, chỉ số quán tính của
tất các các dạng chính tắc này đều giống nhau.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 172 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 8. DẠNG TOÀN PHƯƠNG 8.3. PHÂN LOẠI DẠNG TOÀN PHƯƠNG

Định nghĩa 8.4 (Định thức con chính) Cho ma trận vuông A cấp n.
Định thức con chính cấp k của A là định thức của ma trận con Ak được lấy từ k hàng
và k cột đầu tiên của A.
 
a11 a12 a13 . . . a1n
 a21 a22 a23 . . . a2n 
 
A=
 a31 a32 a33 . . . a3n 

 ... ... ... ... ... 
an1 an2 an3 . . . ann
Các định thức con chính

a11 a12 a13
a a
∆1 = |a11 |, ∆2 = 11 12 , ∆3 = a21 a22 a23 , . . . , ∆n = det(A).
a21 a22 a31 a32 a33

Tiêu chuẩn Sylvester Cho dạng toàn phương f (x) = xT Ax

i) f (x) xác định dương khi và chỉ khi

∆i > 0, ∀i = 1, 2, . . . , n.

ii) f (x) xác định âm khi và chỉ khi

(−1)i ∆i > 0, ∀i = 1, 2, . . . , n.

Chú ý: Sylvester chỉ kết luận được cho trường hợp xác định dương và xác định âm, 3
trường hợp còn lại không kết luận được mà phải dùng Lagrange hoặc trị riêng.
Ví dụ 8.9 Phân loại dạng toàn phương f (x) = 5x21 + x22 + 5x23 + 4x1 x2 − 8x1 x3 − 4x2 x3 .
Bài giải  
5 2 −4
Ma trận của dạng toàn phương f là A =  2 1 −2 
−4 −2 5
Ta có

5 2 −4
5 2
∆1 = 5 > 0, ∆2 = = 1 > 0, ∆3 = 2
1 −2 = 1 > 0
2 1 −4 −2 5

Vậy f xác định dương theo tiêu chuẩn Sylvester.


Ví dụ 8.10 Cho dạng toàn phương f (x) = −5x21 − x22 − mx23 − 4x1 x2 + 2x1 x3 + 2x2 x3 .
Với giá trị nào của m thì dạng toàn phương f xác định âm.
Bài giải  
−5 −2 1
Ma trận của dạng toàn phương f là A =  −2 −1 1 . Ta có
1 1 −m

−5 −2 1
−5 −2
∆1 = −5 < 0, ∆2 = = 1 > 0, ∆3 = −2 −1 1 = −m + 2.
−2 −1
1


1 −m

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 173 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
8.3. PHÂN LOẠI DẠNG TOÀN PHƯƠNG CHƯƠNG 8. DẠNG TOÀN PHƯƠNG

f xác định âm khi và chỉ khi




∆1 < 0,
∆2 > 0, ⇐⇒ −m + 2 < 0 ⇐⇒ m > 2.


∆3 < 0

Ví dụ 8.11 Tìm m để dạng toàn phương sau không xác định dấu

f (x) = x21 + 5x22 + mx23 − 4x1 x2 + 6x1 x3 + 2x2 x3 .

Bài giải
Trường hợp không xác định dấu thì không thể dùng Sylvester.
Vì ma trận dạng toàn phương có m nên biện luận dấu của TR là rất khó.
Ta nên dùng Lagrange như sau

f (x) = (x21 − 4x1 x2 + 6x1 x3 ) + 5x22 + mx23 + 2x2 x3


= (x1 − 2x2 + 3x3 )2 + x22 + 14x2 x3 + (m − 9)x23
= (x1 − 2x2 + 3x3 )2 + (x2 + 7x3 )2 + (m − 58)x23 .

2 hệ số đầu tiên dương. Để f không xác định dấu thì

m − 58 < 0 ⇐⇒ m < 58.

 
5 2 m
Ví dụ 8.12 Tìm m để ma trận A =  2 1 1  có 2 TR dương và 1 TR âm.
m 1 4

Bài giải
Việc biện luận dấu của đa thức đặc trưng P (λ) là rất khó. Ta sử dụng luật quán tính giải
quyết bài này.
Xét dạng toàn phương f = xT Ax.
A có 2 TR dương và 1 TR âm tức là f có 2 chỉ số dương và 1 chỉ số âm trong dạng chính
tắc.
Để tìm chỉ số quán tính trong trường hợp này, ta dùng Lagrange là tốt nhất.

f = xT Ax = 5x21 + x22 + 4x23 + 4x1 x2 + 2mx1 x3 + 2x2 x3


= [x22 + 2x2 .(2x1 + x3 )] + 5x21 + 4x23 + 2mx1 x3
= (x2 + 2x1 + x3 )2 − (2x1 + x3 )2 + 5x21 + 4x23 + 2mx1 x3
= (x2 + 2x1 + x3 )2 + x21 + 3x23 + 2(m − 2)x1 x3
= (x2 + 2x1 + x3 )2 + (x1 + (m − 2)x3 )2 + 3x23 − (m − 2)2 x23
= (x2 + 2x1 + x3 )2 + (x1 + (m − 2)x3 )2 + (−m2 + 4m − 1)x23 .
Để f có 2 chỉ số dương, 1 chỉ số âm thì
 √
2 m < 2 − √3
−m + 4m − 1 < 0 ⇐⇒
m > 2 + 3.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 174 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 8. DẠNG TOÀN PHƯƠNG 8.3. PHÂN LOẠI DẠNG TOÀN PHƯƠNG

Ví dụ 8.13 Cho dạng toàn phương f = 3x2 + 2xy + 3y 2 .

a. Đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc bằng phép biến đổi trực giao.

b. Trong mặt phẳng Oxy, cho đường cong (C) có phương trình

3x2 + 2xy + 3y 2 + 8 2y − 4 = 0.

Tìm phương trình chính tắc của C. Nhận xét C là đường gì?

c. Vẽ C.

Bài giải
 
3 1
a. Ma trận của dạng toàn phương là A = .
1 3
3−λ 1
Đa thức đặc trưng của A là P (λ) = det(M − λI) = = λ2 − 6λ + 8.

1 3−λ
Trị riêng của A là λ1 = 2, λ2 = 4.
!
√1
2
Với λ1 = 2 : P1 = .
− √12
!
√1
2
Với λ2 = 4 : P2 = √1
.
2
!
√1 √1
2 2
Ma trận của phép biến đổi trực giao P = .
− √12 √1
2
 1 1

 x = √ x0 + √ y 0
Với phép biến đổi X = P Y hay 2 2
 1 0 1
 y = − √ x + √ y0
2 2
02 02
Dạng chính tắc là f = 2x + 4y .
 1 1

 x = √ x0 + √ y 0
b. Thế 2 2 vào phương trình của (C), ta được
 1 0 1
 y = − √ x + √ y0
2 2

x02 + 2y 02 − 4x0 + 4y 0 − 2 = 0 ⇐⇒ (x0 − 2)2 + 2(y 0 + 1)2 = 8.

Đặt
 1 1 1
 
x = √ x00 + √ y 00 + √
x00 0
=x −2 2 2 2
=⇒ 1 00 1 00 3
y 00 = y0 + 1 
y = − √ x + √ y − √
2 2 2
ta được
x002 y 002
+ = 1. (∗)
8 4
Vậy C là 1 Elip.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 175 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
8.3. PHÂN LOẠI DẠNG TOÀN PHƯƠNG CHƯƠNG 8. DẠNG TOÀN PHƯƠNG

c. Vẽ C dựa vào phương trình chính tắc trong hệ trục Ox00 y 00 . Muốn vậy ta phải vẽ 2 trục
Ox00 và Oy 00 .
Trục Ox00 có phương trình y 00 = 0, suy ra

 1 1

x = √ x00 + √
2 2 √
1 00 3 =⇒ x + y = − 2.

y = − √ x − √
2 2

Trục Oy 00 có phương trình x00 = 0, suy ra

 1 1

x = √ y 00 + √
2 2 √
1 00 3 =⇒ x − y = 2 2

y = √ y − √
2 2

√ √
Độ dài trục Ox00 là 2a = 2.√ 8 = 4 2.
Độ dài trục Oy 00 là 2b = 2. 4 = 4.

Ox00
2

C
−3 −2 −1 0 1 2 3 4 5
−1

−2

−3

−4

Oy 00
−5

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 176 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 8. DẠNG TOÀN PHƯƠNG 8.4. BÀI TẬP

Kiến thức cần nắm


1. Dạng toàn phương và ma trận dạng toàn phương
2. Đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc bằng pbđ trực
giao và Lagrange.
3. Phân loại dạng toàn phương: có 5 loại.
4. Dùng Sylvester để xét tính xác định dương và âm của
dạng toàn phương.
5. Nắm vững luật quán tính và áp dụng vào một số bài tập
6. Vận dụng dạng toàn phương để phân loại 3 đường
Conic(elip, hyperbol, parabol). Từ đó vẽ đường bậc 2.

8.4 Bài tập


Câu 1. Đưa dạng toàn phương sau về dạng chính tắc bằng 2 phương pháp: phép biến đổi
trực giao và thuật toán Lagrange. Nêu rõ phép biến đổi.

(a) f = −x21 + x22 − 5x23 + 6x1 x3 + 4x2 x3 .


(b) f = 2x1 x2 + 4x1 x3 + 4x2 x3 + 3x23 .
(c) f = 4x1 x2 + 6x1 x3 + 12x2 x3 + 3x22 + 8x23 .

Câu 2. Tìm m để dạng toàn phương f = x21 − 6x1 x2 + mx22 + 2x2 x3 + 2x23 xác định âm.
 
3 2 1
Câu 3. Tìm m để A = 2 2 4  xác định dương.
1 4 m

Câu 4. Tìm m để f = 2x21 + 4x1 x2 − mx22 + 2x1 x3 + 6x2 x3 + x23 .

(a) Tìm m để f nửa xác định dương.


(b) Tìm m để f không xác định dấu.
 
1 2 1
Câu 5. Cho ma trận A = 2 m 0.
1 0 3

a. Tìm m để A xác định dương.


b. Tìm m để tất cả các TR của A lớn hơn -1.
c. Tìm m để A có 2 trị riêng dương và 1 trị riêng âm.
d. Tìm m để A có đúng 1 trị riêng lớn hơn 1.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 177 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
8.4. BÀI TẬP CHƯƠNG 8. DẠNG TOÀN PHƯƠNG

Câu 6. Nhận dạng và vẽ đường cong trong mặt phăng Oxy có phương trình
√ √
5x2 + 8xy + 5y 2 − 4 2x + 6 2y − 2 = 0.

1
Câu 7. Chứng minh rằng, đường cong có phương trình y = là 1 hyperbol. Tìm tọa độ
x
tiêu điểm.
√ √
Câu 8. Vẽ đường cong có phương trình 5x2 + 8xy + 5y 2 − 4 2x + 6 2y − 2 = 0.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 178 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Chương 9. Các đề thi cuối kỳ
Đề ôn số 1
Câu 1. Tìm ma trận X thỏa AX − 2AT = 3B + 2I, trong đó
   
1 1 1 0 1 2
A = 1 2 1  , B =  2 1 0
2 1 −1 −1 0 1

Câu 2. Trong R4 , cho 2 không gian con F =< (1; 1; 1; 1), (1; 2; 1; 0) >, G =< (2; 2; 1; 1), (2; 3; 3; 2) >.
Tìm cơ sở và số chiều của F ∩ G và F + G.
Câu 3. Trong R3 , cho tích vô hướng (x, y) = x1 y1 + 2x2 y2 − x2 y3 − x3 y2 + 5x3 y3 . Cho
u = (1; 2; 3), v = (−1; 1; 0)
a) Tính d(u, v).
b) Tính cos(u, v)
Câu 4. Trong R4 với tích vô hướng chính tắc, cho không gian con F =< (1; 1; 1; 1), (1; 2; 1; 0) >.
(a) Tìm cơ sở và số chiều của F ⊥ .
(b) Cho u = (1; 2; 3; 4). Tìm d(u, F ).
Câu 5. Cho ánh xạ tuyến tính f : R3 → R3 có ma trận trong cơ sở E = {(1; 1; 1), (2; 3; 1), (1; 0; 1)}.
a) Tính f (3; 0; 4)
b) Tìm cơ sở và số chiều của nhân và ảnh của f .
 
−2 2 3
Câu 6. Cho ma trận A =  1 −1 3. Tính A5 .
2 5 4

Câu 7. Trong R2 cho dạng toàn phương f = −3x21 + 6x1 x2 + 5x22 . Đưa dạng toàn phương
về dạng chính tắc bằng phép biến đổi trực giao. Nêu rõ phép biến đổi.

Đề ôn số 2
Câu 1. Tìm ma trận X thỏa (X − 2I)A = 3B − 3X, trong đó
   
1 2 1 −1 1 2
A = 1 2 3  , B =  2 4 1
1 0 −1 −1 2 1

Câu 2. Trong R4 , cho 2 không gian con


( (
x1 + x2 − 2x3 = 0 −x1 + x2 + 2x4 = 0
F : G:
2x1 − x2 + x3 + x4 = 0 6x1 + 3x2 − 5x3 − x4 = 0

Tìm cơ sở và số chiều của F ∩ G và F + G.

179
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 9. CÁC ĐỀ THI CUỐI KỲ

Câu 3. Trong R3 , cho tích vô hướng (x, y) = 2x1 y1 + 2x1 y2 + 2x2 y1 + 3x2 y2 + 3x3 y3 . Cho
u = (1; −2; 2), v = (−2; 1; −1)

a) Tính d(u, v).


b) Tính cos(u, v)

Câu 4. Trong R4 với tích vô hướng chính tắc, cho không gian con F =< (2; 1; 0; 1), (−1; 1; 1; 3) >.

(a) Tìm cơ sở và số chiều của F ⊥ .


(b) Cho u = (2; 0; 1; 4). Tìm d(u, F ).

Câu 5. Cho ánh xạ tuyến tính f : R3 → R3 thỏa f (1; 1; 1) = (2; 1; 1), f (2; 1; 1) =
(3; −1; −2), f (1; 2; 3) = (8; −1; −3)

a) Tính f (1; 5; 8)
b) Tìm cơ sở và số chiều của nhân và ảnh của f .
 
3 1 3
Câu 6. Cho ma trận A = 2 2 3. Tính A6 .
1 3 8

Câu 7. Trong R3 cho dạng toàn phương f = 2x1 x2 + 4x1 x3 + 4x2 x3 + 3x23 . Đưa dạng
toàn phương về dạng chính tắc bằng phép biến đổi trực giao. Nêu rõ phép biến
đổi.

Đáp án đề ôn số 2
 
−43 69 66
1 
1. X = 51 98 −6 .
37
−9 48 −49

2. F ∩ G = {0} và F + G = R4 .

3
3. d(u, v) = 6; cos(u, v) = .
3
4. f (1; 5; 8) = (21; −2; −7).
Cơ sở của ker f là {(4; 1; 0)}.
Cơ sở của imf là {(1; −2; −3), (0; 5; 7)}.

5. Chéo hóa A = P DP −1 , trong đó


   
1 0 0 2 3 1
D = 0 2 0  ; P =  11 3 1
0 0 10 −5 −2 2

Khi đó
   −1
2 3 1 1 0 0 2 3 1
A6 = P D6 P −1 =  11 3 1 0 32 0   11 3 1
−5 −2 2 0 0 106 −5 −2 2

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 180 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 9. CÁC ĐỀ THI CUỐI KỲ

6. Dạng chính tắc là f = −y12 − y22 + 5y32 . Phép biến đổi x = P y, trong đó
 
1 1 1
√ √ √
 2 3 6
 1 1 1 
− √ √ √ 
P = 
 2 3 6
 1 2 
0 −√ √
3 6

Đề dự thính học kỳ II. Năm học 2013-2014

Câu 1: Tìm ma trận X ∈ M3 thỏa (X + 2B)A = B T − I, trong đó I là ma trận đơn vị


cấp 3 và    
2 1 1 2 0 −1
A=  3 2 0 , B =  1 3 2 .
−1 1 −3 −1 0 1

Câu 2: Giải hệ phương trình tuyến tính




 x1 + x2 + 2x3 + 3x4 = −13

2x + 2x + x + 3x
1 2 3 4 =1
3x1 + 3x2 + 2x3 + 5x4
 = −3


7x1 + 7x2 + 2x3 + 9x4 = 17

Câu 3: Trong R3 , cho tích vô hướng

(x, y) = 2x1 y1 + 3x2 y2 + x2 y3 + x3 y2 + x3 y3 ,

với x = (x1 ; x2 ; x3 ), y = (y1 ; y2 ; y3 ).


Tìm hình chiếu của véc tơ u = (3; 8; −4) xuống không gian con F = h(1; 0; −6), (0; 1; −5)i.

Câu 4: Cho ánh xạ tuyến tính f : R3 −→ R3 thỏa

f (1; 2; 1) = (2; −1; 3)


f (2; 3; −2) = (3; 2; 0)
f (1; 0; −6) = (1; −4; 9)

(a) Tìm f (3; 1; 1).


(b) Tìm cơ sở và số chiều của ker f và Imf .
 
−2 m 3
Câu 5: Cho ma trận A =  1 −2 3.
2 2 3
Tìm m để A có trị riêng bằng 5. Chéo hóa A với m vừa tìm được.

Câu 6: Trong R2 , cho dạng toàn phương

f (x, x) = −5x21 + 8x1 x2 + 10x22 , x = (x1 ; x2 ), y = (y1 ; y2 ).

Đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc bằng phép biến đổi trực giao. Nêu rõ
phép biến đổi.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 181 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 9. CÁC ĐỀ THI CUỐI KỲ

Đề thi hè 2014

1. Tìm ma trận X thỏa AX − X + B = C T , trong đó


   
2 −1 1 3 2  
2 −1 5
A = 2 4 −1 , B = −2 −4 , C =
6 1 12
2 1 1 1 −5

2. Cho axtt f : R3 → R3 biết ma trận của f trong cơ sở E = {(−1; 2; −2), (2; 3; 2), (3; 1; 1)}
là  
1 −2 −1
A = −3 2 1 .
2 3 −4
Tìm f (7; 14; 42).

3. Trong R4 , cho 2 không gian con U =< (1; 2; −2; 1), (−1; −3; 1; −1) > và
 

4 x1 + 2x2 − 3x3 − 4x4 = 0, &
V = (x1 ; x2 ; x3 ; x4 ) ∈ R .
2x1 + 3x2 + 2x3 − 39x4 = 0

Tìm cơ sở và số chiều của U ∩ V .

4. Trong R4 với tích vô hướng chính tắc, cho không gian con

U =< (1; 2; 3; −1), (3; −2; 1; −4) > .

(a) Tìm cơ sở và số chiều của KG bù trực giao U ⊥ .


(b) Tìm hình chiếu vuông góc của z = (1; −2; −3; −5) xuống U ⊥ .

5. Trong R2 , cho tích vô hướng

(x, y) = 3x1 y1 + 4x1 y2 + 4x2 y1 + 7x2 y2 , x = (x; x2 ), y = (y1 ; y2 ).

Tính khoảng cách giữa 2 véc tơ u và 2v, trong đó u = (2; 5), v = (6; 1).

6. Cho ma trận  
38 4 −2
A = −63 6 −11 .
−72 −16 −8
Tính A2014 .

7. Đưa dạng toàn phương

f = −5x21 − 5x22 + 16x23 − 14x1 x2 + 28x1 x3 − 28x2 x3 .

về dạng chính tắc bằng phép biến đổi trực giao. Nếu rõ phép biến đổi.

Đáp án
 
8 25
1. X = (A − I)−1 (C T − B) = −12 −33.
−21 −54

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 182 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 9. CÁC ĐỀ THI CUỐI KỲ

   
7 −63
2. [f (7; 14; 42)] = EAE −1 14 =  49 .
42 −112

3. Cơ sở của U ∩ V là {(1; 9; 5; 1)}.

4. Cơ sở U ⊥ là {(1; 1; −1; 0), (10; −1; 0; 8)}.


1
P rU ⊥ (z) = (−73; 114; −97; −136).
69
p √
5. d(u, 2v) = (u − 2v, u − 2v) = 123.
   
0 2 −1 (−16)2014 0 0 0 2 −1
6. A2014 = 1 −9 2   0 202014 0  1 −9 2 
2 0 1 0 0 322014 2 0 1
 1 −1 
√ √ √1
 2 3 6
−1 
7. f = −12y12 − 12y22 + 30y32 . Phép biến đổi x = P y, P =  √12 √1
3

6
0 √1 √2
3 6

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 183 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 9. CÁC ĐỀ THI CUỐI KỲ

ÑEÀ THI HOÏC KYØ I NAÊM HOÏC 2010-2011


Moân hoïc: Ñaïi soá tuyeán tính.
Thôøi gian laøm baøi: 90 phuùt. Ñeà thi goàm 8 caâu.
Sinh vieân khoâng ñöôïc söû duïng taøi lieäu.
HÌNH THÖÙC THI: TÖÏ LUAÄN. CA 1

 
1 +2 i 2 −i √
Caâu 1 : Cho ma traän A = . Ñaët z =det( A) . Tính 5
z.
1 +2 i 3 +2 i
   
1 −1 0 −2 3 6
Caâu 2 : Cho hai ma traän A =   −1 2 1  vaø B =  1

−2 .
5 
3 −3 1 3 1 7
Tìm ma traän X thoûa 2 I + AX = B T .

x1 
 + x2 − x3 − 2 x4 = 0

2 x1  + x2 − 3 x3 − 5 x4 = 0
Caâu 3 : Giaûi heä phöông trình 

 3 x1 + x2 − 5 x3 − 8 x4 = 0
5 x1 + 3 x2 − 7 x3 − 1 2 x4 = 0

Caâu 4 : Trong IR , cho tích voâ höôùng


3

( x, y) = ( ( x1 , x2 , x3 ) , ( y1 , y2 , y3 ) ) = 3 x1 y1 + 2 x1 y2 + 2 x2 y1 + 5 x2 y2 + x3 y3 .
Tìm ñoä daøi cuûa veùcto u = ( 1 , 2 , −1 ) .
Caâu 5 : Cho aùnh xaï tuyeán tính f : IR3 −→ IR3 , bieát
f ( 1 , 1 , 1 ) = ( −6 , −3 , −3 ) , f( 1 , 1 , 0 ) = ( 6 , 5 , 2 ) , f( 1 , 0 , 1 ) = ( 6 , 2 , 5 ) .
Tìm taát caû caùc veùcto rieâng cuûa f öùng vôùi trò rieâng λ1 = 3 .
Caâu 6 : Cho aùnh xaï tuyeán tính f : IR3 −→ IR3 , bieát
f ( x) = f( x1 , x2 , x3 ) = ( 2 x1 + x2 − 3 x3 , x1 + 2 x2 + x3 , x1 − 2 x3 ) .
Tìm ma traän cuûa f trong cô sôû E = {( 1 , 1 , 1 ) , ( 1 , 1 , 0 ) ; ( 1 , 0 , 0 ) }
Caâu 7 : Ñöa daïng toaøn phöông f ( x1 , x2 ) = 5 x21 − 4 x1 x2 + 8 x22 veà daïng chính taéc baèng bieán ñoåi TRÖÏC
GIAO. Neâu roõ pheùp ñoåi bieán.
Caâu 8 : Cho ma traän vuoâng thöïc A caáp 3, X1 , X2 , X3 ∈ IR3 laø 3 veùcto coät, ñoäc laäp tuyeán tính. Bieát
A · X1 = X2 , A · X2 = X3 , A · X3 = X1 . Tìm taát caû trò rieâng vaø veùcto rieâng cuûa A3 .

CHUÛ NHIEÄM BOÄ MOÂN

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 184 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 9. CÁC ĐỀ THI CUỐI KỲ

ÑEÀ THI HOÏC KYØ I NAÊM HOÏC 2010-2011


Moân hoïc: Ñaïi soá tuyeán tính.
Thôøi gian laøm baøi: 90 phuùt. Ñeà thi goàm 8 caâu.
Sinh vieân khoâng ñöôïc söû duïng taøi lieäu.
HÌNH THÖÙC THI: TÖÏ LUAÄN. CA 2

√ 2 +6 i √
Caâu 1 : Cho z thoûa phöông trình ( 3 + 2 i) z + = 3 iz + ( 3 + i) ( 2 − i) . Tính 10 z.
1 +i
   
1 1 1 −2 1 2
Caâu 2 : Cho hai ma traän A =  1 2 1  vaø B =  3 0 1   .
  

1 1 2 1 4 2
Tìm ma traän X thoûa 3 B + AX = I, trong ñoù I laø ma traän ñôn vò caáp 3.
Caâu 3 : Trong IR3 , cho tích voâ höôùng
( x, y) = ( ( x1 , x2 , x3 ) , ( y1 , y2 , y3 ) ) = 4 x1 y1 + 5 x2 y2 + 2 x2 y3 + 2 x3 y2 + 2 x3 y3 .
Tìm khoaûng caùch giöõa hai veùcto u = ( 1 , 2 , −1 ) vaø v = ( 2 , 1 , 3 ) .
Caâu 4 : 
Tìm cô sôû vaø soá chieàu cuûa khoâng gian nghieäm cuûa heä

 x1 + x2 − x3 − 2 x4 = 0

 2 x
1 + x2 − 3 x3 − 5 x4 = 0


 7 x1 + 4 x2 − 8 x3 − 1 3 x4 = 0
5 x1 + 3 x2 − 7 x3 − 1 2 x4 = 0

Caâu 5 : Cho aùnh xaï tuyeán tính f : IR3 −→ IR3 , bieá  t ma traän cuû
 a f trong cô sôû
1 −1 2
E = {( 1 , 1 , 1 ) , ( 1 , 1 , 0 ) ; ( 1 , 0 , 1 ) } laø A = 
 2 3 5 .
3 7 8
Tìm ma traän cuûa f trong cô sô E1 = {( 1 , 2 , 1 ) , ( 1 , 1 , 2 ) ; ( 1 , 1 , 1 ) } .
Caâu 6 : Cho aùnh xaï tuyeán tính f : IR3 −→ IR3 , bieát nhaân cuûa f sinh ra bôûi hai veùcto ( 1 , 1 , 2 ) , ( 1 , 2 , 1 )
vaø f ( 1 , 1 , 0 ) = ( −1 , −1 , 0 ) . Tìm taát caû caùc trò rieâng vaø veùcto rieâng cuûa aùnh xaï f .
Caâu 7 : Ñöa daïng toaøn phöông f ( x1 , x2 , x3 ) = 2 x21 + 8 x22 + 2 x23 − 2 x1 x2 + 4 x1 x3 + 6 x2 x3 veà daïng chính
taéc baèng bieán ñoåi Lagrange (bieán ñoåi sô caáp). Neâu roõ pheùp ñoåi bieán.
Caâu 8 : Cho ma traän vuoâng thöïc A caáp 2, X1 , X2 ∈ IR2 laø hai veùcto coät, ñoäc laäp tuyeán tính. Bieát
A · X1 = X2 , A · X2 = X1 . Tìm taát caû trò rieâng vaø veùcto rieâng cuûa A100 .

CHUÛ NHIEÄM BOÄ MOÂN

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 185 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 9. CÁC ĐỀ THI CUỐI KỲ

ÑEÀ THI HOÏC KYØ I NAÊM HOÏC 2010-2011


Moân hoïc: Ñaïi soá tuyeán tính.
Thôøi gian laøm baøi: 90 phuùt. Ñeà thi goàm 8 caâu.
Sinh vieân khoâng ñöôïc söû duïng taøi lieäu.
HÌNH THÖÙC THI: TÖÏ LUAÄN. CA 2
Thang ñieåm. Caâu 7: 1.0 ñieåm, moãi caâu coøn laïi: 1.5 ñieåm.
   
2 2 1 3 1 2
Caâu 1 : Cho hai ma traän A = 
 2  vaø B =  −1
5 3  
2  .
4 
2 3 5 2 6 3
Tìm ma traän X thoûa AX − X = B T .

x 
 + 2 y − z + t = 1

2 x  + 3 y − 3 z + t = 3
Caâu 2 : Giaûi heä phöông trình 

 3 x + 7 y − 5 z + 2 t = 5
5 x + 1 2 y − 9 z + 3 t = 9

Caâu 3 : Trong IR3 ,vôùi tích voâ höôùng


( x, y) = ( ( x1 , x2 , x3 ) , ( y1 , y2 , y3 ) ) = 3 x1 y1 + 5 x2 y2 + 2 x3 y3 ,
cho khoâng gian con F = {( x1 , x2 , x3 ) |x1 + 2 x2 − x3 = 0 }. Tìm moät cô sôû tröïc chuaån cuûa F .
 
3 0 −1
Caâu 4 : Cheùo hoùa(neáu ñöôïc) ma traän A = 
 1 2 .
−1 
2 0 0
Caâu 5 : Cho aùnh xaï tuyeán tính f : IR3 −→ IR3 , bieá  t ma traän cuûa f trong cô sôû
1 −2 1
E = {( 1 , 1 , 0 ) , ( 1 , 0 , 1 ) , ( 1 , 1 , 1 ) } laø A =  3 2 . Tìm f( 4 , 3 , 6 ) .
0 

−1 3 4
Caâu 6 : Ñöa daïng toaøn phöông f ( x1 , x2 ) = 2 x21 + 8 x1 x2 + 1 7 x22 veà daïng chính taéc baèng bieán ñoåi
TRÖÏC GIAO. Neâu roõ pheùp ñoåi bieán.
Caâu 7 : Cho aùnh xaï tuyeán tính f laø pheùp quay trong heä truïc 0xyz moät goùc φ, quanh truïc 0z, ngöôïc
kim ñoàng hoà theo höôùng döông oz. Tìm ma traän cuûa aùnh xaï f trong cô sôû chính taéc cuûa R3 .
AÙp duïng: Cho φ = π/3 . Tìm aûnh cuûa hình töù dieän ABCD, vôùi
A( 1 , 2 , 1 ) , B( −2 , 1 , 3 ) , C( 2 , −1 , 1 ) , D( 0 , 3 , 1 ) .

CHUÛ NHIEÄM BOÄ MOÂN

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 186 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 9. CÁC ĐỀ THI CUỐI KỲ

ÑEÀ THI HOÏC KYØ I NAÊM HOÏC 2011-2012


Moân hoïc: Ñaïi soá tuyeán tính.
Thôøi gian laøm baøi: 90 phuùt. Ñeà thi goàm 7 caâu.
Sinh vieân khoâng ñöôïc söû duïng taøi lieäu.
HÌNH THÖÙC THI: TÖÏ LUAÄN. CA 2
Thang ñieåm. Caâu 7: 1.0 ñieåm, moãi caâu coøn laïi: 1.5 ñieåm.
   
4 2 1 2 3 5
Caâu 1 : Cho hai ma traän A = 
 2 7 3   vaø B =  −2

1  .
4 
2 3 7 2 1 7
Tìm ma traän X thoûa AX = 3 X + BT .

x 
 + 2 y + z − t = 1

2 x  + 5 y + 3 z − t = 2
Caâu 2 : Giaûi heä phöông trình 

 3 x + 8 y + 5 z − t = 3
7 x + 1 8 y + 1 1 z − 3 t = 7

Caâu 3 : Trong IR3 ,vôùi tích voâ höôùng


( x, y) = ( ( x1 , x2 , x3 ) , ( y1 , y2 , y3 ) ) = 3 x1 y1 − x1 y2 − x2 y1 + 5 x2 y2 + 2 x3 y3 ,
cho hai veùctô u = ( 1 , 2 , 1 ) , v = ( 2 , 3 , −1 ) . Tìm khoaûng caùch giöõa hai veùctô naøy.
 
2 0 0
Caâu 4 : Cho ma traän A = 1 2 −1 .Tính A2012 .


1 0 1
Caâu 5 : Cho aùnh xaï tuyeán tính f : IR3 −→ IR3 , bieá  t ma traän 
cuûa f trong cô sôû
2 −1 1
E = {( 1 , 1 , 0 ) , ( 1 , 0 , 1 ) , ( 1 , 1 , 1 ) } laø A =  3 2 4 . Tìm moät cô sôû vaø soá chieàu cuûa nhaân

4 5 7
cuûa aùnh xaï tuyeán tính f.
Caâu 6 : Ñöa daïng toaøn phöông f ( x1 , x2 ) = 2 x21 + 8 x1 x2 + 1 7 x22 veà daïng chính taéc baèng bieán ñoåi
TRÖÏC GIAO. Neâu roõ pheùp ñoåi bieán.
Caâu 7 : Cho aùnh xaï tuyeán tính f laø pheùp ñoái xöùng trong heä truïc 0xyz qua maët phaúng y = 2 x. Tìm
ma traän cuûa aùnh xaï f trong cô sôû chính taéc cuûa R3 .
AÙp duïng: Tìm aûnh cuûa hình töù dieän ABCD, vôùi A( 1 , 2 , 1 ) , B( −2 , 1 , 3 ) , C( 2 , −1 , 1 ) , D( 0 , 3 , 1 ) .

CHUÛ NHIEÄM BOÄ MOÂN

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 187 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 9. CÁC ĐỀ THI CUỐI KỲ

Trường Đại học Bách Khoa Tp HCM Đề thi cuối kỳ năm học 2013-2014
Bộ môn: Toán Ứng Dụng Môn: Đại số tuyến tính-Ca 2

Ngày thi 22 tháng 02 năm 2014


Thời gian 90 phút.
(Sinh viên KHÔNG được sử dụng tài liệu)
   
0 −1 0 −1 2
   
Câu 1. (1,5đ) Cho 3 ma trận A =    
 2 3 −1  , B =  −1 4  , C =
0 1 1 0 5
!
−1 −1 5
. Tìm ma trận X sao cho AX + X + B = C T
6 2 12
Câu 2.(1,5đ) Cho ma trận của ánh xạ tuyến tính f : R3 → R3 trong cơ sở
 
−1 2 3
 
B = {(1, 1, 0), (0, 1, 2), (0, 3, 1)} là A =  
 1 1 0  . Hãy tìm cơ sở và số chiều
0 3 3
của nhân của ánh xạ tuyến tính f.
Câu 3.(1,5đ) Trong R4 cho 2 không gian con U =< (1, 4, 2, 1), (2, 3, −1, 1) >
và ( )
2x − x + x = 0, &
1 2 3
V = (x1 , x2 , x3 , x4 )
6x1 − 12x2 + 6x3 − 5x4 = 0

Tìm cơ sở và số chiều của U ∩ V


Câu 4.(1,5đ) Trong R4 với tích vô hướng chính tắc, cho không gian con
U =< (1, 1, 4, −1), (3, 1, 1, −2) > .

1. Tìm cơ sở và số chiều của không gian bù trực giao U ⊥ .

2. Tìm hình chiếu vuông góc của z = (11, −7, 7, 7) xuống U ⊥

cb) = π . Tính khoảng cách giữa 2 véc tơ


Câu 5.(1đ) Cho ||a|| = 1, ||b|| = 2, (a,
3
2a + b và a − 3b.  
5 6 3
 
Câu 6.(1,5đ) Cho ma trận A =  
 −1 0 1  . Tính A .
2014

1 2 −1
Câu 7.(1,5đ) Đưa dạng toàn phương sau về dạng chính tắc bằng biến đổi TRỰC
GIAO. Nêu rõ phép đổi biến.

f (x1 , x2 , x3 ) = x21 + x22 + x23 + 4x1 x2 + 4x1 x3 + 4x2 x3

Chủ nhiệm bộ môn

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 188 PGS.TS. Nguyễn Đình Huy
Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 9. CÁC ĐỀ THI CUỐI KỲ

Trường Đại học Bách Khoa Tp HCM Đề thi cuối kỳ năm học 2013-2014
Bộ môn: Toán Ứng Dụng Môn: Đại số tuyến tính-Ca 1

Ngày thi 22 tháng 02 năm 2014


Thời gian 90 phút.
(Sinh viên KHÔNG được sử dụng tài liệu)
   
1 −3 −2 3 1 −1
   
Câu 1.(1,5đ) Cho hai ma trận A = 
 3 6 2   
 và B =  5 3 1 .
4 2 −1 3 1 5
T
Tìm ma trận X thỏa (A + B )X = 3X + 2A − 4B.
Câu 2.(1,5đ) Trong R3 ,với tích vô hướng

(x, y) = ((x1 ; x2 ; x3 ), (y1 ; y2 ; y3 )) = 3x1 y1 + 2x2 y2 + 4x3 y3 ,

cho không gian con F = {(x1 ; x2 ; x3 )|2x1 − 3x2 + x3 = 0} và véc tơ u = (2; 1; 1).

1. Tìm hình chiếu vuông góc của véc tơ u xuống không gian con F .

2. Tính khoảng cách từ u đến F .

Câu 3.(1,5đ) Cho ánh xạ tuyến tính f : R3 −→ R3 , biết ma trận của f trong
 
1 −2 1
 
cơ sở E = {(1; 2; 3), (2; 3; 5), (3; 5; 7)} là A = 
 3 4 1 . Tính f (6; 4; 3).

2 5 7
Câu 4.(1,5đ) Cho ánh xạ tuyến tính f : R3 −→ R3 , biết
f (2; 1; 4) = (1; 2; −1), f (1; 1; 5) = (2; 1; 3), f (3; 2; 8) = (4; 1; 2).
Tìm ma trận của f trong cơ sở E = {(1;
 2; 1), (2; 1; 1),
 (1; 1; 1)}.
1 3 −1
 
Câu 5.(1,5đ) Cho ma trận A =  −1 5 −1 

.
−1 3 1

1. Tìm trị riêng, véc tơ riêng của A.

2. Suy ra trị riêng, véc tơ riêng của A−1 .

Câu 6.(1,5đ) Đưa dạng toàn phương sau về dạng chính tắc bằng phép biến
đổi trực giao, nêu rõ phép đổi biến

f (x1 , x2 , x3 ) = 3x21 + 5x22 + 3x23 − 2x1 x2 + 2x1 x3 − 2x2 x3 .


 
−61 31 31
 
Câu 7.(1đ) Tìm ma trận A thỏa A5 =   −93 63 31 .

−93 31 63

Chủ nhiệm bộ môn

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 189 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
PGS.TS. Nguyễn Đình Huy
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 9. CÁC ĐỀ THI CUỐI KỲ

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 190 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
10.1 Hướng dẫn cài đặt matlab
Matlab có nhiều phiên bản, hiện nay người thường sử dụng phiên bản từ 2010-1013. Các
phiên bản này cài đặt là giống nhau, gồm các bước như sau:

1. Nên chép phần mềm vào máy để lưu trữ lại rồi cài đặt. Chú ý cấu hình máy tính
phải tương thích với phần mềm: nếu máy tính của bạn xài win 32bit (hoặc 64 bit)
thì bạn phải chọn phiên bản matlab 32bit(hoặc 64 bit) tương ứng. Để kiểm tra cấu
hình máy, bạn nhấn tổ hợp phiếm "lá cờ window + R" rồi gõ vào chữ "dxdiag" ->
OK, sẽ hiện ra một bảng cấu hình máy của bạn.

2. Vào thư mục chứa matlab, click vào flie setup.

Chương trình sẽ thực thi và hiện ra bảng sau

Chỗ này quan trọng, bạn phải chọn dòng ở dưới "Install without using the internet".
Click vào next

191
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
10.1. CÀI ĐẶT CHƯƠNG 10. MATLAB

Tới đây, ban cứ click vào next và OK, lần lượt hiện ra các bảng sau

Bước này là bước crack, bạn chọn dòng đầu "I have the File installation Key
for my license ". Tiếp theo, bạn vào thư mục matlab được chép vào máy: mat-
lab/crack/install. Trong này có 2 phần, phần đầu có dòng
1) choose "install manually without using the internet"
2) enter the "file installation key"
55013-56979-18948-50009-49060
3) use "license_standalone.dat" when asked for license file
Copy phần số ở trên, paste vào "installation Key" rồi click "next"

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 192 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 10. MATLAB 10.1. CÀI ĐẶT

Click "next" và "OK" liên tục lần lượt hiện ra các bảng sau

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 193 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
10.1. CÀI ĐẶT CHƯƠNG 10. MATLAB

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 194 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 10. MATLAB 10.1. CÀI ĐẶT

Click "install", quá trình cài đặt bắt đầu: mất khoảng 20 phút.

Click next

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 195 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
10.1. CÀI ĐẶT CHƯƠNG 10. MATLAB

Bước này quan trọng. Bạn cần click vào Browse, dẫn tới thư mục matlab theo đường
dẫn đến file "crack", chọn file " lic_standalone.dat".

Click "next", "OK" là xong.


Cài đặt xong, bạn nên restart lại máy.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 196 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 10. MATLAB 10.2. GIỚI THIỆU

10.2 Giới thiệu về matlab

Matlab là một phần mềm cao cấp dùng để giải các bài toán. Để khởi động MATLAB ta
bấm đúp vào icon của nó. Các file MATLAB có dạng *.m và chỉ chạy trong môi trường
MATLAB. MATLAB xử lí số liệu như là ma trận. Khi ta đánh lệnh vào cửa sổ lệnh, nó
sẽ được thi hành ngay và kết quả hiện lên màn hình. Nếu ta không muốn cho kết quả
hiện lên màn hình thì sau lệnh ta đặt thêm dấu “;”.
Cửa sổ thực thi lệnh gọi là Command window.

Để lập trình một bài, ta phải thực hiện trên cửa sổ editor. Mở editor bằng cách nhấn tổ
hợp phím Ctrl + N.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 197 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
10.3. CÁC LỆNH CƠ BẢN CỦA MATLAB CHƯƠNG 10. MATLAB

Sau khi lập trình trên editor, để chạy chương trình, ta nhấp chuột vào biểu tượng tam
giác màu xanh ở thanh công cụ phía trên editor hoặc là nhấn "F5".

10.3 Các lệnh cơ bản của matlab

Các phép toán cơ bản của matlab

+ : cộng *: nhân \: chia trái


- : trừ /: chia phải ˆ: lũy thừa

Các toán tử quan hệ

>: lớn hơn >=: lớn hơn hoặc bằng ==: bằng
<: nhỏ hơn <=: nhỏ hơn hoặc bằng =: khác

Các toán tử logic

&: và |: hoặc (or) ∼: không (not)

Các hằng số

pi: số π inf : vô cùng (inf)


i hoặc j: đơn vị ảo N aN : không phải số

Các hàm cơ bản trong toán

x
epx(x): e√ sign(x): dấu của x asin(x)
sqrt(x): x cos(x): atan(x)
log(x): ln x sin(x): cosh(x)
log10(x): log10 (x) tan(x): sinh(x)
abs(x): |x| acos(x): arccos(x) tanh(x)

10.4 Các lệnh cơ bản trong đại số

Số phức

z = 2 + 3 ∗ i: gán z = 2 + 3i ang(z): argument của z


z 0 : liên hợp của z real(z): phần thực của z
abs(z): modul của z imag(z): phần ảo của z

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 198 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 10. MATLAB10.5. MỘT SỐ LỆNH CƠ BẢN DÙNG TRONG LẬP TRÌNH

Ma trận
Nhập một ma trận

• Bao ma trận giữa cặp dấu ngoặc vuông [ ].

• Ngăn cách giữa 2 phần tử của cùng hàng là khoảng trống hoặc dấu ",".

• Kết thúc một hàng là dấu ";".

Véc tơ xem như trường hợp đặc biệt của ma trận


Ví dụ A = [2 1 4; −1, 0, 3] cho kết quả
 
2 1 4
.
−1 0 3

Các lệnh cơ bản trên ma trận

zeros(m, n): mt 0 cỡ m × n A− 1, inv(A): nghịch đảo của A


ones(m, n): mt toàn số 1 cỡ m × n Ak : Ak
eye(n): mt đơn vị cấp n A ∗ B: AB
rand(m, n): mt ngẫu nhiên m × n A.B: nhân các phần tử tương ứng của 2 mt.
[m, n] = size(A): hàng và cột của mt A A \ B: nghiệm của hệ Ax = B
length(A): max(hàng, cột) A(:, k): cột k của A
numel(A): số phần tử của A A(k, :): hàng k của A
A.0 : chuyển vị của A. A(1 : 3, :) 3 hàng đầu tiên của A
A0 : liên hợp của A A(:, 2 : end) lấy từ cột thứ 2 đến cột cuối
trace(A): vết của A của A
rank(A): hạng của A [A B]: ghép 2 mt theo cột
det(A): định thức của A [A; B]: ghép 2 ma trận theo hàng
rref (A): đưa A về mt bậc thang A(3, :) = [ ]: xóa bỏ hàng 3 của A
null(A): giải hệ Ax = 0

Không gian Euclide

dot(u, v): tích vô hướng 2 véc tơ u, v [P, ∼] = qr(A): trực chuẩn họ vt cột của A
norm(u): độ dài véc tơ u

Trị riêng

poly(A): đa thức đặc trưng của A [P, D] = eig(A) chéo hóa A = P DP −1


eig(A): trị riêng của A

10.5 Một số lệnh cơ bản dùng trong lập trình


Khai báo biến
Nếu nhập một biểu thức theo x hoặc ma trận chứa x thì phải khai báo biến

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 199 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
10.6. CẤU TRÚC ĐIỀU KIỆN VÀ VÒNG LẶP CHƯƠNG 10. MATLAB

syms x
khai báo nhiều biến: syms x y z
Ví dụ
syms x y
A=[1 2 x;2 0 x+y]
f=2*xˆ2+3*x*y;
z=2+4*i
Ta thấy A và f có chứa x, y nên phải khai báo biến x,y. Còn z không cần khai báo biến,
vì i là đơn vị thuần ảo được mặc định trong matlab.
Các lệnh clear all:
xóa bỏ dữ liệu
clc: xóa các ký tự trên màng hình
input: nhập tham số từ bàn phím
disp(0 abc0 ): viết ra màng hình các ký tự abc
unique(u): loại bỏ các số trùng nhau của mảng u.
[tu, mau] = numden(f ): tách tử mẫu của đa thức f
P = sym2poly(p): viết đa thức p dưới dạng véc tơ hệ số
poly2sym(P ): viết véc tơ hệ số về lại đa thức theo x
char(f ): chuyển biểu thức f về dạng ký tự.
eval(f ): cập nhật giá trị của f
subs(f, x, a): thế x bằng giá trị a trong biểu thức f. Một số toán tử isreal, isempty.. để
kiểm tra số thực và tập rỗng.

10.6 Cấu trúc điều kiện và vòng lặp

Điều kiện if
if <biểu thức điều kiện>
<phát biểu>
end
hoặc
if <biểu thức điều kiện 1>
<phát biểu 1>
elseif <biểu thức điều kiện 2>
<phát biểu 2>
....
else
<phát biểu k>
end
Ý nghĩa:
• nếu biểu thức 1 thỏa thì thực thi phát biểu 1.
• Nếu biểu thức 1 không thỏa, kiểm tra nếu thỏa phát biểu 2 thì thực thi phát biểu
2.
• Quá trình cứ tiếp tục
• Nếu các điều kiện không thỏa thì thực thi phát biểu k.

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 200 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CHƯƠNG 10. MATLAB 10.6. CẤU TRÚC ĐIỀU KIỆN VÀ VÒNG LẶP

Vòng lặp for


f ork = 1 : n
<phát biểu>
end

Ý nghĩa:
Cho k chạy từ 1 đến n (n là số cho trước). Thực thi lần lược các phát biểu ứng với các
giá trị của k.
Ta có thể cho k chạy từ 4 đến 10 bằng cách viết: k = 2 : 10
Cho k từ 3 đến 100 nhưng chỉ lấy số lẻ: k = 3 : 2 : 100
Cho k giảm dần từ 10 xuống 2: k = 10 : −1 : 2

Vòng lặp while


while <biểu thức>
<phát biểu>
end

Ý nghĩa:
Trong khi biểu thức thỏa thì thực thi phát biểu. Rồi tiếp tục kiểm tra biểu thức...
Khi dùng vòng lặp while thì phải ấn định 1 lúc nào đó, biểu thức không đúng nữa thì
vòng lặp dừng lại. Nếu biểu thức luôn thỏa thì vòng lặp vô hạn.
Đây là lỗi thường gặp trong lập trình. Lúc này các em phải bấm ctrl + C thì mới dừng
lại được.

Một số lệnh hỗ trợ


continue: bỏ qua một bước của vòng lặp mà không thực thi lệnh ở dưới.
break: thoát khỏi một vòng lặp.
return: kết thúc 1 function.
Ví dụ chương trình giải phương trình bậc 2 như sau
clear all
clc
syms x
a=input(’nhập hệ số a ’);
b=input(’nhập hệ số b ’);
c=input(’nhập hệ số c ’);
del=bˆ2-4*a*c
if a==0
disp(’Phuong trinh suy bien’)
else
if del>0
disp(’Phuong trinh co 2 nghiem phan biet’)
x1=(-b-sqrt(del))/(2*a)
x2=(-b+sqrt(del))/(2*a)
elseif del==0
disp(’Phuong trinh co nghiem kep’)

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 201 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
10.6. CẤU TRÚC ĐIỀU KIỆN VÀ VÒNG LẶP CHƯƠNG 10. MATLAB

x0=-b/(2*a)
else
disp(’Phuong trinh vo nghiem’)
end
end
ezplot(a*xˆ2+b*x+c)

Đại học Bách khoa TPHCM Trang 202 Ths.Nguyễn Hữu Hiệp
CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

You might also like