You are on page 1of 6

VAI TRÒ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI ĐỐI VỚI VIỆC THÚC ĐẨY

HỢP TÁC TOÀN DIỆN GIỮA VIỆT NAM - NA UY

1. Đặt vấn đề
2. Thực tiễn quan hệ VN-Na Uy hiện nay

Sau 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao có thể nói quan hệ hai nước đã và đang
phát triển rất tích cực và dần đi vào chiều sâu trên rất nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội.
Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn ở các cấp, kể cả ở cấp cao nhất.
- Phía Việt Nam:
+ Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1977)
+ Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1995),
+ Thủ tướng Phan Văn Khải (1999),
+ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (6/2008)
+ Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (6/2010)
+ Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (12/2013)
+ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân sang thăm NaUy (24 đến 26-5-2019)
- Phía Na Uy:
+ Thủ tướng Gro Harlem Brundtland (1996)
+ Nhà Vua Harald V và Hoàng hậu Sonja (2004)
+ Bộ trưởng Công Thương Trond Giske (4/2013)
+ Thái tử kế vị Na Uy Haakon và Công nương Mette-Marit (3/2014)
+ Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng Quốc hội Na Uy (9/2014)
+ Phó Chủ tịch Quốc hội Na Uy Kenneth Svendsen thăm song phương nhân dịp
dự IPU-132 (3/2015)
+ Thủ tướng Na Uy Erna Solberg thăm chính thức Việt Nam (16-18/4/2015)
Bên cạnh đó, 2 nước còn có nhiều cuộc gặp gỡ bên lề các hội nghị, sự kiện:
+ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Na Uy Erna Solberg đã
có cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ ba tại Hà Lan
(3/2014) và bên lề Hội nghị cấp cao ASEM 10 tại Mi-lan, Italia (10/2014)
+ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Na Uy Børge
Brende cũng đã có cuộc tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị cấp cao ASEM
10 tại Mi-lan, Italia (10/2014).

Hai bên có những cơ chế hợp tác hiệu quả như:

+ Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao (đã tổ chức được 7 phiên)
+ Đối thoại nhân quyền cấp Vụ trưởng Bộ Ngoại giao (đã tổ chức được 11 phiên)
nhằm tăng cường hiểu biết và hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể.

Na Uy tích cực hỗ trợ Việt Nam và kí kết các hiệp định:

+ Hiệp định hàng dệt may theo chế độ hạn ngạch


+ Bản ghi nhớ (MOU) về hỗ trợ hợp tác thương mại Việt Nam - Na Uy và thành
lập Tổ công tác song phương.
+ Việt Nam và khối Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) gồm Na Uy, Thụy Sĩ,
Iceland và Liechtenstein, khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do
(FTA).
+ Hiệp định khung về hợp tác phát triển
+ Tuyên bố chung về “Hợp tác thực hiện sáng kiến REDD+ cho những nước
đang phát triển”
+ Na Uy đã cam kết tiếp tục tài trợ hơn 30 triệu USD cho Chương trình Liên hợp
quốc về giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc hạn chế mất rừng và suy
thoái rừng ở Việt Nam giai đoạn II
+ Chương trình tín dụng ưu đãi cho các dự án cấp nước, xử lý nước thải và chất
thải rắn tại các tỉnh ở Việt Nam của Na Uy
+ Na Uy bắt đầu viện trợ cho lĩnh vực văn hóa tại Việt Nam thông qua Dự án
Transposition kết nối 12 tổ chức nghệ thuật (Nhà hát, Nhạc viện…)
+ Na Uy có chương trình học bổng của Cơ quan Hợp tác phát triển Na Uy
(NORAD) dành cho đào tạo cử nhân và thạc sĩ trong các trường Đại học tại Na
Uy hoặc ở một số nước khác, trong đó có Việt Nam
+ Na Uy khai trương chương trình thạc sỹ đầu tiên về nhân quyền hợp tác giữa
khoa luật, Đại học Oslo và khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
+ Na Uy giúp đào tạo một số cán bộ Công an nâng cao năng lực về nhân quyền
và đào tạo sỹ quan cảnh sát Liên hợp quốc làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại
các quốc gia, khu vực hay xảy ra xung đột.
+ Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và trốn lậu thuế
+ Hiệp định về các điều khoản và thủ tục chung cho hợp tác phát triển
+ Hiệp định hợp tác kinh tế mại và thương
+ Hiệp định vận chuyển hàng không
+ Hiệp định về nhận trở lại công dân
+ Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác con nuôi.

Có thể nói, Việt Nam coi Na Uy là đối tác chiến lược trong chính sách đối ngoại của
mình với cách thức phát triển cả ở chiều sâu và chiều rộng trên rộng khắp các lĩnh vực
từ chính trị, kinh tế cho đến văn hóa xã hội. Tuy chưa thể so sánh với các nước như Lào
(quan hệ đối tác đặc biệt); Nga, Ấn Độ, Trung Quốc (Đối tác chiến lược toàn diện); Mỹ
(Đối tác toàn diện);... nhưng ngoại giao Việt Nam - Na Uy cũng là một trong yếu tố
quan trọng trong tiến trình hội nhập toàn cầu và phát triển chính sách đối ngoại Ngoại
giao đa phương của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong mối quan hệ hợp tác cùng phát triển, Việt Nam vẫn còn tồn tại những
thiếu sót, lỗ hổng, một trong số đó là phát triển kinh tế biển. Có thể nói cả hai quốc gia
đều có đường bờ biển dài nhưng chúng ta chưa biết tận dụng yếu tố đó để phát triển sâu
rộng quan hệ đối tác chiến lược kinh tế. Vào tháng 5 vừa rồi, thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc có chuyến thăm sang Na Uy. Chuyến thăm lần này diễn ra trong bối cảnh Việt
Nam và Na Uy sắp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1971-2021). 48 năm
trước, Na Uy là một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức thiết lập quan
hệ ngoại giao với Việt Nam. Trả lời báo chí, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Grete Lochen
cho rằng, chuyến thăm chính thức Na Uy lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ
làm sâu sắc thêm tình hữu nghị truyền thống và tăng cường quan hệ hợp tác Na Uy -
Việt Nam theo hướng thực chất hơn và hiệu quả hơn. Ông có phát biểu rằng: “Gần nửa
thập kỷ quan hệ là nền tảng vững chắc để tình hữu nghị của chúng ta tiếp tục đơm hoa
kết trái. Theo tôi, chúng ta có thể hợp tác tốt hơn và hiệu quả hơn trong những lĩnh vực:
Kinh tế biển xanh và bền vững. Việt Nam và Na Uy đều là các quốc gia có đường bờ
biển dài và đã phát triển nghề cá trong nhiều thế kỷ. Hiện, chúng ta đều nằm trong tốp
10 quốc gia thủy sản lớn nhất thế giới. Na Uy và Việt Nam luôn tự hào về 30 năm hợp
tác trong lĩnh vực thủy sản, từ xây dựng chính sách tới hợp tác về giáo dục, đào tạo và
kinh doanh”. Qua đó có thể nói rằng, kinh tế biển hiện đang là tiềm năng vô cùng lớn
nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam, Na Uy, chúng ta cần tận dụng
cơ hội một cách triệt để, để gia tăng và kiến tạo nhiều cơ hội hợp tác mới. Nên thúc đẩy
các chương trình hợp tác kinh tế biển, thứ nhất là nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam
trên khu vực biển Đông, thứ hai tập hợp sự ủng hộ về chủ quyền biển Việt Nam của
bạn bè quốc tế, thứ ba là phát triển kinh tế và tạo ra nhiều bước ngoặt trong quan hệ
đối tác.

3. Vai trò của phương tiện thông tin đại chúng 2 nước trong việc thúc đẩy quan
hệ hợp tác song phương

3.1. Khái quát lực lượng TTĐC của 2 nước

i) TTĐC Na Uy

ii) TTĐC Việt Nam

3.2. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÁCH THỨC ĐƯA TIN CỦA TRUYỀN THÔNG
VIỆT NAM VÀ NA UY TRONG TIẾN TRÌNH HỢP TÁC PHÁT TRIỂN TOÀN
DIỆN QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NA UY

Với tầm quan trọng của mối quan hệ ngoại giao này, thông tin đối ngoại nói chung, báo
chí truyền thông trong nước nói riêng rất sát sao trong việc cập nhật tình hình, sự kiện
cũng như đưa tin phân tích về chính sách ngoại giao phát triển toàn diện giữa hai nước.
Các kênh truyền thông lớn như: VnExpress, Dân trí, Website Bộ Ngoại giao (MOFA),
Kênh VTV, VOV,...đều tích cực đưa tin về sự kiện ngoại giao diễn ra giữa Việt Nam
và Na Uy, bên cạnh đó, những trang báo chính thống của Na Uy như: Aftenposten, VG,
Dagbladet.Dagens Næringsliv (DN) ..., Hãng TV lớn NRK cũng tích cực đưa tin về các
chuyến thăm giữa nguyên thủ cấp cao 2 nước và có những bài báo nhằm thúc đẩy tiến
trình hợp tác của đôi bên trên nhiều lĩnh vực.

3.2.1. Phân tích xu hướng, cách thức đưa tin của truyền thông Việt Nam
Qua phân tích nội dung của hơn 60 bài báo thuộc các trang báo chính thống của Việt
Nam như VnExpress, Dân trí, Báo mới, trang web của Bộ Ngoại giao, Thế giới &Việt
Nam,....tôi rút ra kết luận có 2 xu hướng đưa tin chính của truyền thông Việt Nam về
quan hệ hợp tác toàn diện VN- Na Uy:
- Xu hướng 1: Việt Nam chủ động, tích cực trong mối quan hệ hợp tác Việt Nam
Na Uy thông qua hành động hợp tác về các lĩnh vực thương mại, môi trường,
văn hóa, giáo dục,... và các cuộc viếng thăm của nguyên thủ quốc gia.
- Xu hướng 2: Việt Nam đề cao vai trò của Na Uy trong mối quan hệ hợp tác gần
5 thập kỷ qua.
Xét trên tổng số 100%, Số bài đưa của báo Thế giới & Việt Nam chiếm 10%(6/60), Của
trang web Bộ ngoại giao MOFA chiếm 13%(8/60), Báo tin tức chiếm 7% (4/60), Báo Dân trí
chiếm 5% (3/60), 65% còn lại là của những báo và bộ ngành khác như (VnExpress, Bộ công
thương, Sở kế hoạch đầu tư, Báo địa phương, Thanh niên,...)

Tất cả số lượng bài phân tích ở các đầu báo này đều thể hiện rõ 2 xu hướng nêu trên.
1. Phân tích xu hướng, cách thức đưa tin của truyền thông Na Uy
Trong tổng số 15 bài báo của các trang tin chính thống Na uy, tôi nhận thấy có 2 xu
hướng đưa tin chính sau của kênh truyền thông Na Uy về mối quan hệ hợp tác với Việt
Nam.
- Chủ động đưa tin về quan hệ hợp tác với việt nam trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế,
văn hóa, xã hội cho đến các cuộc thăm hỏi giữa các nguyên thủ.
- Đề cao hợp tác với Việt Nam nói chung trong các vấn đề liên quan đến thương
mại, văn hóa,....

Xét trên tổng số 100% các bài báo đến từ các trang báo Na Uy như: VG, DN,
Aftenposten, Norad đưa tin về phát triển quan hệ với Việt Nam thì ta có số liệu thống kê như
sau: Aftenposten chiếm 27% (4/15), VG chiếm 20% (3/15), Norad chiếm 27% (4/15), DN
chiếm 14% còn 12% đến từ các báo trang web khác.

*Xác định những ngành có tiềm năng trong việc phát triển ngoại giao 2
nước. Các ngành ấy nên áp dụng phương thức nào để phát huy tối đa tiềm
năng trong thúc đẩy quan hệ ngoại giao (sử dụng TTĐN như nào hữu ích
nhất?)

Có thể nói, Na Uy có nhiều ưu thế trong các lĩnh vực như: phát triển kinh tế biển và
công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường... Na Uy cũng có thể
hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam để mang lại những cơ hội hợp tác đầu tư
tốt giữa doanh nghiệp hai nước.

Vì vậy, các doanh nghiệp Na Uy cần được khuyến khích hợp tác với doanh nghiệp Việt
Nam để đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu, Na Uy có thế mạnh như: hàng
hải, đóng tàu, nuôi trồng thủy - hải sản, năng lượng tái tạo, du lịch…

Bên cạnh đó, Na Uy cũng được gọi là quốc gia biển vì có bờ biển dài tương đương như
Việt Nam nên có tiềm năng rất lớn về các ngành, lĩnh vực kinh tế biển. Hiện nay, các
doanh nghiệp Na Uy đang đặc biệt quan tâm hợp tác phát triển ngành nuôi trồng thuỷ
sản, chế biến phụ phẩm từ thuỷ sản tại Việt Nam.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Na Uy cũng quan tâm đến các dự án năng lượng tái tạo,
khai thác, chế biến dầu khí. Theo ý kiến trao đổi gần đây của ông Are Gloersen, Giám
đốc khu vực châu Á của Công ty Ocean Sun là công ty chuyên về công nghệ điện mặt
trời nổi của Na Uy, Đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam là khu vực có
ánh nắng và là địa điểm lý tưởng cho các trạm điện mặt trời nổi quy mô lớn lắp đặt phù
hợp với công nghệ mà Na Uy cung cấp.

Dưới đây là thống kê từ Thông tấn xã Việt Nam về số lượng xuất nhập khẩu của Việt
Nam và Na Uy để thấy rõ tiềm năng phát triển các ngành của 2 nước.

You might also like