You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


---------***--------

BÀI TẬP NHÓM SỐ 2


Môn: Kinh tế phát triển
Lớp tín chỉ: KTE406(1-1920).1
Nhóm thực hiện: Nhóm 10

Họ và tên Mã sinh viên


Mai Thanh Hoa 1714420040
Lê Thị Linh 1714410134
Bùi Lê Ngọc 1714410167
Nguyễn Thị Dung 1714420018
Nguyễn Phương Thảo 1714420086
Nguyễn Thị Linh Phương 1714420077
Đặng Anh Thư 1714420090
Nguyễn Văn Dương 1714410050

Hà Nội, tháng 12 năm 2019

1
LỜI GIỚI THIỆU
Lời nguyền tài nguyên đã chỉ ra rằng các quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên có xu
hướng hoạt động kém . Điều này đã được thể hiện bằng thực nghiệm và được phân tích
trong một số nghiên cứu gần đây. Những nghiên cứu này, bao gồm Auty (1990), Gelb
(1988), Sachs và Warner (1995, 1999), và Gylfason et al. (1999) và một số những người
khác đã xuất hiện vào cuối thế kỷ XX. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng mức độ tăng
trưởng kém của các nước giàu tài nguyên trong giai đoạn II sau chiến tranh
Ở cấp độ khác, vấn đề này "nổi lên như một vấn đề quốc tế quan trọng trong thời kỳ
chiến tranh ở Mỹ Latinh”, sau khi nhiều nền kinh tế Mỹ Latinh đã phải đối mặt với sự sụt
giảm giá cả toàn cầu. Tuy nhiên, trong thời gian này và ngay sau thời kỳ chiến tranh, sự
hoài nghi về phát triển tài nguyên thiên nhiên bắt nguồn từ dự báo nhu cầu và giá cả toàn
cầu giảm. Những nghiên cứu dựa trên thực nghiệm sau chiến tranh đã chỉ ra rằng vùng
lãnh thổ giàu có tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không thể tái tạo như khoáng sản và
nhiên liệu, nhưng không có được tốc độ tăng trưởng và hiệu quả phát triển kinh tế như các
nước nghèo tài nguyên. Điều quan trọng là phải hiểu rõ hơn gốc rễ của sự thất bại trong
việc sử dụng và phát triển tài nguyên thiên nhiên .
Để làm rõ vấn đề này, Phần 1 nhóm sẽ làm rõ lí thuyết về lời nguyền là gì ? Phần 2
nhóm sẽ chứng minh và giải thích lời nguyền tài nguyên có thực sự tồn tại ?

2
Bảng tóm tắt một số nghiên cứu tiêu biểu:
Tác giả Năm nghiên cứu Tóm tắt nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung về sáu nước
đang phát triển giàu tài nguyên dầu
mỏ:Ecuador,Indonesia,Nigeria,Trinidad
và Tobago, và Venezuela. Điểm chung
của sáu quốc gia là dầu mỏ chiếm phần
lớn trong xuất khẩu và chiếm một mức
tương đối trong GDP. Bài nghiên cứu
tập trung phân tích sự thay đổi trung và
dài hạn của nguồn tài nguyên dầu mỏ
khi có những sự thay đổi về chính sách
thương mại mà không đề cập đến ý
Alan Gelb 1988
nghĩa của việc khám phá và khai thác
nguồn tài nguyên này cũng như tốc độ
dự trữ dầu đang dần cạn kiệt. Bằng
phương pháp đơn giản để ước tính quy
mô và cách sử dụng của nguồn tài
nguyên từ 1974 đến 1981, bài nghiên
cứu cho rằng dù thu nhập về dầu vẫn
cao hơn các năm trước đây nhưng tốc
độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu giảm
mạnh, thậm chí nền kinh tế bị đẩy vào
tình trạng lạm phát.
Auty (1990) đã tìm ra nguyên nhân của
tình trạng này và đặt tên cho nó là “lời
nguyền tài nguyên”. Đầu tiên, lời
nguyền không chỉ có nguyên nhân kinh
tế mà còn cả về thể chế và chính
trị. Thứ hai, nguy cơ của các triệu
chứng nguyền rủa tài nguyên thay đổi
theo hàng hóa: nó càng cao thì doanh
thu hàng hóa càng lớn và càng biến
Auty 1990
động, và sự tập trung của nó vào một
vài tác nhân kinh tế càng lớn. Thứ ba,
vấn đề chính sách: tỷ lệ toàn cầu của
lời nguyền tài nguyên thay đổi theo
thời gian, phản ánh những thay đổi lớn
trong chính sách phát triển. Cuối cùng,
tài nguyên nền kinh tế nghèo nàn có thể
biểu hiện các triệu chứng của lời
nguyền tài nguyên do dòng doanh thu

3
lớn từ viện trợ nước ngoài, kiều hối
công nhân và sự thao túng giá của
chính phủ.
Việc sử dụng phương pháp hồi quy
tuyến tính đưa ra bằng chứng nền kinh
tế của các nước giàu tài nguyên xuất
khẩu có GDP tăng trưởng chậm ở các
nước đang phát triển giai đoạn 1970-
1989. Họ xem xét lại các tác động của
sự phong phú tài nguyên thiên nhiên
đối với tăng trưởng kinh tế bằng cách
sử dụng các biện pháp mới về tài
Sachs và Warner (1995,1999) nguyên.
Bài nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ
ngược chiều giữa tăng trưởng GDP với
nguồn tài nguyên phong phú vẫn đúng
sau khi đã kiểm soát các biến được cho
là quan trọng cho sự phát triển kinh tế
như thu nhập bình quân đầu người,
chính sách thương mại, hiệu quả đầu tư
của chính phủ, tỉ lệ đầu tư, tỉ lệ tham
nhũng.
Gylfason đã đưa ra nghiên cứu
“Natural Resources and Economic
Growth: The Role of Investment” vào
năm 1999. Ông chỉ ra rằng tăng trưởng
kinh tế kể từ năm 1965 đã thay đổi
ngược với sự phong phú tài nguyên
thiên nhiên giữa các quốc gia. Có thể là
sự phụ thuộc quá mức vào tài nguyên
thiên nhiên ảnh hưởng đến tiết kiệm và
đầu tư theo cách kìm hãm sự tăng
Gylfason 1999 trưởng kinh tế? Khi tỷ lệ sản lượng tích
lũy cho các chủ sở hữu tài nguyên thiên
nhiên tăng lên, nhu cầu về vốn giảm
dẫn đến lãi suất thực thấp hơn và tăng
trưởng nhanh hơn. . Kết quả cũng cho
thấy rằng tài nguyên thiên nhiên dồi
dào có thể ảnh hưởng đến việc tiết
kiệm và đầu tư gián tiếp bằng cách làm
chậm sự phát triển của hệ thống tài
chính. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng
cao trong một số ít các nền kinh tế phụ
4
thuộc vào tài nguyên dường như cho
thấy cải cách kinh tế và cơ cấu có thể
khắc phục mọi tác động bất lợi của tài
nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng
kinh tế.
Bằng phương pháp thống kê, kiểm định
mô hình, phân tích kinh tế. Gylfason đã
tập trung vào chứng minh về mối quan
hệ tỷ lệ nghịch giữa giàu tài nguyên và
phát triển giáo dục. Nghiên cứu đã chỉ
Gylfason 2001 ra rằng, các nước càng lệ thuộc vào tài
nguyên thiên nhiên thì càng kém đầu tư
cho giáo dục, do đó làm giảm các kết
quả của vốn con người và điều này làm
cho quốc gia giàu tài nguyên rơi vào
“ bẫy thu nhập trung bình”.

Câu 1: Lời nguyền tài nguyên là gì?


Tài nguyên thiên nhiên là một dạng của cải đặc biệt. Khác với các dạng của cải
khác, chúng ta không phải sản xuất ra tài nguyên mà chỉ đơn thuần khai thác để dùng. Do
không phải qua quá trình sản xuất nên việc sản sinh ra của cải tài nguyên có thể diễn ra
khá độc lập với các tiến trình kinh tế khác trong một quốc gia. Tài nguyên thiên nhiên
đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tuy nhiên,
dựa vào nguồn tài nguyên quý giá được xem là nguồn nôi lực và lợi thế so sánh, mỗi quốc
gia lại có những chiến lược khác nhau để khai thác và sử dụng cho mục tiêu phát triển. Do
đó, kết quả mang lại cũng khác nhau.
Một số quốc gia khác dù thiếu tiềm năng tài nguyên thiên nhiên nhưng lại có nhiều
thành công trong phát triển kinh tế. Các quốc gia và vùng lãnh thổ được mệnh danh là
“Những con hổ Châu Á” (Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan) đã đạt được thành
tích tăng trưởng kinh ngạc mặc dù không có được nguồn dự trữ tài nguyên nhiên nhiên
đáng kể nào. Ngược lại, những quốc gia phong phú về tài nguyên thiên nhiên ắt hẳn phải
có lợi thế nhiều hơn, giàu có và phồn vinh. Thế nhưng, các nhà kinh tế học lại khám phá
ra điểm đáng ngạc nhiên của tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ hiện đại là các nền kinh tế
được hậu thuẫn bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú lại có xu hướng phát triển
chậm hơn so với các nền kinh tế ở các quốc gia khác. Ngành công nghiệp khai thác tài
nguyên được đầu tư, phát triển nhưng đã không mang lại sự thịnh vượng cần có cho đất
nước của họ.
Rất nhiều quốc gia sở hữu dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản nhưng lại thất bại trong
phát triển kinh tế. Châu Phi là minh chứng rõ nhất cho lời nguyền tài nguyên. Lục địa giàu
có tài nguyên khoáng sản này vẫn đang đối mặt với đói nghèo, bệnh dịch, chiến tranh …
Công-gô, Angola, Venezuela trải qua những xung đột sắc tộc, nội chiến tranh giành quyền
5
lực và tài nguyên. Nhiều nước giàu tài nguyên trong một thời gian dài nhưng kinh tế lại
phát triển chậm. Nếu tài nguyên thiên nhiên thực sự giúp phát triển, tại sao ngày nay
chúng ta không thấy mối tương quan tích cực giữa sự giàu có tự nhiên và các loại của cải
kinh tế? Các quốc gia cực kỳ giàu tài nguyên như các quốc gia có dầu ở vùng Vịnh như
Nigeria, Mexico và Venezuela, đã không trải qua sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng duy
trì.
Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu về thực trạng này và gọi đây là lời
nguyền tài nguyên. Vậy lời nguyên tài nguyên là gì? “Lời nguyền tài nguyên” là cụm từ
được dùng để mô tả nghịch lý của các quốc gia, vùng lãnh thổ giàu có tài nguyên, đặc biệt
là các tài nguyên không thể tái tạo như khoáng sản và nhiên liệu, nhưng không có được
tốc độ tăng trưởng và hiệu quả phát triển kinh tế như các nước nghèo tài nguyên; sự trả giá
cho sự bóc lột tài nguyên thiên nhiên để phục vụ mục tiêu thịnh vượng mà không đạt được
và có rất nhiều nghiên cứu chứng minh cho tình trạng này. Những nghiên cứu của Auty
(1990), Gelb (1988), Sachs and Warner (1995, 1999), và Gylfason et al. (1999) cùng với
những nghiên cứu khác ở cuối thế kỷ 20 được xem như là những minh chứng cho sự kém
phát triển kinh tế của những nước giàu tài nguyên thiên nhiên.
Cụm từ “lời nguyền tài nguyên” lần đầu được Richard Auty dùng trong cuốn sách
có tựa đề “ Duy trì phát triển trong các nền kinh tế khoáng sản”. Gỉa thuyết lời nguyền tài
nguyên vào năm 1993. Ông chỉ ra rằng: “ Không chỉ các quốc gia giàu tài nguyên có thất
bại trong việc làm lợi từ của trời cho, thậm chí các nước này còn hoạt động kém hiệu quả
hơn các nước khác mà thiên nhiên kém lợi thế hơn”. Một số nghiên cứu về lời nguyền tài
nguyên:
Alan Gelb là người nghiên cứu đầu tiên hiện tượng này, trong cuốn sách có tiêu đề
là “Oil Windfalls - Blessing or Curse?” xuất bản lần đầu năm 1988. Sự bùng nổ dầu mỏ
năm 1973 và 1979 mang lại thu nhập chưa từng có cho nhiều quốc gia sản xuất dầu nghèo
trước đây. Ông kết luận rằng phần lớn lợi ích tiềm năng của các cơn gió, đã bị tiêu tan, và,
giải thích lý do tại sao một số nhà sản xuất dầu có thể đã thực sự tồi tệ hơn, mặc dù có
thêm doanh thu. Mặc dù vấn đề này đã được thảo luận trước đây, đặc biệt là giai thoại, nó
chưa được phân tích một cách có hệ thống và liên quan đến các chính sách kinh tế của các
quốc gia cụ thể và đặc điểm kinh tế vĩ mô của chúng. Tác giả cho rằng một mình tài
nguyên thiên nhiên sẽ làm rất ít để thúc đẩy phát triển kinh tế. Các quốc gia cần quản lý
kinh tế hợp lý, và cần giải quyết các yếu tố chính trị mâu thuẫn với các lựa chọn chính
sách khôn ngoan. Các quy trình thị trường là cần thiết để giúp phân bổ các nguồn lực công
cộng, và, chính phủ và những người khác chịu trách nhiệm phải tính đến rủi ro và sự
không chắc chắn khi lựa chọn dự án và lập kế hoạch phát triển.
Sau đó, Auty (1990) đã tìm ra nguyên nhân của tình trạng này và đặt tên cho nó là
“lời nguyền tài nguyên”. Ông đã chỉ ra 4 điều cơ bản và quan trọng nhất về lời nguyền tài
nguyên thiên nhiên.Tóm tắt từ nghiên cứu của Sachs và Warner, họ xem xét lại các tác
động của sự phong phú tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế bằng cách sử
dụng các biện pháp mới về tài nguyên. Hay Gylfason đã đưa ra nghiên cứu “Natural
Resources and Economic Growth: The Role of Investment” vào năm 1999. Kết quả nghiên
6
cứu cho thấy rằng tài nguyên thiên nhiên dồi dào có thể ảnh hưởng đến việc tiết kiệm và
đầu tư gián tiếp bằng cách làm chậm sự phát triển của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, tốc
độ tăng trưởng cao trong một số ít các nền kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên dường như
cho thấy cải cách kinh tế và cơ cấu có thể khắc phục mọi tác động bất lợi của tài nguyên
thiên nhiên đối với tăng trưởng kinh tế.
Câu 2: Liệu lời nguyền tài nguyên có thực sự tồn tại?
Để chứng minh liệu lời nguyền tài nguyên có thực sự tồn tại hay không, nhóm nghiên
cứu tiến hành sử dụng hàm hồi quy tuyến tính tổng quát có dạng hàm như sau:
GDP= β0+ β1Fuele + ui
Trong đó:
𝛽0 – Hệ số tự do
𝛽1 – Hệ số hồi quy
ui – Sai số ngẫu nhiên
Mô hình nghiên cứu mà nhóm đề xuất bao gồm 1 biến phụ thuộc và 1 biến độc lập. Cụ thể
các biến như sau:
Biến phụ thuộc: Để đánh giá sự thay đổi của nền kinh tế, nhóm sử dụng biến phụ thuộc
là tốc độ tăng trưởng GDP (đơn vị: %) đại diện cho yếu tố tăng trưởng kinh tế.
Biến độc lập: Nhóm sử dụng biến Fuele là lượng xuất khẩu nhiên liệu (% xuất khẩu
hàng hóa) đại diện cho yếu tố tài nguyên thiên nhiên mà mỗi quốc gia có. Theo lời nguyền
tài nguyên, các nước có tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú thì nền kinh tế có xu
hướng phát triển kém hơn. Do đó, nhóm kỳ vọng dấu của biến trong hàm hồi quy sẽ mang
dấu (-).
Cụ thể như bảng sau:

7
Kỳ vọng ảnh Nguồn dữ
Ký hiệu Ý nghĩa Đơn vị
hưởng liệu
Tăng trưởng
GDP per
GDP bình
capita WORLD
GDP quân đầu %
growth BANK
người hàng
(annual %)
năm

Fuel exports
(% of Xuất khẩu WORLD
Fuele nhiên liệu -
merchandise % BANK
exports) (% xuất khẩu
hàng hóa)

Trong bài nghiên cứu này, nhóm sử dụng nhiều bộ dữ liệu được lấy từ World Bank.
Sau quá trình sàng lọc dữ liệu, bài nghiên cứu này tiến hành tìm kiếm dữ liệu trong
khoảng thời gian từ 1970 đến 1990, có tổng cộng 525 quan sát.
Dưới đây là bảng mô tả chung cho các biến thành phần:

Tên biến Số quan sát Trung Độ lệch Giá trị nhỏ Giá trị lớn
bình chuẩn nhất nhất
GDP 525 2.4733 4.175 -15.45 23.97
Fuele 525 18.79 27.90 0.00401 98.44

(Bảng 1: Mô tả thống kê chung)


Từ bảng 1 ta thấy, trong khoảng thời gian 1970-1990, tỉ lệ chênh lệch GDP giữa nước
cao nhất (23.97%) và nước thấp nhất (-15.45%) khá cao, các quốc gia trên thế giới phát
triển không đồng đều. Tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người âm cho thấy nền kinh tế
các quốc gia đó trì trệ, thậm chí trên đà suy thoái. Tốc độ tăng trưởng GDP đầu người
trung bình giữa các nước không quá cao (2,47% ) và độ lệch chuẩn của biến là 4.175%
Sự chênh lệch giữa các nước trên khía cạnh xuất khẩu nhiên liệu chủ yếu xuất phát từ
chênh lệch nguồn tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia đó. Nước xuất khẩu nhiên liệu
nhiều nhất là 98.44% trên tổng hàng hóa xuất khẩu trong khi nước xuất khẩu nhiên liệu ít
nhất chỉ có 0.00401%. Giá trị trung bình xuất khẩu nhiên liệu là 18.79% ( một con số
không quá cao) và độ lệch chuẩn của biến là 27.9%

8
Xét tương quan giữa các biến, ta có bảng kết quả như sau:

( Bảng 2: Ma trận tương quan)


Từ ma trận tương quan giữa các biến ta có mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập và
biến giải thích
+ Hệ số tương quan của GDP và Fuele là -0.10703 cho thấy 2 biến tương quan cùng
ngược nhau, mức độ tương quan yếu. Khi xuất khẩu nhiên liệu tăng thì tốc độ tăng trưởng
GDP giảm. Điều này đúng với kì vọng ban đầu
Ước lượng mô hình
Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình tác động cố định không có biến giả (FEM) để
ước lượng mô hình, ta có được bảng kết quả như sau:
Standard
Estimate T value P>|t|
error
*** (có ý nghĩa
Intercept 3.618638 0.4346879 8.32 0.004 thống kê tại mức
ý nghĩa α=1%)
*** (có ý nghĩa
Fuele -0.0609459 0.0212884 -2.86 0.000 thống kê tại mức
ý nghĩa α=1%)

R-sq within 0.0162


R-sq between 0.0376
R-sq overall 0.0115
Prob>F 0.0044
(Bảng 3: Kết quả ước lượng)
9
Giải thích kết quả mô hình và hệ số ước lượng.
Dựa vào kết quả của bảng 1 và bảng 2 ta có thể ước lượng mô hình tác động cố
định không có biến giả (FEM) mẫu như sau:
GDP= 3.618638 – 0.0609459 Fuele + ui
Từ kết quả ước lượng trên, nhóm nghiên cứu đưa ra một số nhận xét như sau:
+ β0 = 3.618638: Trong điều kiện các yếu tố khác đều bằng 0 thì tăng trưởng thu nhập bình
quân đầu người hàng năm (GDP) là 3.618638%
+ β1 = -0.0609459: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ trọng lượng xuất khẩu
nhiên liệu trên tổng lượng xuất khẩu hàng hóa (Fuele) tăng 1 % thì tăng trưởng thu nhập
bình quân đầu người hàng năm giảm 0.0609459%
So sánh với dấu của kỳ vọng ban đầu, ta thấy tham số β1 có dấu phù hợp với dấu
kỳ vọng, là dấu (-).

Hệ số xác định của mô hình là R2= 0.0376 , chứng tỏ mức độ phù hợp của mô hình
là 3.76% hay biến Fuele giải thích 3.76% trong sự biến động của tăng trưởng thu nhập
bình quân đầu người hàng năm.

Biểu đồ phân tán dưới đây của phương trình mô hình tác động cố định không có
biển giả ở trên cùng với hệ số xác địng R2 khá thấp (R2 =0.0376):

10
Theo như kết quả của bảng hồi, khi tỷ trọng xuất khẩu khí đốt tăng trung bình 1%
thì tốc độ tăng trưởng giảm trung bình 0,0609%. Điều này trái ngược với tư duy thông
thường, khi một quốc gia đẩy mạnh tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa thì cũng đồng nghĩa với
việc tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng phải có ảnh hưởng tích cực nhưng kết quả thống kê
lại phản ánh khác.
Những nước có tỷ trọng xuất khẩu khí đốt, một trong những tài nguyên thiên nhiên
có giá trị lớn, có thể được xem là đại diện cho những nước xuất khẩu tài nguyên thiên. Kết
quả trên cũng phản ánh một phần các lý thuyết về sự giới hạn của tài nguyên mà các nhà
kinh tế học đã khám phá ra được trong đó các lý thuyết về sự giới hạn của tài nguyên cho
rằng các nền kinh tế được hậu thuẫn bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên lại có xu hướng
phát triển chậm hơn so với các nền kinh tế ở các quốc gia khác. Sự trái ngược đó thể hiện
sự tồn tại của “lời nguyền tài nguyên thiên nhiên”
Tuy nhiên hệ số xác định R2 khá thấp (R2 =0.0376), độ dốc của biểu đồ cũng khá
thấp (-0,06) cho thấy tác động của tài nguyên lên tăng trưởng kinh tế của các nước trên thế
giới là khá yếu. Điều này cho thấy “lời nguyền tài nguyên thiên nhiên” không xảy ra với
tất cả các nước trên thế giới, tất cả các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Nó chỉ xảy ra ở những nước quá phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên.
* Giải thích lời nguyền tài nguyên thiên nhiên:
Nguyên nhân của lời nguyền tài nguyên thiên nhiên
Có rất quan điểm về “lời nguyền tài nguyên thiên nhiên”, thông qua nghiên cứu,
nhóm xin trình bày một số nguyên nhân:
Nguyên nhân 1: Khi tỷ trọng xuất khẩu tài nguyên khoáng sản tăng kéo theo ngành
khai thác tài nguyên khoáng sản phát triển mạnh, điều này dẫn đến nhu cầu về vốn và lao
động tăng. Kết quả là tiền lương tăng lên làm cho một lượng lao động chuyển dịch từ
những ngành yếu thế (có tiền lương thấp hơn) sang ngành khai thác tài nguyên. Hơn nữa,
do sự bùng nổ của việc khai thác tài nguyên, Chính phủ đã thu được một nguồn thu ngoại
tệ tăng đột biến. Việc này có hại cho các ngành phi thương mại như sản xuất, chế tạo và
nông nghiệp do chi phí đầu vào của các ngành này tăng lên. Đồng nội tệ sẽ tăng giá so với
ngoại tệ và gây khó khăn cho việc xuất khẩu của các ngành sản xuất và chế tạo vì khả
năng cạnh tranh về giá trên thị trường quốc tế giảm xuống. Khi một quốc gia dựa vào của
cải tài nguyên thiên nhiên, họ thường chỉ tập trung vào việc khai thác tối đa tài nguyên đó
và có xu hướng bỏ quên việc đa dạng hóa và nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động để
phát triển các ngành kinh tế khác. Do đó ngành xuất khẩu tài nguyên khoáng sản có tỷ
11
trọng cao nhưng nhìn chung không làm tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế do tỷ trọng
của các ngành khác bị sụt giảm lớn.

Nguyên nhân 2: Tính bất ổn định từ nguồn thu của việc khai thác, xuất khẩu tài
nguyên là một trong những ngành có biến động ở biên độ lớn do biến động chi phí khai
thác theo thời gian; thay đổi trong thời hạn thanh toán của các tập đoàn khai thác cho
chính phủ; dao động giá cả thị trường. Khi ngành khai thác, xuất khẩu tài nguyên bị bất ổn
cũng sẽ kéo theo hệ lũy các ngành khác bị ảnh hưởng theo, dẫn đến tốc độ tăng trưởng
cũng sẽ thay đổi theo.

Nguyên nhân 3: Do các chính sách quản trị còn yếu kém: Khi nguồn thu từ các
ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên cao, chính phủ thường đẩy mạnh các chính sách
đầu tư liên quan đến khai thác tài nguyên thiên nhiên, ít tập trung vào các ngành kinh tế
khác, tạo nên sự mất cân bằng giữa các ngành kinh tế. Do đó ảnh hưởng đến tổng thể nền
kinh tế. Vì tài nguyên khoáng sản là hữu hạn, phần lớn là dạng tài nguyên không có khả
năng tái tạo nên việc tập trung đầu tư vào ngành này chỉ đem lại hiệu quả trong ngắn hạn
thậm chí chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, nhưng những ngành khác như sản xuất, chế
tạo là những ngành đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế lâu dài và quan trong, nếu
chính phủ không tập trung đẩy mạnh đầu tư, khuyến khích hoặc có đầu tư, khuyến khích
nhưng chậm hơn so với các nước khác thì dẫn đến kéo theo tốc độ tăng trưởng kinh tế về
lâu, về dài sẽ ảnh hưởng theo.

Giải pháp cho “lời nguyền tài nguyên thiên nhiên”

Tương ứng với những nguyên nhân gây lời nguyền tài nguyên, nhóm đề xuất một
số giải pháp cho căn bệnh này như sau. Chính phủ nên có cách phát triển nền kinh tế dựa
vào tài nguyên thiên nhiên một cách đúng đắn: Không chỉ tập chung đẩy mạnh xuất khẩu
tài nguyên mà cũng cần chú trọng vào những khu vực sản xuất các mặt hàng quan trọng
khác. Đặc biệt là khu vực sản xuất, chế tạo đóng góp quan trọng vào nền kinh tế về lâu dài.

Cần khắc phục tính bất ổn nguồn thu từ tài nguyên thiên nhiên. Để khắc phục được
vấn đề này phụ thuộc vào hai yếu tố là giá xuất khẩu của tài nguyên thiên nhiên và lượng

12
xuất khẩu. Giá xuất khẩu là yếu tố khó kiểm soát được vì nó phụ thuộc vào tình hình tinh
tế và cung cầu của thế giới. Các nước nên chú trọng vào ổn định lượng xuất khẩu tài
nguyên thiên nhiên bằng cách đầu tư khai thác có hiệu quả, đánh giá sự cần thiết, mức độ
vốn cần để tái đầu tư cho khai thác tài nguyên. Yếu tố khoa học công nghệ cũng nên được
áp dụng không chỉ trong quá trình khai thác mà cả chế tạo các sản phẩm từ tài nguyên
thiên nhiên.

KẾT LUẬN

Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng lời nguyền này là một thực tế khá chắc
chắn. Không dễ dàng được giải thích bằng các biến số khác, hoặc bằng các cách khác để
đo lường sự phong phú tài nguyên. Bài viết này cho thấy bằng chứng rằng các nước giàu
tài nguyên có xu hướng là nền kinh tế giá cao và một phần hậu quả là các quốc gia này
có chính sách quản trị còn yếu kém.

Với bộ dữ liệu của các quốc gia xem xét trong khoảng thời gian từ 1970 đến 1990, sử
dụng mô hình hồi quy đơn biến xét tác động của tài nguyên thiên nhiên lên nền kinh tế thì
nhóm kết luận là có tồn tại lời nguyền tài nguyên.

Link tham khảo:

1. Theo Thiên nhiên.net: https://www.thiennhien.net/2009/04/09/loi-nguyen-tai-nguyen/

2. LOBBY . VN, Aug 19, 2016: http://lobby.vn/forums/threads/l%E1%BB%9Di-nguy%E1%BB%81n-


t%C3%A0i-nguy%C3%AAn.432/?fbclid=IwAR2uc2B_4QQURN-T_x-
NJiMV_P2acNUoQMnN2TSemf04_XQidGezImBzO7s

3. Ths. Nguyễn Đình Hòa, phát triển bền vững vùng quyền 6, số 1(3/2016):
http://lobby.vn/forums/threads/l%E1%BB%9Di-nguy%E1%BB%81n-t%C3%A0i-
nguy%C3%AAn.432/?fbclid=IwAR2uc2B_4QQURN-T_x-
NJiMV_P2acNUoQMnN2TSemf04_XQidGezImBzO7s
4. Gylfason. (2001). The political economy of resource-driven growth. European Economic Review,
No.45,p.4-6

13
14
15

You might also like