You are on page 1of 110

SỐ HÓA TRUYỀN HÌNH VÀ CÔNG NGHỆ TRUYỀN DẪN SỐ VỆ

TINH DVB-S THEO CHUẨN DVB-S VÀ DVB-S2 TẠI VIỆT NAM


MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa ......................................................................................................


Bản cam đoan .....................................................................................................
Mục lục................................................................................................................
Tóm tắt luận văn..................................................................................................
Danh mục các ký hiệu, viết tắt, các bảng, các hình vẽ .......................................
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. SỐ HÓA TRUYỀN HÌNH ...................................................... 3
1.1. Truyền hình tương tự .............................................................................. 3
1.1.1. Cơ sở thu hình ..................................................................................... 3
1.1.2. Hệ thống truyền hình ........................................................................... 5
1.1.3. Nguyên lý làm việc.............................................................................. 6
1.2. Truyền hình màu ........................................................................................ 6
1.2.1. Tổng quan truyền hình màu ................................................................. 7
1.2.2. Lý thuyết màu ...................................................................................... 8
1.2.3. Các thông số của tín hiệu màu ............................................................. 8
1.2.4. Tín hiệu video tổng hợp ..................................................................... 11
1.3. Số hóa truyền hình ................................................................................... 21
1.3.1. Các phương pháp số hóa tín hiệu video............................................. 21
1.3.2. Các tiêu chuẩn lấy mẫu tín hiệu video màu thành phần .................... 24
1.3.3. Hệ thống truyền hình số..................................................................... 27
1.4. Số hóa truyền hình tại Việt Nam .............................................................. 28
1.5. Kết luận chương ....................................................................................... 30
CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ TRUYỀN DẪN SỐ VỆ TINH DVB-S........ 32
2.1 Tổng quan truyền hình vệ tinh tại Việt Nam ............................................ 32
2.1.1 Dịch vụ truyền hình trả tiền ................................................................ 32
2.1.2 Đặc điểm về truyền dẫn số vệ tinh ..................................................... 38
2.1.3 Đặc điểm các nhà cung cấp truyền hình vệ tinh tại Việt Nam ........... 41
2.2. Truyền dẫn số vệ tinh DVB-S .................................................................. 43
2.2.1. Mã hóa kênh truyền ........................................................................... 44
2.2.2. Phần điều chế ..................................................................................... 52
2.3 Các thông số kỹ thuật và chỉ tiêu đối với DVB-S..................................... 54
2.4. Kết luận chương ....................................................................................... 56
CHƯƠNG 3. CÔNG NGHỆ DVB-S2.......................................................... 57
3.1 Giới thiệu chung ........................................................................................ 57
3.2. Mô hình hệ thống DVB-S2 ...................................................................... 59
3.2.1. Chế độ và luồng thích nghi ................................................................ 59
3.2.2. Mã hóa sửa lỗi trước (FEC) ............................................................... 60
3.2.3. Ánh xạ lên chòm sao.......................................................................... 62
3.2.4. Khung PL ........................................................................................... 63
3.2.5. Điều chế cầu phương ......................................................................... 66
3.2.6. Các chế độ tương thích ngược ........................................................... 66
3.3. Các vấn đề máy thu DVB-S2 ................................................................... 67
3.3.1. Đồng bộ.............................................................................................. 67
3.3.2. Giải mã LDPC ................................................................................... 75
3.4 Hiệu quả của công nghệ DVB-S2 với DVB-S .......................................... 79
3.5. Kết luận chương ....................................................................................... 81
CHƯƠNG 4. TRIỂN KHAI TRUYỀN HÌNH VỆ TINH TẠI VIỆT NAM
THEO TIÊU CHUẨN DVB-S/S2 ................................................................ 83
4.1 Hiện trạng sử dụng truyền hình số vệ tinh tiêu chuẩn Châu Âu trên thế
giới................................................................................................................... 83
4.2 Thực trạng sử dụng truyền hình số tiêu chuẩn Châu Âu DVB-S và DVB-
S2 tại Việt Nam ............................................................................................... 85
4.3. Quy chuẩn truyền hình số vệ tinh tại Việt Nam ...................................... 87
4.3.1. Thông số kỹ thuật chung của hệ thống truyền hình số vệ tinh DVB-S
và DVB-S2 ................................................................................................... 89
4.3.2. Tỷ số năng lượng bit thông tin trên mật độ công suất nhiễu (Eb/No)
...................................................................................................................... 91
4.3.3. Giá trị mức tín hiệu cao tần đầu vào máy thu (RF level) .................. 94
4.4. Kết luận chương ....................................................................................... 94
KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98
Tóm tắt

Tên đề tài:
Số hóa truyền hình và công nghệ truyền dẫn số vệ tinh
DVB-S theo chuẩn DVB-S và DVB-S2 tại Việt Nam

Tóm tắt:
Trên cơ sở lý thuyết về kỹ thuật thu hình, số hóa truyền hình đến các kỹ
thuật truyền hình vệ tinh DVB-S và DVB-S2, luận văn đã phân tích, nghiên
cứu và đánh giá chuẩn DVB-S và DVB-S2 từ đó đưa ra so sánh giữa hai
chuẩn và thực tiễn triển khai cũng như lộ trình số hóa truyền hình tại Việt
Nam.
DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang
Hình 1.1. Sơ đồ tổng quát hệ thống truyền hình. .............................................. 6
Hình 1.2. Sơ đồ khối bộ mã hóa tín hiệu màu ................................................ 12
Hình 1.3. Sơ đồ khối bộ giải mã tín hiệu màu ................................................ 13
Hình 1.4. Sơ đồ khối bộ mã hóa tín hiệu màu trong hệ NTSC ....................... 15
Hình 1.5. Sơ đồ khối bộ giải mã tín hiệu màu trong hệ NTSC ....................... 15
Hình 1.6. Sơ đồ khối bộ mã hóa tín hiệu PAL ................................................ 17
Hình 1.7. Sơ đồ khối bộ giải mã tín hiệu PAL................................................ 18
Hình 1.8. Sơ đồ khối bộ mã hóa SECAM ....................................................... 20
Hình 1.9. Sơ đồ khối bộ giải mã SECAM ...................................................... 21
Hình 1.10. Sơ đồ khối hệ thống số hoá tín hiệu video màu tổng hợp. ............ 22
Hình 1.11. Sơ đồ khối hệ thống số hóa tín hiệu video màu thành phần. ........ 23
Hình 1.12. Tiêu chuẩn 4:4:4............................................................................ 24
Hình 1.13. Tiêu chuẩn 4:2:2. .......................................................................... 25
Hình 1.14. Tiêu chuẩn 4:1:1. ........................................................................... 26
Hình 1.15. Tiêu chuẩn 4:2:0. ........................................................................... 26
Hình 1.16. Sơ đồ khối hệ thống truyền hình số. ............................................. 27
Hình 2.1. Truyền dẫn tín hiệu qua vệ tinh. ..................................................... 40
Hình 2.2. Sơ đồ khối tổng quát của hệ thống truyền hình vệ tinh. ................. 40
Hình 2.3. Sơ đồ khối hệ thống truyền hình vệ tinh DVB-S ............................ 43
Hình 2.4. Mô hình bộ ngẫu nhiên hóa thực hiện phân tán năng lượng trong
DVB-S. ............................................................................................................ 45
Hình 2.5. Cấu trúc dòng truyền tải sau khi thực hiện ngẫu nhiên hóa. ........... 46
Hình 2.6. Gói dòng truyền tải trước mã hóa RS(204,188).............................. 47
Hình 2.7. Gói sau khi mã hóa RS(204,188) .................................................... 47
Hình 2.8. Nguyên lý hoạt động của bộ xáo trộn / giải xáo trộn ...................... 48
Hình 2.9. Tác dụng của việc xáo trộn bit. ....................................................... 50
Hình 2.10. Bộ tạo mã chập với độ dài K = 3. ................................................. 50
Hình 2.11. Sơ đồ khối bộ tạo mã chập trong tiêu chuẩn DVB-S.................... 51
Hình 2.12. Khối điều chế QPSK và vị trí chòm sao. ...................................... 53
Hình 3.2. Sơ đồ khối chức năng hệ thống truyền DVB-S2 ............................ 59
Hình 3.3. Ma trận kiểm tra chẵn lẻ và mô hình tương đương của một mã
LDPC ............................................................................................................... 61
Hình 3.4. Ma trận con của ma trận kiểm tra chẵn lẻ ....................................... 61
Hình 3.5. Bốn chòm sao tín hiệu cho DVB-S2 trước khi trộn lớp vật lý ....... 63
Hình 3.6. Mô hình khung PL .......................................................................... 64
Hình 3.7. Chòm sao 8PSK không đều. ........................................................... 67
Hình 3.8. Sơ đồ khối chức năng của bậc hệ thống DVB-S2 tương thích ngược
......................................................................................................................... 67
Hình 3.9. Sơ đồ khối đơn giản giải điều chế số DVB-S2 ............................... 68
Hình 3.10. Sơ đồ khối chi tiết giải điều chế số DVB-S2 ................................ 69
Hình 3.11. Sơ đồ liên kết các ký tự SOF và PLS ............................................ 70
Hình 3.12. Bộ tìm đỉnh đồng bộ khung........................................................... 71
Hình 3.13. Sơ đồ khối của bộ ước lượng tần số chuẩn ................................... 72
Hình 3.14. Kích hoạt bản tin đầu ra từ các nút bit .......................................... 76
Hình 3.15. Cập nhật bản tin tại các nút bit ...................................................... 78
DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Ngưỡng nhấp nháy đối với một số ảnh động .................................. 5
Bảng 1.2. Tổng hợp các đặc trưng của tín hiệu NTSC ................................... 13
Bảng 1.3. Các đặc trưng của tín hiệu màu PAL .............................................. 16
Bảng 1.4. Đặc trưng của tín hiệu SECAM ...................................................... 19
Bảng 2. 1. Các loại dịch vụ truyền hình và nhà cung cấp. .............................. 32
Bảng 2.2. Các thông số cơ bản của bộ tạo mã chập trong tiêu chuẩn DVB-S 52
Bảng 2.3. Sự phụ thuộc của tốc độ bit vào băng thông và tỷ lệ mã trong
DVB-S ............................................................................................................. 54
Bảng 2.4. Tỷ lệ mã trong và Eb/N0 yêu cầu tại phía thu ................................. 55
Bảng 3.1. So sánh DVB-S2 và DVB-S. .......................................................... 80
Bảng 4.1. Các thông số cơ bản của hệ thống truyền hình số vệ tinh DVB-S . 90
Bảng 4.2. Các thông số cơ bản của hệ thống truyền hình số vệ tinh DVB-S2
......................................................................................................................... 91
Bảng 4.3. Giá trị Eb/No yêu cầu tương ứng BER ≤ 2.10 -4 sau giải mã Reed
Solomon với các biến thể hệ thống DVB-S khác nhau................................... 92
Bảng 4.4. Các giá trị Eb/No yêu cầu tương ứng với các biến thể khác nhau
của hệ thống truyền hình số vệ tinh DVB-S2. ................................................ 92
Bảng 4.5. Giá trị giới hạn mức tín hiệu cao tần tại giao diện đầu vào máy thu
DVB-S/S2........................................................................................................ 94
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt

ACM Adaptive Coding and Mã hóa và điều chế thích nghi


Modulation

BBFRAME Base Band Frame Khung băng gốc

BC Backward Compatible Tương thích ngược

CCM Constant Coding and Mã hóa và điều chế cố định


Modulation

DAGC Digital Automatic Gain Điều khiến khuếch đại số tự


Control động

DTH Direct To Home Trực tiếp đến hộ gia đình

DVB Digital Video Broadcasting Quảng bá video số

DSNG Digital Satellite News Vệ tinh số tin tức tập trung


Gathering

FEC Forward Error Correction Sửa lỗi trước

FED Frequency Error Director Bộ dò tần lỗi

FF Feedforward Tiếp thuận

FIFO First In First Out Vào trước, ra trước

HDTV High-definition TV Truyền hình phân giải cao

HP High Priority Ưu tiên cao

IRDs Intergrated Receivers- Tích hợp nhận và giải mã


Decoders

LDPC Low Density Parity Check Mã kiểm tra độ tương quan


thấp

LNB Low Noise Block Khối nhiễu thấp

LP Low Priority Ưu tiên thấp

MCPC Multi Channels Per Carrier Nhiều chương trình trên một
sóng mang

ML Maximum Likelihood Hợp lẽ cực đại

MMDS Multichannel Multipoint Dịch vụ phân phối đa điểm đa


Distribution Service kênh

MPEG Moving Picture Experts Nhóm chuyên gia về ảnh động


Group

RF Radio Frequency Tần số vô tuyến

PER Packet Error Rate Tốc độ lỗi gói

PL Physical Layer Lớp vật lý

PLFRAME Physical Layer Frame Khung lớp vật ý

PLS Physical Layer Signaling Tín hiệu lớp vật lý

PTTH Phát thanh truyền hình

QEF Quasi Error Free Gần như không lỗi

SDTV Standard Definition TV Truyền hình độ phân giải tiêu


chuẩn
SNR Signal to Noise Ratio Tỷ số tín hiệu – nhiễu

SOF Start Of Frame Bắt đầu khung

THVN Truyền hình Việt Nam

TS Transport Stream Luồng chuyển tiếp


MỞ ĐẦU

Ngày nay, cùng với sự phát triển về khoa học và công nghệ thì nhu cầu
giải trí cũng như nhu cầu về cuộc sống hàng ngày của con người cũng tăng
theo. Sự ra đời của truyền hình vệ tinh và truyền hình số đã đem lại những
bước đột phá cho công nghệ truyền hình. Với diện tích phủ sóng rộng (một
quả vệ tinh địa tĩnh có thể phủ sóng 1/3 diện tích trái đất) và không chịu ảnh
hưởng bởi vị trí địa lý thì truyền hình vệ tinh có thể khắc phục được những
nhược điểm mà truyền hình mặt đất đang gặp phải. Cùng với đó là việc số hóa
truyền hình đã mang lại cho người dùng những trải nghiệm truyền hình mới
với chất lượng hình ảnh tốt hơn.

Truyền hình vệ tinh đã bắt đầu được sử dụng tại Việt Nam từ những
năm 1990, và cho đến ngày này thì số lượng thuê bao truyền hình trực tiếp
đến hộ gia đình (DTH) đã tăng lên đáng kể và chất lượng các chương trình
truyền hình không ngừng được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng.
Cùng với đó là sự ra đời của các tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình qua vệ tinh là
DVB-S và sau đó là DVB-S2 để làm tăng hiệu quả băng tần cũng như cải
thiện chất lượng đường truyền.

Luận văn “Số hóa truyền hình và công nghệ truyền dẫn số vệ tinh
DVB-S theo chuẩn DVB-S và DVB-S2 tại Việt Nam” sẽ đi sâu vào việc phân
tích, trình bày tổng quan về truyền hình số, truyền hình số vệ tinh với các tiêu
chuẩn DVB-S và DVB-S2 và thực tiễn triển khai tại Việt Nam. Nội dung luận
văn bao gồm:

- Chương 1: Số hóa truyền hình.

- Chương 2: Công nghệ truyền dẫn số vệ tinh DVB-S.

- Chương 3: Công nghệ DVB-S2.


- Chương 4: Triển khai truyền hình vệ tinh tại Việt Nam theo tiêu
chuẩn DVB-S/S2.
Chương 1. SỐ HÓA TRUYỀN HÌNH

Trong chương này, luận văn sẽ nêu nên những khái niệm cơ bản về các
kỹ thuật truyền hình. Từ đó sẽ đi đến chi tiết hơn về quá trình số hóa các kênh
truyền hình số từ các kênh truyền hình tương tự.

1.1. Truyền hình tương tự

Truyền hình tương tự đã được khơi nguồn bằng những nghiên cứu từ
những năm 1930 của thế kỉ trước. Sau đó là sự ra đời lần lượt của các hệ
truyền hình màu như NTSC, SECAM, PAL; Và đến ngày nay thì công nghệ
truyền hình đã tiến một bước rất xa so với thời kì mới bắt đầu của công
nghiệp truyền hình, với sự ra đời của truyền hình số thì các dịch vụ truyền
hình đã trở nên đa dạng và phong phú hơn. Công nghệ truyền hình dựa chủ
yếu vào sự nghiên cứu về thị giác của con người để có thể giảm thiểu được
lượng thông tin cần phải truyền (nén ảnh) trên kênh truyền.

Tuy nhiên, muốn nghiên cứu các hệ thống truyền hình số, hay công
nghệ nén thì trước tiên ta phải tìm hiểu về truyền hình tương tự.

1.1.1. Cơ sở thu hình

Nguyên lý thu hình dựa rất nhiều vào cơ chế hoạt động của mắt người.
Sau đây, luận văn sẽ đi vào những đặc điểm đó.

a. Cơ chế mắt – não

Về mặt quang học thì mắt người như một máy thu hình. Cấu tạo của
mắt người gồm có các phần chính sau: thủy tinh thể, màng bồ đào, võng mạc,
hoàng điểm, hệ thống dây thần kinh. Thông tin về hình ảnh được võng mạc
thu lại và được truyền lên não thông qua hệ thống khoảng 800000 dây thần
kinh. Ở vùng trung tâm võng mạc, mắt người rất nhạy cảm với hình ảnh.

Cơ chế mắt-não cho phép đạt được vùng rõ nhất nằm ở giữa ảnh, hình
ảnh ban đêm không có màu.

Mắt người chỉ cảm nhận được ánh sáng trong dải có bước sóng từ 380
nm đến 760 nm. Hệ thống truyền hình xác định độ nét mà mắt người có thể
cảm nhận được để đưa ra cơ chế lấy mẫu. Và dựa vào cơ chế này để có thể tái
tạo lại được hình ảnh từ các chi tiết đã xác định. Độ phân giải được xác định
bằng số dòng theo chiều đứng và chiều ngang của ảnh.

Quan hệ giữa số lượng điểm ảnh (pixel) theo chiều đứng N v, góc nhìn
tối thiểu của mắt  và tỉ số khoảng cách ảnh trên chiều cao của ảnh n = D/H,
được xác định theo công thức sau [2]:

1
Nv  (1.1)
n

Trong đó,  = 1 phút, arc = 2,19.10-4 radians, n = 6 (với HDTV thì n =


3), ta có:

1
Nv   572 (dòng)
6.2,91.104

b. Sự lưu ảnh

Sự lưu ảnh là khả năng mắt người xem và nhớ lại ấn tượng khi chấm
dứt việc xem hình. Sauk hi ánh sang đi vào kết thúc, ấn tượng về lưu ảnh sẽ
kéo dài khoảng 0,1s. Mười ảnh tĩnh liên tiếp trong một giây là đủ để truyền
đạt lại sự chuyển động của ảnh. Ảnh động và video có tốc độ cao hơn 10
hình/giây sẽ làm giảm độ nhấp nháy. Ngưỡng nhấp nháy phụ thuộc vào độ
chói của vùng nhấp nháy, màu của vùng, góc nhìn của mắt, độ lớn vùng nhấp
nháy, dộ chói của vùng xung quanh, sự thay đổi độ chói theo thời gian và vị
trí trong vùng nhấp nháy, sự thích nghi và luyện tập của người xem.

Trong truyền hình, để truyền được ảnh động (hay video), từng ảnh
được phân tích bằng quá trình quét ảnh theo các dòng. Có hai loại quét: quét
lần lượt và quét xen kẽ. Quét xen kẽ được sử dụng trong truyền hình tiêu
chuẩn NTSC, PAL, SECAM. Trong quét xen kẽ thì mỗi ảnh được phân tích
và tổng hợp thành hai thành phần (dòng chẵn, dòng lẻ), mỗi ảnh có hai thành
phần này quét xen kẽ nhau.

Hai dòng kề nhau của hai mành liên tiếp có thể không giống nhau, do
đó có thể gây ra nhấp nháy dòng xen kẽ. Độ nhấp nháy này có dung sai vì mắt
người không nhạy với nhấp nháy (tương đối) nếu sự thay đổi ánh sang được
giới hạn trong một phần nhỏ của mành.

Bảng 1.1. Ngưỡng nhấp nháy đối với một số ảnh động [2]

Nguồn Tần số nhấp nháy Ngưỡng nhấp nháy


Hình/giây
video (Hz) (cd/m2)

Chuyển
48 24 68.5
động

TV / 50Hz 50 25 99.4

TV / 60Hz 60 30 616.7

1.1.2. Hệ thống truyền hình

Hệ thống truyền hình là hệ thống biến đổi tín hiệu âm thanh, hình ảnh
thành tín hiệu điện, và truyền dẫn tín hiệu này đến máy thu thông qua việc
gắn thông tin hình ảnh, âm thanh lên tín hiệu truyền. Nguyên lý biến đổi hình
ảnh dựa trên việc cảm nhận của mắt người để giảm thiểu thông truyền (loại bỏ
thông tin dư thừa).

Quá trình thực hiện truyền và nhận tín hiệu được mô tả theo sơ đồ sau:
Ống kính
Bộ chuyển Bộ Khuếch đại
Kênh Bộ Khuếch đại Bộ chuyển đổi Hình ảnh ra
đổi ảnh-tín và gia công tín
truyền tín hiệu tín hiệu - ảnh
hiệu hiệu

Bộ tạo xung đồng Bộ tách xung


bộ đồng bộ

Bên Phát Bên Thu


Hình 1.1. Sơ đồ tổng quát hệ thống truyền hình.

1.1.3. Nguyên lý làm việc

Ảnh của vật cần truyền đi qua hệ thống quang của camera hội tụ trên
Katot quang điện của bộ chuyển đổi ảnh-tín hiệu. Ở khối chuyển đổi ảnh-tín
hiệu, ảnh quang đươc chuyển đổi thành tín hiệu điện (gọi là tín hiệu thị tần).

Tín hiệu qua bộ khuếch đại và gia công tín hiệu được khuếch đại và kết
hợp với tín hiệu từ bộ tạo xung đồng bộ để truyền đi trên kênh truyền (có thể
là kênh hữu tuyến hay vô tuyến).

Tại phía máy thu, quá trình được thực hiện ngược lại: tín hiệu thu được
từ kênh truyền được đưa qua bộ khuếch đại tín hiệu đến mức cần thiết rồi
được đưa qua bộ tách xung tín hiệu đồng bộ để đưa vào bộ chuyển đổi tín
hiệu-ảnh để đồng bộ khung hình. Bộ chuyển đổi tín hiệu-ảnh kết hợp tín hiệu
nhận được từ bộ khuếch đại tín hiệu và tín hiệu từ bộ tách xung đồng bộ để
đưa ra tín hiệu hình ảnh cho người sử dụng.

Quá trình chuyển đổi tín hiệu-ảnh và ngược lại phải hoàn toàn đồng bộ
với nhau thì mới có thể khôi phục được ảnh sau khi đi qua kênh truyền. Để
thực hiện sự đồng bộ và đồng pha, trong truyền hình phải dùng một bộ tạo
xung đồng bộ ở bên phát và bộ tách xung đồng bộ ở bên thu. Tín hiệu hình đã
cộng thêm xung đồng bộ được gọi là tín hiệu truyền hình.

1.2. Truyền hình màu


1.2.1. Tổng quan truyền hình màu

Truyền hình màu là sự cải tiến của truyền hình đen trắng, thay vì chỉ
truyền các thông số về cường độ sáng tối thì truyền thêm các thông số về màu
sắc trên một điểm ảnh. Hệ thống truyền hình màu phải có sự kế thừa và
chuyển giao từng bước một từ truyền hình đen trắng.

Truyền hình màu được đặc trưng bởi các thông số về độ chói, màu sắc
và độ bão hòa màu. Độ chói là đặc trưng của đơn màu, có thể có giá trị từ
mức tối đến sáng. Sắc màu là đặc trưng của một màu, có thể biểu diễn như
màu đỏ, hoặc màu vàng, hoăc màu lam, hoặc bất kì một màu nào khác có thể
nhận dạng được. Còn độ bão hòa màu được định nghĩa là sự mở rộng cho dến
khi nào một màu khác xa màu trắng trong điều kiện trung tính.

Trong truyền hình màu, một màu thực được tạo từ ba màu cơ bản là:
màu đỏ (R), màu xanh lá (G), màu xanh lam (B). Kết hợp ba màu cơ bản này
theo tỉ lệ khác nhau ta sẽ có những màu khác nhau. Thiết bị thu và phân tích
hình ảnh có nhiệm vụ tổng hợp các màu RGB của hình ảnh qua bộ cảm biến
ảnh quang học. Ba loại tín hiệu này được truyền đến máy thu và hình ảnh màu
được tổng hợp và hiển thị lên màn hình.

Nguyên tắc đo màu dựa trên định luật Grassman [2]:

- Mắt người chỉ có thể phân biệt được ba loại thành phần màu khác nhau.
- Trong khi trộn ánh sáng có hai thành phần, việc trộn này sẽ thay đổi từ
từ, nếu một thành phần thay đổi liên tục, còn thành phần còn lại thì
không thay đổi.
- Các nguồn cùng màu tạo ra các hiệu ứng giống nhau khi trộn mà không
cần quan tâm đến toàn bộ phổ của chúng.
- Độ chói tổng hợp màu bằng tổng các độ chói của từng phần.
1.2.2. Lý thuyết màu

Ánh sáng truyền trong không gian có vận tốc c = 3.108(m/s), và có


bước sóng λ=c/f. Dải ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy được nằm trong
dải từ 380 nm đến 760 nm. Mỗi loại ánh sáng có bước sóng khác nhau thì tác
động lên mắt người khác nhau tạo nên sự cảm nhận khác nhau về màu sắc.

Chuẩn ba màu RGB được sử dụng rộng rãi trong công nghệ hệ thống
truyền hình ngày nay. RGB là viết tắt của ba màu là màu đỏ (Red), màu xanh
lá (Green) và màu xanh lam (Blue). Trong đó:

- Màu đỏ có bước sóng là 700 nm.


- Màu xanh lá có bước sóng là 546,8 nm.
- Màu xanh lam có bước sóng là 435,8 nm.

Đặc điểm ba màu cơ bản:

- Nếu đem hai trong ba thành phần màu cơ bản trộn với nhau thì không
thể cho ra màu cơ bản còn lại.
- Nếu chọn ba màu cơ bản trộn với nhau theo các tỉ lệ màu khác nhau thì
sẽ tạo ra được các màu còn lại trong dải nhìn thấy.

Ba yếu tố để xác định màu sắc là:

- Độ chói: cho ta biết độ sáng – tối của màu.


- Sắc màu: cho ta biết màu sắc khác nhau.
- Độ bão hòa màu: cho ta biết về nồng độ màu đậm hay nhạt.

1.2.3. Các thông số của tín hiệu màu

a. Tín hiệu độ chói (Y)

Trong máy thu đen trắng thì chỉ thu và hiển thị các thông tin về độ chói
của ảnh. Vì vậy, để cho máy thu đen trắng thu được trong kênh truyền hình
màu thì hệ thống truyền hình màu phải truyền đi tín hiệu về độ chói. Hay nói
các khác, các thiết bị đen trắng chỉ thu và giải mã thành phần độ chói của tín
hiệu màu.

Tín hiệu độ chói được tạo thành bằng việc tổng hợp tuyến tính các tín
hiệu màu cơ bản sau khi sửa phi tuyến đó là:

Y = 0,3R + 0,59G + 0,11B (1.2)

Trong đó:

- Y: tín hiệu chói


- R: tín hiệu màu đỏ cơ bản
- G: tín hiệu màu xanh lá cơ bản
- B: tín hiệu màu xanh lam cơ bản

Các hệ thống truyền hình màu phổ biến ngày nay (NTSC, SECAM,
PAL) đều sử dụng công thức này để tạo tín hiệu chói trong bộ tạo mã màu.
Điểm khác nhau giữa các hệ thống này là độ rộng dải tần tín hiệu chói. Độ
rộng dải tần tín hiệu chói được chọn bằng độ rộng dải tín hiệu hình ở hệ
truyền hình đen trắng cùng tiêu chuẩn.

b. Các tín hiệu màu cơ bản

Về lý thuyết, tín hiệu độ chói chứa toàn bộ tin tức về độ sáng tối của
cảnh vật truyền đi. Vì vậy, ta chỉ cần truyền thêm thành phần thông tin màu
sắc, thông tin này sẽ chứa toàn bộ thông tin về màu.

Ta có các tín hiệu màu sau:

R – Y = 0,7R – 0,59G – 0,11B

G – Y = -0,3R + 0,41G – 0,11B (1.3)

B – Y = -0,3R – 0,59G + 0,89B

Trong thực tế, trong bốn tin tức (thành phần độ chói và ba tín hiệu màu
ở trên) thì ta chỉ cần truyền đi ba thành phần là có thể suy ra được các thành
phần còn lại. Người ta chọn:

Cr = R – Y = 0,7R – 0,59G – 0,11B


(1.4)
Cb = B – Y = -0,3R – 0,59G + 0,89B

để truyền đi trên kênh truyền cùng với Y. Tại máy thu, tin tức còn lại sẽ được
suy ra từ ba tin tức trên.

Lý do để không truyền thành phần (G – Y) cùng cường độ sáng chuẩn


như nhau thì tín hiệu (G – Y) nhỏ hơn của (B – Y) và (R – Y).

Cr = R – Y = 0,7v

Cg = G – Y = 0,41v

Cb = B – Y = 0,7v

Chính vì vậy mà chọn thành phần (B – Y) và (R – Y).

Lý do thứ hai là vì mắt người khá nhạy cảm với màu xanh lá cây, do đó
dải tần đòi hỏi của (G – Y) cao hơn nên cần một băng thông truyền cho tín
hiệu này phải lớn hơn của (B – Y) và (R – Y).

Tại máy thu sẽ suy ra được thành phần (G – Y) từ (B – Y) và (R – Y):

G – Y = -0,509(R – Y) – 0,194(B – Y)

Dùng tín hiệu màu kết hợp thay cho tín hiệu màu cơ bản có những ưu
điểm sau:

- Giảm nhiễu do tín hiệu màu sinh ra trên ảnh truyền hình đen trắng trên
máy thu đen trắng ở các mảng trắng của truyền hình màu. Bởi vì lúc
truyền màu trắng, phải điều chỉnh sao cho ở lối vào của bộ tạo mã màu
đạt được điều kiện:
R = G = B cho nên R – Y = B – Y = 0
Còn lúc truyền các chi tiết có độ bão hòa thấp, giá trị các tín hiệu màu
nhỏ.
- Giảm ảnh hưởng của nhiễu tới độ chói của ảnh truyền hình. Mắt người
rất nhạy cảm với sự sai lệch về độ chói (so với sự sai lệch về màu sắc).
Dù truyền các tín hiệu Y, Cr, Cb hay truyền Y, R, B thì cả ba tín hiệu
đều chịu ảnh hưởng của nhiễu. Mà trong các tín hiệu R và B chứa các
tin tức của chói, còn trong các thành phần Cr và Cb theo lý thuyết thì
không chứa thành phần chói, vì vậy mà tác động của nhiễu tới tín hiệu
màu chỉ làm thay đổi tín hiệu màu chứ không làm thay đổi tín hiệu độ
chói.
- Thuận tiện cho việc xây dựng mạch điện ở máy thu hình màu, chỉ cần
cộng từng tín hiệu Cr Cb với tín hiệu chói thì sẽ nhận được các tín hiệu
màu cơ bản R, G, B.
- Dùng được chung kênh truyền cho truyền hình màu và đen trắng, bằng
việc tách riêng thành phần tín hiệu chói ra.

1.2.4. Tín hiệu video tổng hợp

Tín hiệu video tổng hợp là tín hiệu mà trong đó thông tin về độ chói,
màu và đồng bộ được phối hợp với nhau theo tần số, thời gian, biên độ để tạo
ra tín hiệu chung.

Tất cả các hệ thống truyền hình màu NTSC, PAL và SECAM có chung
một số đặc trưng như độ tương hợp, ghép kênh theo tần số.

a. Độ tương hợp

Tất cả các hệ truyền hình màu (NTSC, PAL, SECAM) đều tương hợp
với tiêu chuẩn truyền hình đen trắng:

- Máy thu truyền hình đen trắng phải thu được nội dung độ sáng của một
tín hiệu màu bằng hình ảnh đen trắng mà không bị can nhiễu bởi thông
tin màu.
- Máy thu hình màu phải thu được tín hiệu hình ảnh đen trắn với các mức
xám mà không có các thành phần màu.
- Hệ thống quét dùng cho truyền hình màu phải giống như hệ thống quét
cho truyền hình đen trắng.
- Hệ thống màu phải được đặt vào trong kênh truyền hình đen trắng và
sử dụng cùng một không gian giữa hình và tiếng.
b. Ghép kênh theo tần số

Các tín hiệu màu cơ bản được xử lý để tạo thành một tín hiệu hình tổng
hợp. Tất cả các hệ thống màu (NTSC, PAL, SECAM) đều sử dụng tín hiệu độ
chói băng rộng (Y) và hai tín hiệu màu băng hẹp (B-Y và R-Y). Các tín hiệu
màu được điều chế bằng tải màu. Tần số tải màu phải đủ lớn để khắc phục
việc nhìn thấy tải màu trên màn hình (với NTSC là 3,58 MHz, với PAL là
4,43 MHz). Các tín hiệu chói và màu được ghép kênh theo tần số để tạo tín
hiệu tổng hợp có độ rộng băng tần thích hợp theo tiêu chuẩn truyền dẫn.

E’G EY
Trễ
Điều chế
EB-Y B-Y
E’B Đầu ra
Ma trận LPF Cộng
Điều chế
ER-Y R-Y
E’R
LPF

Tải Tải

Hình 1.2. Sơ đồ khối bộ mã hóa tín hiệu màu [2].


E”G E’G
Trễ

Tín hiệu Giải điều E”B-Y E’B-Y


BPF Ma trận
COMPOSITE chế B-Y
Giải điều E”R-Y E’R-Y
BPF
chế R-Y

Hình 1.3. Sơ đồ khối bộ giải mã tín hiệu màu [2].

c. Hệ NTSC

Hệ thống truyền hình màu NTSC là hệ thống truyền hình màu đầu tiên
trên thế giới vào năm 1953 tại Mỹ. Theo hệ NTSC, tín hiệu chói được tạo ra
từ ba tín hiệu màu cơ bản và phát đi trong toàn dải tần dành cho hệ thống
truyền hình đen trắng thông thường.

Các thông tin về độ chói, màu và đồng bộ được liên kết với nhau để
truyền trên một kênh RF 6MHz. Hai tín hiệu màu băng hẹp được truyền trong
băng rộng của tín hiệu chói (4,2 MHz). Hai thành phần tín hiệu màu được
điều biên với hai tín hiệu tần 3,58 MHz có pha vuông góc.

Bảng 1.2. Tổng hợp các đặc trưng của tín hiệu NTSC [2].

STT Thông số Giá trị

x y

Tọa độ màu sơ cấp của các màu G: 0,310 0,596


1
cho đèn máy thu hình B: 0,155 0,070

R: 0,630 0,340

Tọa độ màu cho các tín hiệu sơ Chất phát sáng D65: x = 0,3127;
2
cấp bằng nhau y = 0,3290

3 Giá trị gama cho đèn máy thu hình 2,2


E’Y = 0,587E’G + 0,114E’B +
4 Tín hiệu chói (đã sửa )
0,299E’R

E’BY = 0,877(E’B – E’Y)


5 Các tín hiệu số màu (đã sửa )
E’RY = 0,493(E’R – E’Y)

EM = 0,925E’Y + 7,5 +
Phương trình tín hiệu màu tổng
6 0,925E’BYsin(2fsct) +
hợp
0,925E’RYcos(2fsct)

Điều chế biên hai tải màu vuông


7 Loại điều chế tải màu
góc và nén tải

fsc =3,5795410
8 Tần số tải màu (Hz)
fsc = (455/2)fH; fH là tần số dòng

Độ rộng băng tần của các biên


9 fsc 620 hoặc fsc + 620, -1300
màu (kHz)

10 Biên độ tải màu G  (E2BY  ER2 Y )

Burst tải màu nằm ở sườn sau


11 Đồng bộ tải màu
xung xóa dòng.

Độ rộng băng tần của tín hiệu số màu có thể là 600 kHz hoặc 1,3 MHz.
Mỗi tín hiệu số màu được điều chế với một tải màu. Hai tải màu có tần số
giống nhau nhưng có pha vuông góc với nhau nên không gây ra can nhiễu
xuyên kênh.
E’G EY
Trễ
Điều chế
EB-Y B-Y
E’B Đầu ra
Ma trận LPF Cộng
Điều chế
ER-Y R-Y
E’R
LPF

Tải màu
90o
3,58 MHz
180o Burst
Tạo xung Khóa
đồng bộ BURST
Xung đồng bộ
COMPOSITE

Hình 1.4. Sơ đồ khối bộ mã hóa tín hiệu màu trong hệ NTSC [2].

Tín hiệu E”G E’G


Chặn Trễ
COMPOSITE
Tách E”B-Y E’B-Y
BPF Ma trận
đồng
bộ E”R-Y E’R-Y

Khóa Tách
burst burst

3,58 MHz
PLL XTL 90o
OSC
Hình 1.5. Sơ đồ khối bộ giải mã tín hiệu màu trong hệ NTSC [2].

d. Hệ PAL

Hệ truyền hình màu PAL được phát triển để tương thích với hệ truyền
hình đen trắng 625/50, được sử dụng ở châu Âu và phát sóng trên kênh RF 7
hoặc 8 MHz với băng tần video cơ bản 5; 5,5 hoặc 6 MHz. Phụ thuộc vào các
tiêu chuẩn phát sóng thì ta có các loại: B-PAL, D-PAL, G-PAL, H-PAL, I-
PAL. Điểm khác nhau chủ yếu giữa các loại này là độ rộng băng tần phát. Hệ
PAL có nhiều thông số giống hệ NTSC, điểm khác nhau cơ bản với hệ thống
truyền hình NTSC là ở pha tải màu cho thành phần chói đảo ngược theo từng
dòng trên mỗi mành. Đây là nguyên nhân chính để khắc phục sai pha tải màu
khi tín hiệu truyền trên kênh truyền.

Bộ mã hóa PAL xử lý tín hiệu độ chói ở băng tần  5MHz và hai tín
hiệu màu băng hẹp có cùng độ rộng. Các tín hiệu màu có tên là E’U và E’V
giống với E’B-Y và E’R-Y của NTSC. Cực tính của E’V đảo ngược theo từng
dòng.

Bảng 1.3. Các đặc trưng của tín hiệu màu PAL [2].

STT Thông số Giá trị


1 Tọa độ các màu cơ bản RGB x y
cho máy thu hình G: 0,29 0,60
B: 0,15 0,06
R: 0,64 0,33
2 Tọa độ màu đối với các tín hiệu Màu D65: x = 0,3127; y = 0,3290
sơ cấp bằng nhau
3 Giá trị gamma cho đèn hình của  = 2,8
máy thu hình
4 Tín hiệu độ chói E’Y = 0,58E’G + 0,144E’B +
0,299E’R
5 Các tín hiệu màu E’U = 0,877(E’B – E’Y); E’V =
0,493(E’R – E’Y).
6 Tín hiệu màu tổng hợp EM = E’Y + E’Usin(2fsct) 
E’Vcos(2fsct)
STT Thông số Giá trị
7 Loại điều chế tải màu Điều biên AM có nén tải màu của
2 tải màu vuông góc với nhau
8 Tần số màu (Hz) Fsc = 4.433.618,75  5(CCIR
B,D,G,H)  1(CCIR I)
Quan hệ với tần số dòng fH:
fsc = (1135/4 + 1/625)fH
9 Độ rộng băng tần các biên màu fsc +570 (CCIR B,D,G,H)
-1300
được truyền (kHz)
fsc +1066
-1300
(CCIR I)

10 Biên độ tải màu G  (E2U  E2V )

11 Đồng bộ màu Burst ở sườn sau xung xóa dòng

E’G E’Y
Trễ
Điều chế V
E’V
E’B Cộng
Ma trận LPF
Điều chế U
E’U
E’R
LPF

Tải màu
90o
4,43 MHz 45o
180o Burst
Tạo xung
7,8 kHz
đồng bộ
Khóa BURST
Xung đồng bộ COMPOSITE

Hình 1.6. Sơ đồ khối bộ mã hóa tín hiệu PAL [2].

Các tín hiệu RGB được cung cấp cho ma trận tạo tín hiệu YCrCb, mỗi
tín hiệu số màu được giới hạn độ rộng băng tần 1,2 MHz trước khi đến các bộ
điều chế cân bằng. Tải màu 4,43 MHz cung cấp cho bộ điều chế U, và qua
mạch quay pha 900 cung cấp cho bộ điều chế V. Như vậy là busrt tải màu
được hình thành khi đi qua bộ chuyển mạch pha 1350. Tín hiệu chói được
làm trễ để bù với độ trễ của tín hiệu màu do sử dụng các mạch lọc thông thấp
đối với tín hiệu số màu. Mạch cộng liên kết tín hiệu chói, màu, xung đồng bộ
tổng hợp và busrt tải màu thành tín hiệu màu tổng hợp.

Tín hiệu 4,43 MHz


COMPOSITE EY EG
Chặn Trễ
Giải điều chế V
- EV EB
Tách Ma trận
đồng BPF
Trễ Giải điều
bộ ER
4,43 MHz chế U
EU
+
Khóa Tách
burst burst
7,8
KHz
4,43 MHz
XTL ±90o
PLL
OSC

Hình 1.7. Sơ đồ khối bộ giải mã tín hiệu PAL [2].

e. Hệ SECAM

SECAM chủ yếu là một hệ thống truyền dẫn. Nhiều nước sử dụng tín
hiệu component video hoặc tín hiệu PAL trong studio, sau đó chuyển đổi sang
SECAM trước khi truyền dẫn. Hệ SECAM sử dụng phương pháp truyền
thông tin màu qua kênh truyền tín hiệu đen trắng, hoàn toàn khác so với tín
hiệu NTSC và PAL. Hệ SECAM truyền thông tin màu lần lượt, còn hệ NTSC
và PAL thì truyền đồng thời. Hệ SECAM sử dụng hai tín hiệu số màu điều tần
với hai tải màu. Tải màu cho tín hiệu số màu D’r có tần số là 4,4 MHz còn cho
tín hiệu D’B có tần số là 4,25 MHz.

Mạch mã hóa SECAM xử lý một tín hiệu độ chói có băng rộng (> 5
MHz) và hai tín hiệu màu băng hẹp (1,5 MHz) có cùng độ rộng băng tần.
Bảng 1.4. Đặc trưng của tín hiệu SECAM [2].

STT Thông số Giá trị

1 Tọa độ các màu cơ bản RGB x y


cho máy thu hình G: 0,29 0,60

B: 0,15 0,06

R: 0,64 0,33

2 Tọa độ màu đối với các tín hiệu Màu D65: x = 0,3127; y = 0,3290
sơ cấp bằng nhau

3 Giá trị gamma cho đèn hình của  = 2,8


máy thu hình

4 Tín hiệu độ chói E’Y = 0,587E’G + 0,144E’B +


0,299E’R

5 Các tín hiệu màu D’B = 1,505(E’B – E’Y); D’R =


1,902(E’R – E’Y).

6 Sửa trước tần số thấp các tín D’B+ = ABF(f)D’B; D’R+ =


hiệu màu ABF(f)D’R

Với ABF(f) = [1+j(f/f1)] / [1+j(/3f1)]

f – tần số tín hiệu

f1 = 85 kHz

7 Tín hiệu màu tổng hợp EM = E’Y + Gcos2(fOB +


fOB.fO.DB+.dt)

8 Loại điều chế tải màu FM


STT Thông số Giá trị

9 Tần số màu (Hz) Giá trị chuẩn fOB = 4250000 


2000

Quan hệ với tần số dòng fH: fOB =


272fH

10 Độ di tần cực đại của tải màu 𝑓𝑂𝐵 +350


−506
(kHz)

11 Biên độ tải màu G  MO [1  j16F) / (1  j1, 26F)]

Với F = (f/f0) – (f0/f)

f0 = 4286 kHz

2M0: biên độ đỉnh-đỉnh.

2M0 = 23% biên độ chói đỉnh-đỉnh

11 Đồng bộ màu Chuẩn tải màu ở sườn sau xung


xóa dòng (không di tần)

E’G E’Y
Trễ

1,5 MHz 4,406MHz


E’B Ma D’R Tách sóng
LPF PLEEMPH 4,286 MHz
trận FM Đầu ra
Chuyển Lọc
1,5 MHz 4,25MHz Cộng
D’B mạch Bell
E’R Tách sóng
LPF PLEEMPH
FM

7,8 KHz SECAM


Đồng bộ Đồng bộ composite

Hình 1.8. Sơ đồ khối bộ mã hóa SECAM [2].


Các tín hiệu đã sửa G, R, B được cấp cho mạch ma trận để tạo tín hiệu
độ chói Y và hai tín hiệu số màu. Mỗi tín hiệu màu được giới hạn băng tần 1,5
MHz và được gây méo trước và cung cấp đến mạch điều chế theo tần số. Đầu
ra bộ điều chế theo tần số được sắp xếp thành chuỗi trên cơ sở dòng đến dòng
bằng mạch chuyển mạch được điều khiển bằng tín hiệu nhận dạng SECAM
rồi sau đó được đưa qua bộ lọc Bell. Tín hiệu chói được làm trễ để bù với độ
trễ của các tín hiệu màu. Mạch cộng liên kết tín hiệu chói và tải màu điều tần
với các biên của nó và tín hiệu đồng bộ tổng hợp để cho tín hiệu màu tổng
hợp.

3 MHz
E’Y E’R
LPF Trễ

Tín hiệu
D’R
COMPOSITE
4,286 MHz Hạn chế DISC DEEMPH Ma E’G
trận
Lọc
Trễ 1H
Beli
D’B E’B
Hạn chế DISC DEEMPH

Chuyển
7,8 KHz
mạch CTL

Hình 1.9. Sơ đồ khối bộ giải mã SECAM [2].

1.3. Số hóa truyền hình

Trong những năm gần đây, truyền hình số đã quen thuộc với cuộc sống
hàng ngày của con người. Để có thể truyền được thông tin về video, âm thanh
trên các kênh truyền số thì công việc quan trọng đó là phải số hóa được các
tín hiệu video, âm thanh để truyền đi.

1.3.1. Các phương pháp số hóa tín hiệu video

Quá trình số hóa tín hiệu video có hai phương pháp chính là:

- Số hóa tín hiệu video màu tổng hợp.


- Số hóa tín hiệu video màu thành phần.
a. Số hóa tín hiệu video màu tổng hợp

Số hóa tín hiệu video màu tổng hợp chính là thực hiện chuyển đổi tín
hiệu video màu tổng hợp tương tự sang tín hiệu video số tổng hợp. Sơ đồ khối
hệ thống số hóa tín hiệu video màu tổng hợp như sau:

Tín hiệu video Lọc thông Lượng tử


Lấy mẫu Mã hóa
Màu tổng hợp thấp hóa

Đồng bộ
(Tạo xung lấy mẫu)

Hình 1.10. Sơ đồ khối hệ thống số hoá tín hiệu video màu tổng hợp.

Tín hiệu video màu tổng hợp tương tự được lấy mẫu với tần số lấy mẫu
bằng 4 lần tần số sóng mang màu (fsa = 4fs) và bằng 17,734 MHz đối với hệ
PAL. Mỗi màu tín hiệu được mã hóa 10 bit (1024 mức lượng tử) cho ta chuỗi
số liệu có tốc độ 177 Mb/s (PAL).

Phương pháp số hóa tín hiệu video màu tổng hợp cho ta dòng số liệu có
tốc độ bit thấp. Song tín hiệu video số tổng hợp còn mang đầy đủ các khiếm
khuyết của tín hiệu video màu tương tự, nhất là hiện tượng can nhiễu chói
màu.

Luồng tín hiệu màu trong tín hiệu chói dẫn đến dễ can nhiễu chói-màu,
làm cho chất lượng ảnh không cao.

b. Số hóa tín hiệu video màu thành phần

Thực hiện chuyển đổi tín hiệu video màu thành phần tương tự (Y, Cr,
Cb) thành tín hiệu video số thành phần. Ta có sơ đồ khối hệ thống số hóa tín
hiệu video màu thành phần như sau:
Tín hiệu video màu
thành phần tương tự Tín hiệu video màu
thành phần số

Lọc thông Lượng tử


Cb Lấy mẫu Mã hóa Cb
thấp hóa

Lọc thông Lượng tử


Cr Lấy mẫu Mã hóa Cr
thấp hóa

Lọc thông Lượng tử


Y Lấy mẫu Mã hóa Y
thấp hóa

Đồng bộ

Hình 1.11. Sơ đồ khối hệ thống số hóa tín hiệu video màu thành phần.

Ví dụ: Xét chuẩn 4:2:2

- Tín hiệu độ chói Y: fsaY = 13,5 MHz;


- Cr, Cb: fsaCr = fsaCb = 6,75 MHz;
- Mỗi mẫu được mã hóa 10 bit.

 Dòng số liệu tổng hợp khi ghép 3 dòng số liệu là 207 Mbps.

Số hóa tín hiệu video màu thành phần cho tín hiệu video số thành phần
có tốc độ bit cao hơn so với tín hiệu video số tổng hợp. Tuy nhiên, tín hiệu
video số hóa thành phần cho phép xử lý dễ dàng các chức năng: ghi, dựng kỹ
xảo (do 3 thành phần tách biệt nhau nên dễ xử lý và dễ tạo kỹ xảo).

Hơn nữa, chất lượng hình ảnh không bị ảnh hưởng bởi can nhiễu chói-
màu như đối với tín hiệu video số tổng hợp. Vì lý do này mà phương pháp
này được sử dụng rộng rãi.
1.3.2. Các tiêu chuẩn lấy mẫu tín hiệu video màu thành phần

Để có thể áp dụng được phương pháp số hóa tín hiệu video màu trong
nhiều trường hợp với chất lượng khác nhau mà có các tiêu chuẩn lấy mẫu tín
hiệu video màu khác nhau như:

- Tiêu chuẩn 4:4:4


- Tiêu chuẩn 4:2:2
- Tiêu chuẩn 4:1:1
- Tiêu chuẩn 4:2:0
a. Tiêu chuẩn 4:4:4

Hình 1.12. Tiêu chuẩn 4:4:4.

Các tín hiệu Y, Cr, Cb được lấy mẫu tại tất cả các điểm ảnh trên dòng
tích cực của tín hiệu video.

Ví dụ: Trong hệ PAL

- Tần số lấy mẫu của tất cả tín hiệu là: fsaY = fsaCr = fsaCb = 13,5 MHz.
- Với tiêu chuẩn 4:4:4 khi lượng tử hóa 10 bit thì tốc độ dữ liệu là 311
Mbps.
Ưu điểm của phương pháp này là cho chất lượng hình ảnh truyền hình
rất cao do các thành phần đều được lấy mẫu tại tất cả các điểm ảnh.

Nhược điểm là:

- 311 Mbps là một tốc độ quá lớn nên sẽ khó truyền, khó xử lý, hạn chế
số kênh truyền hình.
- Tia mắt người cũng không nhận ra được nên không cần thiết.
b. Tiêu chuẩn 4:2:2

Hình 1.13. Tiêu chuẩn 4:2:2.

Tín hiệu chói Y được lấy mẫu tại tất cả các điểm ảnh trên dòng tích cực
của tín hiệu video. Còn tín hiệu Cr, Cb thì cứ 2 điểm ảnh thì lấy mẫu một
điểm.

Ví dụ: Trong hệ PAL:

- Tần số lấy mẫu của các tín hiệu trong hệ PAL là: fsaY = 13,5 MHz; fsaCr =
fsaCb = 6,75 MHz.
- Tốc độ dòng số liệu được lượng tử hóa 10 bit theo theo tiêu chuẩn 4:2:2
là 207 Mbps.

Khi thực hiện giải mã màu, với các điểm ảnh không được lấy mẫu thì
các tín hiệu số màu sẽ được gán bằng màu của điểm ảnh trước nó, việc này
làm cho chất lượng truyền hình ảnh khá cao do sai số không chính xác bằng
4:4:4 (vì gán màu điểm ảnh trước cho điểm sau). Bù lại tốc độ bit dữ liệu
giảm đi 1/3.

c. Tiêu chuẩn 4:1:1


Hình 1.14. Tiêu chuẩn 4:1:1.

Tín hiệu chói Y được lấy mẫu tại tất cả các điểm ảnh trên dòng tích cực
của tín hiệu video. Còn 2 tín hiệu Cr và Cb trong bốn điểm ảnh liên tiếp chỉ
được lấy mẫu ở một điểm ảnh.

Ví dụ: Trong hệ PAL:

- Tần số lấy mẫu của các tín hiệu trong hệ PAL là: fsaY = 13,5 MHz; fsaCr
= fsaCb = 3,375 MHz.
- Tốc độ dòng dữ liệu được lượng tử hóa 10 bit theo tiêu chuẩn 4:1:1 là
155Mbps (giảm 1/2 so với tiêu chuẩn 4:4:4).

Khi giải mã màu, với các điểm ảnh không được lấy mẫu màu thì sẽ
được gán cho giá trị màu của các điểm trước đó, điều này làm cho chất lượng
ảnh là trung bình do thông tin màu chính xác bị mất đi.

d. Tiêu chuẩn 4:2:0

Hình 1.15. Tiêu chuẩn 4:2:0.

Tín hiệu chói Y được lấy mẫu tại tất cả các điểm ảnh trên dòng tich cực
của tín hiệu video. Còn hai tín hiệu Cr và Cb thì cứ 2 điểm ảnh thì mới được
lấy mẫu một điểm ảnh và lấy xen kẽ giữa từng dòng quét. (Ví dụ: dòng lẻ thì
lấy Cb còn dòng chẵn thì lấy Cr).

Ví dụ: Trong hệ PAL:

- Tần số lấy mẫu: fsaY = 13,5 MHz; fsaCr = fsaCb = 3,375 MHz
- Tốc độ dòng dữ liệu khi lượng tử hóa 10 bit cho 1 mẫu theo tiêu chuẩn
4:2:0 là 155,5 Mbps.

Khi thực hiện giải mã màu, điểm ảnh nào còn thiếu tín hiệu màu nào thì
sẽ thực hiện tạo giá trị tín hiêu màu đó bằng phép nội suy từ tín hiệu đó ở mức
điểm ảnh lân cận. Điều này làm cho chất lượng ảnh truyền hình ở mức trung
bình.

1.3.3. Hệ thống truyền hình số

a. Sơ đồ khối

Thiết bị phát

Tín hiệu TV Biến đổi Nén và Mã hóa


Điều chế
Analog A/D ghép kênh kênh

Kênh
truyền

Tín hiệu TV Biến đổi Tách kênh, Giải mã Giải điều


Analog D/A giải nén hóa kênh chế

Thiết bị thu

Hình 1.16. Sơ đồ khối hệ thống truyền hình số.

b. Nguyên lý làm việc


Đầu vào hệ thống truyền hình số tiếp nhận tín hiệu truyền hình tương
tự, rồi thực hiện biến đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số nhờ bộ biến đổi
A/D.

Tín hiệu truyền hình số sau đó được nén để làm giảm tốc độ bit rồi thực
hiện ghép kênh để tạo thành một luồng tín hiệu số chứa nhiều kênh truyền
hình. Tín hiệu này được thực hiện mã hóa kênh để biến thành dạng tín hiệu
phù hợp với kênh truyền. Sau đó, tín hiệu được đưa đến bộ điều chế cao tần
rồi được phát trên kênh truyền.

Tại bên thu, thiết bị thu thực hiện nhận tín hiệu từ kênh truyền, rồi giải
điều chế và phân kênh để khôi phục luồng tín hiệu số chứa nhiều kênh truyền
hình.

Sau khi thực hiện tách kênh và giải nén, tín hiệu truyền hình số sẽ được
biến đổi sang tương tự nhờ bộ biến đổi D/A tới máy thu truyền hình.

Sơ đồ khối của các hệ thống truyền hình số khác thì chỉ khác nhau ở
nén, ghép kênh và điều chế.

1.4. Số hóa truyền hình tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn số hóa truyền hình (chuyển từ
truyền hình tương tự sang truyền hình số). Theo đề án số hóa truyền hình,
trong giai đoạn một tính đến ngày 31/12/2015, 5 thành phố trực thuộc Trung
ương gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ
bắt đầu ngừng phát sóng các kênh truyền hình tương tự để chuyển sang truyền
hình số mặt đất, hoàn thành lộ trình số hóa mạng lưới truyền dẫn phát sóng
truyền hình mặt đất trong giai đoạn 2015-2020, mạng lưới truyền dẫn phát
sóng phát thanh trong giai đoạn 2015-2025 trên cơ sở 95% số hộ gia đình trên
cả nước thu được chương trình phát thanh truyền hình (PTTH) công ích thông
qua các mạng PTTH số mặt đất, cáp và vệ tinh. Đối với khu vực vùng sâu,
vùng xa, miền núi, hải đảo… nơi mà việc xây dựng và phát triển mạng truyền
hình số mặt đất gặp nhiều khó khăn, cần triển khai các phương án để phổ cập
dịch vụ PTTH tại những khu vực này là: (i) Thu trực tiếp tín hiệu từ vệ tinh
qua đầu DTH và (ii) Thu tín hiệu từ vệ tinh bằng đầu thu DTH và sau đó phát
lại sử dụng máy phát công suất nhỏ hoặc máy phát lại công suất trung bình
tùy theo mật độ và diện tích vùng dân cư.

Đà Nẵng là nơi đã tiên phong thử nghiệm phát sóng số từ tháng 9/2013,
là địa điểm đầu tiên hoàn thành đề án số hóa truyền hình mặt đất và ngừng
phát sóng truyền hình tương tự mặt đất từ ngày 1/11/2015. Và từ ngày
1/3/2016, tại Hà Nội đã dừng phát sóng 3 kênh truyền hình tương tự là VTV6,
HTV2, VTC9; 4 kênh VTV6, VTV9, VTC9, HTV7 tại TP Hồ Chí Minh và 4
kênh VTV6, VTV Cần Thơ 1, VTV Cần Thơ 2, VTC9 tại Cần Thơ.

Từ kinh nghiệm tại Đà Nẵng, Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình đã
chỉ đạo 4 thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai. Đến nay,
trên địa bàn 4 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ đã
được phủ sóng truyền hình số mặt đất, các kênh chương trình truyền hình của
VTV, Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ đã được phát sóng trên
hệ thống truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất của Đài Truyền hình
Việt Nam, Công ty CP Truyền dẫn phát sóng đồng bằng Sông Hồng (RTB),
Công ty TNHH truyền hình kỹ thuật số Miền Nam (SDTV).

Số lượng kênh chương trình truyền hình miễn phí mà người dân có thể
thu xem lên tới hơn 70 kênh, trong đó có 6 kênh chương trình HD (gồm
VTV1, VTV3, VTV5, VTV6, VTV7, VTV9). Tại Hà Nội, Hải Phòng có thể
thu xem 45 kênh SD, tại Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ: 65 kênh SD.
Hiện tại, đại bộ phận người thu xem truyền hình tương tự mặt đất tại
các thành phố này đã chuyển đổi sang thu xem truyền hình số mặt đất. Hộ
nghèo, cận nghèo theo chuẩn Trung ương tại 4 thành phố và địa bàn bị ảnh
hưởng của 19 tỉnh lân cận đã được hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất.
Tổng số hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ là 413.542 hộ.

Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình đánh giá việc số hóa truyền hình
mặt đất tại địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh và việc hỗ
trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, cận nghèo đã cơ bản hoàn thành,
đáp ứng đủ điều kiện để ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất theo
quyết định 2451/QĐ-TTg. Vì vậy, Ban Chỉ đạo quyết định từ 24h ngày
15/8/2016 sẽ ngừng phát sóng toàn bộ các kênh truyền hình tương tự mặt đất
tại địa bàn 4 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ (các
kênh chương trình truyền hình này đã được phát trên hệ thống truyền hình số
mặt đất).

Ban Chỉ đạo Đề án số hóa Truyền hình Việt Nam yêu cầu Đài Truyền
hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC,
Đài PT-TH Hà Nội, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, Đài PT-TH Hải
Phòng, Đài PT-TH Cần Thơ thực hiện quyết định ngừng phát sóng truyền
hình tương tự mặt đất của Ban Chỉ đạo Đề án số hóa Truyền hình Việt Nam.

Với tiến độ triển khai số hóa như hiện tại thì lộ trình số hóa truyền hình
sẽ có thể kết thúc vào trước năm 2018, thay vì đến năm 2020 như kế hoạch
ban đầu của để án. [nguồn VTV.vn]

1.5. Kết luận chương

Trong chương một, luận văn đã đưa ra những khái niệm cũng như lý
thuyết về truyền hình tương tự, hay các kỹ thuật thu hình, số hóa tín hiệu
truyền hình và nhất là thực tiễn triển khai số hóa truyền hình tại Việt Nam.
Theo đó, Việt Nam sẽ hướng tới số hóa hệ thống phát thanh truyền hình trong
tương lai để thay thế toàn bộ hệ thống truyền hình tương tự hiện tại.
Chương 2. CÔNG NGHỆ TRUYỀN DẪN SỐ VỆ TINH DVB-S

Trong chương này, luận văn sẽ trình bày tổng quan về truyền dẫn số vệ
tinh và đề cập tới chuẩn truyền dẫn số vệ tinh đầu tiên DVB-S và các thông số
kỹ thuật của chuẩn này.

2.1 Tổng quan truyền hình vệ tinh tại Việt Nam

2.1.1 Dịch vụ truyền hình trả tiền

a. Tại Việt Nam

Hiện nay trên thế giới có nhiều phương thức truyền hình trả tiền (Pay
TV). Tại Việt Nam hiện nay chúng ta đang có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ
truyền hình trả tiền (bảng 2.1). (theo nguồn http://capfpt.vn),

Bảng 2. 1. Các loại dịch vụ truyền hình và nhà cung cấp.


Loại truyền hình Các nhà cung cấp dịch vụ
 VTVCab - Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam
 HanoiCab - Truyền hình Cáp Hà Nội
Truyền hình cáp  HTV-TMS (HTVC) - Trung tâm Truyền hình cáp - Đài
truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
 SCTV - Công ty Truyền hình cáp Saigontourist
 MobiFone - Công ty Thông tin di động Việt Nam
Truyền hình di
 Viettel - Công ty Viễn thông Viettel
động
 Vinaphone - Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone
 VTV - Đài Truyền hình Việt Nam
Truyền hình
 VTC - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC
IPTV
 AVG - Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu AVG
Truyền hình số  VTV - Đài Truyền hình Việt Nam
mặt đất  VTC - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC
 AVG - Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu AVG
 AVG là Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu AVG
 VSTV là Công Ty Truyền hình kỹ thuật số vệ tinh Việt
Truyền hình số vệ
Nam
tinh
 K+ là Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam
 VTC là Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC

Năm 1993 dịch vụ MMDS được đài truyền hình Việt Nam (THVN)
đưa vào sử dụng, hiện đã gặp nhiều vấn đề hạn chế về mặt kỹ thuật và khai
thác dịch vụ.

Năm 2001, đài THVN xây dựng hệ thống truyền hình cáp tại Hà Nội và
các thành phố lân cận. Gặp phải vấn đề mở rộng khó khăn do việc truyền dẫn
từ trung tâm truyền hình cáp tới các vùng xa. Chính vì thế đài THVN đã triển
khai dịch vụ DTH.

So với các phương thức truyền dẫn tín hiệu khác truyền hình qua vệ
tinh DTH là một phương thức phủ sóng rất hiệu quả, đặc biệt với địa hình có
nhiều đồi núi như Việt Nam. Truyền hình vệ tinh có những ưu điểm mà
truyền hình mặt đất và truyền hình cáp không thể có được: vùng phủ sóng
rộng, không phụ thuộc vào địa hình, chất lượng cao - cường độ trường tại
điểm thu ổn định và có khả năng thông tin băng rộng. Sử dụng ở băng tần Ku,
kích thước anten thu khoảng 0,6m là có thể thu được nên phù hợp với điều
kiện thu tại các hộ gia đình.

Công nghệ truyền dẫn DTH sử dụng công nghệ truyền dẫn số nên đảm
bảo chất lượng tín hiệu hình ảnh cũng như âm thanh, có thể truyền dẫn được
nhiều chương trình truyền hình có độ phân giải cao trên một bộ tiếp đáp, hệ
thống âm thanh stereo hay âm thanh lập thể AC3. Ngoài ra hệ thống truyền
hình số còn tương thích với nhiều loại hình dịch vụ khác như truyền dữ liệu,
internet, truyền hình tương tác,…

Tuy nhiên dịch vụ DTH cũng gặp phải một số khó khăn như chất lượng
tín hiệu suy giảm khi mưa bão. Ta có thể khắc phục nhược điểm này bằng các
tăng đường kính anten thu.

Dịch vụ DTH đã được đài THVN triển khai và đưa và khai thác chính
thức tháng 9/2004, được áp dụng những công nghệ mới nhất về truyền hình
vệ tinh DTH và sự đầu tư cả chiều sâu lẫn chiều rộng về xây dựng nội dung
chương trình, hướng phát triển các dịch vụ gia tăng trên hệ thống.

Theo nguồn tin báo điện tử VnExpress, dữ liệu được công bố tại Sách
Trắng về Công nghệ Thông tin và Truyền thông 2014, năm 2013 chứng kiến
sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu truyền hình trả tiền trong tất cả các
lĩnh vực (gồm cáp, số mặt đất và số vệ tinh). Trong đó, riêng doanh thu truyền
hình số vệ sinh tăng tới 9 lần so với cuối 2012, đạt 44,1 triệu USD. Cũng theo
dữ liệu này, tổng doanh thu truyền hình trả tiền tăng 76 triệu USD trong 2013,
đạt 276 triệu USD, tương đương mức tăng trưởng 38%. Trong khi, dữ liệu
cũng cho thấy, tính đến cuối năm 2013, truyền hình trả tiền bị giảm 2,3 triệu
thuê bao, tương đương mức giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.

Thuê bao truyền hình số mặt đất (sử dụng ăng-ten nối thẳng vào tivi)
sụt giảm mạnh khi còn 120.000 thuê bao, chỉ bằng 3% so với cuối 2012. Điều
này hoàn toàn phù hợp với đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt
đất đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt vào năm 2011. Ở chiều
ngược lại, số thuê bao truyền hình cáp lại tăng gần 1,2 triệu, đạt 5,6 triệu.

Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp năm 2013 tăng
thêm 5 đơn vị so với cuối 2012 lên 33 đơn vị. Thị phần thuê bao SCTV vẫn
đứng đầu trong số các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp khi chiếm hơn
34%, giảm nhẹ so với cuối 2012. Thị phần của VTVCab có sự tăng trưởng
đáng kể khi chiếm 32%, tăng gần 10 điểm phần trăm so với năm trước đó,
trong khi VNPT lại bị giảm hơn 3 điểm phần trăm còn 16%.

Ở lĩnh vực cung cấp dịch vụ truyền hình số vệ tinh chỉ có ba nhà cung
cấp. Trong đó riêng VSTV chiếm gần 60% thị phần, AVG và VTC chia đều
nửa thị trường còn lại. Theo ictnews.vn, cả ba nhà cung cấp này đều cung cấp
dịch vụ truyền trả tiền với số lượng thuê bao là khoảng 1,7 triệu thuê bao.

Nhưng đến tháng 1/2016, MobiFone công bố thông tin là chính thức đã
mua lại cổ phần tại công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), tham gia
kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam. Đây là bước đi chiến
lược của MobiFone khi tham gia vào dịch vụ truyền hình.

Vào ngày 25/04/2016, truyền hình An Viên chính thức đổi tên thương
hiệu và biểu tượng dịch vụ, chuyển sang sử dụng tên mobiTV. Trong 6 tháng
đầu năm MobiFone đã phát triển được trên 168000 thuê bao truyền hình
MobiTV và có lợi nhuận khoảng 6,4 tỷ đồng.

Tính đến nay, số lượng thuê bao truyền hình trả tiền vẫn giữ ở mức
khoảng 9,9 triệu, trong đó số lượng thuê bao truyền hình cáp chiếm 80,8%.
Tổng doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền là 9.624 tỷ đồng, thu hút khoảng
9.500 lao động.

b. Trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới các dịch vụ truyền hình vệ tinh đã được triển
khai rộng rãi trên thế giới với các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu như Bsky ở
Anh và Ailen, Premiere ở Đức, Sky ở Italia, Direct TV ở Mỹ,… và các nhà
cung cấp khác ở Châu Mỹ, Châu Á, Trung Đông và Châu Phi. Theo một
nghiên cứu của ITU vào năm 2010 thì tính hình sử dụng truyền hình vệ tinh
tại một số khu vực như sau:
 Tại Châu Mỹ: Direct TV là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh
(DTH) lớn nhất nước Mỹ, ngoài ra hãng còn cung cấp dịch vụ tới một
số quốc gia khác như Achentina, Brazil, Chile, Colombia, Mexico,
Venezuela và một số nước Châu Mỹ la tinh thông qua dịch vụ Direct
TV Latin America. Dịch vụ Direct TV Latin America có 5.6 triệu thuê
bao vào năm 2008, bao gồm 1.6 triệu thuê bao tại Brazil và 1.8 triệu
thuê bao tại Mexico. Ngoài Direct TV thì Telefonica tại Tây Ban Nha
và Telmex tại Mexico cũng là các nhà cung cấp truyền hình vệ tinh cho
khu vực này.

 Tại Châu Phi: Có hai nhà cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh chính
cho cả khu vực Châu Phi. Bắt đầu cung cấp dịch vụ từ năm 1996,
Multichoice cung cấp dịch vụ truyền hình số vệ tinh cho khu vực Nam
phi với khoảng 48 quốc gia, được vận hành với sự tham gia của các
quốc gia như Botswana, Ghana, Keynya, Nammibia, Negeria,
Tanzania, Uganda và Zambia và một số chi nhánh đặt tại các quốc gia
khác. Dịch vụ truyền hình số vệ tinh này cung cấp trên 60 kênh truyền
hình và khoảng 65 kênh phát thanh (radio) tới 700.000 thuê bao (năm
2008). Tại Châu Phi còn có dịch vụ của Canal+ đến từ nước Pháp,
Cannal+ sử dụng vệ tinh để phủ sóng tới 29 quốc gia nói tiếng Pháp, sử
dụng vệ tinh Eutelsat cho việc phát sóng vệ tinh tới các quốc gia ở
Châu Phi. Canal+ cung cấp khoảng hơn 70 chương trình và một vài
chương trình radio quảng bá với chi phí thuê bao khoảng từ 8 € - 65€
mỗi tháng. Hiện ngoài Pháp, Canal+ có khoảng 950.000 thuê bao vệ
tinh tại Châu Phi và một số nước khác.

 Tại các quốc gia Ả rập, có một vài nhà cung cấp dịch vụ truyền hình vệ
tinh chính cho khu vực, ví dụ như Egypt’s Nilesat, bắt đầu phát sóng vệ
tinh vào năm 1996, phát tới 450 kênh truyền hình và hơn 100 kênh
radio trong đó 3/4 các kênh là miễn phí. Một trong những lợi thế của hệ
thống truyền hình vệ tinh này là đã lấy các kênh từ nguồn là các kênh
truyền hình mặt đất trong khu vực để phát qua vệ tinh. Dịch vụ truyền
hình vệ tinh đã thực sự thành công tại các quốc gia này. Số liệu năm
2008 cho thấy có hơn 20 triệu hộ đã sử dụng truyền hình vệ tinh (chiếm
hơn một nửa các hộ có máy thu truyền hình).

Báo cáo “Dự đoán truyền hình vệ tinh toàn cầu” được Digital TV
Research khảo sát tại 138 quốc gia. Theo đó, Ấn Độ sẽ tiếp tục dẫn đầu về số
lượng thuê bao truyền hình vệ tinh, với khoảng 66,9 triệu vào năm 2020; tiếp
theo là Mỹ (34,1 triệu thuê bao); Nga (18,5 triệu) và Brazil (15,3 triệu) sẽ
tương ứng chiếm vị trí thứ ba và thứ tư thế giới. Tổng cộng 4 quốc gia này sẽ
chiếm hơn một nửa tổng số thuê bao toàn cầu.

Trong giai đoạn 2014 - 2020, toàn cầu sẽ có thêm 61,6 triệu thuê bao
truyền hình vệ tinh trả tiền. Trong đó, Ấn Độ có thêm 23,5 triệu thuê bao;
Indonesia (5 triệu); Brazil (3,4 triệu) và Nga là 2,7 triệu thuê bao. Ước tính
khoảng 41 nước có số lượng thuê bao tăng hơn hai lần. Ngược lại, cũng có 17
nước bị sụt giảm số thuê bao truyền hình vệ tinh do những thuê bao này đã
chuyển sang các nền tảng truyền hình trả tiền khác.

Mức độ xâm nhập trung bình của truyền hình vệ tinh trên toàn cầu năm
2014 đạt 13,1% số hộ gia đình xem truyền hình. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 15,6%
vào năm 2020 và sẽ có 27 quốc gia có tỷ lệ thâm nhập vượt 25%, tăng so với
11 quốc gia trong năm 2010.

Về doanh thu, truyền hình vệ tinh toàn cầu sẽ đạt 94,8 tỷ USD vào năm
2020, tăng so với 88,4 tỷ USD năm 2014 và 71,8 tỷ USD năm 2010, ước tính
năm 2015, sẽ vượt doanh thu truyền hình cáp.
Trong giai đoạn 2014 – 2020, Digital TV Research cho biết, khoảng 41
quốc gia sẽ đạt mức tăng trưởng doanh thu hơn 2 lần. Khu vực châu Á Thái
Bình Dương và châu Phi - hạ Sahara cũng sẽ có mức tăng trưởng mạnh mẽ.
Ấn Độ sẽ tăng thêm 2,5 tỷ USD. Điều này sẽ giúp quốc gia này tăng thêm 5
bậc trong bảng xếp hạng doanh thu toàn cầu – từ vị trí thứ 10 lên vị trí thứ 5.
Nigeria tăng 437 triệu USD và Indonesia 414 triệu USD.

Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, có 38 quốc gia được cho là sẽ
giảm hoặc không tăng doanh thu, trong đó, tập trung nhiều nhất ở các quốc
gia thuộc khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ. Chẳng hạn, tại Mỹ, nếu năm 2014,
quốc gia này chiếm 44,8% thị phần doanh thu truyền hình vệ tinh toàn cầu,
tương đương 39,6 tỷ USD thì đến năm 2020, con số này được dự đoán sẽ
giảm chỉ còn 39,2 tỷ USD (chiếm khoảng 41,3%); hay Canada giảm 805 triệu
USD và Pháp là 232 triệu USD. Phân tích về nguyên nhân của sự sụt giảm
này, Báo cáo cho rằng chủ yếu là do sự cạnh tranh mạnh của các nền tảng
truyền hình trả tiền khác buộc các nhà khai thác phải đưa ra những gói truyền
hình giá rẻ và điều này dẫn tới doanh thu trung bình trên mỗi người dùng là
thấp.

2.1.2 Đặc điểm về truyền dẫn số vệ tinh

Truyền hình vệ tinh là kỹ thuật truyền hình mới, với phạm vi phủ sóng
lớn nên đây là một phương pháp phủ sóng có hiệu quả hơn so với các phương
pháp khác. Trong hệ thống truyền hình mặt đất, để phủ sóng toàn bộ lãnh thổ
sẽ cần đến rất nhiều trạm phát truyền hình mặt đất mà chất lượng tín hiệu
không đồng đều, trong khi đó thì truyền hình vệ tinh bằng vệ tinh ở cách trái
đất một khoảng cách xa với góc mở thích hợp thì có thể phủ sóng trên một
vùng lãnh thổ rộng lớn.

Truyền hình qua vệ tinh có những ưu điểm sau:


- Vùng phủ sóng rộng, không phụ thuộc vào địa hình đồi núi, từ một vệ
tinh ở quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh có thể phủ sóng 1/3 bề mặt trái đất. Bởi
vậy những trạm mặt đất đặt trong vùng phủ sóng đều thu được tín hiệu
trực tiếp từ vệ tinh.
- Có hiệu quả kinh tế cao trong thông tin cự ly lớn, đặc biệt trong thông
tin xuyên lục địa.
- Chất lượng và khả năng cao về thông tin băng rộng, cường độ trường
tại điểm thu ổn định.
- Có khả năng thực hiện truyền hình lưu động, hội nghị truyền hình. Các
nhược điểm của truyền hình vệ tinh:

Nhưng nó cũng có những nhược điểm sau:

- Truyền hình vệ tinh phát sóng trên băng tần C (3,7 ÷ 8) GHz hoặc Ku
(12 ÷ 18) GHz nên suy hao đường truyền lớn, chịu suy hao lớn do mưa
(đặc biệt là ở băng tần Ku).
- Việc điều chỉnh thu truyền hình vệ tinh tương đối phức tạp.
- Chi phí cho hệ thống truyền hình vệ tinh là lớn hơn so với truyền hình
cáp và truyền hình số mặt đất.

Do đặc điểm phân bố địa hình và dân cư trên lãnh thổ Việt Nam như:
nhiều đồi núi, mật độ dân cư phân bố không đồng đều nên việc lựa chọn
phương thức truyền dẫn tín hiệu truyền hình qua vệ tinh để phủ sóng toàn
quốc là rất hợp lý.
Hình 2.1. Truyền dẫn tín hiệu qua vệ tinh.

Hình 2.2. Sơ đồ khối tổng quát của hệ thống truyền hình vệ tinh.

Khác với các phương pháp truyền dẫn khác như truyền hình mặt đất
hay truyền hình cáp, phương pháp truyền dẫn tín hiệu qua vệ tinh cũng có
những đặc điểm riêng phụ thuộc vào mục đích truyền dẫn tín hiệu qua vệ tinh.
Do đặc điểm của truyền dẫn tín hiệu qua vệ tinh là truyền dẫn trong tầm nhìn
thẳng, hệ số định hướng của anten lớn, tín hiệu ít bị ảnh hưởng của phản xạ
nhiều đường, chất lượng đường truyền không cao do công suất trên vệ tinh là
hữu hạn, đồng thời cự ly thông tin lớn, suy giảm đường truyền lớn, dễ bị ảnh
hưởng của mưa nhất là băng tần Ku vì vậy tỷ số C/N của đường truyền không
cao so với các phương pháp truyền dẫn khác như truyền hình cáp hay mặt đất.
Chính vì những lý do đó mà hiệu suất sử dụng băng thông không cao so với
các phương pháp truyền dẫn khác.

Truyền hình vệ tính DVB-S sử dụng các kỹ thuật điều chế số, và kỹ
thuật chủ yếu được sử dụng là điều chế QPSK. Trong một số trường hợp đặc
biệt có thể sử dụng điều chế BPSK, 8PSK hay 16 QAM.

2.1.3 Đặc điểm các nhà cung cấp truyền hình vệ tinh tại Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam có 3 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình số vệ tinh
lớn là công ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV) được biết đến
với kênh truyền hình trả tiền K+, công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu (AVG)
được biết đến với thương hiệu dịch vụ trả tiền là MobiTV (trước kia là truyền
hình An Viên) và đài truyền hình kỹ thuật số VTC (VTC). Các nhà cung cấp
này đang hướng đến dịch vụ truyền hình vệ tinh DTH – cung cấp dịch vụ
truyền hình vệ tinh đến tận nhà.

Công ty truyền hình số Việt Nam đã cung cấp cho các gói cho các thuê
bao K+ đáp ứng các nhu cầu giải trí khác nhau với ba lựa chọn linh hoạt về
gói cước: Access+, Premium+ và HD+.

- Gói Access+: là gói cước có giá thấp nhất trên hị trường hiện nay. Đối
tượng khác hàng mà gói dịch vụ ày hướng tới là tất cả các thành viên
trong một gia đình, nên gói này bao gồm những kênh thông tin thời sự,
phim ảnh, âm nhạc, giải trí tổng hợp, thiếu nhi,… đầy đủ trong gói
Access+.
- Gói Premium+: nhắm đến đối tượng là những người đam mê và yêu
thích bóng đá, gói này có thể xem 72 kênh SD và việc khán giả có thể
thưởng thức đầy đủ các trận đầu thường ngày và cả thứ bảy, chủ nhật
của giải bóng đá Ngoại hạng Anh, các trận đấu của 6 giải bóng đá hàng
đầu châu Âu khác bao gồm Serie A, Laliga, Champions League,
Europa League,…
- Gói HD+: nhắm đến đối tượng yêu thích công nghệ và trải nghiệm hình
ảnh chất lượng cao. HD+ của K+ là lựa chọn để khán giả có thể thưởng
thức đầy đủ các trận đấu bao gồm các trận đấu thường ngày và thứ bảy,
chủ nhật của các giải bóng đá như gói Premium+ nhưng theo chuẩn
HD. Với 72 kênh SD và 8 kênh HD, ngoài thể thao, các thuê bao HD+
còn được cung cấp nhiều nội dung hấp dẫn khác với độ phân giải chất
lượng cao và âm thanh sống động như rạ trên các kênh Star Movies
HD, HBO HD, AXN HD,…

Đài truyền hình Việt Nam (THVN) truyền dẫn các chương trình VTV1,
VTV2, VTV3, VTV5, VTV6 tới các đài phát sóng quốc gia, các đài khu vực,
các trạm phát lại mặt đất qua vệ tinh trên băng tần C và Ku theo phương thức
nhiều chương trình trên một sóng mang (MCPC). Trong đó, nguồn tín hiệu từ
băng tần C là nguồn tín hiệu chính và nguồn tín hiệu từ băng tần Ku là nguồn
tín hiệu dự phòng.

MobiTV tung ra các gói dịch vụ như: gói cơ bản, gói cao cấp và gói
như ý. Trong đó:

- Gói cơ bản: đây là gói có giá thấp nhất, bao gồm 60 kênh truyền hình
đặc sắc hàng đầu tại Việt Nam như VTV, ANTV, H1,… và các kênh
giải trí nước ngoài hấp dẫn khác như Star Sport, Cinemax,…
- Gói cao cấp: gồm hơn 100 kênh trong đó có 30 kênh HD.
- Gói như ý: gồm 96 kênh SD nổi tiếng được quan tam như HBO,
Starmovies, ESPN,… Với gói này, khách hàng được cho mượn đầu thu
trong vòng 18 tháng mà không phải trả phí đặt cọc.

Hiện tại, VTC cung cấp hơn 130 kênh truyền hình chọn lọc, được chia
làm 5 gói kênh chính bao gồm: gói VTC Cao cấp (20 kênh HD và 116 kênh
SD), gói VTC cơ bản (3 kênh HD và 116 kênh SD), gói VTC phổ thông (100
kênh), gói kênh HTV (3 kênh HD, 12 kênh SD), gói kênh VTV Cab (8 kênh
SD). Và thu thêm gần 30 kênh chương trình quảng bá khác để nâng tổng số
kênh lên tới hơn 160 kênh để đáp ứng nhu cầu nười dùng trong cả nước và tạo
sự khác biệt của dịch vụ.

2.2. Truyền dẫn số vệ tinh DVB-S

Video

1
Audio MUX Ghép
kênh
Giới
thích Mã Xáo Mã Điều
Data hạn
2 MUX nghi và hóa trộn hóa chế
băng
phân tán ngoài ngoài trong QPSK
năng
thông Đến
Các dịch vụ n Kênh
lượng
RF

Mã hóa nguồn và trộn


Kênh vệ tinh thích nghi

Hình 2.3. Sơ đồ khối hệ thống truyền hình vệ tinh DVB-S [12].

DVB-S là thế hệ đầu tiên của truyền hình kỹ thuật số phát qua vệ tinh
ra đời vào năm 1994. Tiêu chuẩn DVB-S được thiết kế trên cơ sở tăng khả
năng chống nhiễu cho truyền tải MPEG-2. Hệ thống DVB-S dựa trên điều chế
QPSK và kết hợp với mã sửa lỗi trước (FEC), mã Reed-Solomon.

Sơ đồ khối cũng như cấu trúc của hệ thống DVB-S đã được đưa ra
trong [6][8][9]. Quá trình xử lý tín hiệu trong DVB-S bao bồm những bước
sau [12]:

- Ghép kênh thích nghi và phân tán năng lượng.


- Mã hóa ngoài.
- Xáo trộn ngoài.
- Mã hóa trong.
- Lọc và điều chế QPSK.

2.2.1. Mã hóa kênh truyền

a. Khối ghép kênh thích nghi và phân tán năng lượng

Luồng bit tín hiệu đầu vào phải được tiến hành phân tán năng lượng
bằng cách xáo trộn để tránh hiện tượng các bit giống nhau tập trung với số
lượng lớn. Khi đó sẽ xảy ra hiện tượng tập trung năng lượng trong phổ. Cần
phải tránh xuất hiện phổ vạch do:

- Sự tập trung năng lượng cao tần sẽ tăng khả năng tạo ra giao thoa trong
các kênh có tần số gần nhau.
- Các vạch phổ cố định có thể tạo ra ván đề nghiêm trọng khi thu. Bởi vì
bộ dao động nội có thể điều chỉnh đến vạch phổ thay cho sóng mang
tới, gây tổn hao thông tin.
- Các vạch phổ thực chất là thành phần một chiều, rất khó để truyền dẫn,
gây mất mát thông tin được truyền đi.

Khối phân tán năng lượng thực hiện ngẫu nhiên hóa tín hiệu đầu vào
bằng việc trộn chuỗi bit dữ liệu với một chuỗi ngẫu nhiên cho trước. Chuỗi bit
đầu vào sẽ được cộng mô-đun 2 với một chuỗi bit giả ngẫu nhiên. Tại phía
máy thu thì chuỗi bit lại được cộng với chuỗi bit giả ngẫu nhiên, khi đó sẽ
khôi phục được dữ liệu hoàn toàn giống với dữ liệu trước khi thực hiện xáo
trộn.

Độ dài gói tổng cộng của gói ghép kênh truyền tải MPEG-2 là 188bytes
và bao gồm 1 byte cho từ mã đồng bộ. Thứ tự xử lý tại đầu phát luôn bắt đầu
từ bit có giá trị lớn nhất MSB (bit “0’’) của byte đồng bộ (0100 0111). Byte
đồng bộ được tách ra như là chuẩn định thời gian để tạo xung nhịp (clock). Để
đảm bảo sự chuyển dịch năng lượng hợp lý dòng dữ liệu MPEG-2 cần được
ngẫu nhiên hoá để trải phổ giảm độ chênh lệch giữa các bit “1” và bit “0”
tránh tập trung năng lượng tại một tần số nào đó.

Hình 2.4. Mô hình bộ ngẫu nhiên hóa thực hiện phân tán năng lượng trong
DVB-S [8].

Khi nhận tín hiệu byte đồng bộ, các giá trị thanh ghi được nạp giá trị
“100101010000000” và việc tạo chuỗi bit ngẫu nhiên được thực hiện với chu
kì là 8 gói dòng truyền tải MPEG-2. Sau khi đã trộn đủ 8 gói thì các thanh ghi
lại được nạp giá trị mới để thực hiện chu kì mới [8].

Byte đồng bộ của gói đầu tiên trong chuỗi 8 gói dòng truyền tải được
̅̅̅̅̅̅̅̅ . Byte đồng bộ của các gói còn lại được ký hiệu là SYNC. Ta
ký hiệu là 𝑆𝑌𝑁𝐶
có cấu trúc dòng truyền tải sau khi thực hiện ngẫu nhiên hóa được biểu diễn
như sau:

Hình 2.5. Cấu trúc dòng truyền tải sau khi thực hiện ngẫu nhiên hóa.

Tại phía máy thu, chuỗi giả ngẫu nhiên được tạo ra từ một mạch hoàn
toàn giống với phía phát. Để đồng bộ với phần phát, mạch tạo chuỗi giả ngẫu
nhiên sẽ tự động nạp giá trị “100101010000000” mỗi khi nhận được byte
đồng bộ. Và việc thực hiện giải bên thu sẽ thực hiện với chu kỳ 8 gói tương tự
như bên phát.

b. Khối mã hóa ngoài

Đường truyền vệ tinh chịu ảnh hưởng lớn của nhiễu và tạp âm, nên việc
áp dụng phương pháp sửa lỗi là rất cần thiết. Thông tin truyền hình là thông
tin một chiều, do vậy phương pháp sửa lỗi được sử dụng là phương pháp sửa
lỗi trước (FEC). Theo phương pháp này thì bên thu có thể phát hiện và tự sửa
lỗi (nếu có).

Các gói đầu vào của dòng truyền tải là các gói có độ dài cố định 188
byte trong đó có 1 byte đồng bộ. Sau khi đi qua khối mã hoá ngẫu nhiên, giá
trị các byte đồng bộ bị thay đổi, việc xác định vị trí gói được thông qua một
đồng hồ xung nhịp cho toàn bộ hệ thống. Mã ngoài trong tiêu chuẩn truyền
hình số DVB-S là mã Reed-Solomon RS(204,188). Đây là loại mã thuộc dạng
mã khối.
Hình 2.6. Gói dòng truyền tải trước mã hóa RS(204,188) [8].

Hình 2.7. Gói sau khi mã hóa RS(204,188) [8].

Theo lý thuyết về mã khối thì mã RS(204,188) có thể sửa được tối đa 8


byte trong một gói. Khả năng sửa lỗi của mã khối đối với lỗi ngẫu nhiên phụ
thuộc vào số vị trí nhỏ nhất khác nhau giữa các cặp mã khác nhau (khoảng
Hamming). Mã RS(204, 188) có thể sửa được cả lỗi ngẫu nhiên và lỗi chùm.
Tuy nhiên, nó chỉ hiệu quả đối với các lỗi đơn [6], nếu lỗi chùm ảnh hưởng
đến nhiều hơn 8 byte thì mã RS(204, 188) không thể khắc phục được mà phải
kết hợp với mã sửa lỗi khác.

c. Khối xáo trộn ngoài

Cũng như các phưong pháp truyền dẫn tín hiệu số khác, để tăng cường
hiệu quả của phương pháp mã hóa khối và phân bố lỗi đồng đều trên các gói,
tiêu chuẩn DVB-S cũng thực hiện biện pháp xáo trộn byte sau khi mã khối.
Khối xáo trộn ngoài được kết hợp với mã ngoài RS(204, 188) để nâng cao
khả năng sửa lỗi chùm. Nếu lỗi chùm xảy ra vượt quá 8 byte thì phương pháp
mã sửa sai RS(204,188) không thể khắc phục được và dẫn tới sự sai lệch trog
quá trình giải mã lại tín hiệu.

Nguyên lý xáo trộn bit là xáo trộn các byte trong các gói khác nhau
theo một quy luật nhất định, sau đó các byte liền nhau sẽ thuộc các gói khác
nhau. Tại phía thu sẽ xáo trộn ngược lại. Khi có lỗi chùm xảy ra trên đường
truyền thì các lỗi đó phân đều trên các gói mà không tập trung tại một gói nào,
nhờ đó mà khi đường truyền bị lỗi chùm thì vẫn có thể khắc phục được trong
một giới hạn nào đó.

Việc xáo trộn được thực hiện thông qua đổi chỗ các byte khác nhau qua
12 nhánh, các nhánh có cấu trúc là các thanh ghi dịch FIFO. Mỗi nhánh bao
gồm j*M ô. Mỗi ô có kích thước là 1 byte. Trong đó, j là chỉ số của nhánh
nhận giá trị từ 0 đến 11.

N: độ dài của gói sau mã hóa ngoài. N = 204 byte.

I: tổng số nhánh, còn gọi là độ sâu xáo trộn (interleaving depth). I = 12.

M: độ dài thanh ghi dịch nhỏ nhất. M = N/I = 204/ 12 = 17 byte.

Như vậy mỗi nhánh có kích thước từ 0, 17, 34…187 byte.

Hình 2.8. Nguyên lý hoạt động của bộ xáo trộn / giải xáo trộn [8].

Khi nhận được byte đồng bộ gói, bộ xáo trộn sẽ bắt đầu thực hiện việc
xáo trộn các byte giữa các gói với nhau. Giả sử thời gian chuyển mạch là T,
tương ứng với thời gian truyền đi 1 byte. Để mỗi byte có thể dịch đi 1 vị trí
trong 1 nhánh cần thời gian là 12T là khoảng thời gian để chuyển mạch thực
hiện một chu kỳ.

Trong nhịp đầu tiên, byte đồng bộ không bị trễ được đi qua nhánh 0,
đến nhịp thứ 2 thì byte thứ 2 được nạp vào ô đầu tiên của nhánh 1 đồng thời
đọc số liệu tại ô cuối cùng của nhánh 1. Như vậy, độ trễ của byte đọc ra (từ
lúc vào nhánh đến lúc ra khỏi nhánh) đối với nhánh 1 được xác định như sau:

T1 = 12T*(số cell trong nhánh 1) = 12T*M = 12T*17 = 204T.

Khi nhịp thứ 3 bắt đầu, byte tiếp theo được nạp vào nhánh 2 đồng thơi
đọc ra byte cuối cùng ở nhánh 2 và cứ như vậy cho đến hết nhánh 11 bộ xáo
trộn sẽ về nhánh 0 và tiếp tục chu kì mới.

Độ trễ của các byte khi đi qua nhánh j được xác định như sau:

Tj = 12T*M*j = 12T*17*j = 204T*j

Tại phí thu, bộ giải xáo trộn cũng có nguyên ý tương tự như bộ xáo trộn
bên phát nhưng ngược lại. Các byte cũng được đưa qua các thanh ghi dịch với
chiều dài tương ứng với chỉ số nhánh j là (11 – j) ô. Như vậy, các byte tại phía
phát có độ trễ ít sẽ được là trễ nhiều hơn ở bên thu và ngược lại sao cho tổng
độ trễ của cả phần thu và phát của tất cả các byte là 12T*M*11 = 2244T. Như
vậy, thứ tự các byte sau khi ra khỏi bộ xáo trộn sẽ có thứ tự như trước khi vào
bộ xáo trộn. Sự khác biệt của dòng bit đầu ra so với đầu vào bộ xáo trộn là số
liệu trong mỗi gói ở đầu ra sẽ là số liệu của nhiều gói khác nhau ở đầu vào.
Các byte đồng bộ gói không bị thay đổi vị trí (không bị trễ). Khi có lỗi chùm
xảy ra trên một gói thì lỗi sẽ được phân chia trên các gói này trước khi được
đưa đến khối giải mã ngoài được mô tả theo hình 2.9.
Hình 2.9. Tác dụng của việc xáo trộn bit.

d. Khối mã hóa trong

Mã hóa trong là lớp thứ 2 được sử dụng trong truyền hình số vệ tinh và
truyền hình số mặt đất để nâng cao khả năng sửa lỗi đường truyền. Mã hoá
trong là loại mã xoắn hay còn được gọi là mã chập, hay mã sửa lỗi trước. Mã
chập xử lý các khối bit cố định như mã khối. Dòng bit đầu bộ mã hóa là liên
tục và được đưa vào một thanh ghi có kích thước K, được gọi là chiều dài
ràng buộc của bộ mã hóa. Tín hiệu đầu vào sẽ được cộng mô-đun 2 với nội
dung chứa trong thanh ghi dịch. Sở dĩ gọi là mã chập vì tín hiệu vào được mã
hóa bằng cách cộng với chính nó đã được làm trễ về thời gian.

Hình 2.10. Bộ tạo mã chập với độ dài K = 3.


Hình trên là sơ đồ bộ tạo mã chập đơn giản. Trong đó:

- [A]: trạng thái ban đầu của thanh ghi dịch.

- [B]: trạng thái sau của thanh ghi dịch.

- Đa thức sinh tại đầu ra 1: G1 = 1 + X + X2.

- Đa thức sinh tại đầu ra 2: G2 = 1 + X2.

Số các tầng trong thanh ghi dịch của bộ tạo mã trong hình có độ dài
bằng 2, như vậy số các trạng thái có thể có là 22 = 4 trạng thái (00, 01, 10, 11).

Mã chập được áp dụng trong tiêu chuẩn DVB-S có số tầng thanh ghi là
6, tức là số trạng thái có thể có là 26 = 64 trạng thái.

Hình 2.11. Sơ đồ khối bộ tạo mã chập trong tiêu chuẩn DVB-S.

Tỷ lệ mã 1/2 tương ứng với dòng bit đầu ra gấp đôi dòng bit đầu vào.
Điều này đem đến khả năng sửa lỗi cao cho tín hiệu nhưng đồng thời cũng
gây lãng phí vì thông tin có ích chỉ chiếm 1/2 trong dòng bit truyền đi. Tuy
nhiên, các bit phục vụ cho việc sửa lỗi có thể được loại bỏ để tăng hiệu suất
sử dụng. Nhờ biện pháp loại bỏ, mã trong của tiêu chuẩn DVB- S có thể đạt
được các tỷ lệ mã sau: 1/2, 2/3, 3/4, 5/6, 7/8. Đây là tỷ lệ giữa thông tin có ích
và thông tin được truyền. Tỷ lệ 1/2 phản ánh không sử dụng loại bỏ bit nhằm
tối đa khả năng sửa lỗi, trong khi đó tỷ lệ 7/8 đạt được hiệu suất các bit thông
tin lớn nhất. Tùy thuộc vào yêu cầu của ứng dụng cụ thể đòi hỏi khả năng sửa
lỗi hay tốc độ bit để có thể lựa chọn tỷ lệ mã phù hợp.

Bảng 2.2. Các thông số cơ bản của bộ tạo mã chập trong tiêu chuẩn DVB-S

Thông số Ký hiệu Giá trị


Tỷ lệ mã RC 1/2
Chiều dài ràng buộc K 7

Đa thức sinh của nhánh thứ 1 G1 1+ X2 + X3 + X5 + X6

Đa thức sinh của nhánh thứ 2 G2 1+ X + X2 + X3 + X6

Do việc loại bỏ là không đối xứng nên trước khi được đưa vào khối
điều chế, các từ mã tại 2 nhánh đầu ra bộ mã trong được sắp xếp lại để có sự
cân bằng giữa dòng bít từ 2 nhánh.

2.2.2. Phần điều chế

Trong các thiết bị điều chế tín hiệu truyền hình số vệ tinh, tín hiệu được
xử lý bằng DSP (Digital Signal Processing) ở khâu điều chế cũng như các bộ
lọc số trung tần. Điều này giúp cho tín hiệu truyền hình có được độ linh động
cao và tốc độ ổn định. Việc điều chế tín hiệu sử dụng DSP cho phép thay đổi
kiểu điều chế dễ dàng trong những trường hợp đặc biệt (ví dụ như truyền hình
lưu động DSNG).

Trong truyền hình số vệ tinh DVB-S sử dụng phương pháp điều chế
QPSK.

Tín hiệu sau khi đi qua khối mã hoá trong (Inner code) được chia thành
2 luồng I, Q để thuận tiện cho việc điều chế QPSK. Trước khi thực hiện gán
vị trí cho các bit tin trong chòm sao QPSK thì các thành phần I, Q được thực
hiện lọc giới hạn băng sau đó được đưa qua bộ điều chế QPSK. Trong quá
trình điều chế, các giá trị được mã hoá theo mã Gray để giảm số lỗi bít tối
thiểu trên đường truyền. Khi xảy ra lỗi trên đường truyền, các trạng thái gần
kề thường gây ra lỗi nhiều nhất chính vì thế các trạng thái gần kề khác nhau
càng ít càng tốt.

Bộ lọc hạn băng được sử dụng là bộ lọc cosin nâng, bộ lọc này được
đặc trưng bởi hệ số lọc (roll-off) . Hệ số lọc được sử dụng trong DVB-S với
kỹ thuật điều chế QPSK là 0,35.

Hình 2.12. Khối điều chế QPSK và vị trí chòm sao [8].

Các thiết bị điều chế tín hiệu truyền hình số qua vệ tinh được thiết kế
để có thể hoạt động với nhiều tốc độ mã khác nhau (1/2, 2/3, 3/4, 5/6, 7/8) tùy
thuộc vào nhu cầu sử dụng và lựa chọn mã đường truyền. Do vậy nếu sử dụng
việc điều chế bằng các phần tử tương tự thì rất phức tạp khi thay đổi tốc độ
cũng như các bộ lọc tín hiệu trung tần.

Các tín hiệu sau điều chế sẽ được đưa lên khối cao tần nhằm biến đổi
tín hiệu trung tần thành cao tần trước khi khuếch đại công suất để đưa ra
anten.
2.3 Các thông số kỹ thuật và chỉ tiêu đối với DVB-S

Sau đây là bảng so sánh giữa băng thông tín hiệu truyền, tỷ lệ mã chập
với lượng thông tin hữu ích thu được sau giải mã chống nhiễu. Thông tin hữu
ích tăng theo tỷ lệ mã chập được sử dụng và băng thông được cấp phát cho
kênh truyền.

Bảng 2.3. Sự phụ thuộc của tốc độ bit vào băng thông và tỷ lệ mã trong
DVB-S [8].

RU (Mb/s)
BW RS
(MHz) (Mbaud) Tỷ lệ 1/2 Tỷ lệ 2/3 Tỷ lệ 3/4 Tỷ lệ 5/6 Tỷ lệ 7/8

54 42,2 38,9 51,8 58,3 64,8 68,0

46 35,9 33,1 44,2 49,7 55,2 58,0

40 31,2 28,8 38,4 43,2 48,0 50,4

36 28,1 25,9 34,6 38,9 43,2 45,4

33 25,8 23,8 31,7 35,6 39,6 41,6

30 23,4 21,6 28,8 32,4 36,0 37,8

27 21,1 19,4 25,9 29,2 32,4 34,0

26 20,3 18,7 25,0 28,1 31,2 32,8

Trong đó:

- BW: băng thông tín hiệu


- RS: tốc độ ký tự.
- RU: Tốc độ dòng bit sau giải mã FEC.

Ví dụ: Một kênh có băng thông 36 MHz, tốc độ ký tự RS = 36/1,28 =


28,125 Mbaud. Sử dụng điều chế QPSK, mỗi ký tự gồm 2 bit thông tin. Như
vậy, tốc độ bit sau bộ mã hóa chập là: R1 = 28,125 * 2 = 56,25 Mbps. Với tỷ
lệ mã chập là 3/4, tốc độ bit trước khi vào bộ mã chập là: R2 = 56,25 * 3/4 =
42,1875 Mbps. Sử dụng mã RS(204,188) nên tốc độ bit hữu ích trước khi
thêm các bit sửa lỗi là RU = 42,1875 * 188/204 = 38,8786 Mbps.

Tuy các tỷ lệ mã cao có hiệu suất dòng bit lớn hơn, nhưng khả năng
chống nhiễu thấp, không phù hợp với đường truyền kém. Bảng 2.4 cho ta thấy
mối quan hệ giữa tỷ lệ mã và tỷ số năng lượng bit trên mật độ phổ công suất
tạp âm (Eb/N0). Tỷ số Eb/N0 được chọn để thỏa mãn chỉ tiêu QEF (Quasi error
free – gần như không can nhiễu) sau khi qua bộ giải mã Reed-Solomon. Như
vậy, tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể và chất lượng đường truyền mà chọn tỷ lệ
mã phù hợp.

Bảng 2.4. Tỷ lệ mã trong và Eb/N0 yêu cầu tại phía thu [8].

Tỷ lệ mã trong Eb/ No yêu cầu (dB) (*)

1/2 4,5
2/3 5,0

3/4 5,5

5/6 6,0
7/8 6,4

(*) Eb/N0 yêu cầu được tính với BER = 2.10-4 sau giải mã chập, QEF sau giải
mã RS(204, 188).
QEF được định nghĩa là xác xuất lỗi nhỏ hơn 1 lỗi trong 1 giờ ở đầu
vào của bộ giải nén MPEG-2 tương ứng với BER 10-10 đến 10-11.

2.4. Kết luận chương

Sự ra đời DVB-S đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong lĩnh vực
truyền hình số vệ tinh trên cơ sở gia tăng khả năng chống nhiễu cho dòng
truyền tải MPEG-2 và có các đặc điểm sau:

- Tín hiệu đầu vào là dòng truyền tải MPEG-2 TS.


- Kiểu điều chế QPSK.
- Mã hóa chống nhiễu: mã ngoài là mã RS(204,188) và mã trong là mã
chập.
- Sử dụng bộ lọc hạn băng là bộ lọc cosin nâng với hệ số  = 0,35.
- Mã hóa và điều chế là cố định và không thay đổi.
Chương 3. CÔNG NGHỆ DVB-S2

DVB-S2 là chuẩn riêng thế hệ thứ hai cho các ứng dụng vệ tinh băng
rộng được phát triển bởi dự án số hóa video quảng bá (DVB) vào năm 2003.
Hệ thống được cấu tạo như một bộ công cụ để cho phép việc thực hiện các
ứng dụng vệ tinh: TV và phát thanh quảng bá, tương tác (như truy cập
Internet), các dịch vụ chuyên biệt, như sự góp phần các liên kết TV và thu
thập tin tức truyền hình vệ tinh số. Nó đã được đưa ra với 3 khái niệm: hiệu
quả truyền tốt nhất gần giới hạn Shannon, linh hoạt và độ phức tạp bên thu
phù hợp. Kênh mã hóa và điều chế dựa trên sự phát triển bởi: mã kiểm tra
chẵn lẻ mật độ thấp, kết hợp với các loại điều chế QPSK, 8PSK, 16APSK và
32APSK cho hệ thống làm việc trên kênh truyền vệ tinh phi tuyến. Cấu trúc
khung chấp nhận độ linh hoạt cực đại trong một hệ thống biến đổi và còn
đồng bộ trong các cấu hinh xấu nhất (tỉ số SNR thấp). Mã hóa và điều chế
thích nghi, khi được dùng trong liên kết một-một thì chấp nhận việc tối ưu các
thông số truyền cho mỗi người dùng riêng, tùy thuộc vào điều kiện kênh
truyền. Các chế độ tương thích ngược là sẵn sàng, chấp nhận sự tồn tại của
DVB-S đã được tích hợp nhận-giải mã để làm việc liên tục thông qua thời kỳ
quá độ. Sau đây, luận văn sẽ đi sâu hơn vào công nghệ DVB-S2.

3.1 Giới thiệu chung

Sau khi chuẩn DVB-S ra đời thì vào năm 1998, chuẩn DVB-S2 đã được
đưa ra cho các ứng dụng truyền hình vệ tinh. DVB-S2 cho phép mở rộng
thêm nhiều loại điều chế hơn như 8PSK và 16QAM cho DSNG và các ứng
dụng truyền hình vệ tinh khác.

Hệ thống DVB-S2 được thiết kế cho các ứng dụng khác nhau [5]:

- Ứng dụng cho truyền băng rộng và truyền hình chất lượng cao (HDTV
và SDTV).
- Các dịch vụ tương tác bao gồm truy cập internet, các ứng dụng người
dùng.
- Các ứng dụng chuyên nghiệp như trong truyền hình số và thu thập tin
tức.
- Phân bố dữ liệu và đường trung kế Internet.

DVB-S2 có thể phủ sóng tất cả các vùng ứng dụng trong khi vẫn giữ bộ
giải mã đơn ở độ phức tạp hợp lý, DVB-S2 được cấu tạo như một “bộ công
cụ”, như vậy nó còn cho phép sử dụng các sản phẩm thương mại tập trung
cho các ứng dụng chuyên dụng hay các ứng dụng thích hợp.

Chuẩn DVB-S2 còn được chỉ rõ trong 3 khái niệm chính là: hiệu quả
tốt nhất, linh hoạt và độ phức tạp bên thu hợp lý. Cho phép việc tác động qua
lại giữa các ứng dụng điểm-điểm tương tự như IP unicast, việc chọn phương
thức mã hóa và điều chế thích nghi (ACM) cho phép tối ưu các thông số
truyền cho mỗi người dùng cá nhân trên từng khung cơ bản, độc lập trên các
điều kiện kênh truyền, dưới điều khiển vòng khép kín trên kênh trả về (kết nối
IRD/PC đến trạm mặt đất đường lên DVB-S2 hay vệ tinh, điều kiện tiếp nhận
tín hiệu IRD/PC). Những kết quả này cho thấy việc tiến xa trong hiệu quả sử
dụng phổ của DVB-S2 hơn DVB-S, sự cho phép tối ưu không gian thiết kế,
do vậy có thể giảm bớt sự ảnh hưởng trong giá thành của các dịch vụ vệ tinh
IP.

DVB-S2 còn mềm dẻo, nó có thể tương thích với bất kì bộ tách sóng vệ
tinh nào, với sự thay đổi lớn về hiệu quả phổ và yêu cầu chỉ số SNR. Xa hơn
nữa, nó còn được thiết kế để xử lý hàng loạt các định dạng audio-video tiên
tiến mà hệ thống DVB hiện tại đang sử dụng. DVB-S2 phù hợp với bất kì
nguồn tín hiệu đầu vào nào, bao gồm đơn hay đa luồng chuyển tiếp MPEG
(MPEG TSs), IP tốt như các gói ATM, các luồng bit liên tục.
3.2. Mô hình hệ thống DVB-S2 [5]

Hệ thống DVB-S2 được cấu tạo như một chuỗi các khối chức năng có
mô hình như sau:

Tín hiệu 1/4, 1/3, 2/5, Tín hiệu PL


Dữ liệu Giao diện đầu vào và BB 1/2, 3/5, 4/5, Các symbol
công cụ thích nghi 5/6, 8/9, 9/10 hoa tiêu
Lệnh #1 Lọc băng
QPSK gốc và
ACM Luồng
BCH ngoài 8PSK Xáo điều chế
Ghép thích
LDPC trong 16APSK trộn cầu
nghi
Giao diện đầu vào và 32APSK phương
công cụ thích nghi Khung
#n giả
CHẾ ĐỘ VÀ LUỔNG ÁNH
MÃ HÓA FEC KHUNG PL ĐIỀU CHẾ
Nhiều luồng đầu vào THÍCH NGHI XẠ

BBFRAME PLFRAME

Hình 3.1. Sơ đồ khối chức năng hệ thống truyền DVB-S2 [5].

Tín hiệu khởi tạo được dựa tren hai mức cấu trúc khung:

- BBFRAME ở mức băng tần cơ sở (BB), mang sự thay đổi của các bit
tín hiệu để cấu hình bộ nhận linh hoạt theo từng ứng dụng.
- PFRAME ở mức vật lý (PL), mang những bit tín hiệu được bảo vệ cao,
để cung cấp nhanh đồng bộ và tín hiệu ở lớp vật lý.

3.2.1. Chế độ và luồng thích nghi

Tùy thuộc vào ứng dụng, chuỗi đầu vào DVB-S2 có thể là đơn luồng
hay đa luồng MPEG TSs, đơn hay đa luồng chung, cùng được đóng gói hay
liên tục. Khối chế độ và luồng thích nghi cung cấp giao diện luồng đầu vào,
đồng bộ và các công cụ tối ưu khác được đòi hỏi cho ACM và CRC mã cho
kiểm soát lỗi bên nhận ở mức gói (không thực hiện cho luồng liên tục).

Xa hơn nữa, cho nhiều đầu vào, nó cung cấp sự hòa hợp các luồng đầu
vào lên một kênh đơn và dịch vào trong khối FEC (được nhận như khối dữ
liệu) bao gồm các bit được lấy từ một luồng đơn để truyền vào trong một
phương thức đồng nhất (mã FEC và kiểu điều chế). Sau đó, khung
BBFRAME được dựng bằng việc gắn thêm mào đầu (80 bit) vào trước khối
dữ liệu để thông báo cho bên nhận định dạng luồng đầu vào và kiểu chế độ:
đơn luồng hay đa luồng, chung hay chuyển tiếp, mã hóa và điều chế cố định
(CCM) hay mã hóa và điều chế thích nghi (ACM), và có thể các chi tiết cấu
hình khác.

Trong trường hợp dữ liệu người dùng sẵn sàng cho việc truyền là
không đủ để hoàn thành một BBFRAME thì sẽ thực hiện chèn thêm các bit
vào để đủ một BBFRAME. Cuối cùng là xáo trộn các bit này.

3.2.2. Mã hóa sửa lỗi trước (FEC) [5] [7]

FEC cùng với điều chế là chìa khóa cho hệ thống con để đạt được hiệu
quả cao bằng vệ tinh trong môi trường nhiễu và giao thoa cao. FEC trong
DVB-S2 lựa chọn phương thức xử lý dựa trên các mô phỏng tính toán, được
so sánh với các kiến nghị trên kênh AWGN: song song hay nối tiếp kết hợp
các mã vòng, tích các mã, mã kiểm tra độ tương quan thấp (LDPC), tất cả sử
dụng kỹ thuật mã “turbo”. Hệ thống được chọn dựa trên mã LDPC và được
đưa ra khoảng tối thiểu giới hạn Shannon trên kênh AWGN tuyến tính dưới
sự ràng buộc của độ phức tạp giải mã cực đại.

Mã LDPC được tìm ra bởi Gallager vào năm 1960, nhưng công nghệ
tại thời điểm đó chưa cho phép thực hiện được. Sự thành công của việc giải
mã được thúc đẩy bởi MacKay và Neal vào năm 1995.

Mã LDPC là mã khối tuyến tính được mô tả bởi ma trận kiểm tra chẵn
lẻ vuông H(N-K)xN, trong đó mỗi khối K bit thông tin được mã hóa đến một từ
mã kích thước N. Chúng có thể được biểu diễn tương đương với đồ thị hai
nhánh, nó kết nối mỗi kết quả kiểm tra (nút kiểm tra, N – K) đến các bit tham
gia của nó (các nút bit, N). Các số liền kề một nút được gọi là bậc của nút đó.
Mã LDPC có kích thước từ mã N = 8 và tốc độ mã 1/2 (K = 4) được
biểu diễn như hình 3.2.

Hình 3.2. Ma trận kiểm tra chẵn lẻ và mô hình tương đương của một mã
LDPC [5].

Mã LDPC có một thuật toán giải mã song song đơn giản, bao gồm các
phép toán đơn giản như phép cộng, phép so sánh, và bảng đối chiếu, nó làm
cho chúng thích hợp cho việc giải mã lặp lại ở độ phức tạp vừa phải.

Để giảm bớt độ phức tạp trong mã hóa, mã LDPC được chuẩn hóa bởi
DVB-S2 được mô tả bởi ma trận kiểm tra chẵn lẻ có dạng [5] 𝐻(𝑁−𝐾)×𝑁 =
𝐴(𝑁−𝐾)×𝐾 𝐵(𝑁−𝐾)×(𝑁−𝐾) , trong đó B là ma trận thanh tam giác như trong hình
3.3.

Hình 3.3. Ma trận con của ma trận kiểm tra chẵn lẻ [5].
Để tránh lỗi có thể ở tốc độ lỗi thấp, mã BCH đã được bổ sung. Với
cùng độ dài khối như mã LDPC và khả năng sửa lỗi lên đến 8 đến 12 bit tùy
thuộc vào cấu hình bên trong mã LDPC.

Tổng độ dài khối BCH và LDPC là 64800 bit cho các ứng dụng không
quá quan tâm đến độ trễ, 16200 bit cho các ứng dụng khác. Tốc độ mã 1/4,
1/3, 2/5, 1/2, 3/5, 2/3, 3/4, 4/5, 5/6, 8/9 và 9/10 là hoàn toàn phụ thuộc vào
loại chòm sao tín hiệu được chọn và hệ thống áp dụng. Đặc biệt, tốc độ mã
1/4, 1/3 và 2/5 đã được đưa vào hoạt động kết hợp với QPSK dưới điều kiện
đường truyền riêng ít, cho tỷ lệ tín trên tạp (Eb/N0) thấp hơn 0 dB.

FEC và phương thức điều chế là cố định trong một khung, nhưng có thể
được thay đổi trong một khung khác. Khi ACM được sử dụng, xa hơn nữa, tín
hiệu được truyền có thể là tổng của các khối mã mặc định và ngắn. Bit xen kẽ
sau đo được áp dụng lên mã FEC trong 8PSK, 16APSK, và 32APSK để trải,
các bit được ánh xạ lên tín hiệu truyền giống nhau.

Tốc độ lỗi đòi hỏi cho DVB-S2 là rất nghiêm ngặt, tốc độ lỗi gói (PER)
10-7 MPEG TSs, phản hồi ít hơn một gói không đúng trên giờ cho tốc độ dịch
vụ là 5 Mbps.

3.2.3. Ánh xạ lên chòm sao

Bốn phương pháp điều chế được chọn là: QPSK, 8PSK, 16APSK, và
32APSK tùy thuộc vào vùng ứng dụng. Bằng việc lựa chọn chòm sao điều
chế và tốc độ mã, hiệu quả từ 0,5 đến 4,5 bit trên ký tự là sẵn sàng và có thể
được lựa chọn độc lập trên dung lượng vệ tinh được sử dụng.

16APSK và 32APSK đã được tối ưu cho bộ tách sóng phi tuyến bằng
việc thay đổi điểm trên vòng tròn; thế nên hiệu quả trong kênh AWGN được
so sánh tương ứng với 16QAM và 32QAM.
QPSK và 8PSK được đưa ra cho ứng dụng quảng bá, từ khi chúng gần
như không đổi kiểu điều chế và có thể được dùng trong bộ tách sóng phi
tuyến được điều khiển gần bão hòa. 16APSK và 32APSK gần như được ngắm
đến cho các ứng dụng chuyên nghiệp, cả hai đều đòi hỏi cao hơn về SNR
nhưng chúng có thể còn được sử dụng cho quảng bá. Trong khi những
phương thức này không hiệu quả về năng lượng như các phương thức khác,
hiệu quả phổ là tốt hơn nhiều. Chúng ta cần cho hoạt động bộ tách sóng vệ
tinh trong một vùng gần như tuyến tính hay như một sự lựa chọn để làm theo
thuật toán méo tiên tiến trong trạm đường lên để tối thiểu hóa hiệu quả củ bộ
tách sóng phi tuyến.

Hình 3.4. Bốn chòm sao tín hiệu cho DVB-S2 trước khi trộn lớp vật lý [5].

3.2.4. Khung PL
Tín hiệu lớp vật lý bao gồm chuỗi không đều của khung với lựa chọn
điều chế và lược đồ mã hóa là đồng nhất. Mỗi khung bao gồm 64800 bit tin
trong cấu hình mặc định, được đưa đến một khối mã FEC. Một mào đầu có độ
dài 90 ký tự điều chế trước mỗi khối tin chứa thông tin đồng bộ và tín hiệu, để
chấp nhận một bên thu để đồng bộ và tìm loại điều chế và các thông số mã
hóa trước giải điều chế và giải mã FEC.

26 ký tự nhị phân đầu tiên của mào đầu PL nhận dạng điểm bắt đầu
khung PL (SOF), còn lại 64 ký tự là được sử dụng cho tín hiệu cấu hình hệ
thống. Từ khi mào đầu PL là thực thể đầu tiên để được giải mã bởi bên thu,
nó không thể được bảo vệ bởi giản đò FEC. Mặt khác, nó hoàn toàn được giải
mã dưới điều kiện đường truyền xấu nhất. Tuy vậy, để tối thiểu ảnh hưởng
hiệu quả phổ toàn cục, thông tin tín hiệu ở mức này được giảm xuống 7 bit, 5
bit được sử dụng cho biết cấu hình điều chế và mã hóa, 1 bit cho độ dài khung
(64800 hay 16200), 1 bit cho có mặt hay không có mặt của hoa tiêu đồng bộ
bên nhận. Những bit này sau đó được bảo vệ bằng việc chèn ghép theo mã
khối Reed-Muller.

Hình 3.5. Mô hình khung PL [5].


Không phụ thuộc vào mô hình điều chế của PLFRAME (khối mã FEC),
90 ký tự nhị phân mào đầu PL được điều chế /2-BPSK; biến thể chòm sao
này của BPSK giới thiệu một sự quay /4 cho kí tự chẵn và -/4 cho kí tự lẻ,
như vậy chấp nhận việc giảm bớt sự thay đổi thất thường của tần số tín hiệu
vô tuyến.

Tải khung PL bao gồm việc khác số lượng các ký tự điều chế phụ thuộc
vào độ dài khung (64800 hay 16200) và chòm sao điều chế. Nhưng (loại trừ
các hoa tiêu) độ dài tải luôn là tích của một khe 90 ký tự, như vậy có thể tận
dung khung đòng bộ để biểu diễn tính tuần hoàn bên thu một khi mào đầu PL
hiện tại được giải mã, việc giải mã biết chính xác độ dài khung PL và vị trí
của lưu lượng SOF.

Khung PL còn cung cấp cho:

- Chọn lựa chèn khung PL giả khi không có dữ liệu truyền đi trên
kênh.
- Chèn các hoa tiêu để đồng bộ bên nhận dễ dàng.

Mã FEC trong DVB-S2 trong thực tế cũng mạnh để khôi phục sóng
mang, có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng cho điều chế bậc cao làm việc ở
SNR thấp trong sự có mặt của nhiễu pha trong khối LNB người dùng chuyển
đổi và quay. Đây là chi tiết lựa chọn với một vài chế độ 8PSK, 16APSK,
32APSK của DVB-S2. Các hoa tiêu không được điều chế, được xác thực bởi I
= Q = 1/√2, được gói trong các block 36 ký tự và được chèn vào mỗi 16 khe.
Vì vậy mang một sự mất mát dung lượng cực đại xấp xỉ 2,4% khi sử dụng.

Cuối cùng, việc trộn hay phân tán năng lượng được mang ra ngoài để
tuân theo sự điều chỉnh vô tuyến cho việc chiếm giữ phổ và để truyền một
“dấu hiệu” ngắn của dịch vụ hoạt động, cho sự xác thực nhanh chóng trong
lựa chọn lỗi trong thủ tục đường lên.
3.2.5. Điều chế cầu phương [5]

Bộ lọc căn 2 cosin nâng và điều chế cầu phương được áp dụng để giới
hạn phổ tín hiệu để khởi tạo tín hiệu RF. Có 3 giá trị hệ số uốn cho phép: 0,35
giống với DVB-S, thêm hai giá trị mới là 0,25 và 0,2 cho bộ hạn băng.

3.2.6. Các chế độ tương thích ngược

Một số lượng lớn các máy thu DVB-S đang hoạt động gây khó khăn
cho nhiều đài phát hiện tại để thay đổi đột ngột công nghệ để có thể sử dụng
DVB-S2. Việc tương thích ngược có thể được yêu cầu thông qua thời kì
chuyển đổi, cho phép việc chấp nhận kế thừa các máy thu DVB-S để tiếp tục
hoạt động trong khi cung cấp bổ sung dung lượng và các dịch vụ mới, các
máy thu tiên tiến. Khi mà quá trình chuyển đổi hoàn tất (khi mà máy thu
DVB-S2 là phổ biến) thì tín hiệu truyền có thể được thay đổi sang chế độ tích
hợp thuận (hệ thống hoàn toàn dùng DVB-S2) để có thể tận dụng được đầy đủ
khả năng của DVB-S2.

Việc chọn các chế độ tích hợp ngược (BC) đã được định nghĩa trong
DVB-S2, được chờ đợi để gửi hai luồng MPEG TSs với một kênh vệ tinh
đơn. Luồng đầu tiên (ưu tiên cao – HP) tích hợp với các máy thu DVB-S kế
thừa, tốt như với các máy thu DVB-S2, luồng thứ 2 (ưu tiên thấp – LP) được
tích hợp chỉ với các máy thu DVB-S2.

Trong DVB-S2, tích hợp ngược có thể thực hiện bằng bậc điều chế, tại
đó hai luồng HP và LP được đồng bộ và được kết hợp mức ký tự điều chế trên
một chòm sao 8PSK không đều.
Hình 3.6. Chòm sao 8PSK không đều [5].

Hình 3.7. Sơ đồ khối chức năng của bậc hệ thống DVB-S2 tương thích ngược
[5].

Trong việc tiến tới bậc điều chế tín hiệu phù hợp LP DVB-S2 là BCH
và LDPC được mã hóa, với tốc độ mã LDPC 1/4, 1/3, 1/2 hay 3/5. Sau đó
khởi tạo bậc ánh xạ lên chòm sao 8PSK không đều. Hai bit HP DVB-S định
nghĩa một điểm chòm sao QPSK trong khi tập hợp mã hóa một bit đơn DVB-
S2 LDPC bổ sung quay  trước khi truyền.

3.3. Các vấn đề máy thu DVB-S2 [5]

3.3.1. Đồng bộ
Đồng bộ tại máy thu trong hệ thống DVB-S2 là khó vì những lý do: dải
rộng của các cấu hình hệ thống có thể và sự có mặt của các phương thức hoạt
động làm việc ở mức SNR rất thấp. Trong các phương thức ACM, khó khăn
hơn nữa là sự thay đổi từng khung một của mô hình điều chế, và thực tế ở bên
thu chỉ số SNR có thể không đủ để duy trì đồng bộ tất cả các khung. Tuy
nhiên, đồng bộ máy thu đã đạt được “on-the-fly” cho đọc các khung. Xa hơn
nữa, việc cân nhắc rằng người dùng sẽ gần như không thay đổi thiết bị của họ
khi chuyển từ DVB-S sang DVB-S2, thuật toán khôi phục tín hiệu sóng mang
DVB-S2 nên bao gồm việc đương đầu với việc hiệu quả LNB không nghiêm
ngặt được đưa ra bởi DVB-S điều chế QPSK, với mạng nhiễu pha có thể trả
về tới hạn cho điều chế bậc cao hơn.

Hình 3.8 và 3.9 cho ta một ví dụ mô hình biểu diễn giải điều chế số
DVB-S2 sau khi chuyển đổi từ RF/IF xuống băng gốc. Mặt khác, mô hình
đồng bộ không trở nên phức tạp, không đòi hỏi truyền các hoa tiêu, có thể
được sử dụng cho các phương thức DVB-S2 không đòi hỏi yêu cầu cao.

Hình 3.8. Sơ đồ khối đơn giản giải điều chế số DVB-S2 [5].
Đồng
Đồng bộ
bộ khung
khung

Lọc
Nội
Giảm Buffer
Suy
mẫu

Nội suy +
Đồng Bảng
Khôi Đồng bộ Bảng đối Đồng
bộ
phục khung
Demux chiếu bộ Demux Demux đối
khung
CLK khung chiếu

Đồng bộ
Hiệu chỉnh,
ước lượng Ước Bảng
khung Bộ lọc
tần số lượng đối DAGC Chốt
lặp
pha chiếu
Bộ lọc FED
NCO
lặp thô

Hình 3.9. Sơ đồ khối chi tiết giải điều chế số DVB-S2 [5].

a) Khôi phục xung nhịp

Khôi phục xung nhịp có thể được thực hiện đầu tiên trong pha thu được
bằng việc sử dụng thuật toán Gardner (nondata aided), thực hiện hiệu quả trên
dải Es/No chú trọng cho DVB-S2, hầu hết cảm biến dạng điều chế và sai lệch
tần số sóng mang lên đến 0,1 – 0,2 lần tốc độ ký tự. Đích khóa tần lỗi được
dùng cho các dịch vụ DVB-S2 trong dải 5 MHz tương ứng với 0,2 lần tốc độ
ký tự ở 25 Mbaud. Để hệ thống làm việc với cùng tần số kích hoạt lỗi, và còn
cho tốc độ ký tự thấp hơn (10 Mbaud), hai thuật toán khôi phục thời gian có
thể được chạy song song: đầu tiên với một tín hiệu được quay tần bằng +1/4
tốc độ ký tự (Rs) và thứ hai bằng -1/4Rs, với lựa chọn đầu ra hội tụ sau một
thời gian ngắn định trước. Sự biến động RMS của thuật toán trở nên tồi tệ như
giảm hệ số uốn và Es/No, băng thông lặp mặc định 5.10-5 coi như được đòi
hỏi cho ảnh hưởng không đáng kể ở bên nhận. Với băng thông lặp này và sử
dụng một bộ lặp thứ 2, độ lệch tần xung nhịp 10 ppm có thể được lần theo với
không dư lỗi thống kê. Còn nữa, toàn bộ việc đạt tạm thời của đơn vị khôi
phục thời gian vào khoảng 105 ký tự. Việc đó tương đương khoảng 4 ms ở 25
Mbaud. Thời gian hiệu chỉnh có thể có sau đó được đưa ra thông qua một bộ
nội suy số, được tính toán thông qua một bộ lọc tại hai mẫu trên một ký tự.

b) Đồng bộ khung lớp vật lý

Khi hoa tiêu được sử dụng cho việc khôi phục sóng mang/pha, đồng bộ
khung lớp vật lý là bước tiếp theo được thực hiện sau khi đồng bộ thời gian
ký tự, theo ký tự bao gồm vị trí các hoa tiêu. Khả năng sử dụng chuỗi SOF
cho đồng bộ khung PL đã được nghiên cứu nhưng nó quá ngắn để có thể cung
cấp độ tin cậy ở mức SNR thấp. Từ khi điều chế kết hợp vẫn chưa có thể dùng
được ở bước này, một mô hình kết hợp khác được đưa ra dựa trên 90 ký tự
SOF và PLS của mào đầu PL:

Hình 3.10. Sơ đồ liên kết các ký tự SOF và PLS [5].

89 thanh ghi dịch trong mạch có thể được chia làm 2 nhóm. Nhóm dầu
tiên (25 thanh ghi dịch) được liên kết với các ký tự SOF, và nhóm thứ 2 (64
thanh ghi dịch) với các ký tự PLS. Hệ số phản hồi là 57, trong phần thứ 2 chỉ
có 32 nút ra trong tập hợp 64 điểm khác nhau đã biết ở bên thu. Giá trị tuyệt
đối của hai phép tính tổng là đầu ra của mạch tính tương quan, được xử lý bởi
thuật toán tìm đỉnh, so sánh nó với ngưỡng đã được thiết lập trước đó. Việc
đó phải được thiết kế chính xác trong danh sách cân bằng các xác suất tìm lỗi
và cảnh báo lỗi.
Trong DVB-S2, độ dài khung PL phụ thuộc vào loại điều chế được
chấp thuận và có hay không có hoa tiêu. Tuy nhiên, chúng là không đổi trong
chế độ CCM, trong khi chúng thay đổi từng khung một trong chế độ ACM.
Từ tiến độ thực hiện, L chiều của cửa sổ tìm kiếm nên nhỏ nhất có thể, nó nên
được định nghĩa tùy theo bậc điều chế thấp nhất đã được cân nhắc, chính là L
nên lớn hơn 32400 + 90 (+ 792 nếu như có các hoa tiêu) cho khung 64800 bit.
Việc tìm đỉnh bằng việc xem xét trên cửa sổ tìm kiếm độ dài L, mỗi
khối L ký tự có thể chứa nhiều mào đầu PL: địa chỉ trong mỗi khối có đỉnh
cực đại là một giá trị đối chiếu, và trong các phương thức CCM một phép
phân tích đơn giản trên giá trị xem xét tuần hoàn có thể chấp thuận việc xác
thực của khung đồng bộ.

Hình 3.11. Bộ tìm đỉnh đồng bộ khung [5].

Trong lựa chọn của ACM, không có tính tuần hoàn trong SOF. Tuy
nhiên, nó cần thiết để giải mã PLS để quyết định vị trí của SOF tiếp theo.
Trong thuật toán trên, mã PLS của vị trí xem xét được giải mã và nếu tương
quan tại SOF và PLC tiếp theo là hiệu quả mạnh, bên thu sẽ khai báo khung
đồng bộ thành công. Ngược lại, bên nhận sẽ liên tục kiểm tra giá trị xem xét
tiếp theo.
c) Khôi phục tần số sóng mang thô

Khóa đích tần lỗi dải 5 MHz, kỹ thuật khôi phục sóng mang dùng hoa
tiêu hỗ trợ đơn giản được đưa ra để thực hiện trong cấu trúc phản hồi với một
NCO được điều khiển bằng một bộ lọc lặp bậc 2 được tính bởi bộ dò tần lỗi
(FED), được thực hiện theo kết quả sau [5]:


e(k )  Im z ( p ) (k ).c ( p )* (k ).z ( p )* (k  2).c ( p ) (k  2)  (3.1)

Trong đó z(p)(k) là mẫu tín hiệu đầu ra bộ lọc tương ứng với hoa tiêu
c(p)(k). Việc lặp lại là hoạt động thông qua các hoa tiêu được chấp thuận và ổn
định bỏ qua các ký tự dữ liệu.

d) Khôi phục tần số sóng mang tinh

Một thuật toán hoa tiêu định trước được đưa ra, được bắt nguồn từ kỹ
thuật L&R và được thay đổi bậc để tính trung bình N điểm trong hàm tự
tương quan ∑𝑁
𝑚=1 𝑅(𝑚) trên L gói hoa tiêu liên tiếp nhau trước khi tính toán

hàm argument.

Từ đầu ra Đén bộ khôi


bộ DAGC phục pha
Demux

Địa chỉ sao 1


Tính toán N N N tích lũy
chép liên hợp Nội suy +
phức của các
điểm  R(m)
1
trên L khối
Bảng đối chiếu
R(m) hoa tiêu
ký tự hoa tiêu N

Hình 3.12. Sơ đồ khối của bộ ước lượng tần số chuẩn [5].


Mô hình bộ ước lượng tần số chuẩn hình 3.12 có công thức [5]:

1 L N 
ˆT  arg  Rl (m)  (3.2)
 ( N  1)  l 1 m1 

Trong đó, Rl(m) với m = 1,2,…,N là N điểm của vector tự tương quan
được tính trên ký tự hoa tiêu khối thứ l [5]:
L 1
1 p

Rl (m)  
Lp  m k  m
z ( p ) (k  lLs ).c( p )* (k  lLs ).z ( p )* (k  m ' lLs ).c ( p ) (k  m  lLs )

(3.3)

e) Phục hồi pha sóng mang

Thuật toán phục hồi pha sóng mang để đối phó với lệch tần số sóng
mang từ bộ khôi phục tần số sóng mang với nhiễu pha. Cho bậc điều chế
thấp (QPSK và 8PSK) kỹ thuật hoa tiêu đơn giản có thể được áp dụng, việc
đó bắt nguồn từ quỹ đạo pha trên các ký tự dữ liệu chỉ bằng bộ nội suy tuyến
tính ước lượng được thực hiện trên hoa tiêu hai khối liên tiếp nhau. Như các
ký tự được truyền đi trên các hoa tiêu đã biết, sự ước lượng tốt nhất là ước
lượng hợp lẽ cực đại (ML). Tuy nhiên, từ số ký tự trong một hoa tiêu khối L p
là ngắn, một tiếp nhận (FF – Feedforward) đưa ra còn được đề nghị để tăng
xử lý ước lượng yêu cầu. Ước lượng pha được đưa ra bởi việc sưu tập L p bộ
lọc thích hợp đầu ra các mẫu zp(k) tại tốc độ baud phản hồi đến các khối hoa
tiêu và biểu diễn theo các phép tính đại số [5]:

 L 1
 p 

  arg   c ( p ) (k )  z ( p ) (k ) 
ˆ ( p) *
(3.4)

 k 0 

Thuật toán mang lại chỉ một ước lượng mỗi khối hoa tiêu vậy nếu pha
sóng mang thực sự thay đổi theo thời gian ứng với nhiễu pha hay một độ lệch
tần số sóng mang không được bù, ước lượng sẽ là trung bình của pha thay
đổi trong hoa tiêu khối. Tuy nhiên, nếu Lp là nhỏ và pha xử lý tương đối
chậm, thời gian biến đổi thuộc tính của pha sóng mang có thể được bỏ qua.
Việc ước lượng FF ML cung cấp một pha ước lượng trong khoảng [-,],
trong khi pha thực có thể vượt qua dải này trên một khoảng thời gian giữa hai
hoa tiêu khối để đạt được ước lượng tốt pha đúng. Một lần mở gói FF-ML
pha ước lượng được hiển thị, nội suy tuyến tính giữa các hoa tiêu liên tiếp
dựa trên ước lượng có thể được nhận ra.

f) Điều khiển khuếch đại số tự động

Bộ giả mã cần thông tin chính xác về khoảng ký tự nhận được từ các
điểm chòm sao tham khảo. Một bộ điều khiển khuếch đại số tự động (DAGC)
phải được hiệu chỉnh mức ký tự chòm sao tham khảo.

g) Khôi phục pha tinh

Khôi phục pha tinh là giai đoạn cuối cùng được đưa ra cho bậc cao và
cảm nhận các điều chế dịch pha nhiều hơn (16APSK và 32APSK). Xa hơn
nữa, làm giảm độ lệch pha của bộ ước lượng pha thô. Thuật toán được đưa ra
là đồng bộ pha khép kín NDA mũ Q hoạt động trên các ký tự dữ liệu đã được
điều chế.

Dò dịch pha phản hồi theo dạng như sau [5]:

e (k )  Im q(k )( sign  Re{q(k )}  jsign  Re{q(k )}) (3.5)

Trong đó:

 z (k ) 3 cho 16APSK

q(k )    (3.6)
 z (k ) 4 e 4
j
cho 32APSK

Việc đưa lên chòm sao 16APSK và 32APSK đến mũ 3 và 4 tương ứng,
biến đổi chúng thành QPSK. Để duy trì vùng quyết định, dịch pha /4 được
đưa ra cho 32APSK. Khôi phục pha tinh làm việc ở đầu ra của bộ khôi phục
pha thô, thực hiện thuật toán PA-LI, và bộ nhớ của nó (bộ lọc lặp) đặt lại với
mỗi khối hoa tiêu. Điều tuyệt vời này giúp trong việc giảm xác suất của chu kì
dịch dưới các giá trị hợp lý. Khối AGC số được đặt trước bộ khôi phục sóng
mang tinh để bảo vệ nghiêm ngặt cài đặt của băng thông lặp, đây là điều quan
trọng để tối ưu thực hiện lặp và tối thiểu mất mát hệ thống.

3.3.2. Giải mã LDPC

Giải mã LDPC dựa trên việc lặp lại thông tin thay đổi trong số các nút
bit và nút kiểm tra để quyết định các gá trị bit được truyền đi. Việc giải mã
bắt đầu bằng việc ấn định các giá trị kênh nhận được đến tất cả các cạnh ra từ
phản hồi nút bit đến các nút kiểm tra cạnh nó. Việc thu ở trên, các nút kiểm
tra sử dụng kiểm tra chẵn lẻ để cập nhật thông tin nút bit và gửi nó trở lại.
Một nút bit sau đó thực hiện mềm thông qua phần lớn các thông số thông tin
đưa ra từ các nút kiểm tra kế bên. Tại điểm này, nếu quyết định cứng trên các
bit thỏa mãn tất cả các kết quả kiểm tra chẵn lẻ, điều đó chính là một từ mã đã
được tìm thấy và dừng xử lý. Chi tiết việc giải mã sẽ được mô tả như sau:

a) Khởi tạo

Đặt x là ký hiệu được truyền ký tự BPSK phản hồi đến từ mã và y là ký


tự nhiễu thu được, y = x + q, q là biến ngẫu nhiên Gaussian với trung bình 0.
Giả sử x = +1 khi bit được truyền là 0 và x = -1 khi bit được truyền là 1. Đặt u
= log(p(x= +1|y)/p(x = -1|y)) kí hiệu tỉ số khả năng tiền nghiệm cho bit được
truyền. Dấu của tín hiệu quyết định cứng u trên bit được truyền, trong khi mà
độ lớn của u mang đến một biểu hiện đáng tin cạy của quyết định (độ lớn lớn
hơn, độ tin cậy cao hơn).

Việc giải mã bắt đầu bằng việc ấn định khả năng tiền nghiệm đến tất
các các nút bit [5].
n  0,1,..., N  1
n k  u n (3.7)
i
i  1, 2,..., deg(n) '

Khi υnki kí hiệu bản tin đi từ nút bit n đến nút kiểm tra cạnh nó k i, un kí
hiệu khả năng tiền nghiệm cho bit n và N là kích thước từ mã.

Hình 3.13. Kích hoạt bản tin đầu ra từ các nút bit [5].

b) Cập nhật kiểm tra


Nếu υn1k, υn2k,…, υndck là các bản tin đến nút kiểm tra k từ nút bit dc
cạnh nó, bản tin ra từ nút kiểm tra k đến dc cạnh các nút bit wkn1, wkn2,…,
wkndc có thể được tính như sau [5]:

w k ni  g(n1 k ,n 2 k ,...,ni1 k ,ni1 k ,...,ndc k ) (3.8)

Trong đó:

g(a, b)  sign(a).sign(b).{min(| a |,| b | }  LUTg (a, b) (3.9)


LUTg (a,b)  log(1  e|a b| )  log(1  e|a b| ) (3.10)

Trong thực tế, hàm LUTg(.) được thực hiện bằng việc dùng một bảng
đối chiếu nhỏ. Hàm g với nhiều đầu vào có thể đệ quy được tính toán như sau
[5]:

g(n1 k ,n 2 k ,...,ni1 k ,ni1 k ,...,n dc k )


 g(g(n1 k ,n 2 k ,...,ni1 k ,ni1 k ,...,n dc1 k ),ndc k ). (3.11)

Bỏ qua hệ số chính xác nhỏ, LUTg = 0, nó là trực giác để hiểu việc tính
toán nút kiểm tra. Thực tế [5]:

| w k ni | min(| n1 k |,| n 2 k |,...,| ni1 k |,| ni1 k |,...,| ndc k |) (3.12)

Kết quả đầu tiên là sự trình bày đơn thuần thực tế giải quyết cứng trên
một bit nào đó là tổng mô-đun 2 của tất cả các bit khác mà tham gia vào cùng
kết quả kiểm tra chẵn lẻ. Trái lại, kết quả trạng thái thứ 2 là giải quyết cứng
có thể xác thực tối thiểu nhất bit trong tổng mô-đun 2.
c) Cập nhật nút bit

Nếu wk1n, wk2n,…, wkdυn là các bản tin đến nút bit n từ các nút kiểm
tra dv gần nó
Hình 3.14. Cập nhật bản tin tại các nút bit [5].

Các bản tin đầu ra từ nút bit n đến d v gần các nút kiểm tra υnk1,
υnk2,…, υnkdv có thể được tính như sau [5]:

n k  u n   w k n
i j (3.13)
j i

Bằng trực quan, đây là một phép thông qua đa số mềm trên các giá trị
của bit n, sử dụng tất cả các thông tin thích hợp trừ wkin.

d) Tạo quyết định cứng


Sau các cập nhật nút bit, quyết định cứng có thể được tạo cho một bit n
bằng việc quan sát dấu của υnki+wkin với ki bất kì. Nếu quyết định cứng
thỏa mãn tất cả các kết quả kiểm tra chẵn lẻ thì nó chính là một từ mã chính
xác, và bởi vậy xử lý dừng lại. Cách khác, một phép cập nhật nút kiểm tra/nút
bit khác được thực hiện. Nếu không đạt được hội tụ sau một quyết định trước
số lặp lại, đầu ra hiện tại là được đưa ra và việc giải mã lỗi có thể được đưa ra.
3.4 Hiệu quả của công nghệ DVB-S2 với DVB-S

DVB-S2 là chuẩn truyền dẫn vệ tinh thế hệ thứ 2 của DVB-S ra đời
nhằm mở rộng và nâng cao từ chuẩn DVB-S và DVB-DSNG đang được sử
dụng trên các thiết bị quảng bá trên toàn thế giới. Chuẩn truyền hình số vệ
tinh DVB-S chỉ được thiết kế dùng điều chế QPSK với dịch vụ quảng bá tín
hiệu truyền hình và số liệu. Do vậy, chuẩn này có hạn chế khi truyền tải các
ứng dụng có tốc độ bit cao như các chương trình HDTV.

Chức năng chính của chuẩn DVB-S2 là mở rộng dung lượng truyền dẫn
truyền hình số vệ tinh, xuất phát từ nhu cầu phát nhiều chương trình truyền
hình độ nét cao HDTV yêu cầu băng thông lớn và thực tế sử dụng tiết kiệm
tài nguyên băng tần Ku. Thành công của chuẩn DVB-S2 là đưa vào các chế
độ điều chế và mã hoá kênh truyền hiệu quả như BCH với mã hoá LDPC
nhằm mở rộng dung lượng truyền dẫn từ 30 đến 35% với cùng yêu cầu C/N.

Chuẩn này cũng đưa ra bốn chế độ điều chế trong đó QPSK và 8PSK
được thiết kế dành cho các ứng dụng quảng bá. 16APSK và 32 APSK dùng
cho các ứng dụng chuyên nghiệp. DVB-S2 hỗ trợ truyền dẫn 1 hay nhiều
dòng tín hiệu truyền hình tiêu chuẩn hoặc truyền hình độ nét cao. Chuẩn này
cũng hỗ trợ các ứng dụng nóng hiện nay như chuẩn nén video H264/AVC tiết
kiệm băng thông sử dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ.

DVB-S2 với hiệu suất sử dụng băng thông tăng từ 30% đến 131% so
với DVB-S đang được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả to lớn khi được ứng dụng,
với khả năng truyền dẫn đồng thời nhiều dịch vụ có tốc độ lớn như truyền
hình có độ phân giải cao HDTV, Internet tốc độ cao, truyền số liệu và các ứng
dụng chuyên nghiệp… trên cùng một bộ phát đáp của vệ tinh mà hệ thống
DVB-S trước đó khó có thể thực hiện được.

DVB-S2 mang lại hiệu năng tuyệt vời, đến gần với giới hạn Shannon,
tốc độ truyền tải thông tin lý thuyết tối đa trong một kênh cho một mức độ
tiếng ồn nhất định. Nó có thể hoạt động ở tỷ lệ sóng mang trên tạp âm từ -2dB
(tức là dưới sàn tiếng ồn) với QPSK cho tới 16 dB sử dụng 32APSK. Bảng
3.1 cho thấy những cải tiến trong hiệu quả mà DVB-S2 cung cấp khi so sánh
với DVB-S với các thông số phát sóng truyền hình thông thường, với mức
tăng trong bitrate hữu ích của hơn 30% trong mỗi trường hợp.

Bảng 3.1. So sánh DVB-S2 và DVB-S.

Thông số kỹ thuật DVB-S DVB-S2

Dải đầu vào Cố định Thay đổi theo từng khung

Đa dòng truyền Không Có

Mã sửa sai Mã chập Reed Solomon Mã BCH; Mã LDPC (Low –


Density Parity Check Codes)

Tỷ lệ mã sửa sai 1/2; 2/3; 3/4; 7/8 1/4; 1/3; 2/5; 1/2; 3/5; 2/3; 3/4;
4/5; 5/6; 8/9; 9/10.

Đầu vào I/F MPEG TS MPEG TS, IP

Symbols ánh xạ (Gray) BICM (Gray)

Dạng điều chế QPSK QPSK; 8PSK; 16APSK;


32APSK.

Symbols dẫn đường Không có Không bắt buộc

Symbol kiểu dạng Square – Root Raised Cosin Square – Root Raised Cosin filter
filter  = 0,35  = 0,2; 0,25; 0,35

Chế độ truyền Mã hóa và điều chế cố định Mã hóa và điều chế thay đổi
3.5. Kết luận chương

DVB-S2 được cho là sẽ dần thay thế người tiền nhiệm DVB-S của
mình nhờ sự vượt trội về hiệu năng và độ linh hoạt:

Tăng dung lượng truyền dẫn trên cùng một băng thông

So sánh với tiêu chuẩn DVB–S với cùng một điều kiện truyền dẫn,
DVB–S2 có khả năng truyền dữ liệu tới hơn 30% trong cùng dải băng thông.
Nói cách khác, một tín hiệu truyền dẫn theo tiêu chuẩn DVB–S2 yêu cầu băng
thông ít hơn 30% so với khi sử dụng DVB–S. DVB-S2 với hiệu suất sử dụng
băng thông tăng từ 30% đến 131% so với DVB-S đang được kỳ vọng sẽ đem
lại hiệu quả to lớn khi được ứng dụng, với khả năng truyền dẫn đồng thời
nhiều dịch vụ có tốc độ lớn như truyền hình có độ phân giải cao HDTV,
Internet tốc độ cao, truyền số liệu và các ứng dụng chuyên nghiệp… trên cùng
một bộ phát đáp của vệ tinh mà hệ thống DVB-S trước đó khó có thể thực
hiện được.

Tăng hiệu quả công suất của quá trình truyền dẫn

Trong vùng phủ sóng, yêu cầu thu của một tín hiệu DVB – S2 thấp hơn
khoảng 2,5 dB so với một tín hiệu DVB–S với cùng điều kiện bảo vệ lỗi.
Ngoài ra, DVB–S2 còn có thể tương thích được với nhiều bộ phát đáp vệ tinh
có sự khác nhau về hiệu suất sử dụng phổ (từ 0,5 đến 4,5 bit/sHz) và yêu cầu
tỷ số C/N kết hợp (từ -2 dB đến +16 dB).

Chức năng điều chế và mã hóa thay đổi (VCM) cho phép thực hiện
điều chế và sử dụng các mức bảo vệ lỗi khác nhau để sử dụng hoặc thay đổi
trên cơ sở từng khung (frame) một. Chức năng này còn có thể kết hợp với
việc sử dụng kênh phản hồi (return channel) tạo thành một vòng điều khiển
kín (closed loop). Vì vậy các thông số truyền dẫn được tối ưu cho mỗi kênh
thông tin riêng biệt tùy thuộc vào điều kiện đường truyền.
DVB-S2 được thiết kế với các tính năng tối ưu

DVB-S2 đã được tối ưu cho các ứng dụng vệ tinh băng rộng như:

 Các dịch vụ quảng bá: Truyền dẫn các chương trình SDTV hoặc
HDTV.

 Các dịch vụ tương tác bao gồm cả truy nhập internet.

 Các ứng dụng chuyên nghiệp: phân phối tín hiệu truyền hình số tới các
trạm phát hình số mặt đất, truyền số liệu và các ứng dụng chuyên
nghiệp khác (DSNG, Internet Truncking, Cable Feeds…).

 DVB-S2 không bị hạn chế với kiểu mã hoá video và audio MPEG-2 mà
có thể tương thích với các kiểu mã hoá MPEG-2, MPEG-4 và HDTV.
Tiêu chuẩn này cũng mềm dẻo hơn khi chấp nhận bất kì dạng đầu vào,
bao gồm dòng bit liên tục, dòng truyền tải MPEG đơn hoặc đa chương
trình, IP hay ATM. Đặc tính này cho phép các dòng dữ liệu khác và các
cấu hình dữ liệu trong tương lai có thể sử dụng được với DVB-S2 mà
không cần tới một tiêu chuẩn mới.
Chương 4. TRIỂN KHAI TRUYỀN HÌNH VỆ TINH TẠI VIỆT NAM
THEO TIÊU CHUẨN DVB-S/S2

Trong chương 4, luận văn trình bày về hiện trạng triển khai dịch vụ
truyền hình vệ tinh trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam theo tiêu của DVB-
S và DVB-S2 của châu Âu.

4.1 Hiện trạng sử dụng truyền hình số vệ tinh tiêu chuẩn Châu Âu trên
thế giới
Dịch vụ truyền hình số vệ tinh trên Thế giới được phát sóng lần đầu tại
Thái Lan và Nam Phi vào thời điểm cuối năm 1994, ứng dụng tiêu chuẩn
công nghệ DVB-S phiên bản đầu tiên của Châu Âu do tổ chức DVB phát
triển. Trải qua thời gian, DVB-S trở nên hết sức phổ biến để ứng dụng cho
phân phối các dịch vụ truyền hình vệ tinh, với hơn 100 triệu máy thu được sử
dụng trên khắp Thế giới cho tới thời điểm hiện nay. Như vậy, DVB-S đã đi
qua chặng đường phát triển công nghệ hơn 10 năm và mặc dù đã và đang hết
sức phổ biến nhưng cũng đã đến lúc cần có những cải tiến và bổ sung tính
năng cho hệ thông tiêu chuẩn này. Chính vì vậy, DVB-S2 đã được phát triển
để ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới nhất trong mã hóa kênh, điều chế và
sửa lỗi để tạo ra hệ thống mới hoàn hảo hơn để cung cấp các dịch vụ mới
băng thông rộng hơn. Bằng việc kết hợp với kỹ thuật mã hóa hình ảnh
MPEG-4, tiêu chuẩn DVB-S2 mở ra khả năng sớm thương mại hóa các dịch
vụ băng rộng như HDTV trên cùng tài nguyên băng thông tần số trước đây,
điều mà DVB-S không thực hiện được.
Hiện nay, tiêu chuẩn DVB-S2 được triển khai rộng rãi trên Thế giới bởi
các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu như BskyB ở Anh và Ailen, Premiere ở
Đức, Sky ở Italia, Direct TV ở Mỹ... Hơn nữa, DVB-S2 còn được chấp nhận
sử dụng rộng rãi bởi các nhà khai thác cung cấp dịch vụ DTH khác ở Châu
Mỹ, Châu Á, Trung Đông và Châu Phi.
Theo một nghiên cứu của ITU vào năm 2010 tình hình sử dụng truyền
hình vệ tinh tại một số khu vực như sau:
Tại Châu Mỹ: Direct TV là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh
(DTH) lớn nhất nước Mỹ, ngoài ra hãng còn cung cấp dịch vụ tới một số quốc
gia khác như Achentina, Brazil, Chile, Colombia, Mexico, Venezuela và một
số nước Châu Mỹ la tinh thông qua dịch vụ Direct TV Latin America. Dịch
vụ Direct TV Latin America có 5.6 triệu thuê bao vào năm 2008, bao gồm 1.6
triệu thuê bao tại Brazil và 1.8 triệu thuê bao tại Mexico. Ngoài Direct TV thì
Telefonica tại Tây Ban Nha và Telmex tại Mexico cũng là các nhà cung cấp
truyền hình vệ tinh cho khu vực này.
Tại Châu Phi: Có hai nhà cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh chính
cho cả khu vực Châu Phi. Bắt đầu cung cấp dịch vụ từ năm 1996, Multichoice
cung cấp dịch vụ truyền hình số vệ tinh cho khu vực Nam phi với khoảng 48
quốc gia, được vận hành với sự tham gia của các quốc gia như Botswana,
Ghana, Keynya, Nammibia, Negeria, Tanzania, Uganda và Zambia và một số
chi nhánh đặt tại các quốc gia khác. Dịch vụ truyền hình số vệ tinh này cung
cấp trên 60 kênh truyền hình và khoảng 65 kênh phát thanh (radio) tới
700.000 thuê bao (năm 2008). Tại Châu Phi còn có dịch vụ của Canal+ đến từ
nước Pháp, Cannal+ sử dụng vệ tinh để phủ sóng tới 29 quốc gia nói tiếng
Pháp, sử dụng vệ tinh Eutelsat cho việc phát sóng vệ tinh tới các quốc gia ở
Châu Phi. Canal+ cung cấp khoảng hơn 70 chương trình và một vài chương
trình radio quảng bá với chi phí thuê bao khoảng từ 8 € - 65€ mỗi tháng. Hiện
ngoài Pháp, Canal+ có khoảng 950.000 thuê bao vệ tinh tại Châu Phi và một
số nước khác.
Tại các quốc gia Ả rập, có một vài nhà cung cấp dịch vụ truyền hình vệ
tinh chính cho khu vực, ví dụ như Egypt’s Nilesat, bắt đầu phát sóng vệ tinh
vào năm 1996, phát tới 450 kênh truyền hình và hơn 100 kênh radio trong đó
¾ các kênh là miễn phí. Một trong những lợi thế của hệ thống truyền hình vệ
tinh này là đã lấy các kênh từ nguồn là các kênh truyền hình mặt đất trong
khu vực để phát qua vệ tinh. Dịch vụ truyền hình vệ tinh đã thực sự thành
công tại các quốc gia này. Số liệu năm 2008 cho thấy có hơn 20 triệu hộ đã sử
dụng truyền hình vệ tinh (chiếm hơn một nửa các hộ có máy thu truyền hình).

4.2 Thực trạng sử dụng truyền hình số tiêu chuẩn Châu Âu DVB-S và
DVB-S2 tại Việt Nam
Tại Việt Nam, truyền hình số qua vệ tinh chính thức được Đài truyền
hình Việt Nam ứng dụng từ năm 1998 để truyền dẫn các chương trình truyền
hình đến các trạm phát lại trên phạm vi toàn quốc và đến 2002 bắt đầu triển
khai phát sóng truyền hình số vệ tinh dạng thức DTH trên băng tần Ku vừa
cung cấp dịch vụ truyền hình trực tiếp vừa làm chức năng truyền dẫn.
Theo thống kê, năm 2005 số lượng thuê bao truyền hình trả tiền của
Việt Nam khoảng 2,1 triệu, nhưng đến năm 2010, con số này đã lên đến trên
4,2 triệu thuê bao. Từ khi vệ tinh Vinasat-1 được phóng lên quỹ đạo tháng
4/2008, truyền hình số vệ tinh đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số
lượng các nhà cung cấp dịch vụ, số lượng thuê bao và cả số lượng kênh phát
thanh, truyền hình. Tháng 1/2010, Tổng Công ty VTC ra mắt dịch vụ DTH
với gói kênh HDTV đầu tiên phát sóng qua vệ tinh Vinasat-1.
Ngày 16/2/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
22/2009/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh
truyền hình đến năm 2020 với định hướng thực hiện thành công lộ trình
chuyển đổi công nghệ từ kỹ thuật tương tự sang kỹ thuật số vào thời điểm
cuối năm 2020.
Đến thời điểm hiện nay, truyền hình số vệ tinh tiêu chuẩn DVB-S/S2
được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam, hầu hết các đài phát thanh truyền hình
lớn, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng đều đã và đang
ứng dụng để cung cấp dịch vụ và tiêu chuẩn DVB-S/S2 đã được đưa vào định
hướng phát triển công nghệ nêu trong Quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát
thanh, truyền hình đến năm 2020. Có thể điểm qua một số đơn vị đang ứng
dụng rộng rãi tiêu chuẩn DVB-S/S2 như sau:
Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện phát sóng DVB-S2 trên vệ
tinh Vinasat-1 và ASIASAT-5 cung cấp các gói dịch vụ nội dung SDTV và
HDTV từ tháng 1/2010;
Liên doanh VSTV với Đài THVN phát sóng DVB-S trên vệ tinh
Vinasat-1 cung cấp các dịch vụ nội dung SD và đang triển khai tiếp hệ thống
phát sóng DVB-S2 để ra mắt gói nội dung HDTV;
Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu đã có giấy phép và đã cung cấp
dịch vụ nội dung SDTV và HDTV trên vệ tinh NSS-6 ứng dụng tiêu chuẩn
DVB-S2 trong thời gian sắp tới.
Ngoài ra, một số Đài PTTH như Đài truyền hình thành phố HCM, Đài
Tiếng nói Nhân Dân TP HCM, Đài PTTH Hải Phòng... đã có giai đoạn thử
nghiệm thành công phát sóng truyền hình số qua vệ tinh và sẽ triển khai phát
sóng ổn định chính thức trong tương lai gần, phù hợp định hướng Quy hoạch.
Nhìn chung, bước đầu triển khai Quy hoạch, công tác quản lý Nhà
nước về truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình đã có những tiến bộ
đáng kể khi Quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình được
Thủ tướng Chính phủ ban hành với những định hướng rõ ràng về tiêu chuẩn
công nghệ. Trước đây, với truyền hình tương tự mặt đất, hệ thống các tiêu
chuẩn kỹ thuật đã được xây dựng khá đầy đủ từ phần phát, truyền dẫn đến
phần thu, điều này giúp truyền hình tương tự tại Việt Nam phát triển nhanh
chóng trong giai đoạn trước năm 2000 và truyền hình tương tự đã phủ sóng
xấp xỉ 97% dân cư trên cả nước.
4.3. Quy chuẩn truyền hình số vệ tinh tại Việt Nam [4]

Truyền hình số nói chung và truyền hình số vệ tinh DVB-S và DVB-S2


đã và đang trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam, cơ chế chính sách
mới ngày càng khuyến khích nhiều đối tượng đủ điều kiện tham gia cung cấp
dịch vụ. Chính vì vậy, công tác xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật để định hướng
phát triển, tạo công cụ quản lý Nhà nước trên lĩnh vực truyền dẫn phát sóng
truyền hình số hết sức cấp bách. Thực tế, nhiều năm qua trong kế hoạch triển
khai nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền
thông, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật truyền hình số đang được hoàn
thiện cả về số lượng và chất lượng. Việc xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia "Quy chuẩn tín hiệu truyền hình số vệ tinh theo tiêu chuẩn Châu Âu DVB-
S và DVB-S2" là nhiệm vụ trọng tâm trong việc triển khai thực hiện Quy
hoạch và bổ sung vào họ danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn truyền hình số
đang áp dụng tại Việt Nam như tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình cáp số DVB-
C, tiêu chuẩn kỹ thuật tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB T, tiêu chuẩn kỹ
thuật dịch vụ IPTV.... Vì vậy, xây dựng Quy chuẩn tín hiệu truyền hình số vệ
tinh theo tiêu chuẩn Châu Âu DVB-S và DVB-S2 là thật sự cần thiết và cấp
bách để phục vụ cho việc quản lý đối với loại hình truyền hình này.

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 80:2014/BTTTT ngày 8/5/2014 của Bộ


Thông tin và Truyền thông về thiết bị thu tín hiệu truyền hình số vệ tinh
DVB-S và DVB-S2 (National technical regulation on the receiver used in
DVB-S and DVB-S2 Digital Satellite television system) gồm 31 trang:

- Quy định yêu cầu đối với thiết bị thu dùng để thu, giải mã tín hiệu
truyền hình vệ tinh không khoá mã (Free To Air - FTA) công nghệ
DVB-S và/hoặc DVB-S2, hỗ trợ SDTV/HDTV tại Việt Nam.
- Thiết bị thu tín hiệu DVB-S và/hoặc DVB-S2 có thể là thiết bị thu độc
lập hoặc thiết bị thu tích hợp.
- Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân
có hoạt động sản xuất, nhập khẩu thiết bị thu tín hiệu truyền hình số vệ
tinh theo chuẩn DVB-S và /hoặc DVB-S2 tại Việt Nam.

Căn cứ các tài liệu nghiên cứu về truyền hình số vệ tinh và các tiêu
chuẩn DVB-S, DVB-S2, các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng hệ thống
truyền hình số vệ tinh thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật tín hiệu, gồm:
- Độ khả dụng của hệ thống - mô tả chất lượng hệ thống truyền dẫn số từ
bộ nén tín hiệu đến điểm đo tại giao diện Z.
- Độ khả dụng đường kết nối - mô tả chất lượng của đường kết nối xác
định trong chuỗi kết nối truyền dẫn số, thông số này có thể dùng để
đánh giá chất lượng dịch vụ giữa nhà cung cấp nội dung đến nhà cung
cấp dịch vụ (nhà khai thác mạng). Thường được đo tại giao diện X.
- Tỷ số bit trên lỗi trước giải mã RS (đối với DVB-S) - mô tả chất lượng
đường kết nối truyền dẫn số. Có thể đo trong dịch vụ bằng cách đặt bit
chỉ thị lỗi dịch vụ trong giải mã RS hoặc đo ngoài dịch vụ bằng cách
phát chuỗi giả ngẫu nhiên.
- Độ chính xác và độ trôi tín hiệu đồng hồ máy phát - dùng đề đánh giá
chất lượng máy phát. Đo tại giao diện E.
- Công suất tín hiệu RF/IF - mô tả mức công suất cần thiết để thiết lập
mạng. Đo tại giao diện N, P.
- Công suất nhiễu - đánh giá tác nhân bị ảnh hưởng bởi nguồn nhiễu. Đo
trong dịch vụ tại giao diện N, đo ngoài dịch vụ tại giao diện T.
Một số chỉ tiêu khác đánh giá chất lượng điều chế tín hiệu số như: Phân
tích tín hiệu điều chế vuông góc I/Q, Tỷ số lỗi điều chế, Lỗi mục tiêu hệ
thống, Nén sóng mang, Mất cân bằng biên độ, Lỗi cầu phương.... là những
thông số kỹ thuật đánh giá chất lượng phía máy phát.
Theo tài liệu khuyến nghị đo TR 101 290, phạm vi đo với hệ thống
truyền hình số vệ tinh được khuyến nghị giới hạn tại 03 thông số:
- Tỷ số bit trên lỗi trước giải mã Viterbi với DVB-S, đo tại giao diện
T phía máy thu.
- Tỷ số bit trên lỗi tương ứng với giá trị Eb/No, đo tại giao diện V sau
giải mã Viterbi.
- Phổ tín hiệu IF, đo tại giao diện N.
Căn cứ các tiêu chuẩn truyền hình số vệ tinh theo tiêu chuẩn Châu Âu,
các tài liệu kỹ thuật về phát sóng và các tài liệu về quy định chỉ tiêu kỹ thuật
của máy thu giải mã truyền hình số vệ tinh, và lựa chọn bộ các yêu cầu kỹ
thuật về tín hiệu truyền hình số vệ tinh DVB-S và DVB-S2 với các nội dung
chính như sau:
- Các yêu cầu về thông số chung đối với hệ thống truyền hình số vệ
tinh theo tiêu chuẩn Châu Âu DVB-S và DVB-S2.
- Các yêu cầu về tỷ số năng lượng bit thông tin trên mật độ phổ công
suất nhiễu (Eb/No tương ứng với giá trị BER/PER xác định).
- Các yêu cầu về giới hạn giá trị mức tín hiệu cao tần đầu vào máy thu
(RF/IF power/level).
Như vậy, với các yêu cầu kỹ thuật này, hệ thống truyền hình số vệ tinh
sẽ được chuẩn hóa cả phía phát và phía thu. Một máy thu trong vùng phủ sóng
đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nêu trên sẽ thu và giải mã được tín hiệu "không
lỗi" từ phía phát trong điều kiện thực tế phù hợp với các yêu cầu tính toán
hướng xuống phủ sóng vệ tinh

4.3.1. Thông số kỹ thuật chung của hệ thống truyền hình số vệ tinh


DVB-S và DVB-S2

Các yêu cầu về thông số kỹ thuật chung của hệ thống DVB-S/S2 cần
thiết để đảm bảo chắc chắn các thiết lập chế độ phát tại phía phát phù hợp với
tiêu chuẩn Châu Âu DVB-T và tương thích hoàn toàn với thiết bị thu đáp ứng
tiêu chuẩn này mà không cần phải hiệu chỉnh bằng bất cứ phần mềm nào. Các
thông số chung của hệ thống DVB-S được tham chiếu và áp dụng từ tài liệu
ETSI EN 300 421 V1.1.2 về khuyến nghị cấu trúc khung, mã hóa kênh và
điều chế đối với hệ thống truyền hình số vệ tinh DVB-S. Cụ thể như sau:

 Các thông số cơ bản hệ thống truyền hình số vệ tinh DVB-S.

Các thông số chung của hệ thống DVB-S2 được tham chiếu và áp dụng
nguyên vẹn từ tài liệu ETSI EN 302 307 V1.1.2 về khuyến nghị cấu trúc
khung, mã hóa kênh và điều chế đối với hệ thống truyền hình số vệ tinh thế hệ
thứ 2 (DVB-S2). Cụ thể như bảng 4.1.

Bảng 4.1. Các thông số cơ bản của hệ thống truyền hình số vệ tinh DVB-S.
[4]

Stt Thông số Yêu cầu

1 Hệ thống truyền hình số vệ tinh DVB-S

2 Dải tần số 11/12Ghz

3 Hệ số α 0.35

5 Phương thức điều chế số QPSK

6 Tỷ lệ mã sửa sai (FEC) 1/2, 2/3, 3/4, 5/6, 7/8

 Các thông số cơ bản của hệ thống truyền hình số vệ tinh DVB-S2.


Bảng 4.2. Các thông số cơ bản của hệ thống truyền hình số vệ tinh DVB-S2.
[4]

Stt Thông số Yêu cầu


1 Hệ thống truyền hình số DVB-S2
vệ tinh
2 Dải tần số 11/12Ghz
3 Kiểu mã hóa và điều chế CCM
4 Hệ số α 0.35, 0.25, 0.20
5 Phương thức điều chế số QPSK 8PSK 16APSK 32APSK
6 Tỷ lệ mã sửa sai (FEC) 1/2, 3/5, 3/5, 2/3, 2/3, 3/4, 3/4, 4/5,
2/3, 3/4, 3/4, 5/6, 4/5, 5/6, 5/6, 8/9,
4/5, 5/6, 8/9, 9/10 8/9, 9/10 9/10
8/9, 9/10
7 Khung FEC 64 800 (bits)

4.3.2. Tỷ số năng lượng bit thông tin trên mật độ công suất nhiễu
(Eb/No)

Đối với hệ thống truyền hình số vệ tinh DVB-S và DVB-S2, giá trị
Eb/No được xem xét trên cơ sở nghiên cứu các máy thu DVB-S/S2 hiện tại
hoạt động ở chế độ phát sóng quảng bá. Các giá trị Eb/No này tương ứng với
các biến thể truyền dẫn DVB-S và DVB-S2 khác nhau và cho các điều kiện
thu khác nhau (tổ hợp phương thức điều chế số kết hợp với tỷ lệ mã sửa sai).
Bảng 4.3. Giá trị Eb/No yêu cầu tương ứng BER ≤ 2.10-4 sau giải mã Reed
Solomon với các biến thể hệ thống DVB-S khác nhau. [4]

Chế độ điều Tỷ lệ Hiệu quả phổ Giá trị Eb/No (dB) tương
chế mã sửa tần (ηtot) ứng với BER≤2x10-4 trước
sai giải mã RS

QPSK 1/2 0.92 4.5

QPSK 2/3 1.23 5.0

QPSK 3/4 1.38 5.5

QPSK 5/6 1.53 6.0

QPSK 7/8 1.61 6.4

Bảng 4.4. Các giá trị Eb/No yêu cầu tương ứng với các biến thể khác nhau
của hệ thống truyền hình số vệ tinh DVB-S2. [4]

Chế độ điều Tỷ lệ mã sửa Hiệu quả Giá trị Es(*)/No (dB)


chế sai phổ tần tương ứng với PER ≤ 10-7
(ηtot)
QPSK 1/4 0.490243 -2.35

QPSK 1/3 0.656448 -1.24

QPSK 2/5 0.789412 -0.30

QPSK 1/2 0.988858 1.00

QPSK 3/5 1.188304 2.23

QPSK 2/3 1.322253 3.10

QPSK 3/4 1.487473 4.03


Chế độ điều Tỷ lệ mã sửa Hiệu quả Giá trị Es(*)/No (dB)
chế sai phổ tần tương ứng với PER ≤ 10-7
(ηtot)

QPSK 4/5 1.587196 4.68

QPSK 5/6 1.654663 5.18

QPSK 8/9 1.766451 6.20

QPSK 9/10 1.788612 6.42


8-PSK 3/5 1.779991 5.50
8-PSK 2/3 1.980636 6.62
8-PSK 3/4 2.228124 7.91
8-PSK 5/6 2.478562 9.35
8-PSK 8/9 2.646012 10.69
8-PSK 9/10 2.679207 10.98
16-PSK 2/3 2.637201 8.97
16-PSK 3/4 2.966728 10.21
16-PSK 4/5 3.165623 11.03
16-PSK 5/6 3.300184 11.61
16-PSK 8/9 3.523143 12.89
16-PSK 9/10 3.567342 13.13
32-PSK 3/4 3.703295 12.73
32-PSK 4/5 3.951571 13.64
32-PSK 5/6 4.119540 14.28
32-PSK 8/9 4.397854 15.69
32-PSK 9/10 4.453027 16.05
Chế độ điều Tỷ lệ mã sửa Hiệu quả Giá trị Es(*)/No (dB)
chế sai phổ tần tương ứng với PER ≤ 10-7
(ηtot)
Chú thích: (*) Es = Năng lượng trung bình của mỗi symbol phát.
ηtot = Tỷ số giữa năng lượng mỗi bit thông tin trên mật độ phổ công suất
nhiễu đơn biên.
Eb/No= Es/No- 10 log10 (ηtot)

4.3.3. Giá trị mức tín hiệu cao tần đầu vào máy thu (RF level)

Mức tín hiệu cao tần đầu vào máy thu là dải giới hạn giá trị mức công
suất tín hiệu cao tần phù hợp với đặc tính giao diện đầu vào của thiết bị thu.
Dải giá trị giới hạn mức tín hiệu cao tần đầu vào máy thu đảm bảo máy thu
hoạt động trong trạng thái thiết kế và không gây bão hòa ở giao diện cao tần
đầu vào. Dải giá trị mức tín hiệu cao tần đầu vào máy thu được xác định như
trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Giá trị giới hạn mức tín hiệu cao tần tại giao diện đầu vào máy thu
DVB-S/S2 [4]

Stt Mức tín hiệu đầu vào máy thu Đơn vị tính

Giá trị thấp Giá trị cao nhất


nhất

01 -60 -25 dBm

4.4. Kết luận chương

Trong chương này, luận văn đã trình bày thực tiễn triển khai truyền
hình vệ tinh và các quy chuẩn truyền hình vệ tinh tại Việt Nam. Các nhà cung
cấp truyền hình vệ tinh tại Việt Nam chủ yếu sử dụng băng tần Ku để cung
cấp các dịch vụ truyền hình cả có phí và miễn phí. Các dịch vụ này được cung
cấp dựa trên các thiết bị truyền dẫn theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Thông
tin và Truyền thông. Các chỉ tiêu kỹ thuật này bao gồm: các thông số kỹ thuật
chung của hệ thống truyền hình số vệ tinh DVB-S/S2, tỷ số năng lượng bit
thông tin trên mật độ phổ công suất nhiễu (Eb/No) và chỉ tiêu giới hạn giá trị
mức tín hiệu cao tần đầu vào máy thu (RF level).
KẾT LUẬN

Trên cơ sở lý thuyết về kỹ thuật thu hình, số hóa truyền hình đến các kỹ
thuật truyền hình vệ tinh DVB-S và DVB-S2, luận văn đã phân tích, nghiên
cứu và đánh giá chuẩn DVB-S và DVB-S2 ở chương 2 và 3. Từ đó đưa ra so
sánh giữa hai chuẩn này ở cuối chương 3, và thực tiễn triển khai cũng như lộ
trình số hóa truyền hình tại Việt Nam.

Theo lộ trình số hóa truyền hình thì đến năm 2025 trên cơ sở 95% số hộ
gia đình trên cả nước thu chương trình phát thanh truyền hình (PTTH) công
ích thông qua mạng PTTH số mặt đất, cáp và vệ tinh. Và phát triển và khai
thác có hiệu quả thị trường dịch vụ truyền dẫn phát sóng PTTH tại các nước
nằm trong vùng phủ sóng vệ tinh Vinasat.

DVB-S2 là chuẩn ra đời dựa trên các yêu cầu về chất lượng và sử dụng
hiệu quả băng tần của các dịch vụ truyền thống như truyền dẫn và phát sóng
các chương trình truyền hình độ phân giải tiêu chuẩn SDTV và các dịch vụ
mới như internet, truyền dẫn và phát sóng các chương trình truyền hình dộ
phân giải cao HDTV. Các kỹ thuật mới được sử dụng bao gồm các kỹ thuật
mã hóa sửa lỗi mớ như LDPC, BCH cho khả năng sửa lỗi tốt hơn và khắc
phục được lỗi cụm tập trung và nhờ đó áp dụng được các kiểu điều chế cho
hiệu quả kênh truyền cao hơn như 16APSK, 32APSK. Ngoài ra, nhờ có một
kênh ngược để tương tác giữa phía máy thu và phía máy phát mà có thể áp
dụng được kiểu điều chế mã hóa thích nghi ACM nhằm tối ưu hóa hiệu suất
băng thông và độ tin cậy của đường truyền. Một đặc điểm nổi bật nữa của
DVB-S2 là có thể chấp nhận nhiều kiểu đầu vào khác nhau như MPEG-2,
MPEG-4, IP, HDTV,… dạng gói hoặc liên tục mà không chỉ bó buộc vào mỗi
kiểu đầu vào dòng truyền tải MPEG-2 như trong tiêu chuẩn DVB-S.

Tuy nhiên, việc triển khai DVB-S2 vẫn phải trải qua quá trình tương
thích ngược với hệ thống DVB-S hiện đang được dùng phổ biến với số lượng
lớn các thiết bị thu DVB-S. Quá trình tương thích ngược này sẽ dừng lại khi
mà số lượng đầu thu DVB-S2 là phổ biến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Đỗ Hoàng Tiến, Dương Thanh Phương, Kỹ thuật truyền hình, NXB
Khoa học – Kỹ thuật, 2004.
[2] Nguyễn Kim Sách, Truyền hình số có nén và multimedia, Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật.
[3] Truyền hình qua vệ tinh, Tổng cục Bưu điện dịch, Nhà xuất bản Khoa
học Kỹ thuật Hà Nội, 1997
[4] QCVN 80: 2014/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị thu tín
hiệu truyền hình số vệ tinh DVB-S và DVB-S2 (National technical
regulation on the receiver used in DVB-S and DVB-S2 Digital Satellite
Television System), 5-2014

Tiếng Anh

[5] Alb. Morello, Vic. Mignone, DVBS2 The Second Generation Standard
for Satellite Broad-band Services, Proceedings of the IEEE, Vol. 94, No.
1, January 2006.
[6] A. Morello and V. Mignone, New DVB standard for DSNG - and
contribution satellite links, EBU Technical Review No. 277, Autumn
1998.
[7] Alb. Morello, Vic. Mignone, DVB-S2 ready for lift off.
[8] European Standard (Telecommunications series), EN 300 421 v1.1.2.
[9] ETSI TR 102 376 V1.1.1 (2005-02) Digital Video Broadcasting (DVB),
User guidelines for the second generation system for Broadcasting,
Interactive Services, News Gathering and otherbroadband satellite
applications (DVB-S2).
[10] Alberto Morello, Chairman DVB-S2, Cutting down space segment costs
for interactive services.
[11] Dirk Breynaert, Maximilien d’Oreye de Lantremange, Analysis of the
bandwidth eifficiency of DVB-S2 in a typical data distribution network,
Newtec CCBN2005, Beijing, March 21-23 2005.
[12] ETSI: EN 301 210, DVB: Framing structure, channel coding and
modulation for DSNG and other contribution applications by satellite.

You might also like