You are on page 1of 8

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).

2010

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TẤM TÔN THÉP ĐỊNH HÌNH CỦA


BLUESCOPE STEEL TRONG SÀN LIÊN HỢP THÉP BÊ TÔNG
A STUDY ON THE USE OF THE FORMED STEEL SHEETS BY BLUESCOPE
STEEL FOR STEEL CONCRETE COMPOSITE FLOORS

Phạm Văn Hội Huỳnh Minh Sơn


Trường Đại học Xây dựng Trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu cấu tạo và sự làm việc của tấm thép định hình
trong sàn liên hợp, đặc biệt là vai trò, tác dụng của tấm thép định hình vừa làm côppha vĩnh
cửu vừa làm cốt thép chịu kéo trong sàn liên hợp. Để làm được vai trò đó, đề tài nghiên cứu và
xác định các yêu cầu về tính chất cơ học của vật liệu làm tấm thép định hình trong sàn liên hợp
theo tiêu chuẩn Eurocode 4 (Châu Âu). Tác giả đề xuất lựa chọn tấm tôn định hình của
Bluescope steel được chế tạo ở Việt nam để sử dụng thi công sàn liên hợp. Bài báo giới thiệu
phương pháp tính toán thiết kế tấm tôn thép định hình thuộc loại cấu kiện thép thành mỏng theo
tiêu chuẩn Eurocode 3 (Châu Âu). Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp hoàn thiện quy trình thiết
kế nhằm góp phần thúc đẩy việc ứng dụng sàn liên hợp thép bê tông vào thực tế xây dựng ở
Việt Nam.
ABSTRACT
The article presents the study on the results of a particular structure and action of the
formed steel sheets in composite floors, especially, their role and the use as both permanent
frameworks and tension steel. This article is also concerned with the study and requirement
specification of mechanical characteristics for the materials of formed steel sheets in composite
floors in accordance with the Eurocodes 4 (European standard). The authors have made a
suggestion in choosing Vietnam-made Bluescope formed steel sheets in the construction of
composite floors. Furthermore, this article also presents a method for designing formed steel
sheets as thin wall steel structures conformed to Eurocodes 3 (Euro). The results of this study
can make a contribution to the improvement of the designing process in view of enhancing the
application of composite floors to the construction work in Vietnam.

1. Đặt vấn đề
Sự phát triển của sàn liên hợp thép - bê tông có sử dụng tấm thép dập nguội là
một bước ngoặt về khả năng cạnh tranh trong xây dựng các nhà cao tầng dùng khung
thép. Việc sử dụng tấm thép định hình dập nguội như một ván khuôn vĩnh cửu thì không
mới, song dùng nó như một cốt thép chịu kéo thì chỉ được phát triển một cách đầy đủ
trong những năm gần đây. Tấm thép định hình có vai trò quan trọng góp phần nâng cao
hiệu quả ứng dụng cho sàn liên hợp về nhiều phương diện vật liệu, kết cấu và thi công.
Do là cấu kiện thép thành mỏng, lại phải chịu tải trọng và các tác động ngay từ giai

73
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010

đoạn thi công và sử dụng nên tấm thép định hình cần được tính toán kiểm tra về bền, về
ổn định cục bộ và độ võng. Trong điều kiện chúng ta chưa có tiêu chuẩn về kết cấu liên
hợp cũng như kết cấu thép thành mỏng, cần nghiên cứu chọn tiêu chuẩn phù hợp mới
ứng dụng được trong điều kiện thực tế Việt Nam.
2. Nội dung
2.1. Tổng quan về kết cấu sàn liên hợp thép bê tông
2.1.1. Đặc điểm cấu tạo của sàn liên hợp thép bê tông:
Sàn liên hợp được cấu tạo
gồm các thành phần: Lớp bêtông PhÇn sµn bª t«ng chÞu nÐn
đổ tại chỗ trên tấm thép định hình DÇm phô

và lưới thép. Tấm thép định hình Cèt thÐp


đóng vai trò như cốp pha đáy cho
hệ sàn khi bê tông còn ướt. Khi
bê tông phát triển đạt đến cường
DÇm phô
độ cần thiết, lúc này lớp bê tông
phía trên sẽ làm việc đồng thời Hình 1. Cấu tạo sàn liên hợp thép bê tông

với tấm tôn thép định hình hình thành nên kết cấu sàn liên hợp. Cốt thép sẽ được bố trí
tại những tiết diện cần thiết để chống nứt cho bê tông. Sàn liên hợp có thể được đỡ bởi
hệ dầm bên dưới hoặc được gối lên tường. Tấm thép được bố trí sao cho phương của
sườn tấm thép vuông góc với trục dầm hoặc gối đỡ như Hình 1. Cách bố trí này sẽ phân
phối nội lực tốt nhất giữa các cấu kiện. Liên kết giữa sàn bê tông và tấm thép được giữ
bằng các dạng neo, chốt hay các mấu dập nổi trên bề mặt tấm thép có khả năng chống lại
sự trượt dọc và ngăn ngừa sự tách thớ tại mặt tiếp xúc.
2.2. Ưu nhược điểm của sàn liên hợp thép bê tông
Phát huy sự làm việc liên hợp của tấm thép và bản bê tông hoặc giữa sàn liên
hợp và dầm thép hình. Nhờ đó, giảm được chiều dày sàn và tiết diện dầm thép hình; khả
năng vượt nhịp và độ cứng lớn hơn; biến dạng nhỏ hơn 20-30% so với tiết diện không
liên hợp. Tạo các ô rỗng để bố trí ống kỹ thuật, giảm tiết diện kết cấu sàn và dầm nên
giảm được chiều cao tầng. Khả năng vượt nhịp và bước cột lớn nên không gian linh
hoạt...Cơ động khi thi công, có thể lắp ghép khung thép sẵn sau đó thi công song song
các sàn khác. Sử dụng được các phương pháp thi công hiện đại (lắp ghép; ván khuôn
trượt ...).

Tuy nhiên, sàn liên hợp đòi hỏi chất lượng vật liệu cao; việc tính toán phức tạp
hơn sàn bê tông cốt thép thường do sự làm việc liên hợp và liên kết phức tạp. Đòi hỏi
công nghệ hiện đại nên loại sàn này đạt hiệu quả cao khi kết hợp khung thép, khung liên
hợp nhà cao tầng (>30 tầng); dùng cho sàn có kích thước hai phương chênh lệch nhiều.

74
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010

2.3. Sự làm việc và các trạng thái phá hoại của sàn liên hợp thép bê tông
Sự làm việc
liên hợp xuất hiện khi
sàn bao gồm tấm
thép, cốt thép sàn và
bê tông đã đông cứng ( a ) Liªn kÕt c¬ häc ( c ) Neo ë ®Çu sµn
liên kết tạo thành một
cấu kiện duy nhất. Để
đóng vai trò như cốt
thép trong sàn thì tấm
thép không được có
chuyển vị dọc trục so ( b ) Liªn kÕt b»ng ma s¸t ( d ) Lµm biÕn d¹ng ë ®Çu s−ên tÊm t

với bê tông tức là


Hình 2. Cách tạo liên kết giữa tấm thép và bê tông trong sàn liên hợp
phải có khả năng
truyền lực trượt dọc tại bề mặt tiếp xúc giữa tấm thép và bê tông (gọi là liên kết hoàn
toàn). Ngược lại là liên kết không hoàn toàn. Liên kết có được là nhờ: Liên kết cơ học tạo
ra bằng các cách như: Gia công (dập nổi hoặc chìm) bề mặt tấm thép hoặc tạo các lỗ
nhỏ (kích thước đủ lớn đảm bảo bê tông có thể lấp đầy); Lực ma sát giữa bê tông và tấm
thép phụ thuộc bề mặt tiếp xúc; Neo tại đầu sàn bằng chi tiết liên kết gắn chặt trên tấm
thép (chốt hàn, thép góc hàn, neo...) có khả năng chịu cắt theo phương dọc;
Sàn liên hợp có thể bị phá hoại theo các dạng sau:
- Dạng phá hoại I (Tiết diện 1) Phá hoại do mômen ở giữa nhịp: Xảy ra với sàn
nhịp lớn.
- Dạng phá
hoại II (tiết diện 2
dọc lớn chiều dài
trượt Ls): Phá hoại do
trượt dọc khi đạt khả Hình 3. Các tiết diện phá hoại cuả sàn liên hợp
năng chịu lực giới
hạn của liên kết giữa tấm thép và sàn bê tông
- Dạng phá hoại III (tiết diện 3): Phá hoại do trượt ngang tại các gối dưới tác
dụng lực cắt. Xảy ra khi sàn có nhịp nhỏ nhưng dày và chịu tải trọng
- Sự phá hoại sàn liên hợp có thể xảy ra theo một trong hai trường hợp sau:
Phá hoại dẻo: Biến dạng khi phá hoại lớn, có dấu hiệu phá hoại có thể nhận biết
(vết nứt).
Phá hoại giòn: Biến dạng khi phá hoại nhỏ, xảy ra đột ngột.
Khả năng xảy ra trường hợp nào là tùy thuộc tính chất liên kết giữa thép và bê
tông. Đề tài đề xuất tạo gờ, lỗ và bố trí các neo trên tấm thép để sàn không bị phá
hoại dòn.

75
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010

2.4. Chọn tiêu chuẩn thiết kế sàn liên hợp


European Codes (viết tắt EuroCodes hay EC) là bộ tiêu chuẩn thống nhất chung
cho các quốc gia Châu Âu về kết cấu xây dựng gồm 8 tập trong đó EuroCodes 4 là phần
tiêu chuẩn về kết cấu liên hợp được nghiên cứu xây dựng công phu, hiện đại, kế thừa
các kết quả nghiên cứu của các nước tiên tiến (Anh, Pháp, Đức...). Hiện nay, do Việt
Nam chưa có tiêu chuẩn thiết kế kết cấu liên hợp mà chỉ có tiêu chuẩn kết cấu bê tông
cốt thép (TCXDVN 356:2005) và tiêu chuẩn kết cấu thép (TCXDVN 338:2005), đề tài
đề xuất sử dụng tiêu chuẩn Eurocodes 4 để tính toán sàn liên hợp thép bê tông. Trong
thời gian đến, hệ thống tiêu chuẩn thiết kế nước ta cũng sẽ chuyển dịch theo hướng tiếp
cận hệ thống này.
3. Nghiên cứu lựa chọn tấm thép định hình trong sàn liên hợp
3.1. Sự làm việc và tác dụng của tấm thép định hình
- Vai trò của tấm thép định hình trong sàn liên hợp thép bê tông là rất quan trọng
và đặc biệt: Khi thi công, tấm thép định hình sẽ đóng vai trò của sàn công tác, đỡ các tải
trọng thi công nên cho phép thực hiện các công việc bên dưới. Khi đổ bêtông, tấm thép
định hình có tác dụng như một ván khuôn vĩnh cửu cho bêtông còn ướt (không cần lắp
dựng và tháo lắp); tiết kiệm côppha và thời gian tháo lắp và nhân công. Khi làm việc
liên hợp, tấm thép định hình đóng vai trò như cốt thép lớp dưới của sàn. Do đó, tấm
thép có tác dụng như cốt thép chịu kéo, làm giảm thời gian lắp đặt cốt thép; giảm 30%
lượng bê tông, tiết kiệm vật liệu, giảm trọng lượng bản thân và kết cấu phần trên và
móng.
- Tấm thép định hình có thể bị phá hoại ngay trong giai đoạn thi công về cường
độ hay độ võng quá giới hạn cho phép. Mặt khác tấm thép cũng có thể bị phá hoại khi
cùng làm việc với sàn bê tông trong giai đoạn sử dụng.
3.2. Yêu cầu vật liệu chế tạo sàn liên hợp theo tiêu chuẩn Eurocodes 4
- Chiều dày sàn (h): Từ 10 đến 40
cm và > 8cm. Nếu sàn làm việc liên hợp
với dầm hoặc được sử dụng như vách
cứng, h>9cm và chiều dày cánh (hc)>
50mm. Chiều dày phần bê tông (hc) trên
sườn tôn > 40mm. Nhịp sàn: Từ 2 đến 4
m và đạt tới 7 m khi có thanh chống. Gối
tựa sàn có bề rộng > 75mm với dầm thép
hay dầm bê tông; > 100mm khi là tường
gạch, đá.
Hình 4. Tấm thép định hình trong sàn liên hợp
- Việc lựa chọn vật liệu làm tấm
thép định hình trong sàn liên hợp ở Việt Nam cần chọn các loại tôn thoả mãn các yêu
cầu phù hợp với Tiêu chuẩn Châu Âu EN 10147, cụ thể như sau:

76
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010

+ Về cường độ: Các giá trị tiêu chuẩn của giới hạn đàn hồi của vật liệu thép
(fyp) từ 220 đến 350 N/ mm2; giới hạn chảy > 220 N/mm2. Bề dày tấm thép không nhỏ
hơn 0,75mm. Phải tuân theo tính chất đàn hồi dẻo với môđun đàn hồi Ea = 210 kN/
mm2.
+ Về chống ăn mòn và phòng gỉ: Mỗi mặt cần được bảo vệ chống ăn mòn bởi
một lớp kẽm dầy khoảng 0,02 mm (mạ kẽm nóng); có thể sơn thêm lớp bổ sung sau mạ
kẽm.
- Dựa trên yêu cầu trên trong điều kiện Việt Nam, đề tài đề xuất sử dụng tấm tôn
định hình của Bluescope steel (Công ty hàng đầu của Úc về thép thành mỏng tại Việt
Nam) làm tấm thép định hình trong sàn
liên hợp. Loại tôn này thoả mãn các
tính chất cơ lý và hình học nêu trên
như: Giới hạn đàn hồi của tôn sóng là
300 N/mm2. Bề dày từ 0,75 đến 1,5
mm. Mặt cắt dày 40 đến 80 mm. Tôn
sóng được mạ kẽm hai mặt nên chống
gỉ và chống ăn mòn khá hiệu quả. Tấm
tôn có thể được bố trí theo hai phương:
+ Phương của sườn vuông góc
với dầm phụ là cách bố trí cho phép
phân bố nội lực tốt nhất giữa các cấu Hình 5. Tấm tôn định hình của Bluescope steel
kiện và có độ cứng tổng thể lớn nhất;
+ Phương của sườn song song với dầm phụ. Cách này không có lợi vì sự chịu
lực của dầm phụ và sàn sẽ chồng chéo nhau trong khi độ cứng lại nhỏ.
4. Tính toán thiết kế tấm tôn sóng trong sàn liên hợp thép bê tông
4.1. Tính toán bề rộng hiệu dụng tấm tôn theo tiêu chuẩn Eurocode 3 (Châu Âu)
- Vì tấm tôn có chiều dày mỏng nên
làm việc như cấu kiện thành mỏng trong đó
vấn đề mất ổn định cục bộ của tiết diện chịu
nén cần được xem xét đến. Khi chịu nén, sử
dụng khái niệm "bề rộng hiệu dụng" nghĩa
là chỉ có một phần tiết diện hiệu dụng tham
gia chịu nén với ứng suất phân bố đều so
với toàn bộ tiết diện thô. Khi tính toán, chia Hình 6. Bề rộng hiệu dụng phần tử phẳng
tấm tôn sóng thành nhiều phần tử để tính bề
rộng hiệu quả theo công thức: beff =ρ.bpi
(ρ: Hệ số giảm bề rộng được tính theo Eurocode 3) đối với các phần tử tôn sóng thành
mỏng chịu nén. Với những phần tử tôn sóng chịu kéo, toàn bộ bề rộng là hiệu dụng.

77
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010

nếu λ pd > 0,673 (1)
− − bp σ com
λ pd : Độ mảnh tiết diện dưới tác dụng của σcom: λ pd = 1,052 (2)
t Ekσ

− − bp fy
λ pu : Độ mảnh cho phép ứng với giới hạn chảy fy: λ pu = 1,052 (3)
t Ekσ
σcom = σc .γa; (σc: Ứng suất nén hiệu dụng. Lần đầu tính với toàn bộ tiết diện,
sau đó tính lặp cho đến khi tìm được tiết diện hiệu dụng). kσ: Hệ số ổn định = 4,0.
(1) là sự phát triển của công thức Winter và áp dụng cho tôn sóng. ρ<1 và ρ=1

chỉ khi λ pd ≤ 0,673 (toàn bộ là hiệu dụng). Kết quả tính được tiết diện hiệu dụng của
tấm tôn sóng bằng tổng của các tiết diện hiệu dụng thành phần. Mômen quán tính hiệu
dụng là tổng các mômen quán tính thành phần của từng phần tử thành mỏng của tấm tôn
sóng.
4.2. Trình tự tính toán kiểm tra tấm tôn sóng của Bluescope steel theo tiêu chuẩn
Eurocode: Tấm tôn phải chịu tải trọng trong quá trình thi công và trọng lượng bê
tông ướt
Bước 1: Xác định tải trọng trong giai đoạn thi công: bao gồm:
- Trọng lượng bê tông ướt và tấm tôn;
- Trọng lượng công nhân và trọng lượng thiết bị đổ bê tông có kể đến sự va
chạm hoặc sự rung động trong quá trình thi công;
- Tải trọng do vật liệu lưu trữ tạm thời: Phải kể đến vào tải trọng thi công trước
khi bê tông đạt đến cường độ.
- Tải trọng phụ thêm của bê tông do tấm tôn bị võng: Phải kể đến khi kiểm tra
tấm tôn và sàn liên hợp (tăng chiều dày bê tông để bù lại độ võng tôn)
(b) (a) (c) (b) (b) (a) (c) (b)

3000 3000

M«men ë gi÷a nhÞp M«men trªn gèi tùa

(a) T¶i träng thi c«ng 1,5 kN / m2


2
(b) T¶i träng thi c«ng 0,75 kN / m
(c) Träng l−îng b¶n th©n
a) Để có mô men âm nguy hiểm nhất b) Để có mô men dương nguy hiểm nhất
Hình 7. Sơ đồ chất tải lên tấm tôn sàn liên hợp trong giai đoạn thi công

78
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010

Bước 2: Xác định nội lực: Áp dụng phương pháp phân tích đàn hồi tuyến tính.
Vì tấm tôn sóng là cấu kiện thành mỏng (tiết diện loại 4) bị mất ổn định cục bộ ngay
trong giai đoạn làm việc đàn hồi. Nội lực tại các tiết diện có thể được xác định khi xem
độ cứng tiết diện không đổi dọc theo chiều dài tấm tôn; bỏ qua sự thay đổi độ cứng do
mất ổn định cục bộ thành của tấm tôn tại những vùng chịu nén. Mômen quán tính do đó
sẽ được tính với toàn bộ tiết diện ngang của tấm tôn.
Bước 3: Tính toán kiểm tra tấm tôn theo trạng thái giới hạn (TTGH):
Trong quá trình thi công, khi bêtông còn ướt thì tấm tôn thép làm việc như cốp
pha cho hệ sàn. Tính toán tấm tôn cần để ý đến tác dụng của các thanh chống sàn tạm
thời (nếu có). Ngoài ra, cần kể đến tác dụng của các gờ đến khả năng chịu lực và đặc
trưng tiết diện ngang của tấm tôn. Tấm tôn thép định hình được kiểm tra tính toán trong
giai đoạn thi công, khi mà bêtông còn ướt và chưa đạt cường độ yêu cầu. Việc tính toán
kiểm tra được tiến hành theo Eurocode 3 về cường độ, độ võng để có thể sử dụng biện
pháp thi công không cần cột chống. Khi sàn nhịp lớn, sử dụng biện pháp chống tạm đảm
bảo khả năng chịu lực, cũng như hạn chế độ võng của sàn trong giai đoạn thi công.
a. Tính toán kiểm tra tôn sóng khi thi công theo TTGH về cường độ
Kiểm tra mômen trong tấm tôn không vượt quá mômen giới hạn về cường độ:
Weff
M Rd = f yp (3.11)
γ ap
b. Tính toán kiểm tra tôn sóng khi thi công theo TTGH về sử dụng:
Việc tính toán độ võng tấm tôn sóng được thực hiện bằng cách lấy mômen quán
tính dụng của tiết diện hiệu dụng. Độ võng tấm tôn chịu tải trọng phân bố đều chất cách
nhịp được tính theo công thức:
5 1
δ =k p.L4 (3.12)
384 EI eff
L : Nhịp của tôn bằng khoảng cách giữa các gối.
k : Hệ số phụ thuộc sơ đồ chịu tải của sàn.

Khi tính toán theo trạng thái giới hạn về sử dụng, độ võng của tôn dưới trọng
lượng bản thân tôn cộng với trọng lượng bê tông ướt (trừ tải trọng thi công) phải nhỏ
hơn hoặc bằng L/180 hoặc 20mm. Nếu độ võng lớn hơn L/250 hoặc 20mm thì phải tính
đến hiệu ứng tăng chiều dày bê tông khi tính toán tấm tôn thép. Độ võng sẽ giảm nhiều
nếu dùng các thanh chống tạm thời (được coi như các gối tựa).
5. Kết luận

1. Vai trò của tấm thép định hình trong sàn liên hợp thép bê tông là rất quan
trọng và có ý nghĩa cả về kết cấu và thi công, góp phần nâng cao hiệu quả và tính cạnh
tranh của sàn liên hợp thép bê tông. Đề xuất lựa chọn sử dụng tấm tôn sóng định hình

79
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010

của Bluescope steel (có những đặc trưng cơ học cần thiết đã được kiểm chứng sau khi
quy đổi tương đương giữa tiêu chuẩn TCXDVN 356:2005 (Việt Nam) với tiêu chuẩn
Eurocodes 4 (Châu Âu)) làm tấm thép định hình cho kết cấu sàn liên hợp áp dụng tại
Việt Nam.

2. Sự làm việc liên hợp giữa tấm tôn sóng định hình và bản bê tông là rất phức
tạp cần được tính toán và cấu tạo hợp lý đảm bảo mỗi liên kết chặt chẽ giữa chúng để
sàn làm việc như một thể thống nhất. Đề xuất sử dụng biện pháp neo ở đầu sàn bằng các
liên kết chốt hàn khi thi công tấm tôn sóng.
3. Việc tính toán tấm tôn sóng có thể sử dụng tiêu chuẩn Eurocode 3 (Châu Âu)
tuân theo các nguyên tắc của cấu kiện thép thành mỏng. Các đặc trưng hình học của tấm
tôn sóng cần được tính toán dựa trên bề rộng hiệu dụng bằng phương pháp tính lặp theo
ứng suất làm việc của tấm tôn sóng.

4. Thiết lập quy trình tính toán kiểm tra tấm tôn sóng theo trạng thái giới hạn
bao gồm cả giai đoạn thi công cũng như khi sử dụng theo điều kiện cường độ và độ
võng. Kết quả cho thấy tấm tôn sóng của Bluescope steel có đủ tính chất cơ học và đặc
trưng hình học cần thiết để làm tấm thép định hình trong sàn liên hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Văn Hội, Kết cấu liên hợp thép bê tông. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội - 2005.
[2] Huỳnh Minh Sơn, Nghiên cứu công nghệ sàn liên hợp thép bê tông ứng dụng trong
các công trình nhà cao tầng ở đô thị - Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ
cấp Bộ, mã số B2008-ĐN-06-04, 2009
[3] TCXDVN 356: 2005 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
[4] Eurocode 3: Design of steel structures, Part 1-1: General rules and rules for
buildings, 2004
[5] Eurocode 4: Design of composite steel and concrete structures.
[6] Đoàn Định Kiến, Thiết kế kết cấu thép thành mỏng tạo hình nguội, Nhà xuất bản
Xây dựng, 2005.
[7] Hancock, Gregory, Desigh of cold-formed Steel structures to Australian/New
Zealand Standard AS/NZS:4600), Australian Institute of Steel Construction 1998.

80

You might also like