You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐỒ ÁN NHẬP MÔN

TỔNG QUAN VỀ DUNG DỊCH BOOC-DO


PHÒNG TRỪ NẤM

PHẠM KHÁNH LINH


Linh.pk190929@sis.hust.edu.vn

Ngành Kỹ thuật hóa học


Chuyên ngành hóa dược

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Thị Phương Anh

Bộ môn: Nhập môn Hóa học


Viện: Kỹ thuật Hóa học
Lời cảm ơn
Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô hướng dẫn em trong quá trình làm đồ án. Nhờ có
sự giúp đỡ của thầy cô mà em đã hoàn thành đồ án lần này một cách tốt nhất. Thông
qua việc làm đồ án nhập môn bọn em có thêm được các kỹ năng cơ bản như tra cứu
tài liệu tổng hợp thông tin, các kỹ năng làm việc nhóm. Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THUỐC PHÒNG TRỪ NẤM


1.1 Tổng quan về nấm bệnh
1.2 Phân loại và tác dụng
1.3 Độ độc
1.4 Một số sản phẩm trên thị trường
1.4.1 Thuốc trừ nấm Mataxyl (dạng nhũ dầu)
1.4.2 Thuốc trừ nấm Zineb (dạng bột thâm nước)
1.4.3 Thuốc trừ nấm Carbendazim (dạng huyền phù)
1.4.4 Thuốc trừ nấm Kitazin (dạng hạt)
1.4.5 Thuốc trừ nấm Agri-Fos (dạng lỏng)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ DUNG DỊCH BOOCDO


2.1 Thành phần hóa học
2.2 Tính chất cơ lý
2.3 Tác dụng
2.4 Một số sản phẩm trên thị trường
2.5 Các phương pháp sản xuất
2.5.1 Phương pháp 1
2.5.2 Phương pháp 2
2.5.3 Phương pháp 3
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của thuốc
2.7 Các chỉ tiêu hóa lý để kiểm tra chất lượng thuốc
2.8 Sơ đồ khối quá trình sản xuất
CHƯƠNG 3: QUY ĐỊNH, TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI SẢN XUẤT THUỐC
BVTV
3.1 Yêu cầu về bao bì và nhãn mác của thuốc BVTV
3.2 Quy trình đưa thuốc BVTV ra thị trường
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THUỐC PHÒNG TRỪ NẤM

1.1 Tổng quan về nấm bệnh


a. Đặc điểm của nấm gây bệnh

Nấm có cơ quan sinh trưởng dạng sợi, phân nhánh. Một tập hợp nhiều sợi nấm sinh
trưởng tạo thành tản nấm là thể dinh dưỡng của nấm. Sợi nấm không có màng ngăn
gọi là sợi đơn bào và sợi nấm có nhiều màng ngăn gọi là sợi đa bào. Chiều rộng của
sợi nấm biến động trong khoảng 0,5-100 µm, phần lớn từ 5-20 µm, chiều dài thay
đổi tùy theo các loại nấm và điều kiện dinh dưỡng. Nấm có thể sợi không màu hoặc
có màu khác nhau.
Nấm gây bệnh có thể tồn tại trong đất trong thời gian rất dài kể cả trong điều kiện
không có cây ký chủ. Chúng bảo tồn bằng các sợi nấm, hạch nấm, hậu bào tử, bào tử
trứng và những bào tử có vách dày ở trong đất và trên tàn dư cây trồng. Nấm xâm
nhiễm, gây hại cây trồng làm cho rễ và các tế bào mạch dẫn của cây không còn khả
năng hút nước và chất dinh dưỡng từ giá thể. Vì vậy mà các triệu chứng của bệnh
nấm gây ra thường rất giống nhau, đều gây héo vàng, còi cọc và chết cây.
Nhiệt độ thích hợp nhất để nấm phát triển là 25 - 28oC, nhiệt độ thấp nhất là 5 -
10oC, cao nhất là 35oC, nếu nhiệt độ vượt quá ngưỡng đó thì nấm bị tiêu diệt. Độ pH
thích hợp nhất cho nấm là 6 - 6,5. Điều kiện lạnh khô thích hợp cho nấm bảo tồn
hơn là điều kiện nóng ẩm.

b. Các phương thức để nấm bệnh xâm nhập vào cây


- Lây bệnh vào thân cây: Gồm các nấm hoặc vi khuẩn gây héo cây.
- Lây bệnh lên lá (trong điều kiện để ẩm): Gồm các nấm như Septoria,
Colletotrichum.
- Lây bệnh vào đất theo dạng hỗn hợp: Gồm các nấm như Pythium,
Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia.
- Lây bệnh vào đất theo dạng lớp mỏng: Gồm các nấm như Sclerotium,
Rhizoctonia.
- Dịch bào tử (có hoặc không gây vết thương cơ giới): Gồm héo vi khuẩn
và nấm Fusarium.

c. Một số bệnh do nấm đất gây ra trên cây trồng

 Chết cây con, thối rễ: do nấm Pythium speciesa; P.phanidermatuma;


P.myriotiluma, P.spinosuma (bào tử tồn tại trong đất); du động bào tử lan truyền
qua nước trong đất và nước mưa hoặc nước tưới.

Hình 1. Triệu chứng gây hại do nấm Pythium sp. trên cây đậu phộng (a), cây ngô
(b) và bào tử nấm Pythium sp. (c)

 Nhiều bệnh ở rễ, thân, lá và quả của cây trồng lâu năm: do nấm Phytophthora
palmivora (Bào tử hậu, sợi nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh và có thể cả bào tử
trứng trong đất); du động bào tử lan truyền qua nước trong đất và nước mưa
hoặc nước tưới.

Hình 2. Triệu chứng gây hại do nấm Phytophthora palmivora gây ra trên trái ớt (a),
cây cà chua (b) và bào tử nấm Phytophthora palmivora (c)
 Thối gốc (héo nhanh) hồ tiêu, thối rễ ớt: do nấm Phytophthora capsicia (bào tử
hậu, sợi nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh trên ruộng và có thể cả bào tử trứng
trong đất); du động bào tử lan truyền qua nước trong đất và nước mưa hoặc
nước tưới.
 Thối nõn dứa: do nấm Phytophthora nicotianaea (bào tử hậu, sợi nấm tồn tại
trong tàn dư cây bệnh và có thể cả bào tử trứng trong đất); bào tử hậu trong đất,
du động bào tử lan truyền qua nước trong đất và nước mưa hoặc nước tưới.
 Héo Fusarium: do nấm Fusarium oxysporum, Fusarium sp. (bào tử hậu tồn tại
trong đất, xâm nhiễm cả rễ cây không phải là ký chủ); khi cây bị bệnh, toàn bộ
mạch dẫn hóa nâu, không còn chức năng dẫn dinh dưỡng và nước trong cơ thể
cây trồng.

Hình 3. Triệu chứng gây hại do nấm Fusarium sp. gây ra trên cây đậu phộng (a) (b)
và cây bắp (c)

 Thối thân và quả: do nấm Sclerotinia sclerotiorum (hạch nấm lớn, màu đen
tồn tại trong đất).

Hình 4. Triệu chứng gây hại do nấm Sclerotinia sclerotiorum gây ra trên cây cải
bông (a) và cây đậu côve (b)
 Thối gốc thân: do nấm Sclerotium rolfsii (hạch nấm tròn, nhỏ, màu nâu tồn
tại trong đất).

Hình 5. Triệu chứng gây hại do nấm Sclerotium sp.

 Chết cây con, thối rễ và thân: do nấm Rhizoctonia sp. (hạch nấm hoặc sợi
nấm điển hình trên tàn dư cây bệnh tồn tại trong đất).

Hình 6. Triệu chứng gây hại do nấm Rhizoctonia sp

Nấm là tác nhân của nhiều bệnh gây thiệt hại lớn cho cây trồng và thường khó
phòng trị nếu không có biện pháp quản lý nguồn giống và môi trường đất trồng ngay
từ giai đoạn đầu.

d. Phòng trừ nấm bệnh bằng hai cách


- Cải tạo đất trồng và môi trường sống của cây
- Sử dụng thuốc có hoạt tính phòng nấm hoặc trị nấm
1.2 Phân loại và tác dụng
- Thuốc trừ nấm bệnh trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chủ yếu dưới dạng
tiếp xúc bề mặt, tác động trước khi nhiễm bệnh hoặc sau khi nhiễm bệnh.
- Thuốc trừ nấm thường được dùng để phun lên lá phòng trừ các bệnh ở lá và quả,
là một trong ba phương pháp chính để kiểm soát dịch hại - trong trường hợp này
là kiểm soát. Nó là các loại hợp chất hóa học được sử dụng để ngăn chặn sự phát
triển của các loại nấm - nguyên nhân gây ra các vụ thất bát đối với các loại cây
trồng.
- Gồm hai loại : loại tiếp xúc và hấp thụ .
 Loại tiếp xúc (phòng nấm): giết chết nấm khi được phun lên bề mặt bị nhiễm
nấm, không có tác dụng khi nấm bệnh đã xâm nhiễm vào trong cây trồng, vì
thế không cho hiệu quả như ý muốn nếu khi bệnh đã phát.
Thuốc phòng nấm thường không mang tính chọn lọc cao đối với từng loại
nám bệnh mà có hiệu quả phòng ngừa phổ rộng trên nhiều loại mầm bệnh, do
vậy cũng hiếm khi có nòi nấm kháng có thể xuất hiện.
Các loại thuốc tiêu biểu trên thị trường: Manoze 80 WP, Rodomil Gold,
Chlorothalonil; Mancozeb; Propineb...

Hình 1. Một số loại thuốc tiếp xúc

 Loại hấp thụ ( diệt nấm ) : tác động lên mầm bệnh ngay cả khi chúng đã xâm
nhiễm và gây bệnh trên các mô của cây trồng và có hiệu quả chữa bệnh. Vì
thế, các thuốc thuộc loài này ức chế không cho bệnh tiếp tục phát triển.
Các thuốc diệt nấm đều cơ chế tác động dạng nội hấp. Do hiệu lực của thuốc
có thể xác định bởi tác động của chọn lọc trên mặt trao đổi chất của mỗi loại
mầm bệnh nhất định nên có thể giảm liều lượng thuốc đáng kể. Các thuốc
này thường chỉ có hiệu lực cao đối với một loại bệnh cụ thể. Ngoài ra do tính
chọn lọc của thuốc nên cũng dễ làm nảy sinh các nòi nấm kháng nếu sử dụng
một loại thuốc liên tục trong khoảng thời gian dài.
Các sản phẩm tiêu biểu trên thị trường: chlorophenols, isothiazolinone, muối
amoni bậc bốn,…

Hình 2. Một số loại thuốc hấp thụ

1.3 Độ độc
- Thuốc diệt nấm có thể gián tiếp có hại cho sức khỏe con người do các loại lương
thực rau quả thu được từ các loại cây trồng được con người sử dụng và nó có thể
gây ra dị ứng cũng như nhiều triệu chứng khác như đau dầu, tiêu chảy, các tổn
hại cho các cơ quan cũng như gây ra dị ứng cũng như gay ra các rối loạn nghiêm
trọng và các loại bệnh tật liên quan tới hệ thần kinh. Nó cũng gây nguy hiểm cho
hệ sinh thái do nó có thể thoát đi và gây ô nhiễm môi trường nước và đát cũng
như tích lũy sinh học và làm gia tăng độc tính đối với các cơ thể sống trong hệ
sinh thái.
- Thuốc tương đối ít độc với người gia súc gia cầm nhưng rất độc với cá nên tuyệt
đối không phun thuốc xuống ruộng nuôi cá.
- Độ độc phụ thuộc vào nồng độ của thuốc nồng độ càng cao càng độc.
1.4 Một số sản phẩm trên thị trường
1.4.1 Thuốc trừ nấm MATAXYL (dạng nhũ dầu)
- Nhũ tương: là một hệ phân tán cao của hai hay nhiều chất lỏng không tan
hoặc ít tan vào nhau, một trong hai có mặt dưới dạng những giọt nhỏ của pha
bị phân tán, pha còn lại dưới dạng liên tục.
- Nhũ tương đậm đặc - EC (Nhũ dầu): là những hệ phân tán lỏng có chứa một
lượng lớn hạt phân tán, đến 74% thể tích. Kích thước các hạt tương đối lớn
0.1 - 1 µm và lớn hơn.

Hình 1.4.1
- Tên gọi: methyl N-(methoxyacetyl)-N-(2,6-xylyl)-DL-alaninate
- Công thức cấu tạo:
- Thành phần: - Metalaxyl..............500 g/kg
- Phụ gia..................500 g/kg
- Uu điểm:
 Dễ sản xuất
 Dễ di chuyển, pha trộn
 Dùng cho các hoạt chất không tan trong nước, độ nóng chảy thấp
 Hiệu lực cao
- Nhược điểm:
 Chi phí đóng gói và chuyên chở cao
 Không bền, dễ bị tách lớp
 Dễ bị đông lạnh
 Có thể ăn mòn kim loại, chất dẻo
 Độc
- Phương pháp gia công nhũ dầu:
Chất nhũ Pha dầu Pha Hoạt Chất hoạt Dung
hóa nước chất hóa môi

Pha liên tục Pha phân tán

Năng lượng cơ giới


Máy khuấy đảo

Nhũ dầu Thuốc ở thể lỏng, trong suốt.

- Giải thích các thành phần sơ đồ:


 Chất nhũ hóa (chất trung gian) : là chất hoạt động bề mặt, quyết định hình
thành nhũ tương ở giai đoạn bào chế và giúp ổn định chúng ở giai đoạn
bảo quản, chất nhũ hóa hòa tan trong dầu, mỡ, sáp sẽ tạo ra kiểu nhũ dầu.
Ví dụ: natri photphat, natri stearoyl lactylate, lecithin, ổn định Pickering
và DATEM (ester diacetyl tartaric của monoglyceride).
 Dung môi: chủ yếu là các dung môi hữu cơ không phần cực, là chất hóa
học dùng để hòa tan một chất tan rắn, lỏng, hoặc khí khác, tạo thành một
thể đồng nhất ở một nhiệt độ quy định.
Ví dụ (Dung môi không phân cực): Pentan, Clyclopentan, Hexan,
Clyclohexan, Benzen, Toluen, 1,4 - Dioxan, Chloroform, Diethyl ether.
 Hoạt chất: ở đây là Metalaxyl, là thành phần chủ yếu trong thuốc có tác
dụng tiêu diệt dịch hại.
 Chất hoạt hóa bề mặt: đó là một chất làm ướt có tác dụng làm giảm sức
căng bề mặt tại bề mặt tiếp xúc của hai chất lỏng.
Ví dụ: Chất hoạt hóa ion, Chất hoạt hóa phi ion, Chất hoạt hóa lưỡng
cực.
- Chỉ tiêu kiểm tra chất lượng: Sản phẩm sau khi pha loãng với nước cứng
chuẩn ở 30 oC ± 2 oC ( theo nồng độ phun của sản phẩm), phải phù hợp với
quy định trong Bảng 1.4.1:

Bảng 1.4.1 - Yêu cầu về độ bền nhũ tương

Chỉ tiêu Yêu cầu

Độ tự nhũ ban đầu Hoàn toàn

Độ bền nhũ tương sau khi pha mẫu 0,5 h:

– thể tích lớp kem, không lớn hơn 2 ml

Độ bền nhũ tương sau khi pha mẫu 2 h:

– thể tích lớp kem, không lớn hơn 4 ml

Độ tái nhũ sau khi pha mẫu 24 h a)


Hoàn toàn

Độ bền nhũ tương cuối cùng sau khi pha mẫu 24,5h *

– thể tích lớp kem, không lớn hơn 4 ml

*Chỉ xác định khi có nghi ngờ kết quả xác định độ bền nhũ tương sau khi pha mẫu 0.5h.

1.4.2 Thuốc trừ nấm Zineb (dạng bột thấm nước)


- Bột hòa nước: Dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phủ.
Hình 1.4.2
- Thuốc trừ bệnh Vizines 80WP là hỗn hợp của 2 chất Zineb và lưu huỳnh theo tỷ lệ
1:1. Bản thân Zineb là thuốc trừ bệnh thuộc dãy etylen-bis-ditiocarbamit ít độc với
cây và môi trường, nhưng tương đối độc với người (ADI với người là 0,05mg/kg).
- Công thức phân tử: ( C4H6N2S4Zn)x
- Công thức cấu tạo: S S
|| ||
[-S-C-NH-CH2-CH2-NH-C-S-Zn-]x
- Quy trình gia công Zineb:
 Hỗn hợp trực tiếp và gia công hai chất trên thành dạng sản phẩm WP gặp
nhiều khó khăn trong điều kiện Việt Nam, đặc biệt đối với nguyên liệu lưu
huỳnh nguyên tố vì để đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm, các hạt phải được
nghiền mịn <40 micromet, phân tán tốt, tỷ suất lơ lửng huyền phù cao, độ ẩm
<10%.
 Để khắc phục khó khăn trên, phải gia công riêng lưu huỳnh thành dạng S
80WP trước, sau đó mới tiến hành hỗn hợp theo tỷ lệ tính toán với Zineb
80WP. Việc gia công lưu huỳnh 80WP riêng đơn giản hơn nhiều và có thể
thực hiện dễ dàng ở quy mô lớn. Sau khi trộn đều, không cần phải sấy, sản
phẩm vẫn đảm bảo độ ẩm cho phép. Lưu ý rằng, lưu huỳnh khi sấy sẽ bị mềm
ra và vón cục lại.
- Sơ đồ dây chuyền công nghệ gia công thuốc trừ bệnh VizineS 80WP:

- Sản phẩm gia công đạt các chỉ tiêu chất lượng theo yêu cầu trong Bảng 1.4.2:
Bảng 1.4.2

STT Tên chỉ tiêu Yêu cầu Sản phẩm

1 Trạng thái bề ngoài Bột đồng đều, Bột đồng đều,


màu vàng sáng màu vàng sáng
2 Hàm lượng hoạt chất (%)
- Zineb 40 40
- Lưu huỳnh 40 40
3 Lượng chất còn lại trên rây 75
micromet (ướt) không lớn hơn 5 3
(%)

4 Độ pH dung dịch huyền phù


1% 7 6-7
5 Độ ẩm không quá (%) 5 2

6 Tỷ suất lơ lửng (%) >= 50% 50%

1.4.3. Thuốc trừ nấm Carbendazim (dạng huyền phù)

Hình 1.4.3
- Thuốc dạng huyền phù: là loại thuốc dạng lỏng, sánh. Thường có màu trắng đục
hoặc tùy từng loại thuốc, ở trong bao bì thuốc dễ bị lắng, nên cần lắc cho hòa đều
trước khi rót đong thuốc.
- Loại thuốc này có hoạt chất ở thể rắn, được hòa tan trong các phụ gia ở thể lỏng.
Khi hòa với nước để phun lên cây sẽ tạo thành một huyền phù, trong đó các hạt
rất mịn lơ lửng đều trong nước.
- Công thức phân tử: C9H9N3O2

- Công thức cấu tạo:


- Carbendazim là một triazine liên hợp với vòng Benzen và nhóm carbamat, nó ức
chế sự phát triển của nhiều loại nấm, có khả năng phòng, chữa trị nhiều bệnh
nấm khác nhau trên nhiều loại cây trồng (ngũ cốc, rau màu, cây ăn quả, cây cảnh,
cây công nghiệp…) ở nhiều nước trên thế giới.
-
- Tính chất: Hoạt chất có nhiệt độ nóng chảy cao (305oC) và tan rất ít trong nước,
nên it ảnh hưởng tới môi trường.
- Cơ chế tác động: Carbendazim thông qua quá trình ức chế quá trình phân bào
giảm nhiễm trong tế bào sợi nấm mà ảnh hưởng đến sự phát triển của sợi nấm.
- Quy trình công nghệ gia công:
Hoạt chất
Chất hoạt động bề mặt
Nước , phụ gia

Cân Bụi, mùi

Khuấy trộn Bụi, mùi, nước thải

Ồn, nước thải Nghiền

Kiểm tra

Đạt

xangthangum Phối trộn Mùi ,nước thaỉ

Không đạt
Kiểm tra

Đạt

Bán thành phần

Mùi, nước thải, bao Không đạt


Sang chai ,đóng gói
bì hư
Đạt

Thành phần

Lưu kho
- Giải thích các thành phần sơ dồ:
 Hoạt chất: Carbendazaim
 Chất hoạt động bề mặt: là một chất làm ướt có tác dụng làm giảm sức căng bề
mặt của một chất lỏng.
 Phụ gia: Chất nhũ hóa Ethoproxylated Tristylphenol, chất ổn định không gian
Propylenglycol, phụ gia đặc biệt, có nhiều tác dụng trong thuốc nâng cao hiệu
quả cho việc phun, trừ.

1.4.4 Thuốc trừ nấm Kitazin (dạng hạt)

Hình 1.4.4
- Thành phần của Kitazin 10% dạng hạt gồm có: Isopropylbenzylphotphat (IBP)
kỹ thuật, cát và chất mang.
- Tên hoá học: 0,0 - diisopropyl-S-benzyl thiophotphat.
- Công thức phân tử: C13H21O3P5

- Công thức cấu tạo:


- Phương pháp gia công:

- Các chỉ tiêu hoá lý của Kitazin 10% dạng hạt phải đạt mức và yêu cầu qui định
trong Bảng 1.4.4:
Bảng 1.4.4

Tên chỉ tiêu Mức và yêu cầu

1. Hàm lượng 0,0-diisopropyl-S-benzyl - thiophotphat 10 ± 0,5


(IBP)
nguyên chất), tính bằng %
2. Tỷ lệ hạt từ 0,4mm đến 1,6mm, tính bằng % không nhỏ 90
hơn
3. Lượng thuốc khô chảy qua phễu đường kính 5mm, tính 95
bằng %
không nhỏ hơn
4. Độ rã hoàn toàn trong nước, tính bằng phút không lớn 20
hơn
5. pH của dung dịch 5% trong nước cất 8 - 11

1.4.5 Thuốc trừ nấm Agri-Fos 400 (dạng lỏng)


Hình 1.4.5
- Tác dụng:
 Agri-Fos 400 trực tiếp ngăn chặn sự hình thành bào tử của nấm
Phytophthora, Pythium, vi khuẩn Erwinia, Veturia... khoanh vùng nhiễm
bệnh không cho vết loét lây lan, làm lành vết bệnh do tạo ra Ethylen và
enzym lytase phân hủy tế bào chết.
 Agri-Fos 400 gồm 400g/l momo-potassium phosphonate và di-potassium
phosphonate được tổng hợp từ acid phosphorous và phụ gia tạo thành dạng
Phosphite PO3 có tác dụng trị bệnh, rất linh động nên dể dàng được hấp thu
khi phun qua lá, rễ, tiêm thân, ngâm hom, nhúng cây con, quét vào vết
thương..., lưu dẫn mạnh hai chiều trong xylem và phloem đến các bộ phân
trong cây, hoàn toàn không độc hại, an toàn cho người, không gây hại vi sinh
vật có lợi, không có thời gian cách ly sau thu hoạch.
 Agri-Fos 400 không bị kháng thuốc, giúp cây mạnh khỏe, phục hồi bền vững,
tăng năng suất, chất lượng mẫu mã...
 Phosphite trong Agri-Fos 400 khác biệt hoàn toàn với phân bón phosphat vì
Phosphite có công thức phân tử là PO3 còn phân bón phosphat có công thức
phân tử là PO4. Phân phosphate PO4 không linh động và không có tác dụng
trị bệnh.
- Thành phần hóa học: Hỗn hợp 2 muối: KH2PO3 (Mono-potassium phosphonate)
và K2HPO3 (Di-potassium phosphonate).
- Cơ chế: Khi thuốc được hấp thụ sẽ phân ly thành các loại ion K+ và HPO3- lưu
dẫn 2 chiều trong cây.
 K+ : đóng vai trò như một chất bôi trơn làm gia tăng hoạt động quang hợp, hô
hấp, hoạt hóa nhiều enzym giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất trong cây.
 HPO3- : có 2 vai tác động chính:
Kích hoạt các thụ thể trên màng nguyên sinh để nhận biết các phân tử của
mầm bệnh.
Đi vào trong nhân tế bào và khởi động các gen sinh tổng hợp các chất đề
kháng cho cây như Phytoalexins, PR-protein cũng như các chất làm dày vách
tế bào Polysaccharides.
HPO3- sau khi làm xong nhiệm vụ kích kháng chủ động cho cây, sẽ tham gia
vào quá trình tổng hợp ATP cung cấp năng lượng cho hoạt động trao đổi chất
của cây. Còn K+ làm tăng độ chống chịu của cây cũng như làm tăng độ ngọt,
năng suất và màu sắc của nông sản.
 Sự tăng cường 2 chất P và K của thuốc AGRI-FOS 400 giúp cân bằng được
lượng Đạm (N) dư thừa trong cây.
 Sự kết hợp giữa K+ và HPO3- còn dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất các
chất đề kháng cũng như gia tăng sức chống chịu của cây trồng diễn ra nhanh
chóng và hiệu quả. Hệ quả theo sau là cây cho năng suất và chất lượng sản
phẩm cao hơn nhờ hoạt động trao đổi chất mạnh này.
Như vậy, các thành phần trong thuốc AGRI-FOS 400 đã được cây sử dụng triệt để
cho nhu cầu phòng trị bệnh và tăng cao năng suất chất lượng của nông sản. Do đó,
thuốc AGRI-FOS 400 không để lại tồn dư độc hại nào trong cây trồng.
- Sơ đồ cơ chế hoạt động của thuốc:
KH2PO4 +
K2HPO4

HPO3- H+

-• Kích hoạt các thụ


• Kích hoạt các thụ thể
-chất bôi trơn
thể trên màng
trên màng nguyên sinh
nguyên sinh để nhận để nhận biết các phân
-gia tăng hoạt
biết các phân tử của tử của mầm bệnh; động quang hợp,
mầm bệnh; hô hấp

- Thành phần: Gồm 400g/lít acid phosphonic, hỗn hợp mono-potassium


phosphonate và di-potassium phosphonate.
- Thuốc có dạng lỏng, màu xanh nhạt, ít độc hại, không mùi ở nhiệt độ 20oC
- Tên hoạt chất: Phosphorous Acid
- Công thức phân tử: H3PO3
- Độ pH: 5,5 tại nhiệt độ 20oC
- Trọng lượng: 1,358 kg/lít tại nhiệt độ 20oC
- Độ tan trong nước: 100% hòa tan
- Phương pháp gia công:

KH2PO3 KH2PO3

ĐỊNH LƯỢNG ĐỊNH LƯỢNG


TRỘN THÙNG QUAY

ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM


CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN DUNG DỊCH BOOCDO

2.1 Thành phần hóa học


- Nguyên liệu để pha chế dung dịch thuốc Boocdo là Ca(OH)2 (vôi sống hay còn
gọi là vôi tươi) và CuSO4 (sunfat đồng) là những chất rất dễ kiếm.

STT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CHỨC NĂNG

dd CuSO4 Là thành phần chính, có tác dụng ngăn ngừa


sâu bệnh diệt trừ nấm. Tuy nhiên không thể

1 chỉ sử dụng CuSO4 vì nó tính axit sẽ gây xót


cháy lá cây => ảnh hưởng chất lượng cây
trồng.

2 dd Ca(OH)2 Là thành phần phụ trong dung dịch Boocdo có


tác dụng trung hòa tính axit của CuSO4.

Hình 2.1. CuSO4


2.2 Tính chất cơ lý
- Khi pha dung dịch sulfat đồng với nước vôi sẽ cho ra dung dịch thuốc boocdo có
màu xanh da trời, không mùi. Tùy vào nồng độ của các chất trong dung dịch mà
mỗi tỉ lệ sẽ có tính chất khác nhau.
- Không nên pha chê quá nhiều để qua ngày sau thuốc sẽ mất phẩm chất. Tốt nhất
là dùng tới đâu pha tới đó.
2.3 Tác dụng
- Dung dịch Boocdo được dùng để phòng trừ nhiều loại bệnh hại trên nhiều loại
cây trồng khác nhau chủ yếu do nấm gây ra như bệnh thán thư bệnh rỉ sắt hại lá
cà phê hay bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu và các bệnh lở loét thối
thân.

Hình 2.3. Nấm hồng


2.4 Một số sản phẩm trên thị trường
- Do tác dụng tốt và nguyên liệu dễ tìm nên hiện nay trên thị trường có rất nhiều
loại thuốc trừ nấm làm từ dung dịch Boocdo nhưng với các nồng độ khác nhau
1%, 2%, 5%. Nhưng phổ biến nhất hiện nay là các ản phẩm dung dịch Boocdo
có nồng độ 1% do độc tính không quá lớn đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất.
Gồm hai loại chính là dạng bột và dạng dung dịch.

Hình 2.4
2.5 Các phương pháp sản xuất
CuSO4.5H2O + Ca(OH)2 → CaSO4 + Cu(OH)2 + 5 H2O
(Đây là phản ứng chủ đạo điều chế dung dịch Boocdo)
Sau đây là các phương pháp pha chế dung dịch boocdo 1%
2.5.1 Đồng loãng đổ vào vôi đặc
- Đổ 800ml nước hoà tan 1g CuSO4.5H2O vào 1 thùng; đổ 200ml nước hoà tan 1g
vôi sống vào một thùng sau đó đổ nước hoà tan đồng vào thùng nước hoà tan
vôi. vừa đổ vừa khuấy đều. Pha xong bắt đầu tính giờ để so sánh độ lắng cạn của
thuốc với cách pha khác. Sơ đồ minh họa:

CÂN Hòa tan

CuSO4 Ca(OH)2
ddCuSO4 ddCa(OH)2

2.5.2 Đồng vừa đổ vào vôi vừa


- Đổ 500ml nước hoà tan 1g CuSO4.5H2O vào 1 thùng; đổ 500ml nước hoà tan 1g
vôi sống vào một thùng sau đó đổ nước hoà tan đồng và nước hoà tan vôi vào
thùng thứ 3 cùng một lúc, vừa đổ vừa khuấy đều. Pha xong bắt đầu tính giờ để so
sánh độ lắng cạn của thuốc với cách pha khác. Sơ đồ minh họa:
CÂN Hòa tan

CuSO4 Ca(OH)2 ddCuSO4 dd Ca(OH)2

dd Boocdo

2.5.3 Đồng đặc đổ vào vôi loãng


- Đổ 200ml nước hoà tan 1g CuSO4.5H2O vào 1 thùng; đổ 800ml nước hoà tan 1g
vôi sống vào một thùng sau đó đổ nước hoà tan đồng vào thùng nước hoà tan vôi
loãng, vừa đổ vừa khuâý đều. Pha xong bắt đầu tính giờ để so sánh độ lắng cạn
của thuốc với cách pha khác. Sơ đồ minh họa:

CÂN Hòa tan

CuSO4 Ca(OH)2
ddCuSO4 ddCa(OH)2

- Để tiện lợi ba nhóm pha 3 cách sau đó đổ dung dịch pha xong vào bình thuỷ tinh.
Quan sát chiều cao mực thuốc lắng cặn, mực lắng cặn càng ít thì thuốc pha càng
tốt. Ngoài ra người ta còn có thể kiểm tra thuốc bằng màu sắc, độ chua để xác
định thuốc phá tốt hay xấu.

2.5.4 Giải thích nguyên nhân kết quả chất lượng pha.
- Có sự khác nhau giữa sản phẩm của ba cách trên là do thứ tự đổ sản phẩm khác
nhau. Theo như quan sát thì khi phương pháp đạt hiệu quả cao nhất là phương
pháp 1 đổ từ từ CuSO4 vào dd Ca(OH)2, phương pháp cho chất lượng kém nhất
là phương pháp 3 đổ ddCa(OH)2 vào dd CuSO4.
- Nguyên nhân là khi đổ vôi vào CuSO4, tương quan OH- ban đầu quá ít so với ion
đồng dẫn đến tạo thành kết tủa Cu(OH)2. Kết tủa này ngăn cản quá trình tạo ra
nước Boocdo, làm vôi tôi không hòa tan thêm được.
- Khi đổ CuSO4 vào Ca(OH)2 sẽ cho hiệu quả nhanh nhất vì khi đó tương quan
OH- đủ lớn để hòa tan Cu(OH)2 => Cu(OH)2 2-
- Khi đổ đồng thời thì sẽ cho hiệu quả cao hơn cách 3 và thấp hơn cách 1.

2.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thuốc

- Cần dự trù lượng thuốc sử dụng vừa đủ trong ngày. Không nên pha chế quá
nhiều, để qua ngày sau thuốc sẽ mất phẩm chất. Tốt nhất là dùng đến đâu pha
thuốc đến đó.
- Không phun thuốc vào lúc trời mưa, nhiều sương, ẩm ướt, trời nắng gắt hoặc lúc
cây đang ra hoa. Tốt nhất là phun vào buổi sáng và chiều khi trời đã dịu nắng.
- Không nên phun cho những cây mẫn cảm với thuốc như: cà chua, đậu nành,
măng cụt, thuốc lá, không phun cho rau, củ, quả sắp thu hoạch…
2.7 Các chỉ tiêu hóa lý để kiểm tra chất lượng thuốc:
- Lấy một cây đinh còn mới hoặc đã được mài bóng (hoặc đầu mũi dao) để nhúng
vào nước thuốc vừa pha khoảng 1- 1,5 phút.
- Khi bỏ ra, sẽ thấy có một lớp màu gạch bao phủ trên đinh (hoặc mũi dao), để ra
ngoài không khí một lát, nếu lớp đó chuyển sang màu đen thì nước thuốc còn
chua (độ pH thấp) dễ gây bỏng lá, phải điều chỉnh bằng cách thêm nước vôi từ từ
cho đến khi nào thử lại không thấy hiện tượng bị đen như trên mới đạt yêu cầu.
- Hoặc có thể thử bằng giấy quỳ, độ pH kiềm.
- Sản phẩm khi pha thành công, đạt yêu cầu thường có màu xanh da trời, không
mùi.

You might also like