You are on page 1of 6

Phích nước 1

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về
hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thắng mà
không bị đổ.
Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: Ruột
phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là
môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của
ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu
phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là
cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi
nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được
70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá
vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe"
đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích
là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt,
nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ,
đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc
quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không
phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em
nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích
đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt
khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy
cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nút phích, vì nút phích để giữ khoảng chân không góp
phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ
từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy.
Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy
thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta
không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân
trong mỗi gia đình. Sáng sớm bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng thông buổi pha ấm trà nóng rít
điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than
quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp
phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.
Phích nước 2
Để cuộc sống gia đình của chúng ta có đầy đủ những tiện nghi về vật chất lẫn tinh thần thì chắc chắn việc
trang bị những đồ dùng hiện đại, hữu ích là điều không thể thiếu đúng không nào. Và trong số ấy thì hẳn
chiếc phích nước đã trở thành một vật dụng quen thuộc và không thể thiếu trong nhà chúng ta phải không
nào. Vậy thì hôm nay chúng mình hãy cùng đi tìm hiểu về chiếc phích nước nhé.
Phích nước được phát minh bởi nhà vật lý học Sir James Dewar vào năm 1892 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt
lượng kế của Newton. Phích nước được cấu tạo từ 2 phần: ruột và vỏ. Phần vỏ hình trụ, chiều cao tùy hình
dạng và kích thước của phích. Vỏ có thể làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại và đi kèm với mỗi loại vỏ là các
loại nắp (phích nhựa dùng nắp nhựa có ren, phích kim loại dùng nắp gỗ). Vỏ phích cũng là bộ phận cách
nhiệt với ruột phích, người sử dụng có thể thoải mái sử dụng, va chạm với lớp vỏ bày mà không sợ bị phỏng,
nóng. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng đi kèm với nhu cầu thẩm mĩ nên con người nên những chiếc phích
được trang trí bởi họa tiết hoa văn, những hình vẽ ở vỏ phích vô cùng độc đáo và đa dạng. Nắp phích dùng
để ngăn cản hiện tượng truyền nhiệt của phích bằng đối lưu và giúp nước không tràn ra khỏi phích. Phần đầu
phích còn có quai cầm và được trang trí hoa văn cùng tên thương hiệu. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên
trong có 1 lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích. Phần ruột phích thực chất là một bình 2 vỏ,
được nối với nhau ở miệng, làm bằng thủy tinh tráng bạc để bức xạ các tia nhiệt trở lại nước trong phích.
Giữa 2 lớp thủy tinh là chân không giúp nhiệt không truyền được ra bên ngoài. Đáy ruột phích có chuôi hút
chân không là nơi hút khí giữa 2 lớp ruột phích nhằm ngăn chặn sự truyền nhiệt giữa nước trong phích và
môi trường bên ngoài. Vì vậy, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C.
Phích nước là đồ dùng thiết yếu trong gia đình tiện lợi cho việc giữ nước ấm trong một thời gian tương đối
dài khoảng 24-30 tiếng. Đặc biệt mỗi khi có khách đến nhà thì chiếc phích nước dự trữ nguồn nước ấm sẽ
giúp ta pha trà nhanh hơn, tấm lòng thảo thơm của ta như sóng sánh ra cùng hương thơm và sự ấm áp của li
trà. Tuy không hiện đại cao và đáp ứng tuyệt đối hoàn hảo nhu cầu sử dụng của con người nhưng chiếc
phích nước phần nào đảm bảo về việc giữ nhiệt và sự nhanh gọn. Có thể nói chiếc phích đã trở thành một
trong những người bạn da dụng không thể thiếu trong gia đình chúng ta.
Để chọn được loại phích tốt thì bạn cần có một số mẹo sau đây. Mới mua về thì không nên rót nước sôi vào
ngay sẽ làm vỡ phích, chỉ nên rót nước có nhiệt độ từ 50-60℃. Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi
mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có
điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn.
Áp miệng phích vào tai nghe có tiếng o o là tốt bởi vì không khí sẽ không thể bức xạ nhiệt ra ngoài môi
trường được Tháo đáy phích xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. Khi bạn dùng lâu thì dưới
đáy phích sẽ có bám những lớp váng màu vàng, vì thể càn vệ sinh thường xuyên bằng nước giấm. Ruột
phích là đồ thủy tinh dễ vỡ vậy nên bạn cần để chúng ở nơi tránh va đập và có trẻ con nghịch ngợm.
Hi vọng rằng chiếc phích nước sẽ là người bạn giữ nhiệt đáng yêu và tiện ích của bạn. Ngày nay có thể có
rất nhiều phát minh mới, hiện đại về các loại bình giữ nhiệt khác nhưng chắc chắn chiếc phích nước là một
vât dụng không thể thiếu trong cuộc sống gia đình của mỗi người.
Phích nước 3
Chiếc phích nước đã đi vào đời sống và trở thành một vật dụng quen thuộc và hữu ích của mỗi gia đình Việt
Nam. Hầu như gia đình nào cũng sở hữu ít nhất là một chiếc phích nước.
Phích nước hay còn gọi là bình thủy hình trụ, chiều cao tùy vào kích thước của phích. Chiếc phích gồm có 2
phần là ruột phích và vỏ phích. Bộ phận vỏ phích gồm quai xách, nắp, cổ, thân, đáy làm bằng nhôm hoặc tre
đan và hiện nay được làm nhiều bằng nhựa. Quai phích gồm hai quai: một quai gắn ở hai bên cổ phích vòng
lên phía trên nắp phích để xách đi xách lại cho dễ, một quai được gắn ở thân phích để thuận lợi khi rót nước.
Nắp phích gồm nút bên trong làm bằng xốp nhẹ bọc vải màu trắng hoặc làm bằng nhựa và nắp bên ngoài.
Nhiệm vụ của nắp phích là giữ cho hơi nước không tỏa ra bên ngoài. Thân phích hình ống có in họa tiết,
tranh trí hoa văn. Nhiệm vụ của thân là bảo vệ cho ruột phích khỏi vỡ. Đế phích hình tròn, là bộ phận cuối
cùng của phích giữ cho phích đứng trụ trên mặt đất và bảo vệ phía dưới ruột phích. Ruột phích được cấu tạo
bởi hai lớp thủy tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bên thành trong của hai lớp thủy tinh còn được tráng bạc
để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Ruột phích làm bằng thủy tinh nên rất
mỏng và dễ vỡ. Ruột là phần quan trọng nhất nên khi mua cần lựa chọn thật kĩ: mang ra chỗ sáng mở nắp
phích, nhìn từ trên miệng xuống đáy phích thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì
van hút khí càng tốt. Áp miệng phích vào tai nghe tiếng o…o là tốt. Tháo đáy phích kiểm tra xem núm thủy
ngân có còn nguyên vẹn hay không. Tuy nhiên ruột phích truyền nhiệt kém, sự thay đổi nhiệt đột ngột như
đổ nhanh nước nóng vào khi bình đang nguội lạnh, hay đổ nước lạnh vào khi bình đang nóng đều có thể làm
bình bị nổ.
Từ đó ta nên bảo quản bằng cách: Khi mới mua về, rửa sạch để ráo nước rồi mới đổ nước nóng vào. Phích
mới hay phích đã lâu không sử dụng ra phải từ từ đổ nước nóng vào, tốt nhất là chỉ đổ một ít rồi đậy nắp lại
vài phút xong mới đổ tiếp. Khi đổ nước mới vào phích cần đổ hết nước cũ trong phích ra, lắc nhẹ tráng ruột
phích cho sạch cặn. Muốn phích giữ được nước nóng lâu hơn ta không nên rót đầy chừa lại một khoảng
trống giữa mực nước và nút phích để cách nhiệt. Nên để phích xa tầm tay trẻ nhỏ hoặc để trong các giá đựng
phích tránh để phích bị đổ gây nguy hiểm. Ruột phích cũng có tuổi thọ nhất định. Khi thấy ruột không giữ
được nhiệt nước lâu cầm mua và thay bằng ruột mới. Ruột phích khi sử dụng lâu có cặn bám ở đáy, muốn
rửa sạch ta có thể đổ vào ruột một ít dấm, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ quanh ruột phích rồi để khoảng 30 phút
sau đó dùng nước rửa sạch.
Phích nước có hiệu quả giữ nhiệt cho nước trong vòng 6 tiếng từ 100 độ C xuống 60 độ C. Chiếc phích là
một vật dụng quen thuộc có ích và cần thiết cho mọi gia đình, nó đặc biệt có ích cho những người bán trà vỉa
hè. Phích có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau có loại chứa khoảng nửa lít, loại lớn chứa khoảng 2 đến
3,2 lít. Các thương hiệu sản xuất được nhiều người ưa chuộng là phích Rạng Đông.
Ngày nay trên thị trường có nhiều những vật dụng có thể giữ ấm cho nước nhưng chiếc phích vẫn là một vật
dụng quen thuộc, gần gũi giá cả phù hợp cho mọi gia đình người Việt.

Xe đạp 1
Trong cuộc sống sinh hoạt ngày nay, ngày càng xuất hiện nhiều những loại phương tiện giao thông đi lại
thuận tiện, dễ sử dụng và phục vụ được cho những nhu cầu đi lại của con người như: Ô tô, xe máy, máy bay,
tàu hỏa… Nhưng tôi vẫn đặc biệt yêu thích loại xe xuất hiện từ rất sớm, gọn nhẹ và có thể phục vụ hữu ích
cho việc đi lại, đó chính là chiếc xe đạp-một vận dụng quen thuộc mà cũng hết sức quan trọng.
Xe đạp xuất hiện đầu tiên ở Châu Âu và được nhập vào nước ta vào thế kỉ XX. Xe đạp là phương tiện
chuyển động bằng sức người, cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển…rất thuận lợi cho việc đi lại. Năm 1790, lần
đầu tiên xuất hiện xe đạp bắt đầu với cái célérifère, do bá tước Sivrac sáng chế. Nó là một cái máy bằng
gỗ,không có bánh xe để lái; việc chuyển hướng đòi hỏi phải lắc mạnh phần trước của xe. Tuy nhiên vào năm
1849, có thể một thợ cơ khí Đức là Heinrich Fischer đã sáng chế ra pê đan trước hai anh em Michaux. Pêđan
ở bánh trước khiến cho bánh trước có kích thước lớn (lớn hơn bánh sau) để tăng quãng đường đi trong mỗi
vòng đạp. Cải tiến này đã mang lại tên gọi mới cho thiết bị, bicycle (xe đạp). Tại Việt Nam, xe đạp hiện
đang bị thay thế dần bởi xe máy tại các đô thị lớn. Nhưng tại các vùng nông thôn, xe đạp vẫn còn là một
phương tiện giao thông được nhiều người chọn lựa.
Xe đạp có cấu tạo gồm: hệ thống chuyển động, hệ thống điểu khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống
chuyển động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước,
sau. Khi đi người ta ngồi lên yên xe, tay cầm ghi đông, chân đạp bàn đạp làm cho trục xe chuyển động, đĩa
chuyển động kéo theo dây xích, làm quay ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước.
Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm có thể xoay qua phải, qua trái dễ dàng nhờ cổ xe có ổ bi,
nhằm lái cho bánh xe trước đi theo ý muốn. Ghi đông vừa là tay lái, vừa để người đi xe nắm chắc thăng
bằng. Bộ phận phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh. Khi bóp tay phanh, má phanh ép vào hai
bên vành xe, tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe sẽ chạy chậm hoặc đứng
hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phận phanh mà người đi xe đạp có thể chạy nhanh hay chạy chậm tùy ý.
Hệ thống chuyên chở gồm yên xe, bộ phận đèo hàng hoặc giỏ đựng hàng. Yên xe lắp trên khung xe là chỗ
ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên xe dựa trên trục của bánh xe sau, có thể chở được
hàng tạ. Giỏ đựng hàng gắn ở phía đầu xe dựa trên trục bánh trước.
Ngoài các bộ phận như trên, xe đạp còn có bộ phận chắn bùn lắp trên bánh xe sau và trước, các bộ phân
chắn xích che phía trên xích, có đen lấy nguồn điện từ đi-na-mô lắp ở trước càng xe, có đèn tín hiệu lắp ở
phía sau xe, có chuông lắp ở gần phía tay cầm để xin đường lúc cần thiết.
Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trên quãng đường ngắn như đi trong làng hay trong thành phố
nhỏ. Xe đạp chuyển động bằng sức người nên không gây ô nhiễm môi trường. Người đi xe đạp chỉ cần sử
dụng một lượng nhỏ công sức của mình nhưng đi được một đoạn rất dài. Đi xe đạp cũng là một cách vận
động cơ thể rất có ích như tập thể dục, thể thao.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chiếc xe đạp là phương tiện quan trọng, góp phần vận
chuyển lương thực vũ khí lên tuyến đường trường sơn quét sạch bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi thống nhất đất
nước. Ngày nay chiếc xe đạp là phương tiện rất thuận tiện cho mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là các em học
sinh ngày nay đi lại trên con đường đến với trí thức.
Ở các thành phố lớn số lượng xe máy quá nhiều gây ùn tắc giao thông vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong
tương lai khi phương tiện giao thông công cộng phát triển rộng rãi thì xe đạp vẫn là phương tiện cá nhân
không thể thiếu, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi. Theo thời gian, chiếc xe đạp cũng đần được hoàn thiện, cải tiến,
những chiếc bánh xe bằng gỗ được thay thế bằng bánh hơi, di chuyển êm nhẹ hơn rất nhiều, tốc độ di
chuyển cũng nhanh hơn. Ngày nay, xe đạp cũng có rất nhiều loại xe, mẫu mã đa dạng, phong phú như: xe
mini, xe đạp nam, xe địa hình, xe đua…
Xe đạp là một loại xe phổ biến trong đời sống sinh hoạt của con người, phục vụ cho nhu cầu di chuyển, đi
lại của con người. Ngày nay, vì xuất hiện nhiều phương tiện hiện đại hơn nên xe đạp không còn là một loại
xe sử dụng nhiều và phổ biến như trước nữa, tuy nhiên xe đạp lại mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ về
môi trường mà còn cho sức khỏe của con người. Vì vậy mà xe đạp vẫn là sự chọn lựa của rất nhiều người sử
dụng.
Xe đạp 2
Xã hội phát triển cũng kéo theo sự phát triển của các loại phương tiện giao thông. Nào là xe máy, ô tô, máy
bay, tàu hỏa, … Nhưng gần gũi và thân thương nhất với nhiều lớp thế hệ chính là chiếc xe đạp. Xe đạp đã đi
qua tuổi thơ của nhiều người và vẫn luôn hiện hữu trên đường phố ngày nay như một phương tiện không thể
thiếu.
Xe đạp xuất hiện đầu tiên tại Paris và được phát minh bởi một nam tước người Đức. Chiếc xe “tổ tiên” này
được làm từ gỗ và đã được chỉnh sửa rất nhiều để có thể trở nên tiện dụng như ngày hôm nay. Xe đạp cũng
gồm nhiều loại như xe đạp thường, xe đua, xe đổ đèo, … tùy vào mục đích sử dụng của từng loại.
Xe đạp là loại phương tiện giao thông xuất hiện không quá sớm nhưng lại là cơ sở cho sự ra đời của xe máy
và ô tô. Xe đạp có hệ thống điều khiển gồm ghi đông, tay lái giúp ta chuyển hướng đi của xe và bộ phanh để
dừng xe lại khi đang di chuyển. Phía trước tay lái thường có giỏ xe, rất thuận tiện để đựng đồ khi cần thiết.
Vì thế mà các mẹ, các bà hay dùng xe đạp đi chợ để có thể giảm bớt sức lực mang xách. Để mang lại sự
thoải mái cho người điều khiển, xe đạp được lắp một yên vừa với một người ngồi, phần phía trên bánh sau
được lắp một giá đèo để có thể chở người hoặc vật kích cỡ to đi cùng. Phần giá đèo này thường được làm
bằng kim loại, ngồi có thể hơi đau nên người ta hay lắp thêm một đệm êm để được thoải mái hơn.
Xe gồm có hai bánh xe được gắn vào cùng một khung, có bánh trước và bánh sau. Thuở sơ khai, bánh trước
thường rất lớn và bánh sau thì nhỏ với pê đan, hay là bàn đạp, gắn ở bánh trước. Và sau nhiều lần cải tiến,
sửa chữa để phù hợp hơn thì xe đạp hiện nay vẫn có hai bánh nhưng kích thước hai bánh bằng nhau và bàn
đạp được đặt ở khoảng giữ hai bánh, gắn liền với bộ nhông xích. Khi ta dùng lực của chân để làm cho pê
đan quay thì vòng xích cũng trượt theo các mắt xích mà quay đều, kéo theo đó là bánh xe cũng quay giúp
cho xe di chuyển về phía trước. Phần quan trọng nhất của một xe đạp là phần khung xe. Phần khung này
thường được làm bằng kim loại chắc chắn, khác với trước kia làm bằng gỗ, có thể bị mục ruỗng. Ngày nay,
với sự hỗ trợ của máy tính thì phần khung này đã được thiết kế tỉ mỉ, có độ chính xác cao hơn và sự ra đời
của các vật liệu không gỉ, ít gỉ cũng khiến cho chất lượng sử dụng được lâu bền hơn. Bên cạnh đó thì các
loại xe chuyên dụng cũng ra đời và ngày càng thuận tiện hơn cho mọi loại địa hình.
Di chuyển trên phố xá không bao giờ là dễ dàng, và các nhà thiết kế cũng đã tạo ra nhiều bộ phận phụ khác
cho xe đạp để việc đi lại được an toàn hơn. Đằng sau và trước xe thường được gắn đèn tín hiệu để báo hiệu
cho xe khác khi di chuyển trong đêm tối. Xe cũng được gắn một chuông để báo hiệu mỗi khi chuyển hướng.
Vào những ngày trời mưa, đi xe thường bị bắn bùn nước nên xe đạp được trang bị thêm hệ thống chắn bùn
để giảm thiểu lượng bùn đất bắn lên xe và người di chuyển.
Không sử dụng động cơ như xe máy, ô tô nên đôi khi, đi xe đạp sẽ tốn nhiều công sức hơn, đặc biệt là với
những quãng đường dài. Tuy nhiên, xe đạp lại có rất nhiều công dụng. Thứ nhất là gọn nhẹ, dễ mang, thậm
chí là vác chứ không cồng kềnh như xe máy, ô tô. Vì không sử dụng máy nên khi đi trời mưa, ta sẽ không
phải lo lắng vì chết máy. Quan trọng hơn, đây là phương tiện giao thông rất an toàn với môi trường. Vì hoàn
toàn sử dụng lực chân của con người nên xe không sử dụng các chất như xăng, dầu, những loại tài nguyên
đang dần cạn kiệt và khan hiếm. Xe đạp cũng không thải ra lượng khí thải nào khi di chuyển. Và vì trọng
lượng nhẹ hơn nhiều so với các loại phương tiện khác nên xe đạp không gây hỏng đường, lún đường và dễ
điều khiển hơn. Để xe có tuổi thọ lâu thì người sử dụng cần thường xuyên lau chùi sạch sẽ, kiểm tra xem xe
có bị rít không để tra thêm dầu, và cũng cần trang bị cho xe hệ thống phanh chắn để việc di chuyển được an
toàn hơn, đặc biệt là khi đi lại ở những con đường dốc và ngoằn ngoèo.
“Đợi anh góc phố quen mình em
Chỉ mình em và nỗi nhớ mong dù có nhau
Đạp xe trên phố tan trường”
Chiếc xe đạp đã gắn bó với bao thế hệ học sinh Việt Nam, ngày ngày đưa bóng áo trắng đến ngôi trường,
đến với con chữ. Đi qua lịch sử cùng đất nước với những chiếc còm kiên cường chở tiếp tuyến cho các chiến
sĩ ngoài mặt trận, vẫn ngày ngày đi qua trên chặng đường chiến đấu, xe đạp đã trở thành một hình ảnh không
thể thiếu của đời sống thường nhật đất Nam, là một phần tuổi thơ của biết bao thế hệ.
Xe đạp 3
Cuộc sống ngày càng hiện đại hơn. Những cuộc cách mjang khoa học đã từng bước nâng đời sống con
người lên tầm cao mới. Một trong những phát minh vĩ đại không thể không nhắc tới của toàn nhân loại là xe
đạp. Đó là phương tiện quen thuộc trong giao thông.
Chiếc xe đạp đầu tiên ra mắt năm 1817 bởi Baron von. Chiếc xe này phải dùng đến lực của hai bàn chân chứ
không có bánh như ngày nay. Bánh xe ở đằng trước rất to có tác dụng giúp việc dừng lại dễ dàng hơn. Đến
năm 1879, môt người nước Anh đã sáng tạo ra xích để truyền lực cho bánh sau giúp xe lăn bánh. Năm 1885,
J.KSartley cải tiến hai bánh xe cùng kích cỡ và thêm khung xe thép. Năm 1887 Jonh Boys Dunlop tiếp tục
cải tiến bánh xe bằng cách thêm ống hơi cho cao su vào bánh để xe chạy êm hơn. Sau đó, người ta còn khiến
cho bánh xe có thể tháo lắp linh hoạt. Năm 1920 xe đạp sử dụng hợp kim nhẹ, xe nhẹ đi đáng kể. Qua thời
gian, người ta dần cải tiến xe đạp và cho ra nhiều chức năng, lợi thế hơn. Hiện nay xe đạp có mặt trên thi
trường với đa dạng mẫu mã, mục đích sử dụng và kích thước như: xe thiết kế cho phụ nữ, đàn ông, trẻ con,
xe đua, xe leo núi...
Xe đạp được cấu tạo bởi nhiều bộ phận. Quan trọng là hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ
thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp,
hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau. Khi đi, ta ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa
chuyển động theo kéo dây xích làm ổ líp và bánh sau chuyển động, tạo lực đẩy để xe tiến về phía trước. Đĩa
răng cưa có đường kính lớn và nhiều răng cưa. Ổ líp chuyển động 2 vòng thì đĩa mới chuyển động một
vòng. Bánh xe hình tròn, có nhiều thanh sắt được ghép chụm lại ở tâm bánh gọi là vành. Đường kính bánh
xe được thiết kế tùy theo đối tượng, mục đích sử dụng nhưng lơn gấp nhiều lần ổ líp. Ban đầu, bánh xe chỉ
làm bằng gỗ, khi chạy xe bị xóc. Dần dần người ta dùng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có
lực đàn hồi, xe giảm xóc.
Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay đủ 180 độ trái phái, có ổ bi, nhờ vậy xe được lái đi
theo ý muốn dễ dàng. Phanh xe gồm tay phanh, giây phanh lắp ở hai đầu tay cầm, điều khiển tốc độ nhanh
chậm. Ghi đông vừa là tay lái, vừa giúp người lái giữ thăng bằng.
Hệ thống chuyên chở gồm yên xe và giàn đèo hàng hoặc giỏ đựng. Yên xe lắp ở trên khung xe thường bọc
da, là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, kích thước đa
dạng. Cũng có chiếc xe lắp bộ phận này ở phía trước, dựa trên trục bánh xe trước.
Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có cái chắn xích và hai chắn bùn, chuông báo ở tay cầm để
xin đường, đèn lắp ở bánh xe. Khi trời tối, đạp xe tạo ra nhiệt, nhiệt chuyển hóa thành điện năng làm đèn
sáng có tác dụng soi đường. Xe đạp có thể lắp giỏi hoặc không. Giỏ xe được làm bằng nhiều chất liệu, màu
sắc phong phú dùng đựng hoặc tăng vẻ đẹp cho xe.
Xe đạp là phương tiện giao thông quen thuộc mà mọi người ưa chuộng. Xe đạp dễ sử dụng , giá thành không
đắt đỏ, chỉ cần vài lần tập luyện là có thể điều khiển được. Tốc độ không cao nhưng an toàn, lại sử dụng sức
người nên vừa có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường vừa giúp con người rèn luyện sức khỏe. Trong thi đấu
thể thao, đua xe đạp là bộ môn nhận được đông đảo sự quan tâm. Xe đạp cũng là sự lựa chọn lý tưởng khi
đến các công viên, ta có thể vừa cùng nhau đạp xe vừa hít thở không khí trong lành. Đối với Việt Nam, xe
đạp còn có ý nghĩa trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Đó là phương tiện vận chuyển vũ khí, lương thực
chính của chúng ta, góp phần không nhỏ vào chiến thắng dân tộc. Ngày nay chiếc xe đạp đã trở thành
phương tiện thuận lợi cho mọi tầng lớp trong xã hội.
Khoa học kỹ thuật phát triển cho ra đời nhiều phương tiện hiện đại hơn. Nhưng xe đạp vẫn là sự lựa chọn
quen thuộc của nhiều người. Đó thực sự là một phát minh vĩ đại trong lịch sử nhân loại.

You might also like